Tìm hiẻu về mức độ ảnh hưởng của bạn bè đến sự hình thành nhân cách học sinh trung học cơ sở (40tr)

Lời cảm ơn Nhân cách giới trẻ là vấn đề hiện nay đang được dư luận xã hội quan tâm. Nuôi dạy con bây giờ không chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm, mà nuối như thế nào? dạy ra sao? là bài toán nan giải đặt ra cho từng gia đình, nhà trường và cả xã hội. Các tệ nạn xã hội đang xảy ra khá nhiều ở lứa tuổi học sinh trung học. Tìm ra biện pháp giáo dục thích hợp đối với trẻ hiện nay thật không đơn giản. Nhân cách học sinh trung học được hình thành do nhiều nhân tố khác nhau. Trong cuốn này tôi chỉ đi sâu

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiẻu về mức độ ảnh hưởng của bạn bè đến sự hình thành nhân cách học sinh trung học cơ sở (40tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tìm hiểu về ảnh hưởng của bạn bè. Vì theo tôi, với lứa tuổi này bạn bè đóng vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm và tinh thần của các em. Tôi muốn vận dụng những kiến thức lý thuyết tiếp thu được từ trường lớp để nghiên cứu thực tiễn. Nội dung của cuốn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Phần mở đầu tôi có nêu lý do, mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đề tài. Phần nội dung gồm: Chương I: Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài. Chương II: Cơ sở thực tiễn, đề cập đến tình hình thực tế tại các trường cơ sở. Chương III: Tôi có đề ra một số biện pháp theo quan điểm cá nhân để góp phần khắc phục tình trạng nói trên. Viết đề tài nghiên cứu khoa học là một công việc mới lạ đối với tôi. Bắt tay vào công việc tôi gặp không ít bỡ ngỡ và khó khăn. Nhưng với sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn ánh Tuyết - người hướng dẫn giúp tôi hoàn thành từng bước của đề tài. Nhờ có cô mà tôi có thêm lòng tự tin, khả năng, kinh nghiệm để hoàn thành bài nghiên cứu này. Qua đây tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Nguyễn ánh Tuyết nói riêng và các thày cô trong tổ tâm lý nói chung đã giúp đỡ ủng hộ tôi trong công việc. Tuy nhiên có nhiều cố gắng nhưng với khả năng có hạn, sự hiểu biết chưa nhiều và kinh nghiệm còn non yếu nên bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong bạn đọc thông cảm và có những đóng góp chân thành để đề tài của tôi có chất lượng hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bắc Ninh ngày 6/3/2004 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Hiên. Phần I: Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài. Từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường là bước chuyển quan trọng của nền kinh tế nước ta, đưa nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Cùng với đó, trẻ em ngày càng được quan tâm. Thế hệ sau có nhiều điều kiện giao lưu, học hỏi nhờ đó mà giới trẻ ngày càng trở nên phong phú, am hiểu, sôi động hơn nhiều so với cha anh. Tuy nhiên bên cạnh cái được đó chúng ta đã và đang đánh mất nhiều thứ mà cái mất lớn nhất là nhân cách sống. Để hoà nhập với cuộc sống hiện nay, nhiều người đã quên mất truyền thống, đánh mất tính nhân văn vốn có của người Việt Nam. Mọi người không còn lạ gì với cách sống, cách suy nghĩ thực dụng của thanh niên ngày nay. Bảo vệ truyền thống, gìn giữ cái đẹp là nhiệm vụ cuả tất cả mọi người. Điều đáng buồn là ngay trong nhà trường - nơi được coi là môi trường giáo dục tốt nhất - thì nhân cách học sinh cũng đang bị xuống cấp. Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là giai đoạn đang có nhiều biến đổi về cơ thể, tâm sinh lý. Đây là giai đoạn quan trọng để hình thành tư tưởng, thế giới quan, niềm tin lý tưởng sống… Từ đó tạo nên nét đặc trưng trong nhân cách con người. Với lứa tuổi này bạn bè đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong xã hội hiện nay xung quanh học sinh có rất nhiều cạm bẫy, sống giữa bạn bè cũng có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Vai trò của người lớn là giúp các em có một hệ thống miễn dịch tốt, biết chọn lọc cái hay, cái đẹp trong vô vàn cái bên mình. Nhân cách mỗi người sẽ làm nên giá trị văn hoá của cả dân tộc. Vì thế xây dựng nhân cách đúng cho mỗi công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường có một ý nghĩa hết sức to lớn. Học sinh trung học cơ sở thì hay bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Trong đó, bạn bè chiếm một vị trí quan trọng. Vì thế mà qua bài nghiên cứu này tôi muốn "Tìm hiẻu về mức độ ảnh hưởng của bạn bè đến sự hình thành nhân cách học sinh trung học cơ sở" Có làm tốt khâu giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh thì chúng ta mới giữ được bản sắc văn hoá dân tộc. Những bông hoa tương lai của nước nhà sẽ khoe sắc trong vườn hoa cùng với các nước bạn nhưng vẫn giữ được hương thơm đất Việt. II. Mục đích nghiên cứu. Tôi nghiên cứu đề tài này là muốn tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của bạn bè đến sự hình thành, phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở. Để qua đó tôi đề ra một số biện pháp giáo dục ngăn chặn tình trạng xuống cấp về mặt nhân cách của học sinh trung học cơ sở hiện nay. Qua đây tôi cũng muốn cung cấp cho các nhà giáo dục một phần nhỏ kinh nghiệm để tổ chức hoạt động (đặc biệt là hoạt động tập thể) tốt nhất cho học sinh. Đồng thời trang bị cho bản thân những kinh nghiệm thực tế khi ra trường. III. Đối tượng và khách thể nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: mức độ ảnh hưởng của bạn bè với sự hình thành nhân cách học sinh trung cơ sở. - Khách thể nghiên cứu: học sinh trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu. Do khuân khổ thời gian có hạn nên tôi tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: 1. Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài. - Tôi đi sâu tìm hiểu các vấn đề sau: - Khái niệm nhân cách. - Đặc điểm chung của nhân cách và các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách. - Đặc điểm nhân cách lứa tuổi thiếu niên. - Đặc điểm giao tiếp lứa tuổi thiếu niên. 2. Tình hình thực trạng về mức độ ảnh hưởng của bạn bè đối với sự hình thành nhân cách học sinh trung học cơ sở tại trường cơ sở. 3. Đề xuất ý kiến và một số bịên pháp tạo môi trường giáo dục tốt cho phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở. V. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tôi sử dụng một số phương pháp nghiên sau: 1. Phương pháp quan sát khách quan. 2. Phương pháp trò chuyện. 3. Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo. 4. Phương pháp điều tra. Nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiêm chưa nhiều nên tôi sử dụng phương pháp chính là phương pháp điều tra với hệ thống câu hỏi đã được chuẩn bị từ trước, tập trung làm toát lên nội dung nghiên cứu. Để tiện theo dõi tôi đã in hệ thống câu hỏi điều tra ở phần phụ lục của sách. VI. Cơ sở nghiên cứu. Để nghiên cứu đề tài của mình tôi đã chọn trường trung học cơ sở Nguyễn Thị Định - xã Gia Đông - Thuận Thành - Bắc Ninh là nơi nghiên cứu. Phần II: Phần nội dung. Chương I: Cơ sở lý luận I. Quan điểm tâm lý học Macxit về nhân cách. 1. Khái niệm nhân cách nói chung. Qua đọc sách và tài liệu tham khảo tôi thấy khái niệm nhân cách còn chưa thống nhất. Đứng ở những góc độ nghiên cứu lại có những khái niệm nhân cách khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu. Tuy vậy nhìn một cách chung nhất thì khái niệm nhân cách được định nghĩa như sau: "Nhân cách nói chung chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lý của cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định là chủ thể của quan hệ người - người, của hoạt động ý thức và giao tiếp. 2. Một số quan điểm vê nhân cách trong tâm lý học. - Quan điểm sinh vật hoá nhân cách: Coi bản chất nhân cách nằmn trong các đặc điểm hình thể, ở góc mặt, ở thể trạng, ở bản năng vô thức. - Quan điểm xã hội hoá nhân cách: lấy các quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, làng xóm….) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lý cá nhân đó. - Các nhà tâm lý học khoa học lại cho rằng nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội - lịch sử - nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể, của xã hội cụ thể chuyển vào đặc điểm nhân cách từng người có thể nêu lên một số định nghĩa như sau:"Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội, và đang thực hiện vai trò xã hội" "Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuôc tính, phẩm chất tâm lý quy định, hình thành hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội" Từ những điều trình bày ở trên thưo tôi có thể đưa ra một định nghĩa về nhân cách như sau: "Nhân cách là một tổ hợp những đặc điểm những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của mỗi người" Như vậy nhân cách là sự tổng hoà không chỉ những đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Những thuộc tính tâm lý thường biểu hiện trên 3 cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiện ra bằng hoạt động của nó. II. Đặc điểm chung của nhân cách. 1. Tính thống nhất của nhân cách: Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài của con người. Trong nhân cách có sự thống nhất hài hoà giữa cấp độ bên trong cá nhân, liên cá nhân và siêu cá nhân. 2. Tính ổn định của nhân cách. Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Những đặc điểm tâm lý nói lên bộ mặt tâm lý - xã hội của cá nhân, vì thế các đặc điểm của nhân cách tương đối khó hình thành, khó mất đi. Trong thực tế từng nét của nhân cách (cá tính, phẩm chất…) có thể bị thay đổi do cuộc sống. Nhưng nhìn một cách tổng thể thì chúng vẫn tạo thành một cấu trúc trọn vẹn tương đối ổn định. 3. Tính tích cực của nhân cách. Nhân cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp, là sản phẩm của xã hội. Vì thế nhân cách mang tính tích cực. Một cá nhân được thừa nhận là có nhân cách khi nào anh ta tích cự hoạt động trong những hình thức đa dngj của nó. Nhờ đó mà có thể nhận thức, cải tạo, sáng chế ra thế giới, đồng thời cải tạo chính bản thân mình. Giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của cá nhân thể hiện rõ tính tích cực của nhân cách. 4. Tính giao tiếp của nhân cách. Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và có thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác. Nhu cầu giao tiếp được coi như là nhu cầu bẩm sinh của con người. Khi con người sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu giao tiếp với người khác, với xã hội qua đó lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội, đồng thời cũng qua giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. Một nguyên tắc giao tiếp cơ bản là giáo dục bằng tập thể, trong hoạt động tập thể. III. Yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách. Nhân cách không có sẵn bằng cách bộc lộ dần các bản năng nguyên thuỷ mà nhân cách là cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triển trong quá trình sống, giao tiếp vui chơi, học tập và lao động… như Lênin đă khẳng định:"Cùng với dòng sữa mẹ con người hấp thụ tâm lý đạo đức của xã hội mà nó là thành viên" Các nhà tâm lý học qua quá trình nghiên cứu đã rút ra bốn nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con người như sau: 1. Giáo dục. Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác, chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển nhân cách thì giáo dục giữa một vai trò chủ đạo thể hiện ở các mặt. - Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội, một mô hình nhân cách phát triển, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. - Thông qua giáo dục thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau lĩnh hội, tiếp thu nền văn hoá xã hội, lịch sử để tạo nên nhân cách của mình. - Giáo dục đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào vùng phát triển gần, vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ có, tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển nhanh, mạnh, hướng về tương lai. - Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh cảu các yếu tố khác chi phối sự hình thành nhân cách như: thể chất (bẩm sinh, di truyền….), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội, đồng thời bù đắp cho những thiếu hụt hạn chế do các yếu tố trên sinh ra. - Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về mặt nào đó so với chuẩn mực do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướngd mong muốn của giáo dục. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách nhưng không nên tuyệt đối hoá vai trò của giáo dục. Giáo dục không phải là chìa khoá vạn năng cần đặt nó trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức các hoạt động, tổ chức các hoạt động giao tiếp, hoạt động cùng nhau trong mối quan hệ xã hội, quan hệ nhóm, tập thể. Giáo dục không tách rời với tự giáo dục, tự rèn luyện và tự hoàn thiện nhân cách cá nhân. 2. Hoạt động. Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành nhân cách. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội tính cộng đồng được thực hiện bằng những thao tác, công cụ nhất định. Thông qua 2 quá trình đối tượng hoá và chủ thể hoá trong hoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. Mặt khác thông qua hoạt động mà con người xuất tâm"lực lượng bản chất"vào xã hội tạo nên do sự đại diện nhân cách của mình, của người trong xã hội. Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người phục thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách con người phải tham gia vào hoạt động khác nhau. Trong đó đặc biệt chú ý tói vai trò của hoạt đông chủ đạo. Vì thế phải lựa chọn, hướng dẫn tổ chức các hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách. Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Việc đánh giá hoạt động là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Việc đánh giá sẽ chuyển dần sang tự đánh giá, giúp con người thấm nhuần những chuẩn mực, những giá trị xã hội trở thành lương tâm của con người. 3. Giao tiếp và nhân cách. Nhà tâm lý học Xô Viết nổi tiếng Lomov cho rằng "khi chúng ta nghiên cứu lối sống của một cá nhân cụ thể chúng ta không chỉ giới hạn ở sự phân tích xem nó làm cái gì và như thế nào mà còn phải xem nó giao tiếp với ai, như thế nào" Vì thế cùng với hoạt động thì đối tượng giao tiếp có một vai trò cơ bản trong việc hình thành và phát triển nhân cách thể hiện qua các điểm sau: - Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người. CacMac đã chỉ ra rằng"Sự phát triển của một cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hoặc gián tiếp" - Thực tế đã chứng minh trẻ con do động vật nuôi đã mất bản tính con người, mất nhân cách, chỉ còn lại những đặc điểm tâm lý, hành vi của con vật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng: Giao tiếp quá hạn chế, nghèo nàn sẽ dẫn tới hậu quả rất nặng nề: đói giao lưu, trầm cảm. - Nhờ giao tiếp con người ra nhập các mối quan hệ xã hội và tổng hoà các mối quan hệ xã hội làm thành bản chất con người. Đồng thời thông qua giao tiếp con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội. Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức được người khác mà còn nhận thức được tính chính mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách để hình thành một thái độ, giá trị cảm xúc nhất định đối với bản thân. Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức. Tóm lại giao tiếp hình thức đặc trưng cho mối quan hệ người - người, là một nhân tố cơ bản cho việc hình thành, phát triển tâm lý, ý thức nhân cách song hoạt động và giao tiếp của con người chỉ có thể tiến hành tốt nhất trong nhóm và trong tập thể. 4. Tập thể và nhân cách. Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội. Song con người lớn lên và trưởng thành về nhân cách không phải là trong môi trường xã hội trừu tượng, chung chung mà trong môi trường xã hội cụ thể là: gia đình, làng xóm, quê hương, khu phố, là các nhóm, cộng đồng tập thể mà nó là thành viên. Gia đình là cái nôi đầu tiên mfa nhân cách con người được hình thành từ ấu thơ. Con người là thành viên của các nhóm nhỏ, nhóm chính thức, nhóm không chính thức, nhóm thực và nhóm quy ước. Các nhóm nhỏ như: gia đình, nhóm bạn thân, lớp học, tổ công tác… có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành nhân cách, các nhóm đạt tới trình độ phát triển cao được gọi là tập thể. Nhóm và tập thể có vai trò lớn trong sự hình thànhvà phát triển nhân cách. Vì trong nhóm tập thể diễn ra các hoạt động diễn ra phong phú (vui chơi, học tập, lao động, hoạt động xã hội…) và các mối quan hệ giao tiếp gữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm, nhóm với nhóm. ảnh hưởng của xã hội, các mối quan hệ xã hội thông qua các nhóm có thể tác động đến từng người. Ngược lại mỗi cá nhân tác động đến cộng đồng, tới xã hội, tới cá nhân khác cũng thông qua hoạt động cùng nhau, qua dư luận tập thể, truyền thống tập thể, bầu không khí, tâm lý tập thể. Tóm lại bốn nhân tố: giáo dục, giao tiếp, hoạt động và tập thể tác động đan xen lẫn nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc hình thành nhân cách. IV. Đặc điểm nhân cách lứa tuổi thiếu niên. ở trên tôi đã đề cập tới sự phát triển nhân cách của một cá nhân nói chung. Với tư cách là một nhà giáo dục trong tương lai, đối tượng tiếp xúc của tôi là các em học sinh trung học cơ sở, cùng với lòng yêu nghề, với mong muốn được đem hết tâm huyết của mình cống hiến cho nghề, tôi đi sâu vào tìm hiểu về đặc điểm nhân cách lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Nhìn chung nó không nằm ngoài quy luật phát triển nhân cách của con người. Nhưng do lứa tuổi này có những đặc điểm riêng về tâm lý nên tạo ra những nét riêng về tâm sinh lý nên tạo ra những nét riêng trong nhân cách. Sự khác biệt đó xuất phát từ những nguyên nhân nhấtđịnh sau: IV.1. Sự biến đổi về mặt giải phẫu: IV.1.1. Những biến đổi căn bản. Nếu sự phát triển của trẻ dưới 10 tuổi diễn ra rất từ từ êm ả thì sự phát triển của cơ thể trẻ thiếu niên có những biến đổi căn bản. Sự biến đổi ấy diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối. Đặc biệt sự hoạt động của tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến giáp trong, tuyến thượng thanạ, tuyến sinh dục…) tạo ra nhiều thay đổi trên cơ thể trẻ. Trong đó rõ ràng nhất định là sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục. Chính sự tăng chiều cao không cân đối với sự phát triển của sụn, của cơ thể khiến cơ thể các em phát triển với hình dạng không đẹp đẽ, dễ bị hỏng tư thế. Sự tăng về bắp thịt và lực của cơ diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kỳ dậy thì. Sự tăng về lực khiến các em thấy khoẻ ra rõ rệt. Các em trai nhận thấy rất rõ điều đó và nó có ý nghĩa với mỗi em. Nhưng cơ của thiếu niên chóng mệt hơn cơ của người lớn và chưa thể làm việc lâu dài, cần chú ý đến điều đó khi tổ chức hoạt động, lao động cho thiếu niên. ở thiếu niên sự phát triển hệ cơ của em trai và em gái diễn ra theo hai hướng khác nhau báo hiệu sự hình thành nét riêng biệt ở cơ thể mỗi giới: Con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn chặn dần, xương chậu rộng ra. Sự phát triển cơ thể không cân đối dẫn đến các em cử động lúng túng, vụng về, vận động thiếu điều hoà. Hệ tim mạch cũng có những biểu hiện của sự phát triển không cân đối, thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh trong khi đó đường kính mạch máu lại phát triển chậm thường dẫn tới sự rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn. Nên các em thường có cảm giác đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. IV.1.2. Biến đổi của hệ thần kinh. Hoạt động hệ thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những đặc điểm riêng. ở tuổi thiếu niên quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt. Sự ức chế phân biệt bị kém đi, hưng phấn mang tính chất lan toả hơn. Vì đặc điểm này nên các em dễ bị hậu đậu, có nhiều phản ứng phụ ở đầu, tay, chân (nhất là với các em nam). Các quá trình hưng phấn ở vỏ não mạnh và chiếm ưu thế. Các quá trình ức chế có điều kiện bị suy giảm. Do vậy nhiều khi thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh, các em dễ bị kích động, dễ bị tức cáu kỉnh, mất bình tĩnh dễ bị phạm vi kỷ luật… Lứa tuổi thiếu niên phản xạ có điều kiện với những tín hiệu trực tiếp dễ hình thành hơn là những phản xạ có điều kiện với tín hiệu từ ngữ. Do vậy ngôn ngữ của thiếu niên cũng thay đổi . Các em nói chậm hơn, ngập ngừng nên rất ngại nói những câu dàimà thường nói cộc lốc nhát ngừng. IV.1.3. Hiện tượng dậy thì. Sự hình thành phát triển của hệ thống sinh dục là yếu tố quan trọng nhất để đánh dấu sự phát triển của các cá nhân. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và các em bắt đầu có những dấu hiệu phụ. Biểu hiện ra bên ngoài sự chín muồi của các cơ quan sinh dục đó là: ở em trai là sự xuất tinh, em gái thấy có kinh nguyệt. Tuổi dậy thì của các em gái là từ 12 - 14 tuổi. Em trai muộn hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm. Sự dậy thì là những chuyển biến trong cơ thể thiếu niên có ý nghĩa lớn lao đối với sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới vì: Nhữngbiến đổi mà các em thấy rõ là các em cảm giác trở thành người lớn một khách quan và là một trong những nguồn nảy sinh ở thiếu niên về cảm giác tính người lớn ở mình. Sự phát triển đem lại cái mới mẻ bỡ ngỡ gì đó ở các em khiến các em có những cảm xúc và ý nghĩa mới mà thường chính các em cũng chưa ý thức được sự phát dục kích thích các em quan tâm đến người khác giới, làm xuất hiện những cảm giác, rung cảm mới… Những thiếu niên bị cuốn hút vào những rung cảm đó như thế nào còn do điều kiện xã hội, hoàn cảnh giáo dục, hoàn cảnh sống của từng người. Chúng ta cần chú ý đến điều này để hướng dẫn từng em kịp thời. IV.2. Sự thay đổi điều kiện sống Tuổi thiếu niên là lứa tuổi quá độ chủ yếu với ý nghĩa sinh học của nó. Trên bình diện xã hội thì giai đoạn tuổi thiếu niên là giai đoạn tiếp xúc xã hội ban đầu. Trong giai đoạn vị trí của các em ít nhiều có sự thay đổi TN được gia đình xem như một thành viên tích cực. Được giao những nhiệm vụ cụ thể (nấu cơm, chăm sóc em, lao động tự phục vụ bản thân…) Mặt khác các em cũng được cha mẹ bàn bạc trao đổi một số ý kiến, công việc gia đình. Nhìn chung các em đã ý thức được vị thế của mình đối với gia đình và thực hiện nó một cách tích cực. Đời sống của các em ở ngoài nhà trường và xã hội cũng có nhiều thay đổi. Hoạt động học tập và các hoạt động khác của học sinh THCS đòi hỏi và thúc đẩy thái độ độc lập hơn tạo điều kiện cho các em được thoả mãn nhu cầu giao tiếp của mình. Được cùng các bạn tham gia công việc có tính chất tinh thần trong trường và ngoài xã hội, quan hệ xã hội được mở rộng nên tầm hiểu biết xã hội của các em được nâng cao, kinh nghiệm đời sống phong phú. ý thức xã hội được nâng lên. Những thay đổi mạnh mẽ về điều kiện phát triển tâm lý trên đây có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nên những đặc trưng tâm lý của lứa tuổi thiếu niên. IV.3. Đặc trưng nhân cách lứa tuổi thiếu niên. IV.3.1. Sự hình thành tự ý thức Một trong những đặc điểm quan trọng của lứa tuổi này là sự hình thành tự ý thức. Vì mức độ phát triển về chất trong tự ý thức sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống tâm lý lứa tuổi thiếu niên, tính chất hoạt động của thiếu niên cũng như hình thành mối quan hệ của thiếu niên với những người xung quanh. Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể và trí tuệ, của các mối quan hệ giới tính xã hội mà ở thiếu niên xuất hiện nhu cầu quan tâm tới đời sống nội tâm của mình, đến những phẩm chất riêng, xuất hiện nhu cầu tự đánh giá so sánh mình với người khác. Mức độ tự ý thức của các em thiếu niên khác nhau. Về nội dung không phải toàn bộ những phẩm chất nhân cách đều được ý thức cùng một lúc. Ban đầu các em nhận thức về hành vi của mình (cử chỉ, hành vi riêng lẻ, sau đến toàn bộ hành vi nói chung), tiếp đến là những phẩm chất đạo đức, tính cách và năng lực của mình trong các phạm vi khác nhau. Trước hết là những phẩm chất liên quan đến việc hoàn thành nhiệm vụ học tập (sự chú ý, chuyên cần, kiên trì…) rồi đến những phẩm chất thể hiện thái độ đối với người khác như: tình bạn, tính vị tha, tính nhẫn nại, sự ân cần… Sau đến những phẩm chất thể hiện thái độ với bản thân: tính khiêm tốn, lòng tự trọng, nghiêm khắc, dễ dãi, khoe khoang… Cuối cùng mới là những phẩm chất thể hiện mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách: tình cảm, trách nhiệm, lương tâm, danh dự… Thiếu niên có nhu cầu tự đánh giá bản thân nhưng khả năng tự đánh giá lại chưa tương xứng với nhu cầu đó, kỹ năng phân tích chưa đầy đủ, tầm hiểu biết về bản thân chưa đủ khách quan… Do vậy có thể xảy ra mâu thuẫn giữa mức độ kỳ vọng ở các em với thái độ của những người xung quanh. Điều đó sẽ thúc đẩy các em hoàn thiện mình hoặc ngược lại các em có những rung cảm nặng nề cho rằng mọi người không công bằng với mình. Có điều cần lưu ý: sự khát khao uy tín cùng với ý thức phiêu lưu mạo hiểm ngày càng tăng (nhất là với học sinh nam). Vì vạy có thể dẫn tới những hành động thiếu suy nghĩ ở các em. Sự phát triển tự ý thức ở thiếu niên có ý nghĩa lớn lao, kể từ giai đoạn này trở đi khả năng tự giáo dục của các em được phát triển. Các em không chỉ là khách thể của sự giáo dục mà đồng thời là chủ thể của giáo dục. IV.3.2. Sự hình thành đạo đức của học sinh THCS Khi tới trường trẻ được lĩnh hội những chuẩn mực đạo đức, quy tắc hành vi đạo đức một cách hệ thống. Nhà trường cũng kiểm tra một cách thường xuyên. Nhưng khi các mối quan hệ xã hội được mở rộng, tự ý thức phát triển mà hành vi đặc điểm của các em được phát triển mạnh mẽ. Sự hình thành các hành vi đặc điểm là đặc điểm tâm lý quan trọng của lứa tuổi thiếu niên. Nhân cách thiếu niên được hình thành phụ thuộc vào việc thiếu niên có được những kinh nghiệm hiểu rõ những khái niệm đạo đức vừa sức với chúng. Nhưng cũng có những kinh nghiệm được hình thành một cách tự phát ngoài mục đích giáo dục do ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo… Do đó nhiều khi thiếu niên hiểu biết phiến diện hoặc hiểu sai về khái niệm đạo đức. Đó là những ảnh hưởng tiêu cực. Trong giáo dục phải giúp các em hiểu được những khái niệm đạo đức một cách tế nhị, khéo léo, tính chất các hoạt động để thiếu niên có được những kinh nghiệm đạo đức đúng đắn, tin và làm theo các chuẩn mực đạo đức. V. Đặc trưng giao tiếp lứa tuổi thiếu niên 1. Giao tiếp của thiếu niên với người lớn ở tuổi thiếu niên xuất hiện một cảm giác rất độc đáo "cảm giác mình đã là người lớn". Các em cảm thấy mình không còn trẻ con nữa, nhưng các em cũng có cảm giác mình chưa thực sự lớn. Tuy vậy các em cảm thấy mình sẵn sàng làm người lớn. Cảm giác về sự trưởng thành của bản thân là nét đặc trưng trong nhân cách thiếu niên. Vì nó biểu hiện lập trường sống của thiếu niên với mọi người và thế giới xung quanh. Cảm giác người lớn được thể hiện rất rõ và phong phú cả về nội dung và hình thức. Các em quan tâm nhiều đến tác phong, cử chỉ, phẩm chất tâm lý, khả năng của mình. Trong học tập, các em muốn độc lập suy nghĩ. Trong xã hội, các em muốn độc lập không phụ thuộc vào người lớn. Các em đòi hỏi người lớn quan hệ đối xử với mình bình đẳng như với người lớn, không can thiệp quá tỉ mỉ vào đời sống riêng tư của các em. Thiếu niên bắt đầu chống đối những yêu cầu mà trước đây nó vẫn thực hiện một cách tự nguyện. Các em bảo vệ quan điểm và ý kiến của mình trong cả lời nói và việc làm, thậm chí quá đáng tới mức tỏ thái độ coi thường những yêu cầu của người lớn đề ra cho mình. Nguyện vọng muốn được tin tưởng và độc lập hơn, muốn được quyền bình đẳng nhất định với người lớn có thể thúc đẩy các em hoạt động tích cực, chấp nhận những yêu cầu đạo đức, phương thức, hành vi trong thế giới nưgời lớn, khiến các em xứng đáng với vị trí xã hội tích cực. Nhưng mặt khác nguyện vọng này cũng có thể khiến các em chống đối với nhưng yêu cầu của người lớn, dễ chạm tự ái khi mà người lớn chăm sóc kiểm tra nó quá tỉ mỉ mà ít chú ý đến ý kiến riêng của nó. Có những nguyên nhân khiến thiếu niên có cảm giác về sự trưởng thành của bản thân: - Cảm thấy sự thay đổi mạnh mẽ của cơ thể - Các em thấy tầm hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo của mình được mở rộng (thậm chí còn nhiều hơn cả người lớn). - Thiếu niên tham gia nhiều hơn các hoạt động xã hội.Tính tự lập khiến các em thấy mình giống người lớn. Những điều các em cảm thấy là đúng, nhưng thiếu niên thường có xu hướng cường điệu hoá ý nghĩa của những thay đổi của bản thân, khiến các em có nhu cầu tham gia vào thế giới người lớn thực sự. Trong khi, kinh nghiệm của các em còn hạn chế. Đó là mâu thuẫn mà nhà giáo dục cần chú ý. Trên thực tế người lớn thường ít thay đổi thái độ đối xử với thiếu niên vì bản thân các em vẫn còn nét trẻ con trong dáng dấp và tính cách. Nhiều người lớn thấy việc tăng quyền lực, tính độc lập cho thiếu niên là khôg hợp lí. Một số người lớn nhận thấy cần phải cho thiếu niên độc lập hơn thì họ lại khó từ bỏ thói quan chăm sóc, điều khiển con cái tỉ mỉ. Hơn nữa lòng thương con càng khiến họ khó từ bỏ thói quen đó. Chính sự không thay đổi thái độ của người lớn khi thiếu niên đang trở thành người lớn là nguyên nhân gây ra đụng độ giưã thiếu niên và người lớn. Sự đụng độ đó có thể kéo dài đến khi người lớn thay đổi. Nếu không các em sẽ có thái độ phản đối, xa lánh người lớn cho rằng người lớn không hiểu mình. Vì vậy người lớn phải chú ý trong quan hệ với thiếu niên. 2. Giao tiếp với bạn bè Giao tiếp có vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách. Trong đó, giao tiếp với bạn bè có một ý nghĩa lớn với lứa tuổi học sinh THCS. Trong giao tiếp với bạn bè, thiếu niên ở vị trí bình đẳng với nhau về quan hệ giao tiếp nên giao tiếp với bạn có thể thoả mãn nhu cầu của thiếu niên nhiều hơn, trở nên cần thiết hơn cả. Nhu cầu giao tiếp phát triển mạnh là một đặc điểm quan trọng của tuổi thiếu niên. Thiếu niên vươn mạnh tới giao tiếp với các bạn cùng tuổi quan hệ với bạn các em phong phú, phức tạp hơn rõ rệt so với học sinh tiểu học. Trong nhóm bạn các em có điều kiện hơn để hành động độc lập, để tâm sự tìm thấy sự hiểu biết lẫn nhau về những vấn đề của các em. Quan hệ của các em đã có sự lựa chọn (có sự khác nhau về mức độ gần gũi) có bạn thân, bạn hay chơi, bạn cùng lớp… Nhiều khi nhu cầu giao tiếp với bạn lớn đến nỗi giao tiếp vượt lên trên cả hoạt động học tập và giao tiếp với bạn hấp dẫn đến mức làm các em sao nhãng cả việc giao tiếp với người thân. Thiếu niên coi quan hệ bạn bè là quan hệ riêng tư của mỗi cá nhân và mình có quyền độc lập trong quan hệ với bạn. Các em không muốn người lớn can thiệp vào chuyện bạn bè của mình. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân. Các em mong muốn có tình bạn riêng thân thiết, chân tình để các em gửi gắm tâm sự. Các em có nhiều nhận xét băn khoăn về dáng vẻ bề ngoài, về tình cảm, ý nghĩ, tâm tư của mình, về quan hệ của mình với người khác, cả quan hệ của người khác với nhau. Các em cần trao đổi với bạn để có sự hiểu biết đầy đủ hơn, đúng hơn về bản thân cũng như về các sự kiện phức tạp trong xã hội. Nếu quan hệ giữa các em với người lớn không thuận lợi thì các em càng hướng tới giao tiếp với bạn bè và giao tiếp với bạn càng ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhân cách các em. Lúc đầu phạm vi giao tiếp của các em rộng nhưng chưa bền vững. Dần dần các em gắn bó với nhau trong phạm vi nhỏ hơn. Khi đó ưu điểm của bạn làm các em suy nghĩ về mì._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT334.doc
Tài liệu liên quan