Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá

Lời nói đầu Trong những năm gần đây, hoà mình cùng với quá trình đổi mới đi lên của đất nước, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng.. cũng có nhiều sự đổi mới tương ứng với yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Với xu hướng phát triển như vậy, ngành xây dựng cơ bản có tốc độ phát triển nhanh, điều này có nghĩa là vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng tăng lên.Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát trong điều kiện sản xuất

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng cơ bản phức tạp, địa bàn hoạt động luôn thay đổi, thời gian thi công kéo dài. Chính vì thế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một công tác quan trọng đối với các công trình xây dựng cơ bản nói riêng và đối với xây dựng nói chung. Với Nhà nước, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp là cơ sở để Nhà nước kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và thu thuế. Với các loại hình doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng, doanh nghiệp cần phải tổ chức kế toán tốt, hợp lý và khoa học nhằm thu được doanh thu nhiều nhất và chi phí bỏ ra là ít nhất. Muốn vậy kế toán cần phải hiểu rõ từng khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để tìm cách giảm chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Thực hiện được điều này, doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế khi cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Trong thời gian thực tập ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá, em nhận thấy vấn đề kế toán chi phí sản xuất là vấn đề nổi bật, hướng những người quản lý và hạch toán phải quan tâm đặc biệt. Chính vì vậy, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Kế toán - Tài chính, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của cô giáo: Nguyễn Thị Thuý Ngà và phòng kế toán Chi nhánh, em đã đi sâu nghiên cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất của Chi nhánh với đề tài:"Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá". Chuyên đề được chia làm 3 phần chính. Phần I: Khái quát chung về Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá. Phần II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ đện và xây dựng tại Thanh Hoá. Phần III: Nhận xét, đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá. Phần I Khái quát chung về Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá. I- đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh của chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại thanh hoá 1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá tiền thân là Công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi 10 thuộc Tổng công ty cơ điện Nông nghiệp và Thuỷ lợi được thành lập theo quyết định số 324/NN/TC/QĐ ngày 18/12/1982 của Bộ nông nghiệp trên cơ sở hợp nhất nhà máy cơ khí Nông nghiệp II và nhà máy sửa chữa cơ khí Nông nghiệp. Khi mới thành lập Công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi 10 do Tổng công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi quản lý với chức năng là sản xuất máy móc phục vụ cho nông nghiệp nên công ty không tự hạch toán được việc kinh doanh của mình. Trước những thách thức và yêu cầu đổi mới phải đẩy mạnh hoạt động cho phù hợp với sự phát triển của đất nước, hình thức cũ không còn phù hợp với tình hình thực tế nên ngày 01/10/1997 Tổng Công ty cơ điện Nông nghiệp và thuỷ lợi đã bàn giao toàn bộ vốn cho công ty tự hạch toán và phát triển kinh doanh độc lập. Năm 1997 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn có quyết định số 2625/NN-TCCB/QĐ ngày 15/10/1997 về sửa đổi ngành nghề và tổ chức bộ máy của công ty. Lúc này chức năng, nhiệm vụ của công ty là tổ chức sản xuất kinh doanh về nhận thầu xây lắp chuyên ngành, hạch toán độc lập, phạm vi hoạt động trên cả nước. Sau 15 năm phát triển và trưởng thành công ty đã có khả năng đảm nhận xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành XDCB và sản xuất máy móc thiết bị nông nghiệp vì đã có đội ngũ công nhân viên có kinh nghiệm, thành thạo tay nghề, có đủ vốn và khả năng kỹ thuật. Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn, căn cứ vào quyết định số 4797/ QĐ/BNN-TCCB ngày 29/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn sáp nhập Công ty cơ điện và thuỷ lợi 6, Công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi 7, Công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi 10 vào Công ty cơ điện và phát triển nông nghiệp và đổi tên thành Công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội để cổ phần hoá. Sau thời gian hoạt động, theo quyết định số 42/2004/QĐ-TCT/TCCB ngày 05/01/2005 của Tổng công ty cơ điện xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi đổi tên Công ty cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi 10 thành Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá trực thuộc Công ty cổ phần cơ điện xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi Hà Nội. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá trực thuộc Công ty cổ phần cơ điện nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội, có giấy phép hành nghề thi công xây lắp các công trình trong phạm vi toàn quốc. Công ty có chức năng hành nghề như sau : * Thực hiện xây dựng các công trình : - Xây dựng các công trình dân dụng, công trình công cộng thuộc dự án nhóm B. - Xây dựng công trình công nghiệp và các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị. - Thi công đường ( san nền, mặt đường rải đá và thấm nhựa ). - Xây dựng các công trình thuỷ lợi thuộc dự án nhóm C. * Thực hiện các công việc gồm : - Đào đắp đất đá, nề, mộc, bê tông, sắt thép trong xây dựng, trang trí công trình. * Công ty có nhiệm vụ : - Kinh doanh bất động sản. - Sản xuất vật liệu xây dựng. - Quảng bá, tiếp thị, tư vấn đầu tư xây dựng. 3. Đặc điểm của bộ máy quản lý của Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá * Cơ cấu quản lý của công ty Ngày nay Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá đã phát triển ngày càng lớn mạnh với đội ngũ cán bộ công nhân viên là 382 người. Trong đó trình độ đại học và trên đại học là 91 người, trình độ cao đẳng và trung cấp 48 người, công nhân có tay nghề bậc 2/7- 7/7 có 206 người và còn lại lao động thủ công là 37 người. Cơ cấu quản lý của công ty bao gồm: - Giám đốc công ty: Do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao và được uỷ nhiệm đầy đủ các quyền hạn cần thiết để quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. - Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc công ty, điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về lĩnh vực công tác được giao. Trong đó có 1 phó giám đốc thứ nhất để điều hành công việc khi giám đốc đi vắng. - Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý, sử dụng lao động, an toàn lao động và các mặt hành chính khác. - Phòng kế hoạch - kinh doanh: có nhiệm vụ tham mưu về công tác kế hoạch, điều hành sản xuất trong công ty, cung ứng vật tư cho sản xuất, lập dự toán và thanh quyết toán công trình. - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, quy trình công nghệ cho sản xuất, chỉ đạo trực tiếp thi công và bảo hành công trình. - Phòng Tài chính - kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh trong công ty, thực hiện công tác kế toán thống nhất theo quy định hiện hành, đảm bảo công tác tài chính cho toàn Chi nhánh - Các đội sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức thi công các công trình theo thiết kế, dự toán đã đặt ra. * Sơ đồ cơ cấu quản lý Biểu 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại thanh hoá Giám đốc chi nhánh Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Kinh doanh- nội chính Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng kế hoạch kinh doanh Đội XD số 1 Đội XD số 2 Đội XD số 3 Đội XD số 4 Đội XD số 5 4. Đặc điểm hoạt động và quy trình sản xuất của Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá 4.1 Đặc điểm hoạt động của Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá Chi nhánh Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá trực thuộc công ty cổ phần cơ điện xây dưng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội có trụ sở chính ở ngã Ba Chè - xã Thiệu Đô - huyện Thiệu Hoá - tỉnh Thanh Hoá, là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoàn chỉnh, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản Việt Nam tại Ngân hàng, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Ngân hàng ngoại tệ khi cần thiết. Công ty có 5 đội xây dựng với từng nhiệm vụ cụ thể của từng đội, các đội xây dựng này có tổ chức hạch toán riêng. Mục đích hoạt động của công ty là: - Đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong lĩnh vực xây dựng thuỷ lợi, xây dựng nhà ở, công trình xây dựng khác. - Tổ chức kinh doanh bất động sản và trao đổi, ký gửi các sản phẩm tái tạo nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá được phép kinh doanh, hoạt động trên tất cả các tỉnh, thành phố, các địa phương trong cả nước theo pháp luật của nước Việt Nam 4.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Như chúng ta đã biết sản phẩm xây dựng là những công trình dân dụng, công trình công nghiệp và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, các công trình thuỷ lợi thuộc dự án nhóm C, sản phẩm mang tính đơn chiếc có kích thước và chi phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài, xuất phát từ đặc điểm đó nên quá trình sản xuất các loại sản phẩm chủ yếu của Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá nói riêng và các công ty xây dựng nói chung là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở các địa điểm khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các công trình đều phải tuân theo một quy trình công nghệ như sau: - Nhận thầu công trình thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp. - Kí hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư công trình. - Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được kí kết với công ty đã tổ chức quá trình thi công để tạo ra sản phẩm; giải quyết các mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện. - Công trình đã được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình về mặt kĩ thuật và tiến độ thi công. - Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư Biểu 02: Quy trình công nghệ sản xuất được biểu hiện như sau: Khởi công công trình Vật liệu mua về nhập kho của chi nhánh Xuất kho cho các công trình thi công Hoàn thiện công trình Bàn giao công trình Trong cùng một thời gian công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá thường phải triển khai thực hiện nhiều hợp đồng khác nhau trên địa bàn xây dựng khác nhau nhằm hoàn thành theo yêu cầu của chủ đầu tư theo hợp đồng xây dựng đã kí. Với một năng lực sản xuất nhất định hiện có để thực hiện đồng thời nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau công ty đã tổ chức lao động tại chỗ, nhưng cũng có lúc phải điều lao động từ công trình này đến công trình khác, nhằm đảm bảo công trình được tiến hành đúng tiến độ thi công. 5. Tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay của Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá. Kể từ ngày thành lập cho đến nay đã có 25 năm hành nghề với chức năng là xây dựng các công trình dân dụng, công trình công cộng thuộc dự án nhóm B, công trình công nghiệp và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, các công trình thuỷ lợi thuộc dự án nhóm C. Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá đã trải qua không biết bao khó khăn và thử thách, từng bước phát triển và khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đó là luôn hoàn thành được các kế hoạch đặt ra. Trong những năm qua được sự chỉ đạo thường xuyên của ban lãnh đạo công ty cơ điện xây dưng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội, sự lãnh đạo trực tiếp của ban lãnh đạo Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá, cùng với sự cố gắng của toàn thể CBCNV toàn Chi nhánh, trong kinh doanh Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng ảnh hưởng không đáng kể tới sản lượng cũng như doanh thu của công ty. Để thấy rõ hơn những nỗ lực của cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá nói chung, cũng như của ban lãnh đạo Chi nhánh nói riêng, ta đi sâu vào việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh công ty trong 3 năm 2004-2006. Qua đó chúng ta sẽ có cách nhìn nhận chính xác về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân cũng xem mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là quan trọng nhất. Để đánh giá chính xác nhất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta đi sâu vào phân tích bảng sau: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá trong 3 năm 2005-2007 ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 2006/2005 2007/2006 CL % CL % 1. Tổng doanh thu 60.536.001 103.708.711 125.996.707 43.172.610 71,32 22.287.996 21,49 2. Các khoản giảm trừ - - - - - - - 3. Doanh thu thuần 60.536.101 103.708.711 125.996.707 43.172.610 71,32 22.287.996 21,49 4. Giá vốn hàng bán 57.769.188 100.200.780 121.435.291 42.431.592 73,45 21.234.511 21,19 5. Lợi tức gộp 2.769.913 3.507.931 4.561.416 738.018 26,64 1.053.485 30,03 6. Chi phí bán hàng 475.009 533.304 361.036 58.295 12,27 -172.268 -32,3 7. Chi phí quản lí DN 1.289.299 1.581.592 2.401.055 292.293 22,67 819.463 51,81 8. Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 1.002.605 1.393.035 1.799.325 390.430 38,94 406.290 29,17 Nguồn lấy: Phòng kế toán Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá. Qua biểu kết quả hoạt động SX kinh doanh của Cty trong 3 năm 2005-2007 ta thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Cty tăng đều qua các năm cụ thể: - Doanh thu của công ty 2006/2005 tăng 43.172.610 nghìn đồng, năm 2007/2006 tăng 22.287.996 nghìn đồng. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng lên, 2006/2005 tăng 390.430 nghìn đồng, 2007/2006 tăng 406.290 nghìn đồng. Nguyên nhân để đạt được kết quả hoạt động kinh doanh nói trên phải nói đến sự cố gắng của toàn Chi nhánh công ty. Một mặt Chi nhánh công ty vừa khai thác thị trường tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Mặt khác công ty cũng không ngừng nâng cao chất lượng công trình, thay đổi máy móc thiết bị công nghệ phù hợp với thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh công ty còn được sự quan tâm giúp đỡ của công ty cơ điện xây dưng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội, sự giúp đỡ của các ngành các cấp. Tuy nhiên Chi nhánh công ty cũng cần phấn đấu hơn nữa để đưa Chi nhánh của mình ngày càng phát triển, cũng như góp phần vào sự phát triển của Công ty cổ phần cơ điện xây dựng nông nghiệp và thuỷ lợi Hà Nội. II- hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán của chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại thanh hoá. 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, với đặc điểm sản xuất kinh doanh phức tạp, công ty đã lựa chọn phương pháp kế toán kê khai thường xuyên, thuế VAT khấu trừ để có thể theo dõi tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào. Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá tổ chức bộ máy kế toán theo biểu phân cấp, gồm đơn vị kế toán cấp cơ sở (kế toán tại công ty) và đơn vị kế toán trực thuộc (kế toán tại các đội). Kế toán tại các đội có trách nhiệm thiết lập, tập hợp chứng từ ban đầu để làm căn cứ cho việc vào sổ kế toán và lập các báo cáo của các đội. Kế toán tại các đội chuyển số liệu của đơn vị mình cho kế toán chi nhánh thông qua các báo cáo định kỳ hoặc theo từng công trình, hạng mục công trình khi hoàn thành. Kế toán chi nhánh tập hợp các chứng từ phát sinh tại các đội và ở văn phòng chi nhánh công ty để ghi chép và phản ánh vào các sổ sách thích hợp. Sau đó chuyển số liệu cho bộ phận kế toán tổng hợp, kế toán tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các đội và sổ sách của văn phòng công ty để lập báo cáo cho toàn công ty. Tất cả chứng từ, sổ sách và báo cáo đều phải có sự kiểm tra, phê duyệt của kế toán trưởng. Bộ máy kế toán được phân công với các lao động kế toán làm việc tại đầy đủ các thành phần kế toán bao gồm: kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kế toán tiền lương, kế toán vật tư, tài sản, kế toán chi phí, thu nhập, xác định kết quả kinh doanh Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở chi nhánh công ty cổ phần cơ điện xây dựng tại Thanh hoá. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp văn phòng, vật tư, vật liệu Kế toán quỹ công nợ Thủ quỹ Kế toán đội XD số 1 Kế toán đội XD số 2 Kế toán đội XD số 3 Kế toán đội XD số 4 Kế toán đội XD số 5 - Kế toán trưởng: là người quản lý, chỉ đạo toàn bộ chỉ đạo của phòng kế toán, kiểm tra giám sát hoạt động kinh tế tài chính tại Chi nhánh, tham mưa cho giám đốc về những quyết định lập kế hoạch tài chính, huy động vốn và thực hiện chính sách nghĩa vụ với nhà nước… - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp tình hình phát sinh các phần hành kế toán, xác định kết quả kinh doanh, lập và nộp báo cáo định kì theo quy định. - Kế toán tổng hợp văn phòng, vật tư, vật liệu, TSCĐ: + Theo dõi tăng giảm TSCĐ của chi nhánh, tính toán, phân bổ và trích khấu hao TSCĐ theo tỷ lệ quy định, tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ khi cần thiết, phân tích cụ thể tình hình sử dụng và bảo quản TSCĐ ở chi nhánh. + Căn cứ vào dự toán về NVL từng công trình, kế toán lập kế hoạh nhập, xuất, ghi chép, phản ánh kịp thời chính xác số lượng, chất lượng, giá mua, số lượng NVL tồn kho, hao hụt, hư hỏng, thất thoát… + Thủ quỹ: quản lý tiền mặt. Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và chứng từ hợp lệ để nhập, xuất tiền. Hàng ngày thủ quỹ phải cập nhật sổ kiểm kê quỹ, chốt số tồn quỹ. Đối chiếu thực tế với sổ kế toán quỹ tiền mặt… 2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Tổ chức vận dụng hệ thống kế toán là nghiên cứu, vận dụng phương pháp tài khoản và ghi sổ kép vào thực tế công tác kế toán. Hệ thống sổ mỗi đơn vị gồm bộ sổ tổng hợp và bộ sổ ghi chi tiết có nội dung, hình thức, kết cấu phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị. Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá là một doanh nghiệp xây dựng, tổ chức sản xuất theo hợp đồng đấu thầu, quy trình sản xuất phức tạp vì vậy cần một hệ thống sổ chi tiết lớn để có thể phản ánh được chi tiết mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mặt khác công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức phân tán. Xuất phát từ những đặc điểm riêng đó đòi hỏi công ty phải có hệ thống sổ sách phù hợp, vừa tuân thủ chế độ kế toán hiện hành vừa vận dụng linh hoạt vào tình hình thực tiễn của công ty. Công ty đã sử dụng hình thức "Chứng từ ghi sổ" để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ ở chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại thanh hoá. Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sổ cái Chú ý: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu phức tạp Phần II: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành công trình xây dựng cơ bản ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ đện và xây dựng tại Thanh Hoá. 1. Kế toán chi phí sản xuất ở Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá. 1.1. Đặc điểm đối tượng chi phí sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, Chi nhánh có tính chất sản xuất, quy trình sản xuất phức tạp nên các nghiệp vụ hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là nhiều và đa dạng Chi nhánh xác định đối tượng tập hợp chi phí dựa trên các căn cứ sau: - Tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục. - Loại hình sản xuất đơn chiếc. - Đặc điểm tổ chức sản xuất: sản xuất theo đơn đặt hàng và khoán gọn. - Đảm bảo yêu cầu thực hiện hạch toán nội bộ. Chi nhánh xác định đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình. Mặt khác do quy mô sản xuất lớn và mật độ phát sinh chi phí dày nên công ty tổ chức hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2. Chứng từ kế toán tập hợp chi phí sản xuất: - Phiếu xuất kho. - Bảng kê xuất NVL. - Bảng tổng hợp kê xuất NVL, CCDC - Bảng thanh toán lương. - Bảng phân bổ tiền lương - Bảng trích khấu hao TSCĐ,CCDC và trích trước sửa chữa lớn TSCĐ - Chứng từ ghi sổ ,sổ cái. - Sổ chi tiết các tài khoản. 1.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại Chi nhánh. Hình thức tập hợp chi phí sản xuất ở Chi nhánh là hình thức phân cấp. Chi phí sản xuất trực tiếp được tính toán và quản lý chặt chẽ, cụ thể cho từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí trực tiếp như chi chí vật liệu, chi phí nhân công và máy thi công phát sinh ở công trình, hạng mục công trình nào thì được hoạch toán trực tiếp vào công trình, hạng mục công trình đó. Tập hợp chi phí sản xuất theo hình thức phân cấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính tổng sản phẩm dễ dàng. Các chi phí được tập hợp hàng tháng theo từng khoản mục và chi tiết cho từng đối tượng sử dụng. Vì vậy khi công trình hoàn thành, kế toán chỉ cần tổng cộng chi phí sản xuất ở các tháng từ lúc khởi công cho tới khi hoàn thành sẽ được giá thành thực tế của sản phẩm theo từng khoản mục chi phí. Các khoản mục chi phí phát sinh Chi nhánh được tiến hành tập hợp một cách cụ thể như sau. 1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tại Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá, chi phí vật liệu thường chiếm khoảng từ 60 - 80% trong tổng sản phẩm. Do vậy việc quản lý chặt chẽ tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu quản lý hết sức cần thiết nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Xác định được tầm quan trọng đó, Chi nhánh luôn chú trọng tới việc quản lý vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong quá trình sản xuất thi công ở hiện trường. Tại Chi nhánh vật tư được sử dụng để sản xuất bao gồm nhiều chủng loại với yêu cầu chất lượng khác nhau từ nguyên vật liệu chính đến nguyên vật liệu phụ và các loại nhiên liệu. Công trình áp dụng hình thức khoán cho các các đội thi công tuy nhiên chủ yếu nguyên vật liệu là do Chi nhánh mua và chuyển tới các công trình thi công. Để phục vụ cho sản xuất thi công các công trình, hàng tháng Phòng kế hoạch căn cứ vào khối lượng dự toán các công trình sẽ mua, dự trữ và cung cấp cho các đội đầy đủ, kịp thời. Bên cạnh đó có những công trình do Chi nhánh thi công thì vật tư sử dụng được hạch toán theo giá thực tế. Đối với vật tư đội mua hoặc do Chi nhánh xuất thẳng tới công trình của đội thì giá thực tế vật liệu xuất dùng bao gồm giá mua vật tư, chi phí thu mua, chi phí vận chuyển Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở Chi nhánh được tiến hành như sau: Khi nhận xây lắp một công trình mới, căn cứ vào hợp đồng giao thầu, Phòng kế hoạch thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành. Sau đó lập các dự toán phương án thi công, tiến độ thi công cho từng giai đoạn, hạng mục công trình và lên kế hoạch cung cấp vật tư. Khi có nhu cầu về vật tư chính từ yêu cầu cung cấp vật tư có xác nhận của cán bộ kỹ thuật và chỉ huy công trường gửi lên bộ phận kế hoạch xem xét, đồng ý, xác nhận rồi chuyển lên Phòng kế toán để làm thủ tục xuất kho hoặc cho cán bộ cung ứng vật tư mua vật tư chuyển thẳng tới chân công trình. Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho hoạt động của công ty, công ty sử dụng TK 621"Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". TK 621 được mở chi tiết cho từng công trình tại các đội. Kết cấu TK 621 Bên Nợ: - Tập hợp chi phí NVL trực tiếp dùng cho SX sản phẩm xây lắp. Bên Có: - Giá trị NVL sử dụng không hết được nhập lại kho. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất. TK 621 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp hạch toán cụ thể. - Căn cứ vào chứng từ gốc mua nguyên vật liệu đưa trực tiếp vào sản xuất mà không qua kho Chi nhánh, kế toán ghi. Nợ TK 621: Giá trị nguyên vật liệu mua cho sản xuất. Nợ TK 133: Thuế VAT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331...: Tổng giá trị thanh toán trên hoá đơn. Giá trị NVL trực tiếp xuất kho cho sản xuất - Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán ghi: Nợ TK 621 Có TK 152 - Trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho. Nợ TK 621 Có TK 152 - Kết chuyển chí phí NVL trực tiếp sản xuất để tính giá thành. Nợ TK 154 Có TK 621 1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. Đối với ngành xây dựng nói chung và Chi nhánh công ty cổ phần cơ điện và xây dựng tại Thanh Hoá nói riêng thì sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Do đó việc hạch toán đúng và đủ chi phí nhân công trực tiếp, trả lương chính xác kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tốt chi phí và giá thành. Chi phí nhân công trực tiếp của Chi nhánh bao gồm: tiền lương chính, lương phụ và phụ cấp lương của công nhân trực tiếp sản xuất thi công. Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương của cán bộ quản lý gián tiếp. Chi nhánh áp dụng hai hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Việc trả lương theo thời gian căn cứ vào cấp bậc của công nhân viên, số ngày công trong tháng của công nhân để tính ra số tiền lương phải trả theo công thức: Tiền lương phải trả của công nhân viên trong tháng Mức lương ngày của công nhân viên hưởng theo cấp bậc Số ngày làm việc trong tháng = x Mức lương ngày của công nhân viên hưởng lương theo cấp bậc = 540.000đ x (Hệ số lương + phụ cấp) 26 ngày VD: Anh Mạnh là kỹ sư mới ra trường được tính lương tháng 6/2008 là: Tiền lương tháng này = 51.507 x 26 = 1.339.200đ Như vậy mức lương ngày của anh là = 540.000 x (1.78 + 0.7)/26 = 51.507đ Trong đó: Việc trả lương theo sản phẩm, căn cứ vào số lượng công việc được giao khoán và đơn giá thoả thuận trong hợp đồng giao khoán để tính ra: Tiền lương phải trả của công nhân viên trong tháng Khối lượng công việc hoàn thành Đơn giá tiền lương theo thoả thuận = x Để theo dõi tình hình sử dụng lao động và các khoản thanh toán cho người lao động như: tiền lương, các khoản bảo hiểm, các khoản phụ cấp, trợ cấp và tiền thưởng theo thời gian và hiệu quả lao động, đồng thời cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, hạch toán thu nhập và một số nội dung có liên quan. Chi phí nhân công trực tiếp hạch toán chi tiết tại Chi nhánh bao gồm tiền lương và các khoản trả lao động chính: công nhân thuộc biên chế của đơn vị và công nhân thuê ngoài. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại các công trình vừa xác định được thời gian lao động sản xuất mặt khác lại tính ra chi phí nhân công trực tiếp bỏ ra để thi công công trình. Chỉ huy công trình phụ trách phần giá trị hợp đồng khoán bao gồm cả tiền lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất. Theo đó các tổ sản xuất được chỉ huy công trình giao khoán cho việc và trả lương cho tổ đó trên tổng giá trị khoán của phần việc và nhân công trực tiếp sản xuất ở công trình được trả lương theo hình thức lương khoán sản phẩm. Đối với công nhân trong biên chế, các tổ trưởng sản xuất theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ mình để chấm công cho công nhân ở bảng chấm công đằng sau hợp đồng làm khoán. Đối với công nhân thuê ngoài, sau khi thoả thuận về tiền lương, tổ trưởng sản xuất hoặc chỉ huy công trình sẽ tiến hành ký hợp đồng thuê ngoài với các lao động này, sau đó trong quá trình thi công, chỉ huy công trường cũng phải tổ chức theo dõi tình hình lao động về khối lượng công việc, thời gian lao động để thanh toán tiền công. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 "Chi phí nhân công trực tiếp" chi tiết theo từng công trình. Kết cấu TK 622 Bên Nợ: - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp (không bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ). Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất . TK 622 không có số dư cuối kỳ. Phương pháp cụ thể. Tổng CP nhân công trực tiếp phát sinh trong tháng - Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương do kế toán tiền lương cung cấp, kế toán chi phí sản xuất tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong tháng. Nợ TK 622 Có TK 334 - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp SX cho đối tượng chịu chi phí Nợ TK 154 Có TK 622 1.3.3. Kế toán chi phí máy thi công. Chi phí máy thi công là loại chi phí riêng có trong doanh nghiệp xây dựng có tỷ trọng đáng kể trong toàn bộ chi phí sản xuất công trình. Chi phí máy thi công bao gồm: Chi phí nhiên liệu, động lực chạy máy, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí chung của bộ phận máy thi công. Máy thi công ở công ty bao gồm: Máy trộn bê tông, máy hàn, máy đào, máy ủi. Khi tiến hành thi công công trình, Chi nhánh sẽ có lệnh điều động máy thi công phục vụ sản xuất. Sau khi hoàn thành phần công việc thi công bằng máy sẽ được điều động đi công trình khác hoặc nghỉ bảo dưỡng chờ phục vụ công trình mới. Để theo dõi chi phí sử dụng máy thi công của Chi nhánh trong kỳ, kế toán sử dụng TK 632 "Chi phí sử dụng máy thi công". Kết cấu TK 623 Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công (chi phí NVL trực tiếp) Bên Có: - Phân bổ. TK 623 không có số dư cuối kỳ. TK 623 được mở chi tiết tại các đội. - TK 6231: Chi phí nhân công dùng cho máy thi công. - TK 6232: Chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy thi công. - TK 6234: Chi phí khấu hao cho máy thi công. - TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài cho máy thi công. - TK 6238: Chi phí bằng tiền khác cho máy thi công. Phương pháp hạch toán cụ thể. - Khi phát sinh chi phí cho việc sử dụng máy thi công, kế toán ghi: Nợ TK 623 (chi tiết): Tổng chi phí sử dụng máy thi công Có TK 111, 112: Chi phí bằng tiền Có TK 152, 153: Chi phí về NVL, CCDC Có TK 334: Chi phí về tiền lương - Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22505.doc
Tài liệu liên quan