Mục lục
NỘI DUNG
1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Công nghệ thông tin - Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam
1.1. Lịch sử hình thành
1.1.1. Giới thiệu Công ty
Tên công ty: TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(INFORMATION TECHNOLOGY CENTER)
(EVN.IT)
Website: http:// www.icon.evn.com.vn
Trụ sở chính:
Địa chỉ: 16 Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội
(16 Le Dai Hanh St, Hai Ba Trung Dist., Hanoi)
Điện thoại: 84.4.2225210 ; Fax: 84.4.2225211
Văn phòng tại Tập đoàn Điện lực Việ
45 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Trung tâm Công nghệ thông tin - Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (QT), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam
Tầng 3 – Toà nhà Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Địa chỉ: 18 Trần Nguyên Hãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội
Điện thoại: 84.4.2201119; Fax: 84.4.2201120
Người liên hệ: Ông Đinh Duy Tâm - Trưởng phòng Vận hành
Chi nhánh của Trung tâm tại TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tầng 7 – Toà nhà số 383, đường Bến Chương Dương - phường Cầu Kho - Quận 1 – Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 84.8.2100288; Fax: 84.8.8238680
Người liên hệ: Ông Lê Việt Bắc - Trưởng Chi nhánh Miền Nam
1.1.2. Lịch sử hình thành
Nguồn gốc của công ty bắt đầu với tên Trung tâm Máy tính trực thuộc Công ty Điện lực 1 vào năm 1981. Cụ thể:
Năm 1981
Thành lập Trung tâm Máy tính trực thuộc công ty Điện lực 1
Năm 1995
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Môi trường và Máy tính (NCKHCNMT & MT) trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được thành lập trên cơ sở Trung Tâm Máy tính trực thuộc Công ty Điện lực 1
Năm 2002
Trung tâm NCKHCNMT & MT đổi tên thành Trung tâm Công nghệ thông tin và chuyển về trụ sở 16 Lê Đại Hành
Xây dựng và được Tổng công ty phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin giai đoạn 2001 – 2010
1.2. Quá trình phát triển
1.2.1. Các giai đoạn
Giai đoạn 1981 – 1995:
Lúc này Trung tâm lấy tên là “Trung tâm máy tính” trực thuộc Công ty Điện lực 1 nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại trụ sở 18 Trần Nguyên Hãn – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Trung tâm hoạt động lúc này chỉ như một phòng ban trong Công ty Điện lực 1 chưa có tư cách pháp nhân riêng. Đến năm 1995, Trung tâm đổi tên thành “Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ môi trường và máy tính” trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt nam căn cứ theo Quyết định số 117 NL/TCCB-LĐ ngày 4 tháng 3 năm 1995 của Bộ Năng lượng
Giai đoạn 1995 – 2002
Trung tâm đổi tên thành “Trung tâm Công nghệ thông tin” và chuyển về trụ sở 16 Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội theo Quyết định của Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Việt Nam số 108/QĐ-EVN-HĐQT. Giấy phép kinh doanh số 0116000554, đăng kí lần đầu ngày 12/07/2002. Trung tâm có tư cách pháp nhân riêng, được sử dụng con dấu riêng để hoạt động, được mở tài khoản ngân hàng theo phân cấp của Tổng công ty
Giai đoạn 2002 - nay
Năm 2003: Trung tâm được Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp giấy phép đăng kí kinh doanh, nhận được bằng khen của Bộ công nghiệp, tư vấn thiết kế, xây dựng mạng nội bộ (LAN) của 36 đơn vị thành viên trong EVN
Năm 2004: Thành lập chi nhánh Miền nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm đã triển khai thí điểm thành công hệ thống thông tin tài chính kế toán, vật tư và tài sản cố định (FMIS), hệ thống thông tin quản lí khách hàng (CMIS); Triển khai hệ thống tính cước, quản lí và phát triển khách hàng viễn thông cho EVN Telecom; Tư vấn, thiết kế, xây dựng và quản lí toàn bộ hệ thống mạng diện rộng (WAN) của EVN, kết nối 90% các dđơ vị trực thuộc
Năm 2005: Được Bộ Bưu chính viễn thông cấp giấy phép ICP; Bộ khoa học Công nghệ và Môi Trường tặng cúp vàng ISO và 03 huy chương vàng ISO với 03 sản phẩm phần mềm CMIS, FMIS và PM500KV; Xây dựng và triển khai thành công mạng Hội nghị truyền hình của tập đoàn với 22 điểm
Năm 2006: Khai trương trang thông tin ngành điện
http:// www.icon.evn.com.vn
Năm 2007: Phần mềm quản lí khách hàng viễn thông đạt giải thưởng Sao Khuê và được Chủ tịch nước trao tặng huân chương hạng 3
Năm 2008: Phần mềm quản lí thị trường điện đạt giải thưởng Sao Khuê
1.2.2. Chức năng và ngành nghề kinh doanh
Trung tâm CNTT là đơn vị hạch toán phụ thuộc thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam có chức năng nghiên cứu và triển khai thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực CNTT theo định hướng và chỉ đạo phát triển thống nhất của Tập đoàn
Ngành nghề kinh doanh:
Nghiên cứu, ứng dụng CNTT phục vụ SXKD của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Cung cấp các dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông, cung cấp các nội dung thông tin trên Internet và kinh doanh các dịch vụ CNTT.
Tư vấn đầu tư, lắp đặt các dự án CNTT, viễn thông.
Kinh doanh, cung cấp các hội nghị truyền hình.
Đại lý kinh doanh các dịch vụ VTCC và Internet.
Cung ứng vật tư, thiết bị CNTT, viễn thông.
2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm CNTT - Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam.
2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hiện nay bao gồm: Ban giám đốc, 9 phòng ban và một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và một tổ OSP.
Bảng 01: Sơ đồ cơ cấu tổ chức (năm 2008)
BAN GIÁM ĐỐC
P. Kế hoạch kinh tế
P. Kinh doanh
P. R & D
P. Công nghệ phần mềm
P. Tài chính kế toán
P. Kỹ thuật
Văn phòng
P. Tổ chức
P. Vận hành
P. Tư vấn & GTGT
(Nguồn: P. Tổ chức)
Quan hệ chức năng
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Nhìn vào sơ đồ ta thấy: Trung tâm sử dụng hệ thống tổ chức kiểu trực tuyến - chức năng. Ban Giám đốc và các trưởng phòng có quyền ra mệnh lệnh chỉ đạo xuống theo hệ thống trực tuyến. Quan hệ giữa các phòng ban chỉ là quan hệ chức năng, là phối hợp để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ mà Giám đốc đề ra. Theo cách tổ chức này, ưu điểm lớn nhất là gắn chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, điều đó cần có sự phối hợp giữa hệ thống trực tuyến và chức năng và chi phí ra quyết định quản trị lớn.
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận phòng ban
Ban giám đốc: bao gồm 1 giám đốc chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tình hình của Trung tâm, 2 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc được giám đốc phân công quản lí điều hành một số lĩnh vực công tác.
Các phòng ban
+ Phòng Công nghệ phần mềm: Thiết kế, xây dựng, triển khai phần mềm theo kế hoạch và các hợp đồng CNTT
+ Phòng kỹ thuật: Triển khai hệ thống hạ tầng CNTT, triển khai các dự án của Tập đoàn
+ Phòng vận hành: Vận hành duy trì hệ thống hoạt động thường xuyên 24/24
+ Phòng Đào tạo - Nghiên cứu - Phát triển: Đào tạo các chuyên gia cho Tập đoàn
+ Phòng tư vấn giá trị gia tăng: Triển khai xây dựng trang web phục cho ngành Bưu chính viễn thông
+ Phòng Kế hoạch: Xây dựng kế hoạch cho Trung tâm. Kế hoạch này phụ thuộc vào kế hoạch của Tập đoàn và định hướng phát triển cho Trung tâm
+ Phòng Tổ chức: Xây dựng kế hoạch nhân sự, việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ…
+ Phòng kinh doanh: Tìm kiếm khách hàng, các hợp đồng cho Trung tâm
+ Phòng tài chính: Tổng hợp các báo cáo thu chi tài chính, nộp ngân sách nhà nước… các vấn đề liên quan đến tài chính
+ Văn phòng: Phụ trách việc tiếp đối ngoại, điều động xe cộ, điện nước…
3. Các thành tựu mà Trung tâm CNTT đạt được
3.1. Thành tựu kinh doanh
Bảng 02: Kết quả kinh doanh qua 4 năm (2005 – 2008)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2006 so với 2005
2007 so với 2006
2008 so với 2007
(+,– )
(%)
(+,–)
(%)
(+,–)
(%)
DThu
22087
24737
27211
28500
2650
10.7
2474
9.1
1289
4.5
Chi phí
24100
22751
30243
25634
(1349)
(5.9)
7492
24.8
(4609)
(18)
Nộp ngân sách
752.3
812.4
894.1
925.8
60.1
7.4
81.7
9.13
31.7
3.42
LNST
(2576.64)
1429.92
(3880.96)
2063.52
4006.56
280.2
(5310.88)
(136.8)
5944.48
28.8
∑ T.Lương
294.4
367.5
688.8
994.5
73.1
19.9
321.3
46.6
223.7
22.5
L.động bq(người)
92
105
164
195
13
12.4
59
35.9
31
15.9
Thu nhập bq(triệu đ/ người)
3.2
3.5
4.2
5.1
0.3
8.6
0.7
16.7
0.9
17.6
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2005, 2006, 2007, 2008)
Doanh thu tăng theo từng năm, năm 2006 so với 2005 tăng 2650 triệu đồng tương ứng tăng 10.7 %; năm 2007 so với 2006 tăng 2474 triệu đồng (9.4%); năm 2008 so với năm 2007 tăng 1289 (4.5%). Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế trong năm 2005 và năm 2007 lại âm, điều này là do chi phí trong năm 2005 đã vượt quá mức thu là 2013 triệu đồng, năm 2007 là 3032 triệu đồng và do các dự án chưa thu hồi kịp vốn. Điều này đã được cải thiện vào năm 2006 và năm 2008 với mức lợi nhuận dương bởi nguồn chi đã được giảm đáng kể. Năm 2008, mức doanh thu lớn hơn nhưng Trung tâm đã tiết kiệm các khoản chi phí hơn so với năm 2007 là 4609 triệu đồng (18%), năm 2006 so với 2005 đã tiết kiệm được là 1349 triệu đồng (5.9%); Như vậy là việc tiết kiệm chi phí của Trung tâm đã có rất nhiều tiến bộ. Tổng quỹ lương tăng nhanh qua các năm, năm 2006 so với năm 2005 tăng 73.1 triệu đồng (19.9%), năm 2007 so với năm 2006 tăng mạnh nhất tăng 321.3 triệu đồng chiếm 46.6 % và năm 2008 so với năm 2007 là tăng 223.7 (22.5%). Tình hình nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng lên theo các năm. Đáng kể nhất là năm 2008 là 925.8 triệu đồng tăng lên 31.7 triệu đồng tương ứng tăng 3.42% so với năm 2007, tiếp đến là năm 2007 là 894.1 triệu đồng tăng lên 81.7 triệu đồng tương ứng tăng 9.13 % so với năm 2006, năm 2006 là 812.4 triệu đồng tăng 60.1 triệu đồng (tăng 7.4%) so với năm 2005. Thu nhập bình quân trên đầu người cũng nhanh chóng được cải thiện, từ năm 2005 là 3.2 triệu đồng đến năm 2008 là 5.1 triệu đồng, có thế nói ở mức cao so với mặt bằng chung tiền lương trung bình trên đầu người ở nước ta. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2007 thì tiền lương trung bình của 1 nhân viên Nhà nước là 2 triệu đồng. Như vậy, nhân viên trong Trung tâm đã hưởng sự ưu ái về tiền lương, nâng cao đời sống vật chất, tạo cho họ sự an tâm trong công việc.
Về sản phẩm, trong giai đoạn từ năm 2005 – 2008, Trung tâm đã hoàn thành triển khai xây dựng và triển khai hoàn tất 07 công trình với tổng giá trị thực hiện đạt năm 2008 là 38.7 tỷ đồng bao gồm: Chương trình quản lý quy hoạch và cân đối vốn các công trình điện; Chương trình quản lý, tính cước và chăm sóc khách hàng 3 triệu thuê bao; Nâng cấp trang web Thị trường điện và Thiết lập hệ thống điều độ DIM; Xây dựng mạng máy tính cho Ban QLDA Thuỷ điện 7; Xây dựng mạng máy tính cho nhà điều hành Ban chuẩn bị cho dự án điện hạt nhân và năng lượng; Xây dựng mạng máy tính cho Công ty Cổ phần EVN- Campuchia; Kết nối mạng Lan 5 Ban QLDA vào mạng Wan của Tập đoàn.
3.2. Thành tựu trong lĩnh vực khác
3.2.1. Về thể thao
+ Tổ chức đá bóng vào sáng thứ 7 hàng tuần tại sân Nhà máy nước Yên Phụ
+ Tổ chức tập tennis hàng tuần cho đoàn viên thanh niên
+ Tổ chức tập cầu lông hàng tuần cho đoàn viên thanh niên
Các hoạt động này do đoàn thanh niên trong Trung tâm tổ chức và đã được hưởng ứng sôi nổi với gần 100 % đoàn viên thanh niên tham gia. Kết quả là, trong suốt 4 năm trở lại đây Trung tâm luôn đạt được giải cao về cầu lông và tennis, riêng bóng đá đã giành chức vô địch năm 2008 trong Tập đoàn.
3.2.2. Về hoạt động xã hội
Trung tâm đã tham gia rất nhiều các hoạt động xã hội, đem lại lợi ích cho cộng đồng. Cụ thể:
Năm 2007 tham gia chương trình kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7 và kết hợp tập huẩn công tác đoàn của đoàn thanh niên tập đoàn.
Hàng năm tham gia chương trình tình nguyện mùa hè xanh do đoàn thanh niên khối công nghiệp phát động
Tham gia chương trình giao lưu văn hoá thể với đoàn thanh niên các đơn vị trực thuộc đoàn thanh niên tập đoàn tại Sapa- Lào cai nhân dịp kỷ niệm 76 năm thành lập đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2007).
- Cứ mỗi dịp trung thu, Trung tâm lại tham gia tổ chức chương trình tổ chức trung thu cho con em cán bộ cơ quan tập đoàn điện lực Việt nam và Ban A Yên Phụ nhân ngày tết trung thu.
Ngày 05/04/2007- Tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo do đoàn thanh niên cơ quan tập đoàn phát động (Có 9 đoàn viên EVNIT tham gia trên tổng số 11 đoàn viên tập đoàn điện lực Việt Nam hiến máu)
Kết quả là:
- Tập thể Chi đoàn thanh niên Trung tâm Công nghệ thông tin - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thuộc khối Công nghiệp Hà nội “Đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2006”. Giấy khen do Thành Đoàn Hà nội trao tặng
- Tập thể Chi đoàn thanh niên Trung tâm Công nghệ thông tin - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thuộc khối Công nghiệp Hà nội “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên nhiệm kỳ năm 2005 - 2006”. Giấy khen do Đoàn khối Công nghiệp trao tặng.
3.2.3. Về xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Trung tâm có xây dựng cho mình triết lí, phương châm làm việc rất rõ ràng. Cụ thể:
Có niềm tin vào tầm nhìn và sứ mạng của Trung tâm
Đặt lợi ích lâu dài của Tập đoàn, Trung tâm lên hàng đầu
Tinh thần đồng đội – Đoàn kết chặt chẽ. Quan tâm lẫn nhau giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên
Tôn trọng lợi ích của Trung tâm, xã hội, khách hàng, đối tác, nhân viên
Trung thực, chăm chỉ, năng động, sáng tạo, tự hoàn thiện
Dũng cảm, chấp nhận thay đổi
Tự giác chấp hành nội quy, quy định của Trung tâm
Cùng nhau xây dựng và phát triển văn hoá Doanh nghiệp nhân văn và tiến bộ
( trích dẫn trong tài liệu “chương trình đào tạo hội nhập dành cho cán bộ mới trúng tuyển vào EVNIT”)
Bên cạnh đó, Trung tâm còn thiết kế biểu tượng riêng cho đơn vị của mình thể hiện hình tượng giúp người nhận biết nhận ra nó
Trung tâm có tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên tham gia gần 100 % đoàn viên tham gia (140/195), điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới thái độ, tinh thần, trách nhiệm của toàn bộ nhân viên trong công ty
Trên thực tế, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp của Trung tâm chỉ mang tính định hướng, chưa có tiêu chuẩn cụ thể nào cả. Tuy nhiên, qua điều tra một số nhân viên trong công ty, đến 98 % số nhân viên có niềm tin và sứ mạng của công ty, điều đó thể hiện sự đồng lòng, tin tưởng, quyết tâm vào sự thành công của doanh nghiệp, 90 % nhân viên xác định làm việc lâu dài cho Trung tâm điều đó cho thấy họ hài lòng với những gì mình có, 100 % nhân viên khi được hỏi đều trả lời “rất tự hào nhận mình là người của công ty khi ra ngoài”. Hầu hết các nhân viên đều rất tự giác chấp hành kỉ luật lao động, bằng chứng cho thấy từ những năm thành lập đến nay, Trung tâm chưa sa thải bất cứ lao động nào.
4. Các hoạt động Quản trị chủ yếu của Trung tâm CNTT
4.1. Chiến lược, kế hoạch
4.1.1. Chiến lược
Tầm nhìn
Xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin – EVN trở thành đơn vị chuyên nghiệp tầm cỡ hàng đầu quốc gia khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực CNTT
4.1.1.2. Sứ mệnh
Nghiên cứu và ứng dụng CNTT trong việc tối ưu hoá phương thức sản xuất kinh doanh điện năng, phục vụ sự phát triển lớn mạnh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
4.1.2.3. Mục tiêu
Xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin – EVN trở thành đơn vị chuyên nghiệp tầm cỡ hàng đầu quốc gia khu vực Đông Nam Á về lĩnh vực CNTT
Tạo niềm tin và không ngừng nâng cao vị thế của EVNIT đối với cơ quan Nhà nước, các đối tác và khách hàng. Đến với EVNIT nghĩa là luôn tìm thấy sự tin cậy, thoả mãn và sự thành công.
Cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá cạnh tranh, nhiều chính sách ưu đãi và dịch vụ tốt nhất.
Phát triển đội ngũ quản lí và nhân viên có năng lực, đạo đức, tinh thần đồng đội.
Ứng dụng thành công công nghệ tiên tiến trong việc phát triển các sản phẩm CNTT đạt chất lượng cao làm thoả mãn khách hàng một cách cao nhất.
4.1.1.2. Chiến lược
Chiến lược Trung tâm xây dựng dựa trên chiến lược chung của toàn ngành CNTT do chỉ thị của Bộ Bưu chính viễn thông. Từ năm 1986 với “chiến lược đột phá”chuyển từ chế độ bao cấp sang cơ chế “tự trả, tự vay, tự chịu trách nhiệm”. Trong giai đoạn từ 1993 – 2000, thực hiện chiến lược “tăng tốc” với phương châm “đi thẳng vào công nghệ hiện đại”, ngành đã đạt được mục tiêu số hoá hoàn toàn mạng lưới viễn thông, phát triển các dịch vụ mới, mở rộng phạm vi phục vụ đến các vùng nông thôn. Giai đoạn từ năm 2001 – 2010, thực hiện chiến lược “hội nhập và phát triển” với phương châm “phát huy tối đa nội lực, tạo môi trường cạnh tranh sâu, rộng và hội nhập quốc tế”. Tính đến ngày 7/7/2007, số người sử dụng internet đạt trên 20%, hầu hết các cơ quan nhà nước và trên 50% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT. Tỷ lệ cán bộ công chức biết sử dụng thành thạo internet và CNTT ở các cơ quan trung ương là 70%. Hiện tại, Trung tâm có 54 đơn vị thành viên hoạt động CNTT trực thuộc EVN.
4.1.2. Kế hoạch ( giai đoạn 2006 – 2010)
4.1.2.1. Kế hoạch sản phẩm
Tập trung nâng cấp và tích hợp các sản phẩm CNTT hiện có theo nhu cầu của các đơn vị trong ngành
Xây dựng các giải pháp CNTT mới dựa trên các ứng dụng CNTT hiện đại trên thế giới để cung cấp cho các đơn vị trong và ngoài ngành
Cung cấp các dịch vụ gia tăng trên mạng viễn thông (kể cả trên mạng EVN Telecom lẫn trên các mạng khác như VNPT, Viettel, Sphone, Hanoi Telecom).
Sản xuất và phân phối các thiết bị CNTT, viễn thông với giá cả cạnh tranh theo xu hướng thích hợp các lợi ích về CNTT trong thiết bị
Cung cấp các dịch vụ tư vấn về CNTT như tư vấn chiến lược, tư vấn đầu tư, tư vấn nghiệp vụ và triển khai các giải pháp CNTT tiên tiến (như ERP, CRM…).
Cung cấp dịch vụ đào tạo có chứng chỉ quốc tế về CNTT và Viễn thông thông qua hợp tác đào tạo với các công ty trên thế giới như Microsoft, Oracle, SAP, Cisco…
Cung cấp các dịch vụ cho thuê nhân công, hệ thống hạ tầng, hệ thống giải pháp về CNTT
4.1.2.2. Kế hoạch về qui trình sản xuất kinh doanh
Triển khai quy trình sản xuất phần mềm theo tiêu chuẩn CMMI mức 5 (mức cao nhất)
Tiêu chuẩn và quy trình hoá các hoạt động quản lý và hỗ trợ sản xuất để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc thông qua triển khai hệ thống quản lý chất lượng tổng thể.
Quy trình hoá hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng. Triển khai hệ thống thông tin về quản lý thông tin và chăm sóc khách hàng
4.1.2.3. Kế hoạch đào tạo – nghiên cứu – phát triển
Đẩy mạnh công tác về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới. Trung tâm hợp tác với hàng loạt các Tập đoàn CNTT lớn trên thế giới như: Intel, IBM, Orcle… để có sự hỗ trợ và chuyển giao công nghệ với chi phí thấp
Nâng cao năng lực quản lí của các cán bộ từ việc tuyển chọn đảm bảo có trình độ từ đại học, đào tạo và phát triển nhân lực
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp để phát triển bền vững
4.1.2.4. Kế hoạch về tài chính
Đảm bảo được chi phí để tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ vận hành, duy trì và phát triển các hệ thống CNTT hiện có của Tập đoàn. Dự kiến tổng chi phí khoảng 17 – 20 tỷ/ năm
Huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển. Dự kiến huy động khoảng 20 – 25 tỷ/ năm
Đảm bảo các chỉ tiêu tài chính, dự kiến tăng trưởng 10 %/ năm
Đánh giá về kế hoạch giai đoạn 2006 – 2010:
Đây là kế hoạch dài hạn của Trung tâm, nhìn chung kế hoạch đưa ra khá đầy đủ các mặt cần đạt được cho mục tiêu giai đoạn 2006 – 2010. Từ kế hoạch dài hạn, Trung tâm đề ra các kế hoạch ngắn hạn 01 năm và kế hoạch sản xuất tác nghiệp trong từng tháng, từng quý.
4.2. Quản trị sản xuất và tác nghiệp
4.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
Một bản kế hoạch cần có sự góp mặt của tất cả các thành viên trong Trung tâm. Nhưng nó được thực hiện chính bởi phòng kế hoạch và sự phối hợp với các phòng ban khác của Trung tâm. Dựa trên những đánh giá, dự báo, phân tích tình hình kinh doanh… qua đó, phòng kế hoạch sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch trình Giám đốc và Tập đoàn phê duyệt.
Bảng 03: Quy trình lập kế hoạch của Trung tâm
Xây dựng kế hoạch năm và các kế hoạch chức năng khác
Triển khai thực hiện
Điều chỉnh kế hoạch
Theo dõi, kiểm tra, thực hiện kế hoạch
Để lập ra 1 bản kế hoạch kinh doanh, Trung tâm căn cứ vào các yếu tố sau:
Dựa trên kết quả của năm trước để dự báo kết quả năm nay. Điều này làm giảm yếu tố khách quan do sự biến động nhiều của bên ngoài
Căn cứ vào tình hình nguồn lao động hiện có, số lượng công việc hiện còn tồn tại Trung tâm sẽ đưa ra dự báo cho năm tiếp theo. Thông thường số lượng công việc của Trung tâm tương đối ổn định nên dự báo cho nguồn lao động vào năm tới có thể thực hiện được
Căn cứ vào kế hoạch chung của Tập đoàn. Trung tâm vẫn thuộc quản lí chung từ Tập đoàn do vậy kế hoạch xây dựng phải dựa trên định hướng chung của cấp trên
Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch
Việc lập kế hoạch của Trung tâm chưa đạt hiệu quả cao bởi kết quả qua các năm từ 2005 đến 2008 chưa đạt theo kế hoạch và có nhiều điều chỉnh kế hoạch. Năm 2005, theo kế hoạch doanh thu phải đạt 23249 triệu đồng thì thực hiện chỉ là 22087 triệu đồng (đạt 95%), lợi nhuận là âm 2013 triệu đồng, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trong khi đó kế hoạch lại là 2158 triệu đồng, chênh lệch 4171 triệu đồng, sai số dự báo quá lớn. Năm 2007, chênh lệch lợi nhuận giữa kế hoạch và thực hiện là 5604 triệu đồng. Điều này chứng tỏ Trung tâm chưa có sự quan tâm thích đáng cho công tác kế hoạch và nguồn nhân sự tại phòng kế hoạch chưa nắm rõ bài bản của công tác lập kế hoạch kinh doanh.
Bảng 04: Bảng chỉ tiêu thực hiện, kế hoạch
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Năm
Lợi nhuận
Doanh thu
Vốn đầu tư
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1
2005
2 158
( 2 013)
23 249
22 087
38 154
31 036
2
2006
2 482
1 986
26 888
24 737
57 925
27 764
3
2007
2 572
(3 032)
27 766
27 211
87 621
49 532
4
2008
3 372
2 866
32 686
28 500
112 035
78 938
(Nguồn: P. Tài chính)
4.2.2. Các công cụ được thực hiện trong tổ chức quá trình sản xuất
Hiện tại Trung tâm chỉ sử dụng mạng Pert và sơ đồ Gantt cho việc triển khai các dự án trong các giai đoạn.
Ví dụ:
Các hệ thống tập đoàn triển khai
giai đoạn 2006 - 2010
2007
2008
2009
2010
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
1
2
3
4
Danh sách các hệ thống CNTT
Hệ thống thông tin quản lí
tài chính và vật tư ERP
Hệ thống thanh toán điện tử
Hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống thông tin quản lí
vận hành,bảo duỡng, sửa chữa
Hệ thống phân tích nhu cầu sử dụng
4.3. Quản trị nhân lực
4.3.1. Phân tích và thiết kế công việc
Phân tích công việc
Phân tích công việc là quá trình đánh giá nội dung công việc bằng cách xác định các thông tin liên quan đến từng bước công việc được phân tích. Mục đích là phải xác định được các tiêu thức mô tả độ phức tạp của công việc. Đối với các công việc về CNTT yêu cầu về kiến thức chuyên môn cần người am hiểu về CNTT; đó là trách nhiệm vụ của phòng Công nghệ phần mềm. Khi cần triển khai các dự án thì cần nhân viên phòng kỹ thuật, khi cần tuyển dụng lao động thì yêu cầu phòng tổ chức nhân sự…
Bảng 05: Quá trình phân tích công việc tại Trung tâm
Mô tả công việc
Yêu cầu công việc
Tiêu chuẩn công việc
Ví dụ: Mô tả công việc của cán bộ nhân sự
Chức danh công việc: Cán bộ quản lí nhân sự
Nhiệm vụ: Thiết kế và thực hiện các chính sách có liên quan tới tất cả các hoạt động quản lí con người. Tuyển mộ, phỏng vấn và tuyển chọn lao động cho tất cả các vị trí làm việc còn trống. Theo dõi và quản lí các hoạt động như bảo hiểm, hưu trí, thăng tiến, cho thôi việc… Viết báo cáo và kiến nghị nhằm giảm tình trạng vắng mặt và biến động sức lao đông…
Yêu cầu công việc:
+ Kiến thức: Có kiến thức về quản lí nhân sự, hiểu biết chính sách và các quy định của Nhà nước và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
+ Kĩ năng: Sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu lao động như phỏng vấn, điều tra xã hội học… có khả năng giao tiếp và quan hệ con người, kĩ năng soạn thảo văn bản thành thạo
+ Giáo dục: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, quản lí nhân sự
+ Kinh nghiệm: Tối thiểu 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lí nhân sự hoặc quản trị kinh doanh
Tiêu chuẩn thực hiện công việc:
+ Số lượng lao động trong công ty phải được bố trí hợp lí
+ Hoàn thành được 90% kế hoạch công ty giao cho
…
Thiết kế công việc
Trung tâm chủ yếu thiết kế công việc theo phương pháp truyền thống, tức là xác định các nhiệm vụ và trách nhiệm dựa trên các yếu tố chung và giống nhau của từng công việc đựơc thực hiện ở các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình đánh giá việc thực hiện công việc của người lao động, phòng tổ chức sẽ có điều chỉnh thiết kế lại công việc một cách hợp lí hơn.
4.3.2. Công tác tuyển dụng
Công tác tuyển dụng cán bộ thường vào lúc sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường, tuyển trong năm nếu đột xuất thiếu cán bộ. Tuyển dụng được chia làm 03 vòng thi: thi Tiếng Anh (thi viết), thi chuyên môn (thi viết) và cuối cùng là phỏng vấn trực tiếp. Hội động tuyển dụng sẽ chấm điểm tổng cộng 02 vòng thi viết đầu, theo kế hoạch tuyển chọn người để chọn những người cao điểm nhất vào vòng phỏng vấn trực tiếp.Tại đây, trực tiếp Ban Giám đốc sẽ phỏng vấn và nhận hợp đồng xin việc. Người được tuyển dụng sẽ nhận hợp đồng thử việc trong vòng 03 tháng sau đó tuỳ điều kiện sẽ được nhận vào làm chính thức.
Bảng 6: Quy trình thực hiện HĐLĐ tại EVN.IT
CB trúng tuyển vào Trung tâm
Ký HĐ thử việc
Đánh giá sau thử việc
Ký HĐLĐ có xác định thời hạn (02 lần)
Ký HĐLĐ không xác định thời hạn
Thoả thuận chấm dứt HĐLĐ
Thanh lý HĐLĐ
Thông báo kết thúc HĐ
Thông báo kết thúc HĐ
Không đạt
Đạt
Không có nhu cầu
2 bên có nhu cầu tiếp tục
Không có nhu cầu
(Nguồn: P. tổ chức)
Bảng 7 : Số liệu lao động trúng tuyển tại trung tâm 4 năm (2005 – 2008)
Đơn vị: người
Năm
Giới tính
Trình độ
Tổng số
Nam
Nữ
Kỹ sư
Cử nhân
2005
25
10
20
15
35
2006
33
9
27
15
42
2007
44
20
44
20
64
2008
37
35
43
29
72
( Nguồn: P. Tổ chức)
Đánh giá công tác tuyển dụng: Việc tuyển dụng người vào Trung tâm được tiến hành khá chặt và nghiêm túc. Năm 2005 tuyển thêm 35 người, năm 2006 là 42 người, năm 2007 là 64 người, năm 2008 tuyển dụng thêm được 72 người, trung bình mỗi năm Trung tâm tuyển thêm được khoảng 20 % lao động nhằm đáp ứng nhu cầu công việc mới. Nhận thấy ở đây sự chênh lệch giữa cử nhân và kỹ sư, Trung tâm tuyển chủ yếu là các kĩ sư, các năm đều có số lượng kĩ sư mới tuyển gần gấp đôi số lượng cử nhân. Cụ thể, năm 2005, số lượng kĩ sư cao hơn số lượng cử nhân 5 người (tức hơn 25%), năm 2006 là hơn 12 người (44.4%), năm 2007 là hơn 24 người (54.5%), năm 2008 là hơn 14 người (32.6%). Hoạt động chuyên về lĩnh vực kĩ thuật, Trung tâm ưu tiên cho số lượng kỹ sư, riêng năm 2008, với số lượng tuyển cao hơn các năm còn lại nhưng số lượng cử nhân đã có sự tăng lên đáng kể điều này chứng tỏ Trung tâm nhận thức thấy tầm quan trọng không nhỏ của đội ngũ những người làm kinh tế trong thời đại kinh tế thị trường, đây là điều đáng mừng và tích cực. Số lượng nữ giới trong Trung tâm ngày được tăng lên cân bằng với nam giới, cải thiện được sự quá chênh lệch giới tính.
4.3.3. Định mức lao động
+ Định mức về thời gian: Trung tâm quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ các ngày lễ têt, nghỉ thai sản, ốm đau… đều theo quy định của pháp luật. Đối với nhân viên hành chính thời gian làm việc sáng từ 7h30 – 12h00, chiều từ 1h00 – 4h30, nhân viên làm ca chia làm 02 ca: Sáng từ 6h – 14h, chiều từ 14h – 22h,
+ Định mức phục vụ: Trung tâm hoạt động trong lĩnh vực CNTT nên việc đảm bảo vận hành là vô cùng quan trọng, Trung tâm đề ra định mức cho hoạt động này là phải đảm bảo thông suốt, hệ thống hoạt động 24/ 24. Điều này là căn cứ để xác định số lượng nhân viên trong phòng công nghệ phần mềm và chế độ ca kíp để đảm bảo cho hoạt động này diễn ra bình thường.
Bảng 8: Khảo sát thời gian làm việc 1 ngày của nhân viên phòng kĩ thuật
STT
Loại (t) hao phí
(t) hao phí (phút)
%
1
Tác nghiệp
370
77.1
2
Chuẩn kết
30
6.3
3
Fục vụ kĩ thuật
20
4.2
4
Nghỉ ngơi
50
10.4
5
Lãng phí
10
2
6
Tổng
480
100
(Số liệu đánh giá phòng kĩ thuật)
Như vậy có thể thấy lượng thời gian hao phí là nhỏ chứng tỏ nhân viên có trách nhiệm với công việc, thời gian tác nghiệp chiếm 77.1 % trong tổng thời gian quy định trong ngày, thời gian lãng phí chỉ chiếm có 2%, việc sử dụng thời gian lao động là có hiệu quả.
Về định mức phục vụ, theo báo cáo tổng kết năm 2008, nhìn chung công tác vận hành và bảo trì hệ thống tương đối tốt tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, gặp một số sự cố trong quản lí hệ thống internet, chất lượng giám sát còn chưa cao.
Phân công và hiệp tác lao động
Phân công lao động
Trung tâm phân công lao động theo các hình thức sau:
+) Phân công theo tính chất hoạt động
Bảng 9: Tình hình phân chia lao động
Lao động
L.động quản lí
Nhân viên
Tổng số
SL
(%)
SL
(%)
SL
(%)
Văn phòng
2
20
8
80
10
100
P. Tổ chức cán bộ
2
13.33
13
86.67
15
100
P. CNPM
5
5.26
90
94.74
95
100
P. Kĩ thuật
2
13.33
13
96.67
15
100
P. Vận hành
2
88.24
15
11.76
17
100
P. R & D
1
16.67
5
83.33
6
100
P. Tư vấn GTGT
3
25
9
75
12
100
P. tài chính
1
20
4
80
5
100
P. Kinh doanh
2
20
8
80
10
100
P. Kế hoạch
2
20
8
80
10
100
(Nguồn: P. Tổ chức năm 2008)
Cách phân công này khá phù hợp với cơ cấu lao động ở từng phòng ban, phòng có ít lao động chỉ có 1 đến 2 cán bộ quản lí, phòng công nghệ phần mềm có 95 người được chia thành 4 tổ với 1 trưởng phòng và 4 tổ trưởng.
+) Phân chia lao động theo độ tuổi lao động, giới tính
Bảng 10: Phân chia lao động theo tuổi, giới tính
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Nam
nữ
Nam
Nữ
Nam
nữ
Nam
nữ
> 35t
32
15
35
14
48
17
44
21
< 35t
35
10
36
20
74
25
95
35
Tổng
67
25
71
34
122
42
139
56
(Nguồn: P. Tổ chức)
Cơ cấu lao động trong Trung tâm khá trẻ hầu hết là dưới 35 tuổi và đa phần là nam, điều này phù hợp với ngành nghề làm kĩ thuật trong công ty. Những năm gần đây, số lượng lao động trẻ ngày càng tăng làm tăng năng suất lao động và số lao động nữ cũng được tăng lên làm giảm chênh lệch giới tính.
+ Phân công theo trình độ chuyên môn
Bảng 11: Phân chia lao động theo trình độ
STT
Tiêu chí
Số lượng
Tỷ lệ (%)
I
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
1
Thạc sĩ
30
15.38
2
Kĩ sư, cử nhân
149
76.41
3
Khác
16
8.21
II
TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT
1
Chuyên gia phần cứng
55
28.2
2
Chuyên gia phần mềm
90
46.15
3
Bộ phận khác
50
25.65
III
Tổng cộng
195
100
(Nguồn: P. tổ chức năm 2008)
Hầu hết trong Trung tâm có trình độ đại học và trên đại học, điều này có được là do khâu tuyển dụng chọn vào đều là những ứng viên có trình độ đại học khá trở lên.
+ Phân theo chức năng sản xuất: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp
Lao động trực tiếp
Phòng công nghệ phần mềm: 95/195 chiếm 48.7%
Phòng kỹ thuật: 15/195 chiếm 7.7%
Phòng vận hành: 17/ 195 chiếm 8.7 %
Phòng đào tạo – nghiên cứu – phát triển: 6/195 chiếm 3.1 %
Phòng tư vấn & Giá trị gia tăng, Chi nhánh Trung tâm tại thành phố Hồ Chí Minh: 12/195 chiếm 6.1 %
Khối sản xuất gián tiếp bao gồm:
Phòng tổ chức cán bộ & lao động: 15/195 chiếm 7.7 %
Phòng tài chính kế toán: 5/195 chiếm 2.3 %
Phòng kinh doanh: 10/195 chiếm 5.1 %
Phòng kế hoạch kinh tế: 10/195 chiếm 5.1 %
Văn phòng: 10/195 chiếm 5.1 %
( Số liệu năm 2008 tại phòng tổ chức)
Trong đó, lao động gián tiếp chỉ chiếm 50/195 người tức 25.65%, lao động trực tiếp 145/195 người chiếm 74.35% (năm 2008). Như vậy, Trung tâm chủ yếu thiết kế công việc dựa trên khối lao động trực tiếp,._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5742.doc