Vai trò của lao động với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay

Tài liệu Vai trò của lao động với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay: ... Ebook Vai trò của lao động với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay

doc37 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của lao động với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, lao động luôn được coi là nhu cầu cơ bản nhất, chính đáng nhất và lớn nhất của con người. Lao đông, vốn và khoa học công nghệ là ba yếu tố tác động đầu vào của tăng trưởng kinh tế. Vốn là thứ có thể huy động được trong nước và nước ngoài, kỹ thuật công nghệ là thứ mà ta có thể mua được. Cả hai yếu tố này đều có đặc điểm chung: một là phải vay hoặc mua của nước ngoài (vay thì phải trả cả vốn lẫn ,lãi, thậm trí lãi đơn lãi kép). Hai là đều phải qua sự sử dụng của con người mới phát huy được hiệu quả, nếu để lãng phí, thất thoát thì chẳng những kinh tế tăng trưởng không tương ứng , mà còn cho gánh nặng nợ nần gia tăng. Khác với hai yếu tố trên,lao động là thứ mà nước ta sẵn có tức là nội lực, hơn nữa lại có rất nhiều đến mức dư thừa, tiền công lại rẻ. Đó mới nói đến đầu vào. Còn đầu ra, lao động taọ thu nhập, tạo ra sức mua, khả năng thanh toán, làm tăng dung lượng thị trường trong nước vừa là một yếu tố quan trọng của tăng trưỏng kinh tế, vừa có tác động mời gọi các nhà đầu tư, bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài...Ngoài ra, lao động còn có vai trò trong việc xoá đói giảm nghèo, các vấn đề xã hội khác... Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, muốn có sự phát triển kinh tế cao và phát triển bền vững cần phải đề cao vai trò của lao động. Những lí do trên làcơ sở của đề tài: “Vai trò của lao động với phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển và trong điều kiện Việt Nam hiện nay”. Nội dung của đề tài là phân tích thực trạng lao động Việt Nam hiện nay và một số phướng hướng giải quyết để phát huy vai trò của lao động góp phần phát triển kinh tế. Đề tài được hoàn thành với sự giúp đỡ của GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng- khoa kế hoạch và phát triển trường ĐHKTQD. Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2008 Sinh viên Lục Thị Trang CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG 1. Một số khái niệm cơ bản Lao động Lao động là hoạt động có mục đích của con người. Lao động là một hành động diễn ra giữa con người và giới tự nhiên. Trong quá trình lao động con người sử dụng sức tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất tự nhiên, biến đổi vật chất đó, làm cho chúng có ích cho đời sống của mình. Vì thế lao động không thể thiếu được của đời sống con người,là một sự tất yếu vĩnh viễn là môi giới trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người. Lao động chình là việc sử dụng sức lao động. Nguồn lao động Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo qui đinh của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao độngvà những người ngoài độ tuổi lao động (trên độ tuổi lao động) đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Lực lượng lao động Lực lượng lao động theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc Tế ( ILO- International Labour Organization ) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo quy địng thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế ( tích cực ) và nó phản ánh thực tế về cung ứng lao động của xã hội. 2.Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lao động và chất lượng lao động 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng lao động a. Dân số Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định đến số lượng lao động: quy mô và cơ cấu dân số có ý nghĩa quan trọng đến quy mô và cơ cấu của lao động. Sự biến động của dân số thường được nghiên cứu qua sự biến động cơ học và biến động tự nhiên. Biến động dân số tự nhiên: Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong. Tỷ lệ sinh đẻ và tử vong phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế và mức độ thành công của chính sách kiểm soát dân số( như chế độ sinh đẻ...). Các nước đang phát triển có tỷ lệ sinh cao hơn so với các nước phát triển do vậy cũng có tốc độ tăng dân số tự nhiên cao hơn. Theo số liệu dự báo của Liên Hiệp Quốc, giai đoạn 2000-2015 tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm của thế giới là 1,2%, các nước đang phát triển là 1,4%, các nước chậm phát triển là 2,4%. Và các nước OECD có thu nhập cao là 0,4%. Dân số tăng nhanh trong khi kinh tế tăng chậm đã làm cho mức sống dân cư ở các nước đang phát triển chậm được cải thiện và tạo áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Biến động dân số cơ học: biến động dân số cơ học là do tác động của di dân (di cư ). ở những nước đang phát triển , việc di dân là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới qui mô và cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động giữa nông thôn và thành thị. Hình thành thị trường lao động phi chính thức rộng khắp, ở các nước đang phát triển thị trường này có đặc điểm phình to ở đoạn đầu và dần biến mất. Tác động của việc di dân từ nông thôn ra thành thị một mặt làm tăng cung lao động ở thành thị đặc biệt lao động trẻ. Mặt khác, còn thúc đẩy đô thị hoá và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị. Vậy nguyên nhân của sự di dân nói trên là từ đâu? Theo mô hình di dân của Todaro (1970). Mô hình dựa vào các giả thuyết sau: - Thứ nhất, giả thiết rằng di dân chủ yếu là một hiện tượng kinh tế mà đối với cá nhân người di cư có thể hoàn toàn là một quyết định hợp lí cho dù có tình trạng thất nghiệp ở thành thị. - Thứ hai, quyết định di cư phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập “dự kiến ” sẽ có được chứ không phải là thu nhập thực tế giữa nông thôn và thành thị. Nghiên cứu hiện tượng di cư ở các nước đang phát triển, các nhà kinh tế đã thấy một số nhận xét sau: - Người di cư phần lớn là thanh niên ( tuổi từ 15-24 ) có trình độ học vấn nhất định. - Người nghèo thường chiếm tỉ lệ cao trong số người di cư. b.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động được hiểu là tỷ số phần trăm giữa những người đủ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động trên dân số đủ 15 tuổi trở lên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động là tỷ số phần trăm giữa số người trong độ tuổi thuộc lực lượng lao động trên dân số trng độ tuổi lao động. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ lệ tham gia lao động là kinh tế, văn hoá, xã hội.Tỷ lệ tham gia lượng lao động có thể khác nhau giữa các nhóm tuổi, giữa nam và nữ. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thường được sử dụng để ước tính qui mô của dự trữ lao động trong nền kinh tế quốc dân và cơ cấu lao động. 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng lao động Số lượng lao động mới phản ánh phần nào sự đóng góp của lao động vào phát triển kinh tế, nó chỉ cho biết về mặt lượng, số người tham gia lao động trên thị trường lao động, tỉ lệ tham gia lao động như thế nào? Bên cạnh đó, chất lượng lao động mới đánh giá được mặt chất của lao động. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và cơ cấu việc làm theo trình độ kĩ thuật sản xuất. Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục đào tạo, nhờ sức khoẻ của người lao động và các điều kiện xã hội khác như là: tác phong người lao động, điều kiện lao động. a.Giáo dục và cải thiện chất lượng lao động Giáo dục là quá trình truyền bá tri thức thông qua các tổ chức, cơ cấu nhà nước và dân gian nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực cho con người. Giáo dục có mối quan hệ chặt chẽ với tái sản xuất dân số và công ăn việc làm. Giáo dục là cách thức để tăng tích luỹ vốn con người. Giáo dục cung cấp thông tin và kiến thức. Thông qua giáo dục con người ta sẽ nắm bắt công nghệ khoa học nhanh nhạy hơn. Kết quả của giáo dục tạo ra một lực lượng lao động có trình độ,có kĩ năng, từ đó nâng cao năng suất lao động thúc đẩy sự phát triển của đất nước. ở các nước phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật họ đầu tư cho giáo dục tương đối cao. ở Nhật tỷ lệ chi cho giáo dục là 4,7% GDP, ở Mỹ tỷ lệ chi cho giáo dục là 7,2% GDP và ở Đức là 5,3% GDP ( số liệu năm 2004 ). Các nước đang phát triển cũng có nhưng chính sách ưu tiên giáo dục lên hàng đầu, như Singgapo có nền giáo dục tương đối tốt, họ tập trung nỗ lực thiết lập và mở rộng trung tâm đào tạo có thể tiêu chuẩn hoá chất lượng lao động trên phạm vi toàn quốc.Và chính phủ nước này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nguồn nhân lực, mục tiêu của chính phủ là đeo đuổi chính sách thị trường lao động chủ động. Với Việt Nam, “ Giáo dục là vấn đề Quốc sách”, ngân sách Nhà nước cho giáo dục ngày càng tăng đáng kể, năm 2005 là hơn 55 nghìn tỷ đồng, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 13.940 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 11.400 tỷ đồng, năm 2008 dự kiến tăng so với năm 2007 là 9.430 tỷ đồng. Giống như giáo dục dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cũng làm tăng chất lượng lao động.Sức khoẻ có tác động tới chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai. Một con người khoẻ mạnh mới có thể lao động tốt, mới đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Sức khoẻ của người lao động thông thường được đánh giá bằng thể lực (chiều cao, cân nặng). Điều này phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ. Với những người đang làm việc, việc chăm sóc sức khoẻ được thể hiện ở chế độ dinh dương, các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, và vấn đề bảo hiêm xã hội. Đối với nguồn nhân lực tương lai, chất lượng còn được thể hiện ở việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ tốt cho trẻ em. Đây là cách thức giúp cho thế hệ trẻ phát triển tốt về thể lực, lành mạnh về tinh thần, giúp trẻ có đủ năng lực, để nhanh chóng tiếp thu kiến thức, kỹ năng qua giáo dục nhà trường. Bên cạnh hai yếu tố có ảnh hưởng tới chất lượng lao động là giáo dục và sức khoẻ nói trên thì ngày nay, các nhà quản lí cho rằng chất lượng lao động, hiệu quả công việc còn liên quan đến tác phong, tinh thần, thái độ và tính kỷ luật của người lao động. Đối với nền kinh tế năng động và ngày càng phát triển phức tạp như hiện nay đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tinh thần tự chủ sáng tạo, thái độ hợp tác và tính kỉ luật tốt. Điều này ở các nước phát triển đã thực hiện rất tốt, nhưng đối với các nước đang phát triển thì chưa được thực hiện chặt chẽ. Đặc biệt với Việt Nam, tính kỷ luật trong lao động dường như không hiệu quả. 3. Thị trường lao động 3.1.Cung lao động. a.Khái niệm: cung lao động phản ánh về số lượng và chất lượng lao động có khả năng cung cấp cho nền kinh tế theo những mức tiền công xác định b.Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung lao động Số lượng: lực lượng tham gia lao động +Qui mô cơ cấu dân số: mối quan hệ lao động và dân số là mối quan hệ đồng biến nhưng không đồng nhất. Ví dụ có thể lực lượng lao động của Việt Nam tăng cao nhưng dân số vẫn không tăng. +vấn đề di cư: đây là vấn đề tương đối nan giải với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, một số đặc điểm của vấn đề này như sau:Lưọng di cư từ nông thôn ra thành thị rất đông, đối tượng di cư tỉ lệ thuận với học vấn ( học vấn càng cao thì lượng di cư càng nhiều), lực lượng kinh tế di cư chủ yếu là bộ phận nghèo, độ tuổi của những người di cư còn rất trẻ chỉ khoảng từ 15-24 tuổi di cư càng nhiều. Lực lượng kinh tế di cư chủ yếu là bộ phận nghèo, độ tuổi những người di cư thường rất trẻ chỉ khoang 15-24 tuổi. +tỉ lệ tham gia lực lượng lao động +qui định về thời gian làm việc: -chất lương lao động phụ thuộc vào giáo dục, y tế và xã hội. 3.2.Cầu lao động a. Khái niệm: Cầu lao động phản ánh mạnh về số lượng và chất lượng ma nền kinh tế co nhu càu sử dụng, theo mức tiền công xác định. b.các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu lao động -Qui mô nền kinh tế -công nghệ: công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động -cơ cấu ngành thay đổi 3.3. Tiền công Tiền công trung bình xã hội trên thị truờng lao động được xác định tại giá trị cân bằng trên thị trường lao động. II. Vai trò của lao động trong tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển 1.Vai trò hai mặt của lao động Lao động co vai trò đặc biệt hơn các yéu tố khác vì lao động có vai trò hai mặt: Một mặt lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu trong cáchoạt động kinh tế. Mặt khác lao động-một bộ phận của dân số,những người được hưởng lợi ích của quá trình phát triển. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chủ yếu là yếu tố vốn và lao động, yếu tố khoa học công nghệ tuy có tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. 2.Đặc điểm cơ bản của thị trường lao động ở các nước đang phát triển Cung lao động nhiều về số lượng, kém về chất lượng Đối với nước đang phát triển thường có số dân đông, tốc độ tăng dân số nhanh. Cung lao động dồi dào, giá lao động rẻ.Tuy nhiên ở hầu hết các nước này, lao động lại chưa phải là động lực mạnh cho tâưng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là các nước mà lao động nông nghiệp – nông thôn còn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lực lượng lao động. Lao động nhiều nhưng có biểu hiện của sự “dư thừa” hay tình trạng thiếu việc làm. Lao động với năng suất thấp, phần đóng góp của góp của lao động trong tổng thi nhập còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế chậm phát triển, các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm chậm được cải thịên, bổ sung thạm chí còn suy giảm (như quỹ đất đai trong nông nghiệp). Mặt khác, quan hệ lao động và thị trường lao động, nhất là ở nông thôn chậm phát triển cũng là nhân tố làm hạn chế vai trò của lao động. Chất lượng lao động gắn liền với giáo dục trong khi đó chỉ số dục của Việt Nam bị giảm từ 0,825 xuống 0,815. Cho đến nay chưa có những số liệu đánh giá cụ thể, nhưng theo Báo cáo tại Hội thảo về Chất Lượng giáo dục (Bộ Kế hoạch và Đầu tư 11/2003), cho thấy chỉ số tổng hợp về chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực của Việt Nam không cao, chỉ đạt 3,79 ( tính theo thang điểm 10); sự thành thạo về tiếng Anh đạt 2,62; sự thành thạo công nghệ cao đạt 2,50. Trong số 12 nước châu á đưa vào bảng thống kê, Việt Nam đứng thứ 11. Hàn Quốc đứng đầu với chỉ số tổng hợp chất lượng giáo dục là 6,91 điểm, Singapo thứ 2 (6,81), song lại dẫn đầu về thành thạo tiếng Anh (8,33) và thành thạo công nghệ cao (7,83). Công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghệ cao ở nước ta hiện nay còn thiếu nghiêm trọng. Trong đội ngũ lao động, số người đã qua đào tạo mới đạt xấp xỉ 20% - tương đương khoảng 7,5 triệu (trong đó trình độ công nhân kỹ thuật, đào tạo ngằn hạn: 4,9 triệu; trung học chuyên nghiệp: 1,47 triệu). Về khoa học và công nghệ, tỷ lệ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện còn rất thấp, chỉ là 0,18/100 dân (tỷ lệ cán bộ R-D(5) chỉ 0,05/100 dân), trong khi ở Hàn Quốc là 2,19 (gấp 12,2 lần), Mỹ 3,67 (gấp 20,4 lần)(6). Chi phí cho R-D của Nhật Bản là 3.04% GDP, của Hàn Quốc là 3,44%, Singapo là 20,03. 2.2. Cầu lao động thấp Ở nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, các chính sách vĩ mô cụ thể chưa tạo được một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp.Theo báo cáo của ngân hàng thế giơi (WB) và tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) về môi trường kinh doanh ở Việt Nam: năm 2006 đứng thứ 99 trên 155 quốc gia, năm 2007 xếp hạng 104 trên 175 quốc gia, và năm 2008 đứng thứ 91 trên 178 quốc gia. Nhà nước chưa có chính sách đủ mạnh khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ năm 2000 đến tháng 10 năm 2007, đã có gần 250.000 doanh nghiệp tư nhân được hình thành, với số vốn đăng kí trên 20 tỷ USD và tạo thêm được hơn 2,8 triệu chỗ làm việc. Tuy nhiên, tỉ lệ doanh nghiệp trên số dân ở Việt Nam cho đến nay vẫn rất thấp: 300người/ doanh nghiệp, trong khi đó ở Mỹ là 10/1, Hồng Kông là 5/1, trung bình các nước là 80/1. Số người tự làm việc còn chiếm đa số Nói đến thị trường lao động thương nói đến “việc làm được trả công” và “tự làm”. Nhưng người “tự làm” đa số hoạt động trong khu vực nông nghiệp, và có nhiều lao động nữ tham gia. Bảng 1 : Cơ cấu việc làm của Việt Nam chia theo vị thế công việc giai đoạn 2000-2005 Năm Số lượng Cơ cấu(%) Cơ cấu chia ra (%) Làm công khu vực nhà Nước Làm công khu vực ngoài Nhà nước Chủ sử dụng lao động Tự làm việc cho bản thân Làm việc gia đình không lương Việc khác không phân loại 2000 38.367 100 9,33 9,10 0,21 43,02 37,04 1,30 2001 39.001 100 9,46 11,25 0,30 40,34 37,20 1,45 2002 40.162 100 10,08 10,33 0,39 40,45 37,90 0,85 2003 41.175 100 10,06 11.81 0,35 41,12 35,87 0,79 2004 42.315 100 10,26 15,31 0,51 41,21 32,71 0,00 2005 43.452 100 10,17 15,48 0,40 40,96 32,99 0,00 Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Trong bảng phân loại của OLS vị thế công việc phân biệt ba loại việc làm quan trọng và hữu ích, đó là: Làm công (hay còn gọi là làm thuê); Tự tạo việc làm, và làm việc gia đình không hưởng công. Tự tạo việc làm lại được chia thành 3 nhóm nhỏ: (i) chủ sử dụng lao đông,(ii) lao động làm việc cho bản thân, và (iii) thành viên các hợp tác xã sản xuất.Việc làm được hưởng lương, tăng lên đáng kể. Số người làm công trong khu vực Nhà nước tăng dần lên theo các năm, năm 2000 là 8,45% và năm 2005 là 10,17%. Lao động làm công trong khu vực ngoài Nhà nước cũng tăng từ 8,33% năm 2000 đến 15,48% năm 2005. Tuy nhiên lực lượng tự làm việc cho bản thân và cho gia đình không hưởng lương (tức là việc làm không chuyên nghiệp) vẫn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 75%, chứng tỏ khu vực kinh tế tự do không được tổ chức ởnước ta chiếm đa số. Đây cũng là điểm khác biệt rất cơ bản so với thế giới. 2.4.Thị trường lao động phức tạp Thị trường lao động ở các nước đang phát triển cơ bản được chia thành ba khu vực như sau: -Thị trường lao động khu vực thành thị chính thức bao gồm các tổ chức, đơn vị kinh tế có qui mô tương đối lớn và hoạt động ở nhiều lĩnh vực sản xuất: công nghiệp, xây dựng ,dịch vụ (ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, y tế, du lịch,..) và lĩnh vực quản lí. -Thị trường lao động khu vực thành thị không chính thức bao gồm các tổ chức (đơn vị) có qui mô nhỏ hoặc rất nhỏ, hoạt động rất đa dạng. Khu vực này có thể tạo được việc lamf cho những người di cư từ nông thôn ra. Tuy nhiên đa số những người làm việc trong khu vực thành thị không chính thức là người dân ở thành thị không có vốn để sản xuất kinh doanh và trình độ chuyên môn của họ thấp hoặc không có. Thâm nhập vào khu vực thành thi không chính thức là điều dễ dàng, chỉ với một số vốn nhỏ người ta có thể bán hàng rong ngoài phố, đạp xích lô hoặc làm một loạt các công việc khác. Đối với những người khôg có vốn cần thiết để tự tạo việc làm, thì vẫn có cơ hội làm việc cho những người khác. Do đó khu vực thành thị không chính thức có khả năng cung cấp một khối lượng lớn việc làm nhưng với mức tiền công thấp. Thị trường khu vực không chính thức đã phát triển góp phần tạo việc làm và thu nhập. Ví dụ, ở vùng Sahara Châu Phi, khu vực không chính thức chiếm khoảng 60% lực lượng lao động thành thị, tại Mỹ Latinh khoảng 30%, khu vực Nam á và Đông Nam á việc làm khu vực không chính thức chiếm khoảng 50%-70% tổng số việc làm. Sự phát triển thị trường lao động khu vực phi chính thức ở khu vực thành thị ở các nước đang phát triển xuất phát từ các nguyên nhân sau: Một là, do sự dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và đại đa số là không có trình độ chuyên môn, tay nghề. Hai là, do chính sách lao động- việc làm, chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội trong khu vực thành thị chính thức kém linh hoạt và do trình độ của người lao động thấp nên phần lớn lao động nông thôn di cư ra đã không thể tìm được việc làm ở khu vự thành thị chính thức. - Thị trường lao động khu vực nông thôn Khu vực nông thôn là khu vực mà việc làm chủ yếu trong nông nghiệp, việc làm phi nông nghiệp (công nghiệp chế biến, dịch vụ... ) chiếm tỉ lệ nhỏ. Xu hướng chung là, khi kinh tế phát triển, khu vực nông thôn phát triển,việc làm phi nông nghiệp tăng ở khu vực nông thôn, thị trường lao động nông thôn sẽ phát triển sôi động hơn. Hiện nay, tỷ lệ lao đông nông thôn của Việt Nam tương đối cao nhưng có xu hướng giảm, dự báo đến năm 2010 tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm xuống còn 50%. Giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ lao động nông nghiệp có thể còn 45% vào năm 2015 còn 30-40% đến năm 2020. 3.Kinh nghiêm về sử dụng lao động ở một số nước đang phát triển Singapore Singapore là nước có diện tích nhỏ, dân số ít, tài nguyên thiên nhiên không có. Nhưng quốc đảo này cũng là một con mãnh sư không chỉ của Đông Nam Á. Vì sao đất nước nhỏ bé này lại phát triển mạnh mẽ đếnnhưvậy? Chính sách rõ ràng và bài bản Sự thần kì trong quản lý và phát triển kinh tế của nước này phải chăng xuất phát từ chính sách thu hút nhân tài rõ ràng và đúng đắn? Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore. Là quốc gia được tạo dựng nên từ những người nhập cư, Singapore chào đón tất cả những ai có thể đóng góp phần mình vào công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, với dân số quá ít (4,5 triệu dân), tỷ lệ sinh liên tục sụt giảm, Singapore rơi vào cuộc khủng hoảng dân số. Rõ ràng, tình trạng dân số cũng như nguồn lực lao động bị "co lại" sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra nguy cơ khủng hoảng thiếu nhân tài. Năm 1998, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Singapore thành lập hẳn Ủy ban Tuyển dụng Tài năng Singapore. Tháng 10/2001, tại một diễn đàn đại học, ông Lý Quang Diệu nói với các sinh viên rằng: "Muốn thành công trong lĩnh vực nghệ thuật, y học, giáo dục..., cách duy nhất Singapore phải thực hiện là mở rộng nhân tài trên khắp thế giới. Chúng ta sẽ thất bại nếu không phát triển được đội ngũ này".Trong 5 năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Nói đến nhân tài nước ngoài ở Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các các siêu chuyên gia tầm cỡ thế giới và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Có một điểm cần nói khi bàn về Singapore là chính sách nhân tài nước ngoài của nước này có nhiều điểm khá giống Mỹ. Cả hai nước đều đặt ra mục tiêu thu hút nhân tài trước, sau đó mới tiến hành phân công công việc cụ thể. Chính sách và đường lối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống kê nhân khẩu học. Đột phá: Chào đón nhân tài ngoại vào bộ máy nhà nước Trong số 4,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là người nước ngoài. Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình thường ở Singapore chỉ khoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút ít. Còn với lao động nước ngoài có kĩ năng, tay nghề, ngoài việc được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống cùng. Họ được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singpapre chỉ trong... vài ngày. Đây là tốc độ nhập tịch nhanh chóng mặt mà bất cứ người nhập cư nào cũng thèm muốn. Mức lương tương xứng với giá trị của chất xám Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này. Ở Mỹ, lương của Tổng thống là 400.000 USD. Ở Anh, lương của Thủ tướng là 368.655 USD, lương của các Bộ trưởng trong khoảng 196.000-268.000 USD. Trong khi đó, lương của Thủ tướng Lý Hiển Long là 2,05 triệu USD/năm. Hiện tại, mức lương của Thủ tướng và các Bộ trưởng vẫn có khả năng tăng cao hơn con số 1,26 triệu USD. Đầu tư, trợ cấp giáo dục - hoạt động không thể thiếu Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Sở dĩ nói như vậy vì những người này tạo ra năng suất vô cùng lớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhưng để có được điều này, Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục. Có thể kể đến các trường đại học danh tiếng như Công nghệ Nanyang (NTU), Học viện phát triển quản lý Singapore (MDIS), Đại học Quốc gia Singapore (NUS)... Tạo niềm tin người tài luôn đứng ở vị trí cao Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn. Ở Singapore, những người tài thực sự được coi là thịt, là da đắp vào bộ khung lãnh đạo quốc gia. ở Singapore việc chất lượng nguồn lao động rất được chú trọng vì họ không có một nguồn lao động dồi dào như Việt Nam,Singapore là nước nhỏ, dân số ít. Nhưng việc đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao của họ lại được thực hiện rất tốt với những chính sách cực kì hiệu quả. CHƯƠNG II: VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG VỚI TĂNG TRƯỞNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM. I.Đặc điểm lao động ở Việt Nam 1. Số lượng lao động tăng nhanh Việt Nam là một nước có tổng dân số thuộc loại cao nhất thế giới. Năm 2007, cả nước có trên 44 triệu lao động trên tổng số 85 triệu dân đứng thứ 2 trong khu vực và đứng thứ 13 trên thế giới về qui mô dân số. Trong những năm qua chúng ta đã cố gắng giảm tốc độ tăng dân số và đã đạt những thành tựu đáng kể. Năm 2004, dân số khoảng 82 triệu dân tăng 1,44% so với năm 2003 tức tăng khoảng 1,25 triệu dân. Năm 2005 tăng 1,35% so với dân số năm 2004, và năm 2007 đã tăng 1,29% so với dân số năm 2006. Mục tiêu đề ra đến năm 2010 giảm tỉ lệ tăng dân số xuông 1,14%. Tình hình dân số đông như vậy là một áp lực lớn cho toàn xã hội. Tuy nhiên đặc điểm nổi trội và tiềm năng nguồn nhân lực nước ta chính là sức trẻ và tỉ lệ cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động là khá lí tưởng , trên 50% số dân trong độ tuổi 15-60 tuổi(độ tuổi lao động) và 45% trong tổng số lao động có độ tuổi dưới 34 tuổi. Bảng 2: Cấu trúc nguồn lao động ở Việt Nam giai đoạn 1993-2006 Năm 1993 1998 2002 2004 2006 nguồn lao động (nghìn người) 47.358 51.306 56.623 60.557 64.378 cơ cấu chia ra(%) 1. Dân số không hoạt động kinh tế 19,4 15,3 16,7 17,2 19,5 2. Dân số đang hoạt động kinh tế 80,6 84,7 83,3 82,8 81,5 2.1.Tỷ lệ có việc làm chia ra theo khu vực Hành chính sự nghiệp 3,1 3,6 4,4 5,3 5,5 Doanh nghiệp nhà nước 2,5 2,6 3,3 3,1 3,3 Doanh nghiệp tư nhân 10,8 10,1 15,7 17 17,3 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 0,1 1,1 0,8 1,3 1,6 Việc làm tự túc phi nông nghiệp 14,7 16,5 19,1 16,5 19,5 Việc làm trong nông nghiệp 49,5 50,2 38,2 38,8 32,6 2.2. Tỷ lệ thất nghiệp 0,63 1,8 0,8 0,8 3. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 6,9 6,0 5,6 4,8 Nguồn: tạp chí nghiên cứu kinh tế Nguồn lao động cũng là một bộ phận của dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc ( lao động) và bộ phận dân số ngoài tuổi lao động nhưng trên thực tế đang làm việc trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế. Nguồn lao động của Việt Nam ngà y cang tăng cao, từ năm 1993 đến năm 2006 nguồn lao động đã tăng 17.02 nghìn người, riêng năm 2006 đã tăng so với năm 2004 là 4.121 nghìn người. Dân số hoạt động kinh tế ở Việt Nam là tất cả những người trong độ tuổi từ 15, có việc làm, có thu nhập hoặc không có việc làm, không có thu nhập nhưng đang tìm kiếm việc làm. Dân số hoạt động kinh tế của Việt Nam được thể hiện ở bảng 1, luôn chiếm tỉ lệ vượt quá 80% trong tổng số nguồn lao động, một tỉ lệ rất cao, tỷ lệ này của các nước phát triển trung bình vào khoảng 70-75%. Dân số không hoạt động kinh tế là hiệu số giữa nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế, thành phần dân số không hoạt động kinh tế bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên, nhưng cũng không phụ thuộc vào số những ngươiì lao động và thất nghiệp,đó là: sinh viên, người đang đi học (những người đi học nhưng tách rời hoạt động lao động) nội trợ,người đang làm việc trong lực lượng vũ trang, người chán nản tìm việc làm, cán bộ hưu trí.... Năm 2006 lực lượng lao động cả nước là 45,5 triệu người, tăng 2,6% so với năm 2005. Lao động nam chiếm 51,4% lực lượng lao động và có xu thế tăng hơn so với lao đông nữ (2,6% so với 1,6%). Lực lượng lao động khu vực thành thị là 12 triệu người, tăng 9,1% và chiếm 26,4% lực lượng lao động cả nước. Lực lượng lao động khu vực nông thôn tăng chậm hơn khu vực thành thị (1,8%); năm 2006 có 33,5 triệu người. Tỷ lệ tham gia lực lưọng lao động của cả nam và nữ tăng từ nhóm tuổi 15-19 đến nhóm tuổi 35-39, và sau đó có xu hướng giảm dần ở các nhóm tuổi tiếp theo. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam đạt mức độ cao nhất là 98,8% ở nhóm tuổi 30-34, và của nữ là 92,6% ở nhóm tuổi 25-29. Có sự gia tăng đáng kể về sự tham gia lực lượng lao động của cả nam và nữ ở nhóm tuổi 15-19 đến nhóm tuổi 20-24. Tỷ lệ của nam tăng từ 36,8% lên 80,0% và của nữ từ 35,6% lên 78,8% trong năm 2006. Trong nhóm tuổi lao động chính là 25-49, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam vẫn duy trì ở mức cao từ 89,9% đến 92,6% trong khi đó nữ chỉ vào khoảng 87,6 đến 92,6%. Trong khi đó , tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nhóm tuổi trên 60 giảm xuống đáng kể, từ 73,3% trong nhóm tuổi 55-59 xuống còn 16,7% trong nhóm tuổi trên 65 đối với nam, và 58,4% xuống 10,0% đối với nữ. 2.Chuyển dịch cơ cấu lao động. Cùng với việc chuyển dịch số lượng là việc chuyển dich cơ cấu theo ngành kinh tế – một xu hướng, vừa là kết quả vừa là điều kiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bảng 2: Cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cơ cấu(%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông, lâm nghiệp-thuỷ sản 65,1 63,5 61,9 60,2 58,7 57,2 55,7 Công nghiệp-xây dựng 13,1 14,4 15,4 16,4 17,4 18,3 19,1 Dịch vụ 21,8 22,2 23,3 23,3 23,9 24,5 25,3 Nguån : Thêi b¸o kinh tÕ ViÖt Nam Hiện nay, cơ cấu lao động giữa các ngành đã được chuyển dịch nhưng quá trình này vẫn diễn ra chậm.Lao động trong nhóm ngành nông,lâm nghiệp- thuỷ sản đã giảm dần qua các năm,năm 2000 số lao động ngành nông ,lâmnghiệp- thuỷ sản chiếm 65,1%,năm 2004 còn chiếm 58,5%, năm 2005, chiếm 57,2%, năm 2006 chiếm 55,7%. lao đông trong nhóm ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ đã tăng dần. Nhưng tăng rất chậm. Tuy nhiªn lao động trong nhóm ngành nông,lâm nghiệp- thuỷ sản vẫn rất lớn, trong khi ở nông thôn dân số tăng nhanh, số người trong độ tuổi lao động ngay càng nhiều, diện tích bình quân đầu người thấp,lại đang có xu hướng giảm nhanh. Lao động trong công nghiệp- xây dưng đang tăng nhưng vẫn thấp mà phần lớn lại làm việc trong ngành gia công, tính chuyên nghiệp thấp,vốn chủ sở hữu ít. phần lớn lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp.Mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2006-2010 là giảm lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản xuống còn 50% vào năm 2010, Tăng lao động công nghiệp và xây dựng lên ít nhất 23-24% và tăng lao động dịch vụ thương mại lên 26-27%. 3.Tỉ lệ thất nghiệp có xu hướn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5999.doc