Vai trò của pháo phòng không

Đề bài : Nhận định : “Với bên bị tấn công, vấn đề cơ bản là phòng không. Trong thực tế chống tác chiến , phòng không là một vấn đề vô cùng phức tạp vì với cuộc cách mạng khoa học như hiện nay , các phương tiện tấn công đường không ngày càng tiến bộ cả về chiến thuật và công nghệ . Pháo phòng không được đánh giá là một lực lượng đánh trả có hiệu quả các phương tiện tấn công đường không” . Bằng nhận thức của mình , em hãy khẳng định vai trò của pháo phòng không trong chiến tranh hiện nay . Với

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của pháo phòng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vai trò là sinh viên công nghệ em có ý kiến gì để nâng cao khả năng chiến đấu của pháo phòng không . “ Hò dô ta nào . . . kéo pháo ta vượt qua đèo Hò dô ta nào . . . kéo pháo ta vượt qua núi ” Câu hát năm nào trong “ Hò kéo pháo ” của nhạc sĩ Hoàng Vân vẫn luôn in đậm trong tâm trí những người đã từng kéo pháo tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và của những người luôn dõi theo cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc , chắc hẳn những câu hát ấy , những chiến công , những tấm gương hi sinh quên mình vì độc lập cho dân tộc , cho đất nước như Tô Vĩnh Diện , Nguyễn Viết Xuân . . . sẽ mãi không bao giờ phai mờ . Nhiều người trong chúng ta biết rất nhiều về những chiến công huy hoàng của lực lượng pháo phòng không nhưng không phải ai cũng đều biết những gian nan vất vả của lực lượng pháo phòng không . Sự ra đời lực lượng phòng không gắn liền với sự xuất hiện máy bay - một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - và khi người ta dùng máy bay để ném bom các mục tiêu dưới mặt đất thì lúc ấy đòi hỏi phải có một loại vũ khí để đánh trả và hạn chế tầm hoạt động của những “ con chim sắt ” ấy. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất pháo phòng không là vũ khí cơ bản và đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc chống lại máy bay ném bom của đối phương . Sang thế chiến thứ hai lực lượng pháo phòng không phát triển mạnh cả về chất và lượng . Chiếc máy bay đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Việt Nam vào ngày 10/12/1910 do trung uý phi công Pháp Wanden Borg lái . Sau đó 7 năm , thực dân Pháp dùng máy bay ném bom tàn sát đẫm máu các cuộc biểu tình gây ra nhiều đau thương , mất mát cho nhân dân ta . Sau Cách mạng tháng Tám , quân đội ta đã tổ chức đánh máy bay địch bằng các loại súng trường , súng máy và đã gây nhiều tổn thất cho địch nhưng kết quả vẫn còn hạn chế do thiếu vũ khí chuyên dùng để chống trả các loại máy bay . Ngày 1/4/1953 đã đánh dấu bước ngoặt mới khi binh chủng phòng không ra đời , đơn vị đầu tiên là E367 và đây chính là tiền thân của quân chủng Phòng Không - Không Quân hiện nay . Từ khi được sử dụng , pháo phòng không luôn khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong thế trận chiến tranh nhân dân , làm chủ vùng trời khống chế được sự hoạt động của lực lượng không quân vốn là chỗ mạnh , là ưu thế tuyệt đối của địch . Kể từ ngày bắn rơi được chiếc máy bay đầu tiên vào ngày 29/6/1946 cho đến ngày 20/6/1954 , ta đã bắn rơi và phá huỷ 435 chiếc máy bay các loại của quân đội Pháp . Chỉ riêng trong 57 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ , ta đã bắn rơi 52 máy bay các loại , làm thương 153 chiếc khác , bắt sống nhiều phi công địch . Trong chiến dịch này bộ đội phòng không đã đánh bại không quân Pháp mà trước đây là uy thế , là niềm tự hào của quân đội Pháp . Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp , lực lượng phòng không , nòng cốt là trung đoàn E367 đã xây dựng một thế trận phòng không chiến dịch và hậu phương chiến dịch giành quyền làm chủ vùng trời khống chế được hoạt động của không quân Pháp . Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ , pháo phòng không tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình bằng việc bắn rơi 8 chiếc máy bay trong ngày 5/8/1964 và trong 12 ngày đêm từ 18/12/1972 đến 30/12/1972 bắn rơi 81 máy bay của địch , trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111 trong tổng số 4181 máy bay của không lực Hoa Kì tạo nên một “ Điện Biên Phủ trên không ” đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc . Đế quốc Mỹ đã hoàn toàn thất bại trong việc dùng phương tiện tiến công đường không hiện đại đánh phá miền Bắc phá huỷ hậu phương chi viện cho chiến trường miền Nam , lực lượng pháo phòng không đã bắn rơi 2/3 trong tổng số 4181 máy bay Mỹ viết nên một trang sử chói lọi hào hùng , tạo nên thế mạnh cho Việt Nam trên bàn đàm phán . Sự xuất hiện của các loại tên lửa có điều khiển chống lại máy bay tiêm kích , cường kích hiện đại đã làm cho vai trò của pháo phòng không giảm sút nhưng tên lửa phòng không không hoàn toàn phủ định pháo phòng không mà luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau . Pháo phòng không chịu trách nhiệm phòng không trong phạm vi thấp , ở cự ly gần nó bổ sung rất hiệu quả những góc chết của tên lửa phòng không . Ngoài ra, pháo phòng không có tốc độ bắn nhanh, thời gian phản ứng ngắn, di chuyển hoả lực nhanh , có thể bắn mục tiêu tập kích đường không ở nhiều hướng , nhiều tốp , nhiều tầng ; pháo phòng không ít bị nhiễu vô tuyến điện , tia hồng ngoại nên có phản ứng nhanh , linh hoạt đối với những mục tiêu gần trận địa hơn sử dụng tên lửa phòng không ; pháo phòng không còn có tính cơ động tốt , khả năng sống còn cao . Qua những nhận định trên ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của pháo phòng không , nó là lực lượng không thể thiếu trong chiến tranh nhân dân bảo vệ vùng trời Tổ quốc . Để có thể phân tích , đánh giá một cách sâu sắc khả năng chiến đấu của pháo phòng không chúng ta cần phải tìm hiểu một số khái niệm : thế nào là một tổ hợp pháo phòng không , chức năng nhiệm vụ của nó ra làm sao ? . Tổ hợp pháo phòng không là tập hợp các thành phần có liên quan chức năng với nhau như pháo phòng không (một hoặc vài khẩu) các phương tiện kỹ thuật khác nhau để phát hiện và bám sát mục tiêu đã chọn để bắn , để chuẩn bị và thực hành bắn . Những bộ phận chủ yếu của tồ hợp pháo phòng không là : pháo và đạn dược , đài điều khiển pháo (rada) , khí tài chỉ huy hoả lực pháo hoặc thiết bị tính toán , thiết bị đồng bộ và hệ thống theo dõi nguồn và máy nổ có thể được bố trí trên những xe vận tải riêng hoặc bố trí trên cùng một xe tạo thành bộ khí tài vô tuyến điện . Nhiệm vụ chức năng của tổ hợp pháo phòng không là tiêu diệt các loại mục tiêu trên không như : Máy bay , quân dù , đèn chiếu sáng của địch trong phạm vi bắn có hiệu quả . Tiêu diệt các loại mục tiêu mặt đất như : xe tăng , xe bọc thép , bộ binh , hoả điểm của địch .Tiêu diệt các loại mục tiêu mặt nước như : tàu chiến , canô của địch . Nhiệm vụ chủ yếu là tiêu diệt các loại máy bay địch , khi làm nhiệm vụ bảo vệ trực tiếp mục tiêu thì bắn máy bay bổ nhào là chủ yếu . Chỉ tiêu diệt mục tiêu mặt đất, mục tiêu mặt nước khi có lệnh của cấp trên . Pháo phòng không có nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu của ta như các mục tiêu diện ( R>500m) , các mục tiêu điểm ( R<500m) , hành lang giao thông (các tuyến đường giao thông , cầu phà . . . ) , đội hình quân binh chủng hợp thành . . . Sự phát triển của vũ khí công nghệ cao đặc biệt là vũ khí tiến công đường không hiện đại đã làm thay đổi lớn đến hình thức chiến tranh . Các phương tiện tiến công đường không là các loại vũ khí , khí tài , trang thiết bị dùng để tiến công từ trên không vào các mục tiêu trên đất , trên nước và trên không , v . v . . . Hiện nay , các phương tiện tiến công đường không hết sức phong phú và đa dạng , nhưng chúng ta cần quan tâm đến hai loại chính là máy bay và tên lửa. Máy bay là phương tiện chiến đấu quyết định sự tồn tại và sức mạnh của không quân . Nó là thiết bị bay có hoặc không có người lái , có thiết bị động lực để tạo lực kéo hoặc đẩy và thiết bị tạo lực nâng khi chuyển động trong khí quyển . Máy bay được chia ra thành : máy bay ném bom , máy bay tiêm kích , máy bay cường kích chiến thuật , máy bay của hải quân , trinh sát . . . Máy bay ném bom là loại máy bay dùng bom hoặc tên lửa để tiêu diệt mục tiêu , chúng có thể được trang bị cả súng pháo bảo vệ . Máy bay ném bom có nhiều loại nhưng điển hình phải kể đến loại máy bay ném bom chiến lược B52 . Đây là loại máy bay ném bom hiện đại của không quân Hoa Kỳ được coi là pháo đài bay bất khả xâm phạm , ta có thể điểm qua một số thông số của B52 như : nặng trên 200 tấn , bay cao 12 - 15km , vận tốc bay đạt đến 1050 km/h , có thể bay xa 20000km và mang tới 34 tấn bom , chúng được trang bị pháo 80mm để bảo vệ . . . . Máy bay tiêm kích có nhiệm vụ không kích là chủ yếu song khi cần chúng cũng có thể tiến công các mục tiêu dưới đất . Loại máy bay tiêm kích ta có thể kể đến máy bay tiêm kích F117A, loại này có thể tàng hình tránh được lưới rada phòng không , vận tốc bay đạt đến 2000km/h , có thể bay cao 20 km , bay xa 5000 km , máy bay tiêm kích MIC17 , MIC21 được dùng cho không quân Việt Nam . Máy bay cường kích có nhiệm vụ chủ yếu là tiến công các mục tiêu dưới đất nhưng khi cần thiết chúng cũng có thể chiến đấu trên không , ví dụ F105 . . . Ngoài ra còn có máy bay dùng cho hải quân , trinh sát , . . . Bên cạnh máy bay thì tên lửa cũng là phương tiện tiến công đường không được sử dụng rộng rãi trong các cuộc tập kích đường không (tên lửa hành trình ) . Tên lửa là khí cụ bay không người lái , đem đầu đạn , có hoặc không có điều khiển , thường tên lửa được sử dụng một lần và dùng động cơ phản lực . Tên lửa có độ chính xác cao và là hoả lực mạnh . Tên lửa có các loại như tên lửa đường đạn , hay còn gọi là tên lửa đạn đạo , có thể bắn được ở cự ly rất xa (ví dụ như tên lửa MX của Mỹ) . . , tên lửa hành trình (ví dụ như tên lửa Tomahauk BGM109) , và các loại tên lửa khác . Trong các cuộc tập kích đường không , ngày càng có cường độ cao , thời gian diễn ra dài , tính chất ác liệt tăng , phương tiện tiến công đường không tham gia tác chiến đa dạng . Để bảo vệ mục tiêu của ta và đánh trả có hiệu quả , cần phải huy động tối đa sức mạnh của lực lượng phòng không , trong đó ảnh hưởng của pháo phòng không là không thể phủ nhận , lịch sử phòng không Việt Nam đã hơn một lần chứng minh . Trong chiến dịch Điện Biên Phủ , pháo phòng không khi đó là nòng cốt của lực lượng phòng không đã bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch , hạn chế hoạt động của chúng , chi viện đắc lực cho lực lượng bộ binh chiến đấu ; thu hẹp vùng trời , cắt đứt tiếp tế đường không của địch , pháo phòng không khi đó góp phần không nhỏ vào chiến thắng của quân đội ta trong chiến dịch này . Trong kháng chiến chống Mỹ , khi không quân Mỹ đánh phá miền Bắc tập trung vào các thành phố lớn các mục tiêu tuyến đường giao thông huyết mạch , pháo phòng không tham gia tác chiến đã bắn rơi nhiều máy bay , hoặc bắn trả máy bay làm cho chúng không thể đánh trúng mục tiêu của ta . Thí dụ các trận chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng , trong suốt nhiều năm Mỹ đã dùng nhiều máy bay ném bom cầu để cắt đứt đường giao thông huyết mạch của ta bằng các máy bay ném bom bổ nhào , pháo phòng không đã được bố trí trận địa hợp lý , chiến đấu anh dũng bảo vệ cầu , đập tan mọi âm mưu phá hoại của chúng . Việc bảo vệ được cầu Hàm Rồng trong nhiều năm có ảnh hưởng lớn đến thắng lợi của quân đội ta . Hay một thí dụ khác , khi máy bay của hải quân Mỹ vào đánh phá miền Bắc , chúng thường lợi dụng địa hình để men theo các sông lớn ( như sông Thái Bình ) nhằm tránh mạng lưới radar và tên lửa của lực lượng phòng không của ta . Do biết được điểm mạnh của máy bay tàng hình và điểm yếu của tên lửa phòng không , ta đã bố trí các trận địa pháo gần các sông lớn để đánh trả , bảo vệ được chiếc cầu nối liền Nam Bắc đồng thời tiêu diệt được nhiều máy bay địch . Pháo phòng không dùng để bắn mục tiêu vận động tầm thấp , dùng đầu đạn không có điều khiển nên muốn bắn trúng mục tiêu thì phải bắn đón tại một điểm ở phía trước trên đường mục tiêu sẽ bay qua sao cho đạn và mục tiêu sẽ gặp nhau tại một điểm . Như vậy muốn bắn được mục tiêu cần phải xác định được quy luật vận động của nó , có ba giả định mục tiêu vận động trong thời gian bắn đón như sau : Mục tiêu bay theo một đường thẳng có cùng tốc độ(VMT) , độ cao(H) , hướng bay (q) như thời gian thao tác . Mục tiêu bay theo một đường thẳng có cùng tốc độ , hướng bay như thời gian thao tác nhưng độ cao thay đổi . Mục tiêu bay theo một cung tròn có cùng tốc độ , độ cao như thời gian thao tác . Để giải quyết được điểm bắn đón chính xác ta phải quyết được tam giác bắn đón và tam giác đường đạn chính xác . Trong tam giác bắn đón ( hình vẽ dưới ) . S =VMT . Tb Ab Ay S =VMT . Tb Ab O O Dùng hệ toạ độ xác định được vị trí hiện tại của mục tiêu ở Ab . Dùng hệ toạ độ tham số xác định được phương , chiều và tốc độ vận động của mục tiêu . Khi mục tiêu vận động như hình vẽ trên , nếu chỉ thẳng nòng pháo vào điểm Ab để bắn , khi đó đạn bay từ O đến Ab mất thời gian Tb đạn sẽ không trúng mục tiêu . Để bắn trúng mục tiêu phải căn cứ vào phương chiều , tốc độ , cự ly của nó để xác định được điểm Ay cách Ab một đoạn S =VMT . Tb , hướng nòng pháo vào điểm Ay ta sã gặp được mục tiêu tại đó . Trong tam giác đường đạn ( hình vẽ dưới ) Ay Ab C O O Đầu đạn vận động trong không gian chịu tác động của trọng lực bay theo đường cong . Nếu chỉ thẳng nòng pháo vào Ay thì đạn sẽ thấp hơn Ay một đoạn là P = 1/2gt2 . Do vậy muốn cho đạn gặp mục tiêu ta phải nâng nòng pháo lên một lượng P = 1/2gt2 tương ứng , ba điểm OAyC tạo thành một hình tam giác gọi là tam giác đường đạn . Sau khi giải quyết chính xác tam giác bắn đón và tam giác đường đạn , ta thực hiện các phương pháp tìm điểm bắn trúng theo 2 cách : Phương pháp liên tục nhích dần dựng hình . Phương pháp liên tục nhích dần trên máy ngắm . Cả hai phương pháp đều tìm cách giảm dần sai số để lấy được điểm bắn có xác suất trúng lớn nhất . ở phương pháp thứ 2 , muốn tính điểm bắn chính xác , nhanh chóng các pháo thủ cần hiệp đồng tác chiến một cách chặt chẽ . Ngoài ra , cần phải có kiến thức cơ bản về đường đạn để nâng cao hiệu quả bắn . Sau khi đạn được bắn ra khỏi nòng , do pháo có rãnh xoắn nên đầu đạn được truyền chuyển động quay với tốc độ tương đối lớn điều này giúp cho đạn chuyển động ổn định hơn tránh hiện tượng cự ly bắn bị giảm và tản mác đạn bắn lớn . Hiện tượng tản mác đạn bắn là nguyên nhân chính gây nên sai số . Có hai loại tản mác là : tản mác đơn pháo và tản mác đại đội Tản mác đơn pháo là hiện tượng khi bắn cùng một loại đạn , lấy phần tử và ngắm chính xác vào mục tiêu , theo lý thuyết thì đạn sẽ bay theo một đường và trúng vào một điểm , nhưng thực ra mỗi đầu đạn lại bay theo một đường và trúng vào một điểm riêng biệt trong một vùng nhất định . Hiện tượng tản mác có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân như : sơ tốc của các đầu đạn là khác nhau , hệ số phóng khác nhau , điều kiện khí hậu thay đổi , tình hình phóng và thao tác bắn của người bắn khác nhau . Tản mác đại đội là do tản mác đơn pháo hợp thành . Có hai loại là tản mác giứa điểm nổ (chạm nổ) trung bình của các pháo với điểm nổ (chạm nổ) trung bình của toàn đại đội ; tản mác giữa điểm nổ (chạm nổ) trung bình của đại đội với mục tiêu . Ngoài các nguyên nhân nêu ở phần trước , nguyên nhân của hiện tượng tản mác đại đội chủ yếu là : Độ mòn buồng đạn, nòng pháo khác nhau nên sơ tốc đầu đạn các pháo khác nhau gây nên tản mác về cự ly ; mức chính xác trong chuẩn bị chiến đấu của các khẩu độ khác nhau ; vị trí các pháo khác nhau . Như vậy muốn giảm sai số đạn bắn , hay giảm hiện tượng tản mác ta cần hạn chế đến mức tối đa các nguyên nhân gây ra hiện tượng tản mác . Song có những nguyên nhân khách quan mà ta ít chủ động khắc phục được như sự thay đổi về khí hậu . Để khắc phục hiện tượng sơ tốc đầu đạn khác nhau ta cần thường xuyên duy trì bảo dưỡng pháo . Các pháo thủ cần được luyện tập thường xuyên, nghiêm túc , cần được tôi luyện trong chiến đấu để tích luỹ kinh nghiệm , có thao tác thuần thục và chính xác .Trong một đại đội cần được trang bị pháo đồng đều về chỉ số kỹ thuật . áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật cao cải tiến pháo , đạn pháo để giảm thiểu sai số . . . Khi đầu đạn ra khỏi miệng nòng súng , nếu không bị ảnh hưởng gì thì đầu đạn sẽ đi theo đường phóng với tốc độ đều và tiến đi mãi nhưng thực tế do ảnh hưởng của trọng trường , đầu đạn sẽ dần tách khỏi đường phóng và rơi xuống đất theo gia tốc trọng trường g = 9,8m/s , như vậy quỹ đạo của đầu đạn là một đường cong . Thêm vào đó khi bay trong tầng khí quyển , đầu đạn sẽ chịu sự cản trở rất lớn của không khí làm cho vận tốc và cự ly bắn bị ảnh hưởng . Có thể phân tích lực cản không khí đối với đầu đạn thành các thành phần như sau : lực ma sát ( khi đầu đạn chuyển động với vận tốc càng lớn thì lực ma sát càng nhỏ ) ; lực cản xoáy ( khi tốc độ đầu đạn lớn thì lực cản xoáy lớn và ngược lại ) ; lực cản sóng ( xuất hiện khi đầu đạn có vận tốc tương đối lớn ) . Như vậy khi đạn có tốc độ nhỏ thì lực cản ma sát là chủ yếu , còn khi đạn có tốc độ lớn thì lực cản xoáy chiếm 40% , lực cản sóng chiếm 50% , còn lực cản ma sát chỉ chiếm 10% lực cản toàn bộ . Khi dùng một khẩu pháo bắn ở một hướng nhưng theo các góc bắn khác nhau , nối tất cả các điểm xa nhất mà đạn có thể đi tới ta sẽ được một đường cong giới hạn lớn nhất . Đối với pháo phòng không nó có giới hạn . Ví dụ với pháo 57mm , bắn ở góc bắn 45o thì cự ly bắn lớn nhất cỡ 12150m , với pháo phòng không 37mm , góc bắn tương tự thì cự li bắn lớn nhất cỡ 9150m . Ngoài ra còn có một số điểm hạn chế như sau : Góc chết hình nón , là phạm vi pháo không thể tăng góc bắn lên nữa , ví dụ với pháo phòng không 37mm thì góc bắn lớn nhất j = 85o ; pháo phòng không 57mm , góc bắn lớn nhất j = 87o. Phạm vi đầu đạn tự nổ , sau một thời gian bay nhất định đạn sẽ tự nổ , với pháo phòng không 37mm là 12s , pháo phòng không 57mm là 13-18s . Phạm vi bắn có hiệu quả , tuỳ vào từng loại pháo. Nếu ta nắm bắt được quy luật vận động của đầu đạn trong môi trường không khí nơi chiến đấu , cũng như khả năng kỹ thuật của pháo chúng ta sẽ đưa ra được cách bắn có hiệu quả . Căn cứ vào phương pháp giải quyết điểm bắn , pháo phòng không có bốn phương pháp bắn : Bắn theo phần tử máy chỉ huy. Bắn theo phần tử ngắm. Bắn cản. Trong đó bắn theo phần tử chỉ huy là phương pháp chính xác nhất vì phần tử bắn được tính toán chính xác . Bắn theo phần tử ngắm có kém chính xác hơn nhưng thao tác nhanh , chuyển mục tiêu linh hoạt . Bắn theo phần tử ước lượng mức chính xác kém do pháo thủ ước lượng bằng mắt . Bắn cản có mức độ chính xác thấp nhất do phần tử bắn và thời cơ bắn đều phải phán đoán ước lượng , tuy nhiên nếu tập trung thành suối lửa hoả lực sẽ có tác dụng uy hiếp rất lớn đối với máy bay địch . Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 với chiến dịch Bão táp sa mạc Mỹ và Đồng minh đã đặt hy vọng chủ yếu vào các đòn tiến công bằng không quân . Mỹ và liên quân đã tập trung một lực lượng lớn , bao gồm 2600 máy bay chiến đấu và trực thăng hiện đại , trong đó có 1800 máy bay của Mỹ . Chiến dịch kéo dài 6 tuần (từ tháng 1 - 1 991 đến 2 - 1991 ) thì 5 tuần đầu Mỹ và liên quân dùng không quân để không kích Irắc . Ngoài ra Mỹ đã phóng 290 quả tên lửa có cánh Tomahawk từ tàu ngầm và tầu nổi vào các mục tiêu quân sự và dân sự của Irắc , với xác suất trúng đích lên đến 90% . Máy bay AWACS tạo cho không quân Mỹ khả năng không chiến từ xa , ngoài tầm quan sát bằng mắt thường . Khoảng 2/3 số máy bay của Irắc bị bắn rơi trong không chiến là do tên lửa AIM "Spatrow" . I-rắc đã bố trí gần 3000 khẩu pháo phòng không xung quanh Bát-đa , xây dựng nhiều trận địa giả đã hạn chế tối đa mức độ thiệt hại do các đợt không kích của Mỹ và Liên quân vào thủ đô nước này . Trong chiến dịch này theo thống kê của phía Mỹ ( 1997) , riêng về không quân : - 290 chiếc máy bay cánh cố định ( trong tổng số 724 chiếc) bị tiêu diệt , 121 chiếc chạy thoát sang Iran và 313 chiếc sống sót. - Hệ thống phòng không của Irắc đã bắn rơi được 11 máy bay của Mỹ và liên quân trong 3 ngày cuối của cuộc chiến tranh. Trong chiến tranh ở Kosovo vừa qua , chiến dịch "Sức mạnh đồng minh " của Mỹ và NATO không kích Nam Tư năm 1999 . Mỹ và NATO dùng phương thức “ đánh không trực tiếp tiếp xúc , đánh bằng vũ khí tự dẫn chính xác tầm xa ” , mục tiêu chiến lược do Mỹ cầm đầu của phương thức này là : xây dựng hệ thống lực lượng chiến lược liên hợp do Mỹ đứng đầu , thủ đoạn chiến lược là giành quyền kiểm soát trên không , lấy không trung kiểm soát mặt đất với những tổn thất về sinh mạng lính Mỹ là thấp nhất , do đó lính Mỹ hi sinh rất ít . Để không kích Nam Tư , Mỹ - NATO đã sử dụng số lượng lớn máy bay tiêm kích tàng hình F- 117A , máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 , máy bay ném bom chiến lược đa năng tầm xa dạng cánh thay đổi B-1B , máy bay ném bom chiến lược B52 , các loại máy bay tiêm kích đa năng : F-14 , F-15 , F-16 , F/A- 18 , máy tiêm cường kích MIRAGE F-1 , máy bay tiêm kích đánh chặn đa năng MIRAGE - 2000 , máy bay tiêm cường kích TORNADO . . . và máy bay tiếp dầu đa năng KC-135 , máy bay trực thăng vũ trang AH-64 APACHE , máy bay trực thăng vận tải hạng trung CH-47 CHLNOOK . Về cách đánh của Mỹ và NATO trong cuộc chiến theo kiểu leo thang đã được tính toán rất kỹ . Lúc đầu Mỹ và NATO chỉ huy động khoảng 400 máy bay các loại , nhưng sau hơn một tháng (đầu tháng 5-1999) đã huy động tới 1000 chiếc máy bay các loại (riêng Mỹ có 650 chiếc) , số lượng tên lửa hành trình cũng tăng thêm , các tàu chiến , tàu bảo đảm cũng được điều động ngày càng tăng tới vùng biển Ađrialic . Về mục tiêu đánh phá , lúc đầu chỉ tập trung vào các mục tiêu quân sự (các trận địa phòng không , doanh trại quân đội , các sở chỉ huy , sân bay quân sự nhà máy quốc phòng . . . ) sau chúng chuyển sang đánh các mục tiêu dân sự, kinh tế , đầu mối giao thông , cầu cống , các bệnh viện và trường học . . . Về phía Nam Tư , họ đã sử dụng các loại pháo phòng không 20mm , 30mm , 57mm làm hoả lực chủ yếu để đánh trả các cuộc không kích đường không của Mỹ và NATO do những ưu điểm của chúng : tốc độ bắn nhanh , dễ ẩn nấp lại rất cơ động , có thể bắn máy bay định ngay cả trong tình huống không có radar chỉ thị mục tiêu .Ngay ngày tác chiến đầu tiên phòng không Nam Tư đã bắn rơi 2 máy bay của NATO , đánh chặn thành công 3 tên lửa hành trình , giành được ''sự mở đầu tốt đẹp'' . Ngoài ra , Nam Tư đã tập trung nghiên cứu các biện pháp đối phó với các vũ khí công nghệ cao của Mỹ và NATO như : bố trí hạng loạt các trận địa giả , ngụy trang , gây nhiễu , thực hiện các biện pháp đối kháng điện tử , . . . Để bảo vệ các mục tiêu có hiệu quả, Nam Tư đã tăng cường công việc dự báo . Tại các hướng , mục tiêu , cự ly phán đoán địch sẽ đánh , Nam Tư bố trí đón lõng đánh chặn , cố gắng bắn rơi các máy bay của địch trước khi chúng kịp phóng tên lửa không đối đất , hoặc làm rối loạn đội hình bay , khiến chúng không thể phóng tên lửa có điều khiển theo đúng quy trình bình thường . Sau chiến tranh , theo thống kê chưa đầy đủ , Nam Tư đã bắn rơi 32 máy bay các loại của Mỹ và NATO . Đã có 88 binh sĩ NATO bị mất tích , khoảng một nửa trong số đó là lính Mỹ , 11 lính Đức , 8 lính Pháp , 7 lính Anh và 18 binh sĩ của các nước thành viên NATO khác . Lực lượng pháo phòng không Nam Tư đã bố trí đội hình dày đặc , dùng phương pháp bắn chặn , bắn cản trong hoàn cảnh không thực hiện ngắm bắn được và tỏ ra có hiệu quả trong việc uy hiếp máy bay đối phương . Ngoài ra , pháo phòng không cũng có 3 cách bắn tuỳ vào tính chất mục tiêu , phương pháp , khả năng thao tác bắn : Bắn phát một (bắn từng phát một theo lệnh của người chỉ huy) nhằm tìm lượng sửa cự ly cho máy ngắm , bắn quân dù , đèn chiếu sáng , bắn mục tiêu mặt đất , mặt nước khi chưa có cự ly bắn hiệu lực . Điểm xạ ngắn (bắn từ 2-3 viên với pháo 57mm , 37mm một nòng và 4-6 viên với pháo 37mm hai nòng) nhằm bắn máy bay lên thẳng , máy bay bằng theo phần tử máy ngắm , bộ binh quân dù có đội hình dày đặc . khi tránh vượt hạn tốc độ bắn . Điểm xạ dài (bắn từ 6-8 viên với pháo 57mm , từ 5-10 viên với pháo 37mm một nòng và từ 10-16 viên với pháo 37mm hai nòng) nhằm bắn máy bay cơ động, bay thấp , bổ nhào, bắn máy bay bằng theo phần tử máy chỉ huy . Ba loại bắn này nếu được vận đụng đúng lúc đúng thời điểm sẽ phát huy được tác dụng của pháo phóng không như vậy ta thấy khả năng tác chiến của bộ đội là quan trọng trong việc sử dụng pháo chống mục tiêu trên không . Trong chiến tranh chống thực dân Pháp , đế quốc Mỹ cứu nước , lực lượng pháo phòng không QĐND Việt Nam đã mưu trí dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao bắn rơi nhiều máy bay địch trong đó có cả B52 biểu tượng sức mạnh không quân Mĩ , bảo vệ tốt các mục tiêu bảo vệ , đội hình chiến đấu của binh chủng hợp thành , kho tàng cầu cống . ở trên ta đã đưa ra khái niệm về tổ hợp pháo phòng không , các thành phần trong tổ hợp có những nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối liên hệ mật thiết với nhau : Rađa pháo có tác dụng xác định phần tử hiện tại của mục tiêu (các thông số b , e , D) truyền cho khối máy tính . Đài rađa gồm:hệ thống phát , hệ thống cự ly , hệ thống nhìn vòng , hệ thống thu , hệ thống anten và ống dẫn sóng . Nó có khả năng chống nhiễu tích cực bằng phương pháp chuyển tần , có máy hỏi để phân biệt máy bay ta và địch , có hệ thống quang hình (TOB) để bắt mục tiêu . Máy chỉ huy có nhiệm vụ nhận và xử lý các thông số của mục tiêu nó gồm : khối máy tính , bộ phận tính toán , mạch cự ly , nguồn sơ cấp , thứ cấp . Hòm chia điện trung tâm cung cấp nguồn cho pháo , đồng thời truyền các phần tử by-j từ máy tính đến các khẩu pháo . Trận địa pháo gồm hai trung đội pháo là nguồn hoả lực tiêu diệt mục tiêu . Trong chiến đấu hoặc do sở chỉ huy chỉ thị , hoặc từ rađa nhìn vòng truyền đến , căn cứ vào đó trắc thủ sục sạo mục tiêu . Khi phát từ hệ thống phát tạo ra xung cao tần công suất lớn qua biến mạch thu phát lên an ten phát ra ngoài không trung . Khi phát một phần tín hiệu phát đưa về máy thu hiện hình ở đèn cự ly và nhìn vòng báo cho ta biết đài bắt đầu phát sóng điện từ gặp mục tiêu phản xạ trở về qua mạch thu phát vào hệ thống thu rồi đưa sang hệ thống chống nhiễu , hệ thống cự ly , hệ thống nhìn vòng để hiện hình mục tiêu . Khi có tạp nhiễu tích cực , hệ thống chống nhiễu tự động chuyển tần đưa máy sang làm việc ở tần số mới . Việc đồng bộ các hệ thống trong đài nhờ xung đồng hồ của hệ thống cự ly . Để đo cự ly mục tiêu chính xác , yêu cầu tham số xung phát có độ chính xác cao , chu kỳ lặp lại của xung phát sẽ quyết định việc hiện , theo dõi mục tiêu xa hay gần của đài ra đa . Mục tiêu bám sát , các phần tử beD từ rađa chuyển sang máy tính , nếu dùng phần tử rađa thì có cả wb , we được truyền sang máy chỉ huy . Trường hợp muốn phân biệt máy bay ta hay địch trắc thủ nối máy hỏi , trường hợp rađa bị nhiễu nặng , nối TOB trong phạm vi 12 km trở vào máy bay sẽ hiện rõ trên màn thu của TOB . Hiện nay lực lượng phòng không của binh đoàn chủ lực thường được trang bị pháo phòng không 57mm , 37mm , pháo tự hành ZSU23-4 , súng máy PK12,7mm và một số tên lửa tầm thấp A72 có khả năng đánh trả máy bay tầm thấp và tên lửa hành trình của đối phương .Việc bố trí sơ đồ chiến thuật cho trận địa pháo cũng rất quan trọng , tuân theo nguyên tắc phòng ngự vòng trong kiểu điểm xung quanh mục tiêu quan trọng cần bảo vệ , tác chiến cơ động , triển khai sẵn sàng chiến đấu theo hướng dự kiến mà máy bay địch tiếp cận .Tuy nhiên có thể bố trí xa mục tiêu bảo vệ , bố trí trận địa phục kích đón lõng , kết hợp với việc sử dụng máy bay tiêm kích , tên lửa phòng không để tạo chiều sâu phòng ngự trên từng hướng đường bay . Cùng với việc triển khai trận địa chính sẵn sàng chiến đấu phải tích cực xây dựng các trận địa dự bị để có thể cơ động di chuyển liên tục trong thời gian ngắn , tránh tổn thất và giữ bí mật trận địa . Bên cạnh đó để nâng cao hiệu quả sử dụng pháo phòng không cần phải tăng cường huấn luyện phương pháp tác chiến . Kinh nghiệm thực tế cho thấy dù vũ khí trang bị kém hơn đối phương , nhưng nếu bộ đội được huấn luyện chu đáo , vận dụng được các chiến thuật phù hợp thì vẫn sẽ giành được thắng lợi . Như đã chứng minh , pháo phòng không có những tính năng đặc biệt , có ảnh hưởng lớn , có vai trò quan trọng trong tác chiến với các phương tiện tiến công đường không nói riêng và trong chiến tranh nói chung , đặc biệt là trong thế trận chiến tranh nhân dân . Lịch sử đấu tranh của Việt Nam đã cho thấy vai trò của pháo phòng không Việt Nam trong chiến đấu quan trọng như thế nào . Kể từ khi ra đời pháo phòng không Việt Nam luôn là nỗi kinh hoàng đối với không quân đối phương và pháo phòng không luôn hoàn thành nhiệm vụ đánh trả và bảo vệ mục tiêu của ta .Bằng sự mưu trí sáng tạo quân và dân ta đã tận dụng sáng tạo những vũ khí có sẵn để đánh trả lại không quân địch .Tỉnh Bình Thuận có sáng kiến ghép hai khẩu trung liên thành khẩu súng máy phòng không 7,62mm hai nòng .Trong trận chiến đấu bảo vệ cầu Đáp Cầu ở Bắc Ninh , năm đại đội pháo 37mm và một trung đội súng máy đã bắn rơi 5 chiếc F105 biến những cuộc :"Dạo chơi nhàn hạ " của không quân Mỹ thành :"Những phút bay qua thung lũng tử thần"làm cho không quân Mỹ khiếp sợ , bảo vệ an toàn các mục tiêu của ta đúng như lời Bác Hồ dạy : "Ta nhất định thắng , Mỹ nhất định thua . . . dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền dù chúng có B57 , B52 hay "Bê" gì đi nữa ta cũng đánh . Từng ấy máy bay , từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh , mà đã đánh là nhất định thắng". (ngày 19/07/1965 khi Bác đến thăm trung đoàn tên lửa 236) . Như vậy chúng ta cần phải nhận thức đầy đủ vị trí vai trò , tác dụng của pháo phòng không , khẳng định tính tất yếu tồn tại của pháo phòng không . Từ đó tích cực đầu tư , nghiên cứu phát triển và không ngừng hoàn thiện chúng nhằm góp phần bảo vệ Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa , hợp tác cùng các lực lượng khác chống lại những âm mưu phá hoại của kẻ địch , luôn giữ vững và phát huy tinh thần : Tiến công kiên quyết Đoàn kết hiệp đồng Lập công tập thể Nhưng để tác chiến , đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong chiến tranh hiện nay , xuất phát từ quan niệm mới về chiến tranh hiện đại như quan niệm về chiến trường , cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ được áp dụng trong khoa học quân sự , em xin đưa ra một số biện pháp cải tiến , nâng cao khả năng chiến đấu của pháo phòng không . Đây cũng chỉ là những ý tưởng của cá nhân , những ý tưởng này có thành hiện thực được hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác . Cần cải tiến và lắp đặt hệ thống ngắm bắn hiện đại , chính xác , thao tác đơn giản hơn dưới dạng hệ thống điện tử modul hoá . Các cuộc tập kích đường không ngày nay thường có tỷ lệ áp dụng công nghệ cao , diễn ra chủ yếu vào lúc trời tối nên để ngắm bắn mục tiêu cần có thiết bị ngắm bắn bằng tia hồng ngoại cùng với thiết bị quan sát mục tiêu tự động . Tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay thấp , bay bổ nhào . Để tránh yếu tố bất ngờ , phải tăng tốc độ tính toán , các loại pháo phòng không phải tăng mật độ đạn , đường đạn căng và giảm độ tản mác xuống mức tối thiểu . Trong chiến tranh hiện nay nhiệm vụ của pháo phòng không phải tiêu diệt các phươn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0042.doc
Tài liệu liên quan