Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007

MỤC LỤC Trang Mục lục 3 Danh mục các ký hiệu 6 Lời mở đầu 7 Chương 1 - Tổng quan về NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam 8 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank 8 1.2. Cơ cấu tổ chức 11 1.3. Tình hình hoạt động của Techcombank 12 1.3.1. Tình hình hoạt động chung năm 2007 12 1.3.2. Dịch vụ khách hàng cá nhân 15 1.3.2.1. Techcombank đã xây dựng một mô hình quản lý tập trung khối Dịch vụ tài chính và ngân hàng cá nhân 15 1.3.2.2. Hoạt động phát hành thẻ đạt kết quả tốt

doc67 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 1.3.2.3. Chú trọng vào thị trường Cho vay mua nhà 16 1.3.2.4. Thiết lập và phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp 16 1.3.2.5. Mạng lưới rộng tạo thuận lợi cho huy động dân cư 17 1.3.2.6. Mạng lưới rộng tạo thuận lợi cho huy động dân cư 18 1.3.3. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 18 1.3.3.1. Thay đổi mô hình tổ chức nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn 18 1.3.3.2 Hoàn thiện các sản phẩm hiện có, phát triển sản phẩm ngân hàng doanh nghiệp mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng 20 1.3.3.3. Mở rộng các kênh và hình thức giao dịch để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng 22 1.3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên khách hàng doanh nghiệp 22 1.3.4. Hoạt động liên ngân hàng 23 1.3.5. Công nghệ thông tin hiện đại 24 1.3.6. Quản trị rủi ro tổng hợp 27 1.3.7. Quản lý chất lượng 30 1.3.8. Hoạt động Marketing 31 1.3.8.1. Công tác điều tra nghiên cứu thị trường 31 1.3.8.2. Dịch vụ 24/7 31 1.3.8.3. Các chương trình Marketing toàn hệ thống 32 1.3.8.4. Quản trị thông tin, hình ảnh 32 1.3.8.5. Tổ chức sự kiện 33 1.3.8.6. Quảng cáo – Tài trợ 33 1.3.9. Quản trị nhân sự và đào tạo 34 1.3.10. Hướng tới 2008 36 Chương 2: Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank giai đoạn 2001-2007 37 2.1. Tổng quan về kết quả kinh doanh 37 2.1.1. Mục tiêu của phân tích kết quả kinh doanh 37 2.1.2. Phương pháp phân tích 37 2.1.3. Kết quả và lựa chọn kết quả kinh doanh 38 2.1.4. Đánh giá kết quả phân tích 39 2.1.5. Nội dung phân tích 39 2.1.6. Tài liệu phân tích 39 2.2. Phân tích kết quả kinh doanh 40 2.2.1. Phân tích chỉ tiêu tài sản 41 2.2.1.1. Quy mô và cơ cấu tài sản 41 2.2.1.2. Phân tích biến động tài sản qua các năm 2001-2007 43 2.2.2. Phân tích chỉ tiêu nguồn vốn 57 2.2.3. Phân tích chỉ tiêu tổng doanh thu 50 2.2.3.1. Phân tích đặc điểm biến động doanh thu theo thời gian 50 2.2.3.2. Phân tích xu thế biến động doanh thu 51 2.2.4. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận 54 2.2.4.1. Phân tích cơ cấu lợi nhuận trong doanh thu 54 2.2.4.2. Phân tích đặc điểm biến động của lợi nhuận theo thời gian 55 2.2.4.3. Phân tích xu thế biến động lợi nhuân 56 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh 59 2.3.1. Phân tích sự biến động của doanh thu năm 2007 so với năm 2001 do ảnh hưởng của hai nhân tố: hiệu năng sử dụng tổng vốn và tổng vốn kinh doanh 59 2.3.2. Phân tích sự biến động lợi nhuân năm 2007 so với năm 2001 do ảnh hưởng của 2 nhân tố: tỷ suất lợi nhuận tính theo vốn kinh doanh và tổng vốn kinh doanh 61 2.4. Một số chỉ tiêu khác 62 2.4.1. Thu nhập lãi ròng 62 2.4.2. Các tỷ lệ sinh lời 63 2.5. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Techcombank 64 Kết luận 68 Danh mục tài liệu tham khảo 69 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU Ký hiệu Chú thích di Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn Di Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc ti Tốc độ phát triển liên hoàn Ti Tốc độ phát triển định gốc ai Tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Ai Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc gi Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng là một loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống ngân hàng với hàng ngàn chi nhánh hoạt động trên toàn thế giới có thể tác động đến sự phát triển của tất cả mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Các ngân hàng phát triển mạnh thì nền kinh tế khởi sắc và ngược lại, thậm chí sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng sẽ làm nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, ngân hàng thương mại thực sự đóng một vai trò rất quan trọng, vì nó đảm nhận vai trò giữ cho mạch máu (dòng vốn) của nền kinh tế được lưu thông và có vậy mới góp phần bôi trơn cho hoạt động của một nền kinh tế thị trường còn non yếu.  Với sự phát triển vượt bậc về năng lực hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam nói chung và Techcombank nói riêng trong những năm gần đây. Thông qua việc nâng cao năng lực hoạt động cả về quy mô (vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, mạng lưới và lĩnh vực hoạt động), trình độ công nghệ và nguồn nhân lực, Techcombank đã và đang tiếp tục thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển trở thành một ngân hàng đa năng, hiện đại hàng đầu và dành được sự tin cậy, yêu thích nhất ở Việt Nam. Qua tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng Techcombank trong quá trình thực tập, em đã thấy được tầm quan trọng của hệ thống chỉ tiêu và các phương pháp thống kê áp dụng vào việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng do đó em đã quyết định chọn đề tài “ Vận dụng các phương pháp thống kê phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007”. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Bùi Đức Triệu đã tận tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này! CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM - TECHCOMBANK 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank Được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993, ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang cơ chế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Năm 1994-1995, Techcom bank tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng và thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank ở các đô thị lớn. Năm 1996, thành lập chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội, thành lập phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng. Năm 1998, trụ sở chính của Techcombank được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội và thành lập chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng. Năm 1999, Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng và khai trương phòng Giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội. Năm 2000, thành lập phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội. Năm 2001, tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng. Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Năm 2002, thành lập Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nôi. Thành lập Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng.Thành lập Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng. Thành lập Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh. Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 Chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng. Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng. Năm 2003, Techcombank chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng. Đưa chi nhánh Techcombank Chợ lớn vào hoạt động. Vốn điều lệ tăng lên 180 tỷ tại 31/12/2004. Ngày 09/06/2004, khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng. Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng. Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng. Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng. Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus. Năm 2005, thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, T.P Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu. Đưa vào hoạt động các phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombank Nguyễn Tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Chinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim Liên (Hà Nội). Tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng. Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus. Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5. Năm 2006, Techcombank nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia. Tháng 2/2006: Phát hành chứng chỉ tiền gửi Lộc Xuân. Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao. Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7. Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s. Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ. Tháng 9/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả lãi định kỳ. Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng. Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa. Năm 2007, tổng tài sản của Techcombank đạt gần 2,5 tỷ USD. Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007. HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank. Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối Quản lý tín dụng và quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.Năm 2007 là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại. Techcombank là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường. 1.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Ban kiểm soát Uỷ ban quản lý rủi ro Uỷ ban chính sách tiền lương EXCO Văn phòng HĐQT Uỷ ban đầu tư chiến lược TỔNG GIÁM ĐỐC Uỷ ban tín dụng Ban chỉ đạo IT Uỷ ban quản lý tài sản nợ & có Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp Khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân Trung tâm quản lý nguồn vốn và giao dịch trên thị trường tài chính Khối quản trị nguồn lực Khối Quản lý tín dụng và quản lý rủi ro Trung tâm Ứng dụng và phát triển sản phẩm và dịch vụ công nghệ Khối Pháp chế và kiểm soát tuân thủ Khối Vận hành Khối Tham mưu - Phòng Quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại miền Bắc và miền Trung - Phòng Quản lý tiền tệ và thương mại miền Nam - Phòng quản trị sản phẩm - Phòng phân tích kinh doanh và thị trường - Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ - Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn - Trung tâm Thẻ và dịch vụ tín dụng tiêu dùng - Trung tâm Dịch vụ tài chính nhà ở - Trung tâm Dịch vụ tài chính và đầu tư cá nhân - Trung tâm Quản lý thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ - Trung tâm Dịch vụ và hỗ trợ mạng lưới bán lẻ - Trung tam Phát triển bán và tiếp thị dịch vụ ngân hàng - Phòng Kinh doanh và giao dịch tiền tệ ngoại hối - Phòng quản lý đầu tư tài chính - Phòng Giao dịch các thị trường hàng hoá - Ban phát triển sản phẩm - Phòng tuyển dụng - Phòng chính sách đãi ngộ - Phòng Quản trị thông tin và chính sách nhân sự - Trung tâm đào tạo - Phòng thẩm định các dự án trung và dài hạn - Phòng Quản trị rủi ro tín dụng - Phòng Quản trị rủi ro thị trường - Phòng Quản trị rủi ro vận hành - Phòng Thẩm định miền Bắc - Phòng Thẩm định miền Trung - Phòng Thẩm định miền Nam - Phòng Định giá tài sản - Phòng Bảo mật thông tin - Phòng Hỗ trợ phát triển hệ thống - Phòng Công nghệ thẻ và ngân hàng điện tử - Phòng Hạ tầng truyền thông - Ban IT miền Trung - Ban IT miền Nam - Phòng Pháp chế và kiểm soát - Ban Xử lý nọ và khai thác tài sản thu nợ - Phòng Kiểm soát nội bộ - Trung tâm thanh toán - Trung tâm Kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh - Trung tâm dịch vụ khách hàng - Phòng kho quỹ - Phòng quản lý đầu tư xây dựng - Văn phòng - Phòng Quản lý chất lượng - Phòng tiếp thị, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng - Phòng kế hoạch tổng hợp - Phòng Tài chính kế toán - Ban dự án phát triển hệ thống quản trị thông tin CÁC SỞ GIAO DỊCH, CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH 1.3. Tình hình hoạt động của Techcombank 1.3.1. Tình hình hoạt động chung năm 2007 Hoà trong không khí chung của cả nước, 2007 đánh dấu một năm thành công vượt bậc của Techcombank trong việc triển khai định hướng khách hàng thông qua việc hoàn thành vượt mức các mục tiêu đề ra trong tăng trưởng tổng tài sản, vốn, tín dụng, lợi nhuận, doanh thu , phát triển mạng lưới, phát triển sản phẩm. Năm 2007, tổng tài sản của Techcombank đã tăng lên đạt 39.542,5 tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 2.531.3 tỷ đồng nâng tổng vốn chủ sở hữu của ngân hàng lên 3.573.42 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế luỹ kế năm 2007 đạt 709,74 tỷ đồng, gần gấp đôi so với mức lợi nhuận đạt được trong năm 2006 và đứng thứ ba trong khối các ngân hàng cổ phần. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh và tận dụng ưu thế của ngân hàng nội địa trong xu thế hội nhập, Techcombank đã không ngừng mở rộng và nâng cấp mạng lưới hoạt động lên gần 130 điểm giao dịch trải dài 23 tỉnh thành trên toàn quốc. Việc mở rộng mạng lưới trong năm 2007 là phù hợp với xu thế chung giúp Techcombank kịp thời nắm bắt thời cơ thị trường và tận dụng được ưu thế cạnh tranh trước thời điểm các ngân hàng nước ngoài phát triển toàn diện các nghiệp vụ tại Việt Nam. Tổng thu nhập thuần năm 2007 đạt 1.216,16 tỷ đồng tăng 98,9% so với năm 2006. Trong đó, doanh thu dịch vụ năm 2007 đạt 207 tỷ đồng – tăng 56% so với năm 2006. Doanh thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 86 tỷ đồng, chiếm 41,8% doanh thu dịch vụ. đặc biệt năm 2007 nguồn thu dịch vụ trong nước tăng lên đáng kể - tăng gấp 2,3 lần so với năm 2006 trong đó thu từ bảo lãnh và thu xếp tài chính chiếm tỷ trọng lớn – 62% thu trong nước. Nguồn thu trong nước đã bù đắp phần nào sự sụt giảm của thu từ hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai trong năm. Vốn huy động từ khách hàng cả năm 2007 đạt 24.476,58 tỷ đồng, tăng 14.910,5 tỷ đồng so với năm 2006 tức là tăng 255,9%. Trong đó, huy động vốn từ dân cư 14.119,27 tỷ đồng, chiếm 40,17% tổng huy động. Nhìn chung nguồn vốn huy động của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng ổn định với cơ cấu hợp lý bảo đảm một hoạt động kinh doanh tổng thể an toàn cho ngân hàng. Tổng dư nợ tín dụng của Techcombank đạt 19.958,1 tỷ đồng tăng 11.147,67 tỷ đồng so với năm 2006. Mặc dù dư nợ tăng khá mạnh nhưng chất lượng tín dụng của Techcombank vẫn được kiểm soát chặt chẽ, mặt khác dự phong rủi ro tín dụng được trích đầy đủ và thường xuyên để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ nợ 3-5 tính đến cuối năm 2007 đã giảm mạnh so với tháng 12/2006, giảm từ 3,11% xuống còn 1,38%. Với hệ thống công nghệ hiện đại của Techcombank, việc phân loại tuổi nợ được tự động hoá hoàn toàn. Bên cạnh đó, một số khoản nợ quá hạn lâu vẫn được để trong nội bảng là để tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ trong việc thu hồi những khoản nợ này cũng như kiểm soát tốt hơn tỷ lệ nợ xấu. Năm 2007, nhằm triển khai định hướng khách hàng, Techcombank đã tích cực cho ra mắt nhiều sản phẩm mới từ tín dụng, thanh toán, đến huy động, nổi bật là các sản phẩm như F@st i-bank, một sản phẩm internetbanking hiệ đại đáp ứng các tiêu chuẩn của quốc tế hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng; Logistic - sản phẩm tài chính kho vận liên kết với các hãng vận tải và quản lý kho để tạo quy trình khép kín hỗ trợ khách hàng trong việc dùng tài sản hàng tồn kho luân chuyển để làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay; cho vay tiêu dùng tín chấp - sản phẩm bán lẻ đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngay cả khi khả năng tiền mặt của khách hàng chưa đầy đủ; F@st Sbank, sản phẩm hỗ trợ các công ty chứng khoán trong việc thực hiện Luật và các văn bản dưới Luật Chứng khoán về mở tài khoản và giao dịch tài khoản của khách hàng kinh doanh chứng khoán. Năm 2007 cũng là năm Techcombank tăng cường việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy của một số khối, phòng ban hội sở để tách bạch và chuyên môn hoá ở từng khâu trong quy trình hoạt động cũng như mảng hoạt động nhằm tăng năng suất lao động và kiểm soát rủi ro được tốt hơn. Phòng kiểm toán nội bộ của Techcombank đã được thành lập đầu năm 2007 và dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức và quy trình thực hiện nhằm thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đối với tình hình hoạt động của các chi nhánh về các phương diện Kế toán, tín dụng, thanh toán… Khối Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp cũng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3/2007 và đem lại những chuyển biến tích cực trong phục vụ phân nhóm khách hàng doanh nghiệp. Trong năm 2007, bên cạnh đó các trương chình hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật vơi HSBC, Techcombank cũng đã tiếp nhận các chuyên gia từ HSBC vào hoạt động trực tiếp như cán bộ của Techcombank. Các chuyên gia này đã được bổ nhiệm vào các vị trí là Giám đốc khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân, Giám đốc khối Vận hành hệ thống, Giám đốc Marketing, Đồng Giám đổcTung tâm Thẻ và tín dụng tiêu dùng, Giám đốc Trung tâm Quản lý thu nợ và kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân, và tiếp nhận chuyên gia tư vấn cho mảng quản trị hệ thống thông tin. Các chương trình hỗ trợ cùng với sự đóng góp trực tiếp của các cán bộ người nước ngoài này đã bước đầu khẳng định các giá trị đóng góp của mình vào hoạt động của ngân hàng và đem lại những kết quả tích cực. Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2007 Thực hiện năm 2007 Tỷ lệ hoàn thành Thu nhập hoạt động thuần (Tỷ VND) 1.134,43 1.216 107% Chi phí hoạt động (Tỷ VND) 416,43 425,38 102% Lợi nhuận trước thuế và DP (Tỷ VND) 718,01 790,62 110% Trích dự phòng (Tỷ VND) 78,01 80,89 103% Lợi nhuận trước thuế (Tỷ VND) 640,00 709,74 111% 1.3.2. Dịch vụ khách hàng cá nhân 1.3.2.1. Techcombank đã xây dựng một mô hình quản lý tập trung khối Dịch vụ tài chính và ngân hàng cá nhân Được thành lập vào tháng 9 năm 2007, cùng với sự tư vấn và điều hành của các chuyên gia Ngân hàng HSBC mô hình quản lý tập trung của Khối đã được hình thành một cách rõ nét. Mô hình này định hướng các Phong giao dịch tập trung tối đa vào việc bán hàng và dịch vụ khách hàng, cũng như sự tập trung điều hành tại trung tâm các bộ phận Quản trị rủi ro, Phê duyệt tín dụng, Phát triển sản phẩm, Hỗ trợ mạng lưới… Một trong những hoạt động cần thiết nhằm thực hiện chiến lược bán lẻ của Techcombank là hình thành hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch bán lẻ. Với việc hình thành hệ thống này, các chi nhánh, phòng giao dịch bán lẻ được nâng cao vị thế hoạt động, được đánh giá hoạt động một cách tương đối độc lập, khuyến khích chủ động khai thác nguồn khách hàng từ mọi kênh. 1.3.2.2. Hoạt động phát hành thẻ đạt kết quả tốt Năm 2007 là một năm đáng ghi nhớ đối với hoạt động phát triển thẻ tại Techcombank.Thẻ ghi nợ Techcombank Visa được phát hành vào đầu năm đến cuối năm đã đạt hơn 50.000 thẻ. Tổng số thẻ phát hành mới trong năm 2007 là 20.000 thẻ; tăng gần 3000% so với năm 2006. Cùng với sự phát triển của hoạt động phát hành thẻ, số giao dịh qua ngân hàng và số dư tiền gửi trên tài khoản cũng tăng đáng kể, từ trung bình 2.900.000 đồng/thẻ năm 2006 đến 4.000.000 đồng/thẻ năm 2007. Độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt tại các trung tâm kinh tế, chính trị lớn. Đến hết năm 2007, Techcombank đã lắp đặt 168 ATM, 2300 máy cà thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, góp phần tăng số lượng giao dịch thẻ gấp đôi so với năm 2006, từ 328.000 giao dịch/tháng cuối năm 2006 đến 660.000 giao dịch/tháng cuối năm 2007. Chỉ thị của chính phủ về việc trả lương quan tài khoản cũng góp phần tạo ra một thị trường to lớn cho Techcombank. Chỉ trong 3 tháng cuối năm 2007, Techcombank đã có thị phần đáng kể nhờ việc khai thác trả lương cho hàng chục ngàn cán bộ nhân viên của các bộ ngành như: Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, Toà án Nhân dân tối cao, Bảo Việt Nhân thọ, Vietnam Airlines, Pacific Airlines, các trường học… 1.3.2.3. Chú trọng vào thị trường Cho vay mua nhà Trung tâm Cho vay mua nhà của Techcombank đã được hình thành để tập trung khai thác việc cho vay mua nhà, liên kết chặt chẽ với các chủ đầu tư dự án. Doanh số cho vay mua nhà phát triển tốt, dư nợ cuối năm 2007 đạt 4.199,82 tỷ đồng, tăng trưởng gần 400% so với năm 2006. 1.3.2.4. Thiết lập và phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp Cung cấp một loạt các sản phẩm cho vay tiêu dùng: Từ năm 2007, hàng loạt các tổ chức tín dụng quốc tế và tư nhân đã triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng, đặc biệt là tại khu vực TP Hồ Chí Minh như SG Viet Finance, Công ty tài chính Easy, Prudential… Techcombank đã nhanh chóng gia nhập và triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân tín chấp trên cơ sở đánh giá khách hàng, quản lý rủi ro và thu nợ tập trung theo mô hình, quy trình quản lý của các ngân hàng bán lẻ hàng đầu thế giới. Một loạt các sản phẩm cho vay tiêu dùng được ra đời để đáp ứng yêu mọi cầu của khách hàng. Hoạt động liên kết với các cửa hàng, nhà sản xuất, siêu thị để cho vay tại Techcombank cũng được đẩy mạnh. Tại khu vực Hà Nội, trên 100 cửa hàng, siêu thị đã ký hợp đồng liên kết với Techcombank để giới thiệu khách hàng mua sắm trả góp với Techcombank, đặc biệt là trong lĩnh vực xe máy, máy tính, đồ dùng điện tử… Siêu thị điện máy Nguyễn Kim, nội thất Nhà Xinh và nhiều hệ thống siêu thị khác đã liên kết với Techcombank để hỗ trợ lãi suất cho khách hàng mua hàng trả góp. Mối quan hệ với các nhà sản xuất cũng được bước đầu thiết lập. Các hoạt động cho vay tiêu dùng khác như ô tô, du học… cũng được tập trung đẩy mạnh và phát triển tốt. Sản phẩm tín dụng được cải tiến theo hướng chuyên biệt và đơn giản hoá quy trình. Lần đầu tiên tại Techcombank đã thử nghiệm triển khai mô hình “booth” cho vay lưu động tại các Trung tâm Siêu thị và các cửa hàng bán lẻ, dung đòn bẩy là sản phẩm linh hoạt và phê duyệt nhanh và đã đạt được những thành công ban đầu. Tất cảc những nỗ lực trên đã mang đến cho Techcombank dư nợ và cho vay tiêu dùng cá nhân 2007 đạt 1.506 tỷ đồng, tăng trưởng 110,53% so với năm 2006. 1.3.2.5. Mạng lưới rộng tạo thuận lợi cho huy động dân cư Hệ thống điểm giao dịch tiếp tục phát huy lợi thế trong việc tiếp cận khách hàng. Được hỗ trợ bởi hàng loạt các chương trình huy động tiết kiệm hấp dẫn, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch rộng khắp đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng đối với khách hàng trong các sản phẩm huy động dân cư; đóng góp số dư tiền gửi đạt trên 14.000 tỷ đồng, tăng 200% so với năm 2006. 1.3.2.6. Những sản phẩm thương mại điện tử tiên phong Sản phẩm Internet banking mang tên F@st i-bank là một bước đột phá của Techcombank, mang đến một sản phẩm Internet banking đích thực đầu tiên tại Việt Nam. Sau 7 tháng triển khai, đã có 820 khách hàng tham gia với tổng giá trị giao dịch thực hiện qua F@st i-bank là 155 tỷ đồng. Techcombank cũng là ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ thanh toán qua tin nhắn di động, qua đó khách hàng có thể mua hàng hoá, thanh toán hoá đơn điện thoại, phí bảo hiểm qua một bước tin nhắn đơn giản. Các sản phẩm thương mại điện tử này (F@st Mobipay – giao dịch qua tin nhắn điện thoại, Cổng tanh toán điện tử F@st VietPay) đã giúp khai thác không những khách hàng cá nhân mà cả các đối tác lớn như FPT, Bảo hiểm Bảo Minh, Pacific Airlines, Vina Phone… 1.3.3. Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1.3.3.1. Thay đổi mô hình tổ chức nhằm phục vụ khách hàng doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn Năm 2007 đánh dấu một thay đổi về mặt cơ cấu hết sức sâu sắc với việc Techcombank thành lập khối Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007 nhưng ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, khối Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp đã triển khai mạnh mẽ quá trình chuyển đổi mô hình trên phạm vi toàn quốc theo hướng: phân công chuyên môn hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, tập trung hoá một số công đoạn trong quy trình phục vụ khách hàng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường khả năng phục vụ một số lượng lớn khách hàng. Mô hình tổ chức mới được áp dụng bước đầu đem lại những kết quả và đóng góp một cách tích cực vào sự phát triển của mảng khách hàng doanh nghiệp nói riêng, của Techcombank nói chung, cụ thể như sau: Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế tăng hơn 1,5 lần - từ 9.285 khách hàng năm 2006 lên 14.848 khách hàng năm 2007 trong đó khách hàng SME tiếp tục là nhóm khách hàng quan trọng của ngân hàng, chiếm gần 80% tổng số khách hàng doanh nghiệp của Techcombank. Số lượng khách hàng tổ chức kinh tế 2006 14.848 khách hàng 2007 Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp đạt 10.057,31 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng ngoạn mục hơn 360% so với năm 2006. Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp 2006 2007 10.057,31 tỷ VND Tính tới thời điểm tháng 12/2007, tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 204% so với cùng kỳ năm 2006 đạt 12.478,46 tỷ VND, chiếm hơn 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 2006 12.478,46 tỷ VND 2007 Tỷ lệ nợ 3-5 năm đối với khách hàng doanh nghiệp liên tục giảm qua các năm và năm 2007 đứng ở mức 1,66%. Dịch vụ thanh toán quốc tế tiếp tục là một thế mạnh của Techcombank. Nếu doanh số thanh toán quốc tế năm 2006 đạt 1.342 triệu USD thì sang năm 2007 đã tăng lên gấp đôi, đạt 2.722 triệu USD. Dịch vụ thanh toán quốc tế 2006 2007 2.722 triệu USD 1.3.3.2 Hoàn thiện các sản phẩm hiện có, phát triển sản phẩm ngân hàng doanh nghiệp mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Năm 2007, Techcombank tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính ngân hàng với ưu thế về nhóm sản phẩm đa dạng, tiện ích và trọn gói nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của các khách hàng doanh nghiệp. Gói các sản phẩm dịch vụ này bao gồm: Các dịch vụ tài khoản như tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền gửi chuyên dùng Các sản phẩm tín dụng như cho vay vốn lưu động (theo món, theo hạn mức), Cho vay trung dài hạn (theo món, theo dự án), Thấu chi doanh nghiệp, Tài trợ dự án trọn gói, Cho vay nông sản (gạo, tiêu, điều, cà phê), Tài chính kho vận trọn gói, Tài trợ nhà cung cấp, Cho vay vốn đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh đó, Techcombank cũng cung cấp các dịch vụ bảo lãnh ngân hàng như: Bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước, Bảo lãnh thanh toán (mua bán trả chậm, nghĩa vụ thuế), Bảo lãnh dự thầu, Bảo lãnh thực hiện hợp đồng, Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm (bảo lãnh bảo hành), Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (bảo lãnh tiền tạm ứng, bảo lãnh tiên đặt cọc), Bảo lãnh đối với một tổ chức kinh tế hoặc Tổ chức tín dụng khác, Xác nhận bảo lãnh, Cam kết thu xếp tài chính. Các dịch vụ thanh toán trong nước như chuyển tiền đến, chuyển tiền đi bằng tiền mặt, séc, uỷ nhiệm chi. Khách hàng có thể giao dịch tại ngân hàng hoặc gửi yêu cầu trực tiếp qua mạng Telebank (kết nối trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng) hoặc mạng Internet. Các dịch vụ thanh toán quốc tế như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng. Các dịch vụ Ngoại hối như mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn ngoại tệ. Các dịch vụ ngân hàng khác như Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, Bảo quản tài sản, Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản, Dịch vụ quản lý tiền mặt tại chỗ, Dịch vụ quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán. Bên cạnh việc hoàn thiện quy trình, ban hành những hướng dẫn triển khai sản phẩm cho phù hợp hơn với từng nhóm hàng, lĩnh vực (như dệt may, đóng tàu, thi công công trình,…), để nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ, Techcombank còn phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu từng nhóm khách hàng trong từng lĩnh vực như: Sản phẩm F@st Sbank (Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán), Tài trợ nhà cung cấp, Cổng thanh toán điện tử F@st VietPay… Mục tiêu đến cuối năm 2008, Techcombank sẽ có danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng nhất trên thị trường ngân hàng Việt Nam. 1.3.3.3. Mở rộng các kênh và hình thức giao dịch để tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng Bên cạnh việc hoàn thiện các sản phẩm sẵn cố, phát triển sản phẩm mới, Techcombank cũng chú trọng việc mở rộng các kênh quảng bá, giới thiệu sản phẩm trực hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Techcombank đã tham gia và tổ chức giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại Hội thảo Giải pháp tài chính toàn diện hỗ trợ cho doanh nghiệp khu công nghiệp và khu chế xuất (Hepza), Hội thảo Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp khu công nghiệp Phố Nối A, Hội thảo phát triển bền vững ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, Hội nghị Hướng dẫn trình bày kế hoạch kinh doanh, đầu tư để vay vốn ngân hàng và các vấn đề liên quan đến thanh toán ngoại thương, Lễ ký kết Hợp tác toàn diện với Vinacontrol… Ngoài ra, để nâng cao tăng cường khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng, Techcombank còn không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch trên toàn quốc. Đến cuối năm 2007, Techcombank đã mở thêm 43 điểm nâng tổng số chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng lên gần 130 điểm trên 23 tỉnh thành phố. 1.3.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên khách hàng doanh nghiệp Để phục vụ nhóm khách hàng doanh nghiệp đang tăng lên một cách hết sức nhanh chóng, Techcombank đã tăng cường đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên trách phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp ở tất cả các vị trí. Không chỉ mở rộng về số lượng, Techcombank còn tăng cường đào tạocho đội ngũ nhân lực mới và thường xuyên đào tạo lại. Bên cạnh đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, sản phẩm ngân hàng, Techcombank đã thuê các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp, có uy tín trong và ngoài nước để đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp như giao dịch, bán hàng, quản lý bán hàng, quan hệ khách hàng, đàm phán… Những khoá đào tạo ngắn này nhằm xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn, nhiệt tình với c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2404.doc