Xuất khẩu phần mềm ở Công ty cổ phần phần mềm FPT thực trạng và giải pháp

TRƯỜNG ĐẠI HOC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ =======***======= CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xuất khẩu phần mềm ở Công ty CP phần mềm FPT Thực trạng và giải pháp Đơn vị thực tập: CÔNG TY CP PHẦN MỀM FPT Giáo viên hướng dẫn : THS. Nguyễn Thị Liên Hương Sinh viên thực hiện : Đào Duy Dũng Lớp : Thương mại K38A Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ 21 được đánh dấu bằng sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà đi đầu là sự bùng n

doc86 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2214 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xuất khẩu phần mềm ở Công ty cổ phần phần mềm FPT thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ và xâm nhập của Công nghệ thông tin (CNTT) vào mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Các thành quả của cuộc Cách mạng CNTT và quá trình hội nhập diễn ra trên qui mô toàn cầu đang đưa nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới của nền văn minh mới, nền văn minh trí tuệ. Trong nền văn minh này sẽ xảy ra sự chuyển dịch quan trọng trong vai trò các nguồn lực cơ bản tạo nên của cải vật chất cho xã hội. Thông tin, trí thức, phần mềm, đã và đang là những nhân tố tác động sâu sắc đến sự phát triển của toàn nhân loại nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng. Công nghệ thông tin và Công nghệ phần mềm đang phát triển như vũ bão trên toàn cầu và đến nay nó đã trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Công nghiệp phần mềm xuất khẩu đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn làm thay đổi bộ mặt và vị thế của nhiều nước đang phát triển. Từ năm 1993, Chính phủ đã thông qua Nghị Quyết 49/CP về Công nghệ Thông tin, với mục đích biến CNTT thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt nam trong thế kỷ 21. Kế hoạch tổng thể phát triển CNTT đến năm 2010 trong đó nêu bật sự cần thiết ưu tiên xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đã từng bước định hướng cho công nghiệp phần mềm trở thành một ngành công nghiệp mới của nước ta. Cùng với sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, và sự đầu tư nỗ lực của các doanh nghiệp phần mềm Việt nam, công nghiệp phần mềm nước ta trong những năm qua có nhiều tiến bộ. Phần mềm đã từng bước trở thành một ngành Công nghiệp mới hỗ trợ và đóng góp cho sự dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đặc biệt, phần mềm Việt nam xuất khẩu đã có những kết quả ban đầu. Việc cần thiết xây dựng Công nghiệp Phần mềm là ngành kinh tế mũi nhọn cho tương lai và hướng tới xuất khẩu phần mềm ra thế giới là những vấn đề bức xúc đối với đất nước cũng như với các doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu phần mềm. Tuy có nhiều thuận lợi nhưng con đường đến với thị trường thế giới của phần mềm Việt nam còn gặp không ít những khó khăn và thách thức. Làm thế nào để đưa phần mềm Việt nam tham gia vào thị trường thế giới đang là bài toán khó cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu phần mềm nước ta, trong đó có công ty CP phần mềm FPT - công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu Việt nam. Luận văn với đề tài: “Xuất khẩu phần mềm ở công ty CP phần mềm FPT – Thực trạng và giải pháp ”, mong muốn góp phần với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế thông qua việc nghiên cứu việc sản xuất và xuất khẩu phần mềm tại công ty CP phần mềm FPT, từ đó đưa ra triển vọng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp xuất khẩu này ở công ty CP phần mềm FPT và các doanh nghiệp khác trong giai đoạn tới. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu về thị trường phần mềm thế giới và đặc biệt là thị trường gia công xuất khẩu phần mềm cũng như tìm hiểu thực trạng sản xuất và xuất khẩu phần mềm của công ty CP phần mềm FPT để phân tích những cơ hội và thách thức của công ty CP phần mềm FPT nói riêng và Việt nam nói chung trên con đường gia nhập thị trường quốc tế. Chuyên đề cũng tìm kiếm giải pháp để đưa việc sản xuất và xuất khẩu phần mềm đem lại hiệu quả cao cho công ty CP phần mềm FPT trong tương lai. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sản xuất và xuất khẩu phần mềm. Phạm vi nghiên cứu: Công ty CP phần mềm FPT, thực trạng công nghệ phần mềm, xuất khẩu phần mềm ở Việt Nam và thế giới Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh trên cơ sở sử dụng các số liệu, bảng biểu thống kê, tài liệu và các kết quả nghiên cứu trước đó. Cấu trúc của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các phụ lục thì chuyên đề được trình bày gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về Xuất khẩu Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu phần mềm của công ty CP phần mềm FPT Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu phần mềm của công ty CP phần mềm FPT CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội mà công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển nhanh chóng, có vai trò quyết định đối với nền kinh tế toàn cầu. Phần mềm là nhân tố xuyên suốt và quyết định của CNTT, là công cụ chủ yếu để con người có thể khai thác những lợi ích mà CNTT mang lại, chính vì vậy nên từ lâu phần mềm đã trở thành một loại hàng hoá, tạo nên một thị trường sôi động trong xã hội CNTT, những sản phẩm phần mềm đã trở thành những công cụ không thể thiếu đợc trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Do đó, xuất khẩu phần mềm sẽ trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian tới với hai tố chất cơ bản của con người Việt Nam : cần cù và thông minh. Tuy nhiên tìm hiểu về một nền công nghiệp phần mềm, quy trình để xuất khẩu sản phẩm đặc biệt này cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, chúng ta cần có một kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, phần mềm cũng như tình hình thị trường Việt Nam và thế giới. Chương một của luận văn sẽ cung cấp các khái niệm cơ bản về phần mềm, đem lại một cái nhìn tổng quát về thị trường xuất khẩu phần mềm cũng như những lợi ích, thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường này. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP Khái niệm và vai trò của xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Trong xuất khẩu luồng tiền tệ dịch chuyển từ nước nhập khẩu sang nước xuất khẩu và có một luồng hàng hoá dịch chuyển theo hướng ngược lại từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Xuất khẩu là sự mở rộng của hoạt động buôn bán trong nước là một bộ phận của thương mại quốc tế Một hoạt động giao dịch hàng hoá và dịch vụ được gọi là xuất khẩu khi phải thoả mãn một số điều kiện nhất định: + Trụ sở kinh doanh của bên mua và bên bán ở hai nước khác nhau. + Đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc cả hai bên. + Hàng hoá - đối tượng của giao dịch phải di chuyển ra khỏi biên giới một nước. + Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của kinh tế đối ngoại. Nó được ra đời trên cơ sở sự phân công lao động xã hội và lợi thế so sánh giữa các nước khác nhau, xuất khẩu càng trở nên cần thiết và không thể thiếu được đối với các quốc gia trên thế giới. Ngày nay người ta đã nhận thấy không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển mà không có bất kỳ mối quan hệ nào với nước khác, đặc biệt là về kinh tế Nhà nước ta đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu khuyến khích các khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng ngoại tệ cho đất nước. Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển phát triển và thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vai trò của xuất khẩu được thể hiện trên các mặt cụ thể: Đối với nền kinh tế quốc dân Là một trong hai nội dung chính hoạt động ngoại thương, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia. Nó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh nhờ những tác dụng chủ yếu sau: - Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Cùng với vốn đầu tư nước ngoài vốn từ hoạt động xuất khẩu có vai trò quyết định đối với quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. - Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và phát triển sản xuất Ngoài ra, xuất khẩu còn giúp các nước tìm và vận dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của mình, cho phép phân công lao động quốc tế phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng, làm cho cơ cấu sản xuất của cả nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. - Tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. - Là cơ sở để mở rộng và phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại. Đối với các doanh nghiệp Cùng với xu hướng hội nhập của đất nước thì xu hướng vươn ra thị trường thế giới của doanh nghiệp cũng là một điều tất yếu khách quan. Bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau: - Xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường có thêm cơ hội tiêu thụ hàng hoá, điều này đặc biệt quan trọng khi dung lượng thị trường nội địa còn hạn chế cơ hội tiêu thụ hàng hoá thấp hơn khả năng sản xuất của các doanh nghiệp. Vì vậy vươn ra thị trường là yếu tố khách quan. - Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do phải chịu sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. - Xuất khẩu giúp người lao động tăng thu nhập: Do có cơ sở vật chất tốt, đội ngũ lao động lành nghề làm cho năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp khác, tạo tiền đề để nâng tiền lương cho người lao động. Các hình thức Xuất khẩu Xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức xuất khẩu mà trong đó Công ty kinh doanh quốc tế trực tiếp bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài thông qua các bộ phận xuất khẩu của mình. Xuất khẩu trực tiếp thường đòi hỏi chi phí cao và ràng buộc nguồn lực lớn để phát triển thị trường. Tuy vậy xuất khẩu trực tiếp đem lại cho công ty những lợi ích là: Có thể kiểm soát được sản phẩm, giá cả, hệ thống phânphối ở thị trường nước ngoài. Vì được tiếp xúc với thị trường nước ngoài nên công ty có thể nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu thị hiếu các yếu tố môi trường và thị trường nước ngoài để làm thích ứng các hoạt động xuất khẩu của mình. Chính vì thế mà nỗ lực bán hàng và xuất khẩu của công ty tốt hơn. Tuy nhiên bên cạnh thu được lợi nhuận lớn do không phải chia sẻ lợi ích trong xuất khẩu thì hình thức này cũng có một số nhược điểm nhất định đó là: Rủi ro cao, đầu tư về nguồn lực lớn, tốc độ chu chuyển vốn chậm. Chính vì những đặc điểm kể trên mà hình thức này phải được áp dụng phù hợp với những công ty có quy mô lớn đủ yếu tố về nguồn lực như nhân sự, tài chính và quy mô xuất khẩu lớn. Xuất khẩu uỷ thác Xuất khẩu uỷ thác là hình thức xuất khẩu trong đó đơn vị được cấp giấy phép xuất khẩu không có điều kiện đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, phải uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tiến hành xuất khẩu hộ. Và đơn vị giao uỷ thác phải trả một khoảng hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác theo một tỷ lệ nhất định đã được thoả thuận trong một hợp đồng gọi là phí uỷ thác. Doanh thu của đơn vị nhận uỷ thác trong trường hợp này là số hoa hồng được hưởng. Hình thức xuất khẩu này đem lại cho công ty những lợi ích đó là: Không cần đầu tư về nguồn lực lớn, rủi ro thấp tốc độ chu chuyển vốn nhanh. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định là: Doanh nghiệp giao uỷ thác sẽ không kiểm soát được sản phẩm, phân phối, giá cả ở thị trường nước ngoài. Do doanh nghiệp không duy trì mối quan hệ với thị trường nước ngoài cho nên không nắm bắt được sự thay đổi nhu cầu thị hiếu các yếu tố môi trường, thị trường nước ngoài nhằm làm thích ứng các hoạt động marketing đặc biệt là làm thích ứng các sản phẩm với nhu cầu thị trường. Do phải trả chi phí uỷ thác nên hiệu quả xuất khẩu cũng không cao bằng so với xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả với những công ty hạn chế về nguồn lực, quy mô xuất khẩu nhỏ. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu Buôn bán đối lưu (Couter - trade): Là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hoá giao đi có giá trị tương đương với lượng hàng hoá nhập về. ở đây mục đích xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương Hoạt động xuất khẩu theo hình thức gia công quốc tế. Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên - bên nhận gia công nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác gọi là bên đặt gia công để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí gia công. Như vậy trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất. Hoạt động xuất khẩu theo nghị định thư Là hình thức xuất khẩu mà chính phủ giữa các bên đàm phán ký kết với nhau những văn bản, hiệp định, nghị định về việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Và việc đàm phán ký kết này vừa mang tính kinh tế vừa mang tính chính trị. Trên cơ sở những nội dung đã được ký kết. Nhà nước xây dựng kế hoạch và giao cho một số doanh nghiệp thực hiện. Một số loại hình xuất khẩu khác - Tạm nhập - tái xuất: Là việc xuất khẩu trở lại nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu về nước nhưng chưa hề qua gia công chế biến, cải tiến lắp ráp. - Chuyển khẩu hàng hoá: Là việc mua hàng hoá của một nước (nước xuất khẩu) bán cho nước khác (nước nhập khẩu) mà không làm thủ tục xuất khẩu. Nội dung của hoạt động Xuất khẩu Sự giao dịch mua bán hàng hoá và dịch vụ ngoại thương bao giờ cũng phức tạp hơn trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở trong nước vì các bên xa nhau, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, hệ thống tiền tệ tài chính ở mỗi nước khác nhau, chính sách và luật lệ ở mỗi nước mỗi khác. Do đó, muốn tiến hành hoạt động xuất khẩu có hiệu quả thì doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ theo các bước sau: Nghiên cứu tiếp cận thị trường xuất khẩu Nhận biết sản phẩm xuất khẩu Nghiên cứu về thị trường hàng hóa thế giới Dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng Giá cả hàng hóa trên thị trường Lựa chọn đối tác bán buôn Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu Tổ chức chiến lược-kế hoạch kinh doanh xuất khẩu Đàm phán và ký kết hợp đồng Đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu XUẤT KHẨU PHÀN MỀM Khái niệm, đặc điểm và phân loại phần mềm Định nghĩa Phần mềm là các lệnh máy tính và các dữ liệu cần thiết (số liệu, âm thanh, hình ảnh...) để điều khiển hệ thống thiết bị máy tính thực hiện các chức năng nhất định. Phân loại phần mềm Phần mềm hệ thống (System Software) gồm các chương trình hướng dẫn các hoạt động cơ bản của máy tính như hiển thị thông tin lên màn hình, ghi dữ liệu lên đĩa, in kết quả, liên lạc với các thiết bị ngoại vi, phân tích và thực hiện các lệnh do người dùng nạp vào. Phần mềm hệ thống được chia làm 4 loại: Hệ điều hành (Operating system): là một bộ chương trình để quản lý việc sử dụng các bộ phận của phần cứng, phối hợp sự hoạt động của các bộ phận ấy để thực hiện các chương trình của người dùng đồng thời cung cấp một số dịch vụ giảm nhẹ công việc của người dùng. Một số hệ điều hành thông dụng hiện nay là MS DOS, MS Windows, Unix, OS/2, Macintosh... Các chương trình tiện ích (Utilities): là các chương trình bổ sung thêm các dịch vụ cần thiết mà hệ điều hành chưa đáp ứng được như cứu vãn dữ liệu bị hỏng, bảo mật... Các chương trình điều khiển thiết bị (Devide drivers): là các chương trình giúp máy tính điều khiển các thiết bị ngoại vi nào đó như máy in, máy ảnh kỹ thuật số, web cam... Các chương trình dịch: là các chương trình để dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ thuật toán như Basic, C++, Java... Phần mềm ứng dụng (Application Software) là các chương trình ứng dụng tổng quát, chuyên cho quản lý, xử lý văn bản, thống kê tính toán công nghiệp hay tính toán khoa học. Người dùng cuối cùng có thể viết những ứng dụng dễ dàng hay cũng có thể sử dụng thẳng mà không cần viết chương trình gì thêm. Phần mềm ứng dụng được chia làm 4 loại sau: Phần mềm năng suất: Loại phần mềm này giúp người dùng làm việc có hiệu quả và hiệu suất cao hơn. Các phần mềm thông dụng nhất thuộc loại này là các hệ soạn thảo, các chương trình lập bảng tính, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chương trình gửi và nhận thư điện tử, lập lịch, vẽ đồ hoạ... Phần mềm kinh doanh: là các chương trình giúp các doanh nghiệp hoàn thành các nhiệm vụ xử lý thông tin có tính chất thủ tục, lặp đi lặp lại hàng ngày, hàng tháng hay hàng năm, đặc biệt ở các lĩnh vực kế toán, quản lý nhân sự, hàng hoá. Phần mềm giải trí: bao gồm các trò chơi, nhạc, phim, multimedia và các bộ chương trình điều khiển, hấp dẫn đối với những ai muốn nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng. Phần mềm giáo dục và tham khảo: giúp người dùng học một môn học ví dụ như các mô phỏng của phản ứng hoá học, vật lý. Các cuốn từ điển, bách khoa toàn thư điện tử giúp tra cứu bất kỳ chủ đề nào. Đặc điểm Sản phẩm phần mềm có một số tính chất khác hẳn sản phẩm công nghiệp thông thường. Một mặt là ngành công nghệ cao, đòi hỏi sáng tạo lớn, tổ chức chặt chẽ và kỷ luật nghiêm, mặt khác cần sự tự do sáng tạo, năng động rất cao của mỗi cá nhân. Do đó , san phẩm phần mềm có các đặc điểm riêng biệt rất khác các sản phẩm công nghiệp khác. Nhìn chung, có thể nói sản phẩm phần mềm có 7 đặc điểm chính : Hàm lượng chất xám cao: Giá thành vật chất hầu như không đáng kể (khoảng 1USD cho 1 đĩa CD), giá thành chính của sản phẩm là những gì ghi trong sản phẩm mang tin đó, là chất xám thuần tuý. Nhân bản dễ dàng: Tạo phần mềm thứ 2 khi đã có một phần mềm là một lao động giản đơn, chi phí hầu như bằng 0. Việc tạo ra các sản phẩm khác, như 1 chiếc ô tô, không đơn giản như vậy. Nếu như tạo ra một sản phẩm phần mềm tốn hàng triệu USD thì để có một phần mềm thứ 2 chỉ tốn 1 USD. Hầu như ai cũng có khả năng nhân bản phần mềm. Dễ bị mất bản quyền: Việc nhân bản dễ dàng cũng là điều kiện để phần mềm dễ bị vi phạm bản quyền. Vi phạm có thể là sao chép, có thể là tận dụng ý tưởng của người khác do trong lĩnh vực phát triển phần mềm ý tưởng là của chung. Giả sử một người có ý tưởng về một phần mềm kế toán để đơn giản hoá các công việc mà các kế toán viên phải làm đồng thời nâng cao tính chính xác của công việc nhiều số liệu này, anh ta có thể lập trình ra một phần mềm như vậy. Nhưng một khi đã có sản phẩm bán ra trên thị trường thì việc một người khác dựa trên ý tưởng đó cũng lập trình ra một phần mềm có các chức năng tương tự không bị coi là ăn cắp bản quyền. Thực tế trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm phần mềm có cùng công dụng như phần mềm xử lý văn bản, xử lý ảnh, phần mềm xem phim, nghe nhạc, phần mềm đồ hoạ, kế toán... Năng suất tính theo doanh thu/đầu người: Năng suất trong công nghiệp phần mềm không phải là 1 người làm được bao nhiêu sản phẩm 1 ngày mà thể hiện qua doanh số bán chia cho số nhân viên. Nếu 1 sản phẩm phần mềm được nhiều người công nhận thì doanh số của nó tăng vọt. Giả sử sản xuất 1 phần mềm tốn 1 triệu USD bán với giá 100 USD thì phiên bản ban đầu lỗ 999.900 USD, và lãi 99 USD cho mỗi phiên bản tiếp theo (chi phí nhân bản là 1 USD). Nếu bán được 20.000 bản thì thu được 1.98 triệu USD lãi 0.98 triệu USD. Càng tốt giá càng rẻ: Phần mềm càng tốt càng có nhiều người dùng nên có thể được bán ra với giá rẻ do chi phí nhân bản là không đáng kể. Đây là quy luật càng tốt giá càng rẻ khác hẳn quy luật tiền nào của ấy của sản phẩm công nghiệp thông thường. Vòng đời ngắn ngủi: Khoảng thời gian từ khi sản phẩm ra đời, tồn tại và bị thay thế càng ngày càng ngắn. Sau đó nó sẽ bị thay thế bởi một phiên bản cao hơn, nếu không sẽ tự bị đào thải trong quá trình cạnh tranh và phát triển. Đầu tư cho R&D lớn: Để tạo ra 1 phần mềm mới, có chất lượng thì đầu tư về nhà xưởng, thiết bị không phải là yếu tố then chốt, quan trọng nhất là đầu tư cho nghiên cứu, phát triển ( R&D) nhằm tạo ra các sản phẩm tốt, thoả mãn nhu cầu của người dùng, thu lợi nhuận cho công ty. Các hình thức xuất khẩu phần mềm Xuất khẩu phần mềm gia công Gia công phần mềm là công ty phần mềm trong nước làm theo các đơn đặt hàng của các công ty phần mềm nước ngoài sản xuất ra 1 phần mềm hoàn chỉnh hoặc 1 phần của bài toán để nhận phí gia công. Ưu điểm Không phải lo đầu ra cho sản phẩm Không phải tạo lập ý tưởng, thiết kế sản phẩm Không phải đầu tư vốn Nhược điểm Không giữ được bản quyền Thụ động trong sản xuất, tiêu thụ Giá gia công thấp so với giá trị phần mềm Các hình thức tìm kiếm thị trường Quan hệ tốt với các đối tác chiến lược. Các công ty phần mềm trong quá trình hoạt động cố gắng tạo lập và duy trì các mối quan hệ tốt với các đối tác quan trọng, thường là các công ty lớn có uy tín trên thị trường. Một khi đã giành được sự tín nhiệm của đối tác này, công ty phần mềm trong nước có thể có những điều kiện ưu đãi trong giao dịch. Đổi lại, họ có thể giới thiệu công ty với các đối tác khác có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ phẩn mềm. Thuê các công ty tiếp thị chuyên nghiệp trên cơ sở hợp đồng môi giới. Mối quan hệ này không chỉ đơn thuần nhằm hỗ trợ công ty phần mềm trong khâu tìm hiểu thị trường, phân tích, lập kế hoạch tiếp thị mà còn giúp công ty tăng doanh số nhờ những điều kiện ưu đãi trong hợp đồng môi giới. Sử dụng các mối quan hệ sẵn có với người Việt Nam ở nước ngoài. Một thực tế là những hợp đồng phần mềm đầu tiên của VN với nước ngoài chính là nhờ có sự giới thiệu của 1 số việt kiều đang sống và làm việc ở Mỹ giới thiệu cho bạn bè và người thân làm việc cho công ty phần mềm trong nước. Những việt kiều này cũng thường làm trong ngành công nghệ thông tin và cũng giữ 1 số vị trí chủ chốt, có thể trở thành nguồn trung gian quan trọng trong giao dịch giữa sản xuất trong nước và khách hàng nước ngoài. Trong các hình thức trên thì hình thức sử dụng các mối quan hệ sẵn có với người VN ở nước ngoài là có vẻ hiệu quả nhất đặc biệt với nhữngcông ty không có tiềm lực tài chính đủ mạnh để thêo đuổi những chiến dịch nghiên cứu, tìm kiếm thị trường độc lập. Đàm phán ký kết hợp đồng: được thực hiện chủ yếu qua giao dịch thư điện tử (Email). Đây là công cụ mới cho phép rút ngắn tối thiểu thời gian giao dịch giữa 2 bên do: Tốc độ nhanh Tiết kiệm chi phí Có thể cân nhắc bàn bạc các ý kiến Xuất khẩu phần mềm đóng gói Công ty phần mềm trong nước dựa trên các kết quả nghiên cứu thị trường quốc tế của mình, lựa chọn sản xuất sản phẩm thích hợp bán ra thị trường. Khách hàng là người sử dụng cuối cùng. Ưu điểm Không phải chia sẻ lợi nhuận Nắm bắt được tình hình thị trường Nhược điểm Tỷ lệ rủi ro cao do đầu ra không đảm bảo Chi phí đầu tư cao, trình độ các nhân viên lập trình đòi hỏi phải rất lành nghề, chuyên nghiệp Khuyếch trương sản phẩm, dịch vụ trên thị trường thế giới. Phần mềm là sản phẩm tiêu biểu của công nghệ thông tin, bởi vậy việc quảng bá thị trường về một loại sản phẩm phần mềm cũng mang các đặc trưng của công nghệ thông tin hiện đại. Đặc trưng nổi bật nhất chính là việc quảng cáo các sản phẩm bằng trang Web trên mạng Internet, chứa đựng những nội dung về công ty, loại hình sản phẩm, dịch vụ của công ty. Khách hàng có thể hỏi thông tin qua email hoặc đặt hàng trực tuyến. Bên cạnh việc sử dụng các trang web để quảng cáo còn có 1 hình thức phổ biến khác là tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế trong lĩnh vực phần mềm. Đây là địa diểm gặp gỡ của công ty với các khách hàng tiềm năng và các đối tác, là cơ hội để các công ty phần mềm, các nhà đầu tư có điều kiện tiếp xúc trao đổi và ký kết hợp đồng cũng như quảng cáo hình ảnh công ty với người dùng. Mở văn phòng đại diện tại các thành phố tập trung nhiều công ty phần mềm lớn như Silicon Valley – khu công nghiệp tập trung lớn nhất nước Mỹ – vẫn được coi là thủ đô phần mềm của thế giới hoặc những nơi được coi là thị trường tiêu thụ phần mềm lớn như Mỹ, Tây Âu. Văn phòng đại diện không chỉ là địa điểm để liên hệ trực tiếp khách hàng mà còn là nguồn cung cấp thông tin hỗ trợ marketing hướng sang các thị trường lớn khác bởi bản thân các địa diểm này thường nằm trong các khu vực sôi động của thị trường phần mềm thế giới. Thiết lập các đối tác của mình ở nước ngoài, đặc biệt là xây dựng quan hệ đại lý. Các công ty này sẽ làm đại lý bán sản phẩm đồng thời lấy các thông tin marketing về cho công ty và thực hiện tại chỗ các dịch vụ hỗ trợ sau bán. Qui trình Sản xuất và XK phần mềm Quy trình sản xuất phần mềm Sơ đồ mô tả quá trình sản xuất phần mềm Qui trình Xuất khẩu phần mềm Bước 1: Bên đặt gia công hỗ trợ tài chính và các tài liệu liên quan cho bên nhận gia công. Bước 2: Bên nhận gia công: Thu thập và phân tích yêu cầu về phần mềm, các chức năng kỹ thuật, mỹ thuật chính Thiết kế giải pháp tổng thể Viết chương trình, chạy thử, sửa chữa Kiểm tra lần cuối Bước 3: Giao hàng, có thể gửi qua Internet hoặc qua 1 đĩa CD chuyển phát nhanh. Bước 4: Khách hàng thanh toán tiền. VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM CỦA VIỆT NAM Sự cần thiết của Xuất khẩu phần mềm đối với Việt Nam Lợi ích của xuất khẩu phần mềm Trước hết đó là một cơ hội tuyệt vời để các nhà sản xuất có được một mặt hàng xuất khẩu với chi phí đầu tư cho máy móc, dây chuyền sản xuất thấp chưa từng thấy. Tất cả những gì mà người lập trình viên cần là 1 chiếc máy tính được lắp đặt phần mềm tương thích, nguyên liệu cho sản xuất đơn thuần chỉ là thông tin, thứ mà hiện tại đã trở nên dồi dào hơn bao giờ hết nếu ta kết nối Internet. Yếu tố chính của sản xuất phần mềm là con người và đây cũng là thế mạnh của Việt Nam, 1 đất nước đông dân và có truyền thống ham học, cần cù, chịu khó. Mặt khác, xuất khẩu phần mềm cũng cho phép giảm thiểu các chi phí như vận chuyển, mua bảo hiểm cho hàng hoá, các khâu đi lại đàm phán ký kết hợp đồng nhiều khi được thực hiện qua Internet. Những đặc điểm này phù hợp với nền sản xuất không phát triển lắm ở Việt Nam. Hơn nữa, xuất khẩu phần mềm cũng thúc đẩy sản xuất phần mềm phát triển, mở rộng thị trường, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho tầng lớp kỹ sư có trình độ. Về lợi ích lâu dài, rõ ràng đây là con đường ngắn nhất để nước ta đi tắt đón đầu, bám sát tình hình tiến triển của khoa học công nghệ thế giới, đây là cơ hội tốt nhất cho sự phát triển trong tương lai của đất nước. Bài học thành công của 1 số nước như Ấn Độ, Philippine Ấn Độ Dẫn đầu ngành gia công xuất khẩu (GCXK) phần mềm ở Châu Á là Ấn Độ và Philippines, trong khi đó ngành công nghiệp này ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác mới đang trong quá trình phát triển. Hiện tại, doanh thu của ngành GCXK phần mềm của toàn bộ các nước Châu Á chiếm gần 90% thị trường GCXK phần mềm toàn cầu. Từ những năm 80, chính phủ Ấn Độ bắt đầu nhận thức tiềm năng chất xám của con người Ấn Độ trong việc phát triển phần mềm máy tính. Năm 1986 ấn Độ đưa ra chính sách xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm máy tính, coi đó là ưu tiên đặc biệt của quốc gia. Đó là chính sách “Xuất Khẩu Phần Mềm” với 4 yếu tố cơ bản: Phát triển nguồn nhân lực Thu hút người tài Ấn Độ về nước làm việc Lập kế hoạch đào tạo nhân tài trong nước tại khoảng 400 trường đại học và cao đẳng Khuyến khích các tổ chức tư nhân đứng ra đào tạo mang tính thương mại Khuyến khích các công ty phần mềm tự đào tạo Phát triển các khu công viên công nghệ cao phần mềm (Software Technology Park) Nhà nước góp phần đầu tư cơ sở hạ tầng (mặt bằng, điện, nước, viễn thông) cho các khu công viên này, thu hút các nhà sản xuất phần mềm bằng các chính sách ưu đãi như: Thủ tục đầu tư nhanh gọn đơn giản Miễn thuế trong 5 năm đầu hoạt động, miễn giảm thuế nhập khẩu Được hưởng mọi ưu đãi quy định cho các đặc khu chế xuất hay khu công nghiệp tập trung Đảm bảo chất lượng Khuyến khích các công ty phần mềm đạt các chứng chỉ chất lượng sản xuất phần mềm ISO 9001, CMM Luật bản quyền phần mềm Nhận thức được sẽ không thể có công nghiệp phần mềm nếu không nghiêm túc bảo vệ bản quyền phần mềm, 6-1994 Ấn Độ sửa đổi luật bản quyền và đưa vào các quy định nghiêm ngặt chống ăn cắp sao chép sử dụng bất hợp pháp phần mềm. Các hình thức phạt tài chính và phạt tù được đặt ra với tội danh vi phạm bản quyền phần mềm Kết quả Đạt kết quả to lớn, xây dựng được 1 nền công nghiệp phần mềm vững chắc, phục vụ nhu cầu trong nước, xuất khẩu phần mềm đứng thứ 3 thế giới. Tăng hơn 100 lần sản lượng phần mềm trong 10 năm đạt 39 tỷ USD trong năm 2008 và dự kiến đạt 60 tỷ USD vào năm 2010, mục tiêu đưa tỷ lệ người sử dụng máy tính từ 500 người/máy xuống còn 50 người/máy vào năm 2010 (tài liệu sứ quán Ấn Độ). Trong số 42 công ty đạt chứng chỉ CMM cao nhất bậc 5 của thế giới có 24 doanh nghiệp là của Ấn Độ. CMM-Capability Maturity Model-Hình mẫu năng lực chính xác là một chứng chỉ cao cấp nhất thế giới dành cho các công ty lập trình. (Computer World) Philippin Philippine là nước có ngành GCXK phần mềm lớn thứ hai ở Châu Á. Trong suốt những năm qua, Philippine đã xây dựng được một ngành IT có tốc độ tăng trưởng tốt. Số lượng những cử nhân tốt nghiệp khoa học-kỹ thuật và IT, dân số và sự phân bố tuổi dân là những chỉ số cho thấy khả năng tiềm tàng về nguồn nhân lực IT của một nước. Philippine có số dân là 86,24 triệu người và hàng năm (theo báo cáo của chính phủ) họ có 70.000 sinh viên tốt nghiệp ngành IT. Vào tháng 8 năm 2000, Tổng thống Philippine là Joseph Estrada và những thành viên chính phủ đã có chuyến thăm Mỹ. Trong chuyến đi này, chính phủ Philippine đã tiếp xúc và ký nhiều bản thoả thuận với các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ như: America Online, Andersen Consulting, Barnes&Noble, Bechtel, Caltex, Citibank, Flour Daniel, James Martin, Misubishi America, Procter & Gamble về việc cam kết giao những dự án gia công phần mềm cho Philippine, đồng thời giúp đỡ Philippine phát triển hệ thống viễn thông và thông tin liên lạc, các dịch vụ thương mại điện tử, giáo dục về IT và tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển IT. Kết quả Tăng trưởng xuất khẩu phần mềm hàng năm là 30%, năm 2007 doanh số xuất khẩu phần mềm là 423 triệu USD Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong xuất khẩu phần mềm Các khó khăn của phần mềm Việt nam Thị trường Chất lượng cao và ổn định luôn luôn là điều kiện tiên quyết mà các công ty phần mềm Việt nam phải giải quyết khi quyết định tham gia vào thị trường phần mềm thế giới, nếu không có nó, tất cả các thế mạnh khác của phần mềm Việt nam đều không có ý nghĩa gì hết. Trong khi việc thực hiện một hai dự án thử nghiệm với các bạn hàng nước ngoài đạt kết quả cao về chất lượng thường không phải là một khó khăn lớn đối với các công ty phần mềm Việt nam, việc duy trì và thường xuyên nâng cấp chất lượng mới thực sự là một thách thức lớn. Để duy trì chất lượng sản phẩm luôn ở mức cao, các công ty cần có chương trình hành động và các chi ._.phí đảm bảo chất lượng phù hợp. Việc hợp tác lâu dài với các bạn hàng quốc tế chỉ có thể được thực hiện nếu các công ty Việt nam đạt được độ trưởng thành nhất định về quy trình quản lý chất lượng. Các tiêu chuẩn về hệ thống chất lượng phần mềm trên thế giới như ISO 9001, CMM, TQM.... chính là các khuôn mẫu cho phép các công ty phần mềm Việt nam lấy được tấm vé vào cửa này. Nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của thế giới và chịu ảnh hưởng của chính sách cấm vận của Mỹ trong một thời gian dài, phần mềm Việt Nam nhìn chung chưa xây dựng được một quan hệ khách hàng chiến lược tại các thị trường mục tiêu. Các công ty Việt Nam gặp một lực cản lớn trong việc tìm kiếm phương thức thâm nhập khách hàng tại các thị trường như Mỹ, Tây Âu. Việc tham gia tương đối chậm vào thị trường phần mềm thế giới (mới bắt đầu trên quy mô lớn từ khoảng 1998-2000) cũng gây rất nhiều khó khăn cho các công ty Việt Nam trong việc tiếp cận các khách hàng tại các thị trường mục tiêu. Sự hiện diện của các công ty khổng lồ trong lĩnh vực dịch vụ tin học của các nước như Ấn Độ, Ailen, Nga, Trung Quốc tại các thị trường này sẽ cản trở đáng kể các công ty Việt Nam trong việc tiếp cận người sử dụng cuối cùng trong lĩnh vực phần mềm. Ngoại ngữ và kỹ năng truyền thông luôn là rào cản trong việc mở rộng quan hệ bạn hàng của các công ty phần mềm Việt nam. Thông thường sau khi thực hiện thành công các dự án thử nghiệm với các chuyên viên chủ chốt của mình (có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo), các công ty phần mềm Việt Nam thường không đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất do thiếu các nhân viên có khả năng nói và trao đổi thành thạo bằng ngoại ngữ. Việc trao đổi quan điểm rành mạch bằng ngoại ngữ trong tất cả các giai đoạn của quá trình phát triền phần mềm là tối quan trọng cho sự thành công của các dự án phần mềm với khách hàng nước ngoài. Tình hình đào tạo Anh ngữ tại các trường phổ thông và đại học tại Việt Nam không đảm bảo một sự bổ sung nguồn lực thành thạo ngoại ngữ thường xuyên cho các công ty phần mềm. Tình hình còn nhiều khó khăn hơn đối với các công ty phần mềm Việt Nam định hướng vào thị trường Nhật bản vì tiếng Nhật không được dạy trong trường và nguồn lực sử dụng được tiếng Nhật chính hiện nay chính là một số ít ỏi các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp các trường đại học của Nhật bản đã về nước. Môi trường Một trong các thách thức phải kể đến là định kiến của các công ty nước ngoài về gia công phần mềm cũng như công nghiệp phần mềm Việt nam. Các công ty nước ngoài thường có định kiến xấu về điều kiện làm việc của các công ty gia công xuất khẩu. Các vấn đề về khả năng trao đổi thông tin một cách hiệu quả (do bất đồng ngôn ngữ), chất lượng không đảm bảo, khó khăn trong việc kiểm soát tiến trình dự án và sự không tôn trọng các quy tắc về quyền tác giả đang ngăn cản nhiều công ty ở phương Tây quyết định thuê gia công các sản phẩm tin học của họ. Một khi các rủi ro trong việc gia công còn lớn hơn các lợi nhuận do việc gia công tin học mang lại, các công ty này sẽ không quyết định thuê gia công xuất khẩu phần mềm. Thêm vào đó, nhìn chung các nhà quản lý ở phương Tây chưa nhìn nhận Việt Nam như một điểm tới cho các dự án gia công phần mềm của mình vì các lý do như lực lượng lao động thành thạo tiếng Anh thấp, tình trạng vi phạm bản quyền cao. Tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam đang đứng vào hàng đầu thế giới. Các công ty phần mềm nước ngoài lo ngại rằng các know-how của họ sẽ dễ dàng bị lợi dụng bởi các đối thủ cạnh tranh hoặc áp dụng cho các dự án phần mềm nội địa. Một khi các công ty phần mềm Việt Nam chưa có các chính sách, quy chế nghiêm túc về việc bảo vệ quyền tác giả, các công ty phần mềm lớn của thế giới sẽ rất e ngại trong việc thuê gia công sản phẩm của họ tại Việt nam. Một trong các hạn chế lớn của các công ty phần mềm Việt Nam xuất khẩu dịch vụ sang Tây Âu và Mỹ là hạn mức rất thấp dành cho Việt Nam về các visa lao động (cho phép các chuyên viên phần mềm Việt Nam có thể công tác tại nước sở tại trong thời hạn lớn hơn 3 tháng). Chi phí cao để lấy được visa H-1B của Mỹ (loại dài hạn) vào khoảng 2.500USD đến 4.000 USD và các thủ tục xét duyệt rườm rà mất nhiều thời gian (lên đến 3 tháng) gây rất nhiều khó khăn cho các công ty dịch vụ phần mềm Việt Nam định hướng vào thị trường Mỹ. Tình hình cũng tương tự tại thị trường Tây Âu. Năng lực Với nền công nghiệp phần mềm non trẻ, các công ty Việt Nam thiếu những chuyên gia phân tích phần mềm giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực như quá trình phát triển phần mềm, hệ thống chất lượng, quản lý số hoá. Phần lớn các công ty phần mềm tại Việt Nam đang được điều hành bởi một đội ngũ quản lý không có các kiến thức chắc chắn về tổ chức, nhân sự và kinh doanh. Kinh nghiệm quản lý và kỹ năng điều hành sản xuất kinh doanh phần mềm với cấp độ lớn đang là một bài toán khó tại Việt nam. Với các kỹ năng hiện tại, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam hầu như chỉ thích hợp cho các giai đoạn cuối (giá trị thấp) trong vòng đời sản phẩm như phát triển phần mềm và bảo hành. Trong giai đoạn trước mắt, việc xử lý các giai đoạn giá trị cao của vòng đời phần mềm sẽ phải được thực hiện bởi các công ty nước ngoài. Một tấm gương cho công nghiệp phần mềm Việt Nam là sự phát triển của phần mềm Ấn độ. Xuất phát từ giai đoạn trị giá thấp (chủ yếu là bảo hành sản phẩm), các công ty Ấn Độ đã và đang vững chắc tiến tới các giai đoạn trị giá cao hơn và nhiều công ty đã có đủ năng lực để thực hiện các dự án với toàn bộ vòng đời sản phẩm. Một khó khăn lớn của các công ty phần mềm Việt Nam là việc tuyển mộ và phát triển đội ngũ lập trình viên của mình. Trung bình mỗi năm, các trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam cho ra trường khoảng xấp xỉ 6000 cử nhân được đào tạo trong các lĩnh vực liên quan đến tin học, trong khi con số này ở Ấn Độ là 200.000 người. Tuy nhiên trong số này, những người đủ kinh nghiệm và kỹ năng để tham gia ngay trực tiếp vào quá trình sản xuất phần mềm là rất ít (do môi trường thực hành trong các trường đại học còn rất hạn chế và chương trình đào tạo chưa sát với các yêu cầu của nền công nghiệp). Việc đào tạo tiếp các nhân viên trong các công ty chủ yếu được thực hiện một cách bột phát, chủ yếu dựa trên trao đổi kinh nghiệm và không có chương trình cụ thể cũng như không được hỗ trợ bởi các trường đại học và các viện nghiên cứu. Năng lực tiếp thị của các công ty phần mềm Việt Nam trên thị trường thế giới còn rất hạn chế và chủ yếu dựa trên quan hệ quen biết và Việt kiều. Các thuận lợi của phần mềm Việt Nam Thị trường Sự tăng trưởng thường xuyên của thị trường phần mềm thế giới là một động lực mạnh kích thích sự phát triển của công nghiệp phần mềm xuất khẩu Việt nam. Sự tăng trưởng này đạt điểm cực đại vào khoảng những năm 1999-2000 khi sự phát triển của phong trào “dot COM” và các nhu cầu xử lý lỗi năm 2000 lên đến đỉnh điểm. Sự phá sản của các mô hình “dot COM” đặc thù bởi lợi nhuận dự kiến cao đã làm chững lại các nhu cầu về đầu tư phần mềm của kinh tế thế giới. Tuy nhiên sự sụp đổ của “dot COM” không gây ảnh hưởng lớn đến xu thế phát triển các hệ thống phần mềm B2B (business-to-business) dựa trên nền tảng công nghệ Internet. Nhu cầu tích hợp các doanh nghiệp dựa trên cơ sở Internet ngày càng tăng mạnh và rất có thể sẽ đánh dấu một giai đoạn phục hồi và phát triển của phần mềm thế giới. Với lực lượng lập trình viên trẻ và năng động, Việt Nam đang có một thuận lợi lớn trong việc hội nhập vào làn sóng phát triển phần mềm này của thế giới. Các khách hàng chính của phần mềm xuất khẩu tập trung chủ yếu tại các khu vực kinh tế chính của thế giới như Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật bản nên sự rủi ro về khủng hoảng kinh tế cục bộ được giảm thiểu đáng kể. Các công ty phần mềm Việt Nam xuất khẩu phần mềm (dưới dạng đóng gói hay dịch vụ) vào các khu vực này sẽ không gặp các rủi ro lớn về suy giảm kinh tế như Nam Mỹ hoặc Nam Á và có được một sự đảm bảo tương đối về tốc độ phát triển của thị trường. Trong bối cảnh suy thoái, cũng có cơ hội lớn cho Việt Nam. Nhiều khách hàng nước ngoài đang hướng đến Việt Nam như là lựa chọn chuyển dịch cần thiết cho việc cắt giảm chi phí thay thế cho Trung Quốc và Ấn Độ. Hai là xu hướng điện toán đang chuyển sang điện toán đám mây. Trong cuộc cạnh tranh này, tôi thấy Việt Nam có lợi thế giá rẻ hơn 30% so với Trung Quốc và Ấn Độ. Trong giai đoạn khủng hoảng, các DNPM nên tập trung vào chuẩn bị sản phẩm mới, nâng cao sự cạnh tranh nội tại của chính mình cho tương lai. Việc dịch chuyển hướng ngành phần mềm sang hướng dịch vụ, nghiên cứu trong thời điểm này rất quan trọng, có thể mang lại cơ hội bứt phá cho Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Việt Nam tập trung đầu tư vào giáo dục là cách đầu tư tốt cho tương lai. Với lợi thế của người đi sau, Việt Nam có thể vận dụng bài học của các nước đi đầu trong lĩnh vực phát triển phần mềm như Ấn độ, Ailen, Trung quốc... nhằm tiếp thu các kinh nghiệm về quản lý sản xuất phần mềm ở qui mô lớn (các dự án kéo dài nhiều năm với hàng trăm người tham gia). Việc áp dụng các kinh nghiệm đã tích luỹ cho phép chúng ta tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc đạt được độ trưởng thành về quản lý sản xuất phần mềm. Ngoài ra do không có các kinh nghiệm trong lĩnh vực máy tính lớn (mainframe) và các công cụ lập trình truyền thống như COBOL, các bạn hàng thế giới nhìn nhận Việt Nam như một địa điểm thích hợp để phát triển phần mềm dựa trên các công nghệ mới (dựa trên các nền tảng của Internet, Microsoft, Java, .NET...). Điều này giúp chúng ta tránh được chi phí đào tạo lại đội ngũ lập trình viên phù hợp với các yêu cầu mới của phần mềm thế giới. Môi trường Việc hình thành các trung tâm công nghệ cao nói chung và phần mềm nói riêng như khu Hoà Lạc phía bắc và khu Quang Trung phía nam đã và đang thu hút sự quan tâm đầu tư của các công ty phần mềm Việt Nam cũng như thế giới. Cùng với việc gia tăng các xung đột khu vực như ấn Độ - Pakistan, Indonesia... các công ty phương Tây bắt đầu xúc tiến tìm phương thức đa dạng hoá các nhà cung cấp dịch vụ nhằm phòng ngừa và loại trừ các rủi ro về chiến tranh. Trong khung cảnh đó, các công ty phần mềm Việt Nam có được những lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các công ty Ấn độ, Indonesia và Philippines do tình hình chính trị ổn định và môi trường kinh doanh an toàn. Năng lực Phần lớn các công ty phần mềm Việt Nam là công ty cỡ nhỏ (khoảng dưới 100 nhân viên) với đội ngũ quản lý được trưởng thành và xuất thân từ lập trình viên. Điều đó cho phép giảm thiểu rất nhiều các chi phí phụ quản lý và thiết lập hệ thống sản xuất không quan liêu. Với đội ngũ nhân viên trẻ và ham hiểu biết, các công ty Việt Nam rất thích hợp cho các dự án yêu cầu áp dụng các công nghệ mới như Internet, phần mềm cấu thành (component technology)... và dễ thích nghi với môi trường công nghệ thay đổi liên tục. Các lập trình viên Việt Nam nhìn chung có khả năng làm việc với cường độ lớn và sức ép cao. Điều này rất quan trọng cho việc phát triển các ứng dụng công nghệ mới khi mà sức ép từ thị trường để cắt giảm thời gian giao hàng mà vẫn phải đảm bảo chất lượng cao là rất lớn. Nhìn chung các công ty phần mềm Việt Nam đều sử dụng phương án sử dụng vốn tự có và không dựa nhiều vào các nguồn đầu tư bên ngoài. Cơ chế sử dụng vốn này tuy không kích thích sự phát triển nhảy vọt cho các công ty nhưng lại bảo đảm một sự an toàn cao trong các tình huống khó khăn của thị trường. Điều này được quan sát qua tình trạng rất ít các công ty phần mềm bị phá sản (ở Silicon Valey - Mỹ trung bình một năm có 2000 công ty phá sản). Chính vì vậy, các công ty có khả năng tồn tại lâu dài và tích luỹ được các kiến thức về chuyên ngành cũng như giữ được đội ngũ nòng cốt giỏi. Điểm này được các công ty phần mềm nước ngoài đánh giá cao khi tìm đối tác gia công phần mềm. Trên đây là những nét khái quát về nền công nghiệp phần mềm xuất khẩu cũng như những thuận lợi khó khăn của Việt Nam khi tham gia vào nghành công nghiệp này. Chương hai chúng ta sẽ xem xét cụ thể quá trình xuất khẩu phần mềm ở một công ty hàng đầu Việt Nam về xuất khẩu phần mềm-công ty CP phần mềm FPT-từ những bước đầu chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực đến tìm kiếm thị trường, marketing, mở rộng và tiêu chuẩn hoá sản xuất. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU PHẦN MỀM TẠI CÔNG TY CP PHẦN MỀM FPT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP PHẦN MỀM FPT Quá trình hình thành và phát triển FSU 1 (FPT Strategic Unit # 1) ra đời vào đầu năm 1999 với sứ mệnh Toàn Cầu Hóa chính là tiền thân của FPT Software ngày nay. Trong năm 1999, FSOFT đã thực hiện thành công dự án đầu tiên với khách hàng Winsoft, Canada, bước đầu xác định cơ cấu tổ chức, lên các chương trình chuẩn bị nhân lực cho xuất khẩu. Năm 2000, FSOFT chuyển trụ sở sang toà nhà HITC. Ảnh hưởng bởi vụ dotcom, thị trường xuất khẩu phần mềm gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, FSOFT đã vượt qua được thử thách và đạt được kết quả quan trọng - ký hợp đồng OSDC (Offshore Software Development Center) đầu tiên với Harvey Nash. Đến nay, Harvey Nash vẫn là một trong những khách hàng lớn nhất của FSOFT. Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với Mỹ và đặc biệt là OSDC với NTT-IT - khách hàng Nhật bản đầu tiên của FSOFT. Năm 2001 cũng là năm FSOFT bắt đầu dự án CMM-4, với mục tiêu đạt chứng chỉ CMM mức 4 trong vòng một năm. FSOFT đạt CMM mức 4 vào tháng 3/2002, trở thành công ty đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đạt chứng chỉ này. Năm 2002 cũng là năm FSOFT củng cố lại sơ đồ tổ chức, bằng việc thành lập các Trung tâm sản xuất và các Phòng chức năng. Cuối 2002, lần đầu tiên doanh số FSOFT vượt ngưỡng 1 triệu USD. Năm 2003 đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng lớn của Nhật như Hitachi, Sanyo, Nissen, IBM Japan. FSOFT thành lập Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị cho thị trường Nhật, một chương trình lớn được triển khai bao gồm thành lập Trung tâm Đông Du đào tạo tiếng Nhật CNTT, tuyển sinh viên các Khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học bổng cho họ học Aptech, tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường CNTT và đào tạo tập trung tiếng Nhật 6 tháng. Năm 2003 cũng là năm dự án CMM-5 khởi động. Đầu năm 2004, FSOFT trở thành Công ty cổ phần phần mềm FPT. Trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh được chuyển về toà nhà e-town : 364 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình. FSOFT đạt CMM mức 5 (mức cao nhất) vào tháng 3. Để phục vụ tốt hơn các khách hàng Nhật, Văn phòng đại diện của FSOFT được mở tại Tokyo. Năm 2004 cũng là năm gặt hái nhiều thành công của Công ty Phần mềm FPT, với doanh số xuất khẩu năm 2004 tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003. Năm 2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi mặt, giúp FSOFT khẳng định vị trí công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Tháng 8/2005 thành lập Chi nhánh Đà Nẵng, tháng 11 thành lập Công ty FSOFT JAPAN tại Tokyo, tháng 12 khai trương Trung tâm Tuyển dụng và Đào tạo tại toà nhà Simco, Hà nội. Hết năm 2005, FSOFT tăng trưởng 114% doanh số, trở thành công ty phần mềm đầu tiên của Việt Nam có 1000 nhân viên. Tháng 10, năm 2007, FSOFT chuyển Trung tâm đảm bảo nguồn lực (RAC) về tòa nhà FPT Software tại Ngõ Tuổi trẻ- Hoàng Quốc Việt, đánh dấu sự trưởng thành trong công tác Tuyển dụng và đào tạo ban cho nguồn nhân lực của toàn Fsoft Hà Nội. Các Trung tâm sản xuất phần mềm được chuyển đến làm việc tập trung tại Tòa nhà FPT Building tại Phạm Hùng. Cuối năm 2007, doanh số của Fsoft đạt 29,6 triệu USD, tăng 79% so với doanh thu năm 2006; số nhân viên chính thức là 2,287 người. FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, và các nước Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia, Singapore, Thailand, Australia). Trong chiến lược gia nhập hàng ngũ những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới, Công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – giá trị cốt lõi đóng góp vào tăng trưởng của công ty. Với 80% nhân viên FSOFT thuần thục về tiếng Anh và hơn 200 người sử dụng tiếng Nhật, FPT Sofware không ngừng tìm kiếm và tạo cơ hội cho những tài năng trẻ. Mục tiêu trong năm 2008, Fsoft sẽ đạt doanh thu 48,5 triệu USD, lợi nhuận ước tính sẽ đạt 14,7 triệu USD với số nhân viên sẽ là 3400 người. Một số mốc phát triển của công ty: 1989: Bắt đầu như 1 phòng phần mềm của Công ty FPT 1999: Bắt đầu kinh doanh dịch vụ outsourcing phần mềm 2000: Lần đầu tiên ấp dụng mô hình OSDC với Harvey Nash(UK) . Liên kết với khách hàng Nhật Bản đầu tiên NTT-IT 2001: Được IBM chọn là nhà cung cấp phần mềm độc lập 2002: Trở thành đối tác của IBM Nhật Bản. Đạt chứng chỉ CMM4 2003: Đăng ký như 1 công ty Phần mềm FPT. Hợp tác với IBM U.S., Hitachi Software, Nissen, TIS. 2004: Chính thức thành lập công ty Cổ phần phần mềm FPT 2005: Năm 2005 là năm đánh dấu sự phát triển của công ty về mọi mặt, giúp Fsoft khẳng định vị trí công ty phần mềm hàng đầu tại Việt Nam. Tháng 8-2005 thành lập chi nhánh Đà Nẵng, tháng 11 thành lập công ty Fsoft Japan tại Tokyo, tháng 12 khai trương Trung tâm tuyển dụng và đào tạo tạ tòa nhà Simco, hà Nội. Hết năm 2005 Fsoft tăng trưởng 114% doanh số, trở thành công ty phần mềm đầu tiên tại Việt Nam có 1000 nhân viên – Đạt chứng chỉ CMM5 2006: Trở thành đối tác vàng của Microsoft – trở thành đối tác chiến lược của Hitachi-soft – Trở thành đối tác của NTT-Data, HP Japan, Panasonic, Argo21, JIP, IBM Singapore, IBM Benelux. Tăng vốn điều lệ từ 30 tỷ đồng lên 51.630.600.000 đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên 2007: Thành lập công ty TNHH phần mềm FPT Châu Á – Thái Bình Dương Tháng 6/2008: Tăng vốn điều điều lệ từ 51.630.600.000 đồng lên 110.879.160.000 đồng thông qua hình thức cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 10:11 và phát hành cho cán bộ nhân viên. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Trung tâm xuất khẩu phần mềm FPT, là đơn vị thực hiện các đơn đặt hàng của các công ty nước ngoài. Đây là đơn vị tập trung các lập trình viên giỏi nhất của FPT được tách ra từ FSS năm 1999 và phải trải qua các kỳ sát hạch rất khó khăn về chuyên môn , ngoại ngữ. Năm 2005, Fsoft là đơn vị xuất khẩu phần mềm cao nhất Việt Nam với doanh số xuất khẩu là 9,2 triệu USD. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ tổ chức công ty CP phần mềm FPT Ban lãnh đạo: Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Thành Nam Thành Viên HĐQT: Bà Bùi Thị Hồng Liên: Tổng giám đốc Nguyễn Lâm Phương: Phó tổng giám đốc Lê Trường Tùng Ogawa Takeo Bryan Pelz Phó Tổng giám đốc: Lê Thế Hùng Phó Tổng giám đốc: Phạm Minh Tuấn Trưởng ban Kiểm soát: Phan Phương Đạt Thành viên ban KS: Phạm Thế Vinh Nguyễn Thị Thiều Hoa Kế Toán trưởng: Nguyễn Khải Hoàn Các bộ phận: Ban Tài chính Kế toán: Chịu chức năng thực hiện các nghiệp vụ tài chính, kế toán của công ty và các Chi nhánh Văn phòng: Chịu trách nhiệm quản lý trụ sở, văn phòng, tài sản vật chất không kể máy tính, bảo vệ Ban nhân sự và đào tạo: Chịu trách nhiệm tuyển nhân viên, đào tạo quản lý hợp đồng, lương, thưởng, phúc lợi, vv… Ban Chất lượng: Chịu trách nhiệm quản lý qui trình chất lượng, các công cụ phần mềm liện quan, hỗ trợ và kiểm soát chất lượng các đợn vị và dự án Ban phát triển Kinh doanh: Chịu trách nhiệm đón tiếp khách hàng, thu thập thông tin, làm tài liệu Marketing, nghiên cứu thị trường, phát triển khách hang và dịch vụ mới Ban Công nghệ: Quản lý công nghệ, và nghiên cứu công nghệ mới. Ban Truyền thông Nhật Bản: Nâng cao năng lực tiếng Nhật của công ty, phát triển đội ngũ biên phiên dịch Ban mạng và máy tính: Đảm bảo cơ sở vật chất về mạng và máy tính, quản lý license và bảo mật thông tin. Trung tâm phần mềm: Chịu trách nhiệm sản xuất, gia công phần mềm Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Môi trường Kinh doanh Năm 2008 được coi là một năm “bi tráng” với nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng kinh tế - tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng khắp các châu lục, tác động tiêu cực tới mọi lĩnh vực trong đó có ngành công nghệ thông tin. Doanh số bán hàng và lợi nhuận giảm sút ở hầu hết các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin. Hơn thế, những lo ngại rằng sự sụt giảm chi tiêu cho công nghệ thông tin toàn cầu có thể kéo dài ngày càng tăng. Việc phát triển các thị trường truyền thống của FPT Software như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu, do vậy cũng bắt đầu chịu sự tác động của những thay đổi lớn và nhanh chóng này. Trong bối cảnh đó, việc giữ được các chỉ tiêu tăng trưởng tương đối khả quan về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2008, cho thấy FPT Software đã vươt qua giai đoạn khởi đầu của khủng hoảng một cách tương đối “lành lặn”. Tuy nhiên, những dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế tác động đến kinh doanh của FPT Software cũng bắt đầu xuất hiện mà biểu hiện là sự sụt giảm doanh số ở một số khách hàng cũ, tăng trưởng chậm ở một số khách hàng mới, thị trường mới. Hội đồng quản trị luôn ý thức rằng vẫn còn rất nhiều thử thách và khó khăn chờ đón FPT Software trong năm 2009. Các sản phẩm dịch vụ của Công ty CP phần mềm FPT Phát triển phần mềm và phần mềm nhúng: Phần mềm nhúng là phần mềm dành cho tất cả những thiết bị không liên quan gì đến máy tính, chẳng hạn như thiết bị điều khiển, định hướng cho ô tô, điện thoại di động, ví tiền điện tử, đồ gia dụng (ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa…). Trên thực tế, số con chip vi xử lý dùng trong các máy tính, mạng nội bộ và Internet chỉ chiếm hơn 1% tổng số chip vi xử lý‎ trên thế giới. Số còn lại thuộc về các hệ thống nhúng Thị trường phần mềm nhúng thế giới hiện nay đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng do nhu cầu mở rộng, thay đổi và nâng cấp liên tục của các mặt hàng có sử dụng hệ thống nhúng. Theo số liệu của Business Communications Company, tổng thị trường phần mềm nhúng thế giới năm 2004 đạt khoảng 46 tỷ USD. Dự kiến đến năm 2009, con số này sẽ lên tới 88 tỷ USD. Nhật Bản hiện nay được đánh giá là một trong những thị trường phần mềm nhúng hàng đầu thế giới. Theo thống kê của JISA (Hiệp hội Dịch vụ CNTT Nhật Bản), phần mềm nhúng hiện nay chiếm tới 40% thị phần phần mềm Nhật Bản, với các sản phẩm rất đa dạng: lò vi ba, máy photocopy, máy in laser, máy FAX, các bảng quảng cáo sử dụng hệ thống đèn LED, màn hình tinh thể lỏng… Năm 2004, thị trường phần mềm nhúng của Nhật Bản đạt khoảng 20 tỷ USD với 150.000 nhân viên. Đây được coi là thị trường đầy hứa hẹn với các đối tác chuyên sản xuất phần mềm nhúng như Trung Quốc, Indonesia, Nga, Ireland, Israel và cả Việt Nam. Bảo trì và kiểm thử phần mềm: Xem lại và nâng cao phần mềm hiện có, tài liệu liên quan và các kiểm thử Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian gần đây Tình hình thực hiện kế hoạch Kinh doanh Trong năm 2008, Tổng Giám đốc với tinh thần trách nhiệm và nỗ lực đã điều hành tốt công ty phản ứng kịp thời với các biến động trong môi trường khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong năm 2008, các cán bộ quản lý đã thể hiện trách nhiệm và nỗ lực mang lại kết quả kinh doanh tăng trưởng ở mọi thị trường. Doanh thu từ thị trường Nhật vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao nhất - 53%. Tăng trưởng cao (44%) của thị trường trong nước cho thấy tiềm năng và cơ hội phát triển lớn của thị trường này đối với FPT Software, nhất là từ khối khách hàng là các Công ty con, chi nhánh của các Tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam. Tăng trưởng của thị trường châu Âu và châu Á Thái Bình Dương trong năm qua chưa thực sự tốt do chưa khai thác, tận dụng được hết các cơ hội mới, có sự suy giảm về quy mô dự án với một vài khách hàng lớn. Nhìn chung, FPT Software đã có sự tăng trưởng khả quan về doanh số trên tất cả các khu vực địa lý-thị trường với tốc độ tăng trưởng trung bình trên tất cả thị trường là 42% Tóm tắt một số chỉ tiêu hoạt động SXKD Nguồn: theo Báo cáo kiểm toán năm 2006, 2007, báo cáo tài chính quý I 2008 Doanh Thu: Với doanh thu 714.6 tỷ VND (tương đương 42 triệu USD), FPT Software đã hoàn thành trên 90% mức kế hoạch năm 2008, tăng trưởng 49% (42%, nếu quy USD) so với năm 2007. Lợi nhuận sau thuế: Tỷ lệ lợi nhuận tuy giữ vững mục tiêu 30% nhưng là một trong những mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Lợi nhuận trước thuế của FPT Software đạt 225.2 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước và đạt trên 90% kế hoạch. Năm 2008, tổng lợi nhuận sau thuế là 213.2 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu đạt 8,968 đồng. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU PHẦN MỀM Ở CÔNG TY CP PHẦN MỀM FPT Đặc điểm phần mềm xuất khẩu của Công ty CP phần mềm FPT Công ty CP phần mềm FPT là 1 công ty chuyên gia công xuất khẩu phần mềm. Chính vì thế phần mềm xuất khẩu của công ty CP FPT chủ yếu là thực hiện triển khai và bảo trì phần mềm đã có theo yêu cầu của các khách hàng. Hoặc lập trình 1 chương trình theo đúng bản thiết kế mà khách hàng đưa cho. Đăc điểm của công việc này không đòi hỏi 1 trình độ cao nhưng yêu cầu sự tâm trung và cố gắng cao độ. Hiện tại “gia công phần mềm” chính là 1 ngành nghề nhiều tiềm năng cho những nước đang phát triển như Việt Nam. Và ở Việt Nam công ty CP phần mềm chính là 1 công ty đi đầu và đã rất thành công trên con đường khai thác thị trường này. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu phần mềm của Công ty . Các nhân tố bên trong Trình độ công nghệ: Phát triển, nâng cao trình độ công nghệ là một trong những ưu tiên số một của FPT SOFT cho mục tiêu phát triển những năm tới. Do đặc thù thực hiện công việc do khách hàng yêu cầu, nên các công nghệ được sử dụng tại FSOFT rất phong phú và đa dạng. Tất nhiên, trong quá trình làm việc, FSOFT ưu tiên cho các công nghệ mới, có cơ hội phát triển tốt trong tương lai. Với các công nghệ không hoặc ít người biết tại Việt nam, khách hàng thường tạo điều kiện cho đội dự án học và làm thử một module nhỏ trong 1-3 tháng để đội dự án chứng minh khả năng tiếp thu công nghệ mới của mình Có thể chia FSOFT thành 2 nhóm công nghệ chính: nhóm công nghệ Microsoft (bao gồm các công nghệ liên quan đến môi trường Microsoft: Windows.NET, Visual Studio, Biztalk server, SQL server…) và nhóm Java (bao gồm WebSphere, Sun, Linux, các môi trường Java, J2EE, J2ME…). Mỗi nhóm đều có những chuyên gia của mình, có Excellence Team chuyên tổ chức trao đổi kiến thức kinh nghiệm, đào tạo, luyện và thi chứng chỉ. Danh sách các công nghệ được sử dụng trong các dự án của FSOFT có thể tham khảo tại www.fpt-soft.com. Để nhanh chóng tìm hiểu các công nghệ mới; nghiên cứu, phát triển và đưa vào sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc (tool), cuối năm 2003 FSOFT đã thành lập Phòng TMG Technology Management Group). Trong năm 2004, TMG đã đóng vai trò chính trong việc phát triển và nâng cấp các tool quản lý nội bộ trong bộ công cụ FMS – FSOFT Management Suite như: - Timesheet: Quản lý thời gian làm việc - DMS: Quản lý lỗi của các dự án - FSOFT Insight: quản trị dự án định lượng - NCMS: quản lý các khiếu nại KH, các vi phạm quy trình Một loạt các công cụ hỗ trợ quá trình phát triển phần mềm cũng được thử nghiệm, phân tích, đánh giá, được mua và đưa vào sử dụng nếu phù hợp. Trong số đó đáng kể có Aivosto - công cụ kiểm tra code cho Visual Basic và Rational Robot and Performance Test - công cụ kiểm thử về chức năng và tải (load) của phần mềm. Ngoài ra, TMG còn phối hợp với FWB xuất bản tạp chí Bamboo Shoots, là tạp chí công nghệ hàng quý của FSOFT. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Công ty là công ty cung cấp dịch vụ gia công phần mềm vì vậy Công ty chú trọng vào việc mở rộng thị trường và khách hàng chứ không chú trọng vào nghiên cứu phát triển sản phẩm. Công ty luôn xác định mục tiêu tìm kiếm khách hàng mới kết hợp duy trì khách hàng cũ. Hiện tại công ty có nhóm chuyên phụ trách mảng tìm kiếm thị trường là FWB (FPT Worldwide business). Nhóm này tham mưu cho công ty trong việc mở văn phòng, chi nhánh và tham gia các sự kiện công nghệ thông tin trên thế giới. Dưới đây là kết quả nghiên cứu và phát triển thị trường trong 3 năm gần đây: Năm 2004: Mở chi nhánh Công ty phần mềm FPT tại thành phố Hồ Chí Minh Mở văn phòng Công ty phần mềm FPT tại Tokyo Nhật Bản Trở thành đối tác của IBM Pháp, Mizuho Trust System, Hitachi Ltd. Năm 2005: Mở chi nhánh Công ty phần mềm FPT tại Đà Nẵng Trở thành đối tác của Toshiba Joho, Hitachi Joho Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn FPT Software Japan tại Nhật Bản Năm 2006: Trở thành đối tác vàng của Microsoft Trở thành đối tác chiến lược của Hitachi Soft Đối tác với HP Japan, Panasonic, JIP, Argo 21, IBM Singapore Đối tác với IBM Benelux Năm 2007: Thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn FPT Software Châu Á – Thái Bình Dương tại Singapore Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm Hệ thống kiểm tra chất lượng đang áp dụng: Fsoft luôn tìm hiểu, nghiên cứu và áp dụng các mô hình chất lượng, các quy trình tiên tiến nhất. Các hệ thống quản lý được Fsoft áp dụng gồm có ISO 9001:2000; CMM mức 5 - mức cao nhất của hệ thống quản lý quy trình này. Fsoft đã nhận định về CMM một trong các quy trình được ưa thích nhất: “cái quan trọng nhất của một quy trình là được mọi người sử dụng”. Nếu không được dùng, quy trình hay đến mấy cũng vô ích. Ngược lại, nếu được sử dụng, quy trình dở sẽ được điều chỉnh dần cho phù hợp thực tế, và sẽ luôn được cải tiến bởi các sáng kiến, công nghệ mới của người sử dụng. Quy trình kiểm tra chất lượng của Công ty Chất lượng sản phẩm thường xuyên được xem xét đánh giá và cải tiến bởi các sáng kiến của tổ chức và mọi người. Tất cả các thành viên FSOFT được khuyến khích đề xuất và thực hiện các sáng kiến cải tiến trong công việc. Tuỳ thuộc vào tầm quan trọng và kết quả thực hiện, các sáng kiến được xếp loại A, B, C và chủ nhân của chúng được thưởng tương ứng 5 triệu, 2 triệu và 500 nghìn đồng. Mọi đề xuất đều được ghi nhận, theo dõi và tạo điều kiện thực hiện. Kết quả kiểm tra chất lượng trong 3 năm gần đây: Đầu năm 2001, Tập đoàn FPT đã chính thức đón nhận chứng chỉ ISO 9001:2000 áp dụng cho toàn hệ thống, trong đó có FSOFT. Vào thời điểm đó, FPT là công ty CNTT đầu tiên tại Việt Nam đạt được mức chất lượng này. Năm 2002, FSOFT đã triển khai thành công CMM mức 4. Tháng 3/2004, FSOFT trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam và một trong số hơn 10 công ty phần mềm ở Châu Á (trừ Ấn Độ) đạt được trình độ CMM mức 5 - mức cao nhất của hệ thống quản lý quy trình này. Ngoài ra, FSOFT cũng đã đạt được chứng chỉ về bảo mật thông tin BS7799 (tháng 4/2006) và chứng chỉ CMMI mức 5 (tháng 5/2006). Hoạt động Marketing Do đặc điểm của nghành dịch vụ gia công phần mềm, số lượng sản phẩm/ dịch vụ và khách hàng không nhiều nhưng lại là những sản phẩm/ dịch vụ chính và đối tác ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2270.doc
Tài liệu liên quan