Ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường thành phố Hà Nội

Chương I: Cơ sở khoa học của việc đánh giá ảnh hưởng của công nghiệp tới môi trường. I. Vị trí và vai trò của ngành công nghiệp trong cơ cấu phát triển kinh tế của một địa phương. 1. Vị trí của ngành công nghiệp. Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên, các ngành chế biến khoáng sản và các loại nguyên liệu động thực vật thành những tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu ding thích hợp,

doc50 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các ngành cơ khí, công nghiệp dệt… Công nghiệp khác với các ngành sản xuất vật chất khác về nhiều mặt. Công nghiệp dùng phương pháp cơ, lý, hoá và sinh vật học chủ yếu để trực tiếp tác động vào nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất sản phẩm. Công nghiệp có thể chủ động sản xuất liên tục không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, của thiên nhiên đồng thời tiến hành thực hiện các giai đoạn khác nhau của quá trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm Công nghiệp được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội về sản xuất và đời sống. Sự phát triển của công nghiệp quan hệ mật thiết với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sở dĩ công nghiệp có vị trí quan trọng như vậy là xuất phát từ những lý do sau: - Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó. Trong quá trình phát triển nền kinh tế sản xuất lớn, công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế - Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu câù ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp là ngành không những chỉ khai thác tài nguyên mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuoií cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho con người. - Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền kinh tế sản xuất lớn, tuỳ theo trình độ phát triển của bản thân công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, xuất phát từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, hình thành phương án cơ cấu công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước. 2. Vai trò của công nghiệp. Công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Nó có ảnh hưởng quyết định đến việc phát triển lực kượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đồng thời nó là mẫu mực để cải tạo và phát triển các ngành kinh tế quốc dân, góp phần tích cực chuyển nề sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn. Công ngiệp có vai trò chủ đạovì nó sản xuất ra tư liệu sản xuất trang bị cho các ngành. Thông qua việc trang bị kỹ thuật, công nghiệp góp phần thúc đẩy việc cải tạo và phát triển các ngành kinh tế, nâng cao năng suet lao động, phân công lại lao động xã hội và cải tạo cách tổ chức sản xuất và quản lý của các ngành theo hình mẫu của mình. Qua đó, công nghiệp làm tăng thêm sức mạnh của con người đối với thiên nhiên, giải phóng lao động khỏi tình trạng thủ công lạc hậu, thúc đẩy quá trình xã hội hoá lao động làm cho lao động có năng suất cao hơn để xây dựng xã hội và nền kinh tế mới. Trong quá trình phát triển nền linh tế nước ta theo định hướng XHCN, công nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo tức là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác lên nền sản xuất lớn.Vai trò chủ đạo đó được thể trên các mặt chủ yếu sau.: Do đặc điểm của phát triển công nghiệp, công nghiệp có những điều kiện tăng nhanh tốc đọ phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ đó vào sản xuất, có khả năng và điều kiện sản xuất hoàn thiện. Nhờ đó lực lượng sản xuất trong công nghiệp phát triển nhanh hơn các ngành kinh tế khác . Do quy luật “quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất “, trong công nghiệp có được hình thức quan hệ sản xuất tiên tiến. Tính tiên tiến về các hình thức quan hệ sản xuất, sự hoàn thiện nhanh về các mô hình tổ chức sản xuất đã làm cho công nghiệp có khả năng định hướng cho các ngành kinh tế khác tổ chức sản xuất đi lên nền sản xuất lớn theo hình mẫu, theo kiểu công nghiệp . Cũng do đặc diểm của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đặc điểm về công nghệ sản xuất, đặc điểm về công dụng sản phẩm của công nghiệp, công nghiệp là ngành duy nhất tạo ra sản phẩm làm chức năng tư liệu lao động trong các ngành kinh tế, nó có thể cung cấp cả nguyên liệu và các loại tư liệu lao động cho nhiều ngành của nền kinh tế quốc dân . Do đó mà công nghiệp có vai trò quyết định trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào để xây dựng cơ sở vật chất cho toàn bộ các ngành kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, và trình độ hoàn thiện về tổ chức sản xuất, hình thành một đội ngũ lao động có tính tổ chức, tính kỷ luật và trình độ trí tuệ cao, cộng với tính đa dạng của hoạt động sản xuất, công nghiệp là một trong những ngành đóng gáop phần quan trọng vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích luỹ vốn để phát triển, từ đó, công nghiệp có vai trò quan trọng góp phần vào giải quyết những nhiệm vụ có tính chiến lược của nền kinh tế xẫ hội như: tạo việc làm cho lực lượng lao động, xoá bỏ sự cách biệt thành thị nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi Trong quá trình phát triển nền kinh tế ở nước ta hiên nay, Đảng có chủ trương”coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu” giải quyết cơ bản vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu động thực vật để phát triển công nghiệp và dẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hoá nhằm tạo ra nhưngx tiền đề để thực hiện công nghiệp hao. Để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản đó, công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào”nước, phân, cần , giống” bằng những công nghệ ngày càng hiện đại để phát triển nông nghiệp, gắn công nghiệp chế biến với nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp tiến lên nền sản xuất hàng hoá. Trong lĩnh vực về tư tưởng văn hoá,công nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ. Chính nền sản xuất đại công nghiệp đã dẫn tới việc hình thành những ý thức mới, những tập quán mới của người lao động. Việc lao động có tổ chức, có kỷ luật, có hiệp đồng đã thay thế cách làm ăn tuỳ tiện, tản mạn của những người sản xuất nhỏ trước đây. Trong lĩnh vực đời sống văn hoá xã hội, công nghiệp đã làm thay đổi những quan niệm cũ về gia đình, về pháp quyền, về đạo đức…Sự biệt lập của các địa phượng được xoá bỏ để hình thành một thị trường toàn quốc, kết hợp kinh tế TW với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Sự cách biệt giữa thành thị có nền kinh tế phát triển với vùng nông thôn lạc hậu được xoá bỏ… II. Quan hệ giữa phát triển công nghiệp và môi trường tự nhiên. 1. Môi trường tự nhiên và vai trò của nó đối với phát triển. Môi trường tự nhiên trên hành tinh hiện nay bao gồm: - Khí quyển có cấu tạo phức tạp với nhiều tầng, lớp khí khác nhau, trong đó mỗi tầng khí quyển là một hỗn hợp các chất khí có nồng độ và thành phần khác nhau, có tác động mạnh yếu khác nhau đến sự sống của con người. - Thuỷ quyển bao gồm các tầng nước khác nhau trong các đại dương, sông ngòi, ao hồ, nước ngầm trong lòng đất, kể cả sự sống trong các đai dương, sông ngòi đó. - Địa quyển là lớp vỏ trái đất, bao gồm bề mặt trái đât, cùng với sự sống và các tai nguyên khoáng sản nằm trong lòng đất. Môi trường tự nhiên là nền tảng cần thiết không thể thiếu được cho sự tồn tại và phát triển của con người và phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp. Điều đó thể hiện ở chỗ: - Cung cấp và bảo đảm không gian cần thiết cho sự phát triển của các hoạt động sản xuất công nghiệp như: đất đai, không gian cần thiết cho tổ chức và phân bố sản xuất công nghiệp. - Là cơ sở nguyên liệu, năng lượng cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Từ các dang vật chất trong tự nhiên dưới dạng tài nguyên thiên nhiên, qua hoạt động chế biến công nghiệp chúng được biến thành các loại sản phẩm có ích cho con người. Những tài nguyên tự nhiên được ding làm cơ sở nguyên liệu công nghiệp bao gồm: + Nguồn tài nguyên có thể tái sinh là các loại động thực vật. Đặc điểm của nguồn này là có khả năng tái sinh phát triển. Chúng có sẵn trong tự nhiên và hết sức đa dạng phng phú. Khi sử dụng các nguồn này vượt qua giới hạn nhất định ngang bằng với tốc độ tái sinh chúng sẽ trở thành nguồn tài nguyeen khan hiếm, phá vỡ những cân bằng tự nhiên. + Nguồn tài nguyên không tái sinh là các loại khoáng sản. Đặc điểm của loại này là khi khai thác sử dụng trữ lượng sẽ giảm theo quy mô và tốc độ khai thác. Trong môi trường tự nhiên các loại tài nguyên này được hình thành qua một quá trình biến đổi lâu dài dưới tác động của những quy luật tự nhiên. Với tốc độ khai thác và sử dụng của con người như hiện nay lớn hơn hàng trăm nghìn lần tốc độ hình thành của chúng, tất yếu sẽ dẫn tới chỗ cạn kiệt. Sử dụng tiết kiệm triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản là một đòi hỏi cấp bách trong sản xuất công nghiệp hiện nay. + Nguồn tài nguyên ít thay đổi sử dụng cho nhiều hoạt động sản xuất khác nhau như nước, không khí, đất. Nếu như trước đây, khi sản xuất công nghiệp còn phát triển ở trình độ và tốc độ thấp, nguồn tài nguyên như nước, không khí có thể coi là vô hạn, nhưng ngược lại ngày nay chúng đã trở thành các nguồn lực khan hiếm, do bị ô nhiễm nghiêm trọng và giảm nguồn nước sạch, tỷ lệ oxy cần thiết cho sự sống. + Nguồn tài nguyên tiềm năng hay còn gọi là tài nguyên tương lai, mà ở trình độ kỹ thuật hiện nay chưa biết đến hoặc chưa khai thác sử dụng được. 2. Phát triển sản xuất công nghiệp và tác động của nó đến môi trường tự nhiên. 2.1. Hoạt động sản xuất công nghiệp và vấn đề sử dụng tài nguyên Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn đóng vai trò chủ đạo, quyết định sự phát triển của các ngành khác và của toàn bộ nền kinh tế. Đại diện cho phương thức sản xuất tiếm bộ, cho sự ứng dụng các thành tựu khoa hc kỹ thuật vào sản xuất bằng những phương phát công nghệ và phương tiện kỹ thuật hiện đại, công nghiệp khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên trong môi trường tự nhiên, biến chúng thành những sản phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của con người.. Các quá trình công nghiệp tạo ra những vòng tuần hoàn , chu chuyển mới của vật chất năng lượng trong hệ thống”sản xuất – môi trường”. Mối quan hệ giữa sản xuất công nghiệp và môi trường tụ nhiên được biểu diễn theo sơ đồ sau: Các doanh nghiệp công nghiệp Kỹ thuật, công nghệ sử dụng Môi trường tự nhiên Sản xuất công nghiệp là quá trình biến đổi vật chất từ dạng tự nhiên của nó thành dạng vật chất có giá trị sử dụng khác nhau, là các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người. Nguồn tài nguyên khai thác được trong môi trường tự nhiên trong sxuất được biến đổi thành sản phẩm. Nhưng không phải tất cả tài nguyên khai thác được, sản xuất công nghiệp đều biến thành sản phẩm có ích cho tiêu dùng, mà một phần quay trở lại tự nhiên dưới dang chất thải công nghiệp. Lượng chất thải này phụ thuộc vào bản thân sản xuất công nghiệp và trình độ công nghệ dùng trong quá trình sản xuất đó. Ngoài ra, các sản phẩm do công nghiệp chế biến ra sau một thời gian đưa vào tiêu dùng cũng hư hỏng, mất dần giá trị và quay trở lại tự nhiên dưới djng chất thải tiêu thụ. NHư vậy toàn bộ hệ thống “Sản xuất công nghiệp – Môi trường” những yếu tố đầu vào là tài nguyên của môi trường và các yếu tố đầu ra là chất thải. Xét về mặt vật chất, không có sự thay đổi về khối lượng mà chỉ có sự thay đổi về chất của các yếu tố vật chất sau mỗi chu trình sản xuất tiêu dùng. Chúng không mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác và cuối cùng đều quay trở lại tự nhiên dưới dạng chất thải tiêu dùng. Toàn bộ chu trình biến đổi mà công nghiệp tác động vào môi trường có thể thấy rõ qua sơ đồ: Môi trường tài nguyên Sản xuất công nghiệp Chất thải CN Sản phẩm có ích Quá trình tiêu dùng Chất thải 2.2. Quá trình phát triển công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến môi trường tự nhiên. Cùng với quá trình phát triển của công nghiệp, mức độ tác động của nó đến môi trường tự nhiên cũng ngày càng tăng lên nhanh chóng. Khi loài người xuất hiện cùng với các hoạt động lao động sản xuất sơ khai của mình đã tác động vào tự nhiên, khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên phục vụ cho những hoạt động sống, qua đó lam biến đổi những nét đầu tiên của môi trường tự nhiên. Tuy nhiên những biến đổi do con người tạo ra trước kia rất nhỏ bé, bản thân môi trường tự nhiên có khả năng tự phục hồi, duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên trong một thời gian dài. Mãi cho đến thế kỷ 18 khi cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra, công nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất độc lập, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, quyết định khả năng và tốc độ phat triển của các ngành khác. Những thành tựu khoa học kỹ thuật được nhanh chóng đưa vào sản xuất công nghiệp đã tác động mạnh mẽ đến môi trường. Sự phát triển với tốc độ cao của công nghiệp đã tác động rất mạnh đến môi trường, làm biến đổi môi trường tư nhiên. Sự phong phú và đa dạng của các hoạt động sản xuất công nghiệp, với một hệ thống ngành nghề ngày càng tăng, đã tạo ra hàng loạt những sự tác động khác nhau vào môi trường tự nhiên. 2.3. Những tác động chủ yếu của công nghiệp hiện nay đến môi trường Quy mô của sản xuất công nghiệp tăng không ngừng và với tốc độ rất nhanh. Hàng loạt các ngành công nghiệp mới ra đời , số lượng các doanh nghiệp công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, đã khai thác sử dụng tài nguyên với một khối lượng lớn hơn trước rất nhiều lần, làm cho nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt. Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển nhanh, nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành chế biến khác đã tác động trực tiếp, to lớn vào môi trường tự nhiên, phá huỷ bề mặt trái đất, làm thay đổi địa hình, nhiều nguồn tài nguyên bị sử dụng lãng phí. Công nghiệp hoá cũng làm tăng lượng tiêu dùng năng lượng trong sản xuất và trong tiêu dùng. Nền kinh tế chuyển dần sang dựa trên cơ sở tiêu dùng năng lượng cao. Công nghiệp phát triển càng nhanh thì mức tiêu dùng năng lượng càng lớn. Ví dụ, năm 1990, tiêu dùng ở các nước phát triển lớn gấp 4 lần các nước trung bình, và 15 lần so với các nước kém phát triển. Công nghiệp năng lượng phát triển từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau đã gây ra những loại chất thải độc hại khác nhau như: than dầu, SO2, CO2, NH, điện từ trường… Các ngành công nghiệp Các nhân tố ảnh hưởng Môi trường đất Môi trường nước Môi trường không khí 1. Công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản - Tác động trực tiếp, to lớn vào môi trường tự nhiên, phá huỷ bề mặt trái đất, làm thay đổi địa hình. - Sử dụng lãng phí tài nguyên - Khai thác quá nhiều tài nguyên, tàn phá nhiều cánh rừng đầu nguồn, gây ra xói mòn, sạt lở đất…là nguyên nhân của thiên tai, lũ lụt. - Làm tăng nồng độ BOD, COD, PO4-, SO2, CO2…trong nước - Làm giảm chất kượng nước - Tác động xấu đến môi trường không khí, làm tăng nồng độ bụi trong không khí 2. Công nghiệp hoá chất - Hằng năm thải một lượng lớn vào môi trường đất - Những hoá chất sử dụng không hết lại thấm vào đất gây hậu quả nghiêm trọng , gây khó khăn cho một số vùng trồng cây nông nghiệp - Trong những năm gần đây toàn thế giới sử dụng khoảng 60.000 hoá chất trong đó 6.000 chất được coi là độc hại. - Trong nước thải ở các cơ sở công nghiệp hoá chất vẫn còn nhiều độc tố như: kim loại nặng, Fe, Mn, Pb, axít, SO2, NO2… - Làm tăng nồng độ CO2,SO2,NH…trong không khí 3. Công nghiệp năng lượng - Phá huỷ, gây xói mòn đất ở một số nơi do khai thác quá mức tài nguyên. - Thải vào nước nhiều loại chất thải độc hại làm ô nhiễm tầng nước mặt và nước ngầm - Sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau đã gây ra nhiều loại chất thải độc hại như: than dầu, SO2, NO2, NH, điện từ trường… 4. Công nghiệp vật liệu xây dựng - Thải ra nhiều chất thải rắn khó tiêu huỷ gây nguy hại cho môi trường đất. - Làm suy giảm chất lượng các tầng nước do chất thải xây dựng - Gây ra một số tác động xấu đến môi trường không khí như tăng nồng độ bụi, tăng mức ồn vượt quá quy định cho phép 5. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm - Các chất cặn bã sau khi chế biến không được xử lý tốt gây ô nhiễm môi trường đất , làm chua, mặn đất - Làm ô nhiễm môi trường nước - Các chất thải gây ra mùi khó chịu như H2S, NH4… 6. Công nghiệp nhẹ (dệt, nhuộm…) - Nước thải công nghiệp nhẹ chứa một số chất độc hại khi chảy vào các ao hồ trong thành phố - Tăng hàm lượng Coliform, Niken..trong nước - Làm tăng nồng độ bụi trong không khí -Tăng nồng độ các khí SO2, CO2, CO, Nox… 2.4. Một số nguyên nhân cơ bản trong phát triển công nghiệp dẫn đến ô nhiễm môi trường. 2.4.1. Do quy trình công nghệ. Quy mô và tốc độ sản xuất công nghiệp tăng nhanh dẫn đến tốc độ khai thác sử dụng tài nguyên và lượng chất thải vào môi trường tăng lên. Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến ô nhiễm môi trường tăng lên nhanh chóng là do trình độ công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp và trình độ công nghệ xử lý chất thải còn bị hạn chế bởi trình độ khoa học công nghệ hiện tại. Tài nguyên thiên nhiên không mất đi, chúng chỉ biến đổi hình thái và tính chất của chúng qua quá trình sản xuất công nghiệp và trở lại tự nhiên dưới dạng chất thải. Trình độ công nghệ sẽ có ý nghĩa quyết định đến lượng chất thải công nghiệp tạo ra. Công nghệ cao cho phép tận dụng được các chất có ích trong tài nguyên, biến chúng thành sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người. Khối lượng và thành phần chất thải phụ thuộc chặt chẽ vào loại công nghệ sử dụng. Thực trạng công nghệ trong một số ngành công nghiệp hiện đang là một vấn đề đáng lo ngại hạn chế năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Cụ thể là: trình độ công nghệ và thiết bị của ngành điện tử thấp hơn so với các nước trong khu vực khoảng từ 15 – 20 năm. Phần lớn các thiết bị công nghệ của ngành cơ khí đã qua sử dụng trên 20 năm, lạc hậu về kỹ thuật, độ chính xác kém, quy trình sản xuất khép kín, thiếu sự chuyên môn hoá. Công nghệ và thiết bị sản xuất động cơ điêzen chủ yếu được dầu tư từ những năm 60 và 70 và có tỷ lệ đầu tư đổi mới rất hạn chế. Khoảng 30% sản lượng clinker được tạo ra từ những nhà máy có công nghệ cũ kỹ và lạc hậu và công nghệ sản xuất ở hầu hết các cơ sở nghiền ximăng đều ở mức dưới trung bình. Phần lớn thiết bị công nghệ sản xuất giấy in báo, giấy in bao bì lạc hậu từ 3-5 thập kỷ, sản xuất giấy in, viết đã qua sử dụng trên 20 năm. Công nghệ lạc hậu được đầu tư từ vài chục năm trước với quy mô nhỏ trong ngành thép chiếm khoảng 53% sản lượng toàn ngành, công nghệ trung bình chiếm khoảng 16% và công nghệ tiên tiến chiếm khoảng 31%. Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất các loại hoá chất cơ bản hiện tại rất lạc hậu và có quy mô sản xuất nhỏ từ vài trâưm tấn/năm đến tối đa hàng chục ngàn tấn/năm trong khi đó quy mô sản xuất của các nước trong khu vực đã đạt từ vài chục ngàn tấn/năm đến hàng trăm ngàn tấn/năm. Máy móc và công nghệ sản xuất phân bón hầu hết là lạc hậu, đã sử dụng trên 25-30 năm. Các nhà máy sợi, dệt, nhuộm trong ngành dệt may mới thay thế được khoảng 30% công nghệ thiết bị hiện đại, còn lại khoảng 70% công nghệ thiết bị đã sử dụng trren 20 năm và hầu như đã hết khấu hao. Ngoài ra, vấn đề chuyển giao công nghệ còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát gần đây ở 90 doanh nghiệp công nghiệp với 147 công nghệ được chuyển giao cho thấy chất lượng và hiệu quả chuyển giao công nghệ còn hạn chế do thiếu sự lựa chọn công nghệ tối ưu, trình độ công nghiệp chưa phù hợp và đặc biệt là giá trị chuyển giao phần mềm về bí quyết công nghệ còn rất thấp( tỷ lệ phần mềm chỉ chiếm 17%, đầu tư trang thiết bị 83%). Có thể đánh giá chung trình độ công nghệ và trang thiết bị của ngành công nghiệp nước ta ở mức trung bình yếu, so với các nước công nghiệp phát triển là lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ; tỷ lệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60-70%, công nghệ tiên tiến và hiện đại khoảng 30-40%. Điều này là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng tới môi trường. 2.4.2. Do công tác quản lý. Ngoài nguyên nhân chủ yếu là do công nghệ lạc hậu thì việc yếu kém trong công tác quản lý cũng là một nguyên nhân không kém phần quan trọng. Công tác quản lý Nhà nước về môi trường vẫn còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu quá nhiều không đủ để có thể giám sát và kiểm tra được đầy đủ các hoạt động của các cơ sở công nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó, do còn hạn chế về trình độ hiểu biết và kỹ năng thực hành của đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành yếu kém nên hiệu suất sử dụng các loại máy móc thực tế trong các cơ sở công nghiệp chỉ đạt tối đa 70-80% công suất, nhiều dây chuyền thiết bị đã qua sử dụng có ứng dụng công nghệ tự động điều khiển những cũng chỉ đạt hiệu suất sử dụng 50-60%. Tiếp đến, do hệ thống văn bản pháp quy quản lý môi trường do các cơ quan có thẩm quyền ban hành vẫn còn chưa đầy đủ, chưa đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến môi trường. Hệ thống tổ chức quản lý môi trường chưa đáp ứng được nhiệm vụ nặng nề và phức tạp trong quản lý môi trường, lực lượng cán bộ quản lý môi trường còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ. Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá nhỏ bé so với yêu cầu, công tác kế hoạch hoá bảo vệ môi trường còn yếu. Chính vì vậy mà khả năng tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường cho các tầng lớp dân cư còn gặp nhiều khó khăn, chưa tạo cho họ được những nhận thức đúng đắn về môi trường. Chương II: ảnh hưởng của phát triển công nghiệp đến môi trường thành phố Hà Nội 1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên: 1.1 Vị trí địa lý và khí hậu. Hà Nội nằm ở vị trí từ 20°57’ đến 21°25’ độ vĩ Bắc và 105°35’ đến 106°01’ độ kinh Đông. Từ Bẵc xuống Nam dài khoảng 93 km, từ Đông sang Tây rộng nhất khoảng 30 km. Hà Nội nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, độ ẩm trung bình trong năm là 80%, tháng cao nhất vào khoảng 85-86%. Nhiệt độ trung bình có chiều hướng tăng, năm 1985 là 23,5°C, trong thời kỳ 1991-1995 nhiệt độ trung bình là 24°C và năm 1996-2000 là 24,47°C (cá biệt năm 1998 là 25,1°C). Hằng năm bình quân có từ 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đi qua. Tổng lượng mưa trong năm, theo thống kê những năm gần đây có những biến động lớn, cụ thể là: Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Lượng mưa (mm) 1.245,0 1.595,6 1.871,6 1.338,7 1.557,6 1.278,0 2.247,0 Số ngày mưa từ 140-160 ngày/năm, lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ là 200-400 mm, lượng mưa lớn nhất trong 1 giờ là 93,9 mm, lượng nước bốc hơi trung bình trong năm từ 800-1000 mm. Rõ ràng là xu thế biến đổi thời tiết từ năm 1995 đến nay là lượng mưa tăng, giảm khá nhiều và nhiệt độ trung bình hàng năm có xu thế gia tăng. Đặc biệt năm 1998 nhiệt độ trung bình các tháng vào mùa hè tăng nhiều. Hà Nội nằm trong vùng khí hậu gió mùa: Hàng năm có gió Đông Nam vào mùa hè và gió Đông Bắc vào mùa Đông. 1.2 Đặc điểm địa hình-thuỷ văn. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng. Có các sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Cà Lồ và sông Công chảy qua địa phận. Khu vực nội thành và các huyện ven nội nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Nhuệ. Độ cao nền địa hình thành phố trung bình từ 6-9 m thấp hơn mực nước sông Hồng (12-13 m) khi có lũ lớn. Đây là một trở ngại lớn cho thoát nước ở nội thành Hà Nội. Một đặc điểm quan trọng là Hà Nội có rất nhiều ao, hồ có tác dụng tham gia điều tiết trong hệ thống thoát nước và điều hoà tiểu khí hậu đô thị. Do vậy cần tập trung duy trì và bảo vệ. Nước ngầm tầng sâu ở Hà Nội khá phong phú và là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt ở khu vực nội thành. 2. Vị trí chính trị . 2.1. Dân số và lao động. Hà Nội xét về số dân cư là đô thị lớn thứ hai của Việt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 31/12/2000 dân số Hà Nội là 2.756.000 người. Hà Nội có diện tích tự nhiên là 920,97 km2, chiếm bình quân 2,8% diện tích tự nhiên cả nước và mật độ dân số là 2.993 người/km2, co xu thế tăng lên so với 2.383 người/km2 vào năm 1995. Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất trong cả nước (TP Hồ Chí Minh là 2.101 người/km2- đứng thứ hai và Kontum là 26 người/km2- thấp nhất trong cả nước). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của Hà Nội đã thay đổi tích cực, giảm liên tục và đang duy trì ở mức <10,9 o/oo , cụ thể là: Năm 1995 1995 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ tăng dân số(o/oo) 14,75 14,21 13,72 13,24 10,84 10,87 Trong khi đó tốc độ tăng cơ học vào nội thành Hà Nội lại gia tăng mạnh do dòng người từ nông thôn đổ vào mỗi năm một nhiều mà chưa có biện pháp ngăn chặn, chưa có chính sách hữư hiệu nào xử lý được một cách lâu dài. Phân bố dân cư trên lãnh thổ Hà Nội rất không đều : Diện tích nội thành nhỏ(chỉ chiếm khoảng 9,2% tổng diện tích thành phố) nhưng lại có dân số lớn(chiếm hơn 53% tổng dân số toàn thành phố). Do vậy, mật độ dân số trong nội thành cao nhất toàn quốc : 17.489 người/km2(số kiệu vào thời điểm 31/12/2000-Cục thống kê Hà Nội). Tỉ lệ lao động chưa có việc làm trên tổng dân cư ngày càng được giảm xuống, cụ thể là 1,3% ; đến năm 2000 là; 1,04%. Hà Nội là trung tâm có tiềm lực khoa học-kỹ thuật lớn mạnh nhất trong cả nước. Có đội ngũ cán bộ thuộc nhiều lĩnh vực then chốt, có đủ năng lực đêr thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá, văn minh hoá thủ đô. Chất lượng lao động khá nhất trong cả nước, có nhiều nghề tinh xảo ở đỉnh cao của quốc gia. Người Hà Nội có truyền thống văn minh , lịch sự và một nền văn hoá lâu đời sẽ có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. 2.2. Tổ chức hành chính. Hà Nội hiện có 7 quận nội thành bao gồm; quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình, quận Hai Bà Trưng, quận Đông Đa, quận Tây Hồ, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy và 5 huyện ngoại thành bao gồm: Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Hà Nội có tổng số 220 phường, xã và 8 thị trấn, các thị trấn này được phân bổ như sau: Sóc Sơn-1; Đông Anh-1; Gia Lâm-4; Từ Liêm-1 và Thanh Trì-1. 2.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội. Hà Nội có vị trí địa lý rất thuận lợi, là thủ đô của cả nước, là đầu mối giao thông quan trọng đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không nối với các địa phương trong cả nước, các nước trong khu vực và thế giới. Hà Nội cũng là nơi tập trung lao động dồi dào, nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn cao.Tốc độ tăng trưởng GDP của Hà Nội đạt tốc độ tăng trưởng GDP lớn hơn của cả nước trong thời kỳ 1996-2000 Hà Nội đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu này kéo theo sự thay đổi về tỉ trọng của các ngành trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng công nghiệp có xu hướng tăng lên còn tỉ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi. Cụ thể là : Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Tỷ lệ chiếm GDP của nông nghiệp - 34,9 35,3 36,1 37,5 38,5 Tỷ lệ chiếm GDP của nông nghiệp 5,6 5,54 5,47 5,42 5,39 5,35 Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu thì theo đó sự phát triển của các ngành công nghiệp cũng được đẩy mạnh. Hà Nội là một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước bao gồm khoảng 20 ngành chủ yếu như cơ khí , hoá chất, dệt , nhuộm, da giầy, thực phẩm…Hàng trăm các nhà máy , xí nghiệp, cơ sở sản xuất tập trung chủ yếu vào 9 khu công nghiệp: Minh Khai- Vĩnh Tuy, Thượng Đình, Văn Điển, Đông Anh, Trương Định…. Ngoài ra, Hà Nội còn là nơi tập trung nhiều trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học với số học sinh, sinh viên ngày càng tăng. Năm 2000 có 21 trường dạy nghề với 13.600 học sinh, 25 trường trung cấp kỹ thuật với gần 15000 học sinh và 44 trường đại học, cao đẳng với 370.000 học sinh, sinh viên. Hà Nội còn có 340 trường mẫu giáo, gần 500 trường phổ thông tiểu học và trung học với tổng số học sinh theo học ngày càng gia tăng, nhất là phổ thông trung học. Cơ sở y tế của thành phố Hà Nội năm 2000 có tổng số 29 bệnh viện, 228 trạm y tế xã/phường, 4 nhà hộ sinh quận với tổng số 7.933 giường bệnh, 1396 bác sỹ, 662 y sỹ và 687 dươc sỹ. Với những điều kiện nêu trên, Hà Nội cùng với Hải Phòng và Quảng Ninh hợp thành tam giác tăng trưởng lớn thứ hai Việt Nam sau tam giác tăng trưởng thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai-Bà Rịa-Vũng Tàu. Do vậy, Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước và có quan hệ chặt chẽ với các cực tăng trưởng khác như vận tải quốc tế, thu hút nguyên vật liệu từ các tỉnh, cung cấp hàng hoá công nghiệp và hàng tiêu dùng cho các tỉnh. Không những vậy, Hà Nội còn là trung tâm văn hoá, khoa học kỹ thuật của cả nước. Với tư cách là thủ đô, Hà Nội là trung tâm chính trị, nơi đóng trụ sở của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, có quan hệ mạnh mẽ với Quốc tế và có ảnh hưởng quan trọng tới đời sống chính trị của cả nước. 3. Hiện trạng phát triển đô thị và công nghiệp ở thành phố Hà Nội. 3.1. Phát triển không gian đô thị và xây dựng nhà ở. Khu vực nội thành chỉ có 84,30 km2(chiếm 9,15% diện tích đất đai) nhưng dân số chiếm tới 53,35%. Điều đó cho thấy mật độ dân số nội thành cao hơn rất nhiều so với mật độ dân số các huyện ngoại thành. Nhà cửa được xây chen lấn, cơi nới không theo chỉ dẫn, thiếu sự quản lý chặt chẽ đã gây trở ngại cho hoạt động bảo vệ môi trường. Các khu dân cư mới chưa được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng thoả đáng đã và đang là vấn đề bức xúc của Hà nội, bên cạnh đó các làng xã đang được “Phố hoá” cũng gây ra tình trạng suy thoái môi trường. 3.2. Hệ thống giao thông đô thị. Do tốc độ đô thị hoá cao, mặc dù các tuyến đường đã được chú ý nâng cấp song việc giải phóng mặt bằng để xây dựng những đường mới gặp nhiều khó khăn, hơn nữa các phương tiện giao thông lưu hành trên đường phố có xu thế tăng nhanh và còn một số lượng đáng kể có chất lượng kém đã thải ra lượng khí thải lớn. Điều đó đã gây ra tình trạng ùn tắc giao thông trong thành phố và gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại một số tuyến, nút giao thông của Hà Nội. Vấn đề giao thông tĩnh mới được quan tâm song vẫn còn thiếu. Đó là những tồn tại của hệ thống giao thông đô thị Hà Nội, hiện đang từng bước được lãnh đạo thành phố quan tâm và tìm cách khắc phục. 3.3. Hệ thống thoát nước. Hệ thống thoát nước của Hà nội là hệ thống thoát nước hỗn hợp, bao gồm cả hệ thống thoát nước chung cho cả ba loại nước thải sinh hoạt, sản xuất và nươc mưa. Hầu hết các tuyến cống của Hà Nội, kích thước bé, độ dốc thuỷ lực nhỏ, cấu tạo không hợp lý, bùn cặn lắng. Số lượng cống ngầm._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29646.doc
Tài liệu liên quan