§ẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh

Tài liệu §ẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh: ... Ebook §ẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh

doc69 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu §ẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nông nghiệp nông thôn là mặt trận kinh tế trọng yếu, là cơ sở để phát triển công nghiệp, dịch vụ, là thị trường rộng lớn của công nghiệp, nguồn cung cấp nguyên liệu, lao động cho công nghiệp và các ngành nghề khác. Nước ta đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đem lại vô vàn khó khăn và thách thức mới. Đặc biệt, sau khi luật doanh nghiệp có hiệu lực, cùng với những chủ trương, chính sách của Nhà nước về đổi mới các doanh nghiệp nhà nước, tính cạnh tranh trong kinh doanh ngày một gay gắt hơn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiến hành triển khai việc đổi mới sắp xếp các doanh nghiệp trực thuộc Bộ theo tinh thần của các nghị quyết TW Đảng và dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay hệ thống các doanh nghiệp trực thuộc Bộ NN&PTNT đã được đổi mới một bước cơ bản và đang phát huy tốt hơn vai trò của mình với nội dung thực chất hơn theo yêu cầu của cơ chế mới, góp phần thực hiện mục tiêu giữ vững ổn định và từng bước phát triển kinh tế xã hội do đại hội Đảng các khóa đề ra. Tuy nhiên trong quá trình đổi mới doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội chuyển đổi nhanh chóng làm ăn có hiệu quả thì còn lại hẩu hết các doanh nghiệp đang cố níu kéo cơ chế cũ “cơ chế bao cấp” của . Nhiều doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị phá sản, gây tổn thất nặng nề cho ngân sách Nhà nước và làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Để có thể tồn tại và đứng vững trong môi trường cạnh tranh như vậy các doanh nghiệp phải thực sự năng động, có phương hướng sản xuất kinh doanh cụ thể, rõ ràng, đúng đắn. Doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả các doanh nghiệp phải chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước và thế giới, phải phân tích một cách chính xác, kịp thời để đưa ra những biện pháp, những quyết định quản lý đúng đắn đảm bảo cho hạot động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và phát triển đúng hướng trong môi trường kinh doanh đầy biến động. Theo báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh năm 2007 thì năm 2007 là năm thứ ba Công ty tổ chức và hoạt động theo luật Doanh nghiệp – Toàn bộ bộ máy hoạt động của Công ty đã được kiện toàn và thích nghi với mô hình tổ chức quản lý mới - Hệ thống quy chế được sửa đổi, bổ sung và thực hiện nghiêm túc đảm bảo cho họat động của công ty thống nhất và duy trì kỷ cương, nguồn nhân lực đã được tăng cường và một thực tế nhận thấy trong những vấn đề quyết định đến thành bại trong kinh doanh là việc tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh. Chỉ trên cơ sở thực hiện được vấn dề tiêu thụ sản phẩm thì quá trình sản xuất kinh doanh mới được hoàn tất. Doanh nghiệp nào giải quyết tốt được vấn đề tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp đó sẽ có được nguồn tài chính để tiếp tục sản xuất kinh doanh bằng không doanh nghiệp đó sẽ gặp nhiều khó khăn thậm chí sẽ phải giải thẻ, đây là vấn đề luôn được các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ quan tâm hàng đầu. Xong làm thế nào để quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả không phải là dễ. Để có thể đưa ra những giải pháp thúc đẩy tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực sự là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, không những vậy đội ngũ cán bộ quản lý phải là những người có trình độ, nhạy bén để có thể đưa ra được những quyết định kịp thời. Xuất phát từ những vấn đề quan trọng của tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh, dưới sự hướng dẫn của thầy Mai Xuân Được và các cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “§ẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh”. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Mai Xuân Được và các cán bộ công nhân viên trong Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG QUẢNG NINH Quá trình hình thành phát triển của Công ty Tên Công ty: Công ty Cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh Tên giao dịch quốc tế: Quang Ninh Seed Corporation Tên viết tắt: Q.S.C Trụ sở chính: Mễ Xá 3 - Hưng Đạo – Đông Triều - Quảng Ninh Điện thoại: 033 3870 066; Fax: 033 3670 145 Địa bàn hoạt động: Trong và ngoài nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các giai đoạn phát triển của Công ty Tiền thân của Công ty là Trại giống lúa cấp I Đông Triều, thành lập ngày 18/8/1975, theo quyết định số 770/QĐ của ủy ban hành chính tỉnh Quảng Ninh, Công ty Nông nghiệp Quảng Ninh là Sở chủ quan. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất thóc giống cấp I. Chỉ tiêu sản xuất được giao, nộp theo kế hoạch của ủy ban kế hoạch tỉnh. Năm 1986 Công ty giống cây trồng Quảng Ninh được thành lập trụ sở đóng tại cột 8 - thị xã Hòn Gai. Trại giống lúa cấp I Đông Triều chuyền về trực thuộc công ty, nhưng vẫn được thực hiện theo cơ chế hạch toán độc lập để phát huy tính năng động của trại. Đến năm 1990 do sản xuất kinh doanh thua lỗ, công ty giải thể, Trại giống lúa Đông Triều lại trực thuộc Sở nông nghiệp quản lý. Năm 1993 thực hiện nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 và nghị định số 156/HĐBT ngày 7/5/1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) về quy chế thành lập giải thể doanh nghiệp nhà nước. Trại giống lúa cấp I Đông Triều được UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép thành lập doanh nghiệp nhà nước. Xí nghiệp giống cây trồng Đông Triều được thành lập theo quyết định số 95/QĐ – UB ngày 25/3/1993, cơ quan chủ quản là Sở nông nghiệp Quảng Ninh, chức năng nhiệm vụ của xí nghiệp sản xuất kinh doanh giống cây trồng các loại. Từ tháng 6/1997, căn cứ vào nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ về DNNN hoạt động công ích, UBND tỉnh Quảng Ninh, sát nhập Xí nghiệp giống lúa Quảng Hà với Xí nghiệp giống cây trồng Đông Triều thành Công ty giống cây trồng Quảng Ninh và chuyển thành DN nhà nước hoạt động công ích, theo quyết định 1995/QĐ – UB ngày 19/6/1997 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp lại các DN nhà nước, Công ty được chuyển thành Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh được thành lập theo quyết định số 4646/QĐ – UB ngày 17/12/2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Với tỷ lệ cổ phần hóa 51,5% vốn nhà nước và 48,5% vốn người lao động. Một lần nữa Công ty được nâng cấp, đổi tên thành Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh. Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty còn nhiệm vụ nghiên cứu khảo nghiệm các giống cây trồng mới và thực hiện các chính sách giống cây trồng để phát triển nông nghiệp. Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh luôn luôn phát triển không ngừng và là lá cờ đầu ngành nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh. Hàng năm cung cấp hàng trăm các loại giống cây trồng khác nhau: Ngô, lạc, đỗ, khoai tây, các loại giống lúa thuần, các loại giống lúa lai với số lượng: 753.592 kg, doanh thu là: 7.5666.017.000đ. Chọn lọc và nghiên cứu được loại giống lúa cho năng suất cao, chất lượng gạo thơm, cơm dẻo ngon. Trong cơ chế thị trường hiện nay, công ty luôn là địa chỉ tin cậy cung cấp các loại giống cây trồng cho bà con nông dân, góp phần tăng năng suất, tổng sản lượng ổn định lương thực và xuất khẩu trong và ngoài tỉnh của cả nước. Công ty được cấp sổ đăng ký kinh doanh số 1112098 ngày 25/8/1997 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh, ngành nghề kinh doanh: sản xuất kinh doanh giống cây trồng các loại. Nhiệm vụ và chức năng hoạt động của Công ty Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh có nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại giống cây trồng nông lâm nghiệp. - Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án giống cây trồng, các chính sách trợ giá, trợ cước về giống cây trồng và dự phòng thóc giống. - Dịch vụ thương mại - Kinh doanh giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng. - Xuất nhập khẩu trực tiếp về giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng. - Gia công, chế biến, đóng gói, bảo quản giống cây trồng và vật tư phục vụ cây trồng. Bộ máy quản trị của Công ty. Là một Công ty cổ phần bước vào hoạt động kinh doanh cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã tự khẳng định được mình bằng chất lượng sản phẩm và uy tín của mình trên thị trường, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng lên, Công ty trở thành một trong những đơn vị tiên tiến dẫn đầu ngành nông nghiệp của tỉnh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Có được điều đó là một phần do Công ty có phương pháp, cách tổ chức quản lý kinh tế và quản lý sản xuất có hiệu quả. Sau đây là bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty. sơ đồ 1: Tæ chức bộ máy SXKD của Công ty: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng quản lý hành chính Phòng kế hoạch Phòng kế toán Phòng kỹ thuật Tổ SX giống gốc Đội sản xuất Cửa hàng Qua sơ đồ trên ta thấy: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến kết hợp với chức năng, do đó bộ máy của Công ty hết sức gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả trong công tác quản lý. - Đại hội cổ đông: Là cơ quan cao nhất của Công ty, nhiệm vụ chính lµ hoạch định đường lối và phương hướng phát triển của Công ty. Bầu ra Hội đồng quản trị để điều hành hoạt động đó. - Hội đồng quản trị: Là do đại hội cổ đông bầu ra để điều hành và quản lý các hoạt động của Công ty, trong hội đồng quản trị gồm có 5 thành viên: 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 1 phó hội đồng quản trị và 3 ủy viên. + Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người có thẩm quyền cao nhất để tiến hành quản lý mọi hoạt động của Công ty. + Phó chủ tịch hội đồng quản trị và các ủy viên là người cùng tham gia cố vấn và quản lý điều hành theo sự chỉ đạo của chủ tịch hội đồng quản trị. - Ban kiếm soát: Do đại hội cổ đông bẩu ra để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên: 1 trưởng ban kiểm soát và 2 ủy viên. - Ban giám đốc gồm 2 thành viên: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc + Giám đốc là người được hội đồng quản trị bổ nhiệm, giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty, tuân thủ điều lệ của Công ty và nghị quyết của hội đồng quản trị (Tại Công ty giám đốc cũng là chủ tịch hội đồng quản trị) + Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công phụ trách kỹ thuật và quản lý hành chính. - Phòng quản lý hành chính: + Với chức năng: Tham mưu, tư vấn giúp việc giám đốc về quản lý tổ chức bộ máy, thực hiện chính sách, chế độ quy định của nhà nước đối với người lao động. + Nhiệm vụ: - Quản lý nhân sự và tổ chức bộ máy cán bộ nhân viên. - Công tác lao động: Tiền lương và hướng dẫn chấp hành thực hiện các chế độ, chính sách của nhà nước đối với người lao động. - Thi đua, khen thưởng và kỷ luật - Công tác: Hành chính, quản trị, văn thư, đánh máy, tạp vụ. - Phòng kế hoạch: + Chức năng: - Tham mưu giúp việc giám đốc và công tác kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho Công ty, lập các văn bản ký kết hợp đồng, tổng hợp các báo cáo kết quả sản xuất của Công ty theo định kỳ. - Giao kế hoạch sản xuất, giá thành, kế hoạch kinh doanh. - Tổ chức dịch vụ bán hàng đại lý, cửa hàng. - Phòng kỹ thuật: + Chức năng: Tham mưu, giúp việc giám đốc về công tác kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, xây dựng quá trình sản xuất giống. + Nhiệm vụ: - Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm nhập kho và xuất kho . - Kiểm tra, giám sát kỹ thuật gieo trồng theo quy trình. - Tổ sản xuấg giống gốc: Làm nhiệm vụ thực hiện nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới, sản xuất giống gốc trong công ty. - Đội sản xuất:sản xuất các loại giống phục vụ nhu cầu bà con nông dân. - Cửa hàng: Nhiệm vụ giới thiệu và tiêu thụ một phần sản phẩm của Công ty. Kết quả kinh doanh của Công ty. Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp luôn quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh của mình (lợi nhuận DN), kết quả sản xuất kinh doanh cho biết tình hình phát triển của Công ty là hiệu quả hay không hiệu quả? Công ty đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển của mình? Để từ đó có những quyết định đúng cho chặng đường trước mắt. Chính vì vậy mà khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, đối tác thì trước tiên các nhà quản lý doanh nghiệp phải xem xét, nghiên cứu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Để hiểu rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Tôi đã tiến hành phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 4 năm. Bảng 1: Kết qủa SXKD của Công ty qua các năm. chỉ tiêu năm 2005 2006 2007 2008 So sánh 2006/2005(%) 2007/2006(%) 2008/2007(%) Tổng doanh thu (đồng) 5.272.524.197 5.564.246.169 5.901.512.400 6.257.572.600 105,33 106.06 107,61 Doanhthu thuần (đồng) 5.272.524.197 5.564.246.169 5.901.512.400 6.257.572.600 105,53 106,06 107,61 Giá vốn bán hàng(đồng) 4.604.271.323 4.865.843.518 5.174.227.608 5.505.131.675 104,68 106,34 108,56 lợi nhuận gộp 668.270.874 698.404.651 727.284.792 796.594.587 104,51 104,14 103,86 Chi phí quảnlí 331.544.742 342.834.600 399.609.244 455.543.211 103,40 99,06 95,34 lợi nhuận thuần từ sản xuấtKD 21.327.425 30.354.031 48.222.048 73.356.245 142,32 158,86 177,63 lợi nhuận bất thường 21.327.425 30.354.031 48.222.048 73.365.245 142,32 156,86 177,63 Tổng lợi nhuận trước thuế 21.327.425 30.354.031 48.222.048 73.365.245 142,32 156,86 177,63 thuế thu nhập phải nộp 21.327.425 30.354.031 48.222.048 73.365.245 142,32 156,86 177,63 Lãi sau thuế 21.327.425 30.354.031 48.222.048 73.365.245 142,32 156,86 177,63 Qua biểu trên ta thấy, tổng doanh thu của Công ty là khá lớn và liên tục tăng qua các năm : Năm 2006 so với năm 2005 đạt mức tăng là : 5,53%. Năm 2007 so với năm 2006 đạt mức tăng là : 6,06% . Năm 2008 so với năm 2007 đạt mức tăng là : 7,61%. Cụ thể là tăng từ 5.272 triệu đồng (năm 2006) đến 5.564 triệu đồng (năm 2006) , 5.901 triệu đồng (năm 2007) và 6.257 triệu đồng ( năm 2008 ). Như vậy ta thấy tổng doanh thu của công ty tăng là vì trong 4 năm qua Công ty luôn sản xuất kinh doanh vượt mức kế hoạch. Qua phân tích ở trên cho ta thấy lợi nhuận gộp của công ty tăng chậm hay đó chính là chi phí sản xuất ra sản phẩm tăng lên. Tuy nhiên chi phí quản lý lại giảm 0,94% (năm 2007 so với năm 2006), nên lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh (năm 2006 so với năm 2005) tăng 9 triệu đồng tức là 42,32 %, còn năm 2007 so với năm 2006 tăng 18 triệu đồng tức là 58,85 %. Lợi nhuận của công ty (năm 2007 so với năm 2006) tăng nhanh hơn (năm 2006 so với năm 2005) và (năm 2008 so với năm 2007) cũng tăng nhanh . Điều đó chứng tỏ Công ty sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển mạnh. Nhìn chung những kết quả mà công ty đạt được là rất khả quan. Đạt được kết quả như vậy là do cố gắng không biết mệt mỏi của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên toàn Công ty trong việc cải tiến khoan học kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và kiện toàn bộ máy quản lý. - Thu nhập bình quân của các năm cũng tăng một cách đáng kể, cụ thể: +Năm 2005 thu nhập bình quân người/tháng là: 2.100.000đ + Năm 2006 thu nhập bình quân người/tháng là: 2.600.000đ + Năm 2007 thu nhập bình quân người/tháng là: 2.900.000đ + Năm 2008 thu nhập bình quân người / tháng là : 3.300.000 đ Đối với bất kỳ doanh nhiệp hay công ty nào, để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tốt thì ngoài việc phải huy động được lượng vốn nhất định để tiến hành hoạt động thì còn phải biết sử dụng nguồn vốn đó sao cho hợp lý nhất, sinh nhiều lợi nhuận nhất. Chính vì vậy việc nghiên cứu cơ cấu vốn qua các thời kỳ là rất cần thiết, việc nghiên cứu sẽ giúp lãnh đạo công ty biết được tình hình sử dụng vốn của mình, từ đó sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và từ đó đề ra kế hoạch sử dụng vốn cho tương lai. 1.2 . Một số đặc điểm của công ty . Từ khi chuyển sang công ty cổ phần đến nay ngoài việc sản xuất kinh doanh còn nghiên cứu khảo nghiệm các giống cây trồng mới và các chính sách để phát triển nông nghiệp. Thêm vào đó công ty còn phải nghiên cứu các đề tài khoa học , các chính sách chợ giá , chợ cước về các loại giống . .. Vì là công ty cổ phần mà vốn của nhà nước ( 51%) vẫn cao hơn vốn của các cô đông (49%). Lên các chức danh trong công ty vẫn do nhà nước đề bạt. Kinh doanh sản xuất lãi, lỗ vẫn do nhà nước điều hành … 1.2.1. Đặc điểm về pháp lý - Công ty Cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quyết định của pháp luật Việt Nam. - Có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khỏan tại Kho bạc nhà nước, các Ngân hàng trong và ngoài ngước theo quyết định của pháp luật. - Có điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. - Chịu trách nhiệm tài chính hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ. - Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính. - Có bảng cân đối kế toán riêng, độc lập theo quỹ quy định của luật công ty và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Cổ đông của công ty là những tổ chức có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy dinh của luật dân sự , sở hữu ít nhất 10 cổ phần của công ty , không thuộc các đối tượng được quy định tại điều 9 và điều 10 luật doanh nghiệp. Trong suốt thời gian hoạt động công ty luôn có tối thiểu là 3 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Người mua cổ phần được công nhận là cổ đông chính thức sau khi đã đóng đủ tiền mua cổ phần và được ghi tên vào sổ đăng ký cổ đông lưu giữ tại công ty. Cổ đông tham dự đại hội cổ đông lần đầu tiên thành lập công ty được gọi là cổ đông sáng lập. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty đối với cô đông . Bên cạnh đó cổ đông cũng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với công ty là: Thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua , chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Tuân thủ điều lệ và quy chế của công ty. Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông , Hội đồng quản trị, Ban giám đôc và ban kiểm soát. Thực hiện các nghĩa vụu khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty. 1.1.2. Đặc điểm về mặt hàng . Theo các quyết định được thành lập như đã nêu trên , chức năng nhiệm vụ của ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty là : - Du nhập khảo nghiệm , nghiên cứu , lai tạo và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học về giống cây trồng nông nghệp . Hướng dẫn sử dụng các khoa học , kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh . - Sản xuất giống gốc , giống nguyên chủng , các loại giống cây trồng nông nghiệp , chọn lọc nhân dòng giống bố mẹ và sản xuất lúa lai F1 , ngô lai F1 . - Tổ chức sản xuất các loại giống cây trồng nông nghiệp tại các hợp tác xã thuộc vùng giống của tỉnh . - Liên doanh , liên kết các loại giống cây trồng với các viện , các đơn vị trong và ngoài nước , đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh . - Kinh doanh dịch vụ các loại giống cây trồng nông nghiệp , đáp ứng sản xuất trong và ngoái tỉnh. Cuu thể hàng năm công ty đã sản xuất hàng ngàn tấn giống cây trồng với chủng loạ phong phú đa dạng như sau : + Giống lúa siêu nguyên chủng : 20 – 25 tấn / năm. + Giống lúa nguyên chủng : 800 – 1000 tấn / năm. + Giống xác nhận : 1.200 – 1.500 tấn / năm . + Giống lúa lai F1 : 50 – 100 tấn / năm + Giống lạc mới : 50 – 100 tấn / năm + Giống ngô lai : 80 – 100 tấn / năm. Năm 2005 được tổng cụuc đo lường chất lượng - Bộ KHCN môi trường cấp chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 2001 – 2000. 1.2.3. Đặc điểm về khách hàng Là một Công ty chuyển về sản xuất kinh doanh các loại giống cây trồng là chủ yếu chính vì điều này nên khách hàng của Công ty là những người nông dân, những người làm mô hình vườn cây ăn quả. Ngoài ra 1 phần kế hoạch của Công ty là những người tiêu dùng thực phẩm như gạo, đậu, lạc…. Hàng năm công ty đã tiêu thụ ra thị trường một số lương thực khoảng 150 tấn gạo Hương thơm số 1 / năm . Ngoài ra công ty còn đưa ra thi trường một số gạo khác như nếp hoa vàng , gạo khang dân , gạo tám thơm … cũng đạt trên 100 tấn / năm. 1.2.4. Đặc điểm về nhân lực Là một công ty cán bộ phục vụ cho ngành nông nghiêp, lên việc tuyển chọn nhân lực đại đa số là các kỹ sư nông nghiệp chuyên nghiên cứu, khảo sát các giống lúa mới, hoặc những cây lai ghép… Ngoài những kỹ sư chuyên nghiên cứu về khoa học kĩ thuật, Công ty còn có đội ngũ học qua ngành nông nghiệp, đó là những lao động trực tiếp sản xuất ra những hạt giống, cây giống để phục vụ cho bà con nông dân có kết quả tốt Lao động là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả là mục tiêu của Công ty. Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào. Do đó, số lượng lao động, chất lượng lao động cũng như tổ chức công tác phân công lao động có ảnh hưởng rất lớn đền hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc tổ chức lao động cho sản xuất của công ty là công việc hết sức cần thiết, những năm qua Công ty đã không ngừng cải tiến cơ cấu tổ chức lao động, nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCNV để phục vụ sản xuất, ta có thể thấy được tình hình lao động của Công ty B¶ng 3: T×nh h×nh lao ®ộng cña c«ng ty qua c¸c n¨m. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) 2006/2005 2007/2006 Tổng số lao động 120 100 123 100 118 100 102.5 95,93 1. Phân công theo tính chất công việc a. Lao động gián tiếp 15 12.5 16 13.01 17 14.41 106.67 106.25 b. Lao động trực tiếp 105 87.5 107 86.99 101 85.59 101.90 94.39 2. Phân theo trình độ a. Trên đại học 1 0.83 1 0.81 1 0.85 100 100 b. Đại học 13 10.83 14 11.38 16 13.56 107.69 114.29 c. Trung cấp 26 21.67 28 22.76 28 23.73 107.69 100 d. Sơ cấp (Công nhân kỹ thuật) 80 66.67 80 65.04 73 61.86 100 91.25 3. Phân theo giới tính a. Nam 47 39.17 47 38.21 45 38.14 100 95.74 b. Nữ 73 60.83 76 67.79 73 61.86 104.11 96.05 (Nguồn số liệu: Phòng kế hoạch) Qua bảng 3 ta thấy: Tổng số lao động của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2005 tổng số lao động của Công ty là 120 người,năm 2006 tổng số lao động là 123 người, tăng 3 người tức là tăng 2,5%. Đến năm 2007 tổng số lao động là 118 người, giảm 5 người tức là giảm 4,07%. Nhìn chung sự biến động về số lao động trong 3 năm không ảnh hưởng lớn tới sản xuất của công ty. Trong tổng số lao động đang làm việc tại Công ty thì lao động trực tiếp sản xuất chiếm đa số qua các năm cụ thể là 2006 so với năm 2005 tăng 2 người tức là tăng 1,9% nhưng năm 2007 so năm 2006 giảm 6 người tức là giảm 5,61% nguyên nhân là do một số người đã đến tuổi về hưu. Về trình độ lao động của Công ty thì khối lao động có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 65%) song khối lao động này có chiều hướng giảm đi, còn khối lao động có trình độ từ trung cấp đến đại học thì lại có xu hướng tăng lên..Năm 2006 so với năm 2005 lao động có trình độ đại học tăng 1 người tức là 7,69%, năm 2006 tăng 2 người tức là tăng 14,29% nguyên nhân do đơn vị tuyển thêm kỹ sư nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Điều đó cho thấy chất lượng lao động của Công ty đang dần được nâng cao, Công ty đã chú trọng tới chất lượng của đội ngũ lao động. Do nhu cầu, đặc điểm của ngành nông nghiệp nên lao động nữ luôn chiểm tỷ lệ cao trong tổng số lao động. Năm 2003 số lượng lao động giảm kéo theo lao động nữ giảm 3,95% tức là giảm 3 người. Còn lao động nam giữa 2 năm 2005,2006 không thay đổi về số lượng nhưng thay đổi về cơ cấu giảm 0,96, năm 2007 so với năm 2003 lao động nam giảm 2 người tức là 4,2%. 1.2.5. Đặc điểm về cơ sở vật chất Là 1 Công ty trước kia là doanh nghiệp nhà nước, nay chuyển thành Công ty cổ phần, lại là 1 ngành sản xuất giống cho ngành. Vì vậy cơ sở vật chất của Công ty gồm: Khu nhà làm việc 2 tầng rộng 3.000m2, gồm cả sân, vườn cây cảnh, có tổng 16 phòng làm việc và 2 phòng khách. - Diện tích canh tác tại Công ty là 80ha. - Sân phơi, đường xá đi lại để sản xuất, mương nước, cầu cống để phục vụ sản xuất… - Nhà trống để thóc lúc thu hoạch. - Máy giê, máy sấy… cùng các máy móc để phục vụ cho nông nghiệp. - Công ty có 8 nhà kho dự trữ rộng 4.000m2. Trong đó có 3 kho chế biến, nhà sấy. 1.2.6. Đặc điểm về tài chính. - Tại thời điểm được thành lập Công ty được xác định là: 2.886.000.000đ Cơ cấu vốn phân phối theo sở hữu -> Vốn nhà nước: 1.486.000.000đ = 51,5% -> Vốn của các cổ đông: 1.400.000.000đ = 48,5% + Cơ cấu vốn theo loại vốn: -> Vốn TSCĐ: 1.886.000.000đ = 65,5% -> Vốn lưu động: 1.000.000.000đ = 34,6% - Vốn điều lệ được sử dụng cho cho các mục đích + KD theo nội dung hoạt động của Công ty. + PT công nghệ, kỹ thuật, nghiệp vụ + Mua cố phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh. + Các dữ trữ cần thiết về bất động sản, động sản. + Mua sắm TSCĐ và các trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động của Công ty. Việc …. vốn điều lệ do Đại hội đồng cổ đông quyết định. Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào 31tháng 12 năm dương lịch . Nă tài chính của công ty bắt đầu từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kết thúc vào ngày cuối cùng của năm đó . Công ty phải tuân thủ chế độ kế toán thống kê và lập sổ sách , báo biểu theo đúng pháp luật hiện hành .Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính . Giám đốc phải hoàn thành các báo cáo tài chính và gửi đén hội đồng quản trị , ban kiểm soát để xem xét chuẩn bị họp ĐHĐCĐ. Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua các năm Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh Giá trị (Tr.đ) (%) Giá trị (Tr.đ) (%) Giá trị (Tr.đ) (%) 2006/2005 2007/2006 I. Tổng giá trị TS 6.181,366 100 5.871,787 100 6.086,905 100 94,99 103,66 1. Tài sản lưu động 3.841,871 62,15 3.672,356 62,54 3.477,142 57,12 95,59 94,68 2. Tài sản cố định 2.339,495 37,85 2.199,431 37,46 2.609,763 42,88 94,01 118,66 II. Tổng giá trị nguồn vốn 6.181,366 100 5.871,787 100 6.086,905 100 94,99 103,666 1. Nợ phải trả 3.136,475 50,74 2.829,302 48,18 2.944,730 48,38 90,21 104,08 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 3.044,891 49,26 3.042,485 51,82 3.142,175 51,62 99,92 103,28 PHẦN 2: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG CÂY TRỒNG QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về kết quả tiêu thụ của công ty. 2.1.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bảng 4: Kết quả đánh giá doanh thu, lợi nhuận của Công ty Chỉ tiêu năm 2005 2006 2007 2008 t ỷ lệ tăng (%) 2005/2006 2007/2008 Tổng doanh thu 6.585.898.845 9.497.397.584 14.693.874.824 22.563.784.695 20,3 24,7 Tổng chi phí 6.213.238.585 9.205.038.886 14.386.664.204 21.969.375.405 19,7 22,8 Lợi Nhuận 372.660.260 292.358.698 307.210.620 607.409.090 31,72 36,29 Thuế thu nhập 38.120.800 40.930.200 43.009.480 48.344.800 Lợi nhuận sau thuế 334.539.460 251.428.498 264.201.140 559.064.290 ( số liệu thống kê ph òng kế toán ) Kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm 2005, 2006, 2007, 2008, cho ta thấy doanh thu của công ty ngày một tăng . Cụ thể năm 2006 tăng 20,3% so với năm 2005. 2008 tăng 24,7% so với năm 2007. Nguyên nhân cũng do lỗ lực cố gắng hết sức mình của các Cán Bộ Công nhân viên trong toàn công ty không ngừng đổi mới tiến bộ khoa học kỹ thuật , năng cao trình độ nghiệp vụ cũng như đi sâu vào tìm hiểu thị trường , nhằm đáp ứng nhu cầu thiết tyhực của khách hàng . Do đó doanh thu của công ty ngày một phát triến. 2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty. Mặc dù sản xuất kinhdoanh phát triển với tốc độ cao song thực sự chưa bền vững do chưa chủ động được đủ hàng hóa cho kinh doanh, đặc biệt là lúa lai và ngô lai chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Thời tiết diễn biến phức tạp gây khó khăn cho sản xuất giống hàng hóa – khô hạn và rét đậm vào vụ chiêm xuân. Bão lũ ở vụ mùa và vụ đông đã ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất giống hàng hóa trong công ty. Diễn biến về giá cả, chính sách tiền lương và đặc biệt là môi trường kinh doanh cạnh tranh không lành mạnh diễn ra gay gắt. Là một Công ty mới được cổ phần hóa 3 năm, phải hoạt động trong điều kiện khó khăn, cạnh tranh gay gắt với sự biến động thị trường tuy nhiên Công ty đã kiên trì hoạt động với định hướng đúng đắn nên đã đạt được những thành quả nhất định. Qua bảng trên ta thấy trong 4 năm 2005, 2006, 2007, 2008. Công ty đã đạt được kết quả tiêu thụ sản phẩm rất đáng khích lệ nó biểu hiện sự trưởng thành của Công ty trên rất nhiều mặt. Qua số liệu trên ta thấy điều này chứng tỏ không những sản phẩm của Công ty được tiêu thụ với số lượng nhiều, doanh thu tăng lên mà còn chứng tỏ sản phẩm của Công ty đã được khách hàng trên thị trường chấp nhận. Đây là điều đáng mừng, khẳng định vị thế của Công ty trong thời gian tới.. Cơ cấu hàng hóa tiêu thụ có sự chuyển đổi mạnh, tỷ trọng kinh doanh hạt lai đã đã tăng 50% về giá trị. Đã đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. Riêng mặt hàng ngô lai tăng trên 100% đạt xấp xỉ 80 tấn, dánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của công ty trong lĩnh vực sản xuất giống. Công ty được mở rộng kinh doanh cả lúa thuần, lúa lai, ngô lai và đậu đỗ. Đây chính là điểm nổi bật trong năm 2007 của công ty. Tất cả các chỉ tiêu hoạt động của công ty đều đạt mức tăng trưởng cao. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 264.201.140/251.428.498 = 140% so với kế hoạch và 159% so với năm 2006. Doanh thu bán hàng tăng rất nhanh. Năm 2007 lên so với 2006 là 5.196.447 đồng. Tương ứng với tỷ lệ tăng 21,4%. Nếu so với năm 2005 sau hai năm cổ phần hóa thì quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng trên gấp hai lần. - Tổng thu nhập (bao gồm lợi nhuận trước thuế và khấu hao TSCĐ) đạt 307.210.620 triệu bằng 140% so với năm 2006. - Lợi nhuận trước thuế 307.210.600 triệu đồng bằng 129% so với kế hoạch và 149% so với cùng kỳ 2006. Lợi nhuận của Công ty năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 33.87% đây là mức tăng cao, tỷ suất lợi nhuận trên tổng sản tăng và lợi nhuận trên nguồn vốn chủ sở hữu tăng từ 1.2% lên 23.6%. - Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 46% bằng 148% so với cùng kỳ 2006. - Thu nhập bình quân CBCNV tăng 113% so với kế hoạch. Thị trường của công ty được tiếp tục mở rộng vào miền Trung (Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Nam, Quảng Ngãi), Tây nguyên, Phía Bắc (Lai Châu, Cao Bằng…) uy tín của công ty được tăng cường. Điểm nổi bật là tất cả các đơn vị trong công ty đều hoàn thành kế ho._.ạch kinh doanh và đạt tốc độ tăng trưởng cao, không có đơn vị nào bị lỗ. - Thống nhất quản lý kinh doanh toàn công ty và tiết kiệm chi phí. Các đơn vị đã có sự chuyển đổi mạnh cơ cấu từng thị trường, không chỉ đơn điệu là lúa thuần mà thị trường tiêu thụ ngô lai, lúa lai. - Là doanh nghiệp mới hoạt động độc lập gặp phải khó khăn là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên bên cạnh đó Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất của công ty. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Tạo điều kiện cho công ty vay vốn để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường. 2.2. Kết quả tiêu thụ mặt hàng qua các năm Bảng 5: Kết quả tiêu thụ mặt hàng thóc giống : chỉ ti êu đơn v ị 2005 2006 2007 2008 sản lương tấn 206.014,5 205.486 255.455 287.655 thành tiền Tr đồng 1.298.503.750 1.875.754.210 2.432.697.965 2.923.437.765 Qua bảng trên ta thấy sản lượng củ công ty đã tăng lên đáng kể . Tuy nhiên có năm 2006 giảm so với 2005 0,13% . Do thời tiết năm đó khắc nghiệt lên sản lượng đẫ giảm . Nhưng do giá năm đó tăng lên tổng doanh thu vẫn cao hơn năm trước.Cụ thể tăng gần 600 triệu đồng so với năm 2005. Nhìn chung qua 4 năm sản lượng của công ty đã không ngừng phát triển .Giống chủ lực của công ty là thóc các loại lên đã chiếm 80% sản phẩm , sản xuất của công ty. Ngoài ra công ty còn sản xuất mộ số giống cây trồng khác như : Ngô, lạc, đậu tương, cây ăn quả … Nói chung bất kể loại giống nào của công ty cũng đều tăng lên một cách đáng khích lệ qua các năm . Cụ thể là từ năm 2005 đến năm 2008 tiêu thụ giống lạc giống lạc đã tăng lên đến 200%.( Có phụ lục kèm theo) Ta đánh giá tình hình tiêu thụ bốn năm gần đây nhất vì đây là những năm đầu cổ phần hóa. Từ bảng phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 2005, 2006,2007, 2008 ta có nhận xét như sau: + Năm 2006: Trước hết Công ty đã vượt mức kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm. Tổng doanh thu các loại đã tăng 13.889.820.202đ. Cụ thể: - Để có được kết quả như vậy thi Công ty đã phải bỏ ra khỏan chi phí là: 5.564.524.197 đồng tăng 20,6% so với năm 2005 là: 5.272.524.197 đồng. - Nhóm lúa NC tăng 1.298.503.750 đồng tương ứng với mức tăng doanh thu là 43,7%. - Nhóm lúa SNC tăng 4.335.010.630đ tương ứng với mức tăng doanh thu là 155,32% - Nhóm lúa cấp khác tăng 696.750.000đ tương tứng với mức tăng doanh thu là 57,70%. - Nhóm thành phẩm khác tăng 26.990.000đ tương ứng với mức tăng doanh thu là 40,15%. + Năm 2007: Tổng doanh thu tăng hơn so với 2006 là: 14.693.874.824đ. Đã đa dạng được sản phẩm tạo điều kiện cho kinh doanh mở rộng thị trường tổ chức tốt việc sản xuất giống chuyển vụ phục vụ kịp thời cho công tác kinh doanh. Tổng lượng háng hóa tiêu thụ năm 2007: 750 tấn bằng 131,7% so với kế hoạch và bằng 137% so với năm 2006, cơ cáu hàng hóa tiêu thụ có chuyển đổi mạnh, tỷ trọng kinh doanh hạt lai đã tăng 50% về giá trị. Đã đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, riêng mặt hàng ngô lai đạt xấp xỉ 80 tấn đánh dấu một bước trưởng thành vượt bậc của công ty trong lĩnh vực chế biến và sản xuất giống. Năm 2008 tổng sản lượng tiêu thụ hàng hóa tăng 933 tấn bằng 142% so với kế hoạch và bằng 142% so với năm 2007. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: 14.693 triệu/10.000 = 147% so với kế hoạch và 155% so với năm 2006. Nếu so với năm 2003 sau 3 năm cổ phẩn hóa thì quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng trên 2 lần. - Tổng thu nhập (bao gồm lợi nhuận trước thuế và khấu hao TSCĐ) đạt 1.669 triệu đồng bằng 131% so với 2006 lợi nhuận trước thuế 307.210 triệu đồng bằng 105% so với kế hoạch. - Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 7,42% bằng 102% so với cùng kỳ 2006. Trong tất cả các loại giống tiêu thụ được trong năm, lúa SNC là loại sản phẩm đem lại doanh thu nhiều nhất cho Công ty (chiếm 43.7% tổng doanh thu). Nhóm lúa cấp khác tuy chỉ tiêu thụ với số lượng không nhiều so với lúa SNC nhưng cũng đem lại doanh thu tương đối lớn. Chính vì các hạt lai đem lại nguồn doanh thu lớn cho Công ty nên trong năm qua Công ty có chủ trương tăng tỷ trọng giống lai trong tổng cơ cấu giống các loại. 2.3. Kết quả tiêu thụ theo thị trường Bảng 8: Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường qua các năm( tấn) TT Tỉnh Năm 2005 2006 2007 1 Quảng Ninh 102 134 188 2 Nam Định 96 164 212 3 Ninh Bình 84 97 186 4 Sơn La 143 191 277 5 Lạng Sơn 25 43 74 6 Thái Nguyên 70 88 110 7 Lào Cai 70 70 77 8 Hải Phòng 85 90 94 9 Bình Định 100 100 100 10 Tuyên Quang 72 76 85 11 Hà Tây 65 100 156 Qua thống kê trên ta thấy đố với tỉnh nhà mỗi năm vẫn tăng đều so với mức tiêu thụ của công ty: tăng 32 tấn so từ năm 2005- 2006. tăng 54 tấn từ năm 2007- 2008. Nam Định giảm 20 tấn so với năm 2006.Vì năm đó một số diện tích cấy lúa của họ chuyển đổi sang một số cây trồng khác, do khu vực đất canh tác đó cao không đủ nước cho cấy lúa. Ninh Bình tăng lên một cách bất ngờ . Tăng tới 300% , cụ thể năm 2006 tăng 13 tấn, nhưng đến năm 2008 tăng lên đến 89 tấn. Lý do là nguồn giống của công ty cung cấp cho phù hợp với chất đất cũng như khí hậu của họ .Còn lại các tỉnh cũng tăng nhưng không đáng kể , vì lý do diện tích đất nông nghiệp của các tỉnh không có nhiều, chủ yếu là đồi núi và rừng. Thông qua kết quả tiêu thụ của công ty qua các năm 2005, 2006 và 2007. chúng ta thấy mức tiêu thụ của công ty ngày một tăng . Riêng tỉnh Bình Định mỗi năm công ty cung cấp cho 100 tấn giống các loại. Đã nhiều năm Bình Định hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng giống của công ty, vả lại công ty đã tạo được uy tín ngay từ lúc đầu. Vì vậy không một nguồn giống nơi nào có thể chiếm lĩnh được thị trường Bình Định của công ty. Thông qua nguồn giống cung cấp công ty đã liên kết với một khu vực của tỉnh Bình Định chuyên sản xuất gạo sạch cho công ty , phục vụ bà con trong và ngoài tỉnh. Chình nhờ thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, sản lượng tiêu thụ hàng năm không ngừng tăng lên. Sản phẩm luôn được cải tiến về chất lượng, chủng loại phong phú đa dạng. Sản phẩm của Công ty đã có chõo đứng vững chắc ở thị trường trong nước. Nhờ có thế mạnh về chủng loại và chất lượng sản phẩm, Công ty ngày càng có đông bạn bè trong nước và ngoài nước, uy tín trong sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một nâng cao, tạo thể cho Công ty ngày một phát triển. 2.4. các hoạt động của công ty đã thực hiện . 2.4.1. Điều tra nghiên cứu thị trường Công ty đã mạnh dạn đưa một số giống mới có năng xuất cao vào các thị trường khó tính . Tuy nhiên muốn có năng xuất cao đòi hỏi nhiều yếu tố như canh tác , đất đai , khí hậu từng vùng có phù hợp không . Chính vì điều này đòi hỏi khâu kĩ thuật phải thật chu đáo và cẩn thận. Tuy nhiên kết quả chỉ đạt ở mức vừa phải , không cao mà chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng . ngoài ra một số tỉnh miền núi không đạt kết quả như mong đợi.Vì điều kiện thời tiết không ủng hộ. vả lạilà các tỉnh xa , lên đội ngũ kĩ thuật của công ty không sát sao được nhiều lên không đạt kết quả như mong đợi. Qua đó công ty đã nghiên cứu cho những vùng có diiện tích đồi núi nhiều , mà có thời tết khí hậu khắc nghiệt bằng nững cây ăn quả , hay cây lấy gỗ mà đặc thù của chúng phải là cây chống chịu tốt với mọi thời tiết khắc nghiệt. Vì vậy đội ngũ của nghiên cứu của công ty cũng ngày phải phát triển và hoàn thiện hơn, để phục vụ mọi nhu cấu cua khách hàng trong và ngoài nước. Theo thống kê của cán bộ phòng kế hoạch các bạn hàng của chúng ta ở các tỉnh mỗi năm. Nhờ sản phẩm hàng hóa của chúng ta có chất lượng tốt, ngoài ra Công ty đã có tiếng vang trên thị trường lên hầu hết các khách hàng của Công ty đêu chấp nhận tuyệt đối những sản phẩm của Công ty. 2.4.2. Xây dựng mạng lưới bán hàng . Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng, người tiêu dùng là đối tượng phục vụ của nông nghiệp. Vì vậy phải lựa chọn phương thức nào để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng nhanh chóng, kịp thời và lợi nhuận nhất. Ta có thể mô hình hóa việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh theo sơ đồ sau Công ty Bán hàng trực tiếp - Cửa hàng của Công ty - Quầy hàng ở các trạm trại - Nhân viên bán hàng của Công ty Bán hàng gián tiếp - Các đại lý - Người bán buôn - Các tổ chức khác Người tiêu dùng Bán lẻ Bán lẻ Như vậy công ty có hai phương thức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu: + Trực tiếp bán hàng đến tay người tiêu dùng Đây thực chất là hình thức bán lẻ của công ty, khách hàng sẽ đến mua sản phẩm tại các cửa hàng do công ty hoặc các trạm trại trực tiếp quản lý, đây là hình thức tiêu thụ chủ yếu mang tính quảng bá của công ty. Ngoài ra các nhân viên bán hàng của công ty còn có thể liên hệ tiêu thụ sản phẩm với các hợp tác xã và các đơn vị sản xuất ở địa phương để tiến hành tiêu thụ sản phẩm. * Bán hàng qua khâu trung gian Trong hình thức này, sản phẩm của công ty sẽ được tiêu thụ qua các đại lý rồi qua những người bán buôn sau đó là những người bán lẻ mới đến người tiêu dùng. Với hình thức này, sản phẩm của Công ty được tiêu thụ không nhiều. Thực tế, Công ty cũng không xác định đây là hình thức tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả bởi vì: sản phẩm của công ty là những sản phẩm có tính cạnh tranh rất mạnh do rất nhiều nhà sản xuất và cung cấp trên cả nước. Việc tiêu thụ sẽ gặp khó khăn khi giá cả hay chính sách của công ty không đủ sức cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương vốn có rất nhiều ưu thế. Mặt khác do đặc điểm của sản phẩm có tính mùa vụ cao, nếu không được tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định thì sẽ bị giảm, thậm chí bị mất phẩm chất và không có khả năng tiêu thụ. Kết quả xây dựng mạng lưới bán hàng của công ty được tổng kết lạio như sau: - Về cửa hàng tại công tyđã đượ chưng bày toàn bộ sản phẩm của công ty , cùng quy trình thực hiện các sản phẩm đó . - Với các đại lý và các nhà bán buônớcong ty đưa phần trăn chiết khấu cho từng mặt hàng , thông qua đó để các đại lý và nhà bán buôn tiết cận thêm nhiều thị trường mới. ngoài ra công ty còn cho các đaị lí học thêm để hiểu biết thêm về quy trình sản xuất của từng loại sản phẩm , để họ cớ cơ sở tiếp cận khách hàng ngay mộit tốt hơn.. Thông qua đó để khách hàng nhớ lâu về thương hiệu của công ty. 2.4.3. Tổ chức thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm là các hoạt động giới thiệu thông tin về sản phẩm và hình ảnh của công ty nhằm kích thích khách hàng tiêu thụ hàng hóa, nâng cao uy tín của công ty và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm là một phương thức không kém phần hữu hiệu góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Công tác tổ chức quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty gồm hai bộ phận sau đây: * Tổ chức giới thiệu sản phẩm tại các cuộc triển lãm và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua các cuộc triển lãm về các ngành hàng mà công ty kinh doanh, việc công ty đưa các sản phẩm của mình tham gia triển lãm ngòai việc mang tính đớn thuần là giới thiệu sản phẩm để bán hàng nó còn giúp công ty nâng cao được vị thế của mình trên thị trường. Nhờ vào việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng mà nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của công ty, thấy rõ được ưu thế các sản phẩm mà công ty cung cấp so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường và đưa ra quyết định lựa chọn các sản phẩm của công ty. * Tiến hành đăng ký sở hữu về mẫu mã, nhãn hiệu của các sản phẩm của mình Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, các thu đoạn cạnh tranh không lành mạnh còn tồn tại rất nhiều, cuộc chiến tranh giành thị trường của các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt, có rất nhiều nhà sản xuất cùng tung ra một loại sản phẩm, chính vì thế, việc tiến hành đăng ký sản phẩm của mình cả về quy cách, nhãn mác, mẫu mã, giúp cho công ty đảm bảo sở hữu công nghiệp về sản phẩm của mình, nó cũng như một bản cam kết đảm bảo chất lượng về các sản phẩm mà mình cung cấp của công ty đối với người tiêu dùng. Từ đó nâng cao uy tín cũng như khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Giá cả là một phạm trù của kinh tế hàng hóa. Với chức năng là thước đo giá trị, giá cả như là tín hiệu cho người sản xuất, người tiêu dùng và trở thành thông tin quan trọng thể hiện sự biến động cung - cầu trên thị trường. Giá cả trở thành công cụ quan trọng điều chỉnh quan hệ cung cầu. Vì vậy giá cả vừa có tác dụng kích thích sản xuất vừa hạn chế đối với sản xuất và tiêu dùng. Việc xác định hợp lý giá cả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và kinh doanh có lãi. Nghiên cứu thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm của doanh nghiệp từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả theo yêu cầu của thị trường. Nghiên cứu thị trường bao gồm việc nghiên cứu khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Nghiên cứu các đối tượng tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, cơ cấu, chủng laọi, thời gian và địa điểm, nghiên cứu mà đối thủ cạnh tranh của mình. Nghĩa là nghiên cứu không chỉ nhóm người mua (khách hàng) mà cả nhóm người bán. Việc nghiên cứu cả nhóm người bán tức là những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp cho phép tìm ra khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của doanh nghiệp trong điều kiện có nhiều người bán và nhiều người mua, tức là thị trường không hoàn hảo và cạnh tranh không hoản hảo. Nghiên cứu giá cả: như chúng ta đã biết giá tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được hình thành trên công thức. Giá bán = Chi phí sản xuất + Chi phí lưu thông + Lợi nhuận kỳ vọng. Trong đó “Chi phí sản xuất” và “Chi phí lưu thông” là những yếu tố khách quan từ thị trường mà doanh nghiệp khó có thể chi phối nổi. Lúc này, yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp quyết định giá bán sẽ là “lợi nhuận kỳ vọng”. * Dự báo về thị trường và giá Qua việc nghiên cứu thị trường và giá, doanh nghiệp sẽ phải đưa ra được những kết luận quan trọng xây dựng nên bản dự báo về thị trường và giá giúp doanh nghiệp có một kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất. Dự báo thị trường: Trên cơ sở nghiên cứu, nắm bắt thị trường để có những giải pháp thích hợp đối với việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Việc dự báo đúng đán thị trường giúp cho doanh nghiệp vạch ra hướng chiến lược và triển vọng của mình tham gia vào thị trường, từ đó có những quyết định đúng đắn đối với việc tiêu thụ sảnphẩm trên thị trường. Về mặt thời gian dự báo thị trường, doanh nghiệp có thể dự báo dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Nội dung chính của dự báo thị trường là dự báo khả năng và triển vọng về cung - cầu sản phẩm doanh nghiệp đang sản xuất và những loại sản phẩm mới mà doanh nghiệp có thể sản xuất. Dự báo về khách hàng để lựa chọn những khách hàng chủ lực, thường xuyên của doanh nghiệp, có thể xuất hiện những loại khách hàng mới. Dự báo về số lượng và cơ cấu, chủng loại sản phẩm có triển vọng. Dự báo về xu thế biến động của thị trường. Dự báo về giá cả: Từ kết quả của quá trình nghiên cứu giá cả, doanh nghiệp sẽ phải xây dựng bản dự bảo về giá cụ thể. Việc dự báo đúng đắn và chính xác về giá cả của các loại sản phẩm mà mình định cung cấp sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cũng như kế hoạch về lợi nhuận. Nhưng do tính chất biến động của thị trường nên các bản dự báo về giá của doanh nghiệp thường trong giai đoạn ngắn hạn và luôn được điều chỉnh một cách kịp thời nhằm tiêu thụ nhanh chóng sản phẩm mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận. Lựa chọn thời điểm bán hàng và tiêu thụ sản phẩm sẽ là lý luận quan trọng nhất trong bản dự báo về giá của doanh nghiệp, nó đảm bảo cho sản phẩm bán được giá và lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. 2.4.4. Xây dựng đội ngũ Do đặc điểm các sản phẩm của công ty đa phần đều là các loại giống trong sản xuất nông nghiệp. Từ xưa đến nay, nông dân đã quen với việc sản xuất canh tác theo kinh nghiệm, chình vì thế mà khi công ty muốn bán được một loại giống mới nào đó thì cần phải tiến hành hướng dẫn cách canh tác đúng kỹ thuật cho nông dân, giúp nông dân có được sản lượng tốt nhất khẳng định chất lượng sản phẩm của công ty, tăng uy tín và lòng tin của người tiêu dùng đối với công ty. Đây chính là những bước đi vững chắc của công ty trong chiến lược xây dựng thị trường và mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trước kia Công ty giống cây trồng Quảng Ninh là Công ty của Nhà nước mọi quyết định về sản xuất và kinh doanh đều do Nhà nước quy định. Do vậy mọi hoạt động sản xuất, chi phí lỗ lãi, hạch toán kinh tế đều do Nhà nước đỡ đầu và chịu trách nhiệm. Vì vậy nó là thời kỳ hoạt động sản xuất và tiêu thụ của Công ty trì trệ, thiếu động lực trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Do luôn có suy nghĩ đã có “người đỡ đầu” là Nhà nước. Người đứng ra chịu lỗ lãi cuả mọi hoạt động sản xuất. Do đó đã gây ra không ít hậu quả: Vấn đề sử dụng các nguồn lực kém, tình trạng lãng phí gia tăng, làm đình đốn và đình trị cả sản xuất và tiêu dùng dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả rất thấp, hoạch toán kinh doanh chỉ là hình thức mà thôi, lãi giả lỗ thật vì thế việc chuyển đổi hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, Nhà nước chuyển giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho Công ty. Nhà nước chỉ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, vì vậy Công ty phải tự hoạch toán độc lập, tự do khai thác mọi nguồn vật tư, vốn và tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do vậy, trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt, nếu công tác tiêu thụ sản phẩm chậm chạp yếu kém sẽ kéo dài chu kỳ sản xuất kinh doanh, gây ứ đọng vật tư, tiền vốn, đồng vốn vận chuyển chậm chạp sẽ gây thiệt hại vô cùng to lớn bởi trong điều kiện hiện nay Công ty không chỉ tiến hành sản xuất kinh doanh bằng vốn tự có mà còn phải huy động vốn từ nhiều nguồn trong đó chủ yếu do vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm bị ngẽn tắc sẽ làm số tiền lãi vay vốn ngày càng cao, thậm chí còn phải cả lãi suất vay quá hạn, từ đó không chỉ sản xuất kinh doanh của nội bộ Công ty bị tổn thương trên thị trường, mà doanh nghiệp còn mất uy tín trước các đối tác kinh doanh, ảnh hưởng tiếp theo của Công ty với ngân hàng và các cá nhân, tổ chức kinh tế khác. Do vậy đảm bảo thực hiện tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần cải tiến vị thế, uy tín của Công ty trên thị trường. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sẽ là nhân tố góp phần làm tăng lợi nhuận, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm các hoạt động phúc lợi của Công ty, cải thiện và nâng cao điều kiện công tác, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên, chăm lo đến lợi ích chung của toàn Công ty, động viên họ công tác, sản xuất có hiệu quả hơn. Công tác tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường không chỉ đơn thuần là đem sản phẩm ra thị trường để bán, mà trước khi sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận thì cần phải có sự nỗ lực cả về mặt trí tuệ lẫn sức lao động của người cán bộ và người công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, từ việc điều tra nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng trang thiết bị máy móc hiện đại đáp ứng được năng suất chất lượng sản phẩm, đào tạo người công nhân có tay nghề cao đến việc quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, vận chuyển, tổ chức kênh phân phối, đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình mọi yêu cầu của khách. Do vậy tiêu thụ sản phẩm được coi là biện pháp để điều tiết, định hướng cho sản xuất, là tiêu chuẩn đánh giá quá trình tổ chức, quản lý sản xuất. Từ công tác tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể nắm bắt được đâu là thị trường chủ yếu, đâu là thị trường tiềm năng từ đó hoạch định nên những kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp như đầu tư mở rộng hay thu hẹp sản xuất, cải tiến công nghệ, cải tiến quy cách mẫu mã sản phẩm. Qua công tác tiêu thụ sản phẩm, Công ty có thêm căn cứ để kiểm tra đánh giá khối lượng chất lượng sản phẩm mà mình sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là thước đo đánh giá độ tin cậy của người tiêu dùng đối với người sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm được nhiều chứng tỏ phạm vi phát huy giá trị sản phẩm được mở rộng. Nhờ đó uy tín của Công ty được nâng cao, Công ty có cơ sở vững chắc để mở rộng sản xuất, tạo ra sự phát triển cân đối giữa cung và cầu trên thị trường trong nước, hạn chế dần những mặt hàng ngoại nhập cùng loại. Tùy từng thời kỳ khác nhau mà độ quan trọng của công tác tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp là khác nhau nhưng việc nâng cao chất lượng của hoạt động này là rất cần thiết. Nâng cao chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hoạt động có khả năng giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Nâng cao chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm không phải chỉ là yêu cầu của thị trường mà trên thực tế hoạt động này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: - Phát triển nền sản xuất hàng hóa từ giai đoạn hoàn thiện sản xuất, giai đoạn đẩy mạnh hoạt động trao đổi hàng hóa và giai đoạn bán hàng trên cơ sở marketing - Phục vụ cho cả quá trình phát triển của doanh nghiệp từ giai đoạn khởi nghiệp với mục tiêu là được thị trường chấp nhận đến giai đoạn đã chiếm được chỗ đứng trên thị trường với mục tiêu lợi nhuận và mở rộng thị trường. - Với sự phát triển ngày càng nhanh về số lượng các doanh nghiệp nông nghiệp và lực lượng lao động tham gia và lĩnh vực này, làm cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp nông nghiệp phải đẩy manh công tác tiêu thụ hàng hóa, bởi vậy hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp nông nghiệp. Và chỉ có như thế thì các doanh nghiệp nông nghiệp mới cả khả năng tái đầu tư nâng cao ưu thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong thị trường. Nâng cao chất lượng của hoạt động tiêu thụ hàng hóa là cơ sở chất lượng của hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của hoạt động sản xuất và công tác chuẩn bị hàng hóa trước khi tiêu thụ. Vì nếu chỉ xét một cách trực diện, hoạt động tiêu thụ sản phẩm chỉ có thể tiến hành sau khi hoạt động sản xuất đã sản xuất đón trước xu thế tiêu thụ của thị trường. Từ thực tế hoạt động kinh doanh, quá trình kinh doanh hiện đại cho rằng công tác điều tra nghiên cứu khả năng tiêu thụ luôn được đặt ra trước khi khởi sự sản xuất, nên hoạt động tiêu thụ sản phẩm đứng ở vị trí trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ, có tính chất quyết định đến sản xuất. Với thời gian trung hạn và ngắn hạn, một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ đúng đắn luôn là cơ sở để có một kế hoạch sản xuất thích hợp và ngược lại. Doanh nghiệp luôn phải tiến hành tìm kiếm khoảng trống cơ hội trên thị trường để xây dựng chiến lược tiêu thụ hợp lý theo một số hướng cơ bản sau: - Lập kế hoạch bán hàng, giao hàng và thỏa thuận các kế hoạch đối với các đơn vị sản xuất trong doanh nghiệp để có sự gắn bó giữa tiêu thụ và sản xuất. - Áp dụng tính linh hoạt các hình thức và phương thức thanh toán với việc sử dụng hệ thống giá mềm dẻo nhằm tối đa hóa tiện lợi cho khách hàng, khai thác triệt để các khách hàng hiện tại và tương lai của các đối thủ cạnh tranh. - Chú trọng đầu tư phát triển thị trường, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, tăng khối lượng bán hàng nhằm mục tiêu biến thị trường thành thị trường thường xuyên, truyền thống của mình. - Liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong ngành để có sự hỗ trợ cho nhau về nguồn lực, vốn, công nghệ, kỹ thuật và nguyên liệu trong những lúc khó khăn. - Đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp cho người tiêu dùng. - Đảm bảo tăng thị phần của doanh nghiệp, phạm vi và quy mô thị trường hàng hóa của doanh nghiệp không ngừng được mở rộng. - Tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là mục tiêu về kinh tế và biểu hiện về mặt kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. - Tăng cường tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đó là việc tăng uy tín của doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin đích thực của người tiêu dùng vào các sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp. - Phục vụ khách hàng góp phần vào việc thỏa mãn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Là doanh nghiệp mới cổ phần từ 17/12/2003 tách ra hoạt động độc lập, không còn sự đỡ đầu của Nhà nước. Công ty đã đạt được những kết quả đáng mừng, lợi nhuận của công ty tăng cao, tạo công việc ổn định cho người dân lao động. Công ty hàng năm đóng góp nguồn thu thuế khá lớn cho ngân sách. - Bộ máy điều hành của công ty từ Ban giám đốc đến các phòng ban, lãnh đạo các đơn vị đã có kinh nghiệm chỉ đạo và điều hành một công ty thống nhất. Nội bộ đoàn kết, kỷ cương được duy trì và uy tín của công ty ngày càng phát triển. - Được sự chỉ đạo, giúp đỡ thường xuyên của các chuyên gia đầu ngành trên mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và tiến bộ KHKT. - Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu mà Đại hội Đồng cổ đông đề ra trên tất cả mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. - Đời sống CBCNV được cải thiện, CBCNV tin tưởng vào sự lãnh đạo của Hội Đông quản trị, Ban giám đốc công ty. - Quy mô sản xuất kinh doanh và thị trường của công ty được mở rộng, nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh và sự phối kết hợp giữa các đơn vị thành viên tốt. Là một Công ty giống cổ phần. Hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh các mặt hàng về giống phục vụ cho đầu vào sản xuất nông nghiệp. Hàng hóa của Công ty chủ yếu là giống lúa, giống hoa màu cung ứng cho bà con nông dân đầy đủ, kịp thời vụ. Do đó để tồn tại và cạnh tranh phát triển được trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, Công ty đã đề ra các mục tiêu sau: + Hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch về mức lưu chuyển nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. + Bảo toàn và tăng cường vốn kinh doanh + Giữ vững và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên + Thực hiện mục tiêu kinh doanh trong đơn vị và thị trường mở rộng Chính vì vậy Công ty đã từng bước thực hiện đúng chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước,sử dụng hợp lý lao động, tài sản tiền vốn. Từ đó đảm bảo thực hiện kinh doanh có hiệu quả kinh tế trong những năm qua. 2.4.5. Xúc tiến bán hàng Tiêu thụ sản phẩm (hay nói cách khác là hoạt động bán hàng) là việc đưa sản phẩm hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản, sau khi đạt được sự thống nhất giữa người bán và người mua. Tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện các dịch vụ sau hàng hóa. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị sản xuất giao sản phẩm cho đơn vị mua và đã thu được một khoản tiền hoặc đơn vị mua chấp nhận thanh toán về số sản phẩm đó theo giá thỏa thuận giữa đơn vị bán và đơn vị mua. Tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nông nghiệp là quá trình doanh nghiệp nông nghiệp xuất, giao các sản phẩm mình có (ở đây đại đa số các sản phẩm sẽ là vật tư nông nghiệp như: các loại hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu…) cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu sử dụng các sản phẩm đó và các doanh nghiệp nông nghiệp sẽ nhận về một khoản tiền do các tổ chức và cá nhân đó chi trả theo giá thỏa thuận giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân đó. 2.4.6. Vai trò của hoạt động tiêu thụ: Tiêu thụ sản phẩm là gia đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy nó có vai trò rất quan trọng nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó được người tiêu thụ chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu của người tiêu dùng và sự cần thiết của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh yếu của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chu kỳ sản xuất kinh doanh bắt đầu từ lúc bỏ tiền ra mùa đầu vào để sản xuất hàng hóa và kết thúc khi hàng hóa được bán ra là thu được tiền. Như vậy chỉ khi nào quá trinh bán hàng kết thúc thì chu kỳ sản xuất kinh doanh mới kết thúc và bắt đầu một chu kỳ mới. Quá trinh tiêu thụ sản phẩm giúp cho doanh nghiệp chuyển sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc vòng luân chuyển vốn. T H …… SX …… H’ T’ Trong công thức trên, công tác tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp chuyển hóa các sản phẩm hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra (H’) thành tiền mặt và các dạng khác của tiền (T’). Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Qua tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp giải quyết được mâu thuẫn của quá trình sản xuất. Trong sản xuất doanh nghiệp luôn gặp mâu thuẫn giữa chất lượng, mẫu mã với giá thành sản phẩm. Chất lượng hàng hóa phải tốt, mẫu mã hình thức phải đẹp song giá bán phải được thị trường chấp nhận. Khi sản phẩm được tiêu thụ nghĩa là thị trường đã chấp nhận, môi tương quan giữa chất lượng, mẫu mã và giá bán được giải quyết. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và mở rộng thị trường: Phát triển mở rộng thị trường luôn là mục tiêu quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ nắm được nhu cầu sản phẩm của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thế mạnh và những nhược điểm của nó từ đó có chính sách thay đổi hợp lý nhằm chiếm lĩnh thị trường tạo chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm được coi là một biện pháp để điều tiết sản xuất, định hướng cho sản xuất là tiêu chuẩn của quá trình sản xuất cải tiến công nghệ. Vì việc đảm báo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý của sản phầm là những vấn đề vô cùng quan trọng, quyết định công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường về cung cấp hàng hóa giá cả, đối thủ cạnh tranh… đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn giá thành. Tiêu thụ sản phẩm là nhân tốt quan trọng để giữ vững và nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội. Thông qua uy tín của doanh nghiệp đối với._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7825.doc