Bàn về nghiệp vụ bào hiểm toàn diện học sinh - Sinh viên tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - PJICO

LỜI MỞ ĐẦU Cuộc sống ngày càng có nhiều đổi thay cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, do đó nhu cầu được bảo vệ, nhu cầu an toàn của con người cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt hơn nữa là mong muốn của các bậc phụ huynh mong cho những đứa con thương yêu của mình luôn được che chở bảo vệ để chúng có thể được phát triển an toàn, hoàn thiện về mọi mặt không chỉ trí tuệ mà cả về thể chất. Nhưng điều đáng lo ngại nhất của các bậc cha mẹ là họ không phải lúc nào cũng có thể ở bên cạ

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Bàn về nghiệp vụ bào hiểm toàn diện học sinh - Sinh viên tại Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex - PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh con cái của mình để quan tâm, chăm lo cho chúng 24/24 vì họ còn cần phải làm việc để tạo nguồn tài chính cho gia đình. Ngoài việc đưa con cái đến trường học tập các bậc phụ huynh cũng đỡ được một phần nào lo lắng, yên tâm khi con em mình được sự giáo dục, quản lí của nhà trường. Nhưng như vậy không có nghĩa là họ hoàn toàn yên tâm về con cái mình, vì thời gian học tập trên trường chỉ từ 4-6 giờ/ một ngày. Hơn nữa lứa tuổi học trò là lứa tuổi hiếu động theo đúng nghĩa “ nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” những trò chơi của các em đôi khi là rất nguy hiểm mà bản thân các em không ý thức được. Cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước “ trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên ra đời cùng chung vai với các gia đình cũng như nhà trường và toàn xã hội chăm lo tới sự phát triển an toàn, toàn diện cho những mầm xanh- chủ nhân tương lai của đất nước. Giống như các sản phẩm bảo hiểm nói chung, bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên là một hoạt động dịch vụ. Sản phẩm của nó là lời hứa của công ty về việc khắc phục hậu quả, đền bù thiệt hại cho người được bảo hiêm cũng như chia sẻ một phần gánh nặng về tài chính cho gia đình các em học sinh không may gặp rủi ro. Xuất phát từ những lí do trên kết hợp với việc nghiên cứu tình hình thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên tại văn phòng khu vực I của công ty bảo hiểm PJICO, em đã lựa chọn đề tài: “Bàn về nghiệp vụ bào hiểm toàn diện học sinh- sinh viên tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO)” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài này là làm rõ một số vấn đề lí luận về bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên nói chung, bàn về công tác khai thác và mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị có tính khả thi, có cơ sở khoa học nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên tại PJICO. Bài viết này của em ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba chương: Chương I: Một số vấn đề lí luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên. Chương II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên tại công ty PJICO. Chương III: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên tại PJICO. Để làm rõ vấn đề, sau đây em xin đi vào từng chương cụ thể. CHƯƠNG I: Một số vấn đề lí luận về nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên. I. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên. 1. Sự cần thiết của bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên. Việt Nam được coi là một trong những nước có dân số trẻ do đó tỷ lệ trẻ em ở độ tuổi đi học là khá cao. Với chủ trương “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, thế hệ trẻ học sinh, sinh viên chính là những chủ nhân tương lai- nhân tố quyết định đến vận mệnh, sự phát triển của mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam. Vì vậy việc quan tâm, chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và giáo dục nhân cách, trí tuệ cho thế hệ trẻ không chỉ là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước mà còn là của mỗi gia đình cũng như của toàn xã hội. Do Việt Nam là một trong những nước đang phát triển nên việc quan tâm, chăm sóc sức khoẻ cho thế hệ trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù đất nước ta đã đạt được những thành tích đáng kể sau hơn 20 năm đổi mới nhưng vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế, nhiều điều bất cập mà không phải một sớm một chiều có thể thay đổi ngay được. Chính những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc trẻ em. Thí dụ như sự phát triển không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi dẫn đến một thực trạng là trong khi trẻ em thành thị, đồng bằng được hưởng nhiều chất lượng dịch vụ tốt như các nguồn vui chơi giải trí, các dịch vụ chăm sóc y tế… thì trẻ em ở nông thôn, miền núi do thu nhập của gia đình thấp nên việc cho các em đi học đã là một cố gắng lớn chứ chưa nghĩ đến việc được hưởng các chất lượng dịch vụ tốt. Ngoài ra ở lứa tuổi này tâm lí và thể chất các em còn chưa hoàn thiện nên xác suất gặp rủi ro là khá cao: các em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo do quá bé, thể chất yếu dễ mắc bệnh; Các em ở độ tuổi tiểu học, trung học là lứa tuổi rất hiếu động chưa đủ nhận thức để có thể tự bảo vệ mình. Còn đối với lứa tuổi sinh viên mặc dù đã có đủ nhận thức nhưng lại vừa mới bắt đầu cuộc sống tự lập, xa sự quản lí của cha mẹ nên dễ bị kẻ xấu lôi kéo sa vào những tệ nạn xã hội. Do vậy để bảo vệ thế hệ trẻ- chủ nhân tương lai của đất nước cũng như chia sẻ một phần nào những tổn thất về thể xác cũng như tinh thần của các em và nỗi đau của gia đình các em khi có tổn thất xảy ra, bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên đã ra đời. Bảo hiểm học sinh, sinh viên ra đời là một tất yếu khách quan góp phần ổn định về mặt tài chính và tạo sự yên tâm cho các bậc phụ huynh rằng con em mình luôn được bảo vệ. 2. Tác dụng của bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên. 2.1. Đối với bản thân học sinh, sinh viên và gia đình các em: Bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên có vai trò tác dụng hết sức to lớn không chỉ đối với bản thân học sinh, sinh viên mà nó còn có ý nghĩa rất thiết thực đối với gia đình các em. Cụ thể: Đối với các em học sinh, sinh viên như đã nói ở trên do đây là lứa tuổi có xác suất rủi ro là khá cao nên nếu được bảo hiểm thì đó chính là sự đảm bảo quyền lợi cho các em. Trong cuộc sống không ai lường trước được những rủi ro để có thể tránh được, không may rủi ro tai nạn xảy ra thì chính các em sẽ là người trực tiếp gánh chịu mọi tổn thất và thể chất và tinh thần, làm gián đoạn quá trình học tập. Không những vậy nó còn làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của các gia đình các em, cha mẹ các em ngoài sự lo lắng đến tình trạng sức khoẻ của con mình còn phải nghỉ làm để chăm sóc cho con. Đặc biệt sẽ còn khó khăn hơn đối với các học sinh, sinh viên ở nông thôn, miền núi, việc được đến trường đã là khó không nói đến chuyện có đủ điều kiện để chi trả viện phí, chăm sóc các em khi gặp tai nạn. Việc tham gia bảo hiểm toàn diện học sinh giúp các em và gia đình có thể ổn định tài chính, có đủ điều kiện chăm sóc phục hồi sức khoẻ cho các em sau tai nạn, rủi ro. Chỉ với một khoản tiền nhỏ đóng phí bảo hiểm nhưng bù lại khi gặp rủi ro thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả gấp nhiều lần để chi phí về y tế tạo điều kiện cho các em được chăm sóc tốt. Hơn thế nữa việc tham gia bảo hiểm còn giúp các em nâng cao được ý thức cộng đồng, giáo dục cho các em tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. 2.2. Đối với nhà trường: Nhà trường là cái nôi thứ hai nuôi dưỡng những mầm xanh tương lai của đất nước, là nơi giáo dục đào tạo những nhân tài, những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, thể lực và trí lực của các em luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhà trường. Nhà trường cũng là người đại diện tham gia kí kết hợp đồng bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên với các công ty bảo hiểm. Việc tham gia bảo hiểm cho các em không chỉ có tác dụng to lớn cho bản thân các em mà đối với nhà trường cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp cho nhà trường và gia đình các em thêm gắn kết, các bậc phụ huynh tin tưởng cho con em mình đến trường. Từ đó đảm bảo quá trình học tập được diễn ra liên tục, công tác giảng dạy của nhà trường có thể đảm bảo được chất lượng, thực hiện tốt được sự nghiệp trồng người mà Đảng và Nhà nước giao cho. 2.3. Đối với công ty bảo hiểm: Việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên cũng có ý nghĩa hết sức to lớn đối với các công ty bảo hiểm. Nó giúp các công ty bảo hiểm đạt được mục tiêu tăng doanh thu của mình. Do nghiệp vụ bảo hiểm này liên quan đến các định hướng chiến lược của Nhà nước nên đòi hỏi các công ty bảo hiểm không chỉ quan tâm đến kết quả kinh doanh mà còn phải chú ý đến hiệu quả xã hội của nghiệp vụ bảo hiểm này. 2.4. Đối với xã hội: Bảo hiểm học sinh ngoài việc có tác dụng vô cùng to lớn đối với thân học sinh, sinh viên, gia đình các em, nhà trường và công ty bảo hiểm thì nó còn mang tính xã hội khá sâu sắc. Nó đóng góp vào sự nghiệp “ trồng người “ của Đảng và Nhà nước, trang bị cho thế hệ tương lai của đất nước một nền tảng vững vàng cả về thể chất và tri thức.Vì vậy thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HSSV chính là một biện pháp hữu hiệu, thiết thực trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước ta. Một khía cạnh tích cực khác cần phải kể đến đó là bảo hiểm HSSV giúp các bậc phụ huynh bớt một phần nào đó lo lắng cho con cái mình vì đã có bảo hiểm cùng chia sẻ nỗi lo lắng và quan tâm. Từ đó họ có thể an tâm hơn để công tác tốt đóng góp cho sự phát triển của đất nước. 3. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên. Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh – sinh viên lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam do Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) triển khai với hình thức bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh. Được sự đồng ý của Bộ Tài Chính ngày 26/9/1985 Bảo Việt ra quyết định số 887/HD-85 về việc triển khai thí điểm bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh vào năm học 1985-1986 ở 5 tỉnh thành phố trong cả nước. Sau một thời gian triển khai, bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh đã phát huy được nhiều tác dụng, hỗ trợ những gia đình có con em gặp tai nạn nhanh chóng khắc phục được hậu quả. Từ những kết quả đó, ngày 17/9/1986 Bộ Trưởng Bộ tài chính ra quyết định số 262/TC-BH cho phép Bảo Việt triển khai nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, phạm vi bảo hiểm của nghiệp vụ này là quá hẹp vì chỉ bảo hiểm cho những học sinh bị tai nạn trong thời gian học tập, vui chơi ở trường trong khi trung bình một ngày các em chỉ ở trường có 5 giờ mà tai nạn lại thường xảy ra khi các em ở ngoài sự quản lí của nhà trường. Do vậy, nghiệp vụ bảo hiểm học sinh lúc này chưa đáp ứng được yêu cầu của người tham gia. Từ năm học 1989-1990, Bảo Việt đã mở rộng phạm vi bảo hiểm cho học sinh triển khai bảo hiểm thân thể học sinh 24/24 giờ. Mặc dù đã có sự thay đổi nhưng thực tiễn cho thấy nghiệp vụ bảo hiểm này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tham gia. Bởi vì, trong cuộc sống ngoài các rủi ro về tai nạn, các em còn phải chịu nhiều rủi ro khác như ốm đau, bệnh tật đòi hỏi chi phí lớn để chăm sóc sức khoẻ. Để khắc phục điều này, Bảo Việt đã ra quyết định số 1035/PHH ngày 8/7/1994 về việc ban hành điều khoản bảo hiểm toàn diện học sinh. Bảo hiểm toàn diện học sinh thực chất là sự kết hợp của bảo hiểm 24/24 giờ và bảo hiểm trợ cấp phẫu thuật nằm viện. Nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh – sinh viên có những nét đặc trưng sau: - Đây là hình thức bảo hiểm con người phi nhân thọ vì vậy nó cũng tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm con người phi nhân thọ. - Do đối tượng bảo hiểm chính là tính mạng, tình trạng sức khoẻ của học sinh, sinh viên nên hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt trước thời hạn đối với những học sinh thôi học hoặc bị buộc thôi học. - Bảo hiểm học sinh thường được các công ty bảo hiểm triển khai vào đầu năm do nó có tính chất thời vụ. - Bảo hiểm toàn diện học sinh là loại hình bảo hiểm tự nguyện, phí bảo hiểm do người tham gia đóng tạo nên quỹ tài chính tập trung. II. Kế hoạch và quy trình tổ chức thực hiện bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên. 1. Đối với các đơn vị đã triển khai nhiều năm nghiệp vụ bảo hiểm học sinh, sinh viên. 1.1. Kế hoạch thực hiện tới các cơ quan, ban ngành có liên quan: Tháng 6: Báo cáo Sở Giáo dục đào tạo của Tỉnh, Thành phố về kết quả triển khai năm học cũ và thảo luận, kí kết văn bản hướng dẫn liên ngành triển khai bảo hiểm học sinh, sinh viên (HSSV) năm học mới, lên kế hoạch tổng kết với các trường phổ thông trung học, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp; Lập danh sách tất cả các trường học các cấp trên địa bàn phụ trách và phân công nhiệm vụ tiếp cận khai thác cho từng cán bộ nghiệp vụ có liên quan. Tháng 7: Tiếp xúc với Phòng giáo dục và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện về việc triển khai tới các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, chuyển các tài liệu, công văn về bảo hiểm HSSV tới tất cả các trường học. Tháng 8: Tổ chức hội nghị tổng kết năm học cũ. *Khách mời: - UBND Tỉnh, Thành phố: Phó chủ tịch văn xã, chuyên viên văn xã. - Sở giáo dục đào tạo Tỉnh, Thành phố: Giám đốc Sở, một số trưởng phòng có liên quan như: Phòng Phổ thông, tiểu học… - UBND các quận, huyện: các ông bà chủ tịch/ phó chủ tịch văn xã có liên quan. - Phòng giáo dục đào tạo các quận: các ông / bà Trưởng phòng - Các trường học đã tham gia với công ty bảo hiểm từ khi bắt đầu triển khai bảo hiểm HSSV, một số trường dự kiến khai thác trong năm học tới: Hiệu trưởng và đại lý bảo hiểm. - Đài truyền hình: 2 phóng viên đưa tin thời sự ( nếu thấy cần thiết ) - Báo địa phương: Nhà báo đưa tin thời sự. *Hội trường: Tuỳ theo thị phần và doanh thu phí bảo hiểm có thể tổ chức tại các Sở giáo dục, Phòng giáo dục hoặc tổ chức tại một khách sạn, địa điểm lịch sự sang trọng trên địa bàn phụ trách. *Thời gian: đầu tháng 8 ( liên hệ với Sở giáo dục đào tạo thành phố để quyết định ngày chính thức ). *Tài liệu phát cho khách mời: - Báo cáo tổng kết công tác bảo hiểm học sinh tại đơn vị năm học cũ, kế hoạch triển khai năm học mới . - Bảng tổng kết các trường có tỷ lệ bồi thường thấp và phát phần thưởng theo Hướng dẫn bảo hiểm học sinh năm học cũ của Công ty. - Quà cho khách mời: Phù hợp với đặc điểm tâm lý của từng địa phương; trị giá phù hợp theo phân biệt của từng địa bàn như nội thành, ngoại thành cho tiết kiệm và hiệu quả. 1.2. Kế hoạch triển khai trực tiếp tới các trường: Bước 1 ( Tháng 6 ): Cán bộ khai thác xuống các trường tiếp tục giải quyết thực hiện bồi thường tại các trường vào cuối năm học để nắm bắt tình hình sơ lược của các trường đồng thời bồi dưỡng kiến thức khai thác, nghiệp vụ bảo hiểm HSSV cho các cán bộ khai thác. Bước 2 ( Tháng 7 ): Xuống các trường để tìm hiểu, tuyên truyền và nắm bắt thông tin cần thiết cũng như xu hướng của các công ty bảo hiểm có triển khai bảo hiểm học sinh. Bước 3 ( Tháng 8 ): Xuống trường để chuyển giao tài liệu, tiếp tục nắm bắt thông tin và mời tham dự hội nghị. Bước 4 ( Tháng 9 ): Bám sát các nhà trường để nắm bắt thông tin và tìm mọi cách kí kết được hợp đồng bảo hiểm theo mẫu hướng dẫn của công ty. Bước 5 ( Tháng 10 ): Thu phí bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm của những trường đã ký kết được hợp đồng. 2. Đối với các đơn vị mới thành lập * Lãnh đạo các đơn vị phải quán triệt tư tưởng triển khai bảo hiểm HSSV nhằm: - Khẳng định thị phần và vị trí của Công ty trong nghiệp vụ bảo hiểm HSSV. - Quảng cáo thương hiệu của Công ty. - Giải quyết việc làm cho các cán bộ. - Đào tạo cán bộ khai thác mới. * Các bước khai thác bảo hiểm HSSV: Do là năm đầu tiên và mới tiếp cận thị trường nên các đơn vị cần chọn điểm để khai thác nhằm tạo uy tín, ấn tượng ban đầu về chất lượng dịch vụ và các chính sách bảo hiểm HSSV hấp dẫn của công ty. Các cán bộ được giao nhiệm vụ khai thác bảo hiểm HSSV phải rất mẫn cán, chịu khó học hỏi kinh nghiệm khai thác bảo hiểm học sinh của các công ty khác trên cùng địa ban. - Tận dụng các mối quan hệ của cá nhân của cán bộ công ty tiếp xúc với hiệu trưởng các trường học để tìm hiểu thị trường bảo hiểm học sinh đang được áp dụng tại các trường đó cũng như tại địa bàn . - Tiếp xúc với Lãnh đạo phụ trách các trường của phòng giáo dục, Sở giáo dục để có được văn bản cho phép của công ty giới thiệu và phục vụ thử trong năm đầu tiên hoặc tiếp tục. - Tiếp xúc với hội trưởng hội phụ huynh để có được sự ủng hộ từ phụ huynh học sinh. - Yêu cầu các cán bộ khai thác tập trung xuống các trường để gửi các tài liệu gồm: + Văn bản được sự đồng ý của Sở giáo dục, Phòng giáo dục giới thiệu về bảo hiểm học sinh của công ty. + Giới thiệu về quyền lợi, phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm dự kiến áp dụng phổ biến tại các địa bàn . + Việc tiếp xúc với hiệu trưởng của các trường sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần để có được sự ủng hộ của Ban giám hiệu. IV. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên 1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 1.1. Đối tượng bảo hiểm: * Đối tượng bảo hiểm: Là tất cả các học sinh từ 1 tuổi ( 12 tháng ) đến 25 tuổi đang theo học tại các trường: nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, học sinh học nghề. * Người tham gia bảo hiểm: Những học sinh ở tuổi thành niên, bản thân các em đã là những người tham gia bảo hiểm.Còn đối với học sinh vị thành niên, người tham gia có thể là bố mẹ, anh chị hoặc người đỡ đầu. Người tham gia bảo hiểm ở đây không bị hạn chế bởi tuổi tác, mức độ thân thích hay mức độ bệnh tật. 1.2. Phạm vi bảo hiểm: * Phạm vi bảo hiểm bao gồm những rủi ro xảy ra đối với người được bảo hiểm trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam: - Điều kiện A ( Bảo hiểm sinh mạng ): Chết do ốm đau, bệnh tật; - Điều kiện B ( Bảo hiểm tai nạn ): Chết, thưong tật thân thể do tai nạn; - Điều kiện C ( Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật ): Nằm viện điều trị do ốm đau, bệnh tật, thưong tật thân thể do tai nạn: Phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật. Tai nạn được hiểu là: - Một lực bất ngờ, ngoài ý muốn của người được bảo hiểm, từ bên ngoài tác động lên thân thể người được bảo hiểm và là nguyên nhân trực tiếp làm cho người được bảo hiểm bịi chết hoặc bị thương tật thân thể. - Người được bảo hiểm có hành động cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân và tham gia chống hành động phạm pháp. Nằm viện: là việc người được bảo hiểm cần lưu trú ít nhất 24 giờ ở bệnh viện để trị khỏi về lâm sang, bao gồm cả việc sinh đẻ hoặc điều trị trong thời kì có thai. Phẩu thuật: là một phương pháp khoa học để điều trị thương tật hoặc bệnh tật được thực hiện bởi những phẫu thuật viên có bằng cấp thông qua những ca mổ bằng tay với các dụng cụ y tế hoặc bằng máy móc y tế trong bệnh viện. * Không thuộc phạm vi bảo hiểm ( Rủi ro loại trừ ): Những rủi ro xảy ra đối với người được bảo hiểm do những nguyên nhân sau không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm: - Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp. - Người được bảo hiểm là học sinh cấp 2 trở lên vi phạm nghiêm trọng pháp luât, nội quy, quy định của chính quyền địa phương hoặc các tổ chức xã hội, vi phạm nghiêm trọng luật lệ an toàn giao thông. - Người được bảo hiểm bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma tuý hoặc các chất kích thích tương tự khác. - Điều trị hoặc phẫu thuật các bệnh bẩm sinh, những thương tật và chỉ định trước ngày bắt đầu bảo hiểm. - Điều trị hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của người được bảo hiểm mà không liên quan đến việc điều trị và phẫu thuật bình thường do ngành y tế quy định. - Tạo hình thẩm mỹ, chỉnh hình, phục hồi chức năng, làm chân tay giả, mắt giả, răng giả. - Kế hoạch hoá sinh đẻ. - Người được bảo hiểm mắc các bệnh: Tâm thần, phong, giang mai, lậu, siđa, sốt rét, lao và các bệnh nghề nghiệp. Hoặc các bệnh trên là nguyên nhân gây ra các tai nạn, bệnh tật khác. - Động đất, núi lửa, nhiễm phóng xạ. - Chiến tranh, nội chiến, đình công. 2. Hợp đồng bảo hiểm 2.1. Phân loại hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm ( HĐBH ) là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. HĐBH được phân thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu với nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng chủ yếu là tiêu thức đối tượng bảo hiểm. Căn cứ vào tiêu thức này người ta chia HĐBH thành 3 loại: Hợp đồng BHCN, hợp đồng BHTS, HĐBH trách nhiệm. * Hợp đồng bảo hiểm con người ( Hợp đồng BHCN ): đối tượng bảo hiểm bao gồm: tính mạng, tình trạng sức khoẻ và những sự kiện có liên quan đến tuổi thọ của con người. Đặc điểm của loại hợp đồng này là: - Thời hạn của hợp đồng thường kéo dài, đặc biệt là những hợp đồng BHNT. Do đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng người tham gia có quyền thay đổi nội dung của hợp đồng như thay đổi loại hình bảo hiểm nhân thọ, đề nghị giảm bớt số tiền bảo hiểm… - Một số loại hợp đồng BHCN (đặc biệt là các hợp đồng BHNT ) là những hợp đồng mang tính tiết kiệm. - Hợp đồng BHCN là loại hợp đồng thanh toán có định mức vì BHCN chủ yếu áp dụng nguyên tắc khoán nên định mức tối đa mà DNBH thanh toán cho người thu hưởng chính là số tiền bảo hiểm. - Đối với các hợp đồng BHCN, DNBH không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn. Nếu người thứ ba trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết, thương tật cho người được bảo hiểm thì DNBH vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm theo đúng thoả thuận đã ghi trong hợp đồng. Và bên thứ ba vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên mua bảo hiểm không đóng phí hoặc đóng phí không đủ thì DNBH không được khởi kiện truy đòi bên mua đóng phí bảo hiểm. * Hợp đồng bảo hiểm tài sản ( BHTS ): đối tượng bảo hiểm bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Đặc điểm cuả hợp đồng BHTS: - Thời hạn hợp đồng thường ngắn khoảng từ một năm trở xuống. - Trong thời hạn thực hiện hợp đồng, hai bên phối hợp thực hiện các quy định về an toàn cho tài sản được bảo hiểm như: Phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh lao động và những quy định khác của pháp luật. - Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bồi thường và mức giới hạn trách nhiệm bồi thường cao nhất là STBH. Nếu tài sản được bảo hiểm bị rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm thực tế tổn thất bao nhiêu sẽ được bồi thường bấy nhiêu. - Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho tài sản được bảo hiểm thì DNBH vẫn bồi thường cho bên tham gia bảo hiểm nhưng bên tham gia phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận cho DNBH. * Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự: đối tượng của hợp đồng này là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật. Đặc điểm của loại hợp đồng này là: - Thời hạn của hợp đồng thường ngắn, từ 1 năm trở xuống. - Trong thời hạn hợp đồng, DNBH chỉ chịu trách nhiệm bồi thường khi người thứ ba ( người bị thiệt hại ) yêu cầu người tham gia bảo hiểm bồi thường. - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm không có và cũng không thể quy định về số tiền bảo hiểm, mà chỉ quy định về hạn mức trách nhiệm bồi thường tối đa của DNBH. - Hợp đồng BHTNDS chỉ giới hạn trong phạm vi trách nhiệm bồi thường về mặt kinh tế mà không chịu trách nhiệm khác của người tham gia bảo hiểm trước pháp luật như: Trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính. Hợp đồng bảo hiểm toàn diện HSSV là hợp đồng bảo hiểm con người phi nhân thọ, thường được chia thành hai loại: * Hợp đồng bảo hiểm cá nhân : là loại hợp đồng mà trên hợp đồng đối tượng được bảo hiểm chỉ là một cá nhân. Tuy nhiên, đối với bảo hiểm HSSV thì loại hợp đồng bảo hiểm này ít được sử dụng vì học sinh, sinh viên theo học ở các trường nên chịu sự quản lí của nhà trường. Nhà trường có trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho các em nên nghiệp vụ bảo hiểm này thường được kí kết theo hợp đồng bảo hiểm theo nhóm. * Hợp đồng bảo hiểm nhóm: là loại hợp đồng mà đối tượng được bảo hiểm trên hợp đồng là một nhóm người. Với loại hợp đồng này thường do một người đại diện đứng ra kí kết với công ty bảo hiểm. 2.2 Nội dung của hợp đồng bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên: Cũng giống như các hợp đồng bảo hiểm khác, hợp đồng bảo hiểm toàn diện học sinh- sinh viên cũng có nội dung đảm bảo thể hiện được mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia bằng các điều khoản của hợp đồng. Nội dung chủ yếu của một hợp đồng bảo hiểm thường bao gồm: + Đối tượng tham gia bảo hiểm và DNBH; + Đối tượng bảo hiểm; + STBH hoặc giá trị bảo hiểm; + Trách nhiệm bảo hiểm ( rủi ro bảo hiểm ); + Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm ( rủi ro loại trừ ); + Phí bảo hiểm; +Thời hạn bảo hiểm; + Thời hạn, phương thức trả riền bảo hiểm hoặc bồi thường; + Các quy định giải quyết tranh chấp; + Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng. Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm còn có các nội dung khác do thoả thuận của các bên. 2.3. Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm Theo điều 15 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết hoặc khi có bằng chứng doanh nghiệp bảo hiểm đã chấp nhận bảo hiểm và bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Đối với bảo hiểm toàn diện học sinh, sinh viên hiệu lực bảo hiểm tương ứng với các rủi ro: - Đối với các trường hợp chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn hiệu lực bắt đầu từ khi đóng phí bảo hiểm. - Đối với các trường hợp phẫu thuật, nằm viện, chết do ốm đau, bệnh tật hiệu lực bảo hiểm bắt đầu sau 30 ngày kể từ khi đóng phí bảo hiểm ( không áp dụng đối với các trường hợp đồng tập thể có từ 50 người trở lên ). - Đối với các trường hợp thai sản: hiệu lực bắt đầu sau 90 ngày kể từ ngày đóng phí bảo hiểm nếu sảy thai, cần thiết phải nạo thai theo chỉ định của bác sĩ, lấy u nang buồng trứng, điều trị thai sản; 270 ngày kể từ khi đóng phí bảo hiểm nếu sinh đẻ ( không áp dụng đối với những trường hợp đồng tậo có từ 100 người trở lên nhưng chỉ được hưởng quyền lợi theo tỉ lệ ) 2.4. Thời hạn bảo hiểm Do bảo hiểm HSSV là loại hình bảo hiểm con người phi nhân thọ nên thời hạn bảo hiểm ngắn, thường là một năm ( có thể là năm học hoặc năm dương lịch ). Ngoài ra cũng có thể là 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, tuỳ theo thuận của người tham gia và công ty bảo hiểm. 2.5. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm Theo điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong các trường hợp sau: - Bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm; - Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; - Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp một trong hai bên đề nghị huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, bên yêu cầu huỷ bỏ phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước 30 ngày kể từ ngày định huỷ bỏ hợp đồng. Nếu hợp đồng được hai bên thoả thuận huỷ bỏ, PJICO sẽ hoàn trả 80% phí bảo hiểm của thời gian còn lại với điều kiện đến thời điểm đó hợp đồng bảo hiểm này chưa có lần nào được PJICO chấp nhận trả tiền bảo hiểm. 3. Số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm 3.1. Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm thường được ấn định thành nhiều mức khác nhau để người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính của mình. 3.2. Phí bảo hiểm Đối với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HS-SV phí bảo hiểm được tính theo công thức: Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí bảo hiểm x Số tiền bảo hiểm Đối với công ty bảo hiểm PJICO quy định số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí như sau: LOẠI HÌNH BẢO HIỂM BẢO HIỂM SINH MẠNG ( A+ B+ C ) TIỀN BẢO HIỂM TỐI ĐA/NGƯỜI/ VỤ 20 TRIÊỤ ĐỒNG TỶ LỆ PHÍ BẢO HIỂM 0,9 % 4. Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng bảo hiểm toàn diện HS-SV 4.1. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm *Về quyền của công ty bảo hiểm - Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực, chính xác những thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng. - Sau khi kí kết hợp đồng được quyền yêu cầu người tham gia phải nộp phí bảo hiểm. - Từ chối chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp nằm ngoài phạm vị bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng. - Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất. * Về nghĩa vụ: - Công ty bảo hiểm phải thông tin đầy đủ và chính xác về nội dung nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh. Công ty phối hợp với nhà trường hướng dẫn cho các em và phụ huynh hiểu rõ được nội dung nghiệp vụ, về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. - Khi có thông báo tai nạn phải nhanh chóng cử cán bộ đến hiện trường để xác định nguyên nhân tai nạn, mức độ thiệt hại, nhanh chóng giải quyết khắc phục hậu quả cho người được bảo hiểm. - Đồng thời phối hợp với nhà trường và gia đình các em làm tốt công tác đề phòng hạn chế tổn thất. 4.2. Đối bên tham gia bảo hiểm và bên được bảo hiểm * Đối bản thân học sinh, sinh viên: là đối tượng được bảo hiểm nên sẽ có những quyền lợi và trách nhiệm sau: Về quyền lợi của người được bảo hiểm: - Điều kiện A: Trường hợp người được bảo hiểm chết do ốm đau, bệnh tật, công ty bảo hiểm sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm điều kiện A. - Điều kiện B: + Trường hợp người được bảo hiểm chết do tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ trả toàn bộ số tiền bảo hiểm theo điều kiện B. + Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm: Trả theo chi phí quy định tại bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ban hành theo quyết định số 05/TC/BH ngày 02/01/1993 của Bộ Tài Chính. - Điều kiện C: + Nằm viện điều trị nội trú tại bệnh viện do tai nạn, ốm đau, bệnh tật, thai sản: mỗi ngày tối đa 0,3% số tiền bảo hiểm, không quá 60 ngày/năm. + Phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật, thai sản: Trả theo quy định bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật của Bộ Tài Chính. Số tiền bảo hiểm tối đa cho các điều kiện A, B, C là không quá 20 triệu đồng. Ngoài những quyền lợi kể trên thì bản thân người được bảo hiểm cũng phải có trách nhiệm sau: - Kê khai đầy đủ, trung thực các khoản mục quy định trong giấy yêu cầu bảo hiểm và nộp phí bảo hiểm theo đúng quy định. - Khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm, người được bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp cần thiết và có thể thực hiện để cứu chữa nạn nhân. - Trung thực trong việc khai báo và cung cấp các chứng từ chính xác về rủi ro được bảo hiểm xảy ra. * Đối với nhà trường và gia đình học sinh, sinh viên: Là những người đại diện tham gia bảo hiểm cho các em. Do vậy khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì họ cũng chính là những người trực tiếp làm việc với công ty bảo hiểm nên họ cũng phải có một số quyền lợi và trách nhiệm nhất định. Về quyền lợi đó là công ty bảo hiểm có thể trích một phần gọi là thưởng cho các trường tham gia bảo hiểm tại công ty nhằm để giữ mối quan hệ lâu dài (trích thưởng cho nhà trường tối đa 2,5% phí thực thu để nhà trường làm công tác khen thưởng thành tích trong học tập của các hoc sinh ). Ngoài ra, nếu trường làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh trong việc._. đề phòng tai nạn, có tỷ lệ bồi thường thấp sẽ được hưởng chế độ thưởng của các công ty bảo hiểm về mặt tài chính ( Nếu số tiền bồi thường trong năm nhỏ hơn 30% phí bảo hiểm thưởng 6% phí bảo hiểm trong năm cho nhà trường; Nếu số tiền bồi thường nhỏ hơn hoặc bằng 50% phí bảo hiểm thưởng tối đa 3% phí bảo hiểm trong năm cho nhà trường ). Về trách nhiệm: Họ cũng phải trung thực kê khai đầy đủ các khoản mục trong giấy yêu cầu bảo hiểm; Trung thực khai bảo chính xác và cung cấp đầy đủ chứng từ về rủi ro được bảo hiểm xảy ra. 5. Công tác đề phòng hạn chế tổn thất Do ngành bảo hiểm là một ngành có đặc thù riêng- hạch toán kinh doanh ngược ( thu phí bảo hiểm trước trả tiền bồi thường sau, tức là doanh thu hình thành trước, chi phi phát sinh sau) nên khó có thể biết trước được chi phí có thể phát sinh lớn thế nào, công tác đề phòng hạn chế tổn thất bởi vậy có vai trò rất quan trọng. Càng làm tốt công tác này bao nhiêu thì chi phí lớn nhất của ngành bảo hiểm là chi bồi thường sẽ càng nhỏ đi bấy nhiêu. Từ đó sẽ nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty bảo hiểm. Chúng ta biết rằng nhà bảo hiểm chỉ bảo hiểm cho những rủi ro mang tính chất bất ngờ ngẫu nhiên nên chúng ta chỉ có thể tác động làm giảm khả năng xảy ra của những rủi ro đó. Với nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện HSSV, biện pháp đề phòng tốt nhất là giáo dục cho mỗi học sinh, sinh viên có thể tự nhận thức được mối nguy hiểm và ý thức được những hành động của mình. Để làm tốt được điều này đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty bảo hiểm, nhà trường và gia đình các em, thường xuyên nhắc nhở, dạy bảo cho các em cách chăm sóc cho bản thân mình, giáo dục cho các em những hiểu biết về trật tự an toàn giao thông. 6.Giám định bồi thường Giám định tổn thất là một trong những khâu quan trọng, cơ bản của công ty bảo hiểm. Khi có tổn thất xảy ra để có thể biết được mức độ thiệt hại, các công ty bảo hiểm phải tiến hành giám định. Nhờ giám định mà nhà bảo hiểm có thể xác định được số tiền bồi thường, đồng thời cũng thông qua giám định để phát hiện các hành vi gian lận nhằm trục lợi bảo hiểm, từ đó có biện pháp xử lý. Khi có rủi ro xảy ra, người thụ hưởng trong vòng một tháng phải gửi tới công ty bảo hiểm hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bao gồm: - Giấy xác nhận tham gia bảo hiểm. - Các chứng từ y tế: phiếu điều trị, phiếu mổ (nếu có), giấy ra vào viện. - Biên bản tai nạn có xác nhận của chính quyền địa phương, của nhà trường hoặc của công an. Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu, công ty bảo hiểm sẽ cử cán bộ của mình xuống giám định bồi thường. Công việc của cán bộ giám định là: xác định xem rủi ro có thuộc phạn vi bảo hiểm không; Kiểm tra lại tính chính xác của biên bản tai nạn và chứng từ y tế. Trên cơ sở của kết quả giám định công ty bảo hiểm sẽ căn cứ vào đó để xác định có bồi thường hay từ chối. Công tác giám định nếu được làm tốt sẽ giúp cho công ty bảo hiểm hạn chê được hiện tượng trục lợi bảo hiểm, đồng thời sẽ tạo được niềm tin với khách hàng. 7. Thủ tục trả tiền bảo hiểm 7.1. Hồ sơ yêu cầu chi trả tiền bảo hiểm Khi yêu cầu công ty bảo hiểm trả tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp phải gửi cho công ty bảo hiểm các giấy tờ sau trong vòng 30 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm điều trị khỏi hoặc chết: - Đơn yêu cầu trả tiền bảo hiểm (theo mẫu của công ty). - Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bản sao (trích) danh sách người tham gia bảo hiểm. - Biên bản tai nạn có xác nhận của Nhà trường, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn ( trường hợp bị tai nạn ). - Các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị (trường hợp điều trị nội trú), phiếu mổ (trường hợp phẫu thuật), phim và kết quả chụp phim, đơn khám bệnh, hoá đơn mua thuốc, hoá đơn viện phí,… - Giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp người được bảo hiểm chết). 7.2. Chi trả tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm được trả cho người được bảo hiểm hoặc người thưà kế hợp pháp, hoặc người được uỷ quyền hợp pháp. Trường hợp người được bảo hiểm hoặc người được uỷ quyền hoặc người thừa kế hợp pháp không trung thực trong việc thực hiện các quy định trong hợp đồng, công ty bảo hiểm có quyền từ chốimột phần hoặc toàn bộ số tiền bảo hiểm tuỳ theo mức độ vi phạm. Công ty bảo hiểm có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thanh toán tiền bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. 8. Thời hạn khiếu nại và thời hiệu khiếu nại - Thời hạn khiếu nại công ty bảo hiểm về việc giải quyết trả tiền bảo hiểm là 06 tháng kể từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết của công ty bảo hiểm. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại đều không có giá trị. - Thời hiệu khiếu nại trả tiền bảo hiểm là 03 năm kể từ ngày công ty bảo hiểm PJICO trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bảo hiểm. Quá thời hạn trên mọi khiếu nại không còn giá trị. 9. Giải quyết tranh chấp Mọi tranh chấp có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, nếu các bên không giải quyết được bằng thương lượng thì một trong hai bên có quyền đưa ra giải quyết tại toà án nơi người được bảo hiểm cư trú, án phí do bên thua kiện chịu. CHƯƠNG II: Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm toàn diện học sinh-sinh viên tại công ty bảo hiểm PJICO. I. Một vài nét khái quát chung về công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO). 1. Công ty PJICO 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tính đến năm 2007, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã phát triển được gần 40 năm. Nhưng trước năm 1994, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam mới chỉ có một mình Bảo Việt “đơn thương độc mã” hoạt động. Do đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam rơi vào tình trạng nhiều người mua nhưng chỉ có một người bán. Điều này ngày càng trở nên không phù hợp khi mà nền kinh tế nước ta đang dần dần đổi mới, đang từng ngày “thay da đổi thịt”. Đặc biệt là sau hơn 10 năm đổi mới (kể từ năm 1986), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu mới, cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và nâng cấp rõ rệt, đời sống của nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao. Hơn nữa năm 2006, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Chính những điều này đòi hỏi thị trường bảo hiểm nói chung cũng như thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng cần có sự chuyển biến đột phá. Trước nhu cầu đổi mới đó, ngày 18 tháng 12 năm 1993 Chính Phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam, qua đó cho phép các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau và các nhà đầu tư nước ngoài (nếu có đủ điều kiện) được phép thành lập công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, mở công ty của các công ty bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam. Đây chính là sự đánh dấu mốc quan trọng cho sự hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự đa dạng hoá về lĩnh vực hoạt động và hình thức sở hữu. Chỉ sau một năm ngày Nghị định 100/CP được ban hành, các công ty bảo hiểm lần lượt ra đời như: Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long). Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO). Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh). Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVIC). Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam(VIA). Công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện (PTI). Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex ( viết tắt là PJICO) là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm được thành lập tại Việt Nam, do người đề xướng và chủ trì dự án là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex. Ngay từ năm 1994, sau khi tiếp cận với chủ trương chính sách đổi mới phát triển kinh tế của Nhà nước, Tổng công ty xăng dầu Petrolimex đã tiến hành tiếp xúc với một số công ty tham gia góp vốn cổ phần để thành lập nên công ty bảo hiểm phi nhân thọ. Sau gần một năm thai nghén, Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex đã ra đời. Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp cổ phần được thành lập theo Giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài chính. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX Tên giao dịch quốc tế : PETROLIMEX JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : PJICO Lôgô : Địa chỉ : Số 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (04) 776 0865 - (04) 776 0926 Fax : (04) 776 0868 PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, do các tổng công ty lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tống Công ty Thép Việt Nam (VSC), Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ (Matexim), Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), Công ty Thiết bị An toàn AT (AT) thành lập từ năm 1995. Với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã được bầu chọn Giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2004. Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) thành lập ngày 15/6/1995, gồm 7 cổ đông sáng lập đều là những tổ chức kinh tế lớn của nhà nước, có tiềm năng, uy tín ở cả trong và ngoài nước. Cơ cấu vốn ban đầu của các cổ đông: TT Đơn vị Vốn góp (trđ) Tỷ trọng (trđ) Số cổ phiếu 1 Tổng cty Xăng dầu ViệtNam (PETROLIMEX) 28,050 51 14,025 2 Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VIETCOMBANK) 5,500 10 2,750 3 Cty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE) 4,400 8 2,200 4 Tổng cty thép Việt Nam (VSC) 3,300 6 1,650 5 Cty vật tư thiết bị toàn bộ (MATEXIM) 1,650 3 825 6 Cty điện tử(HANEL) 1,100 2 550 7 Cty thiết bị an toàn(A-T) 275 0.5 138 Là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên ra đời tại Việt Nam, PJICO luôn luôn không ngừng lớn mạnh, và đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng. Kể từ khi thành lập đến nay Công ty Bảo hiểm PJICO cho tới nay là công ty đứng hàng thứ 4 trên thị trường Việt Nam về bảo hiểm phi nhân thọ. Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2006 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm) Với một mô hình doanh nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích, ủng hộ, với một chính sách về phí bảo hiểm, và đặc biệt là sự phục vụ hiệu quả, tận tình chu đáo, PJICO đã có được một hình ảnh, một niềm tin thực sự trong tâm trí khách hàng. Có thể nói, PJICO ra đời là một tất yếu khách quan phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta nói chung cũng như thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng. Sự ra đời của PJICO và một loạt các công ty bảo hiểm khác giúp phá vỡ sự độc quyền trong kinh doanh bảo hiểm, trả lại cho khách hàng những ưu đãi và quyền lợi chính đáng mà họ được hưởng trong nền kinh tế thị trường cả về mặt tài chính cũng như dịch vụ mà họ nhận được khi mua hàng(tham gia bảo hiểm), đó là về phí bảo hiểm rẻ hơn mà vẫn đảm bảo quyền lợi, được hưởng chính sách chăm sóc khách hàng thường xuyên, phuc vụ tận tình khi có tổn thất xảy ra. Khách hàng có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm và người cung cấp dịch vụ phù hợp cho mình. 1.2. Nguyên tắc, mục đích hoạt động và triết lí kinh doanh của PJICO 1.2.1. Nguyên tắc hoạt động của PJICO Đảm bảo, tạo điều kiện chi trả, thanh toán nhanh nhất cho khách hàng, tránh các thủ tục rườm rà gây mệt mỏi cho khách hàng, làm giảm hoăc mất uy tín của công ty. Đảm bảo chi trả đúng mức trách nhiệm. Mở rộng khai thác có hiệu quả các đơn vị khác trong điều kiện có sự cạnh tranh trên thị trường. Căn cứư vào các số liệu thống kê, nhu cầu dự đoán, thời hạn bảo hiểm để tiến hành khai thác cụ thể tới từng nghiệp vụ. Không ngừng nghiên cứu, phát triển, cải thiện sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của đông đảo khách hàng 1.2.2. Mục đích kinh doanh của công ty PJICO Đáp ứng nhu cầu bảo hiểm ngày càng đa dạng, ngày càng tăng của nền kinh tế-xã hội trong cơ chế thị trường và trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tăng cường khả năng bảo hiểm, đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước, hạn chế việc chuyển phí bảo hiểm ra nước ngoài. Kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng kì vọng về lợi tức của các cổ đông. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, lien doanh liên kết với các công ty nước ngoài. Phòng ngừa, chia sẻ rủi ro với các công ty, xí nghiệp, tập thể và các nhân góp phần ổn định kinh doanh, bảo toàn vốn, ổn định đời sống cho người tham gia bảo hiểm và tích cực đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Phấn đấu trở thành một tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính phi ngân hàng hoạt động thành công dưới mô hình cổ phần. 1.2.3.Triết lí kinh doanh Cũng giống như bất kì một doanh nghiệp nào khi thành lập, hoạt động và phát triển cũng đều phải có một triết lí kinh doanh hay chính xác hơn là một phương hướng cho riêng mình. PJICO đã lập nên cho mình một triết lí kinh doanh như sau: Phương châm kinh doanh Cam kết những gì mình có thể thực hiện được và cố gắng thực hiện bằng được những gì mình đã cam kết Sức mạnh chính của PJICO là có đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, năng động và tâm huyết, phong cách giải quyết bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng kết hợp với chính sách khai thác linh hoạt, chủ trương tập trung xây dựng các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, đối tác dựa trên lòng tin cậy lẫn nhau trên cơ sở hiệu quả cao, cùng chia sẻ sự thành công cũng như rủi ro của khách hàng… Tầm nhìn chiến lược 2010 Trở thành Công ty bảo hiểm hàng đầu Việt Nam về chất lượng và hiệu quả. Ba ưu tiên hàng đầu của PJICO là nâng cao tầm vốn trí tuệ của doanh nghiệp; duy trì và phát huy những giá trị văn hóa doanh nghiêp tốt đẹp vốn có của công ty; đồng thời thực hiện các bước chuẩn bị toàn diện của Công ty cho giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Chính sách chất lượng - Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm đồng bộ, đa dạng và có chất lượng cao định hướng vào khách hàng. - Hợp tác hiệu quả với các đối tác để cùng phát triển và đóng góp xây dựng cộng đồng. - Phát triển bền vững để gia tăng giá trị cho các cổ đông thông qua đa dạng hóa hoạt động bảo hiểm và đầu tư tài chính. - Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, năng động và thân thiện để nhân viên phát huy tài năng và sáng tạo. - Học hỏi từ thất bại, khích lệ những thành công và luôn không hài lòng với chất lượng dịch vụ của mình. 1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của PJICO 1.3.1. Cơ cấu tổ chức PJICO có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và tuân thủ theo trật tự cơ cấu của một công ty cổ phần. Dưới đây là sơ đồ bộ máy hoat động của công ty: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY PJICO Tổng giám đốc Đại hội cổ đông Phó tổng giám đốc Hội đồng quản trị Phó tổng giám đốc Chi nhánh Huế Chi nhánh Đà Nẵng Phòng BH Quảng Nam Chi nhánh Khánh Hoà Chi nhánh Sài Gòn Chi nhánh Cần Thơ Phòng BH Kiên Giang Phòng BH Cà Mau Phòng BH An Giang Phòng tài sản hoả hoạn Chi nhánh Quảng Ninh Phòng phi hàng hải Chi nhánh Hải Phòng Văn phòng BH KVI Phòng BH Thanh Hoá Văn phòng BH KVII Chi nhánh Nghệ An Văn phòng BH KVIII Phòng BH Hà Tĩnh Văn phòng BH KV IV Chi nhánh Quảng Bình Văn phòng BH KV V Văn phòng BH KV VI Phòng tổng hợp Phòng đầu tư tín dụng Phòng kế toán Văn phòng BH KV VII Phòng quản lí nghiệp vụ Phòng Bh hàng hải Phòng tái bảo hiểm Phòng tổ chức cán bộ Ban thanh tra pháp chế Tổng đại lý, đại lý bảo hiểm Phó tổng giám đốc Nhìn vào sơ đồ bộ máy quản lý của PJICO ta thấy: Đứng đầu là đại hội cổ đông: Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của PJICO bao gồm: - Đại hội đồng thành lập. - Đại hội đồng thường niên . - Đại hội đồng bất thường. Đại hội đồng cổ đông: Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị; Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Tiếp theo là Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý PJICO, do đại hội cổ đông bầu ra và thay mặt đại hội cổ đông giữa hai kì đại hội có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân. Sau nữa là Ban Tổng Giám đốc: Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên. Văn phòng của PJICO gồm các phòng, ban như đã nêu trên sơ đồ: - Phòng kế toán: làm nhiệm vụ quyết toán các hợp đồng, quản lí phí bảo hiểm gốc, chi trả tiền bồi thường, tổng hợp số liệu báo cáo tài chính, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà Nước. - Phòng tổ chức cán bộ: Có chức năng quản lí nhân sự trong công ty, quản lí lao động, tiền lương, điều động cán bộ, tuyển dụng cán bộ nhân viên cho công ty. - Phòng đầu tư tín dụng và thị trường chứng khoán: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, liên doanh kí kết, thực hiện các dự án đầu tư… - Ban pháp chế: thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động bảo hiểm, kiểm tra tính chts pháp lí của các hợp đồng bảo hiểm cũng như hồ sơ bồi thường, - Phòng tổng hợp: có chức năng hành chính quản trị và quản lí tài sản của công ty. Phòng tổng hợp mua sắm trang thiết bị tài sản, thiết bị văn phòng cho công ty, tổ chức tuyên truyền quảng cáo, in ấn tờ rơi,… - Phòng bảo hiểm hàng hải: Khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm vễmuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ bảo hiểm than tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm nhà thầu đóng tàu, bảo hiểm tàu sông, tàu cá. - Phòng baỏ hiểm phi hàng hải: Thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm kết hợp con người, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm giáo viên, bảo hiểm hành khách, khách du lịch. - Phòng tái bảo hiểm: Thực hiện nhận và nhượng tái bảo hiểm cho các nghiệp vụ bảo hiểm. - Phòng quản lí nghiệp vụ và thị trường: Quản lí tất cả hoạt động của các nghiệp vụ bảo hiểm hiện có và tìm hiểu, nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm mới. Các phòng nghiệp vụ của công ty phụ trách triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc quyền hạn của mình trên một mạng lưới chi nhánh, văn phòng bảo hiểm, đại lí cộng tác viên trên khắp toàn quốc gôm chi nhánh và 24 văn phòng ở các tỉnh thành. Riêng ở Hà Nội đã có 7 văn phòng khu vực. 1.3.2. Cơ cấu nhân sự PJICO có số lượng cán bộ công nhân viên hiện đang làm việc là gần 1000 người. Nhìn chung, đại bộ phận là cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và tận tâm với công việc.Họ đều có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Đội ngũ nhân viên luôn được đào tạo đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ thông qua các khoá học ngắn hạn được tổ chức hàng năm như ngoại ngữ, tin học, nâng cao hiểu biết về bảo hiểm để phục vụ khách hàng tốt hơn. Cơ cấu lao động tại thời điểm 31/12/2006 Đơn vị: người Loại lao động Số lượng Tỷ lệ % Phân theo trình độ học vấn Trên đại học Đại học Trung cấp 4. Lao động phổ thông 25 738 168 0 2,69 79,27 18,04 0 Tổng số 931 100 Phân theo tính chất hợp đồng lao động - Hợp đồng không xác định thời hạn 377 40,49 - Hợp đồng có thời hạn từ 1-3 năm 554 59,51 - Hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm 0 0 Tổng số 931 100 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Đời sống của cán bộ công nhân viên tại PJICO đuợc đánh giá là khá tốt với mức thu nhập bình quân hàng tháng khoảng 2.5 triệu đồng. Ngoài ra còn có các khoản tiền thưởng và những buổi tham quan du lịch do công ty tổ chức để tạo sự thoải mái, khích lệ tinh thần cũng như sự sang tạo cho mỗi cá nhân trong công ty. 1.4. Sơ lược về hoạt động kinh doanh của PJICO 1.4.1 Ngành nghề kinh doanh chính Kinh doanh bảo hiểm gốc Ngay từ khi thành lập, kinh doanh bảo hiểm là nội dung hoạt động chủ yếu của PJICO. Công ty đã triển khai và cung cấp trên 50 sản phẩm bảo hiểm trên toàn quốc đến những khách hàng có nhu cầu tham gia với mục tiêu giúp khách hàng có thể nhanh chóng ổn định tình hình tài chính nếu rủi ro xảy ra tránh những xáo động lớn trong cuộc sống, thông qua đó ổn định xã hội. Trong đó, các sản phẩm bảo hiểm đóng góp chủ yếu trong tổng phí bảo hiểm gốc của PJICO bao gồm: Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm hàng hải (bao gồm tàu thuyền và hàng hoá vận chuyển); Bảo hiểm xây dựng lắp đặt công trình và bảo hiểm tài sản hoả hoạn. Đây là những sản phẩm có tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm gốc cao trong tổng doanh thu toàn Công ty và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc qua các năm (2004 – 2006) Đơn vị: triệu đồng TT Nghiệp vụ 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Kinh doanh BH gốc 597.884 100,00% 726.520 100,00% 667.377 100,00% Trong đó 1 BH Vận chuyển hàng hoá 75.830 12,68% 92.518 12,73% 82.466 12,35% 2 BH Tàu thuyền 67.369 11,27% 85.742 11,80% 84.313 12,63% 3 BH Xe cơ giới 286.828 47,97% 343.830 47,33% 280.047 41,96% 4 BH Y tế tự nguyện và tai nạn con người 50.171 8,39% 61.698 8,49% 66.957 10,03% 5 BH Cháy và tài sản 50.337 8,42% 65.991 9,08% 68.983 10,34% 6 BH Xây dựng lắp đặt 67.347 11,27% 76.480 10,53% 84.429 12,65% 7 BH khác 261 0,04% 179 0,04% (Nguồn: Báo cáo Tài chính đã được Kiểm toán PJICO 2004-2006) Bảo hiểm xe cơ giới Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của PJICO có doanh số phí bảo hiểm đứng thứ ba trên thị trường bảo hiểm Việt Nam sau Bảo Việt, Bảo Minh. Nghiệp vụ này bao gồm các loại hình bảo hiểm đối với ô tô và bảo hiểm trách nhiệm dân sự và tai nạn người ngồi đối với xe máy. Bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO, với tỉ lệ chiếm trên 40% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc hàng năm. Tuy nhiên, năm 2006, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới có doanh thu sụt giảm so với các năm 2005 vì năm 2006 do một số chính sách của Nhà nước thay đổi như không bắt buộc các chủ xe máy mới khi đăng ký kinh doanh phải mua bảo hiểm. Do vậy mà doanh thu bảo hiểm xe máy năm 2006 giảm 44,78 tỷ đồng làm cho doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm cơ giới của PJICO giảm so với năm 2005 kéo theo tổng doanh thu bảo hiểm gốc của PJICO năm 2006 giảm so với năm 2005. Bảo hiểm tàu thuyền Nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền bao gồm bảo hiểm thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm rủi ro nhà thầu đóng tàu. Tất cả các loại tàu : Tàu biển; tàu sông; tàu pha sông biển và tàu cá đều được PJICO bảo hiểm. Doanh thu phí bảo hiểm nghiệp vụ bảo hiểm tàu thuyền có tỷ trọng xấp xỉ bằng bảo hiểm vận chuyển hàng hoá, năm 2006, mảng nghiệp vụ này đóng góp 12,63% trên tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của PJICO. Nhiều khách hàng có đội tàu với số tấn trọng tải lớn đang tham gia bảo hiểm tại PJICO như Vipco , Vitaco, Vosco, Vinalines, Vinashin, ….. dự kiến doanh thu nghiệp vụ này của PJICO sẽ luôn duy trì tỷ trọng đóng góp cao trong tổng doanh thu của PJICO. Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá Nghiệp vụ bảo hiểm vận chuyển hàng hóa bao gồm bảo hiểm hàng nhập; hàng xuất và hàng vận chuyển nội địa. Bảo hiểm vận chuyển hàng hoá của PJICO chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu doanh thu của PJICO và xếp vị trí thứ 3 trên thị trường bảo hiểm. Các khách hàng lớn trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa của PJICO là : Các khách hàng trong cổ đông có lượng hàng hoá xuất nhập khẩu lớn như Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty thép ; và các khách hàng ngoài cổ đông lớn như : Tổng công ty lương thực miền bắc,Công ty xăng dầu quân đội, Tập đoàn Hòa phát, Công ty thép POMINA … PJICO luôn duy trì được vị trí thứ 3 trên thị trường về doanh thu phí bảo hiểm . Các loại hình bảo hiểm khác Các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm cháy và tài sản, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm y tế tự nguyện và tai nạn con người chiếm tỷ trong doanh thu năm 2006 lần lượt là 10,34% ;12,65% và 10,03 % trong tổng doanh thu của PJICO. b. Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận tái bảo hiểm Hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đi vào chiều sâu, các dịch vụ nhận tái bảo hiểm đều được đánh giá rủi ro trước khi nhận tái và khai thác hiệu quả. Hàng năm hoạt động nhận tái bảo hiểm đã đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận của PJICO. Tình hình nhận tái bảo hiểm 2004- 2006 ĐVT: Triệu đồng Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 - Doanh thu 38.994 38.647 41.341 - Bồi thường 12.018 19.063 20.503 % Bồi thường/doanh thu 30,82% 49,32% 49,59% (Nguồn: Báo cáo Tài chính kiểm đã kiểm toán Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) Nhượng tái bảo hiểm Nhượng Tái bảo hiểm là hoạt động nhằm san sẻ rủi ro cho các doanh nghiệp bảo hiểm gốc khi rủi ro xảy ra. Phí bảo hiểm gốc sau khi trừ phí nhượng tái bảo hiểm và cộng phí nhận tái bảo hiểm là phần phí giữ lại của Công ty bảo hiểm gốc. Lượng phí bảo hiểm giữ lại hàng năm phụ thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm và cơ cấu doanh thu phí của các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm. Phần phí nhượng Tái bảo hiểm của PJICO trong các năm 2004-2006 như sau : Tỷ trọng phí bảo hiểm nhượng tái so với phí gốc ĐVT : Triệu đồng STT Diễn giải Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Phí bảo hiểm gốc 597.884 726.520 667.377 2 Phí nhượng tái bảo hiểm 147.079 215.477 222.264 3 Tỷ lệ phí nhượng/phí gốc 24,6 % 29,66 % 33,3 % Phí nhượng Tái bảo hiểm hàng năm thường chiếm trên dưới 30 % phí bảo hiểm gốc của PJICO. Phí nhượng tái bảo hiểm năm 2006 có tỷ trọng tăng so với năm 2005 chủ yếu do tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới ( Nghiệp vụ hầu như không phải tái bảo hiểm ) giảm từ 47,33 % xuống 41,96 % trên tổng phí. Các nhà tái bảo hiểm chính của PJICO trong những năm qua là : - Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm quốc gia ( VINARE) : PJICO nhượng tái bảo hiểm cho VINARE theo chương trình cam kết 20 % phí nhượng và nhượng tái tự nguyện. - Các tập đoàn bảo hiểm lớn của thế giới như SWISS RE; MUNICH RE; AON BROKE; ALLIANZ SA, MITSUMITOMO RE; KOREAN RE, ... - Các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước như Bảo việt; Bảo Minh; PVI; PTI Trong những năm qua hoạt động nhượng tái bảo hiểm đã góp phần ổn định tình hình tài chính của PJICO thông qua việc nhượng tái bảo hiểm .Trong năm 2006 và những tháng đầu năm 2007, các hợp đồng tái bảo hiểm cố định của PJICO với điều kiện khá rộng đã đáp ứng được hầu hết các dịch vụ mà PJICO đã khai thác, đảm bảo tốt nhất cho hoạt động khai thác bảo hiểm gốc. c. Hoạt động đầu tư Đầu tư là một trong số mảng hoạt động lớn của các công ty bảo hiểm, nó có một chức năng quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty nó chung và đặc biệy đảm bảo khả năng tài chính trong việc thực hiên cam kết với người tham gia. Hoạt động đầu tư của PJICO đã phát triển theo hướng ngày càng chuyên nghiệp hơn. PJICO đã thực hiện việc quản lý dòng tiền đầu tư nhằm sử dụng hiệu quả tiền nhàn rỗi, huy động tối đa tiền vào đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của các đơn vị trong toàn Công ty. Danh mục đầu tư của PJICO đã được đa dạng hoá. PJICO chủ yếu đã đầu tư vào các loại hình đầu tư như góp vốn liên doanh, mua cổ phần, tiền gửi, bất động sản,... Năm 2006, danh mục đầu tư của PJICO đã được cơ cấu lại theo đó tỷ trọng đầu tư tiền gửi giảm, tăng dần tỷ trọng đầu tư vào các loại chứng khoán trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn đầu tư và chấp nhận mức độ rủi ro vừa phải. PJICO đã triển khai đầu tư vào nhiều dự án có hiệu quả như đầu tư góp vốn vào Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vipco, góp vốn cổ phần vào Tổng công ty CP tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam (Vinare), Công ty cổ phần Xây lắp I Petrolimex.; Công ty cổ phần Bất động sản Petrolimex (Pland), Công ty cổ phần Lương thực và Công nghệ thực phẩm (Foodinco)....., ngoài ra PJICO còn thường xuyên theo dõi sự biến động của Thị trường chứng khoán để lựa chọn danh mục đầu tư cổ phiếu hợp lý. Một số dự án đã góp vốn đầu tư tính đến thời điểm 31/12/2006 Đơn vị tính:Triệu đồng STT Tên dự án Hình thức tham gia Tỷ lệ góp vốn Số tiền góp vốn 1 Công ty CP Vận tải Vipco Góp vốn cổ phần 6,94% 24.350 2 Tổng Công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam Góp vốn cổ phần 3,5% 12.005 3 Công ty CP Xây lắp I Petrolimex Góp vốn cổ phần 10% 1.000 4 Công ty CP Bất động sản Petrolimex Góp vốn cổ phần 10% 10.000 5 Công ty CP Lương thực và Công nghệ thực phẩm (Foodinco) Góp vốn quỹ 7,57% 2.500 6 Công ty liên doanh kho xăng dầu Vân phong Góp vốn liên kết KD 15% 12.800 Tổng cộng 62.655 (Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex) 1.4.2. Sản lượng dịch vụ qua các năm Cơ cấu doanh thu qua các năm (2004 – 2006) Đơn vị: triệu đồng TT Tên dịch vụ 2004 2005 2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1 Thu bảo hiểm gốc 597.884 85,90 726.520 86,46 667.627 84,71 2 Doanh thu nhận tái bảo hiểm 38.994 5,60 38.648 4,60 41.341 5,25 3 Doanh thu nhượng tái bảo hiểm 35.431 5,09 47.903 5,70 45.334 5,75 4 Thu khác từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 3.102 0,45 4.111 0,49 5.292 0,67 5 Doanh thu đầu tư 20.586 2,96 23.111 2,75 28.572 3,62 Tổng 695.997 100 840.293 100 788.166 100 (Nguồn: Báo cáo Tài chính có Kiểm toán của PJICO 2004-2006) 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh 2 năm 2005 – 2006 của Công ty Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 N._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28502.doc
Tài liệu liên quan