Báo cáo Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thực hiện

MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT A&C công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C BCKT Báo cáo kiểm toán BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban giám đốc HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KSCLKT Kiểm soát chất lượng kiểm toán KSCL HĐKT Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán KTV Kiểm toán viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn LỜI MỞ ĐẦU Kiểm toán là một lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90, xuất phát từ nhu cầu t

doc91 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Nếu như trong những ngày đầu chất lượng kiểm toán còn nhiều hạn chế; Thì hiện nay, trước những đòi hỏi cấp bách của thị trường chất lượng kiểm toán đã được nâng cao lên một tầm cao mới. Các cuộc kiểm toán đã được kiểm soát chặt chẽ bởi các công ty kiểm toán cũng như của nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp nhằm đạt chất lượng cao. Có thể khẳng định vấn đề KSCLKT đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của giới chuyên môn và của đông đảo công chúng, những người đang đặt niềm tin vào kết quả kiểm toán. Đặc biệt, đối với các công ty kiểm toán, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động KSCLKT là vấn đề sống còn, quyết định khả năng phát triển lâu dài của các công ty này Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) được coi là một trong những công ty đầu đàn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán ở nước ta. Con đường mà A&C lựa chọn là kiên định với phương châm hoạt động “sự tín nhiệm của khách hàng chính là thành công và hạnh phúc của A&C”; tiếp tục giữ vững vị trí là một trong số các công ty hàng đầu, không chỉ về số lượng khách hàng, mà còn về chất lượng dịch vụ và danh tiếng của mình. Chính vì thế, hơn ai hết, công ty rất chú trọng thực hiện KSCLKT để từ đó nâng cao uy tín cũng như niềm tin đối với khách hàng. Sau thời gian thực tập nghiêm túc tại chi nhánh tại Hà Nội của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C), em xin chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thực hiện” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mặc dù, còn nhiều hạn chế trong nhận thức cũng như thời gian thực hiện, nhưng em vẫn hi vọng với chuyên đề này, em sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty A&C. Đặc biệt là về vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán. Đồng thời, em cũng xin đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa hoạt động KSCL HĐKT tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C). Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm ba phần: Phần I: Tổng quan về công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) Phần II: Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán trong chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) tại Hà nội Phần III: Những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán trong chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) Tại Hà Nội Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Th.s cô Nguyễn Thị Hồng Thúy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em cũng chân thành cám ơn các anh, chị tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) tại Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại công ty. Trong thời gian thực hiện chuyên đề, do thời gian và khả năng có hạn, bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị để chuyên đề của em hoàn thiện hơn PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty A&C Nền kinh tế ngày càng phát triển đi đôi với yêu cầu về tính hiệu quả của công tác quản lý tài chính kế toán đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của ngành Kiểm toán. Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ… ngành kiểm toán đã xuất hiện từ khá lâu và trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý tài chính. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì hoạt động này còn khá mới mẻ. Bước vào những năm đầu của thập kỷ 90, khi đất nước ta đang từng bước chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì việc quản lý tài chính của các doanh nghiệp trở thành một nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh và sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Đó cũng là thời điểm Đảng và Chính phủ ta thấy rõ được tác động tích cực của hoạt động kiểm toán đối với công cuộc đổi mới đất nước. Công ty kiểm toán và tư vấn (A&C) ra đời trong bối cảnh đó. Đây là một trong bốn công ty kiểm toán đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Giai đoạn 1: Từ năm 1992 đến năm 2003 Công ty kiểm toán và tư vấn A&C là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 140 TC/QĐ/TCCB ngày 26/03/1992 của Bộ trưởng Bộ tài chính với tư cách là chi nhánh của công ty kiểm toán Việt Nam VACO tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1992 đến năm 1995, A&C hoạt động trên cơ sở chương trình kiểm toán của VACO. Lúc đó, ngành kiểm toán còn là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam nên chất lượng dịch vụ kiểm toán Việt Nam nói chung và của A&C nói riêng còn nhiều hạn chế. Kiểm toán được thực hiện theo hướng vừa làm vừa học tập, rút kinh nghiệm. Năm 1995, Bộ tài chính quyết định tách A&C từ công ty kiểm toán Việt Nam VACO thành công ty riêng theo quyết định số 107/TC/QĐ/TCCB ngày 13/02/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính và hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 102218 do Ủy ban kế hoạch thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/03/1995. Công ty lấy tên giao dịch là AUDITING AND CONSULTING COMPANY, viết tắt là A&C. Trụ sở đặt tại 229 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty còn có ba chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ. Từ năm 1996 đến năm 1999, A&C thường xuyên kí kết hợp đồng hợp tác với công ty kiểm toán quốc tế ERNST&YOUNG để đồng thực hiện các hợp đồng lớn, với cam kết của ERNST&YOUNG là sẽ giúp đào tạo nhân viên và chuyển giao công nghệ trong vấn đề quản lí doanh nghiệp, các phần hành kiểm toán. Với sự tiếp cận và không ngừng học hỏi của mình, chất lượng dịch vụ kiểm toán của A&C đã dần được nâng cao, đáp ứng lòng tin cậy của khách hàng. Giai đoạn 2: Từ năm 2003 năm 2007 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực kiểm toán nói riêng, công ty Kiểm toán và tư vấn đã được Bộ Tài chính chọn là một trong những công ty lớn đầu tiên của Bộ Tài chính tiến hành chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần theo Quyết định số 1962/QĐ-BTC ngày 30/6/2003 của Bộ trưởng BTC. Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn A&C hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001964 do sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 9/12/2003. Tên công ty: Công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn Tên giao dịch: Auditing and Consulting Joint Stock Company Tên viết tắt : A&C Co Vốn điều lệ: 5.045.000.000 đồng Tổng số cổ phiếu phát hành là 50.450 cổ phiếu trong đó Nhà nước nắm dữ 25.730 cổ phiếu (chiếm 51%) và số bán ra là 24.720 cổ phiếu (chiếm 49%) Trong quan hệ quốc tế, vào tháng 03/2004, Tháng 3 năm 2004, A&C trở thành đại diện chính thức tại Việt Nam của tổ chức HLB International- là tập đoàn Kiểm toán, Kế toán và tư vấn kinh doanh hàng đầu thế giới có trụ sở chính đặt tại Vương Quốc Anh. Thông qua mục tiêu: “ Chăm sóc khách hàng toàn cầu” A&C cùng các công ty thành viên của HLBi luôn cố gắng đảm bảo cung cấp dịch vụ chuyên môn cao nhất với cung cách phục vụ chuyên nghiệp. Ngày 30 tháng 11 năm 2006, A&C vinh dự là 1 trong 11 công ty được chấp thuận cho phép kiểm toán các tổ chức niêm yết trên thị trường chứng khoán theo Quyết định số 722/QĐ-UBCK của chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước. Giai đoạn 3: Từ năm 2007 đến nay Theo qui định tại Nghị định Số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 và Nghị định Số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 của Chính phủ về kiểm toán độc lập Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn A&C đã chính thức chuyển đổi thành công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) từ ngày 6/2/2007 theo Giấy chứng nhận ĐKKD Số 4102047448 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp. Năm 2007, A&C tiếp tục được chấp nhận kiểm toán các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán trong giai đoạn 2007-2008. Bảng 1.1: Các chi nhánh và trụ sở của công ty A&C Trụ sở tại TPHCM Địa chỉ: 229 Đồng Khởi, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: ( 84.8)38272295 Fax: (84.8)38272300 Tổng giám đốc: Ông: Võ Hùng Tiến Email: kttv@auditconsult.com.vn 1.Chi nhánh Hà Nội Địa chỉ : 40 Giảng Võ, Quận Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: (84.4) 37367879 Fax: (84.4)37367869 Giám đốc: Bà: Nguyễn Thị Hồng Thanh Email: kttv.hn@auditconsult.com.vn 2.Chi nhánh Nha Trang Địa chỉ: 78 Trần Khánh Dư, Nha Trang, Khánh Hoà Điện thoai: (84.58)3876555 Fax: (84.58) 3875327 Giám đốc: Ông: Nguyễn Văn Kiên Email: kttv.ntr@auditconsult.com.vn 3. Chi nhánh Cần Thơ Địa chỉ: 162C/4 Trần Ngọc Quế, Ninh Kiều, Cần Thơ Điện thoại: (84.71)3764995 Fax: (84.71) 3764996 Giám đốc: Ông Nguyễn Minh Trí Email: kttv.ct@auditconsult.com.vn 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) tại Hà Nội Là một trong những chi nhánh của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn. Chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) tại Hà Nội tiền thân là văn phòng đại diện của công ty hoạt động tại 41B Lý Thái Tổ quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Ngày 01 tháng 03 năm 2001, được sự cho phép của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo quyết định số 1144/QĐUB “ Về việc chuyển văn phòng đại diện thành chi nhánh tại thành phố Hà Nội”. Chi nhánh được hoạt động chính thức theo giấy đăng ký kinh doanh số 312448 ngày 16 tháng 03 năm 2001 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) tại Hà Nội có tư cách pháp nhân, có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, có quyền ký các hợp đồng kiểm toán và có quyền phát hành các báo cáo kiểm toán. Để mở rộng quy mô hoạt động tăng tính tự chủ và giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước. Năm 2003, sau khi công ty chuyển đổi hình thức sở hữu. Hội đồng công ty đã ra quyết định số 02/QĐ-KTTV-HĐQT ngày 29 tháng 12 năm 2003 thành lập chi nhánh công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn tại Hà Nội. Chi nhánh hoạt động theo giấy phép kinh doanh số 0113003559 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội ngày 15 tháng 01 năm 2004 Tháng 2 năm 2007 công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn-chi nhánh Hà Nội đã chuyển thành chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn (A&C) tại Hà Nội theo sự chuyển đổi hình thức chung của toàn công ty. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty A&C 1.2.1 Chức năng A&C là một công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán - tư vấn và có khả năng cung cấp các dịch vụ : Kiểm toán Báo cáo tài chính Báo cáo dự toán và quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản Báo cáo kinh phí dự án 2. Giám định tài chính, định giá xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho mục chuyển đổi sở hữu( cổ phần hoá, chia tách, sát nhập, cho thuê, khoán…) Tư vấn về quản trị, kế toán, thuế… Dịch vụ kế toán và các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của khách hàng 5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm toán, Kế toán – Tài chính -Thuế và các chương trình có liên quan trong lĩnh vực kinh tế thị trường 1.2.2 Nhiệm vụ. Đảm bảo chất lượng dịch vụ và thời gian thực hiện luôn là những yếu tố quyết định đem đến sự tin tưởng và hài lòng cho tất cả khách hàng của A&C. Trong nhiều tình huống, A&C sẵn sàng hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; đưa ra các ý kiến tư vấn để củng cố, hoàn thiện công tác quản lý Doanh nghiệp và luôn thể hiện ý chí bảo vệ quyền lợi chính đáng cho Doanh nghiệp. Một số đặc điểm nổi bật sau đây giúp A&C luôn làm được những điều đã cam kết - Phục vụ khách hàng là một niềm vinh hạnh rất lớn - Đội ngũ nhân viên A&C có đủ năng lực, được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng với sự kết hợp tối ưu các kỹ năng nghiệp vụ và quản lý để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. - Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc kiểm toán các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam. - Được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc kiểm toán các Công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các Công ty chứng khoán. - Kỹ năng hành nghề và kinh nghiệm sâu rộng về kiểm toán các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ, khách sạn, ngân hàng, giao thông vận tải, dầu khí, ... - Hiểu biết thấu đáo về đất nước, con người và luật pháp Việt Nam và có khả năng phối hợp với các cơ quan quản lý của Việt Nam để giải quyết một cách có hiệu quả nhu cầu về dịch vụ của khách hàng. - Được sự hỗ trợ của Tổ chức kế toán, kiểm toán và tư vấn kinh doanh Quốc tế HLBi về thông tin, kỹ thuật, kinh nghiệm cũng như trong việc điều phối thực hiện dịch vụ trên phạm vi toàn cầu. - Mạng lưới hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hiện tại ngoài văn phòng chính tại TP. Hồ Chí Minh A&C còn có chi nhánh tại TP. Hà Nội, TP. Nha Trang, TP. Cần Thơ và Công ty TNHH 1 thành viên - Công ty TNHH Dịch vụ kế toán và tư vấn Đồng Khởi. - Chất lượng dịch vụ cao với chi phí hợp lý 1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty A&C 1.3.1 Các lĩnh vực hoạt động của công ty A&C 1. Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. - Kiểm toán Báo cáo Tài chính là hoạt động chủ yếu của A&C hiện nay. Với hơn 2.000 khách hàng thuộc mọi loại hình doanh nghiệp ở các ngành nghề khác nhau, công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế, luôn sẵn sàng phục vụ tất cả các Doanh nghiệp với chất lượng dịch vụ tốt nhất. - Việc Kiểm toán hàng năm sẽ được tiến hành bằng các đợt Kiểm toán sơ bộ và Kiểm toán kết thúc theo lịch trình đã thỏa thuận với khách hàng.Quy trình Kiểm toán Báo cáo Tài chính được xây dựng trên cơ sở: - Tuân thủ các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam hiện hành. - Tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ chung của Quốc tế trong lĩnh vực nghề nghiệp. - Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán: Độc lập, Chính trực, Khách quan, Thận trọng và Bảo mật các thông tin có được trong quá trình Kiểm toán... - Phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh và môi trường Luật pháp Việt Nam. Quá trình Kiểm toán của A&C luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn góp phần hoàn thiện Hệ thống Kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính của Doanh nghiệp và trong nhiều trường hợp, A&C đã giúp Doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. 2. Dịch vụ thẩm định kiểm toán đầu tư và xây dựng cơ bản: - Hoạt động Thẩm định, Kiểm toán Quyết toán Vốn đầu tư & Xây dựng cơ bản là một trong những hoạt động nổi trội của A&C. Các dịch vụ mà công ty đã, đang và sẵn sàng cung cấp cho các khách hàng thuộc mọi lĩnh vực trên toàn quốc bao gồm: - Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án trong các lĩnh vực Kinh tế, Văn hóa,Xã hội. - Kiểm toán xác định giá trị Dự toán, giá trị Quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản: - Công trình Dân dụng (các Khu căn hộ, Chung cư, Khách sạn, Văn phòng)- Công trình Giao thông Vận tải (Cầu đường, Sân bay, Bến cảng...) - Công trình Công nghiệp, đặc biệt là công trình ngành Điện (Thủy điện, Nhiệt điện...)- Công trình Nông nghiệp, Thủy lợi.. - Các loại hình công trình khác.Thẩm định giá trị tài sản là nhà cửa, đất đai, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...Xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho mục đích cổ phần hóa.Tư vấn đầu tư và xây dựng cơ bản.Các dịch vụ thực hiện dựa trên cơ sở tuân thủ những quy định hiện hành của Nhà nước về Quản lý đầu tư Xây dựng cơ bản đối với các loại Dự án có Vốn đầu tư nước ngoài, Vốn đầu tư trong nước, tôn trọng tính hiện hữu, hợp lý và tính thị trường. - Các Báo cáo được Kiểm toán sẽ giúp khách hàng hoàn tất thủ tục và các bước phê duyệt Quyết toán Vốn đầu tư, giá trị Quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản trước khi công trình được đưa vào sử dụng, đồng thời kết quả các dịch vụ nêu trên sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin và tài liệu, số liệu đáng tin cậy trong việc lựa chọn đối tác đầu tư, cùng các mục đích thế chấp, chuyển nhượng, cổ phần hóa, giải thể, phá sản Doanh nghiệp theo Luật. 3. Dịch vụ kế toán - Ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế và các báo cáo khác theo yêu cầu của khách hàng. - Trợ giúp chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập theo Chế độ kế toán Việt Nam sang hình thức phù hợp với các thông lệ kế toán được chấp nhận rộng rãi. - Cài đặt phần mềm kế toán. - Tổ chức đào tạo và tuyển chọn nhân viên kế toán theo yêu cầu của khách hàng. 4. Dịch vụ tư vấn Tư vấn về Thuế: - Tư vấn cho các Doanh nghiệp về các Luật Thuế có liên quan như: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế thu nhập Doanh   nghiệp, Thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. - Thực hiện các dịch vụ về đăng ký thuế, đăng ký hoá đơn tự in, kê khai Thuế, khiếu nại Thuế, hoàn Thuế... đảm bảo quyền lợi của các Doanh nghiệp trong lĩnh vực Thuế và tôn trọng pháp luật Nhà nước đã ban hành. Tư vấn các vấn đề liên quan đến kế toán: - Tư vấn  tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán và hoàn thiện các phần hành kế toán, tư vấn phương pháp tính giá thành sản phẩm. - Tư vấn các vấn đề về tài chính và quản trị doanh nghiệp: - Tư vấn thiết lập và hoàn thiện hệ thống quản trị tài chính, hệ thống kiểm soát nội bộ , phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp và niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán.  Về Dịch vụ pháp lý: - Soạn thảo hồ sơ và thực hiện các thủ tục: đăng ký thành lập Doanh nghiệp Việt Nam và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thực hiện các thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể doanh nghiệp. Các hoạt động Tư vấn khác: - Theo yêu cầu của Khách hàng trên các phương diện có liên quan đến Pháp luật, Quản trị Doanh nghiệp, Đầu tư...Hoạt động Tư vấn của A&C được thực hiện dưới nhiều hình thức như trao đổi trực tiếp với từng Khách hàng, tổ chức sinh hoạt nghiệp vụ thường kỳ và tổ chức Hội thảo chuyên đề hàng năm với Khách hàng.Trong những trường hợp cần thiết, công ty có khả năng hợp tác tốt với các Tổ chức nghề nghiệp Quốc tế hoặc các Cơ quan Quản lý Nhà nước nhằm đạt được yêu cầu về chất lượng và hiệu quả phục vụ khách hàng. Hoạt động tư vấn có hiệu quả cao của A&C đã tăng thêm sự tin cậy và hài lòng của Khách hàng đối với các Dịch vụ mà A&C cung cấp. 5. Dịch vụ đào tạo. - Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, việc nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn cho nhân viên luôn được Ban Giám đốc các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Các thành viên Hội đồng thành viên và Ban Tổng Giám đốc của A&C với kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo từ nhiều năm ở các trường Đại học kết hợp với các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy có khả năng xây dựng các chương trình huấn luyện và tổ chức thành công các khóa học theo yêu cầu của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Các khoá đào tạo của A&C thuộc các chuyên đề về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kiểm toán và kiểm toán nội bộ, phân tích tài chính,... được tổ chức theo yêu cầu của khách hàng đã cung cấp cho học viên nội dung các chuẩn mực kế toán, kiểm toán của Quốc tế và Việt Nam, các chính sách, chế độ tài chính hiện hành cũng như việc vận dụng các chuẩn mực và chế độ, chính sách này trong từng ngành, từng lĩnh vực và từng trường hợp cụ thể. - Để kịp thời hỗ trợ những thông tin cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của các khách hàng, định kỳ hàng tháng, A&C có tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn và cung cấp những thông tin văn bản của Nhà nước mới ban hành. Đây là chương trình sinh hoạt chuyên môn rất bổ ích cho những người làm công tác quản lý về tài chính, kế toán, thuế,.... - Ngoài ra, A&C thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng Kế toán trưởng nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng có cơ sở bổ nhiệm Kế toán trưởng theo đúng tiêu chuẩn qui định của Nhà nước ; đồng thời liên kết với Viện nghiên cứu kinh tế phát triển – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức các lớp cao cấp như: Giám đốc điều hành (CEO), Giám đốc tài chính (CFO). Bảng 1.2 Kết quả kinh doanh trên các lĩnh vực năm 2008 Doanh thu Chi nhánh Hà Nội (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) Toàn công ty (tỷVNĐ) Tỷ trọng (%) Kiểm toán BCTC 22.027 84.59 60.804 73.18 Kiểm toán XDCB và xác định giá trị DN 3.640 13.98 14.374 17.30 Dịch vụ tư vấn 0.245 0.94 4.072 4.90 Dịch vụ khác 0.128 0.49 3.838 4.62 Tổng 26.040 100 83.088 100 Bảng số liệu trên cho biết cơ cấu hoạt động kinh doanh của công ty A&C. Nó minh chứng trong các lĩnh vực hoạt động của A&C thì dịch vụ kiểm toán BCTC là chủ yếu trong các loại hình hoạt động. Kiểm toán BCTC là chiếm tới 73.18% doanh thu toàn công ty và chiếm 84.59% trong tổng doanh thu tại chi nhánh Hà Nội. Tiếp theo là dịch vụ kiểm toán XDCB – xác định giá trị DN chiếm 17.3% doanh thu toàn công ty và chiếm 13.98% doanh thu tại chi nhánh Hà Nội. Tuy các dịch vụ còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó lại rất quan trọng đối với A&C. Từ đó thấy được thế mạnh của công ty là lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC và những lĩnh vực đang được công ty chú trọng phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được tình hình hoạt động của chi nhánh Hà Nội, với doanh thu 26.040 tỷ VNĐ trong tổng doanh thu toàn công ty là 83.088 tỷ VNĐ, chiếm 31.34%. Chứng tỏ Hà Nội là chi nhánh có doanh thu lớn tương xứng với vị thế của chi nhánh. Nếu xét về quy mô, chi nhánh tại Hà Nội có 3 phòng kiểm toán BCTC so với công ty có 6 phòng kiểm toán BCTC Đặc điểm khách hàng và thị trường Trong 17 năm hoạt động liên tục, A&C phát triển thành công mạng lưới Chi nhánh và Công ty con tại các trung tâm kinh tế hàng đầu của cả nước: Trụ sở đặt tại TP.HCM, Chi nhánh miền Bắc đặt tại Hà Nội, Chi nhánh miền Trung đặt tại Nha Trang, Chi nhánh miền Tây đặt tại Cần Thơ và Công ty TNHH 1 thành viên đặt tại TP.HCM. A&C đã và đang phục vụ hơn 2000 khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Bảng 1.3:Doanh thu của các chi nhánh năm 2008 Trụ sở và các chi nhánh Doanh thu (tỷ VNĐ) Tỷ trọng (%) 1. Trụ sở tại TP.Hồ Chí Minh 27.286 32.84 2. Chi nhánh tại Hà Nội 26.040 31.34 3. Chi nhánh tại Nha Trang 14.532 17.49 4. Chi nhánh tại Cần Thơ 15.230 18.33 Tổng 83.088 100 Khách hàng của A&C bao gồm: Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên các lĩnh vực, Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các cơ quan và tổ chức của quốc tế và trong nước, các dự án trong nước và quốc tế, các văn phòng đại diện và cá nhân có nhu cầu cung cấp dịch vụ. - Khách hàng là Tổng công ty: Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam, tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex), tổng công ty sông Đà, tổng công ty vận tải Hà Nội, tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty thép Việt Nam, Tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định (PIJICO), Tổng công ty xây dựng Việt Nam, Tổng Công ty du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist) - Khách hàng là công ty sản xuất: Công ty CP XNK thủy sản An Giang (AGIFISH), Công ty Cổ phần sữa Việt Nam VinaMilk, Công ty Vedan Việt Nam, Công ty SX và XNK Bình Dương, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang - Khách hàng là các công ty dịch vụ: Công ty Liên doanh TNHH Hoa Việt, Công ty CP du lịch và thương mại VINPEARL - Khách hàng là các công ty tín dụng-ngân hàng: Tập đoàn tài chính Bảo hiểm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - Khách hàng là những công ty trong lĩnh vực khác như: Dầu khí, văn phòng khách sạn, chứng khoán: Công ty CP chứng khoán SG, Công ty vật tư tổng hợp Phú Yên (PYGEMACO) 1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 17 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kế toán và kiểm toán, A&C đã luôn không ngừng phấn đấu nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, nâng cao uy tín nghề nghiệp của mình, từ đó nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, chính sách thu hút, đào tạo nhân viên hợp lý, công ty đã tạo ra được nguồn nhân lực ổn định, là tiền đề cho sự phát triển vững chắc của công ty ở hiện tại cũng như ở tương lai. Đồng thời, A&C cũng luôn chủ động tiếp cận với khách hàng, lấy chất lượng của dịch vụ làm tiêu chí hàng đầu. Do vậy, kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua là rất khả quan.Tuy vậy, trong giai đoạn hiện nay công ty cũng phải đối đầu với nhiều khó khăn. Sự xuất hiện của nhiều công ty kiểm toán trên thị trường Việt Nam khiến cho việc cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, nhờ có đội ngũ lãnh đạo có sự linh hoạt cao và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề đang từng bước đưa công ty vượt qua những khó khăn thách thức nêu trên. Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh qua các năm (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu 53.702.702.506 39.916.769.279 83.088.375.039 Lợi nhuận sau thuế 825.571.943 2.203.105.988 5.435.836.580 Số nhân viên 214 287 329 Thu nhập bình quân 3.500.000 3.800.000 4.000.000 Qua hai bảng số liệu trên ta thấy, tình hình hoạt động chung của A&C ngày càng khả quan hơn thể hiện lợi nhuận sau thuế của Công ty liên tục tăng nhanh qua các năm cụ thể là: Lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.378 tỷ đồng tương ứng với 166,86%, gấp 2.668 lần và lợi nhuận sau thuế năm 2008 tăng so với năm 2007 gần 146.74% với số tuyệt đối là 3.233 tỷ đồng. Điều đó càng cho thấy rõ hoạt động Công ty ngày càng vững mạnh. Bảng 1.5: 10 Hãng có doanh thu cao nhất tại thị trường Việt Nam TT Tên Công ty Kiểm toán Doanh thu năm 2006 (triệu VNĐ) Doanh thu năm 2007 (TriệuVNĐ) Doanh thu năm 2008 Triệu VNĐ) 1 Công ty TNHH Price Waterhouser Coopers VN (PWC) 172,528 174,990 192,489 2 Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) 137,638 189,410 910,12 3 Công ty TNHH KPMG Việt Nam 133,586 192,990 202,640 4 Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 81,599 118,650 142,561 5 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 59,916 42,960 60,231 6 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) 53,703 39,917 83,088 7 Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Kế toán(AFC) 21,828 23,675 39,145 8 Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam (G.T) 19,004 32,360 43,456 9 Công ty Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC) 18,229 25,830 35,458 10 Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) 15,100 26,200 37 Qua bảng trên ta thấy trong 2 năm 2006-2007 doanh thu của A&C luôn ở vị trí thứ sáu trong top 10 công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam. Trong 2 năm đó doanh thu của công ty A&C tuy có nhỏ hơn công ty kiểm toán AASC. Nhưng xét về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thì ta thấy sự tăng lên rất lớn. Điều này có thể giải thích vì năm 2007, công ty A&C đã chuyển đổi loại hình từ công ty cổ phần sang công ty TNHH 22 thành viên với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, chẩt lượng hoạt động kiểm toán tăng lên nên giảm được chi phí hoạt động. Vì vậy, doanh thu của các năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 nhưng lợi nhuận lại tăng nhanh (1.378 tỷ đồng) . Năm 2008, Doanh thu của A&C tăng 43.171 tỷ đồng so với năm 2007 và hơn doanh thu của AASC 22.857 tỷ. Lợi nhuận cũng tăng một cách ổn định (3.233 tỷ đồng) . Chứng tỏ sự phát triển vững mạnh của công ty A&C trong những năm gần đây. Tuy nhiên con số đó còn khá xa so với Big4. Điều đó là cũng phản ánh đúng tình hình của thực trạng kiểm toán tại Việt Nam hiện nay. Big4 là 4 tập đoàn lớn nhất thế giới trong ngành kiểm toán. Do vậy, A&C cần phải nỗ lực rất nhiều trong kế hoạch lâu dài để đuổi kịp với Big 4 và khả năng cạnh tranh với công ty AASC – Đối thủ cạnh tranh chính của A&C trong giai đoạn hiện nay. 1.4 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty A&C Vài nét về nhân sự của A&C Sau 17 năm hoạt động ( 1992 -2009), công ty A&C tự hào có một đội ngũ nhân viên được tuyển chon và đào tạo một cách liên tục và có hệ thống. Cán bộ nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng, A&C đã mang đến kinh nghiệm, kỹ năng cùng tinh thần trách nhiệm rất cao để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ ngày càng đa dạng của khách hàng Đội ngũ nhân viên của A&C gồm có: 21 Thạc sĩ kinh tế và kiểm toán viên quốc tế (ACCA),79 Kiểm toán viên được cấp chứng chỉ kiểm toán viên của BTC, 25 Thẩm định viên được cấp chỉ thẩm định viên, 98 Cử nhân có 2 bằng Đại học, 57 Cử nhân đại học Luật, 49 Kỹ sư xây dựng, 50 Cử nhân cao đẳng thẩm định giá,v.v.. 25% kiểm toán viên được cấp Giấy phép hành nghề kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam cấp.  10% có bằng cấp quốc tế về kế toán và trên đại học. 90% có bằng kỹ sư, cử nhân kinh tế và luật thuộc các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, bảo hiểm, kiến trúc, xây dựng, giao thông, điện, cơ khí, hàng hải,... được đào tạo và nâng cao kiến thức tại Việt Nam và các nước Anh, Pháp, Nga, Bỉ, Hồng Kông, Singapore, Philippines, Mỹ, Ireland, ... đó là những con số chi tiết để khẳng định A&C có số lượng nhân viên đông nhất và số kiểm toán viên nhiều nhất hiện nay. Trong quá trình hoạt động, đội ngũ nhân viên liên tục được đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp cùng các kiến thức bổ trợ về Pháp luật , Kinh tế, Thị trường… để có khả năng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. 1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C Bộ máy quản lý của A&C được xây dựng một cách khoa học, gọn nhẹ, phân cấp rõ ràng, không những góp phần quản lý tốt công ty mà còn góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng Sơ đồ 1 Tổ chức bộ máy quản lý A&C BAN TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP PHÒNG KIỂM TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (1,2) 6 PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC ( PHÒNG 1,2,3,4,5,6) CHI NHÁNH TẠI HÀ NỘI PHÒNG TƯ VẤN ĐÀO TẠO PHÒNG KẾ TOÁN CHI NHÁNH TẠI NHA TRANG PHÒNG DỊCH VỤ HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN CHI NHÁNH TẠI CẦN THƠ CÔNG TY TNHH KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN ĐỒNG KHỞI Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phân của Tổng công ty A&C Hội đồng thành viên gồm 22 thành viên là bộ phận quản lý Công ty có quyền nhân danh công ty giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến lợi ích, quyền lợi của Công ty như chiến lược phát triển, cách thức huy động vốn, kiến nghị các loại cổ phần và tổng số cổ phần được bán ,phương án kinh doanh và cơ cấu tổ chức, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc các cán bộ quản lý khác trong công ty cũng như thành lập chi nhánh và công ty con… trừ những vấn đề liên quan đến Đại Hội đồng cổ đông. Thành viên Hội đồng thành viên bao gồm: 1. Chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Võ Hùng Tiến 2. Phó chủ tịch Hội đồng thành viên: Ông Nguyễn Minh Trí 3. Uỷ viên Hội đồng thành viên: Bà Phùng Thị Quang Thái ._.Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh ………………….. Ban Tổng Giám Đốc bao gồm 1 Tổng giám đốc và 7 phó giám đốc. Đây là bộ phận đại điện pháp nhân về đối nội và đối ngoại của công ty trước pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước về toàn bộ hoạt động của Công ty. Tổng giám đốc - Chủ tịch Hội đồng quản trị- ông Võ Hùng Tiến: là người điều hành công việc hang ngày của Công ty cũng như chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ quyển hạn được giao. Phó Tổng giám đốc : là người quản lý một số dịch vụ quản lý trong đơn vị cũng ( quản lý các phòng ban nghiệp vụ ) theo sự phân công của Tổng giám đốc Công ty .Các phó giám đốc là: Ông Nguyễn Minh Trí, Ông Nguyễn Chí Dũng, Bà Phùng Thị Quang Thái, Ông Lê Minh Tài, Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh, Nguyễn Văn Khá, Lý Quốc Trung. Phòng hành chính tổng hợp: Chịu trách nhiệm trong giao dịch với khách hàng ; lập thư báo phí cũng như soạn thảo và ký kết hợp đồng với khách hang và quản trị tổng hợp. Phòng Tư vấn và Đào tạo : thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn thuế cho khách hang. Bên cạnh đó, nó cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho bộ phân quản lý như Ban giám đốc cũng như nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên trong công ty về mọi mặt. Phòng Kế toán : có nhiệm vụ giúp tổ chức bộ máy kế toán từ công ty đến công ty con và chi nhánh. Nó có tác dụng phản ánh và giám đốc tất cả các thong tin kế toán trong đơn vị theo đúng qui định của pháp luật cũng như qui định của công ty. Phòng Kiểm toán Xây dựng cơ bản: Thực hiện nhiệm vụ Kiểm toán trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, xác định giá trị doanh nghiệp cũng như tư vấn đầu tư… Phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính: Thực hiện nhiệm vụ Kiểm toán trong lĩnh vực Kiểm toán các báo cáo tài chính của các khách hàng. Phòng dịch vụ: Thực hiện cung cấp các công việc hành chính, dịch vụ văn phòng của Công ty Các chi nhánh: Chi nhánh tại Hà Nội, chi nhánh tại Cần Thơ, chi nhánh tại Nha Trang đều do các phó Giám đốc trực tiếp phụ trách.Các chi nhánh đều có tư cách pháp nhân, có sử dụng con dấu riêng , hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh của chi nhánh, thực hiện hạch toán phụ thuộc, định kỳ lập báo cáo thu chi làm cơ sở tính kết quả tính hoạt động kinh doanh của đơn vị…Các chi nhánh phải thực hiện theo các nội quy chung của Công ty, điều lệ Công ty, tuân thủ qui trình Kiểm toán chung, các tiêu chuẩn nghiệp vụ kỹ thuật, cách thức ghi chép, tham chiếu, bảo quản hồ sơ chứng từ, tài liệu…Các chi nhánh này hoạt động chủ yếu dựa vào mối quan hệ và uy tín của Công ty cũng như khả năng ký kết hợp đồng và năng lực điều hành của Ban giám đốc …và thực hiện một số hợp đồng khác của Công ty bằng cách sau khi tiến hành kiểm toán thì sẽ gửi toàn bộ dữ liệu cho Công ty để Công ty có thể tiến hành lập báo cáo kiểm toán tài chính cũng như báo cáo quyết toán xây dựng công trình xây dựng cơ bản… Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đồng Khởi là mô hình công ty thu nhỏ, hoạt động độc lập trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn và kiểm toán 1.4.2 Tổ chức bộ máy quản lý công ty A&C – chi nhánh tại Hà Nội BAN GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC VÀ 3 PGĐ ĐỐC PHÒNG QUẢN TRỊ TỔNG HỢP BỘ PHẬN KẾ TOÁN PHÒNG NGHIỆP VỤ 3 (KIỂM TOÁN XDCB) BỘ PHẬN TƯ VẤN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC (PHÒNG NGHIỆP VU 1, 2, 4) Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý công ty A&C – chi nhánh tại Hà Nội Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban chi nhánh công ty A&C Hà Nội Chi nhánh tại Hà Nội được thành lập và hoạt động như một công ty con độc lập, được hạch toán kết quả kinh doanh riêng dưới sự quản lý của ban giám đốc. - Ban giám đốc Giám Đốc: Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh Phó giám đốc: Bà Nguyễn Thị Tư - phụ trách phòng nghiệp vụ 4. Phó giám đốc: Ông Nguyễn Hoàng Đức - phụ trách phòng nghiệp vụ 1. Phó giám đốc: Bà Bùi Thị Ngọc Lân - phị trách phòng nghiệp vụ 2. Giám đốc chi nhánh đồng thời là Phó giám đốc Tổng công ty, uỷ viên của hội đồng thành viên, Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của chi nhánh. Ba phó giám đốc vừa trực tiếp điều hành hoạt động tại các bộ phận, vừa tham gia trong các cuộc kiểm toán trọng diểm, vừa chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc. - Phòng quản trị_Tổng hợp :Trưởng phòng: Bà Phan Thị Thanh Bình Thực hiện công tác hành chính, thư ký, phiên dịch, văn thư, tin học, lái xe, bảo vệ. - Các phòng nghiệp vụ kiểm toán BCTC (Phòng 1, 2, 4) Trưởng phòng 1: Bà Hoàng Thị Viết Trưởng phòng 2: Bà Bùi Thi Ngọc Lân Trưởng phòng 4: Bà Cao Thu Hiền Thực hiện công tác Kiểm toán BCTC - Phòng nghiệp vụ kiểm toán XDCB (phòng 3) Trưởng phòng: Ông Nguyên Văn Sâm Kiểm toán báo cáo quyết toán XDCB, thẩm định đầu tư, xác định giá trị DN - Bộ phận kế toán: Phụ trách bộ phận: Bà Hoàng Thị Thu Đông Tập hợp mọi chứng từ, ghi sổ kế toán, định kỳ lập báo cáo gửi công ty - Bộ phận tư vấn-Kiểm soát chất lượng: Phụ trách bộ phận: Bà Trần Thanh Thảo + Mở sổ theo dõi công tác kiểm kê. Kiểm tra giao nhận và giao trả hồ sơ kiểm toán cho các nhóm kiểm toán. + Mở sổ theo dõi công tác kiểm toán BCTC, kiểm tra soát xét các hồ sơ kèm theo các dự thảo báo cáo kiểm toán, biên bản kiểm toán, Thư quản lý theo sự ủy quyền của manager, partner. + Trong trường hợp cần thiết, có thể trực tiếp sửa chữa các sai sót trong các Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý sau khi đã soát xét. + Liên hệ khách hàng để lấy ý kiến phát hành, lý Phiếu phát hành báo cáo, Biên bản, Thư quản lý theo sự ủy quyền của manager, partner. 1.4.3 Mối quan hệ giữa công ty với chi nhánh tại Hà Nội Hoạt động của chi nhánh tại Hà Nội đặt dưới sự giám sát của hội đồng thành viên và BGĐ công ty. Chi nhánh có tư cách pháp nhân, hoạt động theo giấy phép kinh doanh riêng nhưng hạch toán hoàn toàn phụ thuộc. Chi nhánh không tính lãi lỗ hoạt động, chỉ lập báo cáo thu chi, kết quả hoạt động tính váo kết quả của công ty. Trong lĩnh vực kiểm toán, hoạt động của chi nhánh đều phải tuân thủ theo chương trình kiểm toán cho từng khoản mục mà công ty đã xây dựng. Chi nhánh tiến hành ghi chép và lưu giữa các BCKT theo quy định của công ty. Sau đó, hàng năm, công ty thực hiện kiểm tra mẫu các BCKT nhằm tổng kết và đánh giá hoạt động của chi nhánh. Hoạt động của chi nhánh chủ yếu dựa vào khả năng kí kết hợp đồng của chi nhánh. Có thể khẳng định chi nhánh Hà Nội hoạt động rất năng động và có hiệu quả. Chi nhánh không ngừng tìm kiếm và kí kết nhiều hợp đồng có giá trị. Doanh thu hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội chiếm 31.34% trong tổng doanh thu của toàn công ty. Đồng thời, chi nhánh cũng tiến hành hỗ trợ công ty một số hợp đồng do công ty kí với khách hàng. Khi đó, chi nhánh sau khi hoàn thành công việc được giao sẽ gửi toàn bộ tài liệu kiểm toán do chi nhánh thực hiện cho công ty. Công ty sẽ tổng hợp phát hành báo cáo kiểm toán. Chất lượng thực hiện công việc kiểm toán được giao của chi nhánh luôn được công ty đánh giá cao. 1.5 Đặc điểm tổ chức kiểm toán tại công ty A&C 1.5.1 Đặc điểm quy trình kiểm toán tại A&C Đối với một công ty kiểm toán thì quy trình một cuộc kiểm toán rất quan trọng bởi nó là nhân tố quyết định để đánh giá chất lượng. Tại chi nhánh Hà Nội, Phương pháp tiếp cận kiểm toán là theo khoản mục. Kiểm toán viên sẽ phân chia từng khoản mục hoặc nhóm các khoản mục thành các phần hành kiểm toán. Để hiểu rõ xin lấy ví dụ quy trình kiểm toán do chi nhánh Hà Nội thực hiện trong cuộc kiểm toán đối với công ty xăng dầu ABC là khách hàng cũ của A&C * Bước 1: Tìm hiểu về khách hàng: Khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng ABC, công ty sẽ cử chị H - trưởng phòng nghiệp vụ 4 đến gặp trực tiếp khách hàng ABC để tìm hiểu sơ bộ về khách hàng như: Ngành nghề kinh doanh, doanh thu các năm, kết quả kiểm toán các năm trước. Đối với những khách hàng cũ ngoài việc xem xét lại hồ sơ kiểm toán năm trước còn phải tìm hiểu những thông tin, những thay đổi mới trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, công việc này có thể được giảm nhẹ hơn rất nhiều. Quy trình thu thập thông tin ban đầu sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và cán bộ được cử đi sẽ phải lập báo cáo khảo sát để báo cáo lại cho người phụ trách. Cũng trên cơ sở báo cáo khảo sát đã lập, người đi khảo sát cũng phải tính toán và đề xuất mức phí để trình lên Giám đốc duyệt. Việc để người khảo sát lập các báo cáo, đề xuất và tính toán mức phí sẽ tiết kiệm được công sức và tính toán sát thực hơn bởi người đi khảo sát chính là người hiểu hơn cả về tình hình tổng quan của khách hàng Mức phí và báo cáo tổng quan được trình lên Giám đốc, nếu Giám đốc thấy mức phí là hợp lý và quá trình tìm hiểu tổng quan là tương đối phù hợp, chính xác thì sẽ phê duyệt quyết định đồng ý thực hiện kiểm toán và chuyển qua phòng quản trị tổng hợp. Phòng quản trị tổng hợp sẽ tiếp nhận và lập thư báo phí gửi khách hàng. Sau khi được sự chấp thuận của khách hàng với mức phí đưa ra phòng quản trị tổng hợp sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng và thực hiện ký kết hợp đồng với khách hàng ABC Sau đó Giám đốc phân sẽ phân công về các phòng nghiệp vụ. Các Trưởng phòng sẽ có nhiệm vụ phân công cho các kiểm toán viên thực hiện. Đối với khách hàng kiểm toán ABC do phòng nghiệp vụ 4 sẽ thực hiện. Chị H – trưởng phòng sẽ có nhiệm vụ phân công cho các kiểm toan viên thực hiện từng công việc cụ thể * Bước 2: Lập kế hoạch kiểm toán Các kiểm toán viên sau khi được phân công sẽ liên hệ với khách hàng để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đồng thời các kiểm toán viên sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ kiểm toán bao gồm hồ sơ kiểm toán thường trực và hồ sơ kiểm toán năm, lựa chọn đội ngũ trợ lý, thực hiện các thủ tục phân tích, đánh giá trọng yếu rủi ro, thẩm tra và đánh giá hệ thông KSNB… Từ đó triển khai kế hoạch cũng như chương trình kiểm toán cụ thể cho khách hàng. Kế hoạch kiểm toán đã được lên xong, kiểm toán viên sẽ liên hệ với khách hàng về thời gian kiểm kê, thời gian thực hiện kiểm toán đồng thời cũng phải gửi trước cho khách hàng về tài liệu cần cung cấp để cho khách hàng chuẩn bị trước nhằm giảm thiểu thời gian kiểm toán từ đó giảm thiểu chi phí kiểm toán * Bước 3: Chứng kiến kiểm kê (nếu có). Kiểm kê là công việc được thực hiện trước khi chính thức kiểm toán. Công việc này được thực hiện khi kiểm toán viên nhận thấy cần phải tiến hành kiểm kê đối với một số phần hành cần thiết để bổ sung cho bằng chứng kiểm toán. Quá trình kiểm kê được thực hiện qua nhiều bước nhằm đảm bảo việc kiểm kê là đáng tin cậy và khách quan nhất. Có 3 bước thực hiện cơ bản đối với mọi cuộc kiểm kê: - Chuẩn bị kiểm kê: Chị Hiền sau khi lập kế hoạch kiểm toán sẽ phân công cho anh Q lập kế hoạch chứng kiến kiểm kê đối với khách hàng ABC, kế hoạch kiểm kê sau khi được giám đốc duyệt, chị H sẽ chuyển bản kế hoạch đó cho bộ phận KSCL theo dõi. - Kiểm toán viên phải thu thập về kế hoạch kiểm kê, phương thức kiểm kê của khách hàng, yêu cầu khách hàng chuẩn bị các tài liệu cần thiết như sổ cái tài khoản liên quan, danh mục hàng hoá, tài sản (đối với kiểm kê hàng tồn kho và TSCĐHH) và chuẩn bị chứng từ khi cần thiết. - Sau khi hoàn thành chương trình kiểm kê theo quy định, KTV đi kiểm kê sẽ tổng hợp lại hồ sơ kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê. Sau khi được chị H soát xét lại hồ sơ này. Bộ hồ sơ này sẽ được chuyển cho bộ phận KSCL soát xét, quản lý là lưu trữ. Khi chuẩn bị tài liệu đi kiểm toán khách hàng nhóm kiểm toán sẽ nhận lại bộ hồ sơ này. - Chứng kiến kiểm kê: Để chứng kiến kiểm kê đảm bảo khách quan, kiểm toán viên phải để khách hàng kiểm kê, KTV đóng vai trò là người quan sát quá trình kiểm kê có chính xác không, đặc biệt là trong kiểm kê tiền. Đối với kiểm kê hàng tồn kho KTV có thể chọn mẫu để khách hàng kiểm kê. - Kết thúc và lập báo cáo kiểm kê: KTV phải lập báo cáo kiểm kê về cuộc kiểm kê của khách hàng. Xem kết quả kiểm kê có đáng tin cậy hay không. Nêu ý kiến của mình về cuộc kiểm kê, thu thập các tài liệu liên quan để lưu hồ sơ kiểm toán. * Bước 4: Thực hiện kiểm toán tại khách hàng - Họp triển khai: trước khi thực hiện kiểm toán, Nhóm kiểm toán và Ban giám đốc, phòng kế toán và đại diện các phòng ban chức năng tiến hành họp để thông qua mục tiêu và nội dung kiểm toán, trách nhiệm của các bộ phận liên quan đến cuộc kiểm toán. Cuộc họp này giúp cho Ban giám đốc nắm được tình hình một cách sát sao hơn. - Thực hiện kiểm toán: Việc thực hiện kiểm toán ở A&C được chia theo từng phần hành. Theo đó, nhóm trưởng sẽ phân công công việc cho các thành viên trong nhóm kiểm toán. Thực hiện kiểm toán là quá trình KTV áp dụng phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ để thu thập bằng chứng đáng tin cậy nhằm đưa ra kết luận về Báo cáo tài chính của khách hàng. Mỗi thành viên theo phân công sẽ thực hiện kiểm toán phần hành mà mình thực hiện. Bên cạnh đó cũng sẽ liên hệ với các thành viên khác cùng đối chiếu, kiểm tra các phần hành có liên quan với nhau. Một số công việc cơ bản mà KTV tiến hành: + Tổng hợp số liệu trên sổ cái, báo cáo tài chính của đơn vị + Thu thập các tài liệu liên quan: Sổ sách, chứng từ, hợp đồng… + Kiểm tra chi tiết, đối chiếu số liệu, phát hiện những chênh lệch, sai sót + Kiểm tra chứng từ gốc nhằm xác minh lại tính phát sinh, có thật của nghiệp vụ được ghi nhận + Phỏng vấn khách hàng + Thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết khác như: gửi thư xác nhận, quan sát, bút toán điều chỉnh… Mỗi KTV sau khi thực hiện xong phần hành của mình đều phải chuyển lại cho nhóm trưởng kiểm tra, soát xét và nếu cần sẽ phải thực hiện thêm các thủ tục cần thiết để hoàn thiện theo yêu cầu của nhóm trưởng. Vào ngày cuối của đợt kiểm toán, KTV điều hành (nếu cần thiết) sẽ xuống làm việc cùng nhóm kiểm toán để tổng hợp các nội dung còn tồn tại, các bút toán điều chỉnh, đồng thời soát xét lại toàn bộ kết quả kiểm toán trước khi báo cáo kết quả kiểm toán với khách hàng. + Họp kết thúc: Cuối mỗi cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán và cả KTV điều hành (nếu có) sẽ họp công bố kết quả kiểm toán với khách hàng. Cuộc họp phải có mặt Ban giám đốc, bộ phận kế toán và đại diện các phòng ban của khách hàng. Cuộc họp nhằm mục đích báo cáo kết quả kiểm toán, nêu lên những vấn đề tồn tại, đề xuất các xử lý, các điều chỉnh cũng như các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB… của khách hàng. KTV phải thống nhât với khách hàng về các bút toán điều chỉnh. * Bước 5: Tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán Bước cuối cùng này được thực hiện hoàn toàn tại văn phòng của công ty kiểm toán A&C. Đối với khách hàng ABC, Trợ lý tổng hợp - anh Đ trong nhóm kiểm toán sau khi tổng hợp hồ sơ sẽ lập dự thảo BCKT chuyển nhóm trưởng nhóm kiểm toán. Chị H sau khi soát xét dự thảo BCKT nếu cần sữa chữa thì chuyển lại cho trợ lý tổng hợp. Nếu không thì chuyển cho Kiểm toán viên điều hành cùng hồ sơ kiểm toán để soát xét. Hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán sau khi được KTV điều hành soát xét lại. Nếu phát hiện thấy vấn đề còn tồn tại. KTV điều hành sẽ chuyển trả lại cho nhóm trưởng nhóm kiểm toán để trả lời và hoàn thiện, nếu không thì chuyển sang cho bộ phận kiểm soát chất lượng. Nếu bộ phận kiểm soát chất lượng xét thấy hố sơ kiểm toán chưa hoàn thiện, còn vấn đề tồn tại thì tiếp tục gửi trả lại cho nhóm trưởng nhóm kiểm toán hoàn thiện. Nếu không có vấn đề, tiếp tục gửi lên Ban giám đốc xét duyệt lần cuối trước khi gửi cho khách hàng. Sau khi nhận được sự đồng ý của Ban giám đốc, nhóm trưởng sẽ lập phiếu lấy ý kiến của khách hàng và gửi cho khách hàng kèm theo báo cáo đã phê duyệt. Khi nhận được phản hồi từ khách hàng. Nếu khách hàng không đồng ý với ý của báo cáo kiểm toán, nhóm trưởng sẽ phải đệ trình lên KTV điều hành và Ban giám đốc xem xét cho ý kiến. Còn trường hợp khách hàng đồng ý phát hành báo cáo. Nhóm trưởng phải lập phiếu yêu cầu phát hành trình giám đốc ký duyệt và sau đó chuyển sang cho phòng quản trị tổng hợp để phát hành báo cáo Từ quy trình kiểm toán của A&C trên tại công ty ABC ta thấy quy trình kiểm toán của công ty A&C thường được chia thành năm giai đoạn. Các công việc được cụ thể hoá trong từng giai đoạn và từng đối tượng khách hàng. Quy trình được áp dụng trong mọi cuộc kiêm toán. So sánh với quy trình kiểm toán chung thì quy trình kiểm toán chia thành 3 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hành kiểm toán, kết thúc kiểm toán. Ta thấy công ty A&C đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kiểm toán nên đã tách ra thành một giai đoạn riêng biệt. Đồng thời các công việc của giai đoạn 1, 2 đã tạo được cở sở pháp lý, kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho cuộc kiểm toán có chất lượng tốt. Đối với những khách hàng là văn phòng khách sạn thì căn cứ vào tình hình cụ thể như số lượng TSCĐ, dụng cụ văn phòng nhiều hay ít, giá trị như thế nào. KTV sẽ quyết định có tiến hành thực hiện bước kiểm kê hay không. Tuy nhiên đa số trong các cuộc kiểm toán thì hầu hết đều thực hiện bước kiểm kê nhằm mục đích bổ sung bằng chứng kiểm toán Sơ đồ 3: Qui trình kiểm toán tại A&C Khảo sát và chấp nhận khách hàng Lập kế hoạch kiểm toán Chứng kiến kiểm kê (nếu có) Thực hiện kiểm toán tại khách hàng Tổng hợp, lập Báo cáo kiểm toán 1.5.2 Đặc điểm nhân sự kiểm toán tại A&C Định hình nhân sự trong một cuộc kiểm toán và một công việc hết sức quan trọng đối với những công ty kiểm toán nói chung và công ty kiểm toán A&C nói riêng bởi nhân tố con người trong cuộc kiểm toán là nhân tố quyết định chất lượng của cuộc kiểm toán. nếu việc bố trí nhân sự hợp lý, chính xác sẽ giúp chất lượng cuộc kiểm toán được nâng cao. Phát huy tối đa hiệu quả nguồn nhân lực. hoàn thành tất cả các cuộc kiểm toán một cách tốt nhất trong cùng một thời điểm. công ty kiểm toán A&C là một trong những công ty kiểm toán có số lượng khách hàng lớn, trong một năm tài chính có tới hơn 2000 khách hàng. Tuy nhiên trong mùa kiểm toán ta thấy công ty vẫn hoàn thành các hợp đồng kiểm toán với chất lượng cao và đạt được độ hài lòng từ phía khách hàng. từ đó ta thấy, A&C đã thực hiện rất tốt vấn đề này. Khi giám đốc phân công cuộc kiểm toán về một phòng , căn cứ vào kế hoạch công tác của các kiểm toán viên trong công ty sẽ phân công trưởng nhóm kiểm toán và KTV điều hành. trưởng nhóm kiểm toán phải là một KTV có chứng chỉ kiểm toán (CPA) có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc, trưởng nhóm kiểm toán có thể là KTV trong phòng được phân công ( trưởng phòng, hay KTV trong phòng) hoặc có thể là ở phòng khác hoặc thành viên trong Ban giám đốc tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng khách hàng. Trưởng nhóm cuộc kiểm toán cùng trưởng phòng của phòng được phân công sẽ căn cứ vào lịch làm việc của kiểm toán viên trong phòng để lên kế hoạch nhân sự cho cuộc kiểm toán đó.Việc định hình nhân sự trong một cuộc kiểm toán đó phụ thuộc vào những yếu tố sau: - Khách hàng là khách hàng cũ hay mới. nếu như là khách hàng cũ thì việc phân công những người đã kiểm toán năm trước sẽ giúp cho việc nhận định về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, xác định mức trọng yếu, rủi ro sẽ chính xác hơn. Còn nếu là khách hàng mới thì những người trong nhóm kiểm toán đặc biệt là nhóm trưởng phải là KTV am hiểu về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng. - Quy mô hoạt động kinh doanh của khách hàng nhỏ hay lớn. thông thường một cuộc kiểm toán ở công ty có quy mô vốn dưới 5 tỷ thì nhóm kiểm toán gồm 5 người, một trưởng nhóm và 4 trợ lý kiểm toán. Quy mô vốn 5 tỷ thì số lượng kiểm toán viên cũng nhiều hơn, trình độ KTV cũng cao hơn. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán. Lĩnh vực kinh doanh của từng khách hàng. Trong quá trình phân công công việc. nhóm trưởng cùng trưởng phòng sẽ căn cứ vào trình độ và chuyên môn của từng kiểm toán viên để phân công những công việc, phần hành hợp lý nhằm đạt được tính chuyên môn hoá. Xác định nguồn lực một cách phù hợp và chính xác giúp công ty tiết kiệm được nhiều chi phí, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của từng Kiểm toán viên. Ví dụ như đối với các trợ lý kiểm toán viên mới, ít kinh nghiệm thì phân công cho những phần hành đơn giản như tiền các khoản tương đương tiền. Việc phân công công việc trong nhóm kiểm toán do nhóm trưởng thực hiện. 1.5.3 Đặc điểm hồ sơ kiểm toán tại A&C Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do các kiểm toán lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu dữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán bao gồm những thông tin cần thiết liên quan đến cuộc kiểm toán đủ làm cơ sơ cho hình thành ý kiến của kiểm toán và chứng minh rằng cuộc kiểm toán đã tiến hành theo đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận. Tổ chức hồ sơ kiểm toán tại công ty A&C thường được phân thành hai loại chính: Hồ sơ kiểm toán chung: bao gồm tất cả các thông tin dài hạn của khách hàng và của hợp đồng kiểm toán với một loạt các thông tin khác nhau về kế toán, pháp luật, thuế…Hồ sơ này được cập nhật hàng năm khi có những thay đổi về các tài liệu đó cụ thể hồ sơ thường trực bao gồm: Tên và số hiệu hồ sơ: ngày tháng lập và ngày tháng lưu dữ Các thông tin chung về khách hàng gồm các ghi chép hay bản sao các tài liệu pháp lý thoả thuận và biên bản quan trọng như quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh, điều lệ công ty, biên bản họp hội đồng quản trị, họp ban Giám đốc… Các tài kiệu về thuế: Các văn bản, chế độ thuế riêng trong lĩnh vực hoạt động của khách hàng, các tài liệu về việc thực hiện nghĩa vụ thuế hàng năm Các tài liệu về nhân sự: các thoả ước lao động, các quy định riêng của đơn vị được kiểm toán về lao động, các quy định về quản lý và sử dụng quỹ lương. Các tài liệu kế toán: Văn bản chấp thuận chế độ kế toán được áp dụng, các nguyên tắc kế toán áp dụng Các hợp đồng hoặc thoả thuận với bên thứ 3 có hiệu lực trong thời gian dài như hợp đồng kiểm toán, hợp đồng cho thuê, hợp đồng vay… Các tài liệu khác Hồ sơ kiểm toán năm: Hồ sơ này chứa đựng các thông tin về khách hàng chỉ liên quan tới cuộc kiểm toán của một năm tài chính. Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm các dữ liệu cho năm kiểm toán - Phần tổng hợp hồ sơ: + Các thông tin về người lập, người kiểm tra, người soát xét hồ sơ kiểm toán + Báo cáo kiểm toán, thư quản lý, báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán + Lập kế hoạch kiểm toán - Phần kiểm tra các khoản mục. + Những bằng chứng về sự kiểm tra soát xét của kiểm toán viên và người có thẩm quyền đối với những công việc do kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán hay các chuyên gia khác thực hiện. + Các chi tiết về những thủ tục kiểm toán mà các kiểm toán viên khác thực hiện khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị cấp dưới. + Các kết luận của kiểm toán viên về các vấn đề trọng yếu của cuộc kiểm toán, bao gồm cả những vấn đề bất thường cùng với các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện để giải quyết vấn đề đó + Bản giải trình của Giám đốc( hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán + Bằng chứng về kế hoạch chiến lược, chương trình kiểm toán và những thay đổi nếu có + Những bằng chứng về sự thay đổi hệ thống kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng + Những bằng chứng và đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và các đánh giá khác + Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ kế toán + Những phân tích của kiểm toán viên về những nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số dư các tài khoản + Những phân tích về tỷ lệ, xu hướng quan trọng đối với tình hình hoạt động của khách hàng - Các tài liệu khác 1.5.4 Đặc điểm hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại A&C Trong những năm gần đây, KSCL HĐKT tại công ty A&C được đặt lên hàng đầu. Năm 2008, khi chi nhánh chuyển đến trụ sở mới mới 40 Giảng Võ thì chi nhánh đã thành lập một phòng ban riêng và độc lập với các phòng khác. Đây là phòng ban chuyên trách về vấn đề KSCL HĐKT do chị Thảo phụ trách. Đồng thời chi nhánh cũng có văn bản chính thức vào tháng 11/2008 về KSCL HĐKT nên CLHĐKT của công ty ngày một được nâng lên. Chất lượng các báo cáo ngày càng được đảm bảo tạo dụng được uy tín và thương hiệu lớn cho công ty A&C không chỉ coi trong việc thực hiện KSCL bên trong công ty mà còn thực hiện KSCL ở cả bên ngoài công ty. KSCL HĐKT bên trong được tiến hành ở tất cả các nhân tố để có thể thực hiện một cuộc kiểm toán có chất lượng: Nhân viên kiểm toán, tư liệu, hồ sơ kiểm toán…còn KSCL bên ngoài là hoạt động kiểm soát khách hàng. Bên cạnh những quy định trong phạm vi toàn công ty để KSCLKT, A&C cũng xây dựng và thực hiện quy trình kiểm soát cụ thể cho từng cuộc kiểm toán. A&C cho rằng chỉ có khẳng định chất lượng qua từng cuộc kiểm toán cụ thể mới tạo được niềm tin cho công chúng về chất lượng các dịch vụ do công ty cung cấp. Trong từng cuộc kiểm toán, việc kiểm soát thực hiện ở cả ba giai đoạn: kiểm soát trước kiểm toán, kiểm soát trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm soát sau khi thực hiện kiểm toán Quá trình thực hiện kiểm soát ở phạm vi toàn công ty và kiểm soát cho quy trình kiểm toán tại chi nhánh A&C tại Hà Nội sẽ được trình bày cụ thể ở phần thực trạng KSCL HĐKT bên dưới PHẦN II: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN A&C 2.1 Vai trò của kiểm soát chất lượng trong hoạt hoạt động kiểm toán 2.1.1 Chất lượng hoạt động kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220: “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của KTV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian định trước với giá phí xác định”. Tuy nhiên khái niệm này có hạn chế là chỉ đề cập tới ý kiến kiểm toán là kết quả của HĐKT nhưng không đề cập tới quá trình thực hiện công việc kiểm toán. Theo quan điểm của tác giả Ngô Đức Long với các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Viêt Nam.CLHĐKT được định nghĩa như sau: “Chất lượng hoạt động kiểm toán là sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng kiểm toán và các đối tượng quan tâm khác về công việc do các chuyên gia kiểm toán có trình độ chuyên môn, năng lực và đạo đức thực hiện dựa trên sự tuân thủ luật pháp cùng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán với chi phí và thời gian kiểm toán thích hợp”. Như vậy, CLHĐKT đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán của chủ thể kiểm toán, đánh giá tất cả các lĩnh vực, các khía cạnh hoạt động của một công ty, CLHĐKT tạo ra uy tín và thương hiệu cho chủ thể kiểm toán. 2.1.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán Hiện nay, đang còn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về KSCL HĐKT. Mỗi khái niệm đã có những nêu được những nội dung cơ bản nhưng chưa đầy đủ. Trong từ điển, thuật ngữ Kế toán - kiểm toán, khái niệm về KSCL HĐKT được hiểu là: “các chính sách và các quy trình do một hãnh thông qua để bảo đảm một cách tương đối rằng tất cả các cuộc kiểm toán do hãng tiến hành được thực hiện theo đúng mục đích và các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán đã được quy định trong các chuẩn mực kiểm toán quốc tế”. Khái niệm này không mang tính chất khái quát do chỉ đề cập tới trách nhiệm của công ty kiểm toán (hãng kiểm toán) đối với hoạt động KSCL HĐKT mà không đề cập đến vai trò của nhà nước và các hiệp hội nghề nghiệp. Mặc khác, việc các công ty thông qua các chính sách và quy trình nhưng không thực hiện chúng cũng không thể coi là đã thực hiện KSCL. Theo PGS. TS Trần Thế Dũng và TH.S Trần Đức Hiếu: “ Kiểm soát chất lượng kiểm toán được hiểu là một hệ thống các giải pháp nhằm tác động vào các hoạt động kiểm toán, đảm bảo cho các hoạt động kiểm toán được thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy trình, chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với các yêu cầu và tiêu thức đánh giá chất lượng kiểm toán đã đề ra, trong đó trọng tâm là quá trình xây dựng, ban hành và thực thi các nghiệp vụ kiểm soát chất lượng kiểm toán từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc các giai đoạn của cuộc kiểm toán”. Khái niệm này tương đối đầy đủ, thể hiện rõ bản chất của KSCL HĐKT nhưng chưa đề cập đến chủ thể thực hiện KSCL. Theo ý kiến chủ quan của tác giả: “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là việc các cơ quan nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp và các công ty kiểm toán cũng như chính các kiểm toán viên nắm bắt và điều hành hoạt động kiểm toán do công ty kiểm toán và các kiểm toán viên thực hiện nhằm không ngừng nâng cao chất lượng nghề nghiệp”. Khái niệm này đã đề cập đến tất cả các nhân tố của KSCL HĐK: chủ thể kiểm soát là các cơ quan nhà nước, hiệp hội nghề nghiệp, các công ty kiểm toán và chính các KTV; Đối tượng kiểm soát là HĐKT; và khách thể kiểm soát là các công ty kiểm toán và chính các KTV thực hiện kiểm toán Từ đó, ta có thể thấy rõ vai trò của KSCL HĐKT đối với các chủ thể kiểm toán nói chung và với các công ty kiểm toán độc lập nói riêng trong nền kinh tế thị trường. Có thể khẳng định vấn đề KSCLKT đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của giới chuyên môn và của đông đảo công chúng hiện nay, những người đang đặt niềm tin vào kết quả kiểm toán. Đặc biệt, với các công ty kiểm toán, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động KSCLKT là vấn đề sống còn, quyết định khả năng phát triển lâu dài của các công ty này. 2.2 Kiểm soát chất lượng trong phạm vi toàn công ty A&C Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220: “Chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thỏa mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV; đồng thời thỏa mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của KTV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian định trước với giá phí xác định”. Như vậy, chất lượng kiểm toán thể hiện sự thành công của cuộc kiểm toán, thể hiện trình độ của các công ty kiểm toán. Vì vậy, đối với bất kì một công ty kiểm toán nào thì vấn đề KSCLKT luôn là mối quan tâm hàng đầu. 2.2.1 Kiểm soát Đội ngũ nhân viên kiểm toán Với bất kì công ty kiểm toán nào, đội ngũ nhân viên là tài sản vô giá, là nhân tố hàng đầu quyết định đến chất lượng của cuộc kiểm toán. PGS.TS Nguyễn Đình Hựu trong bài “Quan hệ giữa môi trường xã hội và chất lượng kiểm toán” đăng trên tạp chí kế toán Xuân 2006 đã khẳng định: “Người ta nói quá nhiều về vấn đề chất lượng kiểm toán, đôi khi với sự chân thành và nhiệt huyết. Song ai là người xắn tay áo lên về chất lượng? Đó chính là các kiểm toán viên, những người hàng ngày, hàng giờ hằng tâm, hằng nghĩ, hằng lo và đặc biệt là hành động cho sự gia tăng chất lượng”. Mặt khác,._.Hoạt động soát xét giấy tờ làm việc trong một bộ hồ sơ kiểm toán được thực hiện chặt chẽ. Trong một cuộc kiểm toán cụ thể, hoạt động soát xét được thực hiện ở ba cấp quản lý: trưởng nhóm kiểm toán, KTV điều hành và BGĐ. Hoạt động kiểm tra, soát xét lại các hồ sơ kiểm toán cũng được thực hiện. Hồ sơ kiểm toán là sản phẩm của cuộc kiểm toán, là kết quả quá trình làm việc của các KTV. Vì thế, khi kiểm soát được sản phẩm cuối cùng tất yếu kiểm soát được quá trình tạo ra sản phẩm đó. Nghĩa là, kiểm soát tốt hồ sơ kiểm toán tức là kiểm soát tốt cuộc kiểm toán hay chất lượng hồ sơ kiểm toán phản ánh chất lượng kiểm toán Công ty đã thiết lập được một quy trình kiểm soát chất lượng khá chặt chẽ. Việc thành lập bộ phận KSCL trong công ty cùng với những quy định chính sách ban hành bằng văn bản mà trong một cuộc kiểm toán, hoạt động kiểm soát được thực hiện ở cả ba giai đoạn. Trong giai đoạn trước kiểm toán, kiểm soát thể hiện ở sự am hiểu sâu sắc tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, sự thận trọng trong quyết định kiểm toán; hay sự cẩn trọng khi đánh giá tính độc lập của các KTV; hoặc sự chuẩn mực, khoa học trong việc xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế các chương trình kiểm toán. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm soát thể hiện ở sự hướng dẫn, giám sát và soát xét công việc của các thành viên trong đoàn kiểm toán, đảm bảo rằng cuộc kiểm toán thực hiện đúng theo các quy định, chuẩn mực hành nghề kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, hoạt động kiểm soát thể hiện ở chất lượng của BCKT phát hành đáp ứng được lòng tin của những người sử dụng. 3.2 Những giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C 3.2.1 Tính tất yếu khách quan hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán Khi xem xét, nghiên cứu bất cứ sự vật, hiện tượng nào, chúng ta phải sử dụng phép biện chứng để phân tích, đánh giá bản chất của sự vật, hiện tượng đó. Có như vậy mới đảm bảo tính chính xác bởi phép biện chứng duy vật là phương pháp luận khoa học. Phép biện chứng duy vật bao gồm nội dung phong phú nhưng trong đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển vẫn được xem là những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất, như Ph.Angnghen đã định nghĩa: “phép biện chứng…là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”. Trong đó, nguyên lý về sự phát triển cho rằng sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. Phát triển là quá trình “tự thân” của mọi sự vật, hiện tượng nên đó là một quá trình khách quan, độc lập với ý muốn chủ quan của con người. KSCLKT là một sự vật do đó muốn tồn tại phải không ngừng vận động và phát triển. Mặt khác, sự phát triển của KSCLKT là một quá trình khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Bên cạnh đó, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thừa nhận thế giới như một chỉnh thể thống nhất, các sự vật hiện tượng và các quá trình cấu thành thể giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. KSCLKT là một bộ phận mật thiết của nền kinh tế nên nó có mối liên hệ qua lại và chịu sự tác động của nền kinh tế. Nghĩa là, KSCLKT phải vận động và phát triển theo khuynh hướng phát triển chung của nền kinh tế. Ngày nay, khi nền kinh tế đang phát triển như vũ bão thì tất yếu KSCLKT cũng phải vận động và phát triển theo xu hướng chung ấy. Mặt khác, quy luật lượng- chất trong phép biện chứng cho rằng những thay đổi về lượng đến một mức độ nhất định sẽ dẫn đến những thay đổi về chất và khi chất mới ra đời lại tạo ra lượng mới và lại tạo điều kiện để lượng mới phát triển. Đây là phương thức chung của sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. KSCLKT khi phát triển cũng phải tuân theo quy luật lượng- chất nêu trên. Khi KSCLKT phát triển đến một trình độ nhất định (thay đổi về lượng) sẽ phải nâng cao chất lượng (thay đổi về chất). Ngược lại, với chất lượng được nâng cao KSCLKT sẽ phát triển ở một tầm mới với một trình độ mới. Ph.Angghen viết: “Phép biện chứng là phương pháp mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng”; còn V.I.Lênin cho rằng: “bản thân sự vật phải được xem xét trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó”. Như vậy, để có tri thức đúng về sự vật chúng ta phải có cái nhìn toàn diện. Vì thế, khi xem xét KSCL HĐKT với quan điểm toàn diện chúng ta không thể không nhận thấy việc hoàn thiện KSCL HĐKT là điều tất yếu khách quan, là hợp với xu hướng phát triển của bản thân nó. Tại Việt Nam, lĩnh vực kiểm toán thực sự mới ra đời vào năm 1991, và sau 17 năm hoạt động, lĩnh vực kiểm toán đã có những tiến bộ rõ rệt thể hiện ở số lượng đông đảo các công ty kiểm toán hoạt động trên cả nước, trong mọi lĩnh vực kinh tế. Nếu năm 1991 chỉ có 2 công ty với vỏn vẹn 15 người thì đến 30/06/2008 đã có hơn 140 công ty kiểm toán lớn, nhỏ thuộc nhiều quy mô và loại hình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với hàng trăm văn phòng và chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trên cả nước, trên 4.600 nhân viên làm việc trong đó có 1500 người đã được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ KTV và trên 170 KTV đạt trình độ quốc tế. Trong năm 2008 vừa qua, ngành kiểm toán Việt Nam đã cung cấp dịch vụ cho hơn 20.000 khách hàng với tổng doanh thu 1500 tỷ đồng. Sự cạnh tranh giữa các công ty kiểm toán trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Mặt khác, việc Việt Nam gia nhập WTO không chỉ tạo cơ hội cho ngành nghề kiểm toán mà cũng tạo những thách thức lớn. Nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty kiểm toán nước ngoài với đội ngũ nhân viên có chất lượng và trình độ chuyên môn cao với bằng cấp được công nhận trên toàn thế giới. Vì thế, để tồn tại và phát triển tất yếu các công ty phải nâng cao chất lượng kiểm toán, nghĩa là phải hoàn thiện KSCLKT. Năm 2006, Việt Nam đã tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh APEC và được công nhận là thành viên chính thức của WTO. Những sự kiện này đã chứng tỏ sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Điều này đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những cơ hội và thách thức mới. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, vươn lên tầm thế giới buộc phải chấp nhận theo luật chơi quốc tế. Một trong những luật chơi đó là phải đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh được thừa nhận bởi các công ty kiểm toán có uy tín. Mặc khác, các nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn vào các doanh nghiệp cũng yêu cầu BCTC phải được kiểm toán để đảm bảo tính chính xác và trung thực của các thông tin trình bày. Có thể khẳng định nhu cầu kiểm toán hiện nay là vô cùng lớn, loại hình khách hàng cũng đa dạng hơn. Đối tượng khách hàng của các công ty kiểm toán từ chỗ chỉ gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã mở rộng ra là doanh nghiệp nhà nước, các ngân hàng, tổ chức tài chính, bảo hiểm, công ty niêm yết, nhiều đơn vị hành chính sự nghiệp, các dự án quốc tế và các loại hình doanh nghiệp khác. Đặc biệt, trong năm 2006, với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán thì đối tượng có nhu cầu sử dụng BCKT tăng lên rất mạnh. Khi đó, bất cứ một sai sót nào trên BCKT sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều người, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Vì thế, KSCLKT là yêu cầu cấp bách của thị trường và đông đảo công chúng. Mặc khác, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng hội nhập đã làm hoạt động tài chính kế toán phát sinh nhiều hiện tượng mới, làm nảy sinh không ít các vụ kiện có liên quan đến trách nhiệm pháp lý của KTV và các công ty kiểm toán. Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có các vụ kiện lớn về kiểm toán. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện những sai phạm của công ty kiểm toán trong việc kiểm toán BCTC của các tổ chưc phát hành, niêm yết chứng khoán như các công ty kiểm toán phối hợp chưa tốt với các cơ quan quản lý. Trong một số trường hợp, công ty kiểm toán chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo của mình với Uỷ ban chứng khoán nhà nước. KTV có những thông tin sai phạm về gian lận thương mại, về hoàn thuế giá trị gia tăng nhưng thường không thông báo với nhà nước. Hơn nữa, có không ít KTV đã không ngoại trừ những khoản mục có nghi vấn trong BCTC. Như vậy, hoàn thiện KSCLKT là đòi hỏi của chính các công ty kiểm toán nếu không muốn gặp phải các vụ kiện tụng lớn như vụ kiện của các cổ đông tập đoàn Worldcom, tập đoàn Enron đối với công ty kiểm toán Arthur về tính độc lập và trung thực của KTV. Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn (A&C) là một trong những công ty kiểm toán độc lập được thành lập đầu tiên của Việt Nam. Trong những ngày đầu, CLKT còn nhiều hạn chế. Hiện nay, qua gần 17 năm hoạt động, CLKT của công ty đã được nâng lên một tầm cao mới, đáp ứng được lòng tin của công chúng. Những thành quả mà công ty đạt được hôm nay chính là nhờ những cố gắng của BGĐ công ty trong việc KSCLKT. Quy trình kiểm soát chặt chẽ, các quy định và thủ tục kiểm soát được thiết kế và vận hành nghiêm túc là bà đỡ cho những bước phát triển vượt bậc của công ty. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hoạt động KSCLKT trong công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Vì thế, để tồn tại và phát triển hơn nữa, công ty không thể không hoàn thiện KSCLKT để phát huy những mặt tích cực và giảm thiểu những mặt còn hạn chế. Mặc khác, công ty xác định mục tiêu trong kế hoạch từ nay đến năm 2010, sau khi chuyển đổi thành công ty TNHH nhiều thành viên, là: “A&C vẫn giữ vững vị thế là một trong những công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam phát triển bền vững về chất lượng hoạt động; đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp, có nghiệp vụ vững vàng, đạo đức nghề nghiệp tốt, kinh nghiệm quốc gia sâu sắc, kiến thức quốc tế phong phú, thực hiện thắng lợi mục tiêu hội nhập, sánh vai với bạn bè trong khu vực và quốc tế”. Như vậy, để đạt được mục tiêu này không có con đường nào khác là hoàn thiện KSCLKT. 3.2.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại công ty A&C Một là, về công tác tuyển dụng. Kiểm toán viên được coi là tài sản vô giá của một công ty. Một đội ngũ KTV có trình độ cao, đồng đều sẽ nâng cao chất lượng kiểm toán do công ty thực hiện, đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận và uy tín cho công ty. Chính vì vậy công tác đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ KTV cần phải được chú trọng và thực hiện hết sức chu đáo. Công ty A&C đã có đội ngũ KTV có trình độ nghiệp vụ tương đối tốt nhưng thực sự chưa đồng đều. Hiện nay, công ty có công tác đào tạo nhân viên mới trong vòng một tháng tại trụ sở của Công ty ở thành phố Hồ Chí Minh. Một tháng không phải là một thời gian đủ để nhân viên mới của công ty có thể nắm bắt được hết những công việc cần thực hiện trong một cuộc kiểm toán, những điều cần lưu ý đối với từng loại hình kinh doanh đặc thù cũng như những quy định trong quá trình thực hiện kiểm toán của công ty và hướng xử lý những sai sót mà kiểm toán viên có thể gây ra Phương hướng hoàn thiện: Bên cạnh việc duy trì thường xuyên công tác đào tạo tại công ty vào tháng 8,9,10 hàng năm theo cấp độ và theo nội dung vấn đề. Công ty cần nâng cao yếu tố đầu vào một cách khách quan, chất lượng yếu tố đầu vào sẽ giúp quá trình đào tạo có chất lượng cao. A&C cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn cụ thể và phù hợp cho quá trình tuyển dụng. Ví dụ như trình độ tiếng Anh là một yếu tố rất quan trọng để xét tuyển đầu vào, với trình độ B trong thông báo tuyển dụng năm 2008 chưa thực sự phù hợp với yêu cầu công việc hiện nay. Mặt khách công ty cần có những chính sách thu hút nhân tài hàng năm. Ví dụ công tác tuyển chọn sinh viên thực tập cần phải qua các bước và tuyển chọn một cách có chọn lọc bởi sinh viên thực tập sẽ là một phần đội ngũ nhân viên kế cận của công ty sau khi ra trường, Những công ty lớn Big4 và AASC, việc tuyển chọn sinh viên thực tập rất được coi trọng nên để vào được công ty phải trải qua các vòng thi một cách nghiêm túc và chọn được những sinh viên có năng lực tốt. Với uy tín của công ty hiện nay, nếu làm tốt công tác này sẽ nâng cao và chất lượng tuyển dụng cho công ty. Trong mùa kiểm toán, do khối lượng công việc rất lớn đặc biệt công ty kiểm toán A&C là một công ty có nhiều khách hàng nhất hiện nay. Nên các nhân viên, Kiểm toán viên phải làm việc rất nhiều, áp lực công việc là rất lớn nên để thu hút nguồn nhân lực tốt và giữ được những người có kinh nghiệm, công ty cần phải có những chính sách như tăng lương, hỗ trợ lương thoả đáng cho những giờ làm ngoài hành chính. Hai là, cung cấp đủ thiết bị văn phòng cho kiểm toán. Hiện nay, công ty đã trang bị những dụng cụ văn phòng cần thiết cho từng kiểm toán viên, tuy nhiên công tác kiểm toán đỏi hỏi sự tính toán nhiều với những con số khá lớn mà nếu dùng máy tính thông thường thì không thể thực hiện được. Trong khi đó, số KTV được phát máy tính xách tay thì chiếm khoảng 90%, còn 10% thì chưa có. Phương hướng hoàn thiện: Công ty nên phát máy tính xách tay cho tất cả các kiểm toán viên, công ty sẽ trừ lương bằng khoảng 40% giá trị của máy tính đó trong 1 năm. Sau 4 năm sẽ hoàn lại số tiền này. nếu giá trị của máy tính đó khoảng 15 triệu, công ty sẽ trừ lương là 6 triệu trong vòng 1 năm, mỗi tháng trừ lương là 500.000 VNĐ. Việc này vừa nâng cao được ý thức bảo vệ tài sản, vừa hỗ trợ KTV thực hiện kiểm toán và gắn bó lâu dài với Công ty. Bên cạnh những ưu điểm lớn ở trên, tại công ty còn tồn tại một số vấn đề như là việc chưa xây dựng chương trình kiểm toán riêng biệt cho các khách hàng ở các lĩnh vực khác nhau. Điều đó gây khó khăn, mất thời gian trong việc thu thập bằng chứng và làm giảm hiệu quả công tác kiểm toán của Công ty. Ba là về quá trình đánh giá và tìm hiểu khách hàng Việc tìm hiểu khách hàng đối với những khách hàng mới giúp công ty hiểu biết sơ bộ về nhưng thông tin như loại hình kinh, nghành nghề doanh doanh, hệ thống kiểm soát, tính độc lập của công ty đối với khách hàng đó, khả năng công ty đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, sự liêm khiết trong Ban giám đốc của khách hàng, từ đó có căn cứ xác đáng đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng và có những hiểu biết sơ bộ về bộ về khách hàng. Công việc này đóng vai trò quan trọng để hình thành nên kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên, KTV mới chỉ tiến hành thu thập những thông tin, phân tích, đánh giá nhưng thông tin đó dựa trên kinh nghiệm của KTV phụ trách kiểm toán chứ công ty chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện công việc này. Mặt khác, báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp của công ty còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thông tin cho việc đánh giá rủi ro Vì vậy, trong một số trường hợp số lượng khách hàng nhiều, việc phân tích và đánh giá khách hàng của một số KTV được cử đi thường không chính xác dẫn đến những thiếu sót và không phù hợp trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Phương hướng hoàn thiện: Cần cử những kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực khác nhau để bước công việc này được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, đem lại hiệu quả cao nhất. Đồng thời công ty cần xay dựng cụ thể các bước đánh giá như thu thập thông tin về khách hàng và những thông tin về đối thủ cạnh tranh trong cùng nghành, thông tin về hoạt động hiện tại của nghành trong nền kinh tế. Đánh giá tính phức tạp trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng so với toàn nghành, so với đối thủ, so với những nghành khác trong nền kinh tế; Kết quả về những đánh giá đã thực hiện để có cái nhìn tổng quan về mức độ phức tạp có thể xuất hiện trong quá trình kiểm toán. Việc thể hiện kết quả báo cáo phải được trình bày chi tiết trên bảng báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp Biểu 3.1: Biên bản chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng của deloitte Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 8 Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa Hà Nội, Việt Nam Tel : +(84-4) 852 4123 Fax: +(84-4) 852 4143 www.deloitte.com BIÊN BẢN CHẤP NHẬN CUNG CẤP DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG Họ và tên khách hàng: ---------------------------------------------------------- Kỳ kiểm toán: ---------------------------------------------------------- Giới thiệu bởi: --------------------------------------------------------- Những nét chính trong kinh doanh: ---------------------------------------------------------- Loại hình kinh doanh: ---------------------------------------------------------- KTV trước đây của khách hàng: ---------------------------------------------------------- Lý do khách hàng thay đổi KTV: ---------------------------------------------------------- Dịch vụ yêu cầu: ---------------------------------------------------------- Các vấn đề thực tế và tiềm năng về thuế:------------------------------------------------------ Các báo cáo tài chính gần đây nhất: --------------------------------------------------------- Loại báo cáo kiểm toán gần đây nhất: --------------------------------------------------------- PHÂN LOẠI KHÁCH HÀNG Xin mời đánh dấu vào ô thích hợp (xem ghi chú cuối form) Nhà nước Non-DTT Dự án Không hoạt động DTT Kiểm toán Chuẩn bị Đã niêm yết chung hoạt động Các doanh nghiệp khác : Kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên (xin ghi rõ) ĐÁNH GIÁ RỦI RO Theo dõi những thay đổi trong năm hiện tại và năm trước có ảnh hưởng đến công tác kiểm toán Giải thích tóm tắt (Rủi ro đã được xác định phải được trình bày chi tiết theo từng mục) Đối chiếu chi tiết trong mục 1210 (phụ lục 20 câu hỏi đánh giá HT KSNB) Phong cách và tính chính trực của Ban quản lý Cơ cấu quản lý và tổ chức Loại hình kinh doanh Môi trường kinh doanh Kết quả tài chính Đặc thù của công tác kiểm toán Các mối quan hệ kinh doanh và các bên liên quan Hiểu biết và kinh nghiệm về khách hàng này Khả năng của việc cố ý trình bày sai Đánh giá chung về rủi ro : MỨC PHÍ ĐƯỢC CHẤP NHẬN : ------------------------------ Số giờ/ngày ước tính chịu phí kiểm toán :------------------------ ĐỘC LẬP VÀ MÂU THUẪN LỢI ÍCH KẾT LUẬN CHUNG VỀ SỰ CHẤP NHẬN Ghi chú : Nếu rủi ro được đánh giá là hơn/ vượt mức bình thường và nếu có quyết định tiếp tục triển khai dịch vụ, chúng ta cần lập kế hoạch để quản lý các rủi ro đó trong mục 1210 Chấp thuận bởi (TV.BGĐ phụ trách khách hàng) : -------------- Ngày :-------------------- Sự chấp thuận của TV.BGĐ thứ hai : -------------- Ngày :-------------------- Phê chuẩn của TV.BGĐ quản lý rủi ro : -------------- Ngày :-------------------- (Chỉ áp dụng đối với rủi ro vượt mức bình thường) Chữ ký của TV.BGĐ phụ trách chung : -------------- Ngày :-------------------- (Chỉ để chỉ ra rằng Hợp đồng kiểm toán đã được ký) GHI CHÚ Việc phân loại doanh nghiệp dựa trên các khái niệm sau : 1. NHÀ NƯỚC - Các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tại Việt Nam 2. KHÔNG THUỘC DTT - Công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hay các công ty hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động tại Việt Nam không phải là khách hàng có liên quan đến DTT 3. KIỂM TOÁN CHUNG - Khách hàng được cung cấp dịch vụ kiểm toán chung với một đơn vị kiểm toán khác 4. DỰ ÁN - Dự án được tổ chức quốc tế tài trợ 5. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG - Doanh nghiệp đang chuẩn bị hoạt động 6. KHÔNG HOẠT ĐỘNG - Doanh nghiệp không hoạt động 7. ĐÃ NIÊM YẾT - Doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Công ty có thể thiết kế mẫu câu hỏi rủi ro chấp nhận kiểm toán, đánh giá rủi ro kiểm toán, đánh giá HTKSNB, đánh giá tính chính trực của BGĐ công ty khách hàng…Những câu trả lời về những vấn đề này sẽ giúp công ty đưa ra quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không; hoặc giúp KTV lưu ý những vấn đề quan trọng khi thực hiện kiểm toán. Sau đây, xin giới thiệu “Mẫu câu hỏi đáng giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán” của công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) như một gợi ý cho công ty A&C. Bảng 3.2: Mẫu câu hỏi đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán Câu hỏi Có Không Không áp dụng 1. Có lý do nào cần phải đặt câu hỏi đối với tính chính trực của BGĐ cũng như có thể tin tưởng vào những thông tin mà họ cung cấp không? 2. Lợi ích kinh tế từ việc kiểm toán cho công ty khách hàng có cao hơn mức rủi ro đi kèm với công ty khách hàng không? 3. Liệu việc chấp nhận kiểm toán công ty khách hàng có làm công ty bị tổn thất một khoản tiền do vướng vào một vụ kiện với công ty khách hàng hay tổn hại đến uy tín của công ty không? 4. Liệu công ty có thể cung cấp các dịch vụ kiểm toán có chất lượng cao do các KTV có kinh nghiệm chuyên môn, năng lực ở mức độ phù hợp với công việc cũng như độc lập với khách hàng không? 5. Liệu công ty có đảm bảo cung cấp dịch vụ kiểm toán theo đúng các yêu cầu ghi trong hợp đồng kiểm toán không? ……………… Bốn là về xây dựng kế hoạch kiểm toán Một cuộc kiểm toán đạt được hiệu quả cao nếu có kế hoạch kiểm toán tốt. Kế hoạch kiểm toán là quá trìng cân đối tích cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có. Trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn lực, KTV xác định số người, kiểm tra phương tiện và xác định thời gian thực hiện. Thực tế cho thấy trong một số hồ sơ kiểm toán của công ty việc xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với những công ty có quy mô nhỏ thực hiện không tốt bằng những công ty có quy mô hoạt động lớn, có thể là do giá phí kiểm toán đối với những công ty lớn thì nhiều hơn do vậy khả năng bù đắp chi phí cao hơn, kế hoạch kiểm toán cũng được xây dựng tốt hơn.Kế hoạch kiểm toán không được xây dựng tốt thì có thể không tận dụng tối đa nguồn lực, làm phát sinh những chi phí không cần thiết, ảnh hưởng chất lượng và thời gian cuộc kiểm toán, do đó ảnh hưởng đến uy tín của công ty Do vậy, Việc xây dựng kế hoạch kiểm toán cần phải được bộ phận KSCL kiểm tra kỹ và KTV phụ trách lập kế hoạch kiểm toán đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu kế hoạch được đánh giá là không tốt, buộc KTV phải lập lại kế hoạch kiểm toán hoặc giao cho người khác thực hiện. Việc lập kế hoạch phải căn cứ vào những quy định của công ty và đảm bảo chất lượng công việc mà KTV thực hiện trong mối liên hệ với chi phí và thời gian Năm là Thiết kế mẫu giấy tờ soát xét giấy tờ làm việc của thành viên trong đoàn kiểm toán Như đã nhận xét ở trên, quy trình soát xét chất lượng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán tại khách hàng chưa thật chặt chẽ. Công việc hướng dẫn, soát xét giấy tờ làm việc chưa được thể hiện trên các giấy tờ làm việc của đoàn kiểm toán. Công ty cũng chưa thiết kế mẫu biểu liên quan đến hoạt động soát xét giấy tờ làm việc của các trợ lý kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán. Sau đây, xin giới thiệu mẫu “Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đối với trợ lý kiểm toán” của công ty AASC, như sự gợi ý cho công ty A&C. Bảng 3.3: Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đối với trợ lý kiểm toán Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) SOÁT XÉT GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN ĐỐI VỚI TRỢ LÝ KIỂM TOÁN Tên khách hàng:…………………………………………….. Niên độ kế toán:……………………………………………. Khoản mục:………………………………………………… Các câu hỏi Ý kiến của KTV Phần thực hiện bổ sung của trợ lý kiểm toán Đã thực hiện Thực hiện chưa đầy đủ Yêu cầu làm bổ sung Thực hiện Ngày thực hiện Tham chiếu đến giấy làm việc 1. Tất cả các giấy làm việc được sắp xếp logic và thích hợp chưa? 2. Tất cả các giấy làm việc đã được điền đầy đủ thông tin trên giấy chưa? 3. Tất cả các ký hiệu đã được giải thích chưa? 4. Mục tiêu kiểm toán và nguồn số liệu có được ghi trên giấy làm việc không? 5. Số dư trên tờ tổng hợp đã được tham chiếu đến bảng cân đối kế toán và các trang giấy làm việc khác chưa? 6. Tất cả các thủ tục kiểm toán đã được hoàn tất chưa? 7. Kết luận của mỗi khoản mục đã được viết chưa? Kết luận này có phù hợp với các bằng chứng thu được không? 8. Các bút toán điều chỉnh trên trang kết luận đã được đánh tham chiếu đến các giấy làm việc chi tiết chưa? 9. Các số liệu để đưa vào báo cáo và thuyết minh báo cáo đã được ghi tóm tắt trên giấy làm việc chưa? 10. Những vấn đề ngoại trừ đã có bằng chứng đầy đủ và thích hợp chưa? Thứ sáu Tăng cường hoạt động giao lưu công tác giữa nhân viên của A&C với các thành viên khác của HLB khu vực Nhân viên giàu kinh nghiệm và có trình độ cao chính là tài sản vô giá đối với bất cứ một hãng kiểm toán nào. Việc cử nhân viên đi làm tại các thành viên khác của HLB khu vực nên được tăng cường hơn nữa nhằm quốc tế hoá đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tiếp thu kinh nghiệm kiểm toán quốc tế, từ đó, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của Công ty. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũng như hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. CLHĐKT là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các công ty kiểm toán và cũng là đòi hỏi của nền kinh tế. Xây dựng hệ thống KSCL HĐKT BCTC trong các tổ chức kiểm toán độc lập nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Trong thời gian thực tập tại công ty Kiểm toán và tư vấn A&C. Được nghiên cứu về thực tiễn kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty thực hiện, Trong phạm vi nhỏ hẹp của chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em đã vận dụng những lý luận tích lũy được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại nhà trường vào việc thu thập, phân tích và đánh giá tình hình thực tế vấn đề KSCLKT tại A&C, tham khảo kinh nghiệm KSCL tại một số công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời, qua tình hình thực tế tại công ty bản thân em hiểu rõ thêm lý luận và kiến thức về KSCLKT. Từ đó em xin đưa ra một số ý kiến, nhận xét về thực trạng hệ thống KSCL kiểm toán tại A&C và đưa ra một số kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống này. Chuyên đề cũng hi vọng góp phần hoàn thiện hơn hoạt động KSCL HĐKT nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán tại A&C nói riêng và tại các công ty kiểm toán của Việt Nam nói chung Một lần nữa em chân thành cám ơn sự giúp đỡ của th.s cô Nguyễn Thị Hồng Thúy và các anh chị tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C tại Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn ! PHỤ LỤC Bảng 1 Hệ thống tham chiếu STT Tham chiếu Nội dung 1 PF1 Thông tin chung PF11 Đặc điểm về hoạt động kinh doanh của DN PF12 Biên bản họp Đại hội cổ đông PF13 Biên bản họp HĐQT/ HĐ thành viên PF14 Biên bản họp Ban giám đốc PF15 Các thông tin khác PF2 Thông tin về luật pháp PF21 Điều lệ hoạt động của DN PF22 Quyết định thành lập của DN PF 23 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh PF24 Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư PF25 Các thông tin về luật pháp khác PF3 Thông tin về kế toán PF31 Công văn chấp thuận của BTC về chế độ kế toán sử dụng PF32 Hệ thống tài khoản sử dụng PF33 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán PF34 Ghi chú về các chính sách kế toán và hạch toán kế toán đặc thù PF35 Báo cáo kiểm toán nội bộ PF36 Các thông tin về kế toán PF4 Thông tin về Thuế PF41 Giấy chứng nhận ĐK Thuế PF42 Công văn chấp thuận sử dụng hoá đơn đặc thù PF43 Các văn bản chính sách Thuế có liên quan đến hoạt động của DN PF44 Các biên bản kiểm tra quyết toán Thuế 3 năm gần nhất PF45 Các thông tin về Thuế khác PF5 Thông tin về nhân sự PF51 Thoả ước lao động tập thể PF52 Biên bản kiểm tra về lao động PF53 Các chính sách có liên quan đến nhân sự và thu nhập nhân viên PF54 Các thông tin về nhân sự khác PF6 Thông tin về hợp đồng PF61 Hợp đồng tín dụng PF62 Hợp đồng cho thuê ( bao gồm cả hợp đồng cho thuê tài chính PF63 Hợp đồng đi thuê ( bao gồm cả thuê tài chính) PF64 Hợp đồng hợp tác kinh doanh PF65 Hợp đồng liên doanh PF66 Hợp đồng thuê đất PF67 Các hợp đồng về bảo lãnh PF68 Các hợp đồng dài hạn khác PF7 Thông tin về kiểm toán PF71 Câu hỏi liên quan đến việc chấp nhận khách hàng PF72 Bản photo báo cáo tài chính đã kiểm toán( lưu 3 năm gần nhất) PF73 Bản photo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán (lưu 3 năm gần nhất PF74 Bản photo thư quản lý ( lưu 3 năm gần nhất) PF8 Thông tin về tập đoàn PF81 Tóm tắt về quá trình phát triển của Tập đoàn PF82 Cấu trúc của Tập đoàn( bao gồm cty mẹ cty con và các cty liên kết) PF82 Chi tiết về các kiểm toán viên của Tập đoàn PF84 Các điều chỉnh hợp nhất vĩnh viễn PF85 Các yêu cầu về kế toán/ kiểm toán của tập đoàn Bảng 2 Hệ thống tham chiếu các khoản mục cụ thể STT Khoản mục Tham chiếu 1 Tiền và các khoản tương đương tiền BA 2 Phải thu khách hàng (ngắn và dài hạn) BB 3 Các khoản phải thu và phải trả nội bộ (ngắn và dài hạn) BC 4 Các khoản phải thu khác (ngắn và dài hạn) BD 5 Dự phòng khoản phải thu khó đòi BE 6 Hàng tồn kho BF 7 Chi phí trả trước(ngắn và dài hạn) BG 8 TSCĐ và CF XDCB dở dang BH 9 Bất động sản đầu tư BI 10 Các khoản đầu tư tài chính ngắn và dài hạn BJ 11 Thuế thu nhập hoãn lại BK 12 Vay và nợ ngắn-dài hạn BL 13 PTNB(ngắn và dài hạn) BM 14 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước BN 15 Phải trả CNV,KPCĐ,BHXH,BHYT, dự phòng trợ cấp mất việc làm BO 16 Chi phí phải trả BP 17 Các khoản phải trả,phải nộp khác(ngắn hạn và dài hạn) BQ 18 Dự phòng phải trả BR 19 Vốn đầu tư của CSH BS 20 Chênh lệch đánh giá lại tài sản BT 21 Chênh lệch tỷ giá hối đoái BU 22 Các quỹ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối BV 23 Nguồn vốn khác BW 24 Các chỉ tiêu khác ngoài bảng cân đối kế toán BX 25 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ IA 26 Giá vốn hàng bán IB 27 Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính IC 28 Chi phí bàn hàng và quản lý doanh nghiệp ID 29 Thu nhập khác và chi phí khác IE 30 Lãi trên cổ phiếu IF 31 Tài sản, nợ tiềm tàng và các cam kết khác OA 32 Giao dịch với các bên liên quan OB 33 Thông tin về bộ phận OC 34 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ OD 35 Báo cáo tài chính hợp nhất OE DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C, tài liệu nội bộ 2. Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, tài liệu nội bộ 3. Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC), tài liệu nội bộ 4. Nhà xuất bản Tài chính 2003, Chuẩn mực kiểm toán số 220-kiểm soát chất lượng kiểm toán” 5. Nhà xuất bản Thống kê 2001, Giáo trình triết học Mac-Lenin 6. Các wesite của hội kiểm toán Việt Nam, các công ty kiểm toán ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22242.doc
Tài liệu liên quan