Báo cáo Thực tập tại công trường công trình xây dựng nhà chung cư 25 tầng CT1 và CT2 Ngô Thì Nhậm - Hà Cầu - Hà Đông HN (phần thi công lắp ghép tầng 2-5 của CT2, lắp ghép tầng hầm - tầng 2 của CT1)

I/ LỜI NÓI ĐẦU : Cùng với sự phát triển của đất nước là sự gia tăng dân số,Hà Nội là 1 thành phố lớn nên mật độ dân số ngày càng dày đặc,hơn nữa thành phố mới được mở rộng nên cần thiết các khu đô thị,vì vậy nhu cầu chỗ ở có quy hoạch là rất cần thiết.Cồng trình CT1,CT2 đáp ứng được nhu cầu nêu trên,ngoài ra 2 công trình còn kết hợp được diện tích văn phòng cho thuê. Là sinh viên của trường ĐH Xây Dựng,chuyên ngành XD DD & CN,trong những năm học vừa qua cùng với sự chỉ bảo,hứng dẫn tận tình

doc57 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 17899 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại công trường công trình xây dựng nhà chung cư 25 tầng CT1 và CT2 Ngô Thì Nhậm - Hà Cầu - Hà Đông HN (phần thi công lắp ghép tầng 2-5 của CT2, lắp ghép tầng hầm - tầng 2 của CT1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của các thầy cô giáo và tham khảo giúp đỡ của bạn bè…Em đã cơ bản nắm bắt được các kiến thức trong chương trình đào tạo kỹ sư xây dựng.Vì đặc thù riêng của ngành nên sinh viên cần đi vào thực tế để nắm bắt, hiều rõ hơn về công tác xây lắp,thiết kế,điều hành trên công trường…của các công ty, đơn vị hoạt động trong ngành xây dựng.Sinh viên phải làm quen với thị trường xây dựng để bổ sung những kiến thức thực tế,những định hướng của công việc trong tương lại trước khi thực hiến đồ án tốt nghiệp để trở thành một kỹ sư xây dựng. Công trình em được thực tập là công trình xây dựng lắp ghép,đang lắp ghép phần thân nên em được tiếp xúc với công nghệ thi công lắp ghép.Tại công trường chúng em được tìm hiểu,quan sát cách thi công lắp ghép,cách phân công tổ đội thi công,thời gian thi công…Để kết quả thực tập được đầy đủ,ngoài việc đọc bản vẽ thi công,nghiên cứu tài liệu công trình,học hỏi kinh nghiệm các cán bộ kỹ thuật trên công trường đang thi công em còn tìm hiểu thêm về công nghệ thi công cọc khoan nhồi và cừ tường của phần móng và tầng hầm của công trình đã được thi công,cũng như tìm hiểu sơ lược về công nghệ thi công “top down” của một số công trình khác để có thêm nhiều kiến thức thực tế. Do thời gian thực tập có hạn em chỉ có thể tiếp xúc với một số công việc nhất định nên không thể tránh khỏi những thiếu sót đối với yêu cầu của nhà trường.Với những kiến thức rất bổ ích tiếp thu được qua đợt thực tập này,em mong rằng sau khi ra trường em không quá bỡ ngỡ trước những công việc thực tế+ Em xin chân thành cảm ơn công ty Cổ phần Bê tông & Xây dựng VINACONEX Xuân Mai và thầy giáo hướng dẫn đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này. II/ MỤC ĐÍCH THỰC TẬP: Sau khi sinh viên được học hết lý thuyết các môn học trong chương trình đào tạo kỹ sư Xây dựng,sinh viên cần đi vào thực tế để làm quen với sản xuất của các đơn vị xây lắp,làm quen với thị trường xây dựng,từ đó sẽ bổ sung cho mình những kiến thức thực tế,những định hướng của công việc.Qua đợt thực tập sinh viên sẽ thu thập những điều bổ ích mà nhà trường không thể đưa hết vào chương trình giảng dạy và cũng để phát hiện những vấn đề cần giải quyết sau khi tốt nghiệp.Mặt khác cũng là dịp để sinh viên thu thập số liệu,tài liệu chuẩn bị cho quá trình làm đồ án TN được tốt hơn. Vì đợt thực tập được tổ chức trước khi sinh viên nhận đồ án tốt nghiệp nên còn có tên gọi là thực tập tốt nghiệp. Khi thực tập cán bộ kỹ thuật, sinh viên được làm quen với các công việc của người kỹ sư, để khi ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc, không quá bỡ ngỡ trước các công việc thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. III/ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP: Được sự giới thiệu của nhà trường ĐH Xây Dựng, em được tới thực tập tốt nghiệp công trường công trình xây dựng nhà chung cư 25 tầng CT1 và CT2 Ngô Thì Nhậm (thuộc khu dân cư Ngô Thì Nhậm,phường Hà Cầu,quận Hà Đông,tp Hà Nội) do công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng VINACONEX Xuân Mai,chi nhánh Hà Đông là chủ đầu tư.Thời gian thực tập từ 25/08/09 đến 26/09/09.Trong thời gian thực tập em được trực tiếp tham gia vào thi công lắp ghép tầng 2 – 5 của CT2, lắp ghép tầng hầm- tầng 2 của CT1 của công trình. IV/ NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP: 1 – MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng VINACONEX Xuân Mai thuộc Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam VINACONEX.Công ty gồm có : Hai công ty con trực thuộc : C.ty Cổ phần Bê tông Xuân Mai – Đao Tú (tỉnh Vĩnh Phúc), C.ty Cổ phần Tư vấn thiết kế VINACONEX Xuân Mai (Thanh Xuân,Hà Nội). Hai chi nhánh : Chi nhánh Hà Đông, chi nhánh Láng – Hòa Lạc. Ba văn phòng đại diện : Văn phòng đại diện tại Hà Nội (Thanh Xuân, Hà Nội),văn phòng đại diện phía Nam ( Quân 1,tp HCM),văn phòng giao dịch tại Hà Đông(Hà Đông,Hà Nội). Mô hình tổ chức của công ty như sau : Công trình em thực tập do chi nhánh Hà Đông quản lý (đại diện chủ đầu tư),với sự tham gia thi công của các tổ đội thuộc các công ty VINACONEX 5, VINACONEX 9, Sông Đà, VINACONEX Xuân Mai. Sơ đồ tổ chức thi công tại công trường như sau: 2 – TÌM HIỂU VỀ CÔNG TRÌNH: a. Đặc điểm công trình: - Tên công trình : Nhà chung cư 25 tầng CT1, CT2 Ngô Thì Nhậm. - Địa điểm xây dựng : Khu dân cư thuộc phường Hà Cầu, Hà Đông, Hà Nội.(cách quốc lộ 6 khoảng 250m). - Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Bê tông và Xây Dựng VINACONEX Xuân Mai ( VINACONEX Xuan Mai JSC ) - Phương thức quản lý dự án: chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. - Đơn vị lập dự án đầu tư: Trung tâm quy hoạch đô thị và nông thôn – Sở Xây Dựng Hà Tây, Số 1,Ngô Thì Nhậm, Hà Đông. - Đơn vị thiết kế : C.ty Cổ phần Tư vấn thiết kế VINACONEX Xuân Mai. - Đơn vị thi công: + Công ty Sông Đà : thi công phần cọc khoan nhồi. + Công ty VINACONEX 9 thi công phần lõi (thi công trượt lõi thang máy). + Công ty VINACONEX 5 thi công lắp ghép phần thân tòa nhà CT2. + Công ty VINACONEX Xuân Mai thi công tường cừ tầng hầm và lắp ghép phần thân tòa nhà CT1. - Tư vấn giám sát: Trung tâm tư vấn thiết bị và Xây dựng – Viện KHCN Xây dựng (CECC – IBST) - Giấy phép xây dựng: - Thời gian xây dựng: 01/03/2008 – 22/12/2010. b. Quy mô công trình Dự án bao gồm 2 khối nhà cao tầng CT1 và CT2 tại khu dân cư Ngô Thì Nhậm. -Công trình CT1 (dành cho các đối tượng chính sách),bao gồm : + 1 Tầng hầm. + 22 Tầng ở. + 3 Tầng dịch vụ. + Ngoài ra còn 1 tầng mái và tầng kĩ thuật. - Công trình CT2(dành cho các đối tượng có nhu cầu),bao gồm : + 2 Tầng hầm + 22 Tầng để ở + 3 Tầng dịch vụ + Ngoài ra còn 1 tầng mái và kĩ thuật -Tổng mức đầu tư khoảng hơn 640 tỷ đồng. c. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý : Khu chung cư cao tầng thuộc dự án Khu dân cư Ngô Thì Nhậm nằm trong địa phận thành phố Hà Đông thủ phủ tỉnh Hà Tây(cũ),vị trí xây dựng dự án nằm tại trung tâm thành phố Hà Đông cách quốc lộ 6 khoảng 250m. +Phía Bắc giáp khu dân cư xã Văn Khê và máng La Khê. +Phía Tây giáp khu dân cư xã Văn Khê,đường Phan Đình Giót. +Phía Đông giáp đường Ngô Thì Nhậm. +Phía Nam giáp khu dân cư xã Văn Khê,phường Hà Khẩu. * Đặc điểm khí hậu : -Khu vực nghiên cứu nằm tại trung tâm thành phố Hà Đông,mang các yếu tố khí hậu của Hà Đông,tương tự khí hậu của Hà Nội.Nhiệt độ trung bình năm 26.8 độ,biên độ dao động nhiệt không lớn. + Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm : 38,2o C + Nhiệt độ không khí trung bình năm : 23o C + Nhiệt độ không khí thấp nhất trung bình năm 15o C * Lượng mưa : - Lượng mưa phân bố không đều theo các tháng trong năm chủ yếu tập trung từ tháng 5 và tháng 10. Chiếm tới 70 % lượng mưa của cả năm. + Lượng mưa trung bình năm 1620 nn + Lượng mưa trùng bình năm cao nhất 2497,1 mm + Lượng mưa trung bình tháng 135 mm + Lượng mưa 03 ngày ứng với các tần xuất : P = 5 % = 346 mm P = 10 % = 295 mm P = 20 % = 240 mm * Độ ẩm : +Độ ẩm cao nhất 94 % +Độ ẩm thấp nhất 31 % +Độ ẩm trung bình 86 % * Gió : + Tốc độ trung bình mùa hè 2,2 m/s + Tốc độ trung bình mùa đông 2,8 m/s + Hướng gió chủ đạo mùa hè: Đông nam 2,2 m/s Hướng gió chủ đạo mùa đông: Đông bắc. * Đặc điểm địa chất-địa chất : Đặc điểm địa chất công trình, địa chấn: Khu vực xây dựng công trình chưa có tài liệu khoan khảo sát, nhưng qua tham khảo một số tài liệu địa chất cho thấy khu vực nghiên cứu có cấu tạo như sau : -Lớp đất dày khoảng 0,5 – 1,5 m sét pha, cát pha sét -Lớp dưới là sét mầu, sét pha Nhìn chung cường độ chịu tải của đất < 1,5 kg/ cm2 d.Đặc điểm hiện trạng của khu vực dự án. *Đặc điểm chung : Mặt bằng tổng thể công trình Do khu đất nằm trong khu dân cư thuộc dự án Ngô Thì Nhậm nên các đặc điểm cơ bản của hiện trạng khu đất là những đặc điểm chung của toàn dự án, do mặt bằng khu đất đã được giải phóng mặt bằng nên tương đối bằng phẳng, không có dân cư sinh sống cũng như các công trình kiến trúc kiên cố. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật không có. *Giao thông đô thị : Tuyến đường Ngô Thì Nhậm chạy sát khu đất xây dựng có chiều dài 500 m, mặt đường trải nhựa rộng18.5 mnối liền đường Quang Trung với đường Ngô Quyền, đây là tuyến đường giao thông quan trọng của thành phố, dự kiến sẽ đi sát qua khu dân cư với lộ giới 24 m kéo dài đến đường vành đai phía bắc của thành phố (40 – 42m) kéo dài đến đường cao tốc Láng – Hoà Lạc. Tuyến đường này hình thành sẽ tác động mạnh tới cấu trúc không gian khu dân cư Ngô Thì Nhậm *Giao thông khu vực và nội bộ : Khu vực xây dựng công trình là đất trống do đó chưa có đường giao thông nội bộ, đường giao thông khu vực sẽ gắn liền với đường nôi bộ của toàn Dự án. *Hiện trạng cấp nước : Hiện thành phố Hà Đông đã và đang được cấp nước bởi 2 Nhà máy nước Hà Đông, và Nhà máy nước La Khê. Tổng công suất 22.000 m3/h - Nhà máy nước Hà Đông công suất 12.000 m3/h - Nhà máy nước La Khê công suất 10.000 m3/h Nguồn nước của hai Nhà máy này đều khai thác nước ngầm tại chỗ. Nhà máy nước La Khê hiện nằm tiếp giáp phía Tây Nam khu đô thị Văn Phú.Có 7 giếng khoan hiện đang khai thác nước ngầm cung cấp cho Nhà máy nước La Khê, vị trí nằm dọc theo các tuyến đường hiện trạng. Các đường ống đầu nối từ các giếng khoan dẫn nước thô về nhà máy nước La khê có đường kính từ 200mm đến 400 mm. Mạng lưới đường ống cấp nước sạch đã được xây dựng trên các trục đường chính với tổng chiều dài 17.750m tiết diện ống từ 200mm đến 400mm. * Hiện trạng cấp điện : - Luới điện: - Lưới điện cao áp: Trên địa bàn nghiên cứu không có tuyến nào đi qua. - Lưới điện trung áp: Có tuyến 10 KV đi nổi qua khu vực nghiên cứu không phù hợp với quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển lưới điện, tuyến này cần phải di chuyển. - Trạm hạ thế Trong khu vực nghiên cứu phía Tây nam giáp UBND xã La Khê là trạm biến áp treo cấp điện sinh hoạt cho các khu vực lân cận. - Lưới điện hạ thế : - Lưới điện hạ thế cấp cho khu vực dân cư hiện có là lưới điện nổi, dây dẫn chủ yếu là cáp vặn xoắn (ABC) với tiết diện từ 4 x 95 mm 2 dến 4 x 35 mm2.trong tương lai khi nhu cầu sử dụng tăng cao sẽ cần nghiên cứu giải pháp san tải cho các tuyến trục chính. - Lưới điện chiếu sáng : Lưới điện chiếu sáng cần xây mới toàn bộ với các đường mở theo quy hoạch chung phù hợp với toàn thể dự án đảm bảo các yêu cầu về kỹ, mỹ thuật. e.Đánh giá chung về điều kiện và hiện trạng. * Lợi thế: + Thành phố Hà Đông có địa thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế + Dự án đã nằm trong quy hoạch phát triển đô thị vùng + Công trình nằm gần trung tâm thành phố vị trí xây dựng công trình có địa điểm đẹp, giao thông thuận lợi đây là một lợi thế lớn, thu hút được nhu cầu của người dân.Địa hình bằng phẳng , nền đất tốt, giao thông thuận tiện rất thuận lợi cho việc xây dựng công trình, khu vực xây dựng chủ yếu là đất nông nghiệp thuận lợi cho việc chuyển đổi chức năng. + Công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất tạo điều kiện tốt cho dự án có thể vận hành với thời gian và tiến độ nhanh nhất. + Quá trình đô thị hoá nhanh chóng đã dẫn đến việc quy hoạch các khu trụ sở, điểm, cụm công nghiệp nên số lượng người dân có nhà, đất thuộc diện giải phóng mặt bằng là rất lớn dẫn đến nhu cầu về nhà ở tăng cao. * Những khó khăn cần giải quyết : + Cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và Tỉnh về cơ chế ưu đãi đầu tư để giảm giá thành công trình, phù hợp với thu nhập của người dân thuộc các đối tượng chính sách và giải phóng mặt bằng. + Do công trình nằm sát mặt đường Ngô Thì Nhậm, là bộ mặt của toàn khu dân cư nên có sự đòi hỏi cao về chất lượng. Công trình phải tạo được vẻ đẹp kiến trúc hiện đại, gắn kết với không gian kiến trúc, môi trường của khu dân cư, đồng thời tạo điểm nhấn cho toàn bộ dự án + Mặt bằng thi công công trình nằm sát đường, gần khu dân cư, cơ quan hành chính nên việc tổ chức thi công phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về an toàn lao động, tiếng ồn cũng như vệ sinh môi trường. 3 – GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH: 3.1- Giải pháp quy hoạch khu đất xây dựng khu nhà CT1. 3.1.1-Giải pháp xây dựng. Trong thiết kế quy hoạch : Khu nhà chung cư được thiết kế với chiều cao từ 25tầng, tại lô đất bám sát mặt đường Ngô Thì Nhậm. Nhà chung cư CT1 bao gồm 2 đơn nguyên. Nhà chung cư được thiết kế với kiến trúc hiện đại để phù hợp với tầm vóc và vị thế của thành phố Hà Đông. 3.1.2-Giải pháp mặt bằng. Tòa nhà CT1 được thiết kế làm hai đơn nguyên, cao 25 tầng, bao gồm 15 căn hộ/ tầng cộng với phòng sinh hoạt cộng đồng với diện tích từ 60m2 đến 70 m2 để đáp ứng cho các hộ diện chính sách của Thành phố. Các căn hộ thiết kế có quy mô diện tích thích hợp, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng đồng thời đáp ứng đúng tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam. Mặt bằng chi tiết các căn hộ được bố trí tuân thủ theo một nguyên tắc là các phòng ở, phòng sinh hoạt đều có ánh sáng tự nhiên, nhà bếp thông thoáng trực tiếp ra hành lang, nhà vệ sinh thông khí cưỡng bức bằng quạt thông gió. Các phòng được bố trí với nhiều công năng sử dụng khác nhau tạo được cảm giác thoải mái, tiện lợi cho người sử dụng. Thiết kế mặt bằng thuận tiện cho việc sinh hoạt và trang trí nội thất, phù hợp với công năng sử dụng của từng phòng. Tầng hầm: Diện tích 3040 m2 , cao 3,3m . Toàn bộ tầng hầm được sử dụng làm nơi đỗ xe ôtô, xe đạp, xe máy, phòng kỹ thuật điện, nước, khu vực thang bộ, thang máy. Lối lên xuống tầng hầm được tổ chức vào một cửa rộng 6,7 m nằm ở vị trí phía sau bên phải của toà nhà rất thuận tiện cho việc tổ chức giao thông. Giao thông đứng của tòa được bố trí làm 3 cụm. Cụm giao thông nằm ở vị trí trung tâm dành cho dân cư sinh sống trong tòa nhà, bao gồm 1 thang bộ, 04 thang máy có tải trọng 1000kg, trong đó có 01 thang hàng. Thang bộ được bắt đầu từ tầng hầm xuyên suốt lên các tầng trên của tòa nhà. Thang thoát hiểm được đặt nằm vị trí hai đầu của toà nhà. Để đảm bảo cho việc quản lý an ninh của tòa nhà thì giao thông thang máy không tổ chức điểm dừng ở tầng hầm. Mọi người dân sinh sống trong tòa nhà cũng như khách bắt buộc phải đi lên các tầng trên bằng lối thang bộ thông qua hệ thống kiểm soát từ phòng trực tầng 1. Hai cụm thang nằm kẹp hai bên tòa nhà dành cho khối văn phòng có thể bắt đầu đi lên từ tầng hầm lên đến tầng kỹ thuật của tòa nhà. Mỗi cụm thang gồm có 1 thang bộ và 1 thang máy. Tầng1 với diện tích 2100m2 là nơi để sử dụng cho các không gian cho thuê như siêu thị, cửa hàng v.v.. Có 03 sảnh chính. Sảnh dành cho khối dân cư được tổ chức nằm ở vị trí trung tâm, có đường dốc dành cho người tàn tật, có phòng trực tầng. Hai sảnh hai bên dành cho khối siêu thị, văn phòng. Tầng 2, tầng 3 với diện tích như tầng 1 dùng để sử dụng làm văn phòng cho thuê. 22 tầng ở bao gồm 307 căn hộ với diện tích từ 60m2 đến 76m2. Cơ cấu mỗi căn hộ có 2 phòng ngủ. Vị trí khu bếp của tất cả các căn hộ đều được đặt ở vị trí nằm sát bên ngoài logia nhằm đảm bảo cho việc thông thoáng. - Căn hộ loại A với diện tích 76m2 gồm có 02 phòng ngủ, 02 khu vệ sinh, trong đó có một phòng ngủ khép kín. Phòng khách được thiết kế liên thông với không gian phòng ăn, bếp, logia tạo thành một không gian đa năng. - Căn hộ loại B với diện tích 60m2 có hai phòng ngủ và một vệ sinh chung, logia. - Căn hộ loại C với diện tích 60m2 và có cùng cơ cấu như căn hộ loại B - Tầng kỹ thuật: Ngoài diện tích dành để thu gom đường ống thì các không gian còn lại tận dụng để khai thác các không gian làm dịch vụ. Các khối nhà ở chung cư được thiết kế với giải pháp kết hợp giữa công năng sử dụng nhà ở theo lối chung cư và căn hộ kiểu gia đình bằng các chi tiết thiết kế phần lôgia, ban công, tạo cảm giác riêng biệt cho mỗi căn hộ. Do cách thức bố trí mặt bằng các căn hộ tương đối đa dạng nên mặt đứng công trình cũng đạt được những nét riêng biệt, tạo sự biến đổi có ý thức trên mặt đứng, tránh sự tẻ nhạt, đều đều thường thấy trong các công trình nhà ở cùng loại nhưng cũng không vụn vặt, lắt nhắt trong tổng thể hình khối của công trình. Các yêu cầu về vật lý kiến trúc như hướng gió, ánh sáng cũng sẽ được thiết kế đảm bảo theo các tiêu chuẩn hiện hành. 3.1.3-Giải pháp mặt cắt: Toà nhà chung cư 25 tầng được thiết kế với chiều cao tầng hầm là 3 mét dùng nơi để xe đạp, xe máy, ô tô. Chiều cao tầng 1-3 là trên 4 m mét dùng làm dịch vụ. Tầng 4 - 23 cao trên 3,3 mét bố trí căn hộ ở. Lõi giao thông theo chiều đứng nằm tại trung tâm toà nhà bao gồm hai hệ thống thang bộ (một thang dùng làm hệ thống giao thông, thang còn lại là thang thoát hiểm) và 3 thang máy nằm ở trung tâm toà nhà tạo nên độ thông thoáng và đối lưu không khí tốt nhất. 3.1.4-Giải pháp mặt đứng: Mặt ngoài công trình được thiết kế theo trường phái kiến trúc hiện đại tạo độ khoẻ khoắn cho công trình mà không cần những trang trí cầu kỳ. Hệ thống ban công lan can sắt tạo thông thoáng, và độ nhẹ nhàng cho toàn bộ khối kiến trúc. 3.2- Giải pháp quy hoạch khu đất xây dựng khu nhà CT2. 3.2.1-Giải pháp xây dựng: Tòa nhà thương mại được thiết kế 1 đơn nguyên, cao 25 tầng, bao gồm 14 căn hộ/ Tầng với diện tích từ 71m2 đến 130 m2 không bao gồm tầng kỹ thuật và 2 tầng hầm. Tầng hầm 1: Diện tích 3040 m2 , cao 3,3m . Toàn bộ tầng hầm được sử dụng làm nơi đỗ xe ôtô, xe đạp, xe máy, phòng kỹ thuật điện, nước, khu vực thang bộ, thang máy. Lối lên xuống tầng hầm được tổ chức vào một cửa rộng 8,5m nằm ở vị trí phía sau bên trái của toà nhà rất thuận tiện cho việc tổ chức giao thông. Tầng hầm 2: Diện tích 3635 m2 , cao 3,3m. Toàn bộ không gian được sử dụng để ôtô. Đường dốc lên xuống giữa hai tầng hầm được bố trí nằm ở trục trung tâm, rộng 8,5m đủ cho hai làn xe lên xuống. Giao thông đứng của tòa được bố trí làm 3 cụm. Cụm giao thông nằm ở vị trí trung tâm dành cho dân cư sinh sống trong tòa nhà, bao gồm 1 thang bộ, một thang thoát hiểm, 04 thang máy có tải trọng 1000kg, trong đó có 02 thang hàng. Thang bộ được bắt đầu từ tầng hầm 2 xuyên suốt lên các tầng trên của tòa nhà. Thang thoát hiểm được đặt nằm vị trí ở trục trung tâm và khi có sự cố có thể thoát trực tiếp ra phía ngoài bằng cửa thoát hiểm ở tầng 1. Để đảm bảo cho việc quản lý an ninh của tòa nhà thì giao thông thang máy không tổ chức điểm dừng ở hai tầng hầm. Mọi người dân sinh sống trong tòa nhà cũng như khách bắt buộc phải đi lên các tầng trên bằng lối thang bộ thông qua hệ thống kiểm soát từ phòng trực tầng 1. Hai cụm thang nằm kẹp hai bên tòa nhà dành cho khối văn phòng có thể bắt đầu đi lên từ tầng hầm 2 lên đến tầng kỹ thuật của tòa nhà. Mỗi cụm thang gồm có 1 thang bộ và 1 thang máy. Tầng1 với diện tích 2010m2 là nơi để sử dụng cho các không gian cho thuê như siêu thị, cửa hàng v.v.. Có 03 sảnh chính. Sảnh dành cho khối dân cư được tổ chức nằm ở vị trí trung tâm, có đường dốc dành cho người tàn tật, có phòng trực tầng. Hai sảnh hai bên dành cho khối siêu thị, văn phòng. Tầng 2, tầng 3 với diện tích như tầng 1 dùng để sử dụng làm văn phòng cho thuê. 21 tầng ở bao gồm 294 căn hộ với diện tích từ 71m2 đến 130m2. Cơ cấu mỗi căn hộ có từ 2 đến 3 phòng ngủ. Vị trí khu bếp của tất cả các căn hộ đều được đặt ở vị trí nằm sát bên ngoài logia nhằm đảm bảo cho việc thông thoáng. - Căn hộ loại A với diện tích 130m2 gồm có 03 phòng ngủ, 02 khu vệ sinh, trong đó có một phòng ngủ khép kín. Phòng khách rộng rãi được thiết kế liên thông với không gian phòng ăn, bếp, logia tạo thành một không gian đa năng. - Căn hộ loại B với diện tích 124 m2 có cùng cơ cấu giống như căn hộ loại A. - Căn hộ loại C với diện tích 113 m2 gồm có: 03 phòng ngủ, 02 khu vệ sinh, phòng khách + bếp + ăn và 01 logia. Trong đó có một phòng ngủ khép kín với khu vệ sinh - Căn hộ loại D với diện tích 71,4 m2 gồm có: 02 phòng ngủ, 02 khu vệ sinh, phòng khách + bếp +ăn và 01 Logia. Trong đó có một phòng ngủ khép kín với khu vệ sinh. - Căn hộ loại E với diện tích 81,4 m2 gồm có: 02 phòng ngủ, 02 khu vệ sinh, phòng khách + bếp +ăn và 01 Logia. Trong đó có một phòng ngủ khép kín với khu vệ sinh. Tổng diện tích sàn điển hình là 1838.5 m2. Diện tích giao thông 305m2. Mật độ giao thông 16.6m2 - Tầng kỹ thuật: Ngoài diện tích dành để thu gom đường ống thì các không gian còn lại tận dụng để khai thác các không gian làm dịch vụ. 3.2.2-Giải pháp mặt bằng. Nhà ở chung cư CT2 được thiết kế với giải pháp kết hợp giữa công năng sử dụng nhà ở theo lối chung cư và căn hộ kiểu gia đình bằng các chi tiết thiết kế phần lôgia, ban công, tạo cảm giác riêng biệt cho mỗi căn hộ. Do cách thức bố trí mặt bằng các căn hộ tương đối đa dạng nên mặt đứng công trình cũng đạt được những nét riêng biệt, tạo sự biến đổi có ý thức trên mặt đứng, tránh sự tẻ nhạt, đều đều thường thấy trong các công trình nhà ở cùng loại nhưng cũng không vụn vặt, lắt nhắt trong tổng thể hình khối của công trình. Các yêu cầu về vật lý kiến trúc như hướng gió, ánh sáng cũng sẽ được thiết kế đảm bảo theo các tiêu chuẩn hiện hành. 3.2.3-Giải pháp mặt cắt: Toà nhà chung cư CT2 được thiết kế với chiều cao 2 tầng hầm là 3 mét dùng nơi để xe đạp, xe máy, ô tô. Chiều cao tầng 1-3 là trên 4 m mét dùng làm dịch vụ. Tầng 4 - 23 cao trên 3,3 mét bố trí căn hộ ở. Lõi giao thông theo chiều đứng nằm tại trung tâm toà nhà bao gồm hai hệ thống thang bộ (một thang dùng làm hệ thống giao thông, thang còn lại là thang thoát hiểm) và 3 thang máy nằm ở trung tâm toà nhà tạo nên độ thông thoáng và đối lưu không khí tốt nhất. 3.2.4-Giải pháp mặt đứng: Mặt ngoài công trình được thiết kế theo trường phái kiến trúc hiện đại tạo độ khoẻ khoắn cho công trình , sủ dụng các vật liệu hoàn thiện có phẩm cấp cao. Hệ thống ban công lan can sắt tạo thông thoáng, và độ nhẹ nhàng cho toàn bộ khối kiến trúc. 4 – GIẢI PHÁP HỆ THỐNG KẾT CẤU: 4.1- Căn cứ tính toán. Tiêu chuẩn và tải trọng tác động TCVN 2737-95 Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép TCVN 5574-91 Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép TCXDVN 356:2005 Tiêu chuẩn tính toán kết cấu bê tông cốt thép (EURO CODE 02) Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế TCXD-205:1998 Các bản vẽ thiết kế thi công phần kiến trúc công trình. Vị trí xây dựng và điều kiện thi công xây lắp Các tài liệu chuyên môn khác. 4.2- Tính toán kêt cấu công trình. 4.2.1.Tính toán các tải trọng tác dụng. a.Tĩnh tải b.Hoạt tải c.Tải trọng gió 4.2.2.Tính toán nội lực và tổ hợp tải trọng. a.Tính toán nội lực: Nội lực được tính toán bằng phần mềm Etab 8.45 b.Tổ hợp tải trọng 4.2.3.Tính toán và cấu tạo. a. Phần móng: b.Tính toán và cấu tạo cột: Tính toán theo quy phạm Việt Nam TCVN 5574-91 c.Tính toán cấu tạo dầm: d.Tính toán cấu tạo vách: e.Tính toán cấu tạo sàn: (Phương pháp và kết quả tính toán có thiết kế cơ sở kèm theo) 4.2.4. Lựa chọn giải pháp kết cấu cho công trình nhà CT1, CT2. Qua việc tính toán, phân tích theo các công thức và tiêu chuẩn trên cho thấy giải pháp kết cấu hợp lý sử dụng cho công trình như sau: Công trình "Nhà chính sách" là nhà cao tầng được sử dụng vớ mục đích làm nhà ở là chính, kết hợp 4 tầng đế làm văn phòng, dịch vụ. Giải pháp kết cấu sử dụng cho công trình là hệ kết cấu khung và vách kết hợp. Hệ lõi , vách cứng được bố trí và tính toán để chịu toàn bộ tải trọng ngang cho công trình đồng thời tham gia chịu tải trọng đứng cho công trình, sử dụng bê tông mác 350#. Lõi là lồng thang được thi công trượt từ trước,các vách ở 2 đầu hồi được thi công đổ BT toàn khối theo thứ tự lắp ghép tầng nhà,2 đầu hồi còn có 2 lồng thang bộ được đổ BT toàn khối và đây cũng là lõi chịu tải ngang của công trình. Hệ cột chịu tải trọng đứng dùng cột tiền chế trong nhà máy sử dụng bê tông mác 450#, liên kết giữa các cột tiền chế với sàn bằng thép chờ xỏ lỗ có vữa không co mác >=550#. Liên kết này được tính toán là liên kết cứng. Dầm sàn sử dụng dầm sàn dự ứng lực bán tiền chế và được toàn khối hoá tại công trường bằng lớp bê tông đổ bù mác 350# kết hợp lưới thép D5a150,đổ dày 6mm Liên kết giữa cột với dầm (tiền chế) dùng thép chờ xỏ lỗ và được bơm đầy bằng vữa không co mác >=550#, liên kết này được tính toán là liên kết khớp. Vật liệu hoàn thiện: Sử dụng vữa khô theo tiêu chuẩn Việt Nam, các loại vật liệu khác mua tại các cơ sở sản xuất trong và ngoài nước yêu cầu có chứng chỉ và xuất xứ rõ ràng. Tóm lại : - Thân nhà: Kết cấu chủ yếu là vách BTCT, dầm sàn lắp ghép và một số cột bê tông được đổ tại chỗ. Sàn được thiết kế là tấm sàn tiền chế, sau được đổ bù bằng 1 lớp bê tông dày 5cm có lưới thép. - Tường: tường ngăn sử dụng gạch rỗng mác 75. - Hệ thống điện đi chìm trong tường, thiết bị vật tư dùng cả trong nước và nước ngoài. Đây là giải pháp kết cấu tối ưu cho công trình, vừa đảm bảo khả năng chịu lực và ổn định của công trình, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công và giảm giá thành xây dựng. 5 – BIỆN PHÁP VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG: * Tổ chức bộ máy quản lý tại công trường: a) Bộ máy quản lý giám sát: Ngoài các phòng ban có chức năng của công ty ra, tại hiện trường chúng tôi bố trí một bộ máy quản lý tất cả các mặt của công trình bao gồm: + 01 Chủ nhiệm công trình : có nhiệm vụ quản lý các mặt tại công trường. + 01 Kỹ sư đảm nhận công tác cốt thép + 01 Kỹ sư đảm nhận công tác cốp pha và lắp ghép + 01 Kỹ sư đảm nhận công tác bê tông + 01 Kỹ sư đảm nhận công tác an toàn + 03 Kỹ sư đảm nhận công tác thi công phần kiến trúc Lập kế hoạch thi công cụ thể. Cùng kỹ sư của A xử lý các thay đổi hoặc sai sót của thiết kế. Ra đề tay để gia công các chi tiết cốp pha, cốt thép. Vẽ hoàn công. + 01 an toàn viên kiểm tra công tác thực hiện an toàn trên công trường. + 01 Kỹ sư điện trực tiếp chỉ đạo thi công tại công trường. + 01 Kỹ sư nước trực tiếp chỉ đạo thi công tại công trường. b)Tổ trắc địa: Gồm 2 người bảo đảm vạch tất cả các mốc chuẩn trong suốt quá trình thi công. c) Bộ máy cung ứng vật tư + bảo vệ: Công trình bố trí 05 bảo vệ và 02 thủ kho. Lực lượng cung ứng vật tư đảm bảo cho việc cung ứng vật tư kịp thời theo tiến độ công trình. * Các biện pháp KHKT được áp dụng đềthi công công trình đạt chất lượng cao: Công trình thi công áp dụng các công nghệ mới nhất vào quá trình thi công như: Sử dụng hệ thống giáo tiêu chuẩn. Côp pha thép định hình Sử dụng các loại máy công cụ tiên tiến trong thi công như cẩu tháp, vận thăng, …máy hút bụi để vệ sinh côp pha, máy khoan + cắt gạch và bê tông để thi công đường ống cấp thoát nước, máy uốn thép của Nhật... Sử dụng các loại phụ gia và hoá chất SIKA để tăng chất lượng cho bê tông, vữa để giảm thời gian liên kết tăng độ bám dính giữa bê tông với các lớp trát. Chúng tôi có sử dụng các con kê thép, con kê vữa cường độ cao để kê cốt thép đảm bảo vị trí thép trong bê tông. Tại một số vị trí cạnh tường + cột hay va chạm chúng tôi dùng các nẹp thép hoặc nhựa đặt vào các góc nhằm tránh sứt góc khi va chạm. Công ty chúng tôi cam kết thực hiện bảo hành công trình theo nghị định số 209/2005/NĐ-CP ngày 16-12-2005 của chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. 5.1- Giải pháp tổ chức mặt bằng thi công : Đảm bảo yêu cầu của chủ công trình. Đặc biệt về vấn đề môi trường, an toàn, đảm bảo việc thi công công trình. -Tổng mặt bằng: Bố trí tổng mặt bằng theo các giai đoạn thi công khác nhau. Tổng mặt bằng bố trí theo những giai đoạn như sau: - Tổng mặt bằng thi công móng. Tổng mặt bằng thi công phần thô. Tổng mặt bằng thi công phần hoàn thiện. Mỗi vật liệu chuyển đến phải được xếp gọn gàng, đúng nơi quy định. Số lượng chuyển về đủ để đáp ứng cho thi công được liên tục nhưng cũng không quá nhiều tránh gây trở ngại cho các công tác khác. Do mặt bằng thi công tương đối chật hẹp do vậy tính toán để khối lượng vật liệu dự trữ tại công trường đảm bảo khối lượng cho việc thi công trong 2 ngày như vậy sẽ vừa đảm bảo thi công được liên tục vừa không gây mất diện tích sử dụng. Cấu kiện được tập kết xếp gọn gàng(đáp ứng đủ phục vụ tiến độ TC) Mặt bằng thi công toà nhà CT2 5.2- Biện pháp vận chuyển vật liệu,cấu kiện : Sử dụng bê tông thương phẩm tại trạm trộn bê tông thương phẩm VINACONEX Vận chuyển bê tông thương phẩm bằng xe trộn, đổ bê tông bằng thùng đổ 2m3 sử dụng cần trục tháp để cẩu Sử dụng cần trục tháp và vận thăng để vận chuyển vật tư lên cao. Đào đất bằng máy xúc, kết hợp thủ công. Vận chuyển đất theo phương ngang bằng máy ủi, theo phương đứng bằng băng truyền. Sử dụng hệ thống xe vận tải để chuyên dụng vận chuyển cấu kiện,vật tư, vật liệu. Sử dụng cần trục tháp để cẩu lắp các cấu kiện. Sử dụng cẩu lốp để bốc dỡ,di chuyển cấu kiện và vật liệu. Sử dụng các thiết bị chuyên dùng khác. Xe chở BT thương phẩm và dụng cụ vận chuyển BT tại công trường. Cần trục tháp Xe chuyên dụng vận chuyển cấu kiện tới công trường Cẩu lốp TR – 300E bốc xếp cấu kiện,vật liệu 5.3- Biện pháp thi công coppha,đà giáo : Công tác ván khuôn được thực hiện theo đúng TCVN 4453-95 và theo TCVN 5724-92. a) Chế tạo: Công tác cốp pha ván khuôn được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN4453-92 và TCVN 5247-92 đảm bảo độ cứng vững, ổn định đẽ thi công tháo lắp, không gây khó khăn cho việc lắp đặt cốt thép và đổ bê tông, vì thế sử dụng cốp pha thép cho cột và cốp pha gỗ dầm, cốp pha thép cho sàn đảm bảo thi công nhanh, kích thước chính xác theo đúng bản vẽ thiết kế. Cốp pha sau khi lắp dựng xong phải kín khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông. Mỗi lần luân chuyển cốp pha bề mặt côp pha được làm vệ sinh sạch sẽ và quét một lớp dầu chống dính chống bê tông bám vào thành của ván khuôn không gây khó khăn cho công tác tháo dỡ ván khuôn sau này. Hệ thống giáo đỡ chủ yếu dùng hệ giáo A-F50 kết hợp với cây chống thép D50 , hệ sàn đỡ + văng kết hợp chống thép hệ thống côp pha + đà giáo có thiết kế cụ thể cho từng cấu kiện như: côp pha vách cột, côp pha thang, côp pha dầm sàn. b)Lắp dựng: Tất cả cốp pha đà giáo khi lắp dựng đều có mốc trắc đạc xác định vị trí tim + cốt cho phần lắp đặt. Trước khi lắp đặt cốp pha + giáo đỡ phần trên tiến hành kiểm tra độ vững chắc của kết cấu phần dươí. Trong và sau khi quá trình thi công các kỹ sư kiểm tra các yếu tố: độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế, độ bền vững của nền, đà giáo chống, bản thân ván khuôn, sàn thao tác, các vị trí neo giữ, độ kín khít của ván khuôn, độ ổn định của toàn bộ hệ thống, vị trí các lỗ chờ, các chi tiết đặt ngầm, khả năng đổ bê tông đảm bảo bề mặt bê tông không bị rỗ sau khi đổ và hệ thống ván khuôn cột chống không bị biến dạng. Sau khi lắp dựng xong dùng máy bơm áp lực cao của Nhật để bơm nước làm vệ sinh toàn bộ bề mặt cốp pha cốt thép trước khi đổ bê tông. Giáo chống đạt tiêu chuẩn c) Tháo dỡ côp pha: Côp pha và đà giáo chỉ đ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26318.doc
Tài liệu liên quan