Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Công thương Việt Nam

Phần I Khái quát về ngân hàng công thương Việt Nam Bối cảnh ra đời Ngân hàng công thương Việt Nam (gọi tắt là Viet Incombank, viết tắt là IVCB) được thành lập theo quyết định số 402/CT ngày 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng và được thống đốc Ngân hàng nhà nước kí quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 về việc chuyển hoạt động Ngân hàng sang hoạt động hạch toán kinh doanh, hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển từ mô hình 1 cấp sang mô hình 2 cấp. Cùng với sự ra đời của 4 Ngân hàng ch

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên doanh: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, thì từ ngày 1/7/1988 Ngân hàng công thương Việt Nam ra đời và bắt đầu đi vào hoạt động. Ngân hàng Công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở Việt Nam, đóng góp một phần quan trọng cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam có mạng lưới rộng khắp trong toàn quốc bao gồm: trụ sở chính và 2 sở giao dịch, 69 chi nhánh phụ thuộc, 27 chi nhánh trực thuộc, 153 phòng giao dịch và 378 quĩ tiết kiệm. Ngân hàng Công thương Việt Nam có quan hệ đại lí với khoảng 450 Ngân hàng và tổ chức tiền tệ của hơn 50 quốc gia, là thành viên chính thức của hiệp hội các Ngân hàng Châu á (ABA), hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam (VNBA), hiệp hội viễn thông tài chính liên Ngân hàng (SWIFT) và tổ chứ.c thẻ Visa quốc tế. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam còn có các đơn vị thành viên khác như trung tâm đào tạo nghiệp vụ, trung tâm công nghệ thông tin. Ngân hàng Công thương Việt Nam còn góp vốn tham gia liên doanh với nước ngoài như: INDOVINA BANK, Công ti cho thuê tài chính (VILC). Với đội ngũ cán bộ gần 12000 có trình độ chuyên môn cao và nhiệt tình, hết lòng phục vụ khách hàng, Ngân hàng Công thương Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Khái quát chung về Sở giao dịch I - NHCT VN Khái quát chung Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập theo quyết định 134 HĐQT về việc sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của sở giao dịch I. Lịch sử của sở giao dịch I như sau: Từ tháng 4/1988 đến tháng 4/1993: Sở giao dịch I mang tên là Ngân hàng công thương Hà Nội. Từ 4/1993 đến tháng 12/1998: mang tên là Hội sở chính Ngân hàng công thương Việt Nam. Từ 1/1999 đến nay: mang tên là Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam. Trong hệ thống thành viên của Ngân hàng công thương Việt Nam, Sở giao dịch I luôn đứng đầu về mọi mặt: nguồn vốn, số vốn huy động, hoạt động kinh doanh. Sở giao dịch I là đơn vị luôn có nguồn vốn lớn trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam, thường chiếm 20% toàn hệ thống. Là đơn vị có hạch toán lớn nhất toàn hệ thống. Đây còn là đầu mối của các chi nhánh, là nơi đầu tiên nhận quyết định, chỉ thị, thực hiện các chủ trương mới của Ngân hàng công thương Việt Nam. Nghĩa vụ và quyền hạn của Sở giao dịch I Nghĩa vụ Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốn và các nguồn lực của Ngân hàng công thương Việt Nam. Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn và hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo qui định của pháp luật và của Ngân hàng công thương Việt Nam Quyền hạn Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế dân cư trong nước và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kì phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của ngân hàng nhà nước và quyết định của Ngân hàng công thương Việt Nam. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như thanh toán nhờ thu ( nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A) ), thư tín dụng L/C, thông báo L/C xuất khẩu, bảo hành thanh toán, kinh doanh ngoại tệ theo qui định của Ngân hàng công thương Việt Nam. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối, thanh toán séc. Thực hiện chế độ an toàn kho quĩ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng ( giấy tờ in có giá ), đảm bảo chi trả tiền mặt, ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lí tiền vốn các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng. Theo dõi kiểm tra ấn chỉ của Ngân hàng công thương Việt Nam, đảm nhận xuất kho ấn chỉ quan trọng cho các chi nhánh Ngân hàng công thương phía Bắc. Đầu tư dưới hình thức hùn vốn, liên doanh mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác vào các doanh nghiệp và tổ choc tài chính tín dụng khác. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam Hiện nay Sở giao dịch I có 9 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch và 1 tổ chức nghiệp vụ bảo hiểm hoạt động theo nhiệm vụ và chức năng riêng dưới sụ chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc gồm một giám đốc và 2 phó giám đốc. Số cán bộ theo thống kê của phòng tổ chức là 279 người trong đó 70% có trình độ đại học và cao đẳng. Phòng nguồn vốn - cân đối tổng hợp. Tổ chức huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư bằng tiền VNĐ và ngoại tệ theo hướng dẫn của tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Trực tiếp điều hành lao động tại các quĩ tiết kiệm của Sở giao dịch I, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản, tiền bạc của cơ quan và của nhà nước tại quĩ tiết kiệm theo đúng chế độ hiện hành của tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Lập kế hoạch kinh doanh tổng hợp, phân tích báo cáo mọi tình hình hoạt động của Sở giao dịch I theo yêu cầu của giám đốc Sở giao dịch I, giám đốc Ngân hàng nhà nước Hà Nội và tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Phòng kinh doanh Thực hiện cho vay, thu nợ Ngân hàng trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế cá nhân thuộc mọi thành phần kinh té theo đúng cơ chế tín dụng của ngân nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng công thương Việt Nam. Thực nhiệm vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp tham gia dự thâu thực hiện hợp đồng, thanh toán mua hàng trả chậm theo đúng hướng dẫn của Ngân hàng công thương Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất biện pháp giải quyết vướng mắc đối với hoạt động kinh doanh tại sở. Phản ánh kịp thời những vấn đề nhiệm vụ mới phát sinh để báo cáo tổng giám đốc Ngân hàng công thương xem xét giải quyết. Phân tích hợp đồng kinh doanh của khách hàng vay vốn tại Sở. Cung cấp kịp thời có chất lượng các báo cáo thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo Sở giao dịch I và các cơ quan liên quan theo qui định của tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Làm một số việc khác do giám đốc Sở giao dịch I giao. Phòng kế toán tài chính Thực hiện mở tài khoản và giao dịch với khách hàng theo đúng qui định của thống đốc Ngân hàng nhà nước và tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Hạch toán kịp thời, chính xác mọi biến động về vốn, tài sản của khách hàng và của Sở. Thực hiện các công tác thanh toán qua ngân hàng đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân kịp thời chính xác. Tiếp nhận và xử lí hạch toán kế toán theo đúng qui định các hồ sơ vay vốn của khách hàng. Phối hợp với phòng kinh doanh để thu hồi kịp thời, đúng chế độ các khoản tiền đã cho vay. Tính và thu lãi cho vay, phí dịch vụ, trả lãi tiền gửi cho khách hàng đầy đủ kịp thời đúng chế độ qui định. Tổ chức hạch toán kế toán, mua bán ngoại tệ bằng VNĐ, kế toán quản lí tài sản cố định, công cụ lao động, chi tiêu nội bộ theo đúng qui định của nhà nước và hướng dẫn của tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Tham mưu cho giám đốc trích lập, hạch toán, sử dụng quĩ phúc lợi, quĩ khen thưởng phù hợp với chế độ của nhà nước và qui định của tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Lập các báo biểu kế toán tài chính, cung cấp số liệu liên quan theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam. Phòng kinh doanh đối ngoại Xây dựng giá mua, bán và thực hiện mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tín dụng theo qui định của nà nước và hướng dẫn của Ngân hàng công thương Việt Nam. Hạch toán kịp thời, chính xác các nghiệp vụ thanh toán, mua bán chuyển đổi các loại ngoại tệ phát sinh tại Sở giao dịch. Tiếp nhận và xử lí hạch toán kế toán theo đúng qui định các hồ sơ vay vốn bằng ngoại tệ của khách hàng phối hợp với phòng kinh doanh để thu nợ, thu lãi kịp thời. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và làm các dich vụ ngân hàng đối ngoại theo thông lệ quốc tế và hướng dẫn của tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Lập các báo biểu kế toán, báo cáo nghiệp vụ và cung cấp số liệu liên quan theo yêu cầu của giám đốc Sở giao dịch I. Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương Nghiên cứu đề xuất với giám đốc phương án sắp xếp bộ máy tổ chức của Sở giao dịch I theo đúng qui chế Tuyển dụng lao động, điều động bố trí cán bộ vào các vị trí công tác phù hợp với năng lực phẩm chất cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh. Lập qui hoạch cán bộ lãnh đạo về Sở, phối hợp với các phòng đào tạo bồi duỡng cán bộ trong qui hoạch. Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quĩ tiền lương theo quí, năm. Giải quyết kịp thời về quyền lợi tiền lương, BHXH và các chính sách khác. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Sở giao dịch I. Báo cáo kết quả kiểm tra, kết quả kiểm toán đồng thời kiến nghị những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi về cơ chế với giám đốc Sở giao dịch I và tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam. Làm cầu nối tiếp các đoàn kiểm tra, kiểm toán làm việc tại Sở giao dịch I. Giúp giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại của khách hàng và của cán bộ nhân viên sở Giao dịch I theo đúng thẩm quyền và qui định của phápluật, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo do Tổng giám đốc Ngân hàng công thương Việt Nam qui định. Phòng ngân quĩ Thực hiện thu chi tiền mặt, ngân phiếu kịp thời, chính xác. Tổ chức điều chuyển tiền giữa các quĩ nghiệp vụ Sở giao dịch I và Ngân hàng nhà nước Thành phố Hà Nội an toàn đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời mọi nhu cầu chi tại Sở giao dịch I. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các qui định về an toàn kho quĩ Thực hiện bảo quản nhập xuất các loại ấn chỉ quan trọng và quản lí các hồ sơ, tài sản thế chấp cầm cố theo đúng qui chế qui định Thực hiện mua tiền mặt, thu chi đổi séc du lịch thanh toán visa. Thực hiện chi quĩ tiền mặt, giao nhận tiền mặt, ngân phiếu thanh toán với các quĩ tiết kiệm an toàn, chinh xác. Phòng điện toán Triển khai và phát triển các phần mềm ứng dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam về khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch. Cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho ban giám đốc và các phòng nghiệp vụ để điều hành, kinh doanh có hiệu quả. Đảm bảo an toàn bí mật về số liệu, thông tin về hợp đồng kinh doanh của Sở giao dịch I theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam. Phòng hành chính Thực hiện mua sắm toàn bộ trang thiết bị làm việc phục vụ cho hoạt động kinh doanh, theo dõi quản lí, bảo dưỡng sửa chữa tài sản công cụ lao động. Phối hợp với phòng kế toán tài chính lập kế hoạch mua sắm, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo đúng qui định của nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam. Tổ chức công tác văn thư lưu trữ theo đúng qui định của nhà nước và Ngân hàng công thương Việt Nam. Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, xây dựng nội qui bảo vệ cơ quan. III. Tình hình hoạt động của Sở giao dịch I - NHCT VN Tình hình huy động vốn Từ khi thành lập cho đến nay, Sở giao dịch I - NHCT VN với các ưu thế về cơ sở vật chất, cán bộ, bề dầy hoạt động. Sở giao dịch I - NHCT VN luôn luôn là chi nhánh đứng đầu trong toàn hệ thống NHCT VN. Với tổng số vốn huy động đến cuối năm 2000 (bao gồm cả đồng VND và ngoại tệ) là 9.262 tỉ đồng, tăng hơn so với năm 1999 (7.779 tỉ đồng) là 19%. Đến năm 2001, tổng số vốn huy động là 11.587 tỉ đồng, tăng hơn so với năm 2000 là 25%. Như vậy, số vốn huy động của Sở giao dịch I - NHCT VN năm sau luôn tăng cao hơn năm trước. Đạt được kết quả này, Sở giao dịch I luôn là đơn vị có nguồn vốn huy động đứng đầu trong toàn bộ hệ thống, chiếm trên 20% tổng lượng vốn giao dịch trên toàn địa bàn thủ đô. Đặc biệt trong những năm gần đây, Sở giao dịch I luôn đứng đầu về nguồn vốn huy động cũng như về lợi nhuận hạch toán trong toàn bộ hệ thống NHCT VN. Để đạt được kết quả đó, Sở giao dịch I luôn bám sát định hướng và sự chỉ đạo của NHCT VN, chủ động, tích cực khai thác các nguồn vốn. Năm 2000, với chính sách lãi suất chủ động linh hoạt và đa dạng hoá các loại hình huy động, cùng với lợi thế là trung tâm thủ đô, Sở đã triển khai kịp thời và đồng bộ việc giao dịch tiết kiệm trên máy nhằm đảm bảo an toàn và thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền. Mặt khác, do từ lâu Sở giao dịch I đã gây dựng được uy tín lớn trong dân cư và có quan hệ mật thiết lâu dài vói nhiều doanh nghiệp nên tổng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch I hàng năm tăng trung bình từ 25% đến 27 %. Hoạt động huy động vốn tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng, đặc biệt với sự tăng trưởng ổn định của nguôn vốn ngoại tệ sẽ tạo điều kiện tích cực cho việc tài trợ các hoạt động thanh toán XNK.. Hơn nữa với nguồn vốn dồi dào, Sở giao dịch I còn đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn đối với các doanh nghiệp và các dự án khả thi. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch I - NHCTVN Đơn vị : Ti đồng 1999 2000 2001 Chỉ tiêu Tổng số Tỉ trọng(%) Tổng số Tỉ trọng(%) Tổng số Tỉ trọng(%) Tổng Nguồn vốn 7.779 9.262 11.587 I. Phân theo đối tượng 1. Tiền gửi DN 4.979 64 6.256 67.5 8.113 70 - VNĐ - Ntệ qui VNĐ 4.947 32 99 6.235 21 99,6 8.066 47 99,4 - Không kì hạn - Có kì hạn 4.119 860 82,7 5.190 1.066 83 6.829 1.284 84,2 2.Tiền gửi dân cư 2.563 33 2.977 32 3.409 29,4 VNĐ Ntệ qui VNĐ 816 1.747 31,8 68,2 700 2.277 23,5 76,5 810 2.599 24 76 Không kì hạn Có kì hạn 46 2.517 98,2 46 2.930 98,5 73 3.336 97,8 II. Phân theo loại tiền gửi VNĐ Ntệ qui VNĐ 6.001 1.778 77,2 22,8 6.943 2.319 75 25 8.940 2.647 77 23 III. Phân theo kì hạn - Không kì hạn - Có kì hạn 4.165 3.614 53,5 46,5 5.236 4.026 56,5 43,5 6.903 4.684 59,6 40,4 2. Hoạt động tín dụng của Sở giao dịch I - NHCTVN Sở Giao dịch I tiến hành cung vốn trong các lĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng, GTVT, thương nghiệp vật tư bao gồm cả trong quốc doanh và ngoài quốc doanh. Tuy nhiên khách hàng chủ yếu của Sở giao dịch I chủ yếu là các tổng công ty lớn. Ba khách hàng lớn nhất của Sở giao dịch I đó là Tổng công ty bưu chính viễn thông, tổng công ty điện lực và tổng công ty đường sắt Việt Nam. Ngoài cho vay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, Sở giao dịch I còn chú trọng mở rộng cho vay XNK, nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhà nước thắng thầu để thâm nhập thị trường quốc tế, thực hiện các chương trình ưu đãi tín dụng việc làm, tín dụng sinh viên. Hoạt động đầu tư cho vay của Sở giao dịch I - NHCT VN không ngừng được mở rộng, tính đến hết năm 2001, tổng dư nợ là 1.497 tỉ đồng tăng so với năm 2000 ( 1.246 tỉ đồng ) là 233 tỉ đồng có nghĩa là tăng xấp xỉ 19%. Tốc độ tăng này là tương đối cao nhưng vẫn chưa tương xứng với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động như đã nói ở trên là 27 %. Nhưng nhìn chung, công tác tín dụng năm 2001 đã đạt được mục tiêu đề ra từ đầu năm, phục vụ các ngành công nghiệp quan trọng như bưu điện, điện lực, giao thông vận tải…qua đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành khác trên địa bàn. Bảng 2: Hoạt động tín dụng của Sở giao dich I – NHCTVN Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 VNĐ Ngoại tệ qui VNĐ Tổng số VNĐ Ngoại tệ qui VNĐ Tổng số Tổng dư nợ cho vay 849.168 397.393 1.246.561 1.145.621 351.383 1.497.004 Phân theo thời hạn Ngắn hạn Trung và dài hạn 241.226 582.824 113.981 254.007 355.207 836.901 352.982 766.130 122.028 204.870 475.010 971.000 Phân theo TPKT KT quốc doanh KT ngoài quốc doanh 780.813 68.355 359.705 37.688 1.140.518 106.043 1.031.077 114.544 324.147 27.236 1.355.224 141.780 Phân theo ngành SXKD CN Xây dựng GTVT Thương nghiệp 42.011 5.064 567.159 217.826 27.758 1.573 245.475 120.760 69.769 6.637 812.634 338.586 45.023 4.623 638.520 253.465 38.640 2.917 313.556 167.276 83.663 7.540 952.076 420.741 Chất lượng tín dụng Dư nợ trong hạn Dư nợ quá hạn 815.574 33.594 370.141 27.252 1.185.175 60.846 1.113.471 32.150 325.396 25.987 1.438.867 58.137 Chỉ tiêu hiệu quả Tổng doanh số cho vay Tổng doanh số thu nợ 1.309.761 1.345.868 638.373 463.312 1.948.134 1.809.180 1.520.081 1.618.762 936.045 598.860 2.456.126 2.217.586 Công tác kế toán thanh toán - điện toán Công tác kế toán Trong năm 2001, công tác kế toán thanh toán đã đáp ứng kịp thời và chính xác mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng. Đồng thời, phối hợp với các phòng ban thực hiện tốt công tác quyết toán đảm bảo về thời gian và chất lượng. Như vậy, trong năm qua mặc dù mặc dù khối lượng chứng từ hàng ngày phát sinh tương đối lớn nhưng công tác thanh toán đều bảo đảm kịp thời, chính xác, ít phải tra soát. Công tác điện toán Cũng trong năm 2001, Sở giao dịch I cũng đã triển khai vận hành kĩ thuật từ môi trường mạng Lan – Novell Netware sang môi trường Unix, là môi trường có tính ổn định và độ bảo mật cao hơn, đồng thời sử dụng hệ thống quản lí và thiết kế cơ sở dữ liệu thuộc loại mới, hiện đại, ngang tầm với các hệ thống ngân hàng lớn trên thế giới Phòng thông tin điện toán đã phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện tốt chương trình đổi mới công nghệ và lắp đặt các thiết bị kĩ thuật hiện đại đảm bảo cung cấp kịp thời cân đối tài chính hàng ngày cho NHCT Trung ương và ban giám đốc để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí. Ngoài ra còn tự bảo dưỡng toàn bộ hệ thống máy tính, máy in, cùng các loại thiết bị phụ trợ góp phần hạn chế sự cố. Công tác ngân quĩ Trong năm 2001, công tác thu chi tiền mặt và ngoại tệ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản cho khách hàng và Ngân hàng. Hoạt động thu chi tiền mặt đày đủ, nhanh chóng, chính xác, phong cách phục vụ văn minh lịch sự. Cũng trong năm qua, bằng nghiệp vụ tinh thông, vững vàng cùng với tinh thần trách nhiệm cao, các nhân viên kho quĩ đã phát hiện và thu giữ được khối lượng 18.000.000 đồng tiền giả, trả lại cho khách hàng 63 món tiền thừa trị giá 172.000.000 đồng. Ngoài nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ như các chi nhánh khác, Sở giao dịch I còn có nhiệm vụ làm đầu mối thu nhận ngoại tệ của các chi nhánh với khối lượng lớn nhưng công tác kho quĩ vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối Hoạt động thanh toán quốc tế Cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế của NHCT VN nói riêng, thì hoạt động thanh toán quốc tế của Sở giao dịch I đã không ngừng được tăng cường và mở rộng. Hiện nay, tại Sở giao dịch I hoạt động thanh toán XNK tập trung chủ yếu và các hoạt động sau: thanh toán tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu, thanh toán nhờ thu, thanh toán chuyển tiền và mở tài khoản giao dịch ngoại tệ Hoạt động thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) Trong hoạt động thanh toán quốc tế về hàng hóa XNK thì tập trung chủ yếu và hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Trong đó thanh toán L/C hàng nhập khẩu chiếm một tỉ trọng lớn. Trong khi đó việc thanh toán L/C hàng xuất khẩu chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng thu dịch vụ cũng như trong hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Lượng khách hàng xuất trình chứng từ thanh toán qua Sở giao dịch rất ít. Hoạt động thanh toán nhờ thu kèm chứng từ Hoạt động thanh toán nhờ thu kèm chứng từ tại Sở giao dịch I - NHCT VN chủ yếu là nhờ thu đến các công ti nước ngoài khi có hoạt động bán hàng với khách hàng có quan hệ giao dịch. Tài khoản tại Sở giao dịch I sẽ thông báo qua ngân hàng phục vụ mình gửi chứng từ đến Sở giao dịch I để nhờ thu tiền bán hàng. Tùy theo mức độ tin cậy mà đơn vị mua bán với nước ngoài sẽ yêu cầu nhờ thu kèm chứng từ theo hìn thức trả tiền ngay (D/P) hay hình thức nhờ thu trả tiền sau (D/A). Hoạt động thanh toán séc du lịch NHCT VN đã kí hợp đồng làm đại lí bán và thanh toán séc du lịch cho các hãng Thomascook, Master, American Express phát hành. Doanh số thanh toán séc du lịch trong năm qua cũng ngày càng tăng lên do lượng khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng ngày càng nhiều hơn. Hoạt động thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Hiện nay, Sở giao dịch I mới chủ yếu chấp nhận thanh toán 2 loịa thẻ tín dụng là VISA và MASTER CARD Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Để ngăn ngừa, phát hiện, chấn chỉnh và xử lí kịp thời các sai phạm trong qui trình các mặt nghiệp vụ nhằm đảm bảo an toàn. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ luôn được chú trọng và tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm vừa qua, công tác này được tiến hành một cách toàn diện, đầy đủ các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, kế toán tài chính, tiền tệ kho quĩ, nghiệp vụ huy động và chi trả tiền gửi tiết kiệm cũng như nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện kịp thời những thiếu sót để chấn chỉnh và báo cáo, tham mưu cho ban giám đốc có biện pháp xử lí, khắc phục. Do vậy mà trong quá trình hoạt động kinh doanh của sở những năm qua đẫ phần nào không xẩy ra những vi phạm đáng kể. Công tác tổ chức hành chính và quản trị Thực hiện quyết định số 135/NHCT ngày 30/12/1998 của tổng giám đốc NHCT VN, Sở giao dịch đã phối hợp giữa Đảng - chuyên môn làm tốt công tác tổ chức cán bộ, tổ chức lại bộ máy. Công tác tổ chức cán bộ - lao động tiền lương đã làm tôt vai trò tham mưu cho ban giám đốc giảI quyết kịp thời, đầy đủ đúng chế độ về công tác tổ chức, lao động tiền lương, góp phần giữ vững đoàn kết nội bộ, tạo nên sự yên tâm, phấn khởi cho người lao động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh. Cụ thể là: Bổ nhiệm, điều động, đề bạt cán bộ, trưởng, phó phòng có đủ năng lực, phẩm chất chính trị, phù hợp với chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh vào các vị trí công tác. Hơn nữa, Sở giao dịch I – NHCT VN còn quan tâm đến công tác đào tạo và đào taọi lại đội ngũ cán bộ nghiệp vụ nhất là cán bộ tín dụng, kinh doanh, đối ngoại, kiểm soát nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Trong năm vừa qua, Sở đã cử nhiều cán bộ đi đào tạo ở các lớp do NHCT Trung ương mở. Đồng thời các phòng đều có chương trình học tập tại chỗ nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCNV. Thực hiện thi tuyển cán bộ theo đúng qui trình, qui định của NHCT VN. Thực hiện chế độ tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội theo đúng qui định của NHCT VN và của Nhà nước. Tiếp nhận hồ sơ CBCNV, hồ sơ cán bộ về hưu do NHCT VN bàn giao, rà soát và triển khai việc quản lí cán bộ trên máy vi tính. Công tác hành chính Trong những năm qua, phòng hành chính đã làm tốt vai trò của mình làm đầu mối cho các phòng ban với Ban giám đốc, đáp ứng kịp thời đầy đử mọi nhu cầu phát sinh về cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện làm việc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của cơ quan nói chung và của các phòng nghiệp vụ nói riêng. Phần II Nội dung chuyên sâu chuyên đề thực tập Hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCT VN I. Thực trạng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dich I - NHCT VN 1. Qui trình thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCT VN Toàn bộ quá trình cho vay từ khi nhận hồ sơ, kiểm tra thẩm định đến khi thanh lí hợp đồng tín dụng được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn kiểm tra, thẩm định dự án - quản lí và thu hồi vốn cho vay. Giai đoạn xét duyệt và quyết định cho vay. Giai đoạn kiểm tra thẩm định dự án - quản lí và thu hồi vốn vay Giai đoạn này do cán bộ phòng tín dụng và lãnh đạo phòng tín dụng thực hiện. (Trong trường hợp cần thiết hoặc pháp luật có qui định thì thuê cơ quan tư vấn có liên quan để thẩm định ) . Cán bộ phòng tín dụng sẽ thực hiện các công việc sau: Hướng dẫn khách hàng về các thủ tục điều kiện vay vốn và lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn Thẩm định khách hàng vay vốn, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu do khách hàng cung cấp, phân tích tính khả thi hiệu quả của phương án (dự án), khả năng trả nợ của khách hàng. Kiểm tra, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay (tính hợp pháp, giá trị và khả năng xử lí tài sản bảo đảm tiền vay ) Lập tờ trình thẩm định sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và tờ trình cho lãnh đạo phòng nghiệp vụ tín dụng. ở giai đoạn này bên cạnh các thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng còn phải chủ động trong việc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, kiểm tra thực địa nơi xây dựng dự án để bổ sung các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định mà trong hồ sơ xin vay vốn của khách hàng chưa đủ hoặc chưa đề cập đến. Đó là các thông tin về năng lực quản lí, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp hoặc người xin vay vốn, về số lao động, tiền lương, thu nhập bình quân, về tình hình sản xuất kinh doanh ( phát triển hay trì trệ ), về tình trạng máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện có, về chất lượng sản phẩm, tình hình tiêu thụ hay tồn kho sản phẩm, xem xét các mặt thuận lợi và khó khăn tại nơi xây dựng dự án, các giải pháp của chủ đầu tư để giải quyết những khó khăn, phát huy những thuận lợi. Bên cạnh các thông tin trên, cán bộ tín dụng còn tiến hành thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng, dự án nhằm đảm bảo cho nội dung phân tích đánh giá dự án được chính xác hơn. Đó là các nguồn thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước, từ các Ngân hàng khác về tình trạng nợ nần, tình hình vay trả của khách hàng, thông tin từ các đối tác khác của doanh nghiệp về quan hệ thanh toán công nợ, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế có sòng phẳng không, thông tin từ thị trường để đánh giá chất lượng giá cả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp, thông tin qua sách báo, tạp chí hay các cơ quan hữu quan như Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước... Trên cơ sở các thông tin lấy từ hồ sơ xin vay vốn, từ quá trình điều tra đối với khách hàng, dự án xin vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành lập tờ trình thẩm định theo mẫu của NHCT VN và chịu trách nhiệm về các kết quả phân tích, thẩm định trên tờ trình. Nội dung tờ trình thẩm định bao gồm nhưng mục chủ yếu sau: Trường hợp cho vay để thực hiện phương án SXKD, dịch vụ, đời sống: Giới thiệu về khách hàng Tình hình tài chính của khách hàng vay vốn: bao gồm tổng tài sản và tổng nguồn vốn Phương án vay vốn Biện pháp bảo đảm tiền vay Trường hợp cho vay theo dự án đầu tư : Thẩm định về khách hàng vay vốn : Năng lực pháp lí Lịch sử phát triển, khả năng tài chính, khả năng quản lí của khách hàng Thẩm định về dự án đầu tư Cơ sở pháp lí của dự án Sự cần thiết của dự án Thẩm định phương diện thị trường Thẩm định phương diện kĩ thuật Phương án địa điểm Kế hoạch triển khai dự án Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lí Thẩm định phương diện kinh tế - tài chính Phương án cho vay và thu nợ Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay Hình thức bảo đảm tiền vay(thế chấp, cầm cố,…) Các điều kiện đảm bảo tiền vay Trong tờ trình thẩm định, cán bộ tín dụng phải có ý kiến đề xuất về việc cho vay hay không cho vay dựa trên các mặt hồ sơ pháp lí có đầy đủ không, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không, khả năng trả nợ của khách hàng, phuơng pháp định giá tài sản thế chấp, cầm cố và khả năng phát mại. Xác định mức độ rủi ro có thể xẩy ra và các đề xuất giải pháp để hạn chế rủi ro, các điều kiện đảm bảo khác để thu hồi vốn an toàn. Trong đó việc phân tích năng lực tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính toán hiệu quả kinh tế của dự án và khả năng trả nợ cho Ngân hàng được đặc biệt chú trọng. Giai đoạn xét duyệt và quyết định cho vay Sau khi nhận được toàn bộ hồ sơ và tờ trình của cán bộ phòng tín dụng, lãnh đạo phòng tín dụng tiến hành thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ tín dụng và ghi rõ ý kiến của mình về việc cho vay hay không cho vay để trình giám đốc Sở giao dịch I hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về nội dung các công việc trên. Giám đốc Sở giao dịch I hoặc người được ủy quyền hợp pháp là người cuối cùng quyết định cho vay hay không cho vay. Trong những dự án vay vốn phức tạp hoặc vượt mức ủy quyền phán quyết của Sở thì giám đốc Sở giao dịch I có thể quyết định thành lập tổ tái thẩm định ( bao gồm ít nhát là 2 thành viên ) để thẩm định lại dự án hoặc sẽ gửi lại toàn bộ hồ sơ cho Tổng giám đốc NHCT VN. Ttong thời gian không quá 10 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 30 ngày làm việc đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi cán bộ tín dụng nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng, Sở giao dịch I sẽ tiến hành thẩm định, quyết định và thông báo việc cho vay hay không cho vay với khách hàng. Trường hợp phức tạp có thể kéo dài sự thỏa thuận với khách hàng. Nếu quyết định không cho vay, sẽ có thông báo với khách hàng bằng văn bản và nêu rõ lí do từ chối cho vay. Trong trường hợp vượt mức ủy quyền phán quyết của Sở, thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn, 15 ngày đối với cho vay trung và dài hạn kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ từ Sở giao dịch, NHCT sẽ có thông báo cho Sở giao dịch quyết định của Tổng giám đốc 2. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I - NHCT VN Trong những nội dung thẩm định dụ án xin vay vốn thì thẩm định dự án đầu tư được ngân hàng đặc biệt coi trọng nhằm xác định tính khả thi, hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Tại Sở giao dịch I – NHCT VN, việc thẩm định kinh tế - tài chính dự án đầu tư được thực hiện theo những nội dung sau: a. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư - Tổng mức đầu tư (khái toán) theo quyết định phê duyệt Thẩm định tổng vốn đầu tư là việc phân tích đánh giá mức chính xác trong việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư, dự tính các yếu tố có thể làm thay đổi tổng mức vốn đầu tư (như các chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, chênh lệch do tăng tỷ giá hối đoái, làm điện nước phục vụ thi công, lãi trong quá trình._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC897.doc
Tài liệu liên quan