Báo cáo tóm tắt đề tài - Nghiên cứu ứng dụng gis hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian một số loại đất phi nông nghiệp, công bố và theo dõi thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ KIỂM TRA TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ KHÔNG GIAN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP, CÔNG BỐ VÀ THEO DÕI THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT MÃ SỐ: 2015.01.09 Cơ quan chủ trì đề tài: Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Thị Thanh Thủy HÀ NỘI -

pdf33 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tóm tắt đề tài - Nghiên cứu ứng dụng gis hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian một số loại đất phi nông nghiệp, công bố và theo dõi thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 2017 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI CẤP BỘ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG GIS HỖ TRỢ KIỂM TRA TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ KHÔNG GIAN MỘT SỐ LOẠI ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP, CÔNG BỐ VÀ THEO DÕI THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT MÃ SỐ: 2015.01.09 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI CƠ QUAN CHỦ TRÌ ThS. Phạm Thị Thanh Thủy PGS.TS. Phạm Quý Nhân HÀ NỘI - 2017 i MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... iv MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 6 1.1. Công bố và lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .................................... 6 1.2. Sự cần thiết phải đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất ............................................................................................. 6 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và MCA trong QHSDĐ ........... 7 1.3.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 7 1.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................... 8 1.4. Đánh giá tình hình ứng dụng WebGIS trong phổ biến thông tin đất đai ở trong nước và trên thế giới ................................................................................................ 9 1.4.1. Trên Thế giới...................................................................................................... 9 1.4.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................... 9 1.5. Khái quát về kỹ thuật MCA sử dụng trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đối tượng QHSDĐ ..................................................................................... 9 1.5.1. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật AHP ............................................................... 10 1.5.2. Ưu điểm và nhược điểm của FAHP .................................................................. 10 1.6. Phương pháp phân tích không gian bằng GIS ................................................. 10 Chƣơng 2: QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÝ VỀ VỊ TRÍ KHÔNG GIAN CỦA PHƢƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BẰNG GIS VÀ MCA ......... 11 2.1. Chuẩn bị dữ liệu ............................................................................................. 11 2.2. Lựa chọn loại đất đánh giá .............................................................................. 11 2.3. Xác định các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý của phương án QHSDĐ ................ 12 2.4. Phân loại và tính điểm các lớp đầu vào ............................................................... 14 2.5. Tính trọng số cho từng chỉ tiêu ........................................................................... 15 2.6. Tính giá trị hợp lý ............................................................................................... 16 2.7. Tính điểm phương án QHSDĐ ............................................................................ 16 2.8. Phân tích tính hợp lý và hiển thị của phương án QHSDĐ ................................... 17 ii Chƣơng 3: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM PHỤC VỤ QHSDĐ ......... 18 3.1. Xây dựng phần mềm hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý của phương án QHSDĐ ....... 18 3.2. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ công bố và theo dõi thực hiện phương án QHSDĐ ................................................................................................................. 19 Chƣơng 4. THỬ NGHIỆM TẠI HUYỆN ĐÔNG HƢNG, TỈNH THÁI BÌNH ..... 21 4.1. Giới thiệu về khu vực thử nghiệm ................................................................... 21 4.2. Thử nghiệm đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của một số loại đất phi nông nghiệp. .......................................................................................................... 21 4.3. Thử nghiệm triển khai hệ thống thông tin QHSDĐ tại tỉnh Thái Bình ............. 22 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 26 iii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí của đất ở ........................................... 13 Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá tính hợp lý về vị trí của đất ở đô thị ........................... 14 Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu khảo sát về hạ tầng công nghệ thông tin để triển khai hệ thống thông tin QHSDĐ ................................................................................................ 24 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của phương án ............. 12 QHSDĐ bằng GIS và MCA .......................................................................................... 12 Hình 2.2. Cách tính trọng số của các chỉ tiêu (TS: trọng số) ........................................ 16 Hình 2.3. Phương pháp tính điểm cho phương án quy hoạch ....................................... 16 Hình 3.1. Giao diện chính của phần mềm LUPA ......................................................... 18 Hình 3.2. Thanh thực đơn của phân hệ xử lý dữ liệu .................................................... 18 Hình 3.3. Mô hình sơ đồ ca sử dụng tổng quát của Hệ thống thông tin QHSDĐ ........ 19 Hình 3.4. Một số sơ đồ hoạt động trong Hệ thống thông tin QHSDĐ ......................... 19 Hình 3.5. Lược đồ lớp của Hệ thống thông tin QHSDĐ (không bao gồm các lớp dữ liệu nền và các lớp bổ trợ). ............................................................................................ 20 Hình 3.6. Một số công cụ phát triển hệ thống WebGIS mã nguồn mở ......................... 20 Hình 3.7. Giao diện của hệ thống thông tin QHSDĐ. .................................................. 20 Hình 4.1. Biểu đồ tổng hợp ý kiến đánh giá về HTTT QHSDĐ ở huyện Đông Hưng..23 iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên đầy đủ AHP Quá trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process) CSDL Cơ sở dữ liệu FAHP Quá trình phân tích thứ bậc mờ (Fuzzy Analytic Hierarchy Process) GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) HTSDĐ Hiện trạng sử dụng đất KCN Khu công nghiệp MCDA Phân tích ra quyết định đa chỉ tiêu (Multi Criteria Decision Analysis) MCDM Ra quyết định đa chỉ tiêu (Multi Criteria Decision Maker) PCM Ma trận so sánh cặp (Pair-wise Comparison Matrix) MCA Phân tích đa chỉ tiêu (Multi Criteria Analysis) QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam UML Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (Unified Modeling Language) XML Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (eXtensible Markup Language) DANH SÁCH CÁ NHÂN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI TT Họ và tên Cơ quan công tác 1 ThS. Phạm Thị Thanh Thủy Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 2 PGS.TS Trần Quốc Bình Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 3 ThS. Nguyễn Thị Kim Uyên Cục Kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai 4 ThS. Nguyễn Thị Hương Cục Quy hoạch đất đai, Tổng cục QLDĐ 5 KS. Nguyễn Bảo Trung Trung tâm phần mềm và GIS, Cục Công nghệ thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường 6 ThS. Hà Tuấn Anh Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình 7 TS. Bùi Thị Hồng Thắm Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là công cụ mạnh nhất của hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, những vấn đề của QHSDĐ có tác động to lớn đến hệ thống quản lý đất đai [4]. QHSDĐ được thực hiện tốt sẽ là động lực thúc đẩy hệ thống quản lý đất đai, nhưng nếu không thực hiện tốt sẽ làm phá vỡ các mối cân bằng giữa người sử dụng đất, thửa đất, và các hoạt động kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, QHSDĐ đã được thực hiện trong một thời gian khá dài. Tại khu vực nông thôn, QHSDĐ chủ yếu việc dựa trên những đánh giá tính thích hợp của đất cho sản xuất nông nghiệp và thể hiện rất nhiều số liệu thống kê [5]. Tại khu vực đô thị, QHSDĐ đã có tính đến các yếu tố cảnh quan và môi trường nhưng ở mức chưa cao và một số trường hợp phương án QHSDĐ chưa phải là phương án tối ưu nhất [6]. Bên cạnh đó, QHSDĐ có những đặc điểm riêng biệt, khác với các chính sách (bằng lời nói, văn bản). QHSDĐ liên quan đến vị trí không gian, các quy hoạch đều được thực hiện trong không gian mà ở đây là bề mặt Trái đất, vùng lãnh thổ. Mọi sự bố trí sắp xếp, phân phối các hoạt động đều gắn với vị trí không gian [6]. Do đó, phải dựa trên các bản đồ, bản vẽ mà phân định các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng sử dụng hay chiếm đóng trên bề mặt đất đai. Vì vậy, việc đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất là một vấn đề khó thực hiện nhưng rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ thích hợp của phương án QHSDĐ. Mặt khác, mức độ hợp lý và tính khả thi của phương án QHSDĐ còn phụ thuộc không nhỏ vào tính minh bạch của phương án QHSDĐ. Trong bối cảnh hiện nay thì tính minh bạch của QHSDĐ thể hiện chủ yếu ở sự tham gia của người dân trong QHSDĐ và khả năng tiếp cận thông tin QHSDĐ của họ. Vấn đề cần đề cập ở đây là chỉ có những lời kêu gọi hay những biện pháp về hành chính là chưa đủ để thu hút sự tham gia của người dân trong QHSDĐ: thực tế rất cần thiết phải có một hạ tầng kỹ thuật thích hợp để cung cấp thông tin và khuyến khích cộng đồng tham gia vào QHSDĐ. Hạ tầng thông tin đó chính là các hệ thống thông tin QHSDĐ. Về công nghệ, trong những năm gần đây thì công nghệ hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Systems - GIS) đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực QHSDĐ. Chức năng phân tích không gian của công nghệ GIS có thể hỗ trợ để đánh giá tính hợp về vị trí không gian của các đối tượng trong phương án QHSDĐ; khả năng tích hợp với công nghệ Web để tạo thành WebGIS sẽ trở thành công cụ hữu hiệu trong công bố thông tin (gồm thông tin thuộc tính kết hợp với thông tin không gian) trên mạng Internet. Vì vậy, nghiên cứu ứng dụng GIS hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý về ví trí không gian một số loại đất phi nông nghiệp, công bố và theo dõi thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất là rất cần thiết. 2 2. Nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất thông qua việc áp dụng các giải pháp công nghệ trong đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của một số loại đất phi nông nghiệp và công bố, theo dõi quá trình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài: Đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu cơ sở khoa học của vấn đề đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất, làm rõ nhu cầu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất, các yếu tố có tác động đến tính hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp, các chỉ số thể hiện tính hợp lý, các phương pháp, kỹ thuật có thể được sử dụng để tính toán các chỉ số này. Đánh giá tình hình ứng dụng WebGIS trong phổ biến thông tin đất đai ở trong nước và trên thế giới, phân tích yêu cầu đối với hệ thống thông tin QHSDĐ phục vụ công bố và theo dõi thực hiện QHSDĐ. - Điều tra, khảo sát đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực thử nghiệm ở tỉnh Thái Bình, đánh giá nhu cầu xác định tính hợp lý về vị trí không gian, công bố và theo dõi thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất ở địa phương. Thu thập, chuẩn hóa và biên tập dữ liệu phục vụ thử nghiệm thực tế. Khảo sát, đánh giá hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ triển khai hệ thống thông tin QHSDĐ. - Xác lập các chỉ tiêu đánh giá và xây dựng thuật toán kiểm tra tính hợp lý về không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất bằng công nghệ GIS: xây dựng thuật toán và quy trình tính toán các chỉ số đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng QHSDĐ. Điều tra, phỏng vấn chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan. Xác lập cơ sở khoa học và danh mục các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của 06 loại đất phi nông nghiệp cơ bản, thường có tính nhạy cảm cao và có chỉ tiêu sử dụng đất được xác định hoặc xác định bổ sung trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện. Định lượng hóa các chỉ tiêu nói trên dưới dạng thang điểm đánh giá và trọng số của các chỉ tiêu cho một trường hợp có tính tổng quát và điều chỉnh cho trường hợp của khu vực thử nghiệm. Bước đầu thử nghiệm xác định ngưỡng điểm xác định tính hợp lý về vị trí không gian cho các loại đất được lựa chọn trên cơ sở đánh giá chuyên gia. - Xây dựng phần mềm hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất: nhằm hiện thực hóa thuật toán, quy trình tính toán ở nội dung trước. - Xây dựng phần mềm hệ thống thông tin trên nền tảng công nghệ WebGIS mã nguồn mở hỗ trợ công bố và theo dõi tiến độ thực hiện phương án QHSDĐ (gọi tắt là 3 phần mềm hệ thống thông tin QHSDĐ) với khả năng tương tác giữa người dân và chính quyền nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng trong triển khai và thực hiện QHSDĐ. Hệ thống cho phép hiển thị và tra cứu dữ liệu quy hoạch sử dụng đất cùng một số dữ liệu có liên quan; các bên tham gia (cơ quan quản lý đất đai, người sử dụng đất, chính quyền địa phương) có thể cung cấp thông tin hoặc thể hiện ý kiến trong hệ thống về nội dung và quá trình thực hiện phương án QHSDĐ cho từng đối tượng cụ thể; các số liệu thống kê, tổng hợp có thể được chiết xuất để giúp các cơ quan chức năng nắm bắt thông tin, theo dõi tiến trình thực hiện phương án QHSDĐ. - Triển khai thử nghiệm tại một đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Thái Bình: Xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ thử nghiệm. Đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp (giới hạn trong các loại đất đã nêu ở trên) trong phương án QHSDĐ của khu vực thử nghiệm và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao tính hợp lý của phương án quy hoạch. Phân tích, đánh giá khả năng tương tác của người dân với chính quyền trong công bố và theo dõi thực hiện quy hoạch sử dụng đất trên nền tảng hạ tầng kỹ thuật được triển khai và kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng dân cư trong xây dựng và thực hiện phương án QHSDĐ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Tính hợp lý về vị trí không gian của 06 loại đất phi nông nghiệp cơ bản, thường có tính nhạy cảm cao và có chỉ tiêu sử dụng đất được xác định hoặc xác định bổ sung trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và cấp huyện, bao gồm: 1) Đất ở tại đô thị; 2) Đất ở tại nông thôn; 3) Đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh và cấp huyện (giới hạn trong đất cơ sở hạ tầng cho mục đích xây dựng bệnh viện; đất xây dựng trạm y tế, trung tâm y tế; đất xây dựng trường trung học phổ thông, trung học cơ sở; đất xây dựng trường tiểu học, mầm non; đất xây dựng chợ); 4) Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (giới hạn trong đất xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, đất xây dựng cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp); 5) Đất bãi thải, xử lý chất thải (giới hạn trong đất làm bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt); và 6) Đất nghĩa trang, nghĩa địa (giới hạn trong đất xây dựng nghĩa trang quy mô nhỏ và trung bình); - Sự tương tác giữa các bên liên quan trong theo dõi và triển khai thực hiện phương án QHSDĐ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thử nghiệm là huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. 4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Để đạt mục tiêu đề ra, đề tài sẽ sử dụng một số cách tiếp cận nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và ý nghĩa thực tiễn cao nhất: 4 - Tiếp cận hệ thống: các kết quả của đề tài là một chuỗi sản phẩm đầy đủ, mang tính hệ thống, vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn, từ những ý tưởng, phương pháp, ứng dụng thực tế đến các giải pháp phần mềm để triển khai trong thực tiễn sản xuất. - Tiếp cận liên ngành: quy hoạch sử dụng đất là lĩnh vực có tính liên ngành cao, vì vậy các nghiên cứu của đề tài là sự kết hợp giữa nhiều lĩnh vực khác nhau: quản lý đất đai, quản lý môi trường, công nghệ thông tin, xã hội học. - Gắn sản phẩm đầu ra với nhu cầu thực tiễn: các sản phẩm đầu ra của đề tài được xây dựng dựa trên kết quả điều tra, đánh giá nhu cầu của người sử dụng cuối, đồng thời duy trì mối tương tác giữa nhóm chuyên gia với người sử dụng trong suốt quá trình phát triển sản phẩm là các quy trình công nghệ, bộ chỉ tiêu, phần mềm. - Kế thừa những kết quả nghiên cứu khoa học và những kinh nghiệm trong các nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước, trong đó có những kết quả của nhóm tác giả. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: nhằm đánh giá tổng quan về vấn đề nghiên cứu và làm rõ những vấn đề của thực tiễn, trên cơ sở đó xác định những vấn đề cần giải quyết và định hướng thực hiện. - Phương pháp đánh giá định lượng: để đưa ra những số liệu có tính khách quan cao nhằm trợ giúp việc ra quyết định về quy hoạch sử dụng đất. Trong đề tài, phương pháp đánh giá định lượng được thực hiện chủ yếu thông qua kỹ thuật phân tích đa chỉ tiêu. - Phương pháp phân tích không gian bằng GIS: để phân tích mối quan hệ không gian giữa các đối tượng, chiết xuất thông tin thứ cấp, đánh giá định lượng các chỉ tiêu không gian. - Phương pháp thiết kế có cấu trúc: dùng để thiết kế các phần mềm và hệ thống thông tin. - Phương pháp chuyên gia: để đánh giá mối quan hệ giữa các hiện tượng và để chuyển hóa bài toán định tính thành bài toán định lượng. - Phương pháp điều tra xã hội học: nhằm thu thập, đánh giá nhận thức và ý kiến của người dân về các vấn đề quy hoạch sử dụng đất. - Phương pháp thử nghiệm thực tế: để kiểm chứng kết quả nghiên cứu 5. Kết quả của đề tài Đề tài bao gồm các kết quả sau: - Quy trình kiểm tra tính hợp lý về vị trí không gian của đất phi nông nghiệp trong phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp tỉnh trên cơ sở ứng dụng công nghệ GIS; - Các chỉ tiêu đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp tỉnh thuộc 06 loại đất phi nông nghiệp; - Phần mềm tiện ích LUPA hỗ trợ kiểm tra tính hợp lý của phương án QHSDĐ; 5 - Hệ thống thông tin trên nền tảng công nghệ WebGIS mã nguồn mở hỗ trợ công bố và theo dõi tiến độ thực hiện phương án QHSDĐ ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. - Công bố 02 bài báo khoa học: + Phạm Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2016), Ứng dụng GIS và FAHP-GDM trong lựa chọn vị trí quy hoạch đất khu công nghiệp huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, Kỷ yếu hội thảo ứng dụng GIS toàn quốc năm 2016, NXB Đại học Huế, tr 665 - 673. + Nguyễn Xuân Linh, Trần Quốc Bình, Phạm Lê Tuấn, Lê Phương Thúy, Phạm Thị Thanh Thủy (2016), “Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ISM/F-ANP và GIS trong lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2 (2016) 34-45. - Hỗ trợ đào tạo 01 Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai “Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu ISM/F-ANP và GIS trong lựa chọn vị trí quy hoạch bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình”, bảo vệ năm 2015 tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. - Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh là chủ nhiệm đề tài với đề tài luận án "Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng GIS trong thành lập phương án quy hoạch sử dụng đất cấp huyện", chuẩn bị bảo vệ cấp cơ sở trong năm 2017. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài đã đưa ra được quy trình đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tượng trong phương án quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu; Đề tài đã đưa ra giải pháp công nghệ nhằm nâng cao khả năng tương tác giữa các bên liên quan (chính quyền, người dân, doanh nghiệp) trong xây dựng, theo dõi và thực hiện phương án QHSDĐ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của một số loại đất phi nông nghiệp trong phương án QHSDĐ huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình đến năm 2020 có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong điều chỉnh phương án QHSDĐ của huyện trong giai đoạn cuối của kỳ quy hoạch và xây dựng phương án QHSDĐ giai đoạn 2020 - 2030; Hệ thống thông tin QHSDĐ là sản phẩm công nghệ hữu ích cho chính quyền và người dân huyện Đông Hưng để nắm bắt và chia sẽ thông tin QHSDĐ, góp phần làm tăng cường tính minh bạch và tính hiệu quả của công tác QHSDĐ ở địa phương. 6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Công bố và lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Điều 43 của Luật đất đai năm 2013 quy định rất rõ về cách thức công bố và lấy ý kiến về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: "Cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,... có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất". Nội dung lấy ý kiến bao gồm "các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các dự án công trình thực hiện trong kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất". Thời gian lấy ý kiến là 30 ngày, thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của địa phương và/hoặc tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp của nhân dân. Theo kết quả lấy ý kiến cần xây dựng Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đối với việc công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Điều 48 của Luật đất đai quy định bắt buộc việc công bố công khai phương án quy hoạch sử dụng đất trong vòng 30 ngày từ thời điểm được phê duyệt và kéo dài "trong suốt kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất" tại "trụ sở cơ quan, trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện và công bố công khai nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện có liên quan đến xã, phường, thị trấn tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã". Qua những phân tích nêu trên có thể nhận thấy việc sử dụng các phương tiện điện tử (nhất là hình thức cổng thông tin điện tử) là yêu cầu không chỉ từ thực tiễn mà còn là yêu cầu có tính pháp lý để đảm bảo tính hiệu quả của công tác công bố, lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất. Đây chính là một trong những nội dung mà đề tài này sẽ hướng đến thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin quy hoạch sử dụng đất hỗ trợ công bố và lấy ý kiến phản hồi về phương án quy hoạch sử dụng đất. 1.2. Sự cần thiết phải đánh giá tính hợp lý về vị trí không gian của các đối tƣợng quy hoạch sử dụng đất Tính hợp lý về diện tích và mục đích sử dụng đất của các đối tượng quy hoạch có thể đánh giá tương đối dễ dàng căn cứ vào nhu cầu thực tiễn, dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong khi đó, vị trí phân bố của các đối tượng quy hoạch lại rất khó đánh giá đã tối ưu hay chưa vì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính hợp lý về vị trí không gian cho đối tượng quy hoạch. Hơn thế nữa, một vị trí có thể tốt đối với một số yếu tố nào đó nhưng lại không tốt với những yếu tố khác. Thậm chí, đối với một yếu tố cũng khó xác định là tốt hay xấu. Với tính 7 phức tạp như vậy thì việc lựa chọn và đánh giá tính hợp lý của địa điểm bố trí công trình quy hoạch là một công việc khó khăn, ngay cả đối với các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Vì vậy, trong thực tế người ta thường chỉ có thể lựa chọn hoặc đánh giá vị trí một cách tương đối, nặng về cảm tính, dựa trên đánh giá một vài yếu tố nổi bật nhất đối với nhà quy hoạch. Với thực tế đó thì khó có thể mong đợi sự khách quan và tính tối ưu trong việc bố trí các đối tượng QHSDĐ [3]. Các vấn đề nêu trên có thể khắc phục một cách khá triệt để bằng cách chuyển đổi từ bài toán định tính hiện đang được sử dụng thành bài toán định lượng, có nghĩa là chuyển đổi từ đánh giá theo kiểu “thích hợp”, “khá thích hợp”, “không thích hợp”,... thành các điểm số cụ thể. Việc áp dụng bài toán định lượng mang lại những lợi thế sau [1]: có thể đánh giá tổng hợp được nhiều yếu tố cùng một lúc; có thể dễ dàng áp dụng công nghệ thông tin trong phần lớn các bước của quy trình đánh giá. Vì vậy, các kết quả có độ tin cậy tốt hơn và việc đánh giá có thể thực hiện trên quy mô lớn nhưng với mức độ chi tiết cao. Để chuyển đổi từ bài toán đánh giá định tính về bài toán định lượng, cần giải quyết các vấn đề có tính mấu chốt sau: - Chuyển đổi các đánh giá định tính (“thích hợp”, “không thích hợp”,...) thành điểm số theo một thang điểm nhất định. Việc chuyển đổi này không mang tính cơ học mà đòi hỏi phải dựa trên tri thức chuyên gia và kinh nghiệm thực tế. - Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố và thể hiện dưới dạng trọng số của chúng. Các trọng số có sự phụ thuộc vào thang điểm được lựa chọn và cũng phải được đánh giá trên cơ sở tri thức chuyên gia và kinh nghiệm thực tế. Đây là vấn đề khó nhất và có ý nghĩa quyết định tới kết quả đánh giá tính hợp lý về vị trí cho đối tượng QHSDĐ. Hiện nay, hai vấn đề nêu trên thường được giải quyết bằng phương pháp MCA. Sau khi đã giải quyết được các vấn đề này thì các công việc còn lại là tương đối đơn giản, có thể vận dụng GIS để thực hiện các quy trình đánh giá [7]. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và MCA trong QHSDĐ 1.3.1. Trên thế giới Trong vài thập kỷ trở lại đây, với sự nhận thức ngày càng cao của cộng đồng về các vấn đề môi trường và sức khoẻ, việc lựa chọn địa điểm xây dựng các công trình này ngày càng trở nên khó khăn và trở thành một vấn đề bức xúc của nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Mexico, Hà Lan, Áo, Anh, Thụy Sỹ, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Một thuật ngữ thường dùng để gọi chung cho nhưng công trình gây tranh cãi này là “Sử dụng đất không được địa phương chấp thuận” (Locally Unwanted Land Uses - LULUs) [16]. Một trong những ứng dụng rõ nét nhất của GIS trong 8 QHSDĐ là kết hợp với phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (Multi Criteria Analysis - MCA) để lựa chọn địa điểm bố trí một số loại công trình QHSDĐ, thường là các bãi rác. Trong các công trình của Shrivastava (2003), Javaheri (2006), Huang (2006), Basac (2006), Sharifi (2004) và Alshehri (2008), MCA được sử dụng để tính mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu, còn GIS được sử dụng để đánh giá chỉ tiêu và tích hợp kết quả. Ngoài các nghiên cứu ứng dụng GIS để lựa chọn vị trí xây dựng bãi xử lý rác thải trên, còn một số nghiên cứu ứng dụng GIS để tìm vị trí xây dựng cho các công trình khác như: xác định vị trí tối ưu cho xây dựng bệnh viện mới tại vùng đô thị Tehran, Iran [21]; bố trí khu công nghiệp tại Nakuru, Kenya [9]; lựa chọn vị trí Trung tâm mua sắm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ [14]; lựa chọn vị trí tốt nhất cho trạm xử lý nước thải ở El- Mahala, El-Kubra, bắc Ai Cập [10]; tìm vị trí vui chơi trong nhà tại Taleghan [17]. Nhìn chung, các ứng dụng của GIS trong công trình này là khá thiết thực, tuy nhiên việc ứng dụng mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản (chồng xếp các lớp dữ liệu, hiển thị bản đồ, ), hay mới chỉ tính toán đến cách xác định vị trí thích hợp cho lựa chọn vị trí tối ưu cho một số loại công trình có tính nhạy cảm cao như bãi chôn lấp chất thải, khu công nghiệp,... [9, 10, 21]. 1.3.2. Tại Việt Nam Ứng dụng GIS trong QHSDĐ đã bắt đầu được một số nhà khoa học quan tâm trong những năm gần đây. Trong đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ công tác lập QHSDĐ nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Nghiên cứu ứng dụng GIS để xây dựng CSDL của một số nhà khoa học trong nước như: Nhữ Thị Xuân và Đinh Thị Bảo Hoa (2008) đã thiết kế và xây dựng một CSDL GIS về các đơn vị đất nhằm phục vụ cho công tác QHSDĐ ở tỉnh Thái Bình; Huỳnh Văn Chương, Nguyễn Thế Lân (2010) đã thiết lập được thông tin và cơ sở dữ liệu về đất chính qui có tính tổng hợp, hệ thống, có tính khái quát cao, dễ cập nhật và khai thác sử dụng để trợ giúp ra quyết định trong đánh giá sự thích hợp đất, quy hoạch sử dụng đất ở xã Phú Sơn, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyễn Hiếu Trung và nnk đã ứng dụng GIS trong QHSDĐ ở hai xã là Vĩnh Mỹ A và Vĩnh Thịnh (huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu). Trong thời gian qua, vấn đề ứng dụng GIS và MCA trong lựa chọn địa điểm bố trí công trình QHSDĐ cũng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu trong nước. Bùi Văn Ga và nnk (2001) đã nghiên cứu ứng dụng GIS và MCA để quy hoạch vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt ở xã Đông Nam, Khánh Sơn, Đà Nẵng. Nghiên cứu Trần Quốc Bình và nnk (2008) đã ứng dụng GIS và MCA để tìm địa điểm thích hợp cho bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt của huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Cùng lĩnh vực nghiên cứu này còn có nghiên cứu của Nguyễn Đăng Phương Thảo và nnk (2011) đã 9 ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt nhằm hỗ trợ công tác QHSDĐ tại quận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tom_tat_de_tai_nghien_cuu_ung_dung_gis_ho_tro_kiem_t.pdf
Tài liệu liên quan