Báo cáo Tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xây dựng công trình giao thông

Lời nói đầu Nền kinh tế nước ta đang thay đổi nhanh chóng từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Đi đôi với việc phát triển kinh tế là việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng là một vấn đề mà Đảng và nhà nước đang tập trung đầu tư. Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông, được thành lập năm 1996. Xí nghiệp chủ yếu xây dựng các công trình giao thông trong nước, góp phần phát triển cơ sở h

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xây dựng công trình giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra Xí nghiệp cũng đa dạng hoá các lĩnh vực kinh doanh: xây dựng các công trình dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, nhựa đường, cấu kiện bê tông đúc sẵn… Trong quá trình học tập tại trường đại học mỗi sinh viên đều được nhà trường và các thầy cô cung cấp những lý thuyết vừa cơ bản vừa chuyên sâu. Thế nhưng để có thể nắm bắt kịp thời, đầy đủ cặn kẽ các lý thuyết đó, sinh viên phải trải qua việc thực tập , tiếp thu thực tế. Qua một thời gian thực tập ngắn ở Xí nghiệp XDCTGT. Sau thời gian tìm hiểu, xem xét về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã giúp em rất nhiều về nhận thức, phương pháp nghiên cứu đánh giá việc áp dụng lý thuyết và thực tế… Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Tài Vượng đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho em trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình hoàn thành bản báo cáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Xí nghiệp đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập tại Xí nghiệp. Tuy nhiên do trình độ và kiến thức hạn hẹp nên việc thu thập số liệu chưa đầy đủ để phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nên không tránh khỏi sai sót. Kính mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để giúp tôi nâng cao kiến thức của mình.hoàn thành tốt đợt thực tập này. Phần I giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp 1.1- Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp: Tên xí nghiệp: Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông. Thuộc công ty: Công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông. Tên giao dịch quốc tế: ATC TRANNCO Địa chỉ của xí nghiệp: 117 - Đặng Tiến Đông - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại: ( 04) 5371021 - 5371022 - 5371023 Fax: ( 04) 5371021 Giám đốc xí nghiệp: Bùi Xuân Trường. Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông thành lập năm 1996. Các mốc phát triển: - Theo các quyết định của Bộ giao thông vận tải số: 831QĐ/TCCB-LĐ ngày 5/4/1993 về thành lập doanh nghiệp nhà nước cho phép "Công ty vật tư kỹ thuật vận tải" được thành lập " Xí nghiệp xây dựng giao thông và du lịch dịch vụ". Xí nghiệp này lúc đầu đặt tại 61 Đại Cổ Việt - Hai Bà Trưng - Hà Nội. Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: + Xây dựng các công trình giao thông vừa và nhỏ. + Xây dựng các công trình giao thông công nghiệp và dân dụng với quy mô vừa và nhỏ. + Thực hiện dịch vụ du lịch phục vụ nghành giao thông vận tải. Theo công văn số 120 QĐ/NC ngày 28/4/1997 và Vụ trưởng vụ tổ chức cán bộ - lao động và quyết định số 1127 QĐ/TCCB-LĐ Nay Xí nghiệp đổi tên " Xí nghiệp xây dựng giao thông và dịch vụ du lịch" thành " Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông" trực thuộc "Công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTVT; đồng thời trụ sở của Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông và du lịch dịch vụ hiện đang đóng tại Hà Nội nay được chuyển thành trụ sở của Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông. Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông có các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Xây dựng các công trình giao thông, công trình thuỷ lợi và san lấp mặt bằng. + Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp. + Sản xuất kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn. + Kinh doanh sản xuất vật liệu xây dựng. Quy mô và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong một số năm gần đây TT chỉ tiêu đơn vị 1997 1998 1999 2000 1 Giá trị sản lượng Tỷ đồng 19.4 22.5 38 55 2 Doanh thu Tỷ đồng 18.2 19.6 31 48 3 Nộp thuế Triệu đồng 480 1100 2000 4 Lợi nhuận Triệu đồng 77.8 180 230 800 5 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 550 750 900 1100 Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông là một doanh nghiệp còn non trẻ đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên qua các số liệu trên cho thấy giá trị sản lượng đạt được, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập đầu người mỗi năm một tăng rõ rệt, đóng góp ngân sách nhà nước mỗi năm một tăng. Nhưng muốn đứng vững và phát triển mạnh mẽ thì Xí nghiệp cần phải có đường lối đúng đắn, phương pháp tổ chức quản lý của Xí nghiệp phải chặt chẽ hơn và tìm cách cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và thắng thầu các công trình trong tầm tay. 1.2 - Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh: - Nhựa đường - Làm đường các loại: + Bê tông nhựa + Đường bán thâm nhập + Đường cấp phối + Mở đường mói + Đường bê tông - Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng 1.3 - Công nghệ sản xuất: Sơ đồ dây truyền công nghệ tổng quát thi công giải phóng mặt đường ( giải lớp cấp phối đá răm ) : Xe ben à Máy rải đá nhựa à Lu bánh thép 6T à Lu nung 14T à Lu bánh thép 14T. Trình tự và công nghệ thi công. 1. Chuẩn bị nền cho lớp móng. 2. Vật liệu 3. Thử nghiệm: rải thử vật liệu, đầm nén, đo đạc đảm bảo dung sai, thí nghiệm. (dùng các thiết bị thi công là: 1 máy rải VOLGHEL, 3 máy lu tĩnh, 6 ô tô tự đổ 5 -7 tấn, một máy lu lốp 14T, 1 lu rung 15T. Nhân lực bậc 3-3,5/7 là 35 người. 4. Thi công lớp móng cấp phối đá dăm ( Pase ) -> ( giống thử nghiệm ) 5. Thi công cấp phối đá dăm lớp trên: + Bảo dưỡng lớp cấp phối dưới ( tưới nhựa đường hoặc nhựa apha dầu trên mặt ) + Đo đạc thí nghiệm + Đảm bảo giao thông trong quá trình thi công Các thiết bị thi công : + 1 máy rải VOLGHEL + 1 máy phun nhựa + 3 máy lu tĩnh 6 - 10 T + 5 ô tô đổ 5 - 7 T + 1 máy lu lốp 14 T + 1 lu rung 14 T Nhân lực cần: 40 người bậc 3 -3,5/7. 6. Thi công lớp cấp phối đá dăm láng nhựa 3,5kg/m2. Sau khi hoàn thành 2 lớp ( bước 4 và 5 ) láng 1 lớp nhựa nóng tiêu chuẩn 1,5kg/m2 -> sau đó rải vật liệu cho đều -> lèn ép bằng lu 6 - 8T, 6 - 8 lượt/điểm -> sau khi rải đá 10 - 20mm, láng lớp nhựa thứ 2 tiêu chuẩn 2kg/m2 và rải đá đều. Thi công lớp móng dưới xong thi công ngay lớp trên. Trong quá trình thi công phải đảm bảo giao thông và các tiêu chuẩn AASHTO. 1.4 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp: Bộ máy quản lý của Xí nghiệp được mô tả qua sơ đồ sau : sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp Giám đốc xí nghiệp Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng kế toán– tài vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng thiết bị Các tổ công nhân thi công công trình dân dụng Các tổ công nhân thi công trình xây dựng giao thông Tổ thanh toán công nợ Tổ công nhân vận hành thiết bị Đội xe Đội sửa chữa * Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý: - Giám đốc Xí nghiệp : là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty, trước pháp luật nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Xí nghiệp, phụ trách chung quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp, các hoạt động cụ thể như: + Công tác cán bộ lao động, tiền lương. + Công tác kế toán tài chính, thống kê. + Công tác kế hoạch vật tư tiêu thụ. + Quản lý công tác kỹ thuật… - Phó giám đốc: là người giúp giám đốc Xí nghiệp điều hành, quản lý các lĩnh vực như: phụ trách các dự án, sản xuất, đấu thầu, công tác sản xuất kỹ thuật thi công xây lắp, công tác sáng kiến và cải tiến kỹ thuật công tác an toàn và bảo hộ lao động. - Phòng kế hoạch: giúp giám đốc Xí nghiệp điều hành các công táckinh tế kế hoạch, công tác theo dõi hạch toán kế toán, quá trình kinh doanh vật tư, xuất nhập khẩu, công tác thu vốn và giải quyết công nợ, công tác văn phòng và đời sống. Đồng thời thay mặt giám đốc khi giám đốc đi vắng. - Phòng kỹ thuật xây lắp: giúp giám đốc công ty công tác quản lý xây lắp, kiểm tra giám sát kỹ thuật, chất lượng khối lượng công trình mà công ty nhận thầu, tổ chức hội đồng nghiệm thu công trình… - Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho giám đốc điều hành dự án về kế hoạch thu chi tài chính, cập nhật chứng từ theo dõi và kiểm tra các chế độ tài chính kế toán các đội xây dựng, cấp vỗn vay thanh toán khối lượng hàng tháng đối với các đội sau khi được chủ công trình duyệt, tính tiền lương cho nhân viên và các đội xây dựng. - Phòng kinh doanh: giúp việc cho công ty về việc nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị phụ tùng phục vụ cho các đội thi công đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra lập đại lý bán lẻ, đại lý giao nhận… - Phòng tổ chức hành chính: Giúp việc giám đốc các hoạt động: + Tổ chức cán bộ lao động tiền lương + Soạn thảo quy chế tuyển dụng và sưu dụng lao động + Đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng điều phối và sử dụng hợp lý nhân lực + Giải quyết chính sách về lao động + Công tác hồ sơ nhân sự, bảo vệ an toàn nội bộ. + Tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ chính sách của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên chức về công tác bảo hộ lao động, y tế sức khoẻ… - Các đội thi công: thực hiện các nhiệm vụ do giám đốc điều hành dự án giao và chịu trách nhiệm về kỹ thuật, chất lượng, tiến độ công trình. Các đội trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ chất lượng công nghệ. Tiếp nhận và quản lý vật tư, kiểm tra đôn đốc hàng ngày quá trình thi công, đúng thiết kế đảm bảo chất lượng công trình để có các thông tin phản hồi lên giám đốc. Mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng mục đích chung là tham mưu cho giám đốc để đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn và hợp lý nhất. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp thuộc dạng cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến - chức năng: Các đơn vị chức năng cũng như các ban chỉ đạo, các phòng ban không gia lệnh trực tiếp cho các đơn vị cấp dưới mà có nhiệm vụ nghiên cứu chuẩn bị các quyết định cho giám đốc và chỉ có giám đốc ra chỉ thị mệnh lệnh cho các cấp dưới. Các đơn vị chỉ nhận mệnh lệnh từ một thủ trưởng cấp trên, các phòng ban chức năng, các ban chỉ đạo của Xí nghiệp có nhiệm vụ giám sát, kiểm tra đôn đốc các đội thực hiện đúng chỉ thị của giám đốc. Cơ cấu tổ chức quản lý này là kết quả của sự phân công lao động quản lý theo chiều dọc và chiều ngang trong hệ thống quản lý. Phân công lao động theo chiều dọc thể hiện trong sự tồn tại của các cấp quản lý và đặc trưng là những quan hệ công tác chỉ đạo và phụ thuộc giữa cấp trên và cấp dưới. Một Xí nghiệp vừa thì hệ thống cần có số lượng cấp quản lý ít nhất sao cho các quyết định về các vấn đề cần giải quyết được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác, không phải qua nhiều cấp trung gian. Phần II phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động Marketing: - Các loại hàng hoá và dịch vụ chủ yếu của Xí nghiệp: không như các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm đơn thuần phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Các mặt hàng chủ yếu của Xí nghiệp xây dựng CTGT là: Các công trình giao thông như đường sá, cầu, kênh mương… ví dụ như một số công trình : + Quốc lộ 1A Hà Nội Bắc Ninh + Quốc lộ 1B Đồng Đăng - Thái Nguyên + Đường khu thể thao quốc gia Hà Nội + Kênh mương Hồng Thái ( Bắc Giang ) + Cầu Câu Tử + Quốc lộ 21 Hà Nam Ngoài ra còn có các công trình xây dựng dân dụng như nhà cửa, khách sạn, trường học, bệnh viện… ví dụ như một số công trình : + Nhà ở 4 tầng QKTĐ ( Hà Nội) + Bệnh viện Bình Giai ( Lạng Sơn ) + Khách sạn Nữ Hoàng ( Phú Thọ) + Trạm y tế xã huyện Phong Châu (Phú Thọ) + Trường học Mỹ Hưng ( Hà Tây ) - Kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của Xí nghiệp : Các năm qua Xí nghiệp đã không ngừng vươn lên và tự khẳng định mình thể hiện ở việc thắng thầu nhiều công trình do đó sản lượng của Xí nghiệp ngày một tăng. Nhờ đó mà Xí nghiệp đã tạo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên và tăng thu nhập cải thiện đời sống. Báo cáo thực hiện sản lượng năm 2001 TT Tên công trình Giá trị HĐ Giá trị thực hiện sản lượng 6 tháng Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tổng cộng Ch.sang 2002 1 Đồng Đăng Phá Phiêng LS 844.765.567 844.765.567 2 Nội thị ĐĐ Nhánh QL1BĐBP 7.287.414.000 7.287.414.000 3 San lấp khu ga ĐĐ 258.280.639 258.280.639 258.280.639 4 Hang gió Lạng Sơn 147.470.514 147.470.514 5 Quốc lộ 1B BBĐ 17.585.559.000 6 Na Sầm - Hội Hoan 2.105.212.439 367.650.000 164.866.000 201.552.943. 250.000.000 500.000.000 621.143.496 150.000.000 2.255.212.493 7 Đường Hùng Vương LS 2.049.574.376 4.939.500 29.317.492 210.910.316 245.167.308 1.804.407.068 8 Đồng mỏ Hữu Kiên 149.000.000 149.000.000 9 Nhà y học cổ truyền LS 768.145.143 328.000.000 250.000.000 55.600.000 134.545.143 768.145.143 10 Thanh luận - Yên Đinh BG 1.794.783.892 250.000.000 205.000.000 203.387.999 154.254.161 468.510.758 300.279.206 1.581.632.124 213.151.768 11 Quốc lộ 31 BG - Chũ 6.352.124.742 12 Kênh mương Hồng Thái BG 655.928.540 50.000.000 705.928.540 13 Hai đầu cầu Chũ BG 1.427.267.000 150.000.000 81.036.947 350.597.197 278.873.889 113.199.660 973.707.693 453.559.307 14 Bệnh viện đa khoa BG 1.662.445.054 100.000.000 30.000.000 10.828.000 1.803.273.054 15 GTNT Bắc Ninh 901.973.653 150.000.000 150.000.000 751.973.653 16 Đường BT Quế Võ 522.000.000 250.000.000 250.000.000 272.000.000 17 Quốc lộ 1A HN-BN 6.500.000.000 1.657.253.045 43.515.600 261.482.543 455.025.604 82.000.000 359.846.870 431.287.800 3.290.411.462 2.702.588.538 18 Đường đê Hữu Hồng Hà Nội 803.659.000 803.659.000 19 Đường 39B Hải Dương 1.305.661.000 151.415.405 352.286.000 150.000.000 301.959.595 350.000.000 1.305.661.000 20 Đường 39A Hưng Yên 1.615.927.905 1.615.927.905 21 Đường nội thị Kẻ Sặt - HD 1.227.970.000 77.700.820 85.717.875 134.957.670 35.276.000 75.220.000 208.979.250 147.118.753 764.970.368 462.999.632 22 Trung tâm y tế HT 536.022.812 536.022.812 23 Trường học Cao Dương - Hoà Bình 547.000.000 45.000.000 200.000.000 245.000.000 302.000.000 24 32 Sơn Sây 13.275.328.000 25 Vườn thực vật 2.800.000.000 253.728.000 700.000.000 1.246.272.000 2.200.000.000 600.000.000 26 Khu thể thao quốc gia 78.000.000 120.097.800 354.025.000 552.122.800 27 QL 21 Hà Nam 13.674.079.559 28 Đường 63B Lý Nhân Hà Nam 6.772.465.014 2.878.487.457 922.101.218 303.564.806 1.312.436.978 386.977.000 163.871.924 5.967.439.383 29 Đường 60B II Hà Nam 1.150.000.000 1.150.000.000 30 Cầu Câu tử 2.558.373.850 2.558.373.850 31 Đường 64 ý yên 1.937.000.000 56.754.415 101.232.815 401.000.000 719.624.913 1.278.612.143 658.378.857 32 Đường 50A Hải Hậu 2.027.000.000 69.219.158 115.762.250 450.135.000 458.956.122 1.094.072.530 932.927.470 33 Khu nghỉ mát Thịnh Long 38.410.000 38.410.000 34 Đường Minh Tân - Vụ Bản NĐ 132.510.615 132.510.615 35 Đường GTNT Nam Định 652.112.315 200.906.995 31.000.000 133.066.083 1.017.085.393 36 Trường học Hoàng Hoá 779.747.267 120.000.000 63.420.296 963.167.563 37 Đường 217 Thanh Hoá 9.296.728.000 2.300.000.000 779.768.034 1.050.000.000 1.000.000.000 1.000.000.000 700.000.000 6.829.768.034 2.466.959.966 38 Đường 15A Hà Tĩnh 1.162.000.000 350.000.000 200.579.740 150.000.000 1.862.579.740 39 Đường khu mía đường 10.341.027.000 40 SL Vũ Quang 678.960.043 500.000.000 500.000.000 178.960.043 41 GTNT Hà Tây 94.000.000 94.000.000 94.000.000 42 KV Thái Bình 200.000.000 200.000.000 200.000.000 43 QL 4B II Lạng Sơn 13.803.299.000 22.432.485 292.652.010 597.853.350 477.205.090 1.010.915.525 314.384.413 2.715.442.873 Qua tình hình các năm trước và báo cáo sản lượng năm 2001 ta thấy số lượng công trình mà Xí nghiệp trúng thầu ngày một tăng, đặc biệt tăng đáng kể các công trình có giá trị lớn, các công trình trọng điểm của nhà nước. Để đạt được điều này Xí nghiệp đã không ngừng cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, đầu tư máy móc hiện đại nhằm phục vụ cho quá trình thi công nhanh gọn đạt chất lượng cao. Ngoài ra còn phải kể đến sự đóng góp đáng kể của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và thi công có tay nghề và trình độ ngày một cao . Điều đó cho thấy quy mô và uy tín của Xí nghiệp không ngừng tăng lên. - Các công trình của Xí nghiệp chủ yếu nằm ở các tỉnh miền Bắc và một số nằm ở các tỉnh miền Trung. Các công trình công cộng, đường sá, kênh, mương mà Xí nghiệp thi công nằm trên các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Tây, Hà Nội, Hà Nam, Nam Định… và một số công trình ở miền Trung như:Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An… - Xí nghiệp xác định cần phải có chính sách giá cả hợp lý cho các công trình để vừa đảm bảo bù đắp chi phí và khả năng thắng thầu cao nhất. Vì vậy mà một chính sách giá cả đúng đắn và hợp lý cho từng công trình tham gia đấu thầu luôn là mục tiêu quan trong mà công ty đang từng bước phấn đấu. Các công ty xây dựng khác cũng luôn tìm mọi cách để hạ giá thành các công trình xuống mức thấp nhất, chất lượng cao nhất có thể để có thể thắng thầu. Chính vì thế mà đối với mỗi công trình Xí nghiệp lập bảng giá đấu thầu một cách chi tiết căn cứ vào: các chi phí, mục tiêu của Xí nghiệp, chất lượng công trình, yêu cầu của chủ đầu tư, quy chế thanh toán… - Đấu thầu thi công các công trình xây dựng đang là một biện pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Trong những năm đầu thành lập, Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông đã thắng thầu nhiều công trình nhưng giá quá mức thấp, thậm chí có khi còn bị lỗ, chủ yếu là để đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Như vậy, hiệu quả đấu thầu công trình của Xí nghiệp những năm trước chưa cao do đó Xí nghiệp đẩy mạnh hơn và sử dụng có hiệu quả hơn hoạt động Marketing trong công tác đấu thầu. Xí nghiệp áp dụng các biện pháp nhằm làm tăng khả năng trúng thầu của Xí nghiệp như: tập trung luận chứng kinh tế kỹ thuật với tính thuyết phục nhất, đảm bảo tối ưu nhất, khắt khe nhất trong quá trình đấu thầu để nhận được quyền thi công các công trình có hiệu quả kinh tế cao chứ không phải chỉ dừng tại chỗ đủ công ăn việc làm cho công nhân viên. Xí nghiệp đã tính toán đủ các yếu tố chi phí sao cho tối ưu nhất để giá thầu vẫn thấp so với đối thủ cạnh tranh mà vẫn có lãi. Phòng kế hoạch của Xí nghiệp đưa ra một bản chi phí hợp lý, đảm bảo tiết kiệm vật tư nhất, giá thành của nguyên vật liệu sử dụng thấp nhất để chi phí thi công là tối thiểu cho từng công trình, cũng như công tác thu mua nguyên vật liệu tại những đại lý, những cơ sở của Xí nghiệp sản xuất với chất lượng cao, giá rẻ hay thu mua được ở những nơi gần chân công trình nhất, nhằm làm giảm chi phí vận chuyển. Phòng tài chính kế toán cân đối hợp lý giữa bản dự toán giá bỏ thầu và dự toán về lợi nhuận để đạt được hiệu quả là cao nhất. - Đấu thầu trong xây dựng là một biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để nâng cao chất lượng và hiệu quả xây lắp. Nó giúp các chủ đầu tư của các công trình có chí phí thấp nhất và chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó cũng là một thách thức rất lớn đối với các công ty, xí nghiệp trong cuộc cạnh tranh gay gắt để giành quyền thắng thầu. Trên thị trường xây dựng ngoài Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông ra còn có rất nhiều các Tổng công ty, các công ty, các Xí nghiệp, các tổ chức cá nhân… cũng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình xây dựng cơ bản và giao thông đường sá, kênh mương… Những Tổng công ty, công ty, Xí nghiệp, các tổ chức cá nhân đó là những đối thủ cạnh tranh của Xí nghiệp trong quá trình tham gia đấu thầu các công trình. Tiêu biểu cho một số Tổng công ty, công ty, Xí nghiệp đó là: Tổng công ty xây dựng Sông Đà Tổng công ty xây dựng Sông Hồng Tổng công ty xây dựng Thăng Long Công ty cầu 1 Thăng Long - Tổng công ty XD Thăng Long Công ty cầu 11 Thăng Long - Tổng công ty XD Thăng Long Công ty cầu 12 - Bộ GTVT Công ty cổ phần đầu tư XD Thăng Long Công ty công trình 4 - Tổng công ty XD đường thuỷ Công ty công trình giao thông 230 - Cục đường bộ VN Công ty công trình giao thông 228 Xí nghiệp xây dựng 4 - Bộ quốc phòng Xí nghiệp xây dựng công trình 30 - Công ty XDCT 56 Bộ quốc phòng. Họ có những lợi thế về quy mô cũng như về bề dày truyền thống, uy tín lâu năm hơn Xí nghiệp, có khả năng thiết kế, trang thiết bị thi công hiện đại có thể đáp ứng thi công các công trình quy mô lớn một cách nhanh chóng, chất lượng cao với một mức chi phí thấp nhất. Họ cũng áp dụng các biện pháp Marketing trong quá trình đấu thầu để đạt được khả năng thắng thầu cao nhất. Nhận xét: Mặt mạnh: Tình hình thực hiện sản lượng của Xí nghiệp mấy năm gần đây tăng đáng kể là do Xí nghiệp đã biết áp dụng các biện pháp marketing, xây dựng được các chính sách giá cho từng công trình. Các công trình của Xí nghiệp có ở nhiều tỉnh, cho thấy thị trường của Xí nghiệp là rất rộng. Mặt yếu: Xí nghiệp còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục như việc định giá đấu thầu các công trình còn chưa phù hợp, có khi định giá thấp để có đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. 2.2- phân tích lao động, tiền lương: 2.2.1- Cơ cấu và chất lượng lao động của Xí nghiệp: Tình hình nhân sự là một vấn đề rất phức tạp trong một doanh nghiệp, nó ảnh hưởng lớn tới sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường. Đặc biệt trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Nếu quản lý con người tốt, chính sách đãi ngộ - lương thưởng hợp lý sự khuyến khích người lao động hăng say làm việc đạt được năng suất lao động cao và hiệu quả kinh doanh cao. Ngược lại có tác động xấu tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng kết cấu lao động S TT Chức danh Đại học Trung cấp Bậc Tổng 4/7 5/7 6/7 7/7 I Cán bộ khoa học 58 58 Kỹ sư cầu đường 31 Kỹ sư kinh tế 15 Kỹ sư xây dựng 7 Kỹ sư cơ khí 1 Kiến trúc sư 1 Kỹ sư thuỷ lợi 3 II Cán bộ trung cấp 36 36 Giao thông 8 Xây dựng 5 Kế toán 12 Máy xây dựng 2 Trắc đạc địa chất công trình 5 Kiểm định viên 4 III Công nhân kỹ thuật 247 Vận hành thiết bị 23 22 11 7 63 Công nhân xây dựng 77 107 184 IV Công nhân hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng thời vụ 105 Tổng cộng 446 Về chất lượng lao động thấy rằng đội ngũ lao động trong công ty đều được đào tạo theo chuyên môn và công việc của mình, các lao động trong công ty đều phải có văn bằng chứng chỉ mới đủ yêu cầu để đảm nhận vị trí công việc được giao. 2.2.2- Phương pháp xác định mức thời gian lao động: Ngành xây dựng có đặc điểm riêng là thi công theo các công trình do vậy nên mức tiêu hao theo thời gian của mỗi công trình khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng công trình. Xí nghiệp chủ yếu xác định mức thời gian lao động theo phương pháp kinh nghiệm kết hợp với thống kê cho từng công trình. 2.2.3 - Tình hình sử dụng thời gian lao động: Đây là một doanh nghiệp nhà nước do vậy quĩ thời gian ở đây theo qui định của nhà nước là tất cả các công nhân viên của Xí nghiệp đều làm việc trong giờ hành chính 1 ngày 8h và tuần nghỉ thứ 7 và chủ nhật ( hay 40h/tuần ) Nhưng ở nghành xây dựng, do đặc thù của công việc nên thời gian thực tế được sử dụng đều không thể theo qui định của nhà nước được vì: + Tại các công trình thì số giờ làm việc của công nhân luôn thay đổi theo thời tiết như nắng, mưa… + Do kế hoạch thực hiện của dự án mà công nhân có thể làm thêm giờ, làm thêm vào thứ 7 và chủ nhật, thậm chí do yêu cầu của công việc có thể phải làm cả vào buổi tối. 2.2.4- Tuyển dụng và đào tạo lao động: Hàng năm theo cơ cấu và tình hình sử dụng lao động thì Xí nghiệp cũng có tuyển thêm một số cán bộ công nhân viên. Nguồn cán bộ tuyển dụng đã qua tuyển chọn và sát hạch thực tế, những đối tượng này đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc chuyên ngành. Hàng năm Xí nghiệp trích quỹ đào tạo công nhân nhằm nâng cao tay nghề thi bậc thợ, nâng cao cấp bậc thợ cho cán bộ công nhân viên, không mắc vi phạm hay kỷ luật theo định kỳ. Theo chuyên môn hoá của từng bộ phận mà đào tạo. Riêng về cán bộ quản lý từ đội trưởng trở lên Xí nghiệp đề nghị công ty cho đi học chuyên tu, tại chức thuộc các trường lớp quản lý chuyên ngành để nâng cao hiện đại hoá, chuyên môn hoá. Ngoài ra do yêu cầu của từng dự án công trình đòi hỏi phải có đội ngũ lao động phổ thông phục vụ thi công thì Xí nghiệp cũng tuyển dụng lao động tại chỗ theo bằng hình thức ký hợp đồng ngắn hạn hoặc khoán… 2.2.5- phương pháp xác định quỹ lương của Xí nghiệp ( quỹ lương KH): Xí nghiệp xác định quỹ tiền lương năm 1999 áp dụng công thức: Trong đó: Lđm: lao động định mức TLminđm: mức lương tối thiểu của doanh nghiệp. Hcb: Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương cơ bản bình quân. 2.2.7- Hình thức trả lương của Xí nghiệp : Trong nghành xây dựng thì hình thức trả lương theo ngày công làm việc 40h/tuần đối với công nhân viên của Xí nghiệp, còn đối với công nhân làm theo mùa vụ ( tức là công nhân trực tiếp sản xuất tại các công trình ) thì thuê tại chỗ và trả lương theo khoán sản phẩm hay trả lương theo công nhật. Xí nghiệp trả lương theo thời gian được áp dụng cho bộ phận gián tiếp ( các phòng ban quản lý…) Công thức tính tiền lương gián tiếp: Hệ số lương x mức lương = x + 22 Tiền lương theo thời gian Ngày công thực tế Các khoản phụ cấp khác Bảng lương tháng 11 năm 2001 Phòng kế hoạch S TT Họ và tên C.V Mức lương Phụ cấp XL công Công đêm Hệ số Lương cơ bản Lương đêm Tiền thưởng Tiền ăn ca Tổng Các khoản KT Thực lĩnh Hệ số Làm đêm Tiền thưởng BHYT BHXH 1 Nguyễn Hải Hưng PGĐ 768.600 27 1 943.282 2.5 1.104.545 108.000 2.155.827 38.430 2.117.397 2 Trần Ngọc Nhâm TP 678.300 42.000 29 1 894.123 1.8 854.182 116.000 1.906.305 36.015 1870290 3 Nguyễn Thành Phương KS 373.800 28 11 1 475.745 140.175 1.2 162.000 549.818 112.000 1.439.739 18.690 1421049 4 Đinh Thu Hằng NV 426.300 27 1 523.186 1.0 441.818 108.000 1.073.005 21.315 1051690 5 Hoàng Minh Huệ KS 373.800 27 1 458.755 1.2 530.182 108.000 1.096.936 18.690 1078246 6 Đào Văn Song KS 373.800 25 11 1 424.773 140.175 1.2 162.000 490.909 100.000 1.317.857 18.690 1299167 7 Lương Thế Minh KT 525.000 18 1 429.545 1.2 353.455 72.000 855.000 26.250 828750 8 Lê Anh Nam KS 373.800 27 14 0.75 344.066 133.803 1.0 128.864 331.364 108.000 1.046.097 1.046.097 9 Trần Thị Thu Hà KS 373.800 27 4 0.75 344.066 38.230 1.0 36.818 331.364 108.000 858.477 858.477 10 Phan Viết Bình KT 525.000 23 0.70 384.205 1.2 316.145 92.000 792.350 26.250 766100 Cộng 12337262 Bộ phận lao động trực tiếp tại các công trường có thể tính lương theo cách: Công nhân đó tham gia sản xuất hàng ngày, làm thêm vào các ngày lễ tết hoặc tham gia hội hợp thì hưởng lương theo thời gian kết hợp với tính lương khoán theo công việc. Cách trả lương cho công nhân trực tiếp: Ngoài ra còn các khoản khấu trừ vào lương của công nhân gồm: 5% BHXH, 1% BHYT… Nhận xét : Qua phân tích tình hình LĐTL của Xí nghiệp cho ta thấy + Xí nghiệp đã không ngừng cải tiến cơ cấu tổ chức lao động cho phù hợp để tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. + Chất lượng lao động của Xí nghiệp hiện nay có lực lượng lao dộng lớn mạnh về kỹ thuật cũng như chuyên môn đều có thể đáp ứng được với yêu cầu của công việc. +Thu nhập bình quân của mỗi lao động khoảng 900.000đ/tháng giúp cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp ổn đinh cuộc sống gắn bó với Xí nghiệp hơn. 2.3- Phân tích công tác quản lý vật tư và tài sản cố định: 2.3.1- Các nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Các nguyên vật liệu chính thường dùng trong quá trình thi công của Xí nghiệp là: cát, xi măng, sắt, đá, nhựa đường… Những nguyên vật liệu này có lúc được Xí nghiệp nhập rồi chuyển xuống cho các đội thi công nhưng cũng có lúc thì các đội thi công trực tiếp mua và thi công. Ngoài ra còn có một số nguyên vật liệu phụ cũng phục vụ cho quá trình thi công công trình như: gỗ, cọc tre, que hàn,… 2.3.2- Tình hình sử dụng nguyên vật liệu: Đây là Xí nghiệp xây lắp nên nguyên vật liệu của Xí nghiệp cả về số lượng và chủng loại luôn luôn được định mức theo qui định của nhà nước trước khi đưa vào thi công. Xí nghiệp sử dụng rất nhiều các loại nguyên vật liệu trong quá trình thi công, tuỳ theo đặc điểm của từng loại công trình mà nguyên vật liệu được sử dụng và định mức riêng. Tuy nhiên trên thực tế thi công thì một số nguyên vật liệu người ta áp dụng phương pháp kinh nghiệm và dựa vào kinh nghiệm quản lý vật tư để định mức, dựa vào sản lượng sản xuất và lượng tiêu hao nguyên vật liệu của các công trình đã hoàn thành… Xí nghiệp thuộc ngành xây dựng cơ bản do vậy sản phẩm làm ra là đơn chiếc, do đó việc tính nhu cầu nguyên vật liệu khác với các đơn vị kinh doanh khác là tính cho từng công trình chứ không tính nhu cầu cả năm. Vì vậy kế hoạch nguyên vật liệu được lập ra cho từng công trình. 2.3.3- Tình hình tài sản cố định: cơ cấu TSCĐ, tình trạng tài sản cố định (nguyên giá, hao mòn, giá trị còn lại ) Cũnh như bao doanh nghiệp khác Xí nghiệp XDCTGT có cơ cấu tài sản cố định gồm : TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính. Khác với một số doanh nghiệp kinh doanh khác TSCĐ hữu hình của Xí nghiệp như đất đai, nhà xưởng, văn phòng đại diện nằm ở rất nhiều tỉnh đó cũng là đặc trưng của ngành xây lắp. Tình hình TSCĐ của Xí nghiệp có thể mô tả ở bảng sau: Tổng hợp TSCĐ đang sử dụng của Xí nghiệp năm 2001 Tên TSCĐ Nguyên giá Khấu hao năm Tính đến 30/06/01 Tính đến 30/09/01 Khấu hao đã trích Giá trị còn lại Khấu hao đã trích Giá trị còn lại I. TSCĐ Hữu hình 51.286.097.169 7.456.062.492 12.069.958.517 39.162.485.050 13.834.110.248 37.451.986.921 - Đất 6.860.000.000 - Nhà cửa vật kiến trúc 5.031.102.000 238.644.080 280.500.000 4.750.602.000 340.161.020 4.690.940.980 - Máy móc thiết bị 30.071.534.185 5.608.338.566 9.173.314.184 20.898.220.001 10.493.426.517 19.578.107.668 - Phương tiện vận tải 9.026.888.540 1.553.210.583 2.532.936.999 6.493.951.541 2.906.811.999 6.120.076.541 - Thiết bị dụng cụ quản lý 296.572.444 55.869.263 83.207.334 159.711.508 93.710.712 202.861.732 II. TSCĐ vô hình 24.549.000 7.244.833 24.549.000 0 24.549.000 0 III. TSCĐ thuê tài chính 1.996.577.350 332.762.892 529.091.965 1.467.485.385 612.282.965 1.384.294.385 Tổng cộng 53.307.223.519 7.796.070.217 12.623.599.482 40.629.970.435 14.470.942.213 38.836.281.306 2.3.4- Tình hình sử dụng tài sản cố định của Xí nghiệp : + Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hao mòn của TSCĐ hữu hình Theo đó tính đến 30/06/01 thì hệ số hao mòn là: Tính đến 30/09/01 thì mức độ hao mòn là: Như vậy tính đến 30/09/01 tình hình TSCĐ hữu hình của Xí nghiệp còn lại là 73._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC690.Doc
Tài liệu liên quan