Báo cáo Tổng hợp về tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thiết bị công nghiệp trường sa

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá hiện nay thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Doanh nghiệp nào cũng có chiến lược phát triển riêng của mình. Hoạt động kinh doanh của các daonh nghiệp quốc doanh cũng như các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng đa dạng phong phú và sôi động. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì lao động ````có vai trò cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lao động là một trong ba yếu tố

doc28 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng hợp về tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH thiết bị công nghiệp trường sa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng quyết định sự tồn tại trong quá trình sản xuất trong việc táI tạo ra của cải vật chất tinh thần trong xã hội. Trong cơ chế thị trường sức lao động trở thành hàng hoá nó nhận được một giá trị nhất định biểu hiện bằng tiền. Trên thực tế người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động của họ được đền bù xứng đáng. vì vậy mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo mức phù lao người lao động đạt được. để đạt được điều đó doanh nghiệp phải tăng cường công tác quản lý hạch toán được phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương, làm đúng, đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động đồng thời làm tăng năng xuất lao động tăng tích luỹ, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Từ các lý do đã trình bày ở trên nên em đã chọn chuyên đề: “Tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường SA”. Địa chỉ : số 31, 521/31 Trương Định Hà Nội. Nội dung của báo cáo gồm ba chương: Chương I: Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II: Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. Chương III: Nhận xét và kiến nghị về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương 1 Các vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1. Vai trò của lao động trong sản xuất kinh doanh Lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu trong qua trình sản xuất. Không có lao động thì không có sản phẩm để tiêu thụ, từ sản phẩm đem đi tiêu thụ thì mới có lợi nhuận để tồn tại và phát triển cho công ty.Vì vậylao động có vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất: Lao động gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm. Lao động là động lực thúc đẩy lao động. Giúp công tác quản lý đi vào nề nếp, thúc đẩy lao động đI đúng kỷ luật lao động 1.2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận tiện cho quá trình quản lý và hoạch toán cầc thiết phảI tiền hành phân loại. Phân loại theo thời gian lao động gồm: Lao động thường xuyên. Lao động thời vụ. Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuấy gồm: Lao động trực tiếp. Lao động gián tiếp. Phân loại theo chức năng của lao động gồm: Lao động thực hiện chức năng sản xuất. Lao động thực hiện chức năng bán hàng. 1.3. ý nghĩa, tác dụng của công tác tổ chức lao động, quản lý lao động Giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động và có nghĩa vụ với người lao động. Giúp người lao độngđánh giá tính hợp lý của cơ cấu lao động từ đó có biện pháp tổ chức bố trí cho phù hợp. Giúp doanh nghiệp tập hợp chi phí lao động kịp thời chính xác. 1.4. Tiền lương và các khoản trích theo lương 1.4.1. Khái niệm Tiền lương là thù lao lao độngđược thể hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lương công việc của họ. 1.4.2. ý nghĩa Tiền lương phải đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động. Đảm bảo vai trò kích thích của tiền lương. Với tiền lương thoả đáng người lao động làm hết công việc dược giao. Thông qua việc trả lương mà người quản lý có thể kiểm tra và theo dõi người lao động. Hiệu quả của tiền lương không chỉ tính theo tháng mà còn tính theo ngày cho từng bộ phận của doanh nghiệp. 1.5. Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, tiền ăn giữa ca do nhà nước quy định. 1.5.1. Các chế độ về tiền lương Việc tính và chi trả chi phí lao động theo nhiều hình thức khác nhau. Mục đích nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động. Trên cơ sở thực tế thường các doanh nghiệp áp dụng các hình thức tiền lương theo thời gian, theo sản phẩm và lương khoán. Tiền lương theo thời gian: là hình thức trả lương cho người lao động theo ca. Tiền lương tuần, căn cứ vào thời gian thực tế tiền lương này có thẻ chia ra: tiền lương tháng, tiền lương ngày, tiền lương giờ. Tiền lương theo sản phẩm: là hình thức trả lương theo khối và chát lương công việc. Tiền lương khoán: là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lương và chất lương công việc họ hoàn thành. Chế độ quy định về mức tiền lương tối thiểu do nhà nươc quy định là 290.000. Chế độ quy định về mức tiền lương làm thêm giờ được tính như sau: Tiền lương cấp bậc = Tiền lương làm thêm giờ * 150(200%) * Số giờ làm thêm. 1.5.2. Các chế độ về tiền trích theo lương do nhà nước quy định 1.5.2.1. Tính trích kinh phí công đoàn theo chế độ hiện thời, quỹ kinh phí công đoàn để trong doanh nghiệp được chi 50% cho lao động công đoàn cơ sở và nộp 50% cho tổ chức công đoàn cấp trên. 1.5.2.2. BHXH: hàng tháng doanh nghiệpphảI trích BHXH với tỷ lệ 20% trên tổng số tiền tiền lương thực tế phảI trả cho công nhân viên. Trong đó: 15% kinh phí do người sử dụng lao động phảI nộp. 5% kinh phí do người lao động phảI nộp . 1.5.2.3. BHYT: doanh nghiệp trích 2% trên tổng chi phí lương thực tế được trả và khấu trừ vào lương của công nhân viên. 1.6. Các hình thức tiền lương 1.6.1. Hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động 1.6.1.1. Khái niệm: hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. 1.6.1.2. Hình thức tiền lương, thời gian và phương thức tính * Hình thức tiền lương giản đơn - Tiền lương tính theo ngày làm việc thực tế: Tiền lương phải trả trong tháng = Mức lương ngày * Số ngày làm việc thực tế trong tháng Tiền lương tuần = Tiền lương tháng * 12/52 tuần Tiền lương tháng = mức lương tối thiểu*hệ số điều chỉnh*hệ số quy định*phụ cấp( nếu có) Tiền lương theo thời gian có thưởng = tiền lương + thưởng Ưu và nhược điểm hình thức trả lương theo thời gian Ưu điểm: dễ tính, dễ làm. Nhược điểm: chưa đảm bảo nguyên tắc phân phôí theo lao động, chưa tính đầy đủ chất lương lao động, chưa phát huy tính sẵn có của người lao động, chưa khuyến khích người lao động. 1.6.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 1.6.2.1. Khái niệm: là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ váo khối lượng chất lượng công việc sản phẩm người lao động đã hoàn thành đúng quy định. 1.6.2.2. Phương pháp xác định định mức lao động và đơn giá: Tiền lương đơn vị sản phẩm của các nhân công, công đoạn trong quá trình của công đoạn sản xuất sản phẩm bao gồm nhiều tham số. Tiền lương trả theo thời gian cho công nhân chính và phụ trợ cấp những khâu còn lại. Tiền lương của viên chức chuyên môn , phục vụ tiền lương chức vụ và phụ cấp chức vụ lao động. 1.6.2.3. các phương pháp trả lương theo sản phẩm - Theo sản phẩm trực tiếp: được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất. Theo sản phảm gián tiếp: được áp dụng để trả lương cho bộ phận công nhân không trực tiếp sản xuất. Theo sản phẩm luỹ tiến: theo hình thức này thì ngoài số tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ vượt định mức để trích trả thêm một số tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến, số lượng sản phẩm hoàn thành vượt mức cang cao thì số tiền được tính thêm càng nhiều. 1.7. Khái niệm quỹ tiền lương, nội dung và phân loại 1.7.1. Khái niệm Quỹ tiền lương là tất cả những khoản tiền lương của doanh nghiệp phait trả chongười lao động thuộc daonh nghiệp quản lý. 1.7.2. Nội dung Trả lương cho người lao động 1.7.3. Phân loại quỹ tiền lương Về phương diện kinh tế quỹ lương được chia làm hai bộ phận: lương chính và lương phụ. Lương chính là lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm, lương cấp bậc, tiền thưởng. Lương phụ: được chế độ quy định như hội họp nghỉ lễ tết. 1.8. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tổ chức thanh toán đúng thời gian, số lượng, chất lương, kết quả lao động của người lao động, tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động. Tính toán phân bổ một cách chính xác chi phí về tiền lương, công, các khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho các đối tượng có liên quan. Định kỳ phân tích tình hình xử dụng lao động, tình hình quản lý chi tiêu quỹ lương, cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên quan. 1.9. Kế toán tổng hợp tiền lương, kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT 1.9.1. Các tài khoản kế toán được sử dụng: Để kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán sử dụng các tài khoản: TK334- phải trả công nhân viên. TK338- phải trả phải nộp khác. TK335- chi phí phảI trả trước. - TK334: dùng phản ánh tình hình phảI trả đối với công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng trợ cấp, BHXH, và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Nội dung kết cấu của tàI khoản 334: + Bên nợ: các khoản khấu trừ vào tiền lương của người lao động, tiền lương và các khoản khác đã trả cho người lao động. Kết chuyển tiền lương người lao động chưa lĩnh. + Bên có: tiền lương, tiền công và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. + Dư nợ: số trả thừa cho người lao động - TK338: dùng để phản ánh các khoản phải trả phải nộp cho cơ quan pháp luật, tổ chức đoàn thể xã hội cho cấp trên về kinh phí công đoàn. Nội dung kết cấu của TK338: + Bên nợ: các khoản đã chi về , các khoản đã nộp kinh phí công đoàn. các khoản đã trả đã nộp khác: + Bên có: trích kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định. Các khoản phải trả phải nộp hay thu hộ. Giá trị tài sản thừa chờ xử lý. Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp phải trả. + Dư có: số tiền còn phải trả phải nộp. + Dư nợ ( nếu có): số trả thừa vượt chi chưa được thanh toán. 1.9.2. Chứng từ kế toán chủ yếu Khi ứng trước số lương kỳ một cho người lao động kế toán ghi: Nợ TK334. Có TK111. Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ lương cho từng đối tượng khi đó kế toán hạch toán như sau: Nợ TK622- chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK627( 6271) – chi phí sản xuất chung. Nợ TK641(6411)- chi phí bán hàng. Nợ TK642(6421)- chi phí quản lý. Có TK 334- phải trả công nhân viên. Tiền ăn ca phải trả cho người lao động: Nợ TK622- chi phí cho từng đối tượng Nợ TK627- chi phí phân xưởng Nợ TK641 (6411)- bán hàng tiêu thụ, lao vụ, dịch vụ Chương 2 Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường sa 2.1. Khái quát chung về công ty TNHH trường sa 2.1.1. Khái quát chung Công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa là công ty phân phối và bảo hành dụng cụ khí nén nhãn hiệu Kwasaki & NB của Nhật Bản. Công ty Trường Sa là đại diện cho các công cụ khí nén nổi tiếng của Nhật Bản, sự ra đời của công ty đáp ứng nhu cầu ứng dụng của việc công nghiệp háo hiện đại hoá nhiều lĩnh vực của nước ta. Vào tháng 6 năm 1991 trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước nhà, hàng loạt các dịch vụ các nghành nghề kinh doanh được thành lập. Việc ứng dụng các công cụ quốc tế là điều cấp bách của Việt Nam. Trước một thị trường tiềm năng như vậy thì sự ra đời của của các công ty chuyên cung cấp các mặt hàng ứng dụng công nghệ là tất yếu. Tháng 6 năm 1992 sau khi tốt nghiệp trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghành cơ khí kỹ sư Nguyễn văn Hướng đã chú ý tới thị trường này và lập chi nhánh chuyên cung cấp các dịch vụ khí nén của Kwasaki & NB của Nhật Bản và là tiền thân của công ty TNHH trường Sa sau này. Tháng 7 năm 1997 đại lý là đại lý độc quyền cung cấp các dụng cụ khí nén duy nhất của hãng Kwasaki & NB của Nhật Bản đầu tiên của Việt Nam. Tháng 6 năm 2003 cùng với sự hội nhập và mở cửa mạnh mẽ của thị trường trong và ngoài nước và để thuận tiện cho công việc kinh doanh thì công tyTNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa ra đời. Ban đầu công ty được thành lập với số vốn 4.650 triệu đồng. Đến năm 2005 tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 8 tỷ đồng chẵn. Tên gọi cảu công ty: Công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. Trụ sở giao dịch: 106- ngõ 24- phố Kim Đồng- Hà Nội. Các mặt hàng của công ty gồm có: Hãng Kwasaki & NB của Nhật Bản Dụng cụ vặn bu lông, vít, máy khoan hơi. Máy mài, máy đánh nhám, đánh bóng. Búa gõ, cưa hơi… Hãng Kwang Jin- Hàn Quốc Máy nén khí kiểu piston Masada- Nhật Bản Dụng cụ đo lực xiết. Phụ kiện- các sản phẩm khác: Phụ kiện cho các dụng cụ của công ty. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ chung của công ty. Công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng dụng cụ khí nén và thực hiện các việc xuất khẩu các mặt hàng dụng cụ cầm tay hoạt động băng khí nén và thực hiện việc xuất nhập khẩu các dụng cụ khí nén phục vụ công nghiệp, đáng ứng nhu cầu phục vụ trong nước đồng thời xuất khẩu các mặt hàng khí nén tiêu biểu của Việt Nam tới bạn bè quốc tế và cộng đồng người Việt ở nước ngoài. 2.1.3. Đặc điểm tình hình của công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. Kể từ khi bắt đầu đI vào hoạt động, công ty đã nhanh chóng xác định được cho mình hướng đI đúng đắn và phù hợp với công ty. Tính đến năm 2004 công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả khả quan. Kết quả hoạt động được năm 2004 Tổng doanh thu 6.888 triệu đồng Nộp ngân sách nhà nước 200 triệu đồng Lợi nhuận 450 triệu đồng Thu nhập bình quân 700.000đ Từ những kết quả đạt được năm 2004 để tạo nền cho việc phát triển trong những năm tới bền vững. 2.1.4. Công tác quản lý tổ chức của công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa Công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa là một doanh nghiệp thuộc loại vừa . Do đó việc tổ chức bộ máy của công ty phù hợp với quy mô của công ty. Việc phù hợp đã giúp công ty có một bộ máy hợp lý nó có vai trò quan trọng trong việc trong việc điều hành, phân phối hợp lý mọi hoật động của công ty. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Quyền quyết định thuộc về giám đốc của công ty. Bộmáy của công ty gồm: TT Tên bộ máy 1 Ban giám đốc 2 Phòng tổ chức hành chính 3 Phòng tài vụ 4 Phòng nghiệp vụ kinh doanh 5 Phòng xuất nhập khẩu Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài vụ Phòng nhiệm vụ kinh doanh Phòng xuất nhập khẩu Đứng đầu công ty là giám đốc: là người đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt của công ty, thay mặt công ty về mọi nặt và có quyền cao nhất trong công ty. Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác quản lý. Phòng tài vụ: thực hiện nghiệp vụ kinh doanh của công ty, công tác hạch toán kế toán tài chính của công ty. Phòng nghiệp vụ kinh doanh: có nghiệp vụ kinh doanh và chỉ đạo. Phòng xuất nhập khẩu: thực hiệ công tác xuất nhập khẩu. Các phòng ban phải thường xuyên cung cấp thông tin đầy đủ, chứng từ cho phòng tài vụ để có thể kịp thời hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2.1.5. Công tác ntổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa Kế toán trưởng ( trưởng phòng tàI vụ) Kế toán tổng hợp Kế toán tiền lương và các khoản Kế toán bán hàng Kế toán thủ quỹ Kế toán vốn bằng tiền Phòng tài vụ bao gồm: Kế toán trưởng ( trưởng phòng tài vụ): là người đại diện cho phòng tài vụ, có trách nhiệm điều hành, hướng dẫn việc kiểm tra tính toán. Kế toán tổng hợp (phòng tài vụ): là người chịu trách nhiệm về nghiệp vụ kế toán. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: có nhiệm vụ tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương từ các số liệu. đồng thời phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng. Kế toán bán hàng: theo dõi và hạch toán toàn bộ quá trình bán hàng. Kế toánthủ quỹ: trực tiếp quản lý tiền mặt của toàn bộ công ty. Kế toán vốn bằng tiền: chịu trách nhiệm về xử lý nghiệp vụ có liên quan đến vốn bằng tiền. 2.1.6. Hình thức tổ chức sổ kế toán áp dụng tại công ty TNHH thiết bị và công nghiệp Trường Sa Công ty áp dụng hình thức tổ chức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ: Chứng từ gốc Báo cáo tàI chính Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký CTGS Sổ theo dõi và hạch toán chi tiết Sổ quỹ Sổ cái 1 2 3 4 5 1 Bảng cân đối 8 8 Ghi bán hàng Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 2.2.thực tế công kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. 2.2.1. Công tác tổ chức quản lý lao động ở công ty Lao động là vai trò quan trọng trong việc hoàn thành công việc và các kế hạch của công ty. Công ty luôn chú trọng việc tuyển dụng lao động tại công ty, các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT và KPCĐ ở công ty có vai trò rất lớn. Quản lý việc sử dụng lao động trong công ty co loại hình vưa và nhỏcó vai trò quan trọng. Công ty Trường Sa là công ty có quy mô vừa cho lên trong công ty có 30 người được tổ chức như sau: Lao động gián tiếp: 12 người. Lao động trực tiếp: 18 người. Lao động trực tiếp là những người trực tiếp tham gia vào quá trình lao động. Lao động gián tiếp là những người làm nhiệm vụtổ chức và quản lý các phòng ban. 2.2.2. Công tác quản lý quỹ tiền lương trong công ty Công ty quản lý quỹ tiền lương tổng thể quỹ tiền lương và việc chi trả BHXH, BHYT và thanh toán theo quy định. Công ty phải thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng đơn giá tiền lương để chi trả cho công nhân viên. Nhiệm vụ của hạch toán lao động tiền lương trông công ty Sử dụng lao động hợp lý đạt mục tiêu, đạt hiệu quả cao. Ghi chép phản ánh số lao động và kết quả lao động, tính và trích các khoản lương theo quy định. 2.2.3. Hình thức áp dụng tiền lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa Phương thức tiền lương mà công ty đang sử dụng hiện nay là phương thức trả lương theo thời gian đối với cán bộ công nhân viênvà trả theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất. Đối với cán bộ công nhân viên đều được theo giõi ngày công lao động và được trả theo hai lần lần 1: tạm ứng. Lần 2: còn lại( được lĩnh). Cánh tính: Lương cơ bản = lương tối thiểu*hệ số lương. Mức lương tăng thêm = lương cơ bản*mức lương tăng thêm + phụ cấp. Quy chế tiền lương: mức lương tối thiểu là 290.000 đồng. Công ty TNHH Trường Sa trả lương từ bậc 1 đến bậc 9, hệ số lương theo đúng quy định của nhà nước. Cán bộ công nhân viên nghỉ ốm đau, thai sản được phụ cấp BHXH với mức lương: trưởng phòng 20%, phó phòng 15%. 2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị và công nghiệp Trường Sa. 2.3.1.Tài khoản sử dụng. Các tài khoản sử dụng trong kế toán tiền lương : TK334- phải trả công nhân viên. TK338- phải trả phải nộp khác. 2.3.2. Trình tự kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tai công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. Sơ đồ trình tự tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảng thanh toán lương Bảng phân bổ lương Bảng tổng hợp lương Sổ đăng ký CTGS Chứng từ ghi sổ Sổ cáI TK334, 338 Sổ chi tiết TK641, 642 1 2 3 4 6 6 2.3.3. Chứng từ kế toán và sổ sách kế toán. * Bảng chấm công. Hạch toán sử dụng thời gian lao động là ghi chép lập thời gian chính xác số ngày công, giờ làm việc, thời gian ngừng việc. Bảng chấm công được sử dụng trong một tháng và được sử dụng theo dõi chấm công từng ngày, trong từng tháng. Bảng chấm công được công khai để cán bộ công nhân viêntheo dõi. Bảng chấm công cụ thể theo tháng 12/2004 của phòng tài vụ như sau: Đơn vị : công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. Bộ phận: phòng tài vụ. Bảng chấm công Tháng 12 năm 2004 Stt Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Số công hưởng theo sản phẩm Số công hưởng lương TG Số công nghỉ ngừng việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Đào Thị Thu TP x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 23 2 Đào Công Bình PP x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 23 3 Nguyễn Văn Thanh NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 23 4 Vũ Phúc Lợi NV x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đơn vị : công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. Bộ phận: phòng tài vụ. Mẫu số: 02 - TL Ban hành theo QĐ số 11141/TC/QĐ/CĐKT Ngày 1-11-1995 của Bộ Tài chính bảng thanh toán tiền lương Tháng 12 năm 2004 STT Họ và tên Bậc lương Lương TG và nghỉ việc hưởng 100% Phụ cấp thuộc qũy lương Phụ cấp khác Tổng số Các khoản khấu trừ Thực lĩnh SC Số tiền SC Số tiền BHXH 5% BHYT 1% Cộng 1 Đào Thị Thu 3,54 23 24499547 58000 2557547 51330 10266 61596 2495951 2 Đào Công Bình 2,02 23 1230180 43500 1273680 29290 5858 35148 1238532 3 Nguyễn Văn Thanh 1,78 23 1084020 1084020 25810 5162 30972 1053048 4 Vũ Phúc Lợi 1,78 23 1084020 1084020 25810 5162 30972 1053048 Cộng 92 5847767 5999267 29304579 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Cách tính lương, BHXH, BHYT của phòng tài vụ như sau: * Bà Đào Thị Thu (trưởng phòng) Hệ số lương: 3,54 Lương cơ bản: 3,54 x 290.000 = 1.026.600 Mức lương tăng thêm = = 1.472.947 Mức lương được hưởng trong tháng = Lương cơ bản + Mức lương tăng thêm = 1.026.600 +1.472.947 = 2.499.547 Mức phụ cấp được hưởng là 20%: 290.000 x 20% = 58.000 Tổng số lương = Mức lương được hưởng trong tháng + Phụ cấp = 2.499.547 + 58.000 = 2.557.547 Các khoản khấu trừ trong lương tính trên mức lương cơ bản: 5% là BHXH, 1% BHYT. BHXH: 1.026.600 x 5% = 51.330 BHYT: 1.026.600 x 1% = 10.266 Thực lĩnh = Tổng số lương - BHXH - BHYT = 2.557.547 - 51.330 - 10.266 = 2.495.951 * Ông Đào Công Bình (Phó phòng) Hệ số lương: 2,02 Lương cơ bản = 2,02 x 290.000 = 585.800 Mức lương tăng thêm = = 644.380 Mức lương thời gian được hưởng trong tháng: 585.800 + 644.380 = 1.230.180 Phụ cấp được hưởng 15%: 290.000 x 15% = 43.500 Tổng số lương = 1.230.180 + 43.500 = 1.273.680 Các khoản khấu trừ trong lương: BHXH: 585.800 x 5% = 29.290 BHYT: 585.800 x 1% = 5.858 Thực lĩnh = 1.237 - 29.290 - 5.858 = 1.238.532 Phiếu nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội Họ và tên: Đào Thị Thu Bộ phận: Phòng Tài vụ Tên cơ quan y tế Ngày tháng khám Lý do Căn bệnh Số ngày nghỉ Y bác sĩ ký Số ngày thực nghỉ Xác nhận của cơ quan Tổng số Từ ngày Đến ngày A B C D 1 2 3 E 4 F BV Bạch Mai 7/2/04 Đau bụng Đau dạ dày 2 7/2 8/2 2 Với người nghỉ 2 ngày thì trả 24 ngày hưởng 100%. Còn ngày tính hưởng theo năm công tác (công tác dưới 15 năm được hưởng 60%, công tác từu 15 đến 24 năm được hưởng 65%, công tác trên 25% được hưởng 75%). Đơn vị: Công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn Công ty Tháng 12/2004 STT Các phòng ban Số người Phụ cấp Tổng số tiền lương Các khoản phải khấu trừ Tổng tiền lương được lĩnh BHYT 5% BHYT 1% Cộng 1 Ban giám đốc 1 159.500 7.252.396 151.670 30.334 182.004 7.070.392 2 Phòng TC-HC 4 101.500 6.258.931 136.455 27.298 163.753 6.095.178 3 Phòng Tài vụ 2 101.500 5.999.267 132.240 26.448 158.688 5.840.579 4 Phòng Nghiệp vụ KD 2 101.500 9.961.651 224.605 44.921 269.526 9.692.125 5 Phòng XNK 3 101.500 7.245.511 169.650 32.683 202.333 7.043.178 6 Xưởng sản xuất 18 9.159.360 218.080 43.616 261.696 8.897.664 Cộng 30 565.500 45.877.116 1.032.700 205.300 1.002.730 44.639.116 Căn cứ vào số liệu đã tổng hợp được ghi trên bảng tổng hợp tiền lương toàn công ty tháng 12/2004 kế toán lập chứng từ ghi sổ. Công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa Chứng từ ghi sổ Số: Ngày 30/12/2004 Đơn vị tính: đồng Trích yếu Số hiệu Số tiền Ghi chú Nợ Có Trả lương cho CBCNV 334 111 44.639.116 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán tổng hợp (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Sổ Cái Năm 2004 Tên tài khoản: Phải trả phải nộp khác Số hiệu: TK 338 (TK 3382, TK 3383, TK 3384) Đơn vị tính: đồng NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK Số tiền Số Ngày tháng Nợ Có 30/12/04 Số dư đầu Thu tiền BHXH, BHYT tháng 12 111 1.002.730 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán tổng hợp (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa 3.1. Đánh giá về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa 3.1.1.Những kết quả đạt được thứ nhất: công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được tiến hành khá tốt, việc ghi chép đầy đủ, theo giõi chặt chẽ thời gian làm việc của cán bộ CNV được thể hiện chấm công. thứ hai: các chế độ về kế toánd tiền lương được áp dụng đúng với quy định của nhà nước đề ra. Công ty quy định cho công nhân viên, cán bộ làm việc 40 tiếng trong một tuần và được nghỉ thứ bảy, chủ nhật và các ngày lễ. Thứ ba: công tác hạch toán kế toán nói chung, hạch toán tiền lương nói chung đã thực hiện tót chức năng cung cấp thông tin một cách chính xác. Thứ tư: công ty chấp hành đầy đủ các quyhành của nhà nước, thực hiện đúng theo luật lao động đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Thứ năm: bộ máy kế toán của công ty được tổ chức khá chặt chẽ. Việc hạch toán các hình thức chứng từ nghi sổ đã giảm được khối lượng ghi chép. 3.1.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những kết quả công ty đã đạt được thì công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương vẫn còn một số những hạn chế cần được hoàn thiện: Lao động trong công ty xắp xếp chưa hợp lý, bộ phận gián tiếp chiếm nhiều hơn bộ phận trực tiếp dẫn đến quỹ lương tăng ngây lãng phí. Chưa khuyến khích hết khả năng của người lao động, chưa có chế độ tiền thưởng thích hợp để thúc đẩy tăng năng xuất lao động. Việc áp dụng khao học kỹ thuật, sử dụng vi tính chưa phát huy hết hiệu quả. 3.1.3.nguyên nhân gây ra những mặt hạn chế đó là: Trình độ của kế toán viên trong phòng tàI vụ còn yếu, công tác thi đua khen thưởng ở công ty không được tổ chức một cách thiết thực. công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa là công ty phân phối và bảo hành các dụng cụ khí nén lên việc nâng lương và chuyển nghạch lương cho cán bộ cnv phảI phụ thuộc vào quy định chung của nhà nước và hiệu quả kinh doanh của công ty. 3.2. Kiến nghị Từ thực tế công tác kế toán tiền lương tại công ty nói chung và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng. Đồng thời kết hợp với kiến thức đã được trang bị ở trường em xin mạnh giạn đưa ra một số kiến nghị như sau: 3.2.1. Kiến nghị đối với công ty Thứ nhất, trong công tác tổ chức hành chính cầm xắp xếp một cách khoa học. Thứ hai, ban giám đốc công ty cần tổ chức thi kiểm tra tay nghề trình độ chuyên môn và chính trị cho công nhân viên Thứ ba, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn công ty. 3.2.2. Kiến nghị với các cơ quan chức năng Cơ quan chức năng cũng như nhà nước cần có cơ chế riêng và tìm nhiều thị trường cho việc mở rộng thị trường. Có chế độ cụ thể kịp thời nâng cao mức lương theo mức sống ngày càng nâng cao của xã hội. Kết luận Tiền lương của Việt Nam đang là một vấn đề có tính chất nổi cộm trong xã hộihiện nay, do đó tổ chức lao động tiền lương là một phần hạch toán quan trọng của mọi doanh nghiệp. Vì vậy báo cáo “ Hoàn thành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa “đã có một số đóng góp cho việc tìm hiểu lý luận và thực tiễn ở các vấn đề sau: Thứ nhất, báo cáo đã hệ thống hoá được các vấn đề cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong giai đoạn hiện nay. Thứ hai, báo cáo đã phân tích đúng thực tế kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. Thứ ba, báo cáo đã đưa ra môt số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. Rất mong rằng với những kiến nghị của báo cáo sẽ có những kiến thức nhất định nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý kế toán tiền lương tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa. Như vậy sau 6 tuần thực tập tại công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa và thực tế kinh nghiệm bản thân và những kiến thức chuyên môn học tại nhà trường trang bị cho em những kiến thức khoa học, nâng cao trình độ lý luận và trình độ chuyên môn giúp em có kiến thức vững vàng khi ra trường làm việc. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong trường, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn thực tập Lê Thị Thanh và các cán bộ trong công ty TNHH thiết bị công nghiệp Trường Sa đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên do kiến thức và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán để báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày…..tháng 08 năm 2005. Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Thọ Mục lục Tài liệu tham khảo 1. Kế toán doanh nghiệp 2. Lý thuyết hạch toán kế toán - Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ba - NXB Tài chính Hà Nội 2000 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC715.doc
Tài liệu liên quan