Báo cáo tổng kết đề tài - Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học nội vụ Hà nội theo di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Mã số:ĐTSV.2020.08 Chủ nhiệm đề tài: Trần Bá Nam Lớp: Đại học Chính trị học 18A Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Ngô Văn Hùng Hà Nội, năm 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƢỜI HỌC

pdf106 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài - Giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học nội vụ Hà nội theo di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Mã số: ĐTSV.2020.08 Chủ nhiệm đề tài: Trần Bá Nam Thành viên tham gia: Phạm Mai Linh Nguyễn Thị Kim Dung Nguyễn Vũ Hoa Thiên Lớp: 1805CTHA & 1805CSCA Cán bộ hƣớng dẫn: ThS. Ngô Văn Hùng Hà Nội, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm tôi. Các số liệu, biểu đồ, kết quả nghiên cứu trong đề tài là hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích dẫn đầy đủ theo quy định. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Trần Bá Nam LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu đề tài: “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhóm tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Nội vụ Hà Nội để hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học này. Với tình cảm chân thành, nhóm tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với Khoa Khoa học Chính trị– Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ nhóm trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Chúng em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến thầy giáo, Ths. Ngô Văn Hùng – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để nhóm chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Tuy nhiên điều kiện về năng lực của nhóm nghiên cứu còn hạn chế, chuyên đề nghiên cứu khoa học chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và những nhà nghiên cứu quan tâm đến đề tài để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Trần Bá Nam MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài .............................................................................. 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................... 6 6. Đóng góp mới của đề tài ............................................................................... 6 7. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 7 Chƣơng 1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ..................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm Đạo đức ............................................................................. 8 1.1.2. Khái niệm Giáo dục đạo đức ............................................................ 10 1.1.3. Khái niệm Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên ................ 11 1.2. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ........................................................ 12 1.2.1. Hoàn cảnh ra đời bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh .............. 12 1.2.2. Nội dung bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ........................... 15 1.3. Giáo dục tư tưởng đạo đức cách mạng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.......................................................................................................... 18 1.3.1. Vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên .......................... 18 1.3.2. Giáo dục lòng yêu tổ quốc, yêu nhân dân ........................................ 21 1.3.3. Giáo dục, bồi dưỡng thế hệ cách mạng tương lai ............................ 23 1.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ....................................................... 27 1.4.1. Góp phần tạo nên một đội ngũ cán bộ tương lai có trình độ văn hóa, có năng lực nhằm đáp ứng nhhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Việt Nam hiện nay. ...................................................................................... 27 1.4.2. Giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên. ..................................................................................... 29 1.4.3. Giáo dục cho thế hệ sinh viên có nhận thức đúng và tin tưởng sâu sắc vào sự lãnh đạo của Đảng .................................................................... 42 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 44 Chƣơng 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN .................................................... 45 2.1. Thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ................................................. 45 2.1.1. Một số kết quả đạt được của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................... 55 2.1.2. Hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ....................................................................................... 60 2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................... 62 2.2.1. Nguyên nhân của các kết quả đạt được trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ............................. 62 2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ........................................... 63 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 66 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .............................................................................................................. 67 3.1. Đổi mới phương thức giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ................................................................................................ 67 3.2. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về giáo dục đạo đức đáp ứng thời kì hội nhập .............................. 70 3.3. Giáo dục bằng việc nêu cao tấm gương người tốt việc tốt. .................... 77 Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 84 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 87 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 91 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ......................................................................................................................... 46 Biểu đồ 2.2. Những phẩm chất sinh viên cần rèn luyện theo đạo đức Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 47 Biều đồ 2.3. Nhận thức của sinh viên về vai trò của đạo đức ......................... 52 Biểu đồ 2.4. Đặc điểm của sinh viên hiện nay ................................................ 54 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội NQ-TW Nghị quyết Trung ương GDP Tổng sản phẩm nội địa TCN Trước công nguyên QĐ-BGD&ĐT Quyết định- Bộ Giáo dục và đào tạo BNV-TCCB Bộ Nội vụ-Tổ chức cán bộ CĐNV Cao đẳng Nội Vụ HCTC Hành chính tổ chức CLB Câu lạc bộ CNTT Công nghệ thông tin GD&ĐT Giáo dục và đào tạo ĐNGV Đội ngũ giáo viên TNCS Sinh viên cộng sản CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa TSVM trong sạch vững mạnh VMTD vững mạnh toàn diện PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau cách mạng tháng tám năm 1945, Bác Hồ viết: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Chính vì thế, trong “Di chúc”, Người không quên căn dặn Đảng ta: bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đối với thế hệ trẻ, lực lượng sinh viên sinh viên đóng một vai trò rất quan trọng. Đó là lực lượng có sức khỏe, có tri thức, có hoài bão, luôn khát khao vươn tới cái đẹp, dám nghĩ, dám làm, là lực lượng tiếp sức cho thế hệ đi trước, dìu dắt thế hệ đi sau. Sự chuyển đổi từ mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức, nhân cách của sinh viên sinh viên. Bên cạnh sự xuất hiện những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hoá mới lành mạnh thì một số giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn hoá truyền thống tốt đẹp bị xâm hại, mai một. Vì vậy, cùng với sự chủ động, tự giác xây dựng nền kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế, việc tăng cường giáo dục đạo đức mới nói chung và giáo đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên nói riêng là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, là chiến lược của Đảng để phát huy những ảnh hưởng tích cực, ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, nhân cách của sinh viên, giúp họ trở thành những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, kế thừa trung thành sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 2019 là năm thực hiện phát động phong trào thực hiện 50 năm Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội là một trong những ngôi trường đi tiên phong. Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội chuyên đào 1 tạo ra các nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan hành chính cấp xã, phường, huyện, tỉnh, trung ương và một số làm việc trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trường luôn tạo và hình thành tiếp cận những giá trị văn hóa lành mạnh theo định hướng, đường lối bắt kịp xu hướng của thời đại để góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự phát triển của thời đại làm nhiều giá trị truyền thống bị lu mờ lạc hậu không còn phù hợp trở thành bước cản đối với sự phát triển của sinh viên. Theo thực trạng của Trường thì trong giai đoạn hiện nay giới trẻ nói chung của trường và một phần giới trẻ của cả nước có 2 đặc điểm nổi bật đó là tính năng động , tính hướng ngoại. Tính hướng ngoại được hiểu là dễ tiếp thu cái mới và hấp thụ các ảnh hưởng ngoại lai. Hướng ngoại trong giai đoạn mở cửa hội nhập , ở giới trẻ xuất hiện nhiều hiện tượng bất thường, phá cách, lệch chuẩn “gây sốc” cho xã hội được xem là xói mòn những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống như xăm trổ thời trang sành điệu thay cho những mái tóc dài đen nhánh. Mặt khác ảnh hưởng của nền văn hóa ngoại lai gây ảnh hưởng không đến việc tu dưỡng đạo đức của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. Họ sống thờ ơ, sống buông thả và tiếp cận nhanh cá văn hóa phẩm độc hại, những tư tưởng đạo đức sai lệch chính điều này là một bất lợi lớn cho sinh viên đang sống và học tập rèn luyện tại Trường. Thêm vào đó còn một số nguyên nhân ngoài tác động như những vấn đề bất ổn về kinh tế, chính trị khiến cho phàn lớn sinh viên không có động lực phấn đấu, thiếu cảm hứng sống, thiếu sựu tự tin, thiếu kiến thức. Xuất phát từ những nguyên nhân , lý do trên nhóm sinh viên chúng tôi lựa chọn đề tài : “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam nói chung và cho đối tượng sinh viên các trường Đại học nói riêng là công tác được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận văn luận án, hội thảo về giáo dục đạo đức cho sinh viên theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể dẫn ra một số công trình tiêu biểu như: 2 2.1. Về sách - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh (2019): 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019), Nxb Thông Tấn, Hà Nội. - Vũ Khiêu (1974): Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Sáu (06/2008): Giá Trị Cơ Bản Về Tư Tưởng, Đạo Đức Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, Thăng Long. - Bùi Công Đính (2009): Nguồn sáng Hồ Chí Minh, Nxb Sinh viên,Hà Nội. - Nguyễn Văn Tùng(1999): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục sinh viên, Nxb Thanh niên, Hà Nội. - TS. Đoàn Nam Đàn (2008): Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu vô cùng phong phú cung cấp luận cứ khoa học xoay quanh vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đó không chỉ là những cơ sở lý luận phù hợp cho hoạt động NCKH mà còn cung cấp cho giảng viên và sinh viên nghiên cứu học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2.2. Về báo, tạp chí, bài viết trên Internet - PGS Trần Thành – Lê Quang Hoan (số 1/2000): Hồ Chí Minh với vấn đề nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH, Tạp chí nghiên cứu lý luận. Các tác giả đã khái quát một số nội dung có ý nghĩa phương pháp luận của Hồ Chí Minh về vấn đề con người như giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lý tưởng xây dựng CNXH, đạo đức cách mạng, - Trương Gia Long (2003): Định hướng giá trị giáo dục trong sinh viên hiện nay,Tạp chí Cộng sản. - TS. Nguyễn Thị Thanh ( số 3/2010): Tư tưởng hồ Chí Minh về sinh viên và công tác sinh viên, Tạp chí Lý luận chính trị. - Song Thành (2005): Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức-một nguyên trắc cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh,Tạp chí cộng sản. 3 Các bài viết trên đã luận bàn một số vấn đề xoay quanh việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ở nước ta. Qua đó, các bài viết đã chỉ ra nguyên nhân của việc suy thoái đạo đức trong sinh viên và chỉ ra định hướng giáo dục đạo đức sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay ở nước ta. 2.3. Về luận văn, luận án,đề tài khoa học Trần Minh Đoàn (2002): Giáo dục đạo đức cho sinh viên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Hoàng Thị Ngọc Minh (2014): Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên thành phố Hà Nội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học. Đinh Ngọc Quý (2006): Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học. Trần Thị Phúc An (2006): Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học. Nguyễn Ngọc Long (2001): Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lương Thị Thúy Nga (2019): Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. PGS.TS Phạm Hồng Chương (2009): Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên, thiếu niên, đề tài khoa học cấp Bộ (B09-20), Viện Hồ Chí Minh, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài này đi sâu nghiên cứu, làm rõ nội dung, phương thức, phương châm giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên , thiếu niên và từ đó đã đưa ra những phương thức cụ thể về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh thiếu niên hiện nay. Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Giang ( 2008): Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên ở nước ta hiện nay, Hà Nội. Các luận văn, luận án trên đã cung cấp cơ sở lý luận phong phú, toàn diện 4 về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho luận văn. Tuy nhiên, các luận văn, luận án trên chưa nghiên cứu việc giáo dục đạo đức gắn liền với thực hiện cuộc vận động “50 năm thực hiện Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh”. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu: Đề tài đặt trên cơ sở làm rõ lý luận về giáo dục đạo đức, khảo sát, đánh giá nhận thức về đạo đức lối sống của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đạo đức Hồ Chí Minh và giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, chỉ ra những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề đề tài cần tiếp tục nghiên cứu. Nêu lên một số khái niệm cơ bản liên quan để định hướng nghiên cứu, hệ thống hóa, khái quát hóa nội dung đạo đức Hồ Chí Minh. Phân tích, làm rõ nội dung giáo dục đạo đức theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho sinh viên, từ sự cần thiết phải giáo dục đạo đức theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên. Vận dụng nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Nội vụ Hà Nội; chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Dự báo những nhân tố tác động đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên và yêu cầu đặt ra trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh . Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu 5 Đối tượng nghiên cứu của đề tài “ giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội theo di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh” là: sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Không gian: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Thời gian: từ năm 2019 đến năm 2020. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Công trình nghiên cứu thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng về giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai, công trình nghiên cứu còn sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu khoa học như: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận: sử dụng phương pháp logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa... Các phương pháp chính được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phương pháp tiếp cận lịch sử và logic, phương pháp phỏng vấn,điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp xử lý thông tin, 6. Đóng góp mới của đề tài Đề tài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về việc giáo dục đạo đức cho sinh viên dựa trên Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. Đánh giá nhứng tác động của việc giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên với điều chỉnh nhận thức, hành vi của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay. Đưa ra nguyên nhân của các thành tựu đạt được và hạn chế còn tồn tại. 6 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên hay thanh thiếu niên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Một số cơ sở lý luận khoa học cho việc đổi mới giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ cái viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo , đề tài gồm 3 chương 10 tiết: Chƣơng 1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Chƣơng 2. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 7 Chƣơng 1. GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN THEO DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm Đạo đức Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức học đã xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại. Theo Phương Tây, danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói, ( moralis) nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa. Còn “luân lý” thường xem như đồng nghĩa với “ đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là ạthicos nghĩa là lề thói, tập tục. Hai danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói, tập tục và biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm moral là đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học. Theo Phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại bắt nguồn từ cách hiểu về đạo đức của họ. Đạo là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại. Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, về sau khái niệm đạo đức vận dụng trong triết học để chỉ con đường của tự nhiên. Đạo còn có nghĩa là con đường sống của con người trong xã hội. Khái niệm Đạo đức đầu tiên xuất hiện trong kinh văn đời nhà Chu và từ đó trở đi nó được người Trung Quốc cổ đại sử dụng nhiều. Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý. Như vậy có thể nói, đạo đức của người Trung Quốc cổ đại chính là những yêu cầu, những nguyên tắc đó cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo[17, tr.7,8] . Theo Giáo trình đạo đức học Mác Lênin, ngày nay đạo đức được định nghĩa rằng: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh cách đánh giá và cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi 8 niềm tin cá nhân, bởi sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Theo Từ điển Tiếng Việt, đạo đức được hiểu là: Những tiêu chuẩn, yêu cầu được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội; Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức mà có . Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức: “Đạo đức” có thể hiểu theo ba nghĩa: rộng, hẹp và rất hẹp. Theo nghĩa rộng: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó còn người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu bản chất, giá trị của con người trong các mối quan hệ xã hội. Theo nghĩa hẹp: Đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực dùng để điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống. Theo nghĩa rất hẹp: Đạo đức là những hành vi, hành động cá nhân thể hiện quan niệm của cá nhân đối với xã hội và đối với người khác, thể hiện lương tâm hoặc bổn phận cá nhân trong những hoàn cảnh đặc thù không lặp lại. Trên cơ sở đó khai thác từ ba khía cạnh trên. Hồ Chí Minh tập trung bàn nhiều về đạo đức theo nghĩa hẹp với ba mối quan hệ cơ bản của mỗi con người (với mình, với người, với việc). Từ những phân tích trên, có thể khái quát: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm một hệ thống những quy tắc, chuẩn mực và thang giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khác, với cộng đồng và toàn xã hội cho phù hợp với lợi ích của con người và sự tiến bộ của xã hội. [54] Như vậy, đạo đức không phải có sẵn mà được hình thành từ khi có xã hội loài người và tồn tại cùng loài người.Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh tồn tại xã hội, mà tồn tại xã hội luôn luôn vận động và phát triển nên hệ thống các quy tắc và chuẩn mực đạo đức có tính lịch sử. Tuy nhiên, nhiều chuẩn mực, giá trị đạo đức như chân, thiện, mỹ có ý nghĩa nhân loại và tồn tại phổ biến trong nhiều xã hội khác nhau. [38, tr.28] 9 1.1.2. Khái niệm Giáo dục đạo đức Để hiểu được nội hàm khái niệm “Giáo dục đạo đức”, trước hết cần hiểu khái niệm “Giáo dục”. Theo Từ điển Tiếng Việt:Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra. Giáo trình Giáo dục học đại cương cho rằng: “Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử- xã hội của các thế hệ loài người” [53,tr.9]. Qua các định nghĩa trên, cho ta thấy: Xét về bản chất, giáo dục là quá trình tổ chức, tác động vào đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, xây dựng tình cảm và thái độ đúng, hình thành những thói quen, hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với những chuẩn mực mà xã hội thừa nhận. Xét về mặt phạm vi, giáo dục được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau: Giáo dục theo nghĩa rộng là giáo dục xã hội, là hoạt động có mục đích của xã hội, với nhiều lực lượng giáo dục, tác động có hệ thống, có kế hoạch đến con người để hình thành những phẩm chất nhân cách; theo nghĩa hẹp, giáo dục là giáo dục trong nhà trường, là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, theo quy trình chặt chẽ của các nhà sư phạm trong nhà trường nhằm cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng và thái độ, xây dựng nhân cách theo mong muốn của xã hội; theo nghĩa rất hẹp, giáo dục được hiểu là quá trình bồi dưỡng để hình thành những phẩm chất cụ thể, thông qua việc tổ chức cuộc sống, hoạt động và giao lưu. [38, tr.31] Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình phát triển và hoàn thiện của mỗi con người, nhưng có thể khẳng định, giáo dục là yếu tố chủ yếu nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên” [21, tr.413] Theo Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức là một quá trình tác động vào con người để hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở con người. Người đã từng nói về việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây 10 dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên” ” [34, tr.612]. Bản chất của giáo dục đạo đức là một quá trình tổ chức, hướng dẫn, kích thích hoạt động tích cực của người được giáo dục, giúp họ nhận thức được nội dung của các giá trị đạo đức, từ đó, hình thành nên hệ thống thái độ và hành vi của cá nhân, phù hợp với chuẩn mực, giá trị đạo đức của cộng đồng và xã hội. Giáo dục đạo đức góp phần nâng cao khả năng nhận thức các giá trị, chuẩn mực đạo đức cho mỗi người thông qua việc chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ bị động sang chủ động. Giáo dục đạo đức nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị, chuẩn mực đạo đức truyền thống và góp phần tạo ra những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới. Đồng thời, giáo dục đạo đức góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lại những biểu hiện suy thoái về đạo đức, các hiện tượng phi đạo đức, sự lệch chuẩn các giá trị nhân cách, quan niệm đạo đức lạc hậu đang diễn ra trong đời sống, xã hội. Giáo dục đạo đức còn góp phần vào việc truyền lại cho thế hệ sau những chuẩn mực, giá trịđạo đức truyền thống mà các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng và gìn giữ. Bằng con đường giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng sẽ góp phần hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp cho mỗi con người. Như vậy, giáo dục đạo đức được hiểu là sự tác động một cách tích cực của chủ thể đến đối tượng giáo dục để hình thành trong họ ý thức, tình cảm, niềm tin, lý tưởng đạo đức và thông qua sự tác động này, đối tượng giáo dục tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện những phẩm chất đạo đức, năng lực phù hợp yêu cầu đề ra. [38, tr.32] 1.1.3. Khái niệm Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Sinh viên là những người đang học tập trong các trường đại học, cao đẳng, là lứa tuổi có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học, tâm lý và xã hội.Việc giáo dục cho sinh viên, trong đó có giáo dục đạo đức nhằm hình thành nhân cách và chí hướng cho sinh viên là rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở phân tích nội hàm khái niệm “Giáo dục đạo đức” và “Đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, nhóm tác giả bước đầu đưa ra khái niệm: Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên là quá trình giáo dục thường xuyên, tích cực nội dung tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các 11 chủ thể giáo dục trong nhà trường, nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi phù hợp với các giá trị đạo đức của cộng đồng và xã hội; đồng thời thông qua quá trình này sinh viên tự h...g kinh tế, xã hội. Vì vậy các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, nhất là Đoàn sinh viên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp sinh viên, rèn luyện sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn 25 những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của sinh viên. Sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình thành cho sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho sinh viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện tốt để sinh viên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi sinh viên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Sinh viên cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”. Có thể nói, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” vừa thể hiện tình cảm, sự yêu mến và tin tưởng của Bác đối với thế hệ trẻ; vừa cho thấy tư duy biện chứng đúng đắn của Người trong việc xem xét, đánh giá vai trò của sinh viên đối với sự phát triển của đất nước. Tư tưởng về “bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” thể hiện sự vĩ đại, sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư tưởng này, Người không chỉ thấy hiện tại mà còn thấy cả tương lai; không chỉ dành tâm huyết trước mắt cho sự nghiệp cách mạng mà còn chăm lo vun trồng cái gốc của sự nghiệp đó để nó trở nên vững bền. Ở đây, quan điểm biện chứng duy vật về sự phát triển mà Người tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách sáng tạo: 26 tương lai đang ở ngay trong hiện tại. Theo Người, sinh viên chính là sự kế thừa và phát triển những giá trị tốt đẹp của các thế hệ đi trước đã tích lũy được trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc nên bồi dưỡng, giáo dục cho sinh viên là một việc làm rất cần thiết. 1.4. Tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1.4.1. Góp phần tạo nên một đội ngũ cán bộ tương lai có trình độ văn hóa, có năng lực nhằm đáp ứng nhhu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước Việt Nam hiện nay. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến việc phát triển toàn diện cả về trí, đức, thể, mỹ cho sinh viên. Do đó, để trở thành thế hệ cách mạng cho đời sau xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của Bác, bản thân mỗi sinh viên cần ra sức học tập, rèn luyện thể chất; tu dưỡng đạo đức; nâng cao trình độ; có lối sống giản dị, tích cực Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, mỗi sinh viên cần trang bị cho mình nền tảng lý luận vững chắc cùng những tri thức khoa học mới; khắc phục triệt để bệnh “lười” học tập lý luận chính trị. Đó là cách mỗi sinh viên củng cố tri thức, nâng cao bản lĩnh chính trị, luôn kiên định với con đường cách mạng của Đảng Trong thời kỳ mới sinh viên là lực lượng kế thừa và tiếp nối các thế hệ cha anh xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sinh viên là nguồn cung cấp nhân lực có chất lượng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là lực lượng xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là lực lượng chủ lực trong xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Để sinh viên xứng đáng với vai trò to lớn đó, cần phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện và tạo điều kiện cho sự phát triển và trưởng thành của sinh viên. Trong tình hình hiện nay, cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục truyền thống văn hoá, đoàn kết cộng đồng, rèn luyện ý chí tự lực tự cường, lòng tự tôn 27 dân tộc, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ, không cam chịu nghèo nàn lạc hậu; giáo dục tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng và sự phồn vinh của đất nước cho sinh viên. Giáo dục lòng yêu lao động, trân trọng sức lao động, biết hưởng thụ chính đáng, chống lối sống thực dụng; ý thức kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống, nếp sống công tác, lao động, sinh hoạt lành mạnh, văn minh, giữ vững thuần phong mỹ tục của dân tộc, dòng họ, gia đình, đấu tranh chống lối sống ích kỷ, coi thường kỷ cương phép nước, luân thường đạo lý; nâng cao nhận thức và định hướng hành động của sinh viên trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Đoàn. Giáo dục luật pháp và ý thức công dân, xây dựng lối sống tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức, tập thể và cộng đồng. Giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, tạo cơ hội cho mọi sinh viên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức và kỹ năng, vươn lên ngang tầm với sinh viên các nước tiên tiến trên thế giới. Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho sinh viên. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho sinh viên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển toàn diện. Văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến; cùng phải coi trọng ngang nhau: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”[35, tr.34]. Coi văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa tồn tại và phát triển trong mối liên hệ biện chứng với các yếu tố kinh tế và chính trị và chịu sự quy định của kinh tế và chính trị. Người viết: “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước” [31, tr.470]. Không chỉ thấy vai trò quyết định của kinh tế và chính trị đối với văn hóa, Hồ Chí Minh còn nhận ra được vai 28 trò to lớn của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Vì thế, văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa”. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa - xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được. Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không thể tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân tộc của văn hóa. Vì thế, Người dẫn lại kinh nghiệm phát triển văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô: “Ở Liên Xô, các dân tộc xưa kia bị chế độ Nga hoàng áp bức, ngày nay nhờ có sự giúp đỡ anh em của nhân dân Nga, đã đạt tới trình độ phát triển chưa từng có. Tự họ đã xây dựng được những cơ quan riêng của họ, đã khôi phục và phát triển được nền văn hóa riêng dùng tiếng mẹ đẻ” [30, tr.168]. Đồng thời, Người cho rằng phải kiên quyết đoạn tuyệt với văn hóa cũ với những biểu hiện cụ thể đó là lối sống thiên vật chất, cá nhân, thực dụng, đua đòi, ăn chơi xa hoa, lãng phí, sống thác loạn, ưa dùng bạo lực, đối lập với quan niệm văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam: “Phải chống văn hóa nô lệ của đế quốc và phong kiến. Phải tăng cường công việc vệ sinh, phải phát triển báo chí... Những công việc xây dựng đó quan hệ mật thiết với nhau”. [27, tr. 265,266] 1.4.2. Giáo dục lòng yêu nước và bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò của sinh viên trong "sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc"; khẳng định đây là "đội hậu bị của Đảng", là người chủ tương lai của đất nước; yêu cầu Đảng phải chăm lo "bồi dưỡng đạo đức cách mạng" cho họ.Chính vì vậy giáo dục đạo đức cho thế hệ sinh viên rất quan trọng trong giai đoạn đất nước hiện nay bởi cũng chính vì sinh viên là lực lượng tiên phong và đông đảo trong việc làm cho cuộc sống và xã hội trở nên trong sạch và bình đẳng, góp phần đẩy lùi những bất công, tệ nạn trong xã hội. 29 Sinh viên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm xây dựng và phát huy xã hội trong sạch và bình đẳng, sinh viên nước ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể - những thói xấu tệ nạn thì phải tiên phong trừ bỏ. Song không kiêu ngạo, phải trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn, rồi từ đó mới có thể đưa xã hội trở nên công bình, dân chủ, văn minh. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của sinh viên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Xã hội cần hiểu rõ và đánh giá đúng về tình trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện tại, có như vậy mới định ra được giải pháp đồng bộ và kịp thời để xây dựng và giáo dục nhân cách sinh viên trong thời đại. Để giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên phát triển lành mạnh về nhân cách của mình, những người trong độ tuổi sinh viên ở Việt Nam hiện nay chiếm gần 2/3 dân số. Sinh viên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn. Để làm tròn trách nhiệm xây dựng và phát huy xã hội trong sạch và bình đẳng, sinh viên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể - những thói hư tật xấu thì phải tiên phong trừ bỏ. Song không kiêu ngạo, phải trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân, chớ phô trương hình thức, chớ kiêu ngạo tự mãn, rồi từ đó mới có thể đưa xã hội trở nên công bình, dân chủ, văn minh. Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của sinh viên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Người từng nói "Sinh viên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các sinh viên" Ngày nay trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu rộng lại càng phải đặt ra việc giáo dục về những tinh thần truyền thống ấy, bởi hiện nay một phần nhỏ thanh thiếu niên đã nhiễm những tư tưởng ngoại lai, cực đoan làm mất đi vẻ đẹp truyền thống, điều đó đã đem lại hệ luỵ không nhỏ cho một thế hệ hay hơn cả là một dân tộc. Những giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội. Trong đời sống truyền thống của dân tộc Việt Nam, việc giữ gìn và phát 30 triển những đạo đức truyền thống là đặc điểm nổi bật của nhân dân Việt Nam đó là “Tinh thần yêu nước, lòng thương người, tình đoàn kết và tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm là những giá trị đạo đức căn bản và xuyên suốt chiều dài lịch sử của dân tộc”. Những đặc điểm giá trị đó đã được truyền lại và giữ gìn qua nhiều thế hệ của người dân Việt Nam, những thế hệ sau phải kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy do vậy vai trò của sinh viên trong thời đại mới là thứ tối quan trọng để góp phần phát triển đất nước. Với những đặc điểm tự nhiên, sự khó khăn của cư dân vùng lúa nước, sự đe doạ liên tục của nạn ngoại xâm như vậy, muốn tồn tại và phát triển, con người Việt Nam phải cùng nhau chung sức trong lao động sản xuất và trong các quan hệ xã hội khác. Việc gắn đời sống của mình với cộng đồng cũng là để bảo vệ cuộc sống của mình. Do đó, trong nấc thang giá trị xã hội, việc ưu tiên các giá trị cộng đồng, hay nói cách khác, việc đề cao các giá trị đạo đức là đặc điểm nổi bật trong đời sống của dân tộc Việt Nam. Sự phát triển ưu trội của các giá trị đạo đức còn có một nguyên nhân khác, đó là pháp luật chưa phát triển (phải đến tận thế kỷ XI, bộ luật đầu tiên của Việt Nam mới ra đời). Do vậy, khi chưa có sự điều chỉnh hành vi con người bằng pháp luật, thì sự tồn tại của phương thức điều chỉnh khác (trong trường hợp này là đạo đức) là điều hiển nhiên. Trên nền tảng của văn hoá bản địa, với điều kiện địa lý thuận lợi, Việt Nam còn tiếp thu được những tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là văn hoá Trung Quốc và Ấn Độ với cốt lõi là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo. Nho giáo được truyền vào nước ta, tính đến nay đã trên 2000 năm. Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội luôn lấy đức làm trọng, là công cụ quản lý xã hội của giai cấp thống trị Trung Quốc. Với rất nhiều giáo lý phù hợp với điều kiện xã hội Việt Nam, Nho giáo từng bước được giai cấp thống trị Việt Nam tiếp nhận và đề cao, đặc biệt là trong quản lý đất nước. Bằng ảnh hưởng của giai cấp thống trị, Nho giáo đã ăn sâu vào tâm lý người Việt Nam. Mặc dù còn có những quan niệm tiêu cực, như trọng nam khinh nữ, coi thường lao động chân tay, song Nho giáo cũng có những yếu tố tích cực, đó là việc đề cao chữ 31 nhân, lòng thương người, trọng người cao tuổi Cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của Nho giáo đều tác động tới nhân cách con người Việt Nam. Với tư tưởng từ bi, bác ái, Phật giáo của nền văn hoá Ấn Độ đã dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Các giáo lý Phật giáo cùng với việc các nhà sư sống hoà đồng với người dân đã tạo nên sự gần gũi giữa Phật giáo và người dân. Bởi lẽ, người Việt Nam từng chịu nhiều đau thương, mất mát qua các cuộc chiến tranh, sống lam lũ, khổ sở và thường xuyên phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, nên luôn mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bằng thuyết nhân quả luân hồi, ở hiền gặp lành, Phật giáo khuyến khích con người ăn ở nhân đức để có được cuộc sống tốt đẹp trong thế giới mai sau. Phật giáo đã góp phần nâng cao đời sống đạo đức của người dân, dẫu chỉ là về mặt tinh thần. Họ tiếp nhận Phật giáo như là một yếu tố tâm lý làm cân bằng cuộc sống vốn khốn khó của mình. Phật giáo cũng củng cố cách sống nhân nghĩa, chân tình của người Việt Nam. Cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định tới nhân cách con người Việt Nam. Bên cạnh những yếu tố mê tín dị đoan, Đạo giáo đã “đem lại thêm cho nhân dân ta là tinh thần đoàn kết, hữu ái của nông dân lao động và một phần cái ý thức về sức mạnh có chính nghĩa của mình chống mọi sự bất công, áp bức, hà hiếp của vua chúa, cường hào, ác bá’’.[13, tr.74] Chính đặc điểm hình thành và phát triển của xã hội Việt Nam đã làm cho các giá trị đạo đức được bồi đắp thường xuyên trong suốt chiều dài lịch sử. Cùng với thời gian, những giá trị này trở nên ổn định và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành động lực, sức mạnh, bản sắc của nhân cách con người Việt Nam. Theo giáo sư Vũ Khiêu, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người [16, tr.74-76]. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa [13, tr.94]. Còn trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các giá trị đạo đức 32 thường được đề cập đến và được coi là những giá trị nổi bật. Chẳng hạn, Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng đã khẳng định: "Những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý “thương người như thể thương thân”, đức tính cần cù,”. [39, tr.19] Như vậy, từ quan điểm của các nhà khoa học cũng như của Đảng ta, có thể khẳng định, dân tộc Việt Nam có một di sản giá trị đạo đức vô cùng phong phú, trong đó, các giá trị điển hình là: tinh thần yêu nước, lòng thương người sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm. Trong các giá trị đó, nổi bật nhất là tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước là “nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc, ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc” [3, tr.11,12]. Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, “là tiêu điểm của mọi tiêu điểm”. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc. Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định. Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước; nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, 33 bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Không có một dân tộc nào trên thế giới lại phải chịu nhiều cuộc chiến tranh như vậy và với những kẻ thù mạnh hơn rất nhiều. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến đấu trường kỳ đầy gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam, trở thành một dạng triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn Việt Nam” [51, tr.63]. Nhận xét về truyền thống yêu nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó bước qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước” [25, tr.171]. Lòng thương người của dân tộc Việt Nam xuất phát từ tình cảm yêu quý con người - “người ta là hoa của đất”. Chính trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, cha ông ta đã rút ra triết lý: con người là vốn quý hơn cả, không có gì có thể so sánh được. Mọi người luôn luôn “thương người như thể thương thân” và vì lẽ đó, trong quan hệ đối xử hàng ngày, người Việt Nam luôn coi trọng tình, luôn đặt tình nghĩa lên trên hết - “vì tình vì nghĩa ai vì đĩa xôi đầy”. Chữ “tình” chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân. Trong gia đình, đó là tình cảm vợ chồng “đầu gối tay ấp”, tình anh em “như thể tay chân”, tình cảm đối với bố mẹ: “Công cha như núi Thái sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Rộng hơn là tình cảm đối với làng xóm: “Sớm khuya tối lửa tắt đèn có nhau”. Và, rộng hơn cả là tình yêu đất nước: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương. Người trong một nước thì thương nhau cùng”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy là khác giống nhưng chung một giàn” Chính sự coi trọng chữ “tình” mà trong những xung đột, người Việt Nam thường cố gắng giải quyết theo phương châm “có lý có tình”, “chín bỏ làm mười”. Bởi với họ, tình 34 cảm con người là cao quý hơn cả, không thể vì những điều khác mà bỏ đi được, “một mặt người hơn mười mặt của”, “người sống đống vàng”, Tinh thần thương yêu con người còn biểu hiện trong sự tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau theo kiểu “lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, ở tình cảm bao dung, vị tha: “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Họ không những vị tha với nhau, mà còn vị tha với cả kẻ thù. Lịch sử đã từng ghi lại rất nhiều rằng, với những tù binh chiến tranh, họ luôn được đối xử tử tế, được mở đường hiếu sinh, được cấp đầy đủ quân trang khi trở về nước. Tình thương người của dân tộc Việt Nam không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày của người dân, trong hương ước của các làng xã, mà còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong luật của nhà nước. Trong các bộ luật của Việt Nam - những bộ luật rất hiếm hoi và ra đời tương đối muộn trong lịch sử phát triển dân tộc, chúng ta có thể thấy, việc vi phạm các chuẩn mực đạo đức, như con cái đối xử không tốt với cha mẹ, với người thân có thể bị xử phạt. Trong các kho của nhà nước Việt Nam hầu như lúc nào cũng có thóc gạo dự trữ để phân phát cho những người dân nghèo, đau ốm, hay vào những năm hạn hán mất mùa. Việc lập các nhà thương tế bần nuôi dưỡng những người già cả, cô đơn, đau ốm bệnh tật ở các nơi luôn được sự khuyến khích của nhà nước. Lòng thương người đã trở thành một nếp nghĩ, một cách sống, một giá trị đạo đức trong đời sống của người Việt Nam. Khi Phật giáo và Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam với những quan niệm từ bi bác ái, thương người thì chúng càng khẳng định, củng cố thêm tư tưởng thương người của dân tộc Việt Nam. Nhưng tư tưởng thương người của dân tộc Việt Nam không bị ảnh hưởng quá nặng nề bởi quan niệm từ bi vượt thoát hiện thực của Phật giáo, vì người Việt Nam vẫn chủ trương chú trọng nhiều đến những giá trị đời sống thường ngày; nó cũng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi chữ nhân quá thiên về lễ nghĩa của Nho giáo, vì người Việt Nam hiểu chữ nhân như là một đạo làm người - đạo làm người xuất phát từ chính bản chất của con người, chứ không phải với nghĩa là trách nhiệm của bề trên đối với kẻ dưới như trong quan niệm Nho giáo. 35 Tóm lại, tình thương yêu con người là giá trị đạo đức đặc trưng của dân tộc ta, một giá trị rất đáng tự hào. Nó gắn liền với tình yêu thương đồng loại và là “cái gốc của đạo đức. Không có lòng nhân ái thì không thể có lòng yêu nước, thương nhân dân được”. [5, tr.175] Tinh thần đoàn kết là sản phẩm đặc thù của một hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt và điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam. Nó là nhân tố cốt lõi trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nhờ đó, con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam có được sức mạnh to lớn trước mọi thử thách. Ý thức về tinh thần đoàn kết của người Việt Nam đã trở thành một truyền thuyết - truyền thuyết về hai chữ "đồng bào” (mọi người cùng trong một cái bọc mà ra). Truyền thuyết này phản ánh nhu cầu và mong ước của người xưa về sự gắn bó giữa những con người với nhau. Tinh thần đoàn kết của người Việt Nam, trước tiên, được thể hiện trong gia đình, trong cộng đồng làng xã, và hơn hết, trong toàn thể cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trong gia đình, sức mạnh đoàn kết được thể hiện qua câu châm ngôn: "Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn". Chính những quy tắc, thể lệ về một mảnh ruộng chung (công điền), về việc phải cùng nhau hợp tác trong lao động sản xuất, chống giặc ngoại xâm, chống thiên tai, mà tinh thần đoàn kết ngày càng được củng cố trong làng xã. Có lẽ, hiếm có dân tộc nào trên thế giới mà tinh thần đoàn kết lại được biểu hiện nhiều và đa dạng như ở làng quê Việt Nam. Ở bất cứ lĩnh vực gì, người ta cũng tạo ra sự đoàn kết nhất trí cao, như học giả Đào Duy Anh nhận xét: "Ở trong một làng người ta thấy những cuộc đoàn kết nhỏ, như hội tư văn gồm những người có chức tước khoa danh, hội văn phải gồm những người nho học mà không có phẩm hàm khoa mục gì, hội võ phải gồm những quan võ, hội đồng môn gồm có tất cả học trò của một thầy. Ngoài ra còn có vô số các đoàn thể khác, như hội mua bán dùng cách gắp thăm hay bỏ tiền úp bát mà lần lượt góp tiền cho nhau trong việc khánh hỉ, cùng là những hội bách nghệ họp các thợ thủ công đồng nghiệp, hội chư bà họp các bà vãi lễ phật, hội đồng quan họp những bà thời đồng thánh, hội bát âm họp các tài tử âm nhạc, cho đến hội chọi gà, hội chọi chim xem thế thì thấy người nhà quê ta rất ham 36 lập hội”. [2, tr.144] Tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã được mở rộng thành tinh thần đoàn kết dân tộc và không ngừng được nâng cao trong quá trình dựng nước và giữ nước. Vì vậy, dân tộc Việt Nam đã duy trì được sự hài hoà trong các quan hệ xã hội, làm hạn chế phần nào tính vị kỷ, tạo được sức mạnh chung cho sự sinh tồn và chiến thắng ngoại xâm. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, nếu không tạo được sự đoàn kết nhất trí cao thì nguy cơ nước mất nhà tan sẽ xảy ra. Thất bại của nhà Hồ thế kỷ XIV là một ví dụ. Do không thống nhất được lòng dân, nên dù có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài, vũ khí tân tiến vẫn không bảo vệ được độc lập dân tộc. Hoặc trong các thế kỷ XVI - XVIII, chiến tranh phân chia Trịnh - Nguyễn, Nam - Bắc triều là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy yếu của đất nước, làm cho thực dân Pháp có cơ hội xâm lược nước nhà. Chính nhờ có truyền thống đoàn kết mà chúng ta mới có được một dân tộc độc lập như ngày nay. Những câu như “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại thành hòn núi cao”, không chỉ là một lời khuyên nhủ, mà còn là phương châm, mục đích của sự đoàn kết dân tộc. Nó trở thành sức mạnh tinh thần và đặc trưng cho nhân cách con người Việt Nam. Tinh thần lao động cần cù, tiết kiệm cũng là một giá trị đạo đức nổi bật trong hệ giá trị của dân tộc Việt Nam. Thực ra, để kiến tạo ra của cải vật chất thì bất cứ dân tộc nào cũng phải lao động, cũng phải chịu khó, và họ cũng có thể tự hào về những thành quả đã tạo dựng được của mình, nhưng dân tộc Việt Nam lại là một trường hợp đặc biệt. Bởi lẽ, như đã nói, Việt Nam là một nước có nền văn minh nông nghiệp lâu đời. Lao động nông nghiệp là loại hình lao động vất vả, cần nhiều thời gian, công sức mới có hạt gạo, bát cơm để ăn. Hơn nữa, thiên nhiên lại quá nhiều nắng gió, mưa bão mà nhiều khi, mùa nắng thì hạn cháy đồng, mùa mưa lại lũ lụt. Quanh năm suốt tháng, người dân Việt Nam phải lo đắp đập, đào mương lấy nước tưới, đắp đê phòng chống bão lụt (Việt Nam có hàng ngàn km đê điều được làm mãi qua hàng chục thế kỷ). Theo giáo sư Trần Văn Giàu, những người nước ngoài đến Việt Nam đều hết sức ngạc nhiên khi thấy mọi cơ năng của con người Việt Nam đều được dùng để làm việc: đầu đội, 37 vai gánh, lưng cõng, tay nhanh nhẹn và khéo léo, chân chạy như bay [13, tr.153]. Ngoài sự khéo léo, đó còn là một minh chứng cho sự cần cù, chịu khó của người Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam lại luôn chịu sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Bất cứ cuộc xâm lăng nào, bên cạnh nhiều lý do khác, cũng đều là sự cướp bóc của cải, phá hoại mùa màng sản xuất. Do đó, để khắc phục hậu quả, nhân dân Việt Nam không còn cách nào hơn là phải lao động cần cù. Ngoài những giá trị nói trên, dân tộc Việt Nam còn có nhiều giá trị đạo đức khác tạo nên cốt cách con người Việt Nam, như đức tính khiêm tốn, lòng thuỷ chung, tính trung thực Những đức tính này không tồn tại riêng rẽ mà liên quan đến nhau - đức tính này là điều kiện, là biểu hiện của đức tính kia. Người ta không thể nói yêu Tổ quốc mà không yêu thương con người, không có lòng nhân ái, bao dung. Thương người cũng là ý thức về tính cộng đồng, về lý tưởng phục vụ cộng đồng, về việc biết đặt cái chung lên trên cái riêng. Cũng chỉ có yêu nước, con người ta mới lao động cần cù, tiết kiệm để kiến tạo cuộc sống của mình cũng như cuộc sống của con cháu mình. Và, để thực hiện được những ước vọng đó, con người ta cần phải đoàn kết lại để xây dựng, bảo vệ những thành quả do mình làm ra. Chính những giá trị đạo đức truyền thống này đã tạo nên lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Chúng là nhân tố quan trọng định hướng tư tưởng, tình cảm, hành động của con người Việt Nam trong suốt quá trình phát triển của mình. Chúng đã tạo nên những con người biết sống xả thân vì nghĩa, vì đồng bào, dân tộc, bất kể con người đó thuộc tầng lớp, giai cấp nào trong xã hội. Tuy nhiên, trong nội dung của các giá trị đạo đức mang truyền thống dân tộc còn có những hạn chế nhất định, như nhận xét của một nhà nghiên cứu: "Tinh thần cộng đồng làng xã dẫn đến tâm lý phủ định cá nhân, san bằng cá tính, dẫn đến chủ nghĩa bình quân, địa phương, bè phái, cục bộ. Chủ nghĩa tình cảm dẫn đến thiếu duy lý, không lôgíc, thiếu khách quan, thiếu tinh thần pháp luật, không tôn trọng quy luật khách quan. Đánh giá cao giá trị tinh thần mà coi nhẹ yếu tố vật chất dẫn đến duy tâm, duy ý chí. Yêu nước, yêu làng dẫn đến tâm lý 38 cố thủ, bám làng xóm, quê cha đất tổ, không dám vươn lên khám phá Cần cù, chịu đựng dẫn đến kém tư duy kỹ thuật, không năng động, chậm đổi ...ởng và đề nghị khen thưởng chưa đúng người, đúng việc; có những tập thể, cá nhân đáng khen thì không khen, không đáng khen lại được khen, từ đó làm phản tác dụng của khen thưởng, tạo tâm lý cho Đoàn viên, Thanh thiếu niên không mấy mặn mà với các phong trào thi đua. Khí thế của phong trào thi đua chua cao, tính hiệu quả thấp, tác dụng giáo dục chưa thật sự sâu rộng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ do thực tế đơn vị đặt ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào thi đua thiếu sự kiểm tra, giám sát của người chỉ huy các cấp, từ đó dẫn tới tình trạng phát động là do cấp trên còn thực hiện như thế nào là do cấp dưới. Đây chính là lời giải cho câu hỏi: “Vì sao, việc thực hiện các phong trào thi đua ở một số đơn vị cơ sở hiệu quả chưa cao”, và tại sao “thi đua, khen thưởng nhiều nhưng những mô hình, kinh nghiệm ít được phổ biến rộng rãi” Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bàn nhiều về đạo đức dưới dạng lý thuyết, mà chủ yếu nói về thực hành đạo đức bằng cách làm gương và nêu gương. Bài học đó có ý nghĩa thực tiễn lớn lao và vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta hôm nay. Vậy vì sao tiêu đề của mục này vẫn nói lên tầm quan trọng của việc nêu gương người tốt, việc tốt không chỉ là một cách giáo dục rất hiệu quả, điều đó cũng đã được đề cao và khẳng định rõ bởi. 78 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gương đạo đức. Vì thế Người nhấn mạnh: lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới.[60] Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, và đối với họ, một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền. Do vậy, Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, ở mọi nơi; nói phải đi đôi với làm, để quần chúng noi theo. Nói đi đôi với làm, đối lập với nói mà không làm của những người hứa suông hoặc “nói một đằng, làm một nẻo” của những kẻ cơ hội. Tự mình phải gương mẫu thực hiện nêu gương trước mới giúp người khác làm theo, bản thân mình không gương mẫu thì không thể nói ai được. Đây là nội dung của phong cách nêu gương về mọi mặt của cán bộ, đảng viên Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để nêu gương thì trước hết bản thân phải làm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm. Trong đó, mỗi đảng viên, cán bộ cũng như mỗi người cần nắm vững và giải quyết tốt trên ba mối quan hệ chủ yếu: đối với mình, đối với người, đối với việc. Đối với mình phải không tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê bình mình như rửa mặt hằng ngày. Đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc với thái độ khoan dung, độ lượng, trên tinh thần thương yêu đồng chí, đồng bào; đối với việc, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải giữ nguyên tắc “dĩ công vi thượng” (để việc công lên trước việc tư), đã phụ trách việc gì thì phải tận tâm, tận lực làm cho kỳ được, không sợ khó khăn, gian khổ, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gương sáng ngời về phong cách nêu gương, nói đi đôi với làm. 79 Bác kêu gọi toàn dân tiết kiệm, bản thân Người nghiêm túc thực hiện, từ việc ăn, mặc đến sinh hoạt, làm việc hằng ngày Bác đều gương mẫu. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó trong cả cuộc đời của Người. Khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang hoành hành, Người kêu gọi toàn dân diệt “giặc đói” bằng hành động cụ thể, mười ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo tiết kiệm đó cứu những người bị đói và chính. Người đã làm gương, nghiêm túc thực hiện một cách triệt để mặc dù phải làm việc nhiều, sức khỏe giảm sút vì vừa trải qua một trận ốm nặng Bộ đội, cán bộ ăn cơm độn ngô, khoai sắn, Bác cũng yêu cầu nấu cơm độn 50% đúng như mọi người. Đồ dùng sinh hoạt cá nhân của Bác cũng rất giản dị và rất tiết kiệm. Bác Hồ thường căn dặn mọi người phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời giờ, tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức. Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch từ ăn, ở đến phương tiện sử dụng phục vụ công việc hằng ngày. Là Chủ tịch nước nhưng Bác cũng chỉ có vài bộ quần áo đơn sơ, giản dị, anh em phục vụ muốn đề nghị may mới cho Bác, nhưng Bác không cho và nói: Bác có hai bộ là đủ dùng rồi. Hiện nay đồng bào ta còn thiếu quần áo mặc. Bác có như vậy là đủ và tốt lắm rồi! Bữa ăn của Bác như bữa ăn của mọi nhà: Bát canh, quả cà, con cá hoặc lát thịt kho... Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới, áo Bác rách có nhiều khi phải vá vai, rồi lộn cổ vá đi vá lại, Bác mới cho thay... Bác nói: “Cái gì còn dùng được nên dùng, bỏ đi không nên”. Có lần một đồng chí cán bộ gần Bác đã mạnh dạn thưa thật với Bác rằng: Bác là Chủ tịch nước, Bác mặc áo sờn vá như thế thì không phù hợp lắm. Bác nói: Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá thế này là cái phúc của dân đấy! Đừng bỏ cái phúc ấy đi. Quả thật, nêu gương có vai trò hết sức to lớn đối với việc hoàn thiện đạo đức con người. Trong gia đình thì người con chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cha mẹ. Người anh, người chị phải là tấm gương đối với em. Trong nhà trường, thầy cô phải là tấm gương sáng đối với học trò. Trong tổ chức, tập thể, những người lãnh đạo phải là tấm gương cho cấp dưới. Trong xã hội, tấm gương của các thế 80 hệ trước đối với các thế hệ sau là đặc biệt quan trọng. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nêu gương, Người nói: Ðối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời. Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Ðảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới. Trong Di chúc, Người đã viết: Suốt đời tôi hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc rằng không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Người mãi là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân học tập. Tấm gương của Người - tư tưởng Hồ Chí Minh có “hiệu ứng lan tỏa, sức lôi kéo mạnh mẽ”. Quả đúng là, nghĩ về Người lòng ta trong sáng hơn! Tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Người mãi là di sản tinh thần to lớn của dân tộc mà các thế hệ trẻ cần phải gìn giữ, học tập và làm theo. Thông qua thực tiễn trên, hiện nay Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có rất nhiều các chương trình lập thành tích, thi đua, đặc biệt thong qua các cá nhân, tập thể tiêu biểu như: Họp và bình xét giới thiệu Đoàn viên ưu tú kết nạp Đảng hằng năm, sinh viên 5 tốtv.v .Tặng giấy khen, tổ chức các cuộc thi, lễ tuyên dương các cá nhân tiêu biểu cho các cá nhân đạt giải trong cuộc thi viết sách, I MISS HUHA,Giải thể thao sinh viên hằng năm.v.v. Các hình thức chủ yếu là trao bằng khen của cấp Bộ, cấp trường.,trao giải thưởng, hiện vật có giá trị nhằm thúc đẩy tinh thần cũng như tác động tới các sinh viên khác trong phạm vi nhà trường, và đặc biệt là những cá nhân,tập thể có thành thích xuất sắc tiêu biểu sẽ phổ biến rộng tới các phương tiện thông tin truyền thông, điều đó không chỉ nhằm làm quảng bá các hoạt động mang tính thiết thực trong Đoàn, khối, mà còn nhằm mở rộng hơn nữa các phong trào tới các tầng lớp Thanh thiếu niên trong nhà trường, bởi cũng chính vì tầng lớp Sinh viên là tầng lớp chiếm số lượng đông đảo nhất và sử dụng các công nghệ thông tin nhiều nhất.. 81 Các vấn đề trên đã nhằm làm cho việc nêu gương có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người cũng như thu phục nhân tâm. Hiện nay đất nước đang trong giai đoạn hội nhập, bên cạnh những yếu tố tích cực cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, sai lệch về mặt văn hóa cộng với lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận giới trẻ. Do đó những tấm gương người tốt việc tốt, về lối sống lành mạnh cần được đề cao, phát huy nhằm xây dựng một cộng đồng văn minh. 3.4. Phát huy việc giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua hoạt động của Đoàn Thanh niên Đoàn thanh niên là tổ chức quan trọng, là trường học giáo dục sinh viên thành công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy, phát huy vai trò của Đoàn thanh niên sẽ nâng cao chất lượng giáo dục đoàn viên, sinh viên trong nhà trường. Trong việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên, Đoàn thanh niên phải thể hiện tính tiên tính tiên phong của mình. Cần phát huy tốt vai trò chỉ đạo của đoàn thanh niên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội trong việc tổ chức và thu hút sinh viên vào các phong trào chính trị xã hội, chủ động đề ra các hoạt động và phong trào thi đua cho đoàn thanh niên, cần xây dựng nội dung kế hoạch từng hoạt động cụ thể hình thức giáo dục phong phú đa dạng và sinh động để thu hút đoàn viên sinh viên tham gia, cần chú trọng nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho sinh viên gắn với đạo đức Hồ Chí Minh như: tiếp tục tổ chức học tập quán triệt các nghị quyết của Đảng, của Đoàn tổ chức các lớp học học sinh hoạt chính trị, đẩy mạnh việc học tập chủ nghĩa Mác Lênin học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh, làm tốt công tác nắm bắt tình hình dẫn diễn biến tư tưởng kịp thời kịpthời định hướng nhận thức và hành động cho đoàn viên sinh viên tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc cho đoàn viên sinh viên. Đoàn Thanh niên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội phải chú trọng đưa các hoạt động giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên đi vào chiều sâu gắn với nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi sinh viên cần tổ chức nhiều phong trào thi đua học tập nghiên cứu khoa học tham gia 82 xây dựng môi trường học tập văn minh thân thiện . Thường xuyên tổ chức các hoạt động phong trào như: “ Hội trại báo, “cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp”, ....các phong trào này sẽ hướng mục tiêu học tập nghiên cứu khoa học của sinh viên và những vấn đề thực tiễn của đời sống và có tác động lớn tới nhận thức và hành động của sinh viên làm cho sinh viên thấy được giá trị của truyền thống dân tộc và trách nhiệm rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước. Đoàn Thanh niên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội cần tiếp tục đổi mới và phát triển các phong trào tình nguyện vì cộng đồng đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng các chương trình: “ Tiếp sức mùa thi”, “ thanh niên tình nguyện”, “hiến máu nhân đạo” và đưa ra những hoạt động này trở thành yêu cầu cần thực hiện đối với sinh viên để xét hạnh kiểm, rèn luyện hoạt động tình nguyện vì cộng đồng cần được tổ chức một cách thường xuyên chảy đều trong năm diễn ra ở nhiều nơi. Đồng thời cần thực hiện tốt công tác giám sát và tổng kết trao đổi giúp trao đổi rút kinh nghiệm việc việc thực hiện các hoạt động tình nguyện biểu dương khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân sinh viên với tập thể có thành tích cao trong hoạt động tình nguyện. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về hoạt động tình nguyện nhằm mang lại môi trường học tập hiệu quả đối với sinh viên. 83 Tiểu kết chƣơng 3 Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là một quá trình đặt từng viên gạch xây dựng trí tuệ và hình thành bản lĩnh chính trị đứng đắn ,đạo đức nhân cách. Từ việc nghiên cứu đặc điểm và biểu hiện của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhóm tác giả đề ra một số giải pháp mang tính chiến lược có hiệu quả trong quá trình hình thành nhận thức đạo đức đúng đắn cho sinh viên. Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cần xác định, nắm rõ đổi mới phương thức phù hợp thông qua các yếu tố từ chủ quan đến khách quan từ bị động đến thực tiễn. Thêm vào đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của sinh viên Trường Đai học Nội vụ Hà Nội về giáo dục đạo đức đáp ứng thời kì hội nhập là một bước đi nhanh chóng vắn tắt đón đầu đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được nên kinh tế thị trường mở của đất nước. Cuối cùng là phát huy ý thức tự rèn luyện, lấy gương người tốt việc tốt để giáo dục sinh viên hoàn chỉnh đức tính tốt tu dưỡng bản thân thành người có ích cho đất nước, cho nhân dân.Thông qua tất cả các giải pháp thì cần phải biết kết hợp hài hòa , phát huy điểm mạnh của các giải pháp và trong quá trình thực hiện khắc phục những nhược điểm phát sinh khi có. 84 KẾT LUẬN Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời. Bác Hồ nói “Phải nhất thiết liên hệ mật thiết với gia đình học sinh. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Xã hội ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế văn hóa các nước bạn nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc riêng biệt của đất nước Việt Nam ta. Giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn phải được chú trọng ,đổi mới liên tục đáp ứng môi trường xã hội, thêm vào đó lối sống văn hóa với kỹ năng sống cho sinh viên như: thực hiện nội dung dạy học các môn đạo đức, trên cơ sở lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm, nhận thức và sự phát triển của sinh viên, của xã hội và thời đại; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức công dân; tăng cường giáo dục kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn. Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn đạo đức, giáo dục công dân theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học, phát huy tính tích cực của học sinh; tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, kỹ năng sống cho học sinh. Qua nghiên cứu phản ánh sự quan tâm giáo dục đạo đức của 85 gia đình với nhà trường khiến cho sinh viên lỗ lực học tập và rèn luyện đạt hiểu quả cao. Thông qua nghiên cứu nhóm tác giả đưa ra một số nhận xét mang tính khách quan tổng thể rằng: tuổi trẻ quan trọng nhất là sinh viên nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Bởi đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Đây phải xem là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng. Có như vậy nó mới nuôi dưỡng và phát triển con người. Việc đưa ra những phương hướng và giải pháp trên nhằm nâng cao trách nhiệm , nhận thức của từng cá nhân sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay là xuất phát từ thực tiễn ,nhận thức lí luận chung,và thực trạng qua khảo sát của nhóm tác giả. Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có vai trò quan trọng trong nguồn nhân lực tương lai của đất nước. Đất nước bước vào giai đoạn phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghiệp hóa luôn đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên nghiệp, có bản lĩnh chính trị và hơn thế nữa luôn mang đạo đức truyền thống đoàn kết dân tộc. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì phát triển của đất nước đều có những biến động khác nhau không ổn định cùng với đó việc giáo dục đạo đức luôn được kế thừa giữ vững hơi thở truyền thống. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thị Phúc An (2006), Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội và thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học, Hà Nội. 2. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb TP. Hồ Chí Minh 3. Lương Gia Ban (1999), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 4. PGS.TS Phạm Hồng Chương (2009), Phương thức giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên, thiếu niên, đề tài khoa học cấp Bộ (B09-20) 5. Lê Duẩn (1976), Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 6. TS. Đoàn Nam Đàn (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục sinh viên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd. 9. Bùi Công Đính (2009), Nguồn sáng Hồ Chí Minh, Nxb Sinh viên, Hà Nội. 10. Trần Minh Đoàn (2002), Giáo dục đạo đức cho sinh viên học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 11. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 07, đề tài KX 07 – 02, Hà Nội 12. Ths. Nguyễn Thị Giang ( 2008), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên ở nước ta hiện nay, Hà Nội 13. Trần Văn Giàu(1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. PGS Trần Thành – Lê Quang Hoan, “Hồ Chí Minh với vấn đề nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH”, Tạp chí nghiên cứu lý luận,(1/2000) 15. Trần Viết Hoàn (2008), Đạo đức Bác Hồ - Tấm gương soi cho muôn đời, 87 Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 16. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 17. Nguyễn Ngọc Long (2001), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 25. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 33. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (1981), Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb Văn học, Hà Nội 35. Hoàng Thị Ngọc Minh (2014), Giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên thành phố Hà Nội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học. 36. Trần Quy Nhơn (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò sinh viên trong cách mạng Việt Nam, Nxb Sinh viên (in lần thứ 2), Hà Nội 37. Lương Thị Thúy Nga (2019), Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Đại học Thái Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ, Hà Nội. 38. Nghị quyết của Bộ Chính trị về một số định hướng trong công tác tư tưởng 88 hiện nay, 1993 39. Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Văn Sáu (2008), Giá Trị Cơ Bản Về Tư Tưởng, Đạo Đức Hồ Chí Minh, Nxb Công an nhân dân, Thăng Long. 40. Nguyễn Thị Hoài Phương (2014), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Đinh Ngọc Quý (2006), Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Hồ Chí Minh học. 42. TS. Nguyễn Thị Thanh, “Tư tưởng hồ Chí Minh về sinh viên và công tác sinh viên”, Tạp chí Lý luận chính trị, (3/2010) 43. Song Thành (2005), “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức-một nguyên trắc cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”,Tạp chí cộng sản. 44. Nguyễn Thị Bích Thảo (2016), “Một số giải pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên, sinh viên dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Giáo dục. 45. Lê Văn Tích, Nguyễn Minh Đức (1999), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục sinh viên”, Tạp chí Lịch sử Đảng 46. Nguyễn Vũ Tiến (2013), “Đạo đức cách mạng trong Di chúc của Hồ Chí Minh yếu tố nền tảng cho năng lực lãnh đạo của Đảng”, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông. 47. Nguyễn Văn Tùng(1999), Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí minh về giáo dục sinh viên, Nxb Sinh viên, Hà Nội. 48. Tương Lai Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới, Nxb Sự thật, Hà Nội. 49. Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh (2019), 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2019), Nxb Thông Tấn, Hà Nội. 50. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 51. https://bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu-tuong- 89 ho-chi-minh/1914-dao-duc-va-dao-duc-cach-mang-nhin-nhan-tu-quan- diem-cua-chu-tich-ho-chi-minh.html 52. cua-chu-tich-ho-chi-minh-6313 53. https://tuoitre.vn/di-chuc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-nhu-ngon-duoc-soi- duong-cho-dan-toc-20190514112848222.htm 54. Noi-to-chuc-thanh-cong-dai-hoi-Doan-truong-nhiem-ky-20192022.aspx. 55. https://tinhuyquangtri.vn/tac-dong-cua-kinh-te-thi-truong-den-dao-duc-cua- can-bo-dang-vien-hien-nay. 56. https://thanhnien.vn/giao-duc/workshop-phuong-phap-giang-day-phat-huy- tinh-chu-dong-cua-hoc-sinh-541706.html 57. https://www.moha.gov.vn/75-nam/nghien-cuu-trao-doi/vai-tro-cua-thi-dua- khen-thuong-trong-viec-xay-dung-don-vi-vung-manh-toan-dien- 18008.html?fbclid=IwAR0MYI7GHzvCQKbaLuLTwAr3XYD7MRDNj69 S8Mrj4rmCcc1TPqpNpZTRo8w 58. https://www.bqllang.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh/nghien-cuu-hoc-tap-tu- tuong-ho-chi-minh/1914-dao-duc-va-dao-duc-cach-mang-nhin-nhan-tu- quan-diem-cua-chu-tich-ho-chi-minh.html 90 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA Hiểu biết của sinh viên về vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Xin chào, chúng tôi là sinh viên thuộc khoa: Khoa học Chính trị- Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chúng tối đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Giáo dục đạo đức cho sinh viên Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Vì vậy, nhóm chúng tôi có xây dựng bảng câu hỏi dưới đây nhằm tìm hiểu về thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên cũng như hiểu biết của sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội về việc giáo dục đạo đức theo di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ phía các bạn. Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin của các bạn chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu và học tập, xin cảm ơn! Họ và tên:.. Ngành học: Câu hỏi 1: Bạn đã từng đọc hoặc nghe nói về bản Di chúc của Bác hay chưa? A. Có, đã đọc B. Có được nghe và biết đến nhưng chưa đọc C. Chưa từng được nghe Câu hỏi 2: Theo bạn giáo dục tư tưởng đạo đức theo Di chúc Hồ Chí Minh có cần thiết không? A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Không cần thiết 91 Câu hỏi 3: Theo bạn việc giáo dục Đạo đức cho sinh viên có quan trọng không? A. Quan trọng B. Rất quan trọng C. Không quan trọng Câu hỏi 4: Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của sinh viên hiện nay? A. Tác động của toàn cầu hóa và mặt trái của Kinh tế thị trường đến sinh viên B. Nhà trường chưa chú trọng giáo dục đến giáo dục đạo đức cho sinh viên C. Thiếu sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên D. Đoàn Sinh viên chưa phát huy được vai trò đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên Câu hỏi 5: Những vấn đề nào trong xã hội đã ảnh hưởng đến sinh viên hiện nay? A. Bạo lực học đường B. Nghiện hút ma túy C. Trộm cắp, mại dâm D. Vi phạm luật giao thông E. Tất cả các phương án trên Câu hỏi 6: Cần phải rèn luyện những phẩm chất đạo đức nào cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay theo Di chúc của Bác? A. Cần, kiệm, liêm, chính B. Yêu nước, thương dân C. Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Câu hỏi 7: Sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay có những đặc điểm như thế nào về việc giáo dục đạo đức? A. Có lòng yêu nước B. Sống có hoài bão,lý tưởng C. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới đất nước D. Đáp án khác. Câu hỏi 8: Theo bạn phương pháp nào phù hợp để giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội hiện nay? A. Kết hợp xây đi đôi với chống ( xây đạo đức mới, chống biểu hiện trái đạo đức) 92 B. Kết hợp học đi đôi với hành, nêu gương người tốt việc tốt C. Thông qua các phong trào do Đoàn sinh viên, các CLB tổ chức D. Tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức E. Tất cả phương án trên Câu hỏi 9: Dân tộc ta có những truyền thống và những giá trị đạo đức tốt đẹp nào? A. Kế thừa giá trị truyền thông dân tộc tốt đẹp B. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại có chọn lọc C. Uống nước nhớ nguồn D. Kế thừa giá trị nhân cách truyền thống Câu hỏi 10: Phần mở đầu bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về vấn đề gì? A. Về việc riêng B. Về Đảng C. Về đoàn viên và sinh viên D. về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược Câu hỏi 11: Trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì? A. “Làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” B. “Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, chúng ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” C. “Đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn” D. “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh; góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” Câu hỏi 12: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong văn kiện nào? A. Đạo đức cách mạng. B. Sửa đổi lối làm việc. C. Thường thức chính trị. D. Di chúc. 93 Câu hỏi 13: Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần...”. Hãy chọn cụm từ đúng sau điền vào dấu (...) A. Mục tiêu của Đảng. B. Nền tảng tư tưởng của Đảng. C. Đường lối của Đảng. D. Đạo đức cách mạng. Câu hỏi 14: Theo bạn, để thực hiện đúng lời dạy: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” trong thời kỳ mới mỗi chúng ta cần phải làm gì? A. Làm việc bằng cả tâm huyết không bị tiền bạc quyền lực làm xao động B. Luôn làm việc nghiêm túc không bao che C. Luôn tiết kiệm , bảo vệ tài nguyên của đất nước D. Luôn sống vô tư không dục không cầu Câu hỏi 15: Đạo đức có vai trò, vị trí, tầm quan trọng như thế nào trong đời sống xã hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay? A. Rất quan trọng B. Bình thường C. Không có cũng không sao D. Không cần thiết Câu hỏi 16: Bạn có đề xuất gì để cải thiện chất lượng giáo dục đạo đức theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho sinh viên Trường đại học Nội vụ Hà Nội? A. Tổ chức các hoạt động ngọai khóa về giáo dục đạo đức theo di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh B. Tuyên truyền rèn luyện và giáo dục đạo đức cho sinh viên C. Đưa vào làm một mục trong các môn học chuyên ngành cơ bản D. Tổ chức các trò chơi dành cho sinh viên về vấn đề giáo dục đạo đức theo di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Xin cám ơn các bạn đã hoàn thành bảng điều tra 94 PHỤ LỤC 2 Một số hình ảnh minh họa Hồ Chủ tịch đứng trƣớc ngôi nhà sàn trong khu Phủ Chủ tịch,tháng 4/1960. Nhà sàn là nơi ở và làm việc của Bác từ tháng 5/1958 đến tháng 8/1969. Bàn làm việc của cố Chủ tịch Hồ Chí Minh 95 Toàn văn Di chúc của Hồ Chủ tịch Trƣờng Đại học Nội Vụ Hà Nội 96 Đội ngũ giảng viên khoa- Khoa học Chính trị Trƣờng Đại học Nội Vụ Hà Nội Sinh viên khoa Khoa học Chính trị Trƣờng Đại học Nội vụ Hà Nội tại lễ “Chào Tân sinh viên” 97

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tong_ket_de_tai_giao_duc_dao_duc_cho_sinh_vien_truon.pdf
Tài liệu liên quan