Cách thức triển khai công đoạn CBKT Quần bò TE

Lời nói đầu Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội trên thế giới, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã mang lại cho con người nhiều của cải vật chất, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao và nhu cầu lam đẹp của con người cũng tăng lên, điều đó đã thúc đẩy ngành may mặc càng phát triển về số lượng, chất lượng,chủng loại và không ngừng đổi mới về mẫu mã và kiểu cách. Vì vậy đòi hỏi các công ty phải đổi mới công nghệ, trang thiết bị sản xuất hiện đại hơn để có thể cạnh tranh trê

doc80 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Cách thức triển khai công đoạn CBKT Quần bò TE, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thị trường trong, ngoài nước và trên thế giới. Ngành may mặc nước ta đã đang và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong khu vực và trên thế giới. Để ngành may mặc nước ta phát triển hơn nữa đòi hỏi cán bộ công nhân viên ngành may mặc không ngừng củng cue tự hoàn thiện mình. Thời gian thực tập tại công ty may mặc Thăng Long là dịp để sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất với công nghệ hiện đại và trau đôi kiến thức để sản xuất các mặt hàng may mặc đang được áp dụng sản xuất tại cơ sở. Căn cứ vào sự phân công công việc của từng công đoạn đã giúp sinh viên tìm hiểu học tập bổ sung thêm những kiến thức kinh nghiệm, kĩ năng nghề nghiệp. Trong nền công nghiệp nhẹ của nước nhà nói cung và trong lĩnh vực may mặc nói riêng giúp em thực hiện các nhiệm vụ của cán bộ kỹ thuật “ miệng nói tay làm”. Trực tiếp quản lý điều hành tổ chức sản xuất các công đoạn để triển khai mã hàng đạt chất lượng hiệu quả cao cũng qua đó lắm bắt được các vấn đề phát sinh các tình huống kỹ thuật thường xảy ra trong sản xuất, học hỏi kinh nghiệm khắc phục các tinh huống, từ đó đi vào triển khai một mã hàng cụ thể, phát huy được trí tuệ và sum sáng tạo vốn có của sinh viên Việt Nam. Trong quá trình thực hiện sinh viên được bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp giúp họ thực hiện nhiệm vụ là một cán bộ lỹ thuật. Nội dung của chuyên đề báo cáo thực tập gồm bốn phần: Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty may Thăng Long. Phần II: Thực tập đại cương Kho nguyên phụ liệu Công đoạn chế biến kỹ thuật sản xuất. Tổ cắt_khoNLXN_May. Tổ may_là và hoàn thành sản phẩm. Phần III: Thực tập chuyên sâu: Chuyên đề "Cách thức triển khai công đoạn CBKT?w372406_Quần bò TE”. Phần IV: Đánh giá nhận xét chung. Với thời gian thực tập 5 tuần : Em rất hy vọng tìm hiểu được phần nào về cách thức sản xuất của công ty may Thăng Long. Trong thời gian thực tập này không tránh khỏi được những thiếu sót em rất mong được ý kiến đóng góp, sự giúp đỡ của toàn thể Cán bộ công nhân viên_công ty và giáo viên hướng dẫn chuyên đề báo cáo thực tập này được hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày………. tháng……….. năm…. Người thực hiện: Phần i: Giới thiệu khái quát về công ty may mặc thăng long I.Giới thiệu về công ty may mặc thăng long(thaloga) Công ty may Thăng Long lag một Doanh nghệp nhà nước trực thuộc tổng công ty Dệt may Việt Nam-là một trong những công ty hàng đầu về hàng may mặc phục vụ trong nước và xuất khẩu với thành tích bề dày hơn 40 năm liên tục và phát triển. Tên giao dịch quố tế của công ty là Thăng Long garment Exportcom Paty. Tên viết tắt là THALOGA. Trụ sở chính tại 250 phố Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng- Thành phố Hà Nội. Được sự lãnh đạo sáng suốt, sụ hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo và các ngành chủ quản cùng nỗ lực phấn đấu của toàn thể công nhân viên.THALOGA được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước. Sản phẩm chủ yếu của THALOGA gồm : đồng phục, sơ mi nam,nữ, áo Jac ket, quần Âu, quần Bò.Các loại áo khác như: quần áo trẻ em. Năng lực sản xuất của THALOGA trên 5000 000 sản phẩm/năm.Sản phẩm của THALOGA đã được xuất khẩu và có uy tín THALOGẠi thị trường của hơn 200 nước trên thế giới như:Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan………. THALOGA sử dụng trang thiết bị, máy móc hiện đại của caqcs nước trên toàn thế giới như:Nhật Bản, Mỹ, CHLB Đức. Trong đó có thiết bị hiện đại như máy bổ túi tự động, máy thêu điện tư, hệ thống giải mã áo jin, hệ thống thiết kế mẫu giác sơ đồ bằng máy vi tính. THALOGA có trung tâm giao dịch và giới thiệu sảm phẩm tại 250 Minh Khai, 39 Ngô Quyền- Hà Nội có chi nhánh may của công ty THALOGA tại thành phố Hải Phòng. THALOGA sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của quý khách hàng trong và ngoài nước đến đặt hàng THALOGẠi công ty, sẵn sàng hợp tác liên doanh liên kết với các hãng, công ty trong và ngoài nước để sản xuất kinh doanh hàng may mặc. Trụ sở chính; 250 Minh Khai – Hà Nội Tel (84.4)62.3371-62.3375-62.3053-62.3373 Fax(84.4)62.3374 Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm 39 Ngô Quyền –Hà Nội Fax, Tel 84.31.48263 Chi nhánh Thăng Long tại Hải Phòng 174 Lê Lai- Ngô Quyền – Hải Phòng Tel 84.3148263 II .vài nét tiểu sử hình thành và phát của công ty may mặc thăng long. Công ty may Thăng Long thành lập ngày 08/05/1958. Ban đầu công ty chỉ là một xí nghiệp sản xuất nhỏ nhưng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch với tổng sản lượng 391.129 sản phẩm đạt 112,8%.Sản xuất ngày một tăng đòi hỏi về nhu cầu máy móc ngày một lớn. Chính vì vậy mà số người của công ty năm 1958 mới chỉ có 550 người đến năm 1959 đã tăng thêm 1.361 người các cơ sở gia công từ 2000 người tăng lên đến 3.514 người.Và kế hoạch sản xuất được hoàn thành một cách xuất sắc. Năm 1959 công ty được trang bị thêm 400 máy đạp chân cag một số công cụ khác để công ty chuyển hướng từ gia công sang tự tổ chức sản xuất ( đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cao). Với hình thức tổ chức theo dây chuyền công nghệ cao năm 1960-1961 CHLB Đức không những là khách hàng của công ty mà có Liên Xô, Mông Cổ và Tiệp Khắc, Năm 1961 là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm thứ nhất. Năm 1965 công ty được trang bị 178 máy may công nghiệp tốc độ 3000 vong/phút của Đức, ngày 31/8/1965 bộ ngoại thương đã quýêt định tách bộ phận gia công để thành lập công ty may mặc xuất khẩu đổi tên thành xí nghiêp may mặc xuất khẩu, đồng chí Nguyễn Xuân Chuyên là bí thư Đảng uỷ xí nghiệp. Ba năm 1969-1971 sau khi được trang bị thêm 240 máy may tốc độ 5000 vòng/phút, cùng một số máy chuyên dùng khác và lần đầu tiên coong ty nhận gia công một mặt hàng cho pháp Ngày 23/01/1973 hiệp định Pari được kí kết chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ cũgn trong thời gian này bộ công nghiệp nhị đã trang bị cho công ty 300 máy may công nghiệp với tốc độ 5000 vòng/phút cho ba phân xưởng may vag 16 máy phục vụ cho công đoạn cắt. Những năm sau thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai, công tu tiếp tục được trang bị thêm 84 may may bằng 36 máy kim chỉ thay cho là máy cũ, cùng một máy ép có công xuất lớn và nghiên cứu chế tạo đồ gá. Năm 1973 đến năm 1987 công ty luôn hoàn thành tốt và vượt mức kế hoạch được giao duy chí có năm 1980 là công ty gặp nhiều khó khăn vì nguồn cung cấp nguyên liệu bị gián đoạn, vận chuyển đường sắt bị bế tắc bởi vậy pơhải chuyển sản xuất sang gia công bằng nguyên liệu của khách hàng nhưng vẫn đạt trên 100,36% kế hoạch được giao. Năm 1988 công ty may Thăng Long bước vào năm thứ 30 xây dựng và trưởng thành đồng thời cũng là năm chấm dứt thời kỳ quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sụ quản lý của nhà nước. Năm 1980 công ty đã nhập hệ thống thiết bị giặt mài áo bò của Thuỵ Điển, tạo ra một mặt hàng mới và sản phẩm đã xuất khẩu sang Thuỵ Điển, CHLB Đức, và nhiều nước khác. Đến năm 1993 công ty tăng năng xuất lên hai lần, mặt hàng quần áo bò của công ty đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Cũng liên tục trong ba năm từ 1990 đến 1992 công ty đã tỏ chức sắp xếp lại cơ cấu sản xuất khép kín từ A-Z kết quả năng suất lao động tăng 20% và tiết kiệm được 305 lao động .Với những kết quả đã thu được, trong những năm đổi mới, năm 1991 công ty may Thăng Long là đơn vị đầu tiên trong ngành may mặc được nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Tháng 6 năm 1992 công ty được bộ công nghiệp nhẹ ( nay là bộ công nghiệp0 cho phép được đổi tổ chức và hoạt động từ xí nghiệp thành công ty lấy tên giao dịch là t và công ty may Thăng Long chinh thức ra đời từ đó. Năm 1993 công ty đã mua 1600 m2 đất tại Hải Phòng và xây dựng một xưởng may trực thuộc chi nhánh Hải Phòng. Được sum chỉ đạo của công ty dệt may Việt Nam và sụ giúp đỡ của công ty may Nam Định. Năm 1996 công ty may Thăng Long đã đầu tư gần 6 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng mua sắm trang thiế bị mới thành lập một đơn vị thành viên của công ty tại thành phố Nam Định. Năm 1998 công ty đầu tư và thiết lập dây chuyền bán tự đôngh sản xuất áo sơ mi tại xí nghiệp 1, cũng năm này tập thể cán bộ công nhân viên tổ chưc trọng thể kỉ niệm 40 năm thành lập công ty và vinh dự đón nhận Huân Chưong lao động hạng ba.Với thành tích đã đạt được nhjư trên công ty đã được Đảng va Nha nước tăng nhiều bằng khen, giấy khen và các phần thưởng cao quý khác. Tháng 3 năm 2000 xí nghiệp 6 đã ra đởi và cử đồng chí Tôn Thanh Lan làm giám đốc xí nghiệp SƠ Đồ MặT BằNG CÔNG TY MAY THĂNG LONG Kho phế liệu WC P. Kho P.CBSX Các Xí nghiệp may Các Xí nghiệp may Toà nhà trung tâm XNPT Điện Cơ khí XNPT & Kho XNPT Giặt mài Nhà ăn XNPT Thêu phòng y tế Tượng bác và vườn hoa Cty dệt kim đông xuân Phòng Bảo vệ CHTT Sơmi-QA Cửa - TNTT CHTT Jacket-các loại QA khác Trường DN XNPT điện Lối ra phụ Lối ra chính Phố Minh Khai Trong phong trào thi đua người tốt việc tốt, lao động giỏiđã xuất hiện nhiều cá nhân lao động tiêu biểu chị Phạm thị Lý tổ trưởng tổ thu hoá, xí nghiệp 4 được công nhận là chiến sĩ thi đua toàn quỗc, đồng chí Trần Quốc Khánh –giám đốc xí nghiệp phụ trợh được tặng 5 bằng lao đôngh sáng tạp của tôntgr liên đoàn lai đôngh Việt Nam., đồng chí là lai động giỏi cấp ngành quận và thành phố. Cùng với việc đổi mới trong hoạt động sản xuát kinh doanh mở rộng thị trường, với niềm tự hào là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của đất nước, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên tâm huyết với nghề, côngty may Thăng Long đã thu được kết quả đáng kể trong nền kinh tế nước nhà , xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, chaem lo đời sống cho người lao động và xây dựng các phong trào đoàn thể quần chúng là nhân tố để xây dựng công ty. III: cơ cấu tổ chức và quản lý sản xuất của công ty may Thăng Long. Công ty may Thăng Long là một doanh nghiệp nhà nước, là công ty áp dụng cơ cấu chức năng trực tuyến để quản lý cũng như điều hành sản xuất các phòng ban đượpc phan công chuyên môn hoá và có mối quan hệ qua lại với nhau. Cơ cấu chức năng trực tuyến mà công ty áp dụng co ưu tien rất lớn và kết hợp lựa chọn các ưu điẻm của hai kiểu cơ cấu trực tuyến và chức năng Đáp ứng kịp thời các thông tin số liệu cho các cấp lãnh đạo và các lệnh lãnh đạo nhanh chóng tới những người thi hành Cũng theo một cơ cấu tổ chức này, người thủ trưởng tổng giám đốc được sụ tham mưu của các phòng ban chức năng các chuyên gia các hội đồng tư vấn trong việc nghiên cứu bàn bạc tìm ra những biện pháp tối ưu. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Chủ tịch hội đồng quản trị Phó chủ tịch hội đồng quản trị Tổng giám đốc PTGĐ kinh doanh PTGĐ sản xuất PTTKH TCKT VP công ty P kỹ thuật PCBSX XNMI XNMII XNMIII XN Nam Hải XNM Hà Nam XNM Hoà Lạc Kho NL PKTXN Cắt May Hoàn thành IV: chức năng nhiệm vụ của các đơn vị xí nghiệp thành viên trong công ty 1 . tổng giám đốc Tổng giám đốc công ty là người chỉ huy cao nhất phụ trách điều hành chung có nhiệm vụ quản lý toàn diện và chụi trách nhiệm về mọi mặt sản xuất, kĩ thuật kinh doanh đời sống vật chất và tịnh thần của người lao động của công ty. 2. phó tổng giám đốc kinh doanh. Là người dưới quyền của tổng giám đốc được tồng giám đỗc giao quyền đối nội, đối ngoại của công ty từ việc hợp tác kinh doanh, liên kết mua bán vật tư tổ chức tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. 3.phó tổng giám đốc kỉ thuật sản xuất Là người dưới quyền của tổng giám đốc được tổng giám đốc giao quyền chỉ huy sản xuất kĩ thuật. Phó tổng giám đốc kĩ thuật còn được gọi là người lắm bắt và sử lý mọi tình huống xảy ra trong khi sản xuất. Phó tổng giám đốc kĩ thuật sản xuất điều hành sản xuất giao trách nhiệm sản xuất cho các đơn vị xí nghiệp thành viên sao cho nhịp độ sản xuất nhịp nhàng kịp tiến độ giao hàng. 4.phó tổng giám đốc đời sống. Là người dưới quyền tổng giám đốc và có quyền hành tương đương với phó tởng giám đốc kinh doanh và phó tổng giám đốc kĩ thuật sản xuất nhưng chụi trách nhiệm quản lý điều hành nội bộ của công ty chăm lo đời sống tinh thần vật chất của toàn bộ cán bộ công nhân viên cũng như tương lai của con em họ trong công ty. 5. các đơn vị phòng ban xí nghiệp thành viên. 5.1-Văn phòng công ty(VP); 5.2-Phòng thị trường(PTT): phối hợp với các phòng thiết kế và phát triển phòng cung ứng xây dưngj phương án giá. 5.3- Phòng kế hoạch đầu tư(PKHĐT): Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm.Xây dựng phương án đầu tư, xây dựng mới sửa chữa lại, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, mở rộng sản xuất của công ty để báo cáo tổng công ty và giao cho các đơn vị xí nghiệp thành viên triển khai thực hiện. 5.4-Phòng kinh doanh nội địa(PKDNĐ): Tổ chức thực hiện kinh doanh, tiêu thụ có kết quả đối với các mặt hàng:may mặc, nhựa, kho ngoại quan, rượu, mĩ phẩm, nguyên liệu phụ tồn kho, hết kế hoạch hàng hoá khác. 5.5-Phòng thiết kế và phát triển(PTK&PT): Giao dịch và làm việc với khách hàng về công tác kĩ thuật phối hợp với các phòng TT, phòng cung ứng, trong việc xây dựng giá thành để tiêu thụ sản phẩm, kí kết hợp đồng sản xuất. 5.6-Phòng kĩ thuật(PKT)” PKT có chức năng đảm nhiệm tất cả các công việc chuẩn bị sản xuất một mã hàng mới. Nhiệm vụ : Thiết kế các loại mẫu, ché thử xây dựng các phương pháp công nghệ như: cắt , may , hoàn thành các loại định mức tiêu chuẩn……. 5.7- PCS: Tổ chức quản lý và duy trì hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. 5.8-Phòng chuẩn bị sản xuất. Tổ chức tiếp nhận và vận chuyển NPL từ phương tiện vận chuyển xuống kho công ty theo thông báo nhập kho của phòng cung ứng. 5.9 –Phòng kho: -Chức năng chuẩn bị toàn bộ nguyên phụ liệu về số lượng và đảm bảo chất lượng để sán xuất các mặt hàng nằm trong kế hoạch sản xuất. -Nhiệm vụ: Tổ chức tiếp nhận kiểm tra xác định lại số lượng, chất lượng NPL cần trong SX, tién hành phân loại bảo quản cấp phát để SX. 5.10-Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức quản lý công tác tài chính kế toán theo đúng chế độ chính sách của nhà nước đảm bảo nguồn vốn cho SXKD và yêu cầu phát triển của công ty. 5.11-Phòng cung ứng: Cung cấp NPL đảm bảo phục vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất của công ty. 5.12-Xí nghiệp phụ trợ: Đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch, chỉ tiêu khoán của các chế độ báo cáo kiểm kê tài sản hàng hoá định kì theo quy định hiện hành của công ty. 5.13-Xí nghiệp may: Năm phân xưởng được đầu tư nâng cấp thành 5 xí nghiệp, các xí nghiệp này tổ chức triển khai sản xuất theo đúng quy trình từ công đoạn nhận NPL đến công đoạn SX và xuất thành phẩm nhập kho theo kế hoạch tác nghiệp của công ty.Đảm bảo sản lượng chất lượng, thời gian giao hàng của khách hàng và các chỉ tiêu, kế hoạch, doanh thu sx thu nhập của người lao động. 5.14-XN dịch vụ đời sống: Quản lý và đảm bảo công tác vệ sinh công nghiệp trong và ngoài công ty sạch sẽ không có mùi hôi thối trong thời gian làm việc.Đây là đơn vị có nhiệm vụ chăm lo đời sống cho người lao động yên tâm làm việc đạt năng xuất cao nhất. 5.15-Cửu hàng thời trang Quản lý tổ chức và tiêu thụ toàn bộ các sản phẩm tồn sản phẩm sản xuất nội địa. 5.16- TTTM>SP,chi nhánh công ty tại TP.HCM: Quản lý tổ chức tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm tồn và sản phẩm tiêu thụ nội địa SP hết kế hoạch của công ty đã có bán của hội đồng giá công ty quy định theo cơ chế tự trang trải hoạch toán báo sổ hàng hoá của công ty phải bán đúng giá công ty quy định. 5.17-Cửu hàng Tràng Tiền PLAZA: Cửu hàng này tiêu thụ và giới thiệu toàn bộ SP may mặc có chất lượng cao của công ty.Tuyệt đối không được khai thá thêm hàng hoá để bán tại văn phong Tràng Tiền PLAZA nếu không được phép của lãnh đạo công ty 5.18-Ban thi đua công ty Xây dựng nội quy quy chế khen thưởng, kỉ luật của công ty. 5.19-Chi nhánh Hải Phòng: Thực hiện tố các chỉ tiêu chứng khoán của công ty về công tác giao nhận hàng hoá, quản lí kho ngoại quan theo quy định của nhà nước bảo dưỡng quản lí máy móc thiết bị xưởng nhựa. V.Cơ cấu tổ chức quản lý XN may: -XN may là đơn vị tổ chức trực tiếp triển khai sản xuất theo đúng trình tự từ công đoạn nhập NPl đến công đoạn ( cắt- may-là-đóng gói-đóng hòm) và sản xuất thành phẩm nhập kho công ty. -Đứng đầu xí nghiệp may là GĐ|XN. , phải thực hiện tốt các nội quy, quy chế và thoả ước lao động tập thể của công ty.GĐXN là người điều hành công việc của toàn xí nghiệp, quản lý toàn diện và chụi trách nhiệm về mọi mặt sản xuất kĩ thuạt của XN. -Dưới quyền GĐ là quản đốc, người thay mặt cho GĐ đôn đốc điều hành chỉ đạo SX, đảm bảo kế hoạch năng xuất ngày, kế hoạch giao hàng của công ty đôn đốc các tổ Sx(tổ cắt, may,là,thu hoá) bộ phận tác nghiệp(tổ kĩ thuật, boả toàn phục vụ) hoàn thành nhiệm vụ lao động và giải quýet vấn đề phát sinh khi GĐ vắng mặt hoặc có uỷ quyền. - Các tổ SX và bộ phận tác nghiệp nhân viên vaen phòng sơ đồ cơ cấu tổ chức xnm.ii văn phòng giám đốc nhân viên nhân viên cấp phát phụ liệu thống kê kế toán quản đốc tổ sản xuất bộ phận tác nghiệp tổ cắt tổ may tổ thu hoá tổ là hoàn thiện tổ kĩ thuật tổ là bảo toàn &VSCN VI.trang thiết bị phục vụ sản xuất. Hiện nay công ty có các thết bị phục vụ sản xuất: Máy 1 kim. Máy 1 kim có bộ phận tự động. Mắy 2 kim. Máy thùa khuy đầu chèn bằng. Máy đính cúc. Máy zic zắc . Máy can sai Máy đính bọ Máy dập cúc. Máy trần viền. Máy trần gấu. Máy xén. Máy cắt viền phối. Dàn thêu. Máy dán màng. Máy cắt tay. Máy cắt vòng. Bộ nồi hơi. Bàn là hơi. Bàn là nhiệt. Thiết bị áp lực. Máy ép mex. Máy thổi khí. Máy là form. Máy nhồi lông. Máy bổ tự động. Máy tính để giác sơ đồ và nhảy mẫu. Thang máy dành riêng cho vận chuyển hàng hoá. Máy phát điện. Các loại thiết bị phục vụ cho sản xuất trên chủ yếu do các hãng sản xuất juky, yama,brother, singen, và caqcs hãng máy tính ĐNA., cung cấp. VII .nội quy an toàn sản xuất. 1.Những điều cần biết khi vận hành máy móc và sử dụng máy để tránh tai nạn. Trước khi vào vận hành máy người công nhân phải thực hiện một số công việc như sau: -Quần áo, đẩu tóc phải gọn gàng, dép đi dành riêng trong xi nghiệp. -Kiểm tra các cơ cấu đóng mở máy xem có bị nạt không. Trường hợp dùng công tấc để đóng mở máy thì phải lau chùi không để bụi , dầu mỡ hoặc các tạp chất khác lẫn vào. -Kiểm tra cơ cấu che chắn các thiết bị , an toàn cơ cấu tiếp đất, nếu hỏng thì phải báo cáo ngay cho bộ phận phụ trách để thay thế hoặc sửa chữa. -Xem xét việc lắp, bôi trơn các chi tiết, quan sắt xem có người đứng trong vùng nguy hiểm không, để loại trừ khả năng gây tai nạn. -Kiểm tra hoàn tất( với mỗi công nhân sử dụng một loại thiết bị thì có quy trình kiểm tra khác nhau) mới được vận hành máy. 2.yêu cầu khi vận hành máy -Vận hành đúng quy định. -Khi máy đang chạy không đuợc thay thế, lắp ráp các chi tiết hoặc kiểm tra dầu mỡ, lau chùi ở những bộ phận đang chuyển động. -Phải thường xưyên theo dõi máy , không nói chuyện riêng không gác chân lên máy. -Nừu nghe tiếng kêu không bình thường phải tắt máy ngay và báo cho người phụ trách. -Dời khỏi máy phải cắt điện, cầu dao chính tuyệt đối không nhờ người coi hộ. 3.yêu cầu khi hết giờ làm việc -Đóng máy -Ngắt cầu dao điện -Đưa các tay gạt về vị trí an toàn, đưa các chi tiết gia công ra khỏi máy hoặc lau chùi các bộ phận động. -Thu gọn đồ đạc cất vào tủ hoặc để gọn gàng ngăn lắp. -Lau chùi máy định kì hàng năm, thường xuyên. -Ghi số giao ca ( nếu có) nề tình trạng máy, kèm theo kiến nghị( nếu có). Khi có tai nạn yêu cầu phải bình tĩnh tắt máy và tìm cách tách nạn nhân ra khỏi máy, báo cho người gần nhất biết. Nừu nhẹ thì tự đến y tế cứu chữa. Nừu nặng như gây chấn thương, gãy tay , chân thì phải ở lại tại chỗ chờ y tế đến cứu và giữ nguyên hiện trường để đoàn kiểm tra an toàn nghiên cứu phải tường thuật rõ tình hình diễn biến xảy ra tai nạn. 4. nội quy phòng chữa cháy Phòng cháy chữa cháy là nghia vụ của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty và khách hàng đến liên hệ công tác. Quy tắc an toàn: -Cấm không được sử dụng lửa, củi than đun nấu, hút thuốc trong kho, nơi sản xuất và nơi cấm lửa. -Cấm không được câu mắc sử dụng điện tuỳ tiện. -Hết giờ làm việc phải kiểm tra tắt điện , tắ quạt trước khi về. -Không dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ điện. -Không để chất dễ cháy gần cầu chì, đường dây điện. -Sắp xếp hàng hoá trong kho phải gọn gàng, ngăn lắp, xếp từng loại có khoảng ngăn cách xa mái , xa tưòng để tiện kiểm tra cứu chữa khi cần thiế. -Khi xuất nhập hàng xe không được nổ máy trong kho khi đỗ đầu xe phải hướng ra ngoài. -Không để chướng ngại vật trên lối đi lại. -Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi an toàn dễ thấy không được sử dụng vào việc khác. Ai thực hiện tôt được khen thưởng, ai vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý từ cảnh cáo đến truy tố trước pháp luật. 5. quy trình vận hành và quy phạm an toàn máy cắt. Quy trình vận hành: -Người ta đươc hướng dẫn quy trình, quy phạm thuần thục mới được giao sử dụng máy. -Phải kiểm tra an toàn máy, dầu bôi trơn, dao và độ căng của dao trước khi vận hành máy. -Đóng cầu dao điện, bật công tác điện, cho máy chạy, kiểm tra an toàn điện của máy. -Đối với mắy cắt tay, một tay phải giữ sản phẩm ở khoảng cách an toàn so với vị trí quy trình cắt, một tay điều khiển máy cắt trong phạm vi điều khiển được của tay. -Trong khi cắt nếu phát hiện không an toàn về điện máy phải dừng ngay máy để báo cáo cho thợ kịp thời sửa chữa. -Sau khi làm việc cho máy ngừng hoạt động, tắt công tác điện, ngắt cầu dao. *Quy phạm an toàn mayd cắt; Phải thường xuyên kiểm tra an toàn điện và máy của máy, không để sản phẩm gây cản trở khi vực hoạt động của máy. -Khi cắt tay phải có khoảng cách an toàn so với vị trí định cắt và so với dao. Phần II :thực tập đại cương A .kho nguyên phụ liệu I . Chức năng nhiệm vụ Là nơi tổ chức hệ thống kho tàng bảo đảm yêu cầu giao nhận cấp phát vật tư nguyên phụ liệu đáp ứng kịp thời cho sản xuất, đảm bảo yêu cầu về quy cách, chủng loại, màu sắc, số lượng chất lượng khi cấp phát. Tổ chức bảo quản hàng hoá vật tư nguyên phụ liệu trong hệ thớng kho tàng bảo đảm an toàn, chống mối xông ẩm ướt, lãng phí, tham ôvà bảo quản an toàn công tác phòng cháy chữa cháy. Quy mô sản xuất của kho nguyên phụ liệu công ty cấp phát phân xưởng cung cấp nguyên vật liệu cho toàn bộ hoạt động sản xuất cùng như kĩ thuật sản xuất của công ty Số lượng các bươc công việc của kho nguyên phụ liệu không nhiều, phương thức phối hợp giữa các bước công việc vừa tuần tự vùa song song.Tuyệt đối không cho ngưòi không có nhiệm vụ vào kho.Thực hiện nghiêm túc nguyến tắc quản lý kho theo quy định của công ty. II.công tác tổ chức sản xuất 1.hình thức tổ chức sản xuất Kho nguyên phụ liệu sử dụng lao động có tính chát tập thể tổ chức sản xuất theo tổ, đội chuyên môn hoá, tổ đội cấp phátvà tổ đội kiểm tra đo đém nguyên liẹu 2. phân công lao động Kho nguyên phụ liệu được tổ chức theo tổ đội chuyên môn hoá mỗi một tổ đội, mỗit một thành viên làm đúng công việc được giao. Các công việc cần thực hiện trong kho: theo dõi, thống kê từng loại vải cho từng mã hàng, chế tạo sắp xếp một cách khoa học theo khu vực đã được thiết kế sẵn.Đảm bảo thuận lợi cho việc cấp phát vải cho từng bàn cắt, hoạch toán bàn cắt để đảm bảo các số lượng cấp phát khác nhau Nguyên liệu bắt đầu được nhậphoặc xuất thì phải qua khâu kiểm tra chất lượng, số lưọng, bốc xếp và các công việc khác lao động trong nhóm. *Tổ kiểm tra gồm 6 lao động Tổ trưởng kiểm tra số lượng điều hành công việc trong tổ (1 người) có nhiệm vụ tổ chức quản lý, tiếp nhận kho nguyên phụ liệu(chung) chụi trách nhiệm chung. KIểm tra chất lưọng: 2 lao động Kiểm tra số lượng : 3 lao động *Tổ cấp phát nguyên vật liệu: 8 lao động Thủ kho( 1 người) có nhiệm cụ căn cứ vào phiếu sử dụng nguyênliệu của mã hàng để đối chiếu và tiếp nhận mã hàng mới Thư kí : 1 lao động Kĩ thuật cắt mẫu:1 lao động Cấp phát mở hàng ( mở két, dỡ kiện) : 5 lao động Kho phụ liệu gồm 9 người: 1 trưởng kho, 1 thư kí, 1 thủ kho, thủ kho nhận hàng kiểm kê: dựa vào bảng mẫu hst.Thư kí nhận số liệu từ kiểm kê sau đó báo lại phòng kế hoạch, làm lệnh sản xuát rồi phân phát cho các xưởng. Mỗi người phụ trách phân phát từng xưởng từng chi nhánh. Một kho cơ sở trực thuộc kĩ thuật tổng chụi trách nhiệm về chất lưọng của phụ liệu III . Quy trình làm việc Tiếp nhận nguyên phụ liệu-dỡ kiện, cuộn – kiẻm tra số lượng, chất lượng – phân khổ, phân loại – bảo quản – cấp phát – hoạch toán tiêu hao nguyên liệu. Thủ kho căn cứ vào phiếu sử dụng nguyên phụ liệu của mã hàng , tổ chức tiếp nhận và vận chuyển nguyên phụ liệu từ phương tiện vận chuyển đến kho của công ty theo thông bváo nhập kho của phòng cung ứng. Hoặc là nhập nguyên liệu phụliệu từ các đơn vị bạn theo đúng lệnh sản xuất của công ty. Nguyên liệu bao gồm: vải, xốp, mex Phụ liệu bao gồm: chỉ, cúc, nhãn, túi lylon, thùng carton, vồng cổ, nơ cổ…….. Đo đếm 100% nguyên phụ liệu khi nhập kho, xác nhận số lượng nguyên phụ liệu thực tế về công ty đã cho đếm kiểm tra xác suất nguyên phụ liệu theo quy trình ISO 9002, quy định và thông báo ngay tình hình số lượng và chất lượng nguyên phụ liệu thừa, thiếu để phòng cung ứng khiếu lại với khách hàng VD: vải bị loang màu, hoen ố, bị thủng rách…… nguyên phụ liệu sau khi đa được kiẻm trra số lượng chất lượng được phân làm hai loại để bảo quản theo tuàng khu vực +Loại đủ đièu kiện đưa vào sản xuất: phan ra thành các loại theo từng chủng loại vải, sản xuất theo từng mã hàng, mỗi một chủng loại sắp xếp thành từng loại khổ vải, các loại màu sắc hoa văn… +Loại không đủ điều kiện đưa vào sản xuất: thiếu số lượng, loang màu, sai màu từ 3 cấp trở lên, hoặc lệch kẻ, sai hỏng các hình trang trí trên vải….. Bảo quản nguyên phụ liệu trong kho và tổ chức sắp xếp khoa học, hợp lí nhằm bảo đảm dễ thấy và cấp phát nhanhkịp tiến độ sản xuất và bảo đảm an toàn trong công tác phòng cháy, chữa cháy . Đối vải từng loại phải được sắp xếp cách ly với mặt đất, tưòng , ở nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm ướt tránh mốc để tiện cho việc cấp phát vải cho từng xí nghiệp may khi có lệnh của phòng KHĐT. Cấp phát nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất theo mẫu của các đơn vị và đối chiếu với các mã hàng qua giặt phải cấp phát ngay mẫu cho phòng thiết kế và phát triển để thử độ co của nguyên liệu. 1.tiến hành nhập nguyên phụ liệu tạm thời Tất cả các nguyên liệu, vật tư, phụ tùng khi được nhập về kho phải tuân thủ theo nguyên tắc sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng mới nhập kho Sau khi nhận được thông báo của phòng thị trường về thời gian và số lượng nguyên phụ liệu sẽ nhập kho( so với hàng có số lượng lớn). Phụ trách phòng chuẩn bị sản xuất phân công VSC bố trí lao động, mặt bằng kho để tạm nhập. Khi hàng về kho, thủ kho tiến hành thủ tục nhập tạm thời, nhập hàng theo đúng số lượng, chủng loại theo list với hàng do công ty mua trong nước, khi nhận phải có mặt bảo vệ, thủ kho xác nhận tạm thời cùng bảo vệ và người giao hàng số lượng kiện. Với nguyên liệu vải Bộ phận mở hàng của phòng chuẩn bị sản xuất tién hành mở hàng kiểm tra lại từng kiện ghi trên từng cây, với sổ ghi ở kiện và trên list. Nguyên liệu đo dếm xong phải xếp đúng vị trí theo lô hàng Với phụ liệu Tổ đo đếm phụ liệu thuộc phòng chuẩn bị sản xuất tiến hành mở hàng đo đếm, thực tế phải gửi cho phòng thị trường và phòng kế hoạch sản xuất. 2. tiến hành kiểm tra nguyên phụ liệu Nguyên phụ liệu sau khi tiến hành nhập kho theo thủ tục kho tạm thời sẽ được các nhân viên thuộc tổ kiểm tra của phòng CBSX tiến hành kiểm tra và sử lý, hoặc trả lại nguyên phụ liệu cho khách hàng khi không đạt chất lượng hoặc do thương lượng giữa khách hàng với nhân viên phụ trách, đơn hàng của phòng kĩ thuật hoặc khách hàng với phòng TT về số nguyên phụ liệu đó để giải quyết và tiến hành nhập kho, để chuẩn bị cấp phát cho các đơn vị may mẫu và các xí nghiệp may. Khi kiểm tra nguyên phụ liệu thì ta tiến hành kiểm tra nguyên liệu. Trong nguyên liệu lại có kiểm tra nguyên liệu vải thoi , nguyên liệu vải dệt kim, nguyên liệu mex, nguyên liệu xốp, kiểm tra phụ liệu chỉ , cúc, khoá tiến hành làm báo cáo. Thực hiện kiểm tra các loại giấy tờ có liên quan tới các thiết bị vận hành máy. Tổ đo đếm phụ liệu kiểm tra chất lượng phụ liệu, tiến hành kiểm tra phụ liệu Vận hành máy kiểm tra nguyên liệu vải -Dựa cuộn vải vào khay sau máy bật nylon dần kẹt ra xa -Luồn vải qua ống xoắn của máy, qua ô đến con lăn -Đặt ống giấy lên lô. -Cuộn một ít vải vào ống giấy. -Bấm công tắc điện cho máy hoạt động với tốc độ chậm ban đầu, sau với tốc độ vừa phải để cuộn vải được cuộn chặt Tiến hành đo khổ vải ở dưới khay chuẩn bị hết thì cho máy chạy chậm và tắt máy. Tiến hành đo vải ghi số mét theo đồng hồ báo, với cayy vải đã được đo. Bọc băng dán nylon lại , dán két và chuyển ra vị trí quy định cho kết quả tổng hợp. Xoá kết quả đã có trên đồng hồ, tiếp tục thực hiện các thao tác trên các cuộn vải khác. Khi vận hành kiểm tra nguyên liệu vải luôn được theo dõi liên tục về tình trạng hư hỏng của máy đo vải.Người vận hành máy có thể tự sửa chữa những sai hỏng thông thường và lau chùi khi kết thúc làm việc, giữ nơi làm việc luôn sạch sẽ, nhăn lắp, gọn gàng, kiểm tra và thủ kho tổng hợp báo về tình hình thừa , thiếu nguyên liệu , các mã hàng kịp thời với tiến độ sản xuất và các phát sinh xẩy ra trong quá trình làm việc. Trước khi thủ kho tổng hợp báo cáo cho các phòng ban đơn vị phải tổng hợp báo cáo của tổ trưởng tổ kiểm tra nguyên liệu. a.Kiểm tra nguyên liệu vải dệt thoi Lấy mẫu: vải được lấy mẫu theo màu sắc, chủng loại của từng đợt nhập về kho.Tỷ lệ lấy mẫu là 10% số cuộn , lấy ngẫu nhiên dài theo từng 10 đơn vị ( kiện cuộn). Nừu kiểm tra về số lượng và khổ vải trên máy đo đếm vải dưới ánh ssáng LUK và đồng thời kiểm tra khối lưọng, chủng loại, máu vải độ đồng đều của mỗi sợi vải. Kết quả kiểm tra ghi vào biểu mẫu -Các kết quả cần kiểm tra: Độ dài: theo kết quả đồng hồ đo trên máy Kiểm tra độ không đều: kiểm tra độ không đều các chu kì . Là kẻ caro: đo các chu kì caro với nhau, nếu các chu kì to nhỏ thì đánh dấu thể hiện bằng dấu hiệu lỗi toàn bộ cuộn vải. Đánh giá kết quả Toàn bộ kết quả kiểm tra của lô hàng được ghi vào biểu mẫu tổng hợp biểu mẫu. Nêú 90% số mẫu đạt yêu cầu thì cho sản xuất. Trong trường hợp số mẫukhông đạt quá 10%, nếu là hàng gia công thì phải báo cáo cho khách hàng xin ý kiến giải quyết, nếu là hàng FOB và hàng nội địa thì phải kiểm tra lại nhà cung cấp._. Các chỉ tiêu kiểm tra nguyên liệu vải dệt thoi Dah mục kiểm tra các chỉ tiêu so sánh Hàng gia công hàng bán đứt hàng nội địa ( ĐMP) (FOB) độ dài theo chứng từ theo hợp đồng theo hợp đồng của khách mua hàng mua hàng Khổ vải theo tài liệu theo hợp đồng theo hợp đồng khách mua hàng Cấu trú mật độ theo tài liệu theo hợp đồng theo hợp đồng mũi chỉ kĩ thuật mẫu hoặc theo mẫu của khách đặt hàng Màu sắc: đúng theo mẫu, theo theo mẫu trong theo mẫu công ty màu, độ đồng màu bảng hướng dẫn bảng capdip khách và duyệt theo sai màu của khách duyệt theo ý kiến tiêu chuẩn loại của khách vải xuất khẩu Độ co: qua theo tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn giặt. Qua nhiệt khách hàng quy định trong quy định tài liẹu KT của khách Độ biến màu theo yêu cầu theo yêu cầu cấp 4 (chỉ với áo qua giặt, ma sat của khách của khách sơ mi cao cấp) Độ réo kẻ các chu kì (đối với hàng phải bằng nhau kẻ caro) b. kiểm tra nguyên liêuj vải dệt kim. Lờy mẫu: vải dệt kim được lấy theo màu sắc,chủng loại của từng đợt nhập về kho, tỷ lệ lấy mẫu là 10% số cuộn, lấy ngẫu nhiên đêù theo từng đơn vị. Nừu kiểm tra 10% đơn vị vải có hiện tượng không đạt yêu cầu thì lấy tiếp 10% theo nguyên tắc trên hoặc số lượng lấy mẫu thêm theo khách hàng yêu cầu.Vải được kiểm tra về số lượng trên cần kiểm tra củng loại , màu sắc, độ đồng đều các lõi sợi trên máy đo vải. Kết quả kiểm tra được ghi vào biểu mẫu Các chỉ tiêu kiểm tra: Số lượng theo số liệu kết quả đồng hồ đo trên máy đo. +Màu sắc: kiểm tra bằng mắt thường dưới ánh sáng 600 luk +Loâng mau: Các mảnh vải không đều chỗ đậm chỗ nhạt hoặc hai bên mép vải sẫm, giữa khỏ nhạt hoặc ngược lại +Soi màu : màu vải sẫm hơn, nhạt hơn hoặc ánh màu khác so với màu chuẩn Rỗi sợi cá khuyết tật coi là không đạt yêu cầu bao gồm: +Rút sợi có mối lối trên vải. +Đứt sợi, sợi dệt bị đứt tạo thành vết thủng to nhỏ. +Rút sợi ở một vùng nào đó, sợi bị mỏng hơn chỗ khác, lõi sợi ngang dọc có một sợi to chạy dài theo khổ cải hoặc theo chiều dài cây vải Vết dầu , vết bẩn trên váiơị vải bị lẫn các sợi vải khác nhau c. kiểm tra nguyên liệu dựng mex Dựng mex được lấy mẫu theo màu sắc , chủng loại của từng đợt nhập về kho, tỷ lệ lấy mẫu là 5%, lấy mẫu ngãu nhiên từng 10 đơn vị ( cuộn , mét) Kiểm tra số lượng Dựng mex được kiểm tra số lượng và khổ vải trên máy đo đếm vải hoặc trải trực tiếp trên bàn cắt và đo bằng thước đã hiệu chỉnh.Khổ vải cách 5 mét đo một lần, kết quả ghi vào biểu mẫu Kiểm tra chất lượng -Màu sắc: kiểm tra bằng mắt thường dưới ánh sáng 5 luk bằng cách so màu mẫu ở bảng hướng dẫn NPL của khách hàng( trong trường hợp gia công ) hoặc màu mẫu đẫ được khách hàng hoặc phòng KT của công ty duyệt trước khi kí hợp đồng -Độ bán của mex qua nhiẹt +Thông số ép mex: dựa vào thông số của nhà thầu phụ hoặc khách hàng cung cấp bao gồm: nhiệt độ ép, lực ép, thời gian ép. +Kiểm tra đô bán của mex dưng được thử nghiệm qua giặt cứ 500 sản phẩm qua máy ép thì lấy một lần Cấch lấy mẫu: cắt hai mảnh vải cung loại đang chạy trên máy ép dài 20 cm*10 cm với mex cùng chủng loại trên trong cùng điều kièu kiện sản xuất.Sau đó mang hai mẫu đó đi giặt bằng máy giặt nhiệt độ 400c có xà bông trong thời gian 45 phút ( 3 lần ) nếu thấy không bong rộp thì coi dưng là đạt chất lượng.Nừu thấy thông số ép chua có thì phòng kĩ thuật đầu tư cũng thử theo trên, nhưng thay đổi các thông số ép để tìm ra thông số phù hợp nhất và thông báo cho bộ phận ép thực hiện trong trường hợp đẫ thử với nhiều số lượng d. kiểm tra phụ kiện Lờy mẫu: toàn thể các loại phụ kiện lấy mẫu theo từng màu sắc , chủng loại theo tỷ lệ 5%, mỗi loại của từng đợt nhập về kho, mẫu lấy ngẫu nhiên đến từng nhiều đơn vị Với chỉ -Số lượng: đếm theo từng cuộn, từng chủng loại -Chất lưộng: thử lực căng của chỉ bằng cách may thử trên máy may công nghiêp nếu không bị dứt hay xước là được -Màu sắc: ánh màu so với mẫu được duyệt, kiểm tra bằng mắt thường dưới ánh sáng tự nhiên -Chỉ số thành phần so với mẫu đã được công ty hoặc khách hàng duyệt Các nhã khoá và các phụ liệu khác -Số lượng: đếm theo chiếc 100% số lượng nhập -Chất lượng: thông số kích thước kiểm trra bằng cách đô bằng thước đã hiệu chuẩn. -Màu sắc, hình dáng, lô gô, chữ… Kiểm tra bằng mắt thường dưới ánh sáng tự nhiên bằng cách so với mẫu -Độ bền màu: Kiểm tra bằng cách dính hoặc may phụ liệu vào vải trắng cùng chủng loại và là qua nhiệt, giặt nước xà phòng trong vòng 45 phút và so sánh với tiêu chuẩn -Các nguyên tố vi lượng: Với khách hàng có yêu cầu kiểm tra nguyên tố vi lượng ( niken, kim loại nặng) phòng thị trường cần phải gửi đi kiểm tra xác nhận tại các trung tâm nghiên cứu kiểm nghiệm thưeo yêu cầu của khách hàng Kết quả kiểm tra ghi vào các báo cáo kiểm tra, kết quả kiểm tra số lượng ghi vào báo cáo thực nguyên phụ liệu theo mãu 15/01/01. Kết quả kiểm tra chất lưọng ghi vào thực nhập nguyên phụ liệu theo biểu mẫu 15/01/03. 3. phân loại nguyên phụ liệu Sau khi kiểm tra sác nhận chính xác ( số lượng, chát lượng ) lô hàng nguyên vật liệu, nhân viên văn phòng CBSX tiến hành phân loại Đạt : đã qua kiểm tra , thử nghiệm và đo lường, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định Không đạt: đã qua kiểm tra thử nghiệm và đo lường nhưng không đáp ứng đầy đủ ác yêu cầu quy định. Khi có nguyên phụ liệu không phù hợp phải được ghi nhạn trong phiếu kiểm tra chất lượng Xử lý nguyên phụ liệu không phù hợp -Do khách hàng cung cấp: +Nhân viên phụ trách đơn đặt hàng của phòng kĩ thuạt liên lạc với khách hàng để đuă ra biện pháp giải quyết, khi nhập theo mẫu 13/01/01. +Nhân viên phòng CBSX khi kiểm tra thấy lô hang không phù hợp thì thông báo cho các đơn vị liên quan -Do công ty mua +Phụ trách các phòng kĩ thuật xem xét các lỗi đưa ra hướng giải quyết. +Nhân viên kiểm tra của phòng CBSX có trách nhiệm thông báo cho phòng thị truờng +Phòng thị trưòng khiếu lại các nhà máy theo T4.6/01 +Phụ trách phòng thị trường thương lượng với khách hàng về mức độ chấp nhân số nguyên phụ liẹu không phù hợp +Căn cứ vào hướng giải quyết của khách hàng và cung cvấp phụ trách phòng thị truờng phói hợp cùn g phụ trách phòng kĩ thuật đưa ra hướng giải quyết cuối cùng +Thông báo cho các đơn vị liên quan 4. nhập kho Sau khi đã kiểm tra phân loại, thủ kho tiến hành nhập kho những nguyên phụ liệu đạt yêu cầu về chất lượng. Khi có biên bản kiểm tra chất luợng và báo cáo thực nhận, thư kí tiến hành tiếp phiếu nhập kho theo mẫu 02-VT.Với hàng khong đạt chất lượng ( theo biên bản của nhân viên kiểm tra chất lượng ) không tiến hành nhập kho mà trả lại nhà cung cấp được kiểm soát theo thủ tục 5. cấp phát Các nguyên phụ liệu sau khi kiểm tra phân loại , phải được ở trạng thái bao gói ban đầu. Lô nguyên phụ liệu sau khi kiểm tra, phân loại lô hàng đủ kiều kiện mới đưa vào sản xuất. Khi nhận lệnh sản xuất của phòng KHSX và bảng hướng dẫn nguyên phụ liệu thủ kho chuẩn bị nguyên phụ liệu đẻ giao cho xí nghiệp may. Thủ kho thống kê lại tình hình thừa thiếu NPL của các mẫ hàng để kịp tiến đọ sản xuất, phân phát phụ liệu xí nghiệp may đảm bảo tiêu chuẩn. Khi xuất có sum gao nhận giữa thủ kho vào người nhân hàng. Khi cấp hết nguyên phụ liệu theo lệnh sản xuất thư kí kho tiến hành viết phiếu xuất kho theo mẫu số 02-VT ( xuất), viết thành 3 niên, 1 niên được lưu kho, 1 gửi kế toán, 1 cho người nhận 6 . lưu đồ xuất nhập nguyên phụ liệu. Khách hàng Phòng kế hoạch liên doanh Nhập kho Báo cáo thực nhận phòng KHTT ra lệnh báo cáo thực đo Bộ phận phát hàng (kưu gửi bảng màu) lệnh phát hàng Xuất nhập NPL cho XN may Quyết toán IV. công tác quản lý chất lượng Công ty xây dựng cà áp dụng các thủ tục văn bản và xếp dỡ, vận chuyển, bao gói và giao nhận nhằm phòng ngừa các trường hợp đổ vỡ, mục lát các vật liẹu khi lưu kho. Lưu kho và bảo quản:chỉ những sản phẩm đã qua kiểm tra là đạt yêu cầu mới làm thủ tục nhập kho, nguyên liệu là mex phải được sắp xếp cách lyvới mặt đất và tường ở nơi khô ráo, thoang mát, tránh ẩm ướt , tránh mốc để tiện cho việc cấp phátvải cho các đơn vị may. Sắp xếp NPL phải đảm bảo nhập trước xuất trước, nhập sau xuất sau, đảm bảo dễ lấy cấp phát nhanh. Xếp dỡ và vận chuyển: dụng cụ và phuơng tiện xếp dỡ phải phù hợp với mục đích sử dụng, vải phải được kiểm tra tránh làm hư hỏng, để dỡ NPL. Đồng thời phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn trong quá trình sử dụng. V. cá tình huống kĩ thuật thường xảy ra: Xuất hoặc nhập các NPL từ các cơ sở theo lệnh sản xuất của công ty không đủ về chất lượng hoặc nhầm lẫn phân phát NPL cho các xí nghiệp sản xuất chưa đúng với lệnh sản xuất về màu sắc, chủng loại của từng mã hàng không kịp với tiến độ sản xuất. Khi cung cấp NPL cho các xí nghiệp sản xuất, khi tác nhập xảy ra một số tình huống sau: sai màu, vải không đúng yêu cầu sản xuất, lỗi sợi , loang màu, kích thước của vải không đúng tiêu chuẩn đạt mức do phòng kĩ thuật đưa xuống. B. công đoạn chuẩn bị sản xuất. I.vai trò và nhiệm vụ. Chuẩn bị kĩ thuật đóng vai trò quan trọng, quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả công đoạn sản xuất cũng như toàn bộ công ty.CBKT là toàn bộ khâu thử nghiệm có vận kinh nghiệm thức tế phát sinh trong quá trình sản xuất đẻ thiết lập toàn bộ văn bản về kĩ thuậ các phương pháp công nghệ cho các công đoạn của quá trình sản xuất chính, làm cơ sở đạt năng suất cao, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, tiết kiệm NPL. Các khâu mà CBKT-SX cần thực hiện như sau: -Thiết kế các loại mẫu phục vụ cho các công đoạn cắt, may , là , đóng gói…. -Xây dựn phương pháp công nghệ, quy trình tiêu chuẩn và quản lý kĩ thuật làm cơ sở cho các công đoạn cắt, may,hoàn thành -Xây dựng định mức kĩ thuật ở các công đoạn cắt, may hoàn thành. Xây dựng quy trình cắt, tiêu chuẩn cắt. -Xây dựng định mức NPL +Thiết kế dây truyền sản xuất cho công đoạn may với mã hàng mới. +Xây dựng bảng tiêu chuẩn may thành phẩm cho mỗi mã hàng +Xây dựng quy trình là, đóng gói, đóng hòm, bảo quản. II.hình thức tổ chức sản xuất. Chuẩn bị kĩ thuật sản xuất là khâu mà số lượng các bước nhiều. Các bước CV được thực hiện bởi những người lâo động có chuyên môn tổng hợp, có kinh nghiệm sản xuất. Yêu cầu kết quả CV phải chính xácphù hợp với thực nghiệm và thí nghiệm. Công ty may Thăng Long áp dụng cơ cấu tổ chức sản xuất với trình độ chuyên môn hoá cao ở khâu CBKT-SX, dưới sụ chỉ đạo trực tiếp của các trưởng phòng và phó giám đốc KT-SX + Khâu chuẩn bị triển khai sản xuất chủ yếu được tiến hành ở phòng kĩ thuật và phát triển. +Phòng kĩ thuật và phát triển đứng đầu là các trưởng phòng và các nhân viên được giao nhiệm vụ theo chuyên môn. Nhân viên kĩ thuật sáng tác mẫu, nhân viên giác sơ đồ trên máy vi tính, nhân viên làm định mức, các nhân viên phụ trách mắt hàng của từng xí nghiệp may. +Phòng kĩ thuật: Trưởng phòng là người điều hành sản xuất, các nhân viên được giao nhiêm vụ theo chuyên môn. Nhân viên thiết bị, gá lắp, nhân viên cơ điện các nhân viên phụ trách xi nghiệp may. Với một hàng, mã hàng thuộc khâu làm việc cả nhân viên thì trưởn phòng giao nhiệm vụ cho các nhân viên thực hiện. III.Quy trình làm việc khi triển khai cán bộ kỹ thuật cho một mã hàng dể cán bộ sản xuất hàng loạt . Phòng thị trưòng và phòng KHĐT phối hợp thực hiện ra kế hoạch sản xuất cho toàn bộ công ty. Khi có lệnh sản xuất được gởi xuống phòng TK và PT của công ty. TRưởng phòng phối hợp với các nhân viên nghiên cứu các thông tin và các yêu cầu kỹ thuật của mã hàng . Có thể có một trong các hợp đồng sau : - Đơn đặt hàng kèm theo sản phẩm mẫu và bảng thông số kich s thước mẫu của sản phẩm. -Đơn đặt hàng kèm theo sản phẩm mẫu và bảng thông số kích thước mẫu của san phẩm và bộ mẫu cắt cỡ TB -Đơn đặt hàng kèm theo sản phẩm mâũ . -Đơn dặt hàng không có tài liẹu kỹ thuật gì ,không có sản phẩm mẫu . -Đơn đặt hàng ,bản TCKT và bộ mẫu cắt trung bình. -Đơn đặt hàng kèm theo bản TCKT mã hàng . -Đơn dặt hàng kèm theo sản phẩm mẫu TCKT,tất cả các bộ mẫu cắt của các cỡ vóc trong lô hàng.Với môix một mã hàng trưởng phòng hoặc phó phòng phân loại và giao nhiệm vụ cho các nhân viên của mình thực hiện.Nhân viên tiến hành thực hiện theo từng chuéc năng,nhiệm vụ được giao:ví dụ nhân viên thiết kế giác sơ đồ ,may mẫu đôi … Trường hợp đơn đặt hàng : bản thông số TCKT,áo mẫu và bộ mẫu của sản phẩm .Phòng TK và PT phải tiến hành cắt và may mẫu đôi .Đo lại thông số kích thước sản phẩm.Thông tin lai cho khách hàng,nếu khách hàng yêu cầu chỉnh sửa ,nếu khách hàng đồng ý thì tiến hành công đoạn tiếp theo để hoàn chỉnh bộ hồ sơ TCKT và bộ mẫu cắt . Khi có mẫu ,đơn đặt hàng đã được khách hàng đồng ý thì phòng kỹ thuật triển khai thực hiện.Trưởng phòng kỹ thuật sẽ phân cho các thành viên trong phòng. So sánh và đối chiếu giữa những yêu cầu của khách hàng có phù hợp với khả năng đáp ứng của công ty và xí nghiệp hay không.Nếu có khó khăn vướng mắc ,trưởng phong kỹ thuật đề nghị với ban giám đốc công ty ra hướng khắc phục giải quyết.Nếu đã giải quyết xong thì nhân viên phòng kỹ thuật cũng như nhân viên phòng TK và TT phối hợp với tổ kỹ thuật củ xí nghiệp may thực hiện sản xuất hàng loạt . IV.quy trình sản xuất của công đoạn CBKT thực hiện ở phòng KT&PT. Sáng tác mẫu chào hàng, thiét kế mấu mỏng chế thử mẫu, thiết ké mẫu sơ đò cắt, xây dựng định mưuc nguyen phụ liệu , xây dựng phuơng pháp công nghệ, xây dẹng bản TCKT. 1.sáng tác mẫu chào hâng , mẫu đối. Với hàng nội địa hoặc hợp đồng chỉ có đơn đắt hàng thì phòng Tk&TT phải sáng tác mẫu chào hàng. Sáng tác mẫu phù hơpợ với thời trang, với mục đích sử dụng. Nghiên cứu phụ liệu để sáng tác ra sản phẩm đó, sáng rtác ra mãu nếu được chấp nhận dưới hình thức kí kết hợp đòng, tiêu thụ sản phẩm với những số lượng cụ thể, thời gian giâ hàng thì tiến hành triển khai dưa vào sản xuất. Với những hợp đồng có một trong những điều kiện bản TCKT áo mẫu, bộ mẫu cắt. Dưới sum chỉ đạo của truởng phòng nhân vien thiết kế mẫu phải làm những công việc như sau: Tiến hành nghiên cứu vật liệu sử dụng đã có ; nghiên cứu yêu cầu khách hàng thiết kế mẫu đối; nếu được đồng ý thì tiến hành các công việc tiếp theo đẻ hoàn thành KT chuẩn bị triển khai sản xuất hàng loạt. 2.thiết kế mẫu mỏng. Nhân viên TK mẫu tiến hành Tk mẫu trên giấy mỏng căn cứ vào bản TCKT trong đó có bản thông số kích thước và căn cứ vào áo mẫu đểt xác định kích thước cần thiết kế. Căn cứ vào kinh nghiêm công thức tính toán đồng thời có tính đến độ dư đường may, sụ tác động của các yếu tố tác động đến mặt vải trong quá trònh gia công, nhiệt đọ thiết bị. Từ đó nhân viên thiết kế ra bộ maux hoàn chỉnh trên giấymỏng, giai, chống ẩm, đó là mẫu mỏng. 3.chế thử. Sau khi nhân viên TK mẫu đã hoàn thành bộ mẫu của mã hàng cho tiến hành chế thử . người may thử , chế thử là nhũng nhân viên, công nhân may mẫu co kinh nghiệm có trình độ nghề nghiệp cao. Khâu chế thử với mục đích hiệu chỉnh hình dáng kích thước của sản phẩm cho đẩm bảo TCKT. Đồng thời chế thử để hiệu chỉnh và qua công nghệ đã xây dựng,qua chế thử xây dựng định mức tiêu hoa NPL. Sử dụngmẫu mỏng các chi tiết của sản phảm, sơ bộ xếp đặt các chi tiêt lên loại vải đã đủ điều kiện dựa vào sản xuất. Quá trình cắt phải chính xác đúng yêu cầu kĩ thuật của sản phẩm. Tiến hành may thử theo quy trình công nghệ sơ bộ được thiêt lập bước đầu, sau khi may hoàn chỉnh sẩn phẩm, tiến hành khảo sát lại kích thước so với bản TCKT. Thông tin cho khách hàng nếu khách chưa đồng ý điều gì thì chỉnh sửa theo đúng chỗ khách hàng chưa hài lòng. Nếu khách hàng đồng ý thì ta tiến hành coong đoạn tiếp theo. Trong quá trình chế thử định mức tiêu hao chỉ vải và các phụ liệu khác, thực tế công ty Thăng Long có truyền thống kinh nghiệm đã xây dựng được parem thời gian, parem định mức NPL của những sản phẩm truyền thống. 4.nhân mẫu-hoàn chỉnh bộ mãu cứng. Căn cứ vào bộ mãu dã chế thử mà khách hàng đã đống ý. Cân cứ vào bảng thông số kích thước ta sẽ có hệ số nhân mẫu. Dựa vào phuơng pháp dựng hình và những công thức tính toán trong dựng hình tiến hành nhân mẫu theo quy trình sau: Bước1: Xác định trục hàm chuẩn và các điểm cần dịch chuyển mỗi bộ phận theo nguyên tắc sau: -Tại mối điểm thiết kế chỉ được dịch chuyển theo phương pháp sông song với trục dọc hoặc trục ngang -Nếu nhảy vô từ nhỏ sang lớncác kích thước ngang dịch chuyển là phái ngoài mẫu,các kích thước doc dịch chuyển lên phía trên nếu là từ cỡ nhỏ lên cỡ lớn hoặc ngược lại -Các điểm cần dịch chuyển trong mỗi chi tiết là điểm cần tính toán trong mỗi chi tiết thiết kế dựng hình Với áo các cỡ vóc co chiều dài hơn kém nhau 1cm hướng nhảy đưa hết xuống gấu. Từ 3cm trở lên thì phân phối theo tỷ lệ 1/3 trục ngang trở lên chiếm 1 phần, trục ngang trở xuống chiếm 2 phần Bước 2:Xấc định hệ số nhảy. Căn cứ vào bảng thông số kích thước ta xác định độ chênh lệch giữa các cỡ số và đó chính là hệ số nhân mẫu giữa các cỡ số với nhau Căn cứ vào độ chênh lệch đó phải sử dụng thêm công thức đã sử dụng trong qua trình thiết kế VD: phương pháp nhảy mẫu áo sơ mi nữ MC 342 Khách hàng: đơn vị sản xuất xí nghiệp I trên mẫu cứng thể hiện kí hiệu canh sợi, độ dựa cho phép tên mã hàng. 5. thiết kế mẫu sơ đồ cắt mục đích Nhằm cung cấp các mẫu cắt để cắt các bàn vải kết hợp xác định mức tiêu hao trên một đầu sản phẩm hoặc lô hàng. Mâu sơ đồ cắt phải là sắp xếp các chi tiết sản phẩm( một hoặc nhiều cỡ ) trên một sơ đồ. Đảm bảo các chi tiết kĩ thuật, canh sợ, tiêu chuẩn mỹ thuật. Hạ thấp mức tiêu hao nguyên liệu b.hình thức giác sơ đồ -Giác đối đầu: các chi tiết của mẫu trong quá trình sắp xếp đặt trên mẫu sơ đồ chỉ cần chú ý tới hướng đặt của các chi tiết sao cho sơ đồ kín. Hình thức này áp dụng với các loại vải một màu, hình trang trí rối không có hướng, không có tuyết -Giác đuổi: các chi tiết của mẫu cứng căn đúng canh sợi. Xác định hướng đặt của các chi tiết đúng chiều với hình trang trí trên mặt vỉa và theo chiều xuôi của tuyết. Hình thức này áp dụng với các loại vải có hình trang tri theo chiều vải, có tuyết, vải có hướng. -Giác đối xứng hoặc vừa đối xứng vừa đuổi: các chi tiết của sản phẩm gồm các bộ phận đối xứng của cơ thể phải sắp đặt sao cho trên bề mặt của sản phẩm phải đảm bảo kết cấu của hình trang trí có hướng và lặp lại theo một chu kì nhất định. Hình thức này áp dụng cho các lại vải, có hình trang trí theo chiều xuôi của tuyết. c.các yêu cầu kĩ thuật của sơ đồ cắt. Các chi tiết phải được canh đúng canh sợi cho phép sơ đồ phải đảm bảo đủ chi tiết,không thiếu, không thừa, không lẫn từ cỡ này sang cỡ khác, từ mã này sang mã khác, không phát rỡ các hình trang trí của vải trên sản phẩm. Các chi tiết được xếp đặt cho hợp lý, ít khe hở không chồng lên nhau, đảm bảo thoát dao khi cắt. Sơ đồ phải nằm trong định mức, hoặc rút ngắn so với định mức nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm, kích thước sơ đồ phải được chính xác và trên từng sơ đồ phải được chỉ dẫn về sơ đồ cụ thể. Thực hiện theo quy trình các bước giác sơ đồ. d.quy trình giác sơ đồ Bươc1: chuẩn bị dụng cụ: bàn, mẫu giác, thước, chuẩn bị các bộ mẫu. Nghiên cứu để lắm được quy cách kỹ thuật của sản phẩm Bước 2:rộng mẫu , căn cứ vào khổ vải km=khổ vải- (0,5-: 1-)cm, km : khổ mẫu dài mẫu: Dm=Đm/Km, dm : dài mẫu, Đm: định mức(m2) , Km: khổ mẫu(m). Cách tính chiều dài mẫu trên áp dụng với lô hàng đã định: căn cứ vào chiều dài chân, tay và khổ mẫu sơ đồ xác định chiều dài và bàn mẫu trong khoảng chiều dài đó, có thể rút ngắn hoặc nới ra. Kẻ hia đường không chẻ rộng mẫu, kẻ không chẻ hai đầu mẫu. Khung của mẫu phải đảm bảo bốn goc vuông và xác định chiều dài, chiều rộng trên tất cả các vị trí. Bước 3: bày mẫu: Xác định phương pháp giác cho phù hợp với từng loại vải ( cấu tạo và hình trang trí trên mặt vải ). Vận dụng kinh nghiệm nghề nghiệp, tìm ra quy luật xếp đặt các chi tiết phù hợp với từng loại sản phẩm Bày các chi tiết lớn trước về phía 2 đầu bàn cắt và mép bên để triệt tiêu các khe hở, xếp mép thẳng ăn dài với mép thẳng, nối ăn lõm to ăn với lõm nhỏ nhưng phải đảm bảo được tiêu chuẩn căn rộng phàn phải dư sau mỗi sơ đồ. Phải lắm được tiêu chuẩn, vị trí can, có thể vay mượn đường may trong phạm vi cho phép. Bước 4: vạch mẫu. Trước khi vạch mẫu phải kiểm tra số lượng các chi tiết mỗi cỡ đúng mã. Căn lại canh sợi của các chi tiết và tiến hành vạch mẫu theo các đường che vi của các chi tiết cứng lên mặt giấy, sang dấu các vị trí khống chế các điểm bấm… Yêu cầu các chi tiết phải vạch chính xác không chồng cheo lên nhau, vạch chi tiết lớn trứơc, chi tiết nhỏ sau, sao cho khâu cắt thoát dao phải ghi rõ cỡ số của từng chi tiết trên mẫu sơ đồ cắt. Bước 5: kiểm tra mẫu. kiểm tra mẫu phải bám sất yêu cầu kỹ thuật của mã hàng. Kiểm tra chiều dài, chiều rộng của mẫu. Kiểm tra số lượng của các chi tiết, chủng loại các chi tiết. Kiểm tra độ đối xứng, cạnh sợi cho phép Bước 6: ghi dấu mẫu. Để đảm bảo khỏi nhầm lẫn, thuận tiện cho kế hoạch sản xuất, phụ vụ thuận lợi cho các công đoạn sau nó. Hai dấu mẫu phải để chỉ, mỗi đầu dư 20-30cm trên mỗi đầu mẫu phải ghi rõ đầy đủ các dữ liệu. +Tên mã hàng +Cỡ số +Chiều dài và chiều rộng của khổ vải và khổ mẫu +Thời gian sản xuất +Người thực hiện +Những lưu ý về kỹ thuật:có tuyết, trang tri có hướng… Bước 7: Đục mẫu, can mẫu sao sơ đồ. Mục đích: Để cung cấp mẫu cắt cho những bàn cắt dùng sơ đồ đục mẫu đối với những loại vải ăn phấn. Can mẫu đối với những loại vải ăn phấn, sơ đồ cắt với những loại vỉa là hàng dệt kim. 6.xây dựng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu. Mức tiêu hao nguyên phụ liệu Là luợng tiêu hao tối đa cho phép các loại nguyên phụ liệu cho một loại sản phẩm nhất định với điều kiện chất lượng quy định làm cơ sở để cấp phát cho công đoạn cắt, cấp phát chỉ cúc…cho công đoạn một cách chính xác, hợp lý, tiết kiệm b.phương pháp xây dựng định mức phụ liệu chỉ. Định mức chỉ chó hướng chỉ cần thiết may hoàn chỉnh một sản phẩm trong sản xuất hàng loạt Phương pháp 1: Đo chỉ, áp dụng theo công thức L=(L1+L2+…+Ln)/n Trong đó: L là lượng chỉ tiêu hao L1,L2,…,Ln : lượn g chỉ tiêu hao bàn 1,2,3…n N là số lần kháo sát Phương pháp 2: Kết hợp phương pháp 1 dựa trên chiều dài đường may, độ dày của lớp vải. L= n*l*Đm (m) L : lượng chỉ tiêu hao N: mật độ mũi may ( số mũi may/ 1cm ) L: chiêu dài đường may Đm: lượng chỉ tiêu hao của mũi may Đm=Đn/n trong đó Đn là lượng chỉ tiêu hao/1cm. v. hoàn chỉnh một bộ hồ sơ kỹ thuật của mã hàng: Xem xét lại các tài liệu đã xay dựng và kiểm tra lại toàn bộ và đầy đủ chuyển giao các tài liệu, thông tin này đến các thành viên trong tổ và xí nghiệp để triển khai sản xuất gồm có: T1: quy trình cắt T2: tiêu chuẩn cắt T3:tiêu chuẩn may thành phẩm T4: quy trình may, công nghệ maybộ phận T5:mẫu sơ đồ cắt, mẫu cắt gọt T6:quy trình là gấp đóng gói, đóng hòm ( kèm theo list đơn hàng ). Trong đó: T1: Quy trinh cắt ( nhân viên phòng kĩ thuật phụ trách xí nghiệp may ) chuyển tới phó tổ cắt. T2: Tiêu chuẩn (NV-TCKT- tổ kĩ thuật ) chuyển tới phó tổ cắt Ngoài ra cón có bảng mẫu gửi cho tổ cắt, nguyên liệu do NV-TCKT- tổ kỹ thuật sác lập. T3: Mộu sơ đồ cắt do NV-GSĐ- tổ kỹ thuật gửi cho tổ trưởng và công nhân sao sơ đồ. T4: Quy trình công nhân may- bộ phận ( NV-KT phòng kỹ thuật phụ trách xí nghiệp may gửi cho tổ trưởng tổ may T5: Tiêu chuẩn may thành phẩm ( NV- TCKT- tổ KT xác lập gửi cho tổ phó xí nghiệp may. T6: Quy trình là gấp đóng gói, đóng hòm ( NVKT phòng kỹ thuật ) gửi cho tổ phó tổ là gấp, đóng gói. VI. các tình huống kỹ thuật thường xảy ra ở khâu CBSX. 1.Khi thiết kế có thể tính toán nhầm, thiết kế sai lệch hoặc có thể tính toán cộng thêm các tác động cơ lý của vật liệu chưa phù hợp với đơn đặt hàng và quy cách kinh tế 2. Thiết kế mẫu cứng một bộ mẫu chuẩn ( cỡ trung bình). Sau khi đã thiết kế thử có thế sửa lại nếu sai lệch ít công thêm hoặc trừ đi nhưng vãn chưa phù hợp để sản xuất. 3. Chế thử thường xảy ra hiện tượng sai lệch hình đáng kích thước vị trí ly, túi, đề cúp trên SP dẫn đến không khớp với bản tiêu chuẩn kỹ thuật, do thao tác may không hợp lý của khâu may dẫn đến hình dáng kích thước bị sai 4.Xây dựng định mức nguyên phụ liệu: Do nhân viên thiếu cẩn thận chủ quan có thể tính nhầm lẫn gây ra thiếu nguyên phụ liệu để làm việc, tổn thất nặng lề. 5.Giác sơ đồ do sơ ý có thể thiếu, thừa chi tiết vị trí chi tiết chưa đúng ( với một số loại vải đặc biệt ) gây ảnh hưởng đến sản phẩm về sau 6. Công đoạn xây dựng các bản tiêu chuẩn cắt may hoàn thành không xác định vị trí, cấu trúc, của chi tiết một cách chính xác, không quy định rõ nhiệm vụ trách nhiệm cho từng nhân viên dẫn đén thừa thiếu gây lãng phí, khi có sụ cue về sản xuất. d.tổ may và hoàn thiện sản phẩm I: nhiệm vụ May là lắp ghép chắp các chi tiết ( bán thành phẩm ) từ khi nhận ở kho nguyên liệu cho đến khi hoàn chỉnh sản phẩm và xuất xưởng. II.công tác tổ chức sản xuất 1.Hình thức tổ chức sản xuất. May là công đoàn chiếm nhiều thời gian nhất trong tổng số thời gian gia công sản phẩm 75%-80%. Vì vậy nó đóng vai trò quyết định đến năng xuất và toàn chất lượng của doanh nghiệp. Vì vậy công tác tổ chức ở công đoạn may đặc biệt chú trọng và hiệu chỉnh thường xuyên để phù hợp với quá trình sản xuất và từng mã hàng. Tổ chức sản xuất ở công đoạn may mang đặc điểm dây chuyền có nhịp điệu rõ ràng. Số lượn, mức độ phức tạp của các nguyên công may lắp phụ thuộc vào mức độ phức tạp của mã hàng và tính chất của các nguyên liệu sử dụng. Để dấp ứng nhu cầu mặc theo thời trang các mã hàng sản xuất trong dây chuyền may cần diễn ra trong một thời gian ngắn, mặt hàng thay đổi liên tục mà số lượng ít nên công tác triển khai sản xuất một mã hang mới ở dây chuyền may bằng cách rút ngắn thời gian dỉa chuyền và cuốn nhanh là mục tiêu dặt ra của mỗi xí nghiệp. 2. cách phân công lao động Xí nghiệp I của công ty cổ phần may Thăng Long được chia làm 6 tổ sản xuất. Mỗi tổ được coi như một dây chuyền sản xuất, 6 dây chuyền của xí nghiệp được bố trí theo kiẻu dây chuyền dọc ( dây chuyềnnước chẩy ). Trong điều kiện sản xuất ổn định thì mỗi tổ được phân công một mã hàng cụ thể.vd trong thời gian này tổ I được giao mã 273, tổ 6 được giao sản xuất mã 342. Mỗi tổ được nhận mã hàng cụ thể và chụi trách nhiệm về mã hàng đó từ khi nhận các bán thành phẩm lên cắt cho đến khi hoàn thành sản phẩm bước đẫu ( trước khi đưa sang bộ phận là và hoàn thiện sản phẩm ) 3. tiến hành thực tập Tổ chức nhận kế hoạch và tiêu chuẩn kế hoạch của mã hàng truyền đạt lại cho thành viên trong tổ nắm bắt. Nhận bảng quy trình công nghệ may cùng với bán thành phẩm ( đã đóng dấu chất lượng ) của tổ trưởn tổ cắt và đưa vào bộ phận đầu chuyền cho công nhân kiểm tra. Tổ trưởng nhận phụ liệu từ nhân viên cấp phát phụ liệu. Khi nhận kiểm tra kĩ số lượng và chất lượng của từng loại phụ liệu. VD đối với mã 342 thì định mức phụ liệu cụ thể như sau: + Chỉ may 60/3 , đồng màu vải 135m + Chỉ may nhãn trang trí cổ 60/3 đồng màu nhãn 0,5m +Chỉ đính cúc 50/3 # white 2,2m, cúc 4 lỗ # white 18L 7 chiếc ( XS- XL ), cúc 4 lỗ # white 18L 8 chiếc ( 2XL-4XL ) Nhận phụ liệu căn cứ vào bảng định mức phụ liệu của mã hàng. Tổ phó nhận tiêu chuẩn may thành phẩm áo mẫu và bảng mẫu, các yêu cầu kỹ thuật đối với mã hàng. Tổ phó sau khi đã lắm bắt được yêu cầu, lỹ thuật của mã hàng phối hợp với kỹ thuật hướng dẫn công nhân may ráp sản phẩm và luôn theo dõi công nhân may, để nâng cao năng suất phát sinh trong khi may ráp sản phẩm kịp thời sử lý. Công đoạn giao nhận và kiểm tra bán thành phẩm. Sổ theo dõi bán thành phẩm thể hiện được các tiêu chuẩn, bán thành phẩm có đạt chất lượng không, nếu bán thành phẩm không đạt chất lượng phải tìm ra nguyên nhân sai hỏng để tìm cách khác phục. VD: thân áo phần chân bị dúm… Nguyên nhân do lá cổ nhỏ không đồng cỡ với thân áo, do quá trình đánh dấu hoặc phối nhầm cỡ. Khắc phụ bằng cách thu hồi lại các lá cổ và nhanh chóng kiểm tra đối chiếu khớp lại cỡ để đưa luôn xuống cho công nhân, không để công nhân phải chờ lâu. Thường xuyên liên lạc với tổ cắt để giải quyết các vướng mắc. Trong sổ theo dõi bán thành phẩm phải ghi rõ số lượng, màu, mã. cỡ. Các vết bẩn phải được tẩy sạch trước khi đưa vào gia công, tẩy bằng hoá chất, giặt bằng nước sạch, sấy khô không được dùng bàn chải tẩy làm xô bông bề mặt vải. Thường xuyên nghe thông báo kỹ thuật của giám đốc để kịp thời thay đổi bổ xung từ đó có cách giải quyết nhanh chóng tránh để sai hỏng nhiều. dải chuyền Tổ trưởng và giám sát cung cấp kịp thời nguyên phụ liệu bảng mẫu sau khi phân công. Phân công làm sao để tất cả các lao động trong dây chuyền có việc làm trong thời gian ngắn nhất. Các bán thành phẩm được chuyển đén từng bàn máy của công nhân theo tuần tự các bước công việc một cách hợp lý sao cho công việc của người sau lối tiếp công việc của người trước. Tổ pho kỹ thuật hướng dẫn chi tiết cho từng công đoạn may. Kiểm tra giám sất công nhân trong quá trình thực hiện công việc. Nếu khâu trước làm chưa đạt yêu cầu để riêng chưa làm vội mà báo cho người làm công đoạn trước để họ sửa lại. Kỹ thuật chuyền thường xuyên đi lại giám sát công viẹc tại từng bàn máy để kiểm tra trực tiếp, đôn đốc uốn nắn cho công nhân. Phải liên hệ chặt chẽ với khâu thu hoá, đóng gói để phát hiện những sai hỏng kịp thời sửa chữa lại. Thu hoá và nhặt chỉ ở cuối chuyền Sản phẩm sau khi may được chuyển xuống chuyền để công nhân tiến hành nhặt chỉ. Thu hoá cuối chuyền kiểm tra 100% sản phẩm theo tieu chuẩn may. Nếu hàng bị hỏng lỗi thì dừng dây buộc phần bị hỏng lại sau đó tiến hành khắc phục. Sản phẩm sau khi đẫ được kiểm tra 100% đạt yêu cầu đưa xuống tổ là và được thống kê số lườn sản phẩm cuối chuyền từng mã, từng cỡ, mẫu theo chỉ đạo quản lý của quản đốc xí nghiệp Các tình huống thường xảy ra trên dây chuyền may. a.Nhận bán thành phẩm không hoàn chỉnh Do cắt không chính xác, mẫu sơ đồ không chuẩn, lẫn chi tiết trong khi cắt Cách khắc phục: Kiểm tra tự mức sửa hoặc thônng báo cho công đoạn cắt khắc phục ứ đọng chuyền ở một số bước công việc Do phân công công việc không hợp lý. Cung cấp bán thành phẩm không kịp thời, bán thàng phẩm không được mực sửa chuẩn trước khi tiến hành sản xuất Cách khăc phục: Kỹ thuật chuyền cùng với tổ trưởng phải điều chỉnh ngay lại cho hợp lý VD: trong dây chuyền may áo sơ mi nữ MC342 tại máy số 11 tra tay vào thân, sản phẩm bị ứ đọng. Kỹ thuật chuyền đã điều một lao động từ bộ phận may sec tay vào hỗ trợ để cho chuyền được lưu thông Trường hợp cung cấp bán thành phẩm không kịp thời, khắc phục bằng cách điều động thêm lao động để đẩy nhanh tiến độ. Bán thành phẩ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT651.doc
Tài liệu liên quan