Cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÁI NHÌN CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ CHUYỆN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5.04.33 LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn : Giáo sư Lê Trí Viễn Người thực hiện: Nguyễn Công Danh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12-1997 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM CÁI NHÌN CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ CHUYỀN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5.04.33 LUẬN ÁN THẠC

pdf54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 4218 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn: Giáo sư Lê Trí Viễn Người thực hiện: Nguyễn Công Danh THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 12-1997 1 MỤC LỤC 2TMỤC LỤC 2T ............................................................................................................................ 1 2TLỜI CẢM ƠN2T ....................................................................................................................... 2 2TMỞ ĐẦU2T .............................................................................................................................. 3 2T1. Lý do chọn đề tài:2T .......................................................................................................... 3 2T . Phạm vi nghiên cứu:2T ..................................................................................................... 3 2T3. Lịch sử vấn đề:2T .............................................................................................................. 4 2T4. Nhiệm vụ nghiên cứu:2T ................................................................................................... 7 2T5. Phương pháp nghiên cứu:2T .............................................................................................. 8 2T6. Bố cục của luận án:2T ....................................................................................................... 8 2TCHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁI NHÌN CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ2T ................................................................................................................. 9 2T1.1 Thời Hồ Xuân Hương và số phận người phụ nữ:2T .......................................................... 9 2T1.2 Hồ Xuân Hương - một nữ thi sĩ "độc đáo vô song" một nhà thơ của phụ nữ:2T .............. 10 2T1.3 Thơ nôm truyền tụng và tập thơ "Lưu hương ký", những thi phẩm lưu truyền và tâm huyết của Hồ Xuân Hương:2T ............................................................................................. 13 2T1.3.1 Thơ nôm truyền tụng:2T ......................................................................................... 13 2T1.3.2 Tập thơ "Lưu hương ký":2T .................................................................................... 14 2TCHƯƠNG 2: CÁI NHÌN CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG TRÊN BÌNH DIỆN TỰ NHIÊN2T ....... 17 2TCHƯƠNG 3: CÁI NHÌN CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG TRÊN BÌNH DIỆN XÃ HỘI2T ............ 27 2TKẾT LUẬN2T ........................................................................................................................ 46 2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T ................................................................................................... 48 2 LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành với sự giúp đỡ của quý thày giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là với sự hướng dẫn rất tận tình của Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Lê Trí Viễn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Văn học là nhân học. Con người vừa là đối tượng vừa là mục đích của văn học. Nghiên cứu cái nhìn của của một. nhà thơ thông qua tác phẩm của họ bao giờ cũng là vấn đề hết. sức được quan tâm và mang tính thời sự trong lý luận phê bình văn học. Bởi vì thái độ đối với con người nói chung đặc biệt đối với người phụ nữ nói riêng luôn có thể là thước đo giá trị đích thực của một tác phẩm văn học, của một tác giả. Hồ Xuân Hương và thơ của nữ thi sĩ là một hiện tượng văn học dặc biệt đã được các nhà nghiên cứu đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau. Tìm hiểu, nghiên cứu cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ của một nhả thơ nữ viết về phụ nữ trong tình hình phê bình nghiên cứu có những ý kiến trái ngược nhau như thế quả là việc làm lý thú, hữu ích để góp phần trả lại giá trị cho thơ Hồ Xuân Hương và vị trí của nữ sĩ trong văn đàn dân tộc như Thôn Văn đã khẳng định trong bài tựa "Thơ Hồ Xuân Hương " do Hội Liên hiệp Phụ nữ và Hội Văn nghệ Hà Nội xuất bản năm 1982: "Bởi những gì Hồ Xuân Hương để lại hiện đang và mãi mãi sẽ là những vì sao mới lạ lấp lánh đầy sức hấp dẫn giữa bầu trời văn học của đất nước chúng ta" Điều lý thú rất có ý nghĩa nữa là bài viết. sẽ góp thêm tiếng nói trân trọng yêu mến nhà thơ nữ nổi tiếng của dân tộc và khẳng định, phát huy vai trò vị trí của người phụ nữ trong sự nghiệp vì tiến bộ, bình đẳng và phát triển của phong trào phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước . 2. Phạm vi nghiên cứu: Như chúng tôi đã trình bày ở trên, bài viết này chỉ nhằm góp thêm tiếng nói trân trọng Hồ Xuân Hương và thơ của nữ sĩ, chứ không đi vào nghiên cứu các vấn đề khác về thơ Hồ Xuân Hương. Đó là cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ. Bởi, về quan điểm.thái độ của Hồ Xuân nương đối với phụ nữ đã có nhiều ý kiến nhận định trái ngược nhau nên cần tiếp tục suy nghĩ Công việc ấy quả là không mấy dễ dàng vì về nội dung đã có ý kiến ngược nhau mà ngay danh mục thơ. văn bản thơ cũng còn là một vấn đề tồn nghi. Do hiện tượng dân gian hóa thơ Hồ Xuân Hương và Xuân Hương hoá thơ của kẻ nào dó nên có không ít bải thơ người này cho là của Hồ Xuân Hương, người kia cho là không phải. Đã có công trình nghiên cứu về phân loai. xác định những loại thơ nào đích thực là của Hồ Xuân Hương, những bài nào không, nhưng vẫn còn nhiều bàn cãi . Chúng tôi chọn cách làm là sử dụng những bài thơ trước nay vẫn được coi là thơ nôm truyện tụng của Hồ Xuân Hươg được in trong các cuốn:"Thơ Hồ Xuân Hương" của Giáo sư Nguyễn Lộc (Nhà xuất bản Văn học. 1982), "Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương" của nhóm biên tập do Giáo sư Lê Trí Viễn chủ biên 4 (Nhà xuất bản Nghĩa Bình và sở Giáo dục Nghĩa Bình xuất bản, 1987) và "Hồ Xuân Hương, thơ và đời" do Lữ Huy Nguyên chịu trách nhiệm xuất bản (Nhà xuất bản Văn học, 1996). Dĩ nhiên chúng tôi cũng chỉ sử dụng những bài thật sự liên quan đến vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu . Đồng thời chúng tôi cũng sử dụng một số bài thơ chữ nôm và chữ Hán trong "Lưu hương ký" do Tốn Phong Thị đề lựa tháng 2 năm Giáp Tuất (tháng 3 năm 1814) để nhìn nhận được đầy đủ hơn. Bởi nhiều cứ liệu lịch sử có được hiện nay đã khổng định " Lưu hương ký" là của Hồ Xuân Hương . 3. Lịch sử vấn đề: Trong hàng trăm bài viết về cuộc đời và thơ Hồ Xuân Hương, đã có nhiều bài tuy chưa thành một chuyên đề riêng nhưng ở chỗ này chỗ khác đã đề cập về quan điểm thái độ của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ . Đọc các bài viết ấy, chúng tôi thấy nổi lên hai loai ý kiến . Loai ỷ kiến thứ nhất là đánh giá quan điểm thái độ của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ theo quan điểm phân tâm học của Phrớt. Nguyễn Văn Hanh viết : "Dục tình ngày càng tăng, càng nén lại càng bồng bột. Ngày qua tháng qua, sức dè nén dồn ép tình dục càng tăng. Vì sự cần kia càng khẩn cấp. Kết quả: Hồ Xuân Hương “khủng hoảng tình dục"1TP0F(1)P1T. Theo ông Nguyễn Văn Hanh, ở Hồ Xuân Hương và thơ của bà, dục tình chỉ phối tất cả : tư tưởng và thơ. Ông cho rằng :"Phrớt thấy sự bất mãn về tình dục lâu ngày sẽ kết cấu ra bệnh để thay cho sự vui thích không liễu kết. Xuân Hương không bao giờ thỏa thích dục vọng, nàng bị dồn ép luôn luôn. Nàng bị bệnh thần kinh. Dục tình chiếm cả đầu óc, ám ảnh nàng. Nó nhuộm thắm các tư tưởng của nàng. Bao nhiêu thơ của Xuân Hương đều biểu lộ sự khao khát, sự bất mãn, dục tình được biến chuyển qua mỹ thuật thơ."1TP 1F(1)P1T. Cùng với cách nhìn nhận ấy, Trương Tửu cũng đã vận dụng thô bạo phân tâm học để đánh giá Hồ Xuân Hương:"Thỉên tài ấy (Hồ Xuân Hương) phát hiện ra ở ba đặt tính : Trữ tình, trào phúng, huê nguyệt. Thơ Hồ Xuân Hương trữ tình đến ai hoài, trào phúng đến chua cay, huê nguyệt đến dâm đãng (dâm đãng hiểu theo nghĩa khoa học chứ không theo nghĩa luân lý). Trong ba tính ấy, cái dâm là căn bản não trạng Xuân Hương. Hai tính kia cũng nẩy nở dưới ánh sáng của cái dâm ấy" 1TP2F(1)P1T.Ngay cả ông Văn Tân đã có những nhận xét rất mới mẻ về cuộc đời và thi phẩm của nữ sĩ lại vẫn có những hạn chế đáng tiếc. Ông đã phân tích ảnh hưởng của những câu đố "đố tục giảng thanh" vào thơ Hồ Xuân Hương. Đúng là có sự ảnh hưởng đó. Nhưng (1) Nguyễn ăn Hanh - "Hồ Xuân Hương, tác phẩm, thân thế và văn tài". Nhà in Aspar, Sài Gòn, 1937. Dân ở cuốn "Bình luận Văn học", Nhà xuất bản Tổng hợp - Khánh Hòa, 1992, trang 38 (1) Trương Tửu - Văn nghệ bình dãn Việt nam Văn hóa mới xuất bản, 1951 ở Liên khu IV. Dẫn ở cuốn Thơ Hồ Xuân Hương. Trường Đại Học Sư Phạm TP.HỒ Chí Minh ấn hành, năm 1989, trang 3. 5 ông lại cho rằng" Cái dâm và cái tục ở nông dân trong rất nhiều trường hợp chỉ là những chất liệu dùng để cười giải trí hoặc để nhạo báng bọn phong kiến", còn"ở Hồ Xuân Hương, dâm và tục đã đi vào ý thức tư tưởng và đã biên thành một phương tiện nghệ thuật mầu nhiệm, vì ở Xuân Hương dâm và tục gặp một khu đất màu mỡ thuận tiện cho sự phát triển. Sự khủng hoang tình dục luôn luôn sôi sục và trầm trọng ở con người rất mực đa tình là Xuân Hương. Dâm và tục đã ăn sâu vào ý thức, tư tưởng của Xuân Hương, chi phôi hầu hết thi phẩm của Xuân Hương, giúp cho Xuân Hương viết nên những vần kiệt tác, độc đáo, làm cho Xuân Hương nhìn ra đời thấy cái gì cũng là dâm và tục, gặp bài cứ cái gì cũng có thể gán cho những ý dâm và tục" 1TP3F(2) Viết như thế, ông Văn Tân cũng đã rơi vào cách đánh giá Hồ Xuân Hương dưới ảnh hưởng của phân tâm học Phrớt. Chúng tôi thấy cần phải nhìn nhận lại khi đánh giá Hồ Xuân Hương nhìn nhận cho đúng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Chúng Lôi đồng ý với ý kiến của ông Nguyễn Văn Trung cho rằng : "Không thể dùng phân tâm học của Phrớt dể tìm hiểu thơ được gán cho Hồ Xuân Hương vì đó là ngộ nhận mà các nhà phê bình đã mắc phải"1TP4F(3)P1T. Vì cũng theo ông Nguyễn Văn Trung : "Trong trường hợp thơ tục được gán cho Hồ Xuân Hương, quả thật ý thơ, bày tỏ một bất mãn vì dục tính không được thực hiện do số phận làm lẽ, góa bụa, do hoàn cảnh tập quán xã hội ngăn chặn, cấm đoán ... Nhưng sự bất mãn đó không liên quan gì đến hiện tượng ẩn ức của Phrớ"1TP5F(1)P1T. "Ấn ức" mà ông Trung nói ở đây là cách bộc lộ vô ý thức của ước muốn bị kiềm chế, bị ngăn chặn. Chúng đã biết phân tâm học của Phrớt là khoa học của cái vô thức tâm thần. Phrớt không cho rằng ý thức là cái cấu thành bản chất của tâm thần mà cho rằng vô thức là cái bản chất của tâm thần quyết định cuộc sống tâm thần, chi phối họat động của con người ở cái vô thức chứa đựng những ham muốn , những đòi hỏi , những nhu cầu của con người. Trong những nhu cầu này, Phrớt coi libido (tức là bản năng tình dục) là nhu cầu quyết định nhất. Đó là những quan điểm sai lầm của Phrớt. Nhận thức luận Mác xít đã khẳng định vai trò quyết định của tư duy , của lý trí , của ý thức trong sáng tạo nghệ thuật cũng như trong đời sống tinh thần nói chung chúng ta cũng đã biết tình dục là một bản năng của lòai người nhưng tình yêu của con người là một thứ tình cảm mang tính xã hội , mang tính văn hóa hình thành trên những tình cảm nghĩa vụ . đạo đức đẹp đẽ mà chỉ riêng con người mới có . Cho nên theo chúng tôi, chúng ta phải tránh việc vận dụng thiên lệch phân tâm học của Phrớt để nghiên cứu , đánh giá Hồ Xuân Hương và người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. (2) Văn Tân - "Hồ Xuân Hương với các' giới phụ nữ, văn học và giáo dục"- Nhà xuất bản Sông Lô, Hà Nội, 1955, trang 27. (3) Nguyễn Văn Trung :"Lược khảo văn học III, Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn 1968. trang 173. (1) Nguyễn Văn Trung :"Lược khảo văn học III, Nam Sơn xuất bản, Sài Gòn 1968, trang 173. 6 Loại ý kiến thứ hai là ý kiến của các nhà nghiên cứu đã sử dụng phương pháp so sánh lịch sử để phân tích , đánh giá quan điểm của Hồ Xuân Hương về phụ nữ. Các bài viết theo loạ ý kiến này ở những mức độ khác nhau đều đã khẳng định cái nhìn theo phương pháp ấy là đúng đắn. Hoa Bằng trong bài viết của mình , đã phân tích tư tưởng chống phong kiến, chống nam quyền, chống những thành kiến khinh nữ của xã hội đương thời để tôn xứng Hồ Xuân Hương là "Nhà thơ cách mạng".1TP6F(1)P1T Nhà thơ Xuân Diệu từ sự cảm nhận thơ Hồ Xuân Hương với lòng yêu mến và trân trọng nhà thơ nữ độc đáo của dân tộc. đã đề cao Xuân Hương là mội người phụ nữ "không đàn bà và rất đàn bà"1TP7F(2)P1T, là một "thiên tài kỳ nữ"1TP8F(3)P1T .Cũng cần phải nói như Đặng Thanh Lê là Xuân Diệu trong bài viết nói trên của mình đã có chỗ đề cao quá đáng tiếng nói bản năng nhục cảm trong thơ Hồ Xuân Hương khi ông có sức vẽ ra trước mắt mọi người cái hình ảnh "Bô cu lởm ngổm bò trên bụng" mà Xuân Diệu cho là "kỳ lạ" là "tuyệt diệu"1TP9F(4)P1T là "vô hạn sâu sắc"1TP0F(4)P1T . Nhìn nhận khách quan, ông Trần Thanh Mai đã chia thơ Hồ Xuân Hương ra làm ba loai : "Một loại gồm những bài có tính tư tưởng cao và có phương pháp nghệ thuật thanh nhã, một loại gồm những bài có yếu tố tục , những yếu tố đó nhằm mục đích yêu cầu tiến bộ đả kích một tầng lớp nào, một thói hư tật xấu nào, hoặc nói lên mội ý chí vươn lên của con người và loạii thứ ba gồm những bài có tính khiêu gợi không lành mạnh , những bài có yếu tố dâm"1TPF(5)P1T . Ông cho rằng trên mức độ này hay mức độ khác, nhân tố tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương là có thật"1TP2F(5)P1T, nhưng theo ông "nó là một hiện tượng xã hội , không phải là một. biểu hiện bệnh thái". Như vậy, ông Trần Thanh Mai đã không né tránh những hạn chế của thơ Hồ Xuân Hương nhưng không rơi vào phân tâm học. Giáo sư Nguyễn Lộc đã có nhận xét rất thú vị : "Hồ Xuân Hương là một người đầu tiên đưa vào văn học giai đoan này" cô gái bình dân lừ cốt cách cho đến hình hài "thân em vừa trắng lại vừa tròn. Bảy nổi, ba chìm với nước non". Những cô gái ấy , đối với họ cái quí nhất là sự hồn nhiên là sống thỏai mái , không bị ràng buộc câu thúc bởi bất cứ một thế lực nào" Hồ Xuân Hương đề cao những người phụ nữ ấy. Đó là nhân vật trung tâm , có mặt hay dấu mặt trong hầu hết các bài thơ của bà và nhà thơ nhìn đời cũng chính bằng đôi mắt của những người phụ (1) Hoa bằng :"Hồ Xuân Hương nhà thơ cách mạng". Nhà xuất bản Bốn Phương Sài gòn. 1951. (2) (3) Xuân Diệu "Hô Xuân Hương - bà chúa thơ nôm" . Nhà xuất bản phổ Thông, 196. Dân ở cuốt cuốn các nhà thơ cổ điển Việt Nam. Nhà xuất bản văn học 1987, trang 352 vả 373. (4) Đặng Thanh Lê "Góp thêm một tiếng, nói trong việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương", Tạp chí Ngliiên Cứu Văn Học số 3 - l963. (5) Trần Thanh Mai "Thử bàn lại vấn đề tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương" trong cuốn luận văn học" Nhà xuất bản Tổng hợp Khánh Hòa. 1942 trang 41,42. 7 nữ ấy, nên bao giờ bà cũng tinh tường , sắc sảo và nghịch ngợm" 1TP3F(1)P1T . Ý kiến của giáo sư Nguyễn Lộc gợi cho chúng tôi suy nghĩ là phải nghiên cứu cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ bằng cái nhìn của người phụ nữ bình dân chứ không phải bằng cái nhìn của những đấng tu mi nam tử phong kiến. Giáo sư Lê Trí Viễn đã có các luận giải sâu sắc. Theo giáo sư , đó là thái độ trân trọng trí tuệ, tài năng, đạo đức, cả cái đẹp thể hình của chị em. Giáo sư khẳng định : "Từ sự sống gốc nguồn ấy , Hồ Xuân Hương tiến lên đứng về phía phụ nữ mà làm trạng sư cho lịch sử. Vui đi tất cả giáo điều phong kiến và nho giáo về người phụ nữ. Phải nhận thức lại, phải trả lại cho phụ nữ chân giá trị của họ về mọi mặt. Không có cái gì là nam tôn , nữ ti cả. Hất đi cái thứ bất công xã hội ấy, trở lại với cái bình đẳng trong sự sống"1TP4F(2) Nhìn nhận đánh giá về quan điểm thái độ của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ như Hoa Bằng , Xuân Diệu , Văn Tân, Trần Thanh Mai ... nhất là như giáo sư Nguyễn Lộc và giáo sư Lê Trí Viễn là hướng rất đúng cần được tiếp tục nghiên cứu để góp phần trả lại cho phụ nữ chân giá trị của họ về mọi mặt như giáo sư Lê Trí Viễn đã khuyến nghị. Nghiên cứu Hồ Xuân Hương và thi phẩm của nữ sĩ nói chung và nghiên cứu cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ nói riêng vẫn đang là vấn đề hấp dẫn những ai yêu mến nhà thơ nữ tài năng độc đáo của dân tộc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Thực tiễn nghiên cứu về Hồ Xuân Hương cho chúng ta thấy rằng trong các công trình nghiên cứu cùa mình. các nhà nghiên cứu đều đã coi Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ , tiếng nói trong thơ Hồ Xuân Hương là tiếng nói của người phụ nữ . Tuy thế, vẫn có những lời đánh giá khác nhau , thậm chí trái ngược nhau. Do vậy, nhiệm vụ của luận án này phải lý giải được lại sao Hồ Xuân Hương bênh vực ca ngợi bảo vệ phụ nữ và thái độ đó bắt nguồn từ đâu ? Hồ Xuân Hương đã tiếp thu những gì ở quan niệm âm dương của Dịch học, ở văn nghệ dân gian, ở tín ngưỡng phồn thực, ở lễ thức văn hóa phồn thực của lễ hội dân gian, ở tư tưởng của thời đại được thể hiện trong văn học đương thời và ở sự phê phán tư tưởng phong kiến Nho giáo như thế nào khi nhìn nhận người phụ nữ trên cả hai bình diện tự nhiên và xã hội ? Giải đáp những câu hỏi trên, chúng tôi chỉ có một ước muốn nhỏ là góp phần làm cho mọi người tránh được cách nhìn sai lệch mà cảm nhận đúng cho lòng nhà thơ. (1) Nguyễn Lộc "Thơ Hồ Xuân Hương" Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội Xuất bản. 1986. trang 50-51. (2) Lê Trí Viễn "Thơ Hô Xuân Hương" "Trường Đại Học sư Phạm TP. Hồ Chí Minh ấn hành 1989, trang 23. 8 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài dặt ra yêu cầu phải góp phần nhìn nhận quan điểm của Hồ Xuân Hương đối với phụ nữ qua thơ của nữ sĩ. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài , chúng tôi chủ yếu sử đụng phương pháp lịch sử , sau dó tiến hành phân tích tổng hợp đưa ra những nhận định , đánh giá. Theo phương pháp này, chúng tôi xem xét mối liên hệ tương đồng và dị biệt giữa các yếu tố tác động đến quan điểm tư tưởng của Hồ Xuân Hương trong đó có tư tưởng tiến bộ của nhân dân về người phụ nữ trong văn nghệ dân gian, trong lễ hội dân gian , trong thơ văn các tác giả cùng thời. Chúng lôi đặt Hồ Xuân Hương vào hoàn cảnh xã hội cụ thể của giai đoan lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX để xem xét, đó là một giai đoạn lịch sử đầy biến động trong đó khởi nghĩa nông dân thành phong trào rộng lớn, mãnh liệt ; quật đổ hai tập đoàn thống trị phong kiến Đàng Ngoài - Đàng Trong, dấy lên một trào lưu nhân đạo chủ nghĩa cao quý , chống lại bao nhiêu giáo điều phong kiến và Nho giáo . Trào lưu tư tưởng tiến bộ ấy của thời đại đã ảnh hưởng đến văn học. Chúng tôi cũng kế thừa những ý kiến hay trong các công trình nghiên cứu của những người đi trước , những bậc thầy của chúng tôi trước khỉ đưa ra những ý kiến khiêm tốn của mình. 6. Bố cục của luận án: Xác định lý do chọn đề tài, phạm vi nghiên cứu. lịch sử vấn đề nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu như trên, bài viết của chúng tôi được trình bày theo trình tự dưới dây : - Phần mở đầu . - Chương I : Nêu lên những vấn đề về thời đại . cuộc đời và tác phẩm của Hồ Xuân Hương liên quan đến cái nhìn của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ. - Chương II : Cái nhìn của Hồ Xuân Hương trên bình diện tự nhiên. - Chương III : Cái nhìn của Hồ Xuân Hương trên bình diện xã hội. - Phần kết luận : Những ý kiến khẳng định vấn đề và ý nghĩa , tác dụng của việc nghiên cứu đề tài đối với cuộc sống hiện nay. Vấn đề vừa mang tính thời đại, vừa mang tính hiện đại. 9 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THỜI ĐẠI, CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁI NHÌN CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG ĐỐI VỚI NGƯỜI PHỤ NỮ 1.1 Thời Hồ Xuân Hương và số phận người phụ nữ: Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn xếp Hồ Xuân Hương vào giai đoạn lịch sử từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, giai đoạn lịch sử Lẽ mạt-Nguyễn sơ , một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam. Chế độ phong kiến Việt Nam không còn hưng thịnh một thời như ở thế kỷ XV nữa mà nó dã bước vào thời kỳ khủng hỏang trầm trọng. Giai cấp thống trị phong kiến bộc lộ bản chất xấu xa , đồi bại và phản động của chúng. Sự tranh giành quyền lực , ngai vàng trong nội bộ giai cấp phong kiến thống trị trở nên gay gắt . Đã có cung vua lại còn phủ chúa. Đã có vua Lê lại còn chúa Trịnh. Chúa Trịnh cát cứ Đàng Ngoài , Chúa Nguyễn cát cứ Đàng Trong. Vì quyền lợi ích kỷ của tập đoàn , của dòng họ, các thế lực phong kiến thống trị đã đẩy đất nước vào cảnh chiến tranh liên miên "nồi da nấu thịt, cốt nhục tương tàn". Người dân lao dộng vốn đã bị bóc lột , ức hiếp , khốn khổ lại càng khốn khổ , điêu đứng. Trong khi nhân dân sống đau khổ , bọn vua chúa phong kiến ăn chơi phóng đãng. Theo "Hoàng Lê Nhất Thống Chí", tiểu thuyết lịch sử của Ngô Gia Văn phái, Lê Hiển Tông - là một ông vua bù nhìn , suốt ngày chỉ bày trò mua vui với đám cung nữ. Có kẻ đến tâu vua về tình cảnh nhà vua bị nhà chúa chèn ép quá đáng, Lê Hiển Tông chỉ đáp : "Trời sai nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo ta hưởng cái vui. Mất chúa cái lo về ta, ta còn vui gì ? ". Chúa Trịnh Sâm là một người "kiêu căng , xa xỉ ". Khi mê Đặng Thị Huệ thì ăn chơi dâm đãng. Không chỉ Trịnh Sâm mà các chúa Trịnh đều tuyển vào cung hàng trăm cung nữ và giam hãm họ trong tù ngục vàng son để phục vụ cuộc sống dâm loạn của chúng, còn ông vua bán nước Lê Chiêu Thống thì người đương thời đã nói "Nước Nam ta từ khi có đế vương đến nay, chưa thấy bao giờ có ông vua luồn củi, đê hèn đến như thế" Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến thời Lê mạt - Nguyễn sơ đã làm cho ý thức hệ phong kiến mà cốt lõi là thuyết "Tam cương , ngũ thường" của Nho giáo cũng nút rạn, đổ bể. Hoàng Lê Nhất Thống Chí có thuật lại câu chuyện Lý Trần Quán , một viên quan lớn là thầy học của Nguyễn Trang tiến cử Nguyễn Trang hộ vệ cho Đoan Nam Vương (Chúa Trịnh Tông) trốn đi thì sau khi nhận lời Trang lại đi báo tin cho quân Tây Sơn. Quán hỏi Trang :" Chúa là chúa chung của thiên hạ., ta lại là thầy của anh. Vua tôi là nghĩa lớn. Sao anh nỡ làm như thế?" Trang đáp :"Quan lớn không bảo tôi trước, khiến tôi trót lầm đến gặp chúa. Nếu chúa trốn thoát ở tay tôi , rồi nữa quân Nam đến Hỏi tội tôi , liệu quan lớn có thể biện bạch hộ được không ? Sợ thầy chưa bằng sợ giặc , yêu chúa chưa bằng yêu thân mình. Tôi không 10 để quan lớn làm cho lầm lỡ đâu". Sách đã dẫn còn thuật lại" chuyện Nguyễn Cảnh Thước lột áo bào của vua như sau : "Vũ Văn Nhậm ra Bắc năm 1789, Lê Chiêu Thống bỏ chạy qua sông Như Nguyệt , vua phải nhờ viên Trấn thủ Nguyễn cảnh Thước cho đò chở qua và phải để cho Thước mở hòm lấy 40 lạng vàng còn lại của vua. Vừa qua khỏi bến, Thước lại cho người đuổi theo "lột chiếc áo ngự bào vua đang mặc, vua ứa nước mắt cởi chiếc áo ngự bào trao cho chúng ..." Lý tưởng tôn quân là nguyên tắc hàng đầu của đạo đức giáo lý phong kiến Nho giáo còn bị đổ vở như thế, còn nói gì đến "chính danh" "lễ", "nghĩa" . Đúng như Phạm Đình Hổ đã nói : Đời suy thói tệ" "thế đạo ngày một sút kém", "danh phận lung tung", không ai còn biết đâu mà phân biệt thuận với nghịch nữa"1TP5F(1)P1TBây giờ, nạn mua quan bán tước diễn ra công nhiên. Người thường dù "bất tài, dốt nát nếu có đủ 2000 quan thì được bổ làm tri phủ , nộp đủ 1000 quan được bổ làm tri huyện"1TP6F(2)P1T.Chế độ phong kiến vạn ác, suy đồi ấy đã đẩy bao người dân vô tội vào cuộc sống khốn cùng. Những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn thể hiện thái độ phẫn nộ cùng cực đối với hiện thực đen tối của chế độ phong kiến , và đòi quyền sống tự do hạnh phúc cho quần chúng nhân dân. Tiếng nói chung ấy của thời đại đồng thời là tiếng nói chung trong văn học giai đoạn này, là tiếng nói của nữ sĩ Hồ Xuân Hương . Vậy "Hồ Xuân Hương , người đó là ai"1TP7F(3) 1.2 Hồ Xuân Hương - một nữ thi sĩ "độc đáo vô song"18F(4) một nhà thơ của phụ nữ: Không phải ngẫu nhiên mà Hoàng Trung Thông viết : "Hồ Xuân Hương người đó là ai Người ta nói nhiều về Hồ Xuân Hương Nhưng người đó là ai ? Thật mỉa mai Không ai biết rõ Như có như không, như không như có Nàng ở làng Quỳnh Nàng lại ở phường Khán Xuân Mờ mờ tỏ tỏ Khi thì nói là con Hồ Phi Diễn Khi thì lại bảo có em là Hồ Sĩ Đống" (1) Phạm Đình Hổ :"Vũ trung lũy bút" Nhà xuất bản Hà Nội, 1960. (2) "Hoàng Lê Nhất Thống Chi"' tập I Lời giới thiệu của lần xuất bản thử 3. trang 5. (3) Hoàng Trung Thông - thay lời tựa cuốn "Hồ Xuân Hương, từ cội nguồn vào thế tục" của Đào Thái Tôn - Nhà xuất bản Giáo dục 1995 , trang 8. (4) Nguyễn Lộc - Sách đà dẫn , trang 48. 11 Thật thế, tiểu sử cuộc đời Hồ Xuân Hương cho đến nay vẫn còn là một đề tài rất khó khiến các nhà nghiên cứu, e phải "mòn lưng gảy bút" (chữ Phó Giáo sư Mai Quốc Liên) , bài viết của chúng tôi không đi vào đề tài ấy mà chỉ nêu một số vấn đề xét ra có ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Xuân Hương . Thực ra, trước năm 1940, đã có nhiều người viết về tiểu sử và cuộc đời của Hồ Xuân Hương nhưng cũng chỉ là vài nét chưa đầy đủ . Đến năm 1940, với "Việt vãn giáo khoa thư" của Dương Quảng Hàm, chúng ta mới có một tiểu sử Hồ Xuân Hương với mấy nét cụ thể , ông viết : "Bà là con gái ông Hồ Phi Diễn người làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu , xứ Nghệ An. Nhân ông Diễn ra dạy học ở Hải Dương lấy người thiếp ở đây sinh ra bà. Thân thế của bả không có sách nào chép rõ. Nay ta chỉ xét thơ văn của bà mới biết được đại khái. Bà ở về đời Lê mạt - Nguyễn sơ, cha mất sớm, mẹ cho đi học . Học giỏi thường hay lấy thơ văn thử tài các văn nhân nho sĩ lúc bấy giờ. Có lẽ , cũng vì sự thử thách , kén chọn ấy cho nên duyên phận long đong. Sau bà lấy lẽ một ông thủ khoa làm đến tri phủ Vĩnh Tường (nay thuộc tỉnh Vĩnh Phú) nhưng được ít lâu sau vì gia cảnh lại phải lấy người cai tổng tục đanh là Cóc. Không bao lâu ông Tổng Cóc cũng chết. Từ bấy giờ hình như bà chán nổi số phận hẩm hiu nên thường đi chơi các nơi thắng cảnh và ngâm vịnh thơ ca để khuây khỏa nỗi buồn. Một lần hình như bà cũng muốn đi tu, nhưng một người tài tình như bà không thể giam mình trong chốn am thanh cảnh vắng nên bà lại thôi". Từ đó người ta chỉ lắp lại chữ không có ý kiến nào khác. Mãi đến sau 1954, từ Văn Tân, Trần Thanh Mại đến Hồ Tuấn Niêm mới có những phát hiện mới. Duy có một lời khẳng định của Lê Dư là người chồng của Xuân Hương là tham hiệp An Quảng chưa ai để ý. Gần đây, sau Hoàng Xuân Hãn, cuốn "Thơ Hồ Xuân Hương. Từ cội nguồn vào thế tục" của Đào Thái Tôn (Nhà xuất bản giáo dục 1995) đã nói rõ thêm về tiểu sử Hồ Xuân Hương như sau : "Hồ Xuân Hương là con Hồ Sĩ Danh (1706-1783) em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786) nguyên quán làng Quỳnh Đôi. huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An, Hồ Sĩ Danh đậu Hương Cống (cử nhân) năm 1732. Tuy không ra làm quan nhưng vì có con làm quan to nên ông đã được phong tặng chức Hàn lâm thừa chỉ và hàm Thái bảo. Kết hợp nguồn giai thoại và thư tịch, chúng ta có thể ứơc đoán mà không sợ lầm lẫn rằng : bà mẹ sinh ra Hồ Xuân Hương người họ Hà vốn là một cô gái xứ Bắc chỉ làm hầu thiếp của Hồ Sĩ Danh. Khi ông này mất, Hồ Xuân Hương còn quá nhỏ. Hai năm sau, Hồ Sĩ Đống cũng mất, không còn nơi nương tựa, Hồ Xuân Hương được mẹ đưa ra đất Thăng Long. Từ đấy hai mẹ con Cư ngụ2 tại phường Khán Xuân,huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Hà Nội bây giờ. Tại đây Hồ Xuân Hương được mẹ cho học hành, sau đó lại dời nhà về thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, Huyện Thọ xương, nay là phố Lý Quốc Sư-Hà Nội, Hồ Xuân Hương có một 12 ngôi nhà riêng bên Hồ Tây dặt tên là cổ Nguyệt đường (chữ cổ ghép với chữ Nguyệt thành chữ Hồ) Cổ Nguyệt đường có lẽ là phòng văn hay nơi ngồi dạy học của bà. Song chắc chắn đó là nơi đã diễn ra các cuộc bình thơ thù tiếp bạn bè . "Lưu hương ký", một tập thơ gan ruột của Hồ Xuân Hương, sẽ cho ta biết lại cổ Nguyệt đường- ngoài khách văn chương là ông cần Chánh học sĩ Nguyễn hầu tức nhà thơ Nguyễn Du nổi tiếng, tác giả Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương còn thù tiếp nhiều bạn văn nhân khác nữa. Đó là Mai Sơn phủ, Tốn Phong Thị, Thạch Đình, Cư Đình, Chi Hiên, Thanh Liên, ông Hiệp Trấn Sơn, Nam thượng Trần Ngọc Quán, Hiệp Trấn Sơn Nam hạ Trần Quang Tỉnh... Hầu hết những người này đều để lại dấu vết trong các bài thơ xướng họa của Hồ Xuân Hương trong "Lưu hương ký" Theo chúng tôi, lý giải để xác định Hồ Xuân Hương là con của Hồ Sĩ Danh là đáng tin cậy hơn. Trước Đào Thái Tôn, ông Văn Tân và ông Trần Thanh Mại trong các bài viết của mình cũng đã xác định Hồ Xuân Hương là con của ông Hồ Sĩ Danh. Còn ông Dương Quảng Hàm cho Hồ Xuân Hương là con của ông Hồ Phỉ Diễn thì chúng tôi thấy còn đáng nghi vì chỉ trông vào trí nhớ của người ở nơi thôn dã chứ không dựa vào tư liệu nào. Ngay năm sinh, ngày mất của Hồ Xuân Hương cho đến bấy giờ cũng chưa được xác định. Ông Trần Thanh Mại trong bài " Trở lại vấn dề Hồ Xuân Hương" ( Tạp chí Văn học, tháng 17/06/1964) đã dựa vào năm sinh, năm mất của Hồ Sĩ Danh (1906-1983) để đoan năm sinh của Hồ Xuân Hương là vào khoảng 1755-1760 '. Ngày mất của Hồ Xuân Hương cũng chỉ biết chắc là trước năm 1842 còn cụ thể năm nào thì không rõ. Vì cũng năm 1842, Tùng Thiện vưởng Miên Thẩm (em trai của vua Thiệu Trị ) hộ giá Thiệu Trị ra Bắc, khỉ đi qua mộ Hồ Xuân Hương, có làm bài thơ "Long Biên trúc chi tự", trong đó có hai câu : Mạc hướng Xuân Hương phần thượng quá Tuyền đài do hận thác khiên ti Nghĩa là: Chớ dẫm lên mộ Xuân Hương, dưới suối vàng nàng còn ôm hận rút nhầm tơ ( duyên) Ở tác phẩm "Xuân đường đàm thoại" viết năm 1869 có chép lại một câu chuyện trong đó có nói tới một người tên là Xuân Hương làm nghề kỹ nữ vừa mới chết để lại xúc cảm khác nhau cho người đời. Chưa có cơ sở nào để nói rằng Xuân Hương này với Hồ Xuân Hương là một . 13 Chính vì những chi tiết nói trên mà chúng ta thấy ở cuộc đời Hồ Xuân Hương có cái gì đó mang tính huyền thoại : " mờ mờ tỏ tỏ, như có như không, như không như có". Tuy vậy, đến nay, dựa vào các tư liệu mà chúng ta có được, chúng ta thấy có một Hồ Xuân Hương thật, một phụ nữ xuất thân trong gia đình phong kiến có học, hay thơ, tài hoa, không thuận buồm xuôi gió trong tình duyên, long đong trong đường đời với thân phận phụ nữ " bảy nổi ba chìm", "hẩm hiu", nhưng không cam chịu,không an phận. Hồ Xuân Hương luôn muốn hất tung một cái gì đó đang đè nặng, trói buộc quyền sống tự do,quyền được hưởng hạnh phúc của phụ nữ . Hồ Xuân Hương làm ._.thơ chữ nôm và chữ Hán để "tự tình", để bênh vực người phụ nữ. Hồ Xuân Hương là nhà thơ của phụ nữ . 1.3 Thơ nôm truyền tụng và tập thơ "Lưu hương ký", những thi phẩm lưu truyền và tâm huyết của Hồ Xuân Hương: 1.3.1 Thơ nôm truyền tụng: Lần đầu tiên, thơ Hồ Xuân Hương được sưu tập, xuất bản bằng chữ quốc ngữ là tập "Hồ Xuân Hương thi tập" (Nhà xuất bản Xuân Lan, Hà Nội, 1913). Phải sưu tập thơ nôm truyền tụng vì như Đào Thái Tôn, người có công nghiên cứu văn bản thơ Hồ Xuân Hương dã nêu ý kiến : "Trong một thời gian rất dài, thơ Hồ Xuân Hương chỉ tồn tại trong ký ức của mọi người và lưu hành bằng con đường truyền miệng giống như phương thức lưu hành của văn học dân gian. Cho nên không nghi ngờ gì cả, thơ Hồ Xuân Hương hoặc nhiều hoặc ít đã bị "nhuận sắc" thêm bớt, mô phỏng, bắt chước..."1TP9F(1)P1T. Gần dây nhất, Nhà xuất bản Văn học xuất bản tập - "Thơ Hồ Xuân Hương" -do Giáo sư Nguyễn Lộc viết lời giới thiệu vào năm 1982 và tập "Hồ Xuân Hương- thơ và đời" do Lữ Huy Nguyên viết lời giới thiệu 1996 . Ở hai tập sách này, số bài thơ nôm được tuyển chọn và giới thiệu của Nhà xuất bản Văn học và của cả hai tác giả đều được coi là của Hồ Xuân Hương, kể cả số bài thơ nôm mà ở cuốn "Thơ Hồ Xuân Hương" do giáo sư Nguyễn Lộc đưa vào phần phụ lục. Chỉ khác một cho là bài " Qua sông phụ sóng" không thấy đưa vào trong lần xuất bản năm 1996 ở cuốn "Hồ Xuân Hương-thơ và đời". Chưa rõ nguyên nhân. Phải chăng bài thơ này có một số từ tục, thô lỗ, nghỉ không phải của Hồ Xuân Hương vì Hồ Xuân Hương không dùng từ " tục" đến như thế trong thơ. Chúng tôi nghỉ có lẽ bài này không phải của Hồ Xuân Hương. Vì khi sử dụng yếu tố tục để chế giễu, đả kích một đối tượng nào đó, Hồ Xuân Hương Sử dụng thủ pháp dùng từ nói lái hoặc dùng "nghĩa ngầm" chứ không đùng từ thô tục, trần trụi như trong bài "Qua sông phụ sóng". Như chúng tôi đã xác định, ở bài viết này chúng tôi không bàn về văn bản thơ mà chỉ sử dụng những bài thơ mà Nhà xuất bản Văn học xác nhận là của Hồ (1) Đào Thái Tôn - Thơ Hồ Xuân Hương - Từ cội nguồn vào thế tục", Nhà xuất bản Giáo dục . 1995, trang 31. 14 Xuân Hương để nghiên cứu vấn đề mà bài viết đặt ra. Chúng tôi thiển nghĩ Nhà xuất bản Văn học đã có cần nhắc với chức năng của mình trong việc xác đinh và tuyến thơ của Hồ Xuân Hương . 1.3.2 Tập thơ "Lưu hương ký": Tập thơ "Lưu hương ký" của Hồ Xuân Hương do Nham Giác Phu Tốn Phong Thị viết lời tựa năm 1814, từng được ông Trần Thanh Mại giới thiệu trên mặt báo năm 19641TP20F(1)P1T .Cụ Nguyễn Văn Tú, cử nhân Hán học, người xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định đã cung cấp cho ông Trân Thanh Mại. Ở tờ đầu có đề rõ : "Lưu hương ký,Hoan Trung, cổ Nguyệt đường Xuân Hương nữ sĩ tập". Sau khi "Lưu hương ký" được phát hiện,giữa thơ nôm truyền tụng được coi là của Hồ Xuân Hương và " Lưu hương ký là của Hồ Xuân Hương có những ý tranh luận. Hai phần thơ này có cùng là một tác gia là Hồ Xuân Hương ? Vì nếu dựa vào phong cách nhà thơ để phân loại thì quả thật có sự khác nhau. Do vậy, chưa biết lấy phần thơ nào làm "hệ quy chiếu" cho phần thơ nào. Vấn đề này là một đề tài lý thú mà Giáo sư Nguyễn Lộc và nhà nghiên cứu Đào Thái Tôn đã nêu lên. ở đây, chúng tôi coi "Lưu hương ký" là của Hồ Xuân Hương để sử dụng vì rõ ràng "Lưu hương ký" đã được nhiều tư liệu khẳng dinh. Hầu hết các bài thơ trong tập thơ này là thơ xướng họa. thù tạc, phần lớn Hồ Xuân Hương làm để tặng bạn thơ của mình như : Tốn Phong Thị, Mai Sơn Phủ, Hiệp trấn Sơn Nam thượng- họ Trần, đặc biệt là cần chánh học sĩ Nguyễn hầu ở Tiên Điền (tức nhà thơ Nguyễn Du tác giả Truyện Kiều). Đây là phần thơ trữ tình biểu hiện những tình cảm đẹp của Hồ Xuân Hương trong tình bạn tình yêu, vẻ dẹp mà nữ sĩ trân trọng, ngợi ca. Nghiên cứu phần thơ này, nói như Đào Thái Tôn là "cho ta hình dung rõ nét hơn về phẩm cách cuộc đời nữ sĩ" . Con người ấy quả có một cuộc đời nhiều nét ngoài bình thường. Khi nói đến thời dại có kết lại là tiếng nói vang lên suốt mấy mươi năm oanh liệt và đau thương là tiếng phẫn nộ và đấu tranh của quần chúng bé nhỏ đã đứng lên khẳng định vai trò của mình trước lịch sử. Đứng lên bằng gươm dáo là để đòi lấy cơm áo và công lý, tự do. Đói khổ và ràng buộc là không sao chịu nổi. Phải đòi lấy quyền được sống cả vật chất lẫn linh thần. Đi đầu trong đấu tranh với bè lũ thống trị thối nát của Lê Trịnh ở Đàng Ngoai và chúa Nguyễn ở Đàng Trong trước hết là những anh hùng áo vải từ Nguyễn Hữu cầu đến Nguyễn Huệ. Nhưng bên cạnh, lịch sử còn ghi không ít lên tuổi phụ nữ tiếng tâm lừng lẫy. Trên chiến trường là những Bùi Thị Xuân , vợ ba Cai Vàng , nữ tướng người dân tộc chỉ huy đoàn voi chiến Tây Sơn. Trên văn đàn là những Đoàn Thị Điểm , Ngọc Hân , Hồ Xuân Hương, trước dó là Phạm Lam Anh (1) Trần Thanh Mai - "Bản Lưu hương ký và lai lịch phát hiện nó". Tạp chí Văn học, số 11.1964 15 , về sau là Nguyễn Thị Hinh (xưa nay quen gọi là Bà Huyện Thanh Quan) ... ở lĩnh vực tiết liệt là Phan Thị Thuấn, Trương Quỳnh Như ... chắc không phải ngẫu nhiên mà nhiều phụ nữ anh hùng và tài danh. nghĩa khí như thế lại có mặt vào những thập kỷ này'. Không có lẽ nào khác ngoài tình trạng họ là tầng lớp bị áp bức nặng nề nhất, lâu đời nhất , cả bị bóc lột từ lao động đến thể xác một cách thê thảm , tàn ác nhất , bị trói buộc bới đủ thứ xiềng xích của lễ giáo. Và đến thời này, sự tình đã tới cùng cực và bùng nổ. Hồ Xuân Hương coi như là một hiện tượng khá tiêu biểu cho sự bùng nổ ấy. Trong xã hội khi thực trạng đời sống bị hãm vào mâu thuần gay gắt không cách gì điều hòa được giữa tầng lớp thống trị với quần chúng nhân dân thì từ trong quần chúng ấy sẽ có người nhạy cảm nhất hành động chống lại. xã hội sẽ cho họ là con người "nổi loạn" , và nếu kẻ ấy là nhà văn thì lịch sử vãn học cũng gọi họ là một tâm hồn "nổi loạn". Hiểu như vậy. nữ" sĩ họ Hồ e cũng là mội trái tim đồng điệu. Cuộc dời còn nhiều sương mù bao phủ như của nữ sĩ đang còn thiếu cân bằng lắm chỗ. Tiếng là con danh giá khoa hoạn nhưng là phận con bậc thiếp , hầu, khi cảnh gia đình sa sút ắt mẹ con phải bồng bế nhau ra đi sống cuộc đời lỡ nọ, lỡ kia, hụt hẩng, khó bình thường. Trong lời tựa của mình , Tốn Phong khi nhắc đến điểm tung tích Xuân Hương nghe có giọng vừa kính nể vừa e ngại, bới cớ khi nhắc tới không ích gì mà có thể gợi lên những điều không vui. Hại thay, Xuân Hương lại thông minh , sắc sảo hơn người, có tài lớn. Đặc biệt có bản lĩnh vượt xa bạn khăn yếm. Truyền là Xuân Hương được học ít vì mẹ nghèo, nhưng sức uyên thâm chữ Hán thì riêng một vài điển tích trong Liêu Trai Xuân Hương dùng rất đắt trong thơ chữ Hán đủ làm bằng chứng. Sống một mình với mẹ già, chưa chồng con gì mà nhà đón đến hàng loạt bạn thơ, bạn tình mà toan là trí thức bậc cao và quan lo cả, đã là lạ. Lại coi mình ngang hàng với họ , ngang vai chữ nghĩa, thơ phú, có khi còn sắc sảo hơn họ, nhưng trong chiều sâu và là thực tế đau xót của nữ nhi thì dù sao cũng không trốn dược phận gái và chưa chổng của mình. nên vẫn có gì đó mất cân bằng trong tư cách, trong tâm hồn khiến vui cười bên ngoài mà buồn bên trong. Nếu kể đến chuyện duyên nợ chồng con, tin một điều chắc chắn nhất là Xuân Hương lấy lẽ Trần Phúc Hiển tham hiệp An Quảng, sống hạnh phúc với nhau được vài năm thì chồng bị tử hình vì một tội chẳng sạch sẽ gì , thực tế đó quá ư phủ phàng, khiến tâm hồn Xuân Hương không đến điên loạn là may, còn hụt hẩng , chới với rồi lập lại được thăng bằng để sống được thật không dễ gì. Phận số như vậy nhà thơ làm sao không thương mình và nhìn quanh chị em , làm sao không thương cho tất cả. Làm thơ cho mình và làm thơ cho chị em rất ân tình là rõ. 40 bài "thơ Hồ Xuân Hương" của giáo sư Nguyễn Lộc (Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1987) có đến 16 22 bài thơ nói về phụ nữ. Còn "Lưu hương ký" thì toàn bộ là một tập thơ tình yêu. là mọi nỗi lòng của tác giả trong trường tình. Như vậy nữ sĩ là nhà thơ của phụ nữ là thực tế. Hai mươi hai bài ấy chưa bao trùm mọi tình cảm chị em từng gặp phải trong đời nhưng cũng không ít những cảnh ngộ đáng thương. Có điểm vui và tinh nghịch bởi người thợ vẽ vô tình, có điệu dở dang nên hóa dũng cảm thách thức , có nỗi đau mất mát, có lời khuyên vợ chồng đứt gãy, có nhìn đá thành người có cô đơn khuya khoắt trốnq canh dờn, có lời than số phận bập bềnh, có nỗi trống vắng sau cuộc vui xuân ... Đâu đâu cũng tấm lòng chia sẽ , đằm thám , nhân hậu. Mội đằng thương thì lại một đằng ghét. Ghét bọn giả đạo đức dù là quân tử. sư hay quan. Đó là lời nói về phụ nữ. Còn 18 bài thơ kia là những gì ? toàn là cảnh thiên nhiên, vật thiên nhiên , vật dùng trong nhà. Nhưng sao lại ghép vào đấy một hình ảnh ngầm rất kỳ lạ, khiến người đọc liên tưởng lôi thôi đến này nọ. Lại dùng một ngôn ngữ còn kỳ lạ hơn. Tất cả điều như bất bình thường các nhà nghiên cứu trái ý nhau là chỗ này, đồng thanh ca tụng tài nghệ dùng tiếng việt cũng ở đây. Có kẻ muốn thấy một cái gì quá mức thì lại lạc đường. Phải chăng ở đây còn có một sự mất cân bằng ở một dạng khác ? Và đó là một trạng thái "bệnh hậu" sau "trận đau" thập tử nhất sinh cho đời mình. trận đau không bao giờ lành được. Có phải mấy điều trên đây rút ra từ thời đại , từ cuộc đời. từ thơ của Xuân Hương là "phẩm cách cuộc đời" nữ sĩ, cuộc đời một nhà thơ phụ nữ "độc đáo vô song" ?. 17 CHƯƠNG 2: CÁI NHÌN CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG TRÊN BÌNH DIỆN TỰ NHIÊN Đối với phụ nữ, Hồ Xuân Hương có một cái nhìn riêng, không giống ai. Cái nhìn ấy bắt nguồn từ thời đại nhà thơ sống và từ cuộc đời mình, như trên kia đã nói qua. Về tính chất, đó là cái nhìn nhân đạo chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác Lênin coi con người "không chỉ là một sinh thế tự nhiên mà còn là một sinh thể tự nhiên có tính người, tức là tồn lại cho chính nó". Do dó, con người "phải biểu lộ và khẳng định như là một sinh thể đặc chủng trong tồn tại của nó và trong tri thức của nó" Trường Chinh cũng viết. : "Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa phấn đấu vì tự do, hạnh phúc của con người, tin ở phẩm chất và lý trí của con người, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển tự do và tòan diện . làm cho con người thực sự làm chủ vận mệnh của mình và làm chủ tự nhiên" 1TP2F(1)P1T. Cũng nói theo sách ấy và hiểu một cách dơn giản thì "trong từng hình thái xã hội, bất kỳ cái gì tôn trọng, tin tưởng, ca ngợi, đề cao , bảo vệ, phát huy, phát triển con người , cái đó là nhân đạo , còn ngược lại là vô nhân đạo1TP2F(2)P1T. Hiểu như vậy thì con người vừa là sinh thể tự nhiên đồng thời là một sinh thể xã hội. cho nên , có thể xem xét cái nhìn nhân đạo chủ nghĩa ở hai bình diện tự nhiên và bình diện xã hội . Cái nhìn trên bình diện tự nhiên đối với phụ nữ sẽ được xem xét trong mối quan hệ âm dương , trong tín ngưỡng phồn thực và trong sự sống nói chung. Kinh Dịch xây dựng trên quan niệm âm dương. Quan niệm âm dương của người Trung Hoa làm cơ sở cho triết học cổ Trung Hoa, có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống dân tộc Trung Hoa hàng mấy nghìn năm nay. Trong sự giao lưu văn hóa, do hoàn cảnh địa lý lịch sử, quan niệm âm dương của Dịch học cũng đã ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của nước ta. Theo Nguyễn Hiến Lê trong cuốn "Kinh Dịch đạo của người quân tử" (Nhà xuất bản Văn học, 1994) thì các nhà nguyên ngữ học Trung Hoa đã cho biết chữ Dương và chữ. Âm có hình thức và nghĩa mới đầu như sau : Chữ Dương ban đầu : Chữ Dương bây giờ : Bên trái là sườn núi, bên phải là mặt trời lên khỏi chân trời dưới là những tia nắng. Chữ Dương chỉ ánh nắng, chỉ phía sáng. Chữ Âm ban đầu : (1) Mác Anghcn, trích lác phẩm thời kỳ đầu trang 550 -598. Dẫn theo cuốn Đặc điểm có tính qui luật của lịch sử văn học Việt Nam - Lê Trí viên Đại Học sư Phạm Xuất bản 1984. trang 185. (2) Dẫn theo sách Đặc điểm có tính qui luật ... trang 185. 18 Chữ Âm bây giờ : Bên trái là sưởi núi, bên phải phía trên là nóc nhà phía dưới là đám mây Chữ Âm chỉ phía mặt trời bị che khuất không có ánh sáng, chỉ phía tối. Phía có ánh sáng thì ấm áp, cây cối tươi tốt. phía không có ánh nắng thì lạnh lẽo, cây cối không phát triển, do đó âm dương từ cái nghĩa tối sáng chuyển qua nghĩa lạnh nóng, đêm ngày, mùa đông mùa hè, mặt trăng mặt trời, chết sống, yến mạnh. mềm cứng, giống cái giống đực ... Theo quan niệm trong kinh Dịch, nguồn gốc của vũ trụ là Thái cực. Thái cực có nghĩa là lớn hơn hết, cao hơn hết, trước hơn hết. Nó là cái khí Liên nhiên, một thứ linh căn bất sinh bất diệt, huyền diệu, trong đó tiềm phục hai nguyên tố ngược nhau về tính chất : Âm và Dương. Đây là quan niệm tiến bộ so với quan niệm cho rằng Thượng Đế sinh ra và làm chủ vũ trụ. Như vậy Âm Dương được thống nhất mới thành vũ trụ. Đó cũng là nhất nguyên luận trong quan niệm về vũ trụ của Dịch. Âm Dương tuy tương phản nhưng cũng tương ứng, tương cầu. tương giao. có tương giao mới có tương thôi. tương ma, Lương thế để tương thành : có cái này thì mới có cái kia, có cái này thì cái kia mới làm tròn nhiệm vụ của nó trong vũ trụ, trong đó sự tương giao là quan trọng nhất : giống đực giống cái cả trời đất nữa (vì trời đất cũng là âm dương) có giao cảm với nhau rồi mới có vạn vật, vạn vật mới sinh nở biến hóa được . Cho nên không thể có dương mà không có âm, không thể có sống mà không có chết, có giống đực mà không có giống cái . Phải có đủ cả hai thì mới thành một hiện tượng được, mới thành vũ trụ được. Một trong những vấn đề mà Dịch quan tâm tới nhất. là vấn đề nam nữ, vợ chồng. Vì nó là "thíên địa chi đại nghĩa " có âm dương, nam nữ, mới có vợ chồng, gia đình và xã hội. Tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương, chúng ta thấy nữ sĩ có tiếp nhận quan niệm âm dương, nhìn nhận phụ nữ trong quan niệm âm dương của Dịch học. Chúng ta có thể cảm nhận một điều là nữ sĩ thường nói về người phụ nữ trong quan hệ với người đàn ông ở các bình diện khác nhau. Trước hết là thơ nữ sĩ nói về chuyện giao phối giữa nam giới với phụ nữ . Nói trực tiếp là nói "Năm thì mười họa hay chăng chớ. Một tháng đôi lần có cũng không" nói gián tiếp là nói bằng các "nghĩa ngầm" qua các bài thơ nói về sự việc : Đánh đu, Dệt cửu, Trống thưng, Đá ông Chồng bà Chồng ... Chính ở điểm này mà có một số người cho rằng Hồ Xuân Hương "khủng hoang tình dục". Họ cho rằng Hồ Xuân Hương trẻ đẹp. đầy sức sống nhưng tình duyên trác trở, thèm khát nhục dục, mà viết nên những bài thơ dâm ấy, kỳ thực không phải như thế. Không có sự tương giao giữa âm và dương. 19 không có sự phối hợp giữa giống cái và giống đực, thì sự sống không sinh sôi nảy nở được. Bởi sự sống bắt đầu từ sự phối hợp giữa âm và dương, giữa người phụ nữ với người đàn ông. Bài "Đánh đu" trước đã có trong Hồng Đức quốc âm thi tập, nhưng bài đó khác hẳn , nó có tính chất nghỉ lễ, còn ở Xuân Hương đó là một bức tranh chơi xuân , trong đó đánh đu là một sinh hoạt vừa có ý nghĩa thể thao vừa có ý nghĩa thẩm mĩ, vui và đẹp. Các câu 3,4,5,6 đều miêu tả cảnh cặp trai gái đang nhún nhảy bay bổng trên không nhịp nhàng, từ da thịt , tư thế của "hai hàng chân ngọc duỗi song song" đến màu sắc tung bay của "bốn mảnh quần hồng" điểm thêm một cách vừa hiện thực vừa tượng trưng các nét mỹ thuật của "trai du gối hạc khom khom cật" và "gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng" thành một hoạt cảnh trẻ trung , vui tươi , khỏe mạnh, tràn đầy sức xuân , tràn đầy sức sống. Tác giả bất ngờ gởi vào đó một chút gợi ý cho ta liên tưởng đến động tác tính giao (có khỉ đây chỉ là sự gán ghép của độc giả phàm tục chứ người làm thơ, thêu dệt một bức gấm như vậy liệu có ý gì quanh co ?) nhưng khách quan chữ nghĩa cứ như thôi miên, không liên tưởng vậy thì không được. "Dệt cửi" thì hơi lõa lồ, thô tục vì hình tượng hơi trơ trụi : "hai chân đạp xuống, một suối đâm ngang" nghe gần sự thật quá. "Trống thủng" cũng vậy, khó lòng mà thanh tao được. "Đá ông chồng bà chồng" đã hay lại quí. Đá thành người và người đang yêu nhau ở đỉnh điểm. Mà lại là ông và bà, những người già. Tưởng tượng của thi nhân thật đẹp và bao dung biết bao ! Bên trên là "đầu bạc" nhưng bên dưới vẫn "má hồng" , vẫn trẻ trung. Cho nên "Gan nghĩa giải ra" và "Khối tình co mãi" vẫn là chuyện đá vàng muôn thuở không kể tuổi tác vì tình yêu không có tuổi. Và câu kết là một lời tuyên bố cho muôn thế hệ tuổi trẻ : cứ yêu nhau đi, ai nở trách. Lời thơ thanh tao, trong suốt chỉ trừ vài chữ "dưới và "trên". Cái nhìn đối với phụ nữ trong mối quan hệ âm dương ấy đưa ta đến gần với tín ngưỡng phồn thực là một tính ngưỡng thời nguyên thủy xa xưa. Thời nguyên thủy, khỉ con người định cư bước vào giai đoan trồng trọt, chăn nuôi, nhu cầu luôn cấp bách của cộng đồng là kết quả của trồng trọt và chăn nuôi ấy . lương thực phẩm trông vào đó. Lần hồi kinh nghiệm tích lũy được cho thấy cây hoặc con gì , muốn được nhân lên dể có số nhiều thì không ngoài sự phối hợp cái với đực. trống với mái. Bắt đầu từ con người cũng vậy . Tín ngưỡng thần linh nâng việc phối hợp đực cái , trống mái ấy thành tín ngưỡng thiêng liêng, sự thờ cúng sinh thực khí ra dời. Hơn thế , tín ngưỡng ấy còn được thực hành trong lễ hội vừa vui chơi vừa có tính cách nghi lễ. Các cặp trai gái giao hợp nhau trên nắp thạp Đào Thịnh ngày nay còn giữ được là vết tích hùng hồn về nghi lễ thời cộng đồng xa 20 xưa ở nước ta. Ý nghĩa của nó chẳng qua là cầu chúc, khấn vái thần linh sao cho trong trồng trọt, chăn nuôi luôn có sự phối hợp hai giống ấy để cho con và cây được sinh sôi nảy nở ngày càng nhiều và chẳng bao giờ ngừng. Kỳ thực tín ngưỡng này không riêng gì ở nước ta mà có mặt khắp thế giới. Ở Hy Lạp cổ đại có tục rước sinh thực khí trong lễ thờ cúng thần Dyonisos là vị thần rượu nho rất dũng mãnh, người làm cho đất đai màu mỡ, đem lại cho con người niềm vui sống và sự yêu đời. Đây là một lễ rước rất long trọng ở thành Aten. Sinh thực khí được quan niệm là nguồn gốc sự sống, của sự sinh thành và phát triển. Trong tư duy chất phác của người Trung Quốc xưa chữ "tổ" trong tổ tiên của Hán tự là vẽ hình dương vật: Sau này người ta mới thêm vào bộ thị : với ý nghĩainh thiên để thành chữ "tổ" ngày nay1TP23F(1) Theo tư duy đó, dương vật là nơi xuất phát và duy trì sự sống. Nó xuất hiện ở khắp nơi, tạo ra thứ tín ngưỡng thờ dương vật. Ở Ấn Độ (linga là hiện thân của thần Civa) và đạo thờ Civa được phổ biến ở các nước Mỉanma, Thái Lan. Malaysia, Indonesia, Cambuchia Và người Chăm nước ta. Từ lâu, nước ta đã có các hình thức tổ chức các lễ hội dân gian. Đặc biệt, về sự phối hợp giữa hai giống đực cái, trống mái để cầu chúc cho sự sản xuất được sinh sôi tăng trưởng nhanh chóng, lễ hội dân gian nước ta vẫn bảo tồn và truyền lại cổ tục mang tính phồn thực. Ngày lễ, sự phối hợp ấy được tượng trưng bằng sự giao hòa nam nữ. Có khi chỉ thể hiện một cách nhẹ nhàng bằng đôi con giống ấp nhau nhưng cũng có khi chọn một đôi trai gái thanh tân cho giao hợp tượng trưng. Từ đó có trò bắt chạch trong chum. Trò ấy được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm ở làng Văn Trung (Vĩnh Tường - Vĩnh Yên). Trong khi thi, một đôi trai gái ôm nhau. Con gái ôm lưng con trai bằng tay phải, bắt chạch bằng tay trái nắm lấy nhũ hoa của người con gái. trong lúc bắt chạch, họ không được buông nhau, nếu buông nhau thì thua cuộc. Tục "tắt đèn" cũng vậy. Tục này được tổ chức rất nhiều nơi như ở lễ hội Chùa Hương, ở làng La Khê Nam (Hoai Đức - Hà Tây), làng Ngô Xá (Võ Giàng - Bắc Ninh), xã Đông Yên (Bắc Ninh) ... Lễ hội tiến hành thì đến một lúc nào đó đèn đột nhiên tắt hết để cho trai gái sờ sọang, đùa nghịch với nhau, muốn làm gì thì làm. "Tục lệ này cho phép con người trở lại với tính tự nhiên trong một thời gian ngắn dựa trên một thần tích kỳ quặc. Riêng ở xã Đan Nhiễm (Bắc Ninh) cũng có tục "Tắt đèn" nhưng trong lúc đèn tắt trai giả làm cọp để ôm các cô gái và cắn (1) Đinh Gia Khánh Văn hóa dân gian .Việt Nam trong bối cảnh Văn hóa Đông Nam Á. Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội trang 172.. 21 "Họ ôm nhau rất lâu đến 5-10 phút", rồi đèn lại được thắp sáng lên. Trai gái trở lại cùng nhau nghiêm chỉnh ngồi nghe hát. Ngoài ra, còn các cổ tục khác như rước sinh thực khí ở làng Đông Kỵ (Từ Sơn - Bắc Ninh). Người ta rước từ đình về miếu hay từ miếu về đình hai lễ vật bằng gỗ tượng trưng cho sinh thực khí âm - dương. Người dẫn đầu hát : Cái sự làm sao cái sự làm vẩy Cái sự thế này cái sự làm sao. Đồng thời làm những động tác đưa hai sinh thực khí vào nhau như hoạt động giao hợp gọi là vũ điệu âm - dương. Đặc biệt hơn cả là lễ hội múa mo ở xã Đông Sơn (Hà Tây) vào ngày 6 tháng 2 âm lịch hàng năm. Sau khi cúng thần bằng bánh dầy, bánh cuốn xong. các chàng trai cô gái chưa có gia đình tập trung tại đình để nghe một ca nhi một tay cầm mo cau, một tay cầm khúc tre (tượng trưng cho sinh thực khí âm và sinh thực khí dương) vừa múa vừa hát. Hát xong, ca nhi tung khúc tre lên. Cô gái nào cướp được khúc tre ấy thì sẽ gặp may mắn trong tình duyên và sẽ được các thần linh che chở. Vì vậy, nếu chàng trai nào yêu thương và ái ân với cô gái đến mang thai thì được làng thưởng tiền. Trong thời gian ba tháng, trai gái trong làng được tự do luyến ái. Cô nào có thai được thưởng ba quan tiền. Các chàng trai cưới vợ không phải nộp tiền cheo. Nhưng sau ba tháng, mọi tự do luyến ái phải chấm dứt, nếu cô nào có thai sau dó phải chịu hình phạt của luật lệ. Từ các hình thức lễ hội trên chúng ta có thể thấy rằng : trong thời gian lễ hội, một "cuộc sống thứ hai" đã được thiết lập, trong đó cho phép có những cuộc "ngẫu hợp kỳ lạ" mà sau dó, những đứa trẻ sinh ra được thừa nhận hợp pháp, cha mẹ những đứa trẻ này không bị "gọi tóc bôi vôi" mà còn được thưởng tiền. ở nước ta, lễ thức: phồn thực ấy đã có cách đây 3.000 năm. Trên nắp thạp đồng Đào Thịnh, các nghệ nhân đã đúc hình bốn cặp nam nữ đang giao cấu. Đáng chú ý là chuyện ông Đùng bà Đà trong công đồng người Mường và người Việt. Ở Hòa Bình hiện nay vần còn thờ sinh thực khí ông Dùng với một loạt truyện ông Đùng ngăn sông chống hạn, săn bắn thú dữ, diệt chim ác ... ; ở xã Lạng Sơn huyện Kim Bôi, Hòa Bình người ta thờ hòn đá rất to gọi là hòn d ... ông Đùng trong cái hang gọi là hang Đùng ... , người ta kể rằng xưa kia ông Đùng từ trên trời rơi xuống, gặp bà Đà và hai người đưa nhau vào hang dộng giao hợp với nhau , cuộc giao hoan làm rung chuyển trời đất sinh ra mưa to gió 22 lớn , nước từ hang đùng chảy ra tưới cho cánh đồng Mường Vang , Mường vó (Sách đã dẫn trang 175) . Ở nước ta không có hội cải trang như ở các nước phương Tây nhưng các làng lại tổ chức lễ hội để vui chơi . ở đó, theo nhà nghiên cứu suất sắc nổi tiếng Bakhtin, người ta sắp đặt "một cuộc sống trần tục, đôi khi phàm tục" , "một cuộc sống thứ hai", một cuộc sống không có giai cấp, không có sự cấm đoan , đạo đức in tiếng , lễ giáo bịt mắt, bịt tai và con người "sống theo qui luật của hội hè"của "tự do", vui mừng trước sự giải phóng nhất thời khởi cái lẽ phải thống ngự của chế độ hiện hữu" để sống hết mình cho "cuộc sống thứ hai" vừa được thiết lập. Đặc biệt, về sự luyến ái giữa nam và nữ, lễ hội dân gian vẫn còn giữ gìn và truyền lại không ít cổ tục mang tính phồn thực, thể hiện cái quan niện của tổ tiên trong việc nhân giống và bảo tồn theo tự nhiên, (các tục lệ này khác nhau theo từng địa phương và xuất hiện trong các kỳ hội hè , đình đám của mùa xuân hoặc mùa thu ở mỗi xã" (sách đã dẫn, trang 247). Có tục nhắc đến một. cách nhẹ nhàng về sự yêu đương nam nữ với những giọng hát câu hò tỏ tình , trao duyên nhưng cũng có tục lệ táo bạo . sổ sàng, thậm chí tục tằn, thường là do sự chắp thêm về sau với lý do không trong sáng . Các sinh họat văn hóa phồn thực này đã để lại dấu ấn trong đời sống văn hóa của người Việt Nam chúng ta cho tới trước Cách mạng tháng Tám. Trải qua 30 năm chiến tranh giải phòng, các tục lệ xưa hẳn đã bớt nhiều. Còn sót lại chăng là những gì lịch sự, ý nghĩa đáng lưu giữ. Thời Xuân Hương, cách đây vài trăm năm, chắc các lễ nghi mang tính phồn thực hãy còn sống trong môi trường văn hóa ấy, con người thông minh tuyệt vời ấy với trí tuệ sắc sảo của mình, đã không bỏ qua mà tìm trong đó một khía cạnh phục vụ cho ý đồ sáng tác của mình. Mội mặt là nhằm làm nổi lên ý nghĩa cơ bản sâu xa của việc cầu chúc có tính ma thuật để cho sản xuất được bội thu là trở về với một quan niệm đã thành tín ngưỡng đơn giản : cái gốc của sự sinh sôi nảy nở , cái gốc của sự sống là ở sự giao hòa của hai vật khác giống. Kinh Dịch của Nho gia sẽ chi biết thêm hai vật khác giống ấy được qui vào hai khí âm dương. Từ dó nhưng lễ nghi phồn thực chẳng còn có gì là tục tằn, càng chẳng có gì là dâm là tục. Ngược lại, nó lại có gì thiêng liêng , cao quí vì nó cần cho con người có được đời sống dồi dào hơn . tốt đẹp hơn. Với nhận thức như thế, nhà thơ viết câu kết ở bài "Đánh đu" một cách thỏai mái: "Chơi xuân có biết xuân chăng tá, Cọc nhổ đi rồi lổ bỏ không" ;. Có đủ "cọc" và "lổ" , tha hồ cho người đọc liên tưởng, còn nhà thơ trước hết chỉ gợi lên nổi trống không buồn rừỉ rựi sau khi cuộc vui đã hết, mọi người tìm vui đã đi xa, bỏ lại hiện trường trơ trội. Mà cuộc vui thì có 23 biết bao nhiêu cuộc vui và bao nhiêu thú vui, đâu chỉ có một loại vui giao hoan trai gái. Hơn nữa, như bên trên đã nói khi sinh thực khí nam và nữ được quan niệm là vật linh, linga và yôni, được thờ cúng với ý nghĩa đó là nhìn hình tượng thần hóa tượng trưng cho sự sinh sôi của sự sống thì nó là mênh mông vô hạn, vô thủy vô chung. Cho nên mới cái cột to lớn như cột đá của ông Đùng, cái lỗ thênh thang của hang Thánh Hóa. Ở kích thước ấy, nó trở thành tầm cở tạo hóa, tầm cở vũ trụ. Tất cả mọi biểu hiện của sự sống, mọi sinh thể trong trời đất đều từ đó mà ra cả. To như cột đá, rộng như hang Thánh Hóa cũng chưa phải đã to lớn. Còn như cái cọc đóng vào quả mít cho mau chín, cái giếng có con cá mẹ của lũ ròng ròng, cái quạt vua chúa "yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày" với "da còn thiếu" và "thịt vẫn thừa" ... thì nó vẫn là hình ảnh của cái gốc của sự sống, nó vừa mở to ra vô tận cũng đúng mà rút lại nhỏ tí tẹo cũng được. giãn ra thì vạn vật vũ trụ mà thu lại thì hạt cải, con vi trùng cũng là nó. Tiến lên thêm một bước thì đến thái độ của Xuân Hương đối với sự sống. Đó là một thái độ qúy trọng, yêu chuộng sự sống sâu xa, mãnh liệt, sự sống đang ở dạng tự nhiên chứ chưa phải đã lên đến dạng tình cảm có trí tuệ làm cốt rồi. Điều này, các nhà nghiên cứu thơ của Hồ Xuân Hương đã nói nhiều. Xuân Diệu viết :" Xuân Hương một cái gì như thui, như đánh, "lắt lẻo cành thông cơn gió thốc" chứng không phải gió thổi ; còn sương thì Xuân Hương muốn cho nó "đầm đìa lá liễu giọt sương gieo" tràn đầy ra chứ không phải chỉ đượm mà thôi. cái chân của Xuân Hương cũng muốn làm cho rách thêm cái động Hương Tích, "người quen cõi Phật chen chân xọc" ; cái tay của Xuân Hương không đụng vào cảnh vật một cách nông cạn, mà "lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp, lách khe nước rỉ mó lam nham" ; đối với tai Xuân Hương , các tiếng động chẳng lướt qua , mà nó sống lên có khối trong không khí , "Gió đập cành thông khua lắc cắc, Sóng dồn mặt nước vỗ lonq bong" ; "luồng gió thông reo vỗ phập phàm Xuân Hương nhìn sắc màu thì sắc đó kêu lên, phải xé ra, phải cao độ, phải là "cửa son đỏ loét tùm bum nóc. Hòn đá xanh rì lún phún rêu .."1TP24F(1)P1T Cuốn nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, Sở giáo dục Nghĩa Bình xuất bản 1987 cũng nối tiếp: "sự sống là vận động, biểu hiện ra bên ngoai là ánh sáng, màu sắc, âm thanh, năng lượng, nhịp điệu . nói như ngày xưa là khí tức năng lượng ở bên trong, hiện ra bên ngòai là tượng, là thần ... cho nên Xuân Hương không chấp nhận cái ỉm lìm, cái tĩnh tại, cái bẹp dí, cái thiếu máu, cái xương xẩu cứng khô. Xuân Hương ưa chuộng, Xuân Hương chỉ muốn thấy, chỉ muốn chấp nhận cái đầy ắp bên trong khi tràn trào ra bên ngoài thì mãnh liệt, lực lưỡng." Chính từ sự sống đủ cặp âm dương với nhau như một qui luật bất di dịch của trời đất mà Xuân Hương tiếc cho các cô phụ nữ xinh đẹp là vậy, nào "như in tờ giấy trắng", nào "nghìn năm còn mãi cái xuân xanh", "chị cũng xinh mà em cũng xinh", thế mà thiếu hẳn "cái (1) Thơ Hồ Xuân Hương Giáo trình sau đại học - Đại học sư phạm TPHCM Xuất bản , trang 97. 24 vui kia". Cái vui được có thêm cái dương để trở thành một. đôi âm dương để sinh ra sự sống. Bởi không sinh ra được sự sống, người phụ nữ dù có đẹp có xinh đến đâu cũng uổng phí mà thôi. Ấy là chưa nói tới sự phối hợp âm dương rồi kết hợp thành tình yêu mà chỉ nói tới sự thiếu vắng cái dương để cái âm là các cô tố nữ trở nên những sinh thể đủ khả năng sinh ra sự sống cho đất trời được hài hòa, không gãy lệch mất một bên, có âm mà không có dương. Lời thơ ở hai câu kết nhẹ nhàng có pha chút hóm hỉnh "Còn thú vui kia sao chẳng vẻ, Trách người thợ vẻ khéo vô tình" tưởng như một mĩm cười thóang qua nhưng lại vô cùng sâu sắc. Người làm thơ tỏ ra yêu quí sự sống đã dành mà còn làm một tuyên ngôn triết lý về cái đẹp: kiểng đẹp là phải ra hoa, cây đẹp thì phải ra trái, phụ nữ đẹp thì phải có con hay trước đó là phải có lứa đôi không có thì như vũ trụ nghiêng đổ. Một quan niệm như vậy quả nhiên là một tư tưởng lớn. Và tấm lòng con người nói lên điều đó có thể coi là tấm lòng tạo hóa. Khuyên các bạn gái rủi ro mất chồng, Xuân Hương có ba bài. Bài nào nghe cũng cảm động. Nhưng mỗi bài mỗi khác. Giọng điệu khác "Dỗ chị chàng khóc chồng" . cái tên nghe đã lạ. Dường như có ý chê trách. Cô này "Xấu máu" nên ham hố cái gì đó, chắc là cái "đỉnh chung", "Xấu máu thì khem miếng đỉnh chung", chứ chọn kẻ vừa tầm với mình thì không đốn nỗi. Cho nên bảo cô ấy : "Nín đi kẻo thẹn với non sông" chứ không phải thẹn với hàng xóm láng giềng . cái thẹn như vậy là rất nặng "Bỡn bà lang khóc chồng" đúng là đùa nhưng thường . rất nhân hậu. Đến "Khóc ông phủ Vĩnh Tường" thì đúng là than cho sự đứt gãy, sự mất cân bằng trong cặp âm dương, vợ chồng, nên trời đất đều như nghiêng đổ theo. Thời gian "ba sinh" đã đi mất. "Văn chương đã chôn chặt" dưới đất sân. Cái chí "hồ chữ' đã tung bay theo gió "bốn phương" . "Tạo hóa" đã bấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5552.pdf
Tài liệu liên quan