Chế tạo "ống xả sạch" xử lý ô nhiễm trên ô-tô

Chế tạo "ống xả sạch" xử lý ô nhiễm trên ô-tô Chế tạo "ống xả sạch" xử lý ô nhiễm trên ô-tô Vừa qua, Bộ môn Cơ khí ô-tô, Trường đại học Kỹ thuật thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã bảo vệ xuất sắc đề tài "Nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trên các phương tiện giao thông đường bộ". Đề tài đã đưa ra giải pháp sử dụng một bộ lọc khí xả - "ống xả sạch" - để xử lý và loại bỏ các thành phần gây ô nhiễm trong khí xả của động cơ trước khi xả ra ngoài môi trường. Sau

pdf48 trang | Chia sẻ: huongnhu95 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Chế tạo "ống xả sạch" xử lý ô nhiễm trên ô-tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gần 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm, đề tài đã đưa ra một cơ chế lọc và làm sạch muội than hoàn toàn mới. Với cơ chế này, diện tích thông qua của phần tử lọc lớn gấp 30 đến 50 lần tiết diện đường ống xả. Trong quá trình làm việc, muội than được làm sạch khỏi phần tử lọc một cách liên tục theo nguyên lý đẩy và quét bằng chính động năng của dòng khí xả. Muội than được thu hồi về đáy của bộ lọc dưới dạng bột. Các thử nghiệm trên bộ lọc khí xả mẫu cho thấy mức độ giảm độ mờ khói đạt được từ 17% đến 26% (trung bình đạt 22,4%). Phần tử lọc được làm sạch gần như hoàn toàn trong suốt quá trình thử nghiệm. Với nhiệt độ khí xả ở cuối đường ống xả khoảng 2100C, bộ lọc khí xả hoạt động bình thường, có kích thước nhỏ gọn (đường kính 250 x 300 mm) lắp đặt thuận lợi với cả các xe tải nhỏ và xe khách 12 chỗ ngồi. Thành công của đề tài làm "ống xả sạch" của Trường đại học Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh đã mở ra một giải pháp hữu hiệu, công nghệ đơn giản, ít tốn kém trong việc xử lý ô nhiễm môi trường trên các phương tiện giao thông đường bộ. Nếu được hoàn thiện và triển khai áp dụng rộng rãi, thì"ống xả sạch" sẽ đưa chất lượng khí xả của động cơ theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6438-1998 từ mức 1 (85% lượng muội than) xuống mức 2 (còn 72% lượng muội than). Nguồn: Quân đội Nhân dân, ngày 5/1/2000 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Cần Đước Bệnh viện Đa khoa Cần Đước thuộc tỉnh Long An vừa xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với kinh phí 110 triệu đồng. Thiết bị do Viện Công nghệ hóa học TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Hệ thống xử lý nước thải điều khiển tự động hoàn toàn với công suất 25 m3/ngày, bảo đảm xử lý toàn bộ khối lượng nước thải của bệnh viện trước khi thải ra ngoài. Đây là một trong những hệ thống xử lý nước thải đầu tiên được lắp đặt tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện của Long An nhằm bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm. Nguồn: Nhân dân, ngày 2/1/2000 Cần Thơ đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo phương pháp vi sinh hiếu khí Bệnh viện quân y 121, tỉnh Cần Thơ, vừa đưa vào sử dụng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo phương pháp vi sinh hiếu khí kết hợp đông tụ hóa học theo công nghệ tiên tiến của Italia, do Bộ Quốc phòng đầu tư với tổng vốn 1,6 tỷ đồng. Đây là công trình xử lý nước thải bệnh viện có quy mô lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, với công suất lọc 200 m3 nước thải/ngày đêm. Công trình bao gồm bể chứa nước thải bệnh viện, các bồn vi sinh, bể lọc, hệ thống thải nước sau khi xử lý. Nước thải sau khi được xử lý sẽ được sử dụng cho trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Nguồn: TTXVN, ngày 8/12/1999 Các biện pháp sinh học làm sạch môi trường đất và nước Hiện nay, các phương pháp xử lý các loại nước thải đang rất được quan tâm. Một trong những giải pháp có nhiều triển vọng để xử lý nước thải là ứng dụng công nghệ sinh học về tảo trong xử lý nước thải để nuôi cá, làm phân bón,v.v...Xuất phát từ thực tiễn đó, Viện Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ thuộc Bộ KH,CN & MT, đã tiến hành ngiên cứu đề tài : “Sử dụng một số biện pháp sinh học để làm sạch môi trường đất và nước”. Trên cơ sở nghiên cưú đặc điểm hóa, ký, sinh học của nước như : Nhiệt độ, độ pH, tổng lượng chất rắn lơ lửng, độ đục, COD, BOD2, N-NH4+, N-NOx-, PO43-, CL-, H2S, Cu, Fe tổng, Zn, số vi sinh vật hiếu khí và kỵ khí, E.Coli, Coliform, v.v....trong nguồn nước thải ở Hà Nội, Viện đã thử nghiệm nuôi trồng một số loài tảo, như Cholellapyrenoidosa, bèo hoa dâu Azollapinata, vi khuẩn lam cố định đạm Nostoc-N3 và Glocotrichia-Cl, các chế phẩm sinh học là một số vi sinh vật có khả năng cố định đạm như: Klebsiella, Extrasol và Agrofil. Các kết quả nghiên cứu cho thấy: -Nước thải đổ vào hồ của Hà Nội tại một số điểm nghiên cứu khá bẩn: BOD cao gấp 2-5 lần, COD cao gấp 2-7 lần, N-NH4+ cao gấp 4-14 lần so với tiêu chuẩn nước mặt của Việt Nam (TCVN), vi sinh vật Clostridium Welchi có nhiều (3,7x103 tb/100ml). -Nước thải bệnh viện và sinh hoạt chưa được xử lý đổ thẳng ra các kênh, mương hòa với nước thải công nghiệp, tạo thành dòng thải ô nhiễm nặng, với hàm lượng lớn các chất hữu cơ và vi sinh vật gây bệnh: COD cao gấp 10-20 lần, BOD cao gấp 4-12 lần, Coliform cao gấp 10-104 lần, N-NH4+ cao gấp 25-50 lần so với TCVN 5942-1995). Qua nghiên cứu, đề tài đã đi đến kết luận như sau: 1, Tảo Chlorella sinh trưởng tốt trong các nguồn nước thải nghiên cứu với giải trị số COD dao động từ 200-700 mg/l. Tảo này phát triển tốt nhất trong nước thải sinh hoạt với giải trị số COD từ 200-400 mg/l, sinh khối đạt 400-1000mg tảo khô/l sau 5-6 ngày; 2, Tảo Chlorella có khả năng phân hủy COD và BOD rất cao đối với nước thải sinh hoạt trong điều kiện nuôi phòng thí nghiệm: COD giảm 84%, BOD giảm 90%; 3, Tảo Chlorella có khả năng loại bỏ N-NH4+, P043- rất cao trong nước thải sinh hoạt. Giá trị các chỉ số này trong nước thải sau khi xử lý phòng thí nghiệm đạt TCVN 5942-1995 : N-NH4+ giảm 99%, PO43- giảm 98%; 4, Tảo Chlorella có khả năng hấp thụ Cu và Zn trong nước thải hỗn hợp với hiệu suất loại bỏ Cu đạt 94-95% sau 20 ngày và hiệu suất loại bỏ Zn đạt 97% sau 16 ngày; 5, Bèo hoa dâu Azollapinata có khả năng hấp thụ Co và Eu ở nông độ từ 5- 20 ppm và khả năng hấp thụ cao nhất khoảng 24 giờ sau khi nuôi bèo. Hầu như toàn bộ lượng Co và Eu được hấp thụ đều nằm ở phần lá bèo; 6, Vi khuẩn lam cố định đạm Nostc và Glocotrichia bón cho rau có tác dụng làm tăng sinh khối rau muống trong khi hàm lượng đạm tổng số ở mẫu thí nghiệm tương tự đối chứng, các tảo này còn làm tăng năng suất rau cải trồng trong dung dịch lên 10%; 7, Các chế phẩm vi sinh vật cố định đạm Klebsiella, Extrasol và Agrofil có thể đem sử dụng thay thế đạm urê vô cơ, để bón cho rau diếp và rau cải mà vẫn bảo đảm chỉ tiêu năng suất, hàm lượng đạm tổng số và không làm tăng hàm lượng N-NO3- trong rau; 8, Nghiên cứu đề ra được mô hình vừa đơn giản, vừa gọn nhẹ trong phòng thí nghiệm sử dụng tảo để xử lý nước thải sinh hoạt, nhưng có hiệu quả làm giảm BOD tới 90%, COD tơi 84%, N-NH4+ tới 99%, PO43- tới 98% và E.Coli tới 50%. Nguồn: Trungtâm Thông tin KH-CN Quốc gia, 17/1/2000 Nước uống lấy từ biển Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Bhabha (BARC), ấn Độ đã triển khai một công nghệ hạt nhân, có thể tách nước biển thành nước uống. Công nghệ này là kết quả của hơn 10 năm nghiên cứu và triển khai công nghệ nội sinh của BARC và có thể chiết tách lượng muối dư thừa trong nước lợ. Công nghệ có thể tạo ra một giải pháp lâu dài đối với vấn đề khan hiếm nước quanh năm ở các bang, như Tamil Nadu và Gujarat, một số vùng nội địa ở Andhra Pradesh và các sa mạc của Rajastthan. Trên cơ sở kết hợp giữa các trạm khử muối với các nhà máy điện hạt nhân ven biển, công nghệ sẽ không cần dùng nhiên liệu hoá thạch khan hiếm hay các kênh dẫn hoặc đập. Công nghệ sử dụng quy trình đốt nhiều giai đoạn (MSF) kết hợp với quy trình màng lọc ngược để khử muối, đảm bảo thu được nước ngọt với độ tinh khiết cao, như khai thác từ các nguồn nước truyền thống. Với hàng loạt thực nghiệm tiến hành ở các vùng nông thôn, công nghệ đã chứng minh ý tưởng cấp nước uống an toàn từ các nguồn nước lợ. Các thực nghiệm đã được tiến hành tại các trạm trình diễn cũng chứng minh được khả năng thực thị về kỹ thuật- kinh tế của công nghệ nội sinh này đối với các nhà máy quy mô lớn, vừa và nhỏ. Hiện nay, BARC có thể cung cấp know-how để lắp đặt các trạm khử nước mặn và nước lợ thương mại. Hiện nay một trạm khử nước mặn trình diễn đốt năng lược hạt nhân nhiều giai đoạn có màng lọc ngược, công suất 6300m3/ ngày đang được xây dựng tại nhà máy điện nguyên tử Madras ở Kalpakkam. Nguồn:Techmonitor vol16, No6, Nov-Dec 1999 Xử lý dòng thải công nghiệp phức hợp Ngành nghiệp hoá chất tạo ra nhiều dòng thải có các nồng độ cao các loại chất vô cơ giá trị (các axit, các bazơ, các muối kim loại), nhưng bị nhiễm bẩn với các mức thấp các phân tử hữu cơ độc tính cao. Phương thức xử lý hiện tại các dòng thải này chủ yếu là phương thức xử lý và chôn lấp tại bãi thải rất tốn kém. Nhiều phân tử hữu cơ trong các dòng thải có thể được phân huỷ nhờ các vi sinh vật, song các vi sinh vật đó không thể hoạt động trong các dòng thải có nồng độ kiềm/axit cao. Công ty công nghệ chiết lọc màng (MET)-một chi nhánh của khoa Hoá Kỹ thuật, đại học tổng hợp London, Vương quốc Anh đã phát triển hệ thống bể phản ứng sinh học, chiết kiểu màng lọc (EMB), dựa theo phương pháp tách chất hữu cơ từ các loại chất vô cơ, cho phép các phân tử hữu cơ được phân huỷ một cách có kiểm soát và xử lý riêng dòng thải vô cơ. Công ty hoá chất ICI thử nghiệm công nghệ này đầu tiên, và sau các đợt thử nghiệm, ICI đã lắp đặt một trạm thực nghiệm. Từ các thực nghiệm, MET không chỉ thu được kinh nghiệm thực tế về công nghệ, hiệu quả xử lý và chi phí của công nghệ dưới các điều kiện hiện trường, mà còn nhận được các yêu cầu hợp đồng của một công ty hoá chất lớn. Sau thành công tại công ty ICI, Công ty MET còn thắng thầu một dự án nữa với EIf Atochem. Công ty MET đang phải giải quyết một vấn đề xử lý của Eif Atochem, là xử lý các dòng thải chứa các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học và các dung dịch axit aluminium chloride (AlCl3). Loại dòng thải này thường thấy trong quy trình sản xuất của ngành công nghiệp hoá chất. Công ty MET đã thành công trong việc tách và phân huỷ sinh học các chất hữu cơ, cho phép EIf Atochem tái chế được AlCl3 tinh khiết và bán lại làm sản phẩm xử lý nước. Như vậy, việc sử dụng công nghệ sinh học này đã giúp Eif Atochem có khả năng thay đổi những gì mà EIf phải chi phí tốn kém thành nguồn thu cho công ty, cho phép cải thiện đáng kể mặt kinh tế cho nhà máy. Nguồn: Techmonitor, vol16, No6, Nov-Dec 1999 Quy trình mới tiền xử lý bùn Các chuyên gia khử nước bùn của công ty Simon-Hartley và các kỹ sư nhiệt Cambi, Na Uy đã triển khai một quy trình mới xử lý bùn tại Anh. Hiện quy trình đang được lắp đặt tại các công trình xử lý nước của công ty Thames Water's Chartsey, ở Surey, dùng phương pháp nhiệt thuỷ phân để tiệt trùng bùn trước khi đem đổ ra đất nông nghiệp. Quy trình xử lý nhiệt thuỷ phân Cambi được coi là hiệu quả hơn phương pháp thuỷ phân sinh học để phân huỷ dưới điều kiện bình thường. Thuỷ phân sẽ tiệt trùng bùn và nhờ đó các vi khuẩn tạo ra khí mê tan hoạt động trong các chất thối rữa, sẽ không bị xáo trộn do lượng bùn mới đưa vào có hàm lượng khuẩn khác nhau. Kỹ thuật mới được cấp patent này sử dụng biện pháp phun dòng hơi nóng trực tiếp để đốt nóng bùn tới 1300C trong thời gian lưu nhiệt là 30 phút. Bằng việc tạo ra các nhiệt độ và áp suất không đổi trong quy trình xử lý, hệ thống này được coi đã tạo ra bùn cấp lý tưởng cho quá trình phân huỷ kỵ khí. Kết quả là có thể tăng được sản lượng sinh khí của các hệ thống phân huỷ tới mức quy trình xử lý Cambi có thể hoạt động hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo từ hệ thống xử lý nhiệt thuỷ phân Cambi (CHP) được cấp điện bằng khí sinh học. Quy trình xử lý Cambi đang được lắp đặt tại Chertsey, là trung tâm xử lý tập trung bùn cặn từ 6 trạm xử lý nước. Nguồn:Techmonitor vol16, No6, Nov-Dec 1999 Xử lý đất bị ô nhiễm bằng thực vật Một cơ quan trực thuộc Chính phủ Anh có tên là "National Urban Forestry Unit" đã bắt đầu thực hiện một dự án trồng thử nghiệm một số loại cây có tác dụng ăn kim loại nặng tại vùng có nhiều nhà máy công nghiệp nặng ở xung quanh Birmingham của nước Anh. Cuộc thử nghiệm này nhằm tìm ra loại cây có khả năng lọc chất độc cao nhất trong số các loại cây: Cây liễu (willow), cây dương (poplar), cây cơm cháy (elder). Các loại cây này đã được các nhà nông học Anh dùng để làm sạch đất nhiễm bẩn vì sử dụng cho mục đích công nghiệp. Chúng được dùng tái tạo lại đất bị nhiễm các kim loại nặng như chì (lead), cađimi (cadmium), thủy ngân (mercury), đồng (copper), kẽm (zinc) và bo (boron). Sau khi hút các "chất độc" đối với đất và cây trồng trên, những loại cây đó sẽ bị biến dạng, và người ta sẽ chặt chúng hạ chúng - trả lại đất đã được làm sạch cho việc trồng trọt bình thường. Nguồn : Lao động , ngày 17/7/1999 Chương trình EC-ASEAN về Công nghệ thân thiện về sinh thái Chương trình cộng tác giữa Cộng đồng châu Âu (EC) và ASEAN đã xác định tiềm năng đáng kể -trong việc chuyển giao các công nghệ năng lượng sinh khối đã được kiểm chứng. EC đã tài trợ một phần cho một số dự án trình diễn quy mô đầy đủ tiến hành ở Đông Nam á trong khuôn khổ của chương trình hợp tác EC-ASEAN. Một số chức năng quan trọng của chương trình này là: • Cung cấp cho các công ty ASEAN và châu Âu các thông tin cập nhật liên quan đến thị trường năng lượng đang thay đổi rất nhanh ở các nước ASEAN; • Giám sát hiệu quả thực hiện về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường của các dự án phát sinh khối đồng hành hiện có và các dự án mới; • Triển khai các dự án trình diễn quy mô đầy đủ để khuyến khích các công nghệ năng lượng sinh khối đã kiểm chứng trong các cơ sở công nghiệp gỗ và nông nghiệp ở ĐNA; và • Hỗ trợ các dịch vụ tư vấn kỹ thuật và kinh doanh trong khuôn khổ chương trình cho các công ty để lựa chọn những công nghệ thích hợp. Kết quả đạt được của chương trình thông qua các dự án đã được EU phê duyệt giai đoạn tiếp theo của chương trình. Trong giai đoạn này, ngoài việc chất thải của công nghiệp gỗ và nông nghiệp được sử dụng làm nhiên liệu, chương trình còn triển khai các dự án phát năng lượng đồng hành đốt bằng than và khí. Nguồn: VAT S UPDATE: Waste Technology, Nov-Dec 1999 I Các mức tiết kiệm do công nghệ sạch mang lại Công ty Bangkok Springs Industrial, Thái Lan đã chứng minh các mức tiết kiệm có thể đạt được thông qua việc áp dụng các công nghệ sạch. Công ty này sản xuất mỗi tháng 1500 tấn lá nhíp ô tô -sử dụng chủ yếu cho xe tải con và lớn. Trước đây công ty sử dụng phương pháp sơn phun truyền thống cho nên thải ra một lượng sơn thải lớn. Bằng cách áp dụng kỹ thuật sơn "kết tủa điện" (Electro deposit paint - EDP) do Viện Công nghệ Môi trường Khu vực (RIET) cung cấp, công ty đã có khả năng hạ thấp lượng sơn thải phát sinh. Với phương pháp sơn EDP, sơn được làm nhiễm từ tính và do vậy, các lá nhíp kim loại hút trực tiếp sơn từ tính. Theo Công ty Bangkok Springs Industrial, quy trình sơn mới này rẻ tiền hơn và an toàn hơn cho công nhân. Thời hạn hoàn trả vốn đầu tư của công ty khoảng 2 năm. Nguồn: ASIA INVEST News, VATIS UPDATE: Waste Technology, Nov-Dec 1999 Xử lý nước ngầm nhiễm phèn Đây là giải pháp lọc nước áp dụng nguyên tắc phản ứng tạo tủa và lọc tinh mà không dùng hóa chất. Vật liệu lọc là viên bi và hạt nhỏ có tác dụng điều chỉnh độ pH trong nguồn nước, tạo thế oxy hóa khử cao để loại bỏ ion kim loại. Vật liệu có dạng viên bi nén đảm bảo độ bền cơ học, bền trong nước, không nhiễm bẩn, không gây độc hại khi cho nước đi qua. Tỷ lệ hao mòn về trọng lượng hàng năm của vật liệu dạng viên bi từ 5% đén 7%. Thiết bị có tên gọi là “Công nghệ 4M”, quy trình xử lý gồm 3 công đoạn chính sau đây: 1, Cấp oxy và khử khí: Đối với những hệ thống xử lý trực tiếp nguồn nước ngầm vừa khai thác, một trong các biện pháp cần thiết để khử sắt tan trong nước là cung cấp oxy dưới dạng giàn phun mưa hoặc bơm không khí vào hệ thống. Ngoài tác dụng cung cấp oxy, hệ thống này còn phải loại trừ các khí như CO2, CH4, H2S tan trong nước. 2, Phản ứng tạo tủa: Nước ngầm sau khi được bơm lên tiếp xúc với không khí qua giàn phun mưa (hoặc bằng cách bơm không khí vào), sẽ chuyển sang công đoạn phản ứng tạo tủa, độ pH của nước thay đổi và ổn định ở môi trường kiềm thích hợp nhờ tác dụng của vật liệu lọc. Thế oxy hóa khử trên bề mặt vật liệu tăng lên do sự hấp thu của các ion làm tăng nồng độ của chúng. Trong môi trường đó, cộng với tác dụng của các chất xúc tác chọn trong vật liệu lọc, quá trình chuyển hóa các ion Fe+2 tan trong nước thành các ion Fe+3 kết tủa theo các phản ứng hóa học trên xảy ra dễ dàng và nhanh chóng. Phần lớn các kết tủa bám trên bề mặt hạt lọc và được loại bỏ bằng xả rửa sau mỗi chu kỳ làm việc. 3, Lọc tinh: Vật liệu dùng để lọc tinh trong công đoạn này là cát chọn lọc chuyên dùng. Cơ chế lọc tinh bao gồm lọc hấp thu, hút tĩnh điện trên bề mặt vật liệu, lọc cơ học và lắng trong. Quá trình loại sắt còn có thể thực hiện ở công đoạn này, nếu nguồn nước có hàm lượng sắt cao, các hạt keo mịn lơ lửng, vẩn đục, mang màu, mùi sẽ được giữ lại nhờ cơ chế trên. Công nghệ này do TS. sinh học Võ Quang Tuyến, TS. công nghệ Nguyễn Quang Thắng và TS. hóa học Nguyễn Thạc Sửu phối hợp nghiên cứu sáng chế. Thiết bị xử lý nước ngầm nhiễm phèn 4M đáp ứng được nhu cầu nước sạch cho dân cư vùng ven TP. Hồ Chí Minh, vùng duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nguồn nước nhiễm phèn khá lớn. Đây là giải pháp công nghệ lọc nước đã được kiểm nghiệm trong thực tế phù hợp với khả năng đầu tư, điều kiện và trình độ sử dụng của cộng đồng dân cư. Giải pháp này có ưu điểm là không sử dụng hóa chất trực tiếp, đa dạng hóa về công suất và đối tượng phục vụ, dùng trong hộ gia đình hoặc sản xuất công nghiệp. Hiện tại ở Việt Nam có sẵn nguồn nguyên liệu chế tạo hạt lọc, nhờ vậy mà giá thiết bị thấp, phù hợp với khả năng đầu tư của người dân vùng sâu, vùng xa. Bộ lọc 4M có nhiều loại với công suất khác nhau từ 300 lít/ngày đến 4000 lít/ngày, giá từ 600.000 đ/bộ đến 2.500.000 đ/bộ. Nguồn: Phụ san “Khoa học và Đời sống”, số 136/2000 Dùng trấu để sấy thóc và phát điện ở Long An Tổng Công ty Lương thực Miền Nam đang tiến hành lắp đặt dây chuyền đốt trấu để sấy thóc và phát điện tại Long An. Trung bình khi đốt 4 kg trấu, dây chuyền này sẽ tạo ra 1 kW điện. Hiện dây chuyền đã đạt được công suất 100 KWh điện và trung bình một giờ sấy được 10 tấn lúa. Dây chuyền này giúp các nhà máy xay xát gạo giải quyết lượng trấu thải ra đồng thời tiết kiệm được chi phí sấy thóc. Nguồn: Nhân dân, ngày 27/1/2000 Chuyển giao kỹ thuật túi ủ khí sinh học phục vụ đời sống nông dân Để giải quyết chất thải trong chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và đất đai, trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) đã nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật túi ủ khí sinh học (Biogas) cho các trung tâm khuyến nông và các hộ nông dân. Điểm đáng chú ý của túi ủ bằng polyethylene là có thể lắp đặt nổi trên mặt nước, thuận tiện cho những vùng ngập nước hay vùng thường bị lụt với giá thành chỉ khoảng 800.000 đ/túi, thời gian hoàn vốn nhanh làm cho các nông hộ vừa và nhỏ có khả năng chi trả và chấp nhận kỹ thuật túi ủ bằng chất dẻo này. Ngoài ra, kỹ thuật lại đơn giản, dễ lắp đặt, dễ vận hành nên một số nông dân có thể tự mua vật liệu và lắp đặt cho mình và cho nhiều người khác. Kỹ thuật túi ủ này có khả năng xử lý chất thải của 3-4 con heo thịt hoặc 100 con gia cầm và chất thải của 5- 6 người trong gia đình, tạo đủ khí đốt cho sinh hoạt. Cho đến nay, trường Đại học Nông lâm TP. HCM đã lắp đặt và chuyển giao trên 8.500 túi ủ khí nói trên cho hơn 20 tỉnh, thành và chuyển giao cho một số nước láng giềng như Lào, Campuchia, Philippin và Bangladesh. Kỹ thuật túi ủ khí sinh học này vừa cải thiện môi trường, vừa tạo ra các sản phẩm có thể tái sử dụng trong chu trình khép kín VAC: nguồn chất đốt cho gia đình, nguồn phân hữu cơ bón cho cây trồng và nước thải của túi ủ dùng để nuôi tảo, các sinh vật sống trong nước tạo nguồn thức ăn cho cá. Kỹ thuật túi ủ biogas là một giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của mô hình VAC, góp phần thực hiện chương trình phát triển nông thôn mới và chương trình xoá đói giảm nghèo. Nguồn: Báo Kinh doanh & tiếp thị; số 186, ngày 17/1/2000 Tập đoàn Marubeni hợp tác với vinaplast để xử lý chất thải nhựa Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) vừa làm việc với Tổng Công ty (TCT) nhựa Việt Nam (Vinaplast) về việc hỗ trợ các dự án xử lý chất thải nhựa, bảo vệ môi trường. Theo đó hai nhà máy xử lý chất thải nhựa sẽ được xây dựng ở miền Bắc và miền Nam. Vốn xây dựng hai nhà máy này có thể lấy từ Quỹ Hỗ trợ Bảo vệ Môi trường của Nhật Bản. Theo ước tính, để xây dựng mỗi nhà máy như vậy, vốn đầu tư sẽ cần từ 5 đến 10 triệu USD. Theo kinh nghiệm của các nước, các nhà máy xử lý chất thải nhựa này sau khi xử lý các chất thải độc hại bám trên các sản phẩm nhựa đã qua sử dụng sẽ ép các loại nhựa tái chế này thành các thanh nhựa dùng làm ghế ngồi nơi công cộng hay rào chắn ở vườn hoa và công viên. Hiện tại, Việt Nam chưa có một nhà máy nào xử lý các phế thải nhựa đã qua sử dụng và nhiều cơ sở tư nhân đã mua phế liệu nhựa về rửa qua rồi tiếp tục ép lại thành các loại đồ dùng bằng nhựa để sử dụng trong gia đình và nhất là các bao túi xốp đựng thực phẩm và hàng hóa hàng ngày. Đây là những vật dụng có thể gây bệnh tật và tác hại tới sức khỏe người sử dụng. Nguồn: TBKTVN, ngày 17/1/2000 Phát triển công nghệ năng lượng tái tạo Ngày 21/1/2000, tại Hà Nội, Viện Công nghệ Châu á (AIT) đã phối hợp với Viện Năng lượng và Phòng thí nghiệm mặt trời Solarlab, thuộc Viện Vật lý tổ chức Hội thảo về chính sách phát triển công nghệ năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Hội thảo do Quỹ SIDA (Thuỵ Điển) tài trợ. Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe các đại diện của AIT, Viện Năng lượng và Solarlab trình bày về việc thực hiện chương trình công nghệ năng lượng tái tạo tại Châu á, trong đó có Việt Nam do SIDA tài trợ. Mục tiêu của chương trình này là thúc đẩy việc ứng dụng một số công nghệ năng lượng tái tạo hoàn thiện hoặc tương đối hoàn thiện ở các nước Châu á. Chương trình tập trung nghiên cứu 3 dạng công nghệ chính là pin mặt trời, sấy bằng năng lượng mặt trời, đóng bánh sinh khối và bếp đun viên ép. Nằm trong khuôn khổ của chương trình công nghệ năng lượng tái tạo, Việt Nam đã có 2 dự án là đóng bánh sinh khối và pin mặt trời đã được nghiên cứu ứng dụng vào thực tế tại Đồng Tháp và Hà Tây. Giai đoạn II của các dự án sẽ tiếp tục được thực hiện với mục tiêu hoàn thiện và phổ cập hơn nữa các ứng dụng trên cho các vùng nông thôn Việt Nam. Nguồn: TBKTVN, ngày 24/1/2000 Sản xuất phân sinh học từ than bùn và chất thải hữu cơ Tiến sĩ Nguyễn Đức Lương, thuộc Khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Kỹ thuật TP. Hồ Chí minh, đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất phân sinh học từ than bùn và chất thải hữu cơ. Qua quy trình xử lý nghiền, phối trộn, lên men,v.v... 5 tấn than bùn sẽ cho ra 7,5 tấn phân sinh học có chứa chất kích thích tăng trưởng thực vật và tăng lượng vi sinh vật cho đất. Hiệu quả của 1 kg phân sinh học có tác dụng tương đương với 1,4 kg phân NPK nhưng giá rẻ hơn, chỉ từ 800-1.200 đồng/kg. Đây là đề tài đoạt giải ba hội thi sáng tạo kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh 1999. Nguồn: Nhân dân, ngày 18/1/2000 Thiết bị lọc bụi tĩnh điện bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp đã thiết kế, chế tạo và đưa vào sử dụng thử thiết bị lọc bụi tĩnh điện tại xưởng thu hồi kiềm của Công ty Giấy Đồng Nai với hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao. Thiết bị này hoạt động với lưu lượng khí thải 35.000 m3/giờ và đã làm giảm nồng độ bụi từ 50 g/m3 trước xử lý xuống chỉ còn 390 mg/m3 sau khi xử lý, đạt tiêu chuẩn môi trường về khí thải công nghiệp ở Việt Nam. Mỗi ngày thiết bị này còn thu hồi được từ 10-14 m3 dịch xút trị giá hàng trục triệu đồng. Giá thành chế tạo thiết bị này chỉ bằng 20% - 25% giá mua của nước ngoài và hằng năm việc sử dụng thiết bị lọc bụi tĩnh điện này đã tiết kiệm được hàng tỷ đồng do thu hồi lượng bụi kiềm. Nguồn: Nh n dân, 15/2/2000 â Vât liệu DS3 dùng để khử nước mặt bị chua phèn ở vùng sâu, vùng xa của Đồng bằng sông Cửu Long Để góp phần giải quyết một phần khó khăn về nước sinh hoạt cho đồng bào vùng sâu, vùng xa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), mới đây các chuyên gia ở Viện Hóa học đã triển khai đề tài "Xử lý nước phèn dùng cho sinh hoạt ở ĐBSCL". Mục đích là tìm ra phương pháp xử lý nước phèn đơn giản, dễ áp dụng cho các hộ gia đình sống ở các vùng có nước bị phèn, mặn ở ĐBSCL ĐBSCL có nhiều vùng mà nước bị phèn, mặn. Đại bộ phận dân cư ở những vùng này còn thiếu nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nước sinh hoạt ở đây chủ yếu được lấy từ kênh, thậm chí rửa rau, vo gạo cũng dùng trực tiếp nước kênh mà không qua một khâu xử lý nước nào. Nước để uống và nấu ăn được giải quyết tùy hoàn cảnh từng gia đình và điều kiện giao thông. Một số hộ dự trữ được nước mưa, có thể dùng qua nhiều tháng; còn đa số hộ phải mua nước từ nơi khác chở tới với gía 1.000 đồng/gánh (dung tích một gánh khoảng 40 lít), tương đương 25.000 đồng/m3. Rất nhiều hộ khác ở vùng sâu, vùng xa mặc dù có tiền nhưng cũng không mua được nước, bởi thuyền không thể chở nước vào được. Tại những nơi đó, mọi người phải để nước đục lắng trong các lu chứa thì mới có nước dùng cho ăn, uống và sinh hoạt. Theo kết quả phân tích thì nước chứa trong các lu được lấy từ các con kênh, thường rất chua vì độ pH nhỏ hơn 5 (pH<5) và có chứa nhiều chất độc hại cho sức khỏe con người như các ion nhôm, sắt, các ion sulfat,v.v.... Mặc dù nhiều gia đình đã phải dùng tro, vôi để xử lý nước, nhưng chất lượng nước sau khi xử lý vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép dùng trong ăn, uống. Sau khi ăn, uống, người ta thường vẫn bị đau bụng. Trước thực tế đó, nhiều năm qua các chuyên gia của Viện Hóa học đã tập trung nghiên cứu làm sao có thể sử dụng các loại vật liệu dễ kiếm trong tự nhiên ở địa phương, hoặc một số loại hóa chất được dùng trong thực phẩm, để xử lý nước phèn, mặn nhằm đưa được độ pH của nó về gần 7, đồng thời tách được các ion sắt, nhôm ra khỏi nước bị chua phèn này. Trong thực tế, hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước phèn, mặn như: phương pháp trao đổi ion, thẩm thấu ngược, siêu lọc, điện thẩm để tách các loại ion tan trong nước, phương pháp cung cấp nhanh không khí vào nước để tách và loại bỏ sắt, chuyển sắt ở dạng Fe2+ về dạng Fe3+(hay người ta thường nói tắt là chuyển sắt 2 về sắt 3),v.v... Tuy nhiên, các phương pháp này đều rất đắt tiền, khó áp dụng cho việc xử lý nước phèn ở các vùng sâu, vùng xa. Để khắc phục nhược điểm này, các chuyên gia đã xây dựng phương pháp mới dựa trên nguyên tắc tích số tan. Dùng một vật liệu rắn để cố định sắt 2 theo cơ chế tích số tan, mà không cần chuyển sắt 2 thành sắt 3 và dùng các vật liệu có khả năng hấp thụ một phần sulfat hoặc có khả năng liên kết với sulfat nhằm tạo ra một muối kép kém tan để tách và loại bỏ sulfat. Dụng cụ để xử lý nước phèn cũng rất đơn giản, đó là một thùng ống hình trụ, bằng nhựa cỡ 70-100 lít có khóa vòi nước phía dưới. Trong ống có các lớp (theo thứ tự từ dưới lên) là: sỏi to, trên là lớp cát dày 15-20 cm, tiếp theo là lớp vật liệu DS3 (dạng hạt, cỡ 2-4 mm) dày 20-30 cm, và trên cùng là lớp cát. Nước phèn được đổ vào thùng, sau đó cho chảy từ từ với lưu lượng cỡ 30-40 lít/giờ. Chất lượng nước sau khi xử lý được đánh gía là tốt, dùng được cho sinh hoạt gia đình. Công nghệ này đã được khảo sát thực nghiệm từ năm 1989 tại một số hộ gia đình tại tỉnh Long An thuộc ĐBSCL. Năm 1999 UBND huyện Thủ Thừa đã quyết định cho triển khai ứng dụng trên toàn huyện. Theo TS. Nguyễn Bá Trinh - chuyên gia của Viện Hóa học, thì vật liệu DS3 có tính năng tổng hợp, có khả năng loại trừ được các ion nhôm, sắt, sulfat và các chất hữu cơ độc hại khác. Khi nước phèn tiếp xúc với vật liệu DS3, độ pH của nước nhiễm phèn được chuyển về trung tính. Đó là điều kiện tiên quyết để chuyển nhôm về dạng hydroxit khó tan. Trong môi trường trung tính, sắt 2 dễ bị ôxy hóa thành sắt 3 và kết tủa dưới dạng hydroxit sắt 3. Một phần sắt 2 còn lại bị hấp thụ lên hydroxit, một phần bị cố định lên vật liệu DS3 theo cơ chế tích số tan. Trong điều kiện độ pH của nước không cao, sulfat bị hấp thụ lên DS3 hoặc lên hydroxit. Vật liệu DS3 là một loại vật liệu có chứa carbon nên nó có khả năng hấp thụ một ít các chất hữu cơ, đặc biệt là các chất có tính hydropholic cao, nhờ đó mà nó có thể hấp thụ các vết xăng dầu, hoặc thuốc trừ sâu có thể có trong nước phèn. Một đặc tính nữa của vật liệu DS3 là khả năng cố định chì - một kim loại nặng rất độc và thường có nhiều trong nước phèn. Điểm quan trọng là vật liệu này rất rẻ tiền và dễ kiếm. Công nghệ sản xuất DS3 và lắp ráp thùng lọc có thể tiến hành ở ngay địa phương. Vật liệu DS3 có thể sử dụng lâu dài và tái sinh. Thực tế đã chứng minh rằng một thùng lọc chứa 15 kg vật liệu DS3, có thể lọc mỗi ngày 100 lít nước phèn, thời gian sử dụng kéo dài trên 3 năm. Giá thành mỗi thùng lọc, nếu sản xuất nhiều, có thể chỉ dưới 300.000 đ/thùng, trong đó chi phí mua vật liệu chiếm khoảng 50%. Chi phí xử lý ước tính ở mức 2.000-3.000 đ/m3 nước, tức là chỉ vào khoảng 150 đồng/gánh nước. Nguồn: TBKTVN, ngày 18/2/2000 Phương pháp kiểm tra đơn giản chất lượng nước giếng khoan nông thôn Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe trong sinh hoạt hàng ngày của con người, cần phải kiểm nghiệm và xử lý thích hợp nước giếng khoan. Việc đánh giá chất lượng nguồn nước thường dựa vào các chỉ tiêu cơ bản sau đây: - Các chỉ tiêu về vật lý: độ đục, độ màu, độ cứng, nhiệt độ, mùi vị, hàm lượng chất rắn,v.v... - Các chỉ tiêu về hóa học: độ pH, độ ôxy hóa, hàm lượng sắt, mangan, clorua sulfat, các hợp chất của nitơ, iốt, fluo, v.v... - Các chỉ tiêu vi sinh vật: số vi trùng E.Coli gây bệnh, các loại rong tảo, vi rút,v.v... Nếu muốn có thông tin đầy đủ và chính xác về chất lượng nguồn nước mà bạn đang sử dụng, bạn nên mamg mẫu nước đến các cơ sở kiểm nghiệm chất lượng nước của Trung ương hoặc địa phương để kiểm tra. Tuy nhiên, một vài phương pháp kiểm tra đơn giản dưới đây sẽ phần nào giúp bạn nhận biết, đánh giá sơ bộ một số chỉ tiêu về chất lượng nguồn nước mà bạn đang sử dụng. V màu sắc:ề Nếu nguồn nước có màu vàng là nước có nhiều chất mùn humic, có màu đen là nước có hàm lượng mangan cao, có màu đỏ là nước bị nhiễm sắt và thường làm vàng quần áo trắng khi giặt, còn các loài thủy sinh vật làm cho nước có màu xanh lá c...Chí Minh đang tiến hành lắp đặt hệ thống giám sát tự động chất lượng không khí đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Hệ thống bao gồm một mạng lưới bốn trạm giám sát không khí cố định với 1,6 tấn thiết bị trị giá 409.000 USD nhập từ Đan Mạch như máy giám sát bụi, hệ thống không khí, thiết bị phân tích, máy ghi dữ liệu, dụng cụ lọc, đầu dò gió, đầu dò nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, bức xạ,v.v... được đặt ở quận 3, quận 5, quận Thủ Đức và quận Tân Bình. Các trạm này hoạt động liên tục, tự động báo các thông số NO/NO2, SO2, CO, O3 và bụi về trung tâm điều hành, giúp cơ quan chức năng theo dõi, quản lý chất lượng không khí, góp phần báo động ô nhiễm, nghiên cứu tác động của ô nhiễm không khí tới sức khỏe, điều tra nguồn phát thải ô nhiễm kể cả việc đếm mật độ xe, xác định dự án, nghiên cứu quản lý giao thông,v.v... Đây là một phần của dự án về quản lý môi trường nhằm quy hoạch định hướng mạng lưới giám sát chất lượng không khí tại TP. Hồ Chí Minh do Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ. Dự tính, hệ thống giám sát mới sẽ hoạt động vào khoảng tháng 7/2000. Nguồn: Nh n dân, 18/5/2000 â Giải pháp mới trong việc xử lý khí cacbonic Những cuộc tranh luận về môi trường trên thế giới đang có xu hướng thay đổi. Người ta không còn bàn cãi về những tác động của con người đối với tự nhiên hay việc Trái đất đang nóng lên do “Hiệu ứng nhà kính”. Điều mà các nhà khoa học quan tâm hiện nay là con người sẽ làm gì để bảo vệ môi trường sống của mình. Khí nhà kính là nguyên nhân gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Điều đáng lo ngại là lượng khí cácbonic trong không khí đang tăng nhanh do sử dụng chất đốt phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng. Từ lâu, chính phủ các nước và các tổ chức môi trường đã cố gắng ngăn chặn sự gia tăng này bằng những biện pháp tiết kiệm nhiên liệu hay chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng mới. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu về chất đốt trên thế giới không hề giảm, mà ngược lại, ngày càng tăng theo đà phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và sản xuất dầu mỏ. Trước tình hình đó, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu để đưa ra một giải pháp mới: cô lập lượng khí cacbonic thải ra trong các “bồn chứa” thiên nhiên sẵn có, cụ thể là trong lòng đất hoặc dưới đáy biển. Tại một trong những mỏ khí đốt ở khu khai thác dầu và khí đốt Sleipner ở ngoài khơi, cách bờ biển Na Ựy 240 km, mỗi tuần 20.000 tấn khí cacbonic được đưa vào các lỗ trống của một lớp sa thạch ở độ sâu 1000 m dưới mặt nước biển. Một trong các túi khí tại đây có chứa 9% khí cacbonic, trong khi lượng cho phép là không quá 2,5%. Thay vì tách lượng khí cacbonic thừa khỏi khí đốt rồi giải phóng chúng ra ngoài không khí, những người điều hành ở đây quyết định nén lượng khí đó lại rồi bơm chúng xuống 1 cái giếng trên lớp sa thạch dày 200 m sau khi đã hút hết nước mặn trong giếng đi. Mối lợi đối với môi trường của Na Ựy là quá rõ: gần 1 triệu tấn cacbonic được cô lập ở Sleipner chiếm tới 3% lượng khí nhà kính thải ra ở nước này. Tuy nhiên, thành công lớn nhất của chủ nhân các mỏ dầu ở đây lại không nằm ở khía cạnh đó. Vào năm 1996, chính phủ Na Ựy quy định mức thuế đánh trên lượng khí cacbonic thải ra là 50 ỰSD/tấn. Như vậy, sau 3 năm, số tiền thuế có thể lên đến 50 triệu ỰSD. Thay vì trả số tiền này, họ đã đầu tư 80 triệu ỰSD vào thiết bị nén khí và chuẩn bị các giếng chứa khí cacbonic. Vì thế, chỉ sau một năm rưỡi, các nhà sản xuất sẽ hoàn toàn thu lại vốn. Tại một mỏ khí khác trong vùng biển Barents ở phía bắc Na Ựy, khí cacbonic lại được bơm vào lòng đất. Đây là quá trình ngược lại của việc khai thác dầu và khí đốt ra khỏi lòng đất. Trên thực tế, thao tác này ngày nay khá phổ biến ở nhiều khu vực khai thác trên thế giới. Khí cacbonic được bơm xuống các túi dầu làm tăng độ hoạt động của dầu, từ đó giúp tăng năng suất của giếng. Trong năm 1998, có 43 triệu tấn khí cacbonic đã được bơm xuống 65 mỏ dầu trên khắp nước Mỹ cũng với mục đích trên. Thế nhưng con số 43 triệu tấn vẫn là quá nhỏ bé nếu so với tiềm năng dự trữ khí cacbonic của các thành hệ địa lý như: các tầng đá ngậm nước mặn (như trường hợp mỏ khí tại Sleipner), những vỉa than không khai thác được, túi dầu hoặc túi khí đã cạn, những hang động,v.v...trên khắp thế giới. Tuy nhiên, “bồn chứa” lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người vẫn là biển cả. Đại dương hoà tan khoảng khoảng 40.000 tỷ tấn khí cacbonic, so với 750 tỷ tấn trong không khí, nhưng dung tích của nó còn vượt xa con số đó. Nếu chỉ dựa vào các chu trình tự nhiên thì sau vài trăm năm nữa, 85% lượng khí cacbonic trong không khí hôm nay cũng sẽ được hoà tan vào biển cả. Vấn đề của chúng ta là đẩy nhanh quá trình đó. Các nhà khoa học đang xem xét khả năng bơm trực tiếp khí cacbonic xuống biển ở độ sâu từ dưới 1000 m, nơi mà nhiệt độ nước biển giảm đáng kể theo độ sâu. Tầng nước biển lạnh hơn và mặn hơn này rất khó hoà tan với lớp nước bề mặt và khí cacbonic sẽ được giữ lại một cách có hiệu quả. Khí cacbonic có thể được đưa xuống biển theo hai cách : hoà tan vào nước biển ở độ sâu trung bình 1000- 2000 m hoặc bơm xuống độ sâu 3000 m để tạo nên cái gọi là “hồ cacbonic”, giữ chúng lại nơi đại dương trong khoảng thời gian tối đa. Tuy có nhiều giải pháp được đưa ra xem xét, song chúng ta cũng cần quan tâm đến những tác hại có thể có đối với môi trường khi tiến hành những biện pháp kỹ thuật này. Các cấu trúc địa lý được dùng làm nơi cô lập khí cacbonic cần phải có sự bền vững cần thiết để bảo đảm sự an toàn, vì không những khí cacbonic có thể bị rò rỉ ra ngoài không khí mà còn có thể xảy ra mối nguy hiểm là một khối khí cacbonic khổng lồ nếu được giải phóng ra bất ngờ sẽ “ thổi” sạch khí oxy ra khỏi một khu vực rộng lớn (do khí cacbonic nặng hơn khí oxy), làm cho động vật và con người bị chết ngạt. Trong trường hợp khí cacbonic được đưa xuống biển, nó có thể làm giảm độ pH của nước biển từ 8 xuống còn từ 5-7. Một sự thay đổi độ axit như vậy sẽ gây nguy hiểm cho những sinh vật phù du, vi khuẩn và các loài sinh sống dưới đáy biển nếu chúng không di chuyển đến được những vùng nước có độ axit yếu hơn. Để khắc phục vấn đề này, người ta phải phân tán lượng khí cacbonic bơm xuống biển trên một diện rộng. Cuối cùng, tất cả các phương pháp này đều có chung một trở ngại là còn quá mới mẻ và tốn kém, đặc biệt là trong khâu tách khí cacbonic. Cách làm phổ biến nhất hiện nay là dùng dung dịch monoethanolamine (MỌA) trong tháp hấp thụ khí nhà kính. Khí cacbonic trong đó sẽ phản ứng với MỌA ở nhiệt độ trong phòng để tạo thành một hỗn hợp không bền vững. Hỗn hợp này sẽ được đun nóng tới 1200C ở tháp phân tích để giải phóng khí cacbonic. Nguồn: Phụ san Khoa học&Đời sống, số 144/2000 Mô hình xử lý nước thải trong chế biến thủy sản đạt hiệu quả cao Phương án nâng cao hiệu quả công nghệ xử lý nước thải trong chế biến thủy sản (CBTS) bằng phương pháp dùng bùn hoạt tính kết hợp với sử dụng chế phẩm ỌM (vi sinh vật) với chi phí tối thiểu áp dụng cho các cơ sở CBTS tại Việt Nam do kỹ sư Nguyễn Viết Hòa đề suất. Tác giả đã nghiên cứu phương pháp xử lý đã được áp dụng trên thế giới và các hệ thống xử lý hiện đang hoạt động tại một số doanh nghiệp CBTS tại ở Việt Nam và đưa ra sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải CBTS kết hợp giữa các phương pháp cơ học và sinh hóa bùn hoạt tính và chế phẩm ỌM. Chế phẩm ỌM không những hạn chế được mùi hôi mà còn làm tăng hiệu quả xử lý và tốc độ phân hủy. Nhờ đó, khả năng xử lý triệt để hơn so với các hệ thống đang được sử dụng tại các cơ sở CBTS. Ngoài ra, tác giả đã xác định được các thông số tối ưu như lượng bùn, liều lượng ỌM, tải trọng, thời gian lưu,v.v...cho hệ thống xử lý này. Nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý này như sau: Nước thải trong sản xuất và vệ sinh công nghiệp sau khi qua song chắn rác đến bể ổn định để tách tạp chất thô và một phần tạp chất lơ lửng. Từ đây, nước thải được bơm vào bể xử lý kỵ khí để phân hủy một phần lớn chất bẩn bằng bùn hoạt tính có lẫn chế phẩm ỌM. Sau đó, nước thải được dẫn đến bể chứa. Tại đây, nước thải được trộn đều với bùn hoạt tính và bị phân hủy bởi oxy trong không khí nhờ 4 máy nén khí. Sau đó, nước thải cùng bùn hoạt tính đi vào bể lắng để tách bùn. Một phần lớn bùn hoạt tính từ bể lắng sẽ được đưa trở lại các bể xử lý kỵ khí và bể chứa bằng bơm bùn. Phần bùn còn lại được bơm bùn thứ hai đưa về máy ép bùn để làm phân bón. Phần nước trong được chuyển qua và trộn với clorua vôi ở máng trộn rồi khử khuẩn tại bể khử khuẩn. Cuối cùng, nước thải được dẫn vào cống thải chung của thành phố. Qua thử nghiệm, các loại nước thải này đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường theo qui định trong các tiêu chuẩn của Nhà nước. Theo tác giả, sơ đồ xử lý này có những ưu điểm sau: 1. Hệ thống này đảm bảo đủ các khối xử lý như : cơ học, sinh hóa, khử khuẩn và xử lý cặn. Do đó, hệ thống sẽ đảm bảo chất lượng nước thải xả ra môi trường. 2. Hệ thống gọn, cần ít mặt bằng xây dựng, mức sử dụng năng lượng thấp hơn nhiều so với các hệ thống xử lý khác mà lại đạt hiệu quả cao hơn. 3. Nhờ có chế phẩm ỌM được đưa vào quá trình xử lý nên hệ thống làm giảm tối đa mùi hôi thối đặc trưng của các cơ sở CBTS do các sản phẩm thủy sản bị phân hủy. 4. Hệ thống xử lý cho phép thu hồi khí sinh học (metan) để tận dụng làm khí đốt. 5. Kinh phí đầu tư cho hệ thống xử lý này thấp hơn so với các hệ thống xử lý hiện đang được sử dụng tại các doanh nghiệp từ 1,5 đến 2,5 lần. Đầu tư khoảng 740 triệu đồng cho một hệ thống xử lý nước thải như trên với qui mô 500 m3/ngày đêm, trong khi các hệ thống xử lý khác cần từ 1,5 đến 2 tỷ đồng với công suất tương tự. Các doanh nghiệp CBTS của Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải có thể nghiên cứu áp dụng phương pháp xử lý này. Nguồn : Phụ san Khoa học và Đời sống, số 132/1999 Đổi mới công nghệ chiếu sáng - giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả cao Mức tiêu thụ điện dùng cho sinh hoạt tăng rất nhanh trong 5 năm qua. Ngoài nguyên nhân do lưới điện mở rộng, mức sống được nâng cao, có một nguyên nhân quan trọng nữa là do trang thiết bị dùng để chiếu sáng ở nước ta vẫn còn lạc hậu, hiệu suất thấp, vừa gây tốn kém cho người dùng điện vừa gây khó khăn cho việc cung cấp điện. Thực trạng này đang đặt vấn đề đổi mới công nghệ chiếu sáng trên toàn quốc trở nên hết sức cấp thiết. Điện dùng cho sinh hoạt phổ cập nhất hiện nay là dùng cho chiếu sáng. Có thể nói, lưới điện kéo đến đâu thì việc đầu tiên là dùng để thắp sáng ở đó. Như vậy, công nghệ chiếu sáng là công nghệ sử dụng điện phổ cập nhất ở nước ta. Tuy nhiên, công nghệ chiếu sáng hiện nay đang thịnh hành ở nước ta lại là công nghệ đã lỗi thời, tiêu tốn nhiều điện mà hiệu quả chiếu sáng lại thấp. Công nghệ chiếu sáng bao gồm: bóng đèn, chấn lưu cho đèn huỳnh quang, chóa đèn và cách bố cục hợp lý hệ thống chiếu sáng. Bóng đèn thông dụng dùng cho chiếu sáng trong nhà có 3 loại: bóng đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang (đèn ống) và đèn huỳnh quang compact (đèn huỳnh quang thu gọn). Các chuyên gia đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học-công nghệ cấp Nhà nước: "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả" đã đưa ra so sánh, với cùng công suất điện như nhau nếu như đèn sợi đốt cho độ sáng là 1, thì đèn huỳnh quang là 4 và đèn huỳnh quang compact là 5. Khi dùng đèn sợi đốt, điện năng chuyển sang quang năng chỉ có khoảng 5%, còn lại là nhiệt năng. Vì vậy, dùng loại đèn này không những cho hiệu quả chiếu sáng thấp mà còn làm nóng không khí trong phòng. Trong các phòng có điều hòa không khí mà dùng bóng đèn sợi đốt (đèn chùm, đèn trần, đèn tường) thì không những lãng phí điện cho chiếu sáng mà còn tăng chi phí điện, bởi vì máy điều hòa phải tải nhiệt (do đèn sợi đốt sản ra) ra ngoài. Theo kết quả của cuộc điều tra mới đây, trên toàn quốc hiện đang sử dụng khoảng 30 triệu bóng sợi đốt. Nếu 80% bóng sợi đốt 100 W được thay bằng bóng huỳnh quang 40w (có độ sáng tương đương) thì tổng công suất tiêu thụ giảm 1.440 MW, trong khi đó công suất của Nhà máy thủy điện Hoà Bình là 1.920 MW. Nếu tính hệ số sử dụng đồng thời là 50% thì tổng công suất tiêu thụ giảm 720 MW (công suất Nhà máy điện Phả Lại 2 là 600 MW), với thời gian thắp sáng 5 giờ/ngày thì sẽ tiết kiệm 1,3 tỷ KWh/năm, bằng một nửa sản lượng điện một năm của Nhà máy điện Phả Lại 1. Về đèn huỳnh quang: Hiện nay, ở Việt Nam đang dùng phổ biến loại bóng đèn huỳnh quang với đường kính 32mm (ký hiệu T10), trong khi các nước trong khu vực dùng phổ biến loại bóng đèn huỳnh quang có đường kính 26mm (ký hiệu T8). Công suất của bóng T8 giảm 10% so với công suất của bóng T10, nhưng độ sáng tăng 12%. Chấn lưu điện dùng cho bóng T10 có công suất tiêu thụ là 11W. Nếu thay bằng chấn lưu tổn hao thấp 5,5W như dùng cho T8 thì tổng công suất giảm đối với 1 đèn huỳnh quang là 9,5W (thay cả bóng và chấn lưu). Theo kết quả điều tra, hiện nay trên toàn quốc đang dùng khoảng 30 triệu bóng huỳnh quang. Nếu chuyển 100% bóng T10 sang T8 với chấn lưu tổn hao thấp thì công suất tiêu thụ sẽ giảm là 285 MW, với thời gian thắp sáng 5 giờ/ngày thì một năm sẽ tiết kiệm 520 triệu KWh. Bóng đèn huỳnh quang compact có ưu điểm là công suất chiếu sáng cao (20 W nhưng độ sáng ngang với bóng 100 W sợi đốt), tuổi thọ 10.000 giờ (gấp 10 lần bóng sợi đốt), gọn nhỏ và lắp vừa với các đui đèn sợi đốt, nhưng giá thành khá cao (khoảng 80 đến 120 ngàn đồng/bóng có công suất 12-20W). Theo các chuyên gia, nếu dùng bóng compact ở những nơi có thời gian chiếu sáng trên 6 giờ/ngày (hành lang, đường đi, nhà hàng, khách sạn,v.v...), với giá điện từ 1.300 đến 1600 đ/KWh và thời gian thắp sáng trên 12 giờ/ngày thì chỉ sau 4 tháng là hoàn vốn. Loại bóng đèn này càng phát huy hiệu quả ở các khách sạn, nhất là ở các phòng có dùng điều hòa không khí. Về chóa đèn: theo các chuyên gia, chỉ nên dùng các loại chóa đèn có phản quang và không nên sử dụng chóa đèn có hộp nhựa che bóng đèn. Đối với chiếu sáng đường sá nên dùng loại đèn Sodium cao áp 150W thay cho loại thủy ngân cao áp 250W có độ chiếu sang tương đương. Một km đường với 20 đèn như vậy, công suất tiêu thụ giảm được 2 KW. Kết quả thu được từ một số dự án trình diễn tại một số khách sạn ở Hà Nội và Tp.HCM mới đây cho thấy, việc thay đổi công nghệ chiếu sáng đã mang lại nhiều lợi ích như: giảm chi phí điện năng tới 60%, giảm công bảo dưỡng (thay bóng đèn) do tuổi thọ bóng đèn cao, giảm công suất tiêu thụ, nhờ đó giảm tải cho hệ thống điện và giảm phát thải khí nhà kính,v.v... Nguồn: TBKTVN, 22/5/2000 Công nghệ mới thu hồi bụi trong sản xuất ximăng lò đứng Công ty ximăng Sài Sơn và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội vừa nghiên cứu và hoàn thiện đề tài về công nghệ: “Xử lý thu hồi bụi trong quá trình sản xuất ximăng theo công nghệ lò đứng”. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hà Tây đã nghiệm thu và đánh giá đề tài này thuộc loại xuất sắc. Quy trình công nghệ của phương pháp này như sau: Lắng khô kết hợp với lắng ướt; dùng quạt hút bụi, khí xuống 2 hầm lắng khô được xây dưới đất. Sau đó khói lò qua 3 gian lắng ướt, tại đây được phun nước với áp lực 2kg/cm2 để trộn với khói bụi làm lắng được cả những hạt bụi nhỏ. Khi gặp nước, khí độc SO2 cũng bị loại bỏ. Kết quả là đề tài đã xây dựng được công nghệ xử lý bụi hiệu quả cao, hiệu suất lọc đạt trên 90% lượng bụi khí, tận thu hơn 80% bụi khí lò (mỗi ngày bình quân thu 3,5 tấn bột bụi quay trở lại sản xuất, làm lợi hàng trăm triệu đồng một năm). Lượng bụi và tỷ lệ các loại khí độc SO2, NO2, CO giảm nhiều lần so với trước khi có hệ thống lọc bụi; bảo đảm đạt các chỉ tiêu về môi trường theo tiêu chuẩn VN 5973-1995. Đây là công nghệ xử lý bụi tốt nhất đối với nhà máy sản xuất ximăng lò đứng, chi phí đầu tư ít hơn nhiều so với phương án khác. Nguồn: Lao động, 10/7/2000 Tháp xử lý nước theo phương pháp ô-xy hóa Từ trước đến nay, các nhà máy nước thường dùng dàn mưa, sàn đập để xử lý nước dùng cho sinh hoạt. Cách xử lý này khó hòa trộn ô-xy và cần diện tích lớn cho xây dựng, trong khi đất đô thị lại ít, chật hẹp,v.v.. Mới đây, Trung tâm Phát triển công nghệ cao, thuộc Viện Khoa học vật liệu, đã nghiên cứu, chế tạo tháp ô-xy hóa cao tải để xử lý nước sinh hoạt. Nước ngầm được bơm hút từ lòng đất vào tháp, trên đỉnh có gắn bộ chức năng hút ô-xy hóa từ không khí, nước được trộn ô-xy và thúc đẩy quá trình ô-xy hóa. Nhờ vậy, nước sẽ nhận đủ lượng ô-xy tham gia phản ứng ô-xy hóa chuyển hóa sắt trong nước và giải phóng sun-phua hydrô. Dùng thiết bị này tạo khả năng hòa trộn ô-xy tốt hơn, tiết kiệm diện tích xây dựng và giá thành xây dựng chỉ bằng 2/3 so với xây dựng dàn mưa, sàn đập bằng bê-tông. Nguồn: Nhân dân, 27/7/2000 2 triệu đô la cho khử chất phụ gia xăng dầu (MTBE) Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ sẽ cam kết tài trợ hai dự án để khử chất phụ gia xăng dầu methyl tertiary-butyl ether (MEBE) ra khỏi các nguồn cấp nước cộng đồng. Cơ quan này sẽ cấp 1 triệu đôla cho các dự án thử nghiệm ở Long Island, New York và 1 triệu USD cho Santan Monica, California, nơi mà các nguồn cấp nước ngầm đã bị ô nhiễm do sự rò rỉ của các thùng chứa khí ngầm. Các khu vực này được lựa chọn bởi vì đây là những nơi bị nhiễm bẩn nhất trên toàn quốc. Người phụ trách EPA, Carol Browner cho biết "Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường, chính quyền Clinton-Gore đã kêu gọi Quốc hội loại bỏ MTBE ra khỏi xăng dầu, và chúng ta đã bắt đầu các hành động điều chỉnh nhằm mục đích loại bỏ MTBE", "Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, phải có các hành động để giúp các cộng đồng thực sự bị ảnh hưởng bởi sự rò rỉ MTBE". New York sẽ sử dụng nguồn kinh phí được cấp ở 50 địa điểm tại Long Island. Các nguồn quỹ ở Santa Monica sẽ được dùng để giúp đỡ bù đắp chi phí ước tính 150 triệu USD để khôi phục nguồn nước ngầm và các nguồn cấp nước thay thế. MTBE được sử dụng ở nhiều nhà máy tinh lọc dầu để tuân thủ theo Đạo luật Không khí sạch kêu gọi sử dụng các chất oxy hóa trong các loại nhiên liệu. Do những lo ngại về ô nhiễm nước, chính quyền đã bắt đầu các hành động điều chỉnh để kiểm soát MTBE theo Đạo luật Kiểm soát các Chất Độc hại. Nguồn: ENN, 25/07/2000 Áp dụng công nghệ làm sạch ô nhiễm dầu mỏ bằng phương pháp phân hủy sinh học Viện Công nghệ Sinh học (Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng đạt kết quả tốt công nghệ làm sạch ô nhiễm dầu mỏ bằng phương pháp phân hủy sinh học. Đây là đề tài khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 1996-2000 do tiến sĩ Đặng Thị Cẩm Hà làm chủ nhiệm. Trên cơ sở điều tra cơ bản các yếu tố môi trường và lựa chọn được tập đoàn vi sinh vật có khả năng phân hủy dầu cả trong điều kiện hiếu khí và kỵ khí, tập thể các nhà khoa học thực hiện đề tài đã chế thử hai chế phẩm Oilcleanser 1 (dạng lỏng) và NPB1 (Oilcleanser 2 dạng rắn nhẹ, xốp). Quy trình công nghệ nói trên đã và đang được triển khai áp dụng có hiệu quả tại kho K130, và ba kho khác của Công ty Xăng dầu B12 ở Quảng Ninh. Thành công này mở ra triển vọng áp dụng ở quy mô toàn quốc. Nguồn: Sài Gòn giải phóng, 1/8/2000 Tái chế nhựa xốp bằng dung môi tự nhiên Tại Nhật Bản, mỗi năm tiêu thụ hơn 400.000 tấn nhựa xốp (bọt biển) dùng để bọc đồ điện tử gia dụng, khay đựng thức ăn, hộp đựng thủy sản,v.v...Nếu không tái chế lượng nhựa xốp thải bỏ này thì chúng sẽ gây ô nhiễm môi trường, gây tình trạng lãng phí nguyên liệu. Gần đây, người ta chỉ biết phương pháp đun nóng và cán nát để tái chế nhựa xốp. Phương pháp tái chế này làm thoái hóa những tính năng cơ học trong nhựa xốp, làm giảm 30-40% sức bền và khả năng chống sóc, khiến nhựa xốp tái chế cứng và không đủ tiêu chuẩn để sử dụng trong đóng gói hàng điện tử và việc đốt chúng cũng gây ra khí rất độc ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường . Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Nhật Bản đã tái chế thành công nhựa xốp bằng phương pháp dung môi tự nhiên, đó là chất Limônin - một loại dầu thực vật tự nhiên được chiết xuất từ vỏ cam, quýt. Phương pháp tái chế bằng limônin giảm được 30% thán khí so với phương pháp tái chế cũ. Quá trình tái chế không gây độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Cấu trúc phân tử limônin và polixtirin ( nguyên liệu dùng để làm thành xốp) giống nhau. Do đó, khi nhỏ dung môi limônin, chỉ có nhựa xốp là tan, các tạp chất khác như bụi bẩn, nhãn dán,v.v...còn nguyên vẹn nên dễ dàng tách riêng chúng ra. Quá trình tái chế này xảy ra ở nhiệt độ bình thường, hạn chế tối đa hiện tượng giảm trọng lượng phân tử mà thường hay xảy ra ở phương pháp tái chế bằng cách đun nóng. Nhựa xốp tái chế theo phương pháp này có chất lượng tốt như sản phẩm nhựa xốp làm mới. Sau 3 phút hòa tan trong dung môi limônin, khối lượng nhựa xốp chỉ còn lại bằng 1/20 khối lượng nhựa xốp ban đầu, khiến cho việc thu gom và vận chuyển đơn giản và tiết kiệm chi phí vận tải rất nhiều. ở Tokyo, các xe tải của Công ty tái chế đi từng cửa hàng thu gom nhựa xốp đã qua sử dụng rồi cho hòa tan vào dung môi limônin trong hệ thống lắp đặt sẵn tại thùng xe. Sau đó, tại nhà máy, hỗn hợp này được đun nóng trong lò để làm bốc hơi chân không, khiến limônin bốc hơi và phân tách pôlixtirin. Chất pôlixtirin được kéo thành những thanh dài, mỏng, làm nguội trong nước sau đó được cắt thành dạng viên, làm nguyên liệu để tái chế nhựa xốp. Sau quá trình làm lạnh, 99% chất limônin được thu hồi để sử dụng lại. Quy trình tái chế này tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu, nguyên vật liệu và cực kỳ hiệu quả. Nguồn:Khoa học và Đời sống, Số 33(1338)/2000 Bộ đầu đo sinh học có độ nhạy cao xác định nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật ngày càng được sử dụng rộng rãi để phòng trừ sinh vật gây tác hại cho cây trồng, nông sản và đồng thời nó đã mang lại nhiều hiệu quả tốt. Tuy nhiên, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cũng gây ô nhiễm cho con người và môi trường, đặc biệt nguy hiểm là khi sử dụng thuốc BVTV không đúng quy định như sử dụng quá liều lượng, không tuân thủ đúng thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV,v.v....đối với những nhóm thuốc có độ độc cao hoặc nhóm thuốc cấm sử dụng. Người bị nhiễm thuốc BVTV liều lượng cao có thể gây nên ngộ độc cấp tính mà thường biểu hiện: mẩn ngứa, đau đầu, chóng mặt, nôn,v.v...Trong trường hợp bị nhiễm độc nặng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, hậu quả nguy hiểm của thuốc BVTV ở độc tính tích lũy. Đối với nhóm người thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV hàng ngày như: người sản xuất, đóng gói thuốc BVTV, những nông dân thường xuyên tiếp xúc với thuốc, thường xuyên ăn hoặc uống thực phẩm hoặc nước bị nhiễm thuốc,v.v..., một lượng nhỏ thuốc này sẽ nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, ngấm qua da của người. Mặc dù phần lớn thuốc BVTV bị phân hủy tự nhiên, bị đào thải ra ngoài cơ thể, nhưng nhiều chất trong số đó phân hủy kém như nhóm thuốc có Clo hữu cơ, có khả năng tích lũy trong cơ thể của con người và gây nên bệnh mãn tính với những triệu chứng như: người mệt mỏi, mất khả năng điều hòa phản xạ, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng dẫn đến suy giảm hoặc mất khả năng sinh sản. Đã có nhiều nghiên cứu xác định sự liên quan giữa bệnh ung thư và dị dạng với nhóm thuốc BVTV chứa Clo hữu cơ. Thuốc trừ vật hại thuộc nhóm lân hữu cơ và carbamat tuy có độ phân hủy tốt nhưng là chất gây độc thần kinh, gây ức chế hoạt tính enzym cholinexterasa. Người tiếp xúc nhiều với loại thuốc này sẽ thường xuyên bị đau đầu và trong trường hợp bị nhiễm nặng sẽ bị suy nhược thần kinh hoặc bị giảm trí nhớ. Để ngăn ngừa và hạn chế hậu quả xấu nói trên, ngoài biện pháp an toàn lao động, còn cần phải tăng cường kiểm soát dư lượng thuốc BVTV; Thường xuyên kiểm tra đánh giá dư lượng thuốc trong rau, hoa quả, thực phẩm, trong cơ thể của nhóm người tiếp xúc nhiều và trong môi trường sống như: trong nước, đất, động vật, thực vật. Cho tới nay, phương pháp xác định sự tồn lưu thuốc BVTV thường dùng là phương pháp sắc khí ký. Ưu điểm của phương pháp này là giới hạn xác định thấp, tính đặc hiệu cao. Song, phương pháp này sử dụng thiết bị đắt tiền và chỉ thực hiện được ở trung tâm phân tích, vì đòi hỏi cán bộ sử dụng thiết bị có tay nghề cao . Mặt khác, việc xử lý mẫu cũng đòi hỏi thiết bị chuyên dùng và thời gian cho nên gây nhiều tốn kém khi phải vận chuyển và bảo quản số lượng lớn mẫu. Để khắc phục những trở ngại trên, gần đây người ta sử dụng phương pháp xác định dư lượng thuốc BVTV bằng kỹ thuật miễn dịch và enzym. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, đơn giản, có thể tiến hành xác định ngay tại hiện trường. Theo hướng này, trong thời gian vừa qua các cán bộ nghiên cứu của Phòng Công nghệ gen động vật, Viện Công nghệ Sinh học, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã thành công tạo ra phương pháp xác định thuốc trừ cỏ 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) bằng kỹ thuật miễn dịch trên phiến nhựa (ELISA) và trên que thử. Giới hạn xác định và thời gian đo của kỹ thuật ELISA lần lượt là 1 ppb (1 (g/l) và 2 giờ, còn đối với que thử tương ứng là 20 ppb (20 (g/l) và 2,5 giờ. Các kết quả này đạt yêu cầu phân tích mà "Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5942- 1995) quy định. Các phương pháp này là ổn định và có thể áp dụng đo mẫu thực tế. Hiện tại, các cán bộ của Phòng Công nghệ gen động vật đang nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xác định 2,4-D trong đất và trong thực phẩm, xác định thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và nhóm carbamat trong rau, hoa quả bằng kỹ thuật enzym. Mục tiêu tiếp theo của những nghiên cứu này là sử dụng chất tải trung gian để chuyển và khuếch đại tín hiệu miễn dịch, enzym thành tín hiệu điện, chế tạo bộ đầu đo nhạy cảm sinh học (biosensor) dùng xác định nhanh dư lượng thuốc BVTV trong rau, hoa quả, thực phẩm tại cửa khẩu, các quầy bán các sản phẩm . Với dụng cụ này, những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV hàng ngày có thể tự kiểm tra dư lượng thuốc BVTV trong nước tiểu của mình. Các nhà môi trường có thể sử dụng để xác định nhanh và đánh giá dư lượng thuốc BVTV trong nước, trong đất, trong cơ thể động vật và thực vật tại hiện trường. Trong tương lai không xa, ngay tại quầy bán rau, hoa quả và thực phẩm, các bà nội trợ và người tiêu dùng sẽ có thể biết được một cách nhanh chóng dư lượng thuốc BVTV có hay không trong các sản phẩm mà họ cần dùng. Nguồn: Viện Công nghệ Sinh học,Trung tâm KHTN&CNQG Sử dụng nguồn năng lượng tiếng ồn để giảm ô nhiễm Tiếng ồn từ trước đến nay vẫn được coi như là một loại ô nhiễm âm thanh, gây rất nhiều tác hại đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các dạng bệnh nghề nghiệp khi phải làm việc trong môi trường có độ ồn cao. Nhưng đối với các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Los Alamos (Mỹ) thì những sóng âm thanh có tần số cực lớn đó còn chứa một nguồn năng lượng kỳ diệu, sau khi nhà vật lý học Scott Backhaus thử nghiệm thành công một loại động cơ mới được gọi là động cơ nhiệt âm học. Trên thực tế, động cơ nhiệt âm học của Backhaus có nguyên lý hoạt động tương tự như động cơ xe hơi thông thường hay tuốc-bin khí vì cùng dựa trên nguyên tắc chuyển nhiệt năng thành cơ năng. Tuy nhiên, có điểm khác biệt là động cơ nhiệt âm học không sử dụng xăng hay khí đốt mà sử dụng sóng âm được nén chặt. Chính ở trạng thái này, sóng âm trở thành một loại pít tông đặc biệt. Hơn nữa, loại động cơ này sẽ không đòi hỏi phải có những bộ phận chuyển động như các loại động cơ thông thường và có thể sản xuất bằng những loại vật liệu rẻ tiền. Nguyên tắc hoạt động của động cơ nhiệt âm học tương tự như động cơ hơi nước sử dụng hồi đầu thế kỷ 19. Theo sáng kiến của R.Stirling người Scotlen thì loại động cơ đó cũng gồm có một buồng kín tuyệt đối, được bơm đầy một loại khí có thể chuyển động được theo hai luồng đối lập nhau. Sự chuyển động của hai luồng khí từ vùng nóng sang vùng lạnh và ngược lại sẽ được duy trì liên tục nhờ hai pít tông hoạt động dựa trên nguyên lý các khối khí nở ra khi gặp nhiệt độ cao và co lại khi trở về nhiệt độ bình thường. Nhưng rồi sáng kiến của R. Stirling bị quên lãng, khi động cơ nổ ra đời. Đến năm 1979, người ta mới nhớ đến phát minh này khi nhà vật lý người Mỹ, Peter Ceperley ở trường đại học Geoge Mason de Fairfax thuộc bang Virginia đưa ra ý tưởng thay các pit tông bằng sóng âm thanh. Trước hết, về bản chất, âm thanh cũng là một dạng chuyển động. Sở dĩ chúng ta nghe được âm thanh là nhờ sóng âm lan truyền trong không khí làm rung màng nhĩ theo nhiều tần số khác nhau. Giáo sư Peter Ceperley đã quyết định giao cho Scott Backhaus tập trung vào nghiên cứu, thử nghiệm ý tưởng này. Sau khi nghiên cứu kỹ mô hình của R.Stirling, Backhaus tự thiết kế một mẫu động cơ riêng theo ý mình. Mẫu thiết kế của ông gồm một hộp cộng hưởng có hình dáng giống như chiếc gậy đánh bóng chày và được làm bằng thép. Bộ phận thứ hai của động cơ là một buồng kín bằng kim loại có gắn bộ trao đổi nhiệt mà bên nóng luôn luôn đảm bảo nhiệt độ ở khoảng 7000C và bên lạnh giữ nhiệt độ ở 200C. Tiếp theo, Backhaus bơm đầy khí hêli nén vào động cơ. Bộ trao đổi nhiệt có cấu tạo giống như những giàn loa công suất lớn. Chúng sẽ tạo ra âm thanh rồi truyền vào hộp cộng hưởng. Khi dội lại, âm thanh sẽ được khuếch đại lên tới mức cực mạnh. Tất nhiên, đó là những gì xảy ra bên trong động cơ, còn ở bên ngoài động cơ, người ta chỉ nghe thấy tiếng rung nhè nhẹ như khi đi cạnh một chiếc xe hơi đang chạy chậm. Điều này có được là nhờ lớp vách ngăn bằng thép có bề dày 6 mm vừa đủ để chịu áp lực của khí hêli bị nén chặt bên trong và cũng đủ để đảm bảo độ cách âm lý tưởng. Trước mắt, động cơ nhiệt âm học sẽ được sử dụng ở nhiều quy mô khác nhau. Người ta có thể chế tạo những động cơ nhiệt âm học khổng lồ dùng cho các nhà máy sản xuất khí hóa lỏng, nhưng cũng có thể sản xuất những động cơ nhiệt âm học loại nhỏ để phát điện dùng cho một gia đình. Hiện tại, các nhà khoa học của Trung tâm Los Alamos đang cộng tác với hãng vận chuyển khí đốt Cryenco Inc. để chế... quả của sự ô nhiễm này đã khiến nhiều người dân trong khu vực mắc bệnh nan y về hệ tuần hoàn, hệ thần kinh,v.v... Trước thực trạng trên, từ 1999 đến nay, các đợt kiểm tra liên tiếp được tổ chức ở nhiều nguồn nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Một nhu cầu bức bách đặt ra là cần phải có thiết bị loại trừ độc tố Arsen trong nước sinh hoạt cho mỗi gia đình trong khu vực nước bị ô nhiễm. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoan ở Trung tâm Phân tích Môi trường thuộc Viện Hóa học Công nghiệp đã hoàn thành việc chế tạo thiết bị kiểm tra Arsen trong nước và đã chính thức đưa ra thị trường thiết bị này sau một thời gian kiểm nghiệm. Thiết bị loại trừ chất Arsen trong nước có cấu tạo rất đơn giản, chế tạo bằng nhựa PVC, có dạng hình ống và có thể lắp trực tiếp vào đường ống dẫn nước theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc tùy theo địa hình. Khi qua thiết bị, nước sẽ được lọc qua 2 tầng: tầng trên là vật liệu bằng khoáng vật có sẵn trong tự nhiên để loại bỏ Arsen. Sau đó, nước sẽ chảy xuống tầng thứ hai là cát để lọc cho trong và sạch. Công suất của thiết bị có thể lọc từ 20 - 100 lít/giờ tùy theo lượng Arsen có trong nước. Nếu tính trung bình một ngày sử dụng hết một khối nước thì một năm thiết bị tiêu hết khoảng 200 gam vật liệu khử Arsen. Như vậy, sau 10 năm mới phải bổ sung vật liệu lọc một lần mà giá vật liệu này lại rất rẻ, chỉ 10 nghìn đồng/1kg. Tuy nhiên, để kéo dài thời gian sử dụng, mỗi năm phải làm sạch vật liệu bằng cách sục cặn, rửa ngược một lần. Qua 6 lần thay đổi, ông Hoan mới định hình được thiết bị lọc Arsen như hiện nay. Thiết bị được phân chia làm 3 loại: loại 30 kg với giá 500 nghìn đồng, loại 25 kg với giá 450 nghìn đồng và cũng loại 25 kg, nhưng để lắp theo chiều ngang với giá 420 nghìn đồng. Thiết bị này chỉ dùng cho nước đã qua xử lý rồi, nước đã qua xử lý do nhà máy nước cung cấp, nhưng vẫn còn độc. Còn xử lý nước trực tiếp ở nguồn thì phải sử dụng biện pháp khác, thiết bị này không loại bỏ 100% chất Arsen. Theo đông y, Arsen với liều lượng rất nhỏ sẽ có tác dụng chữa nhiều bệnh về khí huyết. Đánh giá một chiều đối với chất arsen là thiên lệch, do đó thiết bị của ông vẫn để lại arsen với nồng độ cho phép. Cấu tạo thiết bị bằng nhựa PVC có thể dễ vỡ và gây rò rỉ khó có thể thay thế bằng nguyên liệu khác. Nếu dùng kim loại, chẳng hạn như inox, nó sẽ dần dần bị thủng do ăn mòn điện hóa. Cho nên sử dụng bền hay không thiết bị lọc chất Arsen bằng nhựa PVC, phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của người sử dụng. Thiết bị lọc Arsen này nói chung đáp ứng được nhu cầu khẩn cấp của UNICEF và Tổ chức Y tế Thế giới: đơn giản và phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. Tuy nhiên, trước khi lắp đặt thiết bị, cần kiểm tra mẫu nước để có thể chọn kích cỡ của thiết bị lọc sao cho phù hợp và an toàn. Nguồn: Hà Nội mới, 10/9/2000 Thiết bị lọc nước mặn, nước lợ thành nước ngọt Sau gần ba năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phát triển Công nghệ cao, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia đã thành công trong việc chế tạo một loại thiết bị lọc nước mặn, nước lợ thành nước ngọt. Thiết bị này hoạt động theo nguyên tắc nước mặn đi qua một hộp kín có hai điện cực, giữa hai điện cực có rất nhiều ngăn do các màng trao đổi i-on dương và âm tạo thành để ngăn không cho các ion Ca, Mg, Na, Al,v.v... đi qua và lọc muối ra khỏi nước. Đặc điểm của công nghệ này là máy không giữ lại muối mà tách muối đưa ra ngoài nên rất thuận tiện cho việc bảo quản máy. Công suất của thiết bị là 10 lít/giờ và hoạt động ở điều kiện nước biển có hàm lượng muối từ 8 gr/l trở xuống. Qua thử nghiệm, chạy một lần thiết bị có thể loại được 60% muối và sau ba lần lọc, lượng muối chỉ còn 20%. Hiện nay Trung tâm đang tiếp tục hoàn thiện để nâng cao hiệu suất lọc và giảm giá thành chế tạo máy. Loại máy lọc nước này sẽ giúp cho các đơn vị quân đội đóng trên các đảo như quần đảo Trường Sa chủ động được nguồn nước ngọt phục vụ đời sống trong sinh hoạt hàng ngày. Nguồn: Quân đội nhân dân, 4/9/20000 Tận dụng lông vũ thải bỏ để chiết, tách các axít hữu ích và bảo vệ môi trường Lông vũ gia cầm như gà, vịt,v.v... chủ yếu được sơ chế làm thành nguyên liệu xuất khẩu hay dùng để làm chăn mền, chổi lông,v.v... Phần lông vũ không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như lông đuôi, lông cánh,v.v... thường được bỏ đi, trở thành nguồn phế thải gây ô nhiễm môi trường. Dựa vào đặc tính lông vũ có hàm lượng protein chiếm khoảng 70%, Bộ môn Sinh - Hóa, Khoa Sinh, trường đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã nguyên cứu để tận dụng nguồn nguyên liệu phế bỏ này. Phần lớn protein trong lông vũ là keratin không hòa tan, khó tiêu hóa nên dùng axít mạnh thủy phân ở nhiệt độ cao, tạo thành hỗn hợp axít amin tự do. Từ hỗn hợp này, các nhà nghiên cứu đã chiết tách bằng phương pháp điểm đẳng nhiệt lấy riêng các chất axít cystin, axít glutamic, axít arginin. Công trình nghiên cứu mới dừng ở phòng thí nghiệm. Nếu ứng dụng thành công trong thực tế thì việc chiết tách các axít nói trên sẽ giảm được chi phí đáng kể so với chi phí cho việc mua của nước ngoài các chất axít này để dùng trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Đặc biệt, lượng axít cystin trong hỗn hợp axít amin cũng có thể được chế biến, trộn với phụ gia thành nước tương, không có độc tố, không có kim loại nặng. Tuy nhiên, trong quá trình phân hủy để sản xuất nước tương thì sản phẩm này lại có mùi hôi nên chưa thành công như mong muốn. Nguồn: Báo Tuổi trẻ, 17/9/2000 Chế tạo thuốc diệt cỏ từ nấm Trưởng bộ môn bệnh cây, Viện Lúa đồng bằng Cửu Long cho biết, nhóm các nhà khoa học ở Viện đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công một loại chế phẩm sinh học từ nấm có tác dụng diệt cỏ lồng vực nước và cỏ lồng vực cạn trên lúa và đậu xanh. Nhóm nghiên cứu đã ly trích và chọn lọc được hai dòng nấm N 16399 - 3 và N 3297 mà với nồng độ 300 x 103 bào tử/ml dung dịch và phun khi cỏ được hai lá, thuốc sẽ diệt trên 80% cỏ và vẫn an toàn đối với cây trồng. Hiện nay, nhóm này đang tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ để đưa vào sản xuất. Nguồn: Báo Thanh niên, 5/10/2000 Thùng lọc nước lũ, nước phèn cho vùng bị ngập lũ Hiện nay nhiều vùng ở Đồng bằng Cửu Long (ĐBCL) đã bị ngập do nước lũ, cuộc sống của người dân tại vùng bị ngập lũ gặp rất nhiều khó khăn, trong đó nước sinh hoạt là một trong những nhu cầu thiết yếu và cấp bách.Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (KHTN& CNQG) giới thiệu thùng lọc nước lũ giúp các hộ dân sử dụng chúng để lọc nước lũ dùng trong mỗi gia đình. Đặc điểm cơ bản của nước lũ là độ đục cao do chứa nhiều hạt keo đất. Mặt khác, nước lũ được hình thành do mưa trên diện rộng và thường làm ngập nhiều vùng đất nên có thể chứa nhiều yếu tố độc hại, như thuốc trừ sâu, các chất độc từ một số loại cây rừng, các vết xăng dầu, kim loại nặng, các loại vi sinh vật gây bệnh,v.v... Thông thường để lọc nước lũ (làm trong nước), người ta thường sử dụng các phương pháp như: lọc hoặc dùng chất keo tụ (phổ biến nhất là phèn nhôm) để làm trong nước. Để khử trùng, biện pháp tốt nhất là đun sôi. Tuy nhiên, với khối lượng lớn thì thường dùng hóa chất như nước javen, clorua canxi. Liều lượng khử trùng của hóa chất trong nước thường không cao, cho nên hay xảy ra hiện tượng dùng quá liều. Việc sử dụng chất keo tụ cũng có thể dẫn đến việc dùng quá liều. Những kỹ thuật xử lý nước lũ trước đây chưa quan tâm nhiều đến các yếu tố hóa học không có lợi cho sức khỏe. Để khắc phục những nhược điểm của các phương pháp xử lý nước lũ bằng hoá chất nói trên, Viện Hóa học đã lắp ráp một loại thùng lọc nước lũ trên cơ sở kết cấu thùng lọc nước phèn (đang phổ biến rộng rãi ở một số tỉnh ĐBCL). Thùng lọc nước lũ có khả năng làm trong, loại bỏ vi sinh vật và các yếu tố hóa học độc hại, đồng thời dễ sử dụng và thuận lợi trong gia đình. Nước lũ sau khi lọc đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt, dùng để đun sôi lấy nước uống, rửa rau, vo gạo, tắm giặt,v.v... Công suất lọc là 300 l/ngày. Thời gian sử dụng trên 2 năm. Có thể dùng để lọc nước sông, nước kênh khi không có lũ lụt. Nếu bổ sung thêm và bố trí lại vật liệu lọc có thể sử dụng để lọc nước phèn vào mùa khô. Cấu tạo của thùng lọc nước lũ gồm một thùng nhựa (trên 50 lít, dùng để chứa nước và hệ lọc), một xô 5 lít úp trong thùng, cát khử khuẩn để lọc trong và loại bỏ vi sinh vật, vật liệu lọc DS-3 để trong xô nhằm loại bỏ các chất độc như vết thuốc trừ sâu, xăng dầu, kim loại nặng,v.v..., lõi lọc bằng dẫn xuất xenlulo để tăng độ trong của nước và loại bỏ vi sinh vật, đường dẫn nước sau khi lọc từ đáy xô ra vòi nước. Cách lọc: Đổ nước lũ vào thùng nhựa, điều chỉnh vòi để nước chảy ra từ từ (20– 30 l/ giờ) cho đến khi trong hoàn toàn. Sau một thời gian dùng từ 2-3 ngày, nên khử trùng cát và DS-3, tiến hành như sau: Nghiêng thùng cho ráo bớt nước, đổ vào đó 50 lít nước trong (đã hoà tan 0,5 g clorua canxi), ngâm 60 phút, mở vòi cho nước clorua canxi chảy ra, rửa lại bằng 50 lít nước trong không có clorua canxi. Có thể khử trùng cát và DS-3 bằng cách tháo ra khỏi thùng lọc, để ráo nước, dàn mỏng, phơi nắng từ 2-3 giờ. Nguồn: Lao động, 9/10/2000 Phương pháp mới xử lý nguồn nước bị nhiễm arsen Arsenic (thạch tín) được cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) xếp vào nhóm 1 những chất gây ung thư. Trong khi việc xây dựng các hệ thống xử lý arsen ở các nhà máy nước chưa thực hiện được, mỗi gia đình có thể tự trang bị cho mình các thiết bị xử lý arsen công suất nhỏ. Bên cạnh một số biện pháp thông thường đã giới thiệu, sau đây Viện Khoa học Vật liệu thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia giới thiệu về các phương pháp xử lý nguồn nước bị nhiễm arsen vừa được công bố. Arsen tạo ra nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ mang những độc tính khác nhau. Các chất vô cơ arsenat và arsenit nhanh chóng hấp thụ ở đường ruột và các mô cơ. Arsenat được đào thải ra ngoài cơ thể nhanh hơn arsenit và chủ yếu qua đường nước tiểu. Arsenat ức chế sự tổng hợp ATP và phá hủy nó bằng các phản ứng oxy hóa. Arsenit kết hợp mạnh với nhóm SH và prôtit của mô. Triệu trứng nhiễm độc mạn tính đối với nồng độ arsen cao làm cho định hướng chuyển động kém đi, rối loạn thần kinh, khó thở, làm thay đổi chức năng của thận và đường hô hấp. Dựa trên nguyên lý vật lý và hóa học, Trung tâm Phát triển công nghệ cao (Viện Khoa học Vật liệu) đã nghiên cứu và áp dụng hai phương pháp mới có khả năng lọc được nguồn nước nhiễm arsen và các hợp chất khác như: Nitrat, bicarbonate và muối từ nước nhiễm mặn có nồng độ từ 5-10 g/lít (hiệu quả nhất là từ 3-5 g/lít). Đó là phương pháp thẩm thấu ngược (reverse osmosis - RO) và điện thẩm tách (electrodialysis - ED). RO và ED là những kỹ thuật áp dụng công nghệ màng hiện đại mà các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,v.v... đang ứng dụng để loại bỏ các tạp chất trong nước với kích thước rất nhỏ như phân tử (0,0001 micro). Màng RO được chế tạo đặc biệt như lớp hoạt động của màng giữ lại các tạp chất như muối ăn,v.v... và chỉ cho nước đi qua. Một thiết bị RO gồm các bộ phận bình nước cần xử lý, các filter (bầu lọc) có kích thước khác nhau từ 10 micro-5 micro, than hoạt tính. Nước đi qua màng RO, các loại cặn có kích thước 1 micro sẽ bị giữ lại; bơm để tạo áp lực và hệ thống nước ra (nước sạch để sử dụng và nước có nhiều tạp chất hơn thải ra ngoài). Kết quả lọc của RO đạt từ 95-99% tuỳ theo loại màng RO. Màng ED được chế tạo đặc biệt có tính chọn lọc ion và không cho nước đi qua. Phần quan trọng nhất của thiết bị ED là bộ điện phân gồm có: điện cực, các lớp màng khác nhau và xen kẽ là các khoang rộng để nước chảy qua. Khi có dòng điện một chiều trong bộ điện thẩm phân thì sẽ có hiện tượng tách các ion và nước sạch sẽ theo một đường riêng biệt ra ngoài. Phương pháp ED có hiệu quả loại bỏ muối đạt 50%/lần, loại bỏ arsen 73%/lần, loại bỏ nitrat 84%/lần, loại bỏ bicarbonate 89%/lần. Hiện nay, Trung tâm Phát triển Công nghệ cao (Viện Khoa học Vật liệu thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) đã chế tạo thành công thiết bị ED và RO. Hệ thống lọc nước bị nhiễm arsen theo phương pháp điện thẩm tách giá khoảng 1,5 triệu-2,0 triệu đồng/bộ với lưu lượng nước khoảng từ 120-150 lít/ngày. Hệ thống lọc theo phương pháp thẩm thấu ngược thì giá thành đắt hơn do đòi hỏi kỹ thuật cao khoảng 4 triệu đồng/bộ, với lưu lượng nước qua hệ thống là 150 lít/ngày. Tùy vào từng hộ gia đình, đơn vị công tác hoặc lượng nước qua hệ thống mà tuổi thọ của thiết bị cũng có thể sẽ thay đổi. Màng lọc và các cục lọc có thể thay được với giá 500.000 đồng/bộ. Nguồn: Lao động, 19/10/2000 Việt Nam sản xuất lò thiêu đốt chất thải rắn bệnh viện Công ty Tư vấn Xây dựng và Phát triển Cơ khí đã thực hiện đề tài 2 năm nghiên cứu sản xuất "Lò thiêu chất thải rắn bệnh viện" mang mã số "RD 42". Ngày 16/10/2000 đã cho ra sản phẩm. Lò thiêu đốt chất thải rắn của Công ty được chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu của hệ thống lò thiêu của các nước Mỹ, áo, Bỉ, Trung Quốc,v.v... có trọng lượng 3.800 kg đặt trên mặt sàn 26 m2. Năng suất đốt từ 40-50 kg/ giờ. Công suất tiêu thụ điện 2,5 KW + 0,15 KW, sử dụng cả bằng dầu diesel. Giá thành 300 triệu đồng/1 lò. Đây là sản phẩm đầu tiên do Việt Nam sản xuất. Sau nhiều lần đốt thử nghiệm cho thấy, sản phẩm này có thể thay thế hàng nhập khẩu. Nguồn: Hà Nội mới,16/10/2000 Khai thác nước ngầm bằng giếng Khoan đường kính lớn Hiện tại Hà Nội đang sử dụng nguồn nước dưới đất ở tầng cuội sỏi có độ sâu trung bình từ 40 m - 70 m. Theo Công ty nước sạch Thành phố thì tổng khối lượng của các nhà máy nước đang khai thác hiện nay khoảng 390.000 m3/ngày. Các nhà máy nước được bố trí gần như phân bố đều trên toàn diện tích với đường kính hố khoan khai thác thường từ 200 mm, đến 400 mm. Trung bình mỗi giếng khoan ở đây khai thác khối lượng nước dao động từ 2.000 m3/ngày đến 4.000 m3/ngày. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì trong tương lai Thành phố sẽ đòi hỏi một lượng nước từ 1.000.000 m3 đến 1.500.000 m3/ngày. Có một số nhà máy nước bố trí không hợp lý vì nằm quá xa nguồn bổ sung cấp nước là sông Hồng nên công suất giếng khai thác nhỏ, mức nước hạ thấp lớn và quá trình suy thoái diễn ra khá nhanh. Điển hình là Nhà máy nước Hạ Đình. Có ý kiến cho rằng, ở Hà Nội trong tương lai nên sử dụng nguồn nước từ hồ Hòa Bình dẫn về. Đây là một vấn đề cần tính toán cân nhắc thật nghiêm túc. Theo ý kiến của chúng tôi, với lượng nước yêu cầu cho Hà Nội từ 1.000.000 m3 đến 1.500.000 m3/ngày, chọn phương án sử dụng nguồn nước từ tầng cuội sỏi ở ngay tại Hà Nội là phương án tối ưu. Song, muốn sử dụng phương án này, chúng ta phải đưa công nghệ tiên tiến vào khâu khai thác nguồn nước dưới đất, đó là công nghệ khai thác nước bằng giếng khoan khai thác có đường kính lớn từ 1,5 m - 2 m hoặc hành lang lấy nước. Nước dưới đất khác với khoáng sản ở chỗ nếu kết cấu và bố trí giếng khai thác hợp lý thì ta thu được lượng nước ổn định trong suốt quá trình khai thác và tận dụng được tối đa tài nguyên nước. Kết quả điều tra nghiên cứu nguồn nước dưới đất ở Hà Nội trong tầng cuội sỏi, chúng ta thấy nổi lên một số đặc điểm là giữa nước dưới đất và sông Hồng có mối quan hệ thủy lực trực tiếp với nhau. Cụ thể là ở các dải ven sông Hồng cách sông từ 3 đến 5 km, khi mực nước sông lên thì mực nước trong các lỗ khoan khai thác nước cũng lên theo. Càng gần sông chúng có biên độ đồng pha. Tại những dải sát sông, biên độ dao động của chúng gần như trùng nhau và đạt từ 5 m - 7 m. Ngoài ra, qua một số mặt cắt địa chất qua sông chúng ta đã phát hiện được lòng sông Hồng cắt qua tầng cát sạn ở phía trên và tầng cát sạn này lại thấm trực tiếp xuống tầng cuội sỏi ở phía dưới không bị lớp bùn sét nào ngăn cách. Điển hình như mặt cắt địa chất đoạn qua bến Phà Đen - Hà Nội. Trữ lượng khai thác nước dưới đất của Hà Nội được hình thành chủ yếu là trữ lượng lôi cuốn từ sông Hồng. Trữ lượng lôi cuốn này theo tính toán kiểm tra bằng phương pháp mô hình tương tự cũng như phương pháp mô hình số đều cho kết quả là chúng chiếm từ 80% đến 85% trữ lượng nước khai thác. Điều này đã lý giải cho chúng ta về sự ổn định cả về lưu lượng cũng như mức nước của hai bãi giếng bố trí gần sông Hồng của Nhà máy nước Yên Phụ (80.000 m3/ngày) và bãi giếng của Nhà máy nước Lương Yên (52.000 m3/ngày). Như vậy có thể khẳng định rằng khai thác nước dưới đất ở tầng cuội sỏi ở Hà Nội thực chất là lấy nước từ sông Hồng qua sự thấm lọc tự nhiên của nước sông lọc qua tầng cuội sỏi khi các giếng khoan khai thác hoạt động. Vì thế các nhà máy nước nên bố trí gần sông và phải áp dụng công nghệ mới để mở rộng đường kính của lỗ khoan khai thác để tăng diện tích thấm lọc. Bằng phương pháp giải tích dựa vào các thông số địa chất thủy văn thu thập được đã tính toán kiểm tra cho thấy nếu sử dụng giếng khai thác có đường kính 1,2 m bố trí gần sông Hồng (cách sông khoảng từ 1 km đến 2 km) thì ở khu vực phía bắc Thăng Long -Vân Trì mỗi giếng cũng cho ta khối lượng đến 8.000 m3/ngày mà mực nước chỉ hạ thấp từ 7 m đến 8 m và ở khu vực Yên Phụ trở xuống phía nam Hà Nội mỗi giếng có thể lấy được 10.000 m3/ngày đến 12.000 m3/ngày. Như vậy là khối lượng nước của giếng có đường kính lớn tăng gấp 2 đến 3 lần khối lượng nước các giếng của các nhà máy nước hiện nay. Hiện nay, ở nước ta đã có những thiết bị tạo các giếng khoan có đường kính đến 2,5 m và sâu đến 50 - 70 m và chúng ta đã nắm được công nghệ làm giếng đường kính lớn. Nếu chúng ta áp dụng công nghệ khai thác nước bằng giếng khoan có đường kính lớn sẽ có một số ưu điểm nổi bật là: - Đưa công suất của các nhà máy nước lên rất cao, công suất của mỗi giếng khai thác tăng lên mà mực nước hạ thấp trong giếng giảm so với giếng có đường kính như hiện nay, tạo điều kiện khắc phục suy thoái giếng. - Tiết kiệm diện tích phân bố bãi giếng khai thác, phạm vi phân bố nhà máy nước và các điểm khai thác được thu hẹp nên hạn chế được sự nhiễm bẩn do môi trường xung quanh khu vực lấy nước gây nên. - Tiết kiệm hệ thống đường ống, đường điện, khâu quản lý và điều hành. - Tận dụng tối đa trữ lượng nước khai thác của tầng chứa nước do tăng trữ lượng lôi cuốn từ nước sông Hồng chảy vào. Thành công của việc áp dụng công nghệ khai thác nước dưới đất bằng giếng có đường kính lớn sẽ mở ra triển vọng tốt đẹp cho việc cung cấp nước của thủ đô Hà Nội. Qua kết quả nghiên cứu, ứng dụng này sẽ được áp dụng rộng rãi cho những vùng có điều kiện địa chất thủy văn tương tự. Điều đó mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật to lớn khi chúng ta xây dựng các cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp và đô thị hiện nay. Nguồn: Tiến sĩ Tô Văn Nhụ, Quân đội Nhân dân, N.D,1/11/2000 Chế biến bột màu từ bùn phế thải Các nhà khoa học thuộc Khoa Môi trường, Trường đại học kỹ thuật Tp. HCM đã chế biến bột màu từ bùn phế thải của nhà máy hóa chất Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) với mục đích vừa tận dụng được phế thải vừa giải quyết được vấn đề chất thải để bảo vệ môi trường. Nhà máy hóa chất Tân Bình sản xuất các sản phẩm axít sunfuric 60 tấn/ngày, hyđroxit nhôm 20 tấn/ngày, phèn và một số hoá chất khác, trong đó, xưởng sản xuất hyđroxit nhôm là nguồn tạo ra chất thải bùn đỏ. Quy trình sản xuất hyđroxit nhôm được tiến hành qua 4 giai đoạn: nghiền mịn quặng bôxít để hỗn hợp bôxit đạt yêu cầu chảy xuống bồn chứa rồi bơm vào các bồn phế liệu, giai đoạn tiếp theo là tạo ra phản ứng khi trộn bùn đỏ và xút, lắng tách bã thủy phân, thu hồi nước cái và cuối cùng là tách hyđroxit nhôm tinh thể và cô đặc nước cái tuần hoàn tái sử dụng rồi đóng gói sản phẩm. Lượng thải bùn đỏ ở nhà máy hóa chất Tân Bình khoảng 30 m3/ngày tương đương 17 tấn chất khô/ngày. Từ lâu chất phế thải bùn đỏ của nhà máy này không được tận dụng mà đổ đi, người dân lấy bùn về phơi đem nung, nghiền thành bột làm bột màu quét tường, chất độn cao su, làm gạch,v.v... mà chưa có hướng giải quyết bài bản mang lại hiệu quả kinh tế. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu, thiêu kết trong phòng thí nghiệm. Quy trình sản xuất bột màu từ bùn đỏ là: Từ bùn đỏ được đãi, sấy khô, trộn, thiêu kết, nghiền, hòa tan, lắng, lọc, rửa rồi chuyển qua sấy, nung, nghiền để cho ra sản phẩm cuối cùng là bột màu. Nếu hàm lượng sắt càng cao trong sản phẩm sau thiêu kết thì màu sắc sản phẩm càng đẹp, loại bột màu này thường được dùng trong công nghệ sản xuất gốm, sứ, sơn,v.v... Bùn đỏ có khối lượng thải lớn như ở nhà máy hóa chất Tân Bình là chất thải độc hại, cần phải tốn kinh phí để chuyển ra bãi tiêu hủy, việc xử lý và tận dụng bùn đỏ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế cũng như môi trường. Các nhà khoa học còn cho biết bùn đỏ có hàm lượng sắt và nhôm cao, do đó có thể chuyển chúng thành dung dịch hỗn hợp các chất trợ lắng dùng cho xử lý nước thải và nước cấp. Quy trình công nghệ đơn giản, chi phí chế biến và đầu tư sản xuất thấp, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng rãi. Quy trình sản xuất bột màu từ chất phế thải bùn đỏ có nhiều triển vọng do công nghệ đơn giản, sản phẩm thu được có chất lượng cao, có thể áp dụng triển khai rộng rãi cho các cơ sở sản xuất hóa chất để tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ tốt môi trường. Nguồn: KHĐS, Số 155/2000 Nghiên cứu tạo ra dầu nhớt dễ phân hủy Các nhà khoa học ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội vừa nghiên cứu, sử dụng dầu thực vật để sản xuất chất bôi trơn tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba loại: dầu lạc, dầu sở và thầu dầu có thể đáp ứng các yêu cầu về độ ôxy hóa, độ nhớt tương đương với dầu khoáng. Việc nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới này sẽ mang lại giá trị kinh tế cao cho các loại cây lấy dầu nguyên liệu ở nước ta. Các loại dầu nhớt hiện nay rất khó phân hủy sinh học, đe dọa nghiêm trọng ô nhiễm đất và các nguồn nước, nhất là ở đô thị và các khu công nghiệp. Nguồn: Nhân dân, 13/11/2000 Chế phẩm Mazzee xử lý ô nhiễm môi trường Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh phối hợp Trung tâm ứng dụng Công nghệ Tin học & Điều khiển (CATIC) và Tập đoàn Mazzei (Mỹ) giới thiệu chế phẩm Mazzee. Đây là một chế phẩm vi sinh hữu cơ dùng làm chất xúc tác để xử lý mùi hôi, cải thiện môi trường nước thải bị ô nhiễm trong các ngành công nghiệp dệt, nhuộm, caosu,v.v... và các ngành nông nghiệp. Chế phẩm Mazzee có khả năng hóa giải các chất độc, BOD, Coliform, Solid,v.v...; làm tăng lượng DO giúp tiêu diệt sự phát sinh của vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, chế phẩm Mazzee không độc hại cho con người và động, thực vật; tự hủy sau 8-10 ngày. Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bằng chế phẩm Mazzee đã được thử nghiệm thành công tại Nhà máy đường La Ngà và Nhà máy cao su ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Nguồn: Lao động, 21/11/2000 Bếp than không khói Vấn đề sử dụng nguồn năng lượng nào để vừa tiết kiệm vừa không gây ô nhiễm đang được rất nhiều người quan tâm. Nếu không có gì thay đổi trong tháng 12/2000, bếp than tổ ong cao cấp có tên "Vĩnh Cửu" thực hiện theo công nghệ không khói sẽ được bán ra trên thị trường. Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất về loại bếp này qua cuộc trao đổi với kỹ sư Trần Thanh Uyên, người thiết kế loại bếp này. Người Hà Nội và nhiều địa phương khác hiện vẫn phải dùng loại bếp than tổ ong hoặc bếp than thông thường để đun nấu. Theo thống kê thì ở Hà Nội vẫn có tới 65% số hộ vẫn phải dùng các phương tiện đun nấu thủ công như bếp than, củi, dầu hỏa. Bếp gas, bếp điện vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong các gia đình do giá thành cao. Bếp than sắp đưa ra thị trường được gọi là bếp than không khói do khi đun nấu không bị khói như các loại bếp than khác. Các bếp than có khói do các nguyên nhân: Chất lượng than có nhiều bùn, chưa qua công nghệ xử lý. Than đốt từ dưới lên, nên nhiệt đang đốt phần dưới đã tạo nên các thành phần chưa cháy hết phía trên và tạo thành khói gây ô nhiễm. Bếp than không khói có đặc điểm riêng là: những viên than đã được công nghệ xử lý để không độc hại, đốt viên than từ trên xuống chứ không phải từ dưới lên như các bếp than đang dùng hiện nay. Đó là cái quan trọng nhất của bếp than không khói. Cách sử dụng Đặt viên than vào lòng bếp. Thấy mặt trên của viên than có chấm đỏ ở giữa. Châm lửa vào chấm đỏ. Khi lửa cháy thì đặt kiềng (có 10 lỗ) lên trên mặt lò. Có cửa lò để điều chỉnh nhiệt. Khi than cháy không cần phải canh chừng. Sử dụng hoàn toàn như một bếp nấu ăn bình thường. Ưu điểm Thứ nhất là dùng loại bếp than không khói này tiện lợi hơn rất nhiều bếp than tổ ong, cũng như tiện lợi hơn đun bằng củi, than. Bếp được làm bằng i-nox nên độ bền cao. Mỗi viên than có giá khoảng 800 đồng. Mỗi ngày sử dụng hết từ 1-2 viên. Một số người dùng thử cho biết: Ưu việt hơn hẳn các loại bếp khácTrong tháng 12/2000 đã có nhiều đại lý đến đặt hàng. hy vọng sử dụng bếp than không khói sẽ góp phần vào việc tiết kiệm năng lượng và chống ô nhiễm môi trường hiện nay. Nguồn: Lao động, 6/12/2000 Dự án xây dựng bể khí sinh học được triển khai ở Phù Đổng, Hà Nội Nhằm hỗ trợ cho bà con nông dân hai xã Phù Đổng và Trung Mầu thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi nói chung và bò sữa nói riêng gây ra, bắt đầu từ tháng 8/2000, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (viết tắt tiếng Anh là RESCARD) cùng với Trung tâm Quốc tế về Năng lượng Mặt trời (CASE) của Chính phủ Australia đã ký kết trợ giúp triển khai dự án xây dựng bể khí sinh học (biogas) tại đây. Gần chục năm qua, nghề chăn nuôi bò sữa ở xã Phù Đổng phát triển rất mạnh và ồ ạt nên đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường rất nặng nề. Mặc dù đường thôn, ngõ, xóm đều được lát gạch rất kiên cố nhưng hàng chục kilômét hệ thống cống, rãnh thoát nước dọc mỗi lối đi trong các thôn đều bốc lên mùi xú uế khó chịu do ứ đọng quá nhiều chất thải từ chăn nuôi. Dự án bể khí sinh học được xem như một giải pháp để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả thiết thực cho bà con nông dân địa phương. Theo Giám đốc điều hành dự án, đây là dự án quy mô nhỏ với mục tiêu là xây dựng khoảng 100 bể khí sinh học. Các bể khí sinh học này là sự triển khai ứng dụng thành quả công nghệ sinh học tiên tiến của một số nước trên thế giới và sự sáng tạo nhiều năm của các nhà khoa học Việt Nam. Ngay từ khi khảo sát, điều tra số liệu đến khi tiến hành xây dựng thí điểm 10 bể khí sinh học đầu tiên, dự án được bà con nông dân, lãnh đạo chính quyền các cấp rất ủng hộ. Theo đánh giá sơ kết triển khai xây dựng 10 bể khí sinh học đầu tiên tại một hội nghị được tổ chức ngày 15/11/2000 vừa qua, tổng chi phí để xây loại bể 5 m3 là 2.893.000 đồng/bể, loại bể 10 m3 là 3.422.000 đồng/bể (bao gồm cả tiền thuê chuyên gia kỹ thuật, tập huấn, vật liệu, nhân công). Trong quá trình triển khai 10 bể thí điểm ban đầu, do điều kiện kinh tế, diện tích khu vực xây dựng bể, số lượng chất thải của từng gia đình nên dung tích các bể được điều chỉnh. Đối với loại bể 5 m3, mỗi gia đình được hỗ trợ 1,2 triệu đồng, loại bể 10 m3, mỗi gia đình được hỗ trợ 1,4 triệu đồng. Qua khảo sát nguyện vọng của gần 300 hộ chăn nuôi bò sữa nơi đây, số gia đình xin đăng ký xây dựng bể khí sinh vật đã lên tới 154 hộ (chưa kể những hộ có điều kiện khó khăn về kinh tế, cần đến sự hỗ trợ ban đầu của dự án). Trong khi đó, mục tiêu mà dự án đặt ra là chỉ đầu tư xây 100 bể khí sinh học, từ đó chuyển giao công nghệ xây bể khí sinh học để bà con nông dân có thể tự xây được. Một điển hình chăn nuôi bò sữa ở xã Phù Đổng, là một trong số 10 hộ được chọn làm thí điểm cho biết: năm 1994, một số hộ dân ở đây cũng đã sử dụng bể khí sinh học nhưng do nguyên liệu vỏ bể làm bằng túi nilon nên sử dụng chưa đầy một năm là hỏng, không có gas. Nay theo thiết kế mới của dự án, vật liệu, nhân công thuận tiện hơn, dễ làm hơn và hiệu quả cũng cao hơn hẳn. 10 hộ gia đình có bể xây thí điểm đều thừa nhận tính ưu việt của bể khí sinh học mới này. Hầu hết các hộ có bể khí sinh học đều phá bỏ công trình phụ cũ và xây mới theo mô hình hố xí tự hoại (WC), ốp gạch men trắng. Chuồng trại, bếp và công trình phụ của các gia đình sau khi có bể khí sinh học trở nên rất sạch sẽ. Điều đáng nói là bể khí và bể điều áp đều được đào và xây ngay dưới chuồng trại nên rất tiết kiệm diện tích, thuận tiện cho việc vệ sinh, tắm rửa cho bò trước khi lấy sữa. Xây bể khí sinh học có cái lợi thấy ngay là không phải mất công, mất diện tích cho việc tích trữ nhiên liệu (rơm, rạ, củi,v.v...) như trước đây, đun nấu giờ đây cũng thuận tiện hơn do không mất thời gian nhen lửa". Ông còn cho biết, nhiều hộ đã nghĩ đến việc lắp thùng nước nóng cho buồng tắm về mùa lạnh bởi lượng gas sử dụng không hết. Trưởng ban dự án cho rằng nếu mỗi hộ nông dân nuôi 5 con lợn và có một công trình WC thì có thể xây được một bể khí sinh học với dung tích khoảng 5 m3, cung cấp đủ nhiên liệu cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của một gia đình từ 4-5 người. Tất nhiên, ý kiến của các chuyên gia đều thống nhất rằng trong khi nhiều hộ dân ở thành thị vẫn còn sử dụng bếp than tổ ong thì việc bà con nông dân có bể khí sinh học "dùng gas không mất tiền mua" này là một mô hình cần được nhân rộng. Tuy nhiên, các chuyên gia và các nhà khoa học còn băn khoăn nhiều về vấn đề chất lượng, làm sao để bể xây phải kín và khí gas phải mạnh. Việc này đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật ngay từ khâu thiết kế, thi công cho đến tỷ lệ chất thải và nước được nạp vào bể. Nếu bể bị hở do cẩu thả trong kỹ thuật xây, lượng nước sẽ nhiều hơn chất thải do không đủ tỷ lệ theo dung tích quy định thì chắc chắn gas sẽ yếu. Theo tiến độ dự án, 90 bể khí sinh học còn lại sẽ được triển khai xây dựng từ nay đến tháng 4 năm 2001. Tuy nhiên, tốc độ có thể đẩy nhanh hơn nếu phần vốn còn lại của phía các hộ gia đình được đáp ứng kịp cùng khoản kinh phí hỗ trợ của dự án. Nguồn: TBKTVN, 29/11/2000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfche_tao_ong_xa_sach_xu_ly_o_nhiem_tren_o_to.pdf
Tài liệu liên quan