Chọn loại hình Doanh nghiệp nào khi thành lập Công ty. Tìm hiểu về Công ty TNHH

Giới thiệu chung Đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986 và công nhận nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đi bên cạnh thành phần kinh tế quốc doanh là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong đó có các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty tư nhân kể từ khi được phép thành lập đã đóng vai trò không nhỏ trong v

doc12 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Chọn loại hình Doanh nghiệp nào khi thành lập Công ty. Tìm hiểu về Công ty TNHH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt trong những năm gần đây quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực diễn ra ngày càng nhanh chóng do đó đòi hỏi đất nước phải có những doanh nghiệp những tập đoàn kinh tế mạnh, để thích nghi với điều kiện thay đổi. Nhận thức đây là vấn đề quan trọng do đó em đã chọn đề tài “ chọn loại hình doanh nghiệp nào khi thành lập công ty ” và theo em ta nên chọn hình thức công ty TNHH. Sau khi nghiên cứu tài liệu và được thầy (cô ) trong khoa hướng dẫn thêm. Em đã chia đề tài của em làm 3 nội dung chính như sau: I. Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH. II. Vai trò của công ty TNHH với nền kinh tế III. Phân tích đặc điểm của công ty TNHH với công ty CF Do đây là lần đầu làm bài tiểu luận do đó không thể tránh khỏi những sai sót trong bài viết, nên tôi mong muốn giáo viên giảng dạy đóng góp thêm những ý kiến để bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn. I. Khái niệm và đặc điểm của công ty TNHH 1. Công ty TNHH (theo điều 26) là doanh nghiệp trong đó: a. Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. b. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo qui định tại điều 32 của Luật này là: Các thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng một phận hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo qui định sau đây: - Thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp phải chào bán phần vốn đó cho tất cả các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện. - Chỉ được chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết. c. Công ty TNHH có thể là tổ chức, tổ chức với cá nhân, cá nhân với cá nhân, hay nhiều tổ chức tham gia nhưng số lượng thành viên không quá 50 người. Công ty chỉ có một tổ chức đứng ra thành lập được gọi là công ty TNHH một thành viên. d. Công ty TNHH là một công ty đối nhân với số lượng thành viên không quá 50, hoặc với công ty một thành viên những người tham gia hầu hết là quen biết nhau tin cậy và tín nhiệm lẫn nhau. Các thành viên khi tham gia công ty quan tâm nhiều đến mối quan hệ thân thiết đó, vì vậy thuật ngữ pháp lý gọi đó là công ty đối nhân. e. Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phiếu. g. Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. * Công ty TNHH có 2 loại. + Công ty TNHH chỉ có 1 thành viên đó là do 1 tổ chức ( 1 pháp nhân) làm chủ sở hữu, tự bỏ vốn, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đó. + Công ty TNHH có nhiều thành viên ( từ 2 đến 50 thành viên 0 2. Cách góp vốn và tổ chức quản lý của công ty TNHH a. Cách góp vốn và tổ chức quản lý của Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên. - Cách thức góp vốn. + Công ty TNHH huy động vốn của các thành viên theo nguyên tắc góp vốn một lần, góp ngay, góp đủ. Công ty TNHH không huy động vốn từng đợt theo phương thức phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần. + Công ty TNHH huy động vốn của thành viên bằng tiền vàng hoặc bằng tài sản. Số tiền, vàng đưa vào công ty phải được tiến hành đúng thủ tục pháp luật số tài sản góp vốn phải được định giá theo thủ tục pháp luật. Số tài sản góp vốn phải được định giá theo đúng thủ tục pháp luật. + Thành viên góp vốn đủ và đúng hạn được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Theo điều 27 giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau: - Tên, trụ sở công ty. - Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Vốn điều lệ của công ty. - Tên, địa chỉ của thành viên/ - Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên. - Số và ngày cấp giấy chứng nhận. * Trong trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp và phải trả phí cho công ty qui định. Nếu chưa góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được coi là số nợ của thành viên đối với công ty. Nếu một thành viên bị chết, bị mất tích, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải áp dụng các chế định Luật dân sự về thừa kế, người giám hộ … để bảo đảm quyền của thành viên đó về phần vốn góp của họ. + Công ty có thể huy động vốn bằng cách tăng phần góp vốn của mỗi thành viên ( góp thêm ) hoặc kết nạp thêm thành viên mới ( nếu chưa đủ số lượng ). * Cơ cấu tổ chức quản lý công ty theo điều 34 Công ty TNHH + Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên phải có : Hội đồng thành viên, chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc ( tổng giám đốc ). Công ty TNHH có trên 11 thành viên phải có Ban kiểm soát. Quyền, nghĩa vụ chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng ban kiểm soát do điều lệ qui định. + Theo điều 35 Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của công ty, một năm họp một lần, quyết định mọi vấn đề quan trọng nhất của công ty như: Định hướng phát triển công ty, vay, cho vay tài sản, cơ cấu tổ chức, tổ chức lại công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc ( Tổng giám đốc ), kế toán trưởng và cán bộ quản lý quan trọng khác và các quyền và nhiệm vụ khác qui định tại Luật này và điều lệ công ty. + Theo Điều 37 Hội đồng thành viên đựoc triệu tập họp bất cứ khi nào theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc yêu cầu của thành viên hoặ nhóm thành viên qui định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này. Chương trình và các tài liệu họp phải được gửi cho thành viên công ty trước ngày khai mạc cuộc họp. Thời hạn gửi trước do điều lệ công ty qui định. + Theo điều 36 - Chủ tịch Hội đồng thành viên có thể kiêm giám đốc ( Tổng giám đốc) công ty. - Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau như triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng thành viên, giám sát việc tổ chức và các quyền và nghĩa vụ khác được qui định tại luật này và Điều lệ công ty. - Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng thành viên không quá 3 năm sau đó bầu lại. - Trường hợp điều lệ công ty qui định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo Pháp luật, thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. + Theo điều 41 - Giám đốc ( Tổng giám đốc ) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp điều lệ công ty không qui định Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật, thì giám đốc ( Tổng giám đốc ) là người đại diện theo Pháp luật của công ty. - Giám đốc có quyền như: Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, ban hành qui chế quản lý nội bộ công ty, điều hành công việc hàng ngày của công ty, ký kết các hợp đồng kinh tế, tuyển dụng công nhân, giải quyết mọi công việc của công ty theo pháp luật qui định. b. Cách góp vốn và tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên - công ty do một tổ chức ( một pháp nhân ) làm chủ sở hữu, tự bỏ vốn, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đó ( gọi là vốn điều lệ công ty ) - Công ty TNHH là một thành viên có tư cách pháp nhân riêng kể từ khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Tổ chức ( pháp nhân ) là chủ sở hữu công ty nhưng pháp nhân đó không thể gộp với pháp nhân công ty mà vẫn phải là 2 pháp nhân riêng. -Chủ sở hữu công ty có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần số vốn của công ty cho tổ chức, cá nhân khác nhưng nếu có từ hai thành viên trở lên thì phải hoạt động theo công ty TNHH. - Tổ chức quản lý của Công ty TNHH 1 thành viên gồm Hội đồng quản trị và giám đốc hoặc chủ tịch công ty và giám đốc. II. Vai trò của công ty TNHH Phải nói rằng Luật ban hành về việc cho phép thành lập công ty ra đời không lâu nhưng các công ty TNHH sau khi được thành lập cũng đã đóng góp không nhỏ cho việc phát triển đất nước như: - Số lượng vốn huy động cho việc thành lập loại hình công ty nâng đòi hỏi không cao do đó huy động được lượng vốn tiết kiệm trong dân để sử dụng vào việc xây dựng kinh tế. - Góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động từ đó có thể tăng thêm thu nhập và cải thiện mức sống của hộ . - Sử dụng quỹ đất đai trước kia chưa sử dụng đến một cách hiệu quả. - Đóng góp cho nhà nước một lượng không nhỏ về thuế đồng thời góp phân vào việc tăng trưởng kinh tế đất nước. Theo thời báo kinh tế Việt Nam số 144 thứ sáu ngày 30/11/2001. Ngày 14/9/2001 chính phủ đã ban hành nghị định 63/NĐ/ - CP về chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội thành công ty TNHH một thành viên. Theo em đây chính là việc xuất phát từ vai trò của công ty trách nhiệm và những ưu điểm của nó trong nền kinh tế. III. phân biệt công ty TNHH và Công ty Cổ phần. Công ty TNHH Công ty Cổ phần 1. Bản chất là Công ty đối nhân vì tính chất thành lập dựa vào nhân thân của người góp vốn. 1. Là loại đặc trưng của công ty đối vốn trong đó các thành viên là cổ đông là người có cổ phiếu và họ chỉ chịu về hoạt động của công ty trong phạm vi số cổ phiếu mà họ có. Đây còn là công ty đối nhân vì các thành viên sáng lập có quan hệ quen biết nhau. 2. Các hình thức huy động vốn. - Vốn điều lệ của công ty chia những phần không nhất thiết bằng nhau, không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu: gọi là phần trăm. - Góp vốn trên hay hiện vật phải đóng ngay khi lập. - Vốn điều lệ của Công ty được chia thành từng phần nhỏ bằng nhau mỗi phần nhỏ gọi là cổ phần mỗi cổ phần được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu giá tại mỗi cổ phiếu được gọi là mệnh giá cổ phiếu mỗi cổ đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phiếu. - Các sáng lập viên triệu tập đại hội Đảng thành lập để thông qua điều lệ của Công ty và các thủ tục cần thiết khác khi: + Số cổ phiếu dự tính phát hành để được đăng ký mua hết. + Những người đăng ký mua cổ phiếu đã đóng bằng tiền mặt ít nhất 1/2 trị giá cổ phiếu mà họ đã đăng ký mua và cam kết đóng đủ bằng tiền mặt. + Tài sản bằng hiện vật, bản quyền sở hữu công nghiệp dùng để mua cổ phiếu đã được đóng đầy đủ. 3. Vốn pháp định khác nhau nhỏ hơn Công ty cổ phần tương ứng với từng ngành nghề . VD: - chế biến lương thực 50 triệu. - Chế biến thực phẩm 70 triệu. - Đăng ký 50 triệu. Vốn pháp định lớn hơn tương ứng với từng ngành nghề. - 150 triệu. - 200 triệu. - 200 triệu. 4. Chuyển nhượng phần trăm giữa các thành viên được tự do chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng phần trăm cho người không phải là thành viên phải được sự nhất trí của nhóm thành viên đại diện cho ít nhất 3/4 số vốn điều lệ của Công ty. 4. Cổ phiếu được chuyển nhượng tự do, trừ cổ phiếu có ghi tên của sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị. 5. Không được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Công ty có thể thay đổi vốn điều lệ. Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng cách gọi thêm thành viên mới hoặc trích từ quỹ dự trữ theo quyết định của đại hội đồng. 5. Công ty được phát hành các loại chứng khoán được huy động vốn (trái phiếu, cổ phiếu). Việc phát hành cổ phiếu mới phải đủ các điều kiện theo luật định (điều 35,36 của Công ty ). 6. Quy chế thành viên. - Từ 02 người trở lên được xin phép thành lập. - Có 12 người trở lên phải tiến hành đại hội đồng quản trị và kiểm soát viên (như công ty cổ phần). 6. Số thành viên là cổ đông mà công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là 7 người trở lên. Ba hình thức đại hội đồng. Đại hội đồng bất thường sửa đổi điều lệ công ty. - Đại hội đồng thường theo điều lệ (hàng năm). 7. Quy chế quản lý: giám đốc công ty có quyền hành đồng nhân danh công ty trong mọi trường hợp: được uỷ nhiệm đầy đủ quyền hạn để điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. 7. Đại hội cổ đông là công ty quyết định cao nhất của công ty. - Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty. Từ 3-12 thành viên. - Gám đốc (tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Kết luận - Qua nội dung đề tài trên, tôi thấy được những ưu điểm, vai trò của loại hình công ty TNHH đối với nền kinh tế và muốn nhà nước có những chính sách thông thoáng hơn đối với các thủ tục cho việc cấp giấp phép và thủ tục thành lập các loại hình doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH nói riêng. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế và khu vực lại càng phải có những chính sách tốt để cạnh tranh, thu hút dòng vốn từ nước ngoài chảy vào để đầu tư vào trong nước. - Hiện nay do quá trình quản lý nhiều khi vẫn còn lỏng và một phần có thể là do các điều luật còn chưa chặt chẽ để một số đối tượng lợi dụng và đã thành lập những Công ty “ma”. Do đó tôi nghĩ nhà nước phải có những biện pháp chặt chẽ để góp phần tạo sự công bằng và kích thích đầu tư thành lập doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo Luật doanh nghiệp (NXB chính trị quốc gia). Tìm hiểu Luật kinh tế (NXB thống kê 1999). Quản lý Nhà nước đối với các thành phần kinh tế luật sư Võ Thành Vị. (NXB thống kê Hà Nội 1998). Hỏi đáp về luật doanh nghiệp. Luật Công ty (NXB chính trị quốc gia 1999). Giáo trình luật doanh nghiệp Trường ĐHQLKD Hà Nội. Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành (Trần Mạnh Long). Mục lục Trang Giới thiệu chung 1 I. Khái niệm và đặc điểm của Công ty TNHH 2 1. Khái niệm. 2 2. Cách góp vốn và tổ chức quản lý của công ty TNHH 3 II. Vai trò của Công ty TNHH. 6 III. Phân biệt Công ty TNHH và Công ty Cổ phần 7 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28832.doc
Tài liệu liên quan