Công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí (PVI) Thăng Long

Tài liệu Công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí (PVI) Thăng Long: ... Ebook Công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí (PVI) Thăng Long

doc103 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại bảo hiểm dầu khí (PVI) Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trước tình hình tổn thất thiên tai có nhiều biến động khôn lường : giá rét, mưa lũ, ngập úng, dịch bệnh xẩy ra liên tiếp, cộng với khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế dẫn đến hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn đã đặt ra cho các DNBH một vấn đề cấp thiết là làm thế nào để có thể duy trì hoạt động kinh doanh bình thường và đứng vững trước cơn bão tài chính toàn cầu mà một tập đoàn lớn như AIG cũng đã là nạn nhân của nó? Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn như trên cũng là cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm tự xem lại mình, đây cũng chính là thời điểm bộ máy quản lý sẽ bộc lộ rõ nhất các điểm yếu của của họ. Do đó, các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác quản lý chi phí bồi thường. Vì: Quản lý chi phí bồi thường hiệu quả đảm bảo chi bồi thường đúng và đủ là một trong những biện pháp tốt giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng năng lực cạnh tranh từ đó mới có thể đứng vững trên thị trường và tránh được nguy cơ phá sản trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Trong những năm gần đây, Nghiệp vụ Vật chất xe cơ giới luôn là nghiệp vụ có doanh thu lớn nhất thị trường bảo hiểm trong nước, đồng thời là nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao. Năm 2008 doanh thu nghiệp vụ này đạt 3.182 tỷ đồng chiếm 29.24% doanh thu toàn thị trường, tăng 24.8 % so với năm 2007. Trong khi đó STBT là 1.830 tỷ đồng chiểm 58% doanh thu phí bảo hiểm tăng 49 % so với năm 2007 (1228 tỷ đồng). Tốc độ tăng chi phí bồi thường gần gấp 2 lần tốc độ tăng doanh thu phí. Như vậy có thể nói các doanh nghiệp “càng làm càng lỗ”. Cũng xuất phát từ thực tế nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới như trên, em đã lựa chọn đề tài “Công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long”. Nhằm tìm hiểu về nghiệp vụ này cũng như có một cách nhìn tổng quan về công tác quản lý chi bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long. Nội dung đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới và chi phí bồi thường Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi phí bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long. ChươngIII: Một số kiến nghị đối với công tác quản lý chi phí bồi thường tại PVI Thăng Long. Trong quá trình thực tập cũng như nghiên cứu để thực hiện bài viết này em nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cô giáo TS. Phạm Thị Định và các anh chị tại Phòng giám định bồi thường công ty PVI Thăng Long. Trong quá trình viết bài mặc dù em đã có nhiều cố gắng tìm hiểu nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vây, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô giáo để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ BỒI THƯỜNG 1.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VCXCG Đối với sự phát triển kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào ngành giao thông vận tải luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nó giúp cho việc đi lai cũng như lưu thông hàng hóa được thực hiện một cách dễ dàng. Cùng với sự phái triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, các phương tiện giao thông vận tải hiện đại đã không ngừng gia tăng về số lượng và chủng loại, không những thay thế được các phương tiện giao thông thô sơ từ thời xa xưa mà ngày càng cải tiến để phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng của xã hội như: xe máy, ô tô, máy bay, tàu điện ngầm, tàu thủy.... Phương tiện giao thông vận tải được chia thành nhiều loại như: đường hàng không, đường thủy, đường bộ và đường sắt. Trong đó phương tiện giao thông đường bộ vẫn giữ vị trí quan trọng và được xem là huyết mạch của nền kinh tế vì những tính năng ưu việt của nó như: Là phương tiện vận tải đường bộ có tính linh hoạt cao, lưu thông được trong các loại địa hình phức tạp trên bộ, có phạm vi hoạt động rộng do đó giúp cho việc lưu thông được dễ dàng, XCG có giá trị không quá lớn, chi phí mua sắm và sửa chữa thấp hơn nhiều so với các phương tiện khác do đó phù hợp với nhiều chủ thể trong xã hội, đặc biệt là các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp... XCG tham gia giao thông đường bộ phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng như đường xá, bến bãi. Tuy nhiên so với các phương tiện khác như máy bay, tàu hỏa thi chi phí xây dựng vẫn thấp hơn. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, XCG vẫn có hạn chế là so với các phương tiện khác, XCG có xác suất xẩy ra rủi ro cao hơn. Vì: Sự gia tăng nhanh chóng các chủng loại và số lượng xe nhưng cơ sở hạ tầng phục vụ cho lưu thông không tăng tương ứng nên các vụ tai nạn giao thông đường bộ thường xẩy ra nhiều và gây tổn hại đến sự phát triển của nền kinh tế. Khi tham gia giao thông đường bộ, XCG phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người điều kiển xe, tuy nhiên tình trạng phóng nhanh vượt ẩu không làm chủ tốc độ vẫn thường xuyên diễn ra dẫn đến xác suất rủi ro lớn hơn. Đặc biệt là hậu quả của rủi ro liên quan đến tính mạng và tình trạng sức khỏe của con người. Địa hình ở Việt Nam tương đối phức tạp (với ¾ diện tích là đồi núi), thêm vào đó là thời tiết khắc nghiệt thường xảy ra lũ lụt đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cho các phương tiện vận tải khi tham gia giao thông. Chất lượng các phương tiện tham gia giao thông còn kém, hoặc quá cũ hết thời gian khấu hao, ngoài ra các phương tiện như ô tô tải thường xuyên trong tình trạng chở quá tải trọng của xe nên không đảm bảo an toàn khi vận hành Thực tế cho thấy, có rất nhiều biện pháp song song tồn tại để hạn chế tai nạn giao thông xẩy ra như: né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, kiểm soát rủi ro, tài trợ rủi ro..., trong đó bảo hiểm XCG là một trong những biện pháp được cho là hữu hiệu nhất. Như vậy sự ra đời của bảo hiểm VCXCGlà cần thiết khách quan, được biết đến như là một cơ chế chuyển giao rủi ro, Bảo hiểm VCXCG ra đời nhằm khắc phục hậu quả tổn thất về mặt tài chính do tai nạn giao thông gây ra. Bảo hiểm VCXCG có những tác dụng cơ bản sau: Tích cực góp phần ngăn ngừa, đề phòng tai nạn giao thông Góp phần ổn định tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh cho các chủ xe Mang tính xã hội sâu sắc, giảm bớt những xung đột căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân khi tai nạn xẩy ra. Tạo thêm công ăn việc làm cho xã hôi, tăng thu ngân sách nhà nước từ đó có điều kiện đầu tư trở lại nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông. 1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 1.1.1 Đối tượng bảo hiểm Bảo hiểm vật chât XCG là loại hình bảo hiểm tài sản có đối tượng bảo hiểm là tất cả những chiếc XCG tham gia lưu thông trên đường bộ. Tuy nhiên một chiếc xe được coi là đối tượng bảo hiểm khi có đủ các điều kiện sau: Có giá trị sử dụng Được xác định về mặt giá trị Phải đáp ứng được đầy đủ về an toàn kĩ thuật và vệ sinh môi trường Phải có đầy đủ các bộ phận để được coi là một đối tượng bảo hiểm Đối với xe mô tô các loại nhà bảo hiểm tiến hành bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe. Tuy nhiên nhìn chung bảo hiểm vật chất xe thường được áp dụng áp dụng cho các loại xe ô tô vì chúng thường có giá trị cao, khi xẩy ra tai nạn tổn thất thường lớn. Đối với các loại xe ô tô nhà bảo hiểm có thể bảo hiểm toàn bộ hoặc cũng có thể là bảo hiểm từng tổng thành của xe. Căn cứ vào công dụng kỹ thuật xe ô tô được chia thành 7 tổng thành. Bảng 1.1 cho biết cách phân chia xe ô tô con và xe ca thành các loại tổng thành và tỷ lệ giá trị của mỗi tổng thành tại PVI Thăng Long. Bảng 1.1 Tỷ lệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và xe ca Tên tổng thành Xe con Xe ca Tổng thành thân vỏ xe: Gồm toàn bộ phần vỏ, ghế ngồi, chắn bùn, cửa kính, cần gạt, bàn đạp ga, côn số, phanh, khung, Ba đờ xốc… 53.5% 53.5% Tổng thành động cơ: Gồm động cơ, bộ chế hòa khí, bơm cao áp, bầu lọc dầu, bầu lọc gió,bơm hơi, bộ li hợp và các thiết bị điện 15.5% 13% Tổng thành hộp số: Gồm hộp số chính và hộp số phụ( nếu có). 7.5% 5% Tổng thành hệ thống lái: Gồm vô lăng lái, khóa vành lái, trục tay lái, thanh kéo ngang, thanh kéo dọc, bổ trợ tay lái( nếu có),cơ cấu điều khiển gạt mưa. 5% 4.5% Tổng thành hệ trục trước: Bao gồm dầm cầu, trụ đứng, trục lắp, hệ thống treo phíp, cơ cấu phanh, vỏ cầu, vi sai. 9.5% 8.4% Tổng thành hệ trục sau: Gồm dầm cầu, vỏ cầu, truyền lực chính,vi sai, cụm mang ơ sau, cơ cấu phanh, xi lanh phanh, trục láp ngang, hệ thống treo cầu sau. 5.2% 6.2% Tổng thành lốp: Các bộ săm lốp của xe( kể cả săm lốp dự phòng). 3.8% 9.4% (Nguồn PVI Thăng Long) Trên cơ sở phân chia các tổng thành như vậy người tham gia bảo hiểm có thể tham gia cho toàn bộ xe hay cũng có thể tham gia bảo hiểm từng loại tổng thành.Tùy vào mỗi loại xe khác nhau mà cơ cấu giá trị tổng thành trong toàn bộ xe cũng khác nhau như bảng tỷ lệ trên. 1.1.2 Phạm vi bảo hiểm Tương tự như các loại hình bảo hiểm nói chung, bảo hiểm VCXCGbảo hiểm cho những rủi ro tai nạn bất ngờ không lường trước được, nằm ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe và gây thiệt hại cho bản thân cái xe đó. Những rủi ro tai nạn này thông thường bao gồm: - Đâm va, lật, đổ. - Hỏa hoạn, cháy, nổ - Những tổn thất do thiên nhiên: Bão, lũ lụt, sét đánh, động đất mưa đá, sụt lở… - Mất cắp, mất cướp toàn bộ xe. - Tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên. Ngoài ra các công ty bảo hiểm còn chụi trách nhiệm thanh toán những chi phí phát sinh hợp lý sau: Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất Chi phí kéo xe về xưởng sửa chữa Chi phí ra tòa (nếu có) Chi phí giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm DNBH không chụi trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại vật chất của xe gây ra bởi các nguyên nhân sau: Hành động cố ý gây tai nạn, gây thiệt hại của chủ xe hoặc những người được giao nhiệm vụ sử dụng hay bảo quản xe. Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiết bị an toàn để lưu hành theo quy định của luật an toàn giao thông đường bộ Lái xe vi phạm nghiêm trọng luật an toàn giao thông đường bộ như: + Lái xe đang điều khiển xe trên đường mà nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định của pháp luật hiện hành hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. + Xe không có không có giấy phép lưu hành + Lái xe không có bằng lái, hoặc có nhưng không hợp lệ. + Xe chở chất cháy, chất nổ trái phép. + Xe chở quá trọng tải hoặc số hành khách quy định + Xe đi vào đường cầm + Xe đi đêm không đèn + Xe sử dụng để tập lái, đua thể thao, chạy thử sau khi sửa chữa Mất cắp bộ phận của xe. Thiệt hại do chiến tranh. Hao mòm tự nhiên dẫn đến giảm giá trị của xe, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hư hỏng thêm do sửa chữa Tổn thất đối với săm lốp, trừ trường hợp tổn thất do cùng một nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn. Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận máy móc, thiết bị (kể cả máy thu thanh, điều hòa nhiệt độ) Cháy xe: tự cháy do lỗi kỹ thuật của xe, do hỏng hóc về động cơ, do lỗi cố ý của chủ xe/ lái xe gây ra. Tổn thất xẩy ra nằm ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Hư hỏng tổn thất do quá trình vận hành các thiết bị chuyên dùng trên xe Thiệt hại động cơ do xe đi vào đường ngập nước hay do nước lọt vào động cơ gây hiện tượng thủy kích phá hủy động cơ xe. 1.1.3 Giá trị bảo hiểm và STBH Đây là loại hình bảo hiểm tài sản do đó giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế xe trên thị trường tại thời điểm người tham gia mua bảo hiểm Thông thường giá trị bảo hiểm được xác định như sau: Giá trị bảo hiểm = nguyên giá – khấu hao cho thời gian đã sử dụng Quy ước sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều) tính khấu hao theo năm. Nếu mua bảo hiểm từ ngày 1 đến ngày 15 trong tháng thì tính khấu hao cho tháng đó, còn nếu mua bảo hiểm từ ngày 16 đến cuối tháng thì không tính khấu hao cho tháng đó. Tuy nhiên trong thực tế giá trị bảo hiểm tính tương đối phức tạp và có vai trò quan trọng đối với công tác bồi thường vì giá trị xe trên thị trường thường xuyên biến động và có thêm nhiều chủng loại mới tham gia giao thông. Đối với xe mới đưa vào sử dụng thường giá trị xe xác định đúng bằng giá trị thực tế của xe ghi trên hóa đơn chứng từ Đối với xe đã sử dụng một thời gian thì giá trị của xe được tính dựa vào - Giá mua xe lúc ban đầu - Giá mua bán trên thị trường của những chiếc xe cùng chủng loại, có chất lượng tương đương - Tình trạng hao mòn thực tế của xe - Tình trạng kỹ thuật và hình thức bên ngoài của xe. STBH STBH (STBH) là số tiền mà chủ xe yêu cầu công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm cho xe của mình và được ghi trong HĐBH hay GCNBH. STBH là giới hạn trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với chủ xe khi có tổn thất xẩy ra đối với đối tượng bảo hiểm nghĩa là trong bất kỳ trường hợp tổn thất nào thì STBT tối đa cũng chỉ bằng với STBH. Các công ty bảo hiểm thường xác định STBH theo các trường hợp: - Bảo hiểm ngang giá trị tức là số STBH bằng với giá trị bảo hiểm. - Bảo hiểm trên giá trị thực tế là trường hợp STBH lớn hơn so với giá trị thực tế của xe. - Bảo hiểm dưới giá trị thực tế của xe là trường hợp STBH bé hơn giá trị thực tế của xe. Trên thực tế, hầu hết đều tham gia bảo hiểm ngang giá trị hoặc là dưới giá trị. Còn trường hợp bảo hiểm trên giá trị chỉ xẩy ra khi có sự cam kết của chủ xe và công ty bảo hiểm theo điều khoản giá trị thay thế mới. 1.1.4 Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm là số tiền mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho công ty bảo hiểm để đổi lấy lời cam kết bồi thường tổn thất khi sự kiện bảo hiểm xẩy ra. Phí bảo hiểm VCXCGđược tính theo công thức: P = Sb * (R1 + R2) Với: R1 là tỷ lệ phí thuần R2 là tỷ lệ phụ phí R1 phụ thuộc vào: + Xác suất thống kê những vụ tai nạn giao thông nói chung + Thiệt hại bình quân mỗi vụ tai nạn liên quan đến bản thân mỗi chiếc XCG. + Thời hạn tham gia bảo hiểm. Để xác định phí bảo hiểm cho từng đối tượng tham gia cụ thể các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào những nhân tố sau: Loại xe: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại xe khác nhau. Các loại xe khác nhau đó có đặc điểm kỹ thuật khác nhau và mức độ rủi ro cũng khác nhau vì vậy mức phí cũng phải khác nhau. Thông thường các công ty bảo hiểm thường căn cứ vào tốc độ tối đa của xe, tỷ lệ gia tốc; chi phí, mức độ khó khăn khi sửa chữa và sự khan hiếm của phụ tùng để phân loại xe. Mỗi công ty bảo hiểm sẽ có một biểu phí riêng cụ thể cho từng loại xe. Mục đích sử dụng xe: Do mục đích sử dụng xe có quan hệ chặt chẽ với khả năng xảy ra rủi ro nên cũng là cơ sở để doanh nghiệp phân loại các loại xe tham gia bảo hiểm từ đó có chính sách định phí hợp lý. Hiên nay trên thị trường Việt Nam, các DNBH có thể phân loại theo các mục đích như xe tư nhân không kinh doanh, xe tư nhân kinh doanh, xe nhà nước không kinh doanh... Khu vực giữ xe và để xe: Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của xe tham gia bảo hiểm tuy nhiên hiện nay có rất ít công ty bảo hiểm quan tâm đến nhân tố này khi tính phí. Tuổi tác, giới tính và kinh nghiệm lái xe của người tham gia bảo hiểm hoặc những người thường xuyên sử dụng chiếc xe. Số liệu thống kê cho thấy tỷ lệ tai nạn thường cao hơn đối với những lái xe trẻ tuổi. Các lái xe trên 50 hoặc 55 tuổi do thực tế cho thấy những người này ít gặp tai nạn hơn do đó các công ty bảo hiểm thường áp dụng giảm phí bảo hiểm cho đối tượng này. Bảng 1.2 Mức phí bảo hiểm VCXCG (trường hợp bồi thường không tính khấu hao thay thế mới) (Đơn vị tính: %) tt Loại xe\ mục đích sử dụng Tỷ lệ phí bảo hiểm tối thiểu Bảo hiểm toàn bộ Bảo hiểm thân vỏ 1 Ô tô không kinh doanh 1.35 2.3 2 Ô tô kinh doanh vận tải 1.5 2.5 (Nguồn PVI Thăng Long) Tỷ lệ phí trên áp dụng cho xe mới đăng ký và sử dụng lần đầu trong vòng 3 năm. Trong trường hợp xe cũ (thời gian sử dụng trên 03 năm kể từ năm sản xuất cho đến năm tham gia bảo hiểm) phí sẽ được điều chỉnh tăng nếu áp dụng điều khoản bồi thường không khấu hao thay mới bộ phận. Bảng 1.3 Tỷ lệ phí tăng lên so với phí tiêu chuẩn đối với xe cũ (Đơn vị tính: %) tt Loại xe Số năm tính từ năm sản xuất Từ 3 đến 6 năm Từ 6 đến 10 năm 1 Xe không kinh doanh 0.1 0.3 2 Xe kinh doanh vận tải 0.2 0.4 (Nguồn PVI Thăng Long) Giảm phí bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm thường áp dụng chính sách giảm phí cho khách hàng trong những trường hợp như khách hàng tham gia bảo hiểm với số lượng lớn, khách hàng lâu năm hay khách hàng thực hiện tốt việc đề phòng hạn chế tổn thất. Ngoài ra tùy thuộc vào hình thức tham gia miễn thường có khấu trừ hay miễn thường không khấu trừ mà các doanh nghiệp giảm phí tương ứng cho khách hàng. Chẳng hạn như PVI Thăng Long trong trường hợp không có tổn thất, khiếu nại bồi thường trong vòng: 2 năm liên tục có thể giảm 15% 3 năm liên tục có thể giảm 20% Bảng1.4 Mức miễn thường không khấu trừ tối thiểu áp dụng cho các loại xe: stt Loại xe\ mục đích sử dụng Mức miễn thường không khấu trừ tối thiểu đối với tổn thất bộ phận 1 Ô tô không kinh doanh 0.5 triệu đồng/ vụ tổn thất 2 Ô tô kinh doanh vận tải 01 triệu đồng/ vụ tổn thất (Nguồn PVI Thăng Long) Đối với tổn thất toàn bộ thực tế hay tổn thất toàn bộ ước tính thì không áp dụng mức miễn thường có khấu trừ này khi tính toán. Trong trường hợp áp dụng mức miễn thường có khấu trừ, phí bảo hiểm được giảm tương ứng như sau: Bảng1.5 Tỷ lệ giảm phí khi áp dụng mức miễn thường có khấu trừ Mức khấu trừ/ vụ tổn thất (VND) Tỷ lệ giảm phí (%) Ô tô không kinh doanh Ô tô kinh doanh vận tải 500.000 5 - 1.000.000 8 5 2.000.000 11 8 3.000.000 14 11 4.000.000 17 14 5.000.000 20 17 6.000.000 23 20 7.000.000 26 23 8.000.000 29 26 9.000.000 32 29 10.000.000 35 32 (Nguồn PVI Thăng Long) Hoàn phí: Đối với những xe đóng phí cả năm nhưng vì một lý do nào đó chỉ hoạt động một số tháng trong năm, thì chủ xe chủ xe sẽ được hoàn lại phí. Phí hoàn lại =80% x Mức phí cả năm x Số tháng xe không hoạt động trong năm 12 Trong trường hợp PVI yêu cầu hủy bỏ hợp đồng / GCN bao hiểm thì chủ xe được hoàn lại 100% phí bảo hiểm của thời gian còn lại. 1.3 Quản lý chi phí bồi thường trong bảo hiểm VCXCG 1.3.1 Khái niệm Chi phí của DNBH được định nghĩa là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải chi, phải trích trong kỳ (thường là 1 năm) bao gồm: chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính và chi phí cho các hoạt động khác. 1.3.1.1 Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là khoản chi bằng tiền và các khoản trích để trực tiếp thực hiện sản xuất dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm trong kỳ kinh doanh của DNBH sau khi trừ đi các khoản phải thu để giảm chi. Theo mục đích và công dụng của chi phí, chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm bao gồm: Chi bồi thường, bao gồm: Chi bồi thường bảo hiểm gốc Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm Chi hoa hồng bảo hiểm Chi trích lập dự phòng nghiệp vụ Chi giám định tổn thất Chi xử lý hàng bồi thường 100% Chi quản lý đại lý Chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm Chi đòi người thứ ba Ngoài các khoản chi trên còn có các khoản chi, khoản trích khác theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam hiện nay, hàng năm trích 5% tổng phí bảo hiểm cháy nổ, bắt buộc đóng góp cho công tác phòng cháy chữa cháy, trích tối thiểu 2% tổng phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ XCG để đóng góp vào quỹ tuyên truyền và bảo đảm an toàn giao thông. Do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, các khoản thu để giảm chi phát sinh trong kỳ gồm: Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm: Thu đòi người thứ ba bồi hoàn Thu hàng đã xử lý bồi thường 100% Các khoản tiền này làm giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc. 1.3.1.2 Chi phí bán hàng trong DNBH Chi phí bán hàng là khoản chi trong quá trình bán các sản phẩm bảo hiểm. Trong thực tế, các DNBH thường gộp khoản chi phí này vào khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, tuy nhiên đối với những DNBH phân phối sản phẩn bảo hiểm trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn thì đây là khoản chi quan trọng và cần có sự quản lý theo dõi riêng. 1.3.1.3 Chi quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí cho việc quản lý điều hành, quản lý kinh doanh chung, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan hoạt động của DNBH. Bao gồm các khoản chủ yếu là: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật tư quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý, chi trích dự phòng nợ phải thu khó đòi, chi dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, thuế và các khoản phí, lệ phí, lãi vay. 1.3.1.4 Chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính là toàn bộ khoản chi cho các hoạt động tài chính của DNBH trong kỳ, bao gồm: chi phí cho thuê tài sản, chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay; chi, trích khác theo quy định của pháp luật. 1.3.1.5 Chi phí hoạt động khác Chi phí hoạt động khác là những khoản chi cho những hoạt động xảy ra không thường xuyên của DNBH trong kỳ. Chi phí hoạt động khác bao gổm: chi nhượng bán, thanh lý tài sản cố đinh; chi phí cho việc thu hồi khoản nợ phải thu khó đòi đã xóa nay thu hồi được; chi, trích các khác theo quy định của pháp luật. 1.3.2 Chi phí bồi thường 1.3.2.1 Khái niệm Chi phí bồi thường là khoản tiền mà DNBH trả trực tiếp theo cam kết trên HĐBH gốc và tái bảo hiểm. Đây là khoản chi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và quan trọng nhất trong tổng chi phí, bao gồm: Chi bồi thường bảo hiểm gốc: là khoản tiền mà DNBH chi trả trực tiếp cho người được bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm khi xảy ra những sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm của các HĐBH gốc. Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm: là khoản chi mà DNBH phải trả cho công ty nhượng tái bảo hiểm theo hợp đồng tái bảo hiểm khi xảy ra tổn thất thuộc trách nhiệm nhận tái bảo hiểm. Trong trường hợp tổn thất toàn bộ ước tính, sự kiện bảo hiểm xẩy ra có liên quan đến lỗi của bên thứ ba, hoặc HĐBH có nhượng tái thì sau khi bồi thường cho NĐBH sẽ có các khoản thu giảm chi bồi thường như sau: Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm: khi có tổn thất xẩy ra thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH phải có trách nhiệm bồi thường tổn thất cho bên tham gia bảo hiểm. Nhưng nếu HĐBH này đã được tái bảo hiểm thì DNBH sẽ được công ty nhận tái bảo hiểm trả một phần số tiền đã bồi thường theo cam kết trong hợp đồng tái bảo hiểm. Khoản tiền này làm giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc. Thu đòi người thứ ba bồi hoàn: theo nguyên tắc thế quyền trong bảo hiểm, nếu tổn thất xẩy ra có liên quan đến trách nhiệm của bên thứ ba bảo hiểm vẫn bồi thường tổn thất đó nhưng sẽ thế quyền người được bảo hiểm đòi bên thứ ba. Khoản thu này cũng làm giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc. Thu hàng đã xử lý bồi thường 100%: Trong kinh doanh bảo hiểm, nếu có tổn thất toàn bộ (bao gồm cả tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất toàn bộ ước tính) thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH bồi thường 100% giá trị thiệt hại và giá trị còn lại của đối tượng bảo hiểm (giá trị hàng đã xử lý bồi thường 100%) thuộc về DNBH. Đây cũng là khoản thu giảm chi bồi thường bảo hiểm gốc. 1.3.2.2 Ý nghĩa của chi phí bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Chi bồi thường là khoản chi luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí của DNBH do đó, đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Cụ thể là: Xét trên góc độ pháp lý, Bảo hiểm là một thỏa thuận qua đó người tham gia bảo hiểm cam kết trả cho công ty bảo hiểm một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm cho mình hoặc cho người thứ ba. Ngược lại, công ty bảo hiểm cam kết trả một khoản tiền bồi thường khi có rủi ro xẩy ra và gây tổn thất. Như vậy, chi bồi thường là nghĩa vụ thực hiện cam kết của DNBH đối với khách hàng của mình và khách hàng chỉ thực sự sử dụng sản phẩm bảo hiểm khi họ được bồi thường. Do chu trình tính toán đảo ngược nên nếu rủi ro xẩy ra với tần suất hoặc quy mô lớn dự kiến thì DNBH có thể thua lỗ và ngược lại nếu rủi ro xẩy ra với tần suất hoặc quy mô nhỏ thì doanh nghiệp có lãi. Như vậy, Kết quả của hoạt động kinh doanh bảo hiểm phụ thuộc rất lớn vào chi bồi thường Cũng xuất phát từ chu kỳ tính toán đảo ngược một đặc thù trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là phải trích lập dự phòng bồi thường. Số liệu về chi bồi thường luôn là cơ sở đầu tiên cung cấp cho DNBH những thông tin từ đó xác định đúng khoản dự phòng cần xác lập. Phân tích cơ cấu chi bồi thường là cơ sở quan trọng giúp các doanh nghiệp xây dựng mức phí bảo hiểm hợp lý, xây dựng kế hoạch kinh doanh, và sử dụng các công cụ quán lý thích hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Ngoài ra chi bồi thường còn có ý nghĩa xã hội to lớn. Thực chất của bảo hiểm là phân phối lại thu nhập một cách không đồng điều, do đó không phải ai tham gia bảo hiểm cũng được bồi thường. Khi gặp rủi ro, người tham gia bảo hiểm sẽ có một chỗ dựa vật chất để vượt qua những khó khăn ban đầu từ đó làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Kết luận, Như vậy chi bồi thường đúng, đủ là rất quan trọng vì: Nó vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm và lợi ích xã hội của toàn xã hội, điều này góp phần khẳng định tính hiễn hữu của sản phẩm bảo hiểm. Không nhưng thế, chi bồi thường đúng, đủ còn đảm bảo hiệu quả kinh doanh cho DNBH. 1.3.2.3 Đặc điểm của chi phí bồi thường Phát sinh sau khi thu phí. Do chu trình kinh doanh đảo ngược tức là doanh thu phát sinh trước chi phí phát sinh sau nên như đã nói ở trên chi bồi thường là nghĩa vụ của DNBH thực hiện lời cam kết đối với khách hàng của mình chỉ khi nào sự kiện bảo hiểm xẩy ra và sự kiện bảo hiểm xẩy ra sau thời điểm thu phí nên không phải khách hàng nào cũng được bồi thường. DNBH chỉ bồi thường cho những tổn thất và chi phí thuộc phạm vi bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh của các DNBH vì mục tiêu lợi nhuận. Do đó, họ cũng có nguy cơ gặp rủi ro khi nhận bảo hiểm cho khách hàng. Vì vậy DNBH chỉ chấp nhận bồi thường cho khách hàng trong những trường hợp nhất định, các trường hợp loại trừ tức là không thuộc phạm vi bảo hiểm được DNBH quy định rõ trong HĐBH hoặc các quy tắc bảo hiểm. Không những thế thời gian tham gia bảo hiểm luôn được các bên quy định rõ ràng trong HĐBH là cơ sở để doanh nghiệp xác định mưc phí mà khách hàng phải nộp cũng như trách nhiệm của DNBH. Do đó, DNBH chỉ bồi thường khi vẫn còn thời hạn bảo hiểm. Xác định chí phí bồi thường Chi phí bồi thường bao gồm STBT và các khoản chi phí phát sinh hợp lý. Trong đó việc xác định STBT phụ thuộc vào: STBH, giá trị thiệt hại thực tế, mức miễn thường. Và được tính cụ thể như sau: Bồi thường tổn thất toàn bộ hoặc ước tính. Xe bị coi là tổn thất toàn bộ hoặc toàn bộ ước tính khi bị cướp, bị mất cắp sau 60 ngày không tìm lại được, hoặc chi phí sửa chữa thực tế của xe vượt quá 75% giá trị thực tế của xe tại thời điểm xảy ra tổn thất. Nếu STBH ≤ GTBH, thì STBT = STBH ghi trên GCNBH Nếu STBH ≥ GTBH thì STBT bằng giá trị thực tế của xe khi xảy ra tổn thất. Trong trường hợp mất cắp mà sau khi bồi thường tìm thấy xe và chủ xe muốn chuộc lại thì phải có sự thỏa thuẫn giữa hai bên. Đối với tổn thất toàn bộ thực tế hoặc toàn bộ ước tính thì không áp dụng mức miễn thường có khấu trừ. Bồi thường tổn thất bộ phận. Nếu xe được bảo hiểm dưới giá trị. STBT = Giá trị thiệt hại thực tế x STBH GTBH Giá trị thực tế của xe được xác định là giá trị thực tế tại thời điểm tham giá bảo hiểm. Nếu xe được bảo hiểm với STBH ngang giá trị hoặc trên giá trị thực tế của xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm thì STBT = Giá sửa chữa/ thay thế Nhưng không vượt quá STBH. PVI bồi thường chi phí sơn lại xe nếu trên 50% diện tích sơn của xe bị hư hỏng do tai nạn. Trong trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm có áp dụng mức miễn thường có khấu trừ thì: Số tiền phải bồi thường = STBT – mức miễn thường Bảo hiểm trùng. Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm vật chất xe theo nhiều đơn bảo hiểm có cùng thời hạn bảo hiểm và tổng GTBH lớn hơn giá trị thực tế xe tại thời điểm tham giá thì khi tổn thất xẩy ra tổng STBT mà chủ xe nhận được ở tất cả các đơn bảo hiểm chỉ có thể đúng bằng thiệt hại thực tế. Thông thường, các công ty bảo hiểm giới hạn mức trách nhiệm của mình theo tỷ lệ giữa STBH ghi trong GCNBH với tổng STBH ghi trong tất cả các đơn bảo hiểm. Ngoài ra khi tính toán STBT còn phải lưu ý: Khi tai nạn xẩy ra làm tổn thất toàn bộ một bộ phận hay một tổng thành và chủ xe phải thay mới thì phải xác định STBT tại thời điểm trước khi xẩy ra tai nạn, tức là phải trừ đi khấu hao đã sử dụng. Nếu tai nạn xảy ra trước ngày 16 của tháng, tháng đó không tính khấu hao, nếu tai nạn xẩy ra sau ngày 16 sẽ phải tính khấu hao cho tháng đó. Nếu chủ xe tham gia bảo hiểm dưới giá trị nhưng chỉ bảo hiểm cho một bộ phận hoặc tổng thành xe thì STBT dựa trên cơ sở giá trị thiệt hại thực tế của tổng thành đó và bảng tỷ lệ giá trị tổng thành xe của bộ phận hay tổng thành tham gia bảo hiểm. Ví dụ: Xe ô tô trị giá 400 triệu tham gia bảo hiểm tổng thành thân vỏ, (giả định khấu hao = 0) tổng thành thân vỏ chiếm 53,5% gặp tai nạn. Trường hợp xe bị tổn thất toàn bộ, giá trị thiệt hại thực tế = 400tr thì: STBT = 400 X 53,5% Trường hợp tổng thành thân vỏ bị hỏng sửa chữa hết 150tr. STBT = 150 (triệu) Trường hợp xe bị tổn thất 70%, giá trị tổn thất thực tế = 400 X 70%. STBT = 400 X 70% X 53,5% DNBH sẽ thế quyền đòi người thứ ba khi thiệt hại xảy ra có liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba. Nếu chủ xe không tạo điều kiện chuyển quyền đòi bồi thường người thứ ba thì có thể bị DNBH phạt chế tài hoặc trừ vào STBT. Các khoản chi phí phát sinh hợp lý là các khoản chi sau: Chi ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các nguyên nhân thuộc phạm vi bảo hiểm Chi bảo vệ và đưa xe đến nới sửa chữa gần nhất Chi giám định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí bồi thường 1.3.3.1 Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ quyết định STBT của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, STBT luôn bé hơn hoặc bằng giá tri bảo hiểm trừ trường hợp tham gia bảo hiểm theo hình thức trên giá trị. Do đó xác định chính xác giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm có vai trò quan trọng trong công tác chi trả bồi thường cho khách hàng cũng như công tác quản lý chi bồi thường của DNBH. Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm được xác định dựa trên các yếu tố sau: Mức độ thiệt hại thực tế: Thông thường phí bảo hiểm được xác định dựa vào xác suất rủi ro tính theo số liệu thống kê trong quá khứ. Tuy nhiên STBT phát sinh lại phụ thuộc vào mức độ thiệt hại thực tế xẩy ra trong năm nghiệp vụ do đó mức độ thiệt hại thực tế có thể cao hơn mức dự đoán do có nhiều yếu tố khách quan không lường trước được tác động, làm cho mức rủi ro tăng lên cả về mức dộ thiệt hại bình quân một vụ và số vụ tổn thất dẫn đến chi phí bồi thường tăng cao hơn so với dự kiến. Ngược lại, mức độ thiệt hại thực tế cũng có thể thấp hơn mức dự đoán của DNBH từ đó làm giảm chi phí bồi thường. Đây là một nhân tố mang tính chất khách quan mà DNBH không kiểm soát được chính vì vậy khi quản lý chi bồi thường DNB._.H phải đặc biệt chú ý đến nhân tố này nhằm điều chỉnh mức phí bảo hiểm hợp lý. Phạm vi bảo hiểm: phạm vi bảo hiểm thể hiện giới hạn trách nhiệm của DNBH về phạm vi rủi ro được bảo hiểm. Phạm vi không gian và thời gian, phạm vi STBH. Như vậy phạm vi bảo hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến STBT hoặc chi trả bảo hiểm. Phạm vi bao hiểm càng rộng thì mức độ thiệt hại thực tế của đối tượng bảo hiểm thuộc trách nhiệm bảo hiểm càng lớn và ngược lại 1.3.3.2 Công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất Đây là nhân tố có tính chủ quan ảnh hưởng lớn đến STBH chi trả hoặc bồi thường của các DNBH. Nếu làm tốt công tác này mức độ thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm sẽ giảm. Từ đó STBT hay chi trả bảo hiểm cũng giảm. Tuy nhiên không phải lúc nào DNBH cũng đạt được hiệu quả tốt nếu làm tốt công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất. Vì trên thực tế STBT hay chi trả bảo hiểm giảm có thể lớn hơn hoặc bé hơn chi phí mà DNBH bỏ ra để thực hiện công tác này. Do đó, DNBH cần có những lựa chọn đúng đắn và hợp lý khi sử dụng các công cụ đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất. 1.3.3.3 Tình hình trục lợi bảo hiểm Trục lợi bảo hiểm là hành vi của người tham gia bảo hiểm cố tình gian dối, lừa đảo, có thể có chủ ý ngay từ đầu khi tham giam bỏ hiểm hoặc phát sinh sau khi dã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ DNBH mà đáng lý họ không được hưởng. Trục lợi bảo hiểm còn được quan niệm là gian lận trong bảo hiểm. Trên thế giới hiện tượng này được biết đến như một vấn đề nhức nhối đối với DNBH. Nhiều DNBH đã phải bỏ ra rất nhiều tiền để khắc phục vấn nạn trục lợi bảo hiểm song theo thời gian số vụ trục lợi ngày càng gia tăng và với hình thức ngày càng tinh vi hơn. Các hình thức trục lợi thường thấy như: hợp lý hóa ngày giờ xẩy ra tai nạn và HĐBH; thay đổi nguyên nhân và các tình tiết quan trọng của vụ án; lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần; lập hiện trường giả... hành vi trục lợi có thể do nguyên nhân có thể chỉ do phía khách hàng cũng có thể có sự tham gia của các cơ quan chức năng có liên quan thậm chí là do từ phía cán bộ của DNBH. Tình hình trục lợi diễn biến phức tạp làm tăng chi bồi thường của DNBH, đồng thời còn ảnh hưởng xấu đến uy tín hình ảnh của DNBH và đạo đức xã hội. 1.3.3.4 Công tác GĐBT Công tác GĐBT ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí bồi thường của DNBH. Việc xác định đúng, đủ STBT vừa đảm bảo uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng đồng thời tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác GĐBT còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống trục lợi bảo hiểm vì nếu các GĐV có năng lực quy trình GĐBT của DNBH kín kẽ thì sẽ dễ dàng phát hiện các hành vi trục lợi của người tham gia bảo hiểm từ đó có biện pháp ngăn chặn đồng thời sẽ hạn chế được rất nhiều các khoản chi bồi thường sai. 1.2.3.5 Công tác đòi bên thứ ba và giải quyết bảo hiểm trùng Các khoản thu giảm chi thu được từ công tác đòi bên thứ ba là khoản thu được các DNBH thực hiện thu ở giai đoạn cuối cùng của quy trình giám định, bồi thường. Thu đòi người thứ ba bồi hoàn tuy không phải là khoản lớn so với tổng chi bồi thường nhưng nếu DNBH quản lý tốt khoản này không những đảm bảo chi bồi thường đúng, đủ mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm của những người tham giao thông. Thêm vào đó, việc giải quyết bảo hiểm trùng cũng là một trong những biện pháp ngăn ngừa trục lợi bảo hiểm từ phía khách hàng và từ đó cũng phần nào giảm chi bồi thường của doanh nghiệp nói chung và của toàn thị trường nói riêng. Tuy nhiên, việc này cần thiết phải có sự phối hợp giữa các DNBH ngay từ khi cấp đơn bảo hiểm. nhưng do yếu tố cạnh tranh, thông thường các DNBH vẫn không thiện chí hợp tác với nhau lắm. 1.3.4 Quản lý chi phí bồi thường 1.3.4.1 Vai trò của công tác quản lý chi phí bồi thường Kinh doanh bảo hiểm là ngành kinh doanh dịch vụ, do hoạt động kinh doanh bảo hiểm có “sự đảo ngược của chu kỳ kinh doanh” tức là doanh thu phát sinh trước và chi phí phát sinh sau do đó việc quản lý chi phí phải thật chặt chẽ mới đảm bảo được quyền lợi cho khách hàng đồng thời tiết kiệm, tránh thất thoát và cân đối thu chi và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong cơ cấu tổng chi phí thì chi phí bồi thường luôn chiếm tỷ trọng lớn nên quản lý chi phí bồi thường hiệu quả là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi phí nói chung Ngày nay, các đơn vị rủi ro có STBH tương đối lớn, các rủi ro xẩy ra mang tính thảm họa thường xuyên hơn, phạm vi bảo hiểm ngày càng được mở rộng do đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng chi trả của doanh nghiệp, đặc biệt là chi bồi thường. Quản lý chi phí bồi thường nói riêng và quản lý chi phí kinh doanh nói chung là một biện pháp giúp doanh nghiệp tránh được nguy cơ phá sản khi có những biến cố lớn xẩy ra đồng thời nâng cao được uy tín của DNBH Thị trường bảo hiểm luôn cạnh tranh gay gắt, thị phần của các doanh nghiệp luôn biến động do đó biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của DNBH trên thị trường bảo hiểm một cách dài hạn là đem lại cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao và giá cả hợp lý. Để làm được điều này, quản lý chi bồi thường đóng vai trò quan trọng, chi đúng, đủ để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, tránh trục lợi, tham ô, và là cơ sở giảm hoặc không tăng phí bảo hiểm, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng các dịch vụ gia tăng. Quản lý tốt chi phí bồi thường là điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận kinh doanh từ đó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngày càng phát triển vì có cơ hội tăng các khoản trích quỹ đầu tư phát triển, tăng vốn chủ sở hữu..., đặc biệt với những DNBH đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì đây là cơ hội để họ thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư cũng như dễ dàng lựa chọn được đối tác nước ngoài chiến lược để tăng cường năng lực kinh doanh cho doanh nghiệp mình. 1.3.4.2 Biện pháp quản lý chi phí bồi thường Công tác thống kê, định phí Xây dựng biểu phí hợp lý và làm tốt công tác thống kê bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp DNBH có được nguồn dự phòng đủ lớn để trang trải cho những khoản chi bồi thường bất thường phát sinh khi tình hình tổn thất biến động lớn làm tăng mức thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm trong năm nghiệp vụ. Ngoài ra, làm tốt công tác thống kê là nguồn tài liệu quan trọng cung cấp cho các định phí viên cơ sở để có sự điều chỉnh phí bảo hiểm phù hợp cho từng loại hình sản phẩm từ đó có thể hạn chế được đặc tính “chu trình tính toán ngược” của sản phẩm bảo hiểm. Công tác đánh giá rủi ro ban đầu Đánh giá rủi ro khi nhận bảo hiểm nằm trong khâu khai thác bảo hiểm. khai thác là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai nghiệp vụ, công việc chính của các cán bộ khai thác trong khâu này là nhận yêu cầu bảo hiểm của khách hàng, kiểm tra thông tin mà khách hàng cung cấp về giá trị, các thông số kỹ thuật của đối tượng bảo hiểm, về mục đích sử dụng nhằm đánh giá chính xác xác suất rủi ro của đối tượng bảo hiểm từ đó xem xét có nên chấp nhận bảo hiểm hay không, mức phí bao nhiêu là hợp lý, phát hiện kịp thời các trường hợp có ý định trục lợi bảo hiểm và đề ra các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất phù hợp để giảm bớt tổn thất từ đó góp phần giảm chi bồi thường cho DNBH. Thông thường chi phí cho công tác đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm không lớn nhưng lại mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý chi bồi thường. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất Đề phòng và hạn chế tổn thất là nhân tố góp phần quan trọng hạn chế tổn thất từ đó hạn chế chi bồi thường cho DNBH. Có thể DNBH tự thực hiện hoặc kết hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan như ngành giao thông vận tải, công an, giáo dục...để thực hiện công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Theo thông tư 156/2007/TT-BTC khoản 2 mục VI mức chi đề phòng hạn chế tổn thất không quá 2% số phí bảo hiểm thực tế thu trong năm tài chính. Hàng năm trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đóng góp cho công tác phòng cháy chữa cháy, trích tối thiểu 2% tổng phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ XCG để đóng góp vào quỹ tuyên truyền và bảo đảm an toàn giao thông. Công tác đề phòng và hạn chế trục lợi bảo hiểm Trục lợi là một nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến chi bồi thường. Thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế trục lợi bảo hiểm là một yêu cầu thiết yếu của các DNBH để hạn chế chi bồi thường. các DNBH có thể đề phòng hạn chế trục lời bằng cách: quản lý hồ sơ khách hàng, hồ sơ bồi thường một cách chặt chẽ, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ công tác quản lý, xây dựng các quy trình quản lý rủi ro cho từng loại nghiệp vụ, từng sản phẩm bảo hiểm. Công tác GĐBT Khâu giám đinh bồi thường là khâu cuối cùng trong quy trình triển khai sản phẩm bảo hiểm, như đã phân tích ở trên chi bồi thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kết quả của công tác GĐBT do đó để quản lý tốt chi bồi thường DNBH cần xây dựng quy trình GĐBT kín kẽ vừa đảm bảo không cản trở đến thời gian GQBT cho khách hàng nhưng cũng phải vừa đảm bảo phòng chống được những kẽ hở dẫn đến trục lợi bảo hiểm. Công tác cán bộ Nâng cao chất lượng cán bộ khai thác, giám định, hay GQBT bằng cách lựa chọn các cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt, thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng thường xuyên, có chính sách đãi ngộ hợp lý, bên cạnh đó bộ phận quản trị nhân lực còn phải có những biện pháp giám sát hợp lý, đánh giá chéo và tự đánh giá của các nhân viên trong DNBH tăng tính minh bạch và hạn chế được những trường hợp trục lợi có sự tham gia của các cán bộ bảo hiểm. 1.3.4.3 Kết quả và hiệu quả quản lý chi phí bồi thường Để đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác quán lý chi phí bồi thường, các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm: Đánh giá công tác đề phòng hạn chế tổn thất: Công tác đề phòng hạn chế tổn thất là nhân tố góp phần quan trọng vào việc giảm tổn thất từ đó hạn chế được các khoản chi bồi thường do tổn thất lớn gây ra. Do đó đánh giá công tác đề phòng hạn chế tổn thất phần nào phản ánh được công tác quản lý chi phí bồi thường của DNBH. Cụ thể các chỉ tiêu thường được sử dụng là: Tổng số tiền chi cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất Tỷ lệ Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất = Chi đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ Tổng chi trong kỳ Hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất Hiệu quả đề phòng hạn chế tổn thất = Lợi nhuận nghiệp vụ Chi đề phòng hạn chế tổn thất trong kỳ Chi tiêu này phản ánh một đồng chi phí đề phòng hạn chế chi ra trong kì tham gia tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận về nghiệp vụ BH của doanh nghiệp chỉ tiêu này càng cao càng phản ánh công tác đề phòng hạn chế tổn thất đem lại hiệu quả cao.Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý đến độ trễ của thời gian vì các khoản chi ra trong kì có khi lại phát huy hiệu quả vào kì tiếp theo. Mặt khác, do chi đề phòng hạn chế tổn thất luôn có quan hệ nhân quả với chi bồi thường nên tỷ lệ này càng cao càng cũng phản ánh công tác quản lý chi phí bồi thường được thực hiện tốt và ngược lại Đánh giá Công tác GĐBT Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công tác GĐBT và chi trả bảo hiểm đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới danh tiếng, uy tín và hình ảnh của DNBH trong tâm trí khách hàng đồng thời làm tăng tính hữu hình cho sản phẩm bảo hiểm. Nếu khâu này được thực hiện tốt khách hàng sẽ tin tưởng và có ấn tượng tốt hơn về doanh nghiệp từ đó góp phần đẩy mạnh việc khai thác sản phẩm bảo hiểm. Trong đó, Giám định luôn là khâu cơ sở để thực hiện bồi thường. Qua khâu giám định DNBH sẽ đánh giá được những tổn thất đó có thuộc phạm vi bảo hiểm không và nếu có thì mức độ tổn thất là bao nhiêu. Để đánh giá tình hình giám định tổn thất và bồi thường thường dùng các chỉ tiêu sau: Tổng chi giám định tổn thất trong kỳ của DNBH. Tỷ lệ chi giám định tổn thất so với tổng STBT thực tế hoặc số vụ tổn thất thực tế. Tỷ lệ bồi thường trong kỳ Tỷ lệ bồi thường trong kỳ = Tổng số tiền chi bồi thường trong kỳ Tổng doanh thu phí bảo hiểm trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh khai thác được một đồng doanh thu thì DNBH phải bỏ ra bao nhiêu phần trăm trong đó cho bồi thường hay chi trả bảo hiểm. Chỉ tiêu này càng thấp thì phần nào nói lên được công tác quản lý chi bồi thường được DNBH thực hiện tốt. Tỷ lệ chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm trong kỳ Tỷ lệ chi bồi thường trong kỳ = Số tiền chi bồi thường thực tế trong kỳ Tổng chi trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh chi phí bồi thường, trả tiền bảo hiểm chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí hoạt động bảo hiểm. Tỷ lệ này thấp có thể phản ánh DNBH đã quản lý tốt khoản chi bồi thường hoặc cơ cấu khoản chi khác ngoài chi bồi thường đã tăng lên. Đánh giá công tác giải quyết khiếu nại bồi thường Tổng số vụ khiếu nại đòi GQBT trong kỳ Số vụ khiếu nại được GQBT trong kỳ STBT bình quân mỗi vụ khiếu nại Stbt bình quân mỗi vụ khiếu nại = Tổng stbt cho các vụ khiếu nại Đã được giải quyết trong kỳ Số vụ khiếu nại đã được giải Quyết bồi thường trong kỳ Hiệu quả khâu này đánh giá theo công thức: H (gd) = K (gd)/C(gd) H (gd): hiệu quả giám định và bồi thường trong kỳ. K (gd): kết quả giám định, bồi thường trong kỳ (số vụ tai nạn/rủi ro đã giám định hoặc bồi thường trong kỳ; số khách hàng được bồi thường trong kỳ. C (gd): tổng chi giám định, bồi thường Các chỉ tiêu phản ánh về tình hình trục lợi bảo hiểm: Số vụ khiếu nại bồi thường sai sót trong kỳ: những sai sót trong công tác GĐBT như bồi thường khi chưa thu thập đủ số liệu, chứng từ; bồi thường vượt quá STBH; bồi thường khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ bảo hiểm… Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kì Tỷ lệ bồi thường sai sót trong kỳ = Số vụ bồi thường sai sót trong kỳ Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ Số tiền bị thất thoát do bồi thường sai trong kỳ. Tỷ lệ STBT bị thất thoát Tỷ lệ STT bị thất thoát trong kỳ = Số tiền bị thất thoát do bồi thường sai sót trong kỳ Tổng số tiền đã giải quyết bồi thường trong kỳ CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI TẠI PVI THĂNG LONG 2.1 Giới thiệu chung về PVI Thăng Long 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển a) Giới thiệu về Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Tên gọi Công ty :TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM Tên giao dịch đối ngoại : Petrovietnam Insurance Joint stock Corporation Tên viết tắt : PVI Logo Địa chỉ doanh nghiệp :154 Nguyễn Thái Học, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại : 84.4.7335588 Fax: 84.4.733628 Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), tiền thân là Công ty Bảo hiểm dầu khí, thành viên của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, được thành lập ngày 23/10/1996 theo quyết định của Bộ trưởng. Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ, được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 07 TC/GCN ngày 02/12/1995 Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) được thành lập theo quyết định số 42 GP/KDBH ngày 12/03/2007 của Bộ tài chính từ loại hình Công ty 100% vốn nhà nước Tổng Công ty cổ phần với cổ đông chính là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tỷ lệ góp vốn chiếm 59,48% vốn điều lệ), có phạm vi hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. PVI được đánh giá là Công ty dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm công nghiệp và là một trong ba nhà bảo hiểm hàng đầu Việt Nam. Kết quả doanh thu phí của PVI giai đoạn 2006-2008 được thể hiện ở bảng 2.1 Bảng 2.1 Doanh thu của PVI trong giai đoạn 2006-2008. (Đơn vị: đồng) TT Năm Doanh thu 1 2006 1.304.279.409.364 2 2007 1.997.683.813.405 3 2008 2.694.852.817.680 (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của PVI) Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy doanh thu của PVI không ngừng tăng trưởng: Năm 2006 mức doanh thu thực hiện đạt 1300 tỉ đồng, tăng 70% so với năm 2005; lợi nhuận trước thuế đạt 62 tỉ đồng; nộp ngân sách nhà nước 102 tỉ đồng. Quy mô vốn cũng không ngừng tăng lên: Vốn điều lệ là 500 tỉ đồng trong năm 2006, đến năm 2007 tăng lên 950 tỷ đồng. Năm 2008, Tổng Công ty công bố những chỉ tiêu cực kỳ ấn tượng: Doanh thu đạt 2695 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2007. Quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 657.542.688.182đ (Sáu trăm năm mươi bảy tỷ, năm trăm bốn mươi hai triệu, sáu trăm tám mươi tám nghìn, một trăm tám mươi hai đồng). Tổng tài sản đạt 4.918.360.768.187đ (Bốn nghìn chín trăm mười tám tỷ, ba trăm sáu mươi triệu, bảy trăm sáu mươi tám nghìn, một trăm tám mươi bảy đồng) Vốn điều lệ năm 2009 là 1.035,5 tỉ đồng, kế hoạch sẽ tăng lên 2000 tỷ đồng vào năm 2010. Các sản phẩm BH phát triển ổn định, doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1.984 tỷ đồng, tăng trưởng 129%, nghiệp vụ có số thu cao là Năng lượng 448 tỷ , XCG 393 tỷ, kỹ thuật 354 tỷ. Các nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng cao so với năm trước là BH Con người 221%, trách nhiệm 213%, XCG 176%. Tuy vậy, năm 2008 PVI chỉ mới hoàn thành gần 85% kế hoạch năm chỉ đạt được 2.695 tỷ, trong đó kế hoạch là 3.158 tỷ. PVI đã tiến hành ký hợp tác toàn diện, Hợp đồng dài hạn với các đối tác lớn như: Nhà thầu BP (Anh), UNOCAL (Mỹ), Petronas (Malaysia)...các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhằm củng cố mối quan hệ với khách hàng, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và nâng cao vị thế thương hiệu. PVI cũng tự hào về đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo chuyên sâu, Đặc biệt, hàng năm PVI đều cử một số CBCNV đi đào tạo dài hạn, chuyên sâu tại Học Viện Bảo Hiểm Hoàng Gia Anh, Học Viện Bảo Hiểm Malaysia.. Năm 2002, Công ty đã được cấp chứng chỉ Quacert ISO 9001:2000 Đặc biệt, PVI đã vinh dự được chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng ba, vào tháng 9 năm 2005, được trao tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt và tháng 7/2007 được nhận Cúp vàng Thương hiệu mạnh. Tháng 10/2007 là một trong 100 đơn vị xuất sắc được tặng giải thưởng Sao Vàng Đất Việt. Các đồng chí Lãnh đạo PVI được nhận các danh hiệu: Cúp vàng Doanh nhân Tâm tài, Cúp Doanh nhân Asean...Đây là minh chứng cho niềm tin sâu sắc của nhà đầu tư vào thương hiệu mang tên PVI. Với phương châm “Trung thành, tận tụy với khách hàng”, các dịch vụ bảo hiểm của PVI luôn được khách hàng đánh giá là có chất lượng tốt, độ an toàn cao, phí bảo hiểm cạnh tranh. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, PVI sẽ phải tiếp tục đối mặt với những thách thức do khủng hoảng kinh tế vẫn chưa kết thúc, tiến trình mở cửa thị trường theo cam kết với WTO, đồng thời là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và nước ngoài. Nhưng với sức mạnh nội tại cộng với một chiến lược phát triển dài hạn PVI sẽ tiếp tục khẳng định là một thương hiệu vững mạnh trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. b) PVI Thăng Long Tên giao dịch: Công ty bảo hiểm dầu khí Thăng Long (PVI Thăng Long) Tên giao dịch tiếng Anh: Petro Viet Nam Insurance Thăng Long. Địa chỉ: Số 10 Trần Phú, Hà Đông, Hà Tây Tel: 84 4 2850268 Fax: 84 4 2850269 Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long (PVI Thăng Long), tiền thân là phòng Bảo hiểm I được thành lập vào 1/2000 Đến đầu năm 2002 từ phòng Bảo hiểm I chuyển thành Chi nhánh phía Bắc trên cơ sở cán bộ khung của phòng Bảo hiểm I tại 589 Kim Mã, Năm 2004, chuyển Chi nhánh phía Bắc vào 78 Trần Phú, Hà Đông Cuối năm 2005, chuyển Chi nhánh phía Bắc vào số 10, Trần Phú, Hà Đông và đổi tên thành Chi nhánh Công ty BHDK khu vực Tây Bắc Tháng 4/2007, đổi tên Chi nhánh BHDK khu vực Tây Bắc thành Công ty BHDK khu vực Tây Bắc Ngày 24/08/2007, đổi tên thành Công ty BHDK Thăng Long theo quyết định số 503/QĐ - PVI ngày 25/07/2007 của Hội đồng quản trị PVI. Với nhiệm vụ kinh doanh được Tổng công ty giao khai thác, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm trong và ngoài ngành Dầu khí, trải qua gần 8 năm hoạt động, được sự hậu thuẫn rất lớn từ Tổng công ty, PVI Thăng Long đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình không những đối với các công ty thành viên trong tổng công ty mà cả trên thị trường bảo hiểm phía Bắc. - PVI Hùng Vương được thành lập theo quyết định số 1121/QĐ-PVI của Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần BHDK Việt Nam ngày 04/12/2007. Theo quyết định số 625/QD-PVI ngày 21/5/2008 PVI Hùng Vương là PVI địa phương, đơn vị trực thuộc Tổng Công ty cổ phần BHDK Việt Nam, hạch toán phụ thuộc và được Tổng công ty giao cho Công ty PVI Thăng Long quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh. - Khu vực thị trường đảm nhận: Thực hiện khai thác bảo hiểm ngoài ngành tại 13 tỉnh thành Tây Bắc Việt Nam, bao gồm: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Hà Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh... BHDK Thăng Long cũng như các đơn vị thành viên khác của PVI không tiến hành hoạt động tái bảo hiểm và hoạt động đầu tư mà tập trung ở Tổng công ty. Tuy nhiên, PVI Thăng Long có quyền giới thiệu các nhà nhận tái bảo hiểm cho Tổng công ty. - Trong hoạt động khai thác bảo hiểm, Tổng Công ty có phân cấp khai thác, tùy vào năng lực kinh doanh cụ thể từng năm mà PVI Thăng Long được cấp đơn với mức phân cấp nhất định. Theo đó hạn mức trách nhiệm được phân chia cụ thể theo từng nghiệp vụ và những trường hợp đặc trưng của các nghiệp vụ đó. Khi gặp những trường hợp vượt mức trách nhiệm, PVI Thăng Long phải có văn bản gửi về Tổng Công ty để xin ý kiến và nhận sự chỉ đạo trực tiếp hoặc chuyển toàn bộ hồ sơ về Tổng Công ty. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long PVI Thăng Long gồm có một ban giám đốc và 8 phòng ban. Các phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ tương đương với các phòng tương ứng tại Tổng công ty Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức PVI Thăng Long Tổng công ty BHDK PVI Hùng Vương Khối phòng quản lý Khối phòng KD Khối phòng KD Khu vực P. hành chính kế toán P. giám định bồi thường P. BH kỹ thuật P BH XCG CN, QLDL P BH tài sản P KD KV Đống đa P KD KV Hà Đông P.KD KV Lào Cai Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Tổng Giám đốc (Trần Anh Tuấn) điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty Phó Giám đốc thứ nhất (Võ Xuân Phương) Được ủy quyền ký duyệt khai thác cấp đơn, hợp đồng, giấy chứng nhận cho các phòng kinh doanh khu vực tại Hà Nội đối với tất cả các nghiệp vụ Bảo hiểm với mức trách nhiệm theo phân cấp của Công ty giao cho chi nhánh. Phó Giám đốc thứ hai (Trần Quang long) Thực hiện công việc theo ủy quyền của Giám đốc, được ký duyệt khai thác cấp đơn đối với các nghiệp vụ Bảo hiểm XCG và bảo hiểm con người. Được ký các đơn, hợp đồng, GCNBH mức tối đa là 50% theo mức trách nhiệm phân cấp của Công ty đối với chi nhánh. Khối Quản lý Phòng hành chính kế toán: gổm 9 cán bộ, làm nhiệm vụ xây dựng các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận hàng năm và phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty đồng thời thực hiện luôn công tác nhân sự cho công ty. Phòng GĐBT: gồm 6 cán bộ, thực hiện công việc tiếp nhận, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ khiếu nại và xét GQBT. Khối kinh doanh bao gồm 3 phòng: Phòng Bảo hiểm hàng hải Tài sản: gồm 6 cán bộ, là một phòng kinh doanh mũi nhọn của công ty với ba loại hình dịch vụ chính là Bảo hiểm thân tàu, Bảo hiểm hàng hoá, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Phòng Bảo hiểm kỹ thuật: có 5 cán bộ, phòng Bảo hiểm kỹ thuật có chức năng: Kinh doanh, tham mưu và giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo kinh doanh theo đúng pháp luật trong lĩnh vực Bảo hiểm kỹ thuật, công trình, xây dựng lắp đặt, tài sản, trách nhiệm, bảo hiểm trọn gói cho các dự án hạ nguông của ngành dầu khí. Thực hiện các công việc kinh doanh do Giám đốc phân công. Thực hiện công việc kinh doanh theo các quy định, quy trình gồm: Tiếp thị, đánh giá rủi ro trước khi cấp đơn, cấp đơn bảo hiểm, phân tán rủi ro. Thực hiện hợp tác với các Công ty bảo hiểm, các môi giới bảo hiểm có quan hệ kinh doanh. Trực tiếp giao dịch với khách hàng, đàm phán với khách hàng, và các đối tác theo quy định của công ty... Phòng Bảo hiểm XCG, con người và quản lý đại lý: có 7 cán bộ, ngoài vai trò nhận các hợp đồng như 2 phòng kinh doanh trên còn có nhiệm vụ quản lý đại lý, thực hiện kinh doanh theo phân cấp và phân vùng được Công ty giao. Khối các văn phòng khu vực gồm 3 phòng đóng tại 3 tỉnh, Phòng kinh doanh khu vực Đống Đa: có 6 cán bộ Phòng kinh doanh khu vực Hà Đông: có 5 cán bộ Phòng kinh doanh khu vực Lào Cai: có 3 cán bộ Các phòng ban này hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn hoạt động. Tổng số cán bộ, nhân viên tính đến 25/12/2008 là 49 người. Trong đó: Trình độ đại học: 44 người (chiếm 89,8%). Trình độ cao đẳng, trung cấp: 05 người (chiếm 10,2%). Các loại hình Bảo hiểm công ty cung cấp Bảo hiểm con người. Bảo hiểm tai nạn cá nhân. Bảo hiếm sinh mạng Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẩu thuật Bảo hiểm du lịch trong nước Bảo hiểm người Việt Nam đi du lịch nước ngoài Bảo hiểm tai nạn cá nhân đối với người nước ngoài, mức trách nhiệm trên 10.000$ Bảo hiểm Kỹ thuật Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt Bảo hiểm đổ vỡ máy móc Bảo hiểm XCG. Bảo hiểm TNDS của chủ XCG đối với người thứ ba và đối với hành khách trên xe. Bảo hiểm TNDS của xe đối với hàng hoá trên xe. Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe máy và người ngồi trên ô tô. Bảo hiểm vật chất xe. Bảo hiểm Tài sản. Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản Bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt Bảo hiểm tiền gửi Bảo hiểm Hàng hải. Bảo hiểm thân tàu Bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bảo hiểm tai nạn thuyền viên Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ Bảo hiểm khác Là một trong những công ty thành viên luôn dẫn đầu, PVI Thăng Long phát triển đồng đều các nghiệp vụ bảo hiểm và chú trọng vào bảo hiểm dự án, bảo hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải bên cạnh đó theo chỉ đạo chung của Tổng công ty PVI Thăng Long còn tập trung vào mục tiêu phát triển bảo hiểm XCG, con người và cháy nổ, tài sản 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long trong những năm qua Kết quả kinh doanh năm 2006 Chi nhánh đã hoàn thành 96.6% kế hoạch được giao, với tổng doanh thu đạt gần 30 tỷ đồng. Năm 2006 doanh thu bằng 160% năm 2005. Trong số các chi nhánh, chi nhánh Tây Bắc ở vị trí thứ 3 trong việc hoàn thành kế hoạch được giao, ngoài ra mức nợ quá hạn và bồi thường thực trả ở mức trung bình trong các chi nhánh. Đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến năm 2006 theo quyết định số 03/ QĐ- BHDK ngày 04/01/2007 Các phòng Kinh doanh của chi nhánh năm 2006 đã đạt 5.524 triệu đồng tổng doanh thu. Đây là kết quả cảu những cố gắng đẩy mạnh việc khai thác dịch vụ chủ yếu là các nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật và bảo hiểm XCG, con người. Trong đó khai thác bảo hiểm XCG, con người dụng năm 2006 đạt doanh thu lần lượt là 10.032,05 triệu đồng và 28000 triệu đồng và 1.906,44 triệu Bảng 2.2 sẽ cho thấy PVI Thăng Long là một trong những chi nhánh mạnh trong Công ty Bảo hiểm Dầu khí. Bảng 2.2 Tình hình kinh doanh các đơn vị năm 2006 STT Đơn vị Tình hình thực hiện kế hoạch Nợ quá hạn (triệu) Bồi thường thực trả Luỹ kế PTT đến 15/12/2006 (triệu) % KH (triệu) Luỹ kế BTTT (triệu) BTTT/TT % I Các PKD 936.888 113.98 780 129.048 15.11 II Các cty thành viên 259.533 79.37 3.910 56.193 21.65 1 PVI Đà Nẵng 62.061 103.44 700 6.128 9.87 2 PVI HCM 65.064 82 279 13.897 21.18 3 PVI Thăng Long 28.289 80.31 600 7.731 33.20 4 PVI Tây Nguyên 19.876 79.50 1.010 2.342 11.78 5 PVI Duyên Hải 43.507 79.10 945 14.729 33.85 6 PVI Đà Nẵng 7.844 78.44 126 663 8.45 7 CNKV ĐB 10.029 66.86 250 3.951 39.40 8 HSHN 6.588 65.88 124 1.88 9 CNKV NĐ 11.844 59.22 5.757 48.60 10 CNKV ĐN 4.912 49.12 330 6.71 11 CNKC BTB 3.565 35.65 533 14.95 12 BNKV KH 416 13.87 9 2.16 III TOÀN CTY 1.196.420 104.13 4.690 185241 16.64 (Nguồn Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam) Kết quả kinh doanh Năm 2007 Năm 2007, là năm đầu tiên PVI chuyển đổi hoạt động kinh doanh theo mô hình Tổng công ty cổ phần. Với sự quyết tâm của ban Lãnh đạo và toàn thể CBNV cũng như được sự hỗ trợ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các đối tác, các khách hàng trong và ngoài ngành PVI đã đạt doanh thu trên 1.750 tỷ, tăng trưởng 146% so với năm 2006, chiếm 20% thị phần. Hòa chung với đà tăng trưởng của Tổng công ty, PVI Thăng Long cũng đã đạt được những thành tích xuất sắc trong năm 2007 đặc biệt là đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến năm 2007 theo quyết định số 31/ QĐ- BHDK ngày 10/01/2008. Bảng 2.3 Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm năm 2007 Đv: Triệu đồng Nghiệp vụ Thực thu đến 31/12/2006 (triệu đồng) Thực thu đến 31/12/2007 Kế hoạch năm 2007 Tổng số (triệu đồng) Tăng trưởng (%) Doanh thu (triệu đồng) Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch (%) BH Con người 1.800 2.225 123.61 2.500 89 BH XCG 9.800 13.911 141.95 13.000 107 BH Kỹ thật 6.150 9.793 159.24 14.080 70 BH Tài sản 6.330 4.556 71.97 2.800 163 BH Hàng hải 4.600 2.901 63.07 7.500 39 BH Khác 400 648 162.00 120 540 Tổng 29.080 34.034 117.04 40.000 85.10 (Nguồn: Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long) Đạt được thành tích trên là do cả yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, thu hút được lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam là 8,5 %; đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đương 20.3 tỷ USD; đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP; vốn ODA đạt 5.4 tỷ USD; xuất khẩu đạt 48 tỷ USD .v.v. Do đó nhu cầu bảo hiểm cũng tăng cao đặc biệt là các dự án lớn mà PVI Thăng long đã và đang khai thác như: Thủy điện Đồng Nai 3, Thủy điện Nậm Chiến, Thủy điện Thái An, Thủy điện Ngòi Phát, Xi măng Yên Bình, Dự án Cầu Vĩnh Tuy, Dự án xây dựng đường Láng Hòa Lạc… với doanh thu phát sinh hàng chục tỷ đồng, đóng góp không nhỏ cho sự thành công chung của công ty. Các yếu tổ của bản thân doanh nghiệp như: có lợi thế trong lĩnh vực bảo hiểm năng lượng, vị thế trên thị trường của Tổng công ty và những nỗ lực không mệt mỏi của tập thể CBNV PVI dù trong năm 2007 PVI Thăng Long có sự luân chuyển cán bộ khá lớn, cả ba đồng chí thuộc ban giám đốc đều được luân chuyển. Tuy nhiên, qua số liệu bảng 2.3 cũng cho thấy sự phát triển không cân đối giữa các nghiệp vụ bảo hiểm, trong khi nghiệp vụ bảo hiểm hằng hải chỉ đạt 39% kế hoạch thì nghiệp vụ bảo hiểm tài sản đạt 163%. Do đó đây cũng là vấn đề ban lãnh đạo cần lưu ý để tìm ra phương hướng ._.tạo chuyên môn từ phía tổng công ty, thêm vào đó họ cũng có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cao. Một số hành vi trục lợi phổ biến như: Hợp lý hóa ngày giờ xẩy ra tai nạn: đây là loại gian lận phổ biến nhất trong tát cả các loại hình khiếu nại gian lận đòi bồi thường tại PVI Thăng Long. Sau khi khách hàng gặp tai nạn, do GCNBH hết hạn hoặc chưa mua bảo hiểm, để được bồi thường, chủ xe điều chỉnh ngày giờ tai nạn về thời hạn bảo hiểm, hoặc mua bảo hiểm mới rồi khai báo ngày giờ tai nạn về thời hạn bảo hiểm. thông thường loại gian lận này được chủ xe thông đồng với cơ quan công an, chính quyền địa phương, đây cũng là kẽ hở trong công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm của cán bộ khai thác, đồng thời là khâu tiếp nhận thông tin trong quy trình giám định tổn thất. Vì vậy đây vẫn là một tồn tại lớn mà PVI Thăng Long trong những năm tới cần khắc phục. Thay đổi nguyên nhân tai nạn hay các tình tiết liên quan trong vụ án: việc giám định nguyên nhân xẩy ra tai nạn chủ yếu là do GĐV của PVI thực hiện, do đó khi xác định nguyên nhân gây tai nạn có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của người cán bộ đó. Thực tế cho thấy có những trường hợp do cán bộ giám định không thể phát hiện ra nhưng cũng có nhiều trường hợp cán bộ giám định cũng thông đồng với người chủ xe để thực hiện hành vi gian lận. Tại PVI Thăng Long, hiện tượng này xẩy ra chủ yếu là do áp lực công việc lớn, không những thế các loại xe được áp dụng những công nghệ mới trong quá trình sản xuất nên cũng gây khó khăn cho GĐV trong quá trình xác định nguyên nhân tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần: đây là trường hợp kiếu nại có liên quan đến bảo hiểm trùng, mà tại PVI hiện tượng này không thể tránh khỏi, hiện tại các thông tin này luôn được các DNBH dấu kín vì lý do cạnh tranh gay găt. Nên để hạn chế tình trạng này, các DNBH cũng như hiệp hội bảo hiểm đã đề xuất nhiều giải pháp nhưng thực tế đến nay vẫn chưa được áp dụng hoặc chưa được các DNBH thực hiện đồng bộ Lập hiện trường giả: gian lận này thường xẩy ra theo dạng: đổi biển số xe của xe đã mua bảo hiểm nhưng không bị tai nạn bằng biển số xe có mua bảo hiểm rồi chụp ảnh, cho khám nghiệm hiện trường hoặc đưa xe từ nơi bị tai nạn đến nới khác nhằm che dấu thời điểm và nguyên nhân tai nạn Khai tăng tổn thất: Hình thức này thường được thực hiện bởi chính chủ xe, sau khi tổn thất xẩy ra họ cố tình gây thiệt hại nghiêm trọng hơn để được bồi thường. Đặc biệt là trong trường hợp bồi thường tổn thất toàn bộ ước tính. Hoặc có thể khi xẩy ra tai nạn, các chủ xe cố tình thay đổi các phụ tùng trên xe sao cho hợp lý để được bồi thường nhiều hơn Trên đây là các hình thức gian lận phổ biến ở PVI Thăng Long, tuy nhiên trong nhiều trường hợp vẫn có nhiều vụ nghi ngờ nhưng không tìm ra chứng cứ để từ chối bồi thường, đôi khi cũng rất khó phân biệt giữa khiếu nại bảo hiểm do thiếu hiểu biết hay không xem quy tắc bảo hiểm. 2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi bồi thường Từ số liệu bảng 2.10 dưới đây cho thấy, chi bồi thường luôn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi nghiệp vụ bảo hiểm XCG của PVI Thăng Long, không những thế từ năm 2006 đến 2007 tỷ lệ này năm 2006 là 60.84 %; năm 2007 là 56.94 %; đến năm 2008 lại tăng lên 59.21% nhưng vẫn thấp hơn năm 2006. Như vậy, chi bồi thường luôn chiếm tỷ trọng lớn và không có dấu hiệu giảm mặc dù trong giai đoạn 2006-2008 tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất có tăng lên nhưng cũng chỉ hỗ trợ một phần làm giảm tỷ lệ chi bồi thường. Đặc biệt hiệu quả khâu GĐBT lại quá yếu, năm 2006 bỏ ra một đồng chi bồi thường chỉ thu về được 0.0068 đồng lợi nhuận. đến năm 2008 lại càng xấu hơn khi bỏ ra 1 đồng chi bồi thường chỉ thu về 0.006 đồng lợi nhuận Bảng 2.10 Một số chỉ tiêu phản ánh công tác chi bồi thường tại PVI Thăng Long Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Chi bồi thường nghiệp vụ VCXCG Triệu 3.517,31 5.417,30 6.645,10 Tổng chi BT và trả tiền bảo hiểm toàn công ty Triệu 6.255,201 9.423,051 10.728,012 Tổng chi kinh doanh nghiệp vụ VCXCG Triệu 5.781 9.514 11.223 Tỷ lệ chi BT nghiệp vụ trong tổng chi bồi thường % 56.23 57.49 61.94 Tỷ lệ chi BT % 60.84 56.94 59.21 chi đề phòng hạn chế tổn thất Triệu 10,275 18,254 26,172 Tỷ lệ chi đề phòng hạn chế tổn thất % 0.18 0.19 0.23 Lợi nhuận Triệu 23,999 31,556 40,388 Hiệu quả công tác đề phòng hạn chế tổn thất Đồng 2.33 1.73 1.93 Hiệu quả công tác giám định theo chi BT Đồng 0.0068 0.0058 0.006 “Nguồn: Phòng GĐBT PVI Thăng Long” Nói tóm lại, công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG tuy đã có diễn biến tích cực hơn trong giai đoạn 2006-2008 nhưng để vượt qua những khó khăn về kinh tế xã hội và thực trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường bảo hiểm hiện nay, PVI Thăng Long cần thiết phải có những giải pháp thiết thực và kịp thời để hạn chế chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm VCXCG trong giai đoạn tới. 2.2.3 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí bồi thường bảo hiểm VCXCG tại PVI Thăng Long. Thứ nhất, công tác đánh giá rủi ro trước khi nhận bảo hiểm tuy đã được coi là một vấn đề quan trọng cần khắc phục để giảm chi bồi thường, Nhưng trên thực tế công tác này vẫn chưa được đôn đốc và giám sát chặt chẽ. Thực chất đây cũng là vấn đề gặp phải của tất cả các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ ở Việt Nam. Xuất phát từ tình trạng các doanh nghiệp vẫn quản lý theo doanh thu chứ không quản lý theo hiệu quả kinh doanh. Thêm vào đó để thuận tiện cho việc cấp đơn bảo hiểm thường GCNBH được ký đóng dấu sẵn (gọi là các khống chỉ). Việc làm này đáp ứng được nhu cầu cấp đơn nhanh gọn thuận tiện cho khách hàng, giảm chi phí cấp đơn và giảm gánh nặng cho phòng nghiệp vụ khi phân cấp phạm vi cấp đơn về các đại lý. Tuy nhiên, PVI Thăng long lại gặp rủi ro về trách nhiệm khi không kiểm soát được những rủi ro bảo hiểm trước khi cấp đơn Thứ hai, đề phòng và hạn chế tổn thất tuy có thực hiện nhưng hiệu quả của công tác này chưa cao, các hoạt động đề phòng và hạn chế tổn thất của PVI Thăng Long đã được triển khai nhưng chỉ mang tính thời điểm ngắn hạn như các hình thức tuyên truyền, vận động cùng tham gia với các cơ quan chuyên nghành... Thứ ba, tuy đã có sự chuyên môn hóa trong công tác GĐBT và quy định các GĐV không được khai thác bảo hiểm nhưng vẫn còn xẩy ra tình trạng phối hơp giữa cán bộ khai thác với cán bộ giám định để trục lợi bảo hiểm. Quy trình giám định đã được Tổng công ty chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO và có văn bản hướng dẫn thực hiện đến từng cấp, từng đơn vị, nhưng vẫn không tránh khỏi những kẽ hở, như đã phân tích trong quy trình GĐBT do đó sẽ là nguyên nhân để kẻ xấu lợi dụng trục lợi bảo hiểm. Thêm vào đó không phải lúc nào các GĐV cung thực hiện đúng theo các trình tự như trong quy trình yêu cầu Thứ tư, quản lý chi bồi thường không những hạn chế được tỷ lệ bồi thường, tỷ lệ chi bồi thường ở mức hợp lý mà còn phải tạo nên một cơ cấu chi hợp lý cho từng nghiệp vụ nhưng điều này thật khó thực hiện trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Tỷ lệ các khoản chi bán hàng và chi quản lý của PVI Thăng Long trong tổng chi vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn mà quan trọng là chi hoa hồng và chi hỗ trợ đại lý, thêm vào đó là chi phí quà cáp, hội thảo hội nghị.... Do các khoản chi này lớn nên trong hạn mức chi phí Tổng công ty cho phép các khoản chi cho đề phòng hạn chế tổn thất, chi đánh giá rủi ro đối tượng bảo hiểm sẽ bị co hẹp lại. Cũng phải nói thêm là mặc dù có sự phối hợp giữa phòng hành chính kế toán và phòng GĐBT nhưng vẫn chưa nhịp nhàng do đó tỷ lệ chi bồi thường thường xuyên vượt quá hạn mức khống chê đối với nghiệp vụ VCXCG. Đồng thời do địa bàn hoạt động kinh doanh rộng lại khó khăn trong việc đi lại nên PVI Thăng Long cũng không thể kiểm soát đôn đốc được một cách chặt chẽ tình hình kinh doanh của phòng kinh doanh khu vực Lào Cai, Thứ năm, về công tác cán bộ, thực tế cho thấy với quy mô hoạt động như hiện nay mà phòng GĐBT chỉ có 6 định biên là còn quá thấp, trong trường hợp cán bộ của phòng đi công tác hoặc phải đi học các lớp ngắn hạn sẽ dẫn đến công việc trì trệ, ứ đọng. Không những thế tại các phòng kinh doanh khu vực, số cán bộ ít nhưng phải đảm nhận tất cả các khâu công việc nên gây áp lực công việc lớn trong khi Mức tiền lương và thu nhập còn thấp so với mặt bằng chung của Tổng Công ty và những đơn vị PVI thành viên khác, mặc dù năng suất lao động/người là tương đối cao so với mặt bằng chung, do đó chưa động viên được tinh thần làm việc của nhân viên cũng như trách nhiệm của họ đối với tình hình chung của toàn công ty. Thứ sáu, các khoản thu giảm chi phí kinh doanh bảo hiểm cũng là những khoản thu giảm chi bồi thường như: thu đòi người thứ ba, thu xử lý hàng bồi thường 100%. Tuy nhiên hầu hết các khoản thu đòi người thứ ba vẫn được chuyển sang danh mục nợ khó đòi rồi lâu dần không đòi được phải đành xóa nợ. Còn các khoản thu xử lý hàng bồi thường 100% là các loại hàng thanh lý có giá trị thấp nên vẫn chưa được PVI Thăng Long quản lý chặt chẽ. CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ BỒI THƯỜNG TẠI PVI THĂNG LONG 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA PVI THĂNG LONG. 3.1.1 Phương hướng phát triển chung của PVI Thăng Long Trong thời gian tới PVI Thăng Long sẽ không ngừng phát triển để đa dạng hoá các loại hình sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời hoàn thiện hơn nữa về cơ cấu tổ chức, đào tạo đội ngũ nhân viên một cách bài bản hơn, đưa PVI Thăng Long trở thành một công ty vững mạnh. Trên cơ sở những kết quả mà PVI Thăng Long đã đạt được trong năm 2008 đến năm 2009, tổng công ty đã có giao ước thi đua như sau: - Kế hoạch doanh thu là 86 tỷ đồng. Trong đó: Phòng kinh doanh khu vực đống đa 20 tỷ Phòng BH kỹ thuật 19 tỷ Phòng Bh tài sản – hàng hải : 16 tỷ Phòng KD KV Hà Đông : 12.5 ỷ Phòng BH XCG, CN & QLDL : 12.5 tỷ Phòng KD KV Lào Cai: 6 tỷ Với đà phát triển sẵn có, PVI Thăng Long cố gắng phấn đấu thực hiện kế hoạch doanh thu 2009 vượt 20% so với doanh thu năm 2008. Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh theo nghiệp vụ bảo hiểm PVI Thăng long 2009 (Đơn vị: triệu đồng) Nghiệp vu PVI Thăng Long PVI Hùng Vương Tổng cộng Thân tàu 8.275 539 8.814 P&I 2.170 115 2.285 Hàng hóa 4.581 215 4.796 Con người 4.206 160 4.366 XCG 14.424 3.883 18.307 Cháy 6.661 586 7.247 Tài sản 3.794 145 3.939 XDLD 22.180 11.998 34.178 MMTB 3.165 64 3.219 Trách nhiệm 13.338 60 13.398 khác 3.166 235 3.401 Tổng cộng 86.000 18.000 104.000 (Nguồn: Bảo hiểm dầu khí Thăng Long) Trong năm 2009, PVI Thăng Long tiếp tục chú trọng việc thay đổi cơ cấu doanh thu vào các nghiệp vụ là thế mạnh của Công ty, mang lại hiệu quả cao như bảo hiểm kỹ thuật, PI, bảo hiểm hàng hoá... - Đôn đốc thu đòi công nợ tồn đọng - Bảo hiểm cho dự án thuỷ điện Đồng Nai 3 - Cải tạo và nâng cấp quốc lộ 3 - Bảo hiểm trách nhiệm cho nhà thầu Technit - Bảo hiểm dự án xây dựng cầu cạn Pháp Vân - Bảo hiểm trách nhiệm cho Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội, cho CT tư vấn đầu tư xây dựng VINACONEX - Bảo hiểm cho tập đoàn đóng tàu Vinashin, Vinaline, - Dịch vụ bảo hiểm cho Công ty TNHH tư vấn Heerim - Bảo hiểm dự án xây dựng cầu Nhật Tân Ngoài ra, trong năm 2009, Công ty tiếp tục duy trì và phát triển các đầu mối khai thác như Ngân hàng, các Công ty tài chính, các Uỷ ban... để mở rộng đầu mối khách hàng, tăng cường năng lực khai thác của công ty, bên cạnh các nghiệp vụ lớn, mang lại doanh thu cao, PVI Thăng Long sẽ cũng mở rộng mạng lưới khai thác đối với các khách hàng nhỏ lẻ. Bên cạnh chăm sóc và khai thác các khách hàng truyền thống, Công ty sẽ không ngừng tìm kiếm khai thác các khách hàng mới, khai phá thị trường tiềm năng nhằm đa dạng hoá loại hình bảo hiểm, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định và bền vững cho sự tăng trưởng lâu dài của Công ty. Tạo dựng mối quan hệ tốt hơn nữa với các xưởng sửa chữa và các gara. Từ đó sẽ khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm tại công ty thông qua việc tạo ra các giá trị gia tăng ngoài việc được bảo hiểm như: cho xe vào sửa chữa tại các cơ sở sửa chữa uy tín khi có tai nạn xảy ra, hoặc cho khách hàng vào sửa chữa xe tại các cơ sở này với giá ưu đãi (đối với những tổn thất không thuộc phạm vi bảo hiểm) … Đẩy mạnh phát triển khối các phòng kinh doanh nghiệp vụ tài sản, kỹ thuật, hàng hải theo chiều sâu thông qua việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mới và qua môi giới. Tận dụng lợi thế Tổng Công ty, phối hợp với các Ban trong Tổng công ty, phát triển mở rộng dịch vụ con người trách nhiệm cao và dịch vụ qua môi giới. Chú trọng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm Cháy, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản có tái tục hằng năm theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ mở rộng đối tượng, địa bàn triển khai nghiệp vụ. Đối với nghiệp vụ Cháy và các RRĐB, phấn đấu đạt tối thiểu 6 tỷ doanh thu Thắt chặt quản lý hệ thống đại lý, quản lý rủi ro ngay từ khi cấp đơn, bộ phận GĐBT của Công ty phải nâng cao năng lực, trình độ tác nghiệp đặc biệt phải hạn chế được tối đa hiện tượng trục lợi bảo hiểm ngay từ khâu giám định, hạn chế STBT của nghiệp vụ XCG, CN xuống dưới 45% doanh thu, tạo cơ sở để giảm tỷ lệ bồi thường của nghiệp vụ này trong những năm tiếp theo. 3.1.2 Phương hướng trong triển khai bảo hiểm vật chất xe và công tác quản lý chi phí bồi thường. Địa bàn triển khai: Căn cứ vào tình hình thực tế thị trường, Công ty dự kiến phân bổ địa bàn để các Phòng kinh doanh chủ động trong triển khai: - Phòng BHKT: Khu vực Thành phố Hà Nội. - Phòng BHHH-TS: Khu vực Thành phố Hà Nội. - Phòng KDKV Đống Đa: Khu vực Thành phố Hà Nội. - Phòng BHXCG, CN&QLĐL: thị xã Phúc Yên, huyện Đông Anh, Sóc Sơn. - Phòng KDKV Hà Đông: Thành phố Sơn Tây, Thành phố Hà Đông, huyện Thường Tín. - Phòng KDKV Lào Cai: tỉnh Lào Cai. Phương thức triển khai Để triển khai một cách có hiệu quả nghiệp vụ bảo hiểm XCG, đem lại nguồn doanh thu ổn định: Các Phòng kinh doanh chủ động trong việc lập đại lý pháp nhân, đại lý cá nhân chuyên nghiệp để triển khai loại hình nghiệp vụ này (ưu tiên các đại lý có kinh nghiệm làm bảo hiểm phi nhân thọ). Trực tiếp khai thác qua các kênh: Ngân hàng, Showroom ôtô - xe máy, các điểm đăng ký xe, các xưởng sửa chữa đã ký hợp tác với PVI Thăng Long Về phương hướng thực hiện công tác quản lý chi bồi thường trong thời gian tới: Chi bồi thường phải đảm bảo đúng quy tắc bảo hiểm và điều kiện, điều khoản, phạm vi trách nhiêm trong HĐBH. Khi phát sinh bồi thường bằng cách thay thế hoặc sửa chữa phải tham khảo giá cả thị trường, lựa chọn đối tác theo hình thức chòa hàng cạnh tranh hoặc đấu thầu. Chi đề phòng hạn chế tổn thất được Tổng công ty cho phép chủ động trích lập trong phạm vi định mức kinh phí hằng năm. Do đó PVI Thăng Long sẽ cố gắng thực hiện tốt các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất nhằm giảm thiểu tổn thất cho tài sản do PVI Thăng Long bảo hiểm. Giảm tỷ lệ bồi thường xuống mức 45% Nâng cao tính chuyên nghiệp trong khâu GĐBT đảm bảo các vụ bồi thường được giải quyết nhanh chóng, chính xác, trung thực và khách quan tất cả các tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm của PVI Thăng Long, Giảm tỷ lệ tồn đọng xuống mức thấp nhất có thể Phòng GĐBT phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty, các công ty giám định độc lập, cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy… trong việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm này. Tiếp tục công tác chống trục lợi bảo hiểm để giảm bớt gánh nặng chi trả bồi thường cho công ty từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ. Tăng cường công tác đánh giá rui ro đối tượng bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm để phát hiện và xử lý kịp thời các vụ có âm mưu trục lợi. 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.2.1 KIẾN NGHỊ VỚI PVI THĂNG LONG 3.2.1.1 Về đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm Cán bộ khai thác/ đại lý trực tiếp đánh giá các thông tin, số liệu liên quan đến các rủi ro yêu cầu bảo hiểm và người được bảo hiểm, cụ thể: Ngành nghề sản xuất của người yêu cầu bảo hiểm Thành phần kinh tế - Nước ngoài, Liên doanh, Nhà nước hay tư nhân Đối tượng cần được bảo hiểm (Loại xe, loại hàng hoá chuyên chở trên xe). Loại hình bảo hiểm cần mua Mức trách nhiệm bảo hiểm yêu cầu Thời hạn bảo hiểm yêu cầu Tình hình tổn thất trong các năm trước Công ty bảo hiểm hiện thời Loại xe, biển kiểm soát, công suất máy, năm sản xuất, nước sản xuất, năm đưa vào sử dụng, mục đích sử dụng (chở người, khách hay hàng hoá), tình trạng hiện thời của xe ( cần căn cứ theo Giấy đăng kiểm xe còn hiệu lực) Phạm vi hoạt động của xe, tần suất và thời gian hoạt động chủ yếu, giá trị thay thế mới của xe và xác định giá trị thực tế của xe tại thời điểm giám định. Chủng loại hàng hoá thường xuyên chuyên chở, phạm vi vận chuyển, số lượng người tối đa trong một chuyến vận chuyển... Những khách hàng có nguy cơ rủi ro cao như: xe taxi, xe cho thuê tự lái xe đầu kéo, xe container và xe chở hàng đông lạnh Xe có giá trị thấp hoặc xe cũ sử dụng trên 20 năm Xe tải, xe chở khách, xe ô tô của các hãng ô tô Trung Quốc Trước khi nhận bảo hiểm phải thông qua ý kiến Lãnh đạo. Đặc biệt là phải tìm hiểu về lịch sử tổn thất của xe, các chỉ số kỹ thuật đồng thời không nên áp dụng các điều khoản bổ sung cũng như cần có mức phí cao hơn cho các loại xe này. Kiên quyết từ chối chào phí đối với các khách hàng kê khai không trung thực các thông tin về rủi ro yêu cầu bảo hiểm Đối với những HĐBH có số lần tổn thất nhiều hoặc/và mức độ tổn thất cao trong suốt thời hạn bảo hiểm, Phòng kinh doanh cần phải thực hiện tính toán lại hiệu quả kinh doanh và đánh giá lại mức độ rủi ro về dịch vụ bảo hiểm đó để báo cáo Lãnh đạo Công ty trước khi cấp GCNBH bổ sung/ tái tục hợp đồng 3.2.1.2 Về công tác Xác định phí, điều kiện, chào phí. Căn cứ vào các thông tin được cung cấp và kết quả đánh giá rủi ro, cán bộ/đại lý viên dùng biểu phí của Công ty để đưa ra một mức chào phí phù hợp cho đối tượng được bảo hiểm (xem chi tiết biểu phí cho từng nghiệp vụ). Riêng đối với các trường hợp: • Khách hàng đề nghị với mức trách nhiệm bảo hiểm vượt phân cấp. • Xe có giá trị > 200.000 USD. • Phương tiên cơ giới đặc chủng, chuyên dụng không có trong biểu phí hoặc không được định nghĩa rõ ràng trong Biểu phí. • Khả năng xảy ra rủi ro toàn bộ hoặc mức độ tập trung rủi ro cao. • Phí bảo hiểm khách hàng yêu cầu quá thấp vượt quá quy định của Công ty. • Khách hàng yêu cầu bảo hiểm thêm các rủi ro ngoài các rủi ro quy định trong quy tắc bảo hiểm do Bộ tài chính ban hành. Cán bộ khai thác/đại lý viên phải báo cáo về Công ty xin ý kiến chào phí bảo hiểm/thông báo từ chối bảo hiểm. 3.2.1.3 Về công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm PVI Thăng Long phải tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị rủi ro, quản trị DN, GĐBT và đặc biệt là công tác quản lý hồ sơ khách hàng. trang bị các phương tiện như máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm cho cán bộ GQBT, trong đó quan trọng nhất là thực hiện quy trình quản trị rủi ro đạt tiêu chuẩn ISO mà Tông công ty đã xây dựng và ứng dụng các tiện ích trên phần mềm bảo hiểm PIAS một cách hiệu quả. Quan tâm giáo dục ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật trong tát cả các khâu công việc cho cán bộ công nhân viên, kể cả đại lý, đồng thời có chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng, thưởng phạt nghiêm minh .Thêm vào đó cần phối hợp với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam thực hiện tốt các cam kết chung nhằm làm lành mạnh thị trường bảo hiểm vật chất xe. 3.2.1.4 Về công tác GĐBT Tiếp tục tăng cường nhân lực cho công tác GĐBT để giải quyết giảm dần số hồ sơ tồn đọng để đảm bảo quyền lợi khách hàng cũng như nâng cao uy tín và hình ảnh của PVI đối với khách hàng. Đồng thời quán triệt các cán bộ GĐBT thực hiện theo các nguyên tắc, quy trình mà Tổng công ty đã chỉ đạo. Tăng cường phối hợp giữa phòng hành chính kế toán với phòng GĐBT để có thông tin về khách hàng, tình trạng nộp phí, số lần bồi thường, thủ tục xác nhận nộp phí và thanh toán tiền bồi thường một cách nhanh gọn chính xác đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý. 3.2.1.5 Về công tác nhân sự Tiếp tục phối hợp với Phòng HCKT tuyển gấp những nhân sự tốt, kinh nghiệm bổ sung cho đơn vị để có thể triển khai kinh doanh hiệu quả. Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chính sách thu hút nhân tài cho đơn vị, có chính sách động viên khuyến khích kịp thời những đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đồng thời các phòng ban chức năng thường xuyên họp trao đổi, rút kinh nghiệm để sự phối kết hợp trong công việc được chính xác và nhanh chóng hiệu quả hơn, tiến hành cho nhân viên tự đánh giá, đánh giá chéo kết quả làm việc của bản thân và đồng nghiệp. hơn nữa cần tăng cường tính tập thể trong nội bộ PVI Thăng Long đem đến một môi trường văn hoa PVI đoàn kết, quyết tâm phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2009 do Tổng Công ty giao. 3.2.2 Kiến nghị với Tổng công ty Bảo hiểm Dầu Khí Cần xem xét lại chính sách quản lý theo doanh thu và có biện pháp chuyển sang quản lý theo hiệu quả kinh doanh. Tăng cường chất lượng của sản phẩm để hạn chế thực trạng giảm phí hiện nay, tập trung vào các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu của PVI trên thị trường bảo hiểm Trên cơ sở các chính sách của PVI Thăng Long. Tông công ty cũng có những hỗ trợ hợp lý về cả nhân lực cũng như vật lực nhằm tạo đà cho PVI Thăng Long có thể thực hiện tốt các mục tiêu trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn của mình Hiện tại Tổng công ty đã có những hoạt động hỗ trợ rất tích cực cho PVI Thăng Long nói riêng và cho toàn thể hệ thống PVI noi chung đó là chính sách đào tạo và bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ một cách liên tục, xây dựng các quy tắc bảo hiểm, các quy trình quản lý cũng như các quy trình kinh doanh bài bản đạt chuẩn, trong thời gian tới công tác này cần được phát huy hơn nữa để toàn hệ thống PVI có thể phối hợp nhịp nhàng hơn. Hiện tại quy trình GĐBT nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe vẫn bị xem là nhiều thủ tục rườm rà và vẫn tạo kẽ hở cho đối tượng xấu trục lợi bảo hiểm. Do đó trong thời gian tới ban quản trị rủi ro của Tổng công ty cần xem xét lại để có những điều chỉnh hợp lý. 3.2.3 Kiến nghị với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai bộ điều khoản và biểu phí tiêu chuẩn bảo hiểm VCXCG đã được 16 doanh nghiệp cam kết thực hiện tại hội nghị CEO ngày 15/9/2008. Tuy có những thông tin cho rằng đây là hành vi vi phạm luật cạnh tranh. Nhưng sau khi cục quản lý cạnh tranh vào cuộc điều tra thì đã cho kết luận thỏa đáng, tránh được những thông tin trái chiều Phối hợp với các thành viên trong hiệp hội xây dựng phần mềm dữ liệu thống nhất của ngành bảo hiểm Việt Nam. Đây là một cách hiêu quả nhất giúp tránh được các hành vi trục lợi bảo hiểm. Nhanh chóng triển khai đề tài phòng chống trục lợi bảo hiểm, xây dựng hệ thống sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế thống nhất giữa các DNBH. Tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền bằng cách cung cấp nhiều bài viết bản tin cho các phóng viên, báo chi phát thanh truyền hình nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm cũng như các chính sách pháp luật mới ra đời nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác khai thác bao hiểm mà quan trọng hơn là nhằm làm lạnh mạnh hóa thị trường bảo hiểm hiện nay Quản lý và sử dụng tốt quỹ tuyên truyền và đảm bảo an toàn giao thông nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất, phối hợp chặt chẽ với các DNBH thực hiện các khóa đào tạo tập nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ GĐBT trong bảo hiểm VCXCG giúp giảm bớt tỷ lệ bồi thường quá cao như hiện nay. KẾT LUẬN Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, các DNBH cần cố gắng hợp tác cùng hành động chung và thực hiện đúng cam kết đã đề ra đồng thời cũng phải tự đánh giá năng lực của bản thân doanh nghiệp tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có chiến lược phát triển lâu dài, tìm cho mình hướng đi đúng đắn cũng như để góp phần xây dựng một thị trường bảo hiểm vật chất xe cơ giới lành mạnh hơn. Chuyên đề của em chỉ đề cập đến một phần rất nhỏ các vướng mắc mà PVI Thăng Long nói riêng, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nói chung đang gặp phải. Trong khuôn khổ bài viết có hạn, em hy vọng các kiến nghị mà mình đã đề cập trên đây góp phần nào đó trong việc hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long. Với năng lực nội tại cũng như nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía tổng công ty, em tin PVI Thăng Long trong thời gian tới sẽ làm tốt công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới, hơn thế nữa PVI Thăng Long sẽ hoàn thành tốt kế hoạch mà tổng công ty đã giao. Trên đây là những tìm hiểu của em về công tác quản lý chi phí bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại PVI Thăng Long. Do thời gian và khả năng còn hạn chế nên chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được các ý kiến từ phía thầy cô và các anh chị Trong công ty để em hoàn thiện bài viết của mình. em xin ch©n thµnh c¶m ¬n! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng kinh tế bảo hiểm của PGS.TS Nguyễn Văn Định. Giáo trình kinh tế bảo hiểm. Nhà xuất bản thống kê. Chủ biên Nguyễn Văn Định. Tập bài giảng thống kê bảo hiểm- GSTS Nguyễn Văn Định Giáo trình quản trị kinh doanh bảo hiểm. Nhà xuất bản thống kê. Chủ biên Nguyễn Văn Định. Tạp chí hiệp hội bảo hiểm bảo hiểm. www.mof.gov.vn www.pvi.com.vn www.baohiem.pro.vn www.vneconomy Báo cáo thường niên của Công ty PVI Thăng Long, Tổng công ty bảo hiểm khí Việt Nam MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Trang Danh mục bảng, biểu, sơ đồ, hình vẽ LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM VCXCG 3 1.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM VCXCG 3 1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE CƠ GIỚI 5 1.1.1 Đối tượng bảo hiểm 5 1.1.2 Phạm vi bảo hiểm 7 1.1.3 Giá trị bảo hiểm và STBH 9 1.1.4 Phí bảo hiểm 10 1.3 Quản lý chi phí bồi thường trong bảo hiểm VCXCG 14 1.3.1 Khái niệm 14 1.3.1.1 Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm 14 1.3.1.2 Chi phí bán hàng trong DNBH 16 1.3.1.3 Chi quản lý doanh nghiệp. 16 1.3.1.4 Chi phí hoạt động tài chính 16 1.3.1.5 Chi phí hoạt động khác 16 1.3.2Chi phí bồi thường 17 1.3.2.1 Khái niệm .....................................................................................17 1.3.2.2 Ý nghĩa của chi phí bồi thường trong 18 1.3.2.3 Đặc điểm của chi phí bồi thường 19 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí bồi thường 23 1.3.3.1Giá trị thiệt hại thực tế thuộc phạm vi bảo hiểm 23 1.3.3.2 Công tác đề phòng hạn chế rủi ro, tổn thất 24 1.3.3.3 Tình hình trục lợi bảo hiểm 24 1.3.3.4 Công tác GĐBT 25 1.2.3.5 Công tác đòi bên thứ ba và giải quyết bảo hiểm trùng 25 1.3.4 Quản lý chi phí bồi thường 26 1.3.4.1 Vai trò của công tác quản lý chi phí bồi thường 26 1.3.4.2 Biện pháp quản lý chi phí bồi thường 27 1.3.4.3 Kết quả và hiệu quả quản lý chi phí bồi thường 30 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ 34 2.1 Giới thiệu chung về PVI Thăng Long 34 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 34 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Bảo hiểm Dầu khí Thăng Long 39 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PVI Thăng Long 43 2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động kinh doanh 50 2.1.4.1 Thuận lợi 50 2.1.4.2 Khó khăn. 52 2.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí bồi thường BHXCG 53 2.2.1 Quy trình giải quyết kiếu nại bồi thường được thể hiện ở 53 2.2.2 Kết quả chi bồi thường 67 2.2.3 Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chi bồi thường 78 2.2.3 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí bồi thường bảo hiểm VCXCG tại PVI Thăng Long. 80 CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 83 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN. 83 3.1.1 Phương hướng phát triển chung của PVI Thăng Long 83 3.1.2 Phương hướng trong triển khai BH VCXCG 86 3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 88 3.2.1 KIẾN NGHỊ VỚI PVI THĂNG LONG 88 3.2.1.1 Về đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm 88 3.2.1.2 Về công tác Xác định phí, điều kiện, chào phí. 90 3.2.1.3 Về công tác phòng chống trục lợi bảo hiểm 90 3.2.1.4 Về công tác GĐBT 91 3.2.1.5 Về công tác nhân sự 91 3.2.2 Kiến nghị với Tổng công ty Bảo hiểm Dầu Khí Thăng Long 92 3.2.3 Kiến nghị với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 92 KẾT LUẬN..................................................................................................94 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................95 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PVI Thăng Long : Công ty bảo hiểm Dầu khí Thăng Long DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm STBH: Số tiền bảo hiểm GTBH: Giá trị bảo hiểm GĐBT : Giám định bồi thường XCG: Xe cơ giới CVNV: Cán bộ nhân viên GCNBH: Giấy chứng nhận bảo hiểm NĐBH: Người được bảo hiểm GĐV: Giám định viên BHDK: Bảo hiểm Dầu khí HĐBH: Hợp đồng bảo hiểm GQBT: Giải quyết bồi thường GĐV: Giám định viên HCKT: Hành chính kế toán MMTB: Máy móc thiết bị CN & QLDL: Con người và quản lý đại lý XDLĐ: Xây dựng lắp đặt RRĐB: Rủi ro đặc biệt BHHH-TS: Bảo hiểm hằng hải – tài sản BHKT: Bảo hiểm kĩ thuật DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1 Tỷ lệ giá trị tổng thành cho tất cả các loại xe con và 6 Bảng1.2. Mức phí bảo hiểm VCXCG (trường hợp bồi thường không tính khấu hao thay thế mới) 12 Bảng 1.3 Tỷ lệ phí tăng lên so với phí tiêu chuẩn đối với xe cũ 12 Bảng1.4 Mức miễn thường không khấu trừ tối thiểu áp dụng cho các loại xe: 13 Bảng 2.1 Doanh thu của PVI trong giai đoạn 2006-2008. 35 Bảng 2.2 Tình hình kinh doanh các đơn vị năm 2006 45 Bảng 2.3 Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm năm 2007 46 Bảng 2.4 Doanh thu các nghiệp vụ năm 2008 48 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức PVI Thăng Long 40 Sơ đồ 2.2 Quy trình GĐBT tổn thất 53 Bảng 2.6: tình hình bồi thường tổn thất bảo hiểm VCXCG. 68 Bảng 2.7: Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm XCG các DNBH tại Việt Nam 69 Bảng 2.8: Tình hình giám định tai nạn bảo hiểm 71 Bảng 2.9: Tình hình giải quyết khiếu nại bồi thường BH VCXCG tại PVI Thăng Long (2003-2008). 74 Bảng 2.10: Tình hình trục lợi bảo hiểm VCXCG tại PVI Thăng Long. 75 Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý chi bồi thường 79 Bảng3.1: Kế hoạch kinh doanh theo nghiệp vụ bảo hiểm PVI Thăng long 84 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31392.doc
Tài liệu liên quan