Công Tác Tổ chức Quản lý tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp 13

Lời mở đầu Đối với mỗi doanh nghiệp tài sản cố định là yếu tố cơ bản của vốn kinh doanh, nó thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ, năng lực và thế mạnh của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, đồng thời là điều kiện cần thiết để giảm bớt sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Tài sản cố định gắn liền với doanh nghiệp trong mọi thời kỳ phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của tài sản c

doc36 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Công Tác Tổ chức Quản lý tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp 13, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố định ngày càng quan trọng. Vấn đề không chỉ đơn thuần xét ở khía cạnh có và sử dụng tài sản cố định mà điều quan trọng là phải bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định hiện có. Doanh nghiệp phải có chế độ quản lý thích đáng, toàn diện đối với tài sản cố định từ tình hình tăng, giảm cả về số lượng và giá trị đến tình hình sử dụng, hao mòn, khấu hao và sửa chữa tài sản cố định, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất trang thiết bị và đổi mới công nghệ từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển từng bước cải thiện đời sống của người lao động. Hiệu quả quản lý tài sản cố định quyết định hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải xây dựng được quy trình quản lý tài sản cố định một cách có khoa học, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt kế toán là giúp cho hạch toán tài sản cố định một cách chính xác, mà còn là công việc trọng điểm của công tác tài chính doanh nghiệp, có ý nghĩa thực tiễn cả ở tầm vĩ mô và vi mô, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, chống thất thoát tài sản thông qua công cụ đắc lực là kế toán tài chính, cụ thể là kế toán tài sản cố định. Qua quá trình tìm hiểu về mặt lý luận và qua thời gian thực tập tại Công ty cơ giới và xây lắp 13 em nhận thấy việc hạch toán và quản lý tài sản cố định, cũng như để hiểu sâu, hiểu kỹ về tài sản cố định trên góc độ kế toán là tương đối khó khăn, phức tạp. Nhưng với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Phương Mai Anh,và với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô ở phòng Tài chính-Kế toán Công ty cơ giới và xây lắp 13, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Công Tác Tổ chức Quản lý tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp 13". Luận văn gồm ba phần : Lời nói đầu Chương I : Quá trình hình thành và phát truyển của Công ty cơ giới và xây lắp số 13 Chương II: Phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ tại Công ty cơ giới và xây lắp số 13 Kết luận Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Mai đến Ban lãnh đạo Công ty và các cô ở phòng Tài chính-Kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn của mình. Tuy nhiên, vì thời gian tương đối ngắn, cùng với kiến thức của bản thân còn hạn chế nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ của các thầy cô giáo và các cô chú trong Công ty. Hà Nội: Ngày…….Tháng……..Năm……. Phần I Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cơ giới và xây lắp số 13 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.Qua trình hình thành Năm 1961 với yêu cầu cấp thiết của nghành xây dững và của ngành kinh tế bộ xây dựng thành lập công ty thi công cơ giới bao gồm các đơn vị thành viên : Công trường cơ giới sô 57 - Hà Nội , Công trường cơ giới số 24 –Hà bắc , Công trường cơ giới số 17 –Phả lại , Công trường số 15 –Thanh hoá ….Đến 8/3 năm 1980 qui định số 359 – Bộ xây dựng công trrường cơ giới số 57 đổi thành Xí nghiệp thi công cơ giới số 13 . Năm 1990 Xí nghiệp thi công cơ giới số 13 đổi thành Xí nghiệp cơ giới và xây lắp số 13 . Năm 1996 theo quyết đinh số 01 –BXD –TCLĐ ngày 2/1/96 Xí nghiệp cơ giới và xây lắp số 13 được đổi thành Công ty cơ giới và xây lắp số 13 trực thuộc tổng công ty XD và phát triển hạ tầng LICOGI –BXD.qua nhiều lần đôi tên công ty đã dạt được nhiều thành tích và hiệu quẩ cao vẫn giữ vững kỷ cương và quy định của công ty nói riêng bộ xây dựng nói chung đề ra từ đó đến nay từng bước phát triển hơn và tồn tại cho đến bây giờ . Với chứng chỉ hành nghề xây dưng số 231 ngày 2/6/97 . Trụ sở của Công ty cơ giới và xây lắp số 13 . đường bê tông phường thanh xuân bắc quận thanh xuân Hà Nội . Với chức năng là đáp ứng mọi yêu cầu về xây dựng dân dụng công nghiệp phục vụ cho tiến trình đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước 2. Quá trình phát triển của công ty . Hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành Công ty cơ giới và xây lắp số 13 đã đạt được nhều bằng khen của tổng công ty và bộ xây dựng . Từ những năm đầu công ty đã thi công nhiêu công trình lớn như : Rạp Xíếc TW , Viện bảo tàng Hồ Chi Minh , khu tham tán Đại sứ quán Liên Xô .. HIện nay cùng với sự phát triển của nàn kinh tế trong giái đoạn chuyển đổi công ty đã tham giá thi công các công ttrình trọng điểm như :Thuỷ điện Hoà Bình , Trị An , THác Mơ Nhiệtđiện phả Lại , nhà máy Xí nghiệp măng Bút Sơn , Hoàng Thạch ,Đường cao tốc Bắc thăng long Nội Bài , Đường quốc lộ số 5 ….Và các công trình xây dựng gần : như Nhà may bóng hình ORION-HANEL , trung tâm thương mại DAEHA , nhà máy thep VINAUSTEEL , nhà máy CROWN –VINALIMEX , nhà ga T1, Nội Bài … Bên cạnh nghành nghề truyền thống là san lấp mặt bằng xây dựng để đáp ứng yêu cầu thị trường hiện nay công ty đã mở rông lĩnh vực kinh doanh của mình gồm XD các công trình xây dựng dân dụng các công trình công nghiệp nhóm B, xây lắp các công trình giao thông ( cầu đường bộ . sân bay , bến cảng ) xây dựng đường dây trạm biến áp , sản xuất cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm , sản xuất gạch BLOCK . tấm lợp màu các loại . Với bề dày kinh gnhiệm cùng với đội ngũ cán bộ CNV lâu năm , lành nghề vì vậy trong nhiều năm qua công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu được giáo đảm bảo thu nhập cho người lao động và có đầy đủ công ăn việc làm được khách hàng tín nhiệm . Công vịêc chính của công ty là chủ yếu phục vụ cho nghành xây dựng xho nên cánbộ CNV đông đảo để tiến hành nhiều công trình trong cùngnmột thời gian nhiều năm gần đây số lương CNV trong công ty không thay đổi nhiều không kể thời kỳ bao cấp cụ thể là; Năm 2000 : 265 người Năm 2001 : 260 người Đây là con số cán bộ CNV trong biên chế nhà nước . ngoài công ty có rất nhiều hợp đồng khoảng từ 100-150. Công nhân lao động . công ty đã trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhâm cho từng người . Sự biến động nhỏ này không gây ảnh hưởng đến công tác quản lý tại công ty nhất là quản lý về mặt lao động .Mà nó còn tạo điều kiện thuận lợi chio việc thực hiện sản xuất kinh doanh theo kế haọch đề ra . hơn nữa phần lớn cán bộ CNV đã qua đào tạo tại các trường với đủ các nghành nghề về kỹ thuật và quản lý . II.Chức năng và nhiệm vụ của công ty hiện nay . Là một côngty thuộc gnhành xây dựng hoạch toán độc lập với chức năng chính là đáp ứng mọi nhu cầu về xây dựng dân dụng và công nghiệp phục vụ cho tiến trình đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đật nước. 1.Công ty có các nhiệm vụ và quyền hạn sau . Lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất , kỹ thuật tài chính về thi công cơ giới các công trình theo nhiệm vụ chỉ tiêu kế hoạch cấp trên giao cho tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng và mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty và được bộ xây dựng và phát triển xây dựng phê duyệt . Nghiên cứu các chế độ về quản lý kỹ thuật của nhà nước áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cơ giới xây dựng tận dụng công suất máy móc thiết bị cải tiến tổ chức sản xuất , thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm nâng cao hiệu quả lao động đẩm bảo chất lương hiệu quả kinh tế và tuyệt đối an toàn trong khi lao động thi công công trình . Nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về quản lý và sử dụng thiết bị đầu tư tài chính của công ty một cách chặt chẽ hợp lý tiết kiệm , chống các biểu hiện lãng phí tham ô tài sản của nhà nước . Thực hiện một cách đúng đắn và có hiệu quả các chế độ hoạch toán kinh tế quản lý kinh doanh XHCN đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các khoản khác vào ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn và đúng mức ghi trongkế hoạch . Ký kết hợp đồng lao động theo dõi điều hoà phối hợp các đơn vị tham gia thi công cơ giới , bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế đã ký kết Tổ chức lao động bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho cán bọ CNV trong công ty bảo đảm quyền làm chủ tập thể XHCN của cán bộ CNV , phối hợp với các đoàn thể tổ chức rộng rãi phong trào thi đua lao động XHCN chăm no cải thiện đời sống vật chất văn hoá và điều kiện làm việc cho cán bộ CNV Tổ chức bảo vệ chính trị kinh tế giữ gìn an ninh trật tự trong công ty tổ chức huấn luyện tự vệ vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ chính sách quân sự , tham gia tích cực vào tăng cường nền quốc phòng toan dân. Được nhà nước XHCN cấp vốn để hoạt độngtheo chức năng nhiệm vụ quy định được mở rộng TK vay gởi vốn ở ngân hàng , được sử dụng đề bạt đãi ngộ khen thưởng kỷ luật Cán bộ CNV theo mẫu qui định . 2. Chứcnăng lãnh đạo của từng cấp trong Công ty cơ giới và xây lắp số 13 Giám đốc công ty là người lãnh đạo cao nhất được nhà nước giao trách nhiệm quản lý công ty , giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng ban , các đơn vị sản xuất Phó giám đốc công ty công ty có 2 phó giám đốc giữ vai trò tham mưu cho giám đốc trong phạm vi chức năng của mình . Các phòng ban chức năng là những tổ chức được phân công chuyên môn theo chức năng quản lý , có nhiệm vụ gúp giám đốc và phó giám đốc chuển bị các quyết định theo dõi hướng dẫn các cán bộ CNV các bộ phận sản xuất cấp dưới thực hiện đúng đắn những quyết định quản lý . Trách nhiệm chung của các phòng chức năng là phải vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thơì phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác nhằm đảm bảo tốt cho tất cả các lĩnh vực công tác của công ty . Quyết định của công ty về cấp quản lý nhân lực như sau : Cấp công ty : Công ty trực tiếp quản lý các đối tượng lao động , trưởng phó , phó phòng đội phó , các bộ kỹ thuật , cán bộ quản lý kỹ sư trung cấp cao đẳng trong toàn công ty mọi sự điều động nghỉ phép việc riêng ở các đơn vị phòng nghiệp vụ cộng ty đều báo cáo giám đốc giải quyết . Cấp độ , xưởng sản xuất : Đội trưởng, xưởng trưởng chịu trách nhiệm quản lý nhân lực của đơn vị mình gồm : Số lao động ở đơn vị mình và số lao động của các đơn vị trong côngty được điều dộng , biệt phái phục vụ cho thi công công trình do đơn vị chủ động .Thủ trưởng các đơn vị phòng ban , phân xưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty và nhà nước về các qui định sử dụng lao động do pháp luật qui định . 3.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Căn cứ vào quyết địng số 356 – TC CB /TCCG ngày1/1/98 của tổng công ty và phảt triển hạ tầng. Căn cứ vào điều lệ tổ chức hoạt động của công ty : Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty , việc qui định chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau 3.1 Phòng tổ chức hành chính Chức năng : Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức bộ may sản xuất kinh doanh xây dựng lực lượng cán bộ CNV theo yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và các quy chế quản lý nội bộ .tổ chức thực hịên các hoạt động nghiệp vụ tổ chức nhân sự hành chính quản lý … Theo yêu cầu của giám đốc công ty . Nhiệm vụ : Xác định nhu cầu nhân lực , quy mô biên chế các bộ phận theo yêu cầu sản xuất . tiến hành tuyển chọn tuyển dụng sắp sếp điều đọng nhân sự theo lênhj của giám đốc. Theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các cán bộ công nhân viên đề xuất việc thực hiện điều chỉnh nhân sự cho phù hợp với năng lự phẩm chất cho từng dngười với từng công việc bộ phận nhừm phát huy klhả năng của cán bộ của công nhân viên nâng cao hiệu quả công tác . Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ đánh giá kết quả công tác của cán bọ CNV ( trên cơ sở phản ánh của các bộ phận ) đề xuất về khen thưởng kỷ luật đối với cán bộ CNV kế hoạch quản lý đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ theo phân cấp quản lý . Thực hiện kế hoạch xây dựng phát triển nguồn nhân lực đào tạo lại nậng cao trình độ cho cán bộ công nhaan viên . Tổ chức thực hiện các chính sách chế độ nhà nước và quy định lao động BH , phúc lợi …Kiểm tra đôn đốc thực hiện các chế độ chính sách nhà nước quy định toàn công ty . +Đề xuất các biện pháp quy chế quản lý nội bộ công ty . +Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ văn thư lưu trữ đùng quy định phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị . +Quản lý cơ sở hạ tầng ( Đất đai nhà xưởng nàh tập thể hệ thống điưện nước ..) các thiết bị vănphòng . Đề xuất việc bổ sụng chế độ sử dụng và công tác quản lý sản xuất kinh doanh , đời sống của cácn bộ CNV +Thực hiện các hoạt động hành chính khác trong phạm vi của côngty . +Tổ chức quản lý hệ thống bảo vệ an ninhtrật tự đảm bảo an toàn về chính trị , kinh tế trong đơn vị . Thực hiện các nghiệp vụ an ninh bảo vệ quân sự theo nghĩa vụ của nhà nước quy định . +Quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu , khám chữa bệnh theo phân cấp cho cán bộ CNV . Trực tiếp thực hiện một số công việc cụ thể theo lệnh của giám đốc ( quản lý tổ xe phục vụ , bếp ăn tập thể .) 3.2 Phòng tài vụ Chức năng : tổ chức thực hiện cac hoạt động nghiệp vụ tài chính kế toán thống kê theo đúng quy định về pháp luật đáp ứngyêu cầu tài chính cho sản xuất kinh doanh , phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong sản xuất kinh doanh , phân tích đánh giá tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực kinh tế tài chính và thực hiện các chức năng khác do pháp luật quy định .Nhiệm vụ : +Quản lý cac nghuồn vốn cân đối sử dụng cac nguồn vốn hợp lý hiệu quủa theo pháp luật . +Tạo nguồn vốnm tài chính phục vụ kịp thời sản xuất kinh doanh . +Tổ chức khai thác thông tin kinh tế tài chính và phân tích đánh giá tham mưu cho giám đốc trong quá trình ký kết hợp đồng liên đoanh liên kết sản xuất kinh doanh . +Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính,ế toán quản trị phản ánh đầy đủ kịp thời chính xác các hoạt động kinh tế phát sinh trong sản xuất kinh doanh theo đúng qui định của nhà nước và cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc công ty trong quá trình chỉ đaọ sản xuất kinh doanh . +Thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài chính doanh nghiệp , cấp phát tiền cho việc mua sắm thiết bị , xe , máy vật tư NVL, chi trả tiền lương và các khoản thanh toán khác . tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm . Tổ chức việc thu hồi vốn (công nợ ) từ khách hàng thanh lý hợp đồng cho các đơn vị và bộ phận . Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo đúng qui định của pháp luất đối với cơ quan nhà nước và đối với tổng công ty . 3.3 Phòng cơ giới : Chức năng : tham mưa cho giám đốc về quản lý kỹ thuật cơ giới đối với toàn bộ thiết bị xe , máy . Thực hiện các biện pháp quản lý nhằm bảo đảm việc quản lý khai thác sử dụng ,xe , máy ., thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật đạt hiệu quả kinh tế cao . Nhiệm vụ Quản lý toàn bộ thiết bị , xe , máy của công ty hiện có về mọi mặt như hồ sơ , kỹ thuật , tình trạng sử dụng khai thác …. thực hiện các dự án đầu tư mau sắm máy móc thiệt bị mới theo quyết định của giám đốc . +Tổ chức tiếp nhận máy móc ,thiết bị mới , thực hiện công tác chuyển giao công nghệ biên soạn tài liệu kỹ thuật hướng dẫn sử dụng bảo quản tất cả các loại máy móc thiệt bị đào tạo hướng dẫn công nhân vận hành , sửa chữa thoá lắp vận chuyển bảo quản bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đungs quy trình quy phạm . Tổ chức thực hiện các qui định qui trình , quy phạm kỹ thuật trong quá trình quản lý , khai thác máy móc thết bị duy trì chế độ bảo dưỡng đầu ca , bàn giao ca tại các đội công trình . Tổ chức kiểm tra định kỳ , đội xuất nhằm lắm vững tình trạng kỹ thuật máy móc thiết bị , đề xuất biện pháp sử dụng , xửa chữa phù hợp nhằm nâng cao tuổi thọ của máy móc thiết bị , nâng cao hiệu xuất của máy phát hiện kịp thời những sai phạm kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị đề nghị biện pháp sử lí , khắc phục ngăn chặn hư hỏng . +Thiết lập hồ sơ , hệ thống sổ sách theo dõi toàn bộ máy móc thiệt bị hiện có của công ty , tổ chức kiểm tra hàngnăm tập hợp tình hình báo cáo theo chế độ quy định Lập kế hoach tổ chứcthực hiện kế hoạch bảo dưỡng định kỳ máy , móc thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật và đại tu máy móc thiết bị hàng năm . Xác định nguyên nhân hư hỏng xác định trách nhiệm của người sử dụng quản lý máy móc thiẹt bị , đề xuất biện pháp sử lý tổ chức sưả chữa , phục hồi máy móc trong quá trình sản xuất .ịnh mức nhà nước tình hình thực tế đơn vị xây dựng định mức sử dụng vật tư phụ tùng , NVL .. cho các loại máy móc thiệt bị . Lập kế hoach dự trữ vật tư phụ tùng thay thế , quản lý , theo dõi thực hiện cấp phát vật tư phụ tùng thay thế , theo định mức kinh tế kỹ thuật . Đề nghị giám đốc khen thưởng , kỷ luật cán bộ CNV trongcông tác quản lý , sử dụng máy móc thiệt bị vật tư phụ tùng thay thế … +Quản lý hồ sơ lý lịch máy móc thiết bị đảm bảo các thủ tục pháp lý để máy móc thiết bị hoạt động đúng quy định của pháp luật .Hướng dẫn các đội công nhân bảo dưỡng khám định kỳ cho xe Ôtô , +Trực tiếp quản lý điều phối khai thác một số xe máy móc thiết bị đặc chủng phục vụ sản xuất . +Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghrệ mới trên linhc vực cơ giơiú vào sản xuất nghiên cưú thiết kế , chế toạ các cụm chi tiết , các bộ phận thay thế , phục hồi máy móc . thực hiện các đề tài khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất . Tổ chức công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho NCV hàng năm tham gia sát hạch công nhân tay nghề, bậc thợ cho CNV . 3.4 Phòng vật tư : Chức năng : Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực vật tư , tổ chức khai thác cung ứng dự trữ vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả kinh tế. Nhiệm vụ : +Tổ chức khai thác vật tư theo kế hoạch mệnh lệnh của giám đốc đaps ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh đảm bảo đảm đúng số lượng chủng loại , giá cả hợp lý ,hợp pháp . +Tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý tiếp nhận dự trữ bảo quản bảo dưỡng vật tư theo yêu cầu kỹ thuật , cấp phát kịp thời chính xáctheo yêu cầu sử dụng . +Thực hiện chế độ ghi chép sổ sách , thống kế báo cáo theo đúng quy định của nhà nước và công ty . Hướng dẫn nghiệp vụ quản lý vật tư , đôn đốc kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý vật tư của các bộ phận trong đơn vị . +Quyết toán vật tư cho các công trình đang thi công theo đúng định mức kỹ thuật đúng khối lượng thực hiện đúng chế độ quy định của nhà nước và công ty . Theo dõi thống kê tình sử dụng vật tư NVL . đề xuất và kiến nghị kế hoạch dự trữ vậttư định mức chế độ sử dụng vật tư NVL , Nhiên liệu , hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao . Trong cơ chế mới để đứng vững trên thị trường thì bắt buộc công ty phải cạnh tranh đầu tư khoa học kỹ thuật công nghệ , áp dụng vào sản xuất để nâng cao năng xuất chất lượng lao động . Song song với việc làm dó công ty phải đổi mới phương pháp quản lý để từng bước phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển . Năm 2000 để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban đồng thời để tăng hiệu quả hoạt độngkinh tế cônh ty đã bỏ hai phòng . Đó là phòng kinh tế thị trường và phòng kỹ thuật thi công và đồng thời thay vào dó là phong kinh doanh và phòng kinh tế kỹ thuật với chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau : 3.5 Phòng kinh doanh : Chức năng : Tham mưu cho giám đốc công ty trong lĩnh vực kinh doanh Nhiệm vụ : Nghiên cứu thị trường xây dựng , xây dựng các định hướng kinh doanh , tiến hành các hoạt động Marketing , tìm kiếm các cơ hội về việc làm , đầu tư đấu thầu … +Tổ chức các hoạt động đấu thầu ( lập hồ sơ đấu thầu tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật ) thương thảo và chuyển bị các điều kiện cần thiết để giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế . +Tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trung và dài hại của công ty +Lập hồ sơ quyết toán công trình, làm thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán với khach hàng .Phối hợp với chủ công trình,phòng tài vủtong công tác thu hồi vốn +Thực hiệncác nhiệm vụ khác theo lệnh của giám đốc 3.6.Phòng kinh tế kỹ thuật: Chức năng :tham mưu cho giám đốcvề linh vực kinh tế và quản lý kỹ thuật. Nhiệm vụ: + Căn cứ vào hợp đồng kinh đã ký kết giữa công ty với khách hàng hồ sơ thiết kế kỹ thuật …lập kế hoạch biện pháp tiến độ thi công cho từng công trình , hạ mục công trình . + Quản lý toàn bộ hồ sơ thiết kế , bóc tách tính toán các chỉ tiêu kinh tế làm cơ sở cho việc giao khoán , tham mưu cho giám đốc trong công tác giao khoán công việc cho các bộ phận thi công. Trên cơ sơe các quy định của nhà nước về tiến hành xây dựng tiến hành khảo sát thực tế lập các định mức giao khoan nội bộ quản lý việc thực hiện các định mức kinh tế kuỹ thuật trong đơn vị . +Quản lý giám sát việc thực hiện kế hoạch biện pháp thi công chất lượng công trình tiến độ công trình . +Kiểm tra xác nhận nghiệm thu khối lượng chấtư lượng giá trị … làm cơ sở cho việc thanh quyết toán nọi bộ cho các bộ phận . Tham mưu cho giám đốc trong công tác phân phiối tiền lương, thực hiện các công tác nghiệp vụ thanh toán tiền lương cho các bộ phận . +Kiểm tra giám sát hỗ trợ các bộ phận thi công , nghiệm thu bàn giao công trình , hạng mục công trình cho bên A sau khi kết thúc thi công , lập hò sơ hoàn thiện biên bản bàn giao các tài liệu cần thiết khác . Thực hiện công tác thanh quyết toán với khách hàng . +Quản lý lưu trữ toàn bộ hồ sơ tài liệu kinh tế kỹ thuật theio đúng quy định của nhà nước . Theo dõi tổng hợp phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh , Dề xuất các biện pháp quản lý nhămg nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh hạ giá thành sản phẩm . +Thực hiện công tác vệ sinh an toàn lao động gồm: dự trù cấp phát trang thiết bị an toàn bảo hộ lao động , đăng kiểm các thiết bị thi cônh theo quy định , lập biện pháp an toàn lao động cho từng công trình , kiểm tr đôn đốc thực hoiện các bện pháp an toàn lao dộng , lập biện pháp sử lý , đình chỉ thi công khi có vi phạm hay có nguy cơ mất an toàn lao động theo quy định . Tổ chức các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật , công nghệ mới vàp sản xuất , đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên . Thực hiện các nhiệm vụ khác theo lệnh của giám đốc . III.Tổ chức bộ máy của công ty . Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được tổ chức và điều hành theo cơ cấu trực tuyến chức năng , đây là một cơ cấu tối ưu hạn chế được những nhược điểm, trong quản lý điều hành . Cụ thể ưu điểm : Đảm bảo việc điều hành chế độ một thủ trưởng . Công việc được chuyên môn hoá với nhữn chức năng cụ thể . Cán bộ CNV phát huy được năng lực sở trường và tích luỹ được kinh nghiệm Các máy móc trang thiết bị chuyên dụng được sử dụng với hiệu quả cao . Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức gồm . Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Các phòng ban chức năng Các đơn vị sản xuất , phân xưởng Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Phó giám đốc cơ giới Giám đốc Phó giám đốc thi công Phòng tổ chức Phòng cơ giới Phòng vật tư Phong kinh doanh Phong kinh tế KT Phòng tài vụ Xưởng BLOcK Khoan cọc nhồi Đóng cọc Xây dựng 1 Xây dựng 2 Xây dựng 3 Xe máy Xưởng sửa chữa Đóng cọc Công nhân viên trong côngty . công ty đã phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng phòng ban từng bộ phận từng phân xưởng . nhiều năm qua bộ máy tổ chức hành chính của công ty hoạt động có hiệu quả , mối quan hệ giữa các phòng ban , bộ phận phân xưởng được duy trì tốt đẹp kịp thời giải quyết các vấn đề kinh tế phát sinh , hoàn thành tốt công việc được giao . IV . Tình hình sản xuất kinh doanh . Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay là tương đối phức tạp từ việc đa dạng hoá công trình dân dụng và công nghiệp các công trình giao thông cầu đường bộ , sân bay . bến cảng ,các công trình thuỷ lợi đường dây , trạm biến áp …ngoài ra còn việc san lấp mặt bằng nén móng các loại công trình với lực lượng các đội sản xuất cơ giới trực tiếp đông đảo và có thể nói đây là đặc điểm kinh doanh chính của công ty , Công ty có lkhả năng sử lý nền móng các loại công trình bằng cơ giới ( đónh cọc khhoan , Nhồi ép .. ) sản xuất gach BLOCK ( gạch xây và gạch lát ) sản xuất cọc bê tông cấu kiện bê tông . Trong những năm gần đây do tình hình chung của nền kinh tế là thiếu vốn dẫn đến công nhân lao động thiếu việc làm nên công ty phải chuyển sang kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm tìm thêm nhiều việc làm tăng khă năng cạch tranh đấu thầu các công trình sử dụng vốn địa phương , thi công nhà xưởng kết cấu … địa bàn thi công của công ty chải rộng khắp miền bắc đến các tỉnh phía nam do đó việc chỉ đạo sản xuất chăm no đời sống và hoạt động phong trào gặp nhiều khó khăn . công việc xây dựng và vận chuyển NVL ,CCDC làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu mùa mưa mùa lũ đường trơn , nước dâng cao ,công việc xây dựng và vân chuyển gặp nhiều khó khăn năng xuất lao động thấp có khi công việc phải dừng . Trong vài năm gần đây doanh thu của công ty cũng đã tăng thể hiện bằng con số sau : Năm 2000 : 33.833.615.750 Năm 2001 ; 37.323.061.497 Chương II Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tscđ tại Công ty cơ giới và xây lắp số 13 1.Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp xây dựng: 1.1. Đặc điểm của TSCĐ: - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và trong quá trình sử dụng vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng phải loại bỏ. - Giá trị của TSCĐ bị hao mòn dần và dịch chuyển từng phần giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: + Đối với các doanh nghiệp hoạt động xây dựng do sản xuất của ngành xây dựng có những điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác, do đó yêu cầu quản lý của TSCĐ tại các doanh nghiệp này cũng có những đòi hỏi cao. + Sản phẩm xây lắp là công trình, vật kiến trúc…có quy mô lớn kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài, khối lượng thi công chủ yếu tiến hành ngoài trời do vậy quá trình sản xuất xây lắp cũng rất phức tạp, không ổn định và có tính lưu động cao. + Sản phẩm xây lắp được cố định tại mỗi nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất như xe máy, thiết bị thi công, nhân công phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng và hạch toán tài sản vật tư rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của thiên nhiên thời tiết, dễ mất mát hư hỏng, khó tránh khỏi những thiệt hại phát sinh. 1.2. Yêu cầu của việc quản lý TSCĐ: TSCĐ gắn liền với doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Việc tăng cường đầu tư nguồn vốn xây dựng cơ bản để tái sản xuất TSCĐ nâng cao chất lượng xây dựng, lắp đặt lại TSCĐ là một trong những biện pháp hàng đầu để tăng năng suất lao động tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ngày càng phát triển và làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho xã hội. Do vậy, TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ cả về mặt giá trị và hiện vật về nguyên giá về giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Cụ thể: - Về mặt hiện vật: Đòi hỏi phải quản lý suốt thời gian sử dụng, tức là phải quản lý từ việc đầu tư mua sắm, xây dựng đã hoàn thành quá trình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp, cho đến khi không sử dụng được cần tiến hành thanh lý, nhượng bán. - Về mặt giá trị: Phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc phân bổ chi phí khấu hao một cách khoa học, hợp lý để thu hồi vốn đầu tư phục vụ cho việc tái đầu tư TSCĐ. Xác định giá trị còn lại của TSCĐ để có phương hướng đầu tư, đổi mới TSCĐ. 2.phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ. TSCĐ là yếu tố quan trọng cơ bản trong vốn kinh doanh của mọi doanh nghiệp, phản ánh năng lực hiện có, trình độ công nghệ, thể hiện trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Do đó phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ là cần thiết nhằm để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian, công suất của máy móc thiết bị cũng như của các loại TSCĐ khác. 2.1. Hệ thống chỉ tiêu và nội dung phân tích: Để theo dõi phân tích được tình hình trang bị TSCĐ trong doanh nghiệp có thể dựa vào một số chỉ tiêu sau: Tỷ suất đầu tư TSCĐ đã và đang đầu tư Tổng tài sản = a. Chỉ tiêu về cơ cấu TSCĐ: (a.1) Qua chỉ tiêu này ta có thể biết được tình hình đầu tư mua sắm TSCĐ của đơn vị, xem có hợp lý hay không, từ đó để điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản. Mặt khác, qua chỉ tiêu trên còn thể hiện phần nào xu hướng và nhu cầu sử dụng TSCĐ, cũng như thể hiện được một phần trình độ quản lý và tiềm lực kinh tế của đơn vị. b. Chỉ tiêu về tình hình sử dụng TSCĐ: Mức trang bị TSCĐ (cho 1 lao động) = Nguyên gía TSCĐ Số lao động bình quân (b.1) Hệ số hao mòn TSCĐ Giá trị TSCĐ đã hao mòn Nguyên giá TSCĐ = Dựa vào chỉ tiêu này giúp ta biết được tình hình trang bị TSCĐ của đơn vị cho mỗi lao động, thể hiện cơ sở vật chất, trình độ công nghệ và khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất của đơn vị. (b.2) Hệ số còn sử dụng được Giá trị còn lại của TSCĐ Nguyên giá TSCĐ = (b.3) Thông qua các chỉ tiêu nêu trên giúp ta có thể biết được tình trạng kỹ thuật, khả năng còn sử dụng được, cũng như biết được hệ số hao mòn của TSCĐ trong đơn vị. c. Để đánh giá đầu tư mới TSCĐ người ta dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số đổi mới TSCĐ TSCĐ mới đưa vào hoạt động Nguyên giá TSCĐ cuối năm = Hệ số loại bỏ TSCĐ TSCĐ loại bỏ trong năm Nguyên giá TSCĐ đầu năm = (c.1) (c.2) d. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả TSCĐ: Việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp cho nhà quản lý có những căn cứ xác đáng để đưa ra các quyết định đầu tư, điều chỉnh quy mô sản xuất kinh doanh cho phù hợp và đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác những tiềm năng sẵn có, đồng thời khắc phục những tồn tại trong quản lý. Để đánh giá người ta sử dụng các chỉ tiêu như sau: Sức sản xuất của TSCĐ Tổng doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ = (d.1) Sức sản xuất của TSCĐ (Sức sản xuất của 1 đồng TSCĐ) phản ánh 1 đồng NG TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tổng sản lượng. Sức sinh lợi của TSCĐ Lợi nhuận thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ = (d.2) Tỷ suất hao phí TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu (Lợi nhuận) = Sức sinh lợi của TSCĐ (Sức sinh lợi của 1 đồng TSCĐ) phản ánh 1 đồng NG TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. (d.3) Tỷ suất hao phí phản ánh trong 1 đồng giá trị tổng sản lượng (doanh thu thuần) có bao nhiêu đồng NG TSCĐ. N/giá bình quân TSCĐ N/giá b/q TSCĐ đ/năm + N/giá b/q TSCĐ c/năm 2 = Trong đó: Các chỉ tiêu nêu trên là khá đầy đủ để có thể nắm được tình hình TSCĐ của một doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu đó không những giúp ta biết được thực trạng tình hình TSCĐ, mà còn thấy được tiềm lực kinh tế, trình độ công nghệ, trình độ trang bị kỹ thuật, cũng như trình độ quản lý tại doanh nghiệp. Đồng thời qua việc phân tích theo những nội dung trên giúp cho ban lãnh đạo đơn vị đánh giá được chính xác tình hình TSCĐ của đơn vị để từ đó có hướng khắc phục bằng cách đưa ra những biện pháp quản lý và sử dụng TSCĐ hiệu quả nhất, phù hợp với tình hình cụ thể của mỗi doanh n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34342.doc
Tài liệu liên quan