Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS

Tài liệu Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS: ... Ebook Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS

doc93 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU A.Các từ viết tắt BHTG - Bảo hiểm tiền gửi CP - Chính phủ IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN – Ngân hàng nhà nước NHTM – Ngân hàng thương mại QĐ – Quyết định QTDND – Quỹ tín dụng nhân dân TCTD – Tổ chức tín dụng WTO – Tổ chức thương mại quốc tế B.Các ký hiệu CsVon – Chỉ số mức vốn đảm bảo CsTS – Chỉ số chất lượng tài sản có CsDT – Chỉ số họat động đầu tư CsQL – Chỉ số khả năng quản lý CsTK – Chỉ số khả năng thanh khoản CsLN – Chỉ số lợi nhuận CsTD – Chỉ số tín dụng của ngân hàng nhà nước F ( Factor ) – Nhân tố Fk – Nhân tố thứ k ri – Lợi suất của tài sản i ri* - Lợi suất trung bình của tài sản i σi – Độ lệch chuẩn của ri Sit – Giá tài sản i tại thời điểm t βi – hệ số rủi ro tài sản i βp – hệ số rủi ro danh mục P Mean – Trung bình E – Kỳ vọng Var – Phương sai Se – Độ lệch tiêu chuẩn Cov – Hiệp phương sai V – Ma trận hiệp phương sai M – Metric DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập theo quyết định số 218/1999/QĐ-TTg, ngày 09 - 11 - 1999 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức khai trương hoạt động từ ngày 07-7-2000. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng. Là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là công cụ quan trọng của chính phủ trong việc thanh tra giám sát hoạt động của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trò đó, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn đặt vấn đề phân loại các tổ chức tín dụng theo khả năng hoạt động lên hàng đầu, bởi vì có đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng một cách chính xác thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mới có thể có những biện pháp thanh tra, giám sát một cách thích hợp cho mỗi tổ chức tín dụng. Là sinh viên đang theo học chuyên ngành Toán tài chính tại trường Đại học kinh tế quốc dân, sau 4 năm học tập, được sự giới thiệu của PGS-TS Nguyễn Quang Dong, em có cơ hội được thực tập tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.Sau một thời gian làm quen với các hoạt động của Bảo hiểm tiền tiền gửi, cùng với sự hướng dẫn của PGS-TS Nguyễn Quang Dong, sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ tại Bảo hiểm tiền gửi, em đã dần hình thành được chuyên đề thực tập cho mình. Nội dung chính của chuyên đề là sử dụng các phương pháp toán học kinh tế trong việc đánh giá, phân loại các tổ chức tín dụng theo khả năng hoạt động. Do kiến thức thực tế của em còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự chỉ bảo giúp đỡ của PGS-TS Nguyễn Quang Dong và các cán bộ tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn. Tên chuyên đề thực tập : “Đánh giá hoạt động các tổ chức tín dụng bằng phương pháp phân tích nhân tố và phương pháp thành phần chính theo các chỉ tiêu tài chính của mô hình CAMELS” CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 1.1 Tổng quan tình hình tài chính ngân hàng tại Việt Nam 1.1.1 Hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam năm vừa qua Chính sách tiền tệ trong năm 2006 về cơ bản, đã đạt được mục tiêu là ổn định tiền tệ, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đồng thời kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này thể hiện qua một số điểm: - So với cuối năm 2005, lãi suất VND của các TCTD tăng nhẹ khoảng 0,25%/năm. Diễn biến này phù hợp với cung - cầu vốn thị trường, diễn biến kinh tế - tiền tệ trong nước và lãi suất thị trường quốc tế. - Tỷ giá VND so với USD tăng dưới 1,5%, phù hợp với mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, nên có thời điểm, tỷ giá bán ra của các NHTM ở dưới mức trần cho phép. Tỷ giá trên thị trường tự do cũng biến động theo xu hướng của tỷ giá trên thị trường chính thức với mức chênh lệch thấp (từ 3 - 20 đ/1USD), ngoại trừ việc tăng đột biến trong một vài ngày đầu tháng 5/2006. Tính đến ngày 31/12/2006, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng tăng 1,36% so với cuối năm 2005, trong khi tỷ giá bán ra của các NHTM tăng 0,88%. - Dư nợ cho vay nền kinh tế đến ngày 31/12/2006 tăng 21,4% so với cuối năm 2005, tương ứng với mức tăng của năm 2005, sát với mục tiêu đề ra từ đầu năm. Pháp lệnh Ngoại hối ra đời đã tạo cơ sở pháp lý hết sức quan trọng cho công tác quản lý ngoại hối của NHNN trong điều kiện hội nhập quốc tế. Để kịp thời cụ thể hóa các nội dung quan trọng của Pháp lệnh, NHNN đã khẩn trương xây dựng, trình và được Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn Pháp lệnh Ngoại hối. Đồng thời, NHNN tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa các quy định liên quan nhằm thực hiện tự do hóa các giao dịch vãng lai, như: hướng dẫn việc ủy quyền cho TCTD xem xét giải quyết nhu cầu mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của công dân Việt Nam thay cho cơ chế xem xét, cấp phép của NHNN trước đây; huỷ bỏ việc báo cáo thu, chi ngoại tệ trong ngày đối với các ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối; cho phép triển khai thí điểm cơ chế mua, bán ngoại tệ tiền mặt theo tỷ gá thỏa thuận tại các TCTD được phép hoạt động ngoại hối. Cùng với đổi mới các cơ chế chính sách khác, việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý ngoại hối theo hướng thông thoáng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đã có tác động tích cực đến đâu tư của nước ngoài vào Việt Nam (bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp), kéo theo dòng chảy của các luồng vốn và cải thiện đáng kể cung cầu ngoại tệ của Việt Nam. Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, nên lượng ngoại tệ NHNN mua được lớn hơn nhiều so với lượng ngoại tệ NHNN bán ra, làm cho dự trữ ngoại hối nhà nước tăng đều và tương đối ổn định, góp phần thực hiện tốt mục tiêu chiến lược của ngành Ngân hàng từ nay đến năm 2010 là tăng nhanh dự trữ ngoại hối nhà nước. Hiện nay, dự trữ ngoại hối nhà nước đã đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ tương đương 12 tuần nhập khẩu (đạt mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế), giúp nâng cao khả năng thanh toán quốc tế và hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. Khác với những năm trước, trong năm 2006, ngoài các NHTM nhà nước, NHNN còn đáp ứng nhu cầu mua ngoại tệ của nhiều NHTM cổ phần. Năm 2006, NHNN đã tổ chức đánh giá toàn diện mô hình tổ chức, hoạt động, khung pháp lý, hạ tầng hỗ trợ hoạt động giám sát ngân hàng, đồng thời đánh giá mức độ tuân thủ của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng Việt Nam theo các nguyên tắc của Uỷ ban giám sát ngân hàng quốc tế (BASEL). Trên cơ sở đó, xác định những vấn đề còn hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, tạo cơ sở cho việc xây dựng Đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra ngân hàng phù hợp với định hướng chiến lược phát triển thanh tra ngân hàng đến năm 2010; đến nay, việc xây dựng Đề án này đã bước đầu được hoàn thành. Các nội dung quan trọng khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra ngân hàng đang được NHNN khẩn trương chỉ đạo xây dựng để triển khai trong thời gian tới. NHNN đã ban hành các quy định liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý của các NHTM (công khai thông tin, kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát nội bộ); tạo điều kiện để các ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh, kiểm soát rủi ro và phát triển dịch vụ mới; cho phép một số NHTM cổ phần thí điểm bán cổ phần cho đối tác chiến lược nước ngoài để thu hút công nghệ, trình độ quản lý và nâng cao uy tín của ngân hàng. Năm 2006, 3 NHTM cổ phần đã được NHNN chấp thuận cho niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (trong đó 2 ngân hàng đã niêm yết), 2 NHTM nhà nước cũng được phép niêm yết trái phiếu tăng vốn. Để từng bước hình thành những ngân hàng cổ phần có quy mô vốn lớn, NHNN đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại NHTM cổ phần nông thôn. Đến nay, 5 NHTM cổ phần nông thôn đã được NHNN cho phép chuyển đổi mô hình kinh doanh thành NHTM cổ phần đô thị, 3 ngân hàng được chấp thuận về mặt nguyên tắc chuyển đổi mô hình kinh doanh. NHNN tiếp tục quan tâm chỉ đạo, bảo đảm cho loại hình TCTD này hoạt động an toàn, hiệu quả, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn. Đến cuối năm 2006, hệ thống QTDND bao gồm QTDND Trung ương với 24 chi nhánh hoạt động trên địa bàn 54 tỉnh, thành phố và 940 QTDND cơ sở (tăng 15 quỹ so với cuối năm 2005). Hoạt động của hệ thống QTDND tiếp tục có bước tăng trưởng bền vững; các QTDND phát triển ổn định, an toàn, hiệu quả, các chỉ tiêu cơ bản đều tăng trưởng khá so với năm 2005, nhất là nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư. NHNN đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xử lý dứt điểm các tồn tại và sai phạm mới phát sinh ở một số QTDND, trong đó, chú trọng đặc biệt đối với các QTDND yếu kém thuộc diện phải thu hồi giấy phép hoạt động; tích cực đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thanh lý các QTDND đã bị giải thể và tăng cường kiểm tra, giám sát thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với các QTDND thành lập mới. Để đảm bảo cho các TCTD có đủ năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về danh mục mức vốn pháp định của các TCTD (thay thế Nghị định số 82/1998/NĐ-CP), trong đó, đã nâng mức vốn pháp định mà các TCTD phải đáp ứng đến năm 2008 và năm 2010; trình và được Chính phủ phê duyệt Đề án về chủ trương thành lập ngân hàng mới và Đề án các tiêu chí thành lập ngân hàng mới tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. NHNN cũng đã ban hành kế hoạch sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng; đồng thời, khẩn trương chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung các quy định về phân loại nợ, xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng để tiếp tục tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế tiên tiến nhất. Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 đang được khẩn trương thực hiện theo đúng lộ trình và cơ bản đáp ứng tiến độ đã cam kết với Ngân hàng thế giới (WB). Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được mở rộng với 65 ngân hàng thành viên và 270 chi nhánh tham gia, mỗi ngày thực hiện khoảng 12.000 - 13.000 giao dịch với giá trị giao dịch bình quân 8.000 tỷ đồng/ngày. Trong năm 2006, NHNN đã triển khai thanh toán bù trừ điện tử thêm ở 9 tỉnh, thành phố, nâng số lượng các tỉnh, thành phố đã triển khai thanh toán bù trừ điện tử lên 33 tỉnh, thành phố. Với nỗ lực nâng cao khả năng cạnh tranh, nhiều ngân hàng đã chú trọng phát triển, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào việc thực hiện các dịch vụ của ngân hàng mình, một số ngân hàng đã nối mạng trực tuyến trong nội bộ hệ thống nhằm phục vụ việc quản lý tập trung và giao dịch trực tuyến. Bên cạnh dịch vụ thẻ, các nghiệp vụ mới đã được các TCTD chú trọng phát triển như bao thanh toán, internet banking, sản phẩm tiền gửi bảo toàn vốn bằng ngoại tệ gắn với biến động tỷ giá, sản phẩm đầu tư gắn với rủi ro tín dụng và hoán đổi rủi ro tín dụng… NHNN đã trình Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt và đang trình Nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng; đồng thời, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các TCTD và khách hàng sử dụng các công cụ thanh toán, như: Quy định về cung ứng và sử dụng séc, Quy định về nhờ thu hối phiếu qua người thu hộ, dự thảo sửa đổi Quy chế thẻ ngân hàng… Tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ngày càng giảm (ước cuối năm 2006 còn 18,8%, giảm so với tỷ lệ 21,4% của năm 2005). Dịch vụ thẻ tiếp tục phát triển mạnh, trong năm 2006 tốc độ phát hành thẻ tăng 30% so với cuối năm 2005, nâng tổng số thẻ phát hành lên 3,5 triệu thẻ với gần 60 thương hiệu, 17 ngân hàng phát hành và trên 20 ngân hàng làm đại lý thanh toán. Toàn hệ thống ngân hàng hiện có khoảng 2.154 máy ATM (tăng 21% so với cuối năm 2005) và gần 17.000 thiết bị ngoại vi (tăng 17% so với cuối năm 2005). NHNN đã thành lập Ban soạn thảo Luật Ngân hàng gồm tiểu ban Luật NHNN và tiểu ban Luật các TCTD, đồng thời xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai việc tổng kết 2 Luật Ngân hàng. Đến nay, Ban soạn thảo đã triển khai việc tổng kết 2 Luật Ngân hàng trong toàn hệ thống; đồng thời, đang xúc tiến việc xây dựng Đề cương của 2 Luật Ngân hàng mới với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, chuyên gia nước ngoài. Thực hiện lộ trình đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong năm 2006, NHNN đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành tham gia đàm phán gia nhập WTO, xây dựng các phương án đàm phán, trả lời các nội dung liên quan đến lĩnh vực ngân hàng do các nước thành viên đưa ra để phục vụ cho việc cập nhật bản hiện trạng về chính sách thương mại thuộc lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam; chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chủ tịch nước và Quốc hội phê chuẩn ngay khi Việt Nam kết thúc đàm phán và phối hợp với các bộ, ngành xây dựng kế hoạch hành động hậu WTO cho ngành Ngân hàng. Các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế như: IMF, WB, ADB, các cơ quan và Chính phủ các nước Châu Âu, Châu á, Châu Mỹ… tiếp tục được NHNN duy trì và mở rộng. Tốc độ giải ngân các dự án vay vốn của WB và ADB nhìn chung diễn ra đúng kế hoạch và từng bước được cải thiện, các hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực tài chính được tích cực triển khai. 1.1.2 Định hướng nhiệm vụ ngân hàng trong các năm tới _ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo điều kiện thông thoáng, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các TCTD và phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng 2 Luật Ngân hàng mới tạo cơ sở pháp lý cho mô hình Ngân hàng Trung ương hiện đại và phát triển hệ thống TCTD trong giai đoạn mới. _ Điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt, kiểm soát lạm phát ở mức thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bảo đảm mục tiêu ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. _ Đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của các TCTD. _ Đẩy nhanh chương trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các TCTD, tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ thống QTDND. Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các NHTM nhà nước (trừ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam). _Đẩy mạnh các hoạt động nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng. _Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống thông tin ngân hàng. _Thực hiện tốt công tác điều hòa lưu thông tiền mặt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế cả về giá trị và cơ cấu mệnh giá. Đẩy mạnh công tác phòng chống tiền giả. _Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. 1.2 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với hoạt động giám sát các Tổ chức tín dụng. 1.2.1 Giới thiệu về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, là tổ chức tài chính do chính phủ thành lập. Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam hoạt động theo quy định riêng, không bị điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm. Khung pháp lý hiện tại để điều chỉnh hoạt động của Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt Nam là các Nghị Định. Chức năng, nhiệm vụ của BHTGVN là: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng, là bộ phận cấu thành của hệ thống giám sát tài chính quốc gia. Về tổ chức và quy mô hoạt động: Gồm 6 chi nhánh khu vực :Hà Nội, Đông Bắc Bộ (trụ sở tại Hải Phòng), Bắc Trung Bộ ( trụ sở tại tp Vinh), Nam Trung Bộ (trụ sở tại Nha Trang), Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Bằng Sông Cửu Long (trụ sở tại Cần Thơ) Trụ sở chính của BHTGVN tại Hà Nội. Giám sát 1001 định chế tài chính.Hội đông quản trị BHTGVN do chính phủ bổ nhịêm, bao gôm 5 thành viên, trong đó 3 uỳ viên thường trực, 1 phó thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, 1 Thứ Trưởng Bộ Tài Chính. Tổng giám đốc BHTGVN do chính phủ bổ nhiệm Theo Quy chế về tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ của các phòng , ban, bộ phận thuộc BHTGVN ban hanh kèm theo quyết định số 241/2000/QĐ-BHTG ngày 3/10/2000 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Viềt Nam. (1)Văn phòng - Xây dựng và theo dõi, bố trí chương trình công tác của Banh lãnh đạo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; - Xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm của BHTGVN và tổng hợp tình hình thực hiện công tác theo định kỳ hoặc đột xuất. - Thực hiện công tác văn thư, hành chính tại trụ sở chính của BHTGVN (xử lý công văn đi, đến, in phát hành tài liệu, lưu trữ tài liệu…); - Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại theo quy định và uỷ quyền của Tổng giám đốc. - Tổ chức và làm thư ký các phiên họp của Ban điều hành BHTGVN; làm theo đầu mối tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết và các hội nghị khác của BHTGVN; - Tổ chức công bố, truyền đạt, theo dõi, đôn đốc, điều phối các ban, phòng, bộ phận thực hiện chương trình công tác và sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo của BHTGVN; - Xây dựng kế hoạch và thực hiện mua sắm, duy tu, bảo dưỡng các loại tài sản; có kế hoạch nâng cấp, phát triển cơ sở vật chất trong toàn hệ thống BHTGVN. Quản lý tài sản và phương tiện làm việc của BHTGVN; - Cung cấp văn phòng phẩm, phương tiện giao thông, thông tin liên lạc…phục vụ hoạt động của BHTGVN; - Đảm bảo công tác an ninh, y tế, điện nước, vệ sinh môi trường và lễ tân khánh tiết của BHTGVN; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao; (2) Phòng tổ chức và phát triển nguồn nhân lực - Nghiên cứu và xây dựng mô hình tổ chức của BHTGVN trong từng giai đoạn phát triển phù hợp với tình hình thực tế; - Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của BHTGVN; cụ thể hoá và theo dõi việc thực hiện chế lược đó cho từng thời kỳ, đặc biệt là công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của BHTGVN; - Giúp Tổng giám đốc trong việc lựa chọn, tuyển dụng, bố trí cán bộ; - Phối hợp với phòng công nghệ và dịch vụ thông tin nghiên cứu xây dựng phương án ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý cán bộ và phát triển nguồn nhân lực; - Thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến đội ngũ cán bộ theo quy định của pháp luật; - Tổ chức theo dõi công tác thi đua, khen thưởng; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. (3) Ban tư vấn luật và chính sách - Thực hiện các nhiệm vụ tư vấn pháp lý cho HĐQT, Ban Tổng Giám đốc và các ban, phòng, bộ phận thuộc BHTGVN và cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi(nếu có); - Chuẩn bị các văn bản pháp lý về bảo hiểm tiền gửi; soạn thảo các hợp đồng kinh tế của BHTGVN; xem xét tính pháp lý của các nghị quyết, quyết định của HĐQT, của Ban Tổng Giám đốc; - Đại diện cho BHTGVN trước toà với tư cách là bên tham gia vào mối quan hệ với các bên đối tác khi tiếp nhận và thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt hoạt động, khi có khiếu kiện… - Nghiên cứu và xây dựng các văn bản về chính sách và nghiệp vụ về bảo hiểm tiền gửi; dự thảo các kế hoạch và chiến lược hoạt động, chiến lược tài chính của BHTGVN; - Làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng trình phương án chấm dứt bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. (4) Phòng nguồn vốn và Đầu tư - Theo dõi xây dựng phương án bảo đảm khả năng thanh toán thường xuyên của BHTGVN; - Xây dựng đề xuất trình HĐQT phương án về tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ và vay đặc biệt khi cần thiết; vay vốn của các tổ chức tín dụng và tổ chức khác; cho vay hỗ trợ để chi trả tiền gửi được bảo hiểm; bảo lãnh cho các khoản vay đặc biệt để chi trả tiền gửi được bảo hiểm đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và mua lại nợ của tổ chức đó trong trường hợp khoản nợ đó có tài sản bảo đảm; - Đề xuất phương án đầu tư các nguồn vốn nhàn rỗi của BHTGVN; - Tổ chức thực hiện theo dõi tình hình đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi, tình hình thực hiện các nghiệp vụ hỗ trợ các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và tình hình đi vay và trả nợ của BHTGVN; - Thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực hiện các mảng nghiệp vụ theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. (5). Phòng Tài chính Kế toán - Tổ chức mở sổ sách báo biểu kế toán, thực hiện công tác hạch toán kế toán đảm bảo kịp thời, chính xác các nghiệp vụ phát sinh, lưu trữ chứng từ, sổ sách theo đúng quy định của Nhà nước; - Tiếp nhận, theo dõi, quản lý nguồn vốn ( theo điều lệ) của BHTGVN; Tham mưu cho Tổng giám đốc các vấn đề liên quan đến công tác tài chính, kế toán; - Xây dựng các báo cáo định kỳ, đột xuất về tài chính, kế toán theo quy định; - Xây dựng các cơ chế quản lý nội bộ về tài chính và kế toán; - Cung cấp các dịch vụ kế toán và ngân hàng; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc giao. (6) Phòng Công nghệ và dịch vụ thông tin - Nghên cứu, xây dựng chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của toàn hệ thống; - Phối hợp với các phòng, ban và bộ phận khác thuộc BHTGVN, xây dựng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống; - Nghiên cứu, triển khai viết các phần mềm ứng dụng (nếu có thể) hoạc trình HĐQT và Tổng Giám đốc mua các phần mềm ứng dụng cho hoạt động của BHTGVN; - Xây dựng kế hoạch lắp đặt, mua sắm bảo quản, bảo dưỡng hệ thống máy vi tính trong toàn bộ hệ thống; đảm bảo sử dụng có hiệu quả máy vi tính đó; - Đảm nhận công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tiếp xúc với công chúng; - Đảm nhận việc liên lạc và quan hệ qua lại với các tổ chức và cơ quan khác; - Đảm nhận việc thông tin, hướng dẫn và trợ giúp khác cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia bảo hiểm bị chấm dứt hoạt động; - Tổng hợp thông tin và xây dựng Báo cáo thường niên và các báo cáo tổng hợp khác của BHTGVN; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. (7). Phòng Giám sát và Đánh giá - Xem xét, đánh giá tư cách tham gia bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Kiến nghị Ban điều hành để trình Hồi đồng quản trị về vịêc chấp thuận bảo hiểm và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi; - Tiếp nhận các báo cáo, các thông tin liên quan tới hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm để làm cơ sở đánh giá về các tổ chức này; Nghiên cứu theo dõi các diễn biến kinh tế trong nước và nước ngoài có thể gây ảnh hưởng hoạt động ngân hàng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; - Kiểm tra đôn đốc vịêc tính và nộp phí bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; - Giám sát việc các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trong việc chấp hành các quy định về quảng cáo thông tin tuyên truyền về bảo hiểm tiền gửi; và tuân thủ các chính sách hiện hành liên quan tới bảo hiểm tiền gửi , kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm; - Thực hiện và xây dựng cơ chế giám sát từ xa nhằm phát hiện và cảnh báo kịp thời những khó khăn tài chính tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; trình Ban điều hành kiến nghị Ngân hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết; - Liên lạc phối kết hợp thường xuyên với Ngân hàng Nhà nước để thu nhận thông tin và phân tích đánh giá về các thông tin đó; - Đánh giá các bản báo cáo thường niên của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và theo dõi diễn biến có liên quan; - Kiến nghị chấm dứt bảo hiểm tiền gửi đối với những tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có vấn đề; - Xây dựng các cơ chế và thực hiện cồng khai công tác kiểm tra tại chỗ đối với các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gủi, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về bảo hiểm tiền gửim việc chấp hành các quy chế an toàn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và kiến nghị các giải pháp thích hợp; - Thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Giám đốc giao. (8) Phòng Xử lý nợ, tiếp nhận và thanh lý tài sản - Xem xét các sổ sách kế toán của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản nhằm xác định các khoản tiền gửi được bảo hiểm của người gửi tiền tại tổ chức đó; - Xử lý, giải quyết các yêu cầu thanh toán và chi trả cho người gửi tiền; - Theo dõi việc bán các tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và tài sản thế chấp đối với tổ chức đó để thu hồi vốn; - Tiếp nhận và xác nhận nợ của tổ chức tham gia bảo hiển tiền gửi bị đóng cửa; - Đại diện cho bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trước toà án với tư cách là bên tiếp nhận và thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt hoạt dộng; theo dõi, phối kết hợp với các bên liên quan giải quyết các thủ tục xử lý nợ và thanh lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt hoạt động; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. (9). Phòng Kiểm soát và Kiểm toán nội bộ - Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ của Ban, phòng, bộ phận thuộc BHTGVN; tình hình và hiệu quả thực hiện các Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, của Ban Giám đốc, của các phòng ban, bộ phận thuộc BHTGVN; - Báo cáo định kỳ cho Tổng Giám đốc về các kết quả kiểm soát, kiểm toán nội bộ và các khuyến nghị, biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động; - Kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán tài chính nội bộ; - Kiểm tra tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; - Theo dõi giãi quyết công tác khiếu tố, khiếu nại trong BHTGVN; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. (10) Chi nhánh của BHTGVN -chi nhánh của BHTGVN được thành lập theo khu vực, có các nhiệm vụ sau: -Đại diện cho BHTGVN trong việc thiết lập, xử lý các mối quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và công chúng trên điạ bàn khu vực và các tổ chức khác co liên quan. - Theo dõi nắm bắt tình hình kinh tế xã hội và tình hình hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên địa bàn; - Phối hợp và triển khai thực hiện các nhiêm vụ của BHTGVN. - Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền đế công chúng về bảo hiểm tiền gửi. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao. Vốn và các quỹ (đến năm 2005) - vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do chính phủ cấp - Quỹ dự phòng nghiệp vụ 787 tỷ đồng. - Các quỹ khác và nợ phải trả 204 tỷ đồng - Tổng nguồn vốn 1.991 tỷ đồng Trong đó Ngân hàng Thương mại quốc doanh là 185,405 tỷ đồng chiếm 73,18%, Ngân hàng Thương mại cổ phần 57,791 tỷ đồng chiếm 22,81%. Công ty Tài chính 83 triệu đồng chiếm 0,03%. Ngân hàng liên doanh 444 triệu đồng chiếm 0,18%. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1,748 tỷ đồng chiếm 0,69%. Quỹ tín dụng nhân dân 7,869 tỷ đồng chiếm 3,11%. 1.2.2 Các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN Cấp giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi cho tất cả các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi, cấp bổ sung lượng cần thiết và kịp thời theo yêu cầu của các tổ chức để niêm yết công khai trước công chúng; thu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm tiền gửi đối với các tổ chức bị giải thể, sáp nhập. Tổng số đã cấp bản chính là 1.076, thu hồi 100, hiện còn 976 tổ chức đang tham gia bảo hiểm tiền gửi. Tính đến nay Ngân hàng Chính sách-xã hội, Tiết kiệm Bưu điện, Ngân hàng phát triển và các tổ chức tài chính quy mô nhỏ chưa tham gia bảo hiểm tiền gửi. Cơ chế thu phí bảo hiểm tiền gửi hiện nay đang áp dụng mức phí đồng hạng 0,15%/ năm trong khi chưa có điều kiện đánh giá phân loại mức độ rủi ro hoạt động của các tổ chức. Tổng thu phí luỹ kế từ quý III năm 2000 đến quý II năm 2005 đạt 680 tỷ đồng, tốc độ thu phí hàng năm tăng trên 20%. Giám sát từ xa được triển khai ngay từ những ngày đầu BHTGVN đi vào hoạt động bao gồm các hoạt động: kiểm soát các hồ sơ pháp lý tham gia bảo hiểm tiền gửi, giám sát thực trạng hoạt động trên cơ sở nguồn thông tin báo cáo, đánh giá theo định kỳ hàng quý đối với tất cả các tổ chức có quan hệ bảo hiểm tiền gửi; giám sát việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi và tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng; cảnh báo các rủi ro tiềm tàng và những sai phạm, yếu kém cần khắc phục. Kiểm tra trực tiếp định kỳ hàng năm trên diện rộng theo kế hoạch được Hội Đồng Quản Trị phê duyệt và kiểm tra đột xuất theo kết quả báo cáo của giám sát từ xa. Đến cuối cuối năm 2004, BHTGVN đã tiến hành 107 cuộc kiểm tra các ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 1.422 cuộc kiểm tra quỹ tín dụng nhân dân. Nghiệp vụ hỗ trợ tài chính theo quy định hiện hành chỉ giới hạn giải toả tình trạng mất khả năng chi trả, chưa được thực hiện rộng rãi do năng lực tài chính của BHTGVN còn hạn chế và chưa có cơ chế xử lý rủi ro thoả đáng. Do đó nghiệp vụ này mới được triển khai thí điểm ở quỹ tín dụng cơ sở theo đề án được duyệt. Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là nghĩa vụ tất yếu. Trong giai đoạn cũng cố, chấn chỉnh các tổ chức tín dụng, BHTGVN đã góp phần xử lý an toàn một loạt các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém không có khả năng khôi phục, chi trả bảo hiểm 16,337 tỷ đồng tại 33 đơn vị trong các năm 2001-2004 với mức chi trả tối đa theo quy định của chính phủ. Thu hồi nợ trong quá trình thanh lý đơn thuần là thực hiện các biện pháp đôn đốc tận thu trong điều kiện có thể, pháp luật chưa cho phép có bất kỳ sự can thiệp nào của BHTGVN đối với các quan hệ về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó với khách hàng. Với việc khẳng định quyền chủ nợ sau chi trả bảo hiểm, BHTGVN đã thu hồi 1,681 tỷ đồng từ hoạt động thanh lý. Đầu tư tài chính các khoản vốn nhàn rỗi hiện giới hạn ở đầu tư vào trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi tạị các ngân hàng thương mại nhà nước. Các khoản đầu tư đảm bảo an toàn, có thu nhập đủ bù đắp chi phí hoạt động và tích luỹ phát triển. 1.2.3 Một số định hướng hoạt động của BHTGVN trong thời gian tới. Về hoạt động giám sát kiểm tra, mô hình giám sát mới của BHTGVN phải đạt được các mục tiêu: Thống nhất chuẩn mực giám sát, phân định chức năng và hợp tác chia sẻ thông tin giữa các cơ quan có chức năng giám sát, qua đó nâng cao hiệu quả công việc và tránh chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ giám sát. BHTGVN xây dựng các chuẩn mực giám sát theo mô hình CAMELS và các tiêu chí tài chính theo khuyến nghị của Uỷ ban BASEL nhằm phân loại đánh giá các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở rủi ro. BHTGVN xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho công tác giám sát từ xa,._. và kiểm tra tại chỗ; hệ thống này giúp cho việc thu thập các nguồn thông tin từ các kênh khác nhau tạo dựng cho kho dữ liệu tập trung, từ đó tiến hành phân tích khai thác thông tin theo mô hình tập trung các dữ liệu với các tiêu chí đánh giá về tình hình hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính theo các mặt liên quan như tín dụng, thanh khoản, thị trường và hoạt động Dựa vào các số liệu phân tích, BHTGVN và các cơ quan giám sát có thể đánh giá kịp thời và đưa ra các chính sách phù hợp cho các tổ chức được bảo hiểm tiền gửi như cảnh báo, yêu cầu khắc phục, hỗ trợ tài chính, hoặc xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính quốc gia. Về hoạt động tiếp nhận xử lý, các tổ chức tiếp nhận tiền gửi được bảo hiểm bị đổ vỡ được xử lý hiệu quả nhất phù hợp với quy định của pháp luật, tài sản tiếp nhận được quản lý và bán ra thị trường một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất để thu hồi, tiền gửi và tài sản tiếp nhận kể cả các khoản nợ và nghĩa vụ khác được xử lý công bằng và hiệu quả. Về sản phẩm và dịch vụ và hệ thống quản lý, phát triển các sản phẩm dịch vụ và các phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, từng bước nâng cao hiệu quả tài chính, thoả mãn yêu cầu quản lý Nhà nước, xây dựng hệ thống quản lý thông tin khách hàng, qua đó xây dựng các dòng sản phâm phục vụ cho từng loại khách hàng. CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG THANH TRA VÀ GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 2.1 Ủy ban Basel và hệ thống các nguyên tắc thanh tra giám sát hoạt động Ngân hàng 2.1.1 Giới thiệu về Ủy ban Basel Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi một số Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào năm 1975. Uỷ ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Canada, Thụy Điển và Bỉ. Quan điểm của Basel là sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia có thể ảnh hưởng tới sự ổn định về tài chính không chỉ trong phạm vi quốc gia đó mà trên phạm vi toàn cầu. Chính vì thế, đây là vấn đề cần được cơ quan giám sát tại các quốc gia và Ủy ban Basel về Giám sát Nghiệp vụ ngân hàng đặc biệt quan tâm. Trong quá trình hoạt động, Uỷ ban đã xây dựng và xuất bản hai nhóm ấn phẩm chủ yếu: 1) Bộ các nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của ngân hàng một cách có hiệu quả; và 2) Bộ sách hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) với các khuyến nghị hiện nay của Uý ban Basel, các hướng dẫn và tiêu chuẩn. 2.1.2 Nhóm ấn phẩm nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel Bộ 25 nguyên tắc cơ bản Basel là tài liệu dành cho cán bộ thực hiện công tác giám sát ở các quốc gia và cả trên phạm vi quốc tế. Các nguyên tắc này đã được thiết kế cho các chuyên gia giám sát, nhóm giám sát khu vực và thị trường nói chung theo nguyên tắc dễ áp dụng và kiểm chứng. Uỷ ban Basel sẽ cùng với các tổ chức liên quan khác đóng vai trò nhất định trong việc giám sát tiến độ áp dụng các nguyên tắc trên đây của các quốc gia nhằm xây dựng hệ thống giám sát đủ mạnh. Bộ nguyên tắc cơ bản bao hàm một số nhóm nội dung chủ yếu sau: - Các Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về điều kiện tiên quyết cho việc giám sát ngân hàng hiệu quả: cụm chủ đề này được thể hiện bởi nguyên tắc 1. Nguyên tắc chỉ ra điều kiện của một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng có hiệu quả là: i) phải có một khung pháp lý phù hợp; ii) phân định mục tiêu, nguồn lực và trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan giám sát; iii) quy định về chia sẻ và bảo mật thông tin. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề cấp phép và cơ cấu: bao gồm từ nguyên tắc 2 đến nguyên tắc 5, với các nội dung chính: i) xác định rõ ràng các hoạt động tổ chức tài chính được phép làm và chịu sự giám sát; ii) quyền đưa ra các tiêu chí và bác bỏ đơn xin thành lập nếu không đạt yêu cầu của cơ quan cấp phép; iii) quyền rà soát và từ chối bất kỳ một đề xuất nào đối với việc chuyển quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát ngân hàng hiện tại cho các bên khác. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về các quy định và yêu cầu thận trọng: cụm chủ đề bao gồm từ nguyên tắc số 6 đến số 15. Nội dung chính của nhóm nguyên tắc là đưa ra các chuẩn mực mà các chuyên gia giám sát nghiệp vụ ngân hàng được làm và nhất thiết phải biết xử lý trong hoạt động của mình ví dụ như: yêu cầu về an toàn vốn cho các ngân hàng, xác định rõ những khu vực nào của vốn ngân hàng chịu rủi ro; đánh giá các chính sách, thực tiễn hoạt động, các thủ tục cho vay vốn, đầu tư, việc kiểm soát vốn vay hiện tại và hồ sơ đầu tư của ngân hàng đó; đánh giá chất lượng tài sản và tính thích hợp của các điều khoản chống thất thoát và quĩ dự trữ thất thoát khoản vay. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề về giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiện nay: bao gồm từ nguyên tắc số 16 đến nguyên tắc số 20. Nhóm nguyên tắc này quy định yêu cầu đối với một hệ thống giám sát nghiệp vụ ngân hàng hiệu quả bao gồm cả các hình thức giám sát từ xa và giám sát tại chỗ. Cơ quan giám sát cần thường xuyên liên hệ với Ban giám đốc ngân hàng để hiểu rõ về hoạt động của NH, xây dựng phương pháp phân tích báo cáo thống kê và có biện pháp thẩm định độc lập thông tin giám sát thông qua kiểm tra tại chỗ. - Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề yêu cầu về thông tin: chủ đề này có 1 nguyên tắc số 21 chỉ ra cán bộ giám sát phải biết chắc mỗi ngân hàng có hệ thống lưu trữ tài liệu phù hợp cho phép chuyên gia giám sát có thể tiếp cận và thấy được tình hình tài chính thực tế của ngân hàng. - Nguyên tắc thuộc cụm chủ đề quyền hạn hợp pháp của chuyên gia giám sát: cụm chủ đề này có 1 nguyên tắc số 22 chỉ ra các biện pháp giám sát bắt buộc để có thể đưa ra được hành động can thiệp kịp thời khi ngân hàng không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản (ví dụ tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không đảm bảo, năng lực quản trị điều hành yếu...). Trong trường hợp khẩn cấp, hoạt động can thiệp này bao gồm cả việc thu hồi giấy phép lập tức hoặc đề nghị thu hồi giấy phép hoạt động. - Các nguyên tắc thuộc cụm chủ đề nghiệp vụ ngân hàng xuyên biên giới: cụm chủ đề này bao gồm từ nguyên tắc số 23 đến nguyên tắc số 25 với nội dung hướng dẫn giám sát đối với các nghiệp vụ giao dịch ngân hàng quốc tế, yêu cầu các ngân hàng nước ngoài hoạt động theo đúng các tiêu chuẩn cao bằng tiêu chuẩn của các ngân hàng trong nước và thiết lập quan hệ và hệ thống trao đổi thông tin với các chuyên gia giám sát khác, đặc biệt là với chuyên gia giám sát của nước sở tại. Bộ sách hướng dẫn được cập nhật tháng 6 năm 2006 (10 nguyên tắc) Tháng 6 năm 2006, Uỷ ban Basel đã phát hành tài liệu hướng dẫn với nội dung “Đánh giá chính xác rủi ro tín dụng và định giá khoản cho vay”. Tài liệu bao gồm 10 nguyên tắc được chia làm 2 chủ đề chính: i) những vấn đề giám sát liên quan đến đánh giá chính xác rủi ro tín dụng và định giá khoản cho vay và ii) vấn đề đánh giá rủi ro tín dụng các khoản cho vay về phía cơ quan giám sát. Về những vấn đề giám sát liên quan đến đánh giá chính xác rủi ro tín dụng và định giá khoản cho vay. Phần này bao gồm 7 nguyên tắc đầu tiên với các vấn đề được đề cập như sau: _ Ban giám đốc của ngân hàng phải có trách nhiệm bảo đảm ngân hàng có trình tự đánh giá rủi ro tín dụng phù hợp và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả phù hợp với tính chất, quy mô và tính phức tạp của nghiệp vụ cho vay của đơn vị đồng thời phù hợp với chính sách, hệ thống kế toán và hướng dẫn giám sát của nước sở tại _ Ngân hàng phải có một hệ thống phân loại khoản cho vay đáng tin cậy dựa trên cơ sở rủi ro tín dụng _ Chính sách của ngân hàng phải được mô hình đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ nhất định phê chuẩn _ Ngân hàng phải phê chuẩn và ban hành phương pháp quản lý tổn thất khoản cho vay hợp lý trong đó đề cập đến: quy trình, chính sách đánh giá rủi ro tín dụng, quy trình kiểm tra lại và xác định những vấn đề về khoản cho vay, hướng trích lập dự phòng một cách kịp thời _ Khoản dự phòng trích lập phải đủ để có thể bù đắp những tổn thất cho vay trong danh mục các khoản cho vay _ Việc sử dụng phương pháp đánh giá tín dụng đã được kiểm chứng và ước lượng hợp lý là một phần cơ bản trong việc đánh giá tổn thất cho vay _ Quy trình đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng phải cung cấp cho ngân hàng những công cụ, trình tự và dữ liệu thích hợp để đánh giá rủi ro tín dụng. Về vấn đề đánh giá rủi ro tín dụng các khoản cho vay về phía cơ quan giám sát. Phần này bao gồm 3 nguyên tắc, từ nguyên tắc số 8 đến nguyên tắc số 10; cụ thể: _ Định kỳ, cơ quan giám sát phải đánh giá tính hiệu quả của chính sách rủi ro tín dụng và đánh giá thực tế chất lượng khoản cho vay _ Cơ quan giám sát phải xác nhận phương pháp tính dự phòng tổn thất cho vay của ngân hàng là phù hợp _ Cơ quan giám sát ngân hàng phải xem xét chính sách và thực tế áp dụng đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng khi kiểm tra mức đủ vốn của ngân hàng. Thực trạng công tác giám sát tại Việt Nam và vấn đề áp dụng các nguyên tắc Basel vào hoạt động giám sát Trong điều kiện Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tín dụng nhanh là một tín hiệu khả quan, nhưng đồng thời cũng là nguy cơ khi năng lực quản trị điều hành, khả năng cạnh tranh của các ngân hàng còn yếu kém. Với trách nhiệm đảm bảo an toàn hệ thống, Bộ máy giám sát tài chính ngân hàng tại Việt Nam chưa được xây dựng đồng bộ và hiệu quả để đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng Trung ương. Thanh tra ngân hàng được giao thực hiện một số hoạt động giám sát an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn có chức năng thanh tra chuyên ngành như mọi cơ quan thanh tra trong các Bộ, cơ quan ngang bộ khác. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế việc thực thi có hiệu quả chính sách giám sát ngân hàng. Bên cạnh đó, việc phân định chức năng, phối hợp nghiệp vụ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực hiện giám sát chủ yếu bao gồm: Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Bộ Tài chính chưa được quy định cụ thể gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp, hoạt động chồng chéo. Phương pháp thanh tra giám sát đang từng bước được đổi mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Kiểm tra tại chỗ, thanh tra tuân thủ vẫn là nội dung hoạt động chủ yếu, khả năng giám sát toàn bộ thị trường tiền tệ, cảnh báo sớm và ngăn ngừa rủi ro còn yếu. Những vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện hệ thống giám sát cả về tổ chức và phương pháp thực hiện. Cải cách là tất yếu, nhưng nếu cải cách quá chậm sẽ khiến chúng ta phải gánh chịu chi phí cơ hội ngày càng lớn và rủi ro đổ vỡ sẽ không chờ đợi bất kỳ ai, vì bất cứ nguyên nhân gì. Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định 112/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra lộ trình xây dựng khung pháp lý quan trọng cho hoạt động ngân hàng như xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (mới), Luật các Tổ chức tín dụng (mới), Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Trong quá trình đổi mới hệ thống ngân hàng và hoạt động giám sát, Việt Nam cần nghiên cứu các quy trình, chuẩn mực quốc tế (Bộ các nguyên tắc Basel là một trong số đó) để hoạt động giám sát thực sự là chốt chặn an toàn cho nền kinh tế. 2.2 Thực trạng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng tại Việt Nam Cho đến nay, có thể nói các cơ chế để thực thi việc giám sát, quản trị hệ thống vẫn còn yếu, đặc biệt là giám sát các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh. Bộ tài chính là người có vai trò thông báo tình hình hoạt động của các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh nhưng cơ chế để thực thi việc quản lý các ngân hàng này còn yếu. Cụ thể, Ban giám sát có đại diện của bộ tài chính tỏ ra không hiệu quả trong vai trò giám sát từ xa cũng như với vai trò là cổ đông. Vụ tài chính ngân hàng trực thuộc Bộ tài chính là bộ phận có quyền hướng dẫn ,kiểm tra và giám sát tài chính với toàn bộ hệ thống tài chính trong lĩnh vực ngân hàng và tín dụng nhưng trên thực tế bộ phận này chỉ thu thập một số thông tin về các khoản bù đắp rủi ro và các thông tin trong tương lai. Ngoài ra,lương của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và cán bộ do Bộ lao động thương binh xã hội quy định có sự tham gia của Bộ tài chính mà không có sự liên hệ chặt chẽ với hoạt động tài chính của các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh và không tính đến khả năng xảy ra rủi ro lhi đánh giá đến hoạt động chung. Thực tế, Ngân hàng nhà nước mới có vai trò ảnh hưởng đến các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh. Theo luật ngân hàng hiện hành, Ngân hàng nhà nước được can thiệp vào hoạt động,quản lý và hầu hết các thay đổi của Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh. Các thành viên Hội đồng quản trị, được bổ nhiệm bởi Thống đốc Ngân hàng nhà nước.Thủ tướng Chính Phủ quyết định Hội đồng quản trị và tổng giám đốc trên cơ sở đề nghị của Thống đốc Ngân hàng nhà nước. Như vậy luật phát hiện hành cho phép Ngân hàng nhà nước được phép can thiệp về việc quản lý của hệ thống ngân hàng mnhiều hơn so với thường thấy trong hệ thống ngân hàng hoạt động trên thị trường. Về phương diện vốn, do vốn của các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh đều do Nhà nước cấp và một phần không nhỏ hoạt động của các ngân hàng này được chính phủ bảo lãnh một cách gián tiếp về khả năng chi trả và thanh toán nên ít có động lực cho các ngân hàng này tạo lợi nhuận và khuyến khích các thành viên của các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh quản lý tốt tài chính của ngân hàng mình. Điều này sẽ hạn chế khách hàng tiếp cận với các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh có tình hình tài chính lành mạnh.Do vậy cần nâng cao quản trị tài chính của các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh để các ngân hàng này sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Chính phủ. Ngoài ra một số quy định hiện hành không phù hợp để các ngân hàng quản lý tài chính tốt như : Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc các thành viên Hội đồng quản trị có thẻ đồng thời giữ chức Tổng giám đốc và chủ tịch ban giám sát trong khi đó luật Tổ chức tín dụng quy định phải tách biệt chức năng điều hành và chức năng giám sát. Hội đồng quản trị có thể quyết định tăng lương thưởng cho Tổng giám đốc nhưng điều này bị hạn chế bởi quy định tại điều 22 Nghị định 166. Cách tính lợi nhuận ít căn cứ vào tính hiệu quả của việc sử dụng vốn ngân hàng và sự ổn định về lợi nhuận trong dài hạn hay mức độ rủi ro của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ để đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, thủ tục và đảm bảo cho việc quản trị tốt thường được gộp với các chức năng kiểm toán nội bộ. ĐIều này không phù hợp với vai trò kiểm toán nội bộ. Trên góc độ giám sát toàn bộ hệ thống tài chính thì hoạt động thanh tra vẫn còn nhiều bất cập. Công tác giám sát từ xa của thanh tra chưa đáp ứng được nhu cầu kịp thời nắm bắt thông tin và những vấn đề nổi cộm trong hoạt động của tổ chcs tín dụng, do đó chưa phát huy được tác dụng cảnh báo sớm và phòng ngừa rủi ro đối với các tổ chức tín dụng.Hoạt động thanh tra tại chỗ chưa có quy trình thanh tra thống nhất,chủ yếu thực hiện trên cơ sở thanh tra việc tuân thủ của các ngân hàng, đôi khi lại can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của tổ chức tín dụng hoặc mang nặng tính chữa cháy, thậm chí làm thay công việc của kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng mà chưa tập trung sâu phân tích đánh giá rủi ro tổng thể về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng. Việc phối hợp giữa hoạt động thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định nhưng hiệu quả chưa cao. Giám sát từ xa chưa thực sự có tác dụng phân tích định hướng và chỉ điểm cho thanh tra tại chỗ. Về tổ chức, mô hình thanh tra hiện tại chưa cho phép thanh tra hoạt động độc lập với Ngân hàng nhà nước, vừa chịu sự quản lý của Ngân hàng nhà nước vừa chịu sự quản lý của thanh tra Nhà nước nên cơ chế điều hành còn chồng chéo, không kịp thời trong công tác chỉ đạo làm giảm tính hiệu quả hiệu lực trong hoạt động thanh tra. Việc tuyển dụng quản lý đào tạo cán bộ thanh tra còn hạn chế có biểu hiện tụt hậu so với nhu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. So với chẩn mực quốc tế, thì chức năng thanh tra còn phân tán ở nhiều Vụ, Cục, môi tỷường pháp lý chưa hoàn thiện mới dựa vào Pháp lệnh thanh tra, thiếu luật thanh tra và chế độ thông tin báo cáo nên trách nhiệm báo cáo chưa cao, chưa xác định rõ tính độc lập của thanh tra để hoạt động hiệu quả. Các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng còn chậm chỉnh sửa bổ sung cho hợp vơí thông lệ quốc tế. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á cuối những năm 90 cho thấy hệ thống tài chính có đủ mạnh mới cho phép nền kinh tế chống đỡ được những cú sốc tài chính bên ngoài. Thực trạng hệ thống tài chính nêu trên cho thấy hệ thống tài chính của Việt Nam, đặc biệt là hệ thống ngân hàng còn non yếu về cả phương diện tài chính,công nghệ thông tin, khả năng cạnh tranh, trình độ quản lý rủi ro cũng như khả năng giám sát. Đặc biệt,hiện nay Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh vẫn chiếm vai trò chủ đạo trên thị trường tiền tệ do có lợi thế về quy mô kinh tế và sức mạnh có được từ sự sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thời gian tới khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế và thực hiện và thực hiện các cam kết về tự do hóa hoạt động ngân hàng thì vai trò này của các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh sẽ có xu hướng giảm dần. Ngoài ra, do vốn của các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh thấp hơn nhiều so với mức huy động và cho vay cho thấy sự thiếu vốn của các ngân hàng này, do vậy, hệ số an toàn vốn của 4 ngân hàng náy là thấp, ước tính 3,4% - 5% thấp hơn hệ số an toàn vốn theo yêu cầu quốc tế là 8%. Điều này cho thấy thách thức đối với các ngân hàng này trrong thời gian tới khi hội nhập kinh tế toàn cầu, từng bước tự do hoá các giao dịch vốn sẽ chứa đựng rủi ro khi có biến động của thị trường tài chính quốc tế. Để chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu, từng bước tự do hoá cán cân vốn, thì hệ thống tài chính, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cần phải đổi mới nhiều mặt. Trước hết các Ngân Hàng Thương Mại Quốc Doanh cần phải được tăng cường vốn để đảm bảo chỉ tiêu an toàn vốn. Nợ tồn đọng cần phải được xử lý dứt điểm. Các ngân hàng thương mại cần được trang bị các công nghệ thông tin hiện đại để kịp thời nắm bắt các thông tin, diễn biến trên thị trường trên toàn hệ thống. Các cán bộ ngân hàng cần được nâng cao trình động về quản lý rủi ro trên cơ sở tài sản nợ có. Các Ngân hàng thương mại cần có các chiến lược Ngân hàngằm nâng cao khả năng cạnh tranh để chuẩn bị khi các Ngân hàng nước ngoài thực hiện nhiều hơn các loại hình dịch vụ không bị thôn tính thực hiện phần. Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại cần nâng cao công tác kiểm soát nội bộ để dự báo rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro trong quá trình hội Ngân hàngập trong bối cảnh còn nhiều lỗ hổng về thể chế, rủi ro có nhiều khả năng phát sinh do lợi nhuận thấp và thực hiệnếu vốn và với sự cạnh tranh mạnh mẽ của Ngân hàng nước ngoài khi mở rộng hơn hoạt động cho các Ngân hàng nước ngoài thì việc quản trị tài chính của các Ngân hàng thương mại quốc doanh cần phải được cải thiện đồng thời về phương diện Chính phủ mà người thay mặt là Ngân hàng nhà nước cần phải nâng cao khả năng giám sát tài chính toàn hệ thống tài chính. Để giám sát hiệu quả hệ thống tài chính, về phía Ngân hàng nhà nước, cần tăng cường công tác giám sát từ xa cũng như công tác thanh tra tại chỗ, xây dựng các chỉ tiêu giám sát theo CAMELS, thiết lập hệ thống xếp loại các tổ chức tín dụng theo CAMELS, xây dựng hệ thống cảnh báo và hệ thống thông tin quản lý để kịp thời trấn chỉnh hoạt động các tổ chức tín dụng cũng như hệ thống tài chính. Bên cạnh đó, cần tài chính công tác phòng ngừa rủi ro,đặc biệt là rủi ro ngoại hối cho toàn hệ thống. Các hạn mức như trạng thái ngoại hối tỷ trọng huy động và cho vay ngoại tệ dài hạn so với nguồn vốn huy động ngắn hạn, tỷ lệ đầu tư vào các cổ phần cổ phiếu ở nước ngoài của các tổ chức tín dụng cần được điều chỉnh kịp thời để đặc biệt tính thanh khoản và an toàn của toàn hệ thống. Chế độ thông tin báo cáo cần được cải thiện trên phương diện mẫu biểu cũng như hệ thống mạng hiện đại để đặc biệt Ngân hàng nhà nước có được các thông tin về hệ thống tài chính mmột cách kịp thời,chính xác.Có như vậy Ngân hàng nhà nước mới có đủ dữ liệu để phân tích và cảnh báo cho toàn hệ thống cũng như can thiệp khi cần thiết. Về phía Chính phủ, khả năng các nước cho thấy cần thiết phải có luật giám sát thanh tra để hoạt động giám sát thanh tra được thực hiện theo luật và để giám sát tốt hệ thống tài chính thì thanh tra cần có vai trò độc lập với hệ thống tài chính, đặc biệt độc lập với Ngân hàng nhà nước để thanh tra có đủ quyền lực giám sát hoạt động Ngân hàng. Khi tự do hóa tài khoản vốn thì doanh nghiệp cũng nhu hệ thống Ngân hàng đã được trao quyền tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện đúng Pháp luật bao gồm trách nhiệm báo cáo đầy đủ theo quy định. Để việc thực thi báo cáo của doanh nghiệp và hệ thống Ngân hàng có hiệu quả, cần ban hành luật thông tin báo cáo như kinh nghiệm của Hàn Quốc và Trung Quốc tránh tình trạng mặc dù đã có quy định nhưng Ngân hàng nhà nước vẫn không có thông tin báo cáo từ Ngân hàng và doanh nghiệp một cách đầy đủ như hiện nay. Ngoài ra, Chính phủ nên cổ phần hóa một số các Ngân hàng thương mại quốc doanh để các Ngân hàng này sở hữu độc lập để khuyến khích các Ngân hàng này quản trị doanh nghiệp tốt trên cơ sở lợi nhuận và dự phòng rủi ro và hạn chế bảo lãnh một cách gián tiếp cho các Ngân hàng thương mại quốc doanh, cần xác định mục tiêu hoạt động rõ ràng cho đội ngũ quản lý của Ngân hàng thương mại quốc doanh, đảm bảo khả năng giám sát từ xa là độc lập với việc quản lý các Ngân hàng thương mại, tách chức năng thanh tra khỏi chức năng quản lý của Ngân hàng nhà nước. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, từng bước tự do hóa cán cân vốn, mức độ can thiệp của Chính phủ vào các giao dịch này sẽ ngày càng giảm và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, để duy trì sự ổn định chung của nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ cần phải kiểm soát được toàn bộ các giao dịch của hệ thống tài chính bao gồm cả giao dịch vốn theo nghĩa nắm được mọi diễn biến, can thiệp một cách gián tiếp thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô để hạn chế hay khuyến khích các luồng vốn vào và ra. Để làm được điều này, công tác thống kê phải được đặc biệt chú trọng. Hệ thống báo cáo phải đảm bảo cung cấp những số liệu thống kê một cách chính xác, kịp thời để các cơ quan quản lý tiền tệ có thể đánh giá đúng được xu hướng vận động của các luồng vốn, phát hiện sớm những rủi ro và có biện pháp ứng phó thích hợp. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất của hệ thống thống kê của Việt Nam hiện nay là sự phối hợp lỏng lẻo giữa các cơ quan có trách nhiệm cung cấp số liệu bởi chưa có một chế tài đủ mạnh nhằm bắt buộc thực hiện chế độ thông tin báo cáo.Mặt khác, do khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thống kê còn hạn chế nên số liệu thống kê chưa đảm bảo tính cập nhật. Do vậy, giám sát tốt hệ thống tài chính theo kinh nghiệm của Trung Quốc và một số nước trong khu vực thì cần luật hóa chế độ báo cáo thống kê để nâng cao tính hiệu lực thi hành báo cáo của Ngân hàng và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống báo cáo theo quy định 477 cần được trtiển khai sớm để thống nhất mẫu biểu báo cáo qua kênh mạng thay vì chế độ báo cáo theo giấy tờ trước đây. Đầu mối thông tin cần tập trung tại tổng cục thống kê để tránh chồng chéo trong thu thập số liệu gây khó khăn cho Ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần tăng cường công tác phối hợp chia sẻ thông tin giữa các bộ nghành, cụ thể là giữa tổng cục thống kê với Ngân hàng, bộ tài chính bộ kế hoạch và đầu tư. Về phía các tổ chức tín dụng, cần nâng cao hiểu biết về các rủi ro đi kèm với các khoản tiền gửi,tín dụng, xây dựng các quy định kiểm soát rủi ro trên cơ sở tài sản nợ - có,xây dựng các hạn mức đầu tư, trạng thái ngoại hối riêng của mình, cải thiện công tác kiểm soát nội bộ và tuân thủ các giới hạn an toàn theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Từ các khuyến nghị trên có thể đưa ra lộ trình cải tổ công tác giám sát hệ thống tài chính trong thời gian sắp tới như sau : Trong ngắn hạn cần xây dựng đề án cải cách thanh tra giám sát phù hợp với chuẩn mực quốc tế về tổ chức,nghiệp vụ cơ chế điều hành giám sát mà cụ thể là ban hành quy chế mới đánh giá, xếp hạng các tổ chức tín dụng theo tiêu chuẩn CAMELS, bổ sung điều chỉnh quy chế kiểm toán độc lập cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế.Hoàn thiện quy định về an toàn hoạt động Ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, sửa đổi quy định về vốn tự có, phân loại tài sản có, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro. Trong trung hạn cần xây dựng khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn thông qua giám sát từ xa và xếp hạng tổ chức tín dụng, xây dựng sổ tay thanh tra tại chỗ các tổ chức tín dụng Việt Nam để các thanh tra viên sử dụng như cẩm nang thanh tra giám sát. Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả tại tổ chức tín dụng, bao gồm hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ, hệ thống quản lý tài sản nợ có và hệ thống quản lý rủi ro tín dụng rủi ro thanh khoản rủi ro thị trường đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định này.Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế về thanh tra giám sát Ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng nước ngoài để phối hợp hoạt động trong kiểm soát rủi ro và tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thanh tra giám sát tiên tiến. Phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, được trang bị kiến thức Pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nghiệp vụ. xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo ở trong và ngoài nước các cán bộ thanh tra Ngân hàng về nghiệp vụ tài chính – Ngân hàng hiện đại, quản trị rủi ro và các phương pháp thanh tra giám sát tiên tiến. 2.3 Hệ thống CAMELS trong giám sát hoạt động của các Ngân hàng. Hệ thống CAMELS là hệ thống đánh giá hoạt động Ngân hàng toàn diện, được dùng phổ biến trên thế giới. Để góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra giám sát Ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Các thanh tra viên sử dụng báo cáo giám sát CAMELS để tiến hành xếp hạng cho từng Ngân hàng dựa trên sự đánh giá của 6 cấu phần chính về năng lực và hoạt động của 1 Ngân hàng. Sự xếp hạng sẽ cân đối với quy mô và sự phức tạp của Ngân hàng, dặc trưng trong hoạt động và việc quản lý rủi ro của Ngân hàng. Việc xếp hạng sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng của hệ thống Ngân hàng đua ra những hoạt động cần thiết cho thanh tra tại chỗ. Nội dung của toàn bộ hoạt động thanh tra tại chỗ sẽ dẫn đến những điều chỉnh cho việc xếp hạng tổng thể CAMELS. Các cấu phần được đánh giá trên các khía cạnh sau : - Vốn (C) - Chất lượng tài sản có (A) - Chất lượng quản lý và hoạt động (M) - Thu nhập (E) - Thanh khoản (L) - Độ nhạy với lãi suất (S) Việc tổng hợp xếp hạng được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 đến 5 theo mức độ cần giám sát tăng dần. Mức xếp hạng tổng hợp là kết quả của việc xếp hạng 6 cấu phần. Xếp hạng 1 là mức xếp hạng cao nhất với ý nghĩa là tổ chức tín dụng có hệ thống tốt nhất, đảm bảo chất lượng quản lý rủi ro, gắn liền với một mức độ giám sát ít nhất. Xếp hạng 5 là mức xếp hạng xấu nhất, tức là tổ chức tín dụng này có hoạt động yếu kém, không đảm bảo khả năng quản lý rủi ro và đòi hỏi hoạt động giám sát cao nhất cho tổ chức tín dụng này. 2.3.1 Đánh giá hoạt động Ý nghĩa của việc xếp hạng cho từng mức như sau : Xếp hạng 1 : Cho thấy tổ chức hoạt động tốt với mức cao hơn mức trung bình chung Xếp hạng 2 : Cho thấy tổ chức hoạt động ở mức chấp nhận được với mức độ đánh giá trung bình hoặc trên trung bình không nhiều. Điều này cũng có nghĩa hoạt động của tổ chức tín dụng vừa đủ đảm bảo ở mức an toàn. Xếp hạng 3 : Cho thấy tổ chức hoạt động ở mức thấp hơn mức độ được chấp nhận, được đánh giá như mức độ hoạt động dưới mức trung bình. Xếp hạng 4 : Là mức độ cho rằng hoạt động của tổ chức là không đảm bảo, thấp hơn mức độ trung bình rất nhiều. Nếu không được tiến hành kiểm tra thì tổ chức tín dụng này có thể dẫn đến nguy cơ mất năng lực hoạt động. Xếp hạng 5 : Mức độ này cho thấy hoạt động của tổ chức tín dụng là rất kém và đòi hỏi cần phải được chú ý giám sát ngay. Hoạt động này thường đi kèm với những yếu kém và nguy cơ mất năng lực hoạt động của tổ chức tín dụng. Việc xếp hạng cho từng cấu phần được tiến hành độc lập nhưng cũng cần xem xét mối quan hệ với các cấu phần khác. Mức xếp hạng quá cao hoặc quá thấp cho một cấu phần có thể dẫn đến điều chỉnh tăng hoặc giảm xếp hạng cho các cấu phần khác. Ví dụ, một Ngân hàng cho chỉ số xếp hạng cho cấu phần vốn được dự tính ở mức 1 nhưng nếu cấu phần chất lượng tài sản có lại được xếp hạng ở mức 4 thì mức xếp hạng của cấu phần vốn nên được điều chỉnh giảm xuống ít nhất là ở mức 2 hoặc thấp hơn nữa để cho thấy sự thiếu mức vốn đảm bảo có mối quan hệ với chất lượng tài sản xấu. Tương tự đối với việc xếp hạng cho cấu phần thu nhập và thanh khoản vì những cấu phần này cũng chịu những tác động tiêu cực khi chất lượng tài sản kém. Trong một tình huống khác, việc xếp hạng cao cho cấu phần quản lý có thể dẫn đến không điều chỉnh thấp đi cho các xếp hạng của các cấu phần khác bởi vì chất lượng của quản lý có thể giúp tổ chức tín dụng vượt qua được những khó khăn tạm thời. 2.3.2 Xếp hạng cấu phần. C – Mức đảm bảo vốn Một ngân hàng cần duy trì một mức vốn đảm bảo chống đỡ với các loại rủi ro đặc trưng của ngân hàng và khả năng quản lý để xác định, đo lường,kiểm soát và điều chỉnh những rủi ro này. Những tác động của rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và các rủi ro khác đối với hoạt động của ngân hàng có thể xem như thước đo đánh giá mức độ đủ vốn của ngân hàng. Các loại hình và mức độ rủi ro tác động đến hoạt động của một ngân hàng sẽ quyết định đến mức vốn cần duy trì them trên mức vốn tối thiểu theo quy định để từ đó có thể đề phòng những hậu quả xấu mà những rủi ro này có thể có đối với mức ._.ối thiểu -6 điểm Khả năng thanh toán ngay = tài sản có có thẻ thanh toán ngay /tài sản nợ phải thanh toán ngay. Tổ chức tín dụng đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả theo quy định của ngân hàng nhà nước đạt điểm tối đa là 9 điểm. Tỷ lệ sử dụng vốn trung và dài hạn : Tổng dư nợ cho vay trung dài hạn/ Nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn, nếu đạt 100% hoặc nhỏ hơn 6 điểm. Trên đây là mức điểm tối đa các tổ chức tín dụng đạt được còn nếu không đạt được các điều kiện trên sẽ bị trừ điểm tùy theo mức ở điều kiện nào. Phương pháp đánh giá xếp loại : Việc đánh giá xếp loại các tổ chức tín dụng được căn cứ vào số điểm của từng chỉ tiêu đã quy định. Nguyên tắc tính điểm là lấy điểm tối đa trừ đi số điểm bị trừ của từng chỉ tiêu. Những tổ chức tín dụng không có hoạt động nghiệp vụ theo các quy định tại quy định này thì không cho điểm đối với các chỉ tiêu quy định tại nghiệp vụ đó. Số liệu để xem xét cho điểm được căn cứ : Số liệu trên bảng cân đối tài khoản (cấp III, IV, V), số liệu báo cáo thống kê của tổ chức tín dụng tại thời điển 31/12 hàng năm., số liệu qua công tác thanh tra giám sát của ngân hàng nhà nước, các số liệu khác có liên quan như kết quả kiểm toán, báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng Tổ chức tín dụng xếp loại A có tổng số điểm đạt từ 80 trở lên và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 65% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó Tổ chức tín dụng xếp loại B có tổng số điểm đạt từ 60 điểm đến 79 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 50% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó; hoặc có tỏng số điểm cao hơn 79 nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu từ 50% đến 65% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó. Tổ chức tín dụng xếp loại C có tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến 59 điểm và có điểm của từng chỉ tiêu không thấp hơn 45% điểm tối đa của từng chỉ tiêu đó.Hoặc có tổng số điểm cao hơn 59 điểm nhưng điểm số của từng chỉ tiêu từ 45% đến dưới 50% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó. Tổ chức tín dụng xếp loại D có tổng số điểm duới 50 điểm hoặc có tổng số điểm cao hơn 50 điểm nhưng có điểm số của từng chỉ tiêu thấp hơn 45% số điểm tối đa của chỉ tiêu đó. CHƯƠNG III SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH PHẦN CHÍNH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG 3.1 Mô hình đa nhân tố 3.1.1 M« h×nh Trªn thÞ tr­êng gi¶ sö cã N lo¹i tµi s¶n tµi chÝnh Tµi s¶n i cã lîi suÊt ri trong ®ã ri = (Sit – Sit-1)/ Sit-1 E(ri) = ri* Var(ri) = (si)^2 Sit lµ gi¸ thÞ tr­êng cña tµi s¶n i t¹i thêi ®iÓm t E(ri) lµ kú väng lîi suÊt cña tµi s¶n i t¹i thêi ®iÓm t Var(ri) lµ ph­¬ng sai cña ri si lµ ®é lÖch tiªu chuÈn cña ri C¸c tµi s¶n trªn thÞ tr­êng ®­îc gi¶ thiÕt lµ cã cïng chÞu sù t¸c ®éng cña k nh©n tè cña thÞ tr­êng lµ F1, F2,…, Fk vµ ngoµi ra tµi s¶n i cßn cã chÞu nh÷ng t¸c ®éng riªng tõ rñi ro ei - Khi ®ã ta cã m« h×nh ®a nh©n tè cña N lo¹i tµi s¶n d­íi t¸c ®éng cña k nh©n tè F1, F2, F3,…, Fk ®èi víi tµi s¶n: ri = aI +åbik*Fk +eI ( Trong ®ã i = 1,2,3,…,N) Gi¶ sö danh môc P cña N tµi s¶n víi tû träng t­¬ng øng (w1, w2, w3, …, wN) th× ta cã m« h×nh ®a nh©n tè ®èi víi danh môc P rP = aP +åbPj*Fj +eP trong ®ã rp = åwi * ri aP = åai*wi (i =1..n) bpj = åbij * wi (i=1..n) ep = åei * wi C¸c gi¶ thiÕt cña m« h×nh : _C¸c nh©n tè kh«ng t­¬ng quan víi nhau Cov(Fi,Fj) = 0 víi mäi i kh¸c j (i=1..n),(j=1..n) _ C¸c nh©n tè kh«ng t­¬ng quan víi rñi ro riªng cña tµi s¶n Cov(Fi, ej) = 0 víi mäi i,j (i=1..n),(j=1..n) _ C¸c rñi ro riªng cña c¸c tµi s¶n kh«ng t­¬ng quan Cov(ei,ej) = 0 víi mäi i kh¸c j (i=1..n),(j=1..n) _ E( Fi ) = 0 (i=1..n) _ E(ei) = 0 (i=1..n) Trªn thùc tÕ ®Ó ­íc l­îng m« h×nh ®a nh©n tè ng­êi ta cã 2 c¸ch lµ chØ ®Þnh c¸c nh©n tè hoÆc sö dông ph­¬ng ph¸p thèng kª Trong tr­êng hîp chØ ®Þnh c¸c nh©n tè th× ta cã thÓ chØ ®Þnh c¸c nh©n tè sau: Nhãm c¸c yÕu tè kinh tÕ vÜ m«: -Nh©n tè t¨ng tr­ëng kinh tÕ. -Nh©n tè l¹m ph¸t. -Nh©n tè l·i suÊt. -Sù thay ®æi chÝnh s¸ch kinh tÕ, ch¼ng h¹n nh­ chÝnh s¸ch tiÒn tÖ, chÝnh s¸ch tû gi¸. -YÕu tè chÝnh trÞ x· héi. Nhãm c¸c yÕu tè liªn quan tíi tµi s¶n: -Ngµnh nghÒ, lÜnh vùc. -Lo¹i h×nh tµi s¶n. -§Æc ®IÓm, ®Æc tr­ng cña c¸c doanh nghiÖp ph¸t hµnh tµi s¶n. Sau ®ã chän 1 sè biÕn kinh tÕ vÜ m« lµm nh©n tè ®Ó ph©n tÝch.Råi ­íc l­îng m« h×nh håi quy cã d¹ng: ri = aI +åbik*Fk +ei KiÓm ®Þnh l¹i m« h×nh b»ng c¸c thñ tôc trong kinh tÕ l­îng Sö dông ph­¬ng ph¸p thèng kª : Ph©n tÝch nh©n tè b»ng ph­¬ng ph¸p thµnh phÇn chÝnh.§©y lµ 1 ph­¬ng ph¸p kh¸ h÷u Ých trong x©y dùng m« h×nh ®a nh©n tè, vµ sÏ ®­îc tr×nh bµy chi tiÕt ë phÇn sau. 3.1.2 Một số ứng dụng của mô hình nhân tố Sö dông m« h×nh nµy ®Ó tÝnh ma trËn hiÖp ph­¬ng sai gi­a c¸c tµi s¶n : - ký hiÖu V=(sij^2) lµ ma trËn hiÖp ph­¬ng sai gi÷a c¸c tµi s¶n trong ®ã sij^2 lµ hiÖp ph­¬ng sai cña tµi s¶n i víi tµi s¶n j (sij )^2= bik*bjk*Var(Fk) (i=1,2,..,N) (j=1,2,..N) vµ I kh¸c j (sij)^2 = (sii)^2 = (si)^2 (lµ ph­¬ng sai cña tµi s¶n i) trong tr­êng hîp i = j Ph©n tÝch rñi ro cña tµi s¶n hay danh môc : NÕu lîi suÊt tu©n theo m« h×nh ®a nh©n tè th×: -§èi víi tµi s¶n Var(ri)= s2i= b2ik*Var (Fk) + Var (eI) víi sè h¹ng thø nhÊt ®­îc gäi lµ rñi ro cña nh©n tè vµ sè h¹ng thø 2 lµ rñi ro phi nh©n tè hay rñi ro riªng. -§èi víi danh môc : Var(rp)= s2p= b2pk*Var (Fk) + Var (ep) víi sè h¹ng thø nhÊt ®­îc gäi lµ rñi ro cña nh©n tè vµ s« h¹ng thø 2 lµ rñi ro riªng cña danh môc. LËp danh môc ®¸p øng : -XÐt danh môc Q cã c¸c bQk cho tr­íc.CÇn x¸c ®Þnh danh môc pháng theo Q, sao cho cã cïng hÖ sè nh©n tè. Ta thùc hiÖn nh­ sau : LËp vµ gi¶i hÖ ph­¬ng tr×nh : wi*bik = bqk wi = 1 Mét ®iÓm chó ý lµ nÕu m« h×nh cã K nh©n tè th× ta chØ cÇn chän (K+1) tµi s¶n ®Ó t×m danh môc ®¸p øng. LËp danh môc nh©n tè : cã thÓ nãi ®©y lµ øng dông chÝnh cña m« h×nh nh©n tè : -Kh¸i niÖm danh môc nh©n tè P(j) víi j=1,2,..,K §ã lµ danh môc cã bPj= 1 bPk=0 víi j # k -LËp danh môc nh©n tè +Chän K+1 tµi s¶n hoÆc danh môc chØ cã rñi ro nh©n tè +Sö dông ph­¬ng ph¸p lËp danh môc pháng theo ®Ó lËp danh môc P(j) wi*bik = ejk wi = 1 víi ejk = 1 nÕu j=k ejk=0 nÕu j # k 3.2 Sử dụng các mô hình để phân loại và đánh giá hoạt động của tổ chức tín dụng 3.2.1 Số liệu sử dụng Số liệu được sử dụng là các chỉ tiêu tài chính của 28 ngân hàng thương mại cổ phần trong năm 2005,các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá là các chỉ tiêu được phản ánh trong mô hình CAMELS trong điều kiện Việt Nam mà ta đã trình bày tại mục 2. Cấu phần vốn ta sử dụng chỉ tiêu (C) : Chỉ số vốn đảm bảo được tính bằng tỉ số của vốn điều lệ với tổng nguồn vốn Cấu phần tài sản (A) : Ta sử dụng 2 chỉ tiêu là Chỉ số tài sản có được tính bằng tỷ số tài sản có với tổng tài sản Chỉ số đầu tư được tính bằng tỷ số tổng đầu tư trên tổng tài sản Cấu phần quản lý (M) : Ta sử dụng chỉ tiêu là chỉ số chi phí trên thu nhập của tổ chức tín dụng Cấu phần thu nhập (E) ta sử dụng chỉ tiêu chỉ số lợi nhuận ròng được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trên tổng tài sản Cấu phần thanh khoản ta sử dụng 2 chỉ tiêu : Chỉ số tiền mặt tại ngân hàng được tính bằng tỷ số giữa tiền mặt tại ngân hàng với tổng lượng tiền gửi của khách hang Chỉ số tín dụng NHTW được tính bằng tỷ số giữa tín dụng của NHTW cấp cho tổ chức tín dụng trên tổng nguồn vốn. Số liệu được sử dụng để tính toán là báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán của 28 ngân hang thương mại cổ phần trong năm 2005. Dự trên các số liệu của các ngân hang ta tính toán các chỉ số cho từng ngân hang sau đó sẽ sử dụng phần mềm SPSS để phân loại, đánh giá hoạt động cho tổ chức tín dụng đó. Biểu 1 Chỉ số tài chính của 28 ngân hàng thương mại cổ phần STT Ngân hàng CsVon CsTS CsDT CsQL CsLN CsTK CsTD 1 NhKienLong 7.391 1.964 0 70.64 3.864 2.312 0 2 NhQuanDoi 5.478 2.861 7.305 71.67 1.863 1.466 2.751 3 NhRachKien 28.81 3.21 0 79.38 2.053 3.594 0 4 SaiGonCongThuong 9.324 3.263 5.828 77.25 2.612 1.555 1.352 5 NhVietA 10.61 1.655 4.709 79.71 1.782 14.61 1.103 6 NhTanViet 24.17 2.43 2.941 75.82 2.813 5.016 0 7 NhXuatNhapKhau 6.289 1.284 10.04 75 1.636 7.723 2.894 8 NhCPNhaHaNoi 5.431 0.76 0.561 63.18 3.892 1.55 6.209 9 NhCpAChau 3.906 2.031 20.43 74.07 1.632 7.666 3.984 10 NhcpBacA 5.164 1.11 25.64 86.1 1.059 3.006 0.465 11 NhcpDongNamA 4.082 0.229 20.25 84.96 0.833 2.357 0 12 NhNongThonDongThap 39.82 1.991 11.95 63.79 0.929 0.39 0 13 NhNongthonHaiDuong 10.95 1.793 6.494 95.63 0.433 2.086 0 14 NhcpAnBinh 24.3 0.33 11.19 70.11 1.664 3.173 5.155 15 NhcpNongThonDaiA 9.124 2.372 1.277 74.69 2.646 1.663 0 16 NhcpGiaDinh 15.94 0.179 0.657 82.03 1.833 0.511 5.179 17 NhcpHangHai 4.568 4.408 1.697 83.75 1.028 1.365 0.646 18 NhcpKyThuongVN 5.785 1.388 18.32 68.36 2.681 2.615 1.406 19 NhDoanhNghiepNgoaiQD 5.074 3.777 29.41 83.19 1.281 2.586 0.493 20 NhcpNinhBinh 46.08 12.56 3.754 77.45 1.57 16.33 0 21 NhcpPhuongNam 9.048 1.388 4.571 82.14 1.56 5.353 1.795 22 NhcpQuocTe 5.688 4.751 7.963 82.4 1.082 1.86 0 23 NhcpSaiGonThuongTin 8.647 4.282 13.39 72.68 2.276 9.477 1.176 24 NhcpphattrienNhaTPHCM 13.01 1.474 3.209 71.01 2.125 9.337 1.214 25 NhDauTu&PhatTrien 3.365 0.882 10.7 71.26 1.899 1.004 3.631 26 NhcpPhuongDong 7.463 1.542 4.378 80.8 1.667 5.422 0 27 NhCongThuong 2.926 1.018 11.96 77.56 1.725 1.439 1.057 28 NhNNghiep&PtNôngThôn 3.318 1.331 3.689 69.03 2.844 11.35 11.95 3.2.2 Sử dụng SPSS để phân tích số liệu Ta coi 7 chỉ tiêu trên là 7 biến số đại diện cho khả năng hoạt động của tổ chức tín dụng. Ta sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phân tích thành phần chính để đánh giá mối quan hệ giữa chỉ tiêu trong CAMELS cũng như ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu đến khả năng hoạt động chung của Tổ chức tín dụng. Đồng thời phương pháp thành phần chính còn cho phép ta phân loại các tổ chức tín dụng thành các nhóm khác nhau, mà mỗi nhóm có khả năng hoạt động tài chính tương đối giống nhau, qua đó ta có phương pháp giám sát thanh tra hợp lý. Sử dụng phần mềm SPSS Ta chọn Analze/ Data reduction/Factor Nếu ta mặc định chọn 2 thành phần chính, phương pháp phân tích là phương pháp ma trận hệ số tương quan. Ta thấy nếu dùng 2 thành phần chính thì tỷ lệ giải thích chỉ khoảng 58,7% và nếu dùng 3 thành phần chính tỷ lệ giaỉ thích là 72,9% nên trong Factor Analysis : Extraction ta chọn Number of factor : 3. Ta có các kết quả sau : Biểu 2 :Mô tả trung bình và phương sai các biến số. Factor Analysis Descriptive Statistics Mean Std. Deviation Analysis N CsVon 11.6337 11.0843 28 CsTS 2.3666 2.3550 28 CsDT 8.6537 7.9372 28 CsQL 76.5596 7.2193 28 CsLN 1.9029 .8327 28 CsTK 4.5291 4.2710 28 CsTD 1.8736 2.6844 28 Ta có các kết quả : Biến CsVon có trung bình là 11,63 phương sai 11,08 Biến CsTS có trung bình là 2,36 phương sai 2,35 Biến CsDT có trung bình là 8,65 phương sai 7,93 Biến CsQL có trung bình là 76,55 phương sai 7,21 Biến CsLN có trung bình là 1,9 phương sai 0,83 Biến CsTK có trung bình là 4,52 phương sai 4,27 Biến CsTD có trung bình là 1,87 phương sai 2,68 Biểu 3:Tỷ lệ giải thích của số thành phần chính (Total Variance Explained) Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2.169 30.991 30.991 2.169 30.991 30.991 2.102 30.026 30.026 2 1.944 27.769 58.76 1.944 27.769 58.76 1.8 25.715 55.742 3 0.99 14.138 72.899 0.99 14.138 72.899 1.201 17.157 72.899 4 0.784 11.195 84.093 5 0.598 8.541 92.634 6 0.348 4.975 97.609 7 0.167 2.391 100 Bảng tổng phương sai được giải thích Total Variance Explained cho ta biết 30% quán tính của đám mây số liệu được giải thích bởi thành phần chính thứ nhất, 28% quán tính của đám mây điểm được giải thích bởi thành phần chính thứ 2, 14% quán tính của đám mây số liệu được giải thích bởi thành phần chính thứ 3, tổng tỷ lệ giải thích của cả 3 thành phần là 72%. Tương ứng khi ta chọn 4, 5, 6 thành phần thì tỷ lệ giải thích sẽ tương ứng là 84%, 92% ,98% Khi chọn cả 7 thành phần thì tỷ lệ giải thích là 100%, khi đó các trục chính chính là các biến. Biểu 4 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ giải thích trong trường hợp chọn 1, 2, 3, .., 7 thành phần chính. Qua biểu đồ Scree plot cho ta thấy các giá trị riêng tương ứng với các thành phần chính.Có thể thấy từ giá trị riêng thứ 5 trở đi sự sai khác là không đáng kể. Điều này cho thấy nếu ta muốn tăng số thành phần chính để tăng mức giải thích cho đám mây điểm thì cũng không nên tăng quá 4 thành phần chính. Biểu 5 : Tọa độ các biến trên các trục chính. Component Matrix Component 1 2 3 CsLN -0.841 0.179 -0.192 CsQL 0.78 0.228 -9.78E-03 CsTD -0.711 -0.118 0.475 CsTS 0.383 0.778 9.05E-02 CsVON 0.194 0.771 -0.21 CsTK -1.59E-02 0.645 0.651 CsDT 0.402 -0.48 0.501 Extraction Method: Principal Component Analysis. a 3 components extracted. Biểu 6 : Vị trí các biến trên không gian 3 chiều tạo bởi các trục chính. Qua tọa độ của các biến trên trục chính (Component Matrix) và vị trí các biến trên siêu phẳng chiếu (Component plot in Rotated Space) chỉ ra sự phân bố của các biến trên không gian 3 chiều với các trục là các thành phần chính. Các biểu đồ này cho ta biết một số quan hệ chủ yếu sau: Trên trục 1 : Chỉ số lợi nhuận và tín dụng của NHTƯ là có tương quan cùng chiều với nhau Trên trục 2 : chỉ số tài sản có và vốn đảm bảo có tương quan thuận chiều với nhau Các biến có thể chia thành 3 nhóm mà quan hệ giữa các biến trong nhóm là tương đối chặt chẽ với nhau Nhóm 1 : chỉ số tài sản, chỉ số vốn đảm bảo và chỉ số thanh khoản Nhóm 2 : chỉ số năng lực quản lý và chỉ số đầu tư Nhóm 3 : Chỉ số lợi nhuận và tín dụng của NHTƯ Biểu 7 : Tọa độ các biến tên trục chính sau phép quay (Rotated Component Matrix) Component 1 2 3 CSLN -0.8791155 -0.0526442 -0.035778 CSQL 0.793208 0.07629482 -0.1608525 CSDT 0.61239904 -0.4792467 0.19440628 CSVON -0.0716956 0.80311497 0.16226893 CSTS 0.16618324 0.74587505 0.41961566 CSTD -0.5374425 -0.5397449 0.40693831 CSTK -0.0563735 0.26296947 0.87637925 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Bảng tọa độ các biến trên 3 trục chính sau phép quay cho ta biết cosin của góc tạo bởi các biến với trục chính Biểu 8: Hệ số tương quan giữa các biến số. (Correlation Matrix) CsVon CsTS CsDT CsQL CsLN CsTK CsTD Correlation CsVon 1.000 .511 -.255 -.154 -.115 .258 -.227 CsTS .511 1.000 -.114 .104 -.113 .452 -.318 CsDT -.255 -.114 1.000 .149 -.428 -.110 -.120 CsQL -.154 .104 .149 1.000 -.645 -.061 -.421 CsLN -.115 -.113 -.428 -.645 1.000 .052 .341 CsTK .258 .452 -.110 -.061 .052 1.000 .150 CsTD -.227 -.318 -.120 -.421 .341 .150 1.000 Sig. (1-tailed) CsVon .003 .095 .217 .281 .092 .123 CsTS .003 .281 .299 .284 .008 .050 CsDT .095 .281 .225 .012 .288 .271 CsQL .217 .299 .225 .000 .379 .013 CsLN .281 .284 .012 .000 .397 .038 CsTK .092 .008 .288 .379 .397 .224 CsTD .123 .050 .271 .013 .038 .224 Ma trận tương quan giữa các biến cho ta biết quan hệ tương quan của các biến một cách chính xác hơn. Ta thấy có một số quan hệ tương quan khá chặt chẽ như : - Tương quan thuận chiều giữa CsVon với CsTS ; CsTS với CsTK ; CsTD với CsLN - Tương quan ngược chiều giữa CsTS với CsTD ; CsDT với CsLN ; CsLN với CsQL ; CsTD với CsQL Biểu 9: Hệ số tổ hợp của các biến để tạo thành vectơ nhân tố chính (Component Score Coefficient Matrix) Component 1 2 3 CsVon -0.068 0.454 -0.008 CsTS 0.076 0.358 0.257 CsDT 0.346 -0.358 0.32 CsQL 0.368 0.027 -0.085 CsLN -0.43 0.028 -0.105 CsTK 0.039 -0.001 0.736 CsTD -0.192 -0.364 0.415 Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. Component Scores. Bảng hệ số tổ hợp của các biến cung cấp ba vectơ nhân tố chính với tọa độ là hệ số tổ hợp của các biến ban đầu. Mỗi hệ số cho ta biết khi biến tương ứng thay đổi một đơn vị thì mỗi thành phần chính thay đổi bao nhiêu đơn vị. Chẳng hạn như khi tăng biến CsTK lên 1 đơn vị thì thành phần chính thứ nhất tăng 0.039 thành phần chính thứ 2 giảm 0.001 còn thành phần chính thứ 3 tăng 0.736 đơn vị Biểu 10 : Tọa độ chiếu của các TCTD lên mặt phẳng ( factor1, factor2 ) Trên mặt phẳng ( F1,F2 ) ta thấy có sự phân nhóm các TCTD thành 4 nhóm Nhóm 1 : TCTD số 1, 8, 28 Nhóm 2 : TCTD số 20 Nhóm 3 : TCTD số 10, 11, 13, 19 Nhóm 4 : Các TCTD còn lại Biểu 11: Tọa độ các TCTD trên mặt phẳng chiếu ( factor 1, factor 3). Qua biểu đồ trên ta thấy có sự phân nhóm các TCTD thành 5 nhóm Nhóm 1 : TCTD số 1, 8. Nhóm 2 : TCTD số 28. Nhóm 3 : TCTD số 10, 11, 13, 19. Nhóm 4 : TCTD số 20. Nhóm 4 : Các TCTD còn lại. Biểu 12: Tọa độ các TCTD trên mặt phẳng chiếu ( factor 2, factor 3). Ta thấy có sự phân nhóm trên mặt phẳng này thành 3 nhóm Nhóm 1 : TCTD số 9, 28 Nhóm 2 : TCTD số 20 Nhóm 3 : các TCTD còn lại Biểu 13 : Vị trí của các TCTD trong không gian 3 chiều tạo bởi 3 trục chính ( factor 1, factor 2, factor 3) Biểu 14: Tọa độ của mỗi tổ chức tín dụng trong không gian 3 chiều STT Ngân hàng Factor1 Factor2 Factor3 1 NHcpKienLong -1.56425 0.45455 -1.23996 2 NhcpQuanDoi -0.32419 -0.25430 -0.32573 3 NhcpRachKien -0.26481 1.49171 -0.77274 4 SaiGonCongThuong -0.40072 0.26719 -0.70544 5 NhVietA 0.18079 0.13890 1.35932 6 NhTanViet -0.69331 1.06268 -0.54483 7 NhXuatNhapKhau 0.07277 -0.59935 0.70162 8 NhCPNhaHaNoi -2.41130 -0.70333 -0.43401 9 NhCpAChau 0.44129 -1.20438 1.37481 10 NhcpBacA 1.74941 -1.02402 0.06776 11 NhcpDongNamA 1.57805 -0.90762 -0.38706 12 NhNongThonDongThap -0.09362 1.12145 -0.65891 13 NhNongthonHaiDuong 1.73337 0.25891 -0.89797 14 NhcpAnBinh -0.48505 -0.38318 0.25099 15 NhcpNongThonDaiA -0.67674 0.50399 -1.15089 16 NhcpGiaDinh -0.40324 -0.22491 -0.80065 17 NhcpHangHai 0.68263 0.49972 -0.76225 18 NhcpKyThuongVN -0.37697 -0.76553 -0.11648 19 NhDoanhNghiepNgoaiQD 1.73114 -0.79995 0.44874 20 NhcpNinhBinh 0.35925 3.42429 2.66379 21 NhcpPhuongNam 0.28092 -0.05000 -0.16212 22 NhcpQuocTe 0.91375 0.39893 -0.47832 23 NhcpSaiGonThuongTin -0.00902 0.04716 1.14498 24 NhcpphattrienNhaTPHC -0.58146 0.24204 0.44549 25 NhDauTu&PhatTrien -0.33291 -0.91476 -0.34608 26 NhcpPhuongDong 0.29280 0.15922 -0.41539 27 NhCongThuong 0.32764 -0.60146 -0.65547 28 NhNongNghiep&PtNongt -1.72621 -1.63795 2.39679 Qua biểu đồ tọa độ của các tổ chức tín dụng trên các trục và các biểu đồ chiếu lên các mặt phẳng ta có thể phân 28 tổ chức tín dụng thành 4 nhóm mà mỗi nhóm có các chỉ số tài chính tương đối giống nhau như sau: Nhóm 1 bao gồm các ngân hàng : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(28), Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội(8) Nhóm 2 bao gồm các ngân hàng : Ngân hàng cổ phần Bắc Á(10) , ngân hàng cổ phần Đông Nam Á(11), ngân hàng cổ phần Nông thôn Hải Dương(13) Nhóm 3 bao có ngân hàng như ngân hàng cổ phần Ninh Bình(20) Nhóm 4 bao gồm hầu hết các ngân hàng còn lại Như vậy bằng phương pháp nhân tố và phân tích thành phần chính đã cho ta cái nhìn tổng quát về khả năng hoạt động của mỗi tổ chức tín dụng trong năm 2005. Tuy nhiên, do số liệu không đầy đủ và số lượng các ngân hàng còn ít, các biến mà ta sử dụng chưa phản ánh đầy đủ tính chất của các cấu phần đồng thời các ngân hàng được sử dụng để phân tích đều là các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần hoạt động tương đối tốt trong năm 2005 nên việc đánh giá, phân loại các ngân hàng trên là chưa hoàn toàn chính xác. Đồng thời SPSS cho ta tọa độ của các ngân hàng trên 3 trục chính chứ chưa thể minh họa hình ảnh không gian 3 chiều nên việc nhìn nhận đánh giá các ngân hàng trên các tọa độ không gian 2 chiều sẽ có nhiều sai sót. Bộ số liệu đầy đủ về hơn 1000 ngân hàng TMCP và tổ chức tín dụng Nhà nước và quỹ tín dụng nhân dân cùng với một công cụ đồ họa thích hợp sẽ cho ta nhìn nhận tổng quát, các đánh giá, phân loại chính xác hơn về khả năng hoạt động của từng tổ chức tín dụng. 3.2.3 Mở rộng Phương pháp phân tích nhân tố và thành phần chính cho ta gợi ý về việc xác định tỷ lệ cấu thành của mỗi chỉ tiêu trong khả năng hoạt động chung của mỗi ngân hàng. Tỷ lệ đó có thể được sử dụng trong mức điểm tối đa với mỗi chỉ tiêu, hay trọng số của mỗi chỉ tiêu khi ta tính toán một chỉ số chung cho hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp ta sử dụng tất cả các chỉ tiêu để xem xét sự phân loại các ngân hàng sẽ cho ta một tổng quán tính của các số liệu. Đại lượng này được tính bằng tổng khoảng cách của các điểm đến tâm của đám mây số liệu (Khoảng cách có thể được định nghĩa bằng 1 Metric M nào đó), tổng quán tính có thể đặc trưng cho độ sai khác giữa các ngân hàng trong trường hợp ta sử dụng đầy đủ 7 tiêu chí ở trên. Để xem xét 1 tiêu chí nào đó chẳng hạn như CsVon có tác động đến tổng thể như thế nào ta tính tổng quán tính của đám mây số liệu trong trường hơp chỉ xem xét trên 6 biến còn lại. Quán tính này gọi là quán tính ngoài chỉ số vốn. Bằng phương pháp toán học ta có thể chứng minh tổng quán tính trong trường hợp sử dụng cả 7 chỉ tiêu sẽ bằng tổng của 7 quán tính trong các trường hợp loại bỏ đi từng biến.(Trong cùng một Metric M) Kết quả này cho ta gợi ý rằng ảnh hưởng của một chỉ tiêu chẳng hạn như CsVon sẽ có ảnh hưởng đến tổng thể sẽ có thể được lượng hóa bằng (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài vốn) Như vậy trọng số của mỗi chỉ tiêu trong tổng thể sẽ được tính như sau : Trọng số của CsVon = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài vốn) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsTS = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài TS) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsDT = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài DT) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsQL = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài QL) tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsLN = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài LN) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsTK = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài TK) Tổng quán tính ban đầu Trọng số của CsTD = (Tổng quán tính ban đầu – tổng quán tính ngoài TD) Tổng quán tính ban đầu Ví dụ như trong bộ số liệu đã xét ở trên ta có các tính toán như sau : Tổng quán tính của bộ số liệu ban đầu được tính bằng vết (Trace) của ma trận (M.V) trong đó M là ma trận metric nào đó V là ma trận hiệp phương sai của các chỉ tiêu. Việc chọn ma trận M là tùy theo việc điều chỉnh. (*) Trong trường hợp chọn ma trận M là ma trận đơn vị tức là khoảng cách được đo bằng khoảnh cách thông thường ta sẽ tính được Tổng quán tính ban đầu là 36,384 Tổng quán tính ngoài chỉ số vốn là 25,29 Tổng quán tính ngoài chỉ số tài sản là 34,02 Tổng quán tính ngoài chỉ số đầu tư là 28,44 Tổng quán tính ngoài chỉ số quản lý là 29,16 Tổng quán tính ngoài chỉ số lợi nhuận là 35,55 Tổng quán tính ngoài chỉ số thanh khoản là 32,11 Tổng quán tính ngoài chỉ số tín dụng là 33,69 Vậy trọng số của từng chỉ tiêu trong tổng thể là Chỉ số vốn 0,3 Chỉ số tài sản 0,06 Chỉ số đầu tư 0,22 Chỉ số quản lý 0,2 Chỉ số lợi nhuận 0,022 Chỉ số thanh khoản 0,12 Chỉ số tín dụng 0,07 (*) Trong trường hợp chọn ma trận M có đường chéo chính là nghịch đảo của trung bình từng biến ta sẽ tính được tỷ trọng của các biến trong tổng thể gần với thực tế hơn : M11 = 1/Mean(CsVon) M22 = 1/Mean(CsTS) M33 = 1/Mean(CsDT) M44 = 1/Mean(CsQL) M55 = 1/Mean(CsLN) M66 = 1/Mean(CsTK) M77 = 1/Mean(CsTD) Khi đó ta có Tổng quán tính ban đầu là 5,77 Tổng quán tính ngoài chỉ số vốn là 0,95 Tổng quán tính ngoài chỉ số tài sản là 1 Tổng quán tính ngoài chỉ số đầu tư là 0,91 Tổng quán tính ngoài chỉ số quản lý là 0,1 Tổng quán tính ngoài chỉ số lợi nhuận là 0,43 Tổng quán tính ngoài chỉ số thanh khoản là 0,94 Tổng quán tính ngoài chỉ số tín dụng là 1,43 Vậy trọng số của mỗi chỉ số trong tổng thể là CsVon : 0,165 CsTS : 0,172 CsDT : 0,158 CsQL : 0,016 CsLN : 0,08 CsTK : 0,163 CsTD : 0,248 Theo tính toán ở trên trọng số của chỉ tiêu Tín dụng của ngân hàng Nhà nước (một tiêu chí thể hiện khả năng thanh khoản của một ngân hàng) là cao nhất 0,248 còn trọng số của chỉ tiêu quản lý chỉ là 0,016 và chỉ tiêu lợi nhuận cũng chỉ là 0,08. Kết quả này không chính xác bởi trên thực tế chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng thường được coi như một tiêu chí quan trọng hơn là tín dụng của NHNN trong việc đánh giá hoạt động của các ngân hàng. Sở dĩ có sự sai lệch của mô hình với thực tế là do : _ Các trọng số này được tính trên cơ sở của 28 ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động phát triển và tương đối giống nhau nên sự khác nhau của các tổ chức tín dụng phản ánh trong từng chỉ tiêu có thể không chính xác so với thực tế khi quan sát trên 1000 tổ chức tín dụng. Chính vì tương đối giống nhau, 28 ngân hàng không mang đầy đủ tính chất của cả tổng thể mà chỉ phản ánh đặc trưng của một nhóm các ngân hàng phát triển. Vì vậy nên 28 ngân hàng này có chỉ tiêu lợi nhuận và quản lý tương đương nhau trong khi khả năng thanh khoản mới là chỉ tiêu có sự biến động nhất, có sự sai khác lớn nhất giữa các ngân hàng này. Còn việc xem xét trên tổng thể trên 1000 TCTD hoặc một mẫu ngẫu nhiên phù hợp sẽ cho kết quả đúng với thực tiễn hơn. _ Cũng có thể do biến được chọn để đại diện cho các cấu phần của CAMELS là không đầy đủ. Chẳng hạn như chỉ số quản lý của các TCTD ngoài chỉ tiêu chi phí/ thu nhập còn có thể được phản ánh qua thu nhập của nhân viên, tốc độ tăng số định chế tài chính hay chỉ số khả năng thanh khoản còn bao gồm sự phân đoạn của lãi suất liên ngân hàng, mức độ thanh khoản của thị trường thứ cấp mà do hạn chế về số liệu nên không thể đề cập đến trong chuyên đề. KẾT LUẬN Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ thì rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng lớn, điều đó càng làm cho nhiệm vụ của các cơ quan giám sát ngân hàng nói chung và BHTGVN nói riêng ngày càng khó khăn hơn. Việc đánh giá xếp loại khả năng hoạt động của các tổ chưc tín dụng cũng vì thế mà ngày càng phức tạp. Trên cơ sở thực tiễn tại BHTGVN, vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và các phương pháp nghiên cứu được học tại trường đại học, bản chuyên đề thực tập tốt nghiệp đã hoàn thành các nội dung : - Trình bày thực các thực trạng của hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng bao gồm các tổ chức, các phuơng pháp, các mô hình, các định hướng thanh tra giám sát tại Việt Nam và trên thế giới - Sử dụng mô hình đa nhân tố và phương pháp thành phần chính để xác định mối quan hệ và tác động qua lại giữa các chỉ tiêu tài chính trong mô hình CAMELS, thông qua đó đưa ra các đánh giá phân tích về khả năng hoạt động của các tổ chức tín dụng theo các chỉ tiêu tài chính đó. Do kiến thức lý thuyết và thực tiễn của em còn nhiều hạn chế nên chắc chắn chuyên đề sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách tham khảo 1. Giáo trình lý thuyết mô hình toán kinh tế - TS Hoàng Đình Tuấn. 2. Giáo trình kinh tế lượng cơ sở - PGS.TS Nguyễn Quang Dong 3. Giáo trình kinh tế lượng nâng cao – PGS.TS Nguyễn Quang Dong 4. Giáo trình thống kê thực hành – GV Ngô Văn Thứ 5. Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế - TS Nguyễn Khắc Minh 6. Lý thuyết tài chính tiền tệ - TS Lưu Thị Hương 7. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – TS Vũ Duy Hào 8. Giáo trình ngân hàng thương mại – TS Lưu Thị Hương B. Tài liệu tham khảo 1. Hệ thống hóa các văn bản liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi 2. Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 3. Báo cáo thường niên bảo hiểm tiền gửi Việt Nam năm 2005 4. Thanh tra ngân hàng Việt Nam với vấn đề tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel 5. Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, thực trạng và giải pháp hoàn thiện 6. Mô hình nào cho hoạt động giám sát tài chính ở Việt Nam 7. Xây dựng hệ thống chỉ số giám sát tài chính ngân hàng hữu hiệu tầm vĩ mô và vi mô 8. Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của 28 ngân hàng thương mại cổ phần năm 2005 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 PHẦN MỞ ĐẦU 3 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM 4 1.1 Tổng quan tình hình tài chính ngân hàng tại Việt Nam 4 1.1.1 Hoạt động tài chính ngân hàng Việt Nam năm vừa qua 4 1.1.2 Định hướng nhiệm vụ ngân hàng trong các năm tới 9 1.2 Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam với hoạt động giám sát các Tổ chức tín dụng. 10 1.2.1 Giới thiệu về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 10 1.2.2 Các hoạt động nghiệp vụ của BHTGVN 18 1.2.3 Một số định hướng hoạt động của BHTGVN trong thời gian tới. 20 CHƯƠNG II. HOẠT ĐỘNG THANH TRA VÀ GIÁM SÁT NGÂN HÀNG 21 2.1 Ủy ban Basel và hệ thống các nguyên tắc thanh tra giám sát hoạt động Ngân hàng 21 2.1.1 Giới thiệu về Ủy ban Basel 21 2.1.2 Nhóm ấn phẩm nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel 21 2.2 Thực trạng hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng tại Việt Nam 26 2.3 Hệ thống CAMELS trong giám sát hoạt động của các Ngân hàng. 34 2.3.1 Đánh giá hoạt động 35 2.3.2 Xếp hạng cấu phần. 36 2.3.3 Xếp loại các yếu tố định lượng 46 2.3.4 Xếp loại các yếu tố định tính. 47 2.3.5 Xếp loại tổng hợp 47 2.4 Các phương thức hoạt động của thanh tra ngân hàng tại Việt Nam 49 2.4.1 Phương thức giám sát từ xa 50 2.4.2 Phương thức thanh tra tại chỗ. 52 2.4.3 Phương pháp đánh giá và xếp loại các TCTD theo CAMELS vận dụng ở Việt Nam 54 CHƯƠNG III. SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THÀNH PHẦN CHÍNH ĐỂ PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG 58 3.1 Mô hình đa nhân tố 58 3.1.1 M« h×nh 58 3.1.2 Một số ứng dụng của mô hình nhân tố 60 3.2 Sử dụng các mô hình để phân loại và đánh giá hoạt động của tổ chức tín dụng 61 3.2.1 Số liệu sử dụng 61 3.2.2 Sử dụng SPSS để phân tích số liệu 64 3.2.3 Mở rộng 78 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28984.doc