Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê

Tài liệu Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê: ... Ebook Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê

doc47 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 Cơ sở lý luận về hoạt động xúc tiến đầu tư và tiền đầu tư 1.Giíi thiÖu chung vÒ ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t­ vµ c¸c c«ng viÖc chuÈn bÞ “tiÒn ®Çu t­” 1.1.Ho¹t ®éng xóc tiÕn ®Çu t­: Xúc tiến đầu tư với vẫn đề thu hút FDI Trong tiếng Việt, từ “ xúc tiến” được định nghĩa là “ làm cho tiến triển mạnh hơn, nhanh hơn”. Còn theo từ điển tiếng Anh thì từ “ promotion” được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là xúc tiến, khuyến khích nhưng đó không phải là nghĩa duy nhất. “ Promotion” còn có nghĩa là sự khuyếch trương, thúc đẩy hay thăng tiến. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất nào về xúc tiến FDI và những công trình nghiên cứu về xúc tiến FDI thực sự cũng không nhiều. Tại Việt Nam, trong các văn bản pháp luật liên quan tới FDI như luật đầu tư cũng chưa giải thích khái niệm xúc tiến FDI và cũng chua có một giáo trình nào phân tích cụ thể và chi tiết khái niệm này. Trong nghiên cứu về “ Chiến lược xúc tiến FDI tại nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do công ty PWC( Price Waterhouse Coopers) thực hiện dưới sự tài trợ bởi cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ( JICA), thì khái niệm về xúc tiến FDI được đưa ra như sau: “ Theo nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư có thể được định nghĩa là các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua các biện pháp tiến thị tổng hợp các chiến lược về sản phẩm, xúc tiến và giá cả”. Trong đó, sản phẩm được hiểu là quốc gia nhận đầu tư, giá cả là giá mà nhà đầu tư phải chi để định vị hoạt động tại quốc gia đó ( bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích, thuế, ưu đãi, bảo hộ thuế quan…) và xúc tiến là những hoạt động phổ biến thông tin về các nỗ lực tạo lập nên một hình ảnh về quốc gia và cung cấp dịch vụ đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng. Như vậy, theo khái niệm này thì xúc tiến FDI là thu hút được nhiều hơn dòng vốn FDI và nội dung là các biện pháp tiếp thị tổng hợp định hướng tới nhà đầu tư để xây dựng hình ảnh về quốc gia, phổ biến các thông tin về giá cả kinh doanh và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư. Trong khi đó, Hội thảo thu hút đầu tư nước ngoài- Triển vọng và giải pháp được tổ chức tháng 11/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra một khái niệm khác về xúc tiến FDI như sau: Xúc tiến FDI là tổng hợp các biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng nhằm thu hút FDI phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nhất định. Theo khái niệm này, xúc tiến FDI cũng có vai trò là biện pháp thu hút FDI song mục tiêu của xúc tiến FDI được đặt ra không chỉ là thu hút được nhiều hơn dòng vốn FDI mà còn thu hút phù hợp với các mục tiêu phát triển của riêng mình. FDI đóng vai trò là một nguồn lực góp phần thực hiện các mục tiêu đó nên việc thu hút FDI nhiều hay ít, vào lĩnh vực nào, địa bàn nào cũng cần căn cứ trên cơ sở phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đặt ra của mỗi quốc gia đó. Cũng theo khái niệm này thì nội dụng xúc tiến FDI không chỉ dừng lại ở các biện jphaps tiếp thị tổng hợp về sản phẩm, giá cả và xúc tiến như khái niệm trong nghiên cứu của công ty PWC đã đưa ra mà nó là tổng thể các biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng để có thể tăng cường hoạt động FDI vào quốc gia đó. Nói cách khác, biện pháp xúc tiến FDI nhằm mục đích thu hút được nhiều hơn dòng vống FDI theo định hướng của quốc gia đó, đem lại lợi ích chung cho toàn xã hội. Xúc tiên FDI còn được hiểu là thúc đẩy dòng vồn FDI chảy vào quốc gia thực hiện xúc tiến hoặc phát triển dòng vốn đầu tư nhằm thúc đẩy, tăng cường các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng vào quốc gia thực hiện hoạt động xúc tiến FDI là phải truyền đạt, hướng các thông tin cần thiết về đất nước chủ nhà, về cơ hội đầu tư tại quốc gia đó tới các nhà đầu tư nước ngoài, lôi cuốn sự chú ý, sự quan tâm và tạo ra tâm trạng thoải mái đối với các nhà đầu tư, kích thích nhu cầu đầu tư của họ. Như vậy, xúc tiến FDI có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, các hoạt động nhằm định hướng tới nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu tư tại một quốc gia hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư tại một quốc gia hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào một nước do Chính Phủ một nước áp dụng nhằm thu hút FDI phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội nhất định. Như vậy, mục tiêu của xúc tiến FDI là thu hút FDI phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia đó. Các biện pháp xúc tiến FDI do Chính Phủ của quốc gia đó thực hiện và phải định hướng tới nhà đầu tư để kích thích, khuyến khích nhu cầu đâu tư của họ thông qua việc giới thiệu, quảng cáo hình ảnh đất nước tới các nhà đầu tư, tổ chức các cuộc hội thảo, các phái đoàn vận động đầu tư, các hoạt động tiếp thị từ xa hay các hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho các nhà đầu tư trước, trong và cả sau khi cấp giấy phép đầu tư. Có thể nói rằng, hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động xúc tiến đầu tư có yêu cầu chuyên môn chung trong một số lĩnh vực như marketing và kiến thúc về thị trườn nước ngoài, tuy nhiên, chúng thực hiện hai chức năng khác nhau. Nếu như xúc tiến thương mại giúp cho các công ty trong nước tìm được thị trường ở nước ngoài, thì xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước. Xúc tiến đầu tư chính là việc thuyết phục những người lãnh đạo cao nhất của một công ty chuyển các nguồn lực ra một nước khác trung và dài hạn. Quyết định này yêu cầu phải xuất phát từ những người quản lý cấp cao và sự phê duyệt từ người đứng đầu và ban giám đốc và chúng ta cũng cần lưu ý rằng một quyết định đầu tư có thể mất nhiều thời gian: hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm. Vài trò của xúc tiến đầu tư Chính sách xúc tiến đầu tư nước ngoài là một trong những chính sách đối ngoại quan trọng nhất nhằm quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư của Việt Nam ra trên thế giới. Mỗi quốc gia khác nhau đều có những hoạt động xúc tiến đầu tư khác nhau. Trách nhiệm tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư là thuộc về các cơ quan Nhà nước và Chính phủ thông qua các chuyến thăm cấp cao, các công tác quảng bá hình ảnh, qua các hội thảo hay các phương tiện truyền thông… Do vậy có thể nói xúc tiến đâu tư co vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số vai trò của xúc tiến đầu tư thông qua các mặt thể hiện của nó. 2.1.Xúc tiến đầu tư đóng vai trò như “ cầu nối” Khi mà hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam ở giai đoạn đầu các chủ đầu tư nước ngoài còn đang tiếp cận, thăm dò và lựa chọn thì hoạt động xúc tiến đầu tư như “chiếc cầu nối” lôi cuốn các công ty nước ngoài đến Việt Nam, như “ bà mối” giúp các chủ đầu tư nước ngoài và trong nước rút ngắn thời gian “ tìm hiểu” tạo điều kiện để họ nhanh chóng đi đến làm ăn với nhau. Khi mà hoạt động đầu tư đạt tới đỉnh cao và bão hòa thì khi đó vai trò của xúc tiến đầu tư sẽ giảm bởi vì, khi đó môi trường đầu tư quá quen biết đối với các chủ đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư chuyển sang một trạng thái khác. Có thể nói xúc tiến đầu tư tác động trực tiếp tới FDI, là công cụ để chuyển những yếu tố thuận lợi của môi trường đầu tư thông qua các cơ chế hữu hiệu của hệ thống các khuyến khích tác động đến các nhà đầu tư vì co quá nhiều cơ hội đầu tư mới. Trên thế giới, sự lựa chọn của các nhà đầu tư là phải trên lượng thông tin kịp thời và chính xác trên cơ sở so sánh mức độ sinh lợi và rủi ro. Cạnh tranh trong thu hút FDI cũng là cạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến, vận động đầu tư. 3.2.Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư Đầu tư là hoạt động có vốn lớn và vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư Hoạt động đầu tư phát triển có tính chất lâu dài; thu hồi vốn lâu nên chịu tác động của các yếu tố không ổn định : thiên nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế Giá trị của hoạt động đầu tư rất lớn lao và thành quả là công trình hoạt động ngay tại nơi nó tạo dựng nen do đó các điều kiện về địa lý, địa hình, tại đó có ảnh hưởng lớn Do những đặc điểm trên nên nhà đầu tư cần xem xét tính toán toàn diện tất cả khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý có liên quan. Nhà đầu tư cần biết mình sẽ thực hiệ ra sao và sẽ được hưởng ưu đãi gì, được trợ giúp gì, và phải đối mặt với những rủi ro như thế nào… Do đó xúc tiến đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư trả lời những câu hỏi trên để đưa ra quyết định cuối cùng. 3.3.Cạnh tranh thu hút đầu tư là cạnh tranh trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, vận động đầu tư. Dòng vốn đầu tư không thể coi là thứ “ tự nhiên” mà có vì các quốc gia trên thế giới vẫn đang xúc tiến tự do hóa; các công ty xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn vẫn đang được chăm sóc để thu hút về những nơi có môi trường và có những điều kiện hợp lý thuận lợi. Trong xu thế cạnh tranh để thu hút đầu tư giữa các địa bàn khác nhau ngày mộ dữ dội hơn ngay ở các nước đang phát triển. Chính vì thế chắc chắn phải có một bước chuyến biến từ cách tiếp cận vốn đầu tư thiên về quản lý sang cách tiếp cận mới linh hoạt, hiệu quả hơn đó là xúc tiến để thu hút đầu tư 3.4 Nước ta có vị thế tốt với tên tuổi của mình trên thề giới. Nhưng đối với một số nhà đầu tư, nền kinh tế của đất nước vẫn còn gắn liền với kế hoạch hóa tập trung và đói nghèo, lạc hậu. Vậy xúc tiến đầu tư sẽ là biện pháp tốt để xóa bỏ hình ảnh một đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh hay cung cách quản lý kén và lạc hậu. Để xây dựng một hình ảnh đất nước mới mở của và luôn sẵn sàng cung cấp những cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhầ đâu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận cao. Xúc tiến đầu tư cũng là cơ hội để cộng đồng quốc tế có được sự hiểu biết đầy đủ về đất nước ta tạo niềm tin cho các nhà đầu tư về một môi trường đầu tư tiềm năng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi nhuận. 3.5. Xúc tiến đầu tư để chủ động lựa chọn tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng . Việt Nam hiện nay đang đẩy mạnh hoạt động vận động xúc tiến đầu tư tập trung vào các nước phát triển có tiềm lực tài chính mạnh và có trình độ công nghệ cao như : Mỹ, Nhật, EU… Ngoài ra còn hướng đến Trung Quốc, ASEAN và các khu vực, quốc gia khác nhằm đạt hiệu quả cao trong thu hút vốn. Chiến lược định hướng được lựa chọn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội mà nhà nước đã đề ra. 3.6. Xúc tiến đầu tư nhằm tìm hiểu về nhà đầu tư Trong xúc tiến đầu tư, các có quan xúc tiến đầu tư có thể thu thập thông tin từ nhà đầu tư để quan tâm và giúp đỡ nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, đáp ứng những yêu cầu của nhà đầu tư một cách tốt nhất. Không chỉ quan tâm bước đầu là Cấp giấy phép đầu tư mà còn cả hoạt động hậu phê duyệt như giai đoạn triển khai dự án, thực hiện vận hành kết quả đầu tư… Mặt khác, nhu cầu của nhà đâu tư là không đơn giản đôi khi nó hàm chứa rất nhiều những yếu tố phức tạp. Mỗi nhà đầu tư lại có một mô hình kinh doanh và động cơ kinh doanh khác nhau nên hoạt động xúc tiến đầu tư sẽ giúp cho chúng ta tìm hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của họ tìm hiểu rõ hơn về nhà đầu tư để đưa ra quyết định có cấp giấy phép hay không. 1.1.3-Ph­¬ng ph¸p xóc tiÕn ®Çu t­ Giíi thiÖu réng r·i ®a ph­¬ng tiÖn, ®a quèc gia Một đất nước cần có sự quảng bá hình ảnh đất nước đến với bạn bè quốc tế. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo chí, phát thanh, internet ,các hội chợ giới thiệu về đất nước con người, các tiềm năng du lịch và đầu tư. Các chuyến công du ngoại giao của các cấp lãnh đạo cũng tạo điều kiện để mở rộng quan hệ cả về mặt chính trị lẫn kinh tế cho đất nước. Giíi thiÖu cô thÓ x¸c thùc c¸c c¬ héi ®Çu t­: Thông qua các diễn đàn kinh tế chính thức lẫn không chính thức chúng ta mang những cơ hội đầu tư đến để quảng bá cho bạn bè thế giới. Cụ thể đó là các chính sách đầu tư, các ưu đãi đầu tư, các khu công nghiệp và dịch vụ ăn theo cùng với các yếu tố thuận lợi về hình ảnh một đất nước hòa bình, ổn định. -BiÖn ph¸p cụ thể Thµnh lËp c¸c tæ chøc xóc tiÕn ®Çu t­ Tham gia c¸c liªn kÕt kinh tÕ quèc tÕ ThiÕt lËp quan hÖ ngo¹i giao víi c¸c n­íc trªn thÕ giíi X©y dùng m¹ng l­íi v¨n phßng ®¹i diÖn ë n­íc ngoµi C¸c chuyÕn th¨m ngo¹i giao cÊp chÝnh phñ cã ®¹i diÖn c¸c doanh nghiÖp ®i kÌm Tæ chøc c¸c héi th¶o khoa häc, diÔn ®µn ®Çu t­, tham quan, kh¶o s¸t… Mêi ®oµn ®¹i biÓu cÊp cao n­íc kh¸c ®Ðn th¨m, cã ®¹i diÖn c¸c doanh nghiÖp ®i cïng. Du lÞch, s¸ch, b¸o, ph­¬ng tiÖn truyÒn th«ng… Tµi liÖu kh¸c: ghi ë ®¹i sø qu¸n Nội dung cụ thể của công tác XTĐT được thục hiện như sau: 1. Xây dựng chiến lược về XTĐT Mục tiêu của việc xây dựng một chiến lược về XTĐT là để xác định các ngành, lĩnh vực cụ thể tại các khu vực địa lý được lựa chọn mà cơ quan XTĐT có nhiều khả năng thu hút nhất . Có 3 bước để xây dựng một chiến lược XTĐT Bước I: Đánh giá nhu cầu của cơ quan XTĐT và tiềm năng đầu tư Bước 2: hướng tới các ngành và các khu vực địa lý có nguồn đầu tư: Bước 3: xây dụng chiến lược XTĐT Xây dựng hình ảnh Bước 1: Xác định ục đích của nhà đầu tư và mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh Bước 2 Xây dựng các chủ đề marketing Bước 3: Lựa chọn và xây dựng ccs công cụ XTĐT và tham gia vào chương trình phối hợp marketing xây dựng quan hệ Bước 1: cơ quan XTĐT tham gia vào các quan hệ đôi tác để đem lại kết quả tốt hơn cho các nhà đàu tư Bước 2 xây dựng một đối tấc thành công phụ thuộc nhiều vào việc chuẩn bị và nghiên cứu của cơ quan XTĐT và các cược hổi thảo chi tiết giữa các đối tác khi bắt đầu công việc Bước 3: các quan hệ đối tác nên được xem xét laị định kì ít nhất 6 tháng/lần để đảm bảo tính hiệu quả. Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư Bước 1: thực hiện chuyển từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang vận động đầu tư Bước 2 :xây dựng một cơ sỏ dữ liệu theo định hướng XTĐT và được cập nhật Bước 3: Lập Kế hoạch và lập chiến dịch vận động đầu tư Bước 4: các hoạt động tiếp theo chuyến tham quan công ty Những công cụ để thực hiện công tác XTĐT 1.Quan hệ cộng đồng Mục đích Hướng hành động Xây dựng hình ảnh và nâng cao uy tín của cơ quan XTĐT Luôn luôn coi nhà báo/ người tường thuật thời sự là khách quan của cơ quan XTĐT . Nếu cơ quan XTĐT có nguồn tài chính cho hoạt động xúc tiến đầu tư hạn hẹp và bỏ tập trung kêu gọi các nhà báo giỏi tại các phương tiện thông tin đại chúng mà cơ quan XTĐT muốn đăng tin tới thăm đất nước cơ quan XTĐT để đưa tin cải thiện hình ảnh của đất nước. 2.Quảng cáo Mục đích Hướng hành động -tập trung đưa uảng cáo ngán gọn và cô đọng một thông điệp mời gọi và phản ánh được chiến lược mình muốn vận động - Khó thực hiện nếu ngân sách ít. 3.Tham gia triển lãm: Mục đích Hướng hành động Hoạt động có thể dùng xây dựng hình ảnh( nghĩa là chủ dộng tìm kiếm nhà đầu tư bằng cách tiếp xúc với các doanh nghiệp khác tham gia triển lãm…) -làm tăng giá trị của triển lãm bắng cách viết thư cho những người tham gia triển lãm. - Sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu của cơ quan XTĐT và gửi thư trước cho cả những công ty mà mình muốn vận động mà không có gian hàng tham gia triển lãm, nhưng nhân viên của công ty nhất định sẽ tới thăm triển lãm. 4.Tổ chức đoàn đi vận động đầu tư Mục đích Hướng hành động Phụ thuộc vào cách thức tổ chức của các đoàn. Đoàn vận động chung chắc chắn đó là xây dựng hình ảnh. Ngược lại,đoàn về một lĩnh vực cụ thể có thể là đoàn vận động đầu tư. tận dụng tối đa các tác động của đoàn vận động đầu tư bằng cách xác định một mục tiêu về ngành nghề hoặc tốt hơn là tiểu ngành một cách rõ ràng 5.Tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư Mục đích Hướng hành động Một cuộc hổi thảo với trọng tâm chuyên sâu về một ngành tổ chức tại thị trường trọng điểm chắc chắn là vận động đầu tư xác định một (hoặc một vài) đói tác chiến lược mạnh và bắt tay vào việc xây dựng KCNế hoạch ít nhất 6 tháng trước khi tổ chức . đặc biệt quan tâm tới việc bảo đảm đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng. Có sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao. 6.Sử dụng Hệ thống Internet và thư điện tử Mục đích Hướng hành động Trải suốt từ giai đoãnây dựng hình ảnh tới vận động đầu tư. đầu tư vào một cơ sở dữ liệu marketing chất lượng cao và được cập nhật đặt mục tiêu mỗi tháng một cán bộ ở một bộ phận marketing phải viết thư cho một số doanh nghiệp thư marketing trực tiếp nên báo cho khách hàng chờ đợi cuộc liên hệ điện thoại tiếp theo. 7.Sử dụng thu trực tiếp Mục đích Hướng hành động Vận động đầu tư Đầu tư vào một cơ sở dữ liệu marketing chất lượng cao và được cập nhật. Đặt mục tiêu mỗi tháng một cán bộ ở bộ phận marketing phải viết thư cho một số lượng doanh nghiệp. thư marketing trực tiếp nên báo cho khách hàng chờ đợi cuộc liên hệ điện thoại tiếp theo. 2.1. C«ng viÖc chuÈn bÞ “tiÒn ®Çu t­” Chương 2 Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư và công việc chuẩn bị tiền đầu tư tại Việt Nam 1. Hoạt động xúc tiến đầu tư và công việc chuẩn bị tiền đầu tư 1.1. Xúc tiến đầu tư 1.1.1. Thành lập các tổ chức xúc tiến đầu tư Hiện tại Việt Nam đã thành lập được một số tổ chức xúc tiến đầu tư trên các tỉnh thành phố của cả nước như trung tâm xúc tiến đầu tư tại Đà Nẵng,tại thành phố Hồ Chí Minh…….sau đây là một số hoạt động tại trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 4842/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, là cơ quan chuyên trách xúc tiến đầu tư của Uỷ ban nhân dân thành phố. Tên giao dịch quốc tế là DANANG INVESTMENT PROMOTION CENTRE (viết tắt là IPC DANANG).           Trung tâm có nhiệm vụ giúp UBND thành phố, các sở, ngành có liên quan thực hiện các hoạt động về xúc tiến đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp trên địa bàn thành phố theo cơ chế “một cửa” bao gồm: * Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành có liên quan của thành phố, UBND các quận, huyện đề xuất các chương trình, kế hoạch 5 năm và hàng năm về các hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố; * Tham gia đề xuất cho UBND thành phố và các ngành có liên quan các chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào thành phố và đầu tư của doanh nghiệp thành phố ra nước ngoài; phối hợp với các sở, ngành có liên quan về việc thẩm định dự án đầu tư; * Tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư và các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao; được giao chủ trì làm đầu mối các lĩnh vực xúc tiến trên địa bàn thành phố khi tiếp xúc với các nhà đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực; * Xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đầu tư và chuyên ngành có liên quan của thành phố; phát hành các bản tin đầu tư, các ấn phẩm phục vụ công tác xúc tiến đầu tư, các chính sách khuyến khích phát triển đầu tư của thành phố; * Phát triển hợp tác quốc tế với các tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài, nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố; * Tổ chức các dịch vụ, tư vấn, giúp cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước vào thành phố tìm hiểu môi trường đầu tư, hỗ trợ nhà đầu tư mở văn phòng giao dịch, văn phòng đại diện tại thành phố, địa phương khác hoặc ngoài nước; * Tổ chức hoặc hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp tham gia các diễn đàn đầu tư trong nước và ngoài nước; * Giới thiệu hoặc cung cấp cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đến thành phố tìm hiểu cơ hội và đối tác kinh doanh, đầu tư các dịch vụ liên quan, bao gồm: Lập hồ sơ dự án đầu tư; một số thủ tục sau giấp phép; gặp gỡ, tham quan các doanh nghiệp tại thành phố; dịch vụ thư ký; biên dịch và phiên dịch, chuyên viên nghiệp vụ; dịch vụ phòng hội nghị, văn phòng làm việc; * Phối hợp với cơ quan có chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong các hoạt động có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao( theo danang.gov.vn) Bộ kế hoạch và đầu tư thành lập Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, để giúp Bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện chức năng quản lý nhà nước về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu như: * Giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư định hướng công tác xúc tiến doanh nghiệp nhỏ và vừa: xây dựng hoặc tham gia xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình cấp có thẩm quyền ban hành; tổng hợp xây dựng các chương trình trợ giúp, lập danh mục các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể theo ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn hoạt động, nội dung trợ giúp; điều phối, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện các chương trình trợ giúp sau khi được duyệt. * Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ các tổ chức trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kỹ năng tác nghiệp trong việc xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. * Thực hiện hợp tác quốc tế về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông qua cân đối nguồn lực và kêu gọi nguồn vốn từ bên ngoài để trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa. * Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan để cung cấp các thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. * Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xúc tiến trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tư vấn kỹ thuật và tiếp cận công nghệ, trang thiết bị mới, hướng dẫn, đào tạo vận hành quản lý kỹ thuật và quản lý doanh nghiệp. * Định kỳ sáu tháng một lần, tổng hợp báo cáo về sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa và các vấn đề cần giải quyết để Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ. * Làm nhiệm vụ thư ký thường trực của Hội đồng Khuyến khích phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. * Thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác về xúc tiến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.( theo bộ kế hoạch và đầu tư ngày 28/10/2007) 1.1.2. Tham gia liên kết kinh tế quốc tế * Việt nam gia nhập WTO Ngày 7/11/2007 đã trở thành điểm mốc quan trọng khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau khi gia nhập WTO, mặc dù mới trải qua quãng thời gian rất ngắn nhưng cơ hội của chúng ta đã bộc lộ rất rõ, mà rõ nhất là cơ hội đầu tư. Cho đến nay, một làn sóng đầu tư đang đổ vào VN mà ai cũng có thể nhận thấy. Gia nhập WTO, thị trường XK của chúng ta cũng đang mở ra. Kim ngạch XK nếu loại bỏ dầu thô ra thì tốc độ tăng trưởng XK của các mặt hàng khác tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ của mọi năm, với tốc độ lên tới 26,8%. Theo cam kết của VN với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hơn 1.800 mặt hàng nhập khẩu được áp dụng mức thuế mới từ ngày 11.1.2007. Tới thời điểm này đã có một số công ty nhập khẩu đưa hàng vào thị trường nội địa với mức thuế mới, giá giảm hơn so với trước đây. Cụ thể như mặt hàng thảm với mức thuế nhập khẩu mới là 12% (thuế suất cũ là 40%); đồ nhôm dùng trong nhà bếp như xoong, nồi, cây lau nhà cán nhôm... mức thuế mới là 30% thay cho mức thuế cũ 40%; nhiều loại bình sữa trẻ em, khăn phủ bình... cũng giảm thuế 10% so với mức thuế cũ. Đồ dùng trong bếp làm từ thép, thuế mới là 20% (cũ là 30%)... Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh hàng miễn thuế Hải Phòng cũng cho biết đã đưa những lô hàng bánh bích quy nhập khẩu từ Pháp vào VN với mức thuế mới là 40% (giảm 10% so với trước đây), giá bán cũng sẽ giảm tương ứng. Trong các loại nước giải khát, bia là một trong những mặt hàng giảm thuế khá cao và người tiêu dùng VN cũng đang mong chờ được uống bia ngoại giá rẻ hơn. Tuy nhiên, hiện nay bia nhập khẩu vào VN còn khá ít và không thông dụng. Với bia Corona, ngay khi cam kết của VN với WTO có hiệu lực, mức thuế giảm 20% đã kéo giá bán bia Corona (thùng 24 chai) giảm 44.000 đồng/thùng so với trước. Ngày 11.1, Bộ Tài chính chính thức bắt đầu thực hiện lộ trình cắt giảm trên 1.000 dòng thuế. Trong đó, thuế ôtô giảm từ 90% xuống còn 80%; xơ, sợi giảm từ 20% xuống 5%, nhóm hàng vải giảm từ 40% xuống 12%, nhóm hàng quần áo và đồ may sẵn giảm từ 50% xuống 20%. Ngoài ra các nhóm hàng điện tử, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng cũng giảm từ 10-20%. (theo lao động số 10 ngày 12/1/2007). *Tham gia hội đồng bảo an liên hợp quốc Ngày 20/9/1977, Việt Nam mới chính thức được kết nạp vào Liên hợp quốc, là thành viên thứ 149 của tổ chức đa phương này.Và 61 năm sau đó, ngày 16/10/2007, Việt Nam được bầu với đa số áp đảo làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an, cơ quan quyền lực nhất trong hệ thống Liên hợp quốc, cùng với 4 nước khác đại diện cho các châu lục. Tiếp theo việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc tham gia Hội đồng Bảo an đánh dấu bước tiến mới của Việt Nam vào trường hoạt động toàn cầu theo chủ trương của Nhà nước ta đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Đây cũng là điểm mốc quan trọng cho thấy Việt Nam đã kết hợp hài hòa tiến trình đổi mới trong nước, đổi mới về kinh tế, với việc mở rộng vai trò quốc tế của mình, không chỉ trong khu vực mà trên cả phạm vi thế giới. Từ nước chậm phát triển và thường xuyên là mục tiêu cứu trợ của các cơ quan Liên hợp quốc, Việt Nam đã tạo nên đột phá với chính sách đổi mới, đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh vào hàng đầu ở châu Á trong suốt gần một thập kỷ qua, và trở thành một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn của các công ty nước ngoài ở châu Á. Chính sách ngoại giao "là bạn và là đối tác tin cậy của các quốc gia" đang phát huy tác dụng, khi hàng loạt trở ngại được dỡ bỏ. Với sự ổn định về chính trị-xã hội, cùng với số dân đông hàng thứ 12 trên thế giới, uy tín và ảnh hưởng của Việt Nam trong khu vực ngày càng nâng cao. Qua 30 năm tham gia tích cực các hoạt động của Liên hợp quốc, với việc tham gia Hội đồng Bảo an, ngoại giao đa phương của Việt Nam sẽ mang tầm vóc mới, với những cơ hội mới, mà nếu tận dụng tốt có thể giúp thúc đẩy khai thác các nguồn lực từ bên ngoài hỗ trợ công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.( theo thông tấn xã Việt Nam 17/10/2007) 1.1.3.Giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước * Quảng bá hình ảnh đất nước bằng văn hoá Nhã nhạc cung đình Huế và Cồng chiêng Tây Nguyên vừa được UNESCO phong tặng là Kiệt tác văn hoá truyền khẩu của nhân loại bằng con đường: lập hồ sơ chi tiết, gửi theo đường hành chính và được các chuyên gia thành viên của UNESCO thẩm định, bỏ phiếu. Đây là cách giới thiệu những giá trị văn hoá đích thực của dân tộc trước bạn bè quốc tế và chỉ giới hạn trong giới chuyên môn. Các chính khách ngoại giao, những nhà văn hoá biết đến và biết rất rõ những giá trị như vậy nhưng người tiêu dùng lại biết rất ít hoặc không biết gì hết. Những giá trị văn hoá thuộc nhóm này cần phải phải được nghiên cứu khai thác theo hướng duy trì nét văn hoá gốc nhằm thu hút khách du lịch. Song song với hướng bảo tồn, bảo lưu này phải là một loạt các biện pháp quảng bá hình ảnh địa phương thông qua phim tư liệu, bối cảnh phim ảnh, nhạc phim vv... Một bài thuyết trình về giá trị địa mạo vịnh Hạ Long hay ý nghĩa "tam luân, cửu chuyển" trong nhã nhạc cung đình Huế sẽ rất khó ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng Việt chứ đừng nói tới người nước ngoài nhưng nếu họ xem thấy, nghe thấy qua những bộ phim nổi tiếng, những diễn viên nổi tiếng, những ca sĩ nổi tiếng, những nhà văn nhà thơ nổi tiếng thì tình hình sẽ khác hẳn. Những chuyến lưu diễn của các nghệ sĩ rối nước, của các liền anh liền chị quan họ, những cuộc thi người đẹp quốc tế, chương trình Duyên dáng Việt Nam vv...là những bước chập chững có tính thử nghiệm và thăm dò cách thức quảng bá hình ảnh đất nước bên ngoài biên giới. Không còn cảnh mẹ hát con khen hay mà là chuyện đem chuông đi đấm ở nước người hẳn hoi. Đặt mục tiêu cụ thể hơn là quảng bá hình ảnh đất nước để kích hoạt các hoạt động sản xuất, thương mại thì cần phải có chiến lược dài hạn và các bước đi cụ thể. * Chương trình quảng bá hình ảnh đất nước và giao lưu thương mại Việt Nam - Trung Quốc Thời gian qua, thực hiện chủ trương thúc đẩy hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” giữa Việt Nam và Trung Quốc, Chính phủ và chính quyền địa phương hai nước đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu thiết thực, với nhiều hình thức phong phú nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch giữa các địa phương có chung đường biên giới. Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, từ 27 – 31/10/2007, Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức chương trình quảng bá hình ảnh đất nước và giao lưu thương mại của các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam với các đối tác Quảng Tây (Trung Quốc). Chương trình sẽ được tổ chức theo hình thức đoàn xe diễu hành (caravan roadshow) theo tuyến Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu nghị quan - Bằng Tường – Nam Ninh - Bắc Hải – Hà Nội. Trong thời gian ở Nam Ninh, các doanh nghiệp sẽ tham gia các hoạt động giao lưu, tiếp xúc với doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài trong khuôn khổ Hội chợ ASEAN – Trung Quốc 2007). Đây là đoàn caravan đầu tiên của Việt Nam đến Trung Quốc và là hoạt động rất có ý nghĩa, là cơ hội quý báu để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường, tìm kiếm đối tác và quảng cáo thương hiệu sản phẩm hàng hoá của mình tại Quảng Tây và giao lưu với các doanh nghiệp Trung Quốc và ASEAN. Hiện công tác chuẩn bị đang được tiến hành hết sức khẩn trương với sự phối hợp chặt chẽ của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh và sự ủng hộ của chính quyền và doanh nghiệp Quảng Tây cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam. 1.1.4. Dắt mối cho các dự án đầu tư Những người đóng vai trò dắt mối cho các dự án đầu tư đều phải có trong tay những mối quan hệ rộng,quan trọng để thuyết phục được nhà đầu tư,cùng với đó là kiến thức luật và các trình tự đầu tư trong nước. Có địa phương trong 20 năm thu hút được 20triệu USD, nên đến khi có "đại gia" đến tìm hiểu, cán bộ tại đây không biết xoay sở thế nào. Trong trường hợp đó, " ông mối" Đăng Thanh Tâm vốn là luật sư, lại có kinh nghiệm xúc tiến trong 10năm, lao vào cuộc, giải thích với các vị khách về trình độ phát triển và lao động địa phương, thậm chí giúp viết báo cáo gửi sang cho đoàn khảo sát. Theo ông Lê Hữu Quang Huy, Phó vụ trưởng, giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung, thì xúc tiến đầu tư hiện không còn là tổ chức thật nhiều hội thảo, nêu tiềm năng của các địa phương và ngồi đợi. Thay vào đó, phải cung cấp cho các vị khách nước ngoài thông tin cụ thể về từng dự án như quy mô, quy trình, thời gian tiến hành dự án. Với một số nhà đầu tư, còn phải đưa ra chương trình đầu tư giả định với số vốn, thông tin cụ thể về điện, nước, thậm chí thời gian thu hồi vốn và sinh lãi. Vị phó vụ trưởng này cũng đã nhiều giới thiệu cho các nhà đầu tư về những khu vực nhiều tiềm năng mà chưa được khai thác ở miền Trung. Mới đây nhất là thuê tàu của hải quan đưa khách đến những vùng còn hoang sơ của Thừa Thiên Huế và Khánh Hoà, rồi cùng những vị khách lội bùn đến khảo sát. Cuối cùng, đại diện Bonvest Holdings (Singapore) quyết định bỏ vốn xây dựng một khu resort gần 100ha tại khu vực này, thay vì 15- 20ha như dự kiến. Cục trưởng xúc tiến đầu tư nước ngoài ( Bộ Kế hoạch và đầu tư ) Phan Hữu Thắng nhận xét: mối quan hệ cá nhân trong xúc tiến đầu tư rất quan trọng. Nhiều khi một số trung tâm xúc tiến tại các vùng miền không làm hết việc, vì thế cần có thêm những người "dắt mối" có quan hệ r._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24922.doc
Tài liệu liên quan