Đầu tư phát triển tại Công ty thuốc lá Thanh hoá.Thực trạng và giải pháp

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bản cam đoan Kính gửi: Trường Đại học Kinh tế quốc dân Khoa: Đầu tư Tên em là: Phạm Thị Bằng Sinh ngày: 18/10/1987 Khoa: Đầu tư Lớp: Đầu tư 47a Mã số sinh viên: CQ470175 Trong thời gian thực tập tại Công ty thuốc lá Thanh Hóa em đã nghiên cứu đề tài: “Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa”. Em xin cam đoan nội dung trong chuyên đề hoàn toàn không có sự sao chép từ tài liệu chuyên môn, luận văn khác. Hà N

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đầu tư phát triển tại Công ty thuốc lá Thanh hoá.Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội ngày 6/5/2008 Sinh viên Phạm Thị Bằng MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐVT: đơn vị tính Tr.đ: Triệu đồng Tỷ.đ: Tỷ đồng TSCĐ: Tài sản cố định Tr.bao: Triệu bao BQ: Bình quân KL: Không lương Ng.đ: Nghìn đồng ● NSNN: Ngân sách nhà nước ● NH: Ngân hàng ● CBCNV: Cán bộ công nhân viên ● KHKT: Khoa học kỹ thuật ● BHLĐ: Bảo hộ lao động ● ATVSLĐ: An toàn vệ sinh lao động ● ATLĐ: An toàn lao động ● DT: Doanh thu ● PCCC: Phòng cháy chữa cháy VĐT: Vốn đầu tư DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Sản lượng thuốc lá tiêu thụ bán giai đoạn 2006-2008 12 Bảng 1.2. Báo cáo tài chính các giai đoạn 2006 – 2008 14 Bảng 1.3. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2008 16 Bảng 1.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006 – 2008 18 Bảng 1.5. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư 20 Bảng 1.6. Vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty giai đoạn 2006-2008 21 Bảng 1.7. Tỷ trọng vốn đầu tư vào TSCĐ 22 Bảng 1.8. VĐT vào TSCĐ theo một số lĩnh vực giai đoan 2006 – 2008 22 Bảng 1.9. Cơ cấu VĐT vào TSCĐ theo1 số lĩnh vực giai đoạn 2006-2008 25 Bảng 1.10. VĐT phát triển vùng nguyên liệu 27 Bảng 1.11. VĐT xây dựng hệ thống phân cấp thuốc lá nguyên liệu 28 Bảng 1.12. Số lượng lao động đào tạo theo hình thức đào tạo 30 Bảng 1.13. Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực 31 Bảng 1.14. VĐT bảo hộ lao động và phòng cháy, chữa cháy 33 Bảng 1.15. VĐT hoạt động marketing 34 Bảng 1.16. Trình độ cán bộ, công nhân viên 36 Bảng 1.17. Sản lượng tăng thêm so VĐT 38 Bảng 1.18. Doanh thu tăng thêm so với VĐT 39 Bảng 1.19. Tỷ suất sinh lời VĐT 39 Bảng1.20. Mức thu nhập công nhân viên tăng thêm so VĐT 40 Bảng 1.21. Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước 41 Biểu đồ 1.1: Sản lượng tiêu thụ 12 Biểu đồ 1.3: Tổng vốn đầu tư 17 Biểu đồ 1.4: Nguồn vốn đầu tư 18 Biểu đồ 1.8.VĐT vào TSCĐ phân theo 1 số lĩnh vực 23 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay xu thế toàn cầu hóa cũng như sự hòa nhập nền kinh tế khu vực đang là định hướng cấp bách, các doanh nghiệp trong nước cũng phải cố gắng vươn lên, thay đổi thích nghi với môi trường kinh doanh đầy biến động. Muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh riêng, tạo ra lợi thế so sánh của sản phẩm của mình so với sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. Là doanh nghiệp hơn 40 năm hình thành và phát triển Công ty thuốc lá Thanh Hóa xác định hướng đi đúng đắn cho mình là tăng cường hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp xây dưng thương hiệu thuốc lá Thanh Hóa, cấp chứng chỉ ISO 9001 – 2000. Trong thời gian thực tập tại công ty em thấy Đầu tư phát triển là lĩnh vực quan trọng đối với công ty trong giai đoạn mới hiện nay. Do đó trên cơ sở lý luận và qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty thuốc lá Thanh Hóa, cùng với sự giúp đỡ tận tình của cán bộ nhân viên công ty, các phòng ban và sự hướng dẫn chu đáo của các thầy cô đặc biệt là thạc sĩ Hoàng Thị Thu Hà em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa: Thực trạng và giải pháp”. Chuyên đề thực tập gồm 2 phần: Chương I. Thực trạng đầu tư phát triển của công ty thuốc lá Thanh Hóa Chương II. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa Tuy nhiên, do còn những hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô. Chương 1. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hóa 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1.1. Lịch sử hình thành Công Ty Thuốc Lá Thanh Hóa (sau đây là gọi tắt là Công Ty) - là một doanh nghiệp nhà nước - trực thuộc Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam, vốn điều lệ là 72,4 tỷ đồng. Nhiệm vụ chính của Công Ty là sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu, ngoài ra Công Ty còn tổ chức sản xuất thêm phụ liệu (sản xuất cây phụ liệu và in) phục vụ cho sản xuất chính. Địa chỉ: Tiểu khu II - Thị Trấn Hà Trung - Huyện Hà Trung - Tỉnh Thanh Hóa. Số điện thoại: 0373.624.448 Diện tích mặt bằng: 33.286 m2 Vốn điều lệ: 72,4 tỷ VNĐ Quá trình hình thành và phát triển của công ty thuốc lá Thanh Hóa có thể chia làm 4 giai đoạn ● Giai đoạn 1966-1978: Thời kỳ thành lập. Công Ty Thuốc Lá Thanh Hóa tiền thân là nhà máy Thuốc Lá Cẩm Lệ trực thuộc sở công nghiệp Thanh Hóa được thành lập ngày 12 tháng 06 năm 1966 tại xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây là vùng tập trung nguyên liệu thuốc lá của tỉnh Thanh Hóa lại xa các tỉnh trung tâm trong tỉnh nên việc xây dựng nhà máy tại đây là phù hợp với giai đoạn lịch sử nước ta đang phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại khốc liệt của đế quốc Mỹ. Nhiệm vụ chính của Công Ty lúc này là tập trung sản xuất thuốc lá bao các loại phục vụ cho tiêu dùng của nhân dân. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy lúc này rất nghèo nàn lạc hậu, nhà xưởng là nhà tranh vách đất, thiết bị chỉ là một máy thái và hai máy cuốn cũ của Tiệp Khắc do nhà máy thuốc lá Thăng Long san sẻ, còn lại là làm thủ công. Sản lượng mỗi năm 10-16 triệu bao thuốc lá không đầu lọc, chủ yếu phục vụ cho tiền tuyến, tất cả các chỉ tiêu nhất thiết thực hiện theo kế hoạch pháp lệnh được giao. ● Giai đoạn 1979-1987: Một bước phát triển mới. Năm 1978 tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định chuyển địa điểm nhà máy về Đò Lèn huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa, ngày 15 tháng 07 năm 1978 khởi công xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng của nhà máy tại đây. Chỉ sau hơn một năm xây dựng công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, sản xuất. Nhà máy có thêm điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa với tất cả khách và hàng bạn bè xa gần bằng ba tuyến đường giao thông là đường sông đường bộ và đường sắt. Thời kỳ thập niên 80 (cụ thể là 1982) Công Ty đầu tư 02 tổ hợp máy cuốn đầu lọc của Tiệp Khắc đánh dấu bước phát triển mới. Lúc bấy giờ thuốc lá Bông Sen Đỏ Việt Nam đã xuất hiện hầu hết sang các nước thuộc khu vực và được khách hàng chấp nhận, cơ cấu chủng loại sản phẩm của Công Ty đã có sự thay đổi đáng kể. Cũng từ đây thuốc lá bông sen đỏ đã góp phần đưa nhà máy thuốc lá Cẩm Lệ phát triển và trở thành Xí nghiệp liên hiệp Thuốc lá Thanh Hóa trực thuộc tỉnh Thanh Hóa có quy mô của một liên hiệp xí nghiệp lớn hơn nhiều so với quy mô của nhà máy trước đó. Nó bao gồm bộ máy quản lý chung của LHXN và ba xí nghiệp trực thuộc là Xí Nghiệp chế biến thuốc lá bao cho LHXN, xí nghiệp chuyên lo cung ứng vật tư cho sản xuất, Xí nghiệp nguyên liệu thuốc lá có nhiệm vụ thu mua nguyên liệu thuốc lá đầy đủ cho sản xuất và hướng dẫn thâm canh cây thuốc lá cho bà con nhân dân vùng nguyên liệu tỉnh, LHXN đã trở thành cầu nối giữa nông dân với Xí Nghiệp tạo nên mối liên minh công - nông vững chắc. Thời kỳ này nhà máy đã đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và là một trong những nhà máy thuốc lá có sản phẩm thuốc lá đầu lọc đầu tiên của miền Bắc, năng suất lao động không ngừng được tăng lên. ● Giai đoạn 1988-1995: Thời kỳ đổi mới. Trong giai đoạn này Công Ty đã đầu tư lớn nhất vừa đầu tư mở rộng sản xuất làm tăng năng lực sản xuất máy móc thiết bị, vừa đầu tư chiều sâu khép kín quy trình sản xuất: Đầu tư dây chuyền chế biến lá sợi, dây chuyền cuốn ghép đầu lọc Mark8-Mark3, dây chuyền đóng bao ngang AMF, thiết bị in hai màu, thiết bị cắt dập 1 chiều 3 chiều,....Tổng giá trị tài sản giai đoạn này là 163,205 tỷ đồng tăng so với giai đoạn trước tăng 183,5 lần. Sản lượng sản phẩm thời kỳ này cũng tăng rất nhanh đạt mức cao nhất từ trước đến nay, năm 1987: 58 triệu bao đến năm 1996 tăng lên 123,45 triệu bao, cơ cấu chủng loại sản phẩm phong phú, đặc biệt từ năm 1990 đến năm 1994 có sản phẩm có giá trị cao như: Kings, Lotaba đã được người tiêu dùng ưu chuộng. Mặc dù đã hòa nhập nhanh vào cơ chế thị trường và thực tế đây là giai đoạn Công Ty có bước phát triển nhảy vọt, tuy nhiên chuyển sang cơ chế thị trường Công Ty gặp không ít khó khăn: * Thứ nhất do chính sách kinh tế không ổn định và đồng bộ, nhất là chính sách thuế, chính sách tài chính vay vốn của ngân hàng ... * Thứ hai do sự cạnh tranh gay gắt sản phẩm thuốc lá trên thị trường, nhiều cơ sở thuốc lá ra đời, nhiều cơ sở tăng tốc độ đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thuốc lá lậu xâm nhập mạnh vào thị trường và nhiều hãng thuốc lá nổi tiếng thế giới đã đầu tư vào thị trường nội địa. * Thứ ba do trong giai đoạn này Công Ty đầu tư lớn nhất cho cơ sở vật chất kỹ thuật dẫn đến lao động dôi thừa nhiều, tuy nhiên doanh thu có tăng lên nhưng không đạt tỷ lệ tăng của tài sản vì vậy sau đầu tư có xấu đi tình hình tài chính của Công Ty, vốn cho sản xuất kinh doanh luôn thiếu phải đi vay với lượng vốn lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và trả lãi lớn.Từ năm 1990-1996 Công Ty đã trã lãi vay 124,835 tỷ đồng, lãi vay bình quân trả lãi hàng năm 17,833 tỷ đồng...báo hiệu một thời kỳ tiếp theo hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn . ● Giai đoạn 1996- đến nay: Thời kỳ gia nhập tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Từ tháng 12 năm 1992 đến tháng 5 năm 1995 nhà máy đổi tên thành Công Ty thuốc lá Thanh Hóa, đây cũng là thời kỳ công ty gặp nhiều khó khăn nhất, nhưng với sự đoàn kết và cần cù lao động sáng tạo trong sản xuất của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công Ty đã tự khẳng định được mình phát triển vững chắc trong nền kinh tế thị trường. Ngày 08 tháng 12 năm 1995, Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định số 807 TTg về việc thành lập Nhà máy Thuốc Lá Thanh Hóa trực thuộc tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam là một trong những Tổng Công Ty mạnh của quốc gia. Gia nhập Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam, nhà máy có điều kiện cùng các nhà máy khác trong Tổng Công Ty phát triển cạnh tranh lành mạnh và thu được nhiều thắng lợi trong sản xuất kinh doanh. Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp theo mô hình Công Ty mẹ - Công Ty con, ngày 08 thàng 12 năm 2005 Thủ Tướng Chính Phủ có quyết định số 325/2005/QĐ - TTg chuyển nhà máy Thuốc Lá Thanh Hóa trực thuộc Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam thành Công Ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc Lá Thanh Hóa là thành viên của Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam,với chức năng nhiệm vụ được quy định trong điều lệ, được tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam phê duyệt. 1.1.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty thuốc lá Thanh Hóa Phòng tổ chức Phòng kế hoạch Phòng thị trường Phòng tiêu thụ Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng KCS Phòng tài vụ Phòng hành chính Phân xưởng bao mềm Phân xưởng bao cứng Phân xưởng cơ khí Phân xưởng phụ liệu Phân xưởng lá sợi Phó Giám đốc Giám đốc Sơ đồ tổ chức của Công ty thuốc lá Thanh Hóa Phân xưởng phụ liệu 1.1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban ● Giám đốc Công Ty Là người đứng đầu bộ máy quản lý của Công Ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả mọi hoạt động về quản lý và sản xuất của Công Ty.Giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ sau: - Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư, tài chính, lao động đã được chủ tịch công ty thông qua và các quyết định của chủ tịch công ty. - Ký kết các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự, và các giao dịch khác của công ty, ký các văn bản, quyết định thuộc thẩm quyền hoặc đã dược chủ tịch thông qua. - Quyết định các hợp đồng mua, bán, cho vay, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp tài sản… - Quyết định dự án đầu tư, xây dựng có giá trị nhỏ hơn 10% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính theo định kỳ của công ty. - Tuyển dụng lao động theo kế hoạch hàng năm đã được chủ sở hữu thông qua. - Xây dựng kế hoạch tiền lương, đơn giá tiền lương… - Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình, tiêu chuẩn, đơn giá nội bộ trình chủ tịch công ty phê duyệt và tổ chức thực hiện. …… ● Phó giám đốc Công Ty: Phó giám đốc giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công và ủy quyền của giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Việc ủy quyền có liên quan đến việc ký kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan đến việc sử dụng con dấu công ty đều phải thực hiện bằng văn bản. ● Phòng Kế Hoạch Tham mưu cho giám đốc Công Ty trong việc: -Lập, tổ chức thực hiện, giám sát quá trình thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn, trung và dài hạn của công ty. - Tổ chức công tác đầu tư theo quy định của nhà nước, tổng công ty và điều lệ của công ty từ khi lập dự án đến nghiệm thu quyết toán vốn đầu tư. - Giao kế hoạch sản xuất, định mức sử dụng vật tư cho các xưởng và các đối tượng sử dụng, theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình sản xuất, tình hình sử dụng vật tư. - Tổ chức công tác đảm bảo vật tư phục vụ sản xuất, quản lý và bảo quản vật tư, hàng hóa tại công ty. - Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học. ● Phòng Kế Toán-Tài Chính - Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo có đủ vốn để sản xuất kinh doanh và trả lương cho cán bộ công nhân viên, nộp ngân sách nhà nước... - Tổ chức hoạch toán kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán Việt Nam và hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Xây dựng quy chế quản lý tài chính, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy chế tài chính của công ty có hiệu lực. - Tổ chức quản lý hệ thống sổ sách theo quy định của nhà nước và pháp luật. - Tổ chức kiểm soát công tác quản lý tài chính nội bộ, chấp hành sự kiểm soát của các cơ quan chức năng cấp trên theo quy định. ● Phòng thị trường - Tổ chức công tác thị trường của Công ty bao gồm chính sách, cơ chế, biện pháp tổ chức thực hiện, biện pháp quản lý mọi yếu tố liên quan đến hoặc ảnh hưởng đến thị trường, thị phần của công ty cả hiện tại và tương lai. - Xây dựng nội dung chương trình đào tạo, tham gia đào tạo nhân viên tiếp thị, bán hàng. - Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học. ● Phòng Tiêu Thụ - Tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. - Tổ chức quản lý khách hàng, hàng, tiền trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. - Tham gia xây dựng nội dung chương trình, tham gia đào tạo nhân viên tiếp thị, bán hàng. - Tổ chức nghiên cứu khoa học. ● Phòng kỹ thuật cơ điện - Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, khai thác sửa chữa, cải tạo, đổi mới, bổ sung máy móc, thiết bị và người sử dụng. - Tổ chức giám sát việc chấp hành các quy định về khai thác, quản lý máy móc thiết bị. - Đảm bảo an toàn máy móc thiết bị và người sử dụng. - Lựa chọn máy móc thiết bị phụ tùng thay thế, nhà cung cấp khi có yêu cầu đầu tư mua sắm. - Lập kế hoạch, phương án liên quan đến việc khai thác, sửa chữa, cải tạo, đổi mới, bổ sung máy móc thiết bị, phụ tùng và tổ chức thực hiện theo kế hoạch, phương án đã duyệt. - Xây dựng nội dung chương trình, đào tạo bồi dưỡng công nhân kỹ thuật, thợ vận hành, sửa chữa máy móc thiết bị - Tổ chức nghiên cứu khoa học ● Phòng kỹ thuật công nghệ - Ban hành tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá, sản xuất cây đầu lọc, in ấn và quy trình, quy định bảo quản nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm tại kho. - Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra đảm bảo quy trình công nghệ có hiệụ lực được chấp hành chính xác. - Cơ chế, biện pháp thực hiện bảo mật bí quyết công nghệ - Xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm, quyết định chủng loại nguyên liệu, phụ liệu sử dụng cho sản xuất tại công ty. - Xây dựng nội dung chương trình, tham gia đào tạo công nhân công nghệ. - Tổ chức nghiên cứu khoa học ● Phòng quản lý chất lượng - Tổ chức công tác quản lý chất lượng vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình sản xuất. - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình công nghệ, chấp hành quy định về quản lý chất lượng đối với người lao động. - Xây dựng phương pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng và tổ chức thực hiện. - Xây dựng nội dung chương trình, tham gia đào tạo kiểm tra viên, người lao động về nội dung, phương pháp quản lý chất lượng. - Tổ chức nghiên cứu khoa học ● Phòng tổ chức nhân sự - Tổ chức bộ máy sắp xếp lực lượng lao động trong công ty. - Xây dựng và quản lý quá trình thực hiện hệ thống định mức lao động, tiền lương trong công ty. - Xây dựng và thực hiện các chế độ liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật và quy định của công ty. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các quy chế điều chỉnh hoạt động của công ty. - Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, tham gia đào tạo công nhân về các lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động, quản lý sản xuất. - Tổ chức nghiên cứu khoa học ● Phòng hành chính Tiếp nhận lưu hồ sơ, công văn, đón tiếp khách, phục vụ hội họp, chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân trong công ty. ● Phân xưởng - Phân xưởng sợi Phối chế nguyên liệu, lên men, chế biến lá nguyên liệu thành sợi thuốc. - Phân xưởng bao mềm Thực hiện cuốn điếu và đóng bao các sản phẩm bao mềm. - Phân xưởng bao cứng Thực hiện cuốn điếu và đóng gói các sản phẩm bao cứng. - Phân xưởng cơ khí Cung cấp điện, hơi khí, nước và gia công các chi tiết phụ thay thế, sửa chữa thiết bị. - Phân xưởng phụ liệu Sản xuất bao bì và sản xuất cây đầu lọc cho sản xuất. 1.1.2. Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.1.2.1. Sản lượng Thuốc lá là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng nhưng phải duy trì sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời để hạn chế nhập lậu sản phẩm thuốc lá. Trong những năm chiến tranh sản lượng chỉ đủ phục vụ bộ đội. Nhưng sau khi giải phóng và những năm gần đây do cải tiến kỹ thuật, công nghệ, máy móc sản lượng ngày càng tăng nhanh, chất lượng cải tiến theo hướng giảm độc hại cho người tiêu dùng. Bảng 1.1: Sản lượng thuốc lá tiêu thụ giai doạn 2006-2008 Đơn vị tính: triệu bao Năm 2005 2006 2007 2008 Sản lượng 110,774 111,634 113,587 116,253 Tốc độ tăng định gốc _ 0,776% 2,539% 4,946% Tốc độ tăng liên hoàn _ 0,776% 1,749% 2,347% ( Nguồn: Phòng kế toán) Sản lượng bán ra liên tục tăng từ năm 2005 đến năm 2008 từ 110,774 triệu bao năm 2005 lên 116,253 triệu bao năm 2008. Trong đó năm có sản lượng cao nhất là năm 2008 với 116,253 triệu bao cũng là năm có tốc độ tăng định gốc và tốc độ tăng liên hoàn cao nhất tăng 2,347%.Có được kết quả như vậy nhờ máy móc thiết bị của công ty đã được nâng cấp đáng kể và sự nổ lực của công nhân viên trong công ty 1.1.2.2. Sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm Với công nghệ trang thiết bi ngày càng hiên đại và ứng dụng khoa học kỹ thuật từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu chế biến nên sản phẩm của công ty ngày càng nâng cao về chất lượng, tăng về số lượng. ● Cơ cấu sản phẩm: đầu lọc chiếm 95%, không đầu lọc chiếm 5%, năng lực của Công ty: 200 triệu bao/ năm. ● Chủng loại sản phẩm của nhà máy hiện nay: - Thuốc lá đầu lọc bao cứng,Vinataba, BluRiver, Blu River menthol, Caravan tím, Caravan menthol, thuốc lá Lam Kinh, thuốc lá Kings, thuốc lá Toruane, thuốc lá Vija, thuốc lá Mild Seven, thuốc lá Mild Seven Lights, thuốc lá Đông Dương, thuốc lá Valentin, thuốc lá Lotus, thuốc lá Sông Xanh.... - Thuốc lá bao mềm: Thuốc lá Bông Sen, Blue Bird menthol, Caravan, thuốc Vija - Thuốc lá không đầu lọc: thuốc Hàm Rồng, thuốc 12/6. ● Theo phẩm cấp, quy định của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam về cấp loại thuốc lá điếu như sau: + Thuốc lá đặc biệt cao cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu, có chất lượng rất cao, mức giá bán rất cao khoảng từ 10.000 đồng/bao trở lên. + Thuốc lá cao cấp: Là thuốc lá điếu đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng cao. Có mức giá bán từ 6000 đồng/bao trở lên. + Thuốc lá trung cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao hộp cứng sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng trung bình. Có mức giá bán từ 2000 –dưới 6000 đồng/bao. + Thuốc lá thấp cấp: Là thuốc lá điếu có đầu lọc, đóng bao mềm và có cả bao hộp cứng. Có mức giá bán dưới 3000 đồng/bao. + Thuốc lá đen: Là loại thuốc lá điếu không có đầu lọc, đóng bao mềm, sử dụng nguyên liệu có chất lượng rất thấp, giá bán hiện nay khoảng dưới 1000 đồng/bao. 1.1.2.3. Tình hình tài chính Nhờ có chính sách kinh doanh đúng hướng mà trong những năm qua công ty đã có sự chuyển biến đáng kể như doanh thu, lợi nhuận, tiền lương công nhân… Bảng 1.2. Báo cáo tài chính các giai đoạn 2006 - 2008 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 -Nguyên giá TSCĐ Tr.đ 142.340 151.300 155.436 -Sản lượng tiêu thụ Tr.bao 111,634 113,587 116,253 -Doanh thu Tr.đ 356.196 437.165 465.012 -Nộp ngân sách Tr.đ 142.340 146.231 149.431 -Lợi nhuận Tr.đ 4.500 5.122 5.735 -Tổng số lao động Người 1.115 1.125 1.145 -Tiền lương BQ Tr.đ 1,500 1,620 1,700 -Vốn chủ sở hữu Tr. đ 71.798 73.452 77.658 (Nguồn: Công Ty Thuốc Lá Thanh Hóa, báo cáo tài chính các năm) - Doanh thu hàng năm đều tăng với mức tăng trưởng bình quân 16.5%.Trong năm 2007 doanh thu tăng mạnh từ 356.196 triệu đồng năm 2006 lên 437.165 triệu đồng năm 2007 tăng hơn 80 triệu - Lợi nhuận trước thuế tăng trong các năm 2006, 2007 thể hiện hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 4,5 tỷ đồng còn năm 2007 là 5,122 tỷ đồng, năm 2008 là 5,735 tỷ đồng - Tiền lương của công nhân cũng được cải thiện từ 1,427 triệu đồng năm 2005 đã tăng lên 1,700 triệu đồng năm 2008 Với sự tăng trưởng của mình công ty đã góp phần tăng ngân sách nhà nước, tạo ra những đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Tổng số tiền nộp vào ngân sách nhà nước của các năm đều tăng với mức tăng trung bình là 13.9%. - Công ty đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động với thu nhập thỏa đáng. Thu nhập bình quân của người lao động không ngừng được cải thiện thể hiện mức lương ngày càng tăng. Năm 2006 mức lương bình quân là 1,500 triệu đồng, năm 2007 mức lương bình quân là1,620 triệu đồng, năm 2008 lương bình quân tăng lên 1,700 triệu đồng. Mức tăng bình quân là 9.3%, tuy nhiên so với các công ty cùng ngành thì vẫn còn thấp. - Những tiến bộ này không chỉ tạo đà cho sự phát triển của công ty mà còn là sự phát triển của tổng công ty nói chung. Đây là những cố gắng của toàn bộ công ty trong việc khắc phục khó khăn đi lên tìm chỗ đứng trên thị trường. 1.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty thuốc lá Thanh Hoá 1.2.1. Vốn và cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển Để tiến hành SXKD nói chung cũng như hoạt động đầu tư nói riêng các doanh nghiệp cần phải có khối lượng vốn nhất định. Nói cách khác vốn là yếu tố có tính chất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, việc huy động vốn, đảm bảo đủ vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời huy động vốn để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là một trong những chính sách quan trọng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp cũng được đa dạng hóa nhằm khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế. 1.2.1.1 Quy mô vốn đầu tư: Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp cần có vốn để nâng cao khả năng cạnh tranh. Quy mô vốn đầu tư thể hiện khả năng vốn tự có và vốn huy động của công ty. Là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc lá, 1 mặt hàng dễ gây cháy nổ đồng thời chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức tiêu thụ, vì vậy việc đầu tư nâng cấp hệ thống kho, nhà xưởng, thiết bị máy móc là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển. Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển luôn đặt ra. Căn cứ vào tình hình tài chính, cũng như nhu cầu đầu tư của công ty phòng kế hoạch lập kế hoạch đầu tư cho các năm sau đó sau khi được cấp trên phê duyệt phòng sẽ lập phương án huy động vốn. Tổng vốn đầu tư các năm được thể hiện như sau: Bảng 1.3: Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2006 – 2008 Năm ĐVT 2006 2007 2008 -Tổng vốn đầu tư Tr. đ 2.768,013 10.401,4 4.983,42 -Tốc độ tăng định gốc % - 275,77% 80,03% -Tốc độ tăng liên hoàn % - 275,77% - 0,52% (Nguồn: Công ty thuốc lá Thanh Hóa) Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng mức đầu tăng giảm không đều năm. Năm 2007 có tổng vốn đầu tư là 10.401,4 triệu đồng tăng 275,77% so với năm 2006. Năm 2008 tổng vốn đầu tư giảm so với năm 2007 do năm 2008 tình hình đất nước khó khăn nên theo chủ trương tiết kiệm của chính phủ phải tiết kiệm trong đầu tư và kinh doanh nên vốn đầu tư năm này giảm. Năm 2007 và năm 2008 có tốc độ tăng định gốc tổng vốn đầu tư đều dương và tương đối cao cụ thể năm 2007 là 275,77%, và năm 2008 là 80,03% 1.2.1.2. Nguồn hình thành vốn đầu tư ● Nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư của công ty chủ yếu hình thành từ 3 nguồn: Vốn tự có, Vốn ngân sách, Vốn vay ngân hàng. Nguồn vốn đầu tư thể hiện qua bảng sau: Bảng 1.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2006-2008 Đơn vị tính: Tr.đ TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Vốn chủ sở hữu 1.408,086 5.565,789 3.001,015 2 Vốn NSNN 480,25 1.994,988 791,865 3 Vốn vay NH 879,674 2.840,622 1.190,539 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Thứ nhất: Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng vốn sử dụng vào đầu tư và qua các năm lượng vốn này có xu hướng tăng lên.. Năm 2008 vốn chủ sở hữu 3.001,015 triệu đồng tuy có lượng vốn thấp hơn năm 2007 là 5.565,789 triệu đồng. Điều này hợp lý bởi trong mấy năm nay doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng nên vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Thứ hai: Vốn ngân sách Công ty thuốc lá Thanh Hóa là công ty trực thuộc Tổng công ty thuốc lá Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước do đó hàng năm công ty vẫn có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển. Tuy nguồn vốn chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của công ty. Năm 2007 vốn từ ngân sách nhà nước cấp cho công ty cao nhất với 1.994,998 triệu đồng. Năm 2008 vốn từ ngân sách cấp cho đầu tư chỉ 791,865 triệu đồng, thấp nhất trong tổng số vốn đầu tư. Đây cũng là năm nước ta đối mặt với nhiều khó khăn lạm phát, khủng hoảng kinh tế do đó vốn ngân sách chi cho công ty cũng giảm theo. Thứ ba: Vốn vay ngân hàng Chiếm 1 lượng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn dành cho đầu tư. Sự phát triển và uy tín của Công ty là một lợi thế đáng mừng cho việc vay vốn. Hệ thống ngân hàng hiện nay rất lớn với nhiều ngân hàng thuộc quốc doanh, ngoài quốc doanh tạo thêm nhiều hơn nữa cơ hội cho việc gia tăng nguồn vốn sản xuất đi vay từ các ngân hàng. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng giảm sút đáng kể, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, vốn chủ sở hữu còn ít trong khi đó vốn vay bên ngoài thì tăng, đồng thời với việc trả lãi hàng năm làm giảm đi lợi nhuận của Công Ty. Vốn tồn đọng tại các công trình, các kho chưa giải phóng được... Năm 2008 vốn vay ngân hàng là 1.190,53 triệu đồng chứng tỏ khả năng tực chủ của công ty ngày càng tăng lên, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay. Khi đầu tư nguồn vốn tự có không đủ thì vốn tín dụng là nguồn huy động nhanh chóng và tiện lợi để đáp ứng nhu cầu vốn để đầu tư. Lượng vốn này giảm bớt rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng do lãi khá cao nên cần cân nhắc kỹ lưỡng khi vay vốn. Tăng lượng vốn để hoạt động công ty cần tăng cường việc thu hồi nợ của các đơn vị khách hàng nhằm tăng nhanh vòng quay của vốn, tăng tốc độ chu chuyển vốn để doanh nghiệp tiết kiệm được vốn. ● Cơ cấu vốn đầu tư thể tỷ trọng các loai nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư. Trong giai đoạn 2006-2008 cơ cấu vốn thay đổi tùy vào điều kiền tài chính của công ty. Bảng 1.5. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng vốn đầu tư 100% 100% 100% Trong đó: - Vốn chủ sở hữu 50,87% 53,51% 60,22% - Vốn NSNN 17,35% 19,18% 15,89% - Vốn vay NH 31,78% 27,31% 23,89% (Nguồn: phòng kế hoạch) Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thay đổi không đều qua các năm. Trong giai đoạn từ 2006-2008 vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn đầu tư. Ba năm đều trên 50% trong tổng vốn đầu tư. Và nguồn vốn này có xu hướng tăng lên. Mặt khác do tính chất ưu việt của nguồn vốn này là không phải trả lãi nên giải thích tại sao nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư. Năm 2008 do tình hình lãi suất cho vay của các ngân hàng khá cao và biến động khó lường nên phần lớn vốn dùng cho đầu tư là vốn chủ sở hữu nên tỷ trọng lượng vốn cao vượt bậc chiếm tới trên 60% tổng vốn dành cho đầu tư. Vốn vay ngân hàng có xu hướng giảm xuống do tình hình biến động của thị trường lãi suất do đó vốn vay ngân hàng giảm từ 31,78% so tổng vốn đầu tư năm 2006 xuống còn 23,89% năm 2008, tuy nhiên tỷ lệ này còn tương đối cao so với tình hình phát triển của công ty hiện nay. Vì vậy áp lực trả nợ tương đối lớn. Vốn từ ngân sách nhà nước có tốc độ tăng giảm không đều cụ thể năm 2006 chiếm 17,35%, năm 2007 chiếm 19,18%, năm 2008 chỉ còn 15,89% so với tổng vốn đầu tư. 1.2.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty theo lĩnh vực đầu tư Hoạt động đầu tư phát triển là hoạt động mang tính sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Đầu tư phát triển làm tăng tài sản cố định, nâng cao trình độ nhân viên… từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty. Trong giai đoạn 2006-2008 hoạt động đầu tư phát triển của công ty chủ yếu ở các lĩnh vực sau: 1.2.2.1. Đầu tư vào tài sản cố định So với các doanh nghiệp khác cùng sản xuất thuốc lá thì trình độ công nghệ của công ty tương đối lạc hậu, do đó trong mấy năm gần đây công ty rất chú trọng đến việc đầu tư vào máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm. Hàng năm công ty dành phần lớn vốn đầu tư phát triển để đầu tư vào tài sản cố định. Tốc độ gia tăng tài sản cố định thể hiện ở bảng sau: Bảng 1.6. Vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty giai đoạn 2006-2008 Năm ĐVT 2006 2007 2008 Vốn đầu tư vào TSCĐ Tr.đ 1.974,408 9.152,97 4.136,22 Tốc độ tăng định gốc % - 363,58% 109,49% Tốc độ tăng liên hoàn % - 363,58% -54,81% ( Nguồn: Phòng kế toán) Năm 2006 là 1.974,408 triệu đồng, năm 2007 là 9.152,97 triệu đồng, năm 2008 là 4.136,22. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của vốn đầu tư vào tài sản cố định không đều năm 2006, 2008 giảm năm 2007 có chiều hướng tăng lên. Năm 2007 vốn đầu tư vào TSCĐ là tương đối lớn hơn 9 tỷ đồng gấp đôi năm 2008 do đó tốc độ tăng liên hoàn năm 2008 âm và năm 2007 vốn đầu tư vào TSCĐ gấp hơn 4 lần năm 2006, tăng 363,58% so với năm 2006. Nhưng năm 2008 vốn đầu tư vào tài sản cố định lại có xu hướng giảm thể hiện tốc độ tăng định gốc giảm do nhu cầu đầu tư của năm 2008 giảm. Vốn đầu tư vào TSCĐ tương đối lớn Bảng 1.7. Tỷ trọng vốn đầu tư vào TSCĐ Năm ĐVT 2006 2007 20._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22004.doc
Tài liệu liên quan