Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các nông hộ tại huyện Gia Lâm và đề xuất các biện pháp cải tiến

Phần I Mở đầu Đặt vấn đề Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước trong những năm qua nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Năng suất và sản lượng lúa liên tục tăng trung bình 2,1%/năm và 4,95%/năm. Chính vì vậy mà chúng ta không những đã giải quyết được vấn đề về an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới (sau Thái Lan), góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng t

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các nông hộ tại huyện Gia Lâm và đề xuất các biện pháp cải tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu nhập cho nền kinh tế quốc dân, giữ vững an ninh chính trị và củng cố quốc phòng. Trong điều kiện hiện nay, thóc gạo vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu cho phần lớn dân số trên thế giới. Trong khẩu phần ăn hàng ngày gạo cung cấp cho cơ thể người khoảng 40-80% calo, 70% protit và 30% lipit ngoài ra trong gạo còn có một số vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B và một số muối khoáng cần thiết. Theo tạp trí “Trái đát xanh” [15] khoảng 40% dân số trên thế giới coi gạo là nguồn lương thực chính và 25% dân số khác sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần ăn hàng ngày. Như vậy lúa gạo có ảnh hưởng tới đời sống ít nhất 65% số dân trên thế giới với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 100-150 kg/người. Với mức tiêu dùng như trên, đến năm 2030 toàn thế giới phải sản xuất lượng lúa gạo nhiều hơn khoảng 60% so với năm 1995 để đáp ứng yêu cầu tăng dân số và nâng cao thu nhập. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải làm như thế nào để đạt được mức tăng sản lượng lương thực như vậy trong hoàn cảnh quỹ đất có khả năng trồng trọt ngày càng giảm, nguồn nước ngày càng khan hiếm đồng thời phải đảm bảo phát triển bền vững [10]. Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu tăng dân số thì vấn đề sản xuất lương thực, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã và đang được quan tâm nhiều ở một số nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Mỹ ... và một số nước vùng Đông Nam á trong đó có Việt Nam. Sản lượng thóc gạo chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Chất lượng giống, điều kiện môi trường, kỹ thuật canh tác, .... Bên cạnh đó, sản lượng thóc gạo còn phụ thuộc vào công tác bảo quản sau thu hoạch. Chúng ta đều biết rằng muốn tăng năng suất ngoài đồng lên 1% là rất khó khăn đòi hỏi đầu tư nhiều lao động, phân bón, thuốc trừ sâu ...nhưng nếu bảo quản trong kho chỉ cần không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì sự hao hụt có thể là vài chục phần trăm. Theo đánh giá của FAO về tổn thất trong kho trên thế giới hàng năm là 10%, nghĩa là 13 triệu tấn hạt mất đi do côn trùng hoặc 100 triệu tấn do bảo quản kém [6]. ở nước ta, thóc gạo sản xuất ra chủ yếu được bảo quản ở nông thôn, chỉ có 10% được cất giữ trong các kho chứa của nhà nước. Theo đánh giá của Thạc Sỹ Nguyễn Minh Mầu [9] hàng năm nước ta thiệt hại về lương thực là 15% xấp xỉ 3,3 triệu tấn quy thóc. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do công tác bảo quản sau thu hoạch còn nhiều hạn chế. Do vậy, việc quản lý dịch hại trong kho gặp rất nhiều khó khăn và sự tổn thất trong bảo quản là điều không thể tránh khỏi, gây nên hiện tượng mát mùa trong nhà. Công tác phòng trừ sâu mọt trong bảo quản lương thực là công tác không thể thiếu được, đặc biệt là trong quá trình bảo quản lương thực ở nông thôn, cụ thể là trong các hộ gia đình. Công tác này chỉ được thực hiện tốt khi hiểu chính xác về quy luật phát sinh gây hại của côn trùng và phương pháp phòng trừ, từ đó trong quá trình bảo quản lương thực sẽ hạn chế được sự tổn thất cả về số lượng và chất lượng lương thực đem lại hiệu quả kinh tế cao cho thu nhập của nhà nước và quan trọng hơn cả là góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Công Nghệ Thực Phẩm, được sự phân công của Bộ môn Chế Biến Thực Phẩm, đáp ứng nguyện vọng của bản thân chúng tôi thực hiện đề tài “Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các nông hộ tại huyện Gia Lâm và đề xuất các biện pháp cải tiến “. Mục đích và yêu cầu của đề tài Mục đích Điều tra tình hình bảo quản thóc tại các nông hộ tại huyện Gia Lâm nhằm xác định nguyên nhân chính gây lên tổn thất thóc trong bảo quản để đề xuất giải pháp hạn chế tối đa tổn thất đó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống hộ gia đình. 1.2.2.Yêu cầu Điều tra thực trạng bảo quản thóc ở các hộ gia đình tại huyện Gia Lâm. Theo dõi sự biến đổi về chất lượng hạt thóc trong thời gian điều tra. Xác định nguyên nhân chính gây lên tổn thất trong bảo quản thóc tại các hộ gia đình. Đề xuất biện pháp cải tiến nhằm hạn chế tối đa tổn thất trong bảo quản thóc tại các hộ gia đình phù hợp với tình hình thực tế ở nông thôn ngoại thành Hà Nội. Phần II Tổng quan tài liêu Tình hình sản xuất và tiêu thụ lương thực trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lương thực trên thế giới Lúa là cây lương thực quan trọng nhất đối với hàng tỷ người dân Châu á và trên thế giới. Trong điều kiện nhiệt đới có tưới, lúa có thể trồng 2-3 vụ/năm với năng suất tương đối cao và khá ổn định để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại. Trong những năm gần đây, nhiều tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng được đưa ra áp dụng đã mang lại hiệu quả hết sức to lớn cho sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu của FAO (2000), tốc độ tăng năng suất lúa trên thế giới là 2,23 % (1962-1970); 1,65 % (1971-1985); 2,31% (1981-1990) và 1,03 % (1991-1998); Diện tích đất trồng lúa trên thế giới năm 1990 và 1992 là 146.688.103 ha và 147.168.103 ha với năng suất tương ứng là 35,5 tạ/ha và 35,7 tạ/ha. Trong đó Châu á chiếm 131.903.10 ha (1990) và 130.974.103 ha (1992) với năng suất tương ứng là 36,5 tạ/ha (1990) và 36,6 tạ/ha (1992) [8]. Theo G.S Nguyễn Hữu Tề [12] có đến 85% sản lượng lúa trên thế giới phụ thuộc vào 8 nước, mà những nước này đều tập trung ở Châu á, đó là Trung Quốc, ấn Độ, Indonexia, Thái Lan, Việt Nam, Bangladesh, Myanma và Nhật. Tình hình sản xuất lúa của một số nước Châu á (1992) được thể hiện ở bảng sau: Bảng 1: Tình hình sản xuất lúa của một số nước Châu á (1992) Tên nước Diện tích (103 ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng(103tấn) Myanma 4.713 29,2 13.771 Indonexia 10.644 44,9 47.770 Philippin 3.265 28,1 9.185 Thái Lan 9.450 19,6 18.500 Lào 593 23,4 1.502 Việt Nam 6.700 32,1 21.500 Toàn Châu á 130.974 36,6 479.588 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lương thực ở Việt Nam Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam cũng có thể được coi là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa đã trở thành cây lương thực chủ yếu, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội của nước ta. Với vị trí địa lý trải dài trên 15 vĩ độ bắc bán cầu từ bắc vào nam đã hình thành những đồng bằng châu thổ phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi sống cả mấy chục triệu người. Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với sản lượng thóc tương ứng là 2,4 và 3,0 triệu tấn. Năng suất bình quân là 13 tạ/ha. Khoảng 2 thập kỷ sau, vào những năm 60, miền bắc có phong trào phấn đấu dành 5 tấn/ha/năm. Cho đến năm 1974 đã đạt được mục tiêu này, năng suất lúa đạt 51,4 tạ/ha/năm [8]. Sau 1975, trong điều kiện đất nước thống nhất, sản xuất lúa ở nước ta đã có những thuận lợi và đã có những bước phát triển đáng kể. Năng suất lúa bình quân đạt 21,3 tạ/ha, đến năm 1985 năng suất lúa đạt 27,8 tạ/ha [8]. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp của nước ta bình quân đầu người có 0,11 ha, bằng 1/3 của thế giới. Trên thực tế nước ta có khoảng 9,5 ha đất có khả năng canh tác nông nghiệp (không kể đất lâm nghiệp) trong đó đất trồng cây hàng năm khoảng 7,5 triệu ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 2 triệu ha. Hiện nay đang sử dụng cho trồng cây hàng năm 5,9 triệu ha, cho cây lâu năm 1,2 triệu ha. Trong 5,9 triệu ha đất trồng cây hàng năm đang sử dụng chỉ có hơn 2 triệu ha là đất tốt. Đất có khả năng trồng lúa khoảng 5 triệu ha, hiện đã sử dụng khoảng 4,7 triệu ha [19]. Do đặc điểm là một nước nông nghiệp với gần 80 % dân số sống ở nông thôn, số dân nông thôn tạo ra khối lượng sản phẩm có giá trị trên 30% tổng GDP (sản phẩm nội địa) của cả nước. Từ sau khi có nghị quyết 10 của Bộ chính trị, nông thôn nước ta chuyển động theo hướng tích cực và có bước phát triển mới theo hướng chú trọng và tập trung sức đẩy mạnh sản xuất lương thực, năng suất lúa được nâng lên và đạt bình quân 35,6 tạ/ha (1994). Với mức tăng trưởng trên, từ chỗ hàng năm ta phải nhập khoảng 0,8 triệu tấn lương thực quy gạo đến chỗ đã tự túc lương thực cho 70 triệu dân, ngoài ra cũng đã có một phần dành cho xuất khẩu. Số liệu cụ thể về tình hình sản xuất lúa ở nước ta trong những năm qua được trình bày ở bảng sau [8]. Bảng 2: Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Năm Diện tích (106 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (106 tấn) Xuất khẩu (106 tấn) 1970 5,0 20,3 10,7 - 1975 4,9 21,3 11,8 -0,148 1980 5,5 21,0 11,7 -0,193 1985 5,7 27,8 15,9 0,06 1990 6,1 31,9 19,2 1,60 1994 6,598 35,6 23,52 1,95 Phần lớn diện tích đất trồng lúa ở nước ta tập trung ở 2 vùng là đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long, chiếm 2/3 diện tích gieo trồng, gạo chiếm hơn 85 % sản lượng lương thực [19]. ĐBSH là một trong hai vựa lúa lớn của nước ta. Cho đến nay ĐBSH vẫn là nơi hỗ trợ và cung cấp một phần lương thực cho các tỉnh phía bắc, đặc biệt là trong các tháng giáp vụ. ĐBSH có thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, vùng có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đất nước. Vì vậy, vùng cần được phát triển nhanh kinh tế-xã hội trên cơ sở ổn định và phát triển bền vững. Trong các yếu tố đảm bảo ổn định và bền vững, an toàn lương thực là một yếu tố quan trọng hàng đầu. ĐBSH là vùng đất chật, người đông. Theo tính toán của một số chuyên gia về dân số, dân số của ĐBSH (1993) là 13.804 nghìn người, mức tăng dân số bình quân trên dưới 2%/năm, phấn đấu đạt mức tăng dân số là 1,7%/năm vào năm 2005 khi đó dân số của vùng là 17.400 nghìn người, sau đó tỷ lệ tăng dân só giảm xuống còn 1,53%/năm đến năm 2010 dân số của vùng là 19.200 nghìn người [15]. Năm 1993, diện tích đất nông nghiệp bình quân ở ĐBSH 522,3m2/ người, với tốc độ tăng dân số tính theo kế hoạch đến năm 2010 thì bình quân đất nông nghiệp là 383,81m2/người (chỉ còn hơn một sào bắc bộ) [15]. Xu hướng đa dạng hoá nông nghiệp đang ngày càng phát triển ở ĐBSH dẫn tới tình trạng diện tích đất trồng cây lương thực bị thu hẹp. Mặt khác, một số diện tích đất nông nghiệp đang được chuyển sang làm đất giao thông, xây dựng khu dân cư, đô thị.... Vì vậy diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp lại. Cho đến nay diện tích trồng cây lương thực ở ĐBSH có 628,114 ha. Trong đó có 585,584 ha trồng lúa và 42,530 ha trồng hoa màu. Hệ số sử dụng đất trồng cây lương thực là 1,75, như vậy diện tích gieo trồng là 1.099,199 ha. Năng suất bình quân đạt 40 tạ/ha quy thóc, sản lượng đạt được là 4.396.796 tấn [15]. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH đang có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất lương thực. Cho đến nay nông nghiệp đang là ngành kinh tế chủ đạo của ĐBSH và góp phần tạo nên 40% GDP, thu hút gần 70% lao động. Tuy nhiên, cho đến nay phần đóng góp của nông nghiệp đang giảm xuống từ từ và đều đặn, trong khi đó phần đóng góp của công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Thực hiện giao ruộng đất cho nông dân, ở một số vùng nông dân tính toán sản xuất đủ thóc gạo cho gia đình ăn số diện tích đất còn lại họ trồng những cây đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Từ những vấn đề trên có thể thấy ĐBSH từ một vùng được xem là đứng thứ hai về sản xuất luá gạo thì cho đến nay do yêu cầu về công nghiệp hoá tăng nhanh nên vấn đề về nông nghiệp có xu hướng giảm dần. Các khu công nghiệp mọc lên đã dần thay thế những cánh đồng lúa và thu hút hàng nghìn lao động. Có những nơi người dân đã bỏ hẳn trồng lúa mà chỉ trồng các loại cây khác như : vải thiều, nhãn,... đem lại lợi nhuận cao, còn lương thực dùng để ăn, chăn nuôi thì được lấy ở các đại lý và các vùng lân cận. Phân loại nông sản phẩm và một số đặc tính của chúng Đối tượng nông sản phẩm (NSP) mà chúng ta nghiên cứu để bảo quản và chế biến là rất phức tạp, đa dạng và phong phú bao gồm nhiều loại hình đối tượng khác nhau. Nếu ta chia các loại nông sản theo đặc điểm hình thái và thành phần dinh dưỡng thì nông sản phẩm gồm các đối tượng như hạt, quả, củ, thân lá... Nếu dựa vào mục đích sử dụng, ta có thể chia chúng thành các nhóm như nhóm dùng làm giống, dùng làm thực phẩm và một nhóm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phục vụ đời sống xã hội. Vì tính chất đa dạng, phong phú và phức tạp của các loại hình nông sản nên yêu cầu kỹ thuật bảo quản cũng không giống nhau. Đối với NSP dùng làm giống, để tái sản xuất mở rộng chúng ta phải giữ gìn tốt để duy trì được khả năng nảy mầm và đảm bảo số lượng giống cho vụ sau. Đối với những NSP dùng làm nguyên liệu cho chế biến, tiêu dùng xã hội chúng ta phải hạn chế đến mức thấp nhất sự giảm chất lượng của sản phẩm. Đối với những NSP dùng làm lương thực cho người và gia súc chúng ta phải đảm bảo được phẩm chất của nguyên liệu, tránh sự tích tụ các chất gây hại đối với người và gia súc. Nói tóm lại việc duy trì số lượng của NSP và đảm bảo chất lượng đó chính là hai mặt của công tác bảo quản nông sản. Cũng như các loại hạt giống khác, hạt nông sản cũng có những đặc tính riêng của chúng. Các loại hạt nông sản do đặc trưng hình thái kết cấu tế bào và thành phần hoá học khác nhau dẫn đến một loạt các tính chất vật lý của chúng khác nhau. Tính chất vật lý và thành phần hoá học của hạt luôn có mối quan hệ rất mật thiết. Ví dụ hàm lượng protein của lúa mì càng cao thì độ trong, độ cứng của nó càng lớn. Hạt những cây lấy dầu có hàm lượng dầu càng cao thì tỷ trọng của chúng càng nhỏ. Hạt nông sản cũng là một cơ thể sống nên sau thu hoạch, nếu bảo quản trong điều kiện không tốt như độ ẩm của hạt cao, thiết bị bảo quản không kín tạo điều kiện cho côn trùng xâm nhập ... thì sẽ gây nên tổn thất. Mặt khác, các quá trình sinh lý của hạt xảy ra mạnh, cũng sẽ dẫn đến sự tổn thất trong bảo quản. Các quá trình sinh lý này diễn ra có thể theo một quy luật như đầu tiên NSP tự bốc nóng làm tăng độ ẩm từ đó làm tăng hô hấp. Chính vì vậy cần phải xác định những nguyên nhân gây tổn thất trong bảo quản để từ đó nghiên cứu những biện pháp kỹ thuật để làm giảm tới mức tối đa sự tổn thất đó. 2.3. Sự tổn thất nông sản trong quá trình bảo quản Việt nam là một nước nông nghiệp nhiệt đới, quanh năm bốn mùa luôn có sản phẩm sau thu hoạch, đòi hỏi phải bảo quản, chế biến để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc đảm bảo và nâng cao chất lượng nông sản có ý nghĩa rất to lớn, nhiệm vụ của sản xuất không chỉ hoàn thành về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng. Chất lượng NSP tốt sẽ kéo dài thời gian sử dụng và giảm bớt sự chi tiêu của nhà nước, hạ thấp được mức thiệt hại có thể xảy ra.Theo giáo sư Trần Minh Tâm [11] để tăng được 1% năng xuất ngoài đồng là một điều hết sức khó khăn, nhưng sau khi thu hoạch về nếu không bảo quản tốt thì NSP sẽ bị hao hụt cả về số lượng và chất lượng. Để đánh giá về sự tổn thất đó, Liên Hợp Quốc đã thống kê hàng năm trung bình thiệt hại của thế giới về lương thực chiếm 15-20 % tính ra tới 130 triệu đô la, đủ nuôi được 200 triệu người trong một năm [11]. ở nước ta sự thiệt hại gây ra trong quá trình bảo quản, cất giữ cũng là một con số đáng kể. Hàng năm trung bình thiệt hại 15 %, tính ra hàng năm chúng ta mất hàng vạn tấn lương thực có thể đủ nuôi sống hàng triệu người [11]. Trong quá trình bảo quản, sự hao hụt của NSP được biểu hiện ở hai dạng: Hao hụt trọng lượng và hao hụt chất lượng 2.3.1. Hao hụt về trọng lượng Sự giảm trọng lượng ở sản phẩm khi bảo quản có thể xảy ra do hậu quả của các hiện tượng lý học và các hiện tượng sinh học. Sự hao hụt lý học là sự bốc hơi một phần hơi nước từ sản phẩm ra môi trường xung quanh. Loại hao hụt lý học khác là sự xáo trộn khi vận chuyển, sắp xếp, bảo quản bị vỡ nát cơ giới tạo ra những bụi cám. Càng xáo trộn mạnh sự mất mát này càng lớn. Sự hao hụt về trọng lượng do các quá trình sinh học có thể rất lớn. Chẳng hạn khi NSP hô hấp thì chất khô sẽ mất đi và đây chính là sự giảm khối lượng tự nhiên của NSP. Sự giảm khối lượng tự nhiên của NSP trong thời gian tồn trữ dài ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố : Giống loại, vùng khí hậu, cách thức chăm sóc bón phân, mùa và công nghệ tồn trữ, thời hạn tồn trữ và mức độ nguyên vẹn cũng như độ chín của chúng. Ngoài ra sự hao hụt trọng lượng có thể xảy ra do sự xâm nhập và gây hại của côn trùng trong khi bảo quản. Những điều kiện bảo quản càng không thuận lợi thì sự hao hụt về trọng lượng càng lớn. Chẳng hạn khi hạt tự bốc nóng thì hao hụt về trọng lượng có thể chỉ 3-8 %, nhưng nếu kho bảo quản ẩm thấp, không kín tạo điều kiện cho dịch hại xâm nhập, phá hoại thì sự hao hụt này có thể là không giới hạn [11]. 2.3.2. Sự hao hụt về chất lượng Khi tổ chức bảo quản sản phẩm đúng có thể loại trừ sự giảm về chất lượng. Sự giảm về chất lượng chỉ có thể xảy ra khi bảo quản lâu hơn giới hạn gọi là độ bảo quản của sản phẩm (độ bảo quản của sản phẩm là giai đoạn mà trong đó sản phẩm còn giữ được những tính chất hạt kỹ thuật hoặc tính chất thực phẩm của nó). Sự giảm chất lượng của sản phẩm khi bảo quản (không kể khi bảo quản quá thời hạn) xảy ra cơ bản là do các quá trình bất lợi: Sự nảy mầm sớm, sự hô hấp và những biến đổi hoá sinh, tác động của vi sinh vật hoặc côn trùng, sự hư hỏng và bị bẩn do chuột chim cũng như sự xây xát cơ giới [11]. Tóm lại sự hao hụt về số lượng và chất lượng là hai loại không thể tránh khỏi khi bảo quản nhưng khi bảo quản tốt thì sự hao hụt này không vượt quá những tiêu chuẩn quy định. 2.3.3. Sự tổn hại lương thực do côn trùng gây ra Có thể nói ở đâu có sự tồn trữ lương thực thì ở đó xuất hiện côn trùng và các sinh vật khác. Thường các loại côn trùng sâu mọt xuất hiện khi NSP tăng độ ẩm do quá trình hô hấp. ở độ ẩm cao hơn độ ẩm giới hạn (13 % với thóc) rất thuận lợi cho côn trùng xâm nhiễm. Những tổn thất do côn trùng gây ra trong kho được quan tâm nhiều nhất là những tổn thất mà chúng gây ra đối với ngũ cốc. Theo FAO, hàng năm tổn thất về ngũ cốc dự trữ trên toàn thế giới khoảng 10 %, có nghĩa 13 triệu tấn ngũ cốc đã bị mất đi do côn trùng và 100 triệu tấn đã bị mất giá trị [6]. Cũng giống như hầu hết côn trùng gây hại cây trồng, côn trùng hại kho thường phá hoại vật chất chúng sử dụng gấp nhiều lần so với nhu cầu thực tế cần cho chúng dinh dưỡng. Bởi vì chỉ đơn giản là sự gặm phá cũng không hoàn toàn mang tính chất phục vụ cho việc ăn vào cơ thể chúng. Côn trùng ăn hại lương thực thường thể hiện ở hai dạng: dạng sơ cấp và dạng thứ cấp. Một số loài côn trùng trước đây được coi là những loài phá hoại thứ yếu thì nay trở thành mối hiểm hoạ. Theo FAO (1982), loài mọt đục hạt lớn ( Protephanus Truncatus Horn), trước đây tồn tại như một loài gây hại thứ yếu ở Trung Mỹ, Braxin, Columbia và miền nam nước Mỹ, nhưng gần đây tại Châu Phi chúng đã gây ra những thảm cảnh cho các kho dự trữ ngô ở Tanzania và các nước Trung Phi khác. Các thông báo chính thức cho hay sự thiệt hại về trọng lượng lên tới 34 % ở các kho chứa ngô và khoảng 70 % ở các kho chứa ngũ cốc [6]. Côn trùng còn là một yếu tố quan trọng làm phát triển việc sản sinh ra Mycotoxin, bởi vì chúng có thể tiếp nhận, mang và vận chuyển các vi sinh vật, mà những vi sinh vật này có khả năng sản sinh ra Mycotoxin. Ngoài khả năng vận chuyển làm mở rộng sự lan truyền nấm bệnh, thông qua quá trình trao đổi chất, côn trùng kho còn tạo điều kiện cho nấm phát triển, đặc biệt là tạo ra “các điểm nóng cục bộ”, rồi từ đó kéo theo sự tăng tiến về độ ẩm. Người ta nhận thấy rằng với hạt bảo quản có thuỷ phần 11-14% và điều kiện bảo quản tốt thì xuất hiện “quá trình bốc nóng cục bộ” không thể là do việc trao đổi chất của các vi sinh vật và hô hấp của hạt, mà nguyên nhân chủ yếu là từ việc trao đổi chất của côn trùng trong kho; thậm chí có thể làm nóng lên tới 600C. Howe (1962) đã xác nhận là phạm vi và tốc độ hình thành “điểm bốc nóng” có quan hệ trực tiếp đến trao đổi chất của từng loài và tốc độ tăng trưởng của quần thể. Các điểm nóng cục bộ có lợi cho sự phát triển mật độ quần thể mọt và tiếp theo là sự phát triển của nấm mốc. Khi ở nơi đã bị làm nóng quá mức không còn thích hợp thì côn trùng dichuyển sang vị trí khác, tạo ra việc mở rộng phạm vi gây hại không ngừng, nếu không có sự can thiệp chấm rứt quá trình đó của con người [4]. Nói tóm lại, sự mất mát do côn trùng gây ra cũng đa dạng và phong phú. Hậu quả của những mất mát đó có thể là: Việc hao hụt về trọng lượng Làm kém hoặc mất phẩm chất của hàng hoá Làm mất thêm tiền chi phí khi giải quyết hậu quả - Làm nhiễm bẩn hàng hoá thông qua quá trình trao đổi chất của côn trùng và nấm mốc Làm mất uy tín trong mua bán - Mất hạt làm giống cho vụ mùa màng kế tiếp Như vậy sự mất mát có thể là trực tiếp và gián tiếp. Mất mát trực tiếp như việc hao hụt trọng lượng, mất khả năng nảy mầm, mất tiền để giải quyết hậu quả. Tổn thất gián tiếp có thể như việc giảm phẩm chất, làm nhiễm bẩn, làm mất uy tín trong buôn bán ... Côn trùng hại ảnh hưởng khí hậu bất lợi Sự nảy mầm Gieo hạt Gặt hái ( thu hoạch) Mùa chín Dự trữ Hệ thống buôn bán Xay xát chế bién Thực phẩm gia đình Thức ăn Xuất khẩu Dinh dưỡng thật Mất khả năng nảy mầm canh tác lạc hậu (chuẩn bị thu hoạch) (Chế biến, thương mại, tồn trữ) Sự mất mát vật lý mất mát vận chuyển - gặt, đập côn trùng - Làm khô chuột - sàng, xẩy, quạt vi sinh vật - vận chuyển Vo rửa, nấu, xử lý trong gia đình Ký sinh đường ruột Bệnh tả, lỵ.... Sơ đồ về các tác nhân gây tổn thất trong quá trình sản xuất, bảo quản và sử dụng nông sản [6]. 2.4. ý nghĩa của việc bảo quản lương thực 2.4.1.Tầm quan trọng của công tác bảo quản lương thực sau thu hoạch Công tác bảo quản hạt lương thực sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó đòi hỏi phải nắm vững bản chất của các hiện tượng sống của hạt nông sản, mối quan hệ khăng khít giữa môi trường với sản phẩm và những hoạt động sinh học có ảnh hưởng trực tiếp đến nông sản phẩm trong quá trình bảo quản. Trong quá trình bảo quản, hạt nông sản xảy ra các quá trình biến đổi về vật lý, sinh lý và sinh hoá. Các quá trình này xảy ra có liên hệ chặt chẽ và phụ thuộc vào tính chất tự nhiên của hạt nông sản: Giống loại, điều kiện trồng trọt, chăm sóc, kỹ thuật thu hái, vận chuyển và những yếu tố kỹ thuật trong quá trình bảo quản. Trong các quá trình đó, hô hấp là một trong những biến đổi sinh lý quan trọng của hạt nông sản. Quá trình này xảy ra mạnh khi hạt nông sản được bảo quản trong điều kiện không thích hợp hay ở độ ẩm hạt cao dẫn đến hiện tượng giảm khối lượng tự nhiên của hạt từ đó gây lên sự tổn thất sau thu hoạch. Ngoài ra sự tổn thất sau thu hoạch còn xảy ra trong quá trình bảo quản do sự xâm nhập của côn trùng và vi sinh vật. Trước những thực trạng trên ngành sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có một biện pháp chung nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự tổn thất đó nhưng vẫn duy trì được khả năng sống của hạt nông sản. Đó cũng là mục tiêu công tác bảo quản sau thu hoạch. Công tác này được thực hiện nhằm: Bảo quản giống để bảo đảm cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Bảo đảm cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Bảo quản bán thành phẩm sơ chế. Để thực hiện được mục đích trên thì công tác bảo quản sau thu hoạch phải giải quyết được 3 yêu cầu: Đảm bảo hao hụt thấp nhất về trọng lượng. Hạn chế sự thay đổi về chất lượng. Chi phí giá thành thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm bảo quản. Có thể thấy quá trình bảo quản nông sản sau thu hoạch một mặt có tác dụng duy trì tiếp sự sống của hạt sau khi đã tách khỏi môi trường sống tự nhiên, tách khỏi cây mẹ, mặt khác có tác dụng hạn chế sự tổn thất về trọng lượng xảy ra do các quá trình sinh lý hay do sự xâm nhập của côn trùng và vi sinh vật. ở nước ta do công tác bảo quản sau thu hoạch chưa được đầu tư đúng mức nên chất lượng lương thực tiêu dùng còn kém, hiệu quả sử dụng lương thực và phụ chế phẩm thấp, các hoạt động thuộc công đoạn sau thu hoạch như gia công chất lượng hạt nông sản ... chưa đi vào nề nếp, kho tàng, trang thiết bị cơ sở vật chất của việc bảo quản còn thiếu nên hiệu quả bảo quản chưa cao. Vì vậy những biện pháp kỹ thuật của công nghệ sau thu hoạch nói chung và kỹ thuật bảo quản chế biến nông sản nói riêng là nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển nông thôn, đặc biệt là trong việc xây dựng ngành công nghệ nông thôn hiện nay. 2.4.2. Thực trạng bảo quản lương thực ở nước ta hiện nay Nước ta là một nước nông nghiệp với 90% số lương thực sản xuất ra được tập trung ở nông thôn, chỉ có khoảng 10% lương thực được cất giữ trong các kho chứa của nhà nước. Trong các kho chứa, do nước ta còn sử dụng các loại kho từ thời Pháp thuộc, do đất nước còn nghèo nàn, lạc hậu nên việc đầu tư cho vấn đề bảo quản còn thấp, chính vì vậy mà chất lượng cũng như số lượng lương thực đều bị giảm sau thời gian bảo quản. Sự hao hụt về số lượng một phần là do hạt hô hấp, bốc hơi nước giảm khối lượng tự nhiên còn một phần do sự xâm nhập của côn trùng và vi sinh vật. Đây chính là hậu quả của việc bảo quản không đúng tiêu chuẩn. Khoảng 90% số lương thực còn lại được cất giữ ở nông thôn, hầu hết là được bảo quản trong các hộ gia đình. Việc bảo quản hạt lương thực ở nông thôn chủ yếu là theo các phương pháp cổ truyền, các phương pháp này rất ít hoặc không được cải tiến gì thêm. Hạt lương thực sau khi thu hoạch được phơi khô, quạt sạch sau đó được bảo quản trong các dụng cụ như các loại thùng tôn, thùng phuy ... các loại thùng này được để cách mặt đất khoảng 20-40cm, cách tường 10-20cm, có hộ để sát tường điều này rất dễ gây lên ẩm mốc khi thời tiết thay đổi vì thùng tôn dẫn nhiệt nhanh, dễ dàng thay đổi theo điều kiện môi trường như nóng nhanh, lạnh nhanh. Đa số ở các hộ gia đình sau khi thóc được phơi khô quạt sạch họ cho ngay vào thùng để bảo quản, lúc này nhiệt độ của hạt còn cao, sau khi cho vào thùng hạt thóc sẽ toả nhiệt và tạo điều kiện cho quá trình hô hấp của hạt xảy ra mạnh gây lên tổn thất đáng kể. Mặt khác cũng do các thiết bị bảo quản được dùng liên vụ, thóc của vụ trước vừa hết thì lại dùng để bảo quản tiếp thóc của vụ sau, có hộ do không vệ sinh thiết bị nên ẩm thường đọng lại trong thiết bị, hơn nữa trứng của các loại côn trùng còn sót lại sẽ phát triển thành dạng trưởng thành và ăn hại thóc bảo quản. ở một số hộ nông dân qua điều tra thấy các thiết bị bảo quản thóc được chứa trong một nhà kho riêng và được vệ sinh sạch sẽ nhưng đa số các hộ nông dân các thiết bị này được để rất lộn xộn (chung với bếp với chuồng trại chăn nuôi...), rất bẩn thỉu. Trên bề mặt của các thiết bị này lại được xếp rất nhiều các dụng cụ khác, có nhiều chuột, dán. Các côn trùng này một phần chúng ăn trực tiếp lương thực, mặt khác do phân của chúng sẽ thu hút nhiều loài côn trùng khác. Đa số các hộ được hỏi về sự tổn thất do côn trùng gây ra đều cho rằng không đáng kể, có hộ còn cho là không có côn trùng hay sâu mọt, nhưng khi tiến hành đặt bẫy điều tra thì kết quả thu được thật đáng ghê sợ. Ngoài các loại mọt ra còn thấy cả các loại côn trùng, kiến, dán,...và thu được nhiều bụi cám do côn trùng ăn hại thóc gây ra. Có thể thấy do trình độ dân trí còn kém, điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, hiểu biết của nông dân về công tác bảo quản chưa cao, việc áp dụng các phương pháp phòng trừ sâu mọt, côn trùng ở các hộ nông dân còn nhiều hạn chế nên sự hao hụt sau thu hoạch còn phổ biến. Nói như vậy không có nghĩa là ở hộ nào cũng như nhau. ở một số hộ do công tác vệ sinh kho tàng sạch sẽ, áp dụng các biện pháp cổ truyền như dùng lá xoan tươi lót phía đáy thiết bị, quét vôi bột xung quanh và dải tỏi bóc vỏ trong thiết bị, hơn nữa kho bảo quản thoáng, có ánh sáng mặt trời chiếu vào nên thóc trong kho được duy trì ở độ ẩm an toàn, mặt khác các hộ này thường xuyên phơi lại thóc nên đã loại trừ được đa số côn trùng và đảm bảo được độ ẩm ở mức an toàn. Những nghiên cứu về côn trùng hại lương thực ở trên thế giới và trong nước Đặc điểm chung của côn trùng Côn trùng là loài động vật có 6 chân, cơ thể được chia làm 3 phần riêng biệt: phần đầu, phần ngực và phần bụng. ở côn trùng trưởng thành đầu có phần mồm ở mọt cánh cứng (để cắn, ngoạm) hoặc như ở bướm mắt kép (để trích hút) và hai râu hoặc nhiều râu. Phần ngực mang 3 cặp chân và hai cặp cánh. Phần bụng gồm phần chính của ống thức ăn và cơ quan sinh dục. Côn trùng sinh trưởng và phát triển theo một vòng đời nhất định: từ trùng trưởng thành đ trứng đ sâu non đ nhộng đ sâu trưởng thành (biến thái hoàn toàn). Đầu tiên côn trùng trưởng thành đẻ trứng trên lương thực, gắn trứng vào hạt lương thực hoặc dùng vòi đục một lỗ nhỏ trên hạt rồi đẻ trứng vào đó. Trứng phát triển và nở thành một ấu trùng hoặc sâu non (với mọt cánh cứng hoặc bướm) mà chúng hoàn toàn không giống với côn trùng trưởng thành. Sâu non ăn hại lương thực để tự nuôi dưỡng nhưng để lớn lên chúng phải lột xác. Quá trình ăn hại và lột xác kéo dài cho tới khi sâu non đạt tới cỡ tối đa. Lúc này sâu non làm kén bằng sợi tơ từ tuyến bên trong cơ thể nó và nó nằm ở trong kén, tại đây nó thay đổi hình hài và trở thành nhộng (giống với côn trùng trưởng thành) [17]. Những nghiên cứu về côn trùng hại lương thực trên thế giới Nhiều nghiên cứu về các loại côn trùng gây hại trong các sản phẩm lương thực dự trữ đã được tiến hành ở một số nước nhiệt đới như ở Châu Phi: Sierra Leone, đặc biệt là vấn đề thóc và gạo; Đông Phi ( Le Pelley, 1959) [18]. Các loại côn trùng gây hại chính được lựa chọn từ hạt lương thực ở vùng nhiệt đới được giới thiệu ở bảng sau: Bảng 3: Các loại côn trùng gây hại chính ở thóc gạo bảo quản Loài côn trùng Những sản phảm bị hại Tên chung Tên khoa học Mọt gạo Sitophilus Spp Ngô, lúa, thóc, gạo. Mọt đục hạt Phizipertha dominica F Thóc, gạo, ngô, sắn. Mọt răng cưa oryzaephilus Spp Ngô, lúa mì, gạo, hạt dầu Mọt bột đỏ Tribolium Spp Ngô, lúa mì, bột lạc. Mọt đậu Callosobruchus Spp Đậu bò, đậu xanh Mọt hạt dẹt Grytolestes Spp Ngô, gạo, lạc Pingale (1952) đã ghi lại rằng khi đậu xanh bị mọt đục thủng thì mất khả năng nảy mầm, trong khi hạt lúa mì bị mọt làm hư hỏng vẫn nảy mầm được. Howe (1952) đã tìm ra rằng khoảng 1/4 các hạt lúa mì bị mọt nảy mầm được. Đó có thể là do các hạt này bị sâu non ăn phần nội nhũ. Như vậy còn lại 3/4 các hạt lúa mì bị mọt thì mất khả năng nảy mầm do sau khi sâu non phát triển thành dạng trưởng thành nó đục thủng hạt để chui ra ngoài và tạo thành lỗ thủng của phôi. Những nghiên cứu về côn trùng hại lương thực ở Việt Nam ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu côn trùng hại lương thực cũng đựơc tiến hành khá sớm. Người Việt Nam đầu tiên quan tâm tới lĩnh vực này là Nguyễn Công Tiễn (1936). Ông là tác giả dịch cuốn “ Cho được có hoa lợi nhiều và tốt hơn” của P.Braemer, trong đó chủ._. yếu giới thiệu vắn tắt các đặc điểm hình thái, đặc tính gây hại một số loài mọt kho thường gặp. Mãi gần 30 năm sau đó, tức là vào những năm 60 của thế kỷ này, việc nghiên cứu về côn trùng mới lại được tiếp tục. Bắt đầu bằng những kết quả điều tra thành phần loài côn trùng gây hại ở một số kho lương thực ở Thanh Hoá (Trường đại học tổng hợp Hà Nội và tổng cục lương thực ,1962). Đỉnh cao của thời kỳ này là kết quả điều tra côn trùng hại kho ở miền Bắc Việt Nam của Đinh Ngọc Ngoạn (1965) và cuốn sách “Côn trùng phá hoại trong kho và cách phòng trừ” của Phan Xuân Hương (1963). Hướng điều tra cơ bản côn trùng hại kho còn được tiếp tục vào những năm gần đây như kết quả điều tra côn trùng hai kho là đối tượng kiểm dịch ( Dương Quang Diệu, Nguyễn Dáng Vân, 1976); Thành phần gây hại trong kho lương thực (Vũ Quốc Trung, 1978); Kết quả điều tra côn trùng hại kho ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam Việt Nam sau giải phóng 1975 (Bùi Công Hiển và các cộng sự, 1980) [6]. Về lĩnh vực nghiên cứu sinh học, sinh thái học các loài côn trùng hại kho còn hạn chế hơn nhiều. Lác đác mới có một số dẫn liệu sinh học và sinh thái học mọt đậu xanh (Callosobruchus chinensis L.) của Nguyễn Vân Đình (1964; sinh học và sinh hoá học mọt gạo (Sitophilus oryzae L.) của Bùi Công Hiển (1965); sinh học và sinh thái học mọt đục hạt nhỏ (Rhyzopertha dominica F.) của Đỗ Thị Hiền (1982). Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học quần thể các loài côn trùng gây hại trong kho thóc ngoại thành Hà Nội (Bùi Công Hiển và Lê Trọng Trải, 1980). Đáng chú ý là kết quả nghiên cứu về tác dụng của Pheromon và ý nghĩa sinh lý, sinh thái của nó ở mọt cứng đốt (Trogoderma granarium Everts) của Bùi Công Hiển (1973) và cuốn sách “Sâu hại nông sản” của Vũ Quốc Trung (1982) đề cập tới nhiều vấn đề về thành phần loài, sinh học các loài gây hại và biện pháp phòng trừ [6]. Một số năm gần đây tình hình nghiên cứu côn trùng hại kho được đẩy mạnh và mở rộng hơn. Những kết quả gần đây chủ yếu tập trung vào việc đánh giá và tìm các biện pháp phòng trừ hữu hiệu, chẳng hạn các kết quả nghiên cứu sử dụng tia bức xạ gamma diệt mọt đậu xanh của Đinh Ngọc Lân, Bùi Công Hiển và các cộng sự (1985- 1987); sử dụng hợp lí các biện pháp phòng trừ côn trùng hại thóc và ngô bảo quản (Bùi Công Hiển, Phạm Trí Dũng,1986) [6]. Một số phương pháp bảo quản hạt lương thực 2.6.1. Bảo quản nông sản ở trạng thái thoáng Bảo quản thoáng là để khối nông sản tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài dễ dàng, nhằm điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong kho và khối nông sản một cách kịp thời thích ứng với môi trường bảo quản. Do đó giữ được thuỷ phần và nhiệt độ của khối nông sản ở trạng thái an toàn. Bảo quản thoáng gồm có 2 phương pháp: Thông gió tự nhiên và thông gió tích cực . -Thông gió tự nhiên: Là quá trình bảo quản thoáng lợi dụng thiên nhiên để thông gió. -Thông gió tích cực: Là chế độ bảo quản thoáng nhưng phải áp dụng thông gió nhờ máy móc. 2.6.2. Bảo quản nông sản bằng phương pháp kín Bảo quản kín là đình chỉ sự trao đổi không khí giữa nông sản và môi trường bên ngoài giữ cho khối nông sản luôn ở trạng thái an toàn. Bảo quản kín tuy giữ được tính chất thực phẩm của hạt. Song quá trình hô hấp trong quá trình này sản sinh ra rượu etylic gây độc cho phôi hạt, làm giảm độ nảy mầm của chúng. Vì vậy tất cả các loại hạt lương thực đều có thể áp dụng phương pháp bảo quản kín, riêng các loại giống người ta không áp dụng phương pháp bảo quản này. 2.6.3. Bảo quản nông sản ở trạng thái lạnh Nguyên tắc của phương pháp này là dùng nhiệt độ thấp để làm tê liệt các hoạt động của vi sinh vật và côn trùng. Phương pháp này đòi hỏi phải hạ nhiệt độ ở khối sản phẩm xuống một mức độ nhất định, càng thấp càng tốt. Có 2 cách là làm lạnh tự nhiên và làm lạnh nhân tạo. Làm lạnh tự nhiên : Tức là lợi dụng nhiệt độ thấp của không khí trong môi trường bảo quản để hạ thấp nhiệt độ trong khối hạt thông qua phương pháp thông gió tích cực. Làm lạnh nhân tạo: Là sử dụng những phòng lạnh, kho lạnh hoặc kho có điều hoà nhiệt độ để giữ ở nhiệt độ nhất định của khối hạt. 2.6.4. Bảo quản nông sản bằng phương pháp hoá học Dùng thuốc hoá học để diệt trừ côn trùng trong kho là phương pháp được sử dụng hiệu quả nhất hiện nay ở nước ta và trên thế giới. Có nhiều loại thuốc hoá học khác nhau, mỗi loại có công dụng riêng biệt và tính chất sử dụng cũng khác nhau. Thuốc muốn được sử dụng tốt và có hiệu quả cần phải đạt các yêu cầu sau đây: - Thuốc phải có hiệu quả cao đối với côn trùng. - Hoá chất phải dễ sử dụng và ít nguy hiểm với người và gia súc. Rất ít hoặc không ảnh hưởng đến chất lượng của hạt và sản phẩm trong kho. - Hoá chất sử dụng không ăn mòn vật liệu xây dựng, các dụng cụ và thiết bị trong kho. - Hoá chất phải có tính ổn định cao. 2.6.5. Bảo quản nông sản trong khí quyển điều chỉnh Các hoạt động sống như trao đổi chất và hô hấp của nông sản chỉ có thể tiến hành khi có đủ một lượng oxi nhất định. Nếu lượng oxi giảm thì nông sản phẩm sẽ hô hấp yếm khí, các quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại, thành phần hoá học sẽ biến đổi chậm hơn so với bình thường. Mặt khác trong điều kiện thiếu oxi,vi sinh vật hoạt động kém hơn.Vì thế nếu thay đổi một phần oxi bằng một số khí trơ như N2, CO2 thì quá trình sinh hoá bị hạn chế, hoạt động của vi sinh vật bị ngừng trệ, song chỉ thay thế được một phần, nếu thay thế hoàn toàn oxi của môi trường thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nông sản phẩm. 2.7. Một số biện pháp phòng trừ côn trùng hại lương thực trong bảo quản Một trong những tác nhân gây hại quan trọng nhất với nông sản sau thu hoạch là côn trùng và vi sinh vật, trong đó côn trùng đóng vai trò chủ đạo, côn trùng gây tổn thất cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy việc đưa ra các biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại là rất cần thiết. Ngày nay do sự phát triển của khoa học trong các ngành sinh học, vật lí, hoá học người ta đã đưa ra các phương pháp phòng trừ sinh học, vật lí và hoá học. 2.7.1. Biện pháp đề phòng côn trùng Đề phòng là biện pháp tích cực, toàn diện và có lợi nhiều mặt. Đề phòng tức là dựa vào quy luật phát sinh phá hoại của các loại côn trùng, thực hiện thường xuyên và có hệ thống mọi biện pháp không cho côn trùng lây lan, ngăn ngừa và tiêu diệt moi điều kiện sinh sống thuận lợi của nó, không để cho nó phát triển phá hoại. Muốn đề phòng côn trùng triệt để cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Tiến hành biện pháp kiểm dịch chặt chẽ, nghiêm ngặt để đề phòng lây lan từ địa phương này sang địa phương khác, từ nước ngoài vào nước ta. - Đề phòng côn trùng xâm nhập vào nông sản phẩm, đảm bảo mọi tiêu chuẩn kỹ thuật nhập kho. - Thường xuyên kiểm tra phát hiện kịp thời sự xuất hiện và diễn biến của côn trùng để có biện pháp xử lý kịp thời thích đáng. - Thực hiện cách ly triệt để giữa nông sản phẩm cũ và mới, tốt và xấu, khô và ướt, nông sản phẩm có côn trùng và không có côn trùng nhằm mục đích ngăn ngừa sự lây lan của côn trùng. 2.7.2. Biện pháp diệt trừ côn trùng hại lương thực trong bảo quản 2.7.2.1. Biện pháp vật lí * Biện pháp cơ học: Là biện pháp có thể dùng sàng sảy quạt hoặc chải quét, khi sử dụng phương pháp này một phần côn trùng sẽ bị tiêu diệt, phần khác có thể rơi lẫn vào bụi rác và tách khỏi sản phẩm. Tạp chất và bụi rác phải để xa hoặc đốt. Có thể dùng biện pháp đóng mở cửa kho để diệt một số côn trùng có đặc tính thích bay bổng như mọt đục thân (Rhizopertha dominica F.), dùng bẫy để đèn để diệt các loại ưa ánh sáng hoặc có thể dùng cách bịt kín sản phẩm để diệt bướm. * Biện pháp nhiệt học: Nguyên tắc của biện pháp này là người ta có thể tăng cao hoặc giảm thấp nhiệt độ để diệt côn trùng, nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến hạt giống và các sản phẩm trong kho. Ví dụ ở 490C- 520C trong vòng 10 – 12giờ mọt Tribolium Confusum Dwi có thể bị tiêu diệt 100% [11]. Ngoài ra có thể lợi dụng nhiệt độ của ánh nắng mặt trời để phơi hạt, cũng có tác dụng tiêu diệt côn trùng trong kho nông sản phẩm. 2.7.2.2. Biện pháp hoá học Biện pháp diệt trừ côn trùng bằng hoá học là biện pháp sử dụng các chất có hoạt tính gây độc cho côn trùng được bắt nguồn từ thực vật và việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu công nghiệp. 2.7.2.3. Biện pháp sinh học Diệt trừ côn trùng bằng sinh học là việc làm giảm số lượng các quần thể côn trùng gây hại bằng việc sử dụng các tác nhân sinh vật sống do con người tạo ra. Phần thứ ba địa điểm- đối tượng và phương pháp điều tra Địa điểm điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra ba xã ở huyện Gia Lâm: Cổ Bi, Đa Tốn và Dương Xá. ở mỗi xã tiến hành điều tra 10 hộ gia đình có bảo quản thóc. Đối tượng điều tra Đối tượng điều tra là 30 hộ gia đình có bảo quản thóc ở 3 xã tại Huyện Gia Lâm. Thóc được thu hoạch vào đầu tháng 10/2002, thời điểm bắt đầu điều tra là 1/3/2003. Thóc được đựng trong thùng tôn hoặc thùng phuy. Thùng tôn có dung tích khoảng 400-1000 kg, thùng đặt cách mặt đất 30- 40cm, cách tường 20 –30 cm. Sau mỗi tháng tiến hành lấy mẫu phân tích kiểm tra chất lượng thóc, gạo và mật độ sâu mọt. Phương pháp điều tra Phỏng vấn trực tiếp từng hộ theo phiếu điều tra. Các hộ điều tra được chọn bằng bốc thăm ngẫu nhiên. 3.4. Phương pháp lấy mẫu và xác định một số chỉ tiêu chất lượng thóc, gạo Phương pháp lấy mẫu Lấy mẫu ban đầu Vì hạt được bảo quản ở trạng thái đổ rời trong các thing tôn nên ta tiến hành lấy mẫu theo chiều cao khối hạt. Lấy mẫu ban đầu trong các thùng tôn có chiều cao nhỏ hơn 2m, ở mỗi thùng lấy 5 điểm trên 2 đường chéo. Dùng xiên có chiều dài 60cm, đường kính ống 1mm lấy mẫu ở 5 điểm đã xác định ta được 5 mẫu ban đầu. Lập mẫu trung bình Từ các mẫu ban đầu ta dàn đều ra khay chia mẫu hình chữ nhật sau đó kẻ 2 đường chéo của hình chữ nhật và gộp 2 mẫu đối đỉnh nhau lại ta được mẫu trung bình. Lấy mẫu trung bình có khối lượng 500g và mang tính đại diện cho lô thóc. Các mẫu trung bình thu được chứa riêng trong một túi. Sau khi thu được mẫu trung bình, mẫu được bảo quản trong phòng thí nghiệm ứng với các thông số giống như nơi bảo quản. Lấy mẫu kiểm nghiệm Từ mẫu trung bình tiến hành trộn đều nhiều lần để lấy mẫu kiểm nghiệm quy định cho từng chỉ tiêu, phẩm chất của lô kiểm nghiệm. Để phân chia thành mẫu kiểm nghiệm chúng tôi dàn đều mẫu trung bình ra tấm kính, chia 2 đường chéo góc, lấy 2 phần đối đỉnh nhau được mẫu kiểm nghiệm. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng thóc Xác định độ ẩm Độ ẩm thóc là chỉ tiêu quan trọng về chất lượng thóc trong suốt quá trình bảo quản. Việc xác định độ ẩm thóc là xác định lượng nước tự do trong hạt thóc. Độ ẩm thóc được xác định bằng phương pháp sấy khô đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105 o C. Cách tiến hành: Mẫu kiểm nghiệm được nghiền nhỏ và được rây ở đường kính lỗ 0,25mm sau đó chia làm 3 mẫu cân khoảng 5g cho vào 3 hộp kim loại đã sấy khô đến khối lượng không đổi và cân trên cân phân tích với độ chính xác 0,01g. Để hộp đựng mẫu vào tủ sấy ở nhiệt độ 105 0C và sấy đến khối lượng không đổi. Cứ 30 phút lấy mẫu ra để vào bình hút ẩm 15 – 20 phút, cân cho đến khi khối lượng không đổi. Độ ẩm của thóc được tính theo công thức sau: Trong đó: G0: Khối lượng của hộp kim loại sấy khô đến khối lượng không đổi (g) G1: Khối lượng của hộp có mẫu trước khi sấy (g) G2: Khối lượng của hộp có mẫu sau khi sấy (g) W: Độ ẩm của thóc (%) Độ ẩm cuối cùng là trung bình của 3 mẫu. Xác định mật độ sâu mọt Dùng sàng có đường kính lỗ 2,5mm để sàng thóc và đếm số lượng sâu mọt còn sống. Tính tỷ lệ sâu mọt/kg thóc. Mật độ sâu mọt được tính theo công thức: (Con/kg) Trong đó: N: Số sâu mọt trong 1kg thóc (con/kg) M: Khối lượng thóc kiểm tra (g) n: Tổng số sâu mọt sống trong 1kg thóc kiểm tra (con) Xác định tỷ lệ tạp chất Dùng sàng có đường kính lỗ 2,5cm sàng các tạp chất vô cơ, những hạt lép, lửng... cân lên và tính tỷ lệ. Khối lượng tạp chất thu được Tỷ lệ tạp chất thóc = x 100 (%) Khối lượng thóc kiểm tra Xác định khối lượng 1000 hạt Từ mẫu phân tích ta tiến hành lấy 4 mẫu thử mỗi mẫu 100 hạt và xác định trọng lượng của từng mẫu, ta được trọng lượng của 4 mẫu là x1, x2, x3, x4 Tính trọng lượng trung bình của 4 mẫu Tính hiệu số giữa 2 số biên d = xmax - xmin Khi đó trọng lượng 1000 hạt là kết quả của bình quân trọng lượng của 100 hạt nhân với 10 hay P1000 = X .10 Kết quả này chỉ được sử dụng khi d nằm trong phạm vi sai số cho phép. Phạm vi sai số cho phép đối với thóc được trình bày ở bảng sau: Trọng lượng tb (1) Sai số tối đa (2) (1) (2) < 2,0 g 0,12 2,57-2,70 0,16 2 – 2,20 0,13 2,71-2,90 0,17 2,21 – 2,40 0,14 2,91-3,00 0,18 2,41 – 2,50 0,15 > 3,0 0,19 Nếu d lớn hơn sai số tối đa cho phép thì phải làm lại với 4 mẫu thử khác. Xác định độ ẩm bằng máy đo đọ ẩm nhanh (Grainer II). Tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm, sau đó cân lấy 100g. Điều chỉnh máy về chế độ làm việc đối với loại hạt dài, cho mẫu vào máy và ghi lại kết quả. Mỗi mẫu tiến hành đo 3 lần rồi lấy kết quả trung bình. 3.4.3.. Phương pháp xác định các chỉ tiêu chất lượng gạo. Tỷ lệ thu hồi gạo sau khi sát (H) Cân 200g thóc cho vào máy tách vỏ trấu thu được gạo lật. Cho gạo lật vào máy xay khoảng 7-10 phút. Đem cân và tính tỷ lệ thu hồi gạo. H = Khối lượng gạo nguyên + Khối lượng tấm x 100(%) Khối lượng thóc xay xát -Tỷ lệ gạo nguyên (Kn) Gạo thu được cho qua rây đường kính lỗ 2,2 mm để loại bỏ những hạt vỡ. Tính tỷ lệ thu hồi gạo nguyên. Kn = Khối lượng gạo nguyên X 100 (%) Khối lượng gạo kiểm tra Tỷ lệ tấm (Kt) Phần thu được sau khi rây đem cân, tính tỷ lệ tấm thu được. Kt = Khối lượng tấm thu được X 100 (%) Khối lượng gạo kiểm tra Tỷ lệ gạo đỏ vàng (Kđv) Chọn những hạt đỏ vàng, sau đó tính tỷ lệ gạo đỏ vàng thu được. Kđv = Khối lượng gạo đỏ, vàng thu được X 100 (%) Khối lượng gạo kiểm tra Xử lý số liệu Số liệu được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu là số trung bình cộng của 3 lần phân tích lặp lại. `x = Độ lệch chuẩn: S2 = Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ trên phần mềm Microsoft Excel. Phần thứ tư Kết quả nghiên cứu và thảo luận ở nước ta thóc được bảo quản chủ yếu là ở nông thôn và được bảo quản bằng các phương pháp khác nhau như bằng chum, vại, thùng, hòm, bao, cót quây....Ngày nay do điều kiện kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng lúa ngày càng tăng lên. Mặt khác, do dân số tăng nhanh nên diện tích đất canh tác cũng như đất ở ngày càng giảm nên việc bảo quản thóc bằng các thiết bị trên ngày càng hạn chế do dung tích nhỏ và tốn nhiều diện tích, thay vào đó là việc sử dụng các loại thùng tôn,thùng phuy vì các loại thùng này có dung tích lớn, chiếm ít diện tích hơn nữa nó có tính dẫn nhiệt tốt nên dễ dàng thay đổi nhiệt độ độ ẩm theo điều kiện môi trường gây bất lợi cho các hoạt động sống của côn trùng trong kho, tránh được sự phá hoại của chuột và khi bảo quản kín như vậy làm cho hàm lượng O2 giảm đi, hàm lượng CO2 tăng lên sẽ hạn chế được sự hô hấp của hạt, do đó đảm bảo giữ được chất lượng thóc trong quá trình bảo quản. Chính vì vậy khi tiến hành lấy mẫu phân tích chúng tôi lấy ở một thiết bị cố định có xu hướng được dùng trong tương lai. Thóc được bảo quản kín sau khi đã được làm sạch phơi khô đến độ ẩm an toàn (theo kinh nghiệm của người nông dân là cắn hạt nếu thấy giòn là được). Hạt thóc trong quá trình bảo quản thường hút ẩm từ môi trường không khí làm tăng độ ẩm của hạt, làm giảm chất lượng của thóc, gạo, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của gạo. Để hạn chế được sự tổn thất đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình bảo quản, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thóc, tăng giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của thóc, công tác bảo quản sau thu hoạch đã và đang được nghiên cứu trong đó có vấn đề bảo quản nông sản. Bảo quản nông sản sau thu hoạch là một biện pháp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thóc, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho nền kinh tế của nhà nước. Thời gian thực hiện đề tài này được chúng tôi tiến hành từ tháng 2/2003 đến tháng 6/2003. Do thóc được thu hoạch sớm hơn ( tháng 10/2002) nên việc xác định các chỉ tiêu về chất lượng thóc, gạo lần đầu tiên được coi là lần đối chứng để so sánh với các lần sau. Theo dõi sự biến đổi chất lượng thóc, gạo trong quá trình bảo quản chúng tôi đã thu được kết quả sau: 4.1. Diễn biến độ ẩm thóc trong thời gian bảo quản Độ ẩm thóc là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất quyết định đến thời gian bảo quản, chất lượng cũng như số lượng thóc trong quá trình bảo quản đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của gạo sau bảo quản. Độ ẩm thóc là lượng nước tự do có trong sản phẩm nên nó có liên quan đến các hiện tượng hư hại như: Men, mốc, bốc nóng, biến vàng, các hoạt động sinh lý, sinh hoá của hạt. Biết được độ ẩm là một điều quan trọng trong việc phân tích, xác định giá trị dinh dưỡng và chất lượng sản phẩm. Về phương diện dinh dưỡng, nếu thóc có độ ẩm cao, các chất dinh dưỡng khác càng thấp. Thí dụ: cùng 100g gạo nếu ở độ ẩm 14% thì có 7,6g protein, 1g lipit và 76,2g gluxit. Nếu ở độ ẩm 20% có 7,0g protein, 0,9g lipit và 70,8g gluxit. Về phương diện xác định phẩm chất và khả năng bảo quản, nếu độ ẩm vượt quá mức tối đa, sản phẩm sẽ mau hỏng. Thí dụ: độ ẩm tối đa của bột là 14%, nếu vượt quá 14%, bột sẽ bị ẩm mốc, lên men, chóng chua [14]. Thóc có độ ẩm càng cao thì cường độ hô hấp của hạt càng lớn, hạt tiêu hao nhiều chất khô, là môi trường thuận lợi cho côn trùng và vi sinh vật phát triển làm giảm khối lượng, chất lượng thóc, làm tăng tỷ lệ tạp chất, ảnh hưởng đến chất lượng gạo. Chính vì vậy trong quá trình điều tra cứ sau một tháng chúng tôi lại tiến hành lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu chất lượng thóc trong đó độ ẩm là một trong các chỉ tiêu quan trọng nhất. Theo dõi diễn biến độ ẩm thóc trong thời gian điều tra chúng tôi thu được kết quả được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Diễn biến độ ẩm của thóc trong thời gian bảo quản (%) (Phương pháp sấy đến khối lượng không đổi) Mẫu Lần 1 Lần 2 Lần 3 C1 13,13 14, 16,48 C2 14,60 14,52 16,38 C3 14,06 14,84 15,41 C4 13,89 13,92 15,28 C5 13,22 15,58 15,66 C6 13,04 14,20 16,30 C7 13,43 14,99 16,36 C8 13,12 14,80 16,16 C9 14,00 15,18 16,35 C10 13,41 14,46 16,56 D1 13,58 15,88 16,08 D2 13,54 15,14 15,26 D3 13,93 14,19 15,70 D4 13,81 13,74 15,29 D5 13,86 14,83 16,68 D6 13,81 14,60 15,48 D7 13,00 14,04 14,66 D8 13,09 14,65 15,97 D9 13,37 14,64 14,27 D10 13,44 14,83 15,96 Đ1 14,65 14,73 16,84 Đ2 13,69 14,28 14,41 Đ3 13,97 15,83 16,16 Đ4 14,27 15,18 15,48 Đ5 13,88 14,25 15,03 Đ6 13,91 15,08 16,18 Đ7 13,11 14,11 16,42 Đ8 12,83 15,19 16,31 Đ9 13,69 14,33 16,19 Đ10 13,60 14,49 16,37 TB 13,66 14,69 15,85 Đồ thị 4.1. Diễn biến độ ẩm thóc trong thời gian bảo quản (%) Qua bảng 4.1 ta thấy ở cả 30 mẫu thóc độ ẩm đều tăng lên trong thời gian điều tra, mức độ tăng ẩm ở các mẫu khác nhau thì khác nhau. Tuy các mẫu được bảo quản ở cùng một loại thiết bị, trong cùng một thời gian nhưng mức tăng ẩm qua các lần lại khác nhau.Các mẫu có mức tăng ẩm cao như C7 C1, C6, C8, C10, D1, D5, Đ7,...đặc biệt là mẫu Đ7 độ ẩm tăng từ 13,11% đến 16,42% tăng 3,31%, các mẫu có mức tăng ẩm thấp như C3, D2, D3, D4, D7, D9, Đ2, Đ4...trong đó mẫu D7 có mức tăng ẩm thấp nhất từ 13,00% đến 14,66%. Mức độ tăng ẩm khác nhau như vậy phụ thuộc vào cấu tạo, đặc điẻm riêng của giống thóc, phụ thuộc vào kỹ thuật bảo quản ở các hộ gia đình và đặc biệt là phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu của thóc. Các giống thóc khác nhau có mức tăng ẩm khác nhau, thóc có độ dày vỏ trấu lớn, độ hở vỏ trấu thấp thì mức tăng ẩm thấp và ngược lại. Ví dụ thóc CR203 có độ hở vỏ trấu thấp (0,7%), giống thóc Q5 có độ hở vỏ trấu là 7,3%. Qua điều tra ở 3 xã chúng tôi thấy ở xã Cổ Bi đa số các hộ đều sử dụng giống thóc Q5, ngoài ra một số hộ có trồng thêm các giống như CR203, KD, Xi23, NX30, tẻ thơm, trong đó Q5 là giống thóc có độ hở vỏ trấu cao nên mức tăng độ ẩm cao, kéo theo sự xâm nhập và phát triển của sâu mọt, quá trình hô hấp của sâu mọt cũng làm tăng độ ẩm của thóc bảo quản. Căn cứ vào bảng thống kê các giống lúa được trồng chủ yếu chúng tôi thấy ở xã Dương Xá trồng chủ yếu là giống CR203, đây là giống có độ hở vỏ trấu thấp nên mức tăng ẩm thấp như ở công thức D7. Ngoài ra các giống thóc có mùi thơm như giống thóc tẻ thơm cũng có mức tăng ẩm nhanh do mùi thơm của thóc thu hút sự chú ý của côn trùng, sâu mọt và vi sinh vật phát triển. Độ ẩm ban đầu của thóc càng thấp thì sự chênh lệch qua các lần điều tra càng cao do có sự chuyển dịch cân bằng ẩm từ bên ngoài vào trong hạt để đạt tới trạng thái cân bằng ẩm với môi trường không khí. Độ ẩm không khí là một yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thóc khi bảo quản. Hạt thóc khi phơi khô đến độ ẩm nhất định, nếu trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm môi trường thích hợp thì độ ẩm của thóc được duy trì do giữa độ ẩm của thóc và độ ẩm của môi trường luôn luôn tồn tại một cân bằng động, khi độ ẩm không khí cao thì hạt thóc sẽ hút ẩm làm tăng độ ẩm của thóc và kéo theo hàng loạt các quá trình hoá học, lý học, sinh hoá xảy ra liên tiếp và đồng thời là môi trường thuận lợi cho dịch hại phát triển. Vì thế khi độ ẩm không khí cao là yếu tố làm giảm chất lượng thóc bảo quản. Cùng độ ẩm không khí, khi nhiệt độ không khí càng cao thì ẩm của thóc càng cao do nhiệt độ tăng lên thì lượng hơi nước bão hoà trong không khí cũng tăng lên, do đó áp lực thoát hơi nước cũng tăng lên, nếu thóc được bảo quản thoáng thì độ ẩm của thóc giảm đi nhưng ở các hộ thóc được bảo quản trong thùng tôn, là môi trường kín không hoàn toàn nên khi áp lực thoát hơi nước tăng nhưng do trong một môi trường kín và hẹp làm cho hơi nước không thoát ra ngoài được mà tạo thành một môi trường ẩm trong khối hạt, khi đó thóc sẽ hút ẩm trở lại làm độ ẩm của thóc tăng lên. Sự tăng ẩm của các mẫu ở mức độ khác nhau cũng do các mẫu thóc được bảo quản ở các hộ nông dân khac nhau. Nhìn chung thóc đều được bảo quản kín trong thùng tôn nhưng kho chứa các dụng cụ này lại khác nhau. Qua điều tra ở các hộ này chúng tôi thấy ở xã dương Xá số hộ có kho riêng là nhiều nhất như các hộ D4, D7 nên hạn chế được sự xâm nhập của sâu mọt và mức độ tăng ẩm thấp, hơn nữa các hộ này thường xuyên phơi lại thóc khi lấy thóc đi xay xát thấy có mọt. Mặt khác, thóc sau khi phơi khô, quạt sạch, các hộ đều đổ thóc vào thùng ngay, lúc này nhiệt độ đống hạt cao, do tính dẫn nhiệt kém, tính ỳ nhiệt lớn nên nhiệt độ không thoát ra ngoài được, tích tụ lại dần dẫn tới quá trình tự bốc nóng làm tăng hô hấp và làm cho độ ẩm khối hạt tăng lên. Nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian điều tra diễn biến phức tạp, tăng giảm đột ngột dẫn đến sự sai khác về độ ẩm giữa các tháng điều tra. Theo PTS Trần Minh Tâm [11] hạt thóc trong quá trình bảo quản không ngừng hấp phụ và giải hấp phụ với hơi nước trong không khí, có khi hấp phụ chiếm ưu thế thì độ ẩm của hạt tăng, có khi tác dụng của giải hấp phụ chiếm ưu thế thì độ ẩm của hạt giảm. Độ ẩm của hạt không cố định mà tuỳ theo sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh mà có lúc tăng lúc giảm. Ví dụ ở nước ta tháng 1, 2, 3 là các tháng mùa xuân nhiệt độ và độ ẩm không khí ở mức trung bình nên độ ẩm của hạt cũng được duy trì hoặc tăng không đáng kể. Đến tháng 3, 4, 5 là tháng có nhiệt độ không khí cao trung bình khoảng 28-300C có khi lên tới 370C, độ ẩm không khí cao khoảng 80-90% chính vì vậy ở các tháng này độ ảm của hạt tăng lên. Nhưng nếu ta để hạt trong một điều kiện cố định thì qua một thời gian nhất định độ ẩm của hạt được duy trì ở trạng thái trung bình, tức là tốc độ hấp phụ và giải hấp phụ bằng nhau, độ ẩm của hạt lúc đó sẽ cân bằng với môi trường không khí và gọi là độ ẩm cân bằng. Do hạt thóc có thành phần hoá học khác nhau nên độ ẩm cân bằng có sự sai khác rõ rệt. Điều kiện ngoại cảnh chủ yếu ảnh hưởng đến độ ẩm của hạt là nhiệt độ và độ ẩm không khí. ở cùng một điều kiện khi nhiệt độ của không khí càng cao thì độ ẩm cân bằng càng thấp, còn độ ẩm tương đối càng cao thì độ ẩm cân bằng càng cao. Độ ẩm của hạt thóc cao hay thấp đều có ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý và tính an toàn của hạt khi bảo quản. Nếu độ ẩm cân bằng thấp thì thóc bảo quản được lâu dài, nếu độ ẩm cân bằng của hạt thóc quá cao, cường độ trao đổi vật chất của hạt mạnh hơn, hạt tiêu hao nhiều chất khô dẫn đến khối lượng 1000 hạt giảm. Do đó trong điều kiện cụ thể nhất định, hàm lượng nước cân bằng của hạt giúp ta tính toán để bảo quản hạt được an toàn. Qua những số liệu trên cho thấy, độ ẩm thóc tăng dần trong quá trình bảo quản. Sự tăng ẩm không đồng đều do độ ẩm ban đầu của thóc, kỹ thuật bảo quản ở các hộ, các tác nhân gây hại như sâu mọt, vi sinh vật. Độ ẩm thóc tăng lên gây tổn thất về khối lượng và chất lượng thóc, ảnh hưởng đén giá trị sử dụng của gạo. Như vậy kết quả điều tra của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của PTS. Trần Minh Tâm. Để hạn chế mức tăng độ ẩm thóc trong quá trình bảo quản ở các hộ nông dân chúng ta phải tuyên truyền cho nông dân về tầm quan trọng của công tác bảo quản thóc sau thu hoạch, thiết kế các loại kho có quy mô hộ gia đình có thể ngăn chặn không khí có độ ẩm cao tác động vào thóc. Với các loại thùng tôn có thể chế tạo loại thùng hai vỏ, ở giữa nên có lớp cách nhiệt như dùng xốp để giảm tốc độ dẫn nhiệt. Vận động nông dân nên phơi sấy lại thóc, khi phơi xong nên để cho khối hạt nguội mới đem bảo quản, qua mỗi vụ hoặc mỗi khi phơi lại phải sửa chữa, quét dọn lại thiết bị bảo quản đặc biệt là các loại thùng tôn để ngăn chặn sự phát triển của các loại sâu mọt. 4.2. Diễn biến khối lượng 1000 hạt trong thời gian bảo quản Khối lượng 1000 hạt là trọng lượng khô tuyệt đối của hạt thóc, nó đặc trưng cho những tính chất vật lý, thành phần hoá học của hạt thóc và những đặc tính bên trong của hạt thóc như: độ chắc, độ mẩy, độ chín, độ thuần, hình dạng, đặc tính bề mặt, kết cấu bên trong, hàm lượng nước. Trọng lượng 1000 hạt càng lớn chứng tỏ hạt càng có giá trị, hạt càng có bề mặt trơn nhẵn, kết cấu bên trong chặt chẽ, hàm lượng các chất dinh dưỡng như tinh bột nhiều. Do đó khi chế biến tỷ lệ thu hồi gạo cao, tỷ lệ gạo nguyên lớn, tỷ lệ tấm giảm, chất lượng cảm quan của gạo tăng. Nhưng hạt to bề mặt xù xì, kết cấu bên trong lỏng lẻo, hàm lượng nước bên trong cao, hàm lượng các chất dinh dưỡng: tinh bột giảm, đạm, chất béo nhiều, khối lượng hạt nhỏ. Khối lượng 1000 hạt qua quá trình bảo quản phụ thuộc vào giống thóc do bản chất di truyền của giống quy định, ngoài ra còn tuỳ thuộc vào kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thời điểm thu hoạch, kỹ thuật bảo quản ở các hộ nông dân, đặc biệt là phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu bảo quản. Trong quá trình bảo quản, hạt thóc là một cơ thể sống chịu tác động của yếu tố môi trường bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm và các quá trình sinh lý, sinh hoá diễn ra trong nội tại hạt, đặc biệt là quá trình hô hấp làm tăng độ ẩm, tiêu hao nhiều chất khô. Do đó mà khối lượng 1000 hạt giảm đi. Mặt khác, độ ẩm tăng là điều kiện thuận lợi cho côn trùng, vi sinh vật phát sinh, phát triển, ăn hại thóc cũng làm giảm khối lượng 1000 hạt. Kết quả theo dõi diễn biến khối lượng 1000 hạt được trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2: Diễn biến khối lượng 1000 hạt trong thời gian bảo quản (g) Mẫu Lần 1 Lần 2 Lần 3 C1 24,62 23,09 22,79 C2 22,96 22,71 22,58 C3 23,67 22,23 21,61 C4 22,54 22,12 22,01 C5 22,51 22,44 22,40 C6 22,60 22,39 22,12 C7 22,63 22,33 21,63 C8 24,09 22,91 22,87 C9 22,65 21,99 21,33 C10 24,65 24,51 23,46 D1 26,74 26,20 24,32 D2 26,48 25,77 24,55 D3 26,64 24,84 24,28 D4 22,35 21,45 21,25 D5 25,38 24,41 21,36 D6 26,58 26,19 26,06 D7 26,68 25,42 25,38 D8 26,79 26,72 26,61 D9 26,63 25,73 24,54 D10 25,52 25,42 25,21 Đ1 22,60 21,96 21,96 Đ2 24,36 24,07 23,12 Đ3 24,36 24,24 24,13 Đ4 22,79 22,20 21,99 Đ5 22,65 22,59 22,59 Đ6 25,26 22,63 22,41 Đ7 23,80 23,01 22,85 Đ8 23,72 23,51 22,88 Đ9 22,88 22,40 22,23 Đ10 22,77 22,17 22,04 TB 24,26 23,58 23,05 Đồ thị 4.2. Diễn biến khối lượng 1000 hạt trong thời gian bảo quản. Qua số liệu bảng 4.2 cho thấy khối lượng 1000 hạt của các mẫu qua quá trình bảo quản đều giảm. Mức độ giảm ở các mẫu khác nhau là khác nhau do độ ẩm ở các mẫu khác nhau. Qua bảng 4.1 ta thấy độ ẩm trung bình của các mẫu ở lần đầu là 13,66% thì khối lượng 1000 hạt đạt 24,26g, đến lần thứ 2 độ ẩm trung bình của các mẫu tăng lên đạt 14,69% khi đó khối lượng 1000 hạt giảm còn 23,58g giảm 0,68g. Đến lần theo dõi thứ 3 độ ẩm trung bình của khối hạt là 15,85% tương ứng với khối lượng 1000 hạt giảm là 23,05g giảm 0,53g. Vậy ta thấy mức độ giảm khối lượng 1000 hạt ở lần 2 lớn hơn lần 3 là do lần 2 mức độ tăng mật độ sâu mọt lớn hơn lần 3. Sâu mọt ăn hại thóc, phá huỷ nội nhũ thải ra nhiều tạp chất và hơi nước làm tăng độ ẩm cho khối hạt, khi độ ẩm khối hạt tăng có thể xảy ra 3 trường hợp sau: Trọng lượng 1000 hạt có thể tăng do hạt thóc hút ẩm làm nâng cao thuỷ phần của hạt. Trọng lượng 1000 hạt giảm do khi độ ẩm tăng tạo điều kiện cho hạt hô hấp mạnh. Theo PTS Trần Minh Tâm [11] sự giảm khối lượng 1000 hạt trong quá trình bảo quản xảy ra là do hậu quả của các hiện tượng lý học và các hiện tượng sinh học. Sự hao hụt lý học đó là sự thoát hơi nước từ sản phẩm ra môi trường xung quanh, lượng hơi nước thoát ra tỷ lệ thuận với sự giảm khối lượng 1000 hạt. Cũng có khi lượng hơi nước thoát ra lại làm cho hạt hút ẩm trở lại. Sự hao hụt sinh học là do khio bảo quản thóc hạt hô hấp mạnh, tiêu hao nhiều chất khô, tốc độ hô hấp tỷ lệ thuận với sự giảm khối lượng 1000 hạt. Trọng lượng 1000 hạt giảm do độ ẩm tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu mọt xâm nhập và phát triển mạnh. Theo số liệu thống kê của Trung tâm đào tạo và nghiên cứu Nông nghiệp vùng Đông Nam á (SEARCAR) sự hao hụt lúa gạo trong thời gian bảo quản ở các nước Đông Nam á từ 2-6% trong đó chủ yếu là do sâu mọt. Từ những lý do trên chúng tôi thấy khi độ ẩm hạt tăng lên dẫn tới quá trình hô hấp của hạt xảy ra mạnh, lượng nhiệt toả ra nhiều, thêm vào đó là sự phát triển của sâu mọt ăn hại thóc thải phân, xác chết, tạp chất làm tăng độ ẩm cho khối hạt và làm giảm khối lượng 1000 hạt. Qua bảng 4.2 ta thấy mức độ giảm khối lượng 1000 hạt ở._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33928.doc