Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương đến năm 2010

Lời nói đầu Việt Nam là một nước nông nghiệp có đến 80% dân số sống ở khu vực nông thôn. Trong đó có đến 90% lao động làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy vấn đề bức xúc đặt ra là làm sao phát triển được nền kinh tế. Đứng trước tình hình đó Đảng và Nhà nước có chủ trương đổi mới nền kinh tế, để đảm bảo cho đời sống của nhân dân đồng thời phát triển nền kinh tế của đất nước vững mạnh. Mặc dù những năm gần đây chúng ta đã đạt được nhiều thà

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tựu về kinh tế nhưng vẫn chưa được đánh giá cao ở thị trường quốc tế. Trong cơ cấu GDP tỷ trọng của ngành công nghiệp còn chưa cao, công nghiệp chưa phát triển mạnh, dịch vụ có xu hướng tăng mạnh mẽ. Đây là những biểu hiện của nền kinh tế chưa phát triển. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội là vấn đề quan trọng mang tính cấp thiết đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Ninh Giang là huyện nằm ở phía Đông Nam của Hải Dương. Vừa mang đặc điểm chung của đất nước, vừa có đặc điểm riêng của một huyện bình quân đất nông nghiệp thấp, dân số tăng cao; trình độ lạc hậu, nền kinh tế phát triển không đều. Để đảm bảo sự phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao đòi hỏi phát huy và tối đa các nguồn lực có sẵn và các lợi thế so sánh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ tình hình trên em đã chọn đề tài: "Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương đến năm 2010". Nội dung của chuyên đề gồm: Chương I: Những vấn đề lý luận về chuyển dịch kinh tế - xã hội. Chương II: Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 1997 - 2002. Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010. Chuyên đề được hoàn thành giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn ThS. Lê Quang Cảnh và sự giúp đỡ của các bác, anh chị phòng Kế hoạch - Tài chính Thương mại - Khoa học huyện Ninh Giang. Do trình độ có hạn nên bản chuyên đề không tránh khỏi sai sót. Em rất mong thầy giáo góp ý. Em xin chân thành cảm ơn. Chương I: Những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế I. Cơ cấu kinh tế 1. Khái niệm Cơ cấu kinh tế chỉ tỷ trọng của các ngành trong nền kinh tế chung của một quốc gia, một vùng, một ngành. Cơ cấu kinh tế biểu hiện của những mối quan hệ của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất. Mối quan hệ kinh tế đó không chỉ là quan hệ riêng lẻ của những quan hệ kinh tế mà là mối quan hệ tổng thể của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Bao gồm các yếu tố kinh tế như tài nguyên, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn sức lao động. Các lĩnh vực kinh tế (gồm sản xuất phân phối trao đổi, tiêu dùng), các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, du lịch… các vùng kinh tế (nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng) và các thành phần kinh tế (quốc doanh, tập thể, tư nhân, tư bản Nhà nước, tư bản tư nhân). Các quan hệ kinh tế nói trên không chỉ về quan hệ tỷ lệ số lượng, tỷ trọng lao động giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tỷ trọng lao động giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Có thể nêu khái niệm đầy đủ về cơ cấu kinh tế: là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều bộ phận kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau được xác định cả về định tính và định lượng trong không gian và thời gian. Trong những điều kiện kinh tế xã hội xác định phù hợp với điều kiện của mỗi nước, mỗi vùng, mỗi chủ thể kinh doanh sản xuất cơ cấu kinh tế muốn phát huy được tác dụng phải có một quá trình, một thời gian nhất định. Thời gian ấy dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế không có thể cố định lâu dài mà phải có những chuyển dịch cần thiết thích hợp với sự biến động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Sử dụng từ quá lâu hoặc sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế mà không dựa vào sự biến đổi của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đều gây nên những thiệt hại về kinh tế. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế không chỉ là mục tiêu mà là phương tiện của lĩnh vực tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy có nên biến đổi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không chuyển dịch nhanh hay chậm không phải là sự mong muốn chủ quan mà phải dựa vào mục tieu đạt hiệu quả kinh tế xã hội như thế nào. Điều này cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho mỗi nước và cho riêng mỗi vùng. 2. Phân loại cơ cấu kinh tế. Dưới các góc độ khác nhau cơ cấu kinh tế được phân làm nhiều loại: - Cơ cấu ngành: trong quá trình hoạt đông sản xuất các ngành có mối quan hệ tác động qua lại thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Quan hệ - Cơ cấu vùng: Xét dưới giác độ hoạt động kinh tế xã hội theo lãnh thổ. - Cơ cấu thành phần kinh tế: xét hoạt động kinh tế theo quan hệ sở hữu. - Cơ cấu đối ngoại: xét trình độ mở cửa hội nhập của nền kinh tế. - Cơ cấu tích luỹ: xét tiềm năng phát triển kinh tế. 3. Đo lường sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Có nhiều phương pháp đánh giá trình độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế song phương pháp vec tơ là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả. Để lượng hoá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa hai thời điểm t0 và t1 người ta thường sử dụng công thức sau: Cos f = Trong đó: Si(t) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t f được coi là góc hợp bở hai vec tơi cơ cấu S(to) và S(t1). Khi đó cosf = 1 thì góc giữa hai vec tơ này bằng 0 điều đó có nghĩa là hai cơ cấu đồng nhất. Khi cosf = 0 thì góc giữa hai vec tơ này bằng 900 và các vec tơ cơ cấu là trực giao với nhau. Như vậy: O Ê f Ê 900 Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so sánh góc f với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vec tơ. Do vậy tỷ số phản ánh tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu. II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1. Khái niệm: Trong quá trình mở rộng quy mô của nền sản xuất kinh tế, do tốc độ tăng trưởng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế không giống nhau dẫn đến mối quan hệ số lượng và chất lượng giữa chúng thay đổi tức cơ cấu kinh tế biến đổi - Sự biến đổi của cơ cấu kinh tế là một quá trình thường xuyên liên tục và thường diễn ra với tốc độ tương đối chậm chạp theo thời gian. Đó là quá trình chuyển biến từ trạng thái cũ sang trạng thái mới, dưới tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan trong những điều kiện cụ thể. Các nhà kinh tế gọi đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự hình thành cơ cấu kinh tế của một nước chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan hết sức phức tạp có thể phân các nhân tố thành hai loại nhóm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. - Nhóm nhân tố khách quan: bao gồm ba nhân tố chủ yếu sau; + Nhóm thứ nhất gồm các nhân tố về điều kiện tự nhiên: dự trữ tài nguyên, khoáng sản, nguồn nước, đất đai, nguồn năng lượng, khí hậu, địa hình… Các Mac viết: "Bất cứ nền sản xuất xã hội nào cũng là việc con người chiếm hữu lấy những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định". Vì vậy nền sản xuất xã hội và cơ cấu của nó nói riêng chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên. Thiên nhiên vừa là điều kiện chung của sản xuất xã hội vừa là tư liệu của sản xuất và tư liệu của tiêu dùng. ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế mang tính trực tiếp. Tuy nhiên trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển hiện nay, việc đánh giá vai trò các nhân tố điều kiện tự nhiên cần tránh cả hai khuynh hướng đối lập nhau: hoặc quá lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên hoạc xem nhẹ vai trò của nó. Dưới sự thống trị của khoa học - công nghệ hiện đại, tài nguyên thiên nhiên không phải là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển. - Nhóm thứ hai bao gồm các nhân tó kinh tế - xã hội bên trong của đất nước như nhu cầu thị trường, dân số và nguồn lao động trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ quản lý hoàn cảnh lịch sử của đất nước. Tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế: khoa học công nghệ làm thay đổi vai trò của nguyên liệu trong quá trình sản xuất sản phẩm, đòi hỏi phải có quan điểm mới trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. - Nhóm thứ ba: bao gồm các nhân tố bên ngoài như quan hệ kinh tế đối ngoại và hợp tác phân công lao động quốc tế. Do sự khác nhau về điều kiện sản xuất ở các nước đòi hỏi phải có sự trao đổi kết quả lao động với bên ngoài ở những mức độ phạm vi khác nhau. Trong trao đổi quốc tế mỗi nước phát huy lợi thế so sánh của mình trên cơ sở chuyên môn hoá và các ngành, lĩnh vực chi phí tương đối thấp. Chính chuyên môn hoá đã thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội phát triển và kết quả làm biến đổi cơ cấu kinh tế. - Trong quá trình quốc tế hoá và khu vực hoá đời sống kinh tế hiện nay cơ cấu kinh tế của mỗi nước còn chịu sự tác động của cơ cấu kinh tế các nước trong khu vực. Khái quát hoá sự tác động qua lại đó, các nhà kinh tế đã nêu lên một đặc trưng quan trọng về sự biến đổi cơ cấu kinh tế theo kiểu làn sóng. - Nhóm các nhân tố chủ quan: như đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế quản lý, chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Tóm lại các nhân tố quy định cơ cấu kinh tế của một nước hợp thành một hệ thống phức tạp tác động nhiều chiều và ở những mức độ khác nhau. Do đó cần có quan điểm và hệ thống toàn diện và cụ thể khi phân tích chuyển dịch cơ cấu kinh tế. III. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số huyện trong tỉnh Trong những năm vừa qua nền kinh tế Hải Dương đã có những chuyển biến rõ rệt. Góp phần vào đó Gia Lộc cũng là địa phương có những chuyển dịch về cơ cấu kinh tế mạnh mẽ. Các thành phần kinh tế phát triển mạnh tốc độ tăng trưởng khá. GDP giai đoạn 1996 - 1999 tăng là 7,5% năm. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng bình quân là 10,5%/năm. Trong đó Công nghiệp địa phương tăng 12,8% năm. Công nghiệp đã và đang đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng cho chương trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp tăng tốc độ là 6,1%. Đến nay diện tích đất nông nghiệp được giao ổn định lâu dài. Trong trồng trọt tăng nhanh, diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đã chuyển đổi 553ha những vùng đất trũng cấy lúa hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong lĩnh vực chăn nuôi huyện đã áp dụng phương pháp công nghiệp nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao như lai tạo thành công đàn lợn có tỷ lệ nạc cao, bò lại sinh. Các làng nghề thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển đa dạng. Khôi phục phát triển các làng nghề truyền thống, mô hình kinh tế trang trại hình thành và phát triển: cơ cấu kinh tế là: nông nghiệp là: 77,5%, TTCM là 11,5%, tăng dần lên là 70% - 14% - 16%. Những khó khăn tồn tại chung của các huyện. Kinh tế phát triển chưa vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển đổi chậm, hiệu quả kinh tế chưa cao, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, sức cạnh tranh kém, tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, lao động dư thừa, thiếu việc làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, mất cân đối giữa các ngành. Vốn đầu tư còn thiếu và giải ngân chậm dẫn đến công trình triển khai chậm., kéo dài cơ sở hạ tầng kinh tế còn yếu, thiếu đồng bộ, giao thông một số vùng sâu, vùng xa chưa được khai thông. Vì vậy Đảng và Nhà nước, các Bộ Ngành có quan tâm đúng mức đến chắc chắn kinh tế Hải Dương ngày càng ổn định và phát triển mạnh về mọi mặt kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho nhân dân. Chương II Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 1997 - 2000 I. Điều kiện tự nhiên - xã hội 1. Điều kiện tự nhiên a. Ninh Giang là một huyện nằm ở phía Đông thành phố Hải Dương phía Bắc giáp huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, phía Nam giáp huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ và Vĩnh Bảo - Hải Phòng, phía Tây giáp huyện Thanh Miện. Lãnh thổ huyện nằm từ 21047' đến 21049' Vĩ Bắc và từ 106020' Kinh Đông. Toàn huyện có 27 xã và một thị trấn huyện lỵ (thị trấn Ninh Giang) với tổng diện tích tự nhiên 135,48 km2, dân số năm 2002 có 147200 người, mật độ dân số năm 2002 đạt 1084 người/km2, mật độ toàn tỉnh là 1047 người/km2. Huyện có quy mô dân số cũng như diện tích ở mức trung bình trong số 11 huyện của tỉnh. Là một huyện cuối của tỉnh lỵ - tuy xa trung tâm của tỉnh song lại có điều kiện giao lưu với các tỉnh trung tâm của tỉnh song lại có điều kiện giao lưu với các tỉnh Thái Bình và Hải Phòng thuận lợi hơn các huyện khác nhau là khi quốc lộ số 10 đi vào hoạt động. b. Địa hình Là một huyện đồng bằng nhưng địa hình của Ninh Giang tương đối phức tạp. Độ cao giữa các vùng chênh lệch nhau không nhiều cốt đất chênh lệch trung bình khoảng 1,0 - 1,5m. Nhưng vùng cao vùng trũng xen kẽ nhau nghiêng dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, gây khó khăn cho thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá. - Đất đai Ninh G iang được hình thành do sự bồi tụ của phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình theo hình thức pha trộn nhưng vẫn mang đặc tính của sông Thái Bình. Địa phận huyện có nhiều sông bao bọc phía bắc có sông Đình Đào chạy qua các huyện Bình Giang - Thanh Miện, đây là đường giao thông thuỷ thuận lợi với các huyện phía trên, phía Nam là sông Luộc, một trong những con sông quan trọng của cả nước trong việc phát triển giao thông thuỷ và du lịch. Chạy ngang huyện là sông Mới thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thuỷ nông và nuôi trồng thuỷ sản. c. Thời tiết và khí hậu. Cũng như các huyện đồng bằng Bắc Bộ khí hậu Ninh Giang mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Mùa hè nóng mưa nhiều kèm theo bão, mùa đông lạnh và khô hanh, cuối mùa đông thường có mưa phù. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C đến 240C nhiệt độ cao nahát vào tháng 6 tháng 7 khoảng trên 300C có khi lên tới 36 - 370C. Tháng lạnh nhất vào tháng 12 và tháng 1 nhiệt độ xuống dưới 100C. Độ ẩm không khí cao trung bình năm 85%. Lượng bốc hơi nước bình quân hàng năm khá lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1600 - 1700 mm/năm, không đều trong cả năm. 2. Điều kiện xã hội a. Dân số Theo số liệu điều tra dân số trung bình của huyện năm 2000 có 146322 người năm 2002 có 147.200 ngươì, chiếm 8,7% dân số toàn tỉnh. Ninh Giang là một huyện có dân số trẻ quy mô dân số trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỷ lệ cao có trên 55% nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần từ 1,3% năm 1997 xuống 0,8% năm 2000 và 0,77% năm 2002. Huyện có mật độ dân đông bình quân khá cao đứng thứ 5 trong các huyện thành phố của tỉnh, cao hơn trung bình của tỉnh. b. Đặc điểm dân cư và lao động. Dân cư của huyện chủ yếu sống ở nông thôn làm nghề nông và chăn nuôi gia súc. Dân số nông nghiệp năm 2002 chiếm 82% tổng số dân toàn huyện dân số nông thôn còn chiếm tỷ lệ lơns 95,14% vào năm 2002. Một phần dân cư tham gia phát triển một số nghề truyền thống như nghề mộc (Kiến Quốc), đan lát (Hồng Thái), chế biến nông sản (Tiền Hương) làm bánh gai nổi tiếng cả nước (thị trấn Ninh Giang). Có khoảng 10% năm dân theo đạo Thiên Chú, nhà dân trong huyện luôn đoàn kết một khối, anh dũng trong đấu tranh, cần cù trong lao động, sản xuất. Nhân dân trong huyện là nơi phong trào hiếu học cung cấp nhiều nhân tài cho đất nước. Tuy thế trình độ học vấn vẫn chưa được cao lắm. c. Giáo dục và đào tạo Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị được chú ý đầu tư. Toàn huyện có 91 trường học trong đó có 29 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 29 trường trung học cơ sở, 3 trường phổ thông trung học và một trung tâm giáo dục thường xuyên. Hiện có 61 trường dân lập, 29 trường bán công và 1 dân lập. Đã duy trì phổ cập tiểu học hoàn thành phổ cập trung học cơ sở. Và có 10 trường đạt trường chuẩn quốc gia. Tỷ lệ kiên cố hoá đối với trường mầm non đạt 15,2%, các trường tiểu học đạt 73,3%, các trường trung học cơ sở đạt 79% và các trường THPT đạt 90%. Huyện đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị cho giáo viên góp phần nâng cao tỷ lệ giáo viên chuẩn. d. Y tế Trong thời gian qua ngành y tế đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chú ý nâng cao chất lượng khoán chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt các phong trào tiêm chủng mở rộng, 99,8% số cháu trong độ tuổi tiêm chủng và uống thuốc phòng bệnh. Tích cực trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống và giám sát dịch bệnh nên không có dịch bệnh xảy ra. Công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng như công tác truyền thông dân số chống suy dinh dưỡng thực hiện tốt góp phần làm giảm tỷ lệ tăng dân số chỉ còn 0,77% trong 2002. Toàn huyện đã động viên mọi nguồn lực theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. Hiện nay địa bàn huyện có một bệnh viện đa khoa vơi 110 giường bệnh đưa tỷ số giường bệnh toàn huyện lên 224 giường và số giường cho một vạn dân là 15,9 người. e. Văn hoá thông tin - thể dục thể thao Hoạt động văn hoá thông tin đã phục vụ tốt công tác chính trị của Đảng và Nhà nước. Đã thực hiện tốt Nghị quyết TW5 về phát triển xây dựng văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đã thu hút phong trào quần chúng tham gia vận động xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, đã có 22 làng được công nhận làng khu dân cư văn hoá, 65% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá. Mạng lưới thư viện nông thôn được củng cố đã có 15 điểm bưu điện văn hoá xã. Đến nay đã có 100% số xã được phủ sóng phát thanh và truyền hình, 80% gia đình có phương tiện nghe nhìn. Huyện đã tạo điều kiện khôi phục duy trì các đội văn nghệ ở các xã, các loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống như chèo, hát ru, hát trống quân, rối nước, thả đèn trời, đánh pháo đất… Thường xuyên duy trì phong trào thể dục thể thao cả 3 khu vực nông thôn, cơ quan, trường học, đặc biệt trong học sinh và thanh niên, tham gia tốt phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá xây dựng gia đình văn hoá, làng khu phố văn hoá để vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh quốc phòng. Hiện tại 100% số thôn đều có sân vui chơi mỗi xã đều có sân vận động phong trào TDTT đã cuốn hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1. Cơ cấu kinh tế Trong giai đoạn 1991 - 2002 nhờ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường kinh tế huyện đã có bước phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực. Nếu tính về quy mô sản xuất thì giá trị sản xuất của toàn huyện tăng với nhịp độ cao hơn, cụ thể tính chung cho giai đoạn 1997 - 2002 nhịp tăng của tỷ GTSX đạt 8,2%. Giá trị sản xuất toàn huyện theo giá hiện hành gấp 1,5 lần năm 1997. GTSX ngành nông nghiệp nói chung bao gồm cả thuỷ sản tăng 6,5 - 7% trong cả giai đoạn 1997 - 2002. Đặc biệt trong những năm 2000 - 2002 nhịp tăng đạt tới 7,5%. Đặc biệt trong những năm 2000 - 2002 nhịp tăng đạt tới 7,5%. Có được như vậy vì sản xuất nông nghiệp đã từng bước tận dụng một cách hiệu quả về nguồn lực đất đai, mặt khác những năm qua thuỷ sản tăng khá nhanh lên tới 15%/năm. Mặc dù nông nghiệp thuần tuý chỉ tăng 6%/năm . Những năm qua nhu cầu xây dựng tăng rất nhanh cơ sở xây dựng ngành xây dựng tăng trung bình gần 20%/năm cho giai đoạn 1997 - 2002 làm nhịp tăng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và xây dựng của huyện cũng tăng với nhịp độ trung bình 9,3%/năm (giai đoạn 2000 - 2002 tăng đến 13,5%/năm). Ngành dịch vụ nói chung có tổng giá trị sản xuất tăng đến 9%/năm cho cả thời kỳ từ khi tái lập đến nay. Giai đoạn 1997 - 2002 nhờ các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh nên cơ cấu các ngành kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên và nông nghiệp giảm dần. Tính theo giá trị hiện hành tỷ trọng ngành nông ngư nghiệp trong GDP của huyện giảm từ 79,5% vào năm 1997 xuống 59,1% vào năm 2000 và 55,8% vào năm 2002. Trong khi đó tỷ trọng GDP ngành công nghiệp tăng 11,5% vào năm 1997 lên 16,2% vào năm 2000 và 15,7% vào năm 2002. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 1997 chiếm 9% tăng lên 24,7% vào năm 2000 và 28,5% vào năm 2002. Trong khi đó tỷ trọng GDP ngành công nghiệp tăng từ 11,5% vào năm 1997 lên 16,2% vào năm 2000 và 15,7% vào năm 2002. Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 1997 chiếm 9% tăng 24,7% vào năm 2000 và 28,5% vào năm 2002. Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997 - 2002 (%) 1997 1998 1999 GDP Tổng số 100,0 100,0 100,0 Nông lâm ngư nghiệp 79,5 59,1 55,8 Công nghiệp 11,5 16,2 15,7 Dịch vụ 9,0 24,7 28,5 2. Nông nghiệp, nghư nghiệp Nhịp tăng chung GTSX của ngành cả giai đoạn 1997 - 2002 đạt 6,8%/ năm. Năm 2002 giá trị sản xuất của ngành này đạt 302,6 tỷ đồng theo giá hiện hành. Chiếm 55,8% GTSX cả huyện. Nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện đã có chuyển biến khá. Huyện đã chú trọng các biện pháp thâm canh, ứng dụng các tiến bộ KHKT về giống, về phân bón để nâng cao chất lượng, hiệu quả cây trồng, vật nuôi. Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại, hiònh thành các vùng sản xuất hàng hoá. * Về tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 1997 - 2002 giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá so sánh 94 tăng từ 205 tỷ đồng năm 1997 lên 275 tỷ đồng vào năm 2002. GTSX ngành nông nghiệp của huyện tăng bình quân của tỉnh đạt 6%. Cho tới trước Đại hội, giai đoạn 1997- 2000 nhịp tăng của ngành đạt 5,8%. Từ sau đại hội đến nay, nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có nhịp tăng rất cao (trên 12,5%) làm cho nhịp tăng chung của ngành giai đoạn 1997 - 2002 đạt tới 7,5%. GTSX trồng trọt tăng trung bình 6,1%/năm trong cả thời kỳ 1997 - 2002, trong đó giai đoạn 1997 - 2000 nhịp tăng là 4,8% giai đoạn sau tăng cao hơn 6,24%. Chăn nuôi hiện nay đang được chú ý đặc biệt, đây là hướng đi lên của ngành nông nghiệp. Giai đoạn 1997 - 2002 GTSX chăn nuôi, tính cả thuỷ sản, tăng 6,8%/năm, giai đoạn 1997 - 2000 tăng 5,2% và giai đoạn sau tăng 7,7%. Đặc biệt ngành thuỷ sản tăng nhanh ở thời gian gần đây (tăng tới 12 - 15% cho hai giai đoạn) . Dịch vụ nông nghiệp cũng theo đó tăng nhanh, nhịp tăng GTSX ngành giai đoạn 1997 - 2002 tăng bình quân 12,5% giai đoạn1997 - 2000 tăng 18% giai đoạn sau tăng chậm hơn 11,9%. * Cơ cấu nội bộ ngành Tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt có xu hướng giảm từ 75% ở năm 1997 xuống còn 63,6% vào năm 2002. Năm 1997 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm 23,7% thì năm 2002 đạt 24,8% GTSX ngành nông nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp tuy có giá trị nhỏ trong tổng GTSX, chỉ chiếm khoảng 5- 10%, nhưng giai đoạn vừa qua đã có bước tăng đáng kể. Tỷ trọng GTSX của dịch vụ nông nghiệp mang lại chiếm 1,3% vào năm 1997 thì đến năm 2002 tỷ trọng này đã chiếm 11,6% (tăng hơn 10 lần). Điều này được lý giải rằng trong giai đoạn vừa qua sự phát triển của các lĩnh vực dịch vụ nói chung và dịch vụ nông nghiệp đã thực sự có vị trí trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua lao động trong nông nghiệp của huyện đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, giảm từ 90,5% xuống còn 89,5% năm 2002. Tuy vậy sức chuyển dịch còn chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn lớn. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1997 - 2002 1997 2000 2002 Chung 100,0 100,0 100,0 Trồng trọt 75,0 76,4 63,6 Chăn nuôi + Thuỷ sản 23,7 18,6 24,8 Dịch vụ nông nghiệp 1,3 5,0 11,6 Nguồn: Số liệu niên giám thống kê huyện Ninh Giang, 2002 2.1. Về trồng trọt Trồng trọt của huyện chủ yếu là tập trung vào cấy lúa 2 vụ, trồng một số cây vụ đông và trồng rau đậu. Nhịp độ tăng trưởng của GTSX ngành trồng trọt giai đoạn 1997- 2000 của huyện khoảng 4,8%/ năm: giai đoạn 200 - 2002, nhờ có nhịp tăng cao hơn, 7,7% làm cho nhịp tăng chung của GTSX trồng trọt cả giai đoạn 1997 - 20025 đạt 6,1%. Tuy thời gian qua chăn nuôi đã từng bước tăng tỷ trọng của mình song trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GTSX toàn ngành nông nghiệp (trung bình cả thời kỳ chiếm 69%). Tuy nhiên ty trọng đó đã có chiều hướng giảm, từ 75% năm 1997 xuống còn 63,6% năm 2002. Các sản phẩm chính Sản xuất lúa và cây màu lương thực Lúa là cây trồng chính của huyện, với diện tích gieo trồng lúa cả năm khoảng15.300 ha, chiếm 83,6% diện tích cây hàng năm. Năng suất bình quân lúa cả năm 116 tạ/ha. Trong thời gian qua huyện đã chủ trọng đầu tư vào khâu thuỷ lợi để tăng hệ số quay vòng (hiện nay hệ số xoay vòng của huyện là 2,3 đứng thứ 4 trong các huyện của tỉnh). Sản lượng lương thực quý thóc giữ mức ổn định hàng năm khoảng 85.009 - 90.000 tấn/ năm, tăng đều theo các năm, năm 1997 sản lượng lương thực đạt 81.200 tấn, năm 2000 đạt trên 85.900 tấnvà năm 2002 đạt 89.900 tấn. Bình quân lương thực đầu người cũng theo đó tăng lên từ 550 kg năm 1997 lên 600 kg vào năm 200 và năm 2002 đạt 610 kg, đứng thứ 5trong số 1 huyện của tỉnh. Vừa qua huyện đã thực hiện đề án dồn ô thừa nhỏ thành ô thừa lớn, đã đẩy hiệu quả cho hoạt động hecta gieo trồng lên cao hơn. Theo các số liệu thống kê được thì hiệu quả trên 1 ha của cây lúa khoảng 19 - 21 triệu đồng. Diện tích cây lương thực hàng năm (ha). 1997 1999 2000 2002 Tổng số 16.611 16.671 17.512 15.775 Lúa cả năm 15.290 15.263 15.300 15.175 Lúa chiêm xuân 70.723 7.627 7.728 7.606 Lúa mùa 7.577 7.366 7.572 7.569 Nguồn: Số liệu Niên giảm thống kê huyện Ninh Giang, 2002 Cây màu lương thực chính của huyện là ngô: Diện tích trồng màu của huyện không lớn, hiện có vào khoảng 1.000 - 1.200 ha, chiếm 6,7% diện tích cây lương thực hàng năm cho sản lượng màu quy thóc vào khoảng 9.900 - 11.000 tấn (ciếm 8 - 9% sản lượng lương thực). Sản lượng lương thực (tấn) 1997 1999 2000 2002 Tổng số 84.484 96.891 94.877 95.092 Lúa cả năm 78.856 85.784 85.461 87.936 Lúa chiêm xuân 46.124 44.878 47.010 47.530 Lúa mùa 32.732 40.906 38.451 40.406 Nguồn: Số liệu niên giảm thống kê ninh giang, 2002 Sản xuất các cây rau đậu Thực tế cho thấy trồng các loại rau đậu (bao gồm cả cây khoai tây, hành, tỏi) mang lại hiệu quả cao hơn trồng lúa, tính trên 1 hec ta các loại rau nói chung đạt trên 30 - 35 triệu đồng. Mặc dù trồng rau đậu có giá trị cao hơn các cây trồng khác nhưng sản lượng rau, đậu các loại tăng chậm. Trung bình những năm qua diện tích rau, đậu của toàn huyện dao động trong khoảng1.200 - 2.000ha, năm cao nhất được 2.070 ha (năm 1998), chiếm 7,5 diện tích gieo trồng cây hàng năm. Trong tương lai, tốc độ đô thị hoá cao sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất rau đậu, vì rau đậu có ý nghĩa chiến lược trong đa dạng hoá cây trồng và là loại thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn của người Việt Nam. Diện tích cây vụ đông năm 2002 đạt 2.500 ha, chiếm 30% đất canh tác. Cây công nghiệp Các cây công nghiệp của huyện bao gồm cây đậu tương, lạc, đay.. nhưng chỉ có diện tích rất nhỏ, trên dưới 100 ha mỗi năm. Trong thời gian vừa qua do điều kiện thời tiết không thuận lợi, thị trường tiêu thụ chưa ổn định nên diện tích không ổn định. Năm 2000 diện tích chỉ còn khoảng 10 ha, năm 2002 diện tích các cây công nghiệp ngắn ngày đã tăng lên 95 - 100 ha. Nếu có thị trường ổn định thì loại cây này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Cây ăn quả. Các loại cây có giá trị kinh tế cao đang được trồng nhiều trên địa bàn huyện là vải, nhãn, cam.. Hiệu quả trên 1 hecta cây ăn quả mang laị khá cao (có thể gấp 1,5 lần trồng lúa) và tận dụng được nhiều đất chưa được sử dụng cũng như các vườn chưa được quy hoạch hiện nay. Đây là hưóng phát triển tốt cho các vùng đất vườn và ruộng lúa không hiệu quả. Hiện nay cây ăn quả chỉ mới trồng phần nhiều ở từng hộ gia đình với diện tích mỗi hộ không lớn, để sản xuất một lượng hàng hoá lớn là điều còn gặp nhiều khó khăn. 1997 1999 2000 2002 Tổng số 17.899 17.968 19.521 18.753 Cây lương thực 16.611 16.671 17.512 15.775 Cây rau đậu 750 1.000 864 1.500 Cây công nghiệp 50 70 74 100 Cây ăn quả 160,1 190 750 1.000 Cây khác 327,9 37 321 378 Nguồn: Số liệu niên giảm thống kê ninh giang, 2002 2.2. Chăn nuôi Tổng GTSX của ngành chăn nuôi (tính cả nuôi trồng thuỷ sản) trong giai đoạn 1997 - 2002 tăng bình quân 6,8%/ năm, giai đoạn 2000 - 2002 đã có nhiều mô hình chăn nuôi mới có hiệu quả hơn, nên tốc độ tăng đạt 7,7%năm, cao hơn giai đoạn trước. Trong đó nuôi trồng thuỷ sản tăng 12% đàn gia súc tăng 4,5% nhưng mấy năm qua do diện tích chăn thả thu hẹp và cơ giới hoá khâu canh tác nên đàn trâu có phần giảm xuống. Bù lại đàn lợn lại tăng nhanh, đến 9% năm. Đàn gia cầm nói chung tăng nhanh 8,6%/ năm. Nhịp tăng của đàn gia súc không cao, nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong GTSX (trên 65%). Đàn gia cầm tăng nhanh từ 590 nghìn con năm 1997 lên hơn 830 nghìn con vào năm 2002. Giá trị tổng sản lượng ngành chăn nuôi chiếm trung bình 24% tổng GTSX ngành nông nghiệp. Trong nôị bộ chăn nuôi thì lợn là vật nuôi chính. Đàn lợn của huyện khá ổn định, bình quân hàng năm giữ 50 - 60 nghìn con cả lợn nái lợn thịt. Số lượng đàn trâu không tăng, tổng đàn trâu có khoảng 1900 - 2000 và đàn bò có chiều hướng tăng lên từ 5.000 con năm 1997 lên 5.600 con vào năm 2002. Việc cung cấp sức kéo giảm đi nhưng nuôi bò lấy thịt đang là xu hướng phát triển tại các vùng ven sông và các thảm có đất hoang hoá. Chăn nuôi hiện nay chủ yếu vẫn theo phương thức tận dụng, chăn thả tự nhiên, năng suất thấp, thị trường tiêu thụ chủ yếu là tiêu dùng tại địa phương. Đến năm 2001 - 2002, một số hình thức nuôi công nghiệp đã bắt đầu hình thành, đã có 3 trại nuôi lợn nạc tập trung với quy mô khá lớn. Đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng các giống có năng suất cao như ngan siêu thịt, siêu trứng, gà thuật mới, ngan pháp, lợn nạc bò sind nhằm từng bước đi vào sản xuất hàng hoá với số lượng nhiều hơn. Đặc biệt điều kiện để nuôi bò thịt, bỏ sữa tại các vùng ven sông còn rất nhiều. Riêng đối với thuỷ sản đã có bước chuyển biến mới, đã có những mô hình nuôi cá tập trung với diện tích 2 -3 ha làm cho giá trĩ ngành thuỷ sản tăng nhan trong giai đoạn 2000 - 2002. Nhịp tăng trung bình cả giai đoạn 1997 - 2002 đạt 12% năm (giai đoạn 2000 - 2002 tăng đến 19%). Từ khơảng 7.680 triệu đồng năm 1997 GTSX tỉnh theo giá hiện hành ngành thuỷ sản đã tăng lên 11.900 triệu đồng vào năm 2002. Số lao động tham gia ngành thuỷ sản còn thấp. Chủ yếu là hộ gia đình. Phong trào đào tạo ao thả cá và tổ chức nuôi cá tập trung đã làm cho diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 300 ha vào năm 1997 lên 720 ha vào năm 2002. Hiện nay đã có những hộ nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến và chọn những giống cá có năng suất cao đẩy sản lượng thuỷ sản nuôi trồng hàng năm lên 1.400 tấn vào năm 2002. Tuy nhiên hiện taịo mới chủ yếu là nuôi cá, còn các loại khác chưa có nhiều. 2.3. Dịch vụ nông nghiệp Song song với phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá dcịh vụ cho nông nghiệp cũng phát triển theo. Giai đoạn 1997 - 2002 GTSX dịch vụ nông nghiệp tăng 12,5%, giai đoạn 1997 -200 tăng cao hơn, 18%, còn giai đoạn sau thấp hơn (11,9%._.). Tuy nhiên cho đến nay tỷ trọng GTSX của dịch vụ trong toàn bộ ngành có tăng những vẫn còn thấp, chỉ chiếm 7 -9%. Dịch vụ nông nghiệp bao gồm việc cơ giới hoá các khâu sản xuất cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu và các vật tư phục vụ nông nghiệp. Các dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngoài việc vận chuyển sản phẩm vật tư bằng cơ giới thì cho tới nay khoảng 65- 70% diện tích gieo trồng,95% công việc tuốt lúa, 100% công việc xay xát được cơ giới hoá. Xí nghiệp khai thác thuỷ nông của Nhà nước cùng với các hộ gia đình đã giải quyết thuỷ lợi hoá chủ động khoảng 85% diện tích canh tác. Đồng thời dịch vụ nông nghiệp đã làm tốt khâu cung ứng phân bón và thuốc trừ sâu cho sản xuất. 3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 3.1. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN) chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng GDP cũng như trong tổng GTSX của huyện, nhưng đã phát triển nhanh trong giai đoạn vừa qua và đi vào thế ổn định. Công nghiệp ngoài quốc doanh là chính chỉ có 5- 6% GTSX do công nghiệp tập thể đóng góp. Đến năm 2002 GTSX công nghiệp của huyện đạt 85 tỷ đồng theo giá hiện hành. Tính cho cả giai đoạn 1997 - 2002 thì nhịp tăng trưởng của toàn ngành kể cả xây dựng đạt tới 9,3% năm. Nếu tính riêng công nghiệp và TTCN nhịp tăng trưởng giai đoạn 1997 - 2002 cũng đạt 6% năm, những năm gần đây (2000 - 2002) nhịp tăng cao hơn. Đạt 7% năm. Tốc độ tăng nhanh đã góp phần làm thay đổi cơcấu ngành trong nền kinh tế huyện, tỷ trọng công nghiệpvà xây dựng tăng lên từ 11,5% năm 1997 lên 15,7% vào năm 2002. Nếu so sánh với các huyện trong tỉnh GTSX ngành công nghiệp huyện đứng thứ 5 trong 11 huyện, trong khi đó số cơ sở sản xuất của huyện chỉ đứng thứ 7 trong các huyện, điều đó cũng phần nào nói lên được quy mô sản xuất của huyện nào vào loại khá của tỉnh. Hiện nay toàn huyện có 2.360 cơ sở lớn nhỏ tham gia sản xuất công nghiệp, thu hút gần 9.000 lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động theo thời vụ. Trên địa bàn hiện đã có một số doanh nghiệp lớn: 3 Công ty TNHH có số vốn hơn 19 tỷ đồng, thu hút gần 900 công nhân, 1 doanh nghiệp tư nhân có vốn trên 1 tỷ đồng, thu hút 80 lao động; 3 HTX tiểu thủ công có vốn trên 1,2 tỷ đồng thu hút 130 lao động và các hộ gia đình tham gia sản xuất trong các lĩnh vực cơ khí, mộc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm… Những Công ty đã đi vào hoạt động có hiệu quả là: xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Hùng Sơn, Công ty TNHH việt Thành tham gia chế biến thực phẩm xuất khẩu. Công ty TNHH việt thành tu sửa giao thông, Công ty TNHH An Thắng vận tải hàng hoá và doanh nghiệp tư nhân chế tác, kinh doanh vàng bạc đá quý Nghĩa An. Công nghiệp TTCN trên địa bàn còn nhỏ bé, chủ yếu là phát triển công nghiệp nông thôn, phục vụ sản xuất nông nghiệp dân sinh và TTCN. Các ngành nghề phổ biến là chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến lâm sản, đồ gia dụng sản xuất VLXD.. Chế biến nông sản, thực phẩm là thế mạnh của huyện, sản xuất những sản phẩm từ gạo như làm bún, bánh gai… từ gia súc như giò chả… là nghề truyền thống. GTSX ngành chế biến nông sản chiếm khoảng 30 - 35% GTSX công nghiệp của huyện. Nhưng đã và đang phát triển khá nhanh, từ gần 30% năm 1997 lên 45 - 46% vào năm 2002. Chế biến lâm sản và sản xuất các đồ gia dụng là ngành được phát triển trên địa bàn của huyện trong những năm qua, tỷ trọng GTSX trong toàn ngành công nghiệp huyện giữ mức ổn định khoảng 25%. Sản xuất VLXD chiếm 16 - 17% tổng GTSX công nghiệp toàn huyện. Một số ngành cơ khí, đồ giả da phát triển chậm, đặc biệt hàng bằng da đã có xu hướng chững lại, giảm đáng kể. Cơ khí phục vụ đã dần đi vào sản xuất quy mô lớn hơn. Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp (triệu đồng) 1997 1999 2000 2002 Tổng 60.000 68.470 75.9900 79.300 Chế biến nông sản 17.600 19.050 21.200 36.340 Cơ khí kim khí 4.500 50.152 5.500 5.270 Chế biến gỗ lâm sản 13.720 15.417 16.400 17.5500 Sản xuất VLXD 10.700 13.458 13.500 13.000 May mặc 1.976 2.063 2.126 450 Khác 11.504 13.330 17.264 6.740 Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê Ninh Giang 2002 Tiểu thủ công nghiệp địa phương đã được duy trì và phát triển. Đã có bốn lằng nghề lớn hoạt động có hiệu quả, đó là Thị trấn Ninh Giang sản xuất bánh gai đã là nghề truyền thống của Ninh Giang nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung, thu hút 100 lao động với doanh thu hàng năm bình quân khoảng 800 triệu đồng. Làng Cúc Bồ (Xã Kiến Quốc) là 7m nghề mộc, thu hút 1.150 lao động làm việc thường xuyên với tổng doanh thu 4.400 triệu đồng một năm. Xã ứng Hoè tổ chức khôi phục và phát triển nghề thuê ren, thu hút 400 lao động với tổng doanh thu bình quân 420 triệu đồng/ năm. Xã Hưng Long có khoảng 200 lao động chuyên nghề xây dựng với tổng doanh số hàng năm 1,5 tỷ đồng. Các hình thức sản xuất bao gồm các HTX các xí nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và họ gia đình. HTX đã chuyển đổi theo quy chế mới, HTX cũ như Liên Hương chế biến bánh kẹo, bánh gai làm ăn thua lỗ đã giải thể, thay vào đó là một số HTX sản xuất nông sản, tự nguyên góp vốn tổ chức sản xuất và làm nghĩa vụ với Nhà nước. Hình thức này đã bước đầu đem lại hiệu quả. Doanh nghiệp, xí nghiệp tư nhân. Trên địa bàn huyện đã thành lập 4 xí nghiệp với tổng số vốn 20 tỷ đồng và thu hút khoảng gần 1.000 lao động. Tuy số lượng không nhiều nhưng các xí nghiệp này đã hoạt động có hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và đang là động lực, tạo đà cho công nghiệp huyện phát triển. Các hộ gia đình. Thời gian qua các hộ gia đình tổ chức sản xuất công nghiệp TTCN tăng lên nhanh vì loại hình này linh hoạt trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay đã có hơn 400 hộ tham gia xay xát gạo, hơn 200 hộ tham gia giết một gia súc, gia cầm, gần 500 hộ sản xuất và chế biến nông sản làm bún bánh gai, giò chả… 3.2. Ngành xây dựng Giai đoạn 1997 - 2002 tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển mạnh, do đòi hỏi của việc xây dựng sau khi tái lập huyện, đồng thời có sự chỉ đạo tẩptung, tranh thủ mọi nguồn vốn và khuyến khích theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" nên tình hình xây dựng cơ bản có bước chuyển biến mới. Trong giai đoạn 1997 - 2002 toàn huyện đã huy động một nguồn lực khá lớn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và xã hội. Đầu tư tập trungvà có trọng điểm, đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi và các công trình phúc lợi nên đã có tác động thiết thực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được cải thiện. Những năm qua đã tập trung nâng cấp và làm mới trên 35 km đường cấp huyện, nâng cấp hơn 100 km đường xã, thôn; xây mới và nâng cấp 3 trường phổ thông trung học và kiên cố cao tầng các trường trung học cơ sở và tiểu học. Tham gia xây dựng hệ thống điện phục vụ sinh hoạt. Tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng khá nhanh, đạt bình quân 19,6%/ năm, nhưng chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng GTSX toàn huyện (chiếm 11 - 12%) và khoảng 142 - 45% trong tổng GTSX khu vực công nghiệp xây dựng. Tổng vốn đầu tư XDB do địa phương quản lý một lượng không lớn, mỗi năm chỉ khoảng 10 - 12 tỷ đồng, năm cao nhất cũng chỉ đạt tới 19 tỷ đồng theo giá hiện hành làm cho tổng vốn đầu tư 6 năm qua chỉ đạt 78 tỷ đồng, còn lại huy động từ các nguồn khác. Đây cũng là điều kiện khó khăn cho công tác đẩy mạnh công nghiệp hoá. Đánh giá chung về công nghiệp và xây dựng Từ những phân tích nêu trên có thể rút ra một số nhận xét về sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của huyện như sau: -Trong giai đoạn 1997 - 2002 sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện - tuy còn chiếm tỷ trọng không cao nhưng liên tục tăng nhanh, góp phần quan trọng vào dịch chuyển cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu của chính bản thân ngành công nghiệp. - Tiểu thủ công nghiệp đã tập trung vào khôi phục các làng nghề, các cơ sở cơ khí nhỏ, hướng vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đã xuất hiện những những doanh nghiệp làm ăn khá, mở rỗng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đã phần nào đóng góp vào việc tạo thêm việc làm có thu nhập cao cho người lao động. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và xây dựng còn bộc lộ một số hạ chế: Các cơ sở hiện có với quy mô sản xuất nhỏ, kỹ thuật chưa đạt mức tiên tiến, giá thành còn cao. Khối lượng vốn huy động chưa nhiều. Vệ sinh môi trường chưa đảm bảo. Sản phẩm công nghiệp chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, công tác tiếp thị chưa tốt, thiếu thông tin thị trường dẫn tới bị động trong khâu tiêu thụ. Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng trình độ thấp chưa đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hoá và đầu tư chiều sâu: 4. Khối các ngành dịch vụ Tổng GTSX của ngành tăng từ 100 tỷ đồng năm 1997 lên 154, 4 tỷ đồng vào năm 2002i, làm cho tỷ trọng tăng từ 9- 10% năm 1997 lên đến 28,5 vào năm 2002. Nhịp tăng GTSX toàn ngành dịch vụ của huyện khoảng 9- 10%. Hiện nay đã hình thành được một số HTX dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Mạng lưới cung ứng vật tư, trao đổi hàng hoá đã bắt đầu mở rộng trong huyện dịch vụ vận tải đã đáp ứng được bước đầu nhu cầu giao lưu hàng hoá và đi lại của nhân dân. Thông tin liên lạc được phát triển và hiện đại hoá từng bước. 4.1. Thương mại dịch vụ Thương mại dịch vụ đã phát triển theo hướng thị trường. GTSx ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện năm 2000 đạt 34,5 tỷ đồng, năm 2002 đã tăng lên 43,7 tỷ đồng tính theo giá 94 nên đã có mức tăng trưởng cho thời kỳ 1997 - 2002 là 12% năm. Tính theo giá hiện hành GTSX thương mại dịch vụ thu được trên địa bàn tăng từ 26 tỷ đồng năm 1997 lên 45 tỷ đồng năm 2000 và 65,5 tỷ đồng vào năm 2002 làm cho tỷ trọng thương mại dịch vụ trong toàn bộ tăng từ 15% năm 1997 lên 23,7% vào năm 2002. Số doanh nghiệp tham gia hoạt động dịch vụ thuộc thành phần cá thể là chính. Hiện tại trên địa bàn huyện có đến 2.200 hộ tham gia kinh doanh hoạt động thương mại bao gồm kinh doanh tạp hoá, cung ứng vật tư (1230 hộ), nhà hàng ăn uống (218 hộ) cung ứng tiêu thụ sản phẩm… Trong các phân ngành dịch vụ thị trường mại dịch vụ chiếm 90% về số doanh nghiệp, còn phần dịch vụ khách sạn, nhà hàng chỉ chiếm 10%. 4.2. Vận tải, thông tin liên lạc. Dịch vụ vận tải chủ yếu do cá nhân đảm trách. Năm 2002 toàn huyện có gần 600 lao động tham gia vào lĩnh vực vận tải. Trong đó có 1 Công ty TNHH có 80 lao động, 2HTX dịch vụ vận tải có 28 lao động, còn lặi là các hộ tư nhân tham gia vận tải khách cũng như hàng hoá, khối lượng vận chuyển cũng như luân chuyển hàng hoá và hành khách đều tăng, giai đoạn 1997- 2002 vận tải tăng 13,6 - 14% năm. Hệ thống đường bộ đã từng bước hoàn chỉnh tạo điều kiện cho các phương tiện vận tải bộ phát triển nhanh hơn. Trong đó vận tải bằng các phương tiện nhỏ tăng nhanh hơn, dễ phù hợp với điều kiện đáp ứng thị trường như hiện nay,. Vận tải đường thuỷ thu hẹp dần. Toàn huyện có khoảng 40- 45 ô tô chở hàng với tổng trọng tải 200 - 250 tấn. Xe công nông loại nhỏ là phương tiện vận chuyển phù hợp hơn, hiện có khoảng150 - 2000 xe chở hàng. Xe nhỏ và xe 2 bánh tỏ ra thuận tiện trong việc vận chuyển hành khách, số xe nhỏ chở khách tăng nhanh từ 16 cái năm 1997 đã tăng lên 25 - 30 cái vào năm 2002 và còn có xu thế tăng nữa. các phương tiện vận tải bằng đường sông giảm đi. Toàn huyện có 1 bến xe khách taị Thị trấn Ninh Giang rồng trên 1.000 m2 hiện nay quy mô này không đáp ứng được yêu cầu đi lại và giao lưu kinh tế đang nghiên cứu mở rộng. Có 3 bên xếp dở hàng hoá đường sông, đó là bến Cầu Ràm, bến Thị trấn và bến Kiến Quốc, hàng hoá tập kết thường VLXD như đá, vôi, cát, sỏi. Phương tiện vận tải hàng hoá, hành khách Chỉ tiêu 1997 1998 1999 2000 2002 ô tô chở hàng 43 43 36 42 44 Xe công nông 141 144 164 167 169 ô tô chở khách 16 23 42 24 25 Xà lan 4 4 7 7 4 Thuyền chở hàng hoá 5 5 3 3 3 Thuyền chở khách 14 12 10 10 10 Nguồn: số liệu Niên giám thống kê huyện Ninh Giang, 2002 Khối lượng vận tải Chỉ tiêu Đơn vị 1997 1998 1999 200 2002 Hàng hoá 1. Vận chuyển 1000 tấn 72 96 133 142 286 2. Luân chuyển 1000 tấn km 3.970 4585 5.979 6.397 12.858 Hành khách 1. Vận chuyển 1000ng 64.6 56,8 85,4 91,4 108 2. Luân chuyển 1000ng.km 2.585 2.130,4 3789,2 4054,4 4.836 Nguồn: Sử lý theo niên giám thống kê huyện Ninh Giang 2002 Thông tin liên lạc đã có bước nhẩy vọt, thay đổi hẳn về cả số lượng và chất lượng, để đáp ứng nhu cầu giao lưu kinh tế trong thời gian qua. Hiện nay 100% số xã trong huyện đã có máy điện thoại. Năm 2002 số náy điện thoại đã đạt 2030 cái, tăng gấp hơn 7 lần năm 1997, bình quân trên 100 dân hiện đã tăng từ 0,8 máy vào năm 2000 lên 1,4 máy năm 2002. Các dịch vụ khác như thoại dây, Internet đã đưa vào hoạt động ở nông thôn các xã đều đã xây dựng các bưu điện văn hoá. 4.3. Hệ thống tài chính Ngân hàng Thu ngân sách trên địa bàn thời gian qua trung bình chiếm khoảng 45% năm tổng thu ngân sách địa phương chủ yếu qua thuế sử dụng đất năm 2002 thu trên địa bàn đạt trên 6.000 triệu đồng, thì gần 3.000 triệu đồng được thu từ tiền sử dụng đất, thu từ thuế nhà đất gần 1.000 triệu đồng, còn lại là các phí và lệ phí khác. Chi ngân sách hàng năm chủ yếu là chi cho sự nghiệp giáo dục và quản lý hành chính. Những năm qua hoạt động thu ngân sách có tiến bộ triển khai thực hiện tốt luật ngân sách và luật thuế mới. Mặc dù đã chỉ đạo tiết kiệm trong chi tiêu và tận dụng nhiều nguồn vốn khác song do quy mô của nền kinh tế địa phương nhỏ, nguồn thu hạn chế nên huyện chứa tự cân đối thu chi, luôn lớn hơn thu. Hoạt động tín dụng ngân sách đã có nhiều cố gắng, hệ thống ngân sách đã chuyển sang hạch toán kinh doanh, thực hiện đi vay để cho vay, điều chỉnh lãi suất linh hoạt để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng. Tiền tín dụng cho vay tăng nhanh theo các dự án như dự án giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chương trình xoá đói giảm nghèo, cho vay trung và giài hạn đã từng bước phát huy tác dụng trong thúc đẩy sản xuất. Thu ngân sách 1997 2000 2002 Thu ngân sách trên địa bàn 6.981 7.012 6.271 Thu từ quốc doanh 1.182 936 1.330 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 4.299 4.637 2.667 Thuế nhà đất 615 573 882 Tiền thuê đất 60 35 41 Phí và lệ phí 207 560 634 Tiền sử dụng đất 517 25 446 Tiền chuyển quyền sử dụng đất 56 250 46 Thu khác 45 96 184 Nguồn: sử lý s.ố liệu thóng kê huyện Ninh giang: 2002 4.4. Các lĩnh vực dịch vụ khác - Dịch vụ phục vụ sản xuất chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp bao gồm các dịch vụ cày bừa, thủy nông, thu hoạch và xay xát, đã đạt được những thành tựu đáng kể. Toàn bộ khâu xay xát và phần lớn khâu làm đất đã được cơ giới hoá. Giai đoạn 2000 - 2002 dịch vụ phục vụ nông nghiệp phát triển mạnh hơn, nếu như năm 2000 chỉ khoảng 45 - 50% diện tích được cày máy thì đến năm 200285 - 90% diện tích đã được cày máy. Thu hoạch cũng như các khâu khác đã được vận chuyển bằng cơ giới, giảm công lao động đi rất nhiều. Các HTX dịch vụ nông nghiệp đã phát huy có hiêụ quả với quy mô hiện tại. Tuy nhiên như trên đã trình bày với diện tích bị phân tán. Manh mún rất khó cho việc cơ giới hoá sau này. Dịch vụ thuỷ nông đã được đầu tư nâng cấp tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo tưới tiêu cho diện tích và phương thức gieo trồng hiện nay. Địch vụ lao động việc làm đã bắt đầu hình thành và phát triển theo yêu cầu thực tế. Đã bắt đầu có những cơ sở tư vấn giới thiệu và môi giới việc làm. Điều này xuất phát từ thực tế thiếu việc làm ở nông thôn. trong tương lai dịch vụ này cần được quan tâm đầu tư và mở rộng. Tỷ lệ đóng góp của ngành trong khối ngành dịch vụ (%) 1997 1999 2000 2002 Tổng số 100,000 100,000 100,00 100,00 Thương mại, KS, NH 29,41 26,32 23,86 22,10 Vận tải TTLL 5.88 6,18 4,88 4,68 Tài chính tín dụng 4.31 3,16 2,71 2,81 Bảo hiểm ĐB XH bắt buộc 20.00 20,26 16,81 15,26 Quản lý Nhà nước 22.55 16.84 14,10 13,11 Y tế và hoạt động cứu trợ 0.59 0.39 0,43 0,47 DV lao động VL 11.76 20.26 20,39 33,52 DV phục vụ sản xuất 5.49 6.58 16,81 8,05 Nguồn: số liệu niên giám thống kê Ninh Giang 2002 5. Cơ sở hạ tầng 5.1. Giao thông Đường bộ Nhìn lại toàn bộ hệ thống giao thông của huyện thì hiện nay về tỉnh lộ có 3 tuyến tỉnh lộ chạy qua, dài khoảng 21 km, đó là. Đương 17 A đi từ cầu bía đến thị trấn Ninh Giang daòi 12 km là đường giao thông của tỉnh từ thành phố Hải Dương đi Hải Phòng qua đường quốc lộ 10 sang Thái Bình. Đường 20 A từ Cầu Ràm đi Đức Xương (Gia Lộc) dài 8km. Đây là đường giao lưu giữa huyện với gia Lộc, Bình giang và đi đường quốc lộ số 5 đi Hà Nội Đường đã được sửa chữa đạt cấp III đồng bằng. - Đoạn đường 17 D từ thị trấn Ninh Giang đi từ kỳ dài 0,9 km đã được nâng cấp, là đường giao lưu của Ninh giang với Tứ kỳ, đồng thời từ Tứ kỳ đi đường quốc lộ số 10 qua Ninh Giang. Về huyện lộ có 5 tuyến chính với tổng chiều dài 30,6 km, đó : Đường 210 dài 15,6 km từ thị trấn Ninh Giang đi Thanh Miện và các huyện khác của Hưng Yên, Đường trải nhựa có nền đường 7,5 m, mặt đường rộng 5,5m. Đây là đường ngang huyện. - Đường 20D dài 1,5km từ Tân Hương đến Đông Xuyên và đang được nối dài chạy gần như song song với đường 20 A đến Cầu Di Linh. Hiện tại đường đang được nâng cấp. Nối giữa đường 20 A và đường 210 là đường 20C đi từ Tân Quang qua Hoàng Hanh Đến Nuồi dài 6km đã được trải nhựa, đường tốt nối thị tứ Tần Quang với đường đi bến Hiệp và đường 20A và đi Hải Dương. - Đường bến hiệp dài 3 km từ Tân Quang đến bến Hiệp là đường được nâng cấp để khai thác giao thông đường thuỷ của huyện tại bến Hiệp. Và các đường nội địa của thị trấn Ninh Giang Về giao thông nông thôn, những năm qua được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đóng góp của toàn dần, hệ thống giao thông của huyện đã được từng bước cải tạo, nâng cấp các vật liệu cứng như rải nhựa, bê tông xi măng hay gạch. Cho tới nay trong số gần 470 km đường xá và thôn, xóm đều đã cứng hoá bằng bê tông hoặc gạch, chỉ còn một tỷ lệ rất nhỏ là đường đất. Đường thuỷ. Ngoài sông luộc ra còn các sông qua huyện đều là sông đào, chủ yếu phục vụ cho công tác thuỷ lợi, song đã từ lâu đường sông đã là phương tiện vận chuyển hàng hoá vật liệu rất thuận tiện giữa huyện và các nơi khác. Tuy nhiên gần đây do khả năng thông qua các dòng bị hạn chế nên vận chuyển bằng đường sông giảm đi. Trên địa bàn huyêNhà nước có 45km đường sông, trong đó sông Luộc chạy qua huyện dài 19km có bến phà Chanh là bến hành khách quốc gia, ngoài ra còn có bến Hiệplà bến tập kết VLXD; sông Cửu An chảy quan huyện dài 12m từ bến cầu ràm đi Thanh Miện và các huyện hác của Hưng Yên. Sông Đĩnh Đào qua huyện 14km đi từ bến Cầu bía tới huyện Bình Giang. Những đoạn sông này tuy thường xuyên được đầu tư nạo vét nhưng cho tới nay khả năng thông qua vẫn còn bị hạn chế. Tuy hệ thống giao thông đã khá đầy đủ nhưng hiện trạng giao thông hiện nay nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu phát triển kinh tế, thể hiện ở chỗ. Chất lượng đường chưa tốt, đường hẹp, kết cấu nền đường chưa đủ tiêu chuẩn đã hạn chế khả năng thông qua và giảm tuổi thọ của đường. Khả năng đóng góp của dân và sẽ không được nhiều sự hỗ trợ của nhà nước là nhân tố chính cho việc duy tu thường xuyên, nếu không hệ thống đường sẽ nhanh chóng bị xuống cấp. 5.2. Thuỷ lợi Huyện được xem là huyện làm tốt công tác thuỷ lợi. Hiện nay hệ thống thuỷ lợi của huyện đã khá hoàn chỉnh. Toàn huyện có trên 18 km đê Trung ương và 39.6km đê địa phương của hệ thống Bắc Hưng Hải chạy qua huyện. Hệ thống đê được Nhà nước và địa phương đầu tư tu bổ và nâng cấp hàng năm theo các hạng mục gia cố đê, tu bổ kè, xâymới và cải tạo các cống và điểm canh. Toàn huyện hiện có 45 trạm bơm tưới tiêu do xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi và các HTX dịch vụ nông nghiệp quản lý với tổng số trên 277 máy, có lưu lượng 402. 440m3/giờ, đảm bảo chủ động tưới tiêu cho khoảng 93% diện tích gieo trồng. Hệ thống kênh mương phân bố theo quy hoạch khá hợp lý. Hiện nay huyện đã và đang thực hiện chương trình KCHKM, chương trình này đã mang lại hiệu quả cao cho việc đảm bảo tuổi thọ cũng như chất lượng hệ thống thuỷ lội của huyện. Những năm qua Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp đã thực hiện đầu tư trên 4 tỷ đồng và hàng năm ngày công để xây thêm các trạm bơm, nhỏ nạo vét kênh mương, trong đó vốn của Nhà nước là phần lớn (3,5 tỷ đồng), nhưng vốn huy động của dân đã tăng lên khá nhiều (nhân dân đóng góp được 0,35 tỷ đồng). Tuy vậy hệ thống thuỷ lội vẫn còn những hạn chế so với nhu cầu. Hệ thống thuỷ lợi chưa tách được tưới tiêu, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hiện nay, khả năng chống úng chưa cao, khi gặp mưa lớn ứng thường kéo dài. Hệ thống thuỷ lợi nói chung đã cũ, nhiều công trình thuỷ lợi được đưavào sử dụng từ những năm 1965 - 1970 đến nay đã thể hiện những bất cập như chiếm diện tích lớn nhưng khả năng thông qua ngày một kém đi. Năng lực của các trạm bơm, giảm, hiệu quả kém. Tỷ lệ bê tông hoá chưa được nhiều. Kênh mương và các công trình trên kênh chưa đồng bộ và bắt đầu hư hỏng. Hệ thống kênh mương đã làm lãng phí công suấ các trạm bơm lớn. Nhiều tuyến đê còn thấp, mảnh, thẩm lậu nhiều và chưa có tre chắn sóng, cống dưới đe cũng như hư hỏng nhiều. Những điều đó đã đẩy cao giá thành trong việc phục vụ nông nghiệp không phù hợp với việc tăng năng suất nông nghiệp hiện nay. 5.3. Bưu chính viễn thông Đã phủ song truyền hình và truyền thành toàn huyện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cư dân trong huyện. Hiện nay 100% số đã có điện thoại đến tận thôn xã. Toàn huyện đã xây dựng được 13 điểm bưu điện văn hoá xã. Doanh thu ngành bưu chính viễn thông mang lại năm 2002 ước khoảng 4,5 tỷ đồng, nhịp tăng cho giai đoạn 1997- 2002 là 20%/ năm. Số máy điện thoại tăng lên rất nhanh, tính cả giai đoạn 1997 - 2002 thì tỷ lệ tăng lên tới 22,5%/ năm. Năm 1997 toàn huyện mới có khoảng 600 máy thì năm 2002 đã tăng lên 2030 máy khôngtính đến điện thoại di động làm cho tỷ lệ máy trên 100 dân tăng lên từ 0,4 năm 1997 lên 1.4 vào năm 2002. tỷ lệ máy điện thoại là một tiêu chí về cung cấp bưu chính, tỷ lệ đã tăng rất nhanh so với những năm trước nhưng mới chỉ gần bằng 50% tỷ lệ trung bình của tỉnh (trung bình của tỉnh đạt 3,3 máy/100 dân). Nếu so với các 11 huyện trong tỉnh thì tỷ lệ của huyện mới đứng thứ 10. Như vậy so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn CNH, HĐH thì việc phát triển như vậy còn rất hạn chế. 5.4. Cấp điện. Do có sự đầu tư thích đáng vào lĩnh vực cung cấp điện, bằng nhiều biện pháp kết hợp, hiện 100% số xã đã có điện cho sản xuất và sinh hoạt Hiện taị điện cho sinh hoạt và sản xuất của huyện được cấp bằng lưới điện 35KW từ 3 trạm E81 (lộ 378E81, trạm 110 KV Hải Dương), E83 (872 E83 và 37E 83 trạm phố cao). Ngoài ra còn được cấp điện 10 KV từ lộ 973 nghĩa An (35/10KV) và 972s Thanh Miện (35/10V). Về lưới điện gồm có trục 35 KV dài 70km, 10KV dài 26,6km, 0,4 dài 362km. Nguồn điện có 54 trạm biến áp 35kv/0,4 với tổng dung lượng 17,860 KVA và 18 trạm 10KV/0,4 KV với tổng dung lượng 4,080 JKVA. Tuy vậy lưới điện trung thể hiện nay, đặc biệt là 10KV, đã được xây dựng từ lâu trang bị xuống cấp, thiết bị trạm biến áp và đường dây quá lạc hậu và đã quá thời hạn sử dụng, tổn thất điện năng lớn, hệ số an toàn thấp không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi cho sản xuất và sinh hoạt hiện nay. Mạng lưới điện nông thôn hiện nay rất manh mún, chưa thống nhất, truyền tải thấp và thất thoát lớn. Đây là vấn đề lớn cần quan tâm, không chỉ điều kiện vật chất cho nguồn và đường dẫn mà còn cả cớ chế tiêu thụ điện. 5.5. Cấp nước Nước sinh hoạt là vấn đề khó khăn, đặc biệt cần quan tâm đến nguồn nước sạch cho dân cư nông thôn. Hiện nay toàn huyện đã giải quyết được một phần nước máy tại huyện lỵ, nhưng còn thiếu nhiều. Toàn huyện có một nhà máy nước tại thị trấn Ninh Giang và một trạm cấp nước được đầu tư từ nguồn vốn OEFC tại xã Quang Hưng, trạm cấp nước Quang Hưng còn đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai. Ngoài ra tại các xã vùng nông thôn đã đầu tư các phương tioện sử lý nước, chủ yếu là dùng nước giếng khoan và bể nước mưa. Hiện nay đã có 11.020 giếng khoan cùng với hệ thống giếng và bể nước hiện có đã cung cấp nước hợp vệ sinh cho 87% dân số trong huyện. Đánh giá chung Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được Đảng bộ đặc biệt coi trọng, thời gian qua đã huy động mọi nguồn lực trong huyện cũng như tranh thủ các nguồn từ bên ngoài để phát triển cơ sở hạ tầng. Việc giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp nước đều được tiến hành cải tạo và xây mới nhiều công trình. Tuy vậy, cho đến nay hệ thống hạ tầng chưa đáp ứng kịp với yêu cầu ngày càng tăng lên của sự phát triển kinh tế cũng như dân sinh trong huyện, giao thông nông thôn chưa hoàn chỉnh. Đặc biệt hệ thống điện và nước cho sinh hoạt còn nhiều bất cập. 6. Các lĩnh vực xã hội 6.1. Giáo dục đào tạo Cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị được chú ý đầu tư. Toàn huyện có 91 trường học, trong đó có 29 trường mần non, 28 trường tiểu học, 29 trường THCS 3trường PTTH và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Hiện có 61 trường công lập 29 trường bán công và 1 dân lập. Đã duy trì phổ cập tiểu học, hoàn thành phổ cấp THCS và đã có 10 trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ kiên cố hoá đối với các trường mầm non đạt 15,5% các trường tiểu học đạt 73,3% các trường THCS đạt 79 và các trường THPT đạt 90 huyện đã thường xuyên quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ chính trị cho giáo viên góp phần nâng cao tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế: Giáo dục đại trà chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa hướng vào việc thực hành, đào tạo nghề. Giáo dục mũi nhọn đạt kết quả chưa cao, chưa có nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khối THPT chưa có học sinh giỏi đạt giải quốc gia. - Về trường lớp tạm đủ cho học 1 buổi/ ngày. sẽ bị thiếu nhiều khi bộ gáo dục đào tạo áp dụng chương trình cải cách trong những năm tới. Đội ngũ giáo viên còn thiếu nhiều. Đặc biệt là bậc THCS thiếu nhiều hơn và không đồng bộ về giáo viên dạy môn tự nhiên. Hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo Trong giai đoạn vừa qua số cháu đến nhà trẻ mẫu giáo tăng 10% năm hàng năm toàn huyện đã thu hút trên 40.000 cháu vào các lớp mẫu giáo đã huy động 42% số cháu vào nhà trẻ và 86% số cháu vào mẫu giáo, đặc biệt đối với trẻ 5 tuổi đã thu hút 100% cháu đến trường. Hệ phổ thông Nhìn chung phong trào học tập ở hệ phổ thông phát triển mạnh. Trên địa bàn huyện có trên 900 trường phổ thông các cấp, tất cả các trường đều là công lập. Gần đây đã có một số trường có các lớp bán công nhưng còn rất ít. Trung bình mỗi lớp có 36,2 em học sinh thấp hơn mức trung bình của tỉnh (trung bình của tỉnh là 37 học sinh). Số học sinh phổ thông trên 1 vạn dân đạt trên 2.080 em (năm 2002 - 2003 đạt 2.100 em) đứng thứ 7 trong tất cả các huyện trong tỉnh, thấp hơn trung bình của tỉnh một chút (trung bình của tỉnh đạt 2.119 em). Số giáo viên cho cả hệ thống phổ thông tăng lên khá nhanh từ 962 thầy cô vào niên khoá 1997 - 1998 thì đến niên khoá 2001 - 2002 đã tăng lên 1.821 thấp cô. Số lượng học sinh do 1 giáo viên phụ trách là 26,7 em, đứng thứ 2 trong 11 huyện, tỷ lệ này vào lôại cao, cao hơn mức trung bình của tỉnh (trung bình của tỉnh là 24,8em). Tình hình hoạt động về giáo dục đào tạo huyện giai đoạn 1997 - 2002 97/98 99/02 2000 2001 2001 2002 2002 2003 Số trường 59 59 59 60 61 Tiểu học 28 28 28 28 28 Trung học cơ sở 29 29 29 29 29 Phổ thông trung học 2 2 2 3 4 Số phòng học 485 509 530 542 566 Tiểu học 278 276 290 284 293 Trung học cơ sở 158 181 186 56 229 Phổ thông trung học 49 52 54 56 83 Số lớp học (lớp) 903 891 873 908 847 Tiểu học 530 495 469 498 411 Trung học cơ sử dụng ở 315 325 330 332 329 Phổ thông trung học 58 71 74 74 107 Số giáo viên người 962 1.029 1.249 1.261 1821 Tiểu học 521 527 634 632 469 Trung học cơ sở 355 409 518 519 545 Phổ thông trung học 86 93 97 97 148 Số học sinh (em) 35.397 35.950 34.991 35.282 30.638 Tiểu học 18.298 17.345 16.298 16.315 12.022 Trung học cơ sở 13.712 14.486 14.429 14.500 12.022 Phổ thông trung học 3.387 4.119 4.264 4.267 12.815 Nguồn: niên giám thống kê huyện Ninh Giang và niên giám thống kê tỉnh Hải Dương 2002 Trong thời gian qua ngày y tế đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và chú ý nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Thực hiện tốt các phong trào TCMR 99,8% số cháu trong độ tuổi được tiêm chủng và uống thuốc phòng bệnh. Tích cực trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống và giám sát dịch bệnh nên không có dịch lớn xảy ra. Công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng như công tác truyền thông dân số, chống suy dinh dưỡng thực hiện tốt góp phần làm giảm tỷ lệ tăng dần số chỉ còn 0,77% vào năm 2002 và bảo đảm sức khoẻ cho cộng đồng. Tỷ lệ SDD ở trẻ dưới 5 tuổi đến năm 2002 còn 25,5% (năm 1996 là 45%). Toàn huyện đã động viên mọi nguồn lực theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm "Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 bệnh viên đa khoa và 1 phòng khám đa khoa với 110 giường bệnh, đưa tổng số giường bệnh toàn huyện lên gần 224 giường và số giường bệnh cho 1 vạn dân là 15,9 giường (trung bình của tỉnh là 26 giường cho 1 vạn dân, cả nước là 2 4 giường)" Về cán bộ y tế đã chú ý tăng cường, tuy nhiên chưa đạt được mức trung bình của tỉnh. Toàn huyện có khoang 245 cán bộy tế, chủ yếu là ngành y ngành bác sĩ phục vụ cho 1 vạn dân, trong khi đó trung bình của tỉnh là 20 cán bộ, y tế (3.7 bác sỹ) cho 1vạn dân. trong số 28 trạm y tế có 24 trạm đac có bác sỹ, chiếm 85,7%. Cơ chế thị trường đã nẩy sinh một số vấn đề khó khăn cho việc đầu tư và dịch vụ thuốc chữa bệnh. Đã củng cố và phát triển vườn thuốc nam tại các xã. Một số chỉ tiêu đã đạt được: - 100% thôn đã có cán bộ y tế. - 100% trạm y tế xã có quầy thuốc tân dược. - Đến nay mới có 24% giưa đình có hố xí hợp vệ sinh. - 85,7% trạm y tế có bác sỹ làm việc. Tình hình hoạt động y tế huyện giai đoạn 1997 - 2003 1997 1999 2000 2002 1. Số cơ sở y tế 30 30 30 30 Trung tâm y tế huyện 1 1 1 1 Phòng khám ĐK 1 1 1 1 Trạm điều dưỡng Trạm y tế xã 28 28 28 28 2. Số giường bệnh 221 222 223 28 Trung tâm y tế huyện 90 90 90 223 Phòng khám ĐK 20 20 20 90 Trạm điều dưỡng 20 Trạm y tế 111 112 113 113 3. Số cán bộ y tế Cán bộ trung tâm y tế 112 112 113 113 Bác sĩ 28 28 ._.hu đạt chỉ tiêu kế hoạch ngân sách năm, thực hiện tốt luật ngân sách, tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ các nguồn thu thuế công thương nghiệp, thực hiện tốt luật thuế mới. Thu dứt điểm nợ tồn đọng và không để xảy ra hiện tượng nợ dây dưa. Chi phải hết sức tiết kiệm, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước để tránh lãng phí trong chi tiêu, hạn chế tối đa chi phí sinh ngoài kế hjoạch. Ngoài việc đảm bảo chi hoạt động thường xuyên, cần tập trung ngân sách chi cho những yêu cầu bức thiết của huyện như: xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản để phát triển sản xuất. Chỉ đạo xây dựng ngân sách xã đảm bảo cân bằng thu chi đúng luật ngân sách. Đẩy mạnh hoạt động các hình thức tín dụng, thu hút nhiều nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn vay trung và dài hạn, phục vụ cho các thành phần kinh tế và người nghèo, thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ, điều phối phân bổ nguồn vốn hợp lý, phục vụ tốt các dự án, cho vay đúng đối tượng để phát huy hiệu quả đồng vốn. Mở rộng có kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi trong dân đồng thời tổ chức cho dân vay để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Ngân hàng đáp ứng ngày càng tốt hơn vai trò trung gian tài chính, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Trước mắt ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, xoá đói giảm nghèo theo các dự án của Nhà nước. Ngân hàng sẽ chuyển sang hạch toán kinh doanh, thực hiện đi vay để cho vay, tiến tới ngân hàng sẽ tham gia đầu tư vào sản xuất. 3.3 Những lĩnh vực dịch vụ khác. Ngoài những lĩnh vực trực tiếp tác động đến sản xuất như trên, dịch vụ giải quyết việc làm và dịch vụ phục vụ sản xuất luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng giá trị ngành dịch vụ mang lại. - Dịch vụ giải quyết việc làm đã và sẽ phát triển mạnh theo yêu cầu tổ chức và thực hiện việc phân công lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Dịch vụ việc làm sẽ mang lại thu nhập cao cho ngành dịch vụ, chiếm 40% trong tổng thu nhập từ ngành dịch vụ. - Dịch vụ phục vụ sản xuất, ngoài những dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp như đã trình bày ở trên, dịch vụ còn được triển khai theo hướng hoạt động tư vấn, tìm kiếm và tổ chức mở rộng thị trường, tham gia hội chợ, hội thảo và đào tạo phục vụ các khâu sản xuất. Tổng thu từ từ lĩnh vực này cũng chiếm 18 - 20% trong tổng thu từ các ngành dịch vụ. 4. Kết cấu hạ tầng. a. Quan điểm phát triển chung Kết cấu hạ tầng bao gồm các ngành Giao thông, thuỷ lợi, bưu chính viễn thông, cấp điện, cấp nước sẽ được phát triển theo quan điểm sau: - Coi kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất cho phát triển các ngành kinh tế, phải được đầu tư trước một bước. - Huy động mọi nguồn vốn, tận dụng vốn Nhà nước huy động mọi nguồn vốn từ nhân dân, từng bước phát triển đồng bộ và hiện đại hoá ngay từ khi chọn các phương án đầu tư cũng như triển khai các công trình giao thông, thuỷ lợi cấp điện, cấp nước để phục vụ sản xuất và nâng cao mức sống dân cư. b. Phương hướng phát triển cụ thể 4.1 Giao thông vận tải Giao thông là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tuyến giao thông tạo nên mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, nâng cao năng lực và chất lượng cả về đường, bến bãi, tạo ra liên hệ mật thiết với mạng lưới giao thông quốc gia. Xây dựng mạng lưới giao thông đối ngoại, liên tỉnh tạo điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hoá trên lãnh thổ huyện. Các trục giao thông sẽ trở thành các trục kinh tế trên đó xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo cơ sở thuận tiện cho phát triển công nghiệp kết hợp với sản xuất nông nghiệp. Tạo tiền đề để kêu gọi các dự án đầu tư vào huyện. Trọng tâm phát triển các tuyến giao thông quan trọng trong huyện như sau: - Về đường bộ: ã Quốc lộ: Đề nghị nhà nước mở rộng nâng cấp đường 17A lên cấp III đồng bằng và triển khai xây dựng cầu Tranh nối liền với đường 10. ã Đường tỉnh: Đề nghị nhà nước và tỉnh đầu tư hoàn thiện việc nâng câp các tuyến đường tỉnh 20A, 17D trên địa bàn huyện lên cấp IV đồng bằng đồng bộ với các cầu cống trên đường. ã Đường huyện sẽ được đầu rải nhựa tòn nbộ tuyến đường do huyện quản lý như đường vành đai thị trần, đường 20C, đường Bến Hiệp. Nâng cấp cải tạo tuyến 20D, một số tuyến liên xã và các cầu cống, đặc biệt cầu trên đường 210 để đưa vào khai thác trong giai đoạn 2010 - 2005. Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến nội thị trấn Ninh Giang theo qui hoạch đã duyệt. ã Đường nông thôn, từ nay đến 2005 sẽ thực hiện được chỉ tiêu Đại họi đưa ra là cứng hoá 80% hệ thống đường nông thông, đến năm 2010 cứng hoá toàn bộ hệ thống bằng các vật liệu nhựa, bê tông, đá. - Đường thuỷ Huy động mọi nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và của nhân dân để thường xuyên nâng cấp dòng, bến bãi và phương tiện bốc dỡ, vận chuyển ở cả 9 bến phà, đò. - Quản lý tốt các phương tiện vận tại đường bộ và đường sông.Phát triển các phương tiện vận tải tư nhân, đa dạng hoá các hình thức quản lý phương tiện để giải quyết vận chuyển hàng hoá ngày một tăng. Mở rộng bến xe khách liên tỉnh tại trung tâm huyện lỵ theo thiết kế được duyệt. Phát triển xe nhỏ chở hàng và chở khách là hợp lý nhất. 4.2. Thuỷ lợi. Mục đích chính của công tác thuỷ lợi là chủ động tưới, tiêu, phòng chống lũ. Giảm giá thành phục vụ, nâng hiệu quả công tác tưới tiêu, mở rộng diện tích tưới khoa học theo nhu cầu dùng nước của từng loại cây trồng theo từng thời kỳ sinh trưởng đảm bảo thâm canh, tăng năng suất cây trồng. Đồng thời tạo điều kiện để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Để thực hiện tốt những mục đích đề ra trong giai đoạn tới cần: - Qui hoạch lại đồng ruộng, giảmm diện tích kênh mương, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí lại các điểm dân cư theo quy hoạch vùng dân cư của huyện, để thúc đẩy cơ giới hoá nông nghiệp. - Đầu tư nâng cấp đê điều, cống dưới đê, tiếp tục tu bổ các tuyến đê Trung ương và đê Bắc - Hưng - Hải trên địa bàn. Đồng thời củng cố nâng cấp các tuyến đê sông Đĩnh Đào và công Cửu An. - Tiếp tục bê tông hoá hệ thống kênh mương, khép kín toàn bộ diện tích trồng lúa để chủ động tưới tiêu. Thực hiện KCHKM theo đề án KCH của tỉnh, bê tông hoá 130 km kênh mương để đến năm 2005 sẽ có 30%, năm 2010 có 50% kênh mương được kiên cố hoá, đồng thời phấn đấu mỗi xã KCN ít nhấtt 1km kênh cấp 3 trong 1 năm. Hệ thống kênh mương cần phải phù hợp với quy hoạch phân vùng trồng trột, cơ giới hoá, và đồng bộ từ trạm bơm đến kênh mương dẫn. Sử dụng tốt các trạm bơm hiện có, xây dựng mới thêm các Trạm bơm ứng Hoè, Cống Sao 2, Phú Lịch và Di Linh để nâng năng lực tưới tiêu, đảm bảo cho tiểu khu Bắc Bình Giang - Thanh Miện có hệ số tưới tiêu 4,5lít/igấy trở lên. - Tận dụng vốn của tỉnh và huy động thêm vốnn của dân theo cách: đầu tư của tỉnh sẽ hoàn nthiện kênh chính và kênh cấp I, Xí nghiệp khai thác thuỷ lợi sẽ đảm nhiệm kênh cấp II, còn kênh cấp III sẽ dùng vốn của nhà nước và huy động thêm vốn của xã. 4.3. Bưu chính viên thông (BC - VT). Quan điểm phát triển ngành bưu chính viễn thông là: phải coi nhành BC - VT thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng có nhiều ưu thế trong quá trình hiện đạihoá, vì vậy cần được ưu tiên phát triển nhanh, đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhanh hơn, nhất là trong điều kiện hiện nay, thông tin đã trở thành lực lượng sản xuất quan trọng. Phát triển BC - VT của huyện phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với chiến lược tăng tốc của ngành BC - VT. Sử dụng có chọn lọc các cơ sở hiện có, đồng thời áp dụng những tiến bộ khoa học xây dựng cơ sở hạ tầng cho thông tin hiện đại, đồng bộ, vững chắc đủ sức đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của xã hội. Đa dạng hoá các phương tiện dịch vụ (cả dịch vụ Internet), nâng cao chất lượng phục vụ cho toàn dân trong huyện. Xây dựng và hoàn chỉnh mạng bưu cục, đại lý bưu chính, điểm bưu điện - văn hoá xã rộng khắp toàn huyện. Với những mục tiêu như vậy từ nay đến năm 2010 ngành bưu chính viên thông huyện sẽ phải tiến hành những bước cụ thể sau: Phát triển mạng lưới điện thoại nông thôn, mở rộng hệ thống bưu chính viễn thông xuống các cụm dân cư. Đồng thời phát triển các hình thức phi thôak như nhắn tín, Internet,.v.v... Đưa tỷ lệ máy điện thoại trên 100 dân tăng từ 1,4 máy năm 2002 lên 2,5 máy năm 2005 và 4 - 6 máy vào năm 2010. Doanh thu từ bưu chính viễn thông trong giai đoạn 2001 - 2010 tăng trên 15%/năm để có khả năng tái đầu tư cho ngành. 4.4 Cấp điện Điện dùng cho sản xuất cũng như sinh hoạt trong thời gian qua đã đáp ứng được khá tốt nhu cầu hiện tại. Trong giai đoạn tới nhu cầu tiêu thụ cao hơn nhiều. Phát triển hệ thống điện phải phục vụ kịp thời, thuận tiện với giá cả hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng mạng lưới đường dẫn hạ thế, có sự hướng dẫn và quản lý của các tổ chức chuyên ngành và cơ quan chức năng. Những biện pháp cụ thể. Tiếp tục đầu tư cải tạo nâng cấp hoàn thiện mạng lưới điện hiện có và xây dựng mới ở các vùng chưa có điện để đến năm 2005 đảm bảo tất cả các thôn, cụm dân cư đều có điện sử dụng, đến năm 2010 có 100% số hộ trong huyện được sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia với điều kiện an toàn cao, có đồng hồ đo điện đến từng hộ gia đình, bán điện với giá thấp. Đề nghị trung ương và tỉnh đầu tư, bảo dưỡng trạm điện Nghĩa An (110KV) để tiến tới giảm bớt dần các trạm trung gian 35/110 KV, bổ sung thêm các trạm biến áp ở các xã và thị trấn. Thực hiện quy hoạch thị trấn Ninh Giang, đảm bảo hệ thống chiếu sáng đô thị và cung cấp điện ổn định cho sản xuất tại thị trấn và các cụm công nghiệp tập trung, đồng thời thực hiện tốt các nội dung đề án quản lý điện nông thông của Thủ tướng Chính phủ. Đầu tư xây dựng đường 35KV phục vụ phát triển kinh tế của 5 xã phía Tây của huyện. 4.5 Cấp nước. Cấp nước dựa trên quan điểm là thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của dân cư và bảo vệ sức khoẻ của con người. Tranh thủ mọi nguồn vốn xây dựng các công trình cấp, thoát nước tập trung, để phục vụ được nhiều người, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Coi trọng nguồn vốn từ trung ương, cho đó là động lực để huy động tất cả mọi nguồn lực của địa phương để cải thiện việc cấp nước và bảo vệ môi trường. Cấp, thoát nước phải được quy hoạch trong mối quan hệ hữu cơ với quy hoạch đô thị, cụm dân cư, các cụm công nghiệp tập trung và hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hiện đại hoá nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái. Như vậy cần nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau: Xây dựng đồng bộ đường ống dẫn nước để khai thác 50% nhà máy nước Ninh Giang có công suất 3.000m3/đêm, phục vụ khoảng 70% số hộ trong khu vực. Hoàn thiện và đưa vào sử dụng hai trạm cấp nước sạch Quang Hưng và Hưng Long bằng nguồn vốn tài trợ vốn do dân đóng góp. Đề nghị thiết kế, xây dựng thêm trạm cấp nước mới cho ít nhất 3 - 5 xã. Tiếp tục thực hiện chưng trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn để đến năm 2005 giải quyết 90% dân đô thị và 70% dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, năm 2010 có 100% dân cư của huyện được dùng nước hợp vệ sinh, dân đô thị dùng nước máy. Đảm bảo các đường phố đô thị huyện lỵ, các thị tứ đều có hệ thống thoát nước, các điểm dân cư có hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt dẫn đến các đường thoát nước chung của khu vực, vừa bảo vệ các công trình hạ tầng vừa bảo vệ môi trường. Xây dựng một số hồ xử lý nước thải để hạn chế ô nhiễm nước thuộc địa bàn của huyện. 5. Phương hướng phát triển các lĩnh vực xã hội a. Quan điểm chung Các lĩnh vực xã hội bao gồm các vấn đề về giáo dục, đào tạo, y tế thể dục thể thao, văn hoá được phát triển theo các quan điểm sau: - Phát triển các lĩnh vực xã hội nhằm thực hiện chủ trương chung của Đảng là đào tạo nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng những đòi hỏi mới của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. - Phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao đòi hỏi các lĩnh vực xã hội phải có phương hướng đầu tư phù hợp với tỷ lệ tăng dân số, cung cấp những đòi hỏi có chất lượng cao về đào tạo thống nhất từ mầm non đến đào tạo nghề, cung cấp những đòi hỏi có chất lượng cao về đào tạo thống nhất từ mầm non đến đào tạo nghề, cung cấp dịch vụ chăm sóc, chữa bệnh cũng như những nhu cầu về văn hoá. b. Phương hướng phát triển 5.1 Giáo dục, đào tạo Phát triển giáo dục đào tạo cần quán triệt đường lối đào tạo của đảng theo tinh thần Nghị quyết TW2 (Khoá VIII) và các Nghị quyết về phát triển giáo dục của Tỉnh uỷ và huyện uỷ. Chú trọng nâng cao mặt bằng dân trí; thực hiện giáo dục toàn diện; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng chất lượng giáo dục mũi nhọn, gắn chất lượng học tập với việc giáo dục đào tạo đạo đức truyền thống cho học sinh, khơi dậy truyền thống hiếu học của quê hương văn hoá, kiên quyết phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý học đường. Đẩy mạnh việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên. Quan tâm đầu tư hỗ trợ cho con em gia đình cách mạng, học sinh giỏi. Tạo điều kiện cho các em học đại học, cao đẳng, bổ sung nguồn cán bộ cho địa phương. Thành lập Hội khuyến học từ huyện đến cơ sở, các xã, 100% xã, thị trấn, các cơ quan, trường học đều có quỹ khuyến học để hỗ trợ tốt và kịp thời công tác giáo dục và đào tạo. Những định hướng chính: - Thực hiện xã hội hoá giáo dục, đào tạo, đa dạng hoá hình thức bằng các nguồn vốn, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đại hội giáo dục huyện, xã. trọng tâm là đào tạo cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật đủ sức đáp ứng những đòi hỏi của cơ chế kinh tế thị trường. - Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở thêm trường ngoài công lập ở khu vực mẫu giáo, trung học cơ sở và phổ thông trung học. - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên, yên tâm nghề nghiệp, từng bước thực hiện các chương trình thường xuyên nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ giaó viên theo chuẩn quốc gia. Cụ thể là: Giáo dục mầm non Nâng cao chất lượng nuôi dạy, bảo đảm vệ sinh học đường và cung cấp đủ giáo viên. Đến năm 2005 sẽ có 60 - 65% các cháu đến tuổi vào nhà trẻ, 85 - 90% số cháu chuyển vào mẫu giáo. Đến năm 2010 phấn đấu 100% các cháu đến tuổi được vào nhà trẻ và mẫu giáo. Giáo dục phổ thông. Đưa thêm nhiều lớp ngoài công lập vào khối phổ thông, tạo mọi nguồn lực để đưa nhanh vào việc phổ cập THPT trong toàn huyện. Chú ý đến việc ưu tiên và có phương thức đào tạo học sinh giỏi theo quy định của Nhà nước. Đảm bảo 100% số cháu 6 tuổi vào lớp 1, 100% học sinh tốt nghiệp tiểu học vào THCS, đạt 65% (năm 2005), 85% (năm 2010) học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT. Duy trì phổ cập THCS, đến năm 2010 sẽ phổ cập 80% cho các trường THPT, phấn đấu đến năm 2005, có 6 trường tiểu học, 13 trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Đào tạo, dạy nghề. Đây là hướng tích cực để cung cấp lao động có kỹ thuật cao cho nền kinh tế huyện. Kết hợp với tỉnh, bằng nhiều nguồn lực, bằng nhiều hình thức nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 25 - 30% vào năm 2005 và lên 40% vào năm 2010. Đồng thời thường xuyên bổ túc đào tạo dạy nghề tại trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm học tập cộng đồng tại các xã. Tổ chức những đợt tham quan, các lớp bồi dưỡng tay nghề cho lao động của huyện. Tiến tới định hướng, phân luồng cho học sinh một cách phù hợp để đào tạo nghề ngay tại phổ thông trung học. Có biện pháp thu hút đào tạo từ nơi khác về làm việc, trước hết là con em của huyện. Đối với đội ngũ giáo viên Tạo điều kiện động viên bằng vật chất và tinh thần thông qua phong trào tập thể để giáo viên yên tâm trong công việc. Nâng cao nhận thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên để đáp ứng được nhu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục. Mở các lớp bồi dưỡng thường xuyên cập nhập các kiến thức mới cho giáo viên, từng bước thực hiện chuẩn hoá và nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định. Đến năm 2010 sẽ có 50% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 100% giáo viên THCS, 100% giáo viên THPT đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở trường lớp Xây dựng đủ trường lớp kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy định trường chuẩn quốc gia. Đầu tư trang thiết bị giảng dạy, xây dựng các phòng chức năng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh. Đến năm 2010 các trường các cấp đều sẽ được từng bước kiên cố hoá, các trường THPT sẽ được kiên cố hoá 100%, các trường THCS và tiểu học cũng sẽ được kiên cố 90%, phấn đấu các trường mẫu giáo kiên cố 70%. 5.2 Y tế Quan điểm chung là nâng cao sức khoẻ cộng đồng theo quan điểm dự phòng tích cực, giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể nâng cao hiệu quả trị bệnh. Phòng chống bệnh tật để không cho các loại bệnh dịch truyền nhiễm, ký sinh trùng, 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em tái phát. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền, đa dạng hoá các loại hình khám, chữa bệnh. Xã hội hoá các ngành y tế, giải quyết tốt các vấn đề có liên quan như giáo dục sức khoẻ, cải tạo môi trường sống và lao động theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Thoả mãn nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho cư dân trong huyện dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Các định hướng chủ yếu Tập trung đầu tư để củng cố tuyến y tế cơ sở, nâng cao cơ sở vật chất ở các xã. Đến năm 2010 tất cả các xã (28/28) đều có ban CSSKBĐ, tất cả các trạm y tế xã đều có bác sỹ và nữ hộ sinh làm việc để phục vụ tốt nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và sơ chế trước những bệnh hiểm nghèo. 100% trạm y tế xã được kiên cố hoá (mái bằng) đạt chuẩn bình quân chung của tỉnh về cơ sở và giường bệnh phục vụ khám chữa bệnh cho dân. 100% trạm y tế có dược sỹ làm việc hoặc dược sỹ kiêm nhiệm. Nâng cao chất lượng khám điều trị bệnh. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, tập trung vào chương trình khám chữa bệnh cho người nghèo; chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thực hiện tốt công tác DS & KHHGĐ, hạ tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 25% vào năm 2005 và xuống dưới 15% vào năm 2010. Đưa tuổi thọ bình quân lên trên 75 tuổi. Hoàn chỉnh mạng lưới y tế xã, xây dựng và một số trạm y tế cụm xã để có thể đảm trách khâu sơ cứu tại cơ sở. Mỗi thôn sẽ thành lập các đội y tế thôn, cứ 1000 dân sẽ có 1 cán bộ y tế có trình độ y tá trở lên. Phấn đấu 90% số hộ có nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh. Quản lý tốt các cơ sở ngành nghề y dược. Thường xuyên giáo dục y đức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, ngoại ngữ cho cán bộ y tế ở huyện cũng như ở cơ sở. Mỗi năm có ít nhất 2 - 3 bác sỹ Theo học CK1 hoặc CK2,kết hợp với Trung tâm đào tạo tỉnh hàng năm cử 5 - 7 y sỹ đi đào tạo bác sĩ các hình thức. Giải quyết đồng bộ các chính sách đào tạo nguồn kinh phí cho hoạt động y tế cơ sở, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ y tế. Đầu tư vào giáo dục kiến thức vệ sinh môi trường, qui hoạch đất để xây dựng mỗi xã có một nghĩa địa chung, giải quyết tốt nguồn nước sinh hoạt cho dân cư, xử lý tốt phân rác và nước thải. 5.3. Văn hoá thông tin, thể dục thể thao. Phát triển văn hoá thông tin phải thực hiện tốt tinh thần Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) về "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đẩy mạnh cuộc vận động "Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", tích cực triển khai thực hiện "Để án xây dựng đời sống văn hoá cơ sở huyện Ninh Giang giai đoạn 2001 - 2005". Phát huy mọi nguồn lực, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân trong huyện để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự ng hiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Bảo tồn và tôn tạo, quản lý và sử dụng các di tích nhằm khơi dậy lòng tự hoà văn hoá dân tộc trong các tầng lớp nhân dân, khôi phục và phát triển các hình thức văn nghệ dân gian. Hướng các lễ nghi, phong tục vào những hoạt động lành mạnh, làm phong phú nhu cầu văn hoá của cư dân. Củng cố và phát triển các hình thức thông tin đại chúng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước, xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, gia đình văn hoá. Phát triển văn hoá đi đôi với công tác quản lý ngăn chặn các biểu hiện phi văn hoá, các thủ tục mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực văn hoá. Đầy lùi và phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt Nghị định 87/CP và Chỉ thị 814/TTg của Thủ tướng Chính phủ trên lĩnh vực văn hoá. Đồng thời, tổ chức thực hiện tốt chỉ thị 27 - CT/TW của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang lễn hội. Xây dựng nhà văn hoá, câu lạc bộ xã. Quản lý chặt chẽ và thực hiện tốt chức năng hoạt động của Trung tâm văn hoá huyện. Từng bước xây dựng các công trình văn hoá, tạo thêm cơ sở vật chất và trang thiết bị mới, phương tiện kỹ thuật hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng. Những mục tiêu cụ thể: - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tôn tại các di tích lịch sử văn hoá như Đình Cúc Bồ, đài tưởng niệm, Đền Tranh, làng rối nước,... Nâng cao chất lượng và xã hội hoá côgn tác văn hoá thông tin, xây dựng đời sống văn hoá, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương anh hùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt các cuộc vận động xã hội" nếp sống văn minh, gia đình văn hoá", "làng xã văn hoá", "công sở văn hoá", đến năm2010 sẽ có 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, 100% các làng thực hiện quy ước thôn và đăng ký xây dựng Làng văn hoá, khu phố văn hoá, trong đó 90% làng, khu phố đạt tiêu chuẩn Làng văn hoá, khu dân cư văn hoá, 90% khu dân cư đạt tiêu chuẩn "Khu dân cư tiên tiến xuất sắc", 85% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn "cơ quan, đơn vị văn hoá". - Qui hoạch đất dành cho phát triển VHTT và TDTT tại tất cả các xã, thị trấn, cụ thể là: Qui hoạch đất tại trung tâm huyện ly cho VHTT là 16.700m2; đất cho TDTT là 66.500m2. + Qui hoạch đất dành cho VHTT - TT cấp thôn là 14.400m2. - Xây dựng đưa vào sử dụng nhà thư viên công cộng huyện (năm 2004), xây dựng nhà thi đấu thể thao đa năng, sân vận động huyện và các công trình thể thao (theo quyết định số 720/CôNG TY của Tổng cục trưởng Tổng cụ TDTT (nay là UBTDTT) V/v ban hành "quy định kỹ thuật quy hoạch công trình thể thao"). 100% các xã, thị trấn có nhà văn hoá, thư viên và sân vận động, 85% làng, khu dân cư có nhà văn hoá. Huyện sẽ xây dựng 3 cụm tuyên truyềnn cổ động bằng vật liệu cứng tại khu vực cầu Bía, thị trấn Ninh Giang, thị tứ Tân Quang. 100% các xã, thị trấn có từ 1 -2 cụm tuyên truyền cổ động. 100% các xã, thị trấn có đội văn nghệ quần chúng (trong số đó 50% có đội chèo truyền thống), đội tuyển thi đấu thể thao. 100% các làng có 1hồ bơi cho thanh thiếu nhi. - Đẩy mạnh phong trào "toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" thực hiện tốt chỉ thị 36 - CôNG TY/TW của BHC TW Đảng (khoá VII) về phía phát triển TDTT trong giai đoạn mới và chỉ thị 17 - CT/TW ngày 23/10/2002 của Ban bí thư TW Đảng (khoá IX) về phát triển TDTT trong giai đoạn mới và chỉ thị 17 - CôNG TY/TW ngày 23/10/2002 của Ban bí thư nghiệp TDTT huyện Ninh Giang đến năm 2010. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng, TDTT thành tích cao. Duy trì củng cố và xây dựng 6 lớp ng hiệp dư năng khiếu TDTT và đến năm 2010 thêm 4 lớp (tổng số 10 lớp). - Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị của đội ngũ làmm công tác VHTT từ huyện đến cơ sở. Tưang cường quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động văn hoá, theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hoá, góp phần tích cực vào biệc bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín, di đoan. IV. Giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội 1. Các giải pháp huy động vốn cho phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2010 cần có những giải pháp phù hợp để trước hết tạo các nguồn vốnn trong huyện, đồng thời đảm bảo đủ năng lực để đón nhận đầu tư nước ngoài. Huy động vốn cần dự trên những định hướng sau: - Cần coi trọng nguồn vốn nội tại mang tính chủ động, đồng thời lấy đó là đối trọng và là cơ sở để thu hút nguồn vốn bên ngoài. - Quản lý tốt các nguồn nvốn được huy động, sử dụng đúng mục đích đề ra các lãng phí. Các biện pháp cụ thể để huy động theo các nguồn vốn như sau: - Thực hiện tốt Chương trình thu hút vốn đầu tư đã được thông qua. - Bằng nhiều biện pháp huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân thông qua góp vố, gửi tiền tiết kiệm đầu tư, tín dụng,... Vốn từ các hộ giai đình trong nthời gian qua đã phát triển khá nhanh bằng cách tự đầua tư vào việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia cùng nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất. Tuy nhiên với từng hộ lượng vốn không nhiều, càn có những biện pháp khuyến khích nhân dân cùng đầu tư thông qua tổ chức các tổ, hợp tác xã, cùng góp vốn để đầu tư sản xuất. Đó là biện pháp tích tụ vốn hữu hiệu trong giai đoạn tới. - Sử dụng tốt các nguồn vốn từ trung ương và tỉnh. Việc quản lý vốn là vấn đề lớn cần có những biện pháp cụ thể, nếu không sẽ bị thất thoát nhiều, gây thiệt hại cho cả quá trình tiếp theo. Muốn như vậy cần có phân định trách nhiệm, vốn của Nhà nước chỉ đầu tư vào nhiều lĩnh vực mũi nhọn. Phát triển tín dụng ngân hàng, đặc biệt tuyến cơ sở, ởư tuyến xã. Vận dụng chính sách thuế phù hợp, ưu đãi (miễn giảm thuế một số trường hợp), thu mua tạm trữ.... nhằm điều tiết và khuyến khích sản xuất. Hỗ trợ thông tin, thông qua các liên doanh góp vốn để đẩy mạnh công tác tư vấn. Cụ thể là: Thứ nhất: vốn từ ngân sách Nhà nước được đầu tư hàng năm trong khuôn khổ kế hoạch chung. Đây là nguồn vốn rất quan trọng dùng để đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng. Để khai thác vào các quá trình sản xuất, có trách nhiệm với kết quản sản xuất nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này. Sử dụng nguồn vốn từ ngân sách làm cơ sở ban đầu cho việc xây dựng cơ sở vật chất đủ mạnh như giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông.... để sẵn sàng đón nhận đầu tư từ bên ngoài. Thứ hai:Vốn từ các tổ chức tín dụng cũng sẽ được huy động tham gia vào quá trình đầu tư bằng cách xây dựng các quĩ hỗ trợ "khuyến nông, khuyến công, khuyến thương" để trợ giúp các công trình lớn mà nông dân không đủ khả năng đầu tư. Thực hiện chính sách mở rộng chop vay đến tận người sản xuất. 2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Chính sách phát triển nguồn nhân lực cần phải tập trung vào giải quyết mấy vấn đề sau: - Thực hiện tốt Chương trình giải quyết việc làm đã được thông qua. - Nâng cao chất lượng cuộc sống. - Nâng cao dân trí, phát triển đào tạo nghề, đoà tạo cán bộ quản lý. - Có chính sách trọng dụng nhân tài, đãi ngộ các nhà quản lý, các chuyên gia khoa học công nghệ giỏi, công nhân có tay nghề cao để thu hút họ đóng góp cho sự phát triển của huyện. Cụ thể: 1. Giảm tỷ lệ sinh và chăm lo sức khoẻ cộng đồng. 2. Tạo nhiều việc làm là một chính sách nhằm phát triển nguồn lực một cách hiệu quả, cần phải mở mang các nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp tại các vùng nông thôn. 3. Nâng cao chất lượng lao động bằng cách: - Nâng cao thể lực lao động, nhất là lao động trẻ thông qua đầu tư vào công tác y tế, khám chữa bệnh, kết hợp với vận động các phong trào thể dục thể thao quần chúng. Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng công cụ mới ngay trong quá trinìh sản xuất để sử dụng các thiết bị thành thạo. - Nâng mặt bừng văn hoá cao hơn bằng cách tăng cường bổ túc kiến thức cho thanh niên nông thôn. Nâng cao chất lượng công tác quản lý lao động để sử dụng lao động có hiệu quả. 4. Ngoài ra cần có các biện pháp nhằm thu hút chuyên gia giỏi tham gia quản lý và tư vấn cho huyện cũng như đầu tư phát triển kinh tế huyện. 3. Tăng cường công tác quản lý: Củng cố, nâng cao sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Thường xuyên bồii dưỡng cán bộ lãnh đạo cũng như cánn bộ quản lý phù hợp với điều kiện mới. Xúc tiến nhanh các biện pháp cỉa cách hành chính đồng bộ theo chỉ thịu của Chính phủ để củng cố và nâng sức mạnh của công tác quản cho huyện. Giữ vững an ninh quốc phòng và bài trừ các tệ nạn xã hội. Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Xây dựng và thực hiện tốt quy ước làng, quy ché dan chủ ở cơ sở. 4. Phát triển khoa học công nghệ. Mục tiêu chủ yếu của phát triển khoa học công nghệ (KHCN) là làm sao cho KHCN phải trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện, góp phần tạo ưu thế cạnh tranh về sản phẩm. Định hướng chung cho các biện pháp phát triển KHCN là hướng tới việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào phát triển kinh tế đồng thời nghiên cứu đầu tư phát triển các ngnàh có lợi thế của huyện. Muốn được như vậy cần phải: 1. Xây dựng cơ sở vật chất KHCN, trước hết là củng cố các cơ sở, trạm trại nghiên cứu hiện có của huyện, nâng cấp bổ sung trang thiế bị để các trạm này đảm bảo được nhiệm vụ phục vụ sản xuất trong cơ chế mới. Chủ động về giống cây con. Có trạm kiểm tra thuốc trừ sâu và phân bón cho nông nghiệp và thuỷ sản. 2. Phát triển nhân lực KHCN, đào tạo đội ngũ cánn bộ làm công tác tư vấn, đủ sức tham gia nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Dựa vào các chuyên gia, các cơ sở của tỉnh, tăng cường hội thảo trao đổi, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý tại chỗ. 3. Coi trọng và áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyểnn giao tiến bộ kỹ thuật đến các hộ nông dân. Thử nghiệm và đưda vào sản xuất các giống cây, con mới cho chất lượng cao. 5. Bảo vệ môi trường. Tăng trưởng kinh tế cần phải đi đôi với giữ vững ổn định để thực hiện mục tiêu chung là phát triển kinh tế bền vững. Muốn như vậy cần phải quan tâm đúng mức đến các biện pháp bảo vệ môi trường. Các biện pháp chủ yếu là: - Tranh thủ hỗ trợ của tỉnh và trung ương để tiến hành điều tra, nắm lại tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện. - Quy hoạch mạng lưới dân cứ, hệ thống đô thị. Xây dựng mội cách khoa học hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm mục đích giữ vững môi trường trong sạch cho hoạt động xã hội. - Nghiên cứu áp dụng tiếnn bộ KHKT như sử dụng công nghệ sạch, bón phân vi sinh vào sản xuất để không làm cạn kiệt các nguồn lực như đất, nước.... - Có biện pháp hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và các loại hoá chất khác gây ô nhiễm cho môi trường. - Dành đất bố trí nghĩa địa và nơi sử lý các chất thải. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29175.doc
Tài liệu liên quan