Định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang đến 2010

Đặt vấn đề _________ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá không có gì thay thế được. Trên cơ sở nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của đất đai, luật đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: "Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phẩm quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh và quốc phòng". Song cũng từ đặc điểm của đất đai là

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm của tự nhiên, cố định về vị trí, có hạn về không gian, vô hạn về thời gian sử dụng, cho nên các quan hệ sử dụng và sở hữu đất đai cũng có phần nhiều phức tạp. Hiến pháp 1992 đã xác định: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý" và đã chỉ rõ quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất là công cụ để nhà nước định hướng sử dụng đất vào chiến lược phát triển lâu dài của đất nước. Do vậy việc định hướng sử dụng đất là rất quan trọng và đặc biệt nó có phần quyết định đến sự phát triển kinh tế của toàn xã hội nói chung và các khu dân cư nói riêng. Đối với vùng núi cao như Tỉnh Hà Giang, điều kiện đất đai tự nhiên tuy rộng lớn song diện tích đất đai có thể sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp, công nghiệp và phát triển các khu đô thị, các khu dân cư lại hết sức phân tán và phức tạp, vấn đề nghiên cứu để chỉ ra định hướng sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả càng trở nên quan trọng. Vì vậy trong thời gian thực tập tốt nghiệp em đã chọn nghiên cứu đề tài: "Định hướng sử dụng đất huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang đến 2010 ". Việc chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm mục đích: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về sử dụng đất đai. - Phân tích được thực trạng sử dụng đất của huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang. - Định hướng tổng thể về sử dụng đất huyện Vị Xuyên đến năm 2010. Để đạt được mục đích trên cơ sở nghiên cứu đề tài gồm những nội dung chính như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về sử dụng đất đai. Chương II: Thực trạng sử dụng đất huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Chương III: Đánh giá tiềm năng và Định hướng SDĐ đến năm 2010. Kết luận: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về sử dụng đất đai ________________ I - Vai trò, đặc điểm của đất đai - yêu cầu đặt ra của việc sử dụng đất đai: 1. Vai trò của đất đai: 1.1: Đất đai là một tài nguyên: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. C.Mác viết rằng: Đất là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp. Đất là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: Đá, thực vật động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Tất cả các loại đất trên hành tinh này được hình thành sau một quá trình thay đổi lâu đời trong thiên nhiên. Chất lượng của đất phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu, cây cỏ và sinh vật sống trên đất và trong lòng đất. Đất là lớp bề mặt của trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để nuôi sống loài người. Mọi hoạt động của con người gắn liền với lớp bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định. Chất lượng của đất phụ thuộc vào độ phì nhiên của nó. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi khác, các cánh đồng để con người trồng trọt, chăn nuôi... Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. Luật đất đai 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: "Đất đai là tài nguyên Quốc gia vô cùng quý giá, la tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay !" Con người khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, tạo nên sản phẩm nuôi sống cả xã hội loài người. Khai thác bề mặt đất đai và cải tiến chất lượng đất đai để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều hơn, thoả mãn nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng. Trình độ khai thác đất đai gắn liền với sự tiến hoá của xã hội. Quá trình ấy làm cho con người ngày càng gắn chặt với đất đai hơn. Quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng phát triển và gắn liền chặt chẽ với nhau. Mặt khác con người ngày càng nhận thức và hiểu biết hơn về khoa học kỹ thuật, khám phá và khai thác "kho báu" trong lòng đất phục vụ cho mục đích của mình. Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng như từng vùng, từng miền lãnh thổ. Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất. Khí hậu cũng trãi qua nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc do tác động của con người. Quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, con người ngày càng can thiệp vào quá trình biến độ của tự nhiên. Biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất liên, nhất là đối với cây trồng. Như vậy việc sử dụng hợp lý đất đai ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa về bảo vệ, cải tạo và biến đổi môi trường. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta rất chú ý đến tác động của môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất của con người, trong đó sử dụng khai thác đất đai là yếu tố vô cùng quan trọng. Trong các yếu tố cấu thành của môi trường như đất đai, nguồn nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi, hệ sinh thái... thì đất đai đóng vai trò quan trọng. Những biến đổi tiểu khí hậu, những sự phá vỡ hệ sinh thái ở những vùng nào đó trên trái đất ngoài tác động ảnh hưởng của tự nhiên thì vai trò con người tác động cũng rất lớn: Lụt úng do phá rừng, canh tác bất hợp lý... tất cả những cái đó làm ảnh hưởng đến môi trường. Bởi vậy sử dụng tài nguyên đất không thể tách rời việc bảo vệ và cải tạo môi trường. 1.2: Đất đai đối với sự phát triển các ngành kinh tế. "Đất đai" về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng như sau: "Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó bao gồm: Khí hậu bề mặt, thỗ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (sông, suối, đầm lầy...), các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với người ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động vật và thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường xá, nhà cửa...)". Như vậy, "Đất đai" là một khoảng không gian có giới hạn theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thuỷ văn, thảm thực vật cùng với các thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người. (Các chức năng, công năng) của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện theo các mặt sau: Sản xuất; Môi trường sự sống; Cân bằng sinh thái ; Tàng trữ và cung cấp nguồn người; Dự trữ (nguyên liệu và khoáng sản trong lòng đất); Không gian sự sống; Bảo tồn - bảo tàng sự sống; Vật mang sự sống; Phân dị lãnh thổ. Luật đất đai năm 1993 cũng đã khẳng định đất đai: - Là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá; - Là tư liệu sản xuất đặc biệt; - Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường; - Là địa bàn phần bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng - Là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mọi quá trình sản xuất; Là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao động và nơi sinh tồn của loài người. Đất đai là điều kiện chung (khoảng không gian lãnh thổ cần thiết) đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Điều này có ý nghĩa - thiếu khoảnh đất (có vị trí, hình thể, quy mô diện tích và yêu cầu về chất lượng nhất định) thì không một ngành nào, xí nghiệp nào có thể bắt đầu công việc và hoạt động được. Nói khác đi - không có đất sẽ không có sản xuất (đối với mọi ngành) cũng như không có sự tồn tại của con người. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí vai trò khác nhau. Trong ngành công nghiệp (Trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng, làm cơ sở làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động SXKD. Muốn xây dựng một nhà máy, trước hết phải có địa điểm, một diện tích đất đai nhất định, trên đó sẽ là nơi xây dựng các nhà xưởng để máy móc, kho tàng, biến bãi, nhà làm việc, đường xá đi lại trong nội bộ... Tất cả những cái đó là cần thiết trước tiên để tiến hành hoạt động SXKD. Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô xây dựng; các nhà máy mới tăng lên làm tăng số lượng diện tích đất đai dành cho yêu cầu này. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành trong công nghiệp là sự phát triển các ngành xây dựng, các công trình dân cư phát triển đòi hỏi xây dựng nhà ở và hình thành đô thị, các khu dân cư mới. Những yêu cầu này ngày càng tăng lên làm cho nhu cầu đất đai dành cho các ngành đó cũng tăng lên. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được. Ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp, đặc biệt trong ngành trồng trọt, là quá trình tác động của con người vào ruộng đất (như cày bừa, bón phân...) Nhằm làm thay đổi chất lượng đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, từng là quá trình biến ruộng đất kém màu mỡ thành ruộng đất màu mỡ hơn. Trong quá trình này ruộng đất đóng vai trò như là đối tượng lao động. Mặt khác con người sử dụng đất đai như một công cụ để tác động lên cây trồng, thông qua đó làm tăng độ màu mỡ của đất nhằm thu sản phẩm nhiều hơn. Trong quá trình này ruộng đất đóng vai trò như là tư liệu lao động. Quá trình sản xuất nông nghiệp (trong ngành trồng trọt) là quá trình khai thác, sử dụng đất. Bởi vậy không có ruộng đất thì không thể có hoạt động sản xuất nông nghiệp. a) Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất (các ngành khai thác khoáng sản). Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất. b) Trong các ngành nông - lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như cày, bừa, xới, xáo...) và công cụ hay phương tiện lao động (sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi). Quá trình sản xuất nông - lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiên và quá trình sinh hoạt tự nhiên của đất. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh, tinh thần, các thành tựu kỹ thuật, vật chất - văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản - sử dụng đất. Phương thức và mục tiêu sử dụng đất rất đa dạng. Có thể chia thành 3 nhóm mục đích sau đây: - Lấy tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt từ đất đai để thoả mãn nhu cầu sinh tồn và phát triển. - Dùng đất đai để làm cơ sở sản xuất và môi trường hoạt động; đất cung cấp không gian môi trường cảnh quan, mỹ học cho việc hưởng thụ tinh thần. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, thời kỳ cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đai từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn, vừa là căn cứ của khu vực 1 vừa là không gian và địa bàn của khu vực 2. Điều này có nghĩa, đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại. Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên lục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường đất, một số công năng nào đó của đất đai bị yếu đi, vấn đề sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, công năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng nhiều tầng nấc, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau. 2. Đặc điểm của đất đai: 2.1: Đặc tính không thể sản sinh và có khả năng tái tạo của đất đai: Đất đai có vị trí cố định không di chuyển được, với một số lượng có hạn trên phạm vi toàn cầu và phạm vi từng quốc gia. Tính cố định không thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác của đất đai đồng thời quy định tính giới hạn về quy mô theo không gian gắn liền với môi trường mà đất đai chịu chi phối (nguồn gốc hình thành, khí hậu, sinh thái với những tác động khác của thiên nhiên). Vị trí của đất đai có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế trong quá trình khai thác sử dụng đất. Những đất đai ở gần các đô thị, các đường giao thông, các khu dân cư được khai thác sử dụng triệt để hơn những đất đai ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, và do đó có giá trị sử dụng và giá trị lớn hơn. Đất đai không thể sản sinh thông qua sản xuất. Độ phì là một thuộc tính tự nhiên của đất và yếu tố quyết định chất lượng đất. Độ phì là đặc trưng về chất gắn liền với đất, thể hiện khả năng cung cấp thức ăn, nước cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hoặc do tác động của con người. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà độ phì của đất có vai trò khác nhau. Chẳng hạn, trong nông nghiệp độ phì hay độ màu mỡ của đất có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định việc tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Việc sử dụng và khai thác đất nông nghiệp phải bảo đảm nguyên tắc là không ngừng cải tạo, nâng cao độ phì đất. Đất đai dùng để canh tác có khả năng tạo ra một khối lượng lương thực lớn hơn số lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động. "Đất, trong hầu hết các tình huống, sản sinh ra một lượng lương thực nhiều hơn so với số lượng đủ để duy trì sự sống của người lao động" (Adam Smith - Của cải của các dân tộc - trang 240, nhà xuất bản giáo dục. Hà Nội, 1997). Tính hai mặt của đất đai (không thể sản sinh nhưng có khả năng tái tạo) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình sử dụng đất. Một mặt, phải hết sức tiết kiệm đất đai, xem xét kỹ lượng khi bố trí sử dụng các loại đất. Mặt khác phải chú ý ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng khả năng phục hồi và tái tạo của đất đai. 2.2: Đất đai là một TLSX gắn liền với hoạt động của con người: Trong quá trình hoặt động sản xuất, đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể thiếu được. Tác động của con người vào đất đai thông qua hoạt động sản xuất đa dạng phong phú với nhiều vẻ khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp nhằm khai thác tiệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên này vì lợi ích của mình. Những tác động đó có thể làm thay đổi tính chất sử dụng của đất đai, từ đất đai hoang sơ thành đất đai canh tác được, hoặc đất đai từ mục đích này sang mục đích khác. Hoặc những tác động để cải tạo chất đất hoặc làm tăng độ màu mỡ của đất đai. Tất cả những tác động ấy của con người làm cho đất đai vốn dĩ là một sản phẩm của tự nhiên trở thành một sản phẩm của lao động. "Tuy có những thuộc tính tự nhiên như nhau nhưng một đám đất được canh tác có giá trị lớn hơn một đám đất bị bỏ hoang" (Mác - ănghen toàn tập - tập 25 phần II trang 248. Nhà xuất bản chính trị quốc gia 1994). Con người không tạo ra được đất đai, nhưng bằng lao động của mình, (lao động sống và lao động vật hoá) mà cải thiện đất đai, làm cho đất đai từ xấu trở thành tốt hơn và làm tăng sản lượng đất. "Tư bản có thể được cố định vào đất, bỏ vào ruộng đất, trong một thời gian tương đối ngắn, như trường hợp cải tạo những thuộc tính hoá học, áp dụng phân hoá... hoặc cố định trong một thời gian dài hơn như trường hợp trong việc xây dựng các kênh đào tiêu nước, hệ thống kinh doanh ở một nơi khác tôi đã từng gọi tư bản xác nhập vào ruộng đất như vậy là La terre - capital (ruộng đất - tư bản), (sách đã dẫn trang 246). Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất đã biến ruộng đất thành tư bản (tư bản - ruộng đất) và ruộng đất đã trở thành thành một quan hệ kinh tế - xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ này ngày càng phát triển và càng làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn trong xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai trở thành đối tượng của sự trao đổi, buôn bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. 2.3: Tính đa dạng và phong phú của đất đai: Tính đa dạng và phong phú của đất đai trước hết là do đặc tính tự nhiên của đất đai và phân bố cố định trên từng vùng lãnh thổ nhất định gắn liên với điều kiện hình thành đất quyết định khác nó còn do yêu cầu và đặc điểm, mục đích sử dụng các loại đất khác nhau. Một loại đất có thể sử dụng thêm nhiều mục đích khác nhau. Đặc điểm này của đất đai đòi hỏi con người khi sử dụng đất đai, phải biết khai thác triệt để lợi thế của mỗi loại đất một cách tiết kiểm của mỗi loại đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả trên mỗi vùng lãnh thổ. Để làm được điều đó phải xây dựng một quy hoạch tổng thể và chi tiết sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng vũng lãnh thổ. 3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến việc sử dụng đất và xu thế phát triển của nó: Sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp nhằm điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào nhu cầu của thị trường sẽ phát hiện, quyết định xu hướng chung và mục tiêu sử dụng hợp lý nhất, tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất đai nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế và xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất xã hội nhất định, được sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào các thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với ý nghĩa là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện theo 4 mặt sau. - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất để sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất... một mặt bị sự chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy, có thể khái quát những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất theo 3 nội dung sau đây. a) Nhân tố điều kiện tự nhiên: Khi sử dụng đất đai ngoài bề mặt không gian (như diện tích trồng trọt, mặt bằng xây dựng...) cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và khi luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất (như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, không khí và các khoáng sản dưới lòng đất). Trong nhân tố điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sử dụng đất đai, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng) và các nhân tố khác. - Điều kiện khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người. Tổng tích ôn nhiều ít, nhiệt độ bình quân cao thấp, sự sai khác nhiệt độ về thờigian và không gian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp, thời gian không có sương dài hoặc ngắn .... trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát dục của cây trồng, cây rừng và thực vật thuỷ sinh ... Cường độ của ánh sáng mạnh yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng ức chế đối với sinh trưởng, phát dục và tác dụng quang hợp của cây trồng. Chế độ nước vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển dinh dưỡng, vứ là vật chất giúp học sinh cho sinh vật sinh trưởng và phát triển. Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh hay yếu,có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẳm của đất, cũng như khả năng đảm bảo cung cấp nước cho sinh trưởng của cây trồng, cây rừng, gia súc và thuỷ sản... - Điều kiện đất đai ( địa hình và thổ nhưỡng): sự sai khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng, sự bào mòn mặt đất và mức độ sói mòn ...thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó ảnh hưởng đến sản suất và phân bố các ngành nông, lâm nghiệp, hiònh thành sự phân dị địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nông nghiê. Địa hình và độ dốc ảnh đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, đặt ra yêu cầu xây dựng đặt ra yêu cầu xây dựng đồng ruộng để thuỷ lợi hoá và cơ giới hoá. Đối vopứi đất phi nông nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hưởng tới giá trị công trình và gây khó khăn cho thi công. Điều kiện thổ nhưỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản suất nông nghệp. Độ phì của đất là tiêu phí quan trọngvề sản lượng cao hay thấp. Độ dầy tầng đất và tính chất đất có ảnh hưởng lớn dối với sinh trưởng của cây trồng. Đặc thù của nhân tố điều kện tự nhiên mang tính khu vực. Vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác sẽ quyết định đến khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất đai. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế nhằm đạt hiệu ích cao nhất về xã hội, môi trường và kinh tế. Tình trạng phổ biến hiện nay là nhiều địa phương sử dụng đất chưa hợp lý, đặc biệt trong công cuộc đổi mới, một số địa phương đã sử dụng đất nông nghiệp để phát triển, mở rộng các khu công nghiệp, khu kinh tế, xây dựng và phát triển đô thị một cách tràn lan, thiếu tính toán, nhiều nơi dành đất rồi để đấy không sử dụng, gây lãng phí đất canh tác phá hoại môi trường... b) Nhân tố kinh tế xã hội: Bao gồm các yếu tố như chế độ xã hội dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý sử dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triển nguồn nhân lực đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhân tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Còn sử dụng đất như thế nào, được quyết định bởi sự năng động của con người, các điều kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có; Quyết định bởi tính hợp lý, tính khả thi về kinh tế kỹ thuật và mức độ đáp ứng của chúng...; Quyết định bởi nhu cầu của thị trường. Trong một vùng hoặc phạm vi một nước, điều kiện vật chất tự nhiên của đất đai có sự khác biệt không lớn, về cơ bản là giống nhau. Nhưng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau dẫn đến tình trạng có vùng đất đai được khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội rất cao; Có nơi thì bỏ hoang hoá hoặc khai thác với hiệu quả rất thấp... có thể nhận thấy điều kiện tự nhiên của đất đai chỉ là một tồn tại khách quan, khai thác và sử dụng đất đai quyết định vẫn là do con người. Cho dù điềukiện tự nhiên có nhiều lợi thế, nhưng các điều kiện xã hội kinh tế, kỹ thuật không tương ứng thì ưu thế tài nguyên cũng khó có thể trở thành sức sản xuất hiện thực, cũng như chuyển hoá thành ưu thế kinh tế. Ngược lại, khi điều kiện kinh tế kỹ thuật được ứng dụng vào khai thác và sử dụng đất, sẽ phát huy mạnh mẽ tiềm lực sản xuất của đất, đồng thời góp phần cải tạo điều kiện môi trường thiên nhiên, biến điều kiện tự nhiên từ bất lời thành điều kiện có lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế - xã hội khác nhau đã tác động đến việc quản lý xã hội về sử dụng đất đai, không chế phương thức và hiệu quả sử dụng đất. Trình độ phát triển xã hội và kinh tế khác nhau dẫn đến trình độ sử dụng đất khác nhau. Nền kinh tế và các ngành các phát triển yêu cầu về đất đai càng lớn, lực lượng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng được tăng cường, năng lực sử dụng đất của con người còn được nâng cao. ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan tới lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất được dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng đều được dựa trên nguyên tắc hạch toán kinh tế, thông thường qua việc tính toán hiệu quả kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa, cũng dẫn đến tình trạng đất đai bị sử dụng không hợp lý, thậm chí huỷ hoại đất đai. Thí dụ, việc gia tăng đô thị hoá và phát triển các khu công nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá sự tiến bộ, phồn vinh của xã hội, có thể đem lại lợi ích rất lớn cho những người kinh doanh bất động sản, các nhà công nghiệp, chủ doanh nghiệp...Nhưng sự phân bố đất đai không hợp lý, thiếu ý chí, không chú ý đến việc xử lý nước thải, khí thải và chất thải đô thị, công nghiệp sẽ làm mất đi vĩnh viễn diện tích lớn đất canh tác, cùng với việc gây ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu khí quyển, huỷ hoại chất lượng môi trường cũng như những hậu quả khôn lường khác. Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi nhân tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Trong đó, điều kiện tự nhiên là yếu tố cơ bản để xác định công dụng của đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp, cụ thể và sâu sắc, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện kinh tế sẽ kiềm chế tác dụng của con người trong việc sử dụng đất. Điều kiện xã hội tạo ra những khả năng khác nhau cho các yếu tố kinh tế và tự nhiên tác động tới việc sử dụng đất. Vì vậy, cần phải dựa vào quy luật tự nhiên và quy luật kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai. Căn cứ vào yêu cầu của thị trường và của xã hội, xác định mục đích sử dụng đất, kết hợp chặt chẽ yêu cầu sử dụng với ưu thế tài nguyên của đất đai, để đạt tới cơ cấu tổng thể hợp lý nhất, với diện tích đất dadi của hạn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội ngày càng cao và sử dụng đất đai được bền vững. c) Nhân tố không gian. Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất (như các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng, xây dựng, mọi hoạt động kinh tế và hoạt động xã hội) đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động. Không gian, bao gồm cả vị trí và mặt bằng. Đặc tính cung cấp không gian của đất đai là yếu tố vĩnh hằng của tự nhiên ban phát cho xã hội loài người. Vì vậy, không gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất. Không gian mà đất đai cung cấp có đặc tính vĩnh cửu, cố định vị trí khi sử dụng và số lượng không thể vượt phạm vi quy mô hiện có. Do vị trí và không gian của đất đai không bị mất đi và cũng không tăng thêm trong quá trình sử dụng, nên phần nào đã giới hạn sức tải nhân khẩu và số lượng người lao động, có nghĩa tác dụng hạn chế của không gian đất đai sẽ thường xuyên xảy ra khi dân số và kinh tế xã hội luôn phát triển. Sự bất biến của tổng diện tích đất đai, không chỉ hạn chế khả năng mở rộng không gian sử dụng đất, mà còn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai. Điều này quyết định việc điều chỉnh cơ cấu đất đai theo loại, số lượng được sử dụng căn cứ vào sức sản xuất của đất và yêu cầu sản xuất của xã hội nhằm đảm baỏ nâng cao lực tải của đất đai. Khả năng không chuyển dịch của đất đai dẫn đến việc phân bố về số lượng và chất lượng đất đai mang tính khu vực rất chặt chẽ. Cùng với mật độ dân số của các khu vực khác nhau, tỵ lệ cơ cấu và lượng đầu tư sẽ có sự khác biệt rất rõ rệt. Tài nguyên đất đai có hạn, lại giới hạn về không gian, đây là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với việc sử dụng đất ở nước ta. Vì vậy, cần phải thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả kết hợp bảo vệ tài nguyên đất và môi trường. Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho công nghiệp, xây dựng công trình, nhà xưởng, giao thông... mặt bằng không gian và vị trí của đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và giá trị kinh tế rất cao. * Xu thế phát triển sử dụng đất: a) Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung: Lịch sử phát triển xã hội loài người cũng chính là lịch sử biến đổi của quá trình sử dụng đất. Khi con người còn sống bằng phương thức săn bắn và hái lượm, chủ yếu dựa vào sự ban phát của tự nhiên và thích ứng với tự nhiên để tồn tại, vấn đề sử dụng đất hầu hết như không tồn tại. Thời kỳ du mục, con người sống trang lều cỏ, những vùng đất có nước và đồng cỏ bắt đầu sử dụng. Khi xuất hiện ngành trồng trọt với những công cụ sản xuất thô sơ, diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh chóng, năng lực sử dụng và ý ngh._.ĩa kinh tế của đất đai cũng gia tăng. Tuy nhiên, trình độ sử dụng đất vẫn còn rất thấp, phạm vi sử dụng cũng rất hạn chế, mang tính kinh doanh thô, đất khai phá nhiều nhưng thu nhập rất thấp. Với sự tăng trưởng của dân số và phát triển của kinh tế, kỹ thuật, văn hoá và khoa học, quy mô, phạm vi và chiều sâu của việc sử dụng đất ngày một nâng cao. Yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của người dân ngày càng cao, các ngành nghề cũng phát triển theo du ướng phức tạp và đa dạng dần, phạm vi sử dụng đất càng mở rộng (từ cục bộ một vùng đã phát triển trên phạm vi cả thế giới, thậm chí cả ở những vùng đất trước đây không thể sử dụng được). Cùng với việc phát triển sử dụng đất theo không gian, trình độ tập trung cũng sâu hơn nhiều. Đất canh tác cũng như đất sử dụng theo các mục đích khác đều được phát triển theo hướng kinh doanh tập trung, với diện tích đất ít nhưng hiệu quả sử dụng cao. Tuy nhiên, thời kỳ quá độ chuyển từ kinh doanh quảng canh sang kinh doanh thâm canh cao trong sử dụng đất là một nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Để nâng cao sức sản xuất và sức tải của một đơn vị diện tích, đòi hỏi phải liên tục nâng mức đầu tư về vốn và lao động, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và công tác quản lý. ở những khu vực khác nhau của một vùng hoặc một quốc gia, do có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật cũng như các điều kiện đặc thù, do đó phải áp dụng linh hoạt, sáng tạo nhiều phương thức tuỳ từng thời điểm khác nhau. b) Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng phức tạp hoá và chuyên môn hoá: Khoa học kỹ thuật và kinh tế của xã hội phát triển, sử dụng đất đai từ hình thức quảng canh chuyển sang thâm canh, đã kéo theo xu thế từng bước phức tạp hoá và chuyên môn hoá cơ cấu sử dụng đất. Thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển, nhu cầu của con người về vật chất, văn hoá, tinh tinh thần và môi trường ngày một cao sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp đòi hỏi yêu cầu cao hơn đối với đất đai. ở thời kỳ mức sống còn thấp, việc sử dụng đất chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, nhằm giải quyết vấn đề thường nhật của cuộc sống là đủ cơm ăn, áo mặc và chổ ở. Khi đã sống đã nâng cao, chuyển sang giai đoạn hưởng thụ, sử dụng đất ngoài việc sản xuất vật chất phải thoả mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí, văn hoá, thể thao và môi trường trong sạch đã làm cho cơ cấu sử dụng đất cũng phức tạp hơn. Tiến bộ khoa học kỹ thuất đã cho phép mở rộng khả năng kiểm soát tự nhiên của con người, áp dụng các biện pháp bồi bổ và cải tạo sẽ nâng cao sức sản xuất của đất đai, thoả mãn các loại nhu cầu của xã hội. Trước đây, việc sủ dụng đất rất hạn chế do kinh tế và khoa học kỹ thuật còn ở trình độ thấp, chủ yếu sử dụng bề mắt của đất đại, nông nghiệp thì đốc canh, đất lâm nghiệp, đồng cỏ, mặt nước được ít được khai thác, khai thác khoáng sản còn hạn chế, xây dựng chủ yếu là chọn mặt bằng. Khi khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển, ngay cả đất xấu cũng được khai thác triệt để, hình thức sử dụng đa dạng, ruộng nước phát triển ... đã làm cho nội dung sử dụng đất ngày càng phức tạp hơn theo hướng sử dụng toàn diện, triệt để các chất dinh dưỡng, sức tải, vật chất cấu thành và sản phẩm của đất đại để phúc vụ con người. Hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân và phát triển kinh tế hàng hoá, dẫn đến sự phân công trong sự dụng đất theo hướng chuyên môn hoá. Do đất đai có đặc tính khu vực rất mạnh, sự sai khác về ưu thế tài nguyên hết sức rõ rệt, phương hướng và biện pháp sử dụng đất của các vùng cũng rất khác nhau. Để sử dụng hợp lý đất đai, đạt được sản lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất cần có sự phân công và chuyên môn hoá theo khu vực. Cùng với việc đầu tư, trang bị và ứng dụng các công cụ kỹ thuật, công cụ quản lý hiện đại sẽ nẩy sinh yêu cầu phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn và tập trung, đồng thời cũng hình thành các khu vực chuyên môn hoá sử dụng đất khác nhau về hình thức và quy mô. c) Sử dụng đất đai phát triển theo hướng xã hội hoá và công hữu hoá: Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và xã hội dẫn tới việc xã hội hoá sản xuất. Mỗi vùng đất thực hiện sản xuất tập trung một loại sản phẩm và hỗ trợ bổ sung lẫn nhau đã hình thành nên sự phân công hợp tác mang tính xã hội hoá sản xuất, cũng như xã hội hoá việc sử dụng đất đai. Đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống và xã hội tồn tại. Vì vậy, việc chuyên môn hoá theo yêu cầu xã hội hoá sản xuất phải đáp ứng nhu cầu của xã hội hướng tới lợi ích cộng đồng và tiến bộ xã hội. Ngay cả ở chế độ xã hội mà mục tiêu sử dụng đất chủ yếu vì lợi ích của tư nhân, những vùng đất đai hướng dụng cộng đồng như: Nguồn nước, núi rừng, khoáng sản, sông ngòi, mặt hồ, biển cả, cầu cảng, hải cảng, danh làm thắng cảnh, động thực vật quý hiếm... vẫn cần có những quy định về chính sách thực thi hoặc tiến hành công quản, kinh doanh... của Nhà nước nhằm ngăn chặn, phòng ngừa việc tư hữu tạo nên những mâu thuẫn gay gắt của xã hội. Xã hội hoá sử dụng đất là sản phẩm tất yếu và là yêu cầu khách quan của sự phát triển xã hội hoá sản xuất. Vì vậy, xã hội hoá sử dụng đất và công hữu hoá là xu thế tất yếu. Muốn kinh tế phát triển và thúc đẩy xã hội hoá sản xuất cao hơn, cần phải thực hiện xã hội hoá và công hữu hoá sử dụng đất. 4. Yêu cầu đặt ra của việc sử dụng đất đai: - Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân cho nên khi quản lý sử dụng đất đai của Nhà nước mang tính tiết kiệm và hiệu quả cao. Đất đai tồn tại gắn liền với sự sống của con người điều cơ bản là gắn liền với hoạt động của con người, của các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội và của nhà nước. Mặt khác chúng ta đều biết đất đai có giới hạn về mặt diện tích, trong khi đó dân số ngày càng tăng cao, do vậy đất đai ngày càng trở nên khó khăn hạn hẹp hơn. Điều này càng cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc phải tiết kiệm hiệu quả trong công tác quản lý khi sử dụng đất đai. Như vậy tiết kiệm hiệu quả trong sử dụng đất đai rõ ràng rất quan trọng đối với sự quản lý quỹ đất của Nhà nước, để thực hiện tốt những quỹ đất khi sử dụng, phải xem xét các vấn đề đặt ra như sau: + Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu của các quy luật khách quan. + Xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch về đất đai phục vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở tiết kiệm đất đai, tiết kiệm chi phí khi sử dụng đất. + Sử dụng tối đa năng lực sản xuất của các công trình. II - Nội dung sử dụng đất đai: Đất đai là sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Bởi vậy khi toàn dân sử dụng đất đai phải thuân theo các chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai được thể hiện. Chế độ quản lý Nhà nước đối với đất đai là toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước đối với đất đai. Các quan hệ xã hội đối với đất đai bao gồm quan hệ về sở hữu đất đai, quan hệ về sử dụng đất đai, quan hệ về phân phối các sản phẩm được tạo ra do sử dụng đất... ở nước ta, các quan hệ đó lấy chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai làm cơ sở. Tất cả các loại đất đai trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình để sử dụng. Như vậy, trên cơ sở sở hữu toàn dân đối với đất đai thì quyền năng của Nhà nước thống nhất quản lý đối với đất đai được thực hiện trực tiếp bằng việc xác lập các quy phạm pháp luật về quản lý đất đai của các cơ quan quyền lực, được thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước do Nhà nước lập ra và được thực hiện thông qua các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất theo những quy định và giám sát của nhà nước. Chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai được bắt nguồn từ nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai. Nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai gồm những hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu đó về đất đai. Nó bao gồm các hoạt động của Nhà nước trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất đai, hoạt động của Nhà nước về việc phân phối và phân phối lại quỹ đất đai trên cơ sở kế hoạch và quy hoạch đất đai, các hoạt động của Nhà nước về kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất đai. Quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý đất đai được diễn ra đa dạng, biểu hiện ở những quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các đối tượng sử dụng đất. 1. Những quy định về tình hình đất đai: a) Điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá và phân hạng đất đai. Điều tra, khảo sát, đo đạc đánh giá và phân hạng đất đai là những công việc hết sức quan trọng. Trên cơ sở đó Nhà nước mới nắm chắc được toàn bộ vốn đất đai cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, mới có khả năng phát hiện được năng lực đất đai mỗi loại ở từng vùng, từng địa phương nhằm tiêu chuẩn hoá các loại đất phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời qua đó Nhà nước mới có những phương hướng và các chính sách sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất đai có hệ thống, có căn cứ khoa học trên phạm vi từng vùng, từng địa phương. Để nắm được số lượng đất đai, Nhà nước phải tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc. Nước ta có 7 vùng kinh tế - sinh thái tổng hợp, ở mỗi vùng tổng hợp lại có các tiểu vùng. Các cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan thuộc hệ thống Nhà nước thực hiện quá trình khảo sát, đo đạc và nghiên cứu thực địa để nắm được toàn bộ số lượng đất đai (như tổng hợp diện tích tự nhiên) và từng loại đất đai (như diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất xen khu dân cư, đất còn hoang hoá) của cả nước cũng như của các vùng, tiểu vùng, từng địa phương. Đồng thời qua việc thực hiện quá trình trên mà cho phép đánh giá về mặt kinh tế đất đai, có nghĩa là đánh giá chất lượng của đất đai: các tính chất sẵn có của đất về lý, hoá, sinh vật học... tạo nên độ phì nhiêu của đất; kết cấu và độ bền vững của đất; mức độ thoái hoá của đất, mức độ chua mặn của đất... Việc đánh giá và phân hạng đất đai là một công tác khoa học rất phúc tạp, nhằm xác định tác dụng sử dụng đất cụ thể cho từng vùng, từng diện tích đất. Đây là việc làm hết sức cần thiết trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhằm góp phần đảm bảo cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, sản xuất phát triển và ổn định đời sống của nhân dân. Việc xác định giá cả của các loại đất đòi hỏi phải phân loại đất, đồng thời phải xem xét cụ thể vị trí, địa hình, mục đích sử dụng của từng đơn vị sử dụng diện tích đất, cũng như xem xét quan hệ cung - cầu được hình thành trên thị trường bất động sản và xu hướng biến động của chúng. Đó là cơ sở rất quan trọng cho việc tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính tiền khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, tính quyền sử dụng đất khi góp vốn liên doanh... Điều 12 luật đất đai năm 1993 quy định: "Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại về đất đai khi thu hồi đất. Chính phủ quy định khung giá các loại đất đối với từng vùng và theo từng thời gian. Để đánh giá đất đai, luật đất đai quy định việc chỉ đạo và tổ chức, lập bản đồ địa chính như sau: 1) Chính phủ chỉ đạo việc lập bản đồ địa chính thống nhất trên phạm vi cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương ban hành quy trình kỹ thuật, quy phạm xây dựng bản đồ địa chính. 2) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo, tổ chức việc lập bản đồ địa chính ở địa phương mình. 3) Bản đồ địa chính được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. 4) Bản đồ địa chính gốc được giữ tại cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương. Các bản sao được lưu giữ tại cơ quan quản lý đất đai tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh và Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; bản sao có giá trị như bản gốc. Để quản lý chặt chẽ đất đai, trên cơ sở bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất đai nhất thiết phải lập sổ địa chính. Mẫu để lập hồ sơ địa chính và nội dung của sổ địa chính được quy định ở điều 34, Luật Đất đai: "Sổ địa chính được lập theo mẫu do cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương quy định. Nội dung của sổ địa chính phù hợp với bản đồ địa chính và hiện trạng sử dụng đất". b) Thống kê đất đai: Thống kê đất đai là công tác hết sức quan trọng nhằm nắm chính xác kịp thời những biến động về đất đai, cung cấp thông tin cần thiết cho công tác quy hoạch và kế hoạch hoá đất đai cũng như cho các công tác quản lý khác. Do vậy, cần kiện toàn hệ thống thống kê từ trung ương xuống địa phương, trong đó khâu thống kê ở cơ sở phải được đặc biệt coi trọng. Điều 35, Luật Đất đai quy định: "Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc thống nhất, kiểm kê đất đai của địa phương mình. Các cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai lên cơ quan quản lý đất đai được thực hiện mỗi năm một lần, việc kiểm kê đất đai được tiến hành năm năm một lần. Đơn vị thống kê, kiểm kê đất đai là đơn vị lập sổ địa chính: Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn". c) Đăng ký đất đai: Việc sử dụng đất đai là do các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cụ thể thực hiện. Nhà nước giao đất cho dân để sử dụng và trong quá trình sử dụng luôn có sự biến đổi về chủ sử dụng, về diện tích cũng như các loại đất. Thông qua việc đăng ký đất đai, cơ quan quản lý nhà nước có thể nắm được tỷ lệ chiếm hữu và sử dụng đất của các thành phần kinh tế và các ngành kinh tế, phát hiện được những việc sử dụng trái phép, kịp thời sửa chữa và phân phối đất đai cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đăng ký sử dụng đất là nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ sử dụng đất và của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Các trường hợp sau đây đòi hỏi các chủ sử dụng đất phải có trách nhiệm đăng ký đất đai tại các cơ quan có thẩm quyền: - Khi Nhà nước giao quyền sử dụng đất - Khi chuyển mục đích sử dụng đất - Khi thực hiện về chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê quyền sử dụng đất. - Khi thực hiện các hợp đồng về sử dụng đất. Sau khi đăng ký đất đai thì quyền sử dụng đất đai mới có cơ sở pháp lý và cơ sở để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất. Điều 33 Luật Đất đai quy định các trường hợp trên đây có trách nhiệm đăng ký sử dụng đất tại Uỷ ban nhân dân xã, phường. Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm lập và quản lý sổ địa chính, đăng ký vào sổ địa chính đất chưa sử dụng và sự biến động về việc sử dụng đất. d) Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai là giấy chứng nhận pháp lý xác nhận quan hệ sử dụng đất đai là giấy chứng nhận pháp lý xác nhận quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với quyền sử dụng đất của người sử dụng đất đai. Cần phân biệt quyết định giao đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quyết định giao đất là cơ sở phát sinh quyền sử dụng đất, còn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở của mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong quá trình quản lý và sử dụng đát đai. Điều 36 Luật Đất đai quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan quản lý đất đai ở trung ương phát hành. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất thì cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp Chính phủ giao đất thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Trong trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân không cùng một hộ gia đình hoặc không cùng một tổ chức sử dụng, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp đến từng tổ chức, từng hộ gia đình, từng cá nhân. Người sử dụng đất (các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân) được Uỷ ban nhân dân xã, phường xác nhận thì được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Diện tích đất đang sử dụng được ghi rõ trên bản đồ địa chính (hình dáng, kích thước của thửa đất, vị trí, ranh giới, loại, hạng đất...) và diện tích đang sử dụng được ghi vào sổ địa chính nếu đến nay chưa có sự biến đổi. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức mà mình giao đất; Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc quyền sử dụng đất. 2. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: a) Những quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai một cách cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian... trên cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế - xã hội. Kế hoạch hoá đất đai là sự xác định các chỉ tiêu về sử dụng đất đai, các biện pháp và thời hạn thực hiện theo quy hoạch đất đai. Trong công tác quản lý đất đai, quy hoạch và kế hoạch hoá sử dụng đất đai có ý nghĩa to lớn. Nó giúp việc sử dụng đất đai đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm, giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất của Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu và đạt kết quả cao trong quá trình sử dụng đất. Luật Đất đai năm 1993 quy định cơ chế lập, nội dung và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Điều 16 Luật đất đai quy định. + Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước. + Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình trình Hội đồng nhân dân thông qua trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. + Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai do ngành, lĩnh vực mình phụ trách để trình Chính phủ xét duyệt. + Cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương và địa phương phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Như vậy, Luật Đất đai đã quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Khoản 1 Điều 17, Luật Đất đai quy định nội dung quy hoạch đất đai như sau: + Khoanh định các loại đất: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, dất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước. + Điều chỉnh việc khoanh định cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi cả nước cũng như từng địa phương. Khoản 2 Điều 17, Luật Đất đai quy định nội dung kế hoạch sử dụng đất đai là khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch đất đai. - Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là thực hiện quyền quản lý về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của cấp dưới hợp lý, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch chung, đồng thời đảm bảo quy hoạch, kế hoạch đó có hiệu lực pháp lý. Điều 18, Luật Đất đai quy định về thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai như sau: - Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước. - Chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Uỷ ban nhân dân cấp dưới trực tiếp. - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai nào thì có quyền cho phép bôt sung điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó. b) Những quy định về giao đất: Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá. Quỹ đất đai có hạn, trong khi đó nhu cầu đất đai để phát triển sản xuất, phục vụ xây dựng và đời sống ngày càng tăng. Vì vậy, việc phân phối và phân phối lại đất đai đảm bảo công bằng và hợp lý là một trong những nội dung quan trọng của chế độ quản lý đất đai của Nhà nước. Hoạt động của Nhà nước về phân phối và phân phối lại đất đai vì lợi ích quốc gia và lợi ích của người sử dụng đất. - Căn cứ giao đất. Căn cứ pháp lý giao đất được quy định ở Điều 19, Luật đất đai. Đó là: + Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. + Căn cứ vào yêu cầu sử dụng đất được ghi trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật và thiết kế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc đơn xin giao đất. - Thẩm quyền giao đất: Điều 23 và Điều 24, Luật Đất đai quy định thẩm quyền giao đất của các cấp: Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Để quản lý thống nhất đất đai, ở nước ta đã tạo thành một hệ thống, trong đó Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định giao đất để sử dụng vào mọi mục đích trong những trường hợp cần thiết. Cụ thể là: + Chính phủ xét duyệt kế hoạch hàng năm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác. + Chính quyền quyết định việc cho các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuê đất. + Chính phủ giao đất trên mức diện tích quy định cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định ở Khoản 3 Điều 23. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được giao thẩm quyền quyết định giao đất để sử dụng vào mục đích không phải là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Cụ thể là: Từ 1 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị và từ 2 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình chuyên dùng. Từ 1 ha trở xuống đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị và từ 5 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình đường bộ, đường sắt, đường điện, đê điều và từ 10 ha trở xuống đối với đất trống, đồi núi trọc cho mỗi công trình xây dựng hồ chứa nước. Giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có từng để hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở; đất chuyên dùng để sử dụng vào mục đích chuyên dùng khác hoặc để làm nhà ở; đất đô thị theo định mức do Chính phủ quy định. Kế hoạch giao đất khu dân cư nông thôn để Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giao đất cho hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở. Giao đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp cho các tổ chức. Quyết định mức giao đất cho mỗi hộ nông dân được sử dụng làm nhà ở theo quyết định của chính phủ đối với từng vùng như khung giá 400n2/hộ. Quyết định diện tích đất giao cho nhà chùa, nhà thờ, thánh thất đang sử dụng. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có các thẩm quyền sau: Giao đất cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp. Giao đất khu dân cư nông thôn cho hộ gia đình và cá nhân làm nhà trên cơ sở quy hoạch đã được xét duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Giao đất chưa sử dụng cho các tổ chức và cá nhân theo hình thức có thời hạn hoặc tạm thời. Các quy định về thẩm quyền giao đất như trên thể hiện tính chặt chẽ, rõ ràng và nghiêm túc nhằm quản lý tốt đất đai - nguồn tài nguyên vô giá. c) Những quy định về cho thuê đất: Điều 20, Luật Đất đai quy định: "Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật. Các Điều 80 - 84 trong Chương V của Luật Đất đai quy định về việc tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, thuê đất. Như vậy, nhìn chung Luật Đất đai mới quy định mang tính nguyên tắc về vấn đề thuê đất, còn những vấn đề cụ thể như đối tượng được thuê đất, thời hạn cho thuê đất, quyền lợi và nghĩa vụ của người thuê đất được quy định trong Bộ Luật Dân sự năm 1995, Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam... Trên cơ sở đó, Chính phủ ra các Nghị định và các Bộ, Tổng cục có liên quan ra các thông tư hướng dẫn về việc lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, hướng dẫn việc thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam... Trên cơ sở đó, Chính phủ ra các Nghị định và các Bộ, Tổng cục có liên quan ra các thông tư hướng dẫn về việc lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, hướng dẫn việc thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. d) Những quy định về chuyển quyền sử dụng đất đai: Việc chuyển quyền sử dụng đất đai về thực chất là công nhận chuyển từ chủ sử dụng đất cũ sang chủ sử dụng đất mới là hợp pháp. Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất đại cần phải được làm tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ Điều 30 đến Điều 32, Điều 32, Điều 76, Điều 77 Luật Đất đai quy định có tính nguyên tắc về chuyển quyền sử dụng đất đai, về quyền thừa kế và quyền thế chấp quyền sử dụng đất đai. Trên cơ sở đó, từ Điều 690 đến Điều 744 của Luật Dân sự quy định cụ thể việc chuyển quyền sử dụng đất đai. Các trình tự, thủ tục, điều kiện, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể được phép chuyển quyền và nhận quyền sử dụng đất đai đã được quy định rõ trong luật. Các trường hợp không được chuyển quyền sử dụng đất: Đất sử dụng không có giấy tờ hợp pháp. Đất giao cho các tổ chức mà pháp luật quy định không được chuyển quyền sử dụng đất. Đất đang có tranh chấp. Điều 6 Luật Đất đai nghiêm cấm việc chuyển quyền sử dụng đất đai trái phép. Các trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất đai sau đây được Nhà nước cho phép thực hiện: + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở do nhu cầu giá cả sản xuất và đời sống được chuyển đổi quyền sử dụng đất đai. Thủ tục chuyển đổi được quy định như sau: ở nông thôn thì làm tại Uỷ ban nhân dân xã, ở đô thị thì làm tại Uỷ ban nhân dân quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được chuyển quyền sử dụng đất khi: Chuyển đi nơi khác. Chuyển làm nghề khác Không có khả năng sản xuất + Đối với đất ở, các hộ gia đình, cá nhân được quyền chuyển nhương ở các trường hợp sau: Chuyển đi nơi khác Không còn nhu cầu ở. + Hộ gia đình, cá nhân được thừa kế quyền sử dụng đất đai theo Điều 76, Luật Đất đai. + Hộ gia đình, cá nhân được thế chấp quyền sử dụng đất đai được thực hiện theo Điều 77, Luật Đất đai. + Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thuỷ sản trong những trường hợp khó khăn và được chính quyền địa phương xác nhận, thì được quyền cho thuê đất theo thời hạn và mục đích quy định. e) Thu hồi đất: Để đảm bảo quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, Nhà nước thực hiện biện pháp thu hồi đất trong những trường hợp cần thiết. Điều 26, Điều 27 và Điều 28, Luật Đất đai quy định các trường hợp bị thu hồi đất, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc thu hồi đất và các nguyên tắc thu hồi đất. 3. Thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai của Nhà nước: Thanh tra, giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai là một trong những nội dung của chế độ quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua việc kiểm tra, giám sát, phát hiện những vi phạm, những bất hợp lý trong việc thực hiện pháp luật về đất đai của Nhà nước, trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Điều 37, Luật đất đai quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong tổ chức việc thanh tra đất đai: - Chính phủ tổ chức việc thanh tra đất đai trong cả nước, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức việc thanh tra đất đai trong địa phương mình. - Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương giúp Chính phủ, cơ quan quản lý địa phương giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện thanh tra đất. Nội dung thanh tra đất đai được quy định như sau: - Thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp. - Thanh tra việc chấp hành luật đất đai của người sử dụng đất. - Giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Quy định về quyền của thanh tra, thanh tra viên như sau: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan phải cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra; quyết định tạm thời đình chỉ việc sử dụng phần đất không đúng pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định đó; mặt khác, phải báo cáo ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xử lý, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng đất đai. Về xử lý các sai phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai, tuỳ theo tính chất nghiêm trọng, mức độ tác hại và hậu quả của các trường hợp sai phạm mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện phương sách phù hợp. Cụ thể là: + Người nào lấn chiếm đất, huỷ hoại đất, chuyển quyền sử dụng đất đai không đúng quy định hoặc có hành vi khác vi phạm luật đất đai thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. + Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất trái với quy định của pháp luật, bao che các hành vi vi phạm pháp luật, quyết định xử lý trái với pháp luật, có hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên đất, vi phạm quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. + Người nào mà vi phạm Luật Đất đai mà gây thiệt hại đối với người khác ngoài việc xử lý như trên còn cần phải bồi thường cho người bị thiệt hại. 4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng đất đai: 4.1: Phân bố đất đai: Loại hình sử dụng đất đai được xác định thống nhất trong cả nước (Theo chỉ tiêu thống kê trong biểu 01TK và 02 TK do Tổng cục Địa chính ban hành - Quyết định số 27/QĐ-ĐC ngày 20/02/1995 ban hành mẫu biểu thống kê diện tích đất đai). Sau khi điều tra phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, tuỳ thuộc và từng loại hình sử dụng đất đai sẽ phân tích các chỉ tiêu sau: -Diện tích, tỷ lệ (%) so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đất đang sử dụng và diện ._. tầng lớp nhân dân, từ nông thôn miền núi đến thị trấn. - Tạo dựng môn thể dục thể thao thành tích cao và sẽ được phát triển ở trung tâm huyện lỵ và các cụm kinh tế miền núi. Từ mục tiêu phát triển văn hoá - xã hội thì định hướng sử dụng đất cho sự nghiệp thể dục thể thao đến năm 2010 diện tích khoảng 17,41ha. d.7: Định hướng sử dụng đất cho thương mại dịch vụ - du lịch: Sự phát triển nền kinh tế đa dạng gồm nhiều thành phần tham gia thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nền kinh tế xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh, trong huyện đòi hỏi quá trình lưu thong hàng hoá trên thị trường ngày càng cao. Định hướng chính đến năm 2010 của Vị Xuyên sẽ là: - Phát triển các điểm dịch vụ buôn bán tại khu vực trung tâm huyện lỵ, thị trấn các trung tâm kinh tế cụm xã. - Mở rộng chợ trung tâm và chợ ở các xã, làng bản. - Diện tích dành cho mở rộng khu dịch vụ thương mại tại các trung tâm là 14,80ha. - Mở rộng các khu du lịch sinh thái, nghỉ mát Quảng Ngần. d.8: Định hướng sử dụng đất an ninh quốc phòng: Theo tài liệu thống kê cho biết tổng diện tích các đồn biên phòng dọc đường biên giới Việt Trung, các tuyến phòng thủ, các đơn vị quân đội, bộ chỉ huy quân sự đang sử dụng 67,20ha. Diện tích này đã đáp ứng cho việc luyện tập của quân đội, đáp ứng việc bảo vệ biên cương Tổ quốc theo quy hoạch của Bộ Quốc phòng đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên cần khai thác quỹ đất này để phát huy hiệu quả kinh tế góp phần nâng cao thu nhập. Đinh hướng đến năm 2010 đất an ninh quốc phòng ở vào khoảng 210 ha. d.9: Định hướng sử dụng đất bưu điện: Trung tâm huyện lỵ đã có trạm phát sóng viba phủ sóng trên một phạm vi hẹp. Dự kiến đến năm 2010 xây dựng mở rộng các trung tâm bưu điện văn hoá xã ở tất cả các xã. Diện tích cần khoảng 0,45ha cho nhu cầu phát triển mạng lưới bưu điện từ huyện đến xã. Như vậy, giai đoạn 2001 - 2010 có thể đáp ứng nhu cầu đất sử dụng cho các ngành và các lĩnh vực. Tuy nhiên, việc thực hiện còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, sẽ được đề cập chi tiết trong phần quy hoạch sử dụng đất đai. V - Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Vị Xuyên: 1. Phương án quy hoạch sử dụng đến năm 2010: 1.1. Quy hoạch đất nông nghiệp: a) Đất trồng cây lâu năm: Tổng diện tích đất cây hàng năm tăng 430,65ha so với hiện trạng, do có sự biến động của các loại đất như sau: * Đất lúa, lúa màu: Giảm 34,96ha. Phần giảm 28,96ha do chuyển sang đất chuyên dùng 25,21ha. Trong đó chuyển sang đất xây dựng cơ bản 4,99ha đất giao thông 10,12ha, đất thuỷ lợi 10,1ha. Và đất lùa màu chuyển sang đất ở nông thôn 9,75ha. Trong đó đất lúa màu cũng có sự chuyển dịch nội bộ đáng kể do tác động tích cực của công tác thuỷ lợi và khả năng thâm canh dự kiến. Cụ thể là: - Diện tích ruộng 2 vụ tăng 782,77 ha từ đất 1 vụ. - Ruộng 1 vụ giảm so với năm 2000 là 817,73 do chuyển sang đất 2 vụ và một số đất chuyên dùng khác. * Đất nương rẫy: Dự kiến đến năm 2010 diện tích còn là 4622,93ha, giảm 33,07 ha do chuyển sang đất chuyên dùng. Trong đó chuyển sang đất xây dựng cơ bản 4,32ha, đất giao thông 27,05ha, đất thuỷ lợi 1,7ha. * Đất cây hàng năm khác: Bao gồm đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đất chuyên rau và cây hàng năm khác. Năm 2010 sẽ có 5152,36ha, tăng 498,68ha so với năm 2000. Phần giảm 68,85ha do chuyển sang đất chuyên dùng 55,78ha. Trong đó chuyển sang đất xây dựng cơ bản 29,93ha, đất giao thông 21,95ha, đất thuỷ lợi 3,9ha. Và chuyển sang đất ở 13,07ha, trong đó đất ở nông thôn 3,02ha, đất ở đô thị 10,05ha. Phần tăng 567,53ha được chuyển từ đất bằng chưa sử dụng sang trồng màu và cây hàng năm khác. b) Đất vườn tạp: Đến năm 2010 đất vườn tạp còn 1375,47ha giảm 31,62ha so với năm 2000, do nhu cầu tự giãn dân 24,9ha, chuyển sang đất chuyên dùng 6,71ha. Phương hướng sử dụng đất vườn tạp trong tương lai là cải tạo để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như chè, xoài, lê, hồng, cam, quýt tạo ra sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến. c) Đất trồng cây lâu năm: Dự tính đến năm 2010 có 8548,40 ha tăng 4530,54 ha so với hiện trạng, trong đó tăng chủ yếu là diện tích trồng cây chè, cây ăn quả. Dự kiến diện tích cây lâu năm cụ thể sẽ là: + Cây ăn quả 2474,77ha, trong đó tăng 1457,3 ha do được cải tạo trồng từ đất đồi chưa sử dụng, đất lâm nghiệp để trồng xoài, cam quýt, hồng lê và cây ăn quả khác. + Cây công nghiệp lâu năm 6067,84ha, trong đó tăng 3072,74ha được chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng và đất lâm nghiệp để trồng chè và quế hồi. + Giữ nguyên 5,5ha đất cây lâu năm khác. + Đất ươm cây giống 0,29 ha giữ nguyên như hiện trạng. Đất cây lâu năm tăng 4595,44ha, do được chuyển từ đất lâm nghiệp 4287ha và đất chưa sử dụng 308,44ha. Nhưng phần giảm 64,90ha do chuyển sang đất chuyên dùng 47ha, đất làm nguyên vật liệu xây dựng 32,3ha và chuyển sang đất ở 17,90ha. d) Đất đồng cỏ chăn nuôi: Năm 2010 diện tích đất đồng cỏ chăn nuôi 98,54ha. Diện tích này tương đối hợp lý để phát triển đàn gia súc. Tận dụng bãi đất trống để chăn thả. Trong tương lai diện tích này giữ nguyên hiện trạng. e) Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Mặt nước nông nghiệp chủ yếu là nuôi cá. Đến năm 2010 sẽ có 66,86ha tăng 7,77 ha so với hiện trạng. Diện tích này được chuyển từ đất mặt nước chưa sử dụng sang. Ngoài diện tích này thì các hồ đập thuỷ lợi các ao trong khu thổ cư cũng kết hợp để nuôi thả cá tăng thu nhập. Tóm lại: Đến năm 2010 để đáp ứng nhu cầu lương thực cho dân số toàn huyện thì tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ ổn định ở mức 23518,42ha, thực tăng so với năm 2000 là 4937,34ha, phân bố đồng đều trên 23 xã thị trấn của huyện. Bảng 5: Dự kiến quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2010 Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch năm 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DT đất nông nghiệp 18.581,08 100,00 23.518,42 100,00 4.937,34 1. Đất trồng cây hàng năm 12.998,50 70,00 13.429,15 57,07 430,65 2. Đất vườn tạp 1.407,09 7,6 1.375,47 5,8 - 31,62 3. Đất trồng cây lâu năm 4.017,86 21,62 8.548,40 36,4 4.530,54 4. Đất đồng cỏ chăn nuôi 98,54 0,53 98,54 0,4 0,00 5. Đất mặt nước NTTS 59,09 0,31 66,86 0,28 7,77 1.2: Quy hoạch đất lâm nghiệp: a) Rừng tự nhiên: Đến năm 2010 diện tích rừng tự nhiên có 95.121,53ha, tăng 29680,70 ha so với hiện trạng, trong đó: - Rừng sản xuất 4.591,03ha. - Rừng phòng hộ: Bao gồm những khu rừng đầu nguồn và diện tích núi đá không có rừng cây được khoanh nuôi tạo rừng bảo vệ môi trường, đến năm 2010 diện tích tăng thêm 29.579,46ha ở hầu hết các xã. Trong đó tập trung nhiều ở Thuận Hoà, Tùng Bá, Thượng Sơn, Linh Hồ, Bạch Ngọc. - Rừng đặc dụng tự nhiên bao gồm rừng thông, sa mộc, kháo, giẻ, trẩu, trám, diện tích 22.401,40ha giảm 335,6 ha so với hiện trạng do chuyển sang đất trồng cây lâu năm chủ yếu là trồng quế. b) Rừng trồng: Đến năm 2010 dự kiến rừng trồng sẽ có 22.245,39ha, tăng 11278,83ha, trong đó: - Rừng sản xuất 13.207,45ha tăng 10.430,83 ha được chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng, trên đất này sẽ trồng quế, hồi, trẩu, trúc ống và cây lấy nguyên liệu như bồ đề, mỡ, keo, bạch đàn, tống quán sử và các cây họ tre nứa. Rừng trồng mới được phân bố ở tất cả các xã, tập trung nhiều nhất ở Cao Bồ, Thượng Sơn, Bạch Ngọc. Bảng 6: Dự kiến đất lâm nghiệp đến năm 2010. Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch đến 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DT đất lâm nghiệp 76.921,18 100,00 117.367,27 100,00 + 40.887,53 1. Rừng tự nhiên 65.954,27 85,74 95.121,53 81,05 + 29.608,70 a. Đất có rừng sản xuất 4.667,63 6,06 4.591,03 3,91 - 76,60 b. Đất có rừng phòng hộ 38.549,64 50,12 68.129,10 58,05 29.067,26 c. Đất có rừng đặc dụng 22.737,00 29,56 22.401,40 19,09 - 335,60 2. Rừng trồng. 10.966,56 14,26 22.245,39 18,95 + 11.278,83 a. Đất có rừng sản xuất 2.776,62 3,61 13.207,45 11,25 + 10.430,83 b. Đất có rừng phòng hộ 1.057,50 1,37 1.905,50 1,62 848,00 c. Đất có rừng đặc dụng 7.132,44 9,27 7.132,44 6,08 3. Đất ươm cây giống 0,35 0,35 - Rừng phòng hộ 1905,50ha tăng 848 ha so với hiện trạng, được lấy từ đất chưa sử dụng, trồng rừng phòng hộ ở những khu vực xung yếu, trồng cây thông, sa mộc, keo tai tượng, sở và một số cây phụ trợ. - Rừng đặc dụng có diện tích 7132,44ha, diện tích này tập trung chủ yếu là cây sở, giổi. Diện tích rừng đặc dụng cần được bảo tồn để bảo vệ môi trường sinh thái. c) Đất ươm cây giống: Để dảm bảo cung cấp cây giống cho việc trồng rừng, cần khai thác có hiệu quả diện tích đất ươm cây giống. Diện tích đất ươm cây giống năm 2010 là 0,35ha. 1.3: Quy hoạch đất chuyên dùng: 1.3.1: Đất xây dựng cơ bản: a) Đất để xây dựng công nghiệp: Giai đoạn 2000 - 2010 để phát triển các khu công nghiệp tập trung và phân tán trong phạm vi toàn huyện, dự kiến cần diện tích là 25,22ha trong đó được lấy từ các loại đất như sau: - Đất nông nghiệp: 7,05ha. - Đất lâm nghiệp là: 16,64ha - Đất chưa sử dụng là: 1,53ha b) Nhu cầu đất cho sự nghiệp thể dục - thể thao: Đất dành cho sự nghiệp thể dục - thể thao toàn huyện hiện có 7,14ha. Đến năm 2010, dự tính trên phạm vi toàn huyện diện tích đát cho sự nghiệp thể dục - thể thao 24,55ha, tăng 17,41 ha so với hiện trạng, được lấy từ các loại đất như sau: Đất nông nghiệp 3,8ha. đất lâm nghiệp 11,03ha, đất chưa sử dụng 2,58ha. c) Nhu cầu đất cho sự nghiệp y tế: Dự kiến tổng diện tích đất y tế tăng 3,025ha được lấy từ các loại đất như sau: Đất nông nghiệp 1,41ha, đất lâm nghiệp 1,6ha, đất chưa sử dụng 0,015ha. Tổng diện tích đất cho sự nghiệp y tế toàn huyện đến năm 2010 là 12,295ha, tăng thêm 3,025ha so với hiện trạng. d) Nhu cầu đất cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Dự kiến năm 2010 toàn huyện Vị Xuyên cần có diện tích cho sự nghiệp giáo dục tăng thêm 15,36ha so với hiện trạng. Diện tích này được lấy từ các loại đất sau: Đất nông nghiệp là 7,91ha, đất lâm nghiệp là 6,35ha, đất chưa sử dungh là 1,1ha. e) Đất cho thương mại, dịch vụ: Dự kiến đến năm 2010 đất dành cho thương mại, dịch vụ tăng 44,61ha. Diện tích này được lấy từ các loại đất nông nghiệp 24,6ha, đất lâm nghiệp 20,01ha. Trong đó diện tích lớn nhất dành cho mở rộng khu thương maịi dịch vụ Thanh Thuỷ 9ha, trong đó khu mậu dịch biên giới 6ha, khu thương mại nội địa 3ha. Ngoài ra, diện tích còn lại để mở rộng đất thương mại dịch vụ, xây ki ốt chợ, cửa hàng kinh doanh cho các xã. f) Đất trụ sở cơ quan: Các đoàn thể và một số các công trình công cộng khác được bố trí, sắp xếp lại. Ngoài ra mở rộng một số trụ sở Uỷ ban nhân dân xã. Dự kiến đến năm 2010 diện tích này tăn 0,88ha, diện tích này lấy từ các loại đất: Đất nông nghiệp 0,57ha, đất lâm nghiệp 0,22ha, đất chưa sử dụng 0,09ha. g) Đất xây dựng các công trình khác: Diện tích này sẽ tăng 14,8ha so với hiện trạng, bao gồm đất xây dựng trạm điện, xây dựng các công trình nước sạch sinh hoạt tại các xã. Đặc biệt là mở rộng khuôn viên đất công viên cây xanh tại của khẩu Thanh Thuỷ diện tích 8ha dọc theo Sông Lô và phía tây của dải Tây Côn Lĩnh. Xây dựng trạm kiểm soát, hải quan biên phòng, trạm kiểm dịch Thanh Thuỷ. Diện tích tăng được lấy từ các loại đất nông nghiệp 1,9ha, đất lâm nghiệp 12,1ha. Đất chưa sử dụng 0,8ha. 1.3.2: Quy hoạch đất giao thông: Đến năm 2010 diện tích đất giao thông toàn huyện Vị Xuyên là 779,43ha, tăng 197,31ha so với hiện trạng, được lấy từ các loại đất. + Đất nông nghiệp 72,93ha, trong đó đất trồng cây hàng năm là 59,12ha, đất vườn tạp là 6,71ha, đất cây lâu năm 7,1ha. + Đất lâm nghiệp 50,39ha, trong đó rừng trồng là 16,48ha. + Đất chưa sử dụng 4,92ha, trong đó đất đồi chưa sử dụng là 2,78ha. 1.3.3: Quy hoạch đất thuỷ lợi: Diện tích đất cần cho việc nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các công trình thuỷ lợi toàn huyện thời kỳ 2001 - 2010 sẽ là 151,95ha, sử dụng từ các loại đất sau: - Đất nông nghiệp là 15,35ha (trong đó dất lúa, lúa màu là 9,75ha và đất trồng cây hàng năm khác là 5,6ha) đất lâm nghiệp là 35,35ha, đồi núi chưa sử dụng là 109,90ha. Đến năm 2010 tổng diện tích đất thuỷ lợi là 178,84ha, tăng so với năm 2000 là 151,95ha. 1.3.4: Quy hoạch đất an ninh quốc phòng: Với mục tiêu trên và nhiệm vụ giữ gìn an ninh quốc phòng trên toàn bộ vùng biên giới giữa huyện Vị Xuyên và Trung Quốc, đồng thời giữ gìn an toàn xã hội, chấp hành Nghị định số: 09/CP của Chính phủ ngày 12/02/1996 về chế độ sử dụng, quản lý đất vào mục đích an ninh quốc phòng. Căn cứ hiện trạng sử dụng đất an ninh quốc phòng toàn huyện năm 2000 là 67,2ha, với đồn biên phòng, trạm biên phòng, trạm kiểm soát cửa khẩu, khu vực phòng thủ, Bộ chỉ huy quân sự đã đáp ứng cơ bản và duy trì các hoạt động quân sự, giữ vững biên giới và bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Để đảm bảo nhiệm vụ an ninh quốc phòng trong tương lai cần mở một số khu vực quân sự như trường bắn, sây bay Phong Quang... tại một số xã Minh Tân (2ha), Thanh Thuỷ (2ha), Thanh Đức (2ha), Phong Quang (200ha), Xín Chải (2ha), Lao Chải (2ha) . Tổng diện tích cần mở rộng 210ha. 1.3.5: Quy hoạch đất di tích lịch sử văn hoá: - Giữ gìn và tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá của từng dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân lao động, tạo điều kiện đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng diện tích đất di tích lịch sử vàn hoá của huyện vẫn giữ nguyên diện tích 5,8ha. 1.3.6: Quy hoạch đất khai thác khoáng sản: Hiện tại Vị Xuyên đang sử dụng 1,5ha. Dự kiến mở rộng 60 ha tại xã Tùng Bá để khai thác khoáng sản phục vụ khu công nghiệp chế biến. 1.3.7:Quy hoạch đất làm nguyên vật liệu xây dựng: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 dự kiến mở rộng diện tích 45,8ha dể sản xuất gạch ngói, khai thác cát sỏi. Tổng diện tích đất vật liệu xây dựng năm 2010 48,54 ha, được lấy từ đất lâm nghiệp 2ha, đất chưa sử dụng 11,5ha, đất cây lâu năm: 32,3ha. 1.3.8 Quy hoạch đất nghĩa trang nghĩa địa: Diện tích đất nghĩa trang nghĩa địa thời kỳ 2001 - 2010 tăng là 8,5ha, lấy từ đất lâm nghiệp 3,6ha, đất chưa sử dụng 4,9ha. Vậy đến năm 2010 tổng quỹ đất nghĩa địa sẽ là 38,86ha. 1.3.9: Đất chuyên dùng khác: Để khai thác hết thế mạnh về cảnh quan du lịch, dự kiến đến năm 2010 huyện mở mộg số khu vực du lịch tại Phương Độ (20ha), Việt Lâm (10ha), Quảng Ngần (10ha), Tùng Bá (5ha), Thanh Thuỷ (1ha). Tổng diện tích cần mở rộng 66,00ha. Bảng 7: Tổng hợp diện tích đất chuyên dùng: Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch đến 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DTđất chuyên dùng 840,99 100,00 1.701,86 100,00 + 860,87 1. Đất xây dựng 121,71 14,47 243,02 14,28 + 121,31 2. Đất giao thông 582,12 69,20 779,43 45,80 + 197,31 3. Đất thuỷ lợi 26,89 3,20 178,84 10,51 + 151,95 4. Đất di tích lịch sử văn hoá 5,8 0,00 5,8 0 0 5. Đất an ninh quốc phòng 67,20 7,90 277,20 16,29 + 210,00 6. Đất khai thác khoáng sản 1,50 0,17 61,5 3,61 + 60,00 7. Đất làm NVLXD 2,74 0,32 48,54 2,85 + 45,80 8. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 30,36 3,61 38,86 2,28 + 8,50 9. Đất chuyên dùng khác 2,67 0,31 74,04 4,35 + 66,00 1.4: Quy hoạch đất dân cư nông thôn: Tổng dân số toàn huyện đến năm 2010 là 82917 khẩu. Tổng số hộ 15971 hộ. Số hộ cấp mới 2530ha. Dự tính nhu cầu đất ở nông thôn của toàn huyện Vị Xuyên đến năm 2010 sẽ là 584,24ha, tăng 76,55 ha so với năm 2000, trong đó lấy từ các loại đất: Đất nông nghiệp 29,54ha, đất lâm nghiệp 40,96ha, đất chưa sử dụng 14,45ha, đất ở nông thôn chuyển sang đất ở đô thị 8,4ha (xã Thanh Thuỷ chuyển lên thị trấn). 1.5: Quy hoạch đất ở đô thị: * Thị trấn Vị Xuyên: Dự báo đến năm 2010, dân số thị trấn có khoảng 19850 người, diện tích đất ở đô thị tăng 30,70ha, đất để xây dựng các công trình đô thị là 7,16ha, đất để phát triển hệ thống giao thông đô thị là 16,05ha. * Thị trấn Việt Lâm: Mở rộng thị trấn Việt Lâm với quy mô dân số khoảng 9995 dân. Thị trấn có nhiều khả năng phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng và các dịch vụ khoa học kỹ thuật nông nghiệp. Diện tích đất xây dựng cơ sở hạ tầng trong thị trấn cần tăng thêm là 3,96ha, đất giao thông 6,75ha, diện tích đất ở 18,08ha. * Thị trấn Thanh Thuỷ: Dự kiến đến năm 2010 dân số có khoảng 5012 người, diện tích đất ở đô thị tăng thêm 16,69ha, xây dựng và phát triển cửa khẩu Thanh Thuỷ để trở thành trung tâm giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc. Diện tích để phát triển đô thị xây dựng các công trình công cộng là 29,94ha, đất giao thông đô thị là 20,58ha. Đến năm 2010 đất khu vực đô thị tăng thêm 73,87 ha so với năm 2000, trong đó gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp là 36,09 ha, đất lâm nghiệp là 23,58ha, đất chưa sử dụng 5,8ha, đất ở nông thôn chuyển sang 8,4ha. Bảng 8: Tổng hợp diện tích đất ở. Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch đến năm 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) DT đất ở 620,48 100,00 770,90 100,00 + 150,42 Đất ở nông thôn 591,96 95,4 548,24 75,8 - 43,72 Đất ở đô thị 28,52 4,6 186,66 24,2 + 158,14 1.6: Đất chưa sử dụng: Dự kiến đến năm 2010 còn 1820,55ha đất chưa sử dụng. Như vậy, sẽ đưa vào sử dụng 46394,72ha. Chu chuyển theo các mục đích như sau: + Đất bằng chưa sử dụng giảm 784,30ha, để chuyển sang quỹ đất nông nghiệp 743,58ha), đất trồng rừng phòng hộ 30ha, đất chuyên dùng 6,76ha, đất ở 3,96ha. + Đất đồi núi chưa sử dụng giảm 40887,53 ha trong thời kỳ quy hoạch để chuyển vào các mục đích sau: - Chuyển sang đất nông nghiệp: 127,94ha, chủ yếu là đất cây lâu năm. - Chuyển sang đất lâm nghiệp 44.879,01ha (rừng trồng 27.559,28ha, rừng tự nhiên phòng hộ 17.319,73ha). - Chuyển sang đất ở: 12,24ha. - Chuyển sang đất chuyên dùng là 160,44ha. + Đất có mặt nước chưa sử dụng giảm 7,7ha chuyển vào mục nuôi thả cá. + Sông suối giữ nguyên như hiện trạng. + Núi đá không có rừng cây giảm 423.02 ha, để chuyển sang khoanh nuôi rừng tái sinh phòng hộ hoặc khu du lịch sinh thái. + Đến năm 2010 đất chưa sử dụng trong huyện được thể hiện ở bảng 9. Bảng 9: Tổng hợp diện tích đất chưa sử dụng Hạng mục Hiện trạng năm 2000 Quy hoạch năm 2010 Tăng (+) Giảm (-) (ha ) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng DT đất chưa sử dụng. 48215,27 100,00 1820,55 100,00 -46394,72 1. Đất bằng chưa sử dụng. 784,30 0,34 0,00 0,00 -784,30 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 45179,63 77,09 0,00 0,00 -45179,63 3. Đất có mặt nước CSD. 13,87 0,09 6,10 0,00 -7,77 4. Sông suối 1455,17 2,30 1455,17 80,00 0,00 5. Núi đá không có rừng cây. 782,3 20,19 359,28 20,00 -423,02 Trên cơ sở phương án quy hoạch sử dụng đất trong huyện Vị Xuyên. Đến 2010 diện tích và cơ cấu của 6 loại đất chính được thể hiện bảng 8 cho thấy đến năm 2010 tất cả diện tích các loại đất đều tăng trừ đất chưa sử dụng. Đất lâm nghiệp tăng rất mạnh là do rừng trồng và rừng tự nhiên được cải tạo và bảo vệ, đất nông nghiệp cũng tăng khá mạnh. Đất chuyên dùng và đất ở đều tăng theo cơ học. Bảng 10: Diện tích và cơ cấu sử dụng đất huyện Vị Xuyên đến năm 2010. Loại đất Diện tích (ha) 2000 Cơ cấu (%) Diện tích (ha) 2010 Cơ cấu (%) Tổng DTđất tự nhiên 145.179,00 100,00 145.179,00 100,00 1. Đất nông nghiệp 18.581,08 12,80 23.518,42 16,25 2. Đất lâm nghiệp 76.921,18 52,98 117.367,27 80,84 3. Đất chuyên dùng 840,99 0,58 1.701,86 1,17 4. Đất ở nông thôn 591,96 0,40 584,24 0,40 5. Đất đô thị 28,52 0,03 186,66 0,13 6. Đất chưa sử dụng 48.215,27 33,21 1.820,55 1,25 Sơ đồ chu chuyển đất đai Huyện vị xuyên - tỉnh Hà Giang ________ Hiện trạng 2001 Quy hoạch 2010 Tổng diện tích tự nhiên 145.179,00 Tổng diện tích tự nhiên 145.179,00 Đất nông nghiệp 18.581,08 Đất lâm nghiệp 76.921,18 Đất chuyên dùng 840,99 Đất ở 620,48 Đất chưa sử dụng 48.215,27 Đất nông nghiệp 23.518,42 Đất lâm nghiệp 117.367,27 Đất chuyên dùng 1.701,86 Đất ở 770,90 Đất chưa sử dụng 1.820,55 145.179,00 18.347,68 76.479,74 167,77 65,63 376,90 840,99 64,54 620,48 5170,74 40.887,53 20,25 316,20 1.820,55 Bảng chu chuyển đất đai Huyện vị xuyên - tỉnh Hà Giang 2000-2010 ________ Loại đất Năm 2000 Chu chuyển đến năm 2010 Biến động giảm Đất NN Đất LN Đất CD Đất ở Đất CSD Đất NN 18.581,08 18.374,68 0 167,77 65,63 0 233,40 Đất LN 76.921,18 0 72.192,74 367,90 64,54 0 441,44 Đất CD 840,99 0 0 840,99 0 0 0 Đất ở 620,48 0 0 0 620,48 0 0 Đất CSD 48.215,27 5.170,74 40.887,53 316,20 20,25 1.820,55 46.394,72 Biến động tăng 5.170,74 40.887,53 860,87 150,42 0 47.069,56 Năm 2010 145.179,00 23.518,42 117.367,27 1.701,86 770,90 1.820,55 VI - Những giải pháp để thực hiện quy sử dụng đất huyện vị xuyên giai đoạn 2000 - 2010. Để phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 có tính khả thi đáp ứng yêu cầu đất đai cho các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng... như định hướng kinh tế xã hội giai đoạn 1997-2010 của huyện đã được phê duyệt. Đất đai, tài nguyên, môi trương được bảo vệ ngày một tốt hơn, cần phải có một số giải pháp chính sách hợp lý. 1. Chính sách trong quản lý Nhà nước về đất đai. Đây là khâu quyết định trong quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện trên 7 nội dung, mỗi nội dung đều được thực hiện theo sự chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương. Do đó chính sách cần được hệ thống hoá về quyền và nghĩa vụ của người quản lý và người sử dụng đất: *Chính sách trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hiện nay tốc độ biến động đất diễn ra rất mạnh ở trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Trong tình hình đó, công tác quy hoạch và kế hoạch đất đai chưa được thực hiện triệt để, Nhà nước nên nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho từng khu vực trên địa bàn huyện Vị Xuyên. Công tác quản lý đất đai là một lĩnh vực đặc thù, mà đối tượng quản lý là đất đai giao cho các chủ sử dụng đất. Vì vậy quy hoạch quản lý đất đai là quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết tới từng thửa đất giao cho các chủ sử dụng. Do đó quy hoạch được xây dựng trên bản vẽ 1/1000,1/500,1/200. Để tiến hành, Nhà nước phải có sự chỉ đạo, phối hợp với từng địa phương để hoàn thành công tác này. Mặc dù huyện Vị Xuyên vẫn chưa có quy hoạch chi tiết, song có một thuận lợi lớn đó là huyện Vị Xuyên đã hoàn thành quy hoạch tổng thể từ năm 2000-2010. Trong thời gian qua, công tác quy hoạch kế hoạch chưa được hoàn thành đó là do các nguyên nhân sau: -Nguyên nhân khách quan: +Quy hoạch là để dự báo cụ thể, chi tiết, cần phải thông tin đầy đủ về nhu cầu và khả năng phát triển của tất cả các thành phần kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế. Nước ta là một nước có nền kinh tế đang phát triển, các chỉ tiêu kinh tế luôn luôn bị thay đổi, vì vậy việc điều hành nền kinh tế vĩ mô cũng phải điều chỉnh theo cho phù hợp đối với từng vùng. +Quy hoạch tổng thể thay đổi sẽ làm cho quy hoạch chi tiết thay đổi, bởi vì quy hoạch chi tiết là quy hoạch được lập ra trên cơ sở quy hoạch tổng thể với các hạng mục xây dựng trong phạm vi khu xây dựng trong thời gian tới của huyện Vị Xuyên. Như vậy, việc Nhà nước thường xuyên thay đổi kế hoạch cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quy hoạch, nó có thể làm cho công tác này thực hiện nhanh chóng nếu các quy hoạch ổn định, nhưng nó cũng có thể làm chậm lại công tác này nếu Nhà nước, UBND Tỉnh Hà Giang thay đổi quyết định. -Nguyên nhân chủ quan: + Cơ cấu của việc lập và nghiên cứu quy hoạch là do UBND tỉnh Hà Giang mà trực tiếp là Sở Địa Chính- Phòng Quy hoạch tiến hành. Công việc của Phòng Quy hoạch là rất lớn, nghiên cứu quy hoạch lại mang tính độc quyền, do đó lực lượng cán bộ không đáp ứng được nhu cầu, tính sáng tạo nghiêm túc không đảm bảo được do không có tính cạnh tranh. Vì vậy, sản phẩm làm ra thiếu tính khoa học và thực tiễn, do đó phải chỉnh sửa nhiều lần. Đây là một vấn đề hết sức cần thiết đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và chuyên môn rất cao của người cán bộ làm công tác quy hoạch. UBND tỉnh- Sở Địa Chính nên can thiệp để bố trí khối lượng công việc cho Phòng quy hoạch sao cho phù hợp. Tạo điều kiện để cán bộ quy hoạch có thể phát triển hét chí tuệ và tài năng sáng tạo vào công tác quy hoạch. +Các cấp thực hiện công tác quy hoạch tự điều chỉnh quy hoạch, vấn đề này đang xảy ra ở nước ta, nhất là tại các Đô thị. Việc tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất đai cho mục đích riêng của địa phương không phù hợp với quy hoạch tổng thể, nên đã làm mất lòng tin ở người dân tới Chính quyền của Nhà nước. Từ những lý do này yêu cầu Nhà nước nên có những chính sách cho phù hợp trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước, giúp phát triển kinh tế đất nước. 2. Giải pháp về vốn Đẩy mạnh phát triển sản xuất để có nguồn lực tài chính. Phát huy và khai thác hết nội lực của địa phương bằng các nguồn thu, các sắc lệnh thuế trong các thành phần kinh tế. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, vốn việc trợ các chương trình, dự án của nước ngoài, vốn liên doanh, liên kết, vốn cổ phẩn, cổ phiếu và nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, thuỷ lợi, công trình điện, kết cầu hạ tầng xã hội như: trường học, trạm xá, các công trinh văn hoá, thể thao và các công trình công nghiệp chế biến, trung tâm thương mại dịch vụ, khu du lịch sinh thái như phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất . 3. Các giải pháp về mặt hành chính. - UBND các xã phải tăng cường công tác quản lý hành chính theo luật định, tổ chức phổ biến và tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về nội dung đề án quy hoạch sử dụng đất. - Căn cứ vào phương án quy hoạch, phân bố sử dụng đất của huyện đến năm 2010, các ngành cần tiến hành điều chỉnh phương án quy hoạch chi tiết cho phù hợp với điều kiện phát triển của ngành mình. - Thực hiện công tác kiểm kế, thống kế đất đai theo định kỳ. Thường xuyên chỉnh lý, bổ sung các biến động đất đai ngoài thực địa và trên bản đồ, thể hiện đúng hiện trạng sử dụng đất theo thời kỳ quy hoạch. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất. ngăn chặn kịp thời việc chuyển mục địch sử dụng đất không đúng quy hoạch. Bổ sung và xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch. 4. Các giải pháp về cơ chế chính sách. Cần áp dụng tốt, có hiệu quả, sáng tạo các chính sách là: Chính sách khuyến khích sản xuất có hiệu quả theo phương án qui hoạch. Chính sách huy động các nguồn nhân lực để thực hiện phương án qui hoạch. Chính sách đầu tư phát triển sản xuất theo phương án qui hoạch. Chính sách đền bù cần thoả đáng khi chuyển mục đích sử dụng đất như : Đất trồng cầu hàng năm, đất ở và các mục đích khác. Chính sách hỗ trợ vốn cho người sản xuất, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa nhằm khuyến khích khai thác đất đai có hiệu quả ở vùng núi cao. Chính sách bảo vệ tài nguyên rừng, phát triển kinh tế và phủ xanh đất trông đồi trọc cần đựoc phát huy tác dụng . 5. Giải pháp về khoa học công nghệ và môi trường. - ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp thu chuyển giao công nghệ, đầu tư giống cây vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng, thuốc bảo vệ thưc vật, phân bón, thú y vào sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới dây truyền công nghệ tạo sản phẩm có giá trị cao. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển đổi cơ cấu cây trông vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. - Thâm canh tăng vụ cải tạo đất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Gắn sản xuất với công nghệ sau thu hoạch, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. 6. Các giải pháp khác: - Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ địa chính, cán bộ kinh tế và kỹ thuật nông lâm nghiệp từ huyện đến xã gắn với quản lý sử dụng tốt đội ngũ cán bộ này. - Thực hiện tốt Luật đất đai và các luật định khác. - Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để người dân hiểu và thực hiện có kết quả phương án qui hoạch sử dụng đất. Kết luận ____________ Hiện nay khi nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Để phát triển về mọi lĩnh vực trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước, đòi hỏi công tác quản lý của Nhà nước phải hợp lý và chặt chẽ để tránh sự sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả. Công việc định hướng sử dụng đất của Huyện Vị Xuyên được triển khai đúng thời điểm nhằm giú UBND huyện thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai trên lãnh thổ của huyện đến năm 2010. Nội dung về định hướng quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo đúng công văn số: 1814/CV-ĐC tháng 10/1998 và hướng dẫn của Tổng cục Địa chính về việc sử dụng đất cấp huyện, vận dụng vào thực tiễn của huyện Vị Xuyên. Việc định hướng sử dụng đất được gắn liền với sự phát triển KT-XH của toàn huyện trong tương lai, và xây dựng trên cơ sở phát triển của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, công nghiệp, y tế giáo dục, xây dựng, thể dục thể thao... của Trung ương và địa phương trên địa bàn huyện. Nhu cầu đất đai của các ngành được xem xét tính toán cân đối trên cơ sở nhu cầu phát triển cụ thể của từng ngành, từng chương trình, phù hợp với khả năng đất đai sẵn có của từng vùng. Mức độ sử dụng đất đai trong phương án quy hoạch cũng được tính toán xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế của huyện từ nay đến 2010. Đây chính là căn cứ để tiến hành giao đất, thu hồi đất, là cơ sở để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đáp ứng nhu cầu đất đai tối ưu cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện Vị Xuyên và cả Tỉnh Hà Giang. Các loại đất ở, đất chuyên dùng được xem xét tính toán kỹ, đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành để hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng trong toàn huyện, khắc phục dần sự khác biệt về trình độ dân trí, kinh tế so với các huyện miền xuôi. Các kết quả quy hoạch và định hướng sử dụng đất mang tính khoa học tính thực tiễn và sự kế thừa, bảo đảm lợi ích hoài bão giữa các ngành trong sự phát triển kinh tế xã hội của toàn huyện tạo cơ sở pháp lý để quản lý đất đai và làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên đất phát triển nền nông nghiệp bền vững. Bên cạnh đó bảo đảm tính thống nhất với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và là cơ sở để xây dựng định hướng sử dụng đất cấp xã hướng tới 2010. Mục lục Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29759.doc