Đồ án Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện Hóc môn, tp. Hồ Chí Minh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN HÓC MÔN, TP.HỒ CHÍ MINH Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thảo Linh MSSV: 1411090371 Lớp: 14DMT03 TP. Hồ Chí Minh, 2018 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: 

pdf116 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện Hóc môn, tp. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Viện Khoa Hoc Ứng Dụng HUTECH – Đại Học Công Nghệ Tp.HCM  Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp Em tên là Nguyễn Thị Thảo Linh, sinh viên lớp 14DMT03 – Chuyên Ngành Kỹ Thuật Môi Trường – Đại Học Công Nghệ Tp.HCM. Em xin cam đoan thực hiện khóa luận dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Thái Văn Nam một cách khoa học, chính xác và trung thực. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án hoàn toàn có được từ quá trình điều tra, nghiên cứu chưa từng được công bố trong bắt kì tài liệu khoa học nào. Em xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. TP.HCM, ngày ... tháng ... năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Thảo Linh i ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tại trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, với mong muốn áp dụng những kiến thức đã tích lũy được khi học tập tại trường vào quá trình nghiên cứu thực tiễn. Được sự nhất trí của trường và Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech chuyên ngành Kỹ thuật môi trường, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài đồ án tốt nghiệp “Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh”. Để thực hiện đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, đơn vị. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech cùng các quý thầy cô trong trường Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh, những người đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức trong 4 năm học tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy PGS.TS Thái Văn Nam, người đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài đồ án này. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Hóc Môn đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập ở đây. Cảm ơn những người dân địa phương, các cơ sở sản xuất bún tại huyện Hóc Môn đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin rất giá trị cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập của mình. Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm của bản thân nên đồ án không tránh khỏi có những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài đồ án tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! ii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii TÓM TẮT ................................................................................................................ ix MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2 3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................ 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 4 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................................................. 4 1.1.1 Các khái niệm liên quan .............................................................................. 4 1.2 Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam ................................... 7 1.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam ................... 7 1.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề chế biến nông sản thực phẩm và vấn đề môi trường .......................................................................... 9 1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất chế biến nông sản thực phẩm đến sức khỏe của người dân............................................................................................. 15 1.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề .................... 17 1.3.1 Giải pháp công nghệ .................................................................................. 17 1.3.2 Giải pháp quản lý ...................................................................................... 18 1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế _ xã hội huyện Hóc Môn .............. 19 1.4.1 Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 19 1.4.2 Tài nguyên nước ........................................................................................ 21 1.4.3 Điều kiện kinh tế _ xã hội ......................................................................... 22 1.4.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ......................................... 24 1.4.5 Vấn đề môi trường trên địa bàn huyện ...................................................... 25 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 27 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 27 iii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.2 Nội dung nghiên cứu........................................................................................ 27 2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 28 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ....................................................... 28 2.3.2 Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 28 2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................. 28 2.3.4 Phương pháp lấy mẫu ................................................................................ 28 2.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ..................................................... 29 2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT.................................................................. 30 2.3.7 Phương pháp tính toán cân bằng vật chất .................................................. 30 2.3.8 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp ............................................... 31 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 32 3.1 Hiện trạng sản xuất bún tại huyện hóc môn .................................................... 32 3.1.1 Quy mô sản xuất ........................................................................................ 32 3.1.2 Quy trình sản xuất ..................................................................................... 34 3.1.3 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho các cơ sở sản xuất bún ...................... 37 3.1.4 Thông tin chung về các hộ dân được điều tra ........................................... 39 3.2 Đánh giá môi trường của các cơ sở sản xuất bún tại huyện Hóc Môn ........... 41 3.2.1 Hiện trạng môi trường nước ...................................................................... 41 3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí .............................................................. 45 3.2.3 Hiện trạng môi trường chất thải rắn .......................................................... 48 3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất bún đến sức khỏe của người dân ...................................................................................................................... 50 3.2.5 Ý thức bảo vệ môi trường của người dân .................................................. 52 3.2.6 Tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của chính quyền địa phương đối với các cơ sở sản xuất bún .............................................................. 55 3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường dựa trên phân tích SWOT ............... 55 3.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất bún .......................... 57 3.4.1 Biện pháp khắc phục ................................................................................. 57 3.4.2 Công tác quản lý ........................................................................................ 58 3.4.3 Giải pháp quy hoạch .................................................................................. 58 iv ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.4.4 Giáo dục môi trường nâng cao nhận thức cộng đồng ............................... 59 3.4.5 Giải pháp về công nghệ ............................................................................. 59 3.4.6 Các giải pháp kỹ thuật ............................................................................... 61 3.4.7 Áp dụng chế tài kinh tế: Người gây ô nhiễm phải trả tiền ........................ 63 3.5 Đề xuất cụm mô hình làng nghề trong tương lai ............................................. 63 3.5.1 Các yêu cầu đối với mô hình đề xuất ........................................................ 63 3.5.2 Phân tích đầu vào đầu ra và quá trình chuyển hóa, quá trình chế biến của làng nghề ............................................................................................................ 64 3.5.3 Phân tích đầu vào, đầu ra và quá trính chuyển hóa của mô hình xử lý chất thải mô hình cụm ................................................................................................ 64 3.5.4 Biểu đồ hệ thống năng lượng và vật chất của mô hình ............................. 65 3.5.5 Đề xuất mô hình xử lý chất thải theo cụm ................................................ 68 3.5.6 Thông số kỹ thuật các thành phần đơn vị trong mô hình .......................... 68 3.6 Thảo luận ......................................................................................................... 92 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 93 1.Kết luận ............................................................................................................... 93 2.Kiến nghị............................................................................................................. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 96 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1 v ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh Tiếng Việt BOD Biological Oxygen Demand Nhu cầu oxy sinh hóa – thời gian xác định trong 5 ngày BVMT Bảo vệ môi trường CBNSTP Chế biến nông sản thực phẩm COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học CSSX Cơ sở sản xuất CTR Chất thải rắn MT Môi trường QCCP Quy chuẩn cho phép QCVN Quy chuẩn Việt Nam QLMT Quản lý môi trường SS Suspended Solids Hàm lượng chất rắn lơ lửng TKNL Tiết kiệm năng lượng TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường TNHH Trách nhiệm hữu hạn Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh vi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm tại một số làng nghề CBNSTP trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và Bình Thuận .................................................................................................. 10 Bảng 1.2: Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước của ngành CBNSTP đến năm 2010, 2015 và 2020 ........................................................................................... 11 Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP ........................................... 12 Bảng 3.1: Sản lượng bún thành phẩm của các CSSX bún ........................................ 38 Bảng 3.2: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 ngày của các CSSX bún ... 38 Bảng 3.3: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 năm của các CSSX bún .... 39 Bảng 3.4: Thông tin chung về hộ sản xuất bún ......................................................... 40 Bảng 3.5: Thông tin chung về hộ dân sống xung quanh ........................................... 40 Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của các CSSX bún ..................... 42 Bảng 3.7: Kết quả phân tích khí thải lò hơi .............................................................. 48 Bảng 3.8: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại các CSSX bún ............................... 49 Bảng 3.9: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về MT và công tác QLMT tại các CSSX bún huyện Hóc Môn ................................................................................ 56 Bảng 3.10: Các thông số đầu vào của quá trình chuyển hóa .................................... 65 Bảng 3.11 Hệ số phát sinh chất thải .......................................................................... 69 Bảng 3.12: Bảng tổng hợp các thông số đầu vào mô hình ........................................ 69 Bảng 3.13: Bảng tổng hợp các thống số kĩ thuật của hầm ủ ..................................... 70 Bảng 3.14: Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất phân compost ................... 71 Bảng 3.15: Lượng phân bón cho cây trong 1 năm .................................................... 72 Bảng 3.16: Hiệu xuất xử lý bể anoxic ....................................................................... 72 Bảng 3.17: Các thông số thiết kế bể Anoxic ............................................................. 75 Bảng 3.18: Hiệu xuất xử lý của bể Aerotank và lắng sinh học ................................. 75 Bảng 3.19: các thông số thiết kế bể Aerotank ........................................................... 83 Bảng 3.20: Các thông số thiết kế bể lắng sinh học ................................................... 87 Bảng 3.21: Tổng hợp chi phí đầu tư và nguồn thu của mô hình trong 1 năm .......... 88 vii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH Hình 1.2: Vị trí địa lý huyện Hóc Môn ..................................................................... 20 Hình 2.1: Vị trí 14 cơ sở sản xuất bún ...................................................................... 27 Hình 3.1: Nước thải từ quá trình sản xuất bún tồn động (Nguồn: Tác giả chụp) ..... 33 Hình 3.2: Quy trình sản xuất bún .............................................................................. 34 Hình 3.3: Quy trình sản xuất bún. (Nguồn: Tác giả chụp)........................................ 37 Hình 3.4: Ý kiến của các CSSX về chất lượng nước giếng ...................................... 44 Hình 3.5: Hệ thống xử lý nước thải tại các CSSX bún ............................................. 44 Hình 3.6: Ý kiến của người dân về việc ngửi thấy mùi khó chịu ............................. 46 Hình 3.7: Mùi hôi nước thải sản xuất bún................................................................. 47 Hình 3.8: Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đối với sức khỏe người dân .............. 51 Hình 3.9: Ý kiến của người dân về vấn đề xả chất thải làm bún ra công cộng ........ 53 Hình 3.10: Ý kiến của người dân về mâu thuẫn ....................................................... 54 Hình 3.11: Mô hình xử lý chất thải theo cụm làng nghề sản xuất bún kết hợp với chăn nuôi heo ............................................................................................................ 91 viii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÓM TẮT Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có rất nhiều ngành nghề đang tồn tại và phát triển. Trong đó, có ngành nghề sản xuất bún đã tồn tại từ rất lâu, có thể coi la một làng nghề nhưng chỉ tồn tại dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ nằm phân tán trên địa bàn huyện. Hiện nay, có 14 cơ sở tham gia vào hoạt động sản xuất bún. Sự phát triển của các cơ sở sản xuất bún đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên vấn đề nước thải và chất thải rắn từ hoạt động sản xuất bún hầu như không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để mà xả trực tiếp ra ao, hồ, sông gây ô nhiễm môi trường phá hủy cảnh quan khu vực ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bằng các phương pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu phân tích để nghiên cứu hiện trạng môi trường, nguồn phát sinh chất thải và vấn đề quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất bún tại huyện. Kết quả phân tích mẫu cho thấy môi trường nước thải tại các cơ sở sản xuất có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng các chất hữu cơ, các chỉ tiêu BOD vượt 8,5-9,5 lần, COD vượt 4,9-6,3 lần so với quy chuẩn cho phép. Không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do mùi hôi của nước thải, rác thải phân hủy, vấn đề quản lý chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất vẫn còn bất cập, chủ yếu là xỉ than. Từ đó đề tài đã đề xuất ra 7 biện pháp quản lý và xử lý chất thải nhầm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất bún, góp phần giúp cải thiện các vấn đề về môi trường tại huyện Hóc Môn. ix ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong suốt tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, hướng đến phát triển ngành nghề quy mô nhỏ và vừa với công nghệ thích hợp cổ truyền với hiện đại là hướng chiến lược phát triển quan trọng. Ngành nghề nông thôn phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Mỗi nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của từng địa phương, từng vùng. Nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một bộ phận hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa chứa đựng trong các nghề truyền thống ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) đã tạo nên những nét riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân tộc Việt Nam. Việt Nam là một trong những nước trồng và cung cấp lương thực lớn trên thế giới. Sản lượng lương thực năm 2005 là 40 triệu tấn. Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùng kinh tế mới được hình thành, và tất nhiên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chế biến của lương thực cũng tăng lên. Bên cạnh việc xây dựng những nhà máy chế biến lương thực hiện đại thì tồn tại song song là các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp truyền thống hoặc kết hợp cả hai phương pháp này. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại những bất cập, đặc biệt là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (MT), ảnh hưởng đến sức khỏe người dân từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Mức độ ô nhiễm MT trong các làng nghề truyền thống và các cơ sở ngành nghề nông thôn ngày nay đang ngày càng gia tăng. Bởi ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) còn thấp của con người trong quá trình sản xuất, các cơ sở sản xuất (CSSX) xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra MT dẫn đến tình trạng ô nhiễm MT đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng ở các ngành nghề truyền thống ở Việt Nam. Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có nhiều ngành nghề nông thôn đang tồn tại và phát triển, trong đó có ngành nghề sản ` 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP xuất bún, bánh phở, hủ tiếu là những ngành nghề đã tồn tại từ rất lâu có thể coi là làng nghề, tuy nhiên chỉ tồn tại dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ, nằm phân tán trên địa bàn huyện. Hầu hết các cơ sở chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất mà không quan tâm hoặc rất ít quan tâm đến việc xử lý chất thải. Hiện tượng xả chất thải trực tiếp không qua xử lý đã gây ô nhiễm MT nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm tại khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của huyện này. Do đó, có rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân về việc gây ô nhiễm MT đối với hoạt động sản xuất của các cơ sở này. Vì vậy, bên cạnh phát triển kinh tế, việc giải quyết các vấn đề MT các ngành nghề nông thôn là một trong những tiêu chí để xây dựng làng nghề truyền thống trong tương lai. Vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất bún đến MT, sức khỏe của người dân hiện nay thực sự là cần thiết. Xuất phát từ vấn đề này, đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện Hóc Môn Tp.Hồ Chí Minh”, được thực hiện nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp đối với công tác quản lý môi trường (QLMT) và giảm thiểu ô nhiễm MT của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng MT và công tác QLMT của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM. - Đề xuất một số giải pháp đối với công tác QLMT và giảm thiểu ô nhiễm MT của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn. 3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá hiện trạng MT của các CSSX và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới MT. - Đánh giá hiện trạng công tác QLMT và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp đối với các CSSX bún tại huyện Hóc Môn. - Phân tích, đánh giá hiện trạng MT và đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện MT của các CSSX bún tại huyện. ` 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ❖ Ý nghĩa khoa học Đề tài sẽ đánh giá hiện trạng MT sản xuất bún tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM. Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần năng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm MT cho CSSX bún. Đồng thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc học tập và công tác nghiên cứu sau này. ❖ Ý nghĩa thực tiễn Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm MT do hoạt động sản xuất bún gây ra, và đề xuất những giải pháp để cải thiện MT cho các CSSX bún và năng cao chất lượng MT sống cho cộng đồng dân cư tại huyện Hóc Môn. Cung cấp thông tin cần thiết cho người dân về hiện trạng MT hiện nay tại huyện từ đấy giúp cho người dân nhận biết về vấn đề ô nhiễm MT đang xảy ra để người dân ý thức được vấn đề BVMT. ` 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Các khái niệm liên quan 1.1.1.1 Khái niệm môi trường Theo khoản 1, điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005 nêu rõ: “MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Thuật ngữ MT có thể được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như MT tự nhiên, MT kinh tế, MT xã hội, nhưng trong giới hạn bài khóa luận, đề tài tập trung vào khái niệm liên quan đến MT tự nhiên. Như vậy, MT là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó. Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong MT của nó. Hay nói rõ ràng hơn thì MT là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Trong nguyên lý sinh thái học ứng dụng, các hiện tượng địa chất như khí quyển, thủy quyển, thạch quyển tồn tại trước sự sống. Trải qua các giai đoạn tiến hóa, các loại thực vật, động vật và con người đã xuất hiện. Khi đó có sự tương tác giữa cơ thể sống với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành MT. Có nghĩa là khi có các cơ thể sống mới có MT. MT sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người. Nó bao gồm MT tự nhiên, MT xã hội và MT nhân tạo. MT sống của con người được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì MT bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội Theo nghĩa hẹp thì MT sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng cuộc sống của con người [12]. ` 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường Theo tổ chức Y tế thế giới: “Ô nhiễm MT được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT”. Theo khoản 6, điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005: “Ô nhiễm MT là sự biến đổi của các thành phần MT không phù hợp với tiêu chuẩn MT, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. Trên thế giới, ô nhiễm MT được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải dạng khí như khí thải, dạng lỏng như nước thải, dạng rắn như chất thải rắn chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Nguyên nhân gây ô nhiễm MT có thể là do các hoạt động của quá trình tự nhiên như thiên tai, bão lũ, núi lửa Hoặc do hoạt động của con người thực hiện trong công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất làng nghề, giao thông, chiến tranh, trong sinh hoạt, mức độ gia tăng dân số... Trong khi con người chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu, nồng độ chất thải ngày càng vượt quá mức tự đồng hóa của MT. Ngày nay, ô nhiễm MT trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả con người ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Đây chính là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên thế giới. Ô nhiễm hiện nay đã lan tràn nhiều nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến lòng đất hay đại dương. Ô nhiễm MT là các yếu tố có thể định lượng được, thông qua các cách nhận biết: - Bằng trực quan: căn cứ vào màu sắc bất thường của MT nước, bụi.. - Bằng cảm quan: khó chịu. - Bằng các sinh vật chỉ thị: sự biến mất của các loài sinh vật nhạy cảm với MT, hoặc sự thay đổi bất thường về tập tính của chúng. ` 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý để kết luận MT bị ô nhiễm bởi một yếu tố nào đó phải dựa vào quy chuẩn môi trường (QCMT) mà Nhà nước ban hành. MT bị ô nhiễm là sau khi đo đạc, phân tích bằng các phương pháp tiêu chuẩn nằm trong giới hạn tối đa cho phép của tiêu chuẩn quy định. Tùy theo phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm MT toàn cầu, khu vực hay địa phương mà có tác động lớn đến nền kinh tế - xã hội – sinh thái của con người. Đây là vấn nạn toàn cầu không chỉ riêng quốc gia nào mà là của toàn nhân loại. Hiện nay, chúng ta đang phải nỗ lực không ngừng nghỉ ngăn chặn ô nhiễm MT bằng cách khắc phục và ngăn chặn hậu quả của nó từ nâng cao ý thức, năng lực quản lý hay áp dụng công nghệ tiên tiến làm sạch chất thải trong quá trình sản xuất trước khi đưa ra MT. 1.1.1.3 Các dạng ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm nước: là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động thương mại, nghỉ ngơi, giải trí, tùy vào những tiêu chí khác nhau mà ô nhiễm nước được phân loại khác nhau. Theo nguồn gốc có ô nhiễm tự nhiên: mưa, bão, gió, lũ lụt, với tính chất không xác định nguồn gốc và ô nhiễm nhân tạo, chủ yếu do xả thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nông nghiệp. Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra: ô nhiễm hữu cơ, vô cơ, hóa chất, sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Theo vị trí: Ô nhiễm sông, hồ, biển, mặt nước, nước ngầm. - Ô nhiễm không khí: là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển, làm biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiểu hướng xấu đối với sự sống. Ô nhiễm không khí cũng có 2 nguồn: nguồn gốc tự nhiên (do núi lửa, cháy rừng, gió bụi, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên) và nguồn gốc nhân tạo do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên như hoạt ` 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP động công nghiệp tại các nhà mày, làng nghề hay đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, hoạt động giao thông. - Ô nhiễm đất: là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng của thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác thải độc hại, theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống của sinh vật và con người. Do các tác nhân sinh học như phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý, ký sinh trùng, tác nhân hóa học như chất thải công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, tác nhân vật lý như nhiệt, phóng xạ. Sa mạc hóa là hiện tượng nguy hiểm nhất của suy thoái và ô nhiễm đất. 1.2 Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam 1.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (CBNSTP) là một trong những loại hình làng nghề cổ xưa nhất, các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh gai, với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình, phân tán phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư trong vùng. Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 197 làng nghề CBNSTP, chiếm 13,58% trong tổng số 1450 làng nghề trong cả nước. Các làng nghề này chủ yếu tập trung ở miền Bắc (134 làng), 42 làng ở miền Trung và miền Nam có 21 làng (Bộ TN&MT, 2011). Trong các làng nghề CBNSTP tuy có thể khác nhau về quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, loại sản phẩm nhưng đều có một số đặc điểm chung sau: Quy mô sản xuất làng nghề nhỏ (gia đình, thôn, xóm), hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi v...a Thành ủy; các sở, ngành Thành phố, Uỷ ban nhân dân các quận (Quận 5, 6, 12 và Tân Phú) và các đơn vị khác đã hỗ trợ Huyện hoàn thành xong việc xóa nhà tạm, nhà dột nát xây dựng mới và sửa chữa 161 căn nhà cho diện chính sách và dân nghèo. Hiện nay, ` 23 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP huyện Hóc Môn đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 25/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ. 1.4.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ❖ Đường bộ Huyện Hóc Môn là một trong 5 huyện ngoại thành Tp.HCM đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, nằm ở vị trí quan trọng là cửa ngõ phía Tây Bắc Thành phố, có lợi thế về giao thông với đường xuyên Á từ Campuchia qua tỉnh Tây Ninh vào Tp.HCM và nối với Quốc lộ 1A; đường Quốc lộ 1A từ đồng bằng sông Cửu Long đến các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, miền Đông Nam Bộ; đường liên tỉnh lộ 09 nối Tp.HCM với Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) qua biên giới Campuchia, đường liên tỉnh lộ 15 nối Tp.HCM với tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Phước, đường Vành đai 3, đường cao tốc Tp.HCM – Tây Ninh, đường vòng cung Tây Bắc TP, đường sắt. Hiện nay, hệ thống đường bộ có chiều dài khoảng 450km đường các loại (tính từ đường có bề rộng từ 3m trở lên), trong đó đường giao thông nông thôn khoảng 280km, chiếm tỷ lệ 62,2%. Mật độ trung bình đường giao thông là 4 km/1km2. ❖ Hệ thống điện - Huyện Hóc Môn được cung cấp điện từ hệ thống điện miền Nam, nhận điện từ các trung tâm cung cấp điện: + Trạm Hóc Môn: 220/110KV-125-250 MVA và 110/15KV-1x40MVA. + Trạm nhà máy nước Tân Hiệp: 110/15KV-2x16MVA (trạm chuyên dùng). - Về lưới điện: + Lưới cao thế qua địa bàn huyện Hóc Môn hiện có Đường dây 500KV, đường dây 220KV thuộc mạch đơn, và đường dây 110KV thuộc mạch kép. + Lưới trung thế: tổng chiều dài 115km trong đó đường dây 3 pha dài 90km, đường dây 1 pha dài 25 km. + Lưới hạ thế: tổng số lưới hạ thế trên địa bàn huyện là 160 km trong đó đường dây 3 pha 220/380v dài 54 km, đường dây 1 pha 220Vdài 106 km. Nhìn chung, hệ thống điện trên địa bàn huyện Hóc Môn đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. ` 24 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ❖ Hệ thống cấp nước Trên địa bàn Huyện hiện nay có công ty Cấp nước Trung An đang cung cấp nước sạch cho xã Xuân Thới Thượng (thí điểm). Đồng thời, tại thị trấn Hóc Môn cũng đang thi công các đường ống dẫn nước thủy cục cung cấp cho các hộ dân sử dụng. Ngoài ra, chương trình giếng UNICEF và giếng tự khoan với tổng số giếng là 6.144 giếng, còn lại là giếng đào, đảm bảo toàn huyện có 95 % hộ sử dụng nước giếng. Nhìn chung, nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn hiện nay có trên 70% hộ gia đình trong Huyện sử dụng nguồn nước từ giếng khoan. Chỉ có 30 % dân số sử dụng nước sinh hoạt từ các trạm cấp nước. Còn một phần nhỏ các hộ dân ở vùng sâu sử dụng nước sông, nước mưa trong sinh hoạt gia đình. ❖ Hệ thống thoát nước Các hệ thống tiêu thoát nước chính: - Hệ thống tiêu thoát nước rạch Hóc Môn phục vụ tiêu thoát cho các xã Tân Hiệp, Thới Tam Thôn, Tân Thới Nhì và thị trấn Hóc Môn. - Hệ thống thoát nước thuộc tuyến kênh Bà Điểm: phục vụ tiêu thoát cho xã Bà Điểm. - Hệ thống kênh tiêu Xuân Thới Sơn. Ngoài ra, còn các tuyến kênh tiêu khác như kênh T1, T2, T3 khu vực Tân hiệp, Tân Thới Nhì. Nhìn chung, hệ thống tiêu thoát nước của huyện Hóc Môn chủ yếu còn dựa vào tự nhiên và trong những năm gần đây vào mùa lũ huyện Hóc Môn thường xảy ra ngập úng ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. 1.4.5 Vấn đề môi trường trên địa bàn huyện Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục thực hiện chỉ thị số 36- CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của Thành phố về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Huyện đã lồng ghép công tác BVMT vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội huyện năm 2012 và những năm sắp tới; xây dựng kế hoạch bảo vệ TN&MT năm 2012 (tập trung quản lý nguồn tài nguyên nước, đất đai); di dời các CSSX - xây dựng gây ô nhiễm MT; giải quyết vấn đề ô nhiễm và xử lý các loại rác thải, chất thải độc hại; duy trì các ` 25 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP buổi ra quân tổng vệ sinh MT hàng tuần tại các khu dân cư, tổ chức các hoạt động BVMT (như: “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2010”; “chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”; xây dựng “thị trấn không rác”; thực hiện Giờ Trái đất; hưởng ứng ngày MT thế giới; ngày Chủ nhật Xanh; trồng được 5.000 cây xanh phân tán); tiếp tục thực hiện thu phí vệ sinh và phí BVMT đối với chất thải rắn thông thường; tăng cường tuyên truyền thực hiện Luật MT trong cán bộ công chức và nhân dân, tăng cường trách nhiệm xử phạt ô nhiễm MT tại cấp huyện và cấp xã – thị trấn; tổ chức kiểm tra về MT 125 đơn vị, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 30 đơn vị, tổng số tiền phạt là 351.3 triệu đồng. ` 26 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là MT (nước, không khí, chất thải rắn) tại 14 CSSX bún trên địa bàn huyện Hóc Môn, Tp.HCM. - Phạm vi nghiên cứu: 14 CSSX bún tại huyện Hóc Môn,Tp.HCM. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 5/2018 đến tháng 7/2018. Chú thích: Cơ sở sản xuất bún Hình 2.1: Vị trí 14 cơ sở sản xuất bún 2.2 Nội dung nghiên cứu - Tình hình sản xuất của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn. - Đánh giá hiện trạng MT và xác định những vấn đề MT của các CSSX bún trên địa bàn huyện Hóc môn. - Đánh giá hiện trạng công tác QLMT của các CSSX bún tại huyện. - Đề xuất các giải pháp BVMT cho các CSSX bún tại huyện Hóc môn. ` 27 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Thu thập các tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất, chế biến của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn, Tp.HCM. - Thu thập các tư liệu về thực trạng MT do hoạt động sản xuất và công tác QLMT của các CSSX bún tại huyện liên quan tới MT rác thải, MT không khí, nước..., thực trạng công tác quản lý, xử lý chất thải... 2.3.2 Phương pháp phỏng vấn - Lập phiếu phỏng vấn các hộ gia đình nhằm thu thập các thông tin liên quan tới tình hình sản xuất, đặc điểm và các hình thức quản lý, xử lý chất thải của các hộ dân tại huyện Hóc Môn. - Xây dựng 2 mẫu phiếu phỏng vấn và tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp tại 44 hộ dân (bao gồm cả những hộ tham gia sản xuất và không tham gia sản xuất nhưng sống gần CSSX). ❖ Nội dung phỏng vấn (phụ lục 1): - Đối với CSSX: Phỏng vấn trực tiếp 14 hộ tham gia sản xuất bún về các thông tin như: số nhân công trực tiếp lao động, số lượng nước sử dụng trong 1 ngày, lượng bún thành phẩm được tạo ra trong 1 ngày, nhiên liệu sử dụng trong 1 ngày (than, củi ...). Phương pháp xử lý đối với từng loại CTR đang áp dụng, đối với các CSSX có chăn nuôi kết hợp, lượng chất thải tận dụng cho chăn nuôi, tình hình bệnh tật.... - Đối với người dân không sản xuất: Điều tra 30 hộ dân không tham gia sản xuất bún sinh sống gần các CSSX về các thông tin như: Nhu cầu sử dụng nước, ý thức BVMT, tình hình ô nhiễm MT do quá trình sản xuất sinh ra, tình hình bệnh tật.... 2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa Được tiến hành khi điều tra thu thập số liệu và kết hợp đi xác định kiểm chứng trực tiếp ngoài thực địa về các yếu tố và hệ thống liên quan đến MT và đánh giá ngoài thực trạng. 2.3.4 Phương pháp lấy mẫu Số liệu thu được qua việc xử lý kết quả phân tích các chỉ tiêu mẫu: Tại Phòng Thí nghiệm quản lý MT của công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) đo đạt và ` 28 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP phân tích MT Phương Nam. Đây là các phòng thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị, hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu phân tích các chỉ tiêu chất lượng MT và đã được cơ quan chức năng công nhận. Số lượng mẫu lấy: do hạn chế về kinh phí, số lượng mẫu lấy không nhiều; nhưng vẫn đảm bảo đại diện để đánh giá hiện trạng MT hiện nay tại các CSSX bún trên địa bàn huyện Hóc Môn. Công tác lấy mẫu luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Toạ độ lấy mẫu hiện trường được thực hiện dựa trên hệ thống thông tin định vị toàn cầu GPS (Global Positionging System). - Các điểm quan trắc phải đại diện cho vùng có tính đặc trưng, chú trọng những nơi, vùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm MT cao. - Phản ánh đúng hiện trạng chất lượng các thành phần MT đảm bảo tính khách quan, thường xuyên, lôgic. - Đảm bảo tính khoa học, chính xác cho dự báo, diễn biến MT, đề xuất các giải pháp phòng chống, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm MT. - Việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hiện hành, theo các yêu cầu của đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc MT. ❖ Các quy chuẩn hiện hành của Việt Nam được sử dụng trong đề tài gồm: - QCVN 40: 2011/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, (cột B). - QCVN 19: 2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, (cột B). 2.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Trên cơ sở các số liệu điều tra, khảo sát thu thập được về hiện trạng MT tại các CSSX bún và công tác quản lý, xử lý trên địa bàn nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm thống kê mô tả. ` 29 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phép phân tích các hoàn cảnh MT bên trong, bên ngoài của các CSSX bún. - Điểm mạnh: Tiến hành xác định các ưu điểm, thế mạnh hiện tại mà các CSSX cần duy trì, tận dụng và phát triển. - Điểm yếu: Phân tích các điểm yếu tại khu vực nghiên cứu ảnh hưởng đến sự phát triển của các CSSX. - Cơ hội: Xác định các cơ hội đang đến để các CSSX nắm bắt và phát triển kinh tế. - Đe doạ: Tiến hành phân tích các đe doạ làm ảnh hưởng và ngăn cảng sự phát triển. ❖ Chiến lượt quản lý môi trường - Chiến lược S-O: là chiến lược tận dụng cơ hội để phát triển thế mạnh. - Chiến lược W-O: là chiến lược nắm bắt cơ hội để khắc phục điểm yếu. - Chiến lược S-T: là chiến lược sử dụng điểm mạnh hạn chế nguy cơ. Hạn chế nguy cơ là công việc giúp tránh được các rủi ro hay làm thiệt hại. - Chiến lược W-T: là chiến lược khắc phục điểm yếu hạn chế nguy cơ. 2.3.7 Phương pháp tính toán cân bằng vật chất - Mục đích của cân bằng vật chất và năng lượng là giúp hiểu rõ về các quá trình và đặc biệt là lượng tiêu thụ nguyên nhiên liệu và sự hình thành các sản phẩm cũng như chất thải. Thông qua việc tính toán cân bằng vật chất, có thể xác định và định lượng tổn thất nguyên nhiên liệu. Đồng thời thể hiện số liệu nền cho tình hình sản xuất hiện tại của các CSSX bún. - Tiến hành cân bằng vật chất và năng lượng cần phải xây dựng được sơ đồ công nghệ của quá trình sản xuất. Liệt kê được các thông số đầu vào và đầu ra của từng công đoạn, trên cơ sở đó để đo đạc nhầm lượng hóa các yếu tố liên quan đến quá trình. - Việc thực hiện phân tích dòng vật chất theo các nội dung như xác định các vấn đề và mục tiêu thực hiện; lựa chọn những nguyên liệu, giới hạn hệ thống, quá ` 30 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP trình sản xuất và sản phẩm hình thành; đánh giá việc tích tụ trong hàng hóa và nồng độ nguyên liệu vào; tính toán dòng vật chất biến đổi và dự trữ. - Một công cụ rất quan trọng cho tính toán định lượng các chất ô nhiễm di chuyển từ nơi này đến nơi khác, chuyển đổi các chất ô nhiễm từ trạng thái này sang trạng thái khác là định luật bảo toàn vật chất. ∑ 푣ậ푡 푐ℎấ푡 푣à표 = ∑ 푣ậ푡 푐ℎấ푡 푟푎 + ∑ 푡ổ푛 푡ℎấ푡 - Cân bằng vật chất dựa trên số liệu có được bằng phương pháp tính toán lý thuyết hay các số liệu có được bằng phương pháp đo đạc thực tế sản xuất hoặc kết hợp cả hai phương pháp. - Lập kế hoạch đo đạc số liệu đầu vào và đầu ra cho một ngày sản xuất, ghi lại lượng tiêu thụ các dòng thải cho một thời gian. - Lập bảng thông số đầu vào và đầu ra đối với vật chất điển hình đại diện được đo đạc. 2.3.8 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp Trên cơ sở các kết quả điều tra, thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau, xử lý số liệu tiến hành phân tích đánh giá tổng hợp các thông tin để đưa ra các giải pháp và kết luận. ` 31 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng sản xuất bún tại huyện hóc môn 3.1.1 Quy mô sản xuất Nghề sản xuất bún tại huyện Hóc Môn đã xuất hiện từ lâu. Hiện nay, huyện có 14 cơ sở nằm xen lẫn trong các khu dân cư, phân bố rải rác tại một số xã như Thới Tam Thôn, Bà Điểm, Tân Hiệp... Hoạt động sản xuất bún đã giải quyết được việc làm thường xuyên cho khoảng 89 lao động, ngoài ra còn tạo việc làm thêm cho từ 28 đến 36 lao động với các công việc như chuyên chở, giao hàng. Thu nhập trung bình của mỗi lao động từ 3-4 triệu đồng/tháng trở lên tùy theo công đoạn mà người lao động đảm nhận. Địa điểm tiêu thụ bún là tại các chợ truyền thống của địa phương và một số quận huyện lân cận như Củ Chi, Quận 12, Bình Chánh. Sản phẩm bún trên địa bàn huyện chưa vào được các siêu thị như Coop Mart, BigC... Do quy mô còn nhỏ lẻ, khó kiểm soát về chất lượng sản phẩm. Khó khăn lớn đối với nghề làm bún là thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ và thiết bị, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, diện tích khu vực sản xuất nhỏ và không có diện tích để bố trí công trình xử lý chất thải Hiện nay, nhiều CSSX vẫn chưa được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm do không đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết như: Diện tích, bố trí quy trình sản xuất, xử lý chất thải... Tuy nhiên, nhiều cơ sở đã áp dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chuyển sang sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại hơn để tăng sản lượng, đảm bảo hơn về vệ sinh trong sản xuất. Ngành sản xuất bún tiêu thụ và phát thải rất nhiều nước. Do mạng lưới cấp nước sạch trên địa bàn huyện chưa được phủ kín nên các CSSX đều sử dụng nguồn nước ngầm được khai thác từ các giếng khoan để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm ngày càng bị ô nhiễm, do đó đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động của lò hơi, chất lượng bún Quy mô sản xuất bún chủ yếu là kinh tế hộ, xưởng sản xuất đồng thời cũng là nơi sinh hoạt của hộ dân cư, hầu hết mỗi nhà đều có một xưởng để sản xuất. Để tiết kiệm diện tích, những nguyên vật liệu để ngổn ngang dưới sân. Diện tích hẹp, nên ` 32 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP người dân trong huyện phải tận dụng diện tích đất ở của mình để dành cho sản xuất, thường chiếm tới 2/3 diện tích đất ở. Hầu hết, hệ thống nước thải được sử dụng chung cho cả nước sinh hoạt và sản xuất. Vì vậy, những cống rãnh nước thải của người dân nơi đây luôn có màu đen, đặc sệt. Quy mô sản xuất nhỏ, mặt bằng sản xuất chất hẹp là một trở ngại lớn cho việc sản xuất với quy trình khép kín, hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa sự tác động tiêu cực đến MT. Mặt khác, khi nhà ở cũng là nơi sản xuất sẽ khiến cho những người lao động đồng thời cũng là người trong gia đình sản xuất trực tiếp phải chịu những hậu quả tiềm ẩn từ sự ô nhiễm MT trong quá trình sản xuất gây ra. Hiện nay, các CSSX bún đều hoạt động với quy mô nhỏ nên việc xử lý nước thải gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về kinh phí và diện tích. Mặt khác, hệ thống tiêu thoát nước trên địa bàn huyện chưa được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện nên nước thải phát sinh không thể tiêu thoát một cách thông thoáng. Nước thải phát sinh không qua xử lý được thải thẳng ra các khu đất trống, hệ thống thoát nước chung. Nước thải tồn động gây mùi hôi ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh. Song với thực trạng sản xuất còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu cơ sở vật chất, thiếu vốn, khoa học kỹ thuật, chưa chú trọng đúng mức tới các yếu tố MT và sức khỏe cộng đồng dân cư, nghề làm bún tại huyện Hóc Môn hiện nay đang đứng trước tình trạng ô nhiễm MT nghiêm trọng. Nếu không giải quyết kịp thời, sự phát triển của các CSSX bún sẽ gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng dân cư khu vực. Hình 3.1: Nước thải từ quá trình sản xuất bún tồn động (Nguồn: Tác giả chụp) ` 33 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.1.2 Quy trình sản xuất Quá trình sản xuất bún thường tốn nhiều thời gian tùy theo phương pháp sản xuất của từng cơ sở. Tỷ lệ bún thành phẩm cũng phụ thuộc vào phương thức sản xuất và chất lượng gạo mang vào sản xuất. Trung bình lượng bún được tạo thành từ 1kg gạo có thể dao động từ 1,8 kg đến 2,3 kg. Mặc dù sản xuất theo phương pháp thủ công hay công nghiệp thì quy trình sản xuất bún vẫn phải tuân thủ qua những công đoạn tương tự nhau. Quy trình sản xuất bún như sau: Gạo Ngâm Nước Nghiền gạo Nước thải Làm ráo Hồ hóa sơ bộ Nhào Ép đùn Nước Luộc Nước thải Nước Làm nguội Nước thải Bún tươi Hình 3.2: Quy trình sản xuất bún ` 34 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ❖ Thuyết minh quy trình công nghệ - Bảo quản và lưu trữ gạo: Nguyên liệu dùng để sản xuất bún là gạo tẻ phải đảm bảo các yêu cầu sau: Gạo ngon, không bị mốc, không có sâu, mọt Gạo được bảo quản và lưu trữ trong kho khô ráo, tránh ẩm ướt, tránh bị ẩm mốc trong quá trình lưu trữ. Thông thường các cơ sở thường mua hai hay nhiều loại gạo khác nhau để trộn chung nhằm giảm giá thành của nguồn nguyên liệu gạo đầu vào. - Vo gạo: Gạo được vo và đãi kỹ bằng nước sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn bên ngoài hạt gạo. Hiện nay, công đoạn vo gạo thường được thực hiện bằng máy do đó tiết kiệm được thời gian, sức lao động và giảm được lượng gạo thất thoát trong quá trình thực hiện. - Ngâm gạo và xóc rửa gạo: Gạo sau khi được vo sạch sẽ được cho vào chậu ngâm, thời gian ngâm gạo dao động khoảng từ 8 - 16 giờ, tại nhiều cơ sở việc ngâm gạo được thực hiện trong khoảng 24 giờ. Việc ngâm gạo sẽ giúp cho việc xay bột được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm điện, bột sau khi xay sẽ đạt được độ mịn cao. Mục đích của quá trình ngâm còn là giai đoạn để vi khuẩn lactic lên men. Acid lactic tạo vị chua đặc trưng cho bún. Gạo sau khi ngâm sẽ được xóc rửa cho đến khi gạo sạch, hết nhớt, thường được thực hiện khoảng 3 lần hoặc nhiều hơn để đảm bảo độ sạch của hạt gạo sau khi ngâm. - Nghiền gạo: Gạo sau khi được xóc rửa sẽ được xay thành bột. Trong quá trình xay sẽ bổ sung thêm vào một lượng muối nhất định nhằm giúp cho bún dai, có vị và ngon hơn. Ngoài ra, khi xay gạo cần bổ sung một lượng nước vừa đủ vì bột càng đặc sẽ càng thuận lợi cho quá trình ủ bột và tách nước. - Tách nước: Bột nhão sau khi xay sẽ được bồng để tách bớt một phần nước. Sau đó bột sẽ được cho vào các bao chứa. Các bao bột sẽ tiếp tục được nén ép để tách nước. Việc tách nước có thể được thực hiện bằng cách xếp chồng các bao bột lên nhau và sử dụng thiết bị nén ép để tạo áp lực. - Nhào trộn bột: Bột sau khi được nén ép ráo nước sẽ được cho vào máy trộn. Trong quá trình nhào trộn có bổ sung thêm nước nhằm đánh tơi bột, bún cái hoặc bột đã được hồ hóa. Đối với một số CSSX thì lượng bột bằng 50% tổng lượng bột đem vào ép bún sẽ được hồ hóa trước khi trộn với 50% bột còn lại để đưa vào ` 35 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP máy ép. Đối với một số cơ sở thì sẽ không thực hiện công đoạn hồ hóa, thay vào đó cơ sở sẽ bổ sung bún thành phẩm vào thiết bị thay cho lượng bột hồ hóa. - Ép bún và luộc bún: Công đoạn này được thực hiện bằng máy. Bột sau khi phối trộn sẽ được đưa vào máy ép tự động rồi dẫn đến khuôn ép gồm các khe nhỏ. Tại đây bún sẽ được tạo hình thành các sợi bún. Các sợi bún sẽ được làm chín bằng nước nóng. Nước được sử dụng để làm chín bún có nhiệt độ khoảng 70 – 800C và được bổ sung liên tục. - Làm nguội bún: Bún sau khi chín sẽ được làm nguội. Quá trình làm nguội phải nhanh nhằm ngăn chặn hiện tượng hồ hóa của sợi bún, gây ra hiện tượng thoái hóa mặt ngoài sợi tinh bột làm sợi bún mềm và dễ gãy. Làm nguội nhanh còn góp phần làm cho các sợi bún không dính vào nhau, giảm hiện tượng dính giữa các sợi bún. - Bún tươi thành phẩm: Sau khi bún được làm nguội và làm ráo nước ta thu được bún thành phẩm. Bún thành phẩm phải được đóng thành từng khối có khối lượng khoảng 1 kg và được chứa vào các túi bằng nhựa để chuyển đến các nơi tiêu thụ. Nhìn chung công nghệ sản xuất bún trên địa bàn huyện Hóc Môn đã có nhiều cải tiến, tuy nhiên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế do điều kiện kinh tế của các hộ còn nhiều khó khăn. Lưu trữ gạo Vo gạo Ngâm gạo ` 36 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Xay gạo Tách nước Nhào trộn bột Ép bún và luộc bún Làm nguội và rửa bún Bún tươi thành phẩm Hình 3.3: Quy trình sản xuất bún. (Nguồn: Tác giả chụp) 3.1.3 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho các cơ sở sản xuất bún 3.1.3.1 Nguyên vật liệu. - Nguyên liệu chính: là gạo tẻ. Gạo tẻ được thu mua tại các vựa gạo trên địa bàn huyện. Một số cơ sở thường trộn hai hay nhiều loại gạo để giảm giá thành sản xuất bún. - Nhiên liệu và năng lượng: Được sử dụng để đốt lò hơi cung cấp nhiệt và vận hành các máy móc thiết bị. Các loại nhiên liệu và năng lượng sử dụng bao gồm: củi, than đá và điện. - Phụ liệu: Quá trình sản xuất bún có sử dụng muối. Lượng muối này được mua tại các cửa hàng trên địa bàn huyện. - Nước: Nước sử dụng được khai thác từ nguồn nước ngầm của khu vực. 3.1.3.2 Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 ngày của các CSSX bún trên địa bàn huyện Hóc Môn ` 37 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.1: Sản lượng bún thành phẩm của các CSSX bún Số cơ sở sản xuất Lượng bún thành Số cơ sở sản xuất Lượng bún phẩm (kg) thành phẩm (kg) 1 750 8 800 2 800 9 800 3 800 10 800 4 750 11 800 5 800 12 750 6 800 13 800 7 800 14 800 Tổng = 11050 - Tổng lượng bún thành phẩm của 14 CSSX bún trong 1 ngày trên địa bàn huyện Hóc Môn là 11050 kg/ngày. Trong đó: + Tổng công suất sản xuất bún của các hộ sử dụng than là 5600 kg/ngày. + Tổng công suất sản xuất bún của các hộ sử dụng củi là 5450 kg/ngày. - Với định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu như trên thì mỗi ngày tất cả các CSSX bún trên địa bàn huyện sẽ tiêu thụ một lượng nguyên nhiên liệu như sau: Bảng 3.2: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 ngày của các CSSX bún STT Nguyên liệu Định mức Tổng nhu cầu (kg) (kg/kg bún) 1 Gạo 0,444 0,444 × 11050 = 4906 2 Muối 0,022 0,022 × 11050 = 243,1 3 Điện sản xuất 0,196 0,196 × 11050 = 2165,8 4 Than đá 0,044 0,044 × 5600 = 246,4 5 Củi 0,12 0,12 × 5450 = 654 “Nguồn: số liệu điều tra (2018)” ` 38 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.1.3.3 Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 năm của các CSSX bún trên địa bàn huyện Hóc Môn - Tổng lượng bún thành phẩm của tất cả các CSSX bún trong 1 năm trên địa bàn là: 4033,3 tấn/năm. Trong đó: + Tổng công suất sản xuất bún của các hộ sử dụng than là 2044 tấn/năm. + Tổng công suất sản xuất bún của các hộ sử dụng củi là 1908,3 tấn/năm. - Với định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu như trên thì mỗi năm tất cả các CSSX bún trên địa bàn huyện sẽ tiêu thụ một lượng nguyên nhiên liệu như sau: Bảng 3.3: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 năm của các CSSX bún STT Nguyên liệu Định mức Tổng nhu cầu (tấn) (kg/kg bún) 1 Gạo 0,444 0,444 × 4033,3 = 1790,79 2 Muối 0,022 0,022 × 4033,3 = 88,73 3 Điện sản xuất 0,196 0,196 × 4033,3 = 790,53 4 Than đá 0,044 0,044 × 2044 = 89,94 5 Củi 0,12 0,12 ×1908,3 = 229 “Nguồn: số liệu điều tra, (2018)” 3.1.4 Thông tin chung về các hộ dân được điều tra 3.1.4.1 Thông tin của các hộ sản xuất bún Các cuộc điều tra hộ gia đình được thực hiện trong năm 2018. Trong huyện hiện nay có 14 hộ sản xuất bún, và các CSSX này kinh doanh dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ nằm phân tán trên toàn địa bàn huyện Hóc Môn. Trong 14 người được hỏi có 10 người là chủ hộ, chiếm 71,4%, trong đó 94,7% chủ hộ là nam, tuổi bình quân là 44,5 và lớp 10 là trình độ học vấn bình quân của chủ hộ. Bình quân mỗi hộ có 4,6 thành viên, trong đó có 2,9 lao động chính. Thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi hộ là 9.214.000 triệu đồng. Khối lượng bún thành phẩm bình quân của mỗi hộ là 789,3 kg/hộ. Có 4 hộ chăn nuôi heo và lượng bã gạo được tận dụng làm thức ăn cho quá trình chăn nuôi là 10,9 kg/hộ. ` 39 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.4: Thông tin chung về các CSSX bún Người được hỏi là chủ hộ ĐVT Bình quân Giới tính Nam % 100 10 Nữ % Học vấn Lớp 10 Tuổi Tuổi 44,5 Thông tin chung về hộ gia đình ĐVT Bình quân/hộ Số thành viên Người 4,2 Lao động chính Người 2,9 Thu nhập/tháng Đồng 9.214.000 Khối lượng bún sản xuất kg/ngày 789,3 Số lượng bã sử dụng nuôi heo kg 10,9 “Nguồn: Số liệu điều tra, (2018)” 3.1.4.2 Thông tin chung của hộ gia đình không sản xuất bún Chọn ngẫu nhiên 30 người sinh sống gần các CSSX bún, đại diện cho 30 hộ không làm bún tại huyện Hóc Môn. Trong 30 người được hỏi có 23 người là chủ hộ, chiếm 76,7%. Trong đó có 19 người chủ hộ là nam, chiếm 82,6%, tuổi bình quân là 47,6. Trình độ học vấn là lớp 9. Bình quân một hộ là 4,4 thành viên, trong đó lao động chính là 2,7 người. Thu nhập bình quân của mỗi hộ là 10.940.000 đồng. Bảng 3.5: Thông tin chung về hộ dân sống xung quanh Người được hỏi là chủ hộ ĐVT Bình quân Giới tính Nam 19 % 82,6 Nữ 4 Học vấn Lớp 9 Tuổi Tuổi 47,6 Số thành viên Người 4,4 Thu nhập Đồng 10.940.000 “Nguồn: Số liệu điều tra (2018)” ` 40 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.2 Đánh giá hiện trạng môi trường của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn Các CSSX bún tại huyện Hóc Môn đã tồn tại từ lâu đời, tuy nhiên sản xuất dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ, song với ý thức người dân còn hạn chế, phương thức sản xuất thủ công nên MT đang có dấu hiệu suy giảm. Trước thực trạng đó, đề tài nghiên cứu đã được thực hiện và tiến hành phỏng vấn, điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng MT nước, không khí và CTR. Kết quả cho thấy: 3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 3.2.1.1. Nước thải sinh hoạt Là nước thải phát sinh từ các nguồn như: tắm, giặt, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân của người lao động và gia đình tại các CSSX bún. Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng hữu cơ và cặn lơ lửng cao, Coliform, dầu mỡ, N, P.... 3.2.1.2 Nước thải sản xuất Nghề sản xuất bún là ngành nghề sử dụng và phát thải nhiều nước. Các công đoạn sử dụng và phát sinh nhiều nước thải như công đoạn: Vo gạo, ngâm gạo, xóc rửa bún, làm nguội bún, rửa sàn và thiết bị. - Nước vo gạo, nước rửa gạo có màu đục sữa, chứa nhiều tinh bột, các vitamin và khoáng vi lượng chiếm khoảng 25-30% tổng lượng nước thải. - Nước rửa bún, làm nguội bún sau khi dùng chiếm khoảng 40% tồng lượng nước thải. - Nước vệ sinh máy xay, máy đùn sợi, vải lọc bột, vệ sinh nền khu xay bột có chứa lượng lớn tinh bột, cặn bẩn, cát thì nước thải chiếm khoảng 20-23% tổng lượng nước thải. - Phần còn lại là nước uống sinh ra từ quá trình chế biến thức ăn... Nguồn ô nhiểm của nước thải sản xuất bún chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, các chỉ tiêu COD, BOD5, N,, vượt nhiều lần so với QCCP, ngoài ra nước thải sản xuất bún còn có mùi hôi thối rất khó chịu. Nguồn nước thải trong huyện đều chảy tràn xuống bờ ao hoặc thải ra vườn, kênh, mương trong huyện. Hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt của người dân đã ảnh hưởng nhiều đến chất lượng MT nước tại huyện Hóc Môn. ` 41 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Theo kết quả điều tra, khảo sát ở huyện có 14 hộ sản xuất bún, trung bình mỗi hộ sản xuất 789,3 kg bún/ ngày. Theo ước tính, để sản xuất 100 kg bún thì lượng nước thải ra MT khoảng 0,668m3. Như vậy, tổng lượng nước thải hàng ngày từ các hoạt động sản xuất bún của mỗi hộ là 5,3m3/ngày và toàn huyện Hóc Môn là 74,2m3/ngày. Nước thải sản xuất bún thường có màu trắng đục, chứa nhiều tinh bột và chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Khi thải trực tiếp ra MT, nước thải sẽ làm cản trở quá trình lọc tự nhiên. Nước để lâu ngày, sẽ xảy ra quá trình phân hủy sinh học kỵ khí, gây mùi hôi thối. Các vi sinh vật ruồi, muỗi phát sinh ngày càng nhiều, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết, bệnh đường hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe dân cư khu vực xung quanh. Để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sản xuất bún, đề tài đã tham gia lấy mẫu và tham khảo kết quả phân tích mẫu nước tại hố gas cuối cùng của 3 CSSX bún của Phòng thí nghiệm của Công ty TNHH một thành viên thoát nước đô thị Tp.HCM. Các mẫu nước bao gồm: - Mẫu 1: Trần Trọng Quyên, 82/5E, Khu phố 1, Thị trấn Hóc Môn. - Mẫu 2: Bùi Thị Mỹ Phương, 16/3 Khu phố 8, Thị trấn Hóc Môn - Mẫu 3: Nguyễn Thanh Tuyền, 79/3H ấp Tam Đông 1, xã Thới Tam Thôn. Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của các CSSX bún STT Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 QCVN40:2011/BTNMT (Cột B) pH 7,0 6,18 6,09 5,5 - 9 SS 275 316 183 100 BOD5 438 472 421 50 COD 906 938 735 150 Tổng Nitơ 47,2 51,4 28,72 40 Tổng Phospho 9,3 10,5 4,96 6 Coliform 6,9 x 103 7,8 x 103 1,1 x 103 5000 “Nguồn: Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị TP.HCM, (2018)” ` 42 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Nhận xét: Qua kết quả phân tích mẫu nước thải tại các CSSX bún cho thấy hầu như các chỉ tiêu đều vượt quá quy chuẩn cho phép QCVN 40:2011/BTNMT (Cột B), hàm lượng BOD, COD, SS và Coliform đều rất cao. Hàm lượng chất hữu cơ COD cao gấp 4,9 – 6,3 lần, BOD cao gấp 8,5 – 9,5 lần so với tiêu chuẩn quy định. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước càng lớn. Quá trình đó được thể hiện bởi phương trình: Chất hữu cơ + O2 ➔ CO2 + H2O + sinh khối Riêng mẫu 3 có chỉ tiêu tổng Nito, tổng Photpho và Coliform không vượt do tại cơ sở này nước thải chảy qua các ngăn lắng để lắng bớt cặn trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra hộ có bổ sung thêm dung dịch Cl...ể Aerotank Q × X0 + Qth × Xth = X × (Qw + Qth) Trong đó: + Qw: lưu lượng bùn thải + Qth: lưu lượng bùn hoạt tính tuần hoàn + X0: nồng độ SS trong nước thải dẫn vào bể Aerotank, X0 = 0 mg/l + X: nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank, X = 3000 mg/l + Xth: nồng độ SS trong bùn hoạt tính tuần hoàn, Xth = 8000 mg/l 푄 Chia 2 vế của phương trình cho Q và đặt tỷ số 푡ℎ⁄ = 훼 (gọi là tỉ số tuần hoàn) 푄푤 − Phương trình trở thành: 훼 × Xth = X + 훼 × X 푋 3000  훼 = = = 0,6 푋푡ℎ−푋 8000−3000 푄 Giá trị nằm trong khoảng cho phép 푡ℎ⁄ = 0,25 ÷ 1,0 푄푤 − Lưu lượng trung bình của hỗn hợp bùn hoạt tính tuần hoàn 3 3 Qth = Qw x 훼 = 0,6 x 30,3 = 18,2 m /ngày = 0,76 m /h Kiểm tra thông số F/M và tải trọng thể tích của bể − Tỷ số F/M 퐹 푆 219 = 0 = = 0,3 (ngày-1) 푀 휃 × 푋 (7,6ℎ,24ℎ,1푛𝑔푎푦) × 3000 Trị số này nằm trong khoảng cho phép: F/M = 0,2 – 0,6 ngày-1 ` 79 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP − Tải trọng thể tích của bể Aerotank: −3 푆0 푥 푄 219 × 10 × 30,3 3 L = = = 0,87 (kgBOD5/m .ngày) 푉 7,6 3 Trị số này nằm trong khoảng cho phép: L = 0,8 – 1,9 (kgBOD5/m .ngày) Tính lượng không khí cần cung cấp cho quá trình − Khối lượng BOD5 cần xử lý mỗi ngày là: 26,2 G = (219 – ) x 30,3 x 10-3 = 4,47 Kg/ngày 0,68 − Tính lượng oxy yêu cầu theo công thức M = G – (1,42 x Px) = 5,47 – (5,47 x 2,22) = 2,32 kg/ngày Giả sử hiệu quả vận chuyển oxy của thiết bị thổi khí là 8% hệ số an toàn khi sử dụng trong thiết bị thực tế là 2. Lượng không khí yêu cầu theo lý thuyết (giả sử không khí chứa 23,2% O2 theo trọng lượng và trọng lượng riêng của không khí ở 200C là 0,0118 kN/m3 = 1,18 1,0526 kg/m3) là : = 3,8 m3/ngày 1,18 × 0,232 − Lượng không khí yêu cầu với hiệu quả vận chuyển 8% sẽ bằng: 3,8 = 47,5 m3/ngày = 0,03 m3/phút 0,08 − Lượng không khí thiết kế để chọn máy nén khí sẽ là : 0,03 x 2 = 0,06 (m3/phút) = 0,001 (m3/giây) = 3,6 m3/h Tính toán máy khí nén cho bể bùn hoạt tính xáo trộn hoàn toàn − Áp lực cần thiết cho hệ thống nén khí Hct = hd + hc + hf + H Trong đó: + Hd: tổn thất áp lực do ma sát theo chiều dài ống dẫn + Hc: tổn thất cục bộ, (hd+hc) không vượt quá 0,5 + Hf: tổn thất qua thiết bị phân phối, không vượt quá 0,4 + H: chiều sâu hữu ít của bể , H=3,5m Suy ra, Hct = 0,5 + 0,4 + 3,5 = 4,4m − Áp lực không khí sẽ là 10,33+ 퐻 10,33+ 4,4 P = 푐푡 = ≈ 1,42atm 10,33 10,33 ` 80 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP − Công suất máy nén khí tính theo công thức: 34400 × (푃0,29−1) × 푞 N = 푘푘 102 × 휂 Trong đó: 3 + Qkk: lưu lượng không khí, q = 0,001 m /s + 휂 : hiệu suất máy thổi khí, 휂 = 0,7 + 0,9; chọn 휂=0,83 34400 × (1,420,29−1) × 0,001  N = = 0,045 kW/h 102 × 0,8 Công suất thực tế của máy thổi khí, Ntt = 1,2 x 0,045 = 0,054 kW + Chọn 2 máy thổi khí (1 dự phòng) có thông số như sau: + Lưu lượng bơm: 0,88 – 3,04 m3/phút + Model: ARS50 + Công suất máy: 1,2-1,5 kW + Cột áp: 1 – 8m + Hãng sản xuất: Shinmaywa Tính hệ thống máy bơm và đường ống tuần hoàn nước từ Aerotank về bể Anoxic Đảm bảo quá trình xử lý 1 cách triệt để Nito có trong nước thải đòi hỏi phải tuần hoàn nước thải trở lại bể Anoxic nhằm thực hiện quá trình khử nitrat hóa. Lưu lượng tuần hoàn tối thiểu 100% nước thải tức toàn bộ lưu lượng nước thải trong 1 giờ h 3 3 − Lưu lượng tuần hoàn: Qth = Qtb = 1,26 m /h = 0,00035 (m /s) − Đường kính ống dẫn nước tuần hoàn 4 × 푄 4 × 0,00035 Dth = √ = √ = 0,017m = 17mm 푣 × 휋 1,5 × 휋 Chọn ống nhựa PVC có D = 18mm Trong đó: + V: vận tốc nước thải trong ống, v = 1 – 1,5(m/s); Chọn v=1,5(m/s) − Kiểm tra lại vận tốc: 푄 0,00035 휐 = 휋 = 휋 = 1,3 (m/s) 퐷2 × 0,0182× 4 4 ` 81 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Sử dụng máy bơm nhúng chìm để bơm nước thải tuần hoàn lại bể Anoxic − Cột áp của máy bơm: H = hbể + htt = 2 + 1 = 3m Trong đó: + hbể: là chiều cao của bể, hbể = 2m + htt: tổn thất trên đường ống và tổn thất cục bộ; chọn htt = 1 m − Công suất tính theo lí thuyết của máy bơm: 푄 × 휌 × ℊ × 퐻 × 푘 1,26 × 1000 × 3 × 9,81 × 2 N = = = 0,02 kW 1000 × 휂 1000 × 0,8 × 3600 Trong đó: + Q: lưu lượng tuần hoàn, Q = 1,26 m3/h + H: độ cao cột nước của bơm, H = 2m + 휌: tỉ trọng của nước, 휌 = 1000 kg/m3 + k: hệ số an toàn khi thiết kế, k = 2 + 휂: hiệu suất của bơm (휂 = 0,6 − 0,9); 푐ℎọ푛 휂 = 0,8 Chọn 2 bơm chìm nước thải (1 bơm dự phòng) với các thông số như sau: + Model: CN501T + Hãng sản xuất: Shinmaywa + Xuất sứ: Nhật + Công suất bơm: 0,4 kW Tính toán đường nước dẫn qua bể lắng sinh học Chọn vận tốc nước thải trong ống: v = 0,5 (tính chất tự chảy) 4× 푄 4 × 0,00035 D = √ = √ = 0,03m = 30mm 푣 × 휋 0,5 × 휋 Ta bố trí bể Aerotank hợp khối với bể lắng nên khí xây dựng trên vách chung giữa 2 bể ta bố trí ống trên thành bể với kích thước đường kính D = 30mm Thông số thiết kế bể Aerotank ` 82 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.19: Các thông số thiết kế bể Aerotank Các thông số tính Kí hiệu Giá trị Đơn vị toán Thể tích xây dựng bể V 21 m3 Aerotank Kích thước xây dựng B x L x H 2 x 3 x 3,5 m bể Aerotank Thời gian lưu nước 휃 6 Giờ trong bể 3 Lượng không khí lý Mkk 3,83 m / ngày thuyết cần cung cấp 3 Lượng bùn xả ra một Qw 0,2 m / ngày ngày Tỷ số F/M F/M 0,3 Ngày 3 Tải trọng thể tích L 0,87 kgBOD5/m .ngày Đường ống dẫn nước Dth 18 mm tuần hoàn Đường ống dẫn sang Dong 30 mm bể lắng sinh học ❖ Bể Lắng Bể lắng sinh học có nhiệm vụ lắng bùn hoạt tính từ bể sinh học hiếu khí đưa sang, sau bể lắng sinh học nước thải cơ bản được xử lý các chỉ tiêu ô nhiễm. Tuy nhiên cần đưa qua lọc áp lực để xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ và khử trùng để loại bỏ chỉ tiêu coliform trong nước thải khi xả ra nguồn tiếp nhận.  Tính toán − Diện tích tiết diện ướt của ống trung tâm 푄 (1 + 0,6) × 0,00035 퐹 = 푡푡 = = 0,028(푚2) 1 푉 0,02 Trong đó: Vtt: Tốc độ chuyển động của nước thải trong ống trung tâm, lấy không lớn 30(mm/s) (điều 6.5.9 TCXD-51-84) ` 83 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chọn Vtt=20 (mm/s) = 0,02 (m/s) 2 Qtt : Lưu lượng tính toán khi có tuần hoàn, Qtt= (1+α)×푄푚푎푥 − Diện tích tiết diện ướt của bể lắng đứng 푄 (1 + 0,6) × 0,00035 퐹 = 푡푡 = = 1,12(푚2) 2 푉 0,0005 Trong đó: V: Tốc độ chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng V: 0,0005 (m/s) (điều 6.5.9 TCXD-51-84) − Diện tích tổng cộng của bể lắng: 2 F= F1+F2 = 0,028 + 1,12 = 1,15 (m ) − Đường kính của bể: 4퐹 4 × 1,12 퐷 = √ = √ = 1,2(푚) 휋 3,14 − Đường kính ống trung tâm: 4 × 퐹 4 × 0,028 푑 = √ 1 = √ = 0,19~190푚푚 휋 3,14 − Chiều cao tính toán của vùng lắng trong bể lắng đứng: Htt= V×t = 0,0005×1×3600= 2 (m) Trong đó: + t: Thời gian lắng, t = 1 giờ (điều 6.5.6 TCXD-51-84) + V: tốc độ chuyển động của nước thải trong bể lắng đứng + V = 0,0005 (m/s) (điều 6.5.6 TCXD-51-84) − Chiều cao phần hình nón của bể lắng đứng được xác định: (퐷 − 푑 ) (1,2 − 0,5) ℎ = ℎ + ℎ = 푛 × 푡푔훼 = ( ) × 푡푔50° = 0,42푚 푛 2 3 2 2 Trong đó: + h2: chiều cao lớp trung hòa (m) + h3: chiều cao giả định của lớp cặn lắng trong bể + D: đường kính trong của bể lắng, D=1,2 (m) + Dn: đường kín đáy nhỏ của hình nón cụt, lấy dn= 0,5m ` 84 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Α: góc ngang của đáy bể lắng so với phương ngang, α không nhỏ hơn 50˚, chọn α =50˚ Chiều cao của ống trung tâm lấy bằng chiều cao tính toán của vùng lắng và bằng 2m − Đường kính phần loe của ống trung tâm lấy bằng chiều cao của phần ống loe và bằng 1,35 đường kính ống trung tâm: D1 = hl = 1,35×d = 1,35 × 0,19 = 0,26(m) − Đường kính tấm chắn: lấy bằng 1,3 đường kính miệng loe và bằng: Dc = 1,3 × Dl = 1,3 × 0,26 = 0,34 (m) Góc nghiên giữa bề mặt tấm chắn so với mặt phẳng ngang lấy bằng 17˚ − Chiều cao tổng cộng của bể lắng đứng sẽ là: H = htt + hn + hbv = htt + (h2 + h3) +hbv = 2,7 + 0,42 + 0,3 = 3,42 (m) Trong đó: hbv là khoảng cách từ bề mặt nước đến thành bể, hbv = 0,3 m Để thu nước đã lắng, dùng hệ thống máng vòng chảy tràn xung quanh thành bể. Thiết kế máng thu nước đặt theo chu vi vành trong của bể, đường kính ngoài của máng chính là đường kính trong của bể. − Đường kính máng thu: Dmáng = 80% đường kính bể Dmáng = 0,8×1,2 = 0,96(m) − Chiều dài máng thu nước L = π x Dmáng = 3,14 × 0,96 = 3,01(m) − Tải trọng thu nước trên 1m dài của máng: 푄 30,3 × 1,6 푎 = = = 16,1(m3/mdài.ngày) 퐿 퐿 3,01 * Kiểm tra lại thời gian lắng nước − Thể tích phần lắng: 휋 3,14 푉 = (퐷2 − 푑2) × ℎ = (1,22 − 0,0282) × 2 = 2,26 (푚3) 푙 4 푡푡 4 − Thời gian lắng: 푉 2,26 푡 = 푙 = = 1,12 (ℎ) 푄 + 푄푡ℎ 1,26 × (1 + 0,6) − Thể tích phần chứa bùn: 3 Vb = F × hn = 1,15 × 0,42= 0,48 (m ) ` 85 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Tính bơm bùn tuần hoàn 3 + Lưu lượng bùn hoạt tính tuần hoàn: Qth = 0,86m /h 3 + Lượng bùn thải: Qb = 0,2 m /ngày 3 3 + Lưu lượng bùn tổng: Qbun = 0,835 + 0,2 = 1,06 m /h = 0,00029 m /s − Công suất bơm bùn: 푄 × 퐻 × 휌 × 𝑔 × 푘 1,06 × 8 ×1008 × 9,81 × 2 N = 푏푢푛 = = 0,26 kW 1000휂 1000 × 0,65 Trong đó: + 휌: khối lượng riêng của chất lỏng, 휌 = 1008 N/m2 3 + Qbun: lưu lượng bơm, Qbun = 1,06 m /h + H: chiều cao cột áp, H = 8m + 휂: hiệu suất chung của bơm từ 0,6 – 0,75, chọn 휂 = 0,65 + k: hệ số an toàn khi thiết kế trong thực tế, k=2 Chọn 2 máy bơm bùn với các thông số như sau: + Model: Ebara DWO 200 + Công suất: 1,5 kW/220V + Lưu lượng bơm: 100-750 lít/phút + Cột áp: 5,8 – 12,7m + Áp suất làm việc: 8 Bar + Xuất sứ: Ý  Tính toán đường ống dẫn bùn tuần hoàn 3 Lưu lượng bùn tuần hoàn: Qth = 0,26 m /h = 0,00035 (được tính ở bể Aerotank) Vận tốc bùn chảy trong ống trong điều kiện có bơm là 1-2m/s, chọn vận tốc bùn trong ống v = 1,5m/s 4 × 푄 4 × 0,00035 Dth =√ = √ =0,017m = 0,17m 푣 × 휋 1,5 × 휋 Chọn ống nhựa PVC, đường kính trong D = 18mm − Kiểm tra lại vận tốc: 푚3 0,00035 ( ) 푄 푠 v = 휋 = 휋 = 1,4 (m/s) 퐷2 × 0,0182 × 4 4 ` 86 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP − Tính toán đường ống dẫn bùn dư 3 Lưu lượng bùn dư: Qbundu = 0,2 m /ngày (tính toán tại Aerotank) − Bơm trong 1 giờ nên đường kính ống dẫn là: 4 × 푄푏ù푛 4 × 0,2 Ddư =√ = √ = 0,0068m = 6,8mm 3600 × 푣 × 휋 3600 × 1,5 × 휋 Chọn ống nhựa PVC đường kính ống là D = 16mm  Tính toán đường ống dẫn nước sang bể tiếp xúc, khử trùng: − Đường kính ống dẫn nước ra nguồn tiếp nhận 4 × 푄 4 × 1,26 Dống =√ = √ = 0,03m = 30mm 3600 × 푣 × 휋 3600 × 0,5 × 휋 Trong đó: + Vống: là vận tốc ống vào ra của bể lắng, Vống = 0,5m/s. Tự chảy + Chọn ống nhựa PVC đường kính ống là D = 30mm.  Thông số thiết kế bể lắng sinh học: Bảng 3.20: Các thông số thiết kế bể lắng sinh học Các thông số tính toán Kí hiệu Giá trị Đơn vị Kích thước xây dụng bể a×a×H 2×2×3,5 m lắng Chiều cao ống trung tâm H 2 m Thời gian lưu nước 휃 1,12 Giờ trong bể lắng Chiều dài máng thu Lm 3,01 m nước Đường ống dẫn bùn Dth 18 m tuần hoàn Đường ống dẫn bùn dư Ddu 16 m Đường ống dẫn nước ra Dong 30 m nguồn tiếp nhân ` 87 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ❖ Chi phí về mô hình Chi phí đầu tư cho các loại hầm ủ biogas từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng/m3. Chi phí đầu tư ch mô hình + C = Ccompost + Cbiogas + Ccompost : chi phí đầu tư hệ thống phân compost (trung bình khoảng 20.000 đồng/kg sản phẩm) + Cbiogas: chi phí đầu tư hệ thống biogas (trung bình khoảng 1.700.000 đồng/m3). Nguồn thu từ mô hình: + T = Tbiogas + Tvườn + Tcompost + Tchuồng 3 + Tbiogas : nguồn thu từ khí sinh học (trung bình khoảng 3.000 đồng/m khí sinh học). 2 + Tvườn : nguồn thu từ vườn (thu nhập bình quân cho 150m chuối khi cây cho trái ổn định ) khoảng 8.000 đồng/kg. + Tcompost : nguồn thu từ phân compost (trung bình khoảng 2.000 đồng/kg). + Tchuồng : nguồn thu từ nuôi heo (trung bình khoảng 30.000 đồng/kg). Bảng 3.21: Tổng hợp chi phí đầu tư và nguồn thu của mô hình trong 1 năm STT Nội dung Đơn vị Giá trị I Chi phí đầu tư Đồng 416.217.000 1 Sản xuất phân compost Đồng 792.000 Đơn giá đầu tư 1 kg sản phẩm Đồng/kg 20.000 Khối lượng phân compost sinh ra kg 39,6 2 Hệ thống biogas Đồng 160.225.000 Đơn giá đầu tư 1m3 thể tích biogas Đồng/kg 1.700.000 Thể tích biogas kg 94,25 3 Bể Anoxic Đồng 45.900.000 Đơn giá 1m3 thể tích Anoxic Đồng/kg 1.700.000 Thể tích kg 27 4 Bể Aerotank Đồng 35.700.000 ` 88 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đơn giá 1m3 thể tích Aerotank Đồng/kg 1.700.000 Thể tích kg 21 5 Bể lắng Đồng 23.800.000 Đơn giá 1m3 thể tích bể lắng Đồng/kg 1.700.000 Thể tích kg 14 6 Máy khuấy trộn chìm Shinmaywa – Đồng 34.800.000 Japan 0,25 Kw Đơn giá 1 máy Đồng 17.400.000 Số lượng cái 2 7 Máy thổi khí Shinmaywa 2,5 Kw Đồng 36.000.000 Đơn giá 1 máy Đồng 18.000.000 Số lượng cái 2 8 Bơm bùn Shinmaywa 1Hp Đồng 16.000.000 Đơn giá 1 máy Đồng 8.000.000 Số lượng cái 2 9 Đường ống dẫn nước tuần hoàn D = Đồng 5.000.000 0,018m Đơn giá 1 bộ Đồng 5.000.000 Số lượng Bộ 1 10 Đường ống dẫn sang bể lắng sinh Đồng 7.000.000 học D = 0,032m Đơn giá 1 bộ Đồng 7.000.000 Số lượng Bộ 1 11 Máng thu nước Đồng 10.000.000 Đơn giá 1 bộ Đồng 10.000.000 Số lượng Bộ 1 12 Đường ống dẫn bùn tuần hoàn D = Đồng 5.000.000 0,018m Đơn giá 1 bộ Đồng 5.000.000 ` 89 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Số lượng Bộ 1 13 Bơm bùn Shinmaywa 2Hp Đồng 24.000.000 Đơn giá 1 máy Đồng 12.000.000 Số lượng cái 2 14 Đường ống dẫn bùn dư D = 0,016m Đồng 5.000.000 Đơn giá 1 bộ Đồng 5.000.000 Số lượng Bộ 1 15 Đường ống dẫn nước ra nguồn tiếp Đồng 7.000.000 nhận D = 0,03m Đơn giá 1 bộ Đồng 7.000.000 Số lượng Bộ 1 II Nguồn thu trong 1 năm Đồng 503.041.000 1 Vườn chuối Đồng 3.000.000 Đơn giá thu hoạch chuối Đồng/m2 20.000 Diện tích vườn m2 150 2 Sản xuất phân compost Đồng 14.454.000 Đơn giá đầu tư 1 kg sản phẩm Đồng/kg 20.000 Khối lượng phân compost sinh ra Kg/năm 722,7 3 Hệ thống biogas Đồng/năm 35.587.000 Đơn giá 1m3 khí Đồng/m3 3.000 Công suất sinh khí m3/ngày 32,5 4 Nuôi heo Đồng/năm 450.000.000 Đơn giá bán 1 kg sản phẩm Đồng/kg 30.000 Số lượng heo bán (60kg/con) con 250 Nhận xét: Chi phí đầu tư và nguồn thu từ mô hình như bảng 3.21. Đánh giá kinh tế cho thấy nếu đầu tư mô hình sinh thái xử lý chất thải theo cụm làng nghề trong tương lai được đề xuất thì chi phí đầu tư khoảng 416.217.000 triệu đồng, nhưng mới chỉ là chi phí đầu tư ban đầu, vẫn chưa tính đến chi phí vận hành, bảo ` 90 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP trì, bảo dưỡng, khấu hao thiết bị và chi phí mua heo và trong quá trình chăn nuôi..., Bên cạnh đó, mỗi năm thu được khoảng 503.041.000 triệu đồng từ compost, khí sinh học, vườn chuối, heo. Việc sử dụng các yếu tố sinh thái sẵn có (vườn) phục vụ cho quá trình xử lý chất thải là công nghệ thân thiện môi trường không làm phát sinh chất thải trong quá trình xử lý. NHÀ 1 XƯỞNG NHÀ 2 XƯỞNG NHÀ 3 XƯỞNG NHÀ 4 XƯỞNG NHÀ 5 XƯỞNG WC WC WC WC WC CHUỒNG 1 CHUỒNG 2 CHUỒNG 3 CHUỒNG 4 CHUỒNG 5 BIOGAS COMPOST VƯỜN HỆ THỐNG XỬ LÝ NGUỒN NƯỚC THẢI Hình 3.11: Mô hình xử lý chất thải theo cụm làng nghề sản xuất bún kết hợp với chăn nuôi heo ` 91 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3.6 Thảo luận Từ những khảo sát tình hình kinh tế, xã hội, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện trạng công tác QLMT tại huyện và thực trạng ô nhiễm MT ta thấy: Xác định được thực trạng ô nhiễm MT tại các CSSX huyện Hóc Môn: Đó là cơ sở quan trọng giúp ích cho việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. ❖ Đề xuất 7 giải pháp cải thiện MT tại các CSSX bún, gồm: + Giải pháp khắc phục + Giải pháp quản lý + Giải pháp quy hoạch + Giáo dục môi trường nâng cao nhận thức cộng đồng + Giải pháp về công nghệ + Giải pháp kỹ thuật + Áp dụng chế tài kinh tế: Người gây ô nhiễm phải trả tiền ❖ Đề xuất cụm mô hình làng nghề trong tương lai ` 92 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát 14 CSSX bún tại huyện Hóc Môn. Hình thức sản xuất chính ở huyện là theo quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, phân tán, thiếu mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư còn hạn chế cho các thiết bị, nhất là đối với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất còn khó thực hiện, không có đầu tư cho công nghệ xử lý nước thải và bã thải nên toàn bộ lượng nước thải sản xuất, sinh hoạt được đổ chung vào ao hồ, kênh mương sau nhà. - Về hiện trạng MT: Vấn đề MT hiện nay tại huyện Hóc Môn hầu như đã bị ô nhiễm, lượng nước thải và chất thải rắn quá nhiều, không được xử lý kịp thời đã ảnh hưởng đến mạch nước ngầm cũng như là cảnh quan MT của huyện. + Nước thải được lấy từ hố ga cuối cùng của các CSSX bún. Qua kết quả phân tích mẫu nước thải cho thấy hàm lượng chất hữu cơ COD cao gấp 4,9 – 6,3 lần, BOD cao gấp 8,5 – 9,5 lần, nồng độ SS trong nước thải gấp 1,8 – 3,2 lần so với tiêu chuẩn quy định theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B). + Không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do mùi hôi của nước thải, rác thải phân hủy. Theo kết quả đo đạc, phân tích nồng độ khí thải lò hơi tại các CSSX bún, cho thấy nồng độ bụi và CO của cả hai mẫu đều vượt 2 – 3 lần so với QCVN 19:2009/BTNMT (cột B). + Lượng rác thải tại các CSSX bún thải ra MT bên ngoài trung bình có khoảng 539,22 kg rác thải/ngày đêm, chủ yếu là lượng xỉ than, do quá trình sản xuất sinh ra. Lượng rác được thu gom khoảng 80% lượng rác phát sinh, phần còn lại được người dân chôn lắp vào đất của gia đình, đưa ra lòng lề đường, các kênh mương, sông, các bãi đất trống gây ô nhiễm MT. - Đề đảm bảo cho sự phát triển lâu dài tại các CSSX bún, đề tài đã đề xuất 7 giải pháp quản lý MT cần thiết phải thực hiện như hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ MT, quy hoạch, xây dụng các khu, cụm sản xuất tập trung, các giải pháp về quản lý, giáo dục và tổ chức bộ phận chuyên trách quản lý môi trường, giải pháp về áp dụng chế tài kinh tế, người gây ô nhiễm phải trả tiền. Các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật như xử lý chất thải rắn, bằng cách tận dụng bã ` 93 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP thải làm thức ăn cho gia súc, làm phân bón cho cây, xử lý nước thải nên nạo vét bùn trong mương, ao để giảm hàm lượng các chất ô nhiễm. Áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn tại các các CSSX bún. 2. KIẾN NGHỊ Bên cạnh những lợi ích kinh tế các CSSX bún mang lại, MT hiện nay có mức ô nhiễm đáng báo động. Để góp phần ngăn chặn kịp thời và khắc phục ô nhiễm MT tại huyện Hóc Môn, đề tài xin đưa ra một số kiến nghị sau: − Đối với chính quyền địa phương: Để phát triển nghề sản xuất bún bền vững, các cơ quan chức năng cần có quy hoạch thành một làng nghề làm bún tại huyện để các CSSX sớm tập trung đầu tư nhà xưởng, hệ thống xử lý nước thải và thoát nước, nhằm bảo đảm cho MT trong lành. + Ngay tại địa phương, các cơ quan ban ngành cần có những người nhiệt huyết hơn, trách nhiệm hơn đối với công tác BVMT thông qua các chương trình hoạt động cụ thể, thường xuyên. Bởi hơn ai hết, họ hiểu tường tận các hoạt động diễn ra hàng ngày tại huyện và những khó khăn còn vướng mắc. Hoạt động muốn có hiệu quả thì phải tiến hành đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp. + Xây dựng chương trình hành động cụ thể, phổ biến và hỗ trợ cho các CSSX bún xây dựng hệ thống xử lý nước thải, sử dụng các hóa chất ngăn chặn mùi hôi và chất thải xuống ao, hồ. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm và tái phạm gây ô nhiễm MT. − Đối với các CSSX bún: Sớm loại bỏ những công nghệ lạc hậu, cũ kỹ gây ô nhiễm MT. Áp dụng các biện pháp kiểm soát tiếng ồn, bụi, nhiệt, khí thải, nước thải và các biện pháp xử lý tại chỗ theo quy định; thực hiện thu gom, phân loại, tập kết đúng nơi quy định CTR. + Trang bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động cho những người tham gia sản xuất cũng như thay đổi thiết bị sản xuất thân thiện hơn với MT để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh vừa tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu giúp nâng cao hiệu suất sản phẩm, tiết kiệm năng lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. ` 94 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP + Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng dự án xử lý nước thải tại các CSSX, tạo điều kiện thuận lợi để dự án nhanh chóng được đưa vào triển khai, nhất là vấn đề về hỗ trợ một phần vốn. − Đối với người dân địa phương: Theo dõi những ảnh hưởng bất lợi về MT của các CSSX bún đến MT sống của mình để cung cấp những thông tin xác thực nhất cho các cơ quan BVMT để họ có những biện pháp xử lý kịp thời. Do hạn chế về thời gian làm đồ án, nên việc tính toán cụm mô hình làng nghề trong tương lai vẫn còn nhiều thiếu sót, nên cần phải có các đề tài nghiên cứu chuyên sâu hơn để làm rõ hơn về đề xuất cụm mô hình làng nghề sản xuất kết hợp với chăn nuôi. ` 95 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ tài nguyên môi trường (2008), Báo cáo môi trường làng nghề quốc gia năm 2008 – môi trường làng nghề Việt Nam. [2] Bộ Tài nguyên và môi trường (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. [3] Bộ Tài nguyên và môi trường (2013). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. [4] Đặng Kim Chi (2005). Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”. [5] Đặng Kim Chi (2005). Tài liệu hướng dẫn áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật. [6] Đặng Kim Chi (2014). Làng nghề Việt Nam và môi trường – tập 3, NXB Khoa học và kỹ thuật. [7] Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân và Trần Lệ Minh (2005). Làng nghề Việt Nam và Môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. [8] Lê Văn Thăng, giáo trình khoa học môi trường đại cương. [9] Nguyễn Đức Hiếu (2005). “Hiện trạng và giải pháp cải thiện môi trường làng nghề làm bún Khắc Niệm, Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. [10] Nguyễn Thu Hiền (2016). “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề nẩu Rượu Đại Lâm, Xã Tam Đa, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. [11] Nguyễn Văn Hưng (2016). “Đánh giá môi trường nghề nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm, Bắc Ninh”. Luận văn thạc sỹ, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. [12] Nguyễn Văn Thành (2001 – 2004). Đề tài:“ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và các giải pháp nhầm cải thiện chất ` 96 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP lượng môi trường của các làng nghề ở Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại Học Bách Khoa Hà Nội. [13] Phạm Thị Mỹ Ngọc (2017), “Nghiên cứu hiện trạng xã thải và biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động làng nghề sản xuất bột kết hợp chăn nuôi heo tại xã Tân Phú Đông Thành Phố Sa Đéc phương án 2”: xử lý theo cụm, Đại Học Công Nghệ Tp.HCM. [14] Trần Minh Yến – làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa – NXB khoa học và xã hội, 2004. [15] UBND huyện Hóc Môn (2015), Kế hoạch số 1606/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam trên địa bàn huyện Hóc Môn đến năm 2020. ` 97 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN TẠI HUYỆN HÓC MÔN Kính thưa các Anh/Chị! Phiếu khảo sát này được thực hiện với mục đích là thu thập thông tin ban đầu cho việc đánh giá hiện trạng sản xuất và xử lý môi trường tại các cơ sở sản xuất bún. Nhằm có giải pháp và chính sách phù hợp. Thông tin của anh/chi là sơ sở hữu ích cho dự án. Kính mong Anh/Chị cung cấp thông tin chính xác để thực hiện dự án. Xin chân thành cảm ơn! Ngày khảo sát : /./2018 PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG 1.1 Họ và tên: Tuổi .. 1.2 Giới tính? 1. Nam 2. Nữ 1.3 Địa chỉ: .., huyện Hóc Môn. 1.4 Trình độ văn hoá: lớp 1.5 Vị trí trong gia đình? 1. Chủ hộ 2. Không chủ hộ 1.6 Kinh nghiệm sản xuất bún (năm):.. 1.7 Tổng số thành viên trong gia đình.. 1.8 Số lao động sản xuất bún (người)? 1.9 Nam (người)Nữ (người). 1.10 Số lao động thuê: (nguời) 1.11 Thu nhập bình quân hàng tháng: /1 tháng PHẦN 2: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Câu1:Anh/Chị cho biết trong quá trình sản xuất bún? • Gạo (kg):/ngày • Khối lượng bún thành phẩm/ 1 ngày :.. • Lượng điện sử dụng (kwh/tháng): • Lượng than sử dụng (kg/ngày):.. • Lượng nước sử dụng (m3/tháng):...................................................... ` 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Câu 2: Nước dùng cho sinh hoạt từ đâu? 1. Nước giếng 2. Ao, hồ, sông 3. Nước máy 4. Khác Câu 3: Nước dùng cho sản xuất từ đâu? 1. Nước giếng 2. Ao, hồ, sông 3. Nước máy 4. Khác (ghi rõ) ; Nước .. Câu 4: Theo Anh/Chị chất lượng nguồn nước giếng trong thôn/xã hiện nay so với thời gia trước như thế nào? 1. Xấu hơn 2. Không đổi 3. Không biết Câu 5: Nước thải trong quá trình sản xuất có được xử lý trước khi thải ra môi trường không? 1. Có xử lý 2. Không xử lý Sơ đồ Công nghệ xử lý nước thải cụ thể: Câu 6:Chất thải chưa qua xử lý được thải đi đâu? 1. Chảy tràn, ngấm vào lòng đất 2. Thu gom đưa vào hệ thống xử lý 3. Trực tiếp chảy ra ao hồ, kênh mương sau nhà 4. Khác Câu7: Anh/Chị có tận dụng bột thu gom để chăn nuôi heo không? 1. Có 2. Không Lượng bột sử dụng cho chăn nuôi heo:kg/ngày. PHẦN 3: TÌNH HÌNH VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHOẺ Câu 8: Môi trường sản xuất bún có ảnh hưởng đến sức khoẻ của Anh/Chị không? 1. Có 2. Không ` 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Câu 9: Một số bệnh thường gặp trong gia đình Anh/Chị? 1. Viêm da 2. Đau đầu, chóng mặt 3. Viêm mũi 4. Bệnh khác Câu 10: Anh/Chị cho biết hoạt động sản xuất bún có ảnh hưởng đến môi trường không? 1. Không ảnh hưởng 2. Có ảnh hưởng Câu 11: Gia đình có thường xuyên ngửi thấy mùi hôi khó chịu không? 1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Không Câu 12: Mức độ khó chịu đối với mùi hôi của chất thải bún gây ra? 1. Bình thường 2. Khó chịu 3. Rất khó chịu 4. Không quan tâm Câu 13: Để quản lý nước thải Anh/Chị mong có muốn các cơ sở sản xuất bún tập trung lại thành một cụm và có hệ thống xử lý nước thải tập trung không? 1. Có 2. Không Câu 14: Để quản lý nước thải Anh/Chị mong có muốn tại các cơ sở sản xuất bún đều có hệ thống xử lý nước thải không? 1. Có 2. Không Câu 15: Chính quyền địa phương có thường xuyên quan tâm đến các vấn đề môi trường của làng nghề không? 1. Có 2. Không Câu 16: Anh/Chị có kiến nghị gì với chính quyền địa phương và cán bộ quản lý môi trường không? ................................................................................................................... ................................................................................................................... Chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của Anh/Chị và gia đình. *************** ` 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHIẾU KHẢO SÁT NGƯỜI DÂN SỐNG GẦN CƠ SỞ LÀM BÚN TẠI HUYỆN HÓC MÔN Kính thưa các Anh/Chị! Phiếu khảo sát này được thực hiện với mục đích là thu thập thông tin ban đầu nhầm đánh giá ảnh hưởng của các cơ sớ sản xuất bún đến môi trường và sức khỏe người dân xung quanh. Thông tin của Anh/Chị sẽ rất hữu dụng cho quá trình thực hiện dự án. Rất mong Anh/Chị hỗ trợ cung cấp thông tin. Xin chân thành cảm ơn! Ngày khảo sát: /./2018 PHẦN 1. NHỮNG THÔNG TIN CHUNG 1.1 Họ và tên: Tuổi 1.2 Giới tính? Nam 2. Nữ 1.3 Địa chỉ: ., huyện Hóc Môn 1.4 Trình độ văn hoá: lớp 1.5 Vị trí trong gia đình? 1. Chủ hộ 2. Không chủ hộ 1.6 Nghề nghiệp chính 1.7 Số thành viên trong gia đình:. người. 1.8 Lao động chính: người. 1.9 Thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình:. PHẦN 2: MỘT SỐ Ý KIẾN KHẢO SÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI SẢN XUẤT BÚN TỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN Câu 1: Nước dùng cho sinh hoạt từ đâu? 1. Nước giếng 2. Ao, hồ, sông 3. Nước máy 4. Khác Câu 2: Môi trường sản xuất bún có ảnh hưởng đến sức khoẻ của Anh/Chị không? 1. Có 2. Không Câu 3: Anh/Chị nghĩ gì về vấn đề xả chất thải làm bún ra nơi công cộng? 1. Bình thường, không ảnh hưởng gì 2. Nguy hiểm, bốc mùi gây ô nhiễm và bệnh tật 3. Không quan tâm Câu 4: Gia đình Anh/Chị có thường xuyên ngửi thấy mùi khó chịu không? ` 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Rất thường xuyên 2. Thường xuyên 3. Thỉnh thoảng Câu 5: Mức ảnh hưởng của mùi hôi đến gia đình Anh/Chị như thế nào? 1. Rất khó chịu 2. Khó chịu 3. Bình thường Câu 6: Việc vận hành máy móc sản xuất bún có gây ảnh hưởng tiếng ồn đến Anh/Chị không? 1. Có 2. Không Câu 7: Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? 1. Nghiêm trọng 2. Bình thường 3. Ít ảnh hưởng Câu 8: Gia đình Anh/Chị thường mắc bệnh gì do ô nhiễm làng nghề bún? 1. Viêm da 2. Viêm mũi 3. Đau đầu, chóng mặt 4. Bệnh khác Câu 9: Giữa các hộ dân xung quanh với những hộ làm bún có xảy ra mâu thuẫn do ô nhiễm không? 1. Không 2. Có Nguyên nhân:. Câu 10: Theo Anh/Chị được biết thì chính quyền địa phương đã có giải pháp nào để khắc phục tình trạng ô nhiễm không? 1. Không 2. Có Câu 11: Anh/Chị có kiến nghị nào đối với chính quyền địa phương về tình trạng ô nhiễm không? 1. Không 2. Có Câu 12: Để hạn chế tình trạng ô nhiễm trên, Anh/Chị có ý kiến gì? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... Chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ nhiệt tình của Anh/Chị và gia đình. *************** ` 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP PHỤ LỤC 2  Một số hình ảnh minh họa: Hình 1: Nước thải làm bún ra kênh, mương sau nhà ` 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 2: Nước tồn động trong quá trình sản xuất ` 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 3: Thiết bị cũ không có dụng cụ che chắn ` 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 4: Quá trình lấy mẫu khí và nước thải ` 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_danh_gia_anh_huong_cua_cac_co_so_san_xuat_bun_den_moi.pdf
Tài liệu liên quan