Đồ án Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Gò dầu, tỉnh Tây Ninh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO VÙNG NÔNG THÔN HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH Ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Võ Lê Phú Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thi Đăng MSSV: 1151080055 Lớp: 11DMT01 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan:

pdf150 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Đồ án Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Gò dầu, tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp này là đề tài do tôi thực hiện trên cơ sở thực tiễn và nghiên cứu lý thuyết dưới sự hướng dẫn của Thầy PGS.TS. Võ Lê Phú. Mọi tham khảo trong trong Luận Văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, thời gian, địa điểm công bố. Nếu có bất kỳ sự sao chép không hợp lệ nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng. TP.HCM, ngày.tháng 08 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thi Đăng LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành ngoài nhờ sự cố gắng, nỗ lực của bản thân còn có sự động viên, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô Khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trường – trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức chuyên môn quý giá cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Võ Lê Phú, là giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình góp ý, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi để tôi hoàn thành tốt bài Đồ án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây Ninh đã cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài của tôi. Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn bè đã hỗ trợ trong quá trình đi khảo sát để tôi hoàn thành tốt bài Đồ án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể thầy cô cùng Ban lãnh đạo cũng như các chuyên viên tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Gò Dầu ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Cảm ơn ba mẹ và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện Đồ án tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Thi Đăng Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC ....................................................................................................................... i CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... vii CHƯƠNG: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 2 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3 3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 4.1. Phương pháp luận ..................................................................................................... 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4 4.2.1. Phương pháp quan sát trực tiếp ........................................................................ 4 4.2.2. Phương pháp kế thừa số liệu ............................................................................. 4 4.2.3. Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia ............................................... 4 4.2.4. Phương pháp đánh giá tổng hợp ....................................................................... 4 4.2.5. Phương pháp dùng phiếu Khảo sát ................................................................... 5 5. Phạm vi đề tài .............................................................................................................. 5 6. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................................ 6 7. Bố cục Đồ án ............................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 1.1.Khái niệm nông thôn, môi trường nông thôn ............................................................ 8 1.1.1.Khái niệm môi trường ....................................................................................... 8 1.1.2.Khái niệm nông thôn ........................................................................................ 8 1.1.3.Khái niệm môi trường nông thôn ..................................................................... 8 i Đồ án tốt nghiệp 1.2. Hệ sinh thái môi trường nông thôn ......................................................................... 9 1.2.1.Phân loại nông thôn .......................................................................................... 9 1.2.2. Cấu trúc sinh thái môi trường nông thôn ....................................................... 11 1.3. Hoạt đông môi trường nông thôn ........................................................................... 14 1.4. Vệ sinh môi trường nông thôn .............................................................................. 16 1.4.1. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật .................................................................... 16 1.4.2. Vấn đề rác thải sinh hoạt nông thôn .............................................................. 18 1.4.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi ............................................................... 20 1.4.4. Ô nhiễm làng nghề ......................................................................................... 21 1.4.5. Hiện trạng môi trường nước .......................................................................... 22 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH 2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên ............................................................................ 25 2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 25 2.1.2. Địa hình thổ nhưỡng ...................................................................................... 26 2.1.3. Khí hậu và địa chất, thủy văn ........................................................................ 27 2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................... 29 2.2.Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................... 31 2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế .......................................................................... 31 2.2.2. Gia tăng dân số .............................................................................................. 33 2.2.3. Hiện trạng sơ sở hạ tầng ................................................................................ 34 2.2.4. Phát triển công - nông nghiệp ........................................................................ 37 2.2.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội ................................................................... 39 2.2.6.Những vấn đề môi trường cần quan tâm ........................................................ 39 2.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội .................................................................... 41 2.4 Cấu trúc môi trường nông thôn huyện Gò Dầu ...................................................... 41 ii Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VỆ SINH NÔNG THÔN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH 3.1. Vệ sinh môi trường nông thôn ............................................................................... 44 3.1.1. Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi ................................................................... 44 3.1.2. Ô nhiễm môi trường do nhà tiêu không hợp vệ sinh ..................................... 46 3.1.3. Tình hình vệ sinh môi trường tại các chợ ...................................................... 47 3.1.4. Tình hình vệ sinh môi trường tại trường học ................................................. 48 3.1.5. Ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón, thuốc BVTV ............................. 49 3.2 Hiện trạng môi trường nông thôn huyện Gò Dầu ................................................... 50 3.2.1. Hiện trạng tài nguyên nước ............................................................................ 50 3.2.2. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn ............................................... 63 3.2.3. Hiện trạng môi trường đất .............................................................................. 66 3.2.4. Hiện trạng chất thải rắn .................................................................................. 69 3.2.5. Các giải pháp môi trường đã thực hiện tại địa phương ................................. 72 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VỆ SINH NÔNG THÔN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH 4.1. Tình hình sử dụng nước của người dân huyện Gò Dầu ........................................ 82 4.2. Tình hình nhà tiêu hợp vệ sinh .............................................................................. 83 4.3. Tình hình xử lý chất thải ........................................................................................ 85 4.3.1. Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt .................................................................. 85 4.3.2. Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt ............................................................... 86 4.3.3. Tình hình xử lý chất thải vật nuôi .................................................................. 87 4.4. Ô nhiễm môi trường do hoạt động canh tác .......................................................... 88 4.5. Tình hình sử dụng thuốc BVTV ............................................................................ 89 4.6. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến tình trạng sức khỏe .............................. 92 4.6.1. Ảnh hưởng đến con người ............................................................................. 93 iii Đồ án tốt nghiệp 4.6.2. Ảnh hưởng đến vật nuôi ................................................................................ 94 4.7. Đánh giá nhận thức cộng đồng ............................................................................... 94 CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG CHO VÙNG NÔNG THÔN HUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH 5.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm và giải pháp ................................................................. 98 5.2. Giải pháp quản lý ................................................................................................. 100 5.2.1. Giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức cộng đồng ................................. 100 5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quản lý đối với việc sử dụng thuốc BVTV ........... 102 5.2.3. Các giải pháp về tình hình sử dụng nước .................................................... 103 5.3. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................ 104 5.3.1. Xử lý chất thải rắn ....................................................................................... 104 5.3.2. Đề xuất mô hình Biogas cho hộ gia đình .................................................... 106 5.3.3. Cải tạo nhà vệ sinh ....................................................................................... 111 5.3.4. Đề xuất mô hình VAC, VACR để xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi . 115 5.3.5. Đề xuất mô hình sản xuất phân hữu cơ đơn giản cho hộ gia đình nông dân 117 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận .................................................................................................................. 120 2. Kiến nghị ................................................................................................................. 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 122 PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC A ................................................................................................................... 1 PHỤ LỤC B ................................................................................................................... 7 PHỤ LỤC C ................................................................................................................. 11 iv Đồ án tốt nghiệp CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV Bảo Vệ Thực Vật BCL Bãi Chôn Lấp BYT Bộ Y Tế BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa COD Nhu cầu oxy hóa học CCN Cụm Công Nghiệp CTR Chất Thải Rắn CTRSH Chất Thải Rắn Sinh Hoạt C/N Tỉ Lệ Cacbon/Nito ĐKTN Điều Kiện Tự Nhiên HTX Hợp Tác Xã HVS Hợp Vệ Sinh QCVN Quy Chuẩn Việt Nam QLNN Quản lý Nhà Nước KPH Không phát hiện KCN Khu Công Nghiệp KHKT Khoa Học Kỹ Thuật MPM Most Probable Number NXB Nhà Xuất Bản NN&PTNT Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn NQ Nghị Quyết v Đồ án tốt nghiệp UNICEF Qũy Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UBND Uỷ Ban Nhân Dân STT Số Thứ Tự TSS Tổng Chất Rắn Lơ Lửng TDS Tổng chất rắn hòa tan trong nước TN & MT Tài Nguyên và Môi Trường TNHH MTV Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên VAC Vườn Ao Chuồng vi Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Sự thay đổi môi trường nông thôn xưa và nay ............................................ 15 Bảng 2.1. Đặc điểm khí tượng thủy văn tại huyện Gò Dầu.......................................... 27 Bảng 2.2. Hiện trạng diện tích đất huyện Gò Dầu ....................................................... 30 Bảng 2.3. So sánh diện tích đất năm 2006 và 2010 trên địa bàn huyện Gò Dầu ........ 30 Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2008-2013 tại huyện Gò Dầu ....................... 31 Bảng 2.5. Dân số huyện Gò Dầu từ năm 2009 - 2013 ................................................. 33 Bảng 2.6. Diện tích và mật độ dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu 2014 33 Bảng 3.1. Tổng số gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện .............................................. 44 Bảng 3.2. Tình hình nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Gò Dầu ....................... 46 Bảng 3.3. Kết quả phân tích mẫu nước thải năm 2014 ............................................... 61 Bảng 3.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất ............................................ 68 Bảng 3.5. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2014 ....................................................................................................................................... 70 Bảng 5.1. Vật liệu cần để xây dựng hầm Biogas cải tiến .......................................... 110 vii Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Vị trí của huyện Gò Dầu .............................................................................. 25 Hình 3.1. Lượng rác trung bình tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu ...... 48 Hình 3.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt tại huyện Gò Dầu năm 2014 ...................... 52 Hình 3.3. Giá trị TSS tại các vị trí quan trắc năm 2014 .............................................. 53 Hình 3.4. Giá trị DO tại các vị trí quan trắc năm 2014 .............................................. 53 Hình 3.5. Giá trị BOD5 tại các vị trí quan trắc năm 2014 .......................................... 54 Hình 3.6. Giá trị COD tại các vị trí quan trắc năm 2014 ............................................ 55 + Hình 3.7. Giá trị N-NH4 tại các vị trí quan trắc năm 2014 ....................................... 56 3- Hình 3.8. Giá trị P-PO4 tại các vị trí quan trắc năm 2014 ......................................... 56 Hình 3.9. Giá trị sắt tại các vị trí quan trắc năm 2014. ................................................... 57 Hình 3.10. Nồng độ Coliform tại các vị trí quan trắc năm 2014. ............................... 58 Hình 3.11. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước dưới đất năm 2014. ......................................... 59 + Hình 3.12. Giá trị N-NH4 tại các vị trí quan trắc nước dưới đất năm 2014 .............. 60 Hình 3.13. Hệ thống ao sinh học và ruộng lúa xử lý nước thải chăn nuôi tại trang trại hộ Nguyễn Thành Thọ ............................................................................. 62 Hình 3.14. Phương pháp xử lý nước thải tại trang trại Nguyễn Hữu Thuấn .............. 63 Hình 3.15. Giá trị tiếng ồn tại các điểm quan trắc không khí năm 2014 ................... 64 Hình 3.16. Hàm lượng bụi tại các điểm quan trắc năm 2014 ..................................... 65 Hình 3.17. Sơ đồ vị trí lấy mẫu chất lượng môi trường đất năm 2014 ...................... 67 Hình 4.1. Tình hình sử dụng nguồn nước .................................................................... 82 Hình 4.2. Dụng cụ trữ nước hộ gia đình ...................................................................... 82 Hình 4.3. Dụng cụ lưu trữ nước hộ gia đình ............................................................... 83 Hình 4.4. Giếng khoan bị nhiễm phèn ......................................................................... 83 Hình 4.5. Tình hình sử dụng nhà tiêu HVS của hộ gia đình ....................................... 84 Hình 4.6. Nhà tiêu không HVS của hộ gia đình .......................................................... 84 Hình 4.7. Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt của người dân ...................................... 85 viii Đồ án tốt nghiệp Hình 4.8. Rác thải ở bờ ao ........................................................................................... 85 Hình 4.9. Hình thức xử lý nước thải ............................................................................ 86 Hình 4.10. Ao thu nước thải sinh hoạt hộ gia đinh ..................................................... 86 Hình 4.11: Nước thải sinh hoạt được thải chung với nước thải vật nuôi hộ gia đình ông Võ Quang Huy ấp Phước Tây, xã Phước Thạnh ................................................... 87 Hình 4.12. Hình thức xử lý chất thải .......................................................................... 88 Hình 4.13. Hố thu chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý ................................................ 88 Hình 4.14. Đốt cỏ và rơm khô tại hộ gia đình anh Lâm Quốc Thắng ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh ................................................................................................................... 89 Hình 4.15. Tình hình mua thuốc BVTV của người dân tại địa phương ...................... 90 Hình 4.16. Tình trạng sử dụng đồ bảo hộ .................................................................... 91 Hình 4.17. Tình trạng xử lý bao bì, chai lọ của người dân .......................................... 91 Hình 4.18. Bao bì chai lọ được vứt ở mương, kênh rạch trên địa bàn ấp Chánh, xã Hiệp Thạnh ................................................................................................................... 92 Hình 4.19. Số trường hợp mắc bệnh của người dân .................................................... 93 Hình 4.20. Những con gà được thả rong và phân gà được thải tự nhiên ra đất .......... 94 Hình 4.21. Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn ............................................. 95 Hình 5.1. Sơ đồ xử lý nước ngầm có chất lượng nước nguồn loại C theo tiêu chuẩn TCXD 223: 1999. (Trịnh Xuân Lai, 2004) ................................................................. 104 Hình 5.2. Mô hình thu gom, phân loại, xử lý rác thải ở hộ có đội thu gom rác ........ 105 Hình 5.3. Mô hình thu gom, phân loại, xử lý của hộ dân tự xử lý rác ...................... 106 Hình 5.4. Sơ đồ hoạt động hầm Biogas cải tiến. (Hồ Trọng Nghĩa, 2013) ................ 109 Hình 5.5. Nhà tiêu tự hoại 2 ngăn ............................................................................. 111 Hình 5.6. Mô hình nhà tiêu thấm dội nước vùng nông thôn .................................... 113 Hình 5.7. Hệ thống xử lý kết hợp sử dụng nước thải quy mô nhỏ (Hệ sinh thái VAC)116 Hình 5.8. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh vật kết hợp nuôi cá ...................... 117 ix Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG MỞ ĐẦU Chƣơng này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm các phần sau: 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Nội dung nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Phạm vi đề tài 6. Ý nghĩa khoa học 7. Bố cục Đồ án 1 Đồ án tốt nghiệp 1. Lý do chọn đề tài Tây Ninh được xem là một trong những tỉnh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là tỉnh đầu mối và là cửa ngõ giao thông về đường bộ quan trọng vào Campuchia và các nước Asean; có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng của quốc gia; là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ - thương mại - du lịch của các nước tiểu vùng sông Mê Kông vì có vị trí địa lý nằm trong trục không gian phát triển chính của vùng trục dọc có tuyến cao tốc đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 - tuyến N2) đi qua, trục ngang có tuyến đường Xuyên Á (Thành phố Hồ Chí Minh – cửa khẩu Mộc Bài) và Quốc lộ 22 B (Gò Dầu - cửa khẩu Xa Mát). Huyện Gò Dầu nằm phía Nam tỉnh Tây Ninh với 8 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích là 25.998,51 ha, chiếm 6,42 % diện tích toàn tỉnh Tây Ninh. Huyện Gò Dầu có đường Xuyên Á và Quốc lộ 22B đi ngang qua, vì vậy huyện Gò Dầu được xem là cửa ngõ quốc tế nối liền giữa Việt Nam - Campuchia và là trung tâm vùng phía Nam tỉnh Tây Ninh. Với vị trí chiến lược nêu trên, huyện Gò Dầu có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội quy mô địa phương và vùng. Song song với phát triển kinh tế thì vùng đất này vẫn mang dáng vấp của một nền nông nghiệp từ bao đời nay và hiện tại nó vẫn còn tồn tại và phát triển tích cực, với diện tích đất nông nghiệp là 21.469,25 ha, chiếm 82,68% diện tích đất toàn huyện. Do đó việc cải tạo đất đai thay đổi trong phương pháp thâm canh nông nghiệp, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hay các hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm đã tác động đến sự bình yên trong lành vốn có của vùng nông thôn và nếu tình trạng còn tiếp tục diễn ra thì hậu quả mà con người phải gánh chịu là không lường trước được. Nhằm góp phần cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường cho người dân nông thôn thì việc đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của người dân huyện Gò Dầu 2 Đồ án tốt nghiệp tỉnh Tây Ninh là đều rất cần thiết phục vụ cho việc phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Vì thế tôi chọn đề tài: “Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” 2. Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá hiện trạng điều kiện vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.  Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn huyện Gò Dầu nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường xung quanh khu vực đang sống. 3. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây sẽ được thực hiện:  Tổng quan về môi trường và vệ sinh môi trường nông thôn.  Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh.  Khảo sát thực tế các vấn đề liên quan đến chất lượng môi trường khu vực người dân sinh sống như vấn đề sử dụng thuốc BVTV, vấn đề vệ sinh môi trường: chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ sinh  Đánh giá hiện trạng môi trường vùng nông thôn huyện Gò Dầu.  Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc vá cách thức hoạt động khoa học nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Điều 3 Đồ án tốt nghiệp này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết. Nghiên cứu đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh là nghiên cứu về hiện trạng môi trường và các hoạt động sinh hoạt của hộ gia đình ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh. Trên cơ sở đó xác định những giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu và kiểm soát ô nhiễm môi trường do hoạt động của người dân gây ra. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp quan sát trực tiếp Đây là phương pháp khảo sát thực địa, trong quá trình khảo sát có thể ghi chép, chụp ảnh một cách cụ thể giúp nắm bắt nhiều thông tin khách quan từ thực tế. 4.2.2. Phương pháp tổng quan và kế thừa số liệu Phương pháp này nhằm tổng quan và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các công trình trước đây về hiện trạng môi trường, chất lượng môi trường nước, không khí, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Các thông tin, tài liệu và số liệu kế thừa bao gồm:  “Báo cáo quan trắc môi trường trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2014”  “Báo cáo điều tra hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2014” 4.2.3. Phương pháp tham khảo ý kiến của chuyên gia  Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn về nội dung của đề tài.  Tham khảo ý kiến của cán bộ môi trường địa phương trong quá trình tiếp xúc thực tế, lấy thông tin, số liệu cho đề tài. 4.2.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu Thống kê, tổng hợp số liệu thu thập và phân tích. Xử lý các số liệu và đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên địa bàn. 4 Đồ án tốt nghiệp 4.2.5. Phương pháp khảo sát, điều tra Mục đích: Dùng phiếu khảo sát để lấy thông tin trực tiếp từ người dân. Thông qua việc khảo sát để thấy được cái nhìn tổng quan về điều kiện vệ sinh môi trường tại huyện. Biết được các phương pháp xử lý chất thải của người dân cũng như kiến thức về môi trường và ý thức bảo vệ môi trường xung quanh, rút ra được kết luận sơ bộ về các vấn đề trên làm cơ sở so sánh với kết quả quan trắc môi trường của Huyện từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện tình trạng môi trường tại đây. Nội dung phiếu khảo sát: - Thông tin về hoạt động sản xuất và sinh hoạt - Thông tin về tình hình sức khỏe - Thông tin về tình hình nước sạch - Tình hình nhà tiêu hợp vệ sinh - Thông tin về xử lý chất thải - Tình hình sử dụng thuốc BVTV - Đánh giá nhận thức cộng đồng Đối tượng là người dân thuộc 4 xã: Hiệp Thạnh, Phước Thạnh, Thạnh Đức, Phước Đông và 1 thị trấn. Phân bố khảo sát: Tống số phiếu 100, mỗi xã 20 phiếu. Khảo sát phần lớn hộ gia đình làm nông hoặc chăn nuôi để đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác. 5. Phạm vi đề tài Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn như chuồng trại, nhà vệ sinh, xử lý chất thải, nước thải, vấn đề sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. 5 Đồ án tốt nghiệp 6. Ý nghĩa khoa học Đề tài được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về hiện trạng vệ sinh môi trường vùng nông thôn huyện Gò Dầu và đánh giá kịp thời hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn nơi đây. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của người dân. 7. Bố cục Đồ án Luận văn bao gồm bốn (05) chương và được bố cục như sau: Đặt vấn đề (tính cấp thiết của đề tài), mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu giới hạn và phạm vi của đề tài sẽ được trình bày trong Chương Mở Đầu. Chương 1 sẽ trình bày khái quát về môi trường, môi trường nông thôn và các vấn đề về vệ sinh môi trường nông thôn. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Gò Dầu sẽ được tổng quan trong Chương 2. Chương 3, Chương 4 sẽ phân tích và đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường nông thôn, ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Gò Dầu. Các biện pháp quản lý nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gò Dầu sẽ được đề xuất trong Chương 5. Một số kết luận và kiến nghị sẽ được trình bày trong phần cuối của Luận văn. 6 Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN Chƣơng 1 sẽ trình bày khái quát về môi trƣờng nông thôn và các hoạt động vệ sinh môi trƣờng nông thôn 1. Khái niệm nông thôn, môi trường nông thôn 2. Hệ sinh thái môi trường nông thôn 3. Hoạt động môi trường nông thôn 4. Vệ sinh môi trường nông thôn 7 Đồ án tốt nghiệp 1.1. Khái niệm nông thôn, môi trƣờng nông thôn 1.1.1. Khái niệm môi trường Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam thì môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao gồm con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát truển của con người và thiên nhiên”. 1.1.2. Khái niệm nông thôn Nông thôn – theo từ điển tiếng Việt – là khu vực dân cư sống tập trung, hoạt động chủ yếu để sinh sống bằng nghề nông, bằng sản xuất nông nghiệp, họ sống thành những cụm quần cư nông thôn, xây dựng nhà ở và công trình công cộng như đường làng, chợ làng, đê làng, ao làng, lũy tre làng, đình làng,tạo ra quang cảnh môi trường nông thôn. Trên thế giới bất kỳ nước nào cũng đều có vùng nông thôn hoặc từ nông thôn đô thị hóa. Tùy theo điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, lối sống của mỗi nước, mỗi vùng đã tạo nên cảnh quan môi trường nông thôn những nét đặc thù riêng và cũng tùy theo trình độ phát triển của mỗi nước, mỗi vùng mà sinh thái môi trường nông thôn, bộ mặt nông thôn có sự phát triển khác nhau về hình thức lẫn nội dung. 1.1.3. Khái niệm môi trường nông thôn Môi trường nông thôn có thể được hiểu là: “Một thành phần của môi trường tự nhiên, trong đó được cấu thành bởi những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng (nhà ...àu nâu hồng – nâu vàng, trạng thái dẻo cứng, xuất hiện ở hố khoan từ độ sâu 5,3-7,5m. Bề dày lớp 4 từ 1,3-1,7m.  Lớp 5: Cát pha màu nâu, nâu –xám trắng, xuất hiện ở hố khoan từ độ sâu 7,0- 15m.  Lớp 6: Cát hạt vừa, màu nâu vàng, xuất hiện ở hố khoan từ độ sâu 14,4-20m. 2.1.3.3. Thủy văn Trên địa bàn huyện Gò Dầu có một con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông, ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch là: Cẩm Giang, Bàu Nâu, Đá Hàng, Rỗng Tượng, Bến Đò, rạch Nho, suối Bà Tươi, và các tuyến kênh TN.1, N.14, N.16, N.18 thuộc hệ thống kênh Đông của công trình hồ Dầu Tiếng, đây là những nguồn cung cấp nước chủ yếu cũng như tiêu thoát nước trên địa bàn Huyện. Sông Vàm Cỏ Đông có vai trò lớn trong việc cung cấp nước, giao thông, phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia ch ảy qua các Huyêṇ thu ộc tỉnh Tây Ninh như: Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng rồi đổ vào điạ phâṇ tỉnh Long An đến nga ̃ ba Bầu Quỳ (Cần Đước – Long An) hơp̣ lưu với sông Vàm Cỏ Tây đ ổ vào sông Đồng Nai và ra Biển Đông qua cửa Soài Rạp. Các đặc trưng của sông Vàm Cỏ Đông tổng hợp từ nhiều nguồn (Bộ TNMT, 2006; Viện Sinh học Nhiệt đới, 2010, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh, 2011; UBND huyện Gò Dầu, 2011) được trình bày như sau: 28 Đồ án tốt nghiệp  Diện tích tự nhiên của lưu vực (tính từ thượng nguồn thuộc tỉnh Kompong 2 Chàm – Campuchia đến Gò Dầu ha)̣ : 5.650 km .  Tổng chiều dài sông: khoảng 270 km.  Chiều dài sông thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh: 151 km.  Chiều dài sông thuộc địa phận huyện Gò Dầu: 37 km.  Độ sâu trung bình: 12m (nơi nông nhất 8m và nơi sâu nhất 16m).  Độ rộng trung bình: 235m (nơi rộng nhất 350m và nơi hẹp nhất 120m).  Độ dốc lòng sông: 0,4%.  Hệ số uốn khúc: 1,78.  Lưu lượng nước trung bình: 96m3/s. 3  Lưu lươṇ g nước bình quân vào những mùa kiêṭ : 10m /s.  Tổng lượng dòng chảy năm (trung bình nhiều năm) trên sông Vàm Cỏ Đông (tính đến Gò Dầu Hạ): 2,867 tỷ m3. Hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt là điều kiện thuận lợi cho Huyện phát triển hệ thống giao thông đường thủy và thủy lợi trong nông nghiệp nâng cao đời sống kinh tế xã hội trong tương lai. 2.1.4. Hiện trạng sử dụng đất Theo Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh năm 2013, tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện Gò Dầu là 25.998,51 ha. Tuy nhiên, quỹ đất này phân bố không đồng đều theo đơn vị hành chính: Thạnh Đức là xã có diện tích lớn nhất với 7.268,86ha; thị trấn Gò Dầu có diện tích nhỏ nhất với 601,85ha. Đất được chia làm 3 loại: đất phục vụ nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở (Bảng 2.2). 29 Đồ án tốt nghiệp Bảng 2.2 Hiện trạng diện tích đất huyện Gò Dầu Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 25.998,51 100 Đất sản xuất nông nghiệp 21.496,25 82,68 Đất lâm nghiệp - - Đất chuyên dùng 2.572,86 9,89 Đất ở 1.076,80 4,14 (Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Tây Ninh, 2013) Diện tích đất trồng lúa nước lớn 10.547,84 ha, chiếm 40,57% diện tích đất nông nghiệp vì Huyện có hệ thống kênh tưới tiêu thuận lợi. Những năm gần đây (từ 2006- 2010), diện tích trồng lúa nước đang giảm dần do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, sản xuất kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, diện tích lúa nước giảm do người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao hơn (Bảng 2.3). Điều này phù hợp với quy hoạch, xu hướng phát triển của Huyện. Bảng 2.3. So sánh diện tích đất năm 2006 và 2010 trên địa bàn huyện Gò Dầu Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Tăng/giảm 2006 25.069,92 Tổng diện tích 2010 25.998,51 Tăng 28,59 ha Đất nông nghiệp 2006 22.057,22 30 Đồ án tốt nghiệp 2010 21.751,69 Giảm 305,53 ha 2006 2.994,77 Đất phi nông nghiệp 2010 4.239,15 Tăng 1.294,38 ha (Nguồn:Phòng TN & MT, 2011) 2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế Huyện Gò Dầu trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế của Huyện đang trên đà tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện ước đạt là 3.304,61 tỷ đồng, đạt 118,02% so với Nghị quyết (NQ 2.800 tỷ đồng), tăng 19,05% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất các ngành được trình bày trong Bảng 2.4. Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2008-2013 tại huyện Gò Dầu Giá trị (tỷ đồng) Ngành 2011 2012 Đến 2008 2009 2010 11/2013 Công nghiệp – 550,84 562,28 672,895 790 1.063,43 1.457,491 xây dựng Thương mại – 684,4 768,59 857,91 950 1.054,59 1.197,07 dịch vụ 31 Đồ án tốt nghiệp Giá trị (tỷ đồng) Ngành 2011 2012 Đến 2008 2009 2010 11/2013 Nông nghiệp – 504,64 477,82 606,269 635 649,646 650,05 thủy sản (Nguồn: UBND huyện Gò Dầu, 2013) Theo Bảng 2.4 ta thấy, giá trị kinh tế trên địa bàn Huyện tăng đều qua các năm từ 2008 đến năm 2013. Ngành công nghiệp- xây dựng có giá trị tăng cao nhất, năm 2013 đạt giá trị 1.457,491 tỷ đồng, 145,74% NQ (NQ 1.000 tỷ đồng), tăng 36,75% so cùng kỳ. Ngành nông nghiệp và thủy sản có giá trị tăng thấp nhất. Điều này cho thấy kinh tế của huyện Gò Dầu đang đầu tư tăng dần các ngành công ngiệp xây dựng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, ổn định và việc đầu tư mở rộng phát triển các ngành sản xuất dịch vụ, công nghiệp đã tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tư và lực lượng lao động từ các địa phương khác chuyển đến. Hoạt động phát triển kinh tế có vai trò tích cực trong việc tăng thu nhập, giải quyết việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn Huyện. Tuy nhiên, phát triển kinh tế sẽ tạo ra sức ép lớn đối với môi trường do các vấn đề môi trường. Do đặc điểm địa phương với nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nằm ngoài khu, cụm công nghiệp xen lẫn khu dân cư nên nhiều vấn đề phát sinh như nhà ở, ô nhiễm môi trường (chất thải rắn, nước thải, khí thải,) sẽ là những thách thức cho mục tiêu phát triển bền vững của huyện nếu không có chính sách về quy hoạch và quản lý phù hợp. 32 Đồ án tốt nghiệp 2.2.2. Gia tăng dân số Theo thống kê năm 2013, dân số huyện Gò Dầu là 140.754 người. Mật độ trung bình 964 người/km2, trong đó khu vực tập trung đông dân nhất thuộc thị trấn Gò Dầu với mật độ trung bình 4.415 người/km2 và khu vực thưa dân nhất thuộc xã Thạnh Đức với mật độ trung bình khoảng 286,05 người/km2. Theo thống kê từ năm 2009 đến năm 2013, tốc độ gia tăng dân số trên địa bàn huyện đang theo chiều hướng giảm dần cùng với mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể. Các thống kê cụ thể về sự gia tăng dân số theo từng năm và sự phân bố dân số năm 2013 ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu được trình bày ở các bảng sau: Bảng 2.5. Dân số huyện Gò Dầu từ năm 2009 - 2013. Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 Dân số trung bình Người 15233 15312 15431 15558 15639 Tỷ lệ tăng tự % 0,50 0,51 0,77 0,82 0,52 nhiên (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gò Dầu, 2014) Bảng 2.6. Diện tích và mật độ dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu 2014 Xã, thị trấn Diện tích Dân số Mật độ 2 (km2) (ngƣời) (ngƣời/km ) Thị trấn Gò Dầu 6,018 26570 4.415 Xã Cẩm Giang 26,372 15662 593,87 Xã Thạnh Đức 72,688 20793 286,05 33 Đồ án tốt nghiệp Xã Hiệp Thạnh 38,747 15936 411,28 Xã Phước Trạch 11,27 7865 697,87 Xã Phước Thạnh 20,875 9347 477,76 Xã Thanh Phước 25,076 20793 829,19 Xã Phước Đông 23,102 12714 550,34 Xã Bàu Đồn 35.836 14930 416,62 (Nguồn: Phòng Thống kê huyện Gò Dầu, 2014) 2.2.3. Hiện trạng sơ sở hạ tầng 2.2.3.1. Hệ thống giao thông Huyện Gò Dầu được xem là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Tây Ninh. Trên địa bàn huyện, quốc lộ 22 A dài 4,8 km đi qua thị trấn Gò Dầu và quốc lộ 22B dài 22 km đi qua các xã Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Phước Trạch, Thạnh Đức, giao nhau tại ngã ba trung tâm thị trấn Gò Dầu. Đây là đầu mối giao thông trọng, điểm kết nối thuận lợi giữa Gò Dầu và các huyện thuộc khu vực phía Đông Bắc và phía Nam của tỉnh Tây Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các trục giao thông chính yếu khác như tỉnh lộ 782 dài 17 km đi qua các xã Bàu Đồn, Phước Đông, Thanh Phước. Tỉnh lộ 784 dài 3 km và tỉnh lộ 785 dài 2,8 km đi qua xã Bàu Đồn. Tỉnh lộ 26 dài 6,2 km đi qua các xã Phước Đông, Thanh Phước và tuyến đường Trà Vỏ - Đất Sét dài 6,9 km đi qua địa bàn xã Thạnh Đức. 34 Đồ án tốt nghiệp Hầu hết các trục giao thông quan trọng trên địa bàn huyện đều đang ở tình trạng hoạt động tốt tuy nhiên một số đoạn đường vẫn thường xuyên bị ngâp nước vào mùa mưa. - Cơ sở hạ tầng công cộng khác Huyện Gò Dầu nằm ở vị trí đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Tây Ninh, có nhiều tuyến quốc lộ và tỉnh lộ đi qua. Việc kết nối thuận lợi với các Huyện khác thông qua QL.22B và ĐT.782, kết nối với Vương quốc Campuchia thông qua QL.22A (đường Xuyên Á): nối đô thị Gò Dầu với Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (khoảng 12 km) và thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 60 km). Đoạn qua thị trấn Gò Dầu có lộ giới 60,5 m. Quốc lộ 22B: là trục giao thông Quốc gia nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ Gò Dầu đi thị xã Tây Ninh và nối với biên giới Campuchia tại Cửa khẩu Xa Mát. Quốc lộ 22B đoạn qua trung tâm Thị trấn dài khoảng 03 km, có lộ giới 40 m, là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, đặc biệt là phát triển KCN, CCN. Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ trên toàn Huyện là 556,4km. Trong đó 02 tuyến quốc lộ đi qua địa bàn Huyện dài 37,2km; 04 tuyến tỉnh lộ dài 91,6km; 192 tuyến đường xã và 28 tuyến đường đô thị dài 208,2km và mạng lưới đường mòn và lô cao su dài 192,61km. Trên địa bàn huyện có các trục giao thông chính yếu như tỉnh lộ 782 dài 17 km đi qua các xã Bàu Đồn, Phước Đông, Thanh Phước. Tỉnh lộ 26 dài 6,2 km đi qua các xã Phước Đông, Thanh Phước và tuyến đường Trà Vỏ - Đất Sét dài 6,9 km đi qua địa bàn xã Thạnh Đức. Hầu hết các trục giao thông quan trọng trên địa bàn Huyện đều đang ở tình trạng hoạt động tốt, tuy nhiên một số đoạn đường vẫn thường xuyên bị ngập nước vào mùa mưa. Phía Tây của Huyện tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Đông là tuyến vận chuyển đường thủy quan trọng đi qua địa bàn Huyện nên có điều kiện tốt để giao thương hàng hóa với các 35 Đồ án tốt nghiệp vùng bên cạnh. Ngoài ra, hệ thống kênh rạch chằng chịt đã tạo điều kiện tốt cho việc vận chuyển hàng hóa của người dân trên địa bàn Huyện. Năm 2010, đã thực hiện đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu Trung tâm thị trấn Gò Dầu, dự kiến xây dựng bờ kè thị trấn Gò Dầu tại khu vực gần khu hành chính Thị trấn được xây dựng mới giai đoạn 2015 với công suất thiết kế dự kiến khoảng 502.600 tấn/năm, đến năm 2020 công suất được nâng lên 1.724.000 tấn/năm. Cải tạo bến thuyền gần chợ Gò Dầu phục vụ vận chuyển hàng hóa nông sản (UBND huyện Gò Dầu, 2010). 2.2.3.2. Cấp thoát nước và cơ sở hạ tầng khác Giai đoạn trước năm 2015 sử dụng nguồn nước ngầm tại chỗ bằng các giếng khoan hiện hữu với công suất Q= 3.000 m3/ngày. Giai đoạn sau năm 2015 kết hợp hai nguồn nước là nguồn nước ngầm hiện hữu và nguồn nước mặt từ hệ thống kênh Chính Đông (là nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng với chất lượng và lưu lượng ổn định lâu dài) với nhà máy nước dự kiến cung cấp cho khu vực huyện Trảng Bàng và Gò Dầu công suất Q=150.000 m3/ngày, vị trí nằm trong ranh huyện Trảng Bàng. Trong trường hợp nếu chưa có nguồn nước từ nhà máy nước kênh Đông đưa về và nhu cầu sử dụng của Thị trấn tăng, hệ thống các giếng khoan hiện hữu không đáp ứng đủ nhu cầu, thì có thể xây dựng thêm một số giếng khoan với công suất từ 1.000 - 2.000 m3/ngày để phục vụ nhu cầu trước mắt (Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, 2010). Đối với hệ thống thoát nước, Huyện chưa có hệ thống thoát nước riêng. Nước thải sinh hoạt từ hộ dân, chợ và khu dân cư đa phần chưa được thu gom, xử lý, chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Khoảng 8/9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu có chợ tập trung trong đó có một số chợ lớn có cơ sở hạ tầng khá đầy đủ như chợ mới tại trung tâm thị trấn Gò Dầu, chợ Hiệp Thạnh tại xã Hiệp Thạnh và chợ Phước Đông tại xã Phước Đông. 36 Đồ án tốt nghiệp Hiện nay, trên địa bàn huyện Gò Dầu chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn đúng kỹ thuật và hợp vệ sinh. Chỉ có một bãi chứa chất thải rắn tạm, được UBND huyện chấp nhận tại ấp Xóm Mới xã Thanh Phước rộng khoảng 1,86 ha và một bãi chứa chất thải rắn tạm phát sinh tự phát khác thuộc ấp Cẩm An, xã Cẩm Giang để giải quyết tạm thời lượng rác phát sinh từ các chợ tập trung và một phần hộ dân dọc các trục giao thông chính của huyện 2.2.4. Phát triển công - nông nghiệp 2.2.4.1. Phát triển công nghiệp Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Huyện tương đối phát triển và thu hút được nhiều lao động với các ngành nghề chủ yếu như sau: giày da, vỏ ruột xe, dệt may, chế biến thức ăn gia súc, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, Theo thống kê của Phòng TN&MT huyện Gò Dầu, năm 2010 toàn Huyện có 165 cơ sở sản xuất. Trong đó, 78 cơ sở có đăng kí xác nhận Cam kết bảo vệ môi trường do Huyện quản lý và 87 cơ sở có Hồ sơ môi trường được giao từ Sở TN&MT tỉnh Tây Ninh về Phòng TN&MT huyện (87 cơ sở này chưa được Phòng rà soát là còn hoạt động hay đã ngưng hoạt động). Đến năm 2020 huyện Gò Dầu là địa phương được quy hoạch có số lượng khu công nghiệp và diện tích đất cho các KCN lớn nhất tỉnh Tây Ninh (3.950ha) (không kể KCN Trâm Vàng đang được thay đổi quy hoạch), bao gồm 3 KCN: Khu liên hợp Đô thị - Công nghiệp - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời (quy mô 3.000ha) trong đó diện tích thuộc huyện Gò Dầu 952,78ha; KCN Hiệp Thạnh I (ấp Đá Hàng, quy mô 550ha); KCN Hiệp Thạnh (quy mô 200ha). Việc hình thành và đưa vào hoạt động Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Phước Đông - Bời Lời và một số dự án khu công nghiệp khác được triển khai trên địa bàn Huyện sẽ góp phần tác động đến việc tăng cao giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, giá trị thương mại dịch vụ cũng như thu hút và giải quyết nhiều lao động trong Huyện. 37 Đồ án tốt nghiệp Hoạt động tăng thu hút đầu tư, phát triển các ngành công nghiệp nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây những tác động đến môi trường. Khi hệ thống cấp nước chưa được hoàn chỉnh, việc khai thác nước dưới đất sử dụng cho sản xuất sẽ gây cạn kiệt nguồn nước, hạ thấp mực nước trên địa bàn. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Gò Dầu năm 2012, môi trường không khí nhìn chung chưa bị ô nhiễm. Tuy nhiên, tại một số khu vực cục bộ đã có dấu hiệu ô nhiễm không khí. Công nghiệp phát triển sẽ kéo theo nhiều vấn đề như gia tăng lượng nước thải, khí thải, chất thải rắn, tăng lượng phương tiện giao thông, dân số dịch chuyển về những khu vực sản xuất, gây áp lực lên môi trường tại địa phương. 2.2.4.2. Phát triển nông nghiệp Tổng diện tích gieo trồng năm 2012 là 27.756,3 ha, công tác khuyến nông trên địa bàn Huyện: triển khai thực hiện các mô hình như trồng khổ qua an toàn 4 ha tại xã Phước Đông, Thanh Phước; chăn nuôi 1.200 con vịt an toàn sinh học, nuôi thâm canh 9.000 con cá tra tại xã Phước Trạch; trồng thanh long ruột đỏ, nuôi ếch, nuôi rắn, dự án khí sinh học 30 bể; tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không xảy ra, công tác kiểm tra vệ sinh thú y, quản lý các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được duy trì và thực hiện tốt. Huyện đã triển khai xây dựng mô hình nông nghiệp phát triển kinh tế hộ nông dân trên vùng đất được quy hoạch; nhân giống lúa tập trung, chương trình thâm canh lúa tập trung theo hướng VIETGAP, thực hiện trên diện tích 700 ha (trong đó: Cẩm Giang 300 ha, Phước Trạch 200 ha, Bàu Đồn 200 ha). Diện tích sản xuất cả 03 vụ là 894 ha. Trong năm 2012, có 02 HTX hoạt động có hiệu quả là HTX Dịch vụ Giống nông nghiệp Bàu Đồn và HTX Rau an toàn Rỗng Tượng. Sản xuất nông nghiệp: trong năm 2013 diện tích sản xuất giữ vững theo kế hoạch đề ra, cây trồng chủ lực: lứa, bắp và rau. Trong đó, cây trồng chính là lúa với năng suất bình quân đạt 5,14 tấn/ha, tăng 3,04% so với năm 2012. Sản lượng lúa đạt 99.937 tấn 38 Đồ án tốt nghiệp tăng 1,36% so với năm 2012; cây bắp năng suất bình quân 6,26 tấn/ha tăng 2,6% so với năm 2012; rau năng suất bình quân 12,65 tấn/ha tăng 5,09% so với năm 2012. 2.2.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội Các chỉ tiêu về môi trường được thực hiện trong năm 2014 bao gồm tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt trên 98,50%. Rác thải sinh hoạt đô thị, rác thải công nghiệp không nguy hại đạt tỷ lệ thu gom xử lý trên 96% và 100% rác thải nguy hại và 100% rác thải y tế được thu gom xử lý. Toàn huyện đảm bảo 100% cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ quy định về môi trường. 2.2.6. Những vấn đề môi trường cần quan tâm Cùng với việc phát triển công nghiệp và đô thị hóa, trong tương lai Huyện sẽ đối mặt với nhiều vấn đề môi trường cần phải giải quyết như sau: Nước mặt Chất lượng môi trường nước mặt tương đối tốt có thể sử dụng tưới tiêu cho nông nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng nước đang có xu hướng ngày càng xấu đi, một số vị trí đã xuất hiện ô nhiễm cục bộ. Nguyên nhân là do tình trạng xả nước thải sinh hoạt và sản xuất chưa qua xử lý ra môi trường, bên cạnh đó việc thải bỏ CTR sinh hoạt không đúng qui định cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như tiêu thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt tập trung chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các khu dân cư chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải sinh hoạt được xả trực tiếp ra kênh rạch, sông, suối. Khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu dùng nước. Tuy nhiên, một số đường ống cấp nước đi qua các tuyến đường dọc sông Vàm Cỏ Đông và một số hộ dân khu vực thị trấn Gò Dầu đã được xây dựng và cung cấp nước cho khu vực này (UBND huyện Gò Dầu, 2011). 39 Đồ án tốt nghiệp Nước dưới đất Chất lượng nước dưới đất vẫn còn tốt. Bên cạnh đó, việc khai thác phục vụ phát triển sản xuất đã làm cho nguồn nước dưới đất có thể bị ảnh hưởng. Số lượng giếng và lưu lượng khai thác nước dưới đất chưa được thống kê cụ thể. Do đó, Huyện cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước dưới đất, đặc biệt đối với các khu vực có các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp. Huyện đã có hệ thống cấp nước cho người dân của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Tây Ninh. Trạm cấp nước Gò Dầu bắt đầu hoạt động từ năm 2005 với công suất thiết kế là 2.500m3/ngày, công suất vận hành hiện tại là 1.500m3/ngày. Không khí Chất lượng môi trường không khí tại địa bàn Huyện do ảnh hưởng của gia tăng phương tiện giao thông nên bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Môi trường không khí còn bị ảnh hưởng bởi các hoạt động công nghiệp mà điển hình là các cơ sở sản xuất gạch ngói, sắt thép, tái chế vỏ ruột xe, Một số vị trí trong khu vực dân cư đã có dấu hiệu ô nhiễm bụi và tiếng ồn. Chất thải rắn Công tác thu gom CTR sinh hoạt trên địa bàn Huyện hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Phương tiện thu gom vận chuyển CTR sinh hoạt còn thô sơ, hiệu quả thu gom thấp, biện pháp xử lý chủ yếu là đổ đống tự nhiên, ảnh hưởng tới môi trường là rất lớn. Các đơn vị thu gom phần lớn hoạt động dưới hình thức kinh doanh cá thể tự phát, không có giấy phép đăng ký kinh doanh, thu gom không có hợp đồng. Thiết bị chuyên chở CTR sinh hoạt có công suất nhỏ không đạt yêu cầu vệ sinh môi trường, nhiều hộ dân tự xử lý bằng phương pháp đốt. CTR chủ yếu được đổ tại các BCL tạm của địa phương, kém hiệu quả, chưa đáp ứng yêu cầu của chôn lấp hợp vệ sinh như đã được phê duyệt trong quy hoạch. 40 Đồ án tốt nghiệp 2.3. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội Định hướng đến 2020, huyện Gò Dầu định hướng quy hoạch mở rộng khu vực thị trấn Gò Dầu trở thành trung tâm chính trị văn hoá xã hội của huyện Gò Dầu và là trung tâm kinh tế dịch vụ đa dạng của khu vực phía Đông tỉnh Tây Ninh vào năm 2015. Đến năm 2020 thị trấn Gò Dầu tiến lên đô thị loại IV với dân số khoảng 50 – 70 ngàn người nhưng diện tích đất đô thị vẫn không thay đổi khoảng 602 ha. Ngoài ra, diện tích đất đô thị còn được quy hoạch mở rộng về xã Thanh Phước khoảng 498 ha. 2.4. Cấu trúc sinh thái môi trƣờng nông thôn huyện Gò Dầu Từ nguồn gốc hình thành và ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, các khu vực nông thôn huyện Gò Dầu có những sắc thái khác nhau, từ đó ta có thể phân môi trường nông thôn huyện thành một số môi trường sinh thái như sau: Nông thôn ngoại thành: là thị trấn Gò Dầu, một phần xã Phước Trạch, đây là vùng có hệ thống giao thông thuận tiện, dễ áp dụng cơ giới hóa, trình độ hiểu biết về nông nghiệp cao, hoạt động môi trường sinh thái có phần trội hơn vì có điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật, dân cư đông hơn, về mặt kiến trúc hơn hẳn các vùng nông thôn còn lại. Nông thôn đồng bằng: Gồm các xã còn lại, tại các xã này hoạt động nông nghiệp phát triển nhiều hơn trồng trọt chủ yếu là rau màu và lúa nước, bên cạnh đó còn trồng nhiều vườn cây ăn trái. Ngoài ra hoạt động chăn nuôi cũng khá phát triển với nhiều trang trại nuôi heo, gà, vịt. Sự phân chia trên thường được dựa vào các yếu tố tự nhiên, xã hội. Tuy các vùng nông thôn có sự khác biệt nhưng sinh thái môi trường nông thôn đều mang những đặc điểm chung của một vùng nông thôn Việt Nam. 41 Đồ án tốt nghiệp Cấu trúc sinh thái huyện Gò Dầu: Những mô hình, cụm dân cư được gọi là ấp. Ấp chính là đơn vị cơ bản của sinh thái môi trường nông thôn nơi đây. Từ lâu đời người dân nông thôn sống quây quần trên những vùng đất mà họ có thể khai thác để sản xuất nông nghiệp. Mô hình cấu trúc ấp được sắp xếp, quy hoạch để có sự phù hợp với điều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu là các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như điều kiện khí hậu, địa hình, nước, như khu vực nông thôn huyện thì khu vực ăn thường được bố trí theo nguồn nước là chính. 42 Đồ án tốt nghiệp CHƢƠNG 3 HIỆN TRẠNG VỆ SINH NÔNG THÔN VÀ MÔI TRƢỜNG HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH Trong chƣơng này, hiện trạng các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn trên địa bàn huyện Gò Dầu sẽ đƣợc trình bày, bao gồm: tình hình nhà tiêu HVS, hoạt động chăn nuôi, tình hình vệ sinh môi trƣờng tại các chợ, vấn đề sử dụng thuốc BVTV trogn nông nghiệp, tình hình chất thải rắn, chất lƣợng các nguồn nƣớc, không khí và đất. 1. Tình hình vệ sinh môi trƣờng nông thôn  Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi  Ô nhiễm môi trường do nhà tiêu không hợp vệ sinh  Tình hình vệ sinh môi trường tại các chợ  Tình hình vệ sinh môi trường tại trường học  Ô nhiễm môi trường do sử dụng phân bón, thuốc BVTV 2. Hiện trạng môi trƣờng nông thôn huyện Gò Dầu  Hiện trạng tài nguyên nước  Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn  Hiện trạng môi trường đất  Hiện trạng chất thải rắn 43 Đồ án tốt nghiệp 3.1. Tình hình vệ sinh môi trƣờng nông thôn 3.1.1. Ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi 3.1.1.1. Tình hình chăn nuôi tại huyện Gò Dầu Các loại hình chăn nuôi chủ yếu hiện nay trên địa bàn huyện bao gồm: chăn nuôi heo, bò, trâu, gà, vịt. Đặc biệt, hoạt động chăn nuôi heo và gà vịt của huyện mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hầu hết các hộ dân do quy mô lớn và số đàn heo, gà, vịt đông. Tuy nhiên hoạt động này cũng là nguyên nhân làm môi trường xung quanh khu vực bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải từ chăn nuôi. Bảng 3.1. Tổng số gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện STT Loại gia súc, gia cầm Tổng số con năm 2014 Mức tăng, giảm so với năm 2013 1 Trâu 2511 Giảm hơn 0,24% 2 Bò 5997 Giảm hơn 6,8% 3 Heo 16.640 Giảm 5,4% 4 Gia cầm 339.900 Tăng 13,84% (Nguồn: Phòng NT & PTNT, 2014) Tại một số nơi người dân đã tự xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas nhưng vẫn còn những hộ thải trực tiếp ra môi trường mà không có hình thức quản lý, xử lý phù hợp do nuôi với số lượng nhỏ. Vì vậy, các chất thải chăn nuôi không thu gom đã gây ảnh hưởng tiêu cực về mùi, nước thải đến môi trường xung quanh và mất mỹ quan cho khu vực. 44 Đồ án tốt nghiệp 3.1.1.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi  Ô nhiễm môi trường nước Chất thải chăn nuôi không được xử lý chảy tràn trên mặt đất hoặc dẫn ra kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước, làm suy giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Trong chất thải chăn nuôi có chứa hàm lượng lớn nitơ, photpho có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa kiềm hãm sự phát triển của động vật thủy sinh. Bên cạnh đó, chất thải chăn nuôi có thể thấm xuống đất đi vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.  Ô nhiễm môi trường đất Phân tươi gia súc, gia cầm chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh, nếu thải trực tiếp ra đất sẽ làm vi sinh vật phát tán và phát triển trong đất gây bệnh cho người và vật nuôi. Ngoài ra, trong chất thải chăn nuôi chứa nhiều hợp chất hữu cơ giàu dinh dưỡng như nitơ, photpho có thể làm tăng độ phì nhiêu của đất. Nếu thải một lượng không hợp lý vào một vị trí xả thải nhất định, chúng sẽ tích tụ lại làm thoái hóa đất gây mất cân bằng sinh thái.  Ô nhiễm môi trường không khí Các loại khí phát sinh từ hoạt đông chăn nuôi là khí CO2, CH4, H2S, NH3, những khí này góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính và ảnh hưởng đến sinh trưởng và kháng bệnh của vật nuôi, chất lượng môi trường xung quanh. Những khí này sinh ra là do sự phân hủy vi sinh vật các chất thải của vật nuôi hay thức ăn thừa do người dân không xử lý triệt để. Nhìn chung nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ trang trại và người dân chưa cao. Hầu hết người chăn nuôi chưa có biện pháp xử lý chất thải lỏng; vứt xác gia cầm, gia súc bừa bãi và hệ thống thoát nước đơn giản làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi vẫn chưa được khắc phục triệt để và có chiều hướng gia tăng. Chất thải trong chăn nuôi chủ yếu được xử lý 45 Đồ án tốt nghiệp bằng hệ thống biogas. Song biện pháp này chỉ giải quyết được vấn đề thu hồi khí sinh học để tận thu làm nhiên liệu, còn bộc lộ những hạn chế như mức độ giảm thiểu ô nhiễm không đáng kể, không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường đất, nước và mùi hôi thối. Bên cạnh đó, hầu hết các hệ thống biogas hiện nay đều được các trang trại xây dựng nhỏ hơn mức độ cần thiết, nên hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm lại càng hạn chế, nhiều khi không có tác dụng, đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 3.1.2. Ô nhiễm môi trường do nhà tiêu không hợp vệ sinh Bảng 3.2. Tình hình nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Gò Dầu STT Tên Xã Số hộ Số hộ có Số hộ có nhà Tỉ lệ hộ có Tỉ lệ hộ có nhà tiêu tiêu HVS nhà tiêu nhà tiêu HVS 1 Cẩm Giang 4.098 3.886 3.886 94,83% 94,83% 2 Thạnh Đức 5.547 5.358 4.932 96,50% 88,9% 3 Hiệp Thạnh 4.583 4.583 4.472 100% 97,58% 4 Phước Trạch 2.063 2.063 2.063 100% 100% 5 Phước Thạnh 2.629 2.538 2.159 96,53% 82,12% 6 Phước Đông 3.227 2.890 2.559 89,55% 88,54% 7 Bàu Đồn 4.050 3.881 3.785 96,07% 93,46% 8 Thanh Phước 4.775 4.676 4.409 97,92% 92,33% Tổng 30,972 29,875 28,265 96,45% 94,61% (Nguồn: Phòng NT & PTNT, 2014) 46 Đồ án tốt nghiệp Tình trạng thiếu nhà tiêu hợp vệ sinh làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh trong cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và làm phát sinh, lây lan nhiều loại bệnh. Đứng đầu là bệnh về tiêu hóa: tiêu chảy, kiết lỵ, nặng nhất là tả thương hàn và có thể gây chết do mất nước, do nhiễm độc tố vi khuẩn bệnh giun sán, gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, tắt ruột do giun, giun chui ống mật, ; các bệnh ngoài da như: ghẻ, chốc lở, mụn nhọt, các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, mắt hột. 3.1.3. Tình hình vệ sinh môi trường tại các chợ Chợ là khu vực buôn bán sầm uất nhất trên địa bàn mỗi xã, khu vực này tồn tại khá nhiều chất thải rắn với thành phần tương đối ổn định. Thành phần chủ yếu là rau thừa, ruột tôm cá qua sơ chế, vỏ hộp, chai nhựa, thùng xốp Sau mỗi phiên chợ lượng chất thải rắn trên sẽ được gom tại một góc chợ, hầu hết các dụng cụ chứa chất thải rắn là bao nylon và thùng chứa hở, riêng tại chợ Gò Dầu đã được trang bị khá nhiều thùng chứa rác hiện đại 240 lít. Một số sạp rau, tôm cá và ngành hàng ăn uống sử dụng lượng chất thải hàng ngày (rau thừa, ruột cá, vỏ tôm, thức ăn thừa), được bán cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ để tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Đây là hình thức xử lý rác tại chỗ theo cách thức tận dụng tài nguyên, tận dụng chất thải. Phương thức này không phải là mới, thậm chí là truyền thống và tự phát, nhưng được xem cách tiếp cận hợp lý theo quan điểm xem chất thải là nguồn tài nguyên không nên lãng phí. Vì vậy, về lâu dài thì cách thức tận dụng chất thải này cần khuyến khích và mở rộng cho người dân, các hộ gia đình và khu buôn bán, thương mại, chợ của toàn huyện. 47 Đồ án tốt nghiệp Hình 3.1. Lượng rác trung bình tại các xã và thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu (Nguồn: Phòng TN&MT, 2014) Qua thống kê trên từng địa bàn xã, các chợ phát sinh rác trung bình từ 27 – 300kg/ngày, có thể phân chia thành 3 nhóm như sau:  Nhóm phát sinh nhiều: Chợ Gò Dầu.  Nhóm phát sinh trung bình: Chợ Bàu Đồn, Cẩm Giang, Hiệp Thạnh, Phước Đông, Thạnh Đức.  Nhóm phát sinh ít: Chợ Phước Thạnh, Phước Trạch, Thanh Phước. Trong đó, do đặc thù về cơ sở hạ tầng và cũng là nơi có lượng dân cư đông đúc, khu vực chợ của thị trấn Gò Dầu có lượng chất thải rắn phát sinh gấp nhiều lần so với các xã còn lại. 3.1.4. Tình hình vệ sinh môi trường tại trường học C...vôi cục vào bể chứa phân (khoảng 1/10 lượng phân có trong bể), sau 6 giờ có thể lấy phân ra, đậy nắp trát kín và tiếp tục sử dụng. Nếu có 2 bể thì khi đầy bể 1, bịt kín ống dẫn phân vào bể 1, sử dụng bể 2, khi bể hai đầy, lấy mùn phân ở bể 1 ra (phân đã khô và sạch) và sử dụng lại bể 1.  Ưu điểm: - Ít có mùi hôi thối, do đó không hấp dẫn ruồi nhặng. - Tốn ít nước dội và có thể dùng nước tắm giặt để dội. - Kỹ thuật đơn giản, nhưng cũng phải do thợ xây dựng. - Dễ sử dụng và bảo quản.  Nhược điểm: - Có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm nông. - Dễ bị nghẹt do thiếu ý thức về việc hay vứt giấy vệ sinh loại không tự tiêu hủy vào bồn cầu. 114 Đồ án tốt nghiệp - Chỉ sử dụng được ở nơi đất có khả năng thấm nước tốt. (Phạm Trung Tín, 2010) 5.3.4. Đề xuất mô hình VAC để xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi Vườn – Ao – Chuồng (VAC) là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó các hoạt động trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi gia súc gia cầm là các hoạt động chính. Các hoạt động này có những mối quan hệ mật thiết và khăng khít nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao với mức đầu tư thấp (Nhất Nam, 2014). Như chúng ta có thể thấy: „Vườn‟ cung cấp các thức ăn cho chăn nuôi (rau, cỏ, thân cây đậu, ngô, rau lang, lá sắn ...), ngược lại „Chuồng‟ cung cấp phân bón được chế biến từ chất thải gia súc, gia cầm cho cây trồng trong vườn; „Ao‟ cung cấp nước tưới và bùn làm tăng chất lượng đất cho cây trồng trong „Vườn‟, ngược lại nhiều cây thực vật từ „Vườn‟ có thể làm thức ăn cho cá trong „Ao‟. Rất nhiều sản phẩm và phụ phẩm từ „Ao‟ là nguồn thức ăn bổ sung có chất lượng cho chăn nuôi gia cầm (ruột, xương và đầu tôm, cá các loại ...) làm thức ăn bổ sung với lượng đạm cao cho gia cầm. Nước từ „Ao‟ rất cần để rửa sạch và vệ sinh hệ thống chuồng trại chăn nuôi và sau đó có thể xử lý để quay trở lại „Ao‟ với nguồn dinh dưỡng tốt cho cá ... Chất thải gia súc sau khi phân hủy để tạo khí sinh học thay thế chất đốt truyền thống (củi, than đá, rơm rạ ...) thì bã thải của nó trở thành nguồn thức ăn có giá trị để nuôi cá, hoặc nuôi giun làm thức ăn cho cá hoặc cho gia cầm ... Vì vậy, mô hình VAC có thể được quản lý và phát triển như một mô hình sản xuất tổng hợp, khép kín phi chất thải.  Ƣu điểm:  Cung cấp tại chỗ nguồn thực phẩm đa dạng phong phú.  Tăng thu nhập hộ gia đình.  Giải pháp hữu hiệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 115 Đồ án tốt nghiệp  Giải quyết việc làm phù hợp với nhiều lứa tuổi.  Góp phần cải tạo môi trường tạo ra cảnh quan.  Tận dụng tối đa, sử dụng hiệu quả tài nguyên hộ gia đình.  Tính bền vững cao.  Nhƣợc điểm:  Đầu tư ban đầu cao.  Sử dụng nhiều lao động.  Đòi hỏi kỹ thuật cao, quản lý tốt. Nước thải sinh hoạt và Nước pha loãng Bể tự hoại Ao nuôi cá và vịt Nước thải chuồng trại Nước rửa chuồng trại Nước thấm Tưới rau Hình 5.7. Hệ thống xử lý kết hợp sử dụng nước thải quy mô nhỏ (Hệ sinh thái VAC) Hệ thống làm sạch nước thải kết hợp với nuôi cấy, thu hồi tảo của trạm xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ có thể áp dụng cho một cụm dân cư hoặc một gia đình muốn xây dựng mô hình kinh tế VAC. Ở dây chuyền này, nước thải sinh hoạt vừa được xử lý làm sạch, vừa có thể kết hợp với nuôi tảo, nuôi cá, tưới vườn theo một chu trình khép kín. 116 Đồ án tốt nghiệp Thiết bị guồng quay bề mặt  Nước thải  Bể tự hoại  Hồ kỵ khí  Hồ làm thoáng nhân tạo Kết hợp nuôi cá Hình 5.8. Hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh vật kết hợp nuôi cá Sơ đồ này được áp dụng đối với từng ngôi nhà hoặc cụm ngôi nhà có diện tích đất không lớn, ao nuôi tảo là một trong các nút của hệ sinh thái vườn – ao – chuồng, tảo không cần thu hồi mà được sử dụng trực tiếp mđể làm thức ăn cho các động vật nguyên sinh, cá, thịt. Phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh, các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt đã được làm sạch, nên nước thải có thẳi dụng tưới rau và rửa chuồng trại. 5.3.5. Đề xuất mô hình sản xuất phân hữu cơ đơn giản cho hộ gia đình nông dân Ủ phân hữu cơ là một biện pháp kỹ thuật nhằm biến các chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học như phân người, phân gia súc, rơm rạ, cây cỏ và một số phế phẩm đồng ruộng khác thành chất mùn chứa nhiều chất vô cơ có thể sử dụng trong nông nghiệp, thủy sản và làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. thiểu sự ô nhiễm môi trường.  Ƣu điểm: Mô hình sản xuất phân hữu cơ tận dụng các phế phẩm chất thải nông nghiệp khá đơn giản, phù hợp với khả năng ứng dụng của người dân và có một số ưu điểm sau:  Ổn định chất thải: Các phản ứng trong quá trình ủ sẽ chuyển hóa các chất hữu cơ dễ thối rữa sang dạng ổn định. Góp phần giảm thiểu ô nhiễm nước, đất, không khí.  Có thể diệt được một số mầm bệnh do trong quá trình ủ sinh nhiệt đến 60oC 117 Đồ án tốt nghiệp  Chất hữu cơ có trong các phế phẩm nông nghiệp thường ở dạng phức tạp, cây trồng khó hấp thụ. Sau quá trình ủ, các chất này chuyển thành các chất vô cơ như - - NO3 , PO3 làm tăng độ phì nhiêu của đất, cây trồng dễ hấp thụ hơn.  Nhƣợc điểm: Mặc dù có một số ưu điểm nêu trên, mô hình này cũng có một số trở ngại và nhược điểm dưới đây:  Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn để vận chuyển.  Nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng, nhất là khi chế biến từ một số loại chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Các vi sinh vật có trong phân bón gồm: E. coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm hoặc ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định.  Phải xây dựng đống ủ, gây mất mỹ quan. Qúa trình làm phân hữu cơ từ rơm rạ Theo tác giả Lê Văn Chi (2012), quá trình làm phân hữu cơ từ rơm rạ bao gồm các bước như sau: Bước 1: Pha dung dịch chế phẩm: (0,2kg chế phẩm + 50 lít nước)/1 tấn rơm rạ. Bước 2: Trải rơm rạ dày 30cm rồi tưới 1 lượng dung dịch chế phẩm hòa tan và rải 1 lớp mỏng phân hóa học NPK theo tỉ lệ 1kg NPK/ 1 tấn rơm rạ. Rồi trải rơm rạ lần lượt theo lớp và tưới dung dịch chế phẩm lên trên. Bước 3: Che đống ủ bằng tấm bạt, hoặc nylon để đảm bảo vệ sinh môi trường giữ nhiệt độ và độ ẩm. Sau 15 ngày kiểm tra và đảo trộn để rơm rạ vụn thêm tạo điều kiện cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng và triệt để. Sau 25 – 30 ngày tiến hành kiểm tra đống ủ. Nếu thấy đống ủ hoai mục tơi xốp là đạt yêu cầu. 118 Đồ án tốt nghiệp Bước 4: Đem phân bón lót cho vụ sau. Đối với các loại phế phẩm nông nghiệp khác có thể làm tương tự. 119 Đồ án tốt nghiệp KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ việc phân tích, khảo sát, đánh giá các hiện trạng về điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn huyện Gò Dầu, một số kết luận được tóm tắt như sau:  Tình hình chất lượng nước mặt: Chất lươṇ g nước mặt trên địa bàn huyện Gò Dầu vâñ còn khá tốt và có thể phục vụ cho tưới tiêu nông nghiêp̣ . Tuy vậy trên hệ thống kênh + rạch đã có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ thể hiện qua các chỉ tiêu BOD5, COD, NH4 .  Tình hình chất lượng nước ngầm: Chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Gò Dầu vẫn còn tốt. Riêng pH của nước dưới đất trên tại khu vực huyện Gò Dầu biểu hiện nước có tính acid nhẹ, giá trị này dao động trong khoảng từ 5,96 – 6,32.  Hiện trạng nguồn nước thải: Đối với trang trại chăn nuôi Nguyễn Thành Thọ có 7/9 + chỉ tiêu (COD, BOD5, TSS, N-NH4 , P tổng, H2S, Coliform) vượt ngưỡng cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT cột A. Kết quả phân tích mẫu nước tại trang trại chăn nuôi Nguyễn Hữu Thuấn (vị trí trước khi xả thải vào rạch Rỗng Ngứa) cho thấy có 5/9 chỉ tiêu phân tích đều vượt ngưỡng QCVN 40:2011 cả cột A bao gồm BOD5, TSS, tổng P, H2S và Coliform.  Nhà tiêu hợp vệ sinh: Nhìn chung tình hình nhà tiêu trên địa bàn huyện đã được chú trọng khuyến khích xây dựng, tuy nhiên vẫn chưa hoàn toàn triệt để.  Tình hình xử lý rác thải sinh hoạt: Người dân chưa có ý thức cao trong việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt; còn vứt rác bừa bãi, chủ yếu tự xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp. Chưa có chính sách khuyến khích tái chế các phế phẩm nông nghiệp, sinh hoạt để sản xuất phân hữu cơ hoặc các mục đích khác.  Tình hình xử lý nước thải sinh hoạt: Vẫn chưa được chú trọng, người dân chủ yếu xã thẳng ra các dòng mương, con kênh hay vùng đất trũng sau nhà. Gây nên tình trạng mất vệ sinh nguồn nước mặt. Ô nhiễm không khí xung quanh khu vực sinh sống.  Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi: người dân chưa đặc biệt quan tâm đến vấn đề ô nhiễm do chất thải chăn nuôi. Chủ yếu được thải tràn lan ra đất hay thải chung với 120 Đồ án tốt nghiệp nước thải sinh hoạt gây bốc mùi hôi thối. Làm tăng nguy cơ truyền nhiễm các loại dịch bệnh.  Tình hình sử dụng thuốc BVTV: Thực trạng quản lý về sử dụng thuốc BVTV còn hạn chế. Không có cán bộ có chuyên môn về sử dụng thuốc BVTV và người dân vẫn chưa hiểu được vấn đề do thuốc BVTV tác động đến môi trường và con người.  Khi áp dụng các phương pháp kỹ thuật như: áp dụng hệ thống thu gom, xử lý rác thải quy mô hộ gia đình, mô hình sản xuất kết hợp VAC, cải tạo nhà vệ sinh,.. sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên do nguồn vốn đầu tư thấp, giá thành xây dựng cao, ý thức người dân còn hạn chế nên việc áp dụng hệ thống xử lý hay thay đổi công nghệ là rất khó khăn.Vì vậy giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay quan trọng tập trung vào các giải pháp quản lý. 2. Kiến nghị Từ các kết quả đạt được nêu trên, một số kiến nghị sau đây cần thực hiện nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn được bền vững, bao gồm:  Các cấp chính quyền địa phương cần xem xét, tham khảo các giải pháp được đề xuất ở Chương 5 của Luận văn để kiểm soát và hạn chế việc ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện.  Đặc biệt, cần lưu ý vấn đề quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý trong QLNN về sử dụng thuốc BVTV của người dân trên địa bàn huyện.  Do đề tài chỉ thực hiện một cách tổng quan về các điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn huyện Gò Dầu. Không thực hiện một cách chuyên sâu về từng điều kiện. Vì vậy trong tương lai, việc nghiên cứu ảnh hưởng từng vấn đề riêng lẻ là rất cần thiết giúp huyện Gò Dầu có những định hướng tốt hơn. 121 Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ YT (2011). Quy chuẩn quốc gia về nhà tiêu – điều kiện đảm bảo nhà tiêu hợp vệ sinh. [2] Bộ NN & PTNT (2007). Sổ tay hướng dẫn sản xuất lúa hè thu. [3] Hồ trọng Nghĩa (2013). Tính toán thiết kế hầm Biogas hộ gia đình. [4] Lê Huy Bá (2002). Sinh thái môi trường, NXB Khoa Học Kỹ Thuật. [5] Mai Thanh (2013). Giải quyết ô nhiễm môi trường nông nghiệp. < tung/45/11266380.epi> [6] Minh Trang (2012). Tìm kím nguồn nước sạch cho người dân. [7] MTX (2013). Nông thôn Việt Nam. Không những ô nhiễm môi trường mà còn suy thoáitài nguyên < 314> [8] Ngô Thị Phụng (2013). Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Krông Pắc, tỉnh ĐắkLăk.. < cai-thien-dieu-kien-ve-sinh-moi-truong-cho-vung-nong-thon-huyen-1776/ .> [9] Nhất Nam (2014). Bắc Ninh phát triển sản xuất VAC theo mô hình Hợp tác xã VAC, Hội làm vườn Việt Nam. 122 Đồ án tốt nghiệp [10] Nguyễn Thị Bích Thủy (2015). Khoa Vệ sinh và Sức khỏe môi trường. Bộ y tế - Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường. [11] Nguyễn Cường (2014). Đa dạng hóa mô hình xử lý chất thải chăn nuôi . [12] Nguyễn Xuân Thành và cộng sự (2011). Điều tra lượng phế thải đồng ruộng và đề xuất một số giải pháp xử lý tại xã Phúc Sơn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. < xuat-mot-so-giai-phap-xu-ly-tai-xa-phuc-son-huyen-chiem-hoa-tinh-tuyen- quang.htm.> [13] Phúc văn (2013). Chất thải chăn nuôi gây sức ép đến môi trường . < truong/144/12003780.epi.> [14] Phòng TN & MT huyện Gò Dầu (2014). Báo cáo quan trắc, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trên địa bàn huyện Gò Dầu. [15] Phòng TN & MT huyện Gò Dầu (2014). Báo cáo “Quan trắc chất thải rắn trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2014‟‟. [16] Phòng TN & MT huyện Gò Dầu (2014). Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo đơn vị hành chính. [17] Phòng NN & PTNT huyện Gò Dầu (2014). Tổng số gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện. [18] Phòng NN & PTNT (2014). Tổng hợp số liệu nhà tiêu hợp vệ sinh trên địa bàn huyện Gò Dầu. [19] Phòng NN & PTNT (2008). Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Gò Dầu. 123 Đồ án tốt nghiệp [20] Phòng TN & MT (2011). Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011-2015. [21] Phòng Thống kê huyện Gò Dầu (2014). Thống kê các thông số dân cư huyện Gò Dầu từ năm 2009 - 2013. [22] Phòng Thống kê huyện Gò Dầu (2014). Diện tích và mật độ dân số các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gò Dầu. [23] Phạm Trung Tín (2010). Một số loại nhà tiêu hợp vệ sinh phù hợp cho vùng nông thôn tỉnh Bến Tre. < mot-so-loai-nha-tieu-hop-ve-sinh-phu-hop-cho-vung-nong-thon-tinh-ben-tre>. [24] Phùng Thị Quyên (2013). Khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường vệ sinh môi trường nông thôn và đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn cho vùng nông thôn huyện Cần Giuoc, tỉnh Long An. Luận văn đại học, Kỹ thuật môi trường. Trường ĐH Công Nghệ TPHCM. [25] Sở TN & MT (2013). Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh. [26] Tổng cục thống kê tỉnh Tây Ninh (2013). Hiện trạng diện tích đất huyện Gò Dầu. [27] Thái Sơn (2014).Báo động môi trường ở các làng nghề. < .html>. [28] TS.Lê Văn Chi (2012). Chủ tịch hiệp hội phân bón sinh học Việt Nam từ: [29] TS. Phạm Đăng Quyết (2011).Tóm tắt kết quả nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp tính chỉ tiêu dư thừa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. 124 Đồ án tốt nghiệp < e.vn/attachments/ > [30] Trịnh xuân lai (2004). Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp, NXB Xây dựng. [31] T.Trang (2015). Ô nhiễm đất do hóa chất nông nghiệp. [32] TS. Phạm Đặng Quyết (2011). Tóm tắt kết quả nghiên cứu và thử nghiệm phương pháptính chỉ tiêu dư thừa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam. [33] UBND huyện Gò Dầu (2013). Báo cáo kinh tế xã hội qua các năm huyện Gò Dầu. [34] UBND huyện Gò Dầu (2011). Các nhóm đất chính trên địa bàn huyện Gò Dầu. [35] UBND huyện Gò Dầu (2013). Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 2008-2013 tại huyện Gò Dầu. 125 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC PHỤ LỤC A: PHIẾU KHẢO SÁT ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm – Môi trƣờng Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số thứ tự: Ngày khảo sát: ././2015 PHIẾU KHẢO SÁT Về vấn đề vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh  Kính chào quý Anh/Chị, Tôi tên Nguyễn Thị Thi Đăng, sinh viên năm cuối của Khoa Công Nghệ Sinh Học – Thực Phẩm – Môi Trƣờng, Trƣờng Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp về đề tài “Khảo sát đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho vùng nông thôn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh”. Để phục vụ cho Khóa luận này, tôi đang triển khai thực hiện một khảo sát nhằm thu thập thông tin về các vấn đề vệ sinh môi trƣờng nông thôn. Rất mong sự hợp tác của Anh/Chị tạo điều kiện cho tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Tôi xin cam đoan các thông tin trong Phiếu Khảo sát này sẽ đƣợc giữ kín và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phục vụ cho Khóa luận Tốt nghiệp của tôi. Anh/Chị vui lòng trả lời câu hỏi bằng cách điền thông tin hoặc khoanh tròn vào các ô thích hợp: I. THÔNG TIN CHUNG Tên chủ hộ: ............................................................................................................................ Địa chỉ: .................................................................................................................................. Số điện thoại: ........................................................................................................................ 1 Đồ án tốt nghiệp Số nhân khẩu: .. (ngƣời) Lao động chính: (ngƣời) II. THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT 1. Công việc hiện nay của Anh/Chị là: A. Làm nông B. Công nhân C. Công nhân viên D. Khác (xin vui lòng ghi rõ): .............................................................................................. 2. Loại hình sản xuất chính của gia đình Anh (Chị): ................................................................................................................................................ Sản lƣợng mỗi năm khoảng: ................................................................................................................................................ 3. Chi tiêu hàng tháng của Anh/Chị khoảng: (điện, nƣớc, ) ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ III. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE 1. Các bệnh trong năm gia đình thƣờng gặp: Độ tuổi Số ngƣời mắc Lao động Giới tính STT Loại bệnh mắc bệnh bệnh chính (tuổi) Nam Nữ (ngƣời) Có Không 1 Bệnh đƣờng tiêu hóa (tả lỵ, tiêu chảy, thƣơng hàn,) 2 Bệnh giun sán 3 Bệnh ngoài da 4 Bệnh về hô hấp 5 Bệnh do muỗi truyền 2 Đồ án tốt nghiệp 2. Trong năm vật nuôi có thƣờng bị mắc bệnh: Số con mắc bệnh Số con tử vong STT Loại bệnh (con) (con) 1 Heo tai xanh 2 Lỡ mồm long móng 3 Cúm A/H5N1 IV. THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH NƢỚC SẠCH 1. Gia đình Anh/Chị sử dụng nƣớc sinh hoạt từ nguồn: A. Nƣớc giếng đào B. Nƣớc giếng khoan C. Nƣớc máy D. Nguồn khác (Xin vui lòng ghi rõ): .................................................................................................................. 2. Nƣớc sinh hoạt của gia đình đƣợc lƣu giữ bằng: A. Lu, chum, vại không có nắp đậy B. Thùng phuy C. Thùng inox D. Bể xi măng tự xây 3. Nguồn nƣớc sinh hoạt của gia đình Anh/Chị có gần các địa điểm sau đây không? A. Nghĩa trang B. Trại nuôi gia súc, gia cầm C. Nhà máy, xí nghiệp D. Nguồn khác (Xin vui lòng ghi rõ): ................................................................................................................... 4. Chất lƣợng nguồn nƣớc mà gia đình Anh/Chị đang sử dụng cho sinh hoạt nhƣ thế nào? Xin vui lòng ghi rõ ý kiến: ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... V. TÌNH HÌNH NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH (Nhà tiêu hợp vệ sinh là nhà tiêu bảo đảm cô lập được phân người, ngăn không cho phân chưa được xử lý tiếp xúc với động vật, côn trùng. Có khả năng tiêu diệt được mầm bệnh có trong phân, không gây mùi khó chịu và làm ô nhiễm môi trường xung quanh - THEO QCVN 01 : 2011/BYT QUY CHUẨN QUỐC GIA VỀ NHÀ TIÊU - ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM NHÀ TIÊU HỢP VỆ SINH) 3 Đồ án tốt nghiệp 1. Gia đình Anh/Chị sử dụng nhà vệ sinh loại nào dƣới đây: A. Nhà vệ sinh có hầm tự hoại B. Nhà tiêu ao cá C. Nhà vệ sinh thấm dội nƣớc D. Khác (Xin vui lòng ghi rõ): .................................................................................................................. Nếu câu trả lời là B, xin bỏ qua câu 2, 3 và 4. 2. Nhà vệ sinh của gia đình đƣợc xây dựng nhƣ thế nào:  Có mái che không? A. Có B. Không Vật liệu sàn là: 3.Ống thông hơi có đƣờng kính trong là:..(mm). Ống thông hơi cao hơn mái nhà vệ sinh là:.....(mm). Nhà vệ sinh cách nguồn nƣớc ăn uống, sinh hoạt:.(m). VI. THÔNG TIN VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI 1.Tình hình sử dụng hầm Biogas của gia đình: A. Không xây dựng B. Đang sử dụng hầm Biogas C. Có sử dụng nhƣng đã đầy Nếu câu trả lời là A, xin bỏ qua câu 2. 2. Hầm Biogas của gia đình đƣợc xây dựng nhƣ thế nào: Thể tích hầm Biogas: m3 Vật liệu xây dựng: Gía tiền xây dựng: ... Năm xây dựng:. Khí từ Biogas dùng để cung cấp: A. Điện B. Gas 3. Gia đình Anh/Chị có phân loại rác thải không? A. Có B. Không Khối lƣợng rác thải phát sinh:.(Kg/ngày) 4 Đồ án tốt nghiệp 4. Anh/Chị xử lý nƣớc thải sinh hoạt trong gia đình bằng cách: A. Thải ra vùng đất trũng B. Thải xuống cống rãnh C. Đổ ra kênh, mƣơng D. Khác 5. Gia đình Anh/Chị xử lý rác thải sinh hoạt nhƣ thế nào? A. Thu gom và đốt ngay trong vƣờn B. Đổ xuống hố rác trong vƣờn C. Không xử lý, vứt sau vƣờn, bờ ao D. Đƣợc thu gom định kỳ do đội thu gom rác của xã/ huyện 6. Gia đình Anh/Chị xử lí chất thải vật nuôi (heo, gà, bò) bằng cách: A. Có hố thu gom phân để làm biogas B. Thu gom để ủ làm phân bón C. Không thu gom, thải ra đất D. Không chăn nuôi VII. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT (BVTV) 1. Khi sử dụng thuốc BVTV Anh/Chị có tuân thủ phun thuốc theo thời gian cách li và cách pha thuốc đƣợc ghi trên nhãn không? A. Có B. Không (Xin vui lòng ghi rõ lí do): .......................................................................................................... 2. Anh/Chị mua thuốc BVTV theo sự hƣớng dẫn của ai? A. Theo kinh nghiệm bản thân B. Theo hƣớng dẫn của ngƣời bán C. Ngƣời phun thuê, hàng xóm D. Cán bộ BVTV tại địa phƣơng 3. Anh/Chị có sử dụng dụng cụ bảo hộ (khẩu trang, găng tay, kính, ) khi phun thuốc BVTV không? A. Có B. Không 4. Anh/Chị xử lý thuốc thừa và vỏ đựng thuốc (chai lọ, bao bì) nhƣ thế nào? (Xin vui lòng ghi rõ): .......................................................................................................... 5 Đồ án tốt nghiệp VIII. ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG 1. Anh/Chị có nhận xét gì về ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng xung quanh đến sức khỏe? (xin vui lòng cho ý kiến cụ thể): ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 2. Gia đình Anh/Chị đã từng tham gia, hƣởng ứng các cuộc tuyên truyền vận động về hoạt động bảo vệ môi trƣờng của huyện, xã chƣa? A. Chƣa bao giờ B. Có (xin vui lòng nêu cụ thể): ............................................................................................ C. Không biết gì về các hoạt đông này 3. Nếu đƣợc hỗ trợ một phần kinh phí cho chƣơng trình Vệ Sinh Môi trƣờng nông thôn (cấp nƣớc sạch, cải tạo chuồng trại , nhà vệ sinh, hầm Biogas), gia đình Anh/Chị có đồng ý tham gia không? A. Có B. Không Nếu KHÔNG thì xin nêu rõ lí do: ......................................................................................... ................................................................................................................................................ 4. Anh/Chị có sẵn sàng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng không? A. Có B. Không Nếu KHÔNG thì xin nêu rõ lí do: ......................................................................................... ................................................................................................................................................ 5. Theo Anh/Chị, cần có những biện pháp nào để cải thiện điều kiện vệ sinh môi trƣờng khu vực đang sống của mình: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ANH /CHỊ. KÍNH CHÚC ANH/CHỊ SỨC KHỎE VÀ THÀNH CÔNG. Ngày ...... tháng ..... năm 2015 Ngƣời cung cấp thông tin Ngƣời khảo sát 6 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC B: HÌNH ẢNH KHẢO SÁT TẠI MỘT SỐ HỘ GIA ĐÌNH NGƢỜI DÂN HUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH Hình 1: Khảo sát gia đình ông Nguyễn Văn Điệt - ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh Hình 2: Phân đƣợc thu gom ở hộ gia đình bà Nguyễn Thị Chuyền - ấp Suối Cao, xã Phƣớc Đông 7 Đồ án tốt nghiệp Hình 3: Khảo sát hộ gia đình anh Lâm Quốc Thắng - ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh. Phân đƣợc gom lại làm phân bón. Hình 5: Khảo sát hộ gia đình bà Nguyễn Thị Cheo - ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 8 Đồ án tốt nghiệp Hình 6: Rác đƣợc ngƣời dân bỏ bên vệ đƣờng Hình 7: Khảo sát hộ gia đình anh Lê Hoàng Trung - ấp Rạch Sơn, thị Trấn Gò Dầu 9 Đồ án tốt nghiệp Hình 8: Khảo sát gia đình anh Trần Văn Tiến - ấp Trà Võ, xã Thạnh Đức 10 Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC C: DANH SÁCH 100 TÊN VÀ ĐỊA CHỈ CÁC HỘ ĐÃ KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH STT HỌ TÊN ĐỊA CHỈ STT HỌ TÊN ĐỊA CHỈ 01 LÊ THỊ NHUỐI ấp Phƣớc An, xã Phƣớc Thạnh 51 HUỲNH NHƢ BÌNH Nội ô TT Gò Dầu 02 VƢƠNG THỊ THU THẢO ấp Phƣớc An, xã Phƣớc Thạnh 52 VÕ VĂN PHÁO Nội ô TT Gò Dầu 03 NGUYỄN VĂN ĐỰC ấp Phƣớc Hội, xã Phƣớc Thạnh 53 PHẠM XUÂN HẠNH ấp Rạch Sơn, TT Gò Dầu 04 HUỲNH VĂN CUỘC ấp Phƣớc Hội, xã Phƣớc Thạnh 54 LÊ ANH THƢ ấp Rạch Sơn, TT Gò Dầu 05 HỒ THỊ THANH TRÚC ấp Phƣớc Hội, xã Phƣớc Thạnh 55 DƢƠNG HỒNG ĐAN THẢO ấp Rạch Sơn, TT Gò Dầu 06 TRƢƠNG THỊ CẨM LINH ấp Phƣớc Hội, xã Phƣớc Thạnh 56 HUỲNH THỊ HƢƠNG DUYÊN ấp Rạch Sơn, TT Gò Dầu 07 LÊ THỊ ANH ấp Phƣớc Bình, xã Phƣớc Thạnh 57 NGUYỄN HỮU CHÍ VŨ ấp Rạch Sơn, Thị Trấn 08 PHAN THÀNH TUẤN ấp Phƣớc Bình, xã Phƣớc Thạnh 58 LÊ HOÀNG TRUNG ấp Rạch Sơn, Thị Trấn 09 VÕ QUANG HUY ấp Phƣớc Tây, xã Phƣớc Thạnh 59 LÊ MINH TRUNG ấp Rạch Sơn, Thị Trấn 10 NGUYỄN VĂN SẾN ấp Phƣớc Tây, xã Phƣớc Thạnh 60 NGUYỄN THÙY DUNG ấp Rạch Sơn, Thị Trấn 11 NGUYỄN VŨ ANH ấp Phƣớc Tây, xã Phƣớc Thạnh 61 HUỲNH THỊ KIỀU TRIÊN ấp Bông Trang, xã Thạnh Đức 12 LÊ VĂN VIỆT ấp Phƣớc Tây, xã Phƣớc Thạnh 62 NGUYỄN THỊ THU ấp Bông Trang, xã Thạnh Đức 13 LÊ VĂN THÁI ấp Phƣớc Chánh, xã Phƣớc Thạnh 63 HỒ THỊ TUYÊN ấp Bông Trang, xã Thạnh Đức 14 NGUYỄN THỊ TRIỀU ấp Phƣớc Hòa, xã Phƣớc Thạnh 64 NGUYỄN THỊ KIM NGỌC ấp Bông Trang, xã Thạnh Đức 15 NGUYỄN THỊ ĐÒI ấp Phƣớc Hòa, xã Phƣớc Thạnh 65 NGUYỄN THỊ THÙY ấp Bông Trang, xã Thạnh Đức 16 LÊ VĂN HƢNG ấp Phƣớc Hòa, xã Phƣớc Thạnh 66 HỒ THỊ CẨM NHUNG ấp Trà Võ, xã Thạnh Đức 17 NGUYỄN NGỌC THỦY ấp Phƣớc Hòa, xã Phƣớc Thạnh 67 NGUYỄN SỸ KHANG ấp Trà Võ, xã Thạnh Đức 18 NGUYỄN THỊ PHƢỢNG ấp Phƣớc Hòa, xã Phƣớc Thạnh 68 NGUYỄN HUỲNH NHƢ ấp Trà Võ, xã Thạnh Đức 19 NGUYỄN THỊ HE ấp Phƣớc Hòa, xã Phƣớc Thạnh 69 TRẦN VĂN TIẾN ấp Trà Võ, xã Thạnh Đức 20 HUỲNH KHẮC DUY ấp Phƣớc Hòa, xã Phƣớc Thạnh 70 NGUYỄN THỊ KIM ĐỨC ấp Trà Võ, xã Thạnh Đức 21 VƢƠNG CHÚC ANH ấp Phƣớc Đức, xã Phƣớc Đông 71 NGÔ THỊ SI ấp Trà Võ, xã Thạnh Đức 11 Đồ án tốt nghiệp 22 NGUYỄN HỮU LỢI ấp Suối Cao A, xã Phƣớc Đông 72 NGUYỄN THỊ KIM THI ấp Bến Chò, xã Thạnh Đức 23 NGUYỄN THỊ CHUYỀN ấp Suối Cao A, xã Phƣớc Đông 73 NGUYỄN THỊ TÀI LINH ấp Bến Chò, xã Thạnh Đức 24 ĐỖ VĂN RON ấp Cây Trắc, xã Phƣớc Đông 74 NGUYỄN VĂN DỜ ấp Rộc, xã Thạnh Đức 25 ĐẶNG TẤN TÀI ấp Cây Trắc, xã Phƣớc Đông 75 LÊ CÔNG HẬU ấp Rộc, xã Thạnh Đức 26 HUỲNH CÔNG SƠN ấp Cây Trắc, xã Phƣớc Đông 76 NGUYỄN THỊ HỒNG LÊ ấp Bến Mƣơng, xã Thạnh Đức 27 HUỲNH THỊ THÊ ấp Cây Trắc, xã Phƣớc Đông 77 NGÔ THỊ PHƢƠNNG KIỀU ấp Bến Mƣơng, xã Thạnh Đức 28 LÊ QUỐC DŨNG ấp Cây Trắc, xã Phƣớc Đông 78 LÊ MINH NHẬT ấp Bến Đình, xã Thạnh Đức 29 VƢƠNG VĂN CỎ ấp Cây Trắc, xã Phƣớc Đông 79 PHẠM VŨ TRẦN TRINH ấp Bến Đình, xã Thạnh Đức 30 HUỲNH THỊ THỦY ấp Cây Trắc, xã Phƣớc Đông 80 VƢƠNG THỊ THÙY DUNG ấp Cẩm An, xã Thạnh Đức 31 HUỲNH THỊ CHI ấp Suối Cao B, xã Phƣớc Đông 81 TRỊNH KIM NGUYỆT ấp Xóm Bố, xã Hiệp Thạnh 32 HUỲNH VĂN NGOĂN ấp Suối Cao B, xã Phƣớc Đông 82 TRẦN HOÀI NHÂN ấp Xóm Bố, xã Hiệp Thạnh 33 HUỲNH VĂN PHI ấp Suối Cao B, xã Phƣớc Đông 83 LÊ THỊ NGỌC BÍCH ấp Xóm Bố, xã Hiệp Thạnh 34 NGUYỄN THỊ TUYẾT EM ấp Suối Cao B, xã Phƣớc Đông 84 LÊ VĂN VUI ấp Xóm Bố, xã Hiệp Thạnh 35 PHẠM THỊ NHÀN ấp Suối Cao B, xã Phƣớc Đông 85 LÂM QUỐC THẮNG ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 36 HUỲNH THỊ HOÀI THƢƠNG ấp Suối Cao B, xã Phƣớc Đông 86 THÂN HỮU THÀNH ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 37 TRẦN THỊ TUYẾT NGA ấp Phƣớc Đức, xã Phƣớc Đông 87 HỒ THÚY VÂN ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 38 TRẦN THỊ XEN ấp Phƣớc Đức, xã Phƣớc Đông 88 PHẠM THÀNH NHÂN ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 39 TRẦN QUANG MINH ấp Phƣớc Đức, xã Phƣớc Đông 89 NGUYỄN MINH CƢỜNG ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 40 NGUYỄN THỊ KIỀU MY ấp Phƣớc Đức, xã Phƣớc Đông 90 ĐOÀN THỊ NGỌC SANG ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 41 NGÔ TRẦN QUỲNH NHƢ Kp Thanh Hà, Thị Trấn 91 NGUYỄN VĂN ĐIỆT ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 42 TRẦN ĐẶNG PHƢƠNG THẢO Kp Thanh Hà, TT Gò Dầu 92 NGUYỄN THỊ CHEO ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 43 DIỆP DINH Kp Thanh Hà, TT Gò Dầu 93 HỒ THỊ PHƢƠNG THẢO ấp Cây Da, xã Hiệp Thạnh 44 PHAN NGUYỄN MINH Kp Thanh Bình A, TT Gò Dầu 94 NGUYỄN THỊ CHIÊM ấp Chánh, xã Hiệp Thạnh HOÀNG 45 NGUYỄN THIỆN NHÂN Kp Thanh Bình A, TT Gò Dầu 95 HUỲNH THỊ CHÂU ấp Chánh, xã Hiệp Thạnh 12 Đồ án tốt nghiệp 46 TRỊNH THỊ MƢỜI Kp Thanh Bình A, TT Gò Dầu 96 LÊ TUẤN ANH ấp Chánh, xã Hiệp Thạnh 47 HUỲNH KIM QUANG Kp Thanh Bình B, TT Gò Dầu 97 NGÔ THỊ DIỆU HUÊ ấp Chánh, xã Hiệp Thạnh 48 DƢ THỊ HƢƠNG TRANG Kp Thanh Bình B, TT Gò Dầu 98 PHẠM THỊ THÁI ấp Đá Hàng, xã Hiệp Thạnh 49 LÊ BÍCH NGỌC Kp Thanh Bình B, TT Gò Dầu 99 PHẠM QUỐC VIỆT ấp Đá Hàng, xã Hiệp Thạnh 50 VƢƠNG HOÀI LINH Nội Ô TT Gò Dầu 100 NGUYỄN NHẬT THU TRANG ấp Đá Hàng, xã Hiệp Thạnh 13

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdo_an_khao_sat_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_cac_giai_phap.pdf
Tài liệu liên quan