Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP.HCM

Tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP.HCM: ... Ebook Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP.HCM

pdf98 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH -----X W----- NGUYỄN THỊ THƠM GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN : TS. NGUYỄN TẤN HOÀNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2007 MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Mở Đầu..................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 4 1.1. Nghiệp vụ bảo lãnh .................................................................................. 4 1.1.1. Lịch sử hình thành nghiệp vụ bảo lãnh trên thế giới:........................... 4 1.1.2. Lịch sử hình thành nghiệp vụ bảo lãnh ở Việt Nam ............................ 4 1.1.3. Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng............................................................ 5 1.1.4. Các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh......................................... 5 1.1.4.1. Người bảo lãnh – The Guarantor ......................................................... 6 1.1.4.2. Người xin bảo lãnh hay người được bảo lãnh – The Principal ............ 6 1.1.4.3. Người thụ hưởng hay Người nhận bảo lãnh – The Beneficiary:....... 6 1.2. Phân loại bảo lãnh ngân hàng .............................................................. 7 1.2.1. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh....................................... 7 1.2.2. Căn cứ vào mục đích bảo lãnh ........................................................... 10 1.2.3. Căn cứ vào điều kiện thanh toán ........................................................ 12 1.2.4. Căn cứ vào vai trò của Ngân hàng bảo lãnh....................................... 13 1.3. Những nội dung cơ bản của một thư bảo lãnh................................. 14 1.3.1. Tên, địa chỉ …của các bên tham gia .................................................. 15 1.3.2. Dẫn chiếu hợp đồng gốc..................................................................... 15 1.3.3. Số tiền bảo lãnh .................................................................................. 15 1.3.4. Các điều kiện thanh toán .................................................................... 15 1.3.5. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh .......................................................... 16 1.3.6. Địa điểm phát hành và hết hạn hiệu lực bảo lãnh .............................. 16 1.4. Công dụng của Bảo lãnh .................................................................... 17 1 1.4.1. Bảo lãnh được dùng như công cụ bảo đảm...................................... 17 1.4.2. Bảo lãnh được dùng như một công cụ tài trợ:.................................... 17 1.4.3. Bảo lãnh được dùng như công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng........ 18 1.5. Bảo lãnh độc lập và tín dụng dự phòng .............................................. 18 1.5.1 Những điểm giống nhau.................................................................... 18 1.5.2. Những điểm khác nhau ........................................................................ 19 1.6. Các điều luật về bảo lãnh và tín dụng dự phòng................................ 19 1.6.1. Những quy tắc về bảo lãnh của ICC ................................................... 19 1.6.1.1. Quy tắc Thống nhất về bảo lãnh Hợp đồng ...................................... 19 1.6.1.2 . Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu .................................. 21 1.6.1.3. Quy tắc thống nhất về bảo chứng..................................................... 22 1.6.1.4. Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ....................... 23 1.6.1.5. Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế ................................. 23 1.6.1.6. Công ước liên hiệp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng 1.6.2. Mối quan hệ giữa công ước và các quy tắc.......................................... 25 Kết luận chương 1 ............................................................................................ 27 Chương 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HỒ CHÍ MINH ................................... 28 2.1. Giới thiệu về VCB HCM....................................................................... 28 2.1.1. Lịch sử ra đời ..................................................................................... 28 2.1.2. Các giai đoạn phát triển........................................................................ 28 2.1.2.1. Giai đoạn tháo gỡ, phá rào thời kỳ trước đổi mới 1976-1989 .......... 28 2.1.2.2. Giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới: từ năm 1990- 1995.......................... 29 2.1.2.3. Những gánh nặng nợ nần và thời kỳ khó khăn nhất từ năm 1996 – 1998 2.1.2.4. Thời kỳ đổi mới toàn diện lần thứ hai - chuẩn bị hội nhập............... 30 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và tình hình hoạt động của VCB HCM ................ 31 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức tại VCB HCM .......................................................... 31 2.1.3.2. Tình hình hoạt động tại VCB HCM.................................................. 33 2 2.2. Giới thiệu Phòng Bảo lãnh tại VCB HCM............................................ 38 2.2.1 Chức năng hoạt động của phòng Bảo lãnh .......................................... 38 2.2.2. Nhiệm vụ của phòng Bảo lãnh............................................................. 39 2.2.3. Mối quan hệ giữa Phòng bảo lãnh với các phòng ban khác................. 41 2.3. Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM ............................... 42 2.3.1.Đối tượng được ngân hàng bảo lãnh ....................................................... 42 2.3.2.Điều kiện xét phát hành thư bảo lãnh cho khách hàng ........................... 43 2.3.3. Bảo đảm cho bảo lãnh............................................................................ 43 2.3.4. Hồ sơ đề nghị phát hành bảo lãnh của khách hàng................................ 44 2.3.5. Quy trình phát hành thư bảo lãnh tại VCB HCM .................................. 45 2.3.5.1. Quy trình phát hành thư bảo lãnh có ký quỹ....................................... 45 2.3.5.2. Quy trình phát hành bảo lãnh được đảm bảo bằng hình thức khác.... 49 2.3.6. Quy trình phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng .................... 51 2.3.7. Nghiệp vụ thông báo thư bảo lãnh. ........................................................ 52 2.3.7.1. Trường hợp thư bảo lãnh đượpc gởi bằng điện................................... 52 2.3.7.2. Trường hợp thư bảo lãnh đượpc gởi trực tiếp..................................... 53 2.4. Phân tích kết quả hoạt động nghệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM ............... 54 2.4.1. Số lượng giao dịch bảo lãnh tại VCB HCM .......................................... 54 2.4.2. Doanh số bảo lãnh tại VCB HCM ........................................................ 54 2.4.3. Nguồn thu phí bảo lãnh.......................................................................... 56 2.5. Nhận xét về nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM ....................................... 58 2.5.1. Ưu điểm.................................................................................................. 58 2.5.2. Những tồn tại.......................................................................................... 59 2.5.2.1. Những tồn tại ở tầm vi mô .................................................................. 59 2.5.2.2. Những tồn tại ở tầm vĩ mô .................................................................. 63 Kết luận chương 2 ............................................................................................ 64 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI VCB HCM ............................................................... 65 3 3.1. Xu hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM .......................... 65 3.2.Mục tiêu của các giải pháp......................................................................... 66 3.3. Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM. ... 67 3.3.1. Cơ cấu tổ chức lại phòng bảo lãnh......................................................... 67 3.3.2. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực phòng bảo lãnh................. 68 3.3.3. Thành lập bộ phận thẩm định riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh ................. 68 3.3.4. Thành lập một bộ phận/phòng chuyên tư vấn về luật ........................... 69 3.3.5. Xây dựng chính sách lương thưởng hợp lý............................................ 69 3.3.6. Xây dựng chính sách khách hàng linh hoạt, hợp lý ............................... 70 3.3.7. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo hình ảnh........................ 71 3.3.8. Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị ngân hàng .... 71 3.3.9. Xây dựng chính sách thu hút đối tượng khách hàng là thể nhân .......... 72 3.3.10. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: ................................. 73 3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước........................................................ 73 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 76 Kết luận ............................................................................................................ 77 Tài liệu tham khảo Phụ lục 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Diễn biến huy động vốn giai đoạn 1996 – 2005........................................ 33 Bảng 2.2 Bảng số liệu về diễn biến cơ cấu nguồn vốn của VCB HCM .................. 34 Bảng 2.3 Bảng thay đổi cơ cấu cho vay ................................................................... 35 Bảng 2.4 Sự tăng trưởng tổng dư nợ qua các năm ..........................................35 Bảng 2.5 Bảng thống kê thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB HCM36 Bảng 2.6. Bảng thống kê lợi nhuận trước thuế và nộp thuế VAT..............................37 BẢNG 2.7. Số lượng giao dịch bảo lãnh tại VCB HCM.......................................... 54 BẢNG 2.8. Doanh số bảo lãnh của VCB HCM giai đoạn 2003-2005 ..................... 54 BẢNG 2.9. So sánh doanh số bảo lãnh của VCB HCM với toàn hệ thống.............. 56 BẢNG 2.10. Nguồn thu phí bảo lãnh tại VCB HCM ............................................... 57 BẢNG 2.11. So sánh tổng phí bảo lãnh với tổng phí dịch vụ tại VCB HCM ......... 57 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CAR : Capital Adequacy Ratio (Hệ số an toàn vốn) NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng Nhà nước NSNN: Ngân sách nhà nước NHNT: Ngân hàng Ngoại thương TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TMCP: Thương mại cổ phần TT : thanh toán VCB : Vietcombank VCB HCM: Vietcombank Hồ Chí Minh VCB TW: Vietcombank Trung ương 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua các nghiệp vụ ngân hàng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của xã hội góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển của đất nước, một trong số đó là nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Tuy nhiên mức độ đáp ứng của mảng nghiệp vụ này như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào định hướng phát triển của các ngân hàng cũng như sự am hiểu, tin cậy của khách hàng về nghiệp vụ này. Là một cán bộ công tác tại Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (VCB HCM) nhiều năm, với mong muốn nghiệp vụ bảo lãnh tại đây ngày càng được hoàn thiện và phát triển hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay, tôi quyết định chọn đề tài: “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” làm luận văn bảo vệ học vị Thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Nắm vững cơ sở lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. - Nghiên cứu về việc áp dụng các luật trong nước và quốc tế về nghiệp vụ bảo lãnh. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu nghiệp vụ bảo lãnh, luật áp dụng cho bảo lãnh, thực trạng của nghiệp vụ bảo lãnh, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. - Phạm vi nghiên cứu: thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM, đồng thời đề tài cũng thực hiện khảo sát nghiệp vụ này tại các ngân hàng trên địa bàn TP HCM. Về 7 luật áp dụng cho nghiệp vụ bảo lãnh, đề tài đề cập đến các luật quốc tế, các văn bản pháp luật ở Việt Nam trước đây và hiện nay. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm đưa hoạt động bảo lãnh tại VCB HCM phát triển một cách hiệu quả, an toàn. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp thống kê, phương pháp suy luận logic. - Sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn. - Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp khách hàng, các chuyên gia ngân hàng trên địa bàn TP HCM. 5. Tính thực tiễn của đề tài: Bất cứ một nghiệp vụ ngân hàng nào dù đã hình thành và phát triển từ lâu nhưng bao giờ cũng tồn tại những hạn chế nhất định, những hạn chế này có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng cũng vậy. Do vậy, nghiên cứu về thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM để hiểu rõ thực trạng, đánh giá thuận lợi, khó khăn để từ đó có những giải pháp thiết thực và phù hợp với thực trạng hiện tại, góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM là một vấn đề cần thiết, mang tính thực tiễn cao. Ngoài ra, các giải pháp đề xuất hoàn toàn có thể được xem xét, áp dụng cho các ngân hàng trong giao dịch bảo lãnh. Những kiến nghị đối với VCB HCM, cũng như các cơ quan có thẩm quyền là những phản ánh xuất phát từ tình hình thực tế tại VCB HCM nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. 6. Kết cấu đề tài: Đề tài gồm: 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM. 8 Đây là đề tài khá mới mẻ bởi nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng chưa được quan tâm một cách đúng mức, chưa được khai thác hết các tiềm năng vốn có của nó. Hiện nay, trong nước chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, các tài liệu tham khảo về nghiệp vụ này rất hiếm, chủ yếu có nguồn gốc từ nước ngoài, chưa được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Các bản dịch tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng Anh. Ngoài ra, việc áp dụng giữa lý thuyết và thực hành về nghiệp vụ bảo lãnh ở các ngân hàng còn rất khác nhau. Do vậy tác giả gặp không ít khó khăn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài. Mặc dù tác giả đã hết sức cố gắng nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đề tài khó tránh khỏi những khuyếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy cô, bạn bè và những cá nhân tập thể có quan tâm đến lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng nhằm giúp tác giả được tiếp tục nghiên cứu và phát triển đề tài ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1.1. Nghiệp vụ bảo lãnh: 1.1.1. Lịch sử hình thành nghiệp vụ bảo lãnh trên thế giới: Nghiệp vụ bảo lãnh có từ thời kỳ trung cổ tại Hy Lạp, ban đầu rất sơ khai, thông qua những giao dịch trong quan hệ cá nhân với cá nhân rất đời thường. Sau đó, nghiệp vụ bảo lãnh mới chính thức có mặt trong giao dịch quốc tế và nhu cầu ngày càng tăng. Chính vì vậy, các quốc gia Tây Âu và Hoa Kỳ đã phát triển loại hình giao dịch này vào khuôn phép luật pháp. Từ đây, nghiệp vụ bảo lãnh được áp dụng trên thị trường nội địa Hoa Kỳ vào giữa những năm 60 và sau đó nó được “Quốc tế hóa” như là giải pháp hiệu quả bảo đảm cho nền thương mại và tài chính thế giới phát triển vào đầu thập kỷ tiếp theo. Ngày nay, nghiệp vụ bảo lãnh thực sự đã trở thành công cụ thông dụng nhất nhằm đảm bảo thực thi nghĩa vụ, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính trong các giao dịch ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bảo lãnh không chỉ được sử dụng trong mọi lĩnh vực các nước phương Tây mà còn rất phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như vùng Trung Đông, Đông Nam Á, Bắc Phi. Ngay tại các nước trong phe Xã hội chủ nghĩa trước đây như Đông Đức, Tiệp khắc, Ba Lan, Nam Tư… đều sử dụng bảo lãnh như là phương tiện bảo đảm trong giao dịch kinh tế và dân sự. 1.1.2. Lịch sử hình thành nghiệp vụ bảo lãnh ở Việt Nam: Nghiệp vụ bảo lãnh được áp dụng tại Việt Nam từ cuối thập kỷ 80, trong giai đoạn chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường. Thời kỳ đó, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp quốc doanh tại Ngân hàng không được bảo đảm bằng tài sản tăng lên, cả hai bên vận dụng bảo lãnh của phía thứ ba nhằm khai thông ách tắc trong thể chế tín dụng. Do sự “tự phát” đó nên tính chất của bảo lãnh lúc bấy giờ bị sai lệch: Bảo lãnh không dựa trên cơ sở pháp lý về khả năng tài chính mà dựa vào uy tín, vị thế của Người bảo lãnh. Hợp đồng tín dụng có thể được bảo lãnh bởi cơ quan quản lý các cấp như Ủy Ban Nhân Dân cấp huyện, tỉnh, hoặc thậm chí bởi các cơ quan của Đảng, tổ 10 chức quần chúng như: Mặt trận, Đoàn thanh niên… Do vậy, bảo lãnh luôn là hình thức nhằm giúp Ngân hàng hợp lý hóa khoản vay. Kết cục là không ít trường hợp Người bảo lãnh không bao giờ có thể trả thay cho doanh nghiệp vay nợ, để rồi các bên đưa nhau ra tòa. Điều này cũng dễ hiểu đối với một nước có tốc độ phát triển kinh tế thị trường nhanh hơn tốc độ hoàn thiện hệ thống pháp luật như Việt Nam. Những năm gần đây, các Luật và văn bản dưới luật của nước ta đều đề cập đến bảo lãnh nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý cho loại hình giao dịch này, đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của giao lưu quốc tế. Mặc dù chưa hoàn thiện nhưng hệ thống pháp luật Việt Nam đã bước đầu khai phá một hành lang cho một loại hình giao dịch mới. 1.1.3. Định nghĩa bảo lãnh ngân hàng: Bảo lãnh ngân hàng có thể hiểu theo nhiều góc độ khác nhau: - Xét về góc độ học thuật, bảo lãnh ngân hàng là một hình thức “Tín dụng chữ ký – Signature Credit”, là hoạt động sinh lời mà không phải bỏ vốn của các ngân hàng. - Theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (khoản 12, Điều 20) quy định: “Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay”. Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một loại hình tài trợ ngoại thương, nhằm phòng ngừa những tổn thất cho Người thụ hưởng bảo lãnh do có sự vi phạm nghĩa vụ của bên đối tác liên quan. Cho dù cách tiếp cận có khác nhau song nhìn chung các quan điểm đều thống nhất ở một điểm là: Bảo lãnh ngân hàng là một loại hình tín dụng của ngân hàng. 1.1.4. Các bên tham gia trong nghiệp vụ bảo lãnh: Trong nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất 3 bên tham gia là: Người bảo lãnh, Người xin bảo lãnh và Người thụ hưởng bảo lãnh. 11 1.1.4.1. Người bảo lãnh – The Guarantor Là người phát hành thư bảo lãnh, thường là ngân hàng, tổ chức tín dụng hay tổ chức tài chính, gọi chung là ngân hàng. Ngân hàng bảo lãnh phải là ngân hàng có uy tín, có khả năng tài chính, được bên thụ hưởng chấp nhận. Ngân hàng bảo lãnh có khi chỉ là ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh (trong trường hợp phát hành bảo lãnh trực tiếp); và cũng có khi là hai ngân hàng tham gia, trong đó một ngân hàng phục vụ người xin bảo lãnh, một ngân hàng phục vụ Người thụ hưởng (trong trường hợp bảo lãnh gián tiếp). 1.1.4.2. Người xin bảo lãnh hay người được bảo lãnh – The Principal: Là người yêu cầu được ngân hàng bảo lãnh. Người xin bảo lãnh có thể là: - Người xuất khẩu (trong trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng). - Người nhập khẩu (trong trường hợp bảo lãnh thanh toán). - Người đi vay, người mua hàng trả chậm (trường hợp bảo lãnh thanh toán). - Người tham gia dự thầu (trong trường hợp bảo lãnh dự thầu). 1.1.4.3. Người thụ hưởng hay Người nhận bảo lãnh – The Beneficiary: Có thể là: - Người nhập khẩu (trong trường hợp bảo lãnh thực hiện hợp đồng). - Người xuất khẩu, người cho vay (trong trường hợp bảo lãnh thanh toán). - Người mời thầu, chủ đầu tư (trong trường hợp bảo lãnh dự thầu). - Người nhập khẩu (trong trường hợp bảo lãnh tiền đặt cọc, tiền ứng trước). Ghi chú: Trong hợp đồng ngoại thương, người xuất khẩu và người nhập khẩu có thể vừa là người thụ hưởng vừa có thể là người xin bảo lãnh. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán thiết bị toàn bộ theo phương thức trả chậm, người xuất khẩu có thể yêu cầu người nhập khẩu phải có bảo lãnh thanh toán của ngân hàng; ngược lại, người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu phải có bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng hay bảo lãnh bảo hành thiết bị máy móc. Bằng sơ đồ, ta biểu hiện mối quan hệ giữa các bên chính tham gia trong một nghiệp vụ bảo lãnh như sau: 12 NGÂN HÀNG BẢO LÃNH Người xin bảo lãnh (1) (3) (2) Người thụ hưởng bảo lãnh Trong đó: (1) Biểu thị mối quan hệ gốc, hợp đồng gốc (underlying contract ), là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh. (2) Biểu thị mối quan hệ giữa người xin bảo lãnh và ngân hàng phát hành thư bảo lãnh, trong đó người xin bảo lãnh làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hàng thư bảo lãnh cho đối tác trong hợp đồng gốc thụ hưởng. (3) Biểu thị mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và người thụ hưởng. Khi hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng bồi thường cho người thụ hưởng. 1.2. Phân loại bảo lãnh ngân hàng: 1.2.1. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh: ¾ Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee): - Là loại bảo lãnh trong đó ngân hàng của người xin bảo lãnh cam kết bồi thường không hủy ngang trực tiếp cho Người thụ hưởng. - Sau khi đã bồi thường cho Người thụ hưởng, ngân hàng truy đòi bồi hoàn trực tiếp từ người xin bảo lãnh. - Thông thường có ba bên tham gia là: Ngân hàng phát hành, Người xin bảo lãnh và Người thụ hưởng. Khi người thụ hưởng ở nước ngoài, thường có thêm một ngân hàng ở nước người thụ hưởng tham gia làm đại lý cho ngân hàng phát hành với nhiệm vụ thông báo thư bảo lãnh cho Người thụ hưởng. 13 Sơ đồ bảo lãnh trực tiếp Ngân hàng Thông báo Ngân hàng Phát hành Người xin Bảo lãnh Người thụ hưởng (4) (1) (3) (4) (2) Trong đó: (1) Hợp đồng gốc được ký kết bởi Người xin bảo lãnh và Người thụ hưởng bảo lãnh. (2) Trên cơ sở hợp đồng gốc, khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành thư bảo lãnh và cam kết hoàn trả. (3) Trường hợp không có ngân hàng đại lý, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển tiếp cho Người thụ hưởng. (4) Trường hợp có ngân hàng đại lý, ngân hàng phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho Người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý. ¾ Bảo lãnh gián tiếp (Indirect Guarantee): - Là loại bảo lãnh trong đó người xin bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (gọi là ngân hàng chỉ thị) đề nghị ngân hàng ở nước người thụ hưởng (gọi là ngân hàng bảo lãnh) phát hành thư bảo lãnh (gọi là bảo lãnh chính hay bảo lãnh gốc) và chuyển cho Người thụ hưởng. - Để bảo lãnh gián tiếp có hiệu lực thì ngân hàng chỉ thị phát hành một thư bảo lãnh cho ngân hàng bảo lãnh hưởng. Thư bảo lãnh giữa hai ngân hàng này gọi là thư bảo lãnh đối ứng hay bảo lãnh giáp lưng (Counter Guarantee or Back-to-Back Guarantee). 14 - Thời hạn của thư bảo lãnh đối ứng phải dài hơn thời hạn của thư bảo lãnh gốc ít nhất là 15 ngày, thông thường dài hơn 1 tháng, ngoài ra cam kết trả tiền của ngân hàng chỉ thị đối với ngân hàng bảo lãnh luôn là vô điều kiện. - Khi xảy ra vi phạm hợp đồng, thứ tự bồi hoàn như sau: Người thụ hưởng truy đòi ngân hàng bảo lãnh; sau đó ngân hàng bảo lãnh truy đòi ngân hàng chỉ thị; và cuối cùng, ngân hàng chỉ thị truy đòi người yêu cầu bảo lãnh. Như vậy, trong bảo lãnh gián tiếp có bốn thành phần tham gia: Người xin bảo lãnh (Principal); Ngân hàng chỉ thị (Instructing Bank); Ngân hàng bảo lãnh (Issuing Bank); Người thụ hưởng (Beneficiary). Do ở cùng quốc gia với ngân hàng bảo lãnh nên quyền lợi của Người thụ hưởng được bảo vệ chắc chắn hơn. Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp: Ngân hàng Bảo lãnh Ngân hàng Chỉ thị Người xin Bảo lãnh Người thụ hưởng bảo lãnh (4) (1) (3) (2) Trong đó: (1) Hợp đồng gốc được ký kết bởi Người xin bảo lãnh và Người thụ hưởng bảo lãnh. (2) Trên cơ sở hợp đồng gốc, khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân hàng đại lý phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho Người thụ hưởng. (3) Ngân hàng chỉ thị phát hành thư bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh. (4) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh và chuyển cho Người thụ hưởng. Ví dụ: Công ty Vinafood xuất khẩu gạo sang Philippine. Nhà nhập khẩu yêu cầu phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng do một Ngân hàng tại Philippine phát hành. 15 Vinafood yêu cầu một Ngân hàng ở Việt Nam ra chỉ thị cho Ngân hàng tại Philippine phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người thụ hưởng là nhà nhập khẩu. Với bảo lãnh này, nhà nhập khẩu vừa được bảo vệ mình trước những rủi ro từ phía Vinafood và cả những rủi ro có thể từ phía Ngân hàng ở Việt Nam. 1.2.2. Căn cứ vào mục đích bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu (Tender Guarantee, Bid Bond): Trong thương mại quốc tế, đấu thầu thường được sử dụng để tìm nguồn cung cấp tối ưu nhất. Người dự thầu phải nộp kèm đơn dự thầu một thư bảo lãnh dự thầu do ngân hàng phát hành. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho Bên mời thầu do những vi phạm của người dự thầu gây ra như: rút đơn thầu, trúng thầu nhưng từ chối không ký tiếp hợp đồng cung ứng, vi phạm quy chế đấu thầu …Mức bảo lãnh theo thông lệ từ 2% đến 5% giá trị hợp đồng. Bảo lãnh dự thầu thực chất là công cụ thay thế việc ký quỹ của người dự thầu. Bên cạnh đó, bảo lãnh dự thầu còn có tác dụng để cho bên mời thầu thấy đơn dự thầu là một đề nghị nghiêm túc và bên dự thầu sẽ ký kết hợp đồng nếu trúng thầu. Việc ngân hàng cấp bảo lãnh dự thầu hàm ý năng lực tài chính của người dự thầu là lành mạnh. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh dự thầu kết thúc một trong các trường hợp sau: 1. Người dự thầu đã trúng thầu, đã ký hợp đồng và đã nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng. 2. Người dự thầu không trúng thầu. 3. Bên mời thầu hủy gói thầu. ¾ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng (Performance Bond/ Guarantee): Đây là loại bảo lãnh thông dụng, mục đích của bảo lãnh thực hiện hợp đồng: tạo áp lực cho bên bán phải thực hiện đúng những điều đã ký kết trong hợp đồng và bồi thường cho bên mua trong trường hợp bên bán vi phạm hợp đồng như không giao hàng, giao hàng chậm, hàng giao không đúng chất lượng, số lượng…Hiệu lực của loại bảo lãnh này chấm dứt khi người được bảo lãnh hoàn thành nghĩa vụ cung ứng hàng hóa. 16 ¾ Bảo lãnh tiền đặt cọc hay tiền ứng trước (Advanced Payment Guarantee): Đặt cọc là việc bên mua chuyển một số tiến ký quỹ nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng, đồng thời bên mua cũng yêu cầu bên bán đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh khoản tiền đặt cọc đó: thư bảo lãnh này gọi là bảo lãnh tiền đặt cọc. Ngoài ra, đối với những hợp đồng có giá trị lớn, để giúp bên bán có vốn ban đầu để sản xuất và nhanh chóng giao hàng cho bên mua, trong hợp đồng thường quy định một tỷ lệ theo giá trị hợp đồng phải được đáp ứng trước cho bên bán, đồng thời bên mua cũng phải yêu cầu bên bán đề nghị ngân hàng phát hành thư bảo lãnh khoản tiền ứng trước đó; thư bảo lãnh này gọi là bảo lãnh tiền ứng trước. Mục đích của bảo lãnh tiền đặt cọc hay ứng trước: nhằm đảm bảo cho bên mua được nhận lại số tiền đặt cọc hay ứng trước trong trường hợp bên bán không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, nghĩa là không giao hàng đúng như hợp đồng quy định. Bảo lãnh tiền đặt cọc hay tiền ứng trước có hiệu lực khi bên bán nhận được khoản tiền này và hết hiệu lực khi bên bán giao hàng lần cuối cộng với một số ngày để Người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền nếu có. ¾ Bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh trả chậm (Deferred – Payment Guarantee): Thường được dùng trong các hợp đồng mua bán thiết bị hàng hóa trả chậm. Quan hệ giữa bên mua và bên bán thực chất là quan hệ tín dụng thương mại, theo đó, người mua chấp nhận trả tiền hàng hóa theo kỳ hạn nợ cụ thể. Để bảo vệ mình trước rủi ro không thanh toán đầy đủ và đúng hạn của người mua, người bán có thể yêu cầu một bảo lãnh trả chậm của ngân hàng. Đây là loại bảo lãnh phổ biến ở các nước đang phát triển và có thể được sử dụng để thay thế cho phương thức tín dụng chứng từ. ¾ Bảo lãnh bảo hành (Maintenance Guarantee/Warranty Bond): Loại bảo lãnh này thường áp dụng trong đấu thầu xây dựng để bảo hành công trình hoặc bảo lãnh trong các hợp đồng nhập thiết bị đồng bộ để bảo hành thiết bị máy móc. Trong trường hợp người cung ứng hoặc người dự thầu không bảo hành thiết bị, công trình thì ngân hàng bảo lãnh sẽ trả tiền bảo lãnh cho người thụ hưởng để thuê công ty khác sửa chữa, bảo hành. Thời hạn hiệu lực của thư bảo lãnh thường từ 12 đến 24 tháng kể từ ngày lắp đặt thiết bị hoàn chỉnh, chạy thử hoặc từ ngày nghiệm thu công trình xây dựng. 17 1.2.3. Căn cứ vào điều kiện thanh toán: ¾ Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện: Là bảo lãnh mà việc thanh toán được thực hiện ngay khi ngân hàng phát hành nhận được yêu cầu đầu tiên bằng văn bản của Người thụ hưởng và xem đây như một lệnh thanh toán đơn giản không đòi hỏi phải có chứng từ kèm theo.Cần lưu ý là văn bản đòi tiền do Người thụ hưởng đơn phương lập, không cần có sự xác nhận của người được bảo lãnh hoặc của bên thứ ba nào khác. Ngân hàng phát hành không được viện dẫn bất cứ lý do nào liên quan đến hợp đồng gốc để trì hoãn việc thanh toán. Do đó, chỉ Người thụ hưởng là có lợi thế tuyệt đối trong loại bảo lãnh này; còn đối với Ngân hàng và Người được bảo lãnh luôn ở thế bị động và dễ bị lợi dụng lừa đảo. ¾ Bảo lãnh thanh toán kèm chứng từ: Điều kiện thanh toán là phải có chứng từ xác nhận của bên thứ ba (thường là một bên độc lập có đủ tư cách chuyên môn để xác nhận). Chứng từ có thể xuất trình theo một trong hai cách sau: Một là, Người thụ hưởng xuất trình các chứng từ xác nhận hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh; các chứng từ này phải do bên thứ ba có tư cách độc lập phát hành. Hai là, Người thụ hưởng xuất t._.rình yêu cầu thanh toán, ngoài ra không cần xuất trình bất kỳ loại chứng từ nào khác; nhưng ngân hàng phát hành có quyền dừng thanh toán nếu người được bảo lãnh cung cấp các chứng từ của bên thứ ba độc lập xác nhận hợp đồng không vi phạm. Loại bảo lãnh này bảo vệ người được bảo lãnh tốt hơn so với trường hợp bảo lãnh vô điều kiện. Trước khi thanh toán, ngân hàng phải tiến hành kiểm tra các chứng từ gửi đến. ¾ Bảo lãnh thanh toán kèm theo phán quyết của tòa án: Điều kiện thanh toán là người thụ hưởng phải xuất trình một phán quyết của tòa án hoặc trọng tài khẳng định việc vi phạm nghĩa vụ của Người được bảo lãnh và trách nhiệm bồi hoàn cho Người thụ hưởng. Trên thực tế, loại bảo lãnh này rất ít được các bên tham gia lựa chọn do tính phức tạp và sự chậm trễ của nó. 18 1.2.4. Căn cứ vào vai trò của Ngân hàng bảo lãnh: ¾ Xác nhận bảo lãnh: Là một bảo lãnh ngân hàng do một ngân hàng (Ngân hàng xác nhận) phát hành cho Người thụ hưởng về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng phát hành thư bảo lãnh (Ngân hàng được xác nhận). Trường hợp Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã cam kết với Người thụ hưởng thì Ngân hàng xác nhận sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho Ngân hàng bảo lãnh. Sơ đồ xác nhận bảo lãnh: Ngân hàng Xác nhận Ngân hàng Bảo lãnh Người xin Bảo lãnh Người thụ hưởng (5) (1) (3) (4) (2) Trong đó: (1) Hợp đồng gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh. (2) Người xin bảo lãnh làm đơn yêu cầu ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho đối tác trong hợp đồng gốc thụ hưởng. (3) Ngân hàng bảo lãnh phát hành thư bảo lãnh cho Người thụ hưởng. Khi hợp đồng bị vi phạm, ngân hàng bảo lãnh bồi thường cho Người thụ hưởng. (4) Ngân hàng bảo lãnh đề nghị ngân hàng xác nhận phát hành thư xác nhận bảo lãnh cho Người thụ hưởng. 19 (5) Ngân hàng xác nhận phát hành thư xác nhận bảo lãnh cho Người thụ hưởng. Khi ngân hàng bảo lãnh vi phạm hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng xác nhận bồi thường cho Người thụ hưởng. ¾ Đồng bảo lãnh: Là việc nhiều ngân hàng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng thông qua một ngân hàng làm đầu mối. Ngân hàng đầu mối cấp bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh trên cơ sở yêu cầu của của khách hàng nhưng được chia sẻ nghĩa vụ bởi những ngân hàng khác, gọi là các ngân hàng đồng bảo lãnh. Nếu phát sinh thanh toán, các ngân hàng đồng bảo lãnh sẽ trả tiền theo tỷ lệ ghi trong hợp đồng đồng bảo lãnh. 1.3. Những nội dung cơ bản của một thư bảo lãnh: Nhìn chung, không có một mẫu thư bảo lãnh thống nhất cho tất cả các loại bảo lãnh cũng như cho tất cả các ngân hàng phát hành. Việc soạn thảo thư bảo lãnh được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm đặc biệt là về mặt pháp lý, mỗi loại bảo lãnh thường có một mẫu riêng. Tuy nhiên một thư bảo lãnh phải bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Người được bảo lãnh (người yêu cầu bảo lãnh) - Người thụ hưởng (người nhận bảo lãnh) - Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh (ngân hàng bảo lãnh ) - Số tiền và loại tiền bảo lãnh - Điều kiện về yêu cầu thanh toán - Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. - Dẫn chiếu hợp đồng gốc - Điều khoản giảm dần giá trị bảo lãnh. - Cam kết bảo lãnh chính thức của ngân hàng - Ngân hàng thông báo, Ngân hàng chỉ thị, Ngân hàng xác nhận (nếu có) - Ngoài ra, có thể có các điều khoản khác như dẫn chiếu luật áp dụng, thời gian thanh toán bảo lãnh… Sau đây là một số điểm chính cần quan tâm khi soạn thư bảo lãnh: 20 1.3.1. Tên, địa chỉ …của các bên tham gia: Những bên tham gia hợp đồng bảo lãnh bao gồm: người được bảo lãnh; người thụ hưởng; ngân hàng phát hành thư bảo lãnh; ngân hàng thông báo (nếu có); ngân hàng chỉ thị (nếu có). Trong thư bảo lãnh, tên, địa chỉ… của các bên tham gia (đặc biệt là người thụ hưởng) phải ghi đầy đủ và rõ ràng, bởi vì bất cứ sự mơ hồ hoặc ẩn ý nào cũng có thể dẫn đến hậu quả rủi ro sau này. 1.3.2. Dẫn chiếu hợp đồng gốc: Như trên đã đề cập, thường mỗi loại bảo lãnh nhằm vào một rủi ro nhất định và do nội dung của hợp đồng gốc quyết định. Do vậy, thư bảo lãnh bao giờ cũng có phần dẫn chiếu số hiệu của hợp đồng gốc. 1.3.3. Số tiền bảo lãnh: -Vì số tiền bảo lãnh là số tiền tối đa mà ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng, do đó cho dù tổn thất do vi phạm hợp đồng có thể lớn hơn số tiền bảo lãnh, nhưng người thụ hưởng vẫn không được bồi thường cao hơn mức bảo lãnh tối đa của ngân hàng. - Số tiền bảo lãnh phải vừa ghi bằng số và ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. - Tránh trường hợp ghi số tiền bảo lãnh bằng tỷ lệ % so với giá trị hợp đồng, vì để phòng trường hợp giá trị hợp đồng gốc có thể thay đổi sau khi thư bảo lãnh đã được phát hành. - Các điều khoản giảm dần giá trị bảo lãnh theo tiến độ hoàn thành hợp đồng (nếu có) cũng phải quy định cụ thể. 1.3.4. Các điều kiện thanh toán: - Nếu là bảo lãnh có điều kiện thì phải xác định cụ thể những chứng từ nào cần phải xuất trình. - Trước khi thanh toán, ngân hàng cần kiểm tra tính xác thực của các chứng từ được xuất trình. 21 1.3.5. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: - Đây là khoảng thời gian mà ngân hàng phát hành cam kết thanh toán bất cứ khi nào người thụ hưởng khi xuất trình đủ các điều kiện thanh toán. - Quá thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, ngân hàng phát hành được miễn trách nhiệm bồi thường. - Cần chú ý một số điểm về thời hạn hiệu lực của bảo lãnh như sau: + Sự kiện bắt đầu hiệu lực bảo lãnh: Thời điểm bắt đầu hiệu lực bảo lãnh cần được xác định rõ ràng và cụ thể. Bên bán sẽ không ký kết được hợp đồng nếu họ chưa mở một bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho Bên mua là người thụ hưởng. Trong trường hợp này, thư bảo lãnh có thể được phát hành nhưng có điều khoản quy định rằng nó chỉ có hiệu lực khi nào Bên bán nhận được hợp đồng đã ký, hoặc L/C đã được mở. Tương tự, dạng thư bảo lãnh tiền ứng trước có thể có điều kiện quy định là bảo lãnh chỉ bắt đầu có hiệu lực khi Bên bán nhận được tiền ứng trước của Bên mua. + Ngày hết hạn hiệu lực bảo lãnh là ngày cuối cùng ngân hàng tiếp nhận yêu cầu thanh toán của người thụ hưởng, ngày này cần phải quy định cụ thể rõ ràng. + Sự kiện chấm dứt hiệu lực bảo lãnh: Việc chấm dứt hiệu lực bảo lãnh thường dựa trên một sự kiện nào đó, ví dụ như: - Quá thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. - Hợp đồng gốc bị tuyên bố là vô hiệu. - Bảo lãnh được hủy bỏ có sự đồng ý của người thụ hưởng. - Khi người được bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ của họ quy định trong hợp đồng gốc (hoàn thành công trình hay hoàn thành giao hàng). - Khi ngân hàng bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường của mình. 1.3.6. Địa điểm phát hành và hết hạn hiệu lực bảo lãnh: - Trong thực tế, nơi phát hành bảo lãnh ở đâu thì hết hiệu lực ở đó. - Địa điểm phát hành bảo lãnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, nguyên tắc định sẵn quy định rằng: nếu không có quy định khác, thì luật pháp của nước ngân hàng phát hành sẽ điều chỉnh quan hệ bảo lãnh. Tuy nhiên, do luật pháp mỗi nước một khác cho 22 nên trong nhiều trường hợp các bên thỏa thuận lấy luật quốc tế được biết đến một cách phổ biến để áp dụng. - Địa điểm phát hành cần được quy định cụ thể. Ví dụ: trong bảo lãnh gián tiếp, ngày hết hạn hiệu lực là ngày cuối cùng người thụ hưởng được phép xuất trình yêu cầu đòi tiền cho ngân hàng phát hành (là ngân hàng phục vụ tại cùng nước với người thụ hưởng). 1.4. Công dụng của Bảo lãnh 1.4.1. Bảo lãnh được dùng như công cụ bảo đảm: Chức năng quan trọng nhất của Bảo lãnh là cung cấp một sự bảo đảm cho Người thụ hưởng. Mục đích của Bảo lãnh là cung cấp cho Người thụ hưởng một khoản bồi hoàn tài chính cho những thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của Người được bảo lãnh gây ra. Theo thống kê của những nhà Ngân hàng Mỹ thì chỉ có 1% trên tổng số các Bảo lãnh được phát hành ở Mỹ bị Người thụ hưởng yêu cầu thanh toán. Qua đó, phần nào chúng ta có thể thấy rằng bảo lãnh là một công cụ bảo đảm chứ không phải là một công cụ thanh toán. Hơn nữa, bảo lãnh được dùng trong những hợp đồng thi công, hợp đồng bảo hành các sản phẩm, dự thầu công trình… đây là những thỏa thuận không mang tính mua bán hay thanh toán. Do vậy bảo lãnh chỉ được dùng cho mục đích bảo đảm an toàn cho Người thụ hưởng khi có một biến cố vi phạm hợp đồng của Người được bảo lãnh. 1.4.2. Bảo lãnh được dùng như một công cụ tài trợ: Hầu hết các hợp đồng thi công và thậm chí một số hợp đồng buôn bán lớn đòi hỏi phải có một khoảng thời gian dài mới hoàn tất. Điều này đặt ra một nhu cầu tài trợ cho dự án. Người thi công (công ty xây dựng) sẽ rất khó khăn về tài chính và chịu nhiều rủi ro nếu như phải hoàn tất công trình hay hạn mục công trình thì mới nhận được thanh toán của người chủ công trình. Do đó công ty xây dựng sẽ thương lượng với chủ công trình về một khoản tiền tài trợ cho mình. Khoản tiền ứng trước cho công ty xây dựng thể hiện sự tài trợ của chủ công trình đồng thời cũng nói lên sự cùng tham gia vào công trình của người chủ công trình và công ty xây dựng. Ngân hàng của công ty xây dựng 23 sẽ phát hành bảo lãnh hoàn thanh toán như là một công cụ tài trợ để cho công ty nhận được khoản tiền ứng trước từ chủ công trình. Ngân hàng chấp thuận phát hành bảo lãnh cho công ty xây dựng cũng là một phương thức tài trợ trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh chỉ dựa trên uy tín giao dịch của công ty xây dựng. 1.4.3. Bảo lãnh được dùng như công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồng: Việc thanh toán bảo lãnh dựa trên việc vi phạm hợp đồng của Người được bảo lãnh. Nói khác đi, Người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán bảo lãnh khi Người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Trong suốt thời hạn của bảo lãnh, Người thụ hưởng luôn có quyền yêu cầu Ngân hàng phát hành bảo lãnh thanh toán nếu như Người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng (bất kể mức độ vi phạm như thế nào và thiệt hại cho Người thụ hưởng là bao nhiêu). Người được bảo lãnh luôn bị một áp lực của việc phải bồi hoàn bảo lãnh. Như vậy, bảo lãnh có vai trò đốc thúc Người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên, khi ký hợp đồng và nhận thư bảo lãnh, Người thụ hưởng vẫn mong muốn Người được bảo lãnh thực hiện hợp đồng chứ không mong chờ ở khoản bồi hoàn tài chính từ bảo lãnh vì việc tìm kiếm một đối tác khác thực hiện hợp đồng đang bị bỏ dở không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi mất nhiều thời gian và chi phí. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng mang ý nghĩa đốc thúc thực hiện hợp đồng hơn là bồi hoàn. Tóm lại: Trong ba công dụng nêu trên của bảo lãnh, đặc biệt là công dụng thứ nhất và công dụng thứ ba có mối liên quan rất chặt chẽ. Bởi vì, Người được bảo lãnh luôn luôn có một sự thúc ép thực hiện đúng hợp đồng nên điều này càng làm tăng thêm tính bảo đảm cho Người thụ hưởng. 1.5 . Bảo lãnh độc lập và tín dụng dự phòng 1.5.1. Những điểm giống nhau: Đều là một trong những loại hình của cam kết bảo lãnh mà người phát hành chủ yếu là ngân hàng. 24 1.5.2. Những điểm khác nhau: Bảo lãnh độc lập Tín dụng thư dự phòng 1. Mục đích sử dụng: Được sử dụng trước hết nhằm hỗ trợ nghĩa vụ tài chính Được sử dụng trước tiên tại thị trường Mỹ. Thiên về tín dụng chứng từ Được sử dụng trước hết nhằm hỗ trợ nghĩa vụ phi tài chính 2. Sự đa dạng trong thực tế vận dụng: Được sử dụng trước tiên trong các giao dịch quốc tế, không áp dụng tại Mỹ. 3. Kỹ thuật nghiệp vụ Thiên về cam kết bảo lãnh 4. Quy tắc thường áp dụng Thông thường là URDG Thông thường là UCP, ISP, không áp dụng theo URDG 1.6. Các điều luật về bảo lãnh và tín dụng dự phòng: 1.6.1. Những quy tắc về bảo lãnh của ICC: Sự phát triển mạnh của giao dịch cam kết bảo lãnh trong thập kỷ 60 đã buộc các tổ chức thương mại, tài chính quốc tế nghĩ đến một hành lang pháp lý cho công cụ bảo đảm được coi là đa năng, uyển chuyển này. Trong số đó, Phòng Thương mại Quốc tế (The International Chamber of Commerce), một tổ chức phi chính phủ về thương mại – ngân hàng – bảo hiểm – vận tải lớn nhất thế giới đã có những đóng góp đáng kể vào công trình trên. Sau đây chúng ta sẽ đề cập đến các quy tắc, điều luật mà Phòng Thương mại Quốc tế đã ban hành: 1.6.1.1. “Quy tắc Thống nhất về Bảo Lãnh Hợp đồng” The Uniform Rules for Contract Guarantee – gọi tắt là URCG có hiệu lực năm 1978, số xuất bản 325. ICC đã hợp tác chặt chẽ với các tổ chức liên chính phủ và các tổ chức thương mại quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc ban hành URCG nhằm đảm bảo về sự thống nhất về thực hành giao dịch bảo lãnh dựa trên sự cân xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan 25 nhưng cũng tuân thủ mục đích thương mại của Bảo lãnh, có nghĩa là đảm bảo số tiền thanh toán từ phía thứ ba trong trường hợp Người hưởng chứng minh rằng họ được quyền thanh toán do sự vi phạm hợp đồng của đối tác. Một số đặc điểm của URCG: - Trong quy tắc này, thuật ngữ “Simple” hoặc “Fisrt demand” hay “First simple demand” đã không được đưa vào. Các nhà soạn thảo cũng không lưu ý đến việc giải nghĩa các từ “primary/secondary” hay “independent/accessory obligation” do sự khác biệt giữa các luật quốc gia. Thay vào đó, cách thức cụ thể đối với điều kiện tiên quyết để được thanh toán theo bảo lãnh và những khiếu nại, biện hộ đối với người bảo lãnh được lưu tâm nhiều nhất. - URCG được đánh giá là thiên về sự bảo vệ người ủy nhiệm chống lại những đòi tiền gian lận của đối tác và do vậy không được Người thụ hưởng mặn mà hưởng ứng. URCG yêu cầu xuất trình phán quyết của tòa, hoặc quyết định của trọng tài hay chấp thuận việc đòi tiền của Người được bảo lãnh. Điều này nhằm đảm bảo sự trung thực của việc đòi tiền từ những đối tác thiếu trung thực, gian dối nhưng hoàn toàn bất lợi cho những doanh nghiệp trung thực. - URCG đã loại bỏ tính chất chứng từ của giao dịch ngân hàng (chỉ duy nhất bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ) mà bảo lãnh lại được đa số ngân hàng phát hành. Hơn nữa, qua những điều kiện đòi tiền trên, người ta cho rằng Người thụ hưởng phải tạo ra những chứng cứ vi phạm bằng việc kiện tụng hoặc qua cơ quan trọng tài, điều này bác bỏ ý nghĩa của tính chất “theo yêu cầu” của bảo lãnh trong việc bồi thường nhanh chóng thiệt hại của Người thụ hưởng do đối tác gây ra. Điều này làm cho URCG không được áp dụng rộng rãi và mau chóng bị lãng quên. Ngay cả ngân hàng, người đứng ra cam kết thanh toán cũng hoàn toàn không muốn liên quan đến những vụ việc phát sinh ngoài giao dịch nhà băng, những kiện tụng dẫn đến những can thiệp bởi cơ quan pháp luật trong giao dịch bảo lãnh. Ngân hàng chỉ muốn các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh là ý chí thể hiện quyết tâm của Người được bảo lãnh và Người thụ hưởng. Mọi việc đòi tiền và trả tiền được thực hiện theo đúng qui định của bảo lãnh, bằng và trên 26 cơ sở chứng từ. Mọi tranh chấp, hai phía phải tự giải quyết với nhau trên cơ sở Hợp đồng. - Thế nhưng vẫn có ý kiến cho rằng không thể loại bỏ yếu tố tích cực của URCG: đó là ngăn cản hoặc ít nhất cũng hạn chế được sự gian lận, thậm chí lừa đảo của những bọn bất tín, hoặc bọn mafia quốc tế. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số các giao dịch bảo lãnh lại được thực hiện với ý thức rõ ràng và công minh, đó là đảm bảo sự công bằng cho cả hai phía, nhằm thúc đẩy quá trình hoàn thiện hợp đồng. Điều này đã được ICC ý thức và nhìn nhận một cách nghiêm túc và giữa những năm 80, thấy được sự cần thiết phải sửa đổi URCG theo hướng tôn trọng tính độc lập của giao dịch bảo lãnh nhưng vẫn phải duy trì yếu tố tích cực của nó. Từ đó cho thấy muốn một điều luật thực sự cần thiết cho thực tiễn nó phải thể hiện sự cân bằng về lợi ích của cả hai bên, có như vậy mới được hai bên chấp nhận. 1.6.1.2 “Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu” The Uniform Rules for Demand Guarantee – gọi tắt là URDG có hiệu lực vào tháng 04/1992, số xuất bản 458. URDG là kết quả của công trình của Ban soạn thảo hỗn hợp (Joint Working Party) với sự góp mặt của các thành viên đại diện cho Ủy ban thực hành Thương mại Quốc tế (The Commission on International Commercial Practice), Ủy ban thực hành và nghiệp vụ Ngân hàng (the Commission on Banking Technique and Practice). Một số đặc điểm của URDG: - URDG với mục đích chính là áp dụng trên toàn cầu cho tất cả các loại cam kết bảo lãnh, theo đó nghĩa vụ của người bảo lãnh/ Người phát hành là trả tiền ngay khi nhận được các chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh mà không liên quan đến những diễn biến thực tế phát sinh từ hợp đồng cơ sở, ngoài giao dịch bảo lãnh. - URDG trung thành với giá trị truyền thống của ngân hàng là giao dịch chứng từ, giống như bản điều lệ về Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (UCP) và do vậy lấy lại sự tán đồng của giới nhà băng. 27 - URDG tạo lập sự thỏa hiệp giữa lợi ích của Người thụ hưởng để có được sự thanh toán nhanh chóng và lợi ích của người yêu cầu bảo lãnh nhằm trách được việc đòi tiền không chính đáng của đối tác. - URDG là một bộ Quy tắc khá hoàn chỉnh, đề cập đến giao dịch của bảo lãnh đối ứng, nguyên tắc về yêu cầu gia hạn hoặc thanh toán, luật áp dụng… - Đặc điểm nổi bật của các bảo lãnh áp dụng theo URDG là việc trả tiền được thực hiện khi xuất trình chứng từ hợp lệ. Chứng từ của các bảo lãnh theo yêu cầu có nhiều khác biệt, có thể bảo lãnh này quy định xuất trình duy nhất một bản đòi tiền (written demand) nhưng bảo lãnh khác lại yêu cầu xuất trình phán quyết của tòa hoặc quyết định của trọng tài. Bảo lãnh trong thanh toán xây dựng công trình lại cần có xác thực của cơ quan giám định công trình… tất cả những đặc thù này của bảo lãnh đều vẫn nằm trong phạm vi áp dụng củq URDG. Tóm lại với những đặc tính ưu việt nêu trên, Quy tắc này được sự tán thành của các quốc gia trên thế giới trừ Mỹ và hiện tại vẫn được áp dụng rộng rãi trong các giao dịch bảo lãnh. 1.6.1.3. “Quy tắc thống nhất về bảo chứng” The Uniform Rules for Contract Bond – gọi tắt là URCB có hiệu lực từ 01/01/1994, số xuất bản 524. URCB do Tổ công tác (Working Party) gồm những thành viên đại diện cho Ủy ban về Bảo hiểm (The Commission on Insurance) soạn thảo. Một số đặc điểm của URCB: - URCB được soạn thảo nhằm áp dụng cho Bảo chứng khi mà cả hai phía đồng ý là nghĩa vụ của Người bảo đảm sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào nghĩa vụ và trách nhiệm của người ủy nhiệm theo Hợp đồng cơ sở. - URCB thực sự là những quy tắc hướng dẫn những giao dịch mang tính bảo hiểm, là công cụ đảm bảo trong lĩnh vực bảo hiểm, xây dựng và một số ngành công nghiệp khác. - URCB là bản quy tắc điều chỉnh giao dịch về một loại bảo đảm mamg tính đặc thù, tuy nhiên nó đã thu hút chú ý của không chỉ các doanh nghiệp mà của chính phủ các nước, cụ thể như Nhật, các nước Châu Âu, Bắc và Nam Mỹ. 28 Tuy nhiên, việc nhận thức URCB là điều không dễ đối với các doanh nghiệp, kể cả Ngân hàng. Cấu trúc và ngôn ngữ được soạn thảo theo kiểu bảo chứng truyền thống vận dụng luật phổ thông (Common Law) nên khá cổ. Mặc dù điều 7 quy định chi tiết về thủ tục nghiệp vụ đòi tiền, nhưng nó lại không nói rõ khi nào, trong hoàn cảnh nào người hưởng được thanh toán, hoặc được hoàn chỉnh hợp đồng. 1.6.1.4. “Quy tắc thực hành và thống nhất Tín dụng chứng từ” The Uniform Customs and Practice được soạn thảo bởi Phòng thương mại Quốc tế ICC, được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, điều này nói lên vai trò thiết yếu của nó trong việc kiến tạo hành lang pháp lý cho mọi giao dịch quốc tế của ngân hàng, phục vụ nền thương mại thế giới. Kể từ khi phát hành lần đầu tiên năm 1933 (UCP 82), Bản quy tắc đã qua 6 lần sửa đổi (UCP151 năm 1951, UCP222 năm 1962; UCP29 năm 1974; UCP400 năm 1983; UCP 500 năm 1993; UCP600 năm 2007 chính thức có hiệu lực áp dụng từ ngày 01.07.2007) nhằm theo kịp sự phát triển của nền mậu dịch, kỹ thuật truyền thông, vận tải thế giới. - UCP là một bộ quy tắc gần gũi, thông dụng và rất hiệu quả đối với các ngân hàng, nhà xuất khẩu, nhập khẩu trong giao dịch tín dụng chứng từ mà bất cứ điều luật nào cũng không thể nào sánh được. 1.6.1.5. “Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế” The International Standby Practice Rules (ISP) – gọi tắt là ISP có hiệu lực từ 01/01/1999, số xuất bản 590 là công trình của Nhóm công tác (Working Group) với sự bảo trợ của Viện thực hành và Luật Ngân hàng (The Institute of International Banking Law and Practice Inc.) - ISP được soạn thảo với mục đích sử dụng hằng ngày cho các giao dịch Cam kết dự phòng (Standby). ISP cũng nhằm tạo ra sự hướng dẫn không chỉ cho các doanh nghiệp liên quan hằng ngày mà cho các luật sư, các thẩm phán của Tòa trong việc viện dẫn nó vào giải quyết các tranh chấp phát sinh từ giao dịch dự phòng. Cũng như UCP và URDG, đặc trưng độc lập, chứng từ và vô điều kiện là những nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ bản quy tắc. ISP đi vào các giao dịch cụ thể, rõ ràng và rất thực tế nhằm tạo ra sự chuẩn xác về nghiệp vụ của các mối quan hệ giữa các bên trong cam kết dự phòng. 29 - ISP loại trừ Bảo chứng ra khỏi phạm vi áp dụng của chúng (vì bảo chứng là những cam kết đảm bảo phụ thuộc). - ISP được soạn thảo có tính đến sự phù hợp với “Công ước Liên Hiệp Quốc và Bảo lãnh độc lập và Tín dụng thư dự phòng” và luật của các quốc gia. Nhưng nếu có sự mâu thuẫn giữa chúng, Luật áp dụng tất nhiên sẽ chi phối. Tuy nhiên điều cần nói là hầu như giao dịch Cam kết dự phòng không được đề cập trong các bộ luật quốc gia nên ISP sẽ là qui tắc hoàn thiện nhất được vận dụng không chỉ ở phạm vi quốc tế mà còn cả trong từng quốc gia riêng biệt. Tóm lại, việc áp dụng ISP, UCP cũng như URDG có tính chất tự nguyện. Nó chỉ có giá trị đối với những giao dịch mà các bên lựa chọn. Chẳng hạn Bảo lãnh theo yêu cầu (Demand Guarantee) nếu có dẫn chiếu áp dụng ISP sẽ thuộc phạm vi của ISP. Tuy nhiên URDG được soạn thảo cho bảo lãnh độc lập nhưng thực tế không được hoan nghênh đặc biệt là tại Mỹ nên ISP có thể đóng vai trò thay thế trong việc thiết lập một hành lang pháp lý không chỉ cho Tín dụng thư dự phòng mà cho tất cả các cam kết bảo lãnh khác. 1.6.1.6. Công ước liên hiệp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng (The United Nations Convention on Independent Guarantee and Standby Letter of Credits) thường được gọi là Công ước Uncitral có hiệu lực từ năm 2000, là một công trình nghiên cứu của hơn 50 đại diện và tổ chức quốc tế trong suốt hơn sáu năm, qua 12 khóa họp. Nó không phải là Luật (Law) mà là một trong những Điều ước (Convention) quốc tế, như vậy nó sẽ là một bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật của quốc gia phê chuẩn nó. - Điều khác biệt là phần lớn các điều khoản của Công ước Uncitral đều không bắt buộc mà tùy vào sự lựa chọn của hai phía, thể hiện bằng cách diễn đạt “Otherwise stipulated in the undertaking or elsewhere agreed by”. Tùy vào thực tế của hệ thống luật pháp của mình, từng quốc gia có thể phê chuẩn công ước nhằm tạo một hành lang pháp lý trong giao dịch quốc tế về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng. Lợi thế của việc phê chuẩn công ước là cả hai bên đều nắm, hiểu và áp dụng thống nhất một điều luật chung 30 trong giao dịch, tránh được tình trạng một trong hai đối tác lựa chọn Luật của nước mình áp dụng cho giao dịch, tạo bất lợi cho phía bên kia. - Công ước là sự tổng hòa của các bộ luật quốc gia về Giao dịch bảo lãnh độc lập và tín dụng dự phòng. Đồng thời nó cho phép các bên bổ sung thêm những điều cần thiết của luật quốc gia, hoàn toàn thiết thực cho các lợi ích của các quốc gia. - Điều nổi bật của Công ước là những điều khoản nói về biện pháp áp dụng của tòa án và giải quyết những khác biệt giữa các luật. 1.6.2.Mối quan hệ giữa công ước và các quy tắc: Khác biệt của Công ước với các Quy tắc là Công ước gần với luật nên nó không thể đi vào chi tiết chỉ dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ giao dịch như các quy tắc UCP, URDG, ISP… Công ước Uncitral tạo ra một hành lang pháp lý, thiết lập sự thống nhất và những nguyên tắc trong tiến trình xử lý của giao dịch bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng. Các Quy tắc được điều chỉnh, sửa đổi liên tục nhằm theo kịp thực tiễn phát triển của hoạt động thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… trên thế giới về phương diện kỹ thuật cũng như pháp lý, điều này lại không thường xuyên đối với Công ước. Các chuyên gia soạn thảo Công ước Uncitral cũng cố gắng giảm bớt càng nhiều càng tốt sự khác biệt giữa Công ước và các Quy tắc của ICC. Công ước Uncitral ra đời vào thời điểm UCP 500, URDG đã có hiệu lực và đang được áp dụng rộng rãi nên sự rút tỉa bài học từ giao dịch và tham khảo các Quy tắc là rất cần thiết cho sự hoàn chỉnh Công ước. Các điều khoản về định nghĩa phạm vi áp dụng, tính chất cam kết, quyền và nghĩa vụ … của Công ước Uncitral không có nhiều khác biệt với URDG. Cách thức trình bày, bố cục, diễn giải của nó được soạn thảo dựa trên nền tảng chung của quy ước và thông lệ quốc tế. Phạm vi áp dụng của Công ước khá rộng, kể cả tín dụng thư thương mại nếu các bên chọn nó thay cho UCP. Khác với URCG và URDG, Công ước Uncitral thể hiện được sự ngăn chặn sự lạm dụng, gian lận hoặc lừa đảo trong đòi tiền (bằng điều 15 và điều 19).Cuối cùng, Công ước đưa ra quy định về giải pháp khẩn cấp tạm thời của tòa đối với trường hợp đòi tiền 31 gian lận. Mặc dù đối với một số chuyên gia, những điều khoản mang tính đặc thù này đã ảnh hưởng đến tính chất độc lập của cam kết bảo lãnh như giải pháp phòng ngừa là cần thiết và không thể thiếu nếu muốn Công ước này trở thành một bộ luật quốc tế. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng ngày nay là công cụ đảm bảo mang tính quốc tế, rất thông dụng trên thế giới. Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo lãnh đã và đang phát triển, được sử dụng ngày càng nhiều từ thời kỳ mở cửa, khẳng định xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển. Để nghiệp vụ bảo lãnh thực sự là một mảng nghiệp vụ an toàn và mang lại hiệu quả cao, chúng ta cần phải hiểu rõ về những lý luận cơ bản về nghiệp vụ này cũng như việc vận dụng linh hoạt các điều Luật, Công ước, Quy tắc về bảo lãnh. Toàn bộ nội dung Chương 1 đã thể hiện được điều này. Đây là nền tảng cần thiết để chúng ta cùng đi đến nội dung chính của đề tài, đó là nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM, trên cơ sở sở đó đề ra những giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ này. 33 Chương 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hồ Chí Minh: 2.1.1. Lịch sử ra đời: Sau ngày đất nước thống nhất, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được giao nhiệm vụ tiếp quản Ngân hàng Việt Nam Thương Tín là một Ngân hàng có quy mô họat động ngoại thương lớn thuộc chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ. Chính từ lúc này, hoạt động của VCB HCM đã được bắt đầu ngay sau khi tiếp quản dưới danh nghĩa là “Ngân hàng Việt Nam Thương Tín mới”. Sau một năm rưỡi hoạt động, đến ngày 1 tháng 11 năm 1976, Chi nhánh được chính thức thành lập, tên gọi chính thức là Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Thành Phố Hồ Chí Minh, tên giao dịch là Vietcombank Hồ Chí Minh. Ngay từ khi thành lập, Chi nhánh được giao làm nhiệm vụ chuyên doanh đối ngoại độc quyền trên địa bàn; phục vụ công tác Thanh toán Quốc tế đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại hối, ngoại tệ. Đến nay là năm thứ 30 (1976- 2006) VCB HCM song hành cùng thành phố, trải qua nhiều chặng đường phát triển của các thời kỳ từ bao cấp đến đổi mới hội nhập, đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, góp phần vào quá trình phát triển của cả nước nói chung và của TP HCM nói riêng. 2.1.2. Các giai đoạn phát triển: 2.1.2.1. Giai đoạn tháo gỡ, phá rào thời kỳ trước đổi mới 1976-1989: Đây là thời kỳ kinh tế kế hoạch – tập trung, đất nước đang còn gánh chịu nhiều hậu quả chiến tranh để lại, sản xuất và lưu thông hàng hóa yếu kém, đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn, hoạt động Ngân hàng chưa phát triển, bên cạnh đó ta còn chịu sự bao vây cấm vận của Mỹ và nhiều âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Lịch sử đã nhìn nhận trong thời kỳ này, TP HCM điển hình của cái gọi là tháo gỡ, phá rào, bung ra trong sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ, trong đó VCB HCM có phần đóng góp tích cực. Thật vậy, với vai trò là Ngân hàng chuyên 34 doanh đối ngoại trên địa bàn, VCB HCM đã tiến hành cho vay ngoại tệ để nhập nguyên vật liệu, giúp các đơn vị gặp khó khăn do thiếu nguyên vật liệu ổn định sản xuất, tạo được tích lũy. Bằng chiến lược mở rộng đầu tư, bảo lãnh tín dụng, VCB HCM đã hình thành nên vùng chuyên canh “Xuất khẩu” góp phần quan trọng trong việc nâng tầm các doanh nghiệp như: Seaprodex, Dệt Thành Công, In Liksin, Sơn Bạch Tuyết, Thuốc Lá Vĩnh Hội, Saigon Tourist...Với những nổ lực này, từ khi thành lập đến cuối năm 1989, VCB HCM đã cho vay 465 tỷ VNĐ, hàng trăm triệu USD và bảo lãnh trên 420 triệu USD. Cũng trong giai đoạn này, VCB HCM đã vượt qua mọi trở lực để thực hiện thông suốt nhiệm vụ Thanh toán Quốc tế nhanh chóng, chính xác, và mở rộng ra khu vực ở các nước tư bản. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã thành công trong việc tập trung ngoại thương, tạo vốn, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tham mưu cho chính quyền địa phương trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tham mưu cho các doanh nghiệp về nhiệm vụ xuất nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp Trung ương và địa phương hoạt động có hiệu quả, góp phần vào quá trình ổn định Kinh tế - xã hội. 2.1.2.2.Giai đoạn đầu thời kỳ đổi mới từ năm 1990- 1995: Trong giai đoạn này, kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế tập trung. Về ngành Ngân hàng, hoạt động Ngân hàng trên địa bàn TP HCM khởi sắc hơn, điều này tạo nên sự cạnh tranh sôi động hơn. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, VCB HCM thực hiện đổi mới toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường. Do không còn tồn tại một Vietcombank độc quyền nên Chi nhánh đã tiến tới xóa bỏ thái độ làm việc cửa quyền, giao dịch theo kiểu xin cho như thời bao cấp, th._.cơ quan chức năng làm ảnh hưởng đến công tác phục vụ khách hàng của ngân hàng. Công tác kiểm tra kiểm soát phải thật minh bạch, rõ ràng, triệt để bài trừ nạn tham nhũng. 80 Thứ tư: Trong những năm gần đây, thị trường tài chính ngân hàng có sự phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này đòi hỏi nguồn cung cấp nhân lực rất lớn, nhất là nguồn nhân lực có kinh nghiệm làm việc và đáp ứng được nhu cầu mới. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân từng có ý kiến về vấn đề này như sau: “Việc đào tạo hiện nay của chúng ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu xã hội. Để giải quyết được vấn đề này cần có sự nỗ lực của cả ba phía. Trong đó, quan trọng nhất là những người tuyển dụng cần tham gia vào quá trình đào tạo, phải nói cho nhà trường biết họ cần kỹ năng gì ở người học”. Cần xây dựng chính sách đào tạo theo hướng kết hợp giữa chuẩn mực quốc tế với thực tiễn Việt Nam, tài liệu có tính cập nhật cao, chú trọng trang bị kỹ năng làm việc thực tế và mời các cán bộ làm việc trực tiếp tại các tổ chức tài chính ngân hàng lớn giảng dạy để học viên có thể tiếp cận vấn đề một cách bài bản, thực tế hơn. 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Việt Nam hiện có 34 NHTM cổ phần, 5 NHTM quốc doanh, 5 ngân hàng liên doanh và 35 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang chuẩn bị nhập cuộc, gần chục công ty tài chính đang chờ hoàn tất thủ tục pháp lý để triển khai các dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Điều này cho thấy vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày một gay gắt hơn. Cạnh tranh về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng giữa VCB HCM và các đối thủ cũng không nằm ngoài xu hướng tất yếu này. Để nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM ngày một phát triển hoàn thiện hơn, việc thực hiện các giải pháp về cơ cấu nhân sự, chất lượng nguồn nhân lực, chính sách khách hàng, chính sách tiền lương, chính sách quảng cáo thương hiệu cũng như cơ chế kiểm tra kiểm soát là cần thiết và cấp bách, có như vậy vai trò chủ lực của VCB HCM trên địa bàn sẽ vẫn luôn được giữ vững. 82 KẾT LUẬN Là một Chi nhánh được thành lập sớm nhất trong hệ thống VCB và là một trong những NHTM có bề dày lịch sử lâu đời nhất trên địa bàn, sau 30 năm xây dựng và phát triển, VCB HCM ngày nay có thể tự hào một ngân hàng quốc doanh vững mạnh, góp phần vào công cuộc phát triển thành phố. Tuy nhiên nếu so với trình độ của thế giới hiện nay thì những thành quả mà VCB HCM đạt được hôm nay chưa thể coi là đã có thể sánh vai cùng thế giới. Riêng đối với nghiệp vụ bảo lãnh, dù đạt được những thành tựu nhất định nhưng vẫn có một số tồn tại. Những tồn tại tuy không trầm trọng nhưng nhìn về tương lai không xa trước sức ép hội nhập kinh tế và xét theo yêu cầu của sự phát triển bền vững thì nếu không kịp thời sửa chữa thì cái mà hôm nay chúng ta cho là chưa trầm trọng thì không bao lâu nữa sẽ trở thành những cản trở lớn, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của toàn Chi nhánh. Tôi tin rằng những giải pháp đề ra ở Chương 3 sẽ sớm được các cấp có thẩm quyền xem xét và thực hiện, góp phần khắc phục những tồn tại của nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB HCM hiện nay, giúp VCB HCM từng bước hoàn thiện và đổi mới để có thể tự tin bước tiếp vào giai đoạn phát triển mới nhiều khó khăn và thách thức – giai đoạn cổ phần hóa và hội nhập. 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đặng Phong (2006), 30 năm Vietcombank Thành Phố Hồ Chí Minh (1976- 2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Lê Nguyên (1996), Bảo lãnh ngân hàng & Tín dụng dự phòng, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 3. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 4. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế - Tài trợ Ngoại thương, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Trọng Thùy (2000), Bảo lãnh - Tín dụng dự phòng và những điều luật áp dụng, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 6. Tạp chí Ngân hàng số 10/2006 7. Tập san Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam số 11/2006 8. Thời báo kinh tế Sài Gòn số 44-2006 Tiếng Anh 1. Poh Chu Chai – Longman (1995), Law of Banking 2. Roeland F. Bertrams (1992), Bank Guarantees in International Trade 3. Bank for Foreign Trade of Vietnam, Annual Report 2003- 2004- 2005 84 Phuï luïc 1: MAÃU ÑÔN, THÖ BAÛO LAÕNH VAØ HÔÏP ÑOÀNG CAÁP BAÛO LAÕNH Coäng hoøa-Xaõ hoäi-Chuû nghóa-Vieät Nam Ñoäc laäp -Töï do -Haïnh phuùc -----oOo----- ÑÔN ÑEÀ NGHÒ BAÛO LAÕNH Kính göûi : NGAÂN HAØNG NGOAÏI THÖÔNG CHI NHAÙNH THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH V/V : Phaùt haønh Thö baûo laõnh............................... Chuùng toâi (Teân khaùch haøng ñeà nghò baûo laõnh):................................................................................... Ñòa chæ:................................................................................................................................................ Ñieän thoaïi:........................................................................................................................................... Ñöôïc thaønh laäp theo giaáy pheùp soá ..................................................................................................... Ngaønh ngheà Kinh doanh...................................................................................................................... Hoï vaø teân giaùm ñoác: ......................................................................................................................... Soá taøi khoaûn tieàn ñoàng :...........................................môû taïi :............................................................... Ñeà nghò Quyù Ngaân Haøng Ngoaïi Thöông TP HCM phaùt haønh thö baûo laõnh (döï thaàu/THHÑ/thanh toaùn...)................................................................................................................................................ Muïc ñích baûo laõnh :............................................................................................................................ Beân nhaän baûo laõnh (ngöôøi thuï höôûng):................................................................................................ Soá tieàn baûo laõnh :.... ......................................................................................................................... Thôøi haïn baûo laõnh :.......ngaøy, töø........................................................................................................ Hình thöùc baûo ñaûm cho baûo laõnh: ………………………................................................................................ Chuùng toâi cam keát chaáp haønh ñaày ñuû nhöõng Quy ñònh theo Quy cheá baûo laõnh ngaân haøng, ban haønh keøm theo Quyeát ñònh soá 26/2006/QÑ-NHNN ngaøy 26/06/2006 cuûa Thoáng Ñoác NHNN. Thö baûo laõnh ñöôc phaùt haønh theo maãu ñính keøm theo ñaây vaø chuùng toâi cam keát chòu hoaøn toaøn traùch nhieäm veà noäi dung Thö neáu coù tranh chaáp xaûy ra . Traân troïng giôùi thieäu oâng/baø …………..Chöùc vuï: ……. CMND soá …….. ñöôc cöû ñeán ngaân haøng ñeå nhaän thö baûo laõnh treân. Traân troïng kính chaøo . Ngaøy...........thaùng............naêm............ (Khaùch haøng ñeà nghò baûo laõnh) Keá toaùn tröôûng TPHCM, Ngaøy ........................... 85 THÖ BAÛO LAÕNH DÖÏ THAÀU Kính göûi: ........................................................................................................ Ñòa chæ: - Caên cöù hoà sô môøi thaàu göûi cho ..........................................................................., sau ñaây goïi laø “Nhaø thaàu” veà vieäc tham döï ñaáu thaàu............................................................ - Caên cöù yeâu caàu cuûa ............................................................. veà vieäc phaùt haønh thö baûo laõnh döï thaàu noùi treân. Chuùng toâi: NGAÂN HAØNG NGOAÏI THÖÔNG VIEÄT NAM Chi nhaùnh Thaønh Phoá Hoà Chí Minh Truï sôû taïi : 29 Beán Chöông Döông, Quaän 1, TP HCM Ñieän thoaïi Phoøng Baûo laõnh: 9318981 – Fax Phoøng Baûo laõnh 9351836 Cam keát traû cho Quùy ................................................... ..........soá tieàn toái ña laø:.........................................(Baèng chöõ:.........................................................................) ngay khi nhaän ñöôïc yeâu caàu baèng vaên baûn cuûa Quyù .............................................................. maø khoâng caàn chöùng minh yeâu caàu cuûa mình, mieãn laø trong yeâu caàu ñoù neâu roõ raèng nhaø thaàu ñaõ vi phaïm moät hoaëc taát caû caùc ñieàu kieän sau: 1. Neáu Nhaø thaàu ruùt ñôn döï thaàu trong thôøi haïn coù hieäu löïc cuûa Hoà sô döï thaàu ñaõ ghi trong ñôn döï thaàu. 2. Neáu Nhaø thaàu ñaõ ñöôïc Chuû ñaàu tö thoâng baùo truùng thaàu trong thôøi gian coù hieäu löïc cuûa ñôn döï thaàu maø Nhaø thaàu: - Töø choái thöïc hieän hôïp ñoàng. - Khoâng coù khaû naêng noäp hoaëc töø choái noäp baûo laõnh thöïc hieän hôïp ñoàng. Baûo laõnh naøy coù hieäu löïc keå töø ngaøy .................. cho ñeán heát ngaøy........................ Traùch nhieäm cuûa Ngaân haøng chuùng toâi trong Thö baûo laõnh naøy chæ giôùi haïn ôû soá tieàn ..............................vaø trong thôøi haïn hieäu löïc neâu treân. Sau thôøi haïn ñoù, Thö baûo laõnh naøy seõ töï ñoäng khoâng coøn giaù trò duø cho noù coù ñöôïc göûi traû laïi cho chuùng toâi hay khoâng. 86 Moïi yeâu caàu, khieáu naïi cuûa Quyù .................................................................... lieân quan ñeán baûo laõnh naøy phaûi ñeán ñöôïc truï sôû Ngaân haøng chuùng toâi taïi 29 Beán Chöông Döông, Quaän 1, TPHCM tröôùc hoaëc vaøo ngaøy heát haïn hieäu löïc neâu treân. Thö baûo laõnh naøy ñöôïc laøm thaønh 02 (hai) baûn: 01 (moät) baûn göûi cho .............................................................................. , 01 (moät) baûn löu taïi Phoøng Baûo laõnh NHNT TPHCM. Chæ baûn chính môùi coù giaù trò phaùp lyù. Xaùc nhaän: Chuùng toâi, .......................................................................ñeà nghò Quùy ngaân haøng phaùt haønh cho chuùng toâi moät thö baûo laõnh döï thaàu vôùi noäi dung treân vaø chuùng toâi hoaøn toaøn chòu traùch nhieäm neáu coù tranh chaáp xaûy ra. Ngaøy thaùng naêm Giaùm ñoác TP. HCM, Ngaøy ……......... THÖ BAÛO LAÕNH THÖÏC HIEÄN HÔÏP ÑOÀNG KÍNH GÖÛI : ................................................. Ñòa chæ: - Caên cöù Hôïp ñoàng soá .................... ngaøy ..................... ñöôïc kyù giöõa Quùy ................................ .................................................................... vaø khaùch haøng cuûa chuùng toâi laø ........................................................................................... - Caên cöù theo yeâu caàu cuûa ........................................................................... veà vieäc phaùt haønh Thö baûo laõnh thöïc hieän hôïp ñoàng noùi treân. Chuùng toâi: NGAÂN HAØNG NGOAÏI THÖÔNG VIEÄT NAM . CHI NHAÙNH THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH. Truï sôû taïi: 29 Beán Chöông Döông, Q1, TPHCM. 87 Ñieän thoaïi Phoøng Baûo laõnh: 9318981 – Fax Phoøng Baûo laõnh 9351836 Cam keát chaáp nhaän traû cho Quyù ............................................................. ........ soá tieàn toái ña baèng:……………….. (Baèng chöõ:............................................................) ngay khi nhaän ñöôïc yeâu caàu baèng vaên baûn cuûa Quùy........................................... neâu roõ raèng ........................................................................................ñaõ vi phaïm moät hoaëc caùc ñieàu khoaûn vaø ñieàu kieän cuûa hôïp ñoàng noùi treân. Traùch nhieäm cuûa Ngaân haøng chuùng toâi trong Thö baûo laõnh naøy chæ giôùi haïn trong soá tieàn .................... vaø töø ngaøy ................... ñeán ....................... Sau thôøi haïn neâu treân, Thö baûo laõnh naøy seõ töï ñoäng khoâng coøn giaù trò hieäu löïc duø cho noù coù ñöôïc göûi traû laïi cho chuùng toâi hay khoâng. Moïi yeâu caàu, khieáu naïi cuûa Quyù.......................................................................... ........................................................................ lieân quan ñeán baûo laõnh naøy phaûi ñeán ñöôïc truï sôû cuûa Ngaân haøng Ngoaïi thöông chuùng toâi taïi 29 Beán Chöông Döông, Quaän 1,TP.HCM tröôùc ngaøy heát haïn hieäu löïc neâu treân. Thö baûo laõnh naøy ñöôïc laøm thaønh 02 (hai) baûn : 01 (moät) baûn göûi cho............................................................. , 01 (moät) baûn löu taïi Phoøng Baûo laõnh - NHNT TPHCM. Chæ baûn chính môùi coù giaù trò phaùp lyù. Xaùc nhaän: Chuùng toâi, .......................................................................ñeà nghò Quùy ngaân haøng phaùt haønh cho chuùng toâi moät thö baûo laõnh THHÑ vôùi noäi dung treân vaø chuùng toâi hoaøn toaøn chòu traùch nhieäm neáu coù tranh chaáp xaûy ra. Ngaøy thaùng naêm Giaùm ñoác TPHCM, Ngaøy .................................................... 88 Soá: THÖ BAÛO LAÕNH BAÛO HAØNH KÍNH GÖÛI : ................................................................................................. Ñòa chæ: - Caên cöù Hôïp ñoàng soá .........................ngaøy ...................... ñöôïc kyù keát giöõa Quùy ........................................................................................................... vaø khaùch haøng cuûa chuùng toâi laø ............................. ..................................................................................... - Caên cöù yeâu caàu cuûa ............................................................................. ....................................veà vieäc phaùt haønh thö baûo laõnh baûo haønh cho hôïp ñoàng noùi treân. Chuùng toâi: NGAÂN HAØNG NGOAÏI THÖÔNG VIEÄT NAM . CHI NHAÙNH THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH. Truï sôû taïi: 29 Beán Chöông Döông, Q1, TPHCM. Ñieän thoaïi Phoøng Baûo laõnh: 9318981 – Fax Phoøng Baûo laõnh 9351836 Chaáp nhaän traû cho Quyù .......................................................................soá tieàn toái ña baèng …………….( Baèng chöõ: …………………………...) ngay khi nhaän ñöôïc yeâu caàu baèng vaên baûn cuûa Quyù ....................................................................................... neâu roõ raèng ................. ............................................................ khoâng hoaøn thaønh nghóa vuï baûo haønh thieát bò theo hôïp ñoàng noùi treân. Traùch nhieäm cuûa Ngaân haøng chuùng toâi trong baûo laõnh naøy chæ giôùi haïn trong soá tieàn ..............................vaø keå töø ngaøy .................... ñeán heát ngaøy........................... Sau thôøi haïn hieäu löïc neâu treân, Thö baûo laõnh naøy seõ töï ñoäng khoâng coøn giaù trò duø cho noù coù ñöôïc göûi laïi cho chuùng toâi hay khoâng. Vôùi moãi khoaûn thanh toaùn cho Quyù..................................................... .............................................................................., traùch nhieäm cuûa ngaân haøng chuùng toâi trong thö baûo laõnh naøy seõ giaûm daàn töông öùng. Moïi yeâu caàu, khieáu naïi cuûa Quyù .......................................................... .............................................................................lieân quan ñeán baûo laõnh naøy 89 phaûi ñeán truï sôû cuûa Ngaân haøng Ngoaïi thöông chuùng toâi taïi 29 Beán Chöông Döông, Quaän 1,TP.HCM tröôùc ngaøy heát haïn hieäu löïc neâu treân. Thö baûo laõnh naøy ñöôïc laøm thaønh 02 (hai) baûn: 01 (moät) baûn göûi cho ......... ..................................................................................................., 01 (moät) baûn löu taïi Phoøng Baûo laõnh - NHNT TPHCM. Chæ baûn chính môùi coù giaù trò phaùp lyù. Xaùc nhaän: Chuùng toâi, .......................................................................ñeà nghò Quùy ngaân haøng phaùt haønh cho chuùng toâi moät thö baûo laõnh Baûo haønh vôùi noäi dung treân vaø chuùng toâi hoaøn toaøn chòu traùch nhieäm neáu coù tranh chaáp xaûy ra. Ngaøy thaùng naêm Giaùm ñoác TP.HCM, Ngaøy ………………………….. THÖ BAÛO LAÕNH THANH TOAÙN KÍNH GÖÛI :................................................................................... Ñòa chæ: - Caên cöù hôïp ñoàng soá .........................ngaøy .................. ñöôïc kyù giöõa Quyù ............................ vaø khaùch haøng cuûa chuùng toâi laø................. ............................ - Caên cöù yeâu caàu cuûa ................................................. veà vieäc phaùt haønh Thö baûo laõnh thanh toaùn cho vieäc thöïc hieän hôïp ñoàng noùi treân. Chuùng toâi: NGAÂN HAØNG NGOAÏI THÖÔNG VIEÄT NAM . CHI NHAÙNH THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH. Truï sôû taïi: 29 Beán Chöông Döông, Q1, TPHCM. Ñieän thoaïi Phoøng Baûo laõnh: 9318981 – Fax Phoøng Baûo laõnh 9351836 Cam keát chaáp nhaän traû cho Quyù ..................................................................soá tieàn toái ña 90 baèng:........................................( Baèng chöõ:...........................................) ngay sau khi nhaän ñöôïc baûn chính thö baûo laõnh naøy vaø yeâu caàu baèng vaên baûn (baûn chính) cuûa Quùy .............................................xaùc nhaän raèng ............................................. khoâng thanh toaùn tieàn haøng phuø hôïp vôùi ñieàu khoaûn vaø ñieàu kieän cuûa hôïp ñoàng noùi treân. Vôùi moãi khoaûn chuùng toâi thanh toaùn cho Quùy.................................................................................., traùch nhieäm cuûa Ngaân haøng chuùng toâi trong thö baûo laõnh naøy seõ giaûm daàn theo tyû leä töông öùng. Traùch nhieäm cuûa Ngaân haøng chuùng toâi trong Thö baûo laõnh naøy chæ giôùi haïn trong soá tieàn ........................................ vaø keå töø ngaøy ................... ñeán heát ngaøy........................ Sau thôøi haïn neâu treân, Thö baûo laõnh naøy seõ töï ñoäng khoâng coøn giaù trò hieäu löïc duø cho baûn chính thö baûo laõnh coù ñöôïc göûi traû laïi cho chuùng toâi hay khoâng. Moïi yeâu caàu, khieáu naïi cuûa Quyù .......................................................lieân quan ñeán baûo laõnh naøy phaûi nhaän ñöôïc bôûi Ngaân haøng chuùng toâi, Phoøng Baûo laõnh tröôùc hoaëc vaøo ngaøy heát haïn hieäu löïc neâu treân. Thö baûo laõnh naøy ñöôïc laøm thaønh 02 (hai) baûn : 01 (moät) baûn göûi cho....................... .........., 01 (moät) baûn löu taïi Phoøng Baûo laõnh - NHNT TPHCM. Chæ baûn chính môùi coù giaù trò phaùp lyù. Xaùc nhaän: Chuùng toâi, .......................................................................ñeà nghò Quùy ngaân haøng phaùt haønh cho chuùng toâi moät thö baûo laõnh thanh toaùn vôùi noäi dung treân vaø chuùng toâi hoaøn toaøn chòu traùch nhieäm neáu coù tranh chaáp xaûy ra. Ngaøy thaùng naêm Giaùm ñoác 91 Coäng hoøa xaõ hoäi chuû nghóa Vieät Nam Ñoäc laäp -Töï do -Haïnh phuùc BIEÂN BAÛN HOÏP HOÄI ÑOÀNG QUAÛN TRÒ Hoâm nay ngaøy ............................, Hoäi ñoàng Quaûn trò Coâng ty ................................................................................ goàm : 1/ OÂng/baø 2/ 3/ 4/ 5/ 6/ ..................................... Chuùng toâi cuøng nhaát trí: - Khoanh taøi khoaûn cuûa Coâng ty chuùng toâi soá .........................................taïi Ngaân haøng Ngoaïi thöông TP HCM ñeå kyù quyõ 100% ñaûm baûo vieäc phaùt haønh thö baûo laõnh. - Uûy quyeàn cho OÂng/baø................................, chöùc vuï:..................................... thay maët Coâng ty kyù caùc vaên baûn veà vieäc phaùt haønh thö baûo laõnh. Bieân baûn naøy coù hieäu löïc keå töø ngaøy ..................... ñeán ngaøy ………... (chöõ kyù cuûa taát caû caùc thaønh vieân Hoäi ñoàng Quaûn trò Coâng ty) 92 Coäng Hoøa Xaõ Hoäi Chuû Nghóa Vieät Nam Ñoäc Laäp – Töï Do – Haïnh Phuùc ----------oOo--------- Soá: /NHNT/BL/ HÔÏP ÑOÀNG CAÁP BAÛO LAÕNH - Caên cöù Boä Luaät Daân Söï naêm 2005. - Caên cöù Luaät Caùc Toå Chöùc Tín Duïng ngaøy 12/12/1997. - Caên cöù Phaùp leänh Hôïp ñoàng kinh teá ngaøy 25/09/1989 cuûa Hoäi ñoàng Nhaø nöôùc. - Caên cöù Quy cheá baûo laõnh ngaân haøng ban haønh theo Quyeát ñònh soá 26/2006/QÑ-NHNN ngaøy 26/06/2006 cuûa Thoáng ñoác Ngaân haøng Nhaø nöôùc. - Caên cöù Nghò ñònh soá 163/2006/NÑ-CP ngaøy 29/12/2006 cuûa Chính Phuû vaø caùc vaên baûn höôùng daãn Nghò ñònh naøy cuûa Ngaân haøng Nhaø nöôùc, caùc Boä, caùc cô quan lieân quan khaùc vaø vaên baûn höôùng daãn cuûa Ngaân haøng Ngoaïi thöông. - Caên cöù Ñôn ñeà nghò baûo laõnh ngaøy …… thaùng…… naêm 200 cuûa …………………………………… - Caên cöù vaøo khaû naêng thöïc teá vaø söï thoûa thuaän cuûa caùc beân. Hoâm nay, ngaøy…………thaùng………naêm 200 taïi Ngaân haøng Ngoaïi thöông TP Hoà Chí Minh, Chuùng toâi goàm: Beân baûo laõnh: NGAÂN HAØNG NGOAÏI THÖÔNG VIEÄT NAM – CHI NHAÙNH TP HOÀ CHÍ MINH Ñòa chæ : 29 Beán Chöông Döông, Quaän 1, Thaønh phoá Hoà Chí Minh. Ñieän thoaïi : 8 297245 – 8 223937 Fax: 8297228 Ngöôøi ñaïi dieän : OÂng/baø ………………… ……………. Chöùc vuï: ……………… Theo bieân baûn phaân coâng soá …………………………………… ngaøy ………………… Beân ñöôïc baûo laõnh: Teân ñôn vò : ……………………………………………………………………… Ñòa chæ : …………………………………………………………………… 93 Ñieän thoaïi : ………………………………………… Fax:……………….... Taøi khoaûn tieàn göûi VND soá : …………………………………….…………………..… Taøi khoaûn tieàn göûi Ngoaïi teä: …………………………………………………………… Ngöôøi ñaïi dieän : OÂng/baø ………………………………… Chöùc vuï:…………… Theo giaáy uûy quyeàn (neáu coù) soá ………………………………… ngaøy ……………… Hai beân thoûa thuaän kyù Hôïp ñoàng baûo laõnh theo caùc ñieàu khoaûn sau: Ñieàu 1: Muïc ñích, soá tieàn baûo laõnh vaø noäi dung baûo laõnh: - Muïc ñích baûo laõnh: ……………………………………………………………... - Soá tieàn baûo laõnh: - + Baèng soá : ……………………………………………………………… - + Baèng chöõ : ……………………………………………………………… - Thôøi haïn baûo laõnh : …………………………………………………………….. - Ngoân ngöõ söû duïng : ……………….….……………………………………….. - Ngöôøi thuï höôûng : …………………………………………………………… Ñòa chæ : ..…….……………………………………………………… Ñieän thoaïi :..…………………………………… Fax: ………………… Ngöôøi ñaïi dieän : OÂng/baø………..………… Chöùc vuï:……………………… Theo vaên baûn uûy quyeàn (neáu coù) soá ………………… ngaøy…….………… Taøi khoaûn tieàn göûi VND soá :………………………………………………… Taøi khoaûn tieàn göûi Ngoaïi teä:…..………..…………………………………… - Noäi dung baûo laõnh: do Beân ñöôïc baûo laõnh laäp thaønh vaên baûn rieâng ñính keøm vaø laø moät boä phaän khoâng theå taùch rôøi hôïp ñoàng naøy. Ñieàu 2: Phí baûo laõnh: - Möùc phí baûo laõnh: Beân ñöôïc baûo laõnh phaûi traû cho Beân baûo laõnh phí baûo laõnh theo quy ñònh cuûa cheá ñoä thuû tuïc phí hieän haønh do Beân baûo laõnh coâng boá taïi thôøi ñieåm phaùt haønh baûo laõnh. - Phí baûo laõnh ñöôïc Beân ñöôïc baûo laõnh traû cho Beân baûo laõnh ngay khi phaùt haønh baûo laõnh (ñoái vôùi thö baûo laõnh) hoaëc kyù chaáp nhaän hoái phieáu (ñoái vôùi L/C traû chaäm). - Phöông thöùc traû phí baûo laõnh: Beân baûo laõnh töï ñoäng trích taøi khoaûn tieàn göûi cuûa Beân ñöôïc baûo laõnh ñeå thu phí baûo laõnh. Ñieàu 3: Chuyeån nhöôïng hôïp ñoàng baûo laõnh: Hôïp ñoàng baûo laõnh naøy khoâng ñöôïc chuyeån nhöôïng cho baát kyø beân thöù ba naøo khaùc. 94 Ñieàu 4: Caùc bieän phaùp ñaûm baûo cho khoaûn baûo laõnh: (AÙp duïng theo quy ñònh cuûa Nghò ñònh soá 163/2006/NÑ-CP ngaøy 29/12/2006 cuûa Chính Phuû vaø caùc vaên baûn höôùng daãn Nghò ñònh naøy cuûa Ngaân haøng Nhaø nöôùc, caùc Boä, caùc cô quan lieân quan khaùc vaø vaên baûn höôùng daãn cuûa Ngaân haøng Ngoaïi thöông). Beân ñöôïc baûo laõnh ñoàng yù kyù quyõ taïi Chi nhaùnh Ngaân haøng Ngoaïi thöông Thaønh phoá Hoà Chí Minh 100% trò giaù hôïp ñoàng baûo laõnh naøy – töông ñöông: • Soá tieàn: + Baèng soá : ……….……………………………………………………… + Baèng chöõ : ………….…………………………………………………… • Soá tieàn kyù quyõ naøy Beân ñöôïc baûo laõnh göûi taïi taøi khoaûn soá …………………………… taïi Beân baûo laõnh. Beân ñöôïc baûo laõnh ñoàng yù ñeå Beân baûo laõnh khoanh taøi khoaûn noùi treân ñeå ñaûm baûo 100% trò giaù thö baûo laõnh. Beân baûo laõnh ñöôïc toaøn quyeàn söû duïng toaøn boä soá tieàn kyù quyõ naøy ñeå thöïc hieän nghóa vuï baûo laõnh. Ñieàu 5: Quyeàn vaø nghóa vuï cuûa Beân baûo laõnh: 5.1. Beân baûo laõnh coù quyeàn: 5.1.1 Yeâu caàu Beân ñöôïc baûo laõnh cung caáp caùc taøi lieäu lieân quan ñeán giao dòch baûo laõnh, tình hình thöïc hieän caùc hôïp ñoàng vaø caùc nghóa vuï lieân quan ñeán giao dòch baûo laõnh. 5.1.2 Thu phí baûo laõnh theo qui ñònh taïi Ñieàu 2 cuûa Hôïp ñoàng naøy. 5.1.3 Khoanh töø taøi khoaûn soá ………………………………… cuûa Beân ñöôïc baûo laõnh taïi Beân baûo laõnh ñeå ñaûm baûo 100% trò giaù baûo laõnh. 5.1.4 Khi Ngöôøi thuï höôûng thö baûo laõnh yeâu caàu Beân baûo laõnh thöïc hieän nghóa vuï baûo laõnh theo noäi dung thö baûo laõnh thì Beân baûo laõnh coù quyeàn caên cöù caùc ñieàu kieän baûo laõnh töï ñoäng trích taøi khoaûn kyù quyõ cuûa Beân ñöôïc baûo laõnh ñeå thanh toaùn cho Ngöôøi thuï höôûng thö baûo laõnh. 5.2. Beân baûo laõnh coù nghóa vuï: 5.2.1 Thöïc hieän nghóa vuï baûo laõnh theo cam keát baûo laõnh. 5.2.2 Hoaøn traû ñaày ñuû tieàn kyù quyõ cho Beân ñöôïc baûo laõnh khi Hôïp ñoàng baûo laõnh naøy heát hieäu löïc ñöôïc qui ñònh taïi Ñieàu 10.2 cuûa Hôïp ñoàng naøy. Ñieàu 6: Quyeàn vaø nghóa vuï cuûa Beân ñöôïc baûo laõnh: 6.1 Beân ñöôïc baûo laõnh coù quyeàn: 6.1.1 Yeâu caàu Beân baûo laõnh thöïc hieän ñuùng cam keát baûo laõnh vôùi Beân nhaän baûo laõnh. 95 6.1.2 Yeâu caàu Beân baûo laõnh thöïc hieän ñuùng thoûa thuaän trong Hôïp ñoàng naøy. 6.2 Beân ñöôïc baûo laõnh coù nghóa vuï: 6.2.1 Cung caáp ñaày ñuû, chính xaùc, trung thöïc moïi taøi lieäu coù lieân quan ñeán giao dòch baûo laõnh theo yeâu caàu cuûa Beân baûo laõnh. 6.2.2 Chòu traùch nhieäm tröôùc Phaùp luaät veà vieäc söû duïng thö baûo laõnh cuûa Ngaân haøng ñuùng muïc ñích. 6.2.3 Thanh toaùn ñaày ñuû phí baûo laõnh vaø caùc loaïi phí khaùc coù lieân quan cho Beân baûo laõnh theo qui ñònh taïi Ñieàu 2 cuûa Hôïp ñoàng naøy. 6.2.4 Thöïc hieän ñuùng vaø ñaày ñuû nghóa vuï ñaõ cam keát vôùi Beân nhaän baûo laõnh, Beân baûo laõnh. 6.2.5 Ky ùquyõ 100% cho Beân baûo laõnh ñeå thöïc hieän nghóa vuï baûo laõnh. 6.2.6 Chòu söï kieåm tra, kieåm soaùt cuûa Beân baûo laõnh vôùi caùc hoaït ñoäng coù lieân quan ñeán giao dòch ñöôïc baûo laõnh. 6.2.7 Thoâng baùo ngay cho Beân baûo laõnh veà söï thay ñoåi lieân quan ñeán ñòa ñieåm, truï sôû, teân coâng ty vaø caùc thay ñoåi khaùc lieân quan ñeán vieäc thöïc hieän Hôïp ñoàng baûo laõnh. 6.2.8 Beân ñöôïc baûo laõnh chòu hoaøn toaøn traùch nhieäm tröôùc phaùp luaät khi vi phaïm caùc cam keát trong Hôïp ñoàng naøy. Ñieàu 7: Quy ñònh veà boài hoaøn sau khi Beân baûo laõnh thöïc hieän nghóa vuï baûo laõnh: Beân baûo laõnh coù quyeàn trích tieàn kyù quyõ ñeå thöïc hieän nghóa vuï baûo laõnh theo noäi dung thö baûo laõnh maø khoâng caàn coù söï chaáp thuaän hay baát kyø yù kieán gì cuûa Beân ñöôïc baûo laõnh. Ñieàu 8: Qui taéc ñieàu chænh: Theo Quy cheá baûo laõnh Ngaân haøng ban haønh theo Quyeát ñònh soá 26/2006/QÑ-NHNN ngaøy 26/06/2006 cuûa Thoáng ñoác Ngaân haøng Nhaø nöôùc vaø vaên baûn höôùng daãn Quy cheá naøy cuûa Ngaân haøng Ngoaïi thöông. Theo yeâu caàu phaùt haønh baûo laõnh Ngaân haøng cuûa Beân ñöôïc baûo laõnh Ñieàu 9: Giaûi quyeát tranh chaáp phaùt sinh: Trong quaù trình thöïc hieän Hôïp ñoàng naøy, neáu coù baát kyø tranh chaáp naøo phaùt sinh töø hoaëc lieân quan ñeán Hôïp ñoàng naøy thì tröôùc heát caùc beân cuøng nhau thoûa thuaän giaûi quyeát baèng thöông löôïng vaø hoøa giaûi. Neáu tranh chaáp khoâng giaûi quyeát ñöôïc baèng bieän phaùp hoøa giaûi thì caùc beân coù quyeàn ñöa vuï tranh chaáp ñoù ra Toaø Kinh Teá - Toøa aùn Nhaân daân Thaønh Phoá Hoà Chí Minh ñeå giaûi quyeát. Beân thua kieän phaûi chòu aùn phí vaø caùc chi phí coù lieân quan khaùc theo baûn aùn, quyeát ñònh cuûa Toøa aùn. 96 Ñieàu 10: Hieäu löïc cuûa hôïp ñoàng: 10.1 Hôïp ñoàng naøy coù hieäu löïc: Hôïp ñoàng naøy coù hieäu löïc keå töø ngaøy baûo laõnh do Ngaân haøng phaùt haønh theo yeâu caàu cuûa beân ñöôïc baûo laõnh keøm theo Hôïp ñoàng naøy coù giaù trò hieäu löïc. 10.2 Hôïp ñoàng naøy chaám döùt trong caùc tröôøng hôïp sau: Hôïp ñoàng naøy chæ chaám döùt hieäu löïc vaø ñöôïc giaûi toûa khi nghóa vuï quy ñònh taïi Ñieàu 6 ñöôïc thöïc hieän ñaày ñuû vaø keøm theo moät trong caùc tröôøng hôïp sau: + Sau 5 ngaøy laøm vieäc (ñoái vôùi baûo laõnh trong nöôùc) vaø 10 ngaøy laøm vieäc (ñoái vôùi baûo laõnh nöôùc ngoaøi) keå töø ngaøy baûo laõnh heát hieäu löïc. + Beân nhaän baûo laõnh vaø caùc Beân coù lieân quan ñoàng yù huûy boû baûo laõnh baèng vaên baûn theo caùc Quy ñònh cuûa Phaùp luaät, ñoàng thôøi Beân nhaän baûo laõnh ñaõ traû laïi baûn chính thö baûo laõnh cho Beân baûo laõnh. + Beân ñöôïc baûo laõnh ñaõ thöïc hieän ñaày ñuû nghóa vuï cuûa mình ñoái vôùi Beân nhaän baûo laõnh, Beân baûo laõnh vaø caùc Beân coù lieân quan ñeán hôïp ñoàng naøy, ñoàng thôøi Beân nhaän baûo laõnh ñaõ göûi traû baûn chính thö baûo laõnh cho Beân baûo laõnh. + Vieäc baûo laõnh ñöôïc thay theá baèng bieän phaùp baûo ñaûm khaùc do caùc Beân thoûa thuaän vaø Beân nhaän baûo laõnh ñaõ göûi traû baûn chính thö baûo laõnh cho Beân baûo laõnh. Ñieàu 11: Ñieàu khoaûn thi haønh: Yeâu caàu phaùt haønh baûo laõnh Ngaân haøng kyù ngaøy …………………………… vaø caùc taøi lieäu keøm theo Hôïp ñoàng naøy laø boä phaän khoâng theå taùch rôøi cuûa Hôïp ñoàng naøy. Hôïp ñoàng naøy ñöôïc maëc nhieân thanh lyù theo quy ñònh taïi ñieåm 10.2 Ñieàu 10 Hôïp ñoàng naøy. Caùc beân cam keát thöïc hieän ñuùng caùc ñieàu khoaûn ñaõ ñöôïc thoûa thuaän taïi Hôïp ñoàng naøy. Hôïp ñoàng naøy ñöôïc laäp thaønh 02 (hai) baûn coù giaù trò nhö nhau, Beân baûo laõnh giöõ 01 baûn, Beân ñöôïc baûo laõnh giöõ 01 baûn. BEÂN BAÛO LAÕNH BEÂN ÑÖÔÏC BAÛO LAÕNH Ñaïi dieän Ñaïi dieän 97 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0826.pdf
Tài liệu liên quan