Giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch Đức tại chi nhánh của Công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel ở HN

Lời mở đầu Trong tình hình kinh tế chính trị bất ổn trên thế giới như hiện nay thì ngành du lịch đang gặp phải những khó khăn tương đối lớn. Tuy nhiên Việt Nam được coi là điểm đến an toàn nhất trong khu vực châu á nói riêng và trên thế giới nói chung. Trước tình hình hình đó thì việc thu hút khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam được quan tâm hàng đầu hiện nay. Trên cơ sở đó em đã chọn đề tài “Giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch Đức tại chi nhánh của công ty du lịch và t

doc66 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch Đức tại chi nhánh của Công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel ở HN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếp thị giao thông vận tải Vietravel ở Hà Nội”. Bài viết của em gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch, khách du lịch, nhu cầu du lịch và thị trường du lịch. Chương 2: Thực trạng kinh doanh lữ hành và việc khai thác thị trường khách du lịch Đức tại chi nhánh của công ty Du lịch Vietravel ở Hà Nội. Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch Đức tại chi nhánh của công ty du lịch Vietravel ở Hà Nội Chương 1:Cơ sở lý luận về du lịch, khách du lịch, nhu cầu du lịch và thị trường du lịch. Khái quát chung về du lịch và khách du lịch. Du lịch và sản phẩm du lịch. 1.1.1. Du lịch Du lịch có một lịch sử lâu đời, phạm trù du lịch được rất nhiều nhà khoa học, kinh tế học, du lịch học trên thế giới cũng như Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Có rất nhiều định nghĩa về du lịch được mọi người công nhận, Michael M. Coltman: du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội ngày càng phổ biến nảy sinh ra các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế có tính tương hỗ lẫn nhau giữa bốn nhóm nhân tố khách du lịch, các nhà kinh doanh phục vụ du lịch, dân cư địa phương và chính quyền địa phương. Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh du lịch thì: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là tập hợp tất cả các yếu tố có thể thoả mãn những nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Sản phẩm du lịch bằng Tổng hợp của: Hàng hóa du lịch + Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch. Khách du lịch và đặc tính chung của du khách. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Sản phẩm du lịch và ảnh hưởng của nó đối với thị hiếu của khách du lịch. Sản phẩm du lịch là tập hợp tất cả các yếu tố có thể thoả mãn những nhu cầu khác nhau của khách du lịch. Sản phẩm du lịch bằng Tổng hợp của: Hàng hóa du lịch + Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch. Thể loại: Sản phẩm đơn lẻ là sản phẩm của những nhà cung ứng dịch vụ du lịch ví dụ sản phẩm của một khách sạn, sản phẩm của một nhà hàng, ... Sản phẩm tổng hợp: những chương trình du lịch có thể là trọn gói hoặc từng phần Tính chất của sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính dịch vụ (dịch vụ chiếm 80 - 90%). Giá trị của sản phẩm du lịch là từ dịch vụ dẫn đến sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính vô hình ,do đó có những yếu tố không do nhà kinh doanh quyết định và như vậy sản phẩm du lịch không thể được đánh giá chất lượng theo những chỉ tiêu từ phía các nhà kinh doanh ,mà được đánh giá từ sự cảm nhận của khách hàng (tính chủ quan).Chính vì điều này đã gây khó khăn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm trong du lịch. Sản phẩm du lịch thường được gắn liền với tài nguyên du lịch. Hướng vận động trong kênh sản xuất tiêu thụ là ngược với sản xuất hàng hoá ( cung tìm đến cầu ,còn trong du lịch cầu tìm đến cung) dẫn đến gây khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm do thiếu tính chủ động của nhà kinh doanh .Do đó việc tìm ra nguồn khách, khai thác nguồn khách là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nhà kinh doanh du lịch. Việc tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch là có sự trùng lặp về mặt không gian và thời gian suy ra sản phẩm du lịch chỉ tồn tại trong một thời điểm nhất định không thể vận chuyển đến nơi khác, không thể tồn kho lưu bãi, gây khó khăn cho việc hạch toán kinh doanh. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của tính thời vụ là khác nhau đối với các loại hình du lịch khác nhau, đối với các nhà kinh doanh khác nhau. Nhu cầu du lịch, mối quan hệ cung cầu trong hoạt động kinh doanh du lịch. 2.1. Định nghĩa nhu cầu du lịch và những đặc điểm của nó. 2.1.1. Định nghĩa nhu cầu du lịch. Nhu cầu là cái tất yếu tự nhiên, nó thuộc tâm lý của con người hay nói cách khác, nhu cầu chính là cái gây lên nội lực ở mỗi cá nhân, nhu cầu là mầm mống là nguyên nhân của mọi hành động. Một nhu cầu nếu được thoả mãn thì sẽ gây lên những tác động tích cực và ngược lại nếu nó không được thoả mãn thì nó sẽ phản tác dụng. Nhu cầu du lịch, xét về mật bản chất là một trong số những nhu cầu của con người. Bởi vậy nhu cầu du lịch nảy sinh hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của con người. Theo giáo trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp của khoa du lịch và khách sạn trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội thì: Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu tâm lý (ăn mặc, ngủ, đi lại… ) và các nhu cầu tinh thần ( nghỉ ngơi, giải trí, nhận thức và khẳng định mình). Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của lực lượng sản xuất và trình độ xã hội. Trình độ xã hội ngày càng cao các mối quan hệ ngày càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người càng tăng và là một đòi hỏi tất yếu. Nhu cầu du lịch được khơi dậy và chịu ảnh hưởng đặc biệt của nền văn minh công nghiệp. Nhu cầu du lịch một mặt phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên xã hội, chính trị xã hội trong một xã hội, một nhóm xã hội cụ thể nào đó mà người ta sống, lao động và giao tiếp. Mặt khác nhu cầu du lịch phụ thuộc vào kinh nghiêm và đòi hỏi bên trong của mỗi cá nhân riêng biệt. Vì vậy, nghiên cứu về nhu cầu phải dựa trên cơ sở nghiên cứu về xã hội và nghiên cứu đặc điểm của mỗi cá nhân. có nhiều lý thuyết nghiên cứu về nhu cầu, nhưng có lẽ lý thuyết về thứ bậc nhu cầu của tiến sĩ Abraham – Maslow là một trong những lý thuyết được nhiều đọc giả thừa nhận hơn cả. Ông chia nhu cầu của con người ra làm năm thứ bậc từ thấp đến cao được biểu hiện theo sơ đồ sau. 4. Nhu cầu được kính trọng 3. Nhu cầu giao tiếp 2. Nhu cầu được an toàn 1. Nhu cầu sinh lý 5. Nhu cầu hoàn thiện Sơ đồ : Thứ bậc nhu cầu của A.Maslow Theo Maslow cá nhân chỉ phát sinh nhu cầu ở cấp độ cao khi các nhu cầu ở cấp độ thấp được thoả mãn. Nghĩa là khi đã thoả mãn những nhu cầu sinh lý như: ăn, ngủ, đi lại… thỉ đòi hỏi nhu cầu này giảm dần để tiến đến những nhu cầu cao hơn. 2.1.2. Những đặc điểm của nhu cầu du lịch. Như vậy, với lý thuyết của A.Maslow, du lịch không phải là nhu cầu thiết yếu, nhưng chúng không thể xếp vào nhóm nhu cầu thứ yếu nào, mà nhu cầu du lịch nó có những đặc điểm riêng sau: * Thứ nhất nhu cầu du lịch là môt loại nhu cầu thứ yếu đặc biệt. Bởi vì, nhu cầu này chỉ được thoả mãn ở những nơi có đủ hai điều kiện là tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Người ta đi du lịch với mục đích “sử dung” tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có. Lẽ đương nhiên muốn sử dụng tài nguyên du lịch ở nơi nào đó, bắt buộc người ta phải tiêu dùng các háng hoá dịch vụ phục vụ cho hành trình của mình. Vì vậy, các cơ sở cung cấp, các khách sạn ra đời để đáp ứng những nhu cầu đó. Do tính cố định về không gian của tài nguyên du lịch và tính phân tán của cầu du lịch đã dẫn tới một vấn đề buộc các nhà kinh doanh khách sạn phải thu hút được khách ở khắp nơi tập trung về khách sạn, điều này liên quan trực tiếp đến công tác thu hút khach và sức hấp dẫn của khách sạn. * Thứ hai: Nhu cầu du lịch là nhu cầu cao cấp. Nhu cầu du lịch chỉ được thoả mãn khi người ta có đủ hai điều kiện là khả năng thanh toán và thời gian rỗi. Khi đó nhu cầu du lịch luôn có tính thụ hưởng, nghĩa là du khách luôn đòi hỏi tính cao cấp của sản phẩm. Vì vậy, muốn kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải chú ý đến tính toàn diện, tính cao cấp, tính độc đáo của sản phẩm, mà không có con đường nào khác ngoài việc duy trì và đảm bảo chất lượng tuyệt hảo ngay từ ban đầu. Đặc điểm này sẽ cho các nhà kinh doanh khách sạn có cái nhìn tổng quát về chất lượng sản phẩm, là một trong những biện pháp hữu hiệu để thu hút khách. * Thứ ba: Nhu cầu du lịch là nhu cầu mang tính tổng hợp và đồng bộ cao. Nhu cầu du lịch bao gồm ba nhóm: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung. + Nhu cầu thiết yếu gồm nhu cầu vận chuyển, nhu cầu lưu trú, nhu cầu ăn uống. . Nhu cầu vận chuyển được hiểu là sự tất yếu của con người khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình. Đó là sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, chủ yếu tồn tại dưới dạng phi vật chất lại gắn với tài nguyên du lịch bất biến về mặt không gian và cách xa người tiêu dùng. . Nhu cầu lưu trú ăn uống, đây là nhu cầu thiết yếu của khách trong suốt chuyến đi. Đã là con người thì ai cũng có nhu cầu lưu trú và ăn uống, nhưng nhu cầu lưu trú và ăn uống trong du lịch thì cao cấp hơn nhu cầu lưu trú ăn uống háng ngày. Vì vậy, các nhà kinh doanh khách sạn phải nghiên cứu định việc, cung cấp các chủng loại sản phẩm nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách, tạo ra cái cảm giác không đâu có ngoài khách sạn của mình. + Nhu cầu đặc trưng: Đây là nhu cầu thôi thúc con người đi du lịch, nó bao gôm các nhu cầu như: nhu cầu cảm thụ cái đẹp, nhu cầu giải trí, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu tìm hiểu khám phá. Nhu cầu đặc trưng phải được thoả mãn nếu không chuyến đi của du khách không thể coi là thành công được. Việc thoả mãn phụ thuộc vào các nhân tố như: đặc điểm tiêu dùng của khách, mục đích chuyến đi, khả năng thanh toán, đặc điểm cá nhân như khiếu thẩm mĩ, trình độ, nghề nghiệp, tôn giáo, giới tính… Nắm được những nhu cầu đặc trưng của từng nhóm khách hàng sẽ giúp cho nhà kinh doanh khách sạn định hướng được đặc tính sản phẩm của mình đẻ có thể trả lời được các câu hỏi, sản phẩm khách sạn nhằm vào đối tượng khách nào? sản phẩm thoả mãn những nhu cầu nào của khách? Việc trả lời những câu hỏi nói trên sẽ góp phần tích cực vào việc tăng khả năng thu hút khách. + Nhu cầu bổ sung: Đây là nhu cầu thứ yếu phát sinh trong chuyến đi của khách. Những nhu cầu này có thể là nhu cầu mua sắm, nhu cầu thông tin, liên lạc, nhu cầu làm đẹp cho bản thân, nhu cầu y tế, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ… Như vậy, ta có thể thấy rằng nhu cầu của khách rất phong phú, đa dạng ngoài ra còn mang tính tổng hợp cao. Vì vậy, đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch nói chung và các nhà kinh doanh khách sạn nói riêng phải thật sự nhậy bén để lắm bắt nhu cầu của khách du lịch, biết được động cơ và mong muốn của họ để xây dựng cung cấp dịch vụ hợp lý để có thể khai thác tối đa nhu cầu của khách. Mối quan hệ cung cầu trong hoạt động kinh doanh du lịch. Quan hệ cung cầu trong du lịch là mối quan hệ tương đối phức tạp, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài. Mối quan hệ này có khá nhiều điểm bất lợi cho cả những người kinh doanh du lịch (cung) cũng như khách du lịch (cầu). Chúng ta có thể tập trung vào phân tích những điểm bất lợi chủ yếu sau đây: Thứ nhất: Cung du lịch mang tính chất cố định không thể di chuyển còn cầu du lịch lại phân tán ở khắp mọi nơi. Các tài nguyên du lịch và phần lớn những cơ sở kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí đều không thể cống hiến những giá trị của mình đến tận nơi ở của khách du lịch. Muốn có được những giá trị đó khách du lịch phải rời khỏi nơi ở của họ, đến với các tài nguyên, các cơ sở kinh doanh du lịch. Muốn tồn tại được thì các nhà kinh doanh du lịch phải bằng mọi cách thu hút khách du lịch đến với chính mình. Và như vậy, trong du lịch, chỉ có dòng chuyển động một chiều của cầu đến với cung, không có dòng chuyển động ngược chiều như trong phần lớn các hoạt động kinh doanh khác. Cung du lịch trong một phạm vi nào đó tương đối thụ động trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình. Thứ hai: Cầu du lịch manh tính chất tổng hợp, trong khi mỗi một đơn vị trong kinh doanh du lịch chỉ đáp ứng một (hoặc một vài) phần của cầu du lịch. Khi đi du lịch, khách du lịch có nhu cầu về mọi thứ, từ tham quan các tài nguyên du lịch tới ăn, ngủ, đi lại, visa, hộ chiếu, cũng như thưởng thức các giá trị văn hóa, tinh thần v.v…Có nghĩa là ngoài những nhu cầu của cuộc sống hàng ngày, khách du lịch còn rất nhiều các nhu cầu đặc biệt khác. Đối lập với tính tổng hợp của nhu cầu thì khách sạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu ăn, ở, các công ty vận chuyển đảm bảo việc chuyên chở khách du lịch, các viện bảo tàng, các đIểm tham quan thì mở rộng cánh cửa nhưng đứng chở khách du lịch v.v…Tính độc lập của các thành phần trong cung du lịch gây không ít khó khăn cho khách trong việc tự sắp xếp, bố trí các hoạt động để có một chuyến du lịch như ý muốn. Thứ ba: Các cơ sở kinh doanh du lịch gặp khó khăn trong thông tin, quảng cáo, khách du lịch thường không có đủ thời gian, thông tin và khả năng để tự tổ chức các chuyến du lịch với chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu. Trừ những hãng hàng không lớn, các tập đoàn khách sạn, lữ hành quốc tế, phần lớn các cơ sở kinh doanh du lịch vừa và nhỏ đều không có đủ khả năng tài chính để quảng cáo một cách hữu hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo v.v…Do vậy những thông tin về các doanh nghiệp này hầu như không thể trực tiếp đến với khách du lịch. Bản thân khách du lịch lại gặp phải vô vàn khó khăn khi đi du lịch như ngôn ngữ, thủ tục xuất nhập cảnh, tiền tệ, phong tục tập quán v.v…Chính vì vậy mà giữa khách du lịch và cơ sở kinh doanh trực tiếp các dịch vụ du lịch còn có nhiều bước chắn ngoài khoảng cách về địa lý. Thứ tư: do kinh tế phát triển thu nhập của mọi tầng lớp xã hội tăng lên không ngừng, khách du lịch ngày càng yêu cầu được phục vụ tốt hơn, chu đáo hơn. Họ chỉ muốn có một công việc chuẩn bị duy nhất đó là tiền cho chuyến du lịch. Tất cả những công việc còn lại phải có sự sắp xếp, chuẩn bị của các cơ sở kinh doanh du lịch. Xã hội càng ngày phát triển thì con người càng quý thời gian của họ hơn, có quá nhiều mối quan tâm mà quỹ thời gian chỉ là hữu hạn. Tất cả các điểm đã phân tích trên đây đều cho thấy cần phải có thêm một tác nhan trung gian làm nhiệm vụ liên kết giữa cung và cầu trong du lịch. Tác nhân đó chính là công ty lữ hành du lịch, những người thực hiện các hoạt động kinh doanh lữ hành. 3.Thị trường và thị trường du lịch- khái niệm, đặc trưng và sự khác nhau cơ bản của chúng. 3.1.Thị trường và thị trường du lịch. 3.1.1. Khái niệm thị trường. Xã hội nguyên thuỷ của loài người xuất hiện với chế độ tự cung tự cấp hàng hoá với cuộc sống bày đàn. Khi con người phát triển lên mức độ cao hơn thì nhu cầu về tiêu dùng cũng cao hơn. Từ chỗ con người tự mình làm ra được hàng hoá cho mình sử dụng đến chỗ con người muốn có hàng hoá phong phú hơn. Và để có được như vậy lại nảy sinh ra một hiện tượng tự nhiên là trao đổi hàng hoá giưã con người với con người. Quá trình trao đổi này đã dần dần dẫn tới sự hình thành nên thị trường. Như vậy kể từ khi xuất hiện thị trường thì con người đã có những thay đổi nhất định, không chỉ làm thay đổi cuộc sống của mỗi con người mà nó còn làm cho đời sống xã họi thay đổi một cách đáng kể. Như vậy thị trường là gì? Tìm hiểu về khái niệm này thì có nhiều cách định nghĩa khác nhau, theo quan niệm cổ thì “thị trường là nơi trao đổi hàng hoá giữa người mua và người bán” nhưng khi xã hội phát triển lên mức cao hơn thì thị trường được coi là nơi “cung và cầu gặp nhau”. Theo quan niệm Marketing thì: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó. Theo quan niệm này thì quy mô của thị trường tuỳ thuộc vào số người có cùng nhu cầu và mong muốn vào lượng thu nhập, lượng tiền mà họ sẵn sàng bỏ ra để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển đa dạng và phong phú với tốc độ cao thì thị trường lại được phân ra làm hai mảnh là thị trường của người sản xuất (cung) và thị trường của người tiêu dùng (cầu). Thị trường nhà sản xuất bao gồm tất cả các cá nhân và tổ chức mua sắm hàng hoá và dịch vụ để sử dụng vào việc sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ khác để bán, cho thuê hay cung ứng cho những người khác. Thị trường người tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ tiêu dùng và các nhóm tập thể mua sắm hàng hoá hoặc dịch vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân. 3.1.2. Khái niệm thị trường du lịch. Thị trường du lịch được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau: Theo T.S Nguyễn Văn Lưu thì: “ Thị trương du lịch là một bộ phận của thị trườn chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung-cầu và toàn bộ các mối quan hệ thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn các mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch”. ( Thị trường du lịch- NXB Đại học quốc gia Hà Nội). Theo T.S Nguyễn Văn Đính khoa QTKD Du Lịch và Khách Sạn trường ĐHKTQD-HN thì thị trương du lịch được định nghĩa như sau: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hoá nói chung (là một bộ phận cấu thành đặc biệt) bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế gắn liền với địa điểm, thời gian, điều kiện phạm vi thực hiện hàng hoá vầ dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Ngoài ra nếu xét theo góc độ tổng quát thì thị trường du lịch được hiểu là các nhu cầu của khách và các nhà cung cấp và các mối quan hệ giữa chúng. Nếu xét theo góc độ một nhà doanh nghiệp thì thị trường du lịch là tập hợp các khách hàng (nhóm khách hàng) có nhu cầu, mong muốn, khả năng thanh toán nhưng chưa được thực hiện. 3.2. Một số đặc trưng chủ yếu của thị trường. Trong phần này, để xét đặc điểm của thị trường thì ta tạm chia theo hai mảng đó là thị trường nhà sản xuất và thị trường người tiêu dùng. Đối với nhà sản xuất: + Qui mô của thị trường: Thị trường nhà sản xuất có qui mô, danh mục hàng hoá và khối lượng tiền chu chuyển lớn hơn thị trường người tiêu dùng. Bởi vì số lượng hàng hoá tiêu dùng tới được tay người tiêu dùng đã phải trải qua một chuỗi các công đoạn sản xuất, phân phối và hàng loạt các quá trình mua bán hàng hoá dịch vụ khác nhau. + Kết cấu thị trường và đặc tính của cầu: Trên thị trường nhà sản xuất thì người mua ít nhưng số lượng hàng hoá mua sắm nhiều hơn so với thị trường người tiêu dùng. Đồng thời nó hình thành nên những mối quan hệ mật thiết giữa người mua và người bán để duy trì sự làm ăn lâu dài. Mặt khác thị trường của nhà sản xuất có tính chất phân bố tập trung theo vùng lãnh thổ. Các khu công nghiệp, các khu đông dân cư luôn được coi là khu vực thị trường trọng điểm của các nhà cung ứng hàng hoá. Bên cạnh đó cầu của thị trường nhà sản xuất mang tính thụ động do phải phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra cầu về hàng tư liệu sản xuất có độ co dãn về giá cả rất thấp (thậm chí gần như không co dãn). Nhưng một đặc điểm không thể bỏ qua đó là cầu hàng tư liệu sản xuất biến động mạnh với mức độ lớn hơn nhiều so với cầu hàng tiêu dùng. Nếu như cầu hàng tiêu dùng gia tăng 1% thì cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất có thể sẽ gia tăng tới 20% trong giai đoạn tiếp theo. + Những người mua sắm hàng tư liệu sản xuất: Hoạt động mua sắm thường có sự tham gia của nhiều thành viên và những thành viên này đều mang tính chuyên nghiệp. Tức là những thành viên này được đào tạo một cách bài bản. Do tính chất mua sắm phức tạp cho nên số lượng người tham gia là những chuyên viên có trình độ, hay là một ban chuyên trách về vấn đề này. + Các đặc tính khác: Ngoài những đặc tính cơ bản trên thì thị trường người sản xuất còn có những đặc tính sau: Tính chất mua bán trực tiếp: Người sản xuất với khách hàng mua tư liệu sản xuất thường có quan hệ trực tiếp với nhau. Họ không thích quan hệ qua trung gian trừ một số trường hợp đặc biệt. Tính tương hỗ hay hợp tác: Khách hàng mua tư liệu sản xuất thường chọn những người cung ứng có quan hệ hợp tác kinh tế với mình để tạo nên sự ràng buộc với nhau. Các công ty sử dụng tư liệu sản xuất có xu hướng thích các hình thức thuê mướn, hợp đồng hơn là mua đứt đối với các công cụ lao động có trọng tải lớn, các dụng cụ cơ giới… Đối với thị trường người tiêu dùng: + Có quy mô lớn và thường xuyên gia tăng. + Khách hàng rất khác nhau về tuổi tác, thu nhập, giới tính… tạo nên sự phong phú về cầu mua sắm hàng hoá. + Thị trường người tiêu dùng bao gồm những khách hàng mua sắm hàng hoá nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân. Các quyết định của họ mang tính chất cá nhân và việc tiêu dùng của họ không chỉ phục vụ cho tiêu dùng thông thường mà nó còn trở thành “ nghệ thuật sống của họ”. 3.3. Sự khác nhau cơ bản của thị trường du lịch: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hoá nói chung nên nó có đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác. Tuy nhiên do đặc thù của du lịch nên thị trường du lịch có những đặc đIúm riêng khác hẳn với thị trường hàng hoá. Những đặc trưng của thị trường du lịch: Xuất hiện muộn hơn thị trường hàng hoá nói chung, nhu cầu bậc cao. Thị trường du lịch chỉ xuất hiện khi du lịch trở thành hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến. Khi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống được thoả mãn và khi khách du lịch với sự tiêu dùng của họ tác động tới “sản xuất” hàng hoá du lịch ở ngoài nơi mà họ thường trú. Sản phẩm trên thị trường du lịch chủ yếu là dịch vụ. Sản phẩm bao gồm các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, dịch vụ vui chơi giải trí, môi giới, hướng dẫn… Ngoài ra hàng hoá vật chất cũng được bán trên thị trường du lịch nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp. Sản phẩm trên thị trường du lịch gần như không thể dịch chuyển. Sản phẩm du lịch không thể vận chuyển đến nơi có khách hàng mà nó đòi hỏi khách hàng phải đến nơi có sản phẩm du lịch để tiêu dùng nó. Khách hàng có thể tự tìm kiếm thông tin hoặc qua các hãng lữ hành hoặc qua các phương tiện quảng cáo. Cho nên vấn đề giới thiệu sản phẩm du lịch đến được với khách hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động du lịch. Hàng lưu liệm là một đối tượng đặc biệt trên thị trường du lịch (là cầu nối giữa khách du lịch và điểm du lịch). Đây có thể được coi là một mặt của xuất khẩu “xuất khẩu vô hình” trong du lịch. Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng hiện hữu trước người mua. Đây là một đặc điểm riêng có thị trường du lịch. Nó không giống như những loại hàng hoá khác. Trong quá trình tiêu dùng người mua phải “mạo hiểm” để bỏ tiền ra trước khi tiêu dùng sản phẩm. Người tiêu dùng chỉ có thể cảm nhận được hàng hoá trước khi tiêu dùng thông qua quảng cáo. Như vậy quảng cáo đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra quyết định mua của khách hàng. Sản phẩm trên thị trường du lịch không thể lưu kho cất trữ. Có thể nói việc sản xuất lưu thông và tiêu dùng sản phẩm du lịch diễn ra trong cùng một thời gian và cùng một thời điểm. Sản phẩm du lịch nếu như không bán được sẽ không có giá trị, không có tính lưu kho cất trữ. Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt. Do cung hoặc cầu chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định trong năm nên điều này ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kinh doanh lữ hành và việc khai thác thị trường khách du lịch Đức tại chi nhánh của công ty du lịch Vietravel ở Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Vietravel. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Vietravel. Những năm đầu của thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta có những tăng trưởng vượt bậc với những cơ hội làm ăn mới cho cả những nhà kinh doanh trong nước và những người nước ngoài vào Việt Nam. Đời sống người dân ngày càng nâng cao dẫn đến nhu cầu đi du lịch ngày càng trở nên thiết thực. Trước nhu cầu đi du lịch ngày càng lớn trong xã hội với nhiều mục đích khác nhau. Những nhà lãnh đạo của bộ giao thông vận tải đã quyết định đề xuất về việc thành lập một công ty du lịch. Do đó công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel đã ra đời vào ngày 15/08/1992 là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ giao thông vận tải với tên gọi đầu tiên là Tracodi Tours. Cho đến ngày 02/12/1995 Tracodi Tours chính thức được đổi tên thành công ty du lịch và tiếp thị giao thông vận tải Vietravel theo quyết định số 4962QĐ/TCCB-LĐ, với trụ sơ chính đặt tại: 16 Alexandre, Quận 3 TP.HCM. Hiện nay Vietravel có trụ sở chính tại 190 Pasteur, Quận 3 TP.HCM. Đồng thời với các chi nhánh nằm tại các thành phố lớn của Việt Nam đó là: Chi nhánh tại Hà Nội: Số 29 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm (Hiện nay là số 3 Hai Bà Trưng, Hà Nội) Chi nhánh tại Đà Nẵng: Số 148 Nguyễn Thị Minh Khai, TP Đà Nẵng. Chi nhánh tại Quy Nhơn: 01 Bis Trần Bình Trọng, TP Quy Nhơn. Chi nhánh tại Nha Trang: 58 Trần Phú, TP Nha Trang. Ngoài ra Vietravel còn có 4 văn phòng đại diện ở các nơi (Trong đó có 2 văn phòng đặt tại TP.HCM, 1 văn phòng được đặt tại Nhật và 1 văn phòng được đặt tại Pháp. Biểu số 1: Mô hình tổ chức của công ty. Ban Giám Đốc Các Phòng tham mưu quản lý Các chi nhánh Các văn phòng du lịch Đội xe Trung tâm đào tạo nghiệp vụ du lịch ( Nguồn: Báo cáo của công ty Vietravel) Từ khi bắt đầu thành lập Vietravel luôn tìm cách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhằm tăng uy tín của công ty đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Cho nên vấn đề mở rộng thị trường, thu hút khách du lịch là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Nhận thấy đây là vấn đề sống còn nên công ty đã tìm cách tiếp cận và đặt các chi nhánh tại các thành phố lớn của cả nước, các khu trung tâm du lịch.Vì thế chi nhánh Vietravel tại Hà Nội đã ra đời. Đây là một chi nhánh được thành lập từ năm 1995 lúc đầu có 7 nhân viên, một con số rất khiêm tốn chứng tỏ sự khó khăn của những ngày đầu thành lập. Hiện nay chi nhánh có tất cả là 16 nhân viên. So với tầm cỡ của công ty hiện nay thì con số này không phảI là nhiều nhưng bù lạI các nhân viên đã khắc phục vấn đề này, tổ chức kiêm nhiệm nhiều công việc. Vì thế nên công việc luôn được hoàn thành một cách tốt nhất. Ngay từ những ngày đầu thành lập công ty đã tận dụng tốt nguồn nhân lực, đã đề ra đường lối chiến lược hợp lý để mở rộng phát triển thị trường trong và ngoài nước, đa dạng hoá các ngành nghề kinh doanh đảm bảo nguồn vốn kinh doanh được tăng đều qua các năm. Đời sống nhân viên dần dần ổn định và được cải thiện. Với vai trò là nhà lữ hành chuyên nghiệp của Việt Nam, Vietravel là một công ty lữ hành quốc tế, tổ chức các tours du lịch quốc tế (inbound và outbound) và du lịch nội địa. Đối với du lịch quốc tế thì Vietravel tổ chức cho các đoàn khách nước ngoài vào Việt Nam tham quan (inbound) và tổ chức cho những người ở Việt Nam đi ra du lịch ở nước ngoài (outbound). Ngoài ra Vietravel còn có chương trình dành riêng cho du lịch nội địa với các chương trình phong phú đa dạng. Nhưng trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, ban lãnh đạo công ty nhận thấy không chỉ nên kinh doanh lữ hành mà còn phải kinh doanh các dịch vụ bổ xung. Vì thế các dịch vụ bổ xung khác ra đời đầu tiên là nhằm phục vụ tốt hơn chất lượng dịch vụ của công ty (dịch vụ vận chuyển). Đồng thời các dịch vụ bổ xung khác phục vụ cho các sản phẩm du lịch cũng được thực hiện như dịch vụ xuất nhập cảnh, đại lý bán vé máy bay cho các hãng hàng không, dịch vụ ăn uống, thuê xe, hướng dẫn viên… Hiện nay công ty đang phát triển mạnh các lĩnh vực đó là: Dịch vụ giao nhận và vận tải theo đường biển, hàng không và đường bộ. Dịch vụ cung ứng hàng hải. Dịch vụ khai thuê hải quan. Dịch vụ đóng gói và tiếp vận hàng hoá trực tiếp. Dịch vụ bảo hiểm hàng hoá. Dịch vụ phân phối và khai thác kho bãi. Dịch vụ khai thác, quản lý, luân chuyển, vận chuyển Container. Đại lývà môi giới hàng hải. Mặt khác để củng cố, phát huy và triển khai các dịch vụ của mình tiếp cận tới các bạn hàng hơn nữa, Vietravel đã phát triển các văn phòng tại các cảng và thành phố chính của Việt Nam cũng như ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam: Vietravel có các văn phòng tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang và ở một số cảng chính khác. Trên thế giới: Vietravel có các đại lý tại Đức, Nga, Nhật, Hà Lan, Đan Mạch, Cộng hoà Séc… và đa số các nước ở châu á (Singapore, Malayxia, Hàn Quốc, Indonesia, Hồng Kông…) Tất cả những dịch vụ bổ xung này một mặt nhằm hoàn thiện các sản phẩm kinh doanh của Vietravel một mặt nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Chính vì thế nên Vietravel được công nhận là một trong mười công ty lữ hành hoạt động có hiệu quả nhất Việt Nam hiện nay. 1.2. Quá trình ra đời và trưởng thành của chi nhánh công ty Vietravel tại Hà Nội. Biểu số 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Vietrvel Chi nhánh tại Hà Nội Giám đốc Phó Giám đốc Phòng inbound và nội địa Đội xe Phòng kế toán Phòng outbound Hiện nay với số lượng nhân viên là 16 người chi nhánh Vietravel được phân vào các bộ phận như trên. Nhưng trong thực tế thì các bộ phận trên được phân chi tiết hơn nhằm đáp ứng tốt nhất công việc đề ra. Bộ phận inbound có 04 người. Trong đó phụ trách chính là giám đốc chi nhánh tạI Hà Nội. Để khắc phục tình hình số lượng ít ỏi của bộ phận inbound thì trong 4 nhân viên có 1 nhân viên chuyên trách về thực hiện các tour của công ty. Một nhân viên chuyên trách về bộ phận xây dựng sản phẩm và bán hàng. Đặc biệt trong tình hình kinh doanh hiện nay, thị trường khách du lịch Trung Quốc phát triển mạnh trong giai đoạn này là một thị trường lớn đối với các công ty lữ hành hiện nay. Nhận thấy đIều này và cũng là để khai thác tốt thị trường khách du lịch Trung Quốc cho nên bộ phận Inbound đã bố trí 1 nhân viên chuyên trách vvề thị trường khách du lịch Trung Quốc nhằm đáp ứng kịp thời cũng như phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách. Bộ phận nội địa có 3 nhân viên. Đây là bộ phận mới thành lập nhằm khai thác tốt hơn thị trường khách du lịch nội địa. Trước đây bộ phận này nằm trong bộ phận Inound. Bộ phận Outbound có 6 nhân viên trong đó phụ trách chính là phó giám đốc chi nhánh. Đây là bộ phận có lượng nhân viên nhiều nhất trong chi nhánh. Ngoài những công việc chính của bộ phận Outbound thì bộ phân này còn giúp các bộ phận Inbound và nội địa các công việc bổ xung nhằm phục vụ khách một cách tốt nhất. Bộ phận hành chính có 1 nhân viên. Bộ phận kế toán có 3 nhân viên trong đó có 1 thủ quỹ. Bên cạnh đó chi nhánh Vietravel tại Hà Nội còn có 1 đội xe sang trọng lịch sự để nhằm đem lại một dịch vụ hoàn hảo cho khách. Đối với chi nhánh Vietravel tại Hà Nội hiện nay k._.hông sử dụng hướng dẫn viên chính thức mà chỉ sử dụng hướng dẫn viên cộng tác. Đối với những đoàn khách quan trọng (VIP) thì chi nhánh sử dụng nhân viên bộ phận Outbound và nội địa làm hướng dẫn viên cho đoàn. Cho nên có thể thấy trong sơ đồ tổ chức của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội không có bộ phận hướng dẫn viên. 1.3. Cơ cấu tổ chức, lực lượng lao động và điều kiện phát triển của công ty Vietravel và của chi nhánh công ty tại Hà Nội. 1.3.1. Lao động. Mặc dù thành lập chưa lâu nhưng Vietravel đã phấn đấu vươn lên là một trong những doanh nghiệp lữ hành thành đạt ở Việt Nam hiện nay. Để có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền, đồng thời là sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của toàn thể công nhân viên trong công ty. Tính đến hết thời đIúm năm 2001 thì toàn công ty có 154 nhân viên biên chế trong đó trình độ sau đại học là 5 người, trình độ đạI học là 122 người, 5 nhân viên cao đẳng, 12 nhân viên trung cấp và 10 nhân viên kỹ thuật. Công ty thường xuyên chọn lọc đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm thích hợp với việc phát triển kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên. Nếu như vào năm 1995 mức lương truing bình của nhân viên trong công ty là 950.000đ thì đến nay con số đó khoảng 1.500.000đ. Mặc dù con số này chỉ nêu lên mức tiền lương của công nhân viên trong công ty nhưng nó cũng phần nào phản ánh được tình hình kinh doanh của công ty, đem lại đời sống vật chất khá cho nhân viên của công ty. Ngoài ra công ty còn có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho nhân viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách trong nước và quốc tế. Hiện nay chi nhánh Vietravel tại Hà Nội có 16 nhân viên trong đó có 13 nhân viên có trình độ đại học chiếm 81,25%, 1 nhân viên có trình độ cao đẳng chiếm 6,25% và 2 nhân viên có trình đọ trung cấp chiếm 12,5%. Hiện nay đa số các cán bộ công nhân viên của công ty Vietravel có thời gian dài học tập và nghiên cứu trong ngành du lịch am hiểu về kiến thức văn hoá của các nước trên thế giới cùng với sự nhiệt tình của các nhân viên trong công ty đã cố gắng đưa Vietravel trở thành một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam. 1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Những ngày đầu thành lập công ty gặp khó khăn về mọi mặt. Công ty phải thuê văn phòng làm việc với trang thiết bị hạn chế nhưng qua những năm tháng khó khăn đó công ty đã dần dần đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. Cho đến nay công ty đã mua và đặt trụ sở chính tại 190 Pastuer, quận 3 TP.HCM với số tiền đầu tư lên đến gần 3 tỷ đồng. Với phương tiện vận chuyển lúc đầu có 2 xe du lịch thì đến năm 2000 công ty đã có đội xe gồm 16 chiếc trong đó có 2 xe 4 chỗ ngồi, 4 xe từ 12 đến 16 chỗ ngồi, 2 xe 30 chỗ và 8 xe 45 chỗ ngồi. Đối với chi nhánh Hà Nội thì cuối năm 2000 chi nhánh đã dưa vào sử dụng đội xe gồm 4 chiếc, trong đó có 1 xe 4 chỗ, 1 xe 16 chỗ và 2 xe 45 chỗ ngồi. Đây là một cố gắng lớn của công ty cũng như của chi nhánh nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho chương trình du lịch của mình và cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu vận chuyển, không phải thuê xe ngoài trong những thời gian nhất định. Ngoài ra công ty đã đầu tư trang bị mạng lưới máy tính với hệ thống trên 40 chiếc được nối mạng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó thì chi nhánh Vietravel tại Hà Nội cũng cố gắng đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính của mình nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Hiện nay chi nhánh có 14 máy tính được nối mạng, đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh hiện nay. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu của khách hiện nay, công ty đã đầu tư 1 tàu chuyên dụng và thiết bị lặn biển nhằm phục vụ cho khách du lịch lặn biển của công ty tại Nha Trang. Trên đây là những cố gắng của công ty cũng như của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch cũng như phục vụ tốt công việc kinh doanh hiện nay. Một số tình hình về thị trường khách du lịch Đức của công ty du lịch Vietravel. 2.1. Sơ lược về nước Đức. Nước cộng hoà liên bang Đức chính thức thành lập năm 1989 khi bức tường Berlin bị phá bỏ. Nước cộng hoà liên bang Đức- một nước Trung Âu với 2389 km bờ biển Baltic và Bắc Hải và 3621 km đường biên giới quốc gia tiếp giáp với 9 nước: Đan Mạch, Hà Lan, Lucxemburg, Bỉ, Pháp, Thuỵ Sĩ, Cộng hoà Séc, áo và Ba Lan có diện tích tới 356.957 km2 và là nơi cư ngụ của 82,2 triệu người dân trong đó có 7,2 triệu người nước ngoài. Nước Đức không những được thiên nhiên ưu đãi về mặt vị trí địa lý mà cũng rất giàu tài nguyên thiên nhiên . Người dân Đức rất tự hào về khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và vô cùng phong phú trải dài từ dãy núi Anpơ phía Nam qua những cao nguyên, ngọn đồi tới phía Bắc. Vài nét về tình hình thị trường khách du lịch Đức. Qui mô và phạm vi ảnh hưởng của thị trường du lịch Đức. Có thể nói thị trường du lịch Đức là một thị trường “màu mỡ” đối với bất cứ quốc gia nào. Đây là một thị trường rộng lớn với hơn 80 triệu dân. Đức là nước công nghiệp phát triển, có dân số già, người dân có xu hướng đi ra du lịch ở nước ngoài rất nhiều, điều đó có ảnh hưởng tốt đối với du lịch các nước trong đó có Việt Nam. Theo ông Phạm Từ-phó Tổng cục trưởng tổng cục du lịch Việt Nam thì chỉ tính từ năm 1999 đến năm 2002 số khách du lịch Đức vào Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 21.000 năm 1999 lên 46.000 năm 2002. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2003 số khách du lịch Đức đã tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Đức hàng năm có tổ chức rất nhiều triển lãm về du lịch mà đặc biệt là mới đây tại Berlin đã diễn ra hội chợ quốc tế về kinh tế du lịch từ ngày 7 đến ngày 11/3/2003 trong đó có sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp Việt Nam. Tại Đức còn là nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức du lịch lớn trên thế giới. Do đó thị trường du lịch Đức có ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường du lịch thế giới nói chung và thị trường du lịch Việt Nam nói riêng. Đặc điểm tâm lý khách du lịch Đức. Dân tộc Đức có đặc điểm thông minh, tư duy chặt chẽ nhanh nhạy tiếp thu. Người Đức có phong cách giao tiếp rõ ràng, rành mạch, sòng phẳng. Người Đức có kế hoạch chi tiêu rất cụ thể và chặt chẽ nói lên họ rất tiết kiệm mặc dù mức sống của họ cao. Người Đức có tài tổ chức, ý chí cao, sống và làm việc theo kế hoạch cụ thể. Khi giao tiếp người Đức đứng cách đối tượng trên 50 cm. Người Đức rất hay bắt tay khi gặp nhau. Người Đức hay để ý đến hình thức. Khi đi du lịch người Đức có đặc đIểm Rất tin vào việc quảng cáo du lịch. Thích đến những nơi có du lịch biển phát triển và điều kiện an ninh đảm bảo. Thích có nhiều dịch vụ vui chơi giải trí ở điểm du lịch. Người Đức chi tiêu ở nơi du lịch ít. Đắm say với bầu không khí vui vẻ nhộn nhịp, thích các cuộc thăm quan tập thể. Phương tiện giao thông ưa thích là ô tô du lịch, máy bay, xe lửa. Thường đi du lịch theo kiểu trọn gói. Thông thường sử dụng khách sạn hai, ba sao. Hình thức camping được khách du lịch Đức ưa chuộng. Hành vi của người Đức rất tự nhiên. Khách du lịch Đức rất hay đánh giá về chất lượng phục vụ và bày tỏ thái độ rõ ràng. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của người Đức. Yếu tố tự nhiên. Yếu tố văn hoá xã hội. Yếu tố kinh tế chính trị Yếu tố khoa học công nghệ thông tin 3. Thực trạng kinh doanh lữ hành và khả năng khai thác thị trường khách Đức của công ty Vietravel và chi nhánh công ty tại Hà Nội. 3.1. Thực trạng kinh doanh lữ hành và việc khai thác thị trường du lịch của công ty. Những ngày đầu thành lập công ty Vietravel gặp không ít khó khăn. Những khó khăn chồng chất cứ thế nhân lên khiến cho Vietravel chưa tìm ra được hướng đi đúng cho mình. Thời kỳ đầu Vietravel đầu tư khai thác cả ba thị trường lớn đó là thị trường khách quốc tế chủ động (Inbound), thị trường khách quốc tế bị động (Outbound) và thị trường khách nội địa (Internal). Với những bước đi đầu tiên đó đã giúp cho Vietravel gặt hái được không ít những thành công và cũngcó không ít những thất bại mà chính điều này đã đóng góp những kinh nghiệm quý báu cho Vietravel thành công sau này. Cho đến khi trên thế giới có những diễn biến theo chiều hướng thuận lợi cho Việt Nam và đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ được huỷ bỏ đối với nước ta thì nhu cầu đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau của khách nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều. Vào những ngày đầu thành lập điều kiện kinh tế của Việt Nam còn hạn chế, nhu cầu đi du lịch còn gặp nhiều khó khăn nhất là thời kỳ nước ta đang chuyển đổi nền kinh tế cho nên khách nội địa chủ yếu là các thương nhân, số càn lại là các doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó thì nhu cầu đi du lịch của khách nước ngoài vào Việt Nam cao với mục đích đi du lịch và cũng là để khảo sát thị trường. Cho nên đây là thị trường lớn mà công ty Vietravel đã định hướng để khai thác. Nhưng do còn gặp khó khăn về nhiều mặt cho nên Vietravel chủ yếu đầu tư khai thác các thị trường của Châu á. Và cho đến nay đã mở rộng ra các thị trường ở châu Âu, châu úc và châu Mỹ. Đây có thể là những thị trường đầy hứa hẹn về tiềm năng để có thể đem lại nguồn khách ổn định trong tương lai cho Vietravel. Mặc dù gặp khó khăn về nhiều mặt nhưng trong quá trình hoạt động, công ty Vietravel luôn luôn cố gắng tìm cách mở rộng thị trường. Hàng năm công ty đã dầu tư một khoản ngân sách lớn để tham dự các hội chợ quốc tế do các tổ chức trên thế giới và các nước tổ chức như : JATA( Nhật Bản), ASTA (Mỹ), ITB (Đức 1994, 1998, 1999), BIT (ITALIA), FITUR (Tây Ban Nha), STM (Pháp), ATI (úc)… Thông qua các hội chợ đó công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường các nước. Bên cạnh việc tích cực tham gia vào các hội chợ để nhằm nâng cao uy tín, cũng như quảng bá cho khách hàng thì Vietravel luôn luôn cố gắng tạo được lòng tin đối với khách hàng cũng như đối với các công ty gửi khách, các nhà cung cấp dịch vụ, dần dần từng bước tham gia các tổ chức du lịch lớn trên thế giới để nâng cao các mối quan hệ cũng như tạo được lòng tin đối với khách hàng và các nhà cung cấp. Hiện nay Vietravel đã tham gia và là thành viên chính thức của các tổ chức du lịch lớn trên thế giới như: JATA (Nhật Bản), PATA, ASTA, USTOA (Mỹ). Đây là những thuân lợi mà không phải một doanh nghiệp lữ hành nào cũng dễ dàng có được. Cho nên Vietravel cần phải cố gắng đầu tư và sử dụng một cách có hiệu quả các nối quan hệ tốt đẹp này. Trong bối cảnh hiện nay của thế giới mỗi ngày lại có những diễn biến phức tạp như: tình hình an ninh thiếu ổn định ở các nước Trung Đông, các vụ khủng bố liên tiếp xay ra mà điển hình là vụ khủng bố ngày 11/09/2001 tại Mỹ và vụ khủng bố gần đây tại đảo Bali của Indonesia làm hơn 200 khách du lịch úc thiệt mạng, và gần đây nhất là nạn đại dịch viêm đường hô hấp SARS đã làm cho môi trường kinh doanh du lịch bị phủ một đám mây u ám mà không dễ dàng gì có thể xua tan được. Trước sự khủng hoảng đó một số thị trường trọng điểm và thị trường tiềm năng bị ảnh hưởng nặng nề, do vậy Vietravel đã tìm hướng đi mới. Bên cạnh việc tiếp tục dùng mọi biện pháp nhằm mở rộng và khai thác những thị trường đang có thì Vietravel tiếp tục đẩy mạnh khai thác những thị trường có mức chi tiêu lớn như thị trường Nhật, các nước châu Âu và châu Mỹ. Hiện nay khách của công ty hàng năm chiếm khoảng gần 70% là khách Nhật, 17% là khách châu Âu và châu Mỹ, 13% là khách Châu á. Bên cạnh những thị trường truyền thống như Thái Lan, Singapore, Malayxia… thì hiện nay thị trường Trung Quốc được xem như là một thị trường lớn mà Vietravel đã vô tình bỏ qua. Mặc dù trong thực tế khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay dẫn đầu so với các nước nhưng lượng khách Trung Quốc đến công ty còn hạn chế. Cho nên đây có thể coi là một thị trường mà công ty cần đầu tư khai thác một cách hợp lý để tăng số lượng khách du lịch hàng năm của cả công ty và chi nhánh Vietravel. Ngoài việc khai thác những thị trường nước ngoài thì Vietravel luôn luôn nghĩ tới một thị trường gần gũi hơn, thực tế hơn và tìm mọi cách để có thể thu hút tối đa lượng khách đó là thị trường nội địa. Một thị trường cũng rất quan trọng đối với công ty Vietravel cũng như đối với các chi nhánh. Đối tượng khách chính của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội hiện nay là các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh doanh, những khách hàng quen thuộc. Vietravel luôn “quan tâm chăm sóc” kỹ lưỡng các đối tượng này. Đối với các tour theo đoàn như vậy thì Vietravel luôn luôn đảm bảo phục vụ một cách tốt nhất nhưng còn một thị trường nữa mà chi nhánh Vietravel tại Hà Nội chưa khai thác được nhiều đó là thị trường khách lẻ. Hiện nay tại phòng nội địa đã bố trí một nhân viên chuyên trách khai thác thị trường này. Ngoài ra công ty cũng đang liên kết với các công ty khác để có thể phục vụ một cách tối đa khách hàng du lịch của công ty. Như vậy đối với một công ty có bề dày lịch sử chưa dài như Vietravel thì với một thị trường khách rất đa dạng và phong phú như vậy phải đòi hỏi một cách hợp lý các biện pháp để có thể thu hút tối đa lượng khách của từng thị trường mà công ty đã từng khai thác và sẽ khai thác. 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Kể từ khi chính thức thành lập đến nay Vietravel luôn luôn gặp phải những khó khăn về chủ quan cũng như khách quan. Liên tiếp trong một số năm tình hình kinh tế chính trị của các nước luôn luôn rơi và tình trạng mất ổn định đã gây khó khăn không nhỏ cho Vietravel cũng như các công ty lữ hành khác. Mở đầu là cuộc khủng hoảng kinh tế các nước châu á đã làm cho thị trường khách truyền thống của Vietravel ảnh hưởng nặng nề tưởng như rất khó có thể cứu vãn được. Các thị trường lớn như Thái Lan, Singapore, Malayxia… rơi vào tình trạng khủng hoảng. Số lượng khách đến công ty trong thời gian này giảm mạnh, thậm chí có những tháng Vietravel không đón được một đoàn Inbound nào từ những nước này. Đây thực sự là một khó khăn của Vietravel. Nhưng khó khăn này chưa qua thì nền kinh tế của Thái Lan lại lâm vào khủng hoảng, đồng Balt mất giá trầm trọng dẫn đến hoạt động Inbound đối với nước này hầu như không có trong khi khách Outbound vào Thái Lan lại tăng một cách đáng kể. Nhưng khi tình hình khủng hoảng tạm thời lắng xuống để nhường chỗ cho sự phục hồi kinh tế của các nước châu á thì tình hình chính trị thế giới lại hết sức nóng bỏng gây ra hiện tượng “bãi công” đi du lịch. Với sự kiện 11/09/2001 xảy ra tại Mỹ thì nền du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng lại bị rơi vào một khoảng tối u ám không có một chút ánh sáng nào. Sự khủng hoảng về mặt tâm lý đã dẫn tới khách du lịch trên thế giới huỷ tour hàng loạt, từ chối đi du lịch hay đúng hơn là tâm lý lo sợ của khách. Không những vậy mà cả khách du lịch Việt Nam cũng rất lo lắng đến sự an toàn đã huỷ hàng loạt tour đến Mỹ và các nước châu Âu đối với công ty. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến ngành du lịch Việt Nam và các công ty lữ hành trong đó có Vietravel. Khi sự kiện này tạm thời lắng xuống thì tình hình các nước Trung Đông lại càng trở nên tồi tệ khi các nước Mỹ ,Anh đặt ra cái gọi là chống khủng bố toàn cầu. Sau đó lại là chiến tranh Irắc và gần đây nhất là nạn dịch SARS hoành hành ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là châu á đã thực sự làm cho người dân lo ngại đối với an toàn của bản thân. Đây chính là những khó khăn lớn trong kinh doanh du lịch mà Vietravel cũng như các công ty lữ hành khác phải hứng chịu. Trước những khó khăn đó nhưng Vietravel vẫn cố gắng vươn lên phấn đấu để dạt kết quả tốt trong kinh doanh. Những chỉ tiêu dưới đây có thể chưa chứng minh rõ được điều đó nhưng nó cũng thể hiện được phần nào kết quả kinh doanh cũng như sự cố gắng của Vietravel. 3.2.1. Số khách Tình hình kinh doanh của công ty Vietravel trong những năm qua được thể hiện qua bảng sau: Biểu số 3: Số lượt khách của công ty Vietravel phân chia theo thị trường Thị trường Số lượt khách Tốc độ tăng trưởng 2000/1999 2001/2000 2002/2001 1999 2000 2001 2002 Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Inbound 8950 12500 16247 140 3550 130 3747 Outbound 1724 3115 5213 181 1391 167 2098 Internal 4115 7600 10280 185 3485 135 2680 Tổng 14789 23215 31740 157 8426 137 8525 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietravel). Từ bảng số liệu trên ta thấy sau 3 năm kể từ khi thành lập số lượng khách Du lịch đến công ty còn hạn chế, chỉ có 6.143 lượt khách bao gồm cả Inbound, Outbound, và nội địa. Đây cũng có thể là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á gây ảnh hưởng tới những thị trường truyền thống của công ty đã làm cho số lượng khách đến công ty giảm dẫn đến số lượt khách giảm. Nhưng bước sang năm 2000 thì tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi hơn. Số lượt khách của công ty trong năm 2000 là 23.215 lượt tăng 157% so với năm 1999, với con số chính xác là 8.426 lượt khách tăng gần gấp đôi . Đánh giá về sự tăng trưởng này là do cuộc khủng hoảng nền kinh tế Châu á đã lắng xuống, mọi hoạt động đã dần dần đi vào ổn định. Bên cạnh đó phải kể đến uy tín của công ty đã được nâng cao trên thị trường và được nhiều bạn hàng biết tới cùng với thị trường truyền thống của công ty được khôi phục và tiếp tục phát triển. Đây là một kết quả đáng mừng cho dấu hiệu tăng trưởng số lượng khách đến công ty. Mặc dù tốc độ tăng trưởng này không được giữ vững và phát huy nhưng tốc dộ tăng trưởng của các năm vẫn duy trì ở mức khá cao, năm 2001 so với năm 2000 tăng 137% chiếm 8.525 lượt khách. Như vậy nếu xét một cách tương đối thì tình hình khách đến công ty hàng năm thì năm sau đều tăng hơn so với năm trước nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm từ 157 % xuống còn có 137 %.Mặc dùvậy nhưng nếu xét một cách tuyệt đối thì hàng năm số lượt khách tăng đều nhau khoảng 8 nghìn lượt khách. Đây cũng là một dấu hiệu khách quan để có thể tin tưởng rằng trong những năm tới số lượng khách cua Vietravel sẽ tăng cao và đạt được mục tiêu đề ra. Biểu số 4: Số lượng khách Inbound của công ty Vietravel phân chia theo thị trường. Đơn vị tính: Lượt khách Thị trường các nước 1998 1999 2000 2001 Các nước Châu Âu 187 537 1125 1298 Tỷ lệ % về thị trường 5 6 9 8 Nhật 1127 4922 7925 11300 Tỷ lệ % về thị trường 30 55 63,4 70 Các nước ASEAN 1710 1700 1887 1787 Tỷ lệ % về thị trường 45,6 19 15,1 11 Các nước Châu á khác 187 358 486 492 Tỷ lệ % về thị trường 5 4 4,7 3 Đức 86 179 502 616 Tỷ lệ % về thị trường 2,2 2 4 3,8 Châu úc 120 358 150 324 Tỷ lệ % về thị trường 3,2 4 1,2 2 Các nước khác 342 896 325 340 Tỷ lệ % về thị trường 9 10 2,6 2,6 Tổng 3795 8950 12500 16247 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Vietravel trong 5 năm qua) Theo số liệu thống kê thì trong những năm qua khách Inbound của Vietravel có sự thay đổi rõ rệt. Trong năm 1998 thì cố lượt khách Inbound chính của Vietravel là khách thuộc khối ASEAN chiếm tới 45,6% trên tổng số khách Inbound là 3759 lượt khách. Nhưng con số này giảm mạnh vào năm 1999 chỉ còn 19% trên tổng số 8.950 lượt khách Inbound. Nguyên nhân của sự giảm sút này một phần do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á, một phần là do sự cạnh tranh gay gắt giữá các công ty lữ hành trong nước và trong khu vực đã làm co lượng khách chính của thị trường này giảm sút. Vào năm 2000 con số này chỉ còn 15,5% trên tổng số 12500 lượt khách và năm 2001 chỉ còn 11% trên tổng số 16.247 lượt khách. Bên cạnh sự suy giảm của thị trường khách Du lịch các nước ASEAN, thì thị trường của khách Nhật lại tăng mạnh. Nếu như năm 1998 số lượt khách Nhật chỉ chiếm khoảng 30% trên tổng số là 3759 lượt khách Inbound thì đến năm 1999 con số đó là 55% trên tổng số 8950 lượt khách. Con số này đã không dừng lại ở đây mà tiếp tục tăng lên tới 65% trên tổng số lượt khách là 12500 lưọt khách Inbound vào năm 2000 và 70% vào năm 2001. Hiện nay số lượng khách Nhật trong công ty Vietravel đóng vai trò chủ chốt. Đây có thể là một thuận lợi nhưng cũng là một nguy cơ khi mà các đối thủ cạnh tranh tăng lên thì tình hình kinh doanh của Vietravel sẽ ảnh hưởng không nhỏ. Bởi vì Inbound là mảng kinh doanh chính của công ty. 3.2.2 Doanh thu Trên đây là khái quát về số lượng khách của công ty Vietravel, các kết quả kinh doanh đạt được của từng thị trường được nêu khái quát trong bảng sau: Biểu số 5: Bảng cơ cấu doanh thu của công ty Du lịch Vietravel Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Inbound 9627 24652 30192 36329 Outbound 10577 19024 20780 30827 Internal 3987 5685 5820 6216 Tổng doanh thu 24191 49334 56792 73372 Lợi nhuận 312 641 795 924 Lợi nhuận/ doanh thu 1,28% 1,3% 1,14% 1,24% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Vietravel.) Từ bảng số liệu trên ta thấy kể từ năm 1998 đến nay thì Inbound luôn là mảng kinh doanh chính của Vietravel luôn chiếm trên 50% tổng số lượt khách. Tốc độ tăng trưởng của khách Inbound năm 1999 so với năm 1998 là 138%, năm 2000 so với năm 1999 là 40% và năm 2001 so với năm 2000 là 30%. Mặc dù số khách hàng năm đều tăng đặc biệt là năm 1999 so với năm 1998 số lượt khách Inbound tăng hơn 2 lần so với năm1998 đây là một sự gia tăng đột biến sau khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu á kết thúc và số lượt khách tiếp tục tăng nhưng với tốc dộ giảm. Qua bảng tổng kết trên ta thấy doanh thu của công ty hàng năm đều tăng. Doanh thu năm 1999 so với năm 1998 tăng 103,9%; năm 2000 so với năm 1999 là 15,1%; và năm 2001 so với năm 2000 tăng 29,19%. Theo số liệu doanh thu ta thấy điểm đáng chu ý nhất là tốc độ tăng trưởng của năm 1999 so với năm 1998: 103,9% đây thực sự là một bước đại nhảy vọt của công ty trong quá trình kinh doanh. Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt trội này là do “ hậu quả” của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á dẫn đến xu hướng đi Du lịch ra nước ngoài (Outbound) đặc biệt là các nước Châu á của ngưưoì dân tăng cao đồng thời khách Du lịch quốc tế (Inbound) đến công ty tăng mạnh gấp hơn 2 lần điều này dẫn đến doanh thu của công ty tăng mạnh. Nhưng vào năm 2000 thì tốc độ tăng trưởng của doanh thu giảm, chỉ đạt 15,1% sovới năm 1999 tức là tăng 15,1%. Bước sang năm 2001 doanh thu tăng so với năm 2000 là 129,19% và đạt 73372 triệu đồng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng này tương đối cao nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tại nước Mỹ đã làm cho hàng loạt các tour của khách quốc tế bị huỷ bỏ hợp, đồng thời những tour Du lịch nước ngoài (Outbound) cũng bị huỷ bỏ nhất là đối với những tour đến Mỹ và Châu á điều này dẫn tới doanh thu của công ty năm 2001 chỉ tăng so với năm 2000 là 29,19%. Nhưng sau sự kiện này Vietravel đã nhanh chóng lấy lại được tốc độ tăng trưởng mặc dù còn hạn chế. 3.2.3 Lợi nhuận. Kèm theo sự gia tăng về doanh thu thì lợi nhuận cũng tăng theo. Năm 1998 lợi nhuận của công ty là 312 triệu (Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 1,12%) thì đến năm 1999 là 641 triệu (Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 1,3%), năm 2000 là 795 triệu (Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 1,14%) và năm 2001 là 924 triệu với tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 1,24%. Như vậy từ bảng số liệu trên ta thấy tổng số lượt khách trong các năm cùng với doanh thu và lợi nhuận của công ty Vietravel tăng qua các năm. Có nhiều lý do để nói về sự tăng trưởng này nhưng một số nguyên nhân cơ bản đó là uy tín của công ty ngày một cao trên thị trường Du lịch trong và ngoài nước, ngoài ra Vietravel đã liên kết với một số hãng lữ hành gửi khách quốc tế nên có nguồn khách ổn định và tăng đều qua các năm dẫn đến một kết quả kinh doanh tốt đẹp. 3.2.4. Kết quả kinh doanh của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội từ năm 1998 đến năm 2001 Kể từ khi thành lập chi nhánh Vietravel gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và nhân viên cùng với sự giúp đỡ của các cấp các ngành. Chi nhánh đã phấn đấu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù những kết quả này chưá phải là lớn nhưng nó đã góp phần chứng tỏ rằng chi nhánh Vietravel đã đứng vững và vươn lên để trở thành một doanh nghiệp mạnh ở Hà Nội. - Số lượt khách Trong những năm qua số lượng khách đến chi nhánh Vietravel tại Hà Nội tăng dần theo các năm. Điều này được thể hiện dưới bảng sau: Biểu đồ 6: Số lượt khách của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội từ năm 1998 đến 2001 Đơn vị: Lượt khách Chỉ tiêu Số lượt khách 1998 1999 2000 2001 Inbound 538 646 791 849 Outbound 650 832 916 1067 Internal 724 1008 1339 1500 Tổng 1912 2486 3046 3416 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội ) Hoàn toàn ngược với công ty, tình hình kinh doanh của chi nhánh lại nghiêng về Du lịch bị động (outbound). Trong năm 1998 tổng số lượt khách của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội là 1912 lượt khách (trong đó Inbound chiếm 28,13%, Outbound chiếm 34% và nội địa chiếm 37,87%) vào năm 1999 tổng số lượt khách của chi nhánh là 2486 lượt tăng 30% so với năm 1998 (trong đó khách Inbound chiếm 25,98%; Outbound chiếm 33,46% và nội địa chiếm 40,54%). Năm 2000 số lượt khách tăng so với năm 1999 là 22,53% với tổng số lượt khách là 3046 lượt. Bước sang năm 2001 tình hình kinh doanh có dấu hiệu của sự đi xuống. Tổng số khách chi nhánh phục vụ là 3416 lượt khách tăng 12,1% so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng giảm gần một nữá so với năm 2000. Trong đó khách Inbound chiếm 13,23%; outbound chiếm 31,23% và nội địa chiếm 43,9%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do hậu quả của cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ đã làm cho 3 tháng cuối năm 2001 của chi nhánh gặp khó khăn chồng chất. Hàng loạt các tour Du lịch quốc tế chủ động (Inbound) bị huỷ bỏ không những thế tất cả những tour Du lịch ra nước ngoài đặc biệt là những tour tới Đức và các nước Châu Âu cũng được các khách Du lịch “tạm thời” hoãn hoặc huỷ. Vì thế nên năm 2001 chi nhánh đã không đạt được mục tiêu đề ra. Biểu đồ 7: Tỷ lệ lượng khách của chi nhánh Vietravel chia theo thị trường Đơn vị: % Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tỷ lệ khách Inbound 28,13 25,98 25,9 24,85 Tỷ lệ khách Outbound 34 33,46 30 31,23 Tỷ lệ khách nội địa 37,87 40,56 44,1 43,92 Tổng 100 100 100 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội ) Theo bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ khách Inbound và outbound của chi nhánh giảm dần theo các năm còn khách nội địa có xu hướng tăng lên nhưng đến năm 2001 lại giảm đột ngột so với năm 2000 nhường lại sự gia tăng cho khách du lịch Inbound và Outbound. Mặc dù vậy tỷ lệ khách Inbound của chi nhánh luôn thấp hơn so với khách Outbound đây có lẽ là một điểm yếu của chi nhánh mà ban lãnh đạo cần có biện pháp tích cực để đầu tư khai thác tốt hơn thị trường khách du lịch quốc tế chủ động Inbound của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội. - Doanh thu Đi đôi với sự gia tăng về số lượt khách thì doanh thu của chi nhánh cũng tăng theo. Phản ánh tình hình gia tăng này được thể hiện dưới bảng sau: Biểu số 8: Cơ cấu doanh thu của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Inbound 1958 3295 3912 4137 Outbound 4017 4812 5510 6549 Internal 2261 3069 4495 4961 Tổng doanh thu 8236 11176 13917 15647 Lợi nhuận 105 145 200 212 Lợi nhuận/ doanh thu 1,27% 1,29% 1,44% 1,35% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Vietravel tại Hà Nội.) Thời gian chi nhánh Vietravel hoạt động tại Hà Nội tính đến nay là 7 năm cho nên kết quả kinh doanh so với một số doanh nghiệp lữ hành khác còn thấp. Doanh thu đạt cao nhất là hơn 15 tỷ đồng với mức lợi nhuận khiêm tốn. Năm 1998 doanh thu của chi nhánh Vietravel chỉ là 8236 triệu đồng với mức lợi nhuận là 105 triệu. Năm 1999 doanh thu là 11176 triệu đồng tăng so với năm 1998 là 21%, lợi nhuận thu được là 145 triệu đồng và theo đó năm 2000 doanh thu tăng với mức khá cao đạt 13917 triệu đồng, tăng so với năm 1999 là 24,52%. Vào năm 2001 tốc độ tăng trưởng tương đối khá vào những tháng đầu năm. Nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng bố tại Mỹ đã khiến cho tình hình kinh doanh của chi nhánh lâm vào bế tắc vào những tháng cuối năm điều này dẫn tới doanh thu trong năm này chỉ tăng 11,2% chiếm 15647 triệu đồng. - Lợi nhuận Theo số liệu báo cáo của chi nhánh tại Hà Nội thì mức lợi nhuận trung bình trong 4 năm qua kể từ năm 1998 đến nay là 165 triệu một năm. Đây là một mức lợi nhuận khiêm tốn so với một số doanh nghiệp lữ hành khác nhưng nó cũng phản ánh được sự cố gắng của chi nhánh trong quá trình kinh doanh với những khó khăn nhất định. Nếu như năm 1998 lợi nhuận của chi nhánh chỉ đạt 105 triệu thì đến năm 2001 con số đó là 212 triệu đồng, tăng hơn 2 lần hay là tăng 101,9% so với năm 1998. Nếu như so sánh với một số công ty có thời gian kinh doanh chưa đầy 7 năm như chi nhánh Vietravel tại Hà Nội thì đây thực sự là một kết quả không dẽ dàng gì có được. Ngoài ra tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của chi nhánh Vietravel tăng đều qua các năm, nhưng vào năm 2001 tỷ lệ này có xu hướng giảm so với năm 2000. Nếu như năm 2000 mức tỷ lệ này là 1,44% thì đến năm 2001 con số này chỉ còn 1,35%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 đã dẫn đến những tháng cuối năm gặp khó khăn. Vì thế chi nhánh đã phải tăng chi phí để áp dụng nhiều hình thức quảng cáo, khuyến mại khác nhau để nhằm thu hút khách. Cho nên mức lợi nhuận giảm so với doanh thu của chi nhánh mặc dù doanh thu của chi nhánh tăng so với năm 2000. Biểu số 9: Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội Đơn vị: Triệu đồng Công ty Năm 2000 Năm 2001 Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Ben Thanh Tourist tại Hà Nội 12563 333 21125 403 Công ty điều hành Vinatour 26372 397 30698 464 Cty Du lịch Việt nam 63000 1120 65407 1342 Cty Vietravel chi nhánh Hà Nội 13917 200 15647 212 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty Du lịch ) Từ bảng số liệu trên ta thấy chi nhánh của công ty Vietravel tại Hà Nội mặc dù hoạt động có hiệu quả nhưng nếu so sánh với một số công ty có kinh nghiệm lâu năm thì chi nhánh Vietravel tại Hà Nội còn là một công ty lữ hành nhỏ. Nguyên nhân là do chi nhánh mới bắt đầu hoạt động từ năm 1996 cho đến nay được gần 7 năm, một thời gian chưa đủ dài để có thể ngang hàng cùng một số công ty đã có lịch sử lâu đời trong kinh doanh Du lịch. 3.3. Khả năng khai thác thị trường khách Đức và kết quả đạt được của chi nhánh công ty Vietravel tại Hà Nội. Theo biểu đồ số 4 ta n._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29659.doc