Giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược & Thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco..

Lời mở đầu Trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN của nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. Với cơ chế như vậy, tài chính doanh nghiệp không đồng nghĩa với cấp phát và giao nộp mà tự khẳng định những vai trò vốn có của mình, liên quan trực tiếp tới vấn đề có tính chất chiến lược, tới sự tồn tại và phát triển của chính bản thân từng doanh nghiệp. Mặt khá

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược & Thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco.., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, trong xu hướng hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, tính chất cạnh tranh và biến động của mô trường ngày càng mạnh mẽ, do đó việc vạch hướng đi đúng trong tương lai càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nó đóng vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính doanh nghiệp và chiến lược phát triển của doanh nghiệp sau quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco cũng như vận dụng những kiến thức đã học tôi xin chọn đề tài: "Những giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay" Kết cấu luận văn này ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương với nội dung: Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong chương này tôi xin đề cập đến những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp, tăng trưởng, phát triển, dấu hiệu cơ bản của sự phát triển và các giải pháp tài chính đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco. Chương này tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đang hoạt động trên lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm và thiết bị vật tư y tế và đưa ra những nhận xét. Chương III: Một số giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty Traphaco Chương này nêu lên những thuận lợi, khó khăn, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp tài chính cần thiết. Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường I. Sự cần thiết khách quan của sự phát triển đối với doanh nghiệp 1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Theo luật doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 6/12/ 1999 và đã có hiệu lực từ ngày 1/1/2000: " Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ". Trong đó kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Trong nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh, đào thải khắc nghiệt để có thể đứng vững và phát triển thì mỗi doanh nghiệp cần phải có chiến lược nhất định, khi tiến hành sản xuất - kinh doanh. Đó là 3 câu hỏi mà các nhà quản lý doanh nghiệp phải trả lời: - Nên đầu tư sản xuất cái gì ? - Sản xuất phục vụ ai ? - Sản xuất như thế nào ? Đây là 3 câu hỏi buộc các nhà quản lý doanh nghiệp phải trả lời một cách sâu sắc triệt để và độc đáo để doanh nghiệp có thể thực hiện được chiến lược phát triển của mình. Thực chất 3 câu hỏi trên đều xoay quanh vấn đề là làm sao doanh nghiệp có thể đạt lợi nhuận tối đa trong khi chỉ phải bỏ ra chi phí tối thiểu. Muốn đạt được mục đích đó thì doanh nghiệp phải tăng cường quản lý trên tất cả các mặt hoạt động của mình vì cơ chế quản lý không phù hợp, không đồng bộ, không thống nhất từ trên xuống là tiền đề khiến doanh nghiệp lâm vào khủng hoảng. Mặc dù hoạt động của các doanh nghiệp rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của ngành nhưng đều có một điểm chung lớn là đều diễn ra hoạt động tài chính. Một quyết định tài chính đúng đắn, độc đáo có thể chuyển doanh nghiệp từ tình trạng khủng hoảng, sang phát triển và ngược lại. 2. Khái niệm phát triển Để đánh giá sự tiến bộ của một doanh nghiệp trong một giai đoạn một cách khách quan và triệt để, ta đánh giá trên hai mặt: Sự gia tăng về tiềm lực kinh tế và sự tiến hoá về xã hội của doanh nghiệp. Trên thực tế, tăng trưởng và phát triển là hai thuật ngữ dùng để phản ánh hai mặt của sự tiến bộ đó. 2.1. Tăng trưởng của doanh nghiệp Tăng trưởng của doanh nghiệp được hiểu là sự tăng lên không ngừng cả về quy mô và hoạt động kinh doanh, là sự ổn định về tình hình tài chính, về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp mà trong quá trình tồn tại của mình, thị trường không ngừng được mở rộng vị thế chỗ đứng ngày càng ổn định, tình hình tài chính lành mạnh... chứng tỏ doanh nghiệp đó đang có một sự ổn định tăng trưởng. Tăng trưởng vừa là mục tiêu, là động lực đồng thời là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại của chính bản thân doanh nghiệp. Mức tăng trưởng được tính bằng số tuyệt đối và số tương đối. Số tương đối thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh hay chậm còn số tuyệt đối thể hiện quy mô tăng trưởng. Ngược lại với sự tăng trưởng là sự suy thoái. 2.2. Khái niệm phát triển của doanh nghiệp Là quá trình tăng tiến về mọi mặt của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng trưởng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao của doanh nghiệp nhất định sẽ dẫn đến phải khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên (tự nhiên và con người) gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của thế hệ cán bộ công nhân viên hiện tại và tương lai. Vậy chiến lược (đường lối chung và lâu dài) phát triển của doanh nghiệp là phát triển bền vững tức là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài. Sự phát triển đó dựa trên việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, không để lại hậu quả xã hội. Muốn vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải từng bước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 2.3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho phát triển bởi vì, khi kinh tế doanh nghiệp có tăng trưởng thì mới có khả năng tăng đầu tư cho các mặt xã hội của doanh nghiệp: tăng thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. Ngược lại sự tiến bộ mọi mặt của doanh nghiệp là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Việc nghiên cứu mối quan hệ này giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cục không vì lợi ích trước mắt mà bỏ lơị ích to lớn lâu dài và muốn có lợi lớn thì phải bỏ chi phí. Tóm lại phát triển bao gồm cả tăng trưởng song tăng trưởng kinh tế cũng có thể dẫn đến phát triển kinh tế nhưng không có sự tăng trưởng thì nhất định không có phát triển. 2.4. ý nghĩa của sự phát triển Đối với doanh nghiệp: Thương trường là chiến trường mà trên chiến trường xét về tổng lực ai mạnh hơn sẽ là người chiến thắng kẻ yếu thế sẽ bị tiêu diệt. Do đó, doanh nghiệp phải luôn tự hoàn thiện mình với tốc độ nhanh và vững chắc hơn đối thủ cả về tiềm lực kinh tế và tiềm lực xã hội nhằm tạo nên sức mạnh tổng lực để luôn giành thế chủ động trước đối thủ của mình thì mới có thể tồn tại và phát triển. Đối với xã hội: Nhờ sự phát triển mà các nguồn lực của xã hội được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân loại vì doanh nghiệp nào hoạt động kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác sẽ dần bị loại bỏ và quá trình này diễn ra liên tục. II. Những dấu hiệu cơ bản đối với sự phát triển của doanh nghiệp 1. Tình hình doanh thu của doanh nghiệp Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã xác định là tiêu thụ, cung ứng trong kỳ. Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng phản ánh khả năng chiếm lĩnh thị trường, vị thế của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu dùng để xác định thị phần của doanh nghiệp. Nếu doanh thu của doanh nghiệp (giả thiết kết cấu mặt hàng kinh doanh không thay đổi, giá cả thị trường ổn định) có xu hướng tăng lên không ngừng - đó là dấu hiệu của sự phát triển. Ngược lại, nếu doanh thu của doanh nghiệp không ổn định hoặc suy giảm, chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh thị trường yếu kém, sa sút - đó là dấu hiệu của sự suy thoái. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình doanh thu - Tốc độ tăng doanh thu hàng năm = Doanh thu thực hiện Doanh thu thực hiện năm phân tích năm báo cáo Doanh thu thực hiện năm báo cáo Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh bình quân trong kỳ = Tổng mức doanh thu thực hiện trong kỳ Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ Cả hai chỉ tiêu trên nếu càng tăng càng tốt. Riêng hệ số phục vụ của vốn kinh doanh bình quân trong kỳ phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân thì tạo được bao nhiêu đồng doanh thu 2. Tình hình chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm Chi phí kinh doanh, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu tài chính vừa phản ánh quy mô kinh doanh, vừa phản ánh chất lượng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí có quan hệ nghịch chiều với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Nếu quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, trong khi đó chi phí, giá thành thực hiện qua các năm có chiều hướng giảm (cả số tuyệt đối và số tương đối về chi phí, giá thành như: tổng mức chi phí, tổng giá thành; tỷ suất chi phí, giá thành đơn vị sản phẩm ..) chứng tỏ chất lượng hiệu quả kinh doanh ngày càng được cải thiện, điều đó cũng đồng nghĩa với sự phát triển ít nhiều của doanh nghiệp. Ngược lại là sự suy thoái. Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, các doanh nghiệp đều cố gắng và mong muốn giảm thiểu chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Song điều đó cũng có những giới hạn nhất định do tính chất xã hội hoá sản xuất đã và đang từng bước hoàn thiện và phát triển trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Các chỉ tiêu cơ bản: - Tổng mức chi phí (F) là toàn bộ các chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. - Tỷ suất chi phí (F') là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ phần trăm của chi phí trên doanh thu bán hàng. Tỷ suất chi phí nói lên trình độ tổ chức quản lý kinh doanh, chất lượng quản lý và sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Công thức xác định: F F' = M Trong đó: F tổng chi phí kinh doanh M: Tổng doanh thu bán hàng thuần F': Tỷ suất chi phí - ý nghĩa chỉ tiêu: công thức trên phản ánh trong một đồng doanh thu doanh nghiệp phải bỏ bao nhiêu đồng chi phí. Tỷ suất này càng thấp càng tốt. Mức độ tăng giảm tỷ suất chi phí (DF') phản ánh sự thay đổi tuyệt đối về tỷ suất chi phí giữa hai kỳ DF' = F'1 - F'o Tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí (TDF') phản ánh tốc độ tăng giảm tỷ suất chi phí về số tương đối. Công thức: DF' TDF' = F'o 3. Tình hình lợi nhuận doanh nghiệp Lợi nhuận luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, của các nhà đầu tư. Lợi nhuận là mục tiêu, là động lực đồng thời còn là chỗ dựa vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của chính bản thân doanh nghiệp. Lợi nhuận là lợi ích kinh tế cuối cùng của doanh nghiệp, là phần còn lại từ doanh nghiệp sau khi đã bù đắp toàn bộ chi phí kinh doanh thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Lợi nhuận doanh nghiệp = Doanh thu - chi phí kinh doanh - Thuế Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp đánh giá chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đang trong thời kỳ phát triển không thể là một doanh nghiệp mà lợi nhuận ngày càng sa sút, thậm chí thua lỗ kéo dài. Tuy nhiên, không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh mà cần xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác như: vốn, chi phí, giá thành... vì lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ( thị trường, ngành nghề, lĩnh vực, điều kiện kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp.... Để đánh giá hiện trạng doanh nghiệp trên phương diện lợi nhuận, cần xem xét các chỉ tiêu cơ bản sau: Chỉ tiêu 1: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tổng mức lợi nhuận thực hiện Tổng mức doanh thu thực hiện ý nghĩa chỉ tiêu: chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thực hiện thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận được tạo ra. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao càng tốt. Chỉ tiêu 2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân = Tổng mức lợi nhuận thực hiện Vốn kinh doanh bình quân ý nghĩa chỉ tiêu:Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân bỏ ra thì doanh nghiệp thực hiện được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu 3: Tỷ suất lợi nhuận chi phí kinh doanh = Tổng mức lợi nhuận thực hiện Tổng mức chi phí (giá thành) thực hiện Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả. Chỉ tiêu 4: - Tốc độ tăng lợi nhuận hàng năm = Tổng mức lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận năm phân tích năm báo cáo Tổng mức lợi nhuận năm báo cáo Chỉ tiêu này phản ánh trong năm tốc độ tăng lợi nhuận của doanh nghiệp là cao hay thấp. 4. Về khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tài chính giữ một vai trò quan trọng trong việc khảo sát tình hình tài chính doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh là một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, ngược lại khi khả năng thanh toán càng ngày càng sa sút, yếu kém. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán chung = Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp Công nợ phải thanh toán Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoàn trả tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp có nghĩa là cứ một đồng công nợ phải thanh toán thì được đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt tức là khả năng thanh toán chung cao và ngược lại. - Khả năng thanh toán nhanh = Tổng giá trị tài sản Hàng tồn kho lưu động Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một thời gian ngắn với giả thiết rằng: Nếu toàn bộ công nợ của doanh nghiệp đồng thời cùng đến hạn thanh toán trong một thời gian ngắn thì khả năng thanh toán các khoản nợ đó được thực hiện ở mức độ nào, nhanh hay chậm mà không cần quan tâm đến tài sản dự trữ. = Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ đến hạn trả bằng việc sử dụng vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn. 5. Tình hình nguồn vốn. Khi năng lực quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp có hiệu quả cao thì đây thường là dấu hiệu của sự phát triển. Các chỉ tiêu thể hiện năng lực quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp gồm: 5.1. Số vòng quay hàng tồn kho Đây là số lần hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Sốvòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá là tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư vào hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán ( hoặc doanh thu thuần) Hàng tồn kho bình quân 5.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho và được xác định theo công thức: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 Số vòng quay hàng tồn kho 5.3. Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp tốc độ này càng cao thì việc quản lý các khoản phải thu được đánh giá là tốt và ngược lại. Công thức xác định: Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Trong đó: + Doanh thu thuần bao gồm tổng doanh thu của cả 3 loại hoạt động đó là hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường + Số dư các khoản phải thu được tính bằng phương pháp bình quân khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán 5.4. Kỳ thu tiền trung bình Phản ánh số ngày cần thiết để thu các khoản phải thu. Công thức xác định: Kỳ thu tiền trung bình = 360 Số vòng quay các khoản phải thu 5.5. Vòng quay vốn lưu động Phản ánh trong kỳ vồn lưu động quay được mấy vòng. Công thức xác định: Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Công thức này phản ánh cứ 1 đồng vốn lưu động được bỏ ra thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này càng tăng thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được đánh giá là tốt và ngược lại. 5.6. Số ngày một vòng quay vốn lưu động Trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. Công thức xác định: Số ngày một vòng quay vốn lưu động = 360 ngày Số vòng quay vốn lưu động 5.7. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào. Công thức xác định. Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân ý nghĩa chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn cố định bình quân được đầu tư thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Việc đánh giá chỉ tiêu này giống vốn lưu động bình quân, khi hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao tức là hiệu quả sử dụng vốn cố định càng tốt và ngược lại. 5.8. Vòng quay vốn toàn bộ Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay vốn Kinh doanh = Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân Nói chung vòng quay vốn càng lớn thì hiệu quả càng cao. 6. Các chỉ tiêu bảo toàn tăng trưởng vốn của doanh nghiệp Bảo toàn, tăng trưởng vốn kinh doanh là việc giữ gìn nguyên vẹn và nâng cao giá trị thực của tiền vốn qua mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn của doanh nghiệp được thu hồi, với số vốn đó doanh nghiệp có thể thực hiện quá trình tái sản xuất giản đơn, hoặc ở mức độ cao hơn là tái sản xuất mở rộng các hoạt động kinh tế của mình, khi đó có thể khẳng định: Vốn của doanh nghiệp đã được bảo toàn hoặc là tái sản xuất mở rộng. Sau một khoảng thời gian nhất định, thường là sau một niên độ kế toán, trên cơ sở số liệu quyết toán của doanh nghiệp, để đánh giá công tác bảo toàn, tăng trưởng vốn trong doanh nghiệp, chúng ta có thể sử dụng một số các chỉ tiêu sau: Mức bảo toàn tăng trưởng vốn trong kỳ = Vốn chủ sở hữu thực có cuối kỳ - Vốn chủ sở hữu thực có đầu kỳ x Hệ số trượt giá bình quân trong kỳ (Trong đó: hệ số trượt giá bình quân trong kỳ ³1) Nếu kết quả = 0 vốn của doanh nghiệp được bảo toàn Nếu kết quả < 0 vốn của doanh nghiệp không bảo toàn được Nếu kết quả > 0 vốn của doanh nghiệp được tăng trưởng. Chỉ tiêu này được giả thiết trong kỳ phân tích vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không có sự biến động do các chủ doanh nghiệp rút vốn hoặc bổ sung vốn điều lệ của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, vốn chủ sở hữu thực có cuối kỳ được xác định tương đương với phần vốn chủ sở hữu thực có đầu kỳ cùng với phần vốn chủ sở hữu đầu kỳ được điều chỉnh theo hệ số trượt giá ở các thời điểm tăng giảm giá tài sản, chênh lệch tỷ giá trong kỳ (nếu có) và vốn chủ sở hữu tăng, giảm do doanh nghiệp bổ sung từ lơị nhuận, hoặc vốn do thua lỗ trong kinh doanh. Chỉ tiêu mức bảo toàn, tăng trưởng vốn trong kỳ của doanh nghiệp phản ánh phần nào chất lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng quan trọng hơn cả là nó phản ánh chất lượng, cũng như việc quan tâm của doanh nghiệp tới công tác bảo toàn phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường - vấn đề sống còn cho sự tồn tại và phát triển của tất của các doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng vốn trong kỳ = Mức bảo toàn tăng trưởng vốn trong kỳ Vốn chủ sở hữu x Hệ số trượt giá thực có đầu kỳ bình quân trong kỳ Tuy nhiên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh môi trường kinh doanh luôn biến động do đó việc vốn chủ sở hữu được bổ xung hay rút bớt là điều không tránh khỏi. Mặt khác vốn trong doanh nghiệp được hình thành từ 2 nguồn là vốn chủ sở hữu và vốn vay nếu trong trường hợp vốn chủ sở hữu được bảo toàn nhưng vốn vay lại bị giảm mạnh dẫn đến tổng vốn của doanh nghiệp bị giảm thì ta không thể khẳng định chắc chắn rằng doanh nghiệp đang tăng trưởng. Do đó ngoài cách đánh giá trên ta có thể phân tích tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn bằng cách so sánh giá trị thực của vốn doanh nghiệp có đến cuối kỳ và số vốn cần bảo toàn trong kỳ để tìm ra chênh lệch tăng giảm. Số vốn kinh doanh của doanh nghiệp được bảo toàn trong trường hợp: Tổng vốn kinh doanh thực tế cuối kỳ = Tổng vốn kinh doanh thực có đầu kỳ + Số vốn cần bảo toàn phát sinh trong kỳ Trị giá vốn cần được bảo toàn cuối kỳ gồm: - Chênh lệch tỉ giá tăng - Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Dự phòng phải thu khó đòi. - Chênh lệch đánh giá giảm tài sản. Trường hợp: > + Trường hợp này vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng. 7. Tình hình cổ phiếu. Đối với Công ty cổ phần, mối quan hệ giữa sự phát triển hay suy thoái của Công ty với giá trị cổ phiếu rất nhạy cảm, khi Công ty phát triển giá trị cổ phiếu và mức lãi trên cổ phiếu tăng và ngược lại. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh tình hình cổ phiếu. Doanh lợi = thu nhập từ cổ phiếu + lãi (hoặc lỗ) về vốn. Doanh lợi tương đối = Doanh lợi cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu 8. Uy tín Uy tín là niềm tin trong mối quan hệ giữa đối tác, khi doanh nghiệp phát triển thì uy tín của doanh nghiệp ngày càng cao, quan hệ với đối tác dễ dàng hơn và ngược lại khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy thoái thì uy tín của doanh nghiệp bị giảm sút (khó khăn chồng chất khó khăn). III. những giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc suy thoái của doanh nghiệp. 1.1.Thị trường và cạnh tranh. 1.1.1Thị trường Thị trường gồm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, các quan hệ cung cầu về hàng hoá, tiền tệ, tâm lý của người tiêu dùng, thị trường nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất, thị trường tài chính.... Những tác động của thị trường đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá với sự biến động vốn có theo các chiều hướng khác nhau mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Sự biến động đó có thể là cơ hội, là tiền đề cho sự tăng trưởng, phát triển của doanh nghiệp hoặc cũng có thể là rủi ro dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị chu đáo, phải có các quyết định đúng đắn các giải pháp phù hợp, với những biến cố, thử thách của cơ chế thị trường. 1.1.2. Cạnh tranh Trong điều kiện kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế đều mong muốn tìm kiếm các lợi ích kinh tế cho mình với mức cao nhất có thể trong khi lợi ích kinh tế có hạn. Cũng chính vì vậy, họ luôn luôn tìm mọi cách, bằng mọi thủ đoạn để có được những ưu thế, đặc quyền, kể cả việc loại đối thủ của mình ra khỏi các cuộc chơi kinh tế. Thương trường như chiến trường, trong “cuộc chiến” này, ai có ưu thế người đó sẽ chiến thắng, ngược lại sẽ bị thất bại tiêu vong. Các điều kiện về tiềm lực tài chính, về công nghệ thiết bị, về uy tín, tên tuổi của doanh nghiệp sẽ là điều kiện, và vũ khí đảm bảo cho sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. 1.2. Trình độ tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước 1.2.1. Trình độ tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. Ông cha ta có câu: “Một người biết lo bằng một kho người biết làm” câu nói trên cho tay thấy vai trò quan trọng của trình độ tổ chức quản lý. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường trình độ tổ chức kinh doanh, sự năng động sáng tạo của doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Các phương án kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp có mang tính khả thi hay không? Có phù hợp với thị trường hay không? Có hiệu quả hay không, hiệu quả cao hay thấp? Một phương án, kế hoạch kinh tế, kế hoạch đầu tư mà không phù hợp với thực tế của thị trường, không phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, không mang tính khả thi hoặc hiệu quả thấp kém. Có thể dẫn tới sự suy thoái, thậm chí là sự tiêu vong của doanh nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng: Không ít doanh nghiệp đã phải kết thúc cuộc đời của mình vì phương án kinh doanh, phương án đầu tư sai lầm. Và cũng không ít những doanh nghiệp khác thành đạt bởi các phương án kinh doanh , đầu tư có hiệu quả và tính khả thi cao. - Việc thực thi các phương án, kế hoạch kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp được tổ chức một cách khoa học và thực tiễn? Thực hiện kế hoạch một cách máy móc, thụ động có thể dẫn tới hệ quả tất yếu ngoài mong muốn của doanh nghiệp. 1.2.2. Định hướng phát triển và sự ổn định kinh tế - xã hội và sự ổn định chính trị xã hội quốc gia. 1.2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước Đối với từng giai đoạn, Nhà nước có những định hướng phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thể hiện qua các chính sách, các công cụ. Đặc biệt đối với doanh nghiệp đó chính là thuế, thuế suất cao hay thấp đều ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc suy thoái của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần xem xét nghiên cứu kỹ các chính sách hiện tại cũngnhư định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước để có giải pháp phù hợp. 1.2.2.2 Sự ổn định chính trị xã hội . Sự ổn định chính trị xã hội: Tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có thể chế chính trị xã hội ổn định. Sự ổn định đó được xác lập trước hết bằng đường lối phát triển kinh tế xã hội đúng đắn, phù hợp với các quy luật khách quan. Đường lối đó còn lại được thực thi bằng hệ thống chính sách nhất quán thích hợp từ đó hấp dẫn đầu tư, tạo được lòng tin đối với doanh nghiệp . 1.3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp. Ông cha ta có câu: “Lực bất tòng tâm” câu này muốn đề cập khi làm việc gì nếu không có đủ nguồn lực thì dù tâm trí có muốn nhưng dành chịu. Trong các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp vốn là điều kiện là cơ sở vật chất cấn thiết, vốn đảm bảo cho việc thực thi các phương án, các kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, sản phẩm. Hơn thế nữa, trong điều kiện cơ chế thị trường, quy mô vốn của doanh nghiệp còn ý nghĩa quyết định vị thế, đảm bảo cho sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, khả năng tài chính, quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển hoặc suy thoái của doanh nghiệp. 1.4. Uy tín của doanh nghiệp. Không phải ngẫu nhiên mà thương hiệu của mỗi doanh nghiệp đều có những cái giá khác nhau. Như vậy” Vốn của doanh nghiệp đó là tiền cộng với niềm tin” tiền là các yếu tố phương tiện vật chất liên quan và phục vụ cho các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Niềm tin là tên tuổi, là uy tín của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp có một nội dung hết sức phong phú, thể hiện trong mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các Công ty tài chính, các quỹ đầu tư, các đối tác của doanh nghiệp trong các quan hệ thanh toán, với bạn hàng, khách hàng của doanh nghiệp về sản phẩm, hàng hoá dịch vụ của mình. Một doanh nghiệp có uy tín, vị thế của doanh nghiệp ngày càng được củng cố, các nguồn tiềm năng, điều kiện vật chất của doanh nghiệp được khai thác một cách triệt để, nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển vững chắc của doanh nghiệp. Ngược lại, khi uy tín càng ngày càng bị suy giảm, doanh nghiệp khó có thể tồn tại chứ chưa nói đến sự tăng trưởng. Trong điều kiện ” Trăm người mua, vạn kẻ bán” thì chữ tín lại càng có ý nghĩa đối với sự sống còn của doanh nghiệp. 1.5. Sự phát triển của khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp, giúp doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất lao động, giải phóng lao động nặng nhọc độc hại cho người lao động, sản xuất quy mô lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, giảm chi phí do đó, tỷ trọng công nghệ cao và chất xám trong giá trị sản phẩm có xu hướng tăng. Như vậy khoa học công nghệ là một vũ khí cạnh tranh nếu doanh nghiệp nào biết sử dụng nó một cách hợp lý thì đây là một nhân tố giúp hoạt động và phát triển, ngược lại nếu doanh nghiệp không ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoặc sử dụng nhưng không hiệu quả thì đây là tiền đề dẫn đến sự suy thoái và diệt vong của doanh nghiệp. 1.6. Các yếu tố khác Trong một doanh nghiệp nếu điều kiện làm việc, trình độ của cán bộ công nhân viên, thu nhập không ngừng được cải thiện thì đây là các yếu tố giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn từ đó giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Ngược lại, nếu các yếu tố trên không những không được cải thiện mà còn có xu hướng xấu đi thì đây chính là yếu tố dẫn đến sự diệt vong của doanh nghiệp. Sự tăng trưởng hoặc suy thoái của doanh nghiệp là sản phẩm khách quan của nền kinh tế thị trường, mà bản thân mỗi doanh nghiệp, muốn đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của mình thì việc nhận thức các yếu tố ảnh hưởng một cách nghiêm túc, khách quan được coi là những cơ sở quan trọng giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp đúng đắn nhất, hiệu quả nhất đối với hoạt động kinh tế của mình. 2. Các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Giải pháp tài chính là những giải pháp đưa ra đối với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt hiêụ quả toàn cục lâu dài lớn nhất. 2.1. Về thị trường. Thực chất của các cuộc chiến tranh thế giới là vấn đề thị trường. Điều đó chúng ta thấy tính chất khốc liệt và sự cần thiết của thị trường. Thị trường truyền thống không ngừng được củng cố, thị trường mới không ngừng được mở rộng, việc thị trường được củng cố và mở rộng có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng quy mô nâng cao sức cạnh tranh, khống chế thị trường đặc biệt khi doanh nghiệp đang trong thời kỳ tăng trưởng, một trong những giải pháp tài chính quan trọng để mở rộng thị trường là dùng nguồn lực của mình để độc chiếm thị trường tạo sự độc tôn cho chính doanh nghiệp… 2.2. Về đầu tư. Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, thị trường khu vực cũng như thế giới từ đó tăng cường công tác đầu tư phát triển công nghệ. Nâng cao năng lực phục vụ, tận dụng triệt để công suất của máy móc thiết bị nhất là những tài sản cố định có tốc độ đổi mới nhanh về tiến bộ kha học kỹ thuật. Tiến hành đa dạng hoá sản phẩm và loại hình đầu tư nhằm tăng cường hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho vốn trước sự biến động k._.hông ngừng của thị trường. 2.3. Huy động, tập trung và sử dụng vốn. Vốn là đề tài muôn thủa đối với sự phát triển, là cơ sở vật chất đảm bảo sự sống còn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có sức khoẻ tốt là một doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng, đủ mạnh và luôn được củng cố. Nguồn vốn chủ sở hữu không ngừng được tăng cường từ hiệu quả các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, việc huy động và tập trung vốn cũng phải được quan tâm một cách đúng đắn, nghiêm túc. Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể khai thác bao gồm: Liên doanh liên kết. Nguồn vốn trong thanh toán. Nguồn vốn tín dụng. Nguồn vốn từ thị trường tài chính. Nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên, người lao động của doanh nghiệp. Trong công tác nguồn vốn, cần đảm bảo chữ “Tín” phải thắt chặt quan hệ và tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Quan tâm đúng mức tới công tác nguồn vốn là quân tâm tới tình hình tài chính, là cơ sở đảm bảo cho sự ổn định lâu dài và sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Xây dựng cơ cấu vốn (tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu vốn vay trong tổng nguồn vốn...) cơ cấu đầu tư (tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản và quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn, tài sản...) tối ưu nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh phù hợp với điều kiện của thị trường và doanh nghiệp. 2.4. Về chi phí kinh doanh Để thực hiện các hoạt động kinh tế doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí nhất định. Các chi phí luôn phát sinh hàng ngày, hàng giờ đa dạng và phức tạp. Do đó trong hoạt động của mình các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến việc quản lý chi phí phấn đấu tiết kiệm và tăng hiệu quả của các chi phí của mình. Các giải pháp chủ yếu để sử dụng chi phí có hiệu quả gồm: - Quản lý chi phí gắn chặt với kế hoạch, kế hoạch có thể lập theo dự toán ngắn hạn về chi phí trên cơ sở kế hoạch tài chính năm hoặc quí. Lập kế hoạch ngắn hạn giúp công ty có thể khai thác mọi khả năng tiềm tàng, giảm chi phí kinh doanh hạ chi phí chi năm kế hoạch đó. Phân tích rà soát hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. - Thực hiện kiểm tra giám đốc tình hình thực hiện chi phí trước, trong và sau kế hoạch. 2.5. Giải pháp về nợ phải thu và phải trả Đối với các khoản phải thu: có các giải pháp linh hoạt trong việc thu hồi tiền vốn, tài sản trong thanh toán dựa trên nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và cương quyết trên cơ sở: những khoản thu nào nếu không thu ngay thì lợi ích kinh tế từ việc cho họ nợ lớn hơn đòi ngay thì để họ nợ trên cơ sở phân tích kỹ lưỡng khả năng tài chính của con nợ và các nhân tố ảnh hưởng vì đa số đối với người nợ theo thời gian lợi ích từ việc được nợ giảm dần mà thay vào đó họ lại có xu hướng coi chủ nợ như người gây phiền hà cho họ. Đối với nợ phải trả: Thanh toán chính xác, an toàn nâng cao uy tín đối với khách hàng + Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu các khoản phải thanh toán với khả năng thanh toán của doanh nghiệp để chủ động đáp ứng các yêu cầu thanh toán khi đến hạn trả. + Lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp, an toàn và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp. 2.6. Có phương án tổ chức lại kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường tất cả các hoạt động kinh tế đều phải xuất phát từ thị trường, lấy thị trường làm trung tâm, doanh nghiệp phải "bán cái thị trường cần" chứ không thể "bán cái doanh nghiệp có". Khi doanh nghiệp đã thoả mãn tối đa, phục vụ tận tình nhu cầu thị trường tức là phương án, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mang tính khả thi, mục tiêu kinh doanh đạt được. Khi phương án kinh doanh không được thị trường chấp nhận, doanh nghiệp cần nhanh chóng xem xét lại phương án, kế hoạch kinh doanh. Từ đó, phát hiện những điểm bất hợp lý, những tồn tại, để có những bước đi và giải pháp phù hợp, tổ chức lại kinh doanh. 2.7. Xử lý tài sản cố định và vật tư hàng hoá bị ứ đọng. 2.7.1. Đối với TSCĐ. Trong quá trình đầu tư có những tài sản cố định bị ứ đọng mà thực tế không phát huy được hiệu quả kinh tế ta phải có phương án linh hoạt trong việc xử lý chúng. Có rất nhiều phương án mà doanh nghiệp có thể áp dụng tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh của doanh nghiệp, cơ chế chính sách kinh tế của Nhà nước: - Nhượng bán, thanh lý để thu hồi vốn đầu tư. - Gửi đi tham gia liên doanh, liên kết. - Cho thuê dưới các hình thức. - Đề nghị cấp trên điều chuyển sang doanh nghiệp khác (đối với các doanh nghiệp Nhà nước) để giảm vốn ngân sách cấp. Với các giải pháp trên, doanh nghiệp có thể từng bước ổn định, tăng cường tiềm lực tài chính của mình. Bên cạnh các giải pháp xử lý đối với các tài sản cố định bị ứ đọng trong quá trình đầu tư cần tăng cường công tác đầu tư nâng cấp số tài sản cố định đang sử dụng. 2.7.2. Đối với vật tư hàng hoá ứ đọng chậm lưu chuyển Doanh nghiệp cần năng động trong việc tìm kiếm các biện pháp giải quyết vật tư hàng hoá tồn kho, chậm luân chuyển như: - Hạ giá chấp nhận lỗ để thu hồi vốn. - áp dụng cơ chế giá linh hoạt trong quá trình tiêu thụ. - Bán chịu hoặc thanh toán chậm. - Tìm kiếm thị trường mới để tiêu thụ. - Cải tổ hệ thống phân phối hiện hữu của doanh nghiệp. - v.v… Trong quá trình tổ chức giải quyết hàng hoá, cần quan tâm đến những đòi hỏi của thị trường, người tiêu dùng để có thể đưa ra các giải pháp mới về thị trường, về sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trong tương lai. 2.8. Các yếu tố khác Tạo môi trường làm việc bình đẳng, gắn chặt trách nhiệm và quyền lợi bằng cách khuyến khích vật chất, tinh thần, thưởng phạt phân minh tránh tình trạng không ai thắng không ai thua. Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Không ngừng đầu tư cho việc nâng cao trình độ kỹ năng nghiệp vụ. Trên đây là những giải pháp tài chính cơ bản tạo nền móng cho sự tồn tại, ổn định và phát triển bền vững lâu dài của doanh nghiệp. Trên thực tế để việc áp dụng các giải pháp tài chính có hiệu quả trước hết ta phải đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách khách quan toàn diện và triệt để từ đó áp dụng linh hoạt các giải pháp tài chính. Chương II: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty traphaco năm 2001 - 2002 I. Những nét khái quát về công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT Traphaco 1. Giới thiệu chung: Công ty cổ phần Dược và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần được tổ chức và hoạt động Luật doanh nghiệp. Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách Nhà nước và công ty ngày càng phát triển vững mạnh. - Tên giao dịch quốc tế: Traphaco pharmaceutical & medical joint stock company. - Tên viết tắt: Traphaco - Công ty có trụ sở tại: 75 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội. - Điện thoại: 8454813 - 7333647 - Fax: 8430009 2. Quá trình hình thành phát triển Được thành lập từ năm 1972 tiền thân là một xưởng dược nhỏ bé với nhiệm vụ sản xuất thuốc cho cán bộ công nhân ngành đường sắt, theo hình thức tự sản tự tiêu. Năm 1993 xưởng đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm đường sắt với chức năng thu mua dược liệu, sản xuất và kinh doanh dược phẩm. Năm 1997được đổi tên thành Công ty Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco và đến năm 2000 Công ty chuyển thành Công ty cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco theo quyết định 1986/1999 - Bộ GTVT TRAPHACO ngày 25/7/1999 của Bộ GTVT TRAPHACO với chức năng sản xuất, kinh doanh dược phẩm và thiết bị vật tư y tế, xuất - nhập khẩu nguyên vật liệu với cơ cấu vốn 45% vốn Nhà nước, 55% vốn cổ đông. Công ty hiện có 6 phân xưởng sản xuất và 30 đại lý, hầu hết địa điểm sản xuất, kinh doanh phân tán dù gặp nhiều khó khăn nhưng Công ty vẫn không ngừng lớn mạnh. Với 470 cán bộ công nhân, độ tuổi bình quân là 27,5 tỉ lệ cán bộ trình độ đại học 32%, đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản nên Công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường dược phẩm. Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm trở lại đây Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 1. Tổng số CNV (người) 405 470 2. Tiền lương bình quân tháng (trđ/người) 1,75 1,92 3. Thu nhập bình quân tháng (trđ/người) 1,9 2,14 4. Tổng doanh thu (trđ) 77.993,87 108.115,52 5. Tổng lợi nhuận sau thuế (trđ) 10.888,6 11.571,86 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý * Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: thu mua dược liệu, sản xuất thuốc, kinh doanh dược phẩm và thiết bị vật tư y tế, xuất - nhập khẩu nguyên liệu, hoá chất. Là một doanh nghiệp cổ phần có đầy đủ tư cách pháp nhân, Công ty cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý hữu quan. Theo đặc điểm của mô hình Công ty cổ phần, bộ phận quan trọng và cao nhất là Hội đồng quản trị. Đây là bộ phận thay mặt cổ đông định ra các chiến lược hoạt động của Công ty, định hướng công tác quản lý điều hành hoạt động của ban giám đốc Công ty. Ngoài ra còn có ban kiểm soát để kiểm tra các hoạt động của Hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành. Về mặt tổ chức, Công ty cổ phần Dược và Thiết bị vật tư y tế Traphaco chia thành 2 khối: - Khối sản xuất Với 238 CBCNV làm việc tại 8 phân xưởng chính và 1 phân xưởng phụ. Số phân xưởng sản xuất chính: + Phân xưởng thực nghiệm: lao động với chức năng ổn định chất lượng sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất qui mô lớn và thực hành nghiên cứu. + Phân xưởng sản xuất viên nén: sản xuất các loại thuốc dạng viên nén, viên nang, viên bao đường, bao film theo tiêu chuẩn GMP ASEAN (thực hành sản xuất thuốc tốt, dạng của tiêu chuẩn ISO được áp dụng trong ngành dược). + Phân xưởng viên hoàn: các loại nguyên liệu có nguồn gốc dược liệu sản xuất theo công nghệ hiện đại được chế biến thành thuốc có dạng viên hoàn trà lan, trà túi lọc… + Phân xưởng thuốc mỡ: sản xuất các loại thuốc bôi dạng mỡ hay cream. + Phân xưởng thuốc bột: sản xuất các loại thuốc dạng bột + Phân xưởng thuốc ống: sản xuất các loại thuốc bổ dạng ống thuỷ tinh kiềm hay trung tính. + Phân xưởng Tây y: sản xuất các loại thuốc dạng nước. + Phân xưởng sơ chế: với nhiệm vụ bào chế các loại dược liệu từ trang thô sang dạng tinh như bột mịn, cốm để hoàn thành các sản phẩm viên hoàn. - Khối gián tiếp Với 232 cán bộ làm việc tại phòng ban và chịu sự chỉ đạo thống nhất của giám đốc được chia làm các bộ phận sau: * Bộ phận phục vụ sản xuất: gồm các phòng liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất + Phòng đảm bảo chất lượng: giám sát phân xưởng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật để sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng và sản lượng theo đúng tiêu chuẩn GMP ASEAN. Xem xét các sai lệch về chất lượng đề xuất biện pháp xử lý, giám sát sử dụng vật tư, lao động để xây dựng định mức vật tư, định mức lao động. + Phòng kiểm nghiệm: kiểm tra việc đảm bảo chất lượng bao gồm kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu trước khi đưa vào sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm nhập kho. Đặc biệt đối với ngành dược phòng kiểm nghiệm cần phải theo dõi chất lượng thành phẩm đang lưu hành trên thị trường. Ngoài ra còn tham gia nghiên cứu các biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm. + Phòng nghiên cứu và phát triển: từ những nghiên cứu cơ bản những nghiên cứu ứng dụng phòng nghiên cứu và phát triển sẽ nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm hay qui trình mới, kiến nghị với ban giám đốc về việc có tiếp tục phát triển sản phẩm, qui trình đó hay không. Nếu có sẽ triển khai mẫu thử, xin đăng ký lưu hành, sản xuất thử nhằm ổn định qui trình kỹ thuật, thương mại hoá sản phẩm và chuyển giao cho các phân xưởng sản xuất. + Kho tàng: tiếp nhận, bảo quản, cấp phát nguyên phụ liệu thành thành phẩm, hàng hoá + Phòng cơ điện: với nhiệm vụ sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất được liên tục. * Bộ phận các phòng ban: là các phòng tham mưu trực tiếp cho giám đốc trong việc điều hành và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. + Phòng tổ chức hành chính: làm nhiệm vụ quản lý nhân sự và các công việc liên quan đến nhân sự. +Phòng kế hoạch sản xuất: căn cứ vào kế hoạch được duyệt, kết hợp với tiến độ và nhu cầu thị trường, năng lực thực tế của phân xưởng để giao kế hoạch sản xuất chi tiết hàng tháng, quý cho các phân xưởng. Cung cấp đầy đủ, kịp thời vật tư sản xuất đạt tiêu chuẩn theo kế hoạch tổng thể. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch sản xuất. + Phòng thị trường: lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tổ chức hệ thống Marketing và các hoạt động yểm trợ cho công tác bán hàng nhằm thoả mãn yêu cầu khách hàng, khai thác thị trường đã có và thị trường mới, cải tiến mẫu mã, chất lượng các mặt hàng có sẵn phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. + Phòng tài vụ: thực hiện các công tác tài chính kế toán của doanh nghiệp, tham mưu cho Giám đốc và các vấn đề về tài chính tín dụng. * Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty. Quy trình sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất giản đơn, khép kín, sản xuất sản phẩm diễn ra trên dây chuyền công nghệ khép kín. Mỗi phân xưởng sản xuất sản phẩm được phòng kế hoạch kinh doanh nghiên cứu và lập kế hoạch kinh doanh đưa xuống các phân xưởng để tiến hành sản xuất đúng kế hoạch. Kế hoạch này được lập trên cơ sở nhu cầu của thị trường trong từng thời điểm. Do thuốc là sản phẩm đặc biệt, có giá trị kinh tế cao, qui trình công nghệ đảm bảo khép kín và vô trùng. Mỗi sản phẩm đều có quy trình công nghệ và tiêu chuẩn kỹ thuật để kiểm tra chất lượng tất cả dược liệu, tá dược đưa vào sản xuất đều được qua kiểm nghiệm chặt chẽ theo tiêu chuẩn của dược điển Việt Nam và của Anh, Mỹ, ( đối với sản phẩm mà dược điển Việt Nam chưa có). Quy trình công nghệ có thể chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn chuẩn bị sản xuất( giai đoạn đầu): là giai đoạn phân loại, xử lý nguyên liệu đảm bảo các tiêu chuẩn trước khi đưa vào sản xuất. + Giai đoạn sản xuất phân chia theo từng lô mẻ sản xuất được theo hồ sơ lô và đưa vào sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất. + Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm: sau khi thuốc sản xuất qua kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới được nhập kho. Do tính đặc thù riêng của sản xuất dược phẩm, mỗi loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật sản xuất về công thức chế phối nguyên liệu riêng, chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, công thức pha chế nguyên liệu và kỹ thuật sản xuất, có thể khái quát qui trình công nghệ chung sản xuất sản phẩm như sau: Sơ đồ tổ chức sản xuất chung của công ty Lệnh sản xuất Xuất nguyên, phụ liệu sản xuất pha chế đóng gói Nhập kho đã kiểm tra, đạt tiêu chuẩn Kiểm soát, kiểm nghiệm bán thành phẩm, giám sát thực hiện quy trình kỹ thuật đạt tiêu chuẩn Kiểm nghiệm thành phẩm * Tình hình tổ chức thực hiện công tác kế toán Tình hình tổ chức công tác kế toán ( hình thức tổ chức công tác kế toán tổ chức bộ máy kế toán, hình thức kế toán áp dụng): Phòng kế toán thực hiện theo công tác tổ chức tập trung với các chức năng thu thập và xử lý thông tin, đồng thời cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết phục vụ cho công tác quản lý, cụ thể như sau: - Phản ánh, ghi chép và xử lý, tổng hợp tài chính, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. - Thu thập, phân loại và xử lý, tổng hợp tài chính, thông tin về hoạt đồng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm xác định, cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. - Thực hiện phân tích thông tin kế toán, đề xuất các biện pháp cho lãnh đạo doanh nghiệp để có đường lối phát triển đúng đắn, đạt hiệu quả cao nhất trong công tác quản trị doanh nghiệp… * Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty: + 1 Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ công tác kế toán tài chính toàn doanh nghiệp. + 1 kế toán tiền gửi ngân hàng: đảm nhận các công việc liên quan đến tín dụng ngân hàng. + 1 kế toán vật liệu: phụ trách các công việc kế toán về vật liệu… + 2 kế toán theo dõi công nợ: theo dõi công nợ toàn doanh nghiệp. + 1 thủ quỹ: theo dõi việc thu chi tiền trong lượng tiền của Công ty . Mặt khác phải thống kê sản phẩm hàng tháng. + 2 kế toán tổng hợp: nhiệm vụ tập hợp số liệu của các kế toán viên khác lập sổ kế toán tổng hợp báo cáo quyết toán hay bảng cân đối tài khoản vào cuối kỳ hạch toán, ngoài ra còn phụ trách về tiền lương, TSCĐ.. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán vật liệu Kế toán thanh toán Thủ quỹ Kế toán theo dõi công nợ Kế toán tiền mặt Sơ đồ phòng kế toán của Công ty * Phương pháp kế toán và quá trình kế toán - Trình tự luân chuyển chứng từ theo hình thức NKCT Chứng từ gốc và bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Sổ cái Báo cáo tài chính Bảng kê Thẻ & sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra - áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Niên độ kế toán áp dụng 01/1 đến 31/12 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng VN * Một số phương pháp kế toán cơ bản tại Công ty - Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ căn cứ vào giá trị tài sản ghi trên hoá đơn. + Phương pháp khấu hao áp dụng: theo thông tư Nhà nước quy định được đăng ký mức khấu hao trong 3 năm. + Các trường hợp khấu hao đặc biệt: tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào thực tế khách quan. Nếu cần khấu hao nhanh thì Công ty đề nghị và phải được câp trên phê duyệt mới tiến hành trích khấu hao. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc đánh giá: bảo đảm theo tiêu chuẩn chất lượng quy định và được xác nhận qua phiếu kiểm tra. + Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: bình quân gia quyền. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. - Phương pháp hạch toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng được áp dụng từ năm 1997 đầu năm căn cứ vào kế hoạch và xem xét đánh giá theo tình hình thực tế các năm trước, kế toán tiến hành trích lập các khoản dự phòng. Cuối năm căn cứ vào thực tế sử dụng kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng hoặc trích lập thêm để xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong niên độ kế toán. II. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua bảng báo cáo kết quả hoạt động Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động và kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh việc sử dụng tiềm năng về vốn, lao động… và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng chỉ ra rằng việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận hay không. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2001 - 2002 Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2001 - 2002 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh năm 2002/2001 Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 77.993.878.304 108.115.522.117 30.121.643.813 38,62 2. Các khoản giảm trừ 916.182.917 1.130.916.736 214.733.819 23,44 3. Doanh thu thuần 77.077.695.387 106.984.605.381 29.906.909.994 38,8 4. Giá vốn hàng bán` 38.343.060.545 52.023.047.000 13.679.986.455 35,68 5. Lợi tức gộp (5=3-4) 38.734.634.842 54.961.558.381 16.226.923.539 41,89 6. Chi phí bán hàng 11.817.786.438 20.511.280.938 8.693.512.500 73,57 7. Chi phí qunả lý DN 10.151.477.491 16.416.339.351 6.264.861.860 61,67 8. Lợi tức từ HĐKD 16.765.388.913 18.033.938.092 1.268.549.179 7,56 9. Lợi tức thuần từ HĐTC -1.020.384.132 -1.040.690.453 -20.306.321 -1,99 10. Lợi tức từ HĐ khác 374.484.376 24.201.246 -350.283.130 -93,54 11. ồlợi nhuận trước thuế (11=8+9+10) 16.119.489.157 17.017.448.885 897.959.728 5,57 12. Thuế TNDN 5.230.882.094 5.445.583.643 214.701.549 4,10 13. Lợi nhuận sau thuế (13=11-12) 10.888.607.063 11.571.865.242 683.258.179 6,27 Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy: Tổng doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng 30.121.643.813 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 38,62%, trong khi các khoản giảm trừ chỉ tăng 214.733.819 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 23,44% làm cho doanh thu thuần tăng với tỉ lệ 38,8% (tương ứng số tiền 29.906.909.994đồng) Lợi nhuận từ HĐSXKD tăng 1.268.549.179 đồng tương ứng với tỉ lệ 7,56%. Nhưng trong năm 2002 lợi tức từ hoạt động tài chính so với năm 2001 lại bị âm thêm 20.306.321 đồng và lợi tức từ hoạt động khác giảm 93,54% tương ứng với số tiền 350.283.130 đồng nên lợi nhuận sau thuế năm 2002 so với năm 2001 tăng 638.258.179 đồng tương ứng với tỉ lệ 6,27%. Vậy nguyên nhân để có kết quả này là gì? Do Công ty đã không ngừng đầu tư cho quá trình sản xuất kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dược, mở rộng thị trường tiêu thụ. Dựa trên cơ sở phân tích lợi thế của bản thân mình và xu thế phát triển của nền kinh tế, nhu cầu thị trường, công ty đã tập trung vào sản xuất các loại thuốc có mức doanh số cao, tăng đều đặn qua các năm, mạnh dạn đưa vào sản xuất và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Cụ thể trong năm 2002 thị trường trong nước là 61 tỉnh thành không ngừng được củng cố và mở rộng (công ty đã mở thêm 12 đại lý và chi nhánh trong Thành phố Hồ Chí Minh) thị trường xuất khẩu ngoài các nước Châu Âu (Bỉ, Pháp, các nước SNG ), Mỹ, Ôxtrâylia Công ty còn xuất được hàng sang thị trường mới là các nước Châu Phi. Trong năm sản phẩm mới của công ty đã nhanh chóng tự khẳng định ( doanh thu sản phẩm mới chiếm 17% tổng doanh thu), các khoản giảm trừ được quản lý tốt nên doanh thu thuần tăng khá mạnh. Mặt khác, trong năm giá vốn hàng bán tăng chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Cụ thể giá vốn hàng bán chỉ tăng với tốc độ 35,68% tương ứng với số tiền là 13.679.986.455 đồng. Đây là một thành tích vượt bậc của công ty trong công tác quản lý giá vốn hàng bán . Với mục đích mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, trong năm công ty đã mạnh dạn tăng cường đầu tư cho lĩnh vực bán hàng và hoạt động quản lý. Do đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh cụ thể: Chi phí bán hàng tăng vơí tỉ lệ 73,57% tương ứng số tiền 8.693.512.500 đồng còn chi phí quản lý doanh nghiệp tăng với tỉ lệ 61,67 % tương ứng với số tiền là 6.264.861.860 đồng. Như vậy, vấn đề về thị trường của công ty rất được xem trong. Việc tăng cường đầu tư cho hoạt động củng cố mở rộng thị trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Trong năm 2002, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tiếp tục bị âm thêm nguyên nhân chủ yếu do trong năm công ty đã tăng cường vốn bằng cách đi vay. Mặt khác lãi vay trong năm 2002 được đánh giá là cao nhất trong 3 năm trở lại đây do đó chi phí lãi vay cũng tăng thêm. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động khác lại giảm đến 350.283.130 đồng tương ứng với tỉ lệ 93,54%. Do vậy, công ty cần có hướng xem xét, cân nhắc các hoạt động khác cũng như hoạt động tài chính của mình để không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Như vậy, qua sự phân tích đánh giá khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển khá tốt, nhưng vẫn còn một số bất cập. Tuy nhiên,để đánh giá khách quan vấn đề ta phải đi phân tích chi tiết các yếu tố từ đó có giải pháp phù hợp. Do công ty TRAPHACO có chủng loại sản phẩm sản xuất và tiêu thụ đa dạng. Vì thế ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu sản phẩm chủ yếu chiếm tỉ trọng lớn trong giá vốn hàng bán, doanh thu của công ty. Đó là các loaị sản phẩm: Boganic, hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ, hoạt huyết dưỡng não 1 vỉ, sáng mắt, nhân sâm tam thất. Mặt khác công ty không có hoạt động đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư dài hạn và tài sản ký cược ký quỹ bên ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ, thu nhập hoạt động tài chính và hoạt động khác không đáng kể xuất phát từ lý do đó nên doanh thu thuần của công ty được đề cập đến trong luận văn này là doanh thu bán hàng thuần. 1.1.1 Tình hình doanh thu của công ty. Qua bảng trên ta thấy: năm 2002 là năm khá thành công của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. Tổng doanh thu của 5 sản phẩm chủ yếu của công ty đạt 53.179,4 triệu đồng tăng 13.699,8 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 34,7% so với năm 2001. Có thể nói kết quả này đã phản ánh sự cố gắng nỗ lực lớn của công ty. Qua bảng trên ta thấy: 5 sản phẩm chủ yếu của công ty năm 2002 biến động theo các chiều hướng khác nhau. Xét về số lượng tiêu thụ năm 2002, sản phẩm hoạt huyết dưỡng não cả hai loại đều tăng. Cụ thể sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ tăng 123.265 hộp tương ứng với tỉ lệ tăng 76,4% hoạt huyết dưỡng não hộp 1 vỉ tăng 933.932 hộp tương ứng tỷ lệ tăng 53,1% so với năm 2001. Có sự chênh lệch lớn như thế một phần do cố gắng rất lớn của công ty cho công tác tiêu thụ sản phẩm, trong điều kiện phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm tương đương trên thị trường như sản phẩm CM3 là sản phẩm có thị phần khá lớn trên thị trường trong nước. Với kết quả trên, sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ đã đưa về cho công ty khoản doanh thu 11.988,7 triệu đồng tăng 5.277 triệu đồng (tương ứng tỷ lệ tăng 78,62%), doanh thu sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 1 vỉ tăng 8.944,4 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 55,48% so với năm 2001. Với giá bán của cả 2 sản phẩm trên đều tăng thì đây được coi là thành tích của công ty trong công tác tiêu thụ. Có thể nói rằng, trong điều kiện vừa phải chuyển sang sản xuất sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ , vừa phải cạnh tranh với các sản phẩm tương đương trên thị trường nhưng cả số lượng và doanh thu tiêu thụ vẫn tăng đây được đánh giá là thành tích của công ty trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thể hiện quyết định đầu tư đúng đắn của ban lãnh đạo công ty trong việc thay đổi hình thức sản phẩm và mở rộng thị trường. Ngoài ra, kết quả này còn nói lên sự cố gắng rất lớn của công ty công tác nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trước khi tung sản phẩm vào thị trường tiêu thụ nhờ đó sản phẩm đã được người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy khi sử dụng sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó, cũng là sản phẩm truyền thống của công ty như Boganic trong năm qua số lượng tiêu thụ có phần giảm sút, cụ thể năm 2002, sản phẩm này tiêu thụ được 401.943 hộp giảm 34.477 hộp (ứng với tỉ lệ giảm 7,9%), từ đó làm cho doanh thu tiêu thụ giảm 225,1 triệu đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 6,24% so với năm 2001. Việc giảm này phản ánh trong năm công tác tiêu thụ cho sản phẩm này là chưa tốt, mặc dù đã có được lợi thế là sản phẩm độc quyền sản xuất và phân phối trên thị trường, một phần là do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Boganic đã có xu hướng giảm xuống. Trong quá trình sản xuất kinh doanh kỳ tới công ty nên nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng hơn thị hiếu của người tiêu dùng, để từ đó đưa ra được các chính sách đúng đắn hợp lý hơn cho sản phẩm Boganic. Cùng với hướng giảm xuống còn có sản phẩm sáng mắt, năm 2001 sản phẩm này tiêu thụ được 961.733 hộp giảm 43.213 hộp tương ứng với tỉ lệ giảm 4,3%, việc giảm này đã làm cho doanh thu tiêu thụ giảm xuống 147,7 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 2,29% so với năm 2001. Đó là do công nghệ sản xuất sản phẩm này đã được các nước phát triển chuyển giao sang nước ta khá nhiều thậm chí là tràn lan, nên có rất nhiều sản phẩm tương đương có mặt trên thị trường tiêu thụ trong nước với sản phẩm sáng mắt của công ty TRAPHACO, ví dụ như sản phẩm sáng mắt của công ty dược Hà Nam, …Chính vì thế, năm tới công ty nên quan tâm hơn đến khách hàng của mình bằng những chính sách tài chính cụ thể hơn nhằm khuyến khích, thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty nhiều hơn. Và cuối cùng là sản phẩm nhân sâm tam thất vẫn không tránh khỏi thực tế bị cạnh tranh rất gay gắt của các sản phẩm tương đương trên thị trường. Cụ thể, năm 2002 sản phẩm này tiêu thụ được 2.316.559 vĩ giảm 86.511 vỉ tương ứng với tỉ lệ giảm 3,6%, kéo theo doanh thu tiêu thụ giảm 148,8 triệu đồng (ứng với tỉ lệ giảm 2,25%) so với năm 2001. Đi sâu vào tìm hiểu ta thấy, sự giảm sút của sản phẩm nhân sâm tam thất là do công ty đã chuyển sang sản xuất sản phẩm nhân sâm tam thất loại 12 viên/vĩ đóng thành hộp nên việc đầu tư vào sản xuất sản phẩm nhân sâm tam thất theo đó cũng giảm xuống. Lý do của việc chuyển hướng sản xuất là từ tính cạnh tranh của sản phẩm nhân sâm tam thất trên thị trường mấy năm gần đây có xu hướng giảm xuống, nên để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi công ty phải đổi mới hình thức, mẫu mã sản phẩm, từ đó công ty cho ra đời sản phẩm nhân sâm tam thất 12 viên/vĩ đóng thành hộp. Và công ty đã thành công khi đưa sản phẩm nhân sâm tam thất mới này thâm nhập vào thị trường. Vì nó đã gây được ấn tượng , sự chú ý của người tiêu dùng, có thể nói rằng tính cạnh tranh của sản phẩm này đã ngang bằng thậm chí còn cao hơn sản phẩm cùng loại của xí nghiệp dược Hà Nội. Chứng tỏ sự ra đời của sản phẩm nhân sâm tam thất 12 viên/vĩ đóng thành hộp là hướng đi đúng đắn của công ty. Như vậy, sự giảm xuống của sản phẩm nhân sâm tam thất là tiền đề cho việc chuyển hướng sản xuất sang sản xuất sản phẩm nhân sâm tam thất 12 viên/vĩ. Tuy nhiên , sự gia tăng doanh thu của hai sản phẩm hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vĩ và 1 vĩ là lớn hơn sự giảm xuống của ba sản phẩm Boganic, sáng mắt, nhân sâm tam thất. Nên khi tổng hợp lại tổng doanh thu tiêu thụ của cả 5 loại sản phẩm vẫn tăng lên so với năm 2001. 1.1.2. Tình hình quản lý giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh 1.1.2.1. Tình hình quản lý giá vốn hàng bán các sản phẩm chủ yếu của Công ty Để hiểu rõ hơn nguyên nhân tăng lợi nhuận của công ty ta sẽ xem xét tình hình quản lý giá vốn hàng bán, vì nó có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận nên nếu quản lý tốt yếu tố này thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với việc phấn đấu tăng lợi nhuận của công ty. Dựa vào số liệu bảng trên ta thấy: Giá vốn hàng bán trên 100 đồng doanh thu thuần năm 2002 là 39,17 đồng giảm 2,43 đồng so với năm 2001. Như vậy, hiệu quả sử dụng giá vốn h._. được nhiều đến sản phẩm của mình, nhằm tiếp cận một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất tới người tiêu dùng. Đối với thị trường nước ngoài công ty phải biết lựa chọn mặt hàng là thế mạnh của thị trường trong nước. Cụ thể, công ty nên tập trung vào sản xuất các sản phẩm đông dược chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng hấp dẫn người tiêu dùng. Bởi vì để xâm nhập các sản phẩm Tây y sẽ bị thị trường đào thải ngay lập tức không thể đứng vững được nên chỉ có sản phẩm đông dược mới thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Hơn nữa, việc sản xuất sản phẩm đông dược lại là thế mạnh của Công ty so với các công ty dược trong nước. Thực hiện cơ chế giá, phương thức thanh toán năng động, cụ thể: + Đối với khu vực thành thị có thu nhập cao, nhận thức tốt về dược thì nhu cầu về chăm sóc và bảo vệ sức ngẻo luôn đi trước một bước so vơi khu vực nông thôn. Thị trường này thường tiêu dùng các loại sản phẩm có công dụng cao và mang tính chủ đạo, nhân tố tác động lớn nhất là uy tín của công ty và chất lượng sản phẩm hàng hoá. Do đó đối với khu vực này công ty cần kinh doanh những mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp đặc biệt là công ty nên cung cấp các sản phẩm nhập khẩu cho thị trường này. + Đối với khu vực nông thôn: họ ít quan tâm đến nơi sản xuất (hàng ngoại nhập, hay hàng nội ) mà chỉ quan tâm đến công dụng sản phẩm và giá cả, trong đó giá cả là yếu tố quyết định nhất. Sự cạnh tranh về giá là lớn nhất, một sự thay đổi nhỏ của giá ở khu vực này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Trong khi đó, đây là thị trường tiềm năng để sản phẩm trong nước chiếm ưu thế vì thế công ty cần nắm bắt yếu tố này để tập trung sản xuất, thu mua sản phẩm từ các xí nghiệp, công ty sản xuất khác để phục vụ nhu cầu thị trường này với giá thấp. + Đối với thị trường xuất khẩu: nhân tố tác động chính của thị trường này là chất lượng, nhưng đi kèm với nó là giá cả để sản phẩm có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước trên thị trường quốc tế. Thực hiện phương thức thanh toán linh động: công ty cần phải có kế hoạch đối với từng mặt hàng, có thể bán theo theo phương thức trả chậm đối với những khách hàng truyền thống mua với số lượng lớn và những sản phẩm chậm tiêu thụ. Trên cơ sở giá cả và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đối tác vì một người sáng giá làm ăn giỏi có thể trở thành người bị thua lỗ chỉ sau một đêm. Đối với thị trường nguyên vật liệu đầu vào. Công ty phải tích cực tìm kiếm nguyên liệu đầu vào, chất lượng tốt, ổn định. Mặt khác để tránh bị ép nhập những nguyên vật liệu có chất lượng không bằng các nước khác, công ty cần phải nhập thêm nguyên vật liệu của một số nước khác. Đồng thời công ty còn thể tiến hành linh hoạt các biện pháp như: cơ chế giá mềm dẻo, sử dụng linh hoạt các phương thức thanh toán… nhằm tăng cường mối quan hệ phụ thuộc giữa công ty và đối tác tiến dần đến vị thế độc tôn trên thị trường. Tiến hành ký kết hợp đồng đảm bảo bao tiêu dược liệu cho nông dân trên cơ sở các ràng buộc chặt chẽ bằng các điều khoản trong hợp đồng. 2. Về đầu tư Trong khả năng tài chính cho phép công ty nên thực hiện các giải pháp: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh tiêu thụ vì lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty có đặc thù không giống như các doanh nghiệp khác trên thị trường nên công ty không thể sản xuất với quy trình công nghệ lạc hậu, chắp vá tuỳ tiện được. Do đó, công ty phải chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại, thanh lý nhượng bán những máy móc lạc hậu, công suất kém. Không ngừng đầu tư chất xám cho cán bộ công nhân viên bằng cách đào tạo và đào tạo lại. Tăng đầu tư cho việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân viên, nâng cao hiệu quả lao động. Công ty cần tiến hành đa dạng hoá ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì môi trường kinh doanh luôn biến động, để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó có vừa giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, mặt khác các ngành nghề lĩnh vực khác sẽ hỗ trợ lẫn nhau nâng cao uy tín và khả năng nhận biết của khách hàng về sản phẩm của công ty. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu sản phẩm mới vì thường sản phẩm mới, đối thủ cạnh tranh ít. Mặt khác do nhu cầu chữa bệnh, phòng bệnh và làm đẹp nên tâm lý người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ tiền mua. 3 Về chi phí Phấn đấu giảm giá thành nguyên vật liệu đầu vào. Qua phần trên ta thấy, trong năm qua công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu. Mặc dù vậy, vấn đề này vẫn còn nhiều tồn tại, sử dụng nguyên vật liệu chưa tính toán chặt chẽ với hiệu quả kinh doanh, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu còn nhiều biến động nên gây khó khăn cho công tác quản lý do vậy công ty phải tiến hành thêm một số biện pháp sau: Công ty phải có kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu hợp lý nhằm tránh sự biến động của giá và các khoản chi phí như bảo quản, thuê kho, bãi. Hiện nay, các phân xưởng sử dụng nguyên vật liệu cây, con chưa có đủ đất để tiến hành tự nuôi, trồng để vừa giảm chi phí thu mua vừa đảm bảo nguyên vật liệu có chất lượng đảm bảo. Để làm được việc này trong những năm tới công ty phải tiến hành đầu tư cho công tác chuyển địa điểm sản xuất các phân xưởng này về nơi mới có diện tích mặt bằng rộng hơn, nhằm tự nuôi trồng nguyên vât liệu được tốt hơn. - Công ty phải xây dựng định mức kỹ thuật chính xác cho từng loại sản phẩm vừa đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đúng, đủ hàm lượng kỹ thuật vừa đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguyên vật liệu, vừa hạn chế sản phẩm không đạt chất lượng làm giảm giá thành nguyên vật liệu trong trị giá vốn xuống góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. - Tăng cường kiểm tra giám sát khâu thu mua cũng như nhập kho nguyên vật liệu cả về số lượng lẫn chất lượng. Do sản phẩm của công ty là thuốc nên việc dự trữ với khối lượng lớn và thời gian dài là không được phép, mà sản xuất đến đâu thì tiến hành thu mua đến đó. Vì vậy, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, hạn chế sự biến động lớn của thị trường. Đối với những nguyên vật liệu hiếm, giá cả thường xuyên biến động lại chủ yếu được nhập từ nước ngoài công ty nên căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh và định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm để có kế hoạch dự trữ hợp lý, giảm chi phí ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Đối với những loại nguyên vật liệu có sẵn trên thị trường , các loại nguyên vật liệu phụ như: bột sắn, bột mì, các loại chè, vv…. Thì công ty không nên dự trữ quá nhiều mà khi có nhu cầu sử dụng thì tiến hành thu mua trực tiếp trên thị trường làm như vậy sẽ giúp công ty tránh được tình trạng ứ động vốn một cách không cấn thiết giảm được các chi phí bảo quản cất trữ mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục Hạch toán riêng khoản mục chi phí sản phẩm không đạt chất lượng theo quy địng trong sản xuất hay sản phẩm hết hạn, cận hết hạn sử dụng nhằm phản ánh chính xác giá thành sản phẩm và có thể xác định đựoc trách nhiệm vật chất nhằm nâng cao ý thức của người lao động trong sản xuất, hạn chế hao hụt. Sử dụng tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý Qua việc phân tích trên ta thấy chi phí bán hàng, chi phí quản lý của Công ty chiếm tỉ trọng lớn và tăng nhanh. Do đó để tiết kiệm kiệm khoản chi phí này Công ty cần lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp một cách chi tiết cụ thể hơn. còn trong quy trình dự toán, Công ty phải dựa vào nội dung của khoản chiphí trên cơ sở dự toán đã Xây dựng để kiểm tra tính hợp lý của chi phí phát sinh qua đó có thể loại trừ những khoản chi phí bất hợp lý. Đối với những khoản mục có thể khoán chi thì có thể tiến hành phân cấp quản lý và khoán. Riêng đối với chi phí chuyên gia, công ty có thể tiết kiệm bằng cách tiến hành tuyển dụng lâu dài đối với những chuyên gia giỏi thật sự từ đó tăng cường được mối quan hệ phụ thuộc giữa chuyên gia và công ty. Chủ động hơn trong việc tung ra thị trường sản phẩm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. 4. Thực hiện giải pháp về cân đối cơ cấu vốn và nguồn vốn Thứ nhất: Xét bên tài sản. Qua việc phân tích ta thấy cơ cấu tài sản còn nhiều bất cập: ở khoản mục hàng tồn kho: Lượng hàng tồn kho của Công ty trong năm tăng với tốc độ tăng mạnh hơn tốc độ tiêu thụ chính điều này đã làm giảm hiệu quả hoạt động của vốn lưu động. Do đó, Công ty cần tính toán duy trì hàng tồn kho một cách hợp lý vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh vừa và vốn lưu động bị ứ đọng trong hàng tồn kho. - Vốn bằng tiền: là một nhu cầu thiết yếu trong công tác thanh toán việc mua bán hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên tiền mặt tại quỹ thì không sinh, lãi, mặt khác hiệu quả tiền gửi hiện nay các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay là không cao. Do đó, ngoài việc duy trì một lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, Công ty có thể rút bớt tiền gửi ngân hàng, tiền mặt tại quỹ đầu tư vào các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao có lẽ sẽ mang hiệu quả cao hơn mà khi cần vẫn có thể chuyển đổi nhanh các loại chứng khoán này thành tiền mặt phục vụ cho nhu cầu, thanh toán. Nhưng đồng thời Công ty cũng cần phải lập quỹ dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn để tránh được những rủi ro tài chính bất ngờ. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Trong kinh doanh để có được lợi nhuận điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định. Mặt khác với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng vói sự xuất hiện của nhiều ngành nghề lĩnh vực mới nên rủi ro trong kinh doanh là điều tất yếu. Do vậy ngoài việc tăng cường đầu tư cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong khả năng tài chính cho phép, Công ty phải lập quỹ dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn nhằm khắc phục được những rủi ro có thể xảy ra. Thứ hai. Về nguồn vốn. Hệ số nợ của Công ty tuy ở mức an toàn nhưng tăng so với năm 2001 điều này sẽ là một bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong tương lai. Nhưng xét về nguồn gốc thì khoản nợ phải trả tăng lớn vì những bất hợp lý khoản phải thu khách hàng, những khoản phải thu không mang tính chất giao dịch kinh doanh và hàng tồn kho tăng mạnh. Do vậy vấn đề chủ chốt là Công ty phải có phương hướng xây dựng cơ cấu hàng tồn kho và những khoản phải thu một cách hợp lý. 5. Chủ động xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh a. Xây dựng kế hoạch huy động vốn. Xuất phát từ thực tế của Công ty trong năm qua ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm tăng 74,33% cho ta thấy khả năng huy động vốn của Công ty trong năm là khá tốt do các khoản nợ phải trả tăng 98,8% nguồn vốn chủ sở hữu tăng 50% trong nợ phải trả thì hầu hết các khoản nợ đều tăng chỉ riêng thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách nhà nước (Khoản không phải trả lãi) lại giảm. Mặt khác, vay ngắn hạn và vay dài hạn đều tăng nhanh trong khi chi phí lãi vay (lãi suất) lại cao. Thêm vào đó hệ số nợ của Công ty mặc dù là hợp lý nhưng lại có xu hướng tăng thêm, chính yếu tố này sẽ làm cho khả năng huy động vốn từ bên ngoài bổ sung thêm cho vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn. Do đó: Thứ nhất: để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh Công ty nên tập trung xác định chính xác nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch và chủ động xây dựng kế hoạch huy vốn. Thứ hai: Trên cơ sở tính toán trên, Công ty cần chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn bằng cách tăng cường chiếm dụng những khoản vốn không phải trả lãi, đa dạng hoá chứng khoán. Khi có đủ điều kiện tham gia thị trường chứng khoán Công ty nên tiến hành tham gia. Ngoài ra thấy cần thiết phải vay ngân hàng,thì nên tính toán lại các chính sách tín dụng sao cho phù hợp để đảm bảo khả năng trả nợ mà Công ty vẫn thu được lợi nhuận. b. Tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh Nguồn vốn có được chỉ là tiền để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Muốn hoạt động này trôi chảy ổn định đòi hỏi các nhà quản trị phải có cách thức tổ sử dụng vốn hiệu quả với phương hướng chung là căn cứ vào kế hoạch vốn đã lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát sinh trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài các giải pháp đã trình bày ở trên, Công ty nên thực hiện các giải pháp. Huy động triệt để tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh mặt khác Công ty nên thực hiện đúng chế độ khấu hao tài sản cố định, kịp thời xử lý tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý nhằm giải phóng một lượng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh, thường xuyên bảo dưỡng nâng cấp tài sản cố định, đình kỳ sửa chữa lớn. Nhưng đối với tài sản đã có thời gian sử dụng lâu dài, không còn phù hợp với quy trình sản xuất thì Công ty nên xem xét cân nhắc chi phí bỏ ra để sửa chữa là bao nhiêu hay thanh lý nhượng bán thì phù hợp hơn. 6. Các biện pháp đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu và thanh toán các khoản nợ Công tác thanh toán diễn ra thường xuyên trong hoạt động tài chính của Công ty trong năm 2002 tình hình thanh toán của Công ty có nhiều sự thay đổi so với năm 2001. Xét về các khoản phải thu: Khả năng thu hồi nợ (kỳ thu tiền trung bình năm 2002 ) là 65,93 ngày tăng 6,497 ngày so với năm 2003) con số trên cho ta công ty quản lý các khoản pải thu của Công ty kém hiệu quả hơn so với năm 2001. Chủ yếu do trong năm 2002 Các khoản phải thu khách hàng tăng mạnh. Để nâng cao hiệu quả việc quản lý các khoản phải thu hạn chế phát sinh chi phí và rủi ro Công ty cần thực hiện các giải pháp sau. Công ty cần xem xét thận trong các mối quan hệ kinh tế giữa 2 bên và tình hình tài chính của đối tác, kết hợp với nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của mình để có những chính sách hợp lý trong từng giai đoạn. Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng trong những điều khoản thanh toán mà 2 bên thoả thuận phải ghi rõ ràng: thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán ngoài ra còn phải cam kết nếu bên nào vi phạm hợp đồng thì phải chịu bồi thường theo đúng mức vi phạm. Xét về các khoản phải trả. Để quản lý tốt hơn nợ phải trả Công ty nếu có những biện pháp cụ thể. Công ty nên phân loại mức độ của các khoản nợ từ đó làm cơ sở lập kế hoạch và phân loại đối tượng được thanh toán. Tìm kiếm và cân đối nguồn tài trợ các khoản nợ đó nhưng Công ty nên tuân thủ nguyên tắc là không dùng các khoản nợ ngắn hặn để đầu tư cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn mặt khác không dùng các khoản vay dài hạn để đầu tư cho các khoản vay ngắn hạn vì làm như thế không có nghĩa là công ty giảm bớt được nợ mà chỉ giảm các đối tượng cần thanh toán. Tăng cường chiếm dụng những khoản vốn không phải trả lãi. Hơn nữa, các khoản nợ dài hạn thường có lãi suất vay cao, chủ nợ của các khoản nợ này thường là các doanh nghiệp lớn nên nếu công ty chậm chạp trong việc thanh toán các khoản nợ dài hạn thì sẽ đánh mất uy tín trong sản xuất kinh doanh dần dần sẽ đánh mất đối tác quan trọng Như vậy việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ rất phức tạp đòi hỏi các cán bộ tài chính phải năng động, sáng tạo, cân nhắc mọi tình huống phát sinh, có chính sách thu hồi hợp lý sử dụng nguồn vốn có hiệu quả đem lại lợi nhuận, trang trải các khoản nợ. B. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và Bộ y tế Mạnh dạn tăng tỷ lệ chi phí quảng cáo trên doanh thu vì một mặt sẽ giúp Công ty đẩy mạnh tiêu thụ, hiệu quả sử dụng kinh doanh sẽ tăng từ đó các khoản đóng cho ngân sách Nhà nước sẽ tăng. Xây dựng các chính sách và biện pháp hữu hiệu góp phần bình ổn giá trên thị trường tránh cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến hạ giá bán, phá giá không có lợi cho sản xuất thuốc trong nước. Có chính sách ưu tiên, phát triển các sản phẩm từ nguồn dược liệu trong nước và xuất khẩu ưu đãi miễn giảm thuế. Có chính sách gieo trồng thu mua chế biến dược liệu ngăn chặn nguồn được liệu bất hợp pháp. Ngăn chặn tình trạng nhập lậu và buôn bán trái phép thuốc gỉa , kém phẩm chất, qúa hạn sử dụng. Do lợi ích thu được từ sản xuất kinh doanh sản phẩm dược rất lớn nên hiện tượng hàng giả và hàng thật chất lượng tốt và kém thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp dược trong nước nguy hại tới sức khoẻ nhân dân. Do hầu hết địa điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là đi thuê từ đó rất hạn chế đến công tác đầu tư của công ty, do đó Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho công ty có được quyền sử dụng đất. Nhà nước cần chủ động tăng cường đào tạo cán bộ cho ngành dược vì nguồn nhân lực về dược của ta rất thiếu trong khi chi phí cho đào tạo cho rất lớn mà nguồn lực của doanh nghiệp có hạn. Trên đây là những đề xuất kiến nghị của tôi nhằm thúc đẩy hơn nữa hiệu quả sử dụng kinh doanh của Công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO. Hy vọng rằng những kiến nghị đó có giá trị trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của Công ty. Lời kết Đề tài "Các giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược của công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay" là một đề tài mới do đó khi tiến hành nghiên cứu gặp phải những khó khăn nhất định. Với mong muốn góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cùng với kiến thức được học ở trường, kết hợp với những tài liệu chưa thật hệ thống qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO, bản thân tôi đã thực sự học hỏi và tìm hiểu thực tế để thấy rõ hơn tầm quan trọng của các giải pháp tài chính gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty và các doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế thị trường như thế nào. Đây chỉ là kết quả nghiên cứu ban đầu của tôi nên chắc chắn bài viết này không tránh khỏi khiếm khuyết trong quá trình đánh giá. Song đó là tất cả những gì bản thân tôi đã cố gắng nghiên cứu, mạnh dạn đưa ra nhận định. Qua bài viết này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trần Thanh Nghị cùng các cán bộ trong phòng kế toán tài chính của Công ty đã tạo điều kiện cung cấp số liệu cho tôi để hoàn thành đề tài này. Tài liệu tham khảo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại, Trường ĐHTM. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Trường ĐHKTQD. Phân tích hoạt động kinh tế Doanh nghiệp thương mại - Dịch vụ, PGS.TS. Trần Thế Dũng. Kinh tế học phát triển , Nxb Chính trị quốc gia. Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường ĐHKTQD. Phân tích hoạt động kinh doanh, Viện Đại học Mở. Tạp chí Dược học. Báo Thương mại. Báo Công an nhân dân. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến chiến lược phát triển của doanh nghiệp và các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 I. Sự cần thiết khách quan của sự phát triển đối với doanh nghiệp 3 1. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 2. Khái niệm phát triển 4 II. Những dấu hiệu cơ bản đối với sự phát triển của doanh nghiệp 6 1. Tình hình doanh thu của doanh nghiệp 6 2. Tình hình chi phí, giá thành sản phẩm 6 3. Tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 8 4. Về khả năng thanh toán 9 5. Tình hình nguồn vốn 10 6. Các chỉ tiêu bảo toàn và tăng trưởng vốn 12 7. Tình hình cổ phiếu 14 8. Uy tín 15 III. Những giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển kinh doanh của doanh nghiệp 15 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc suy thoái của doanh nghiệp 15 2. Các giải pháp tài chính cơ bản đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp 19 Chương II: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Traphaco 24 I. Những nét khái quát về công ty cổ phần và thiết bị vật tư y tế GTVT TRAPHACO 24 1. Giới thiệu chung 24 2. Quá trình hình thành và phát triển 25 3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý 25 II. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 33 1. Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh 33 1.1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua báo cáo kết quả hoạt động 33 1.1.1. Tình hình doanh thu của công ty 36 1.1.2. Tình hình quản lý giá vốn hàng bán và chi phí kinh doanh 39 1.2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh qua BCĐKT 46 2. Tình hình thanh toán 51 3. Tình hình huy động và sử dụng vốn của công ty 58 3.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty 59 3.2. Diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 62 3.3. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn trong công ty 64 3.4. Phân tích khả năng sinh lời 68 4. Đầu tư dài hạn 72 5. Tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn 72 Chương III: Một số giải pháp tài chính cần thiết đối với chiến lược phát triển của Công ty TRAPHACO 74 I. Dự báo thị trường lưu thông phân phối thuốc và xu hướng phát triển chủ yếu của việc dùng thuốc 74 II. Những thuận lợi và khó khăn 75 1. Thuận lợi 75 2. Khó khăn 77 3. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới 79 III. Những giải pháp tài chính chủ yếu đối với chiến lược phát triển của công ty cổ phần dược TRAPHACO 80 A. Đối với Công ty 80 B. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước và Bộ y tế 88 Lời kết 90 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh 2002/2001 ST TT (%) ST TT (%) ST TL(%) A. TSLĐ và ĐTNH 37.810.810.491 78,51 61.532.217.755 73,29 23.721.407.264 62,74 I. Vốn bằng tiền 7.264.874.781 15,09 5.353.481.231 6,38 -1.911.393.500 -26,31 II. Các khoản phải thu 12.704.281.413 26,38 26.502.825.516 31,57 13.798.544.103 108,6 III. Hàng tồn kho 16.173.608.611 33,58 27.959.313.375 33,3 11.785.704.764 72,87 IV. TSLĐ khác 1.668.045.686 3,46 1.716.597.633 2,04 48.551.947 2,9 B. TSCĐ và ĐTDH 10.350.623.987 21,49 22.428.001.011 26,71 12.077.377.024 116,7 I. TSCĐ 7.513.767.087 15,6 14.491.149.072 17,26 6.977.381.985 92,87 II. Đầu tư tài chính dài hạn 675.000.000 1,4 675.000.000 0,91 0 0 III. XDCB dở dang 2.161.856.900 4,49 7.261.851.939 8,64 5.099.995.039 235,9 Nguồn vốn 74 ,33 A. Nợ phải trả 24.012.317.292 49,86 47.736.586.636 56,86 23.724.269.344 98,8 I. Nợ ngắn hạn 24.012.317.292 49,86 39.457.937.449 47 15.445.620.157 135,72 II. Nợ dài hạn 0 8.278.649.187 9,86 8.278.649.187 100 B. Nguồn vốn CSH 24.149.117.186 50,14 36.223.632.130 43,14 12.074.514.944 50 I. Nguồn vốn quĩ 23.282.523.239 48,34 35.138.696.949 41,85 11.856.173.710 50,09 II. Nguồn kinh phí - quỹ khác 866.593.947 1,8 1.084.935181 1,29 218.341.234 25,2 Tổng cộng nguồn vốn 48.161.434.478 100 83.960.218.766 100 35.798.784.288 74,33 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần dược và thiết bị vật tư y tế GTVT traphaco Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc điều hành Ths. Vũ Thị Thuận Phó giám đốc điều hành phụ trách KHKD D.S Lã Xuân Hạnh P. Kế hoạch kinh doanh D.S Lã Xuân Hạnh Kho 108 Thành Công D.S Hoàng Thị Rược - Các cửahàng bán buôn - Các cửa hàng bán lẻ - Đại lý các tỉnh Kho thành phầm Cung ứng vật tư Kho hoá chất Kho dược liệu Kho phụ liệu P.Đảm bảo chất lượng DS. Nguyễn Tất Vân P.Tổ chức hành chính. DS.Nguyễn Việt Thắng P.TCKT CNKT. Nguyễn Thị Mùi Tổ cơ điện P.nghiên cứu phát triển Th.S Nguyễn Huy - Xưởng thực nghiệm - D.S Nguyễn Văn Nhượng. - PX.GMP Viên nén - D.S Trương Văn Uyển. - PX. Thuốc mỡ, thuốc bôi - D.S Lê Quốc Đạt. - PX.thuốc ống - D.S Vũ Thế Tịnh - PX. Tây y - D.S Phạm Xuân Thành P.Kiểm tra chất lượng DS. Phạm Thị Phượng Biểu thống kê giá vốn hàng bán các sản phẩm chủ yếu của Công ty TRAPHACO STT Sản phẩm chủ yếu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số lượng (q0) Số tiền (q0Z0) tr.đ BQ/1 đơn vị sản phẩm (đ) (Z0) Số lượng (q1) Số tiền (q1Z1) tr.đ BQ/1 đơn vị sản phẩm (đ) (Z1) Số lượng (q1 - q0) BQ/1 đơn vị sản phẩm (đ) (Z1 - Z0) (Z1 - Z0)q0 tr.đ (%) 1 Hoạt huyết dưỡng não hộp 5 vỉ 161.341 2.338,32 14.493 284.606 3.978,51 13.979 123.265 -514 -82,93 -3,5 2 Hoạt huyết dưỡng não 1 vỉ (hộp) 1.758.818 5.909,63 3.360 2.692.750 8.696,24 3.229,5 933.932 -130,5 -229,53 -3,9 3 Boganic (hộp) 436.420 1.524,85 3.494 401.943 1.428 3.552,7 - 34.477 58,7 25,62 1,6 4 Sáng mắt (hộp) 1.004.946 3.327,38 3.311 961.733 3.259,31 3.389 - 43.213 78 78,39 2,4 5 Nhân sâm tam thất (vỉ) 2.403.070 3.325,85 1.384 2.316.559 3.468,35 1.497,2 - 86.511 113,2 272,03 8,2 6 Tổng cộng 16.426,03 20.830,41 63,58 0,39 7 Doanh thu thuần (DTT) 39.479,6 53.179,4 8 Giá vốn hàng bán/100đ DTT 41,6 39,17 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Đơn vị: VNĐ Diễn biến nguồn vốn Số tiền Tỉ trọng Sử dụng vốn Số tiền Tỉ trọng 1. Giảm tiền mặt tại quỹ 975.514.718 2,17 1. Tăng khoản phải thu KH 9.967.279.451 22,16 2. Giảm tiền gửi ngân hàng 935.878.832 2,08 2. Tăng trả trước người bán 3.245.112.021 7,21 3. Giảm phải thu nội bộ 11.400.000 0,02 3. Tăng khoản phải thu khác 597.552.631 1,33 4. Tăng dự phòng giảm giá hàng tồn kho 614.490.879 1,36 4. Tăng NVL hàng tồn kho 3.275.668.080 7,28 5. Giảm khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn 610.754.304 1,36 5. Tăng chi phí SXKDDD 1.998.402.531 4,44 6. Giá trị HM luỹ kế tăng 2.950.866.287 6,56 6. Thành phẩm tăng 2.816.736.503 6,27 7. Tăng vay ngắn hạn 3524494139 7,84 7. Tăng hàng hoá 4.309.388.529 9,58 8. Tăng phải trả người bán 3.685.217.890 8,19 8. Tạm ứng tăng 194.439.588 0,43 9. Tăng người mua trả tiền trước 2.624.954.790 5,84 9. Tăng chi phí trả trước 464.866.663 1,03 10. Phải trả CNV tăng 6.960.394.324 15,47 10. Tăng TSCĐHH 9.928.248.272 22,07 11. Phải trả phải nộp khác tăng 1.533.168.290 3,41 11. XDCB dở dang tăng 5.099.995.039 11,34 12. Tăng vay dài hạn 8.278.649.187 18,4 12. Giảm thuế và các khoản phải nộp NSNN 2.882.609.276 6,41 13. Tăng nguồn vốn kinh doanh 2.442.259.931 5,43 13. Quỹ khen thưởng phúc lợi giảm 202.938.200 0,45 14. Tăng quỹ đầu tư phát triển 5.364.217.094 11,92 15. Tăng quỹ dự phòng TC 421.279.434 0,94 16. Lợi nhuận chưa phân phối tăng 3.628.417.251 8,07 17. Quỹ dự phòng TC mất việc làm tăng 421.279.434 0,94 Tổng cộng 44.983.236.784 100 Tổng cộng 44.983.236.784 100 Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty cổ phần dược traphaco năm 2002 đơn vị: VNĐ Khoản mục Số ĐK (n1) Số CK (n2) n2 – n1 DBNV SDV 1.Tiền mặt tại quỹ 1.096.300.113 120.785.395. - 975.514.718 975.514.718 2.Tiền gửi ngân hàng 6.168.574.668 5.232.695.836 - 935.878.832 935.878.832 3.phải thu KH 12.782.697.742 22.749.977.193 + 9.967.279.451 9.967.279.451 4.Trả trước người bán 3.245.112.021 + 3.245.112.021 3.245.112.021 5.Phải thu nội bộ 18.057.700 6.657.700 - 11.400.000 11.400.000 6.Các khoản phải thu khác 61.208.644 658.761.275 + 597552631 597.552.631 7. Nhiên - nguyên liệu tồn kho 7.539.120.421 10.814.788.501 + 3.275.668.080 3.275.668.080 8. Chi phí SXKDDD 2.135.246.300 4133.648.831 + 1.998.402.531 1.998.402.531 9. Thành phẩm 6.455.170.293 9.271.906.796 + 2.816.736.503 2.816.736.503 10. Hàng hoá 410.338.970 4.719.727.499 + 4.309.388.529 4.309.388.529 11. Dự phòng giảm giá HTK (366.267.373) (980.758.252) (614.490.879) 614.490.879 12.Tạm ứng 709.330.662 903.770.250 + 194.439.588 194.439.588 13.Chi phí trả trước 147.200.000 612.066.663 + 464.866.663 464.866.663 14. Các khoản ký cược kỹ quỹ ngắn hạn 811.515.024 200.760.720. - 610.754.304 610.754.304 15. TSCĐHH 14.076.491.949 24.004.740.221 + 9.928.248.272 9.928.248.272 16. Giá trị HM luỹ kế (6.562.724.862) (9.513.591.149) (2.950.866.287) 2.950.866.287 17. Xây dựng CBDD 2.161.856.900 7.261.851.939 +5.099.995.039 5.099.995.039 18. Vay ngắn hạn 5.865.669.135 9.390.163.274 + 3.524.494.139 3.524.494.139 19. Phải trả cho người bán 5.948.459.270 9.633.677.160 + 3.685.217.890 3.685.217.890 20. Người mua trả tiền trước 37959.193 2.662.913.983 + 2.624.954.790 2.624.954.790 21. Thuế và các khoản phải nộp cho NSNN 8.477.766.546 5.595.157.270 -2.882.609.276 2.882.609.276 22. Phải trả CNV 3.383.364.122 10.343.758.446 + 6.960.394.324 6.960.394.324 23. Phải trả phải nộp khác 286.227.900 1.819.396.190 +1.533.168.290 1.533.168..290 24. Vay dài hạn 8.278.649.187 + 8.278.649.187 8.278.649.187 25. Nguồn vốn kinh doanh 9.387.653.614 11.8.29.913.545 + 2.442.259.931 2.442.259.931 26. Quỹ đầu tư phát triển 4.485.228.169 9.849.445.263 +5.364..217094 5.364.217.094 27. Quỹ dự phòng tài chính 996.793.572 1.418.073.006 + 421.279.434 421.279.434 28. Lợi nhuận chưa phân phối 8.412.847.884 12.041.265.135 + 3.628.417.251 3.628.417.251 29. Quỹ dự phòng TC, MVL 618.649.799 1.039.929.233 + 421.297.434 421.297.434 30. Quỹ khen thưởng phục lợi 247.944.148 45.005.948 - 202.938.200 202.938.200 Tình hình bảo toàn và tăng trưởng vốn Đơn vị tính: triệu đồng Các chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ So sánh 1. Tài sản lưu động và ĐTNH 38.334,8 62.670,7 24.335,9 2. Các khoảng dự phòng giảm giá Trong đó: Dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 524 157,7 366,3 1.138,5 157,7 980,8 614,5 0 614,50 3. Giá trị thực của TSLĐ &ĐTNH 37.810,8 61.532,2 23.721,4 4.TSCĐ - ĐTDH (nguyên giá) 16.913,3 31.941,5 15.028,2 5. Khấu hao luỹ kế 657,27 9.513,6 2.950,9 6.Giá trị thực của TSCĐ và ĐTDH 10.350,6 22.428 12.077,4 Tổng giá trị thực vốn kinh doanh 48.161,4 83.960,2 357.98,8 Bảng 4: Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần Traphaco năm 2001 - 2002 Tên sản phẩm Năm 2001 Năm 2002 So sánh tăng (giảm) Số lượng Số tiền (tr.đ) Giá bán 1 đơn vị sản phẩm (đ) Số lượng Số tiền (tr.đ) Giá bán 1 đơn vị sản phẩm (đ) Số lượng Số tiền Giá bán Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Boganic (hộp) 436.420 3.605,6 8.261,8 401.943 3.380,5 8.410,5 -34.477 -7,9 225,1 -6,24 148,7 1,8 Hoạt huyết dưỡng não 5 vỉ 161.341 6.711,7 41.599,8 284.606 11.988,7 42.123,8 123.265 76,4 5.277 78,62 524 1,26 Hoạt huyết dưỡng não 1 vỉ 1.758.818 16.102,1 9.155 2.692.750 25.046,5 9.301,48 933.932 53,1 8.944,4 55,48 146,48 1,6 Sáng mắt (hộp) 1.004.946 6.448,9 6.417,2 961.733 6301,2 6.551,96 -43.213 -4,3 -147,7 2,29 134,76 2,1 Nhân sâm tam thất (vỉ) 2.403.070 6.611,3 2.751,2 2.316.559 6.462,5 2.789,7 -86.511 -3,6 -148,8 -2,25 38,5 1,4 Tổng 39.479,6 53.179,4 13.699,8 34,7 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0106.doc
Tài liệu liên quan