Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và vốn đầu tư phát triển công nghiệp nói riêng là một vấn đề đặc biệt quan trọng, cần được quan tâm giải quyết. Việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp như thế nào để đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển của ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời việc thu hút vốn đó phải đạt được hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, tỉnh Hưng Yên đã hình thành một số khu

doc124 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công nghiệp tập trung, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, thu hút hàng trăm nhà đầu tư đến đây thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất kinh doanh. Các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp này cần huy động số lượng lớn vốn đầu tư phát triển của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế ở trong nước và nước ngoài. Để các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh không chỉ là đầu tàu kinh tế góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn có thể trở thành các khu công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp điển hình về thu hút vốn đầu tư phát triển ở khu vực phía Bắc. Từ thực tế cho thấy vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên đã có những dấu hiệu khả quan, tích cực, đã thu hút được số lượng lớn vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. Song bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, tồn tại cần phải được tháo gỡ, đặc biệt là vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Đây cũng chính là vấn đề đòi hỏi phải được giải quyết cả về mặt cơ sở lý luận và cả về mặt thực tiễn hiện nay. Chính vì lý do đó mà luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. ở nước ta có một số công trình nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến thu hút vốn đầu tư phát triển như: - Viện nghiên cứu tài chính: Khu vực đầu tư asean việc tham gia của Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội, 1999. - Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình ánh: Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính, Hà nội 1998. - đỗ đức Quân: Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luận án tiến sĩ kinh tế, 2001. - Chính sách tài chính vĩ mô trong phát triển và hội nhập, Nxb Tài chính, Hà nội 2002. - Nguyễn Văn Tuấn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005. - Nguyễn Văn Phúc: Huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sĩ kinh tế, 1996. - Nguyễn Chu Lai: Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, năm 1996. - Nguyễn Xuân Kiên: Tích tụ và tập trung vốn trong nước để phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, 1999. Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến việc thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nước ta và một số nước trong khu vực hiện nay. Mặt khác, việc nghiên cứu của những công trình khoa học này chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó trong chính sách thu hút vốn đầu tư. Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu có hệ thống tập trung vào vấn đề thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp nói chung và phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Phân tích và làm rõ khái niệm, các đặc trưng của vốn đầu tư, đầu tư vốn, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư đối với nền kinh tế quốc dân. Nghiên cứu kinh nghiệm một số tỉnh trong nước và một số nước trên thế giới về thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nhận thức một cách có hệ thống các nội dung có liên quan đến vấn đề vốn đầu tư, thu hút vốn đầu tư phát triển nói chung và vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên nói riêng. - Đánh giá tình hình thực tế phát triển công nghiệp và thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn vừa qua. Tìm ra những thành công, hạn chế và các nguyên nhân. - Tổng hợp những quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên về việc phát triển công nghiệp và thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút vốn đầu tư có hiệu quả vào lĩnh vực công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Đưa ra các điều kiện để đảm bảo thực hiện thắng lợi các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và những giải pháp cơ bản nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng được nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Thời gian nghiên cứu chỉ tập trung vào giai đoạn từ năm 2001 - 2020 khi Hưng Yên thành lập các khu công nghiệp tập trung, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2001 - 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Cách nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng tổng hợp một số phương pháp như: phân tích, thống kê, so sánh, dựa trên cơ sở vận dụng và quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về sự hình thành và phát triển công nghiệp, về vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Đồng thời, kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố của một số tác giả viết về cơ sở lý luận và thực tiễn hiện nay thu hút vốn đầu tư phát triển của một số địa phương trong nước và của một số nước trên thế giới. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận văn đã luận giải được một cách có hệ thống những vấn đề về bản chất, nội dung, vai trò quyết định của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế nói chung và phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên nói riêng. - Trên cơ sở thực tiễn, luận văn đã đánh giá tình hình thực tế phát triển công nghiệp và thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, làm căn cứ cho việc đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới. - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách và cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh ở tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh khác. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về vốn đầu tư 1.1. vai trò của vốn đầu tư phát triển công nghiệp 1.1.1. Khái niệm và những đặc trưng của vốn đầu tư Vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển và đặc biệt đối với nền kinh tế nước ta hiện nay. Cho đến nay chưa có một định nghĩa bằng văn bản chính thức của Nhà nước về vốn. Tuy nhiên, trong nhiều sách, giáo trình của các học viện, các trường đại học thuộc khối kinh tế có rất nhiều khái niệm về vốn dưới góc độ phân loại thành vốn cố định, vốn lưu động và vốn đầu tư tài chính. Hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, đó là môi trường thuận lợi để vốn bộc lộ bản chất và vai trò của mình. Việc tìm hiểu, nhận thức lại khái niệm và những đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư là công việc cần thiết, trước khi đi tìm các giải pháp để thu hút vốn cho đầu tư phát triển. Vốn đầu tư là một bộ phận của nguồn lực biểu hiện dưới dạng giá trị của các tài sản quốc gia được thể hiện bằng các tài sản hữu hình và vô hình nhằm sử dụng vào mục đích đầu tư để sinh lời. Cần chú ý rằng, nguồn lực trên phải nằm trong một dự án đầu tư thì mới được gọi là nguồn vốn đầu tư. Nếu không chúng mới chỉ là nguồn lực tích lũy và dự trữ dưới dạng tiềm năng. Nói cách khác, vốn đầu tư phải là nguồn lực trong trạng thái "động". Để làm rõ khái niệm về vốn đầu tư, cần đi sâu phân tích những đặc trưng cơ bản của vốn đầu tư dưới đây: Thứ nhất, vốn phải được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản, điều này có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị có thực của tài sản (tài sản hữu hình và vô hình). Tài sản hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu... Tài sản vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, tài sản vô hình rất phong phú và đa dạng như: vị trí kinh doanh, bản quyền, phát minh sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, uy tín trong kinh doanh... Như vậy một lượng tiền phát hành không vào lưu thông, không có giá trị đảm bảo hoặc các khoản nợ không có khả năng thanh toán cũng không thể được gọi là vốn. Thứ hai, vốn phải được vận động nhằm mục đích sinh lời. Vốn là tiền nhưng không phải mọi đồng tiền đều là vốn. Tiền chỉ là vốn ở dạng tiềm năng, khi nào chúng được dùng vào đầu tư kinh doanh thì chúng mới biến thành vốn. Tiền là phương tiện để trao đổi, lưu thông hàng hóa còn vốn là để sinh lời, nó luôn chu chuyển và tuần hoàn. Quá trình đầu tư là một quá trình vận động của vốn đầu tư. Cách vận động và phương thức vận động của tiền vốn lại do phương thức đầu tư kinh doanh quyết định. Các phương thức đầu tư có thể mô phỏng theo sơ đồ sau: - Trường hợp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh: TLSX T - H ... SX... H’ - T’ SLĐ - Trường hợp đầu tư vào lĩnh vực thương mại: T - H - T’ - Trường hợp đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh...: T - T’ Ngoài sự phân biệt giữa vốn và tiền, cần phân biệt sự khác nhau giữa vốn và tài sản. Vốn là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận tài sản, nhưng không phải mọi tài sản đều được gọi là vốn. Tài sản có nhiều loại: có loại do thiên nhiên ban tặng, có loại do thành quả lao động của con người sáng tạo ra; có loại là hữu hình, có loại là vô hình. Những tài sản đó nếu được giá trị hóa thành tiền và đưa vào đầu tư thì đều được gọi là vốn đầu tư. Những tài sản này được gọi là tài sản hoạt động (để phân biệt với tài sản bất động, tức là tài sản ở dạng tiềm năng). Thứ ba, vốn bao giờ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định, không có khái niệm vốn vô chủ. Chủ sở hữu vốn có thể là một chủ như Nhà nước là chủ sở hữu vốn duy nhất trong các doanh nghiệp nhà nước, nhưng cũng có thể là nhiều chủ như các cổ đông là chủ sở hữu vốn trong các công ty cổ phần. Tùy theo hình thức đầu tư mà người chủ sở hữu có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất với người sử dụng vốn. ở đâu không xác định được rõ chủ sở hữu của vốn và tài sản thì ở đó việc quản lý, sử dụng vốn sẽ kém hiệu quả, gây ra lãng phí và tiêu cực. Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường vốn là một loại hàng hóa đặc biệt. Sở dĩ coi vốn là một loại hàng hóa, vì nó cũng có giá trị và giá trị sử dụng như mọi loại hàng hóa khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Nhưng vốn là một loại hàng hóa đặc biệt khác với hàng hóa thông thường, ở chỗ người bán vốn không mất đi quyền sở hữu mà chỉ bán quyền sử dụng vốn mà thôi. Người mua nhận được quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định và phải trả cho người bán vốn một tỷ lệ nhất định tính trên số vốn đó, gọi là lãi suất. Như vậy, lãi suất chính là giá cả của quyền sử dụng vốn. Việc mua bán quyền sử dụng vốn được diễn ra trên thị trường tài chính. Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và các công cụ tài chính nhất định, là tổng hòa các quan hệ cung và cầu về vốn. Thị trường tài chính bao gồm hai bộ phận: - Thị trường tiền tệ: là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại. Vì các ngân hàng thương mại là chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn. - Thị trường vốn: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán quyền sử dụng các nguồn vốn dài hạn. Thị trường vốn cung cấp tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn của Chính phủ, chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân. Thị trường vốn gồm có thị trường vay nợ dài hạn và thị trường chứng khoán. Chỉ khi nào có lợi tức thỏa đáng thì người sở hữu vốn mới bán quyền sử dụng vốn của mình. Đây là một nguyên lý có tính chất nguyên tắc để thu hút, huy động vốn trong cơ chế thị trường. Thứ năm, đồng vốn có giá trị về mặt thời gian. ở các thời điểm khác nhau thì giá trị của vốn cũng khác nhau. Bởi lẽ, đồng tiền càng trải dài theo thời gian thì nó càng bị mất giá và độ an toàn càng giảm. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là phải hiện tại hóa hoặc tương lai hóa giá trị của vốn để làm cơ sở tính toán và phân tích hiệu quả đầu tư. Thứ sáu, vốn phải được tích tụ và tập trung. Tích tụ vốn là việc tăng số vốn cá biệt của từng doanh nghiệp, từng hộ sản xuất. Tập trung vốn là làm tăng quy mô vốn đơn vị toàn xã hội. Có tích tụ vốn mới có tập trung vốn. Tập trung vốn sẽ biến những tác dụng nhỏ bé của từng khoản vốn tích tụ cá biệt thành sức mạnh của nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội. C.Mác đã khẳng định, nếu không có tích tụ và tập trung tư bản thì đến nay trên thế giới chưa có được hệ thống đường sắt. Thiếu vốn là căn bệnh kinh niên của nền kinh tế Việt Nam. Để điều trị căn bệnh này không còn cách nào ưu việt hơn là phải tăng cường thu hút, huy động vốn, khơi thông các dòng chảy của vốn và hướng chúng vào đầu tư phát triển kinh tế. Đó chính là tiền đề cơ bản cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Vốn chính là tiền đề của mọi quá trình đầu tư. 1.1.2. Đầu tư vốn Đầu tư vốn đó là số vốn được dùng vào kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định nhằm mục đích kinh tế - xã hội. Đầu tư vốn là hoạt động chủ quan có cân nhắc của người quản lý trong việc bỏ vốn vào một mục tiêu kinh doanh với hy vọng sẽ đem lại hiệu kinh tế - xã hội cao trong tương lai. Việc bỏ vốn vào mục tiêu kinh doanh nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận thì được gọi là đầu tư vốn. Trong thực tế, giữa khả năng thu lợi nhuận cao với khả năng an toàn về vốn thường mâu thuẫn với nhau: mức lợi nhuận càng cao thì độ rủi ro về vốn càng lớn. Do đó, các nhà đầu tư trước khi đầu tư vào một dự án nào đó thường phải cân nhắc, lựa chọn hướng đầu tư và phương án đầu tư thích hợp, sao cho lợi nhuận thu được là nhiều nhất nhưng độ rủi ro về vốn là thấp nhất. Theo phạm vi đầu tư, thì đầu tư được chia ra thành đầu tư vào bên trong và đầu tư ra bên ngoài. Đứng trên phương diện đầu tư của Chính phủ đối với nền kinh tế, thì đầu tư vào bên trong là sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đầu tư cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư để hình thành những lĩnh vực, ngành mũi nhọn...Còn đầu tư ra bên ngoài của Chính phủ chính là đầu tư tài chính quốc tế dưới các hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA), tín dụng thương mại quốc tế...Nếu xét trên góc độ đầu tư của doanh nghiệp, thì đầu tư vào bên trong doanh nghiệp được chia làm hai loại: đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư vốn lưu động. Đầu tư xây dựng cơ bản là đầu tư vốn nhằm tạo ra tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) của doanh nghiệp. Đầu tư vốn lưu động là việc doanh nghiệp cần dự trữ thường xuyên về nguyên vật liệu, bán thành phẩm, công cụ dụng cụ...tương ứng với quy mô sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện liên tục. Doanh nghiệp cần phải có một số vốn lưu động nằm trong khâu sản xuất dưới dạng sản phẩm đang chế tạo, chi phí chờ phân bổ...và vốn lưu động ở khâu lưu thông như thành phẩm, vốn trong thanh toán... Ngoài ra, doanh nghiệp phải có một số vốn lưu động bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Còn đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp là góp vốn liên doanh với doanh nghiệp khác, mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp khác hoặc của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, để bảo toàn và phát triển vốn phòng ngừa rủi ro, các doanh nghiệp thường dành một tỷ lệ vốn đầu tư nhất định để đầu tư tài chính ra bên ngoài doanh nghiệp. Nghiên cứu vấn đề này giúp ta thấy rõ sự khác nhau cơ bản của hai khái niệm vốn đầu tư và đầu tư vốn, để từ đó chọn lựa được phương án đầu tư vốn đạt hiệu quả nhất. 1.1.3. Các nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư phát triển của xã hội được hình thành trên cơ sở động viên các nguồn lực trong nước và ngoài nước, thông qua các công cụ chính sách, cơ chế, luật pháp. Nguồn vốn trong nước bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng (tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng), các nguồn vốn khác (vốn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư). Nguồn vốn ngoài nước gồm có: đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay, viện trợ và các nguồn vốn khác. 1.1.3.1. Nguồn vốn trong nước * Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước được đặc trưng bằng sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong xã hội, phát sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Nguồn vốn ngân sách nhà nước được hình thành từ tiết kiệm của ngân sách nhà nước, đó là khoản chênh lệch giữa thu và chi của ngân sách nhà nước. Thu của ngân sách nhà nước được thực hiện chủ yếu là từ thuế và một phần nhỏ là các khoản thu từ phí, lệ phí và thu khác... Chi của ngân sách nhà nước bao gồm: chi cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên cho quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao và xã hội, chi các sự nghiệp kinh tế...Xu hướng chi tiêu công cộng của Nhà nước có chiều hướng ngày càng tăng lên, vì Nhà nước ngày càng phải đảm nhận việc cung cấp nhiều hàng hóa công cộng hơn cho xã hội. Một quan hệ thường thấy trong cân đối ngân sách quốc gia là có bội thu hoặc bội chi. Nếu bội thu ngân sách thì điều hiển nhiên là Nhà nước có nguồn tiết kiệm để hình thành nên vốn đầu tư phát triển. Nhưng một vấn đề cần lưu ý là có thể trong trường hợp bội chi ngân sách thì ngân sách nhà nước vẫn tiết kiệm một phần để dành cho đầu tư phát triển, vì trong các khoản chi của Nhà nước có khoản chi cho đầu tư phát triển. Điều này có nghĩa là muốn có tiết kiệm từ ngân sách nhà nước thì tốc độ tăng chi đầu tư phát triển phải luôn lớn hơn tốc độ tăng chi thường xuyên. Vấn đề không phải là bội chi ít hay nhiều mà phương pháp xử lý chính là định hướng đầu tư. Nhưng một thực tế là hầu hết các nước đang phát triển, tiết kiệm của Chính phủ không phải là nguồn đầu tư chủ yếu, vì thường ngân sách của các nước này nguồn thu rất hạn chế, mà nhu cầu chi tiêu thường xuyên lại cao, nên Nhà nước chỉ có thể tập trung vốn đầu tư phát triển ở những lĩnh vực thật sự thấy cần thiết. Muốn tăng nguồn tích lũy của ngân sách nhà nước phải phấn đấu tăng thu và tiết kiệm chi. Vốn đầu tư phát triển qua kênh ngân sách nhà nước, được thể hiện qua hai phần: một phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước, một phần từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm. * Nguồn vốn tín dụng nhà nước: Là hình thức vay nợ của Nhà nước thông qua kho bạc, được thực hiện chủ yếu bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ, do Bộ Tài chính phát hành. Trong trường hợp nhu cầu chi tiêu của ngân sách lớn, nhưng nguồn thu lại không thể đáp ứng được. Để thỏa mãn nhu cầu này, Chính phủ thường cân đối ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu Chính phủ. Cũng có thể Chính phủ tiến hành một dự án nào đó, nhưng không muốn sử dụng vốn ngân sách, thì dự án này có thể được thực hiện bằng vốn vay dưới hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ. ở nước ta hiện nay, trái phiếu Chính phủ có các hình thức sau đây: - Tín phiếu kho bạc: là loại trái phiếu ngắn hạn dưới một năm, được phát hành với mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ. - Trái phiếu kho bạc: là loại trái phiếu có thời hạn một năm trở lên, được phát hành nhằm mục đích huy động vốn theo kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội phê duyệt. - Trái phiếu đầu tư: là loại trái phiếu Chính phủ có thời hạn một năm trở lên, bao gồm các loại sau: + Trái phiếu huy động vốn cho từng công trình cụ thể thuộc diện ngân sách đầu tư, theo kế hoạch đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn ngân sách trong năm kế hoạch. + Trái phiếu huy động vốn cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển hàng năm được Chính phủ phê duyệt. Đối với vốn đầu tư phát triển, hình thức tín dụng nhà nước có thể tác động lên hai mặt: Chính phủ vay ngắn hạn tạo điều kiện cân đối ngân sách đảm bảo kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế và phát hành trái phiếu để đầu tư cho một số dự án nào đó. Hình thức tín dụng nhà nước tuy lãi suất chưa cao, nhưng có sự đảm bảo của Nhà nước nên rất dễ huy động vốn. Nếu vận dụng tốt sẽ tạo ra nguồn vốn đầu tư phát triển quan trọng. * Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: Hiện nay, ở các quốc gia đều tồn tại khu vực kinh tế nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) vì nhiều lý do khác nhau: bảo đảm những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, kinh doanh ở những lĩnh vực mà tư nhân không đủ sức, đủ vốn hoặc không muốn làm vì hiệu quả kinh tế thấp, nhất là ở những lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, năng lượng, dịch vụ công cộng... Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau: là nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp cho các doanh nghiệp nhà nước lúc mới hình thành doanh nghiệp, tuy nhiên nguồn vốn này sẽ có xu hướng giảm đáng kể cả về tỷ trọng và số lượng; nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu (đối với các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa); tiền khấu hao cơ bản của tài sản cố định, lợi nhuận tích lũy được phép để lại doanh nghiệp... * Nguồn vốn tín dụng ngân hàng: Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính trung gian khác như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, công ty bảo hiểm...có vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn đầu tư phát triển. Các tổ chức này có ưu điểm là có thể thỏa mãn được mọi nhu cầu về vốn của các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế, nếu những đối tượng vay vốn chấp hành đầy đủ những quy chế tín dụng. Sở dĩ các tổ chức này có thể thu hút, huy động nguồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế với khối lượng lớn, bởi vì các tổ chức này đã sử dụng dưới nhiều hình thức huy động khác nhau rất phong phú và đa dạng. Mặt khác, thời hạn cho vay cũng rất linh hoạt (bao gồm vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), tùy thuộc vào nhu cầu của người đi vay. Do nguồn vốn của các tổ chức này huy động được có thời gian nhàn rỗi cũng rất khác nhau (tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn) và là nguồn vốn bằng tiền nên có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời gian của người đi vay. Phạm vi cho vay cũng rất rộng, liên quan đến các chủ thể và các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Bởi vậy, trong lĩnh vực đầu tư phát triển thì vấn đề huy động vốn qua tín dụng ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian là hình thức không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường. * Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh: Nguồn vốn đầu tư của khu vực dân doanh được hình thức từ nguồn tiết kiệm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tiết kiệm của dân cư. - Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân...): lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp này sẽ được chia làm hai phần: một phần chia cho các cổ đông và một phần để lại cho doanh nghiệp. Khoản lợi nhuận không chia này là khoản tiết kiệm của các doanh nghiệp để hình thành nên nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng thêm cả phần vốn khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể vay tín dụng ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu đối với công ty cổ phần và phát hành trái phiếu để thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp có vốn tạm thời nhàn rỗi, vay thông qua mua hàng trả chậm và vay thương mại (thường được các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu áp dụng). Theo xu hướng phát triển hiện nay, nguồn vốn này có chiều hướng gia tăng vì ngày càng có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời, dưới nhiều hình thức, quy mô, lĩnh vực hoạt động khác nhau và phát triển với tốc độ tương đối nhanh. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường được đầu tư với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, thích hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp, nhưng lại rất linh hoạt và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Tiết kiệm của dân cư: phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của mỗi hộ gia đình. Thu nhập của các hộ gia đình lại phụ thuộc vào thu nhập có thể sử dụng như tiền lương, tiền công, thu nhập từ sản xuất kinh doanh...và các khoản thu nhập khác (vay, mượn...). Một khi thu nhập nhỏ hơn mức chi tiêu sẽ không có tiết kiệm, các hộ gia đình phải vay mượn thêm để chi tiêu. Khi thu nhập có thể sử dụng vừa bằng mức chi tiêu thì tiết kiệm bằng không. Nếu thu nhập lớn hơn mức chi tiêu thì mới có tiết kiệm. Một xu hướng chung là các hộ gia đình có mức thu nhập cao hơn sẽ tiết kiệm nhiều hơn (mức tiết kiệm ở thành thị lớn hơn ở nông thôn) và những nước phát triển cũng có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn những nước kém phát triển. Đối với nước ta hiện nay, do thu nhập của dân cư ở mức thấp, đặc biệt ở nông thôn tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nên mức tiết kiệm trong dân cư rất thấp, đây là vấn đề khó khăn trong việc thu hút và huy động vốn đầu tư. Tuy nhiên, theo đà phát triển của đất nước, thu nhập của dân cư ngày càng tăng, thì nguồn vốn này sẽ có xu hướng tăng lên. Một vấn đề cần quan tâm trong việc nghiên cứu nguồn vốn tiết kiệm là sự tách rời giữa những động cơ đưa đến tiết kiệm và đầu tư. Trong nền kinh tế mức tiết kiệm và mức đầu tư mà ta mong muốn không phải ngẫu nhiên bằng nhau, bởi vì nói chung tiết kiệm và đầu tư do những người khác nhau thực hiện và vì những lý do rất khác nhau: đầu tư chủ yếu do các doanh nghiệp tiến hành bằng nguồn vốn tích lũy, bằng nguồn vốn vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu...Ngược lại, tiết kiệm chủ yếu do các hộ gia đình, các cá nhân, các quỹ tập thể (hưu trí, bảo hiểm). Cá nhân mong muốn tiết kiệm vì nhiều lý do: đề phòng khó khăn, dự phòng tài chính cho tương lai, lãi suất cao thúc đẩy tiết kiệm hoặc do thói quen, tập quán của địa phương...Trong khi đó thị trường không phối hợp được nhanh chóng giữa tiết kiệm và đầu tư: nó không tự động chuyển những thay đổi trong khoản tiết kiệm mong muốn của người tiêu thụ thành những thay đổi trong đầu tư của người kinh doanh. Tức là, khoản tiết kiệm chỉ được đưa ra đầu tư khi người đầu tư thấy có lợi. Khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư đòi hỏi Nhà nước phải có vai trò điều tiết vĩ mô thích hợp mới có thể có một chính sách huy động vốn có hiệu quả. Cho đến nay, hầu hết các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đều nhận thấy rằng có tiết kiệm mới có đầu tư. Để tăng nguồn vốn trong nước thì phải kích thích tăng trưởng kinh tế để tăng tiết kiệm và đầu tư. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để có vốn đầu tư. Điều này rất quan trọng vì nếu toàn bộ số thu nhập đều sử dụng cho tiêu dùng thì sẽ không có nguồn tiết kiệm. Song có tiết kiệm mà không bỏ vào đầu tư lại đem cất trữ thì nguồn tiết kiệm chỉ là nguồn tiềm năng, nguồn vốn "chết" mà thôi. Đối với những nước đang phát triển như nước ta, dù có huy động tối đa nguồn vốn trong nước cũng chưa thể thỏa mãn nhu cầu cho đầu tư phát triển, nhất là trong điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp như hiện nay. Muốn nền kinh tế nước ta có những bước đi vững chắc thì phải có sự đầu tư lớn. Theo tính toán của các chuyên gia tài chính, tổng đầu tư toàn xã hội trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010) sẽ cần khoảng 162 tỷ đô la Mỹ (giá hiện hành), trong khi đó mức tiết kiệm trong nước sẽ đạt được khoảng 112 tỷ đô la Mỹ, chiếm tỷ trọng 69% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội [3, tr. 35]. Để tăng cường hoạt động đầu tư, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển thì điều quan trọng hàng đầu là phải thực hiện chính sách nền kinh tế mở, trên cơ sở cân nhắc các điều kiện và khả năng có liên quan đến mối quan hệ kinh tế đối ngoại, phải có sự hòa nhập về không gian kinh tế, xóa bỏ hàng rào địa lý. Có như vậy mới thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế và các yêu cầu về đầu tư phát triển. Không ngừng đẩy mạnh khả năng tăng nhanh việc tạo vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tranh thủ triệt để các nguồn vốn từ ngoài nước, đồng thời phát triển mạnh mẽ thị trường vốn nhằm thực hiện tốt quá trình giao lưu vốn giữa các thành phần kinh tế. Với tình hình thực tế ở nước ta cho thấy, việc khai thác các nguồn vốn trong nước có thể nhiều khi còn gặp khó khăn, thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất quan trọng và hết sức cần thiết. 1.1.3.2. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài Trong giai đoạn đầu của các nước đang phát triển mức thu nhập còn thấp nên khả năng tiêu dùng cũng như khả năng tích lũy ở mức thấp. Trong khi đó lại cần khoản vốn đầu tư lớn để hoàn chỉnh kết cấu cơ sở hạ tầng và xây dựng các công trình quan trọng nhằm phát triển kinh tế. Mặt khác, ở giai đoạn này hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản và công nghiệp tiêu dùng có giá trị chưa cao. Trong khi đó hàng hóa nhập khẩu là những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại có giá trị cao, nên cán cân thanh toán thường bị thâm hụt. Các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với một vấn đề thiếu hụt ngoại tệ. Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực để giải quyết hai vấn đề nan giải nêu trên, đồng thời với xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa đời sống kinh tế - xã hội, quan hệ giao lưu kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển sôi động đã trở thành nhu cầu bức xúc của tất cả các nước trên thế giới. Mỗi nước dù nhỏ hay lớn đều có thể và cần phải tham gia vào phân công lao động trong khu vực và quốc tế để tận dụng những khả năng to lớn của nền kinh tế thế giới về di chuyển các luồng tài chính, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...từ đó xuất hiện nhu cầu._. đầu tư và nhu cầu nhận đầu tư. ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để phát triển kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hết sức quan trọng và cần thiết. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay gồm các nguồn chủ yếu sau: * Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Là nguồn vốn do Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi. Nguồn này thường được tập trung vào ngân sách của Chính phủ để đầu tư phát triển hoặc cho vay. Hình thức viện trợ phát triển chính thức ngoài vốn ngoại tệ, thường được đầu tư dưới dạng máy móc, thiết bị, công nghệ, công trình hoặc chuyên gia. Đây là nguồn vốn có quy mô tương đối lớn, thời gian đầu tư dài thường tập trung vào các công trình cơ sở hạ tầng mang tầm chiến lược quốc gia như: đường quốc lộ, cảng biển, đường dây tải điện cao thế, thủy điện, các hồ đập, thủy lợi lớn...có ý nghĩa then chốt và chủ đạo đối với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra động lực phát triển kinh tế của đất nước. * Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): Là những khoản đầu tư do những tổ chức và cá nhân người nước ngoài đưa vào một nước để sản xuất kinh doanh hoặc để góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại nước đó. Đây là nguồn vốn lớn có ý nghĩa quan trọng, vì một mặt cũng giống như nguồn vốn ODA, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tạo điều kiện cho nước sở tại có thể thu hút được kỹ thuật và công nghệ tiến tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước ngoài. Mặt khác, FDI gắn trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn với bản thân phía nước ngoài, về phía chủ nhà không làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài. Việc áp dụng hình thức đầu tư này vào lĩnh vực phát triển công nghiệp có nhiều thuận lợi hơn do công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, hiệu quả đầu tư cao. Tùy theo từng nước mà có những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau. ở Việt Nam, theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì có các hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài sau đây: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do chủ nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước sở tại. - Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập do các chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với các chủ doanh nghiệp ở nước sở tại trên cơ sở hình thành hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên vào vốn điều lệ của doanh nghiệp. Theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, phần vốn góp pháp định của bên nước ngoài không hạn chế về mức cao nhất như một số nước khác, nhưng không được ít hơn 30% vốn pháp định. Hình thức liên doanh có nhiều ưu điểm, nhưng do điều kiện phía Việt Nam có hạn chế về tiền vốn nên chủ yếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất, giá cả của đất đai ngày càng tăng, giá trị góp vốn không được tính theo giá trị thời gian. Bên nước ngoài góp vốn bằng vật tư, máy móc thiết bị thường bị lạc hậu về công nghệ, giá cả không chính xác, bị đẩy lên quá cao, kinh nghiệm quản lý kinh doanh chưa tốt...nên chưa phát huy tác dụng tích cực của hình thức này. - Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước, để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà, trên cơ sở quy định về trách nhiệm để thực hiện hợp đồng và xác định quyền lợi của mỗi bên, nhưng không hình thành một pháp nhân mới. - Các hình thức khác: ngoài các hình thức nêu trên, ở các nước và ở Việt Nam còn có các hình thức khác như: Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) nhằm khuyến khích thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến ngày 31/12/2005 Việt Nam đã thu hút 6.030 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký trên 51 tỷ đô la Mỹ. Vốn đầu tư thực hiện được gần 28 tỷ đô la Mỹ, chiếm bằng 55% tổng số vốn đăng ký [4, tr. 7]. Biểu 1.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư từ năm 1988 - 2005 (Tính đến ngày 31/12/2005 - Chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị tính: Triệu đô la Mỹ Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Vốn đầu tư thực hiện 100% vốn nước ngoài 4.504 26.041,42 11.121,22 9.884,07 Liên doanh 1.327 19.180,91 7.425,93 11.145,96 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 184 4.170,61 3.588,81 6.053,09 BOT 6 1.370,13 411,39 727,03 Công ty cổ phần 8 199,31 82,07 170,18 Công ty quản lý vốn 1 55,56 55,56 6,00 Tổng số 6.030 51.017,94 22.684,98 27.986,33 Nguồn: [4]. Hoạt động thu hút FDI tại Việt Nam thời gian qua đã đóng góp tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. FDI là nguồn vốn rất quan trọng bổ sung cho vốn đầu tư phát triển, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, là một trong những điều kiện quyết định đến sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Một số chính sách, đặc biệt là chính sách ưu đãi đầu tư chưa được xác định rõ ràng, các biện pháp khuyến khích đầu tư hiện hành chưa đủ sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư để họ quan tâm đến các lĩnh vực mà nước ta cần đẩy mạnh. Một số văn bản hướng dẫn thi hành luật ban hành chậm và chưa đầy đủ, tình trạng tùy tiện trong thi hành luật, tình trạng địa phương hóa chính sách ưu đãi đầu tư vẫn chưa được khắc phục. Hệ thống thuế còn phức tạp, chồng chéo có nhiều điểm bất hợp lý hay thay đổi gây khó khăn cho việc thực hiện dự án hoặc tạo kẽ hở làm thiệt hại cho Nhà nước. * Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO): Trước đây, viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ chủ yếu là cho các nhu cầu nhân đạo như nhu cầu cung cấp thuốc men, lương thực, quần áo cho nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh, địch họa... Những năm gần đây tính chất của những khoản viện trợ này đã có sự thay đổi. Hiện nay, hình thức viện trợ này đã thay đổi chính sách chuyển dần từ viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ cho việc phát triển các công trình cơ sở hạ tầng có quy mô vừa và nhỏ. Nếu chúng ta biết tranh thủ, khai thác các dự án của NGO thì có tác dụng tốt đối với các công trình có quy mô vừa và nhỏ ở nông thôn, tạo điều kiện thúc đẩy công nghiệp ở nông nghiệp phát triển. * Vốn của Việt kiều, của những người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài: Có trên 2 triệu người Việt Nam hiện đang sinh sống ở nước ngoài, với lực lượng đông đảo đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong đó có nhiều người là chuyên gia giỏi về các lĩnh vực khoa học và công nghệ, quản lý kinh doanh...Đây là một tiềm năng lớn cần phải được quan tâm khai thác. Riêng về khối lượng ngoại tệ, hàng hóa gửi từ nước ngoài về nước hàng năm có hàng tỷ đô la Mỹ, đây cũng là một nguồn vốn lớn, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.4. Vai trò của vốn đầu tư phát triển công nghiệp Vốn đầu tư có vai trò quan trọng với tất cả các nước, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì vốn đầu tư có vai trò hết sức to lớn cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vai trò đó được thể hiện qua một số tác động chính của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như đối với sự phát triển công nghiệp nói riêng. 1.1.4.1. Vốn đầu tư giải quyết tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển của nền kinh tế quốc dân Tất cả các nước đang và kém phát triển do tích lũy nội bộ thấp, muốn phát triển kinh tế của quốc gia mình đều phải có chính sách thu hút, huy động vốn đầu tư ở trong và ngoài nước. Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, thì nhu cầu về vốn đầu tư không ngừng tăng lên. Thực tế cho thấy, khi tăng trưởng kinh tế càng cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư càng lớn. Nhờ có vốn đầu tư mà Nhà nước cũng như doanh nghiệp có điều kiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và đổi mới kỹ thuật trong điều kiện khoa học, kỹ thuật thế giới phát triển mạnh mẽ. Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn đầu tư là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế. Những quốc gia này luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn đầu tư, lạc hậu về công nghệ và trình độ quản lý. Khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang phát triển và kém phát triển, Paul A.Samuelson đã ví hoạt động sản xuất và đầu tư của những nước này như là một vòng nghèo đói luẩn quẩn: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp; tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở quá trình phát triển của vốn và làm cho tỷ lệ tích lũy vốn thấp, không đủ vốn cho đầu tư; vốn đầu tư không đủ cho nhu cầu sản xuất sẽ làm cho năng lực sản xuất giảm, năng suất của nền kinh tế thấp; điều này dẫn đến kết quả là thu nhập bình quân thấp và lại quay trở về chu kỳ ban đầu. Để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó, các nước đang phát triển phải tạo ra "một bước đột phá" để phá vỡ một mắt xích của nó, để rồi phá vỡ các mắt xích còn lại. Một trong những khâu của vòng luẩn quẩn đó chính là vốn dành cho đầu tư phát triển. Biện pháp hữu hiệu nhất có thể coi là bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế; thu hút và huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế, tạo ra tăng trưởng kinh tế làm cho thu nhập tăng lên. 1.1.4.2. Vốn đầu tư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Một thực tế cho thấy hầu hết các dự án đầu tư đều chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Chỉ có một số ít dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy, ở nước ta vốn đầu tư phát triển là một trong những yếu tố góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Trước đây, nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động thấp, giá trị thặng dư ít, nên đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, đã chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ một nước nông nghiệp là chủ yếu để trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với cơ cấu ngành kinh tế là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, trong đó công nghiệp và xây dựng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trong từng ngành kinh tế, nhờ có vốn đầu tư mà đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả và gắn sản xuất với thị trường. Cơ cấu kinh tế vùng cũng đã có những bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu kinh tế và vùng sản xuất chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. 1.1.4.3. Vốn đầu tư thúc đẩy đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh và hiện đại hóa doanh nghiệp Nếu đứng trên góc độ của một doanh nghiệp, thì vốn đầu tư là điều kiện cực kỳ quan trọng và cần thiết giúp doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất. Nhờ có vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể nghiên cứu sản xuất ra hoặc mua được những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại ở trong nước và trên thế giới. Từ đó, giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để dần dần từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, chỉ những doanh nghiệp nào biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ, luôn đón nhận các thành tựu nghiên cứu khoa học mới, thì doanh nghiệp đó sẽ thành công trong kinh doanh. Mặt khác, nhờ có máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại mà doanh nghiệp tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là các chi phí gián tiếp và hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời, giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm và tăng dần hàm lượng chất xám trong mỗi sản phẩm thay cho hàm lượng vật chất trước đây, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có chất lượng cao hơn, nhưng giá bán có thể lại thấp hơn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. Chính nhờ có vốn đầu tư phát triển mà doanh nghiệp nâng được vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. 1.1.4.4. Vốn đầu tư góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế và nâng cao thu nhập cho người lao động Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia. Vì vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng lao động hiện nay là một vấn đề được nhiều nước quan tâm. Do tình hình thực tế cần thiết phải tuyển dụng lao động ở các địa phương, đồng thời chi phí thuê lao động nước ngoài thường cao hơn so với lao động trong nước, các doanh nghiệp phải tổ chức đào tạo cho các lao động địa phương để họ có thể sử dụng thành thạo những máy móc thiết bị. Việc đào tạo lao động không chỉ dừng lại đối với những người sản xuất trực tiếp, mà còn đào tạo cả kỹ năng, trình độ cho các cán bộ làm công tác quản lý hay quản trị doanh nghiệp. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay, chất lượng và trình độ lao động của các nước là một trong những tiêu chí quan trọng để thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư ở những nước này. Bởi vì, các nhà đầu tư luôn mong muốn đầu tư vào những nước mà người lao động có trình độ chuyên môn cao để tiết kiệm chi phí cho việc đào tạo lao động địa phương. Chính vì vậy, để thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài đến với mình, thì Chính phủ các nước phải có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở trong chính nước mình. Vốn đầu tư góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư trong nước phát triển. Thực tế cho thấy, với sự xuất hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp trong nước, buộc các doanh nghiệp này phải đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh, để tìm kiếm lợi nhuận và giữ vững được thị phần của mình. Điều này không chỉ có lợi đối với người tiêu dùng mà còn tạo điều kiện để khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong đó có các yếu tố như tài nguyên, lao động... Vốn đầu tư giúp giải quyết những vấn đề khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp, lạm phát, cải thiện môi trường sống của xã hội. Vốn đầu tư phát triển đã tạo ra nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới, trực tiếp thu hút được một số lượng lớn lao động tham gia. Bên cạnh đó, nó còn gián tiếp tạo ra việc làm cho người lao động thông qua việc hình thành các đại lý, dịch vụ cung cấp hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp. Như vậy, vốn đầu tư góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là những lao động ở các địa phương và giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời còn góp phần nâng cao đời sống cho người lao động. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư Trong nền kinh tế thị trường, vốn đầu tư trong một quốc gia bị chi phối, ảnh hưởng bởi những nhân tố chủ yếu sau: 1.1.5.1. Chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước Chính sách thu hút vốn đầu tư là một bộ phận cấu thành của chính sách tài chính quốc gia, gắn liền với chính sách tài chính - tiền tệ của Nhà nước, có ảnh hưởng quyết định đến chính sách đầu tư phát triển kinh tế, đồng thời nó còn có tác động chi phối các quan hệ tích lũy, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư trong phạm vi toàn xã hội. Mục tiêu cơ bản của chính sách thu hút vốn đầu tư là thu hút tối đa các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn vốn huy động được và tạo khả năng thuận lợi trong việc trả nợ. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế, chính sách thu hút vốn đầu tư của nước ta trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc ổn định và phát triển kinh tế, ngăn chặn lạm phát. Tuy nhiên, việc thu hút các nguồn vốn trong nước và nước ngoài nhìn chung còn hạn chế, chưa thỏa mãn đầy đủ nhu cầu vốn đầu tư để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách thu hút vốn đầu tư, sao cho vừa hiệu quả vừa linh hoạt nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Muốn vậy, Chính phủ cần chú ý đến một số vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí để tích lũy vốn phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển. Làm thế nào để "tiết kiệm và chống lãng phí" thực sự trở thành "quốc sách", để mọi thành viên trong xã hội có điều kiện và tự giác thực hiện. Điều này chỉ có thể làm tốt được khi Nhà nước có các chính sách đúng đắn và nhất quán, công bằng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách mở rộng hoạt động của các loại thị trường vốn, lao động, dịch vụ, chính sách huy động tiền gửi tiết kiệm... Thứ hai, tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn trong nước và nước ngoài. Chính sách thu hút vốn đầu tư phát triển phải quán triệt phương châm "Nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng", đồng thời phải đảm bảo an ninh cho nền tài chính quốc gia. Muốn tạo điều kiện cho môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, trước hết phải nâng cao chất lượng xây dựng và quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, ngành kinh tế, các khu công nghiệp, khu đô thị, hệ thống kết cấu hạ tầng ở thành thị và nông thôn, Trên cơ sở đó xây dựng chiến lược và giải pháp cụ thể để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước. Thứ ba, thu hút vốn đầu tư phải gắn chặt với sự phát triển của thị trường tài chính. Việc xây dựng và phát triển thị trường tài chính mà trọng tâm là thị trường vốn trung và dài hạn, trong đó đặc biệt chú ý đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhằm đáp ứng nhiều mặt nhu cầu thu hút, huy động vốn đầu tư, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thị trường tài chính càng phát triển bao nhiêu thì khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế càng tốt bấy nhiêu. Thứ tư, đổi mới phương thức thu hồi vốn các công trình hoàn thành để tập trung vốn cho đầu tư phát triển. Đối với các công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, sau khi công trình xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng, phương thức chủ yếu thu hồi vốn vẫn là các khoản thu đã được luật định, bao gồm các loại thuế và phí. Ngoài ra, Nhà nước cũng có thể áp dụng thu hồi vốn đầu tư vào các công trình dưới các hình thức bán, khoán, cho thuê... 1.1.5.2. Thực trạng thu nhập của nền kinh tế quốc dân và thu nhập của dân cư Thực trạng thu nhập của nền kinh tế quốc dân và thu nhập của dân cư có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với vốn đầu tư trong nước. Để đo lường thu nhập của nền kinh tế quốc dân người ta sử dụng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Một quốc gia có nền kinh tế phát triển thì quốc gia đó trong một năm đã tạo ra được khối lượng GDP to lớn, còn các quốc gia đang và kém phát triển thì khối lượng GDP được tạo ra trong một năm thường là nhỏ bé. Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước. Một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển ở mức cao sẽ tạo ra khả năng tiết kiệm, đầu tư lớn và ngược lại. ở nước ta trong những năm gần đây, nền kinh tế đã có những bước tăng trưởng và phát triển ở mức cao, tốc độ tăng GDP hàng năm đạt mức 7 - 8%/năm. Nhưng GDP tạo ra hàng năm còn nhỏ bé, do xuất phát điểm của nền kinh tế nước ta còn thấp, chủ yếu dựa vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, còn công nghiệp và dịch vụ đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên mức đóng góp cho nền kinh tế chưa được nhiều. Chính vì vậy, mức tích lũy từ nội bộ nền kinh tế được ít và thu nhập quốc dân bình quân đầu người còn thấp. Do đó khả năng tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế và của dân cư còn nhiều hạn chế. Muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo, tạo ra GDP ngày càng lớn hơn thì Nhà nước cần phải có "một bước đột phá" nhằm khai thác triệt để các nguồn vốn trong nước, đồng thời thu hút tối đa các nguồn vốn nước ngoài, để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng một nước kém phát triển như Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X đã chỉ rõ. Từ đó, có điều kiện để tăng thu nhập, tăng mức tiết kiệm và đầu tư cho nền kinh tế. 1.1.5.3. Những tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên khoáng sản và nguồn lực lao động Đối với một quốc gia thì vị trí địa lý có thuận lợi cho hoạt động kinh doanh hay không, nguồn tài nguyên khoáng sản có dồi dào, đa dạng và phong phú hay không, nguồn lao động có nhiều và đã được đào tạo hay chưa đều có tác động đến vốn đầu tư của quốc gia đó. Những nước có đầy đủ tiềm năng và lợi thế nêu trên thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ thuận lợi hơn, tốt hơn các nước khác có ít hoặc không có những tiềm năng và lợi thế đó. Nước ta có một vị trí địa lý rất thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với hoạt động ngoại thương. Bên cạnh đó có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, đa dạng và phong phú, được phân bố đều khắp trên lãnh thổ quốc gia. Nguồn lực lao động của nước ta nhiều và tỷ lệ lao động đang trong độ tuổi lao động lớn cũng là những yếu tố quan trọng tác động đến vốn đầu tư của quốc gia. Nhờ có những yếu tố này, kết hợp với các chính sách thu hút vốn năng động, linh hoạt của Nhà nước đã làm hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến nước ta ngày càng nhiều, bỏ vốn đầu tư kinh doanh nhằm khai thác những tiềm năng và lợi thế ấy. 1.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước và một số nước trên thế giới về thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp 1.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với các trung tâm công nghiệp, dịch vụ và du lịch lớn nhất cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Dương. Đồng Nai là một tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế và công nghiệp như: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nguồn nhân lực có chất lượng, có các cơ sở công nghiệp từ trước, môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn vốn dồi dào, chính quyền năng động, có mối quan hệ sẵn có với các nước. Nhờ có những ưu thế đó mà trong gần 20 năm qua (từ năm 1986 đến nay), tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai được duy trì ở mức rất cao, bình quân hàng năm giai đoạn 1986 - 1990 là 2,7%/năm, giai đoạn 1991 - 1995 là 13,9%/năm, giai đoạn 1996 - 2000 là 12%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 là 12,7%/năm và tính chung cho giai đoạn 1995 - 2005 là 12,4%/năm. Mức tăng trưởng GDP của Đồng Nai cao hơn nhiều so với cả nước. Với mức độ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm như vậy, GDP của tỉnh Đồng Nai sẽ tăng gấp đôi sau 6 năm, nhanh hơn so với cả nước khoảng 4 năm [45, tr. 36]. Trong những năm qua, ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai phát triển mạnh, đứng thứ ba cả nước về giá trị sản lượng công nghiệp. Năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.725,1 tỷ đồng, chiếm 9,4% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và chiếm 16% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. Năm 2004 đạt 34.128,3 tỷ đồng và năm 2005 dự kiến đạt 40.220 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trung bình hàng năm của ngành công nghiệp giai đoạn 1990 - 2004 là 25,2%, riêng giai đoạn 2001 - 2005 dự kiến đạt 17,5% [45, tr. 77]. Kết quả đạt được kể trên là do tỉnh Đồng Nai đã tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sự "bùng nổ" đầu tư vào những năm 1995. Mức đầu tư tăng mạnh từ 16,3% GDP năm 1991 lên 28,9% GDP năm 1995. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm (từ 1991 - 1995) đạt 5.479 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm 46,2%). Nhờ đó, đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao từ khoảng 6% trước năm 1990 lên 13% năm 1995 và 17,1% năm 1996 [45, tr. 85]. Thu hút đầu tư của ngành công nghiệp rất lớn: tổng số vốn đầu tư ngành công nghiệp giai đoạn 1996 - 2003 là 28.298 tỷ đồng, chiếm 73,5% vốn đầu tư của toàn tỉnh, trong đó vốn trong nước chiếm 21,6%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 78,4%. Tính đến nay, tổng số vốn đầu tư cho ngành công nghiệp là 57.333 tỷ đồng (chưa kể các đơn vị phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh), trong đó công nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 80,8%, công nghiệp trong nước chiếm 19,2%. Đến ngày 31/12/2005, đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với 700 dự án còn hiệu lực từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký đạt 8.494,86 triệu đô la Mỹ. Hiện nay có trên 300 dự án đi vào hoạt động, trên 100 đơn vị đang xây dựng, với tổng số vốn thực hiện khoảng 3.842,12 triệu đô la Mỹ, đạt 45,23% tổng vốn đăng ký [45, tr. 99]. Từ thực tế phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua nói chung, cũng như tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh nói riêng, có thể rút ra một số kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư như sau: - Tính năng động và sáng tạo của chính quyền tỉnh Đồng Nai được coi là yếu tố quan trọng nhất. Ngay từ những năm 1989 - 1990, trong khi cơ chế chính sách cả nước chưa thực sự mở cửa thì tỉnh Đồng Nai đã cử đoàn cấp cao do Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đi nghiên cứu khu công nghiệp ở Đài Loan. Đây được coi là bước đi tiên phong, làm cơ sở cho việc thu hút mạnh đầu tư nước ngoài từ năm 1991 cho đến nay. - Tỉnh đã biết khai thác tốt lợi thế về mặt vị trí địa lý của mình, đây có thể được coi là lợi thế rất quan trọng của tỉnh để thu hút đầu tư. Đồng Nai vừa nằm ở trung tâm của vùng kinh tế động lực phía Nam, vừa gần với các trung tâm kinh tế lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng...đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, lại có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như: địa hình tương đối bằng phẳng, khí tượng điều hòa, thủy văn thuận lợi, đất đai, thổ nhưỡng đa dạng, tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú... - Môi trường kinh doanh thuận lợi cũng là lợi thế lớn của tỉnh Đồng Nai. Hệ thống giao thông thủy - bộ khá phát triển là tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác trong môi trường kinh doanh như pháp lý, chính sách...cũng rất thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đây làm ăn. - Việc hình thành các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có từ lâu. Mặt khác, tỉnh có các quan hệ thương mại lâu đời với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều này đã giúp cho việc khai thác các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài được thuận lợi. - Ngoài ra, tỉnh còn có những tiềm năng lớn để phát triển du lịch với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và điểm du lịch có tiềm năng: khu văn miếu Trấn Biên, khu du lịch Bửu Long, du lịch ven sông Đồng Nai, vườn quốc gia Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, hồ nước nóng Thác Mơ, đảo ó Đồng Trường...cũng hấp dẫn các nhà đầu tư đến đây lập nghiệp. 1.2.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của các nước ASEAN và Trung Quốc Các nước có nền kinh tế phát triển và đang phát triển trên thế giới đã có nhiều kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực thu hút và sử dụng vốn đầu tư phát triển, góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, kết quả đạt được ở mỗi quốc gia là không giống nhau, vì nó tùy thuộc vào mức độ và cách thức quản lý, sự điều tiết của Nhà nước và đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của mỗi nước. Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của các số nước ASEAN và Trung Quốc trong việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp. 1.2.2.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước của các nước ASEAN cho phát triển công nghiệp Những năm 50 và những năm đầu của thập niên 60 của thế kỷ XX, các nước ASEAN đều thực hiện chiến lược "phát triển thay thế nhập khẩu" nhằm giảm bớt sự phụ thuộc đối với hàng nhập khẩu từ bên ngoài. Các nước này đã tìm cách hạn chế tối đa hàng thành phẩm công nghiệp nhập từ các nước công nghiệp phát triển, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp trong nước thay thế hàng nhập khẩu, mở rộng thị trường nội địa và tận dụng tối đa vốn đầu tư trong nước. Các nước này đều chú ý đầu tư xây dựng thêm nhiều ngành và cơ sở công nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế còn thấp, vì trong điều kiện nền kinh tế "mở", hàng hóa trong nước không thể cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài. Kết quả là các nước này vẫn phải tiếp tục nhập khẩu các loại nguyên liệu, kỹ thuật, máy móc, thiết bị từ bên ngoài và nền kinh tế của họ ngày càng lệ thuộc chặt chẽ hơn vào các nước công nghiệp phát triển. Tình trạng đó đã hạn chế sự phát triển kinh tế, làm cho các nước này (trừ Singapore) không hòa nhập được với nền kinh tế thế giới. Đến giữa thập niên 60, kinh tế các nước ASEAN đã đi vào tình trạng bế tắc, lạm phát và giá cả tăng không kiểm soát được, nợ nước ngoài ngày càng nhiều. Thị trường trong nước không được mở rộng, nhiều doanh nghiệp trong nước bị phá sản do kinh doanh thua lỗ. Tất yếu đã kéo theo sự mất ổn định về chính trị và xã hội. Từ năm 1969, các nước ASEAN đã tìm ra một chiến lược mới: "Phát triển theo hướng xuất khẩu". Sự thay đổi chiến lược này nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn và công nghiệp tiên tiến từ bên ngoài vào, việc khai thác mọi tiềm năng của mỗi nước, tập trung phát triển những ngành công nghiệp có thể xuất khẩu được, từng bước cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường thế giới. Vì vậy, các ngành công nghiệp khai khoáng và chế biến hướng vào xuất khẩu có điều kiện phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình liên kết kinh tế đối ngoại. Chiến lược này phù hợp với nhu cầu của các nước đang phát triển cần nhiều vốn và công nghệ hiện đại, còn các nước phát triển lại có nhu cầu đầu tư và chuyển giao công nghệ đến các nước đang phát triển. Như vậy, mối quan hệ kinh tế giữa các nước được mở rộng trên nguyên tắc "hai bên cùng có lợi". Để thực hiện chiến lược này, chính phủ các nước ASEAN đã rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh nền kinh tế, đã xây dựng và hoàn thiện một số hệ thống điều tiết gồm các luật, chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sác._.ôn trọng và kích thích lợi ích vật chất của nhân dân, của người đầu tư. ủy ban nhân dân tỉnh cần có chính sách ưu đãi, bảo hộ, khuyến khích người dân bỏ vốn đầu tư vào các dự án đã được "chào hàng", nhất là khuyến khích bỏ vốn đầu tư tận thôn, xã để lập các doanh nghiệp như kiểu các doanh nghiệp hương trấn ở Trung Quốc. Đồng thời, tỉnh phải chú trọng phát triển mạnh các làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở các địa phương trong tỉnh, để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân ở tại các địa phương đó đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với khả năng về vốn của các nhà đầu tư. Để làm được việc này các cấp chính quyền địa phương cần tạo ra những điều kiện tối thiểu về điện, nước, giao thông, cung cấp tốt các dịch vụ đầu tư như điều tra thị trường, tư vấn đầu tư, giới thiệu đối tác, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp...để thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích các hộ gia đình phát triển các ngành nghề phụ, đặc biệt là những nơi có nghề thủ công truyền thống. - Phát triển thị trường bất động sản nhằm giải phóng những tiềm lực tài chính đang bị kìm hãm, tạo ra những nguồn lực đầu tư mới linh hoạt hơn. - Ưu đãi về thuế, tiền thuê mặt bằng, nhập khẩu trang thiết bị, vay tín dụng ngân hàng...cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ để tăng cường đầu tư cả chiều rộng và chiều sâu. - Cần đa dạng hóa các hình thức, công cụ, phương tiện tích tụ và tập trung vốn sao cho mọi người dân ở mọi chỗ, mọi nơi đều có cơ hội thuận tiện để đưa những đồng vốn tiết kiệm của mình vào dòng chảy đầu tư. Cùng với các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh, những điều kiện thuận lợi mới về cơ sở hạ tầng, dự đoán sẽ có đợt "bùng nổ" đầu tư của các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong những năm tới. Bên cạnh các doanh nghiệp hiện có, cùng với tiến trình hợp nhất các luật đầu tư chung và luật doanh nghiệp chung theo hướng cởi mở hơn, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Số lượng các doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhanh, khiến nguồn vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dự kiến sẽ tăng lên tới khoảng 61% trong tổng số vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2006 - 2010, 64% giai đoạn 2011 - 2015 và 66% giai đoạn 2016 - 2020 [38, tr. 151]. Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây không ngừng tăng trưởng và phát triển, mức thu nhập của dân cư ngày càng gia tăng, cơ hội kinh doanh càng được mở rộng, khả năng tiết kiệm để đầu tư của các hộ kinh doanh cá thể cũng sẽ ngày càng tăng lên. Đây là một trong những nguồn vốn tiềm ẩn trong dân cư khá lớn, nên các chính sách thu hút, huy động vốn của tỉnh để phát triển kinh tế cần phải tính tới vấn đề này. 3.2.2. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, vốn trong nước không đảm bảo đủ nhu cầu do trình độ tích tụ và tập trung vốn còn chưa cao, thì vốn nước ngoài là nguồn bổ sung rất quan trọng. Nó có vai trò đặc biệt trong các khâu sau đây: - Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư khi mà tích lũy nội bộ nền kinh tế quốc dân còn thấp. Hiện nay mức tích lũy gộp ở Hưng Yên mới đạt khoảng 12% GDP, nhưng nhu cầu đầu tư ngày càng lớn. Để đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là hơn 12% và hệ số ICOR trên 4,0 tỉnh Hưng Yên sẽ cần tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010 là 59.400 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 8% [38, tr. 158]. - Bảo đảm trình độ công nghệ cho phù hợp với xu hướng chung trên thế giới. Điều này cho phép cung cấp các dịch vụ có chất lượng và sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mặt khác, khi dùng vốn đầu tư nước ngoài, với công nghệ cao, chúng ta cũng bảo đảm được cam kết bao tiêu một phần sản phẩm của các doanh nghiệp liên doanh hoặc vay vốn nước ngoài thông qua cam kết tiêu thụ sản phẩm và cung ứng nguyên liệu. Đó là hướng rất quan trọng để nhanh chóng đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. - Đào tạo nguồn nhân lực là một hệ quả tốt khi lao động trong nước làm việc trong các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Yêu cầu chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực dưới nhiều hình thức khác nhau là rất cần thiết và có thể thực hiện được, chúng ta cần có những giải pháp phù hợp và hữu hiệu riêng cho từng loại vốn. 3.2.2.1. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) * Đẩy mạnh thực hiện chiến lược kinh tế mở, hoàn thiện và cụ thể hóa chiến lược thu hút FDI: Thu hút đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế, vì vậy chỉ có thể thu hút được đối tác bên ngoài khi Đảng và Nhà nước thực hiện chủ trương mở cửa nền kinh tế, hòa nhập vào đời sống kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng phải hoàn thiện hệ thống chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cần cụ thể hóa các chiến lược đó sao cho đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực về thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phải làm sao thu hút được tối đa nguồn vốn từ nước ngoài. * Đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi hơn cho việc thu hút và triển khai FDI, thể hiện ở một số nội dung sau: - Đa dạng hóa hơn nữa các hình thức FDI, mở rộng lĩnh vực thu hút FDI với các hình thức thích hợp như cho phép các doanh nghiệp FDI chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần và phát hành cổ phiếu để huy động vốn mở rộng đầu tư, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước, kinh doanh nhà ở... Xây dựng phương án, lộ trình áp dụng thống nhất các loại giá cả dịch vụ đối với các công nghiệp trong và ngoài nước, chấn chỉnh việc thu các loại phí và lệ phí không hợp lý, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp có vốn FDI. - Mở rộng hơn nữa cho các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với bên nước ngoài, đặc biệt là khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân. - Đẩy mạnh công tác quy hoạch chi tiết, cụ thể hóa những ngành, lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư để có chính sách đặc biệt khuyến khích đầu tư ở các khu vực này, tiến tới ban hành danh mục khuyến khích đầu tư và danh mục từ chối đầu tư. * Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư, tạo ra những nỗ lực vượt bậc để đẩy mạnh thu hút FDI ở những thị trường rộng lớn: Hiện tại công tác vận động xúc tiến đầu tư của Hưng Yên chưa được chú trọng. Các dự án đầu tư nước ngoài hiện có trên địa bàn tỉnh hầu hết là do các nhà đầu tư tự tìm đến. Trong thời gian tới cần tăng cường và đổi mới công tác vận động đầu tư theo hướng gắn liền với chương trình, dự án, đối tác cụ thể, tiếp xúc và đối thoại với các nhà đầu tư, giải quyết những bất hợp lý, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng hơn vào chính sách của Việt Nam. * Xây dựng, phát triển mạnh các khu cụm công nghiệp tập trung trên cơ sở lựa chọn, quy hoạch các vùng, các khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có kết cấu hạ tầng tốt, có tiềm năng lao động kỹ thuật: Xây dựng và phát triển mạnh các khu cụm công nghiệp tập trung là một trong các hình thức quan trọng để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Xét về lâu dài, sự tồn tại của các khu cụm công nghiệp tập trung sẽ có tác động tích cực tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp, tới chuyển giao công nghệ và kỹ thuật sản xuất, kỹ năng, kiến thức và phương pháp quản lý, thúc đẩy xuất khẩu và tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn Hưng Yên có 5 khu công nghiệp tập trung là Khu công nghiệp Như Quỳnh A, Như Quỳnh B, khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B, khu công nghiệp thị xã Hưng Yên và khu công nghiệp Minh Đức. Đây là các trung tâm kinh tế, thúc đẩy kinh tế các khu vực nông thôn phát triển. * Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cán bộ, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài: - Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính trong khu vực FDI, đơn giản hóa việc cấp giấy phép đầu tư theo hướng chuyển sang chế độ "đăng ký đầu tư", hạn chế sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước vào doanh nghiệp FDI nhằm tránh hình sự hóa quan hệ các kinh tế. - Tiếp tục nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kinh tế, đặc biệt là thông tin liên lạc, điện nước, đường giao thông, nâng cấp chất lượng phục vụ dịch vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí, tăng cường mạng lưới tư vấn đầu tư, xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, giải quyết tranh chấp... - Đào tạo, phát triển và nâng cao nguồn nhân lực trong nước đáp ứng yêu cầu của hoạt động FDI. Cần nhanh chóng đổi mới bộ máy quản lý đầu tư nước ngoài theo phương châm tinh giản, gọn nhẹ nhưng có hiệu lực. 3.2.2.2. Thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Để có nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Hưng Yên cần hết sức tranh thủ nguồn vốn bằng các chương trình quốc gia, xác định các trọng điểm cần ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA. Từ đó xây dựng các dự án có tính khả thi, cân đối vững chắc và hiệu quả kinh tế - xã hội, khả năng trả nợ vay, xác định rõ trách nhiệm của các ngành các cấp, đơn vị cơ sở trong việc vay và trả nợ. Xây dựng quy chế thống nhất về quản lý và sử dụng viện trợ, làm tốt công tác tiếp nhận, sử dụng và thanh quyết toán, ngoài ra còn phải tạo được môi trường thuận lợi cho việc tiếp nhận viện trợ, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý viện trợ... Nguồn vốn ODA là nguồn vốn quan trọng nhất để nâng cấp và phát triển các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội then chốt của tỉnh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án công nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn phát triển. 3.3. Các điều kiện để đảm bảo thực hiện giải pháp Để thực hiện có hiệu quả việc thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên nói riêng, ngoài các giải pháp cơ bản nêu trên còn phải thực hiện tốt một số giải pháp điều kiện để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.3.1. ổn định môi trường kinh tế vĩ mô Đây là điều kiện tiền đề cơ bản và quan trọng nhất cho sự tăng trưởng của cả nước nói chung và của tỉnh Hưng Yên nói riêng. Để ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cần chú ý đến các vấn đề sau: - Nhất quán về các đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện đến năm 2020. - Đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tế: Cần đẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn, tạo khả năng cạnh tranh tốt hơn cho nền kinh tế. - Xử lý đúng đắn các cân đối kinh tế vĩ mô phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 3.3.2. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý Nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, các hoạt động kinh tế đòi hỏi tính pháp lý cao và hết sức chặt chẽ. Một hệ thống các văn bản pháp lý được ban hành, đảm bảo tính đồng bộ, rõ ràng không chỉ tạo được niềm tin cho dân chúng vào khuôn khổ pháp luật, mà với những quyết định khuyến khích của Nhà nước sẽ có tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh mối quan hệ kinh tế - xã hội. Ngược lại, sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật sẽ làm cho pháp luật không thực hiện được vai trò tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội, không khuyến khích các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư huy động vốn và bỏ vốn ra để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay còn có nhiều bất cập. Hệ thống chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực thu hút, huy động vốn mới được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và đang trong thời kỳ hoàn thiện, tính hiệu lực và hiệu quả còn thấp, xa rời thực tế, khó hướng dẫn thực hiện. Nguyên nhân là do chúng ta còn thiếu kinh nghiệm, thiếu các điều kiện để xây dựng các chế tài mới cho phù hợp với tình hình biến đổi của nền kinh tế. Do vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp luật ở nước ta hiện nay là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa xây dựng mới, vừa sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, vừa chú ý tổng kết kinh nghiệm ở trong nước, vừa tham khảo học tập kinh nghiệm ở nước ngoài. Để hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo đối xử công bằng, đảm bảo lợi ích lâu dài đối với mọi đối tượng tham gia các hoạt động đầu tư. Trong thời gian tới Nhà nước cần nâng cao trình độ của các chuyên gia trong nước về luật pháp, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước phát triển để bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, kết hợp các luật khác nhau hòa nhập lại trong hệ thống pháp luật thống nhất của Việt Nam. 3.3.3. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế tài chính Hình thành cơ chế tài chính phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tài chính phải trở thành công cụ chủ yếu thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Nếu thiếu cơ chế tài chính hoàn chỉnh thì không thể quản lý và hình thành nền kinh tế hiệu quả, nếu cơ chế tài chính trục trặc có thể làm rối loạn nền kinh tế, tài sản quốc gia bị thất thoát, nguồn lực tài chính bị phân bổ sai, hiệu quả sử dụng thấp, thậm chí trở thành nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính. Mặt khác, với cơ chế tài chính hoàn chỉnh Nhà nước vừa định hướng được thị trường, vừa thực hiện tốt đường lối của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết được vấn đề công bằng xã hội, các nguyên tắc phân phối của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. 3.3.4. Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức Từng bước tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức nhà nước bằng cách đào tạo, đào tạo lại theo đúng nhiệm vụ, chức danh. Đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ, viên chức vào các cơ quan nhà nước. Khuyến khích, hỗ trợ các cán bộ trẻ tự đào tạo, rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế nói chung và cho đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên nói riêng. Các nguồn vốn đầu tư chỉ được huy động và sử dụng một cách có hiệu quả khi các giải pháp trên được thực hiện đồng bộ có sự kết hợp chặt chẽ với việc hoàn thiện môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường luật pháp, đổi mới cơ chế tài chính, tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức. Kết luận Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên từ nay đến năm 2010, phát triển công nghiệp được coi là phương hướng chiến lược quan trọng, góp phần quyết định đến việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển công nghiệp là một yêu cầu hết sức bức thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp khác nhau. Trong phạm vi của luận văn chủ yếu đề cập đến các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn từ năm 2006 - 2010. Với chương 3 thể hiện chủ đề nghiên cứu, luận văn đã tập trung phân tích một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn sau: - Phân tích và làm rõ khái niệm, các đặc trưng của vốn đầu tư, đầu tư vốn, các nguồn vốn đầu tư và vai trò của vốn đầu tư với tư cách là một trong số các yếu tố sản xuất có vị trí quan trọng, quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế. Đồng thời, đi sâu vào việc nghiên cứu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của một số tỉnh trong nước và một số nước trên thế giới. - Đánh giá tình hình thực tế phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh và thực trạng thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn vừa qua, kể từ năm 2001 - 2005. - Tổng hợp những phương hướng và chính sách lớn của Nhà nước và của tỉnh Hưng Yên về thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp trong tiến trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. - Trình bày một cách có hệ thống các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020, có đưa ra các điều kiện để đảm bảo thực hiện thắng lợi các giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên nêu trên. Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, nội dung luận văn phải đề cập, đăng tải một vấn đề rộng lớn, phức tạp nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và các bạn quan tâm đến sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam nói chung và công nghiệp tỉnh Hưng Yên nói riêng. Danh mục tài liệu tham khảo Bộ Tài chính (1999), Hệ thống chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. Bộ Tài chính (2001), Chiến lược tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Hà Nội. Chính sách tài chính vĩ mô trong phát triển hội nhập (2002), Nxb Tài chính, Hà Nội. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 1988 - 2005, Hà Nội. Cục Thống kê Hưng Yên (2005), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, Nxb Thống kê, Hà Nội. Cục Thống kê Hưng Yên (2006), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, Nxb Thống kê, Hà Nội 2006. Đinh Văn Cường (2004), Thu hút đầu tư trực tiếp từ các nước trong khu vực nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Trần Mạnh Dũng (1999), Sự hình thành và phát triển thị trường vốn ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nghiêm Xuân Đạt, Tô Xuân Dân, Vũ Trọng Lâm (2002), Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Phan Thị An Hòa (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương hiện nay. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Kiên (1999), Tích tụ và tập trung vốn trong nước để phát triển công nghiệp ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Doãn Văn Kính, Quách Nhan Cương, Uông Tổ Đỉnh (1996), Kinh tế các nguồn lực tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Văn Lai (1996), Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Mai Đức Lộc (1994), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong việc phát triển kinh tế Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. C. Mác (1960), Tư bản, Nxb Sự thật, Hà Nội. Ngô Quang Minh (2004), Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Hải Mơ, Vũ Đình ánh (1998), Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính phục vụ mục tiêu tăng trưởng, Nxb Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Huy Oánh (2004), Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Phúc (1996), Huy động vốn trong nước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đỗ Đức Quân (2001), Thị trường vốn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Phạm Thái Quốc (2001), Trung Quốc quá trình công nghiệp hóa trong 20 năm cuối thế kỷ XX, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Sở Công nghiệp tỉnh Hưng Yên (2006), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001 - 2005, Hưng Yên. Sở Công nghiệp tỉnh Hưng Yên (2006). Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010 có xét đến năm 2020, Hưng Yên. Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên (2006), Báo cáo tình hình thực hiện hợp tác đầu tư tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2001 - 2005, Hưng Yên. Trần danh Tạo (1993), Vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN - Kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Huy Thám (1999), Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đinh Trung Thành (1998), Đầu tư trực tiếp của các nước ASEAN tại Việt Nam - Những vấn đề đặt ra và phương hướng giải quyết. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tỉnh ủy Hưng Yên (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Hưng Yên. Tỉnh ủy Hưng Yên (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Hưng Yên. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (2000), Giáo trình lý thuyết tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (1999), Giáo trình kinh tế và quản lý công nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội (1999), Giáo trình kinh tế học quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội. Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (2000), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính, Hà Nội. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2005), Định hướng quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, tỉnh Hưng Yên. ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên (2006), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2015 và tầm nhìn năm 2020, Hưng Yên. Vai trò Nhà nước trong phát triển kinh tế các nước ASEAN (1993), Nxb Thống kê, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2002), Cải cách doanh nghiệp nhà nước, tình hình ở Việt Nam và kinh nghiệm một số nước trên thế giới, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Tài chính (1999), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc 1996 - 2050, Nxb Tài chính, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Tài chính (1999), Khu vực đầu tư ASEAN việc tham gia của Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Tài chính (2000), Kế hoạch tài chính 5 năm 2001 - 2005, Hà Nội. Viện Nghiên cứu Tài chính (2001), Tự do hóa dịch vụ tài chính trong khuôn khổ WTO: Kinh nghiệm các nước, Nxb Tài chính, Hà Nội. Xây dựng lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Đồng Nai đến năm 2020 (2005), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Phụ lục Phụ lục 1 Giá trị sản xuất công nghiệp và tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp Đơn vị tính: tỷ đồng, giá 1994 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Nhịp tăng 2001- 05 (%) Tổng số 2.831 3.525 4.555 5.925 7.358 26,17 I. Công nghiệp khai thác 7,7 8,4 10 5 5,4 - 12,4 - Khai thác đá và khai thác mỏ khác 7,7 8,4 10 5 5,4 - 12,4 II. Công nghiệp chế biến 2.822 3.515 4.544 5.918 7.351 26,2 - Sản xuất thực phẩm và đồ uống 302 325 410 598 735 37,8 - Công nghiệp dệt 27 39 44 23 30 8,4 - Sản xuất trang phục 116 168 252 305 536 45,5 - Sản xuất sản phẩm bằng da 32 36 48 50 54 27,4 - Sản xuất SP từ gỗ, tre, nứa... 32 35 64 51 60 14,2 - Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 13 9 22 75 98 63,7 - Ngành in ấn 0,6 5,4 6,1 2 3,8 60,5 - Sản xuất hóa chất và SP từ hóa chất 2,8 2,9 4,8 9 13,2 35,1 - Sản xuất SP từ cao su và plastic 55,8 80,1 74,2 191 307 36,2 - SX SP từ khoáng chất phi kim loại 89 89 115 144 158 15,5 - Sản xuất kim loại - 186 733 785 892 68,5 - SX SP từ kim loại (trừ máy móc, thiết bị) 455 569 573 736 822 52,5 - SX máy móc, thiết bị chưa phân vào đâu 73 19 48 45 60 33,9 - SX máy móc, thiết bị điện 248 105 74 91 103 - 15,7 - SX rađio, tivi, thiết bị truyền thông 435 771 1.256 1.402 1.988 36,2 - SX phương tiện vận tải khác 846 959 679 1.236 1.467 8,5 - SX giường, tủ, bàn ghế và tái chế... 61 88 113 107 125 19,8 III. SX và phân phối điện, nước 0,8 1 1,3 1,4 1,6 29,4 - Khai thác, lọc và phân phối nước 0,8 1 1,3 1,4 1,6 29,4 Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên năm 2005. Phụ lục 2 Đóng góp cho tăng trưởng GDP của tỉnh từ các ngành Đơn vị tính: %, theo giá cố định 1994 Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng mức tăng trưởng GDP 10,9 12,1 12,5 12,9 12,9 Chia theo các ngành Nông, ngư nghiệp 1,4 2,9 1,5 2,1 1,3 Công nghiệp và xây dựng 5,7 5,1 7,0 6,5 6,8 Dịch vụ 3,8 4,1 4,0 4,4 4,8 Nguồn: Số liệu của Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2005. Phụ lục 3 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp Đơn vị tính: %, giá so sánh 1994 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tỷ trọng 05/01 Tổng số 100 100 100 100 100 I. Công nghiệp khai thác 0,4 0,3 0,2 0,2 0,1 - 0,16 - Khai thác đá và khai thác mỏ khác 0,4 0,3 0,2 0,2 0,1 - 0,16 II. Công nghiệp chế biến 99,6 99,7 99,7 99,8 99,9 0,16 - Sản xuất thực phẩm và đồ uống 6,9 10,7 9,2 9,0 10,1 2,09 - Công nghiệp dệt 0,7 1,0 1,1 1,0 0,4 - 0,34 - Sản xuất trang phục 2,9 4,1 4,8 5,5 5,1 2,24 - Sản xuất sản phẩm bằng da 0,8 1,1 1,0 1,1 0,8 0,00 - Sản xuất SP từ gỗ, tre, nứa... 1,3 1,1 1,0 1,4 0,9 - 0,43 - Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy 0,5 0,5 0,3 0,5 1,3 0,81 - Ngành in ấn 0,0 0,0 0,2 0,1 0,0 0,02 - Sản xuất hóa chất và SP từ hóa chất 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,04 - Sản xuất SP từ cao su và plastic 2,4 2,0 2,3 1,6 3,2 0,86 - SX SP từ khoáng chất phi kim loại 3,5 3,1 2,5 2,5 2,4 - 1,09 - Sản xuất kim loại 0,0 0,0 5,3 16,1 13,2 13,25 - SX SP từ kim loại (trừ máy móc, thiết bị) 5,8 16,1 16,1 12,6 12,4 6,61 - SX máy móc, thiết bị chưa phân vào đâu 0,6 2,6 0,6 1,1 0,8 0,16 - SX máy móc, thiết bị điện 0,0 8,8 3,0 1,6 1,5 1,54 - SX rađio, tivi, thiết bị truyền thông 17,3 15,4 21,9 27,6 23,7 6,32 - SX phương tiện vận tải khác 53,1 29,9 27,2 14,9 20,2 -32,25 - SX giường, tủ, bàn ghế... 2,2 2,2 2,2 2,5 1,8 - 0,42 - Tái chế 1,3 1,0 0,6 0,5 0,7 - 0,63 III. SX và pphối điện, nước 0,02 0,03 0,03 0,03 0,02 0,00 - Khai thác, lọc và phân phối nước 0,02 0,03 0,03 0,03 0,02 0,00 Nguồn: Số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Hưng Yên và Niên giám thống kê Hưng Yên năm 2005. Phụ lục 4 Một số sản phẩm chủ yếu ngành công nghiệp Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Gạo, ngô xay sát 1.000 tấn 389 392 449 512 1.171 Miến dong Tấn 62 75 177 191 220 Rượu trắng 1.000 lít 4.719 4.862 8.830 7.421 7.507 Bia các loại 1.000 lít 6.963 7.812 9.859 7.696 7.967 Sợi đay Tấn 987 1.764 1.000 2.057 1.370 Bao tải đay 1.000 chiếc 970 1.284 1.150 1.537 1.230 Quần áo may sẵn 1.000 chiếc 4.641 6.670 9.238 10.883 9.275 Giấy, bìa các loại Tấn 2.051 2.527 2.919 2.083 1.826 Vôi các loại Tấn 75.706 80.269 79.469 91.410 98.956 Gạch nung các loại 1.000 viên 245.322 270.695 292.913 326.836 376.940 Ngói nung các loại 1.000 viên 4.793 3.757 5.780 5.855 7.959 Gạch lát hoa 1.000 viên 486 449 540 359 438 Sứ dân dụng 1.000 chiếc 4.598 5.091 4.825 4.612 4.458 Cày, bừa các loại 1.000 chiếc 23 13 14 12 11 Nước máy thương phẩm 1.000 m2 455 533 650 758 849 Cặp, túi da 1.000 chiếc 194 244 269 327 272 Túi siêu thị Tấn 1.292 1.891 1.985 2.773 3.009 Ti vi màu Chiếc 219.496 155.851 325.257 484.717 595.363 Mút xốp PU Tấn 351 327 360 565 517 Phụ tùng ô tô, xe máy Bộ 166.481 168.462 195.000 67.763 563.100 Giầy thể thao 1.000 đôi 596 1.500 1.450 1.583 1.671 Phụ tùng máy Tấn 462 475 460 796 720 Xe máy lắp ráp Chiếc 45.963 25.2436 41.969 48.195 27.076 ống thép các loại Tấn 23.801 39.944 63.935 67.492 75.000 Động cơ diezen Chiếc - - 15.000 40.000 29.219 Màn hình máy tính Chiếc - - 22.808 43.597 88.942 Đầu DVD Chiếc - - - 46.520 76.156 Nguồn: Niên giám thống kê Hưng Yên năm 2005. Phụ lục 5 Mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành (giá cố định 1994) Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 06 - 10 (%/năm) 11- 15 (%/năm) Tổng cộng 7.358 23.128 57.764 24,7% 20,1% 1 CN khai thác 18 33 51 12,5% 6,8% Tỷ trọng (%) 0,23% 0,14% 0,09% 2 CN chế biến 7.150 22.559 56.780 24,8% 20,3% Tỷ trọng (%) 97,28% 97,54% 98,30% 2.1 CN chế biến NLTSản 1.023 3.840 8.248 30,3% 11,5% Tỷ trọng (%) 13,33% 16,60% 14,28% 2.2 Dệt may, da giầy 622 1.424 3.174 18,0% 15,5% Tỷ trọng (%) 8,11% 6,16% 5,49% 2.3 Hóa chất 129 980 2.800 50,1% 18,0% Tỷ trọng (%) 1,68% 4,24% 4,85% 2.4 SX VLXD 175 543 1.223 25,4% 6,5% Tỷ trọng (%) 2,28% 2,35% 2,12% 2.5 CK, LK, CTM & GCKL 3.654 9.490 21.533 21,0% 14,5% Tỷ trọng (%) 47,62% 41,03% 37,28% 2.6 SX TB đtử, tin học 1.822 6.136 9.418 27,5% 15,5% Tỷ trọng (%) 23,74% 26,53% 33,62% 2.7 Ngành khác 40 146 384 29,8% 18,0% Tỷ trọng (%) 0,52% 0,63% 0,67% 3 PP điện, nước 190 536 933 23,0% 11,0% Tỷ trọng (%) 2,48% 2,32% 1,62% Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2006. Mục tiêu giá trị gia tăng công nghiệp phân theo ngành (giá cố định 1994) Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 06 - 10 (%/năm) 11- 15 (%/năm) Tổng cộng 1.629 4.459 11.093 22,3% 20,0% 1 CN khai thác 7 13 21 13,2% 10,1% Tỷ trọng (%) 0,43% 0,29% 0,19% 2 CN chế biến 1.597 4.387 10.951 22,4% 20,1% Tỷ trọng (%) 98,04% 98,39% 98,72% 2.1 CN chế biến NLTSản 215 768 1.732 29,0% 17,7% Tỷ trọng (%) 13,20% 17,22% 15,61% 2.2 Dệt may, da giầy 346 712 1.682 15,5% 18,8% Tỷ trọng (%) 21,24% 15,97% 15,16% 2.3 Hóa chất 15 98 336 45,6% 27,9% Tỷ trọng (%) 0,92% 2,20% 3,03% 2.4 SX VLXD 70 217 489 25,4% 17,6% Tỷ trọng (%) 4,30% 4,87% 4,41% 2.5 CK, LK, CTM & GCKL 762 1.898 4.522 20,0% 19,0% Tỷ trọng (%) 46,79% 42,57% 40,76% 2.6 SX TB đtử, tin học 183 675 2.136 29,9% 25,9% Tỷ trọng (%) 11,22% 15,14% 19,26% 2.7 Ngành khác 6 19 54 26,2% 23,1% Tỷ trọng (%) 0,36% 0,43% 0,48% 3 PP điện nước 25 59 121 18,7% 15,5% Tỷ trọng (%) 1,53% 1,32% 1,09% Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Hưng Yên năm 2006. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2683.doc
Tài liệu liên quan