Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

LỜI NÓI ĐẦU Tiêu thụ là một trong sau chức năng cơ bản của doanh nghiệp: tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Mặc dù không phải là khâu trực tiếp sản xuất sản phẩm, nhưng hoạt động tiêu thụ lại là yếu tốt tiền đề để thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, khi doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh sản xuất sản phẩm đó thì hoạt động tiêu thụ lại càng trở nên cực kỳ quan trọng, chất lượng của

doc84 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoạt động tiêu thụ là thước đo để đánh giá hiệu quả của các hoạt động khác trong tổng thể các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, không tìm ra được nguyên nhân đồng thời cũng không có những giải pháp kịp thời để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ phát triển thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường thậm chí phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ vai trò to lớn của hoạt động tiêu thụ sản phẩm qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà kết hợp với những kiến thức về kinh tế đã tiếp thu trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân em quyết định chọn đề tài "Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà" để làm đề tài trong chuyên đề thực tập cho mình. Trong chuyên đề, Em sẽ trình bày ba phần lớn, cụ thể như sau: Phần 1: Tổng quan về hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà Phần 2: thực trạng các hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà Phàna 3: Những giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ bánh kẹo Do giới hạn về thời gian về thời gian cũng như những kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế và một số điều kiện khách quan khác, lên chuyên đề không tránh khỏi những sai xót. Rất mong được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Mạnh Quân và các bạn đọc thông cảm và góp ý. Em xin cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đỗ Hải Thoại Lớp Kinh Doanh Tổng Hợp 44A PHẦN I TỔNG QUAN CÁC HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ I. GIỚI THIÊỤ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty bánh kẹo Hải Hà là một công ty cổ phần, chuyên sản xuất các sản phẩm bánh kẹo và chế biến thực phẩm. Trụ sở chính tại: 25 – Trương định – Hà Nội Tên giao dịch là: Hai Ha cofectionery company Viết tắt là: HAIHACO. Tài khoản ngân hàng: 1020 – 10000054566 tại chi nhánh ngân hàng Công thương Thanh Xuân, Hà Nội Công ty đã có lịch sử hình thành và phát triển hơn 40 năm. Hiện nay, công ty là một công ty cổ phần hoá từ doanh nghiệp Nhà Nước. Hơn 40 năm qua ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong công ty đã không ngừng cố gắng để đưa công ty trở thành một công ty ngày càng lớn mạnh hơn. Các giai đoạn phát triển của công ty là: 1.1.Giai đoạn 1959 – 1960 Tháng 11/1959, Tổng công ty nông sản Miền Bắc (trực thuộc bộ nội thương) đã xây dựng cơ sở nghiên cứu hạt Chân Châu với 9 cán bộ công nhân viên của công ty gửi sang. Đến năm 1960 công ty chuyển sang sản xuất mặt hàng miến từ nguyên liệu đậu xanh. Ngày 25/12/1960 sưởng miến Hoàng Mai ra đời, đi vào hoạt động với phương tiện thô sơ là cơ sở cho sự ra đời của nhà máy sau này 1.2.Giai đoạn từ 1961 – 1967 Năm 1962 xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ công nghiệp quản lý đã sản xuất ra các mặt hàng như dầu và tinh bột cung cấp cho nhà máy pin Văn Điển Năm 1966 Bộ công nghiệp đổi tên xí nghiệp Hoàng Mai thành nhà máy thực phẩm Hải Hà. Sản xuất các sản phẩm như: tinh bột khô, viên đạm, nước chấm lên mem, nước chấm hoa quả, dầu đạm, tương, bánh mì, bột dinh dưỡng trẻ em và bước đầu nghiên cứu mạch nha. Máy móc thiết bị chủ yếu là của Liên Xô. Lao động thủ công là chủ yếu. 1.3.Giai đoạn 1969-1991 Năm 1968 nhà máy trực thuộc Bộ lương thực thực phẩm quản lý. Đến tháng 6-1970, nhà máy tiếp nhận phân xưởng kẹo của nhà máy bánh kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900tấn/năm và mang tên mới: Nhà máy thực phẩm Hải Hà Tháng 12/1976 Công ty có 900 cán bộ công nhân viên, công suất 6000 tấn /năm Năm 1986 đổi tên thành nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà do bộ công nghiệp và thực phẩm quản lý. Năm 1988 công ty do bộ công nghiệp nhẹ quản lý và theo quyết định của Bộ công nghiệp nhẹ đổi tên thành công ty bánh kẹo Hải Hà. Núc đầu tốc độ tổng sản lượng tăng từ 18-20%, sản xuất từ thủ công tiến lên cơ giới hoá: 70-80%. Sản phẩm của công ty được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu một số sản phẩm sang một số nước Đông Âu 1.4.Giai đoạn từ 1992 đến nay Tháng 12/1992, Công ty chuyển sang bộ công nghiệp quản lý, giai đoạn này cùng với thời kì mở cửa nền kinh tế bước sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Công ty có nhiều bước tiến đáng kể ; đưa nhiều máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất tiên tiến vào chế biến sản phẩm, tổ chức lại bộ máy sản xuất gọn nhẹ hơn quan tâm đến các hoạt động thị trường nhiều hơn Năm 1993, liên doanh với Nhật Bản thành lập công ty liên doanh Hai Ha –KOTOBUKI Năm 1995, liên doanh với Hàn Quốc thành lập công ty liên doanh HaiHa-MIWON Năm 1995, cũng liên doanh với một tập đoàn khác của Hàn Quốc thành lập công ty HaiHa-KAMEDA, nhưng dến năm 1998 dã giải thể Tháng 9 năm 1995 sát nhập nhà máy thực phẩm Việt Trì thành một phân xưởng của công ty chuyên sản xuất thực phẩm đặt tại Việt Trì Tháng 7/1996 sát nhập nhà máy bột dinh dưỡng Nam Định thành một phân xưởng của Công ty tại Nam Định Tháng 1/2004 Công ty đã tiến hành cổ phần hoá, với 51% vốn nhà nước, 49% là cổ phần khác. Các công ty liên doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam độc lập với Hải Hà 2.Chức năng nhiệm vụ của công ty Theo quyết định 995-TW-TCCB ngày 23/10/1996 của Bộ Thương mại. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có các chức năng nhiệm vụ sau: - Chức năng: trong thời kì đổi mới, Công ty có chức năng là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo. Là công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh bánh kẹo nên Công ty giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý cả đầu ra, đầu vào của dây truyền sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo phục vụ mọi tầng lớp nhân dân và một phần dành cho xuất khẩu - Nhiệm vụ: Thực hiện nghị quết hội nghị 7 khoá VI của BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam về CNH-HĐH đất nước: phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty Hải Hà đã xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của mình trong thời kì này, đó là : Chấp hành mọi quy định, các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực thể hiện hạch toán kinh tế bảo đảm duy trì và phát triển vốn lộp ngân sách đúng quy định Tăng cường đầu tư chuyên sâu, không ngừng đầu tư nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng năng suất lao động. Xây dựng các phương án kinh doanh và phát triển theo kế hoạch, mục tiêu chiến lược của công ty Đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, đào tạo đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi. Đặc biệt là đội ngũ nhân viên thị trường Bảo vệ uy tín cho doanh nghiệp, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của Nhà nước. Tăng cường kiểm tra hướng dẫn hoạt động nhằm hạn chế thất thoát Thực hiện phân phối theo lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chăm no đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần hoá doanh nghiệp nâng cao quyền làm chủ của các cá nhân trong công ty song vẫn giữ vững các chỉ tiêu hoạt đông sản xuất kinh doanh năm 2006 và các năm tiếp theo Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lại các phòng ban, xí nghiệp thành viên cho hợp lý, triệt để tiết kiêm trong tất cả các khâu. Giải quyết số lao đông dôi dư theo NĐ41/CP và thực hiện việc dao biên chế gián tiếp cho từng cá nhân 3.Cơ cấu tổ chức của công ty Bộ máy tổ chức quản lí của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng (sơ đồ dưới). Theo mô hình này, các quyết định quản lí do các phòng chức năng (phòng kinh doanh, phòng tài vụ, phòng kĩ thuật…) nghiên cứu đề xuất. Khi được lệnh của thủ trưởng, xẽ chuyển từ trên xuống dưới theo tuyến đã định (hướng mũi tên của sơ đồ ). Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho các cấp lãnh đạo song không ra lệnh cho phân sưởng hoặc bộ phẩn sản xuất, mỗi phòng ban sẽ đảm nhiệm một chức năng nhất định. Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức Công ty bánh kẹo Hải Hà HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG Ban Kiểm Soát Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Các Trưởng, Phó Phòng, Ban, Đội,Trạm ( Nguồn : phòng tổ chức tháng 12/2005) Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của Công ty bánh kẹo Hải Hà TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KINH DOANH Phòng tài vụ Phòng phục vụ sản xuất Văn Phòng Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật XN thực phẩm Việt trì XN Bánh XN Kẹo XN Kẹo Chew XN Phù trợ XN Bột Dinh dưỡng Nam Định 4.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Bảng1:Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà STT Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2005/2004 1 Sản lượng tiêu thụ Tấn 16484 17100 18308 107% 2 Tổng doanh thu Triệu đ 337928 375100 422950 113 % 3 Nộp ngân sách Triệu đ 13283 18330 21000 115% 4 Lợi nhuận Triệu đ 5954 10000 12300 123% 5 Thu nhập bình quân Nghìn đ 1000 1500 1800 120% Số lao động Người 1750 1650 1500 91% Nguồn : Phòng thị trường Công ty bánh kẹo Hải Hà tháng 1/2006 Năm 2004 Công ty bắt đầu được cổ phần hoá, kết quả kinh doanh tăng rõ rệt (khoảng 15%) so với năm trước. Thu nhập bình quân tăng từ 1triệu đồng năm 2003, 1,5 triệu đ năm 2004, 1,8 triệu đ năm 2005. Các chỉ tiêu đo hiệu quả kinh tế đều tăng, số lao động giảm. Diều đó chứng tỏ sự đủng đắn của việc cổ phần hoá ỏ công ty Bánh kẹo Hải Ha là một hướng đi đúng và có hiệu quả Công ty đã đẩy mạnh khai thác ưu thế về thiết bị - công nghệ và kinh nghiệm trong việc tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao thay thế hàng nhập khẩu. Những dây truyền mới đầu tư sản xuất có hướng khai thác tối đa (3 ca) như dây truyền keo Chew, dây truyền kẹo xốp. Công ty đã rất chú trọng đến phát triển sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới bao bì mẫu mã nên sản phẩm của công ty ngày càng chiếm được uy tín của đông dảo người tiêu dùng và kéo dài được chu kỳ sống của sản phẩm. Năm 2004, Công ty đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới và đã rất thành công tạo doanh thu lớn cho công ty như : Kẹo mềm gói sốp Taro (Xốp dừa), Kẹo chew Toffeecacs loại ( Nho đen, Bắp bắp, Bạc hà,đậu đỏ...). Bánh trung thu các loại, bánh có bổ xung Vitamin DHA, bánh hộp Ambrosia, bánh hộp Brilliant, bánh qui các loại. II. CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI HÀ. 1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 1.1. Đặc điểm cơ cấu mặt hàng sản xuất kinh doanh - Hải Hà là công ty vừa sản xuất kinh doanh với mặt hàng chủ yếu là bánh kẹo, ngoài ra còn sản phẩm bột dinh dưỡng trẻ em được sản xuất ở xí nghiệp đặt tại Nam Định. Hiện nay mặt hàng bánh kẹo của Công ty rất đa dạng phong phú với nhiều chủng loại (khoảng 150 loại khác nhau). Trong đó sản lượng kẹo chiếm khoảng 55-65%, bánh các loại khoảng 35-45% . - Nếu căn cứ vào đặc tính sản phẩm ta có thể chia thành 2 trủng loại : +. Bánh gồm 3 loại :Bánh kem xốp, Bánh mặn, Bánh biscuit. +. Kẹo gồm 3 loại: Kẹo cứng, Kẹo mềm, Kẹo dẻo. - Căn cứ vào chất lượng sản phẩm : +. Sản phẩm chất lượng cao: bánh kem sốt phủ sôcôla, bán kem sốt thỏi, bánh dạ lan hương, kẹo caramen, cracker và đặc biệt là kẹo chew. +Sản phẩm chất lượng trung bình: kẹo cứng, các loại kẹo mềm, kẹo trái cây, kẹo mặn, bánh bích quy. +Sản phẩm chất lượng thấp:Bánh quy vỡ đóng cân, kẹo cân - Căn cứ vào hương vị sản phẩm gồm : Vị trái cây, Ca ca, xữa, Chocolate. - Cơ cấu sản phẩm của Công ty năm 2004: Qua bảng sau ta có thể thấy được cơ cấu và tỷ trọng của từng loại sản phẩm của công ty thông qua số lượng tiêu thụ trong năm 2004 (hiện tại công ty đã có số liệu tiêu thụ và cơ cấu sản phẩm năm 2005, song do nhiều lí do khác nhau em chưa có thể tiếp cận được nguồn số liệu này). Công ty nên có kế hoạch dự trữ nhiều hơn cho các sản phẩm có tỷ trọng tiêu thụ cao, như kẹo chew, kẹo mềm, kẹo cứn có nhân để đảm bảo khả năng cung ứng ra thị trường. Bảng 2: Cơ cấu sản phẩm công ty bánh kẹo Hải Hà Chủng loại sản phẩm Số loại sản phẩm (loại) Số lượng tiêu thụ ( tấn) Tỷ trọng ( %) Bánh kem xốp 16 1910 11.17 Bánh mặn 10 645 3.77 Bánh Biscuit 18 2545 14.88 Bánh hộp 14 300 2.22 Bánh trung thu 5 320 1.87 Bánh có bổ sung DHA 2 150 0.88 Kẹo jelly 14 200 1.17 Kẹo Caramen 9 600 3.51 Kẹo cứng có nhân 25 500 2.92 Kẹo mềm 21 2100 16.96 Kẹo chew 12 2410 14.10 Kẹo cân 6 450 2.63 Nguồn cung cấp : Phòng kĩ thuật cong ty Hải Hà (tháng 2/2006) Như vậy, kẹo mền là sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó đến kẹo Chew. Bánh thì có bánh Biscuit sau đó là bánh kem xốp - Công ty có hai hướng phát triển sản phẩm mới : + Thứ nhất : Sản phẩm cải tiến trên cơ sở sản phẩm cũ, chỉ thay đổi về hình thức hoặc hương vị. + Nghiên cứu cho ra đời sản phẩm mới hoàn toàn so với đối thủ cạnh tranh lớn, tạo nét riêng biệt về sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên khả năng này của công ty còn yếu so với các đối thủ như Kinh Đô, Hai Ha Kotobuky, Hữu Nghị...Trong năm 2004 công ty đưa ra sản phẩm hoàn toàn mới như: Kẹo Chew, kẹo jelly, kẹo mặn (Dạ lan hương, Cẩm chướng, Violet), năm 2005 có kẹo que hương vị trái cây. Các sản phẩm này được người tiêu dùng chấp nhận và đánh giá cao. Sản lượng tiêu thụ kẹo chew cuối năm 2005 đạt mức kỉ lục ( sản lượng tiêu thụ là 2410 tấn, chiếm 14.1% tổng sản lượng bánh kẹo tiêu thụ năm 2005). Hai dây truyền sản xuất chạy Hải Hà làm việc hết công suất cũng vẫn không đáp ứng hết nhu cầu thị trường. Trong những năm tới Công ty sẽ thay đổi hương liệu, nguyên liệu thành phẩm trong sản phẩm như : Giảm độ ngọt, tăng độ cay vào kẹo, tăng độ mặn. Nghiên cứu cho ra đời các loại bánh kẹo mang hương vị những loại hoa thơm, sử dụng các loại máy cắt để tạo ra các hình dạng khác nhau để góp phần chống hàng giả, hàng nhái của các đối thủ khác . 1.2. Đặc điểm về nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố quan trọng cấu thành nên sản phẩm. Nó thường chiếm từ 60-75% tổng giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu là yếu tố quết định bản chất của sản phẩm. Đối với các sản phẩm tiêu dùng như sản phẩm bánh kẹo của công ty Hải Hà, thì vai trò của nguyên vật liệu lại càng quan trọng hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác. Nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm bánh kẹo không chỉ đòi hỏi rất cao về số lượng và chât lượng của nguyên vật liệu mà còn đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ con người. Bảng 3: Danh sách một số nhà cung cứng nguyên vật liệu trong nước công ty bánh kẹo Hải Hà TÊN NHÀ CUNG ỨNG TÊN NGUYÊN VẬT LIỆU KHỐI LƯỢNG CUNG ỨNG ĐƠN GIÁ NGUYÊN VÂT LIÊI Công ty đường Lam Sơn Đường 1224.823 9075 Công ty đường Lam sơn Gluco 1642.575 7260 Công ty đường Quảng Ngãi Đường 816.4475 8992.5 Công ty đường Quảng Ngãi Gluco 945.9175 7210.5 Vinaflour Bột 763.8125 1815 Li ksil Bao bì 0 0 Tân Tiến Bao bì 0 0 Công ty sữa Vinamilk Sữa 196.9275 8415 Công ty sữa Vinamilk Dầu bơ 38.72 11785.95 Số liệu phòng vật tư tháng công ty bánh kẹo Hải Hà 1/2006 Nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất của công ty bánh kẹo Hải Hà chủ yếu là các nguyên vật liệu trong nước và được mua từ các 20g cung ứng truyền thống như trong số liệu kể trên. Mặc dù vậy, trong những năm trở lại đây, công ty có nhập khẩu một số nguyên vật liệu của nước ngoài để đáp ứng sản xuất các sản phẩm bánh kẹo cao cấp. Có hai phương thức thu mua nguyên vật liệu công ty hiện đang áp dụng : Dùng bao nhiêu mua bấy nhiêu, và mua theo kế hoạch có sự điều chỉnh. Đối với công tác lưu kho nguyên vật liệu: Toàn bộ công ty có tổng cộng 10 kho nguyên vật liệu, 1 kho vật liệu, 1 kho vật tư kĩ thuật. Các kho hoạt động theo nguyên tắc nhập trước xuất trước. Công tác định mức tiêu thụ nguyên vật liệu: Toàn bộ công tác định mức tiêu thụ nguyên vật liệu do phòng Kĩ thuật đầu tư và phát triển thực hiện. Căn cứ việc định mức nguyên vật liệu là: Định mức tiêu thụ nguyên vật liệu của ngành, thành phẩm của sản phẩm, tình hình thực hiện định mức nguyên vật liệu của các kì trước và kinh nghiệm của các cán bộ công nhân viên. Nhờ có việc quản lí tốt việc định mức nguyên vật liệu và quản lí tốt công tác lưu kho, thu mua nguyên vật liệu, trong năm 2005 vừa qua Hải Hà đã tiết kiệm được: 2,4 tấn váng sữa, 4,5 tấn mâgrin. Xí nghiệp kẹo tiết kiệm được 4,4 tấn đường loại 1; 4,1 tấn sữa gầy và 1,3 tấn dầu bơ. 1.3. Đặc điểm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất Bên cạnh nguyên vật liệu, máy móc thiết bị cũng giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm. Giá trị của máy móc thiết bị tồn tại trong sản phẩm dưới dạng khấu hao qua nhiều quá trình sản xuất. Hiện nay, ở công ty bánh kẹo Hải Hà có hai hệ thống máy móc thiết bị: Hệ thống máy móc thiết bị cũ được trang bị từ những năm 1960. Hệ thống máy móc thiết bị mới được trang bị trong những năm gần đây (chủ yếu là các năm 90). Bảng 4: Hệ thống máy móc cũ đang hoạt dộng STT Tên máy móc thiết bị Số lượng Nước sản xuất Năm vận hành 1 Máy trộn nguyên liệu 1 Trung Quốc 1960 2 Máy quấn kẹo 1 Trung Quốc 1960 3 Máy cán 1 Trung Quốc 1960 4 Máy cắt 12 Việt Nam 1960 5 Máy sàng 2 ViệtNam 1960 6 Máy đóng khung 2 Việt Nam 1960 7 Máy dầy bột 1 Trung Quốc 1965 8 Máy trong sý nghiệp phụ trợ 21 TQ-VN 1960 9 Máy sấy WK4 1 Ba Lan 1966 10 Nồi nấu liên tục sản xuất kẹo cứng 1 Ba Lan 1977 11 Nồi hoà đường CK22 1 Ba Lan 1978 12 Nồi nấu nhân 1 Ba Lan 1978 13 Máy tạo tinh 1 Ba Lan 1978 14 Dẩy tuyền sản xuất kẹo CAA6 1 Ba Lan 1977 15 Dây truyền sản xuất kẹo mềm 1 Đài Loan 1979 Nguồn cung cấp: Phòng vật tư công ty bánh kẹo Hải Hà (tháng 2/2006) Bảng 5: Hệ thống máy móc thiết bị mới đầu tư STT Tên thiết bị Nước sản xuất Năm sử dụng Công Suất (Kg/h) A Thiết bị sản xuất kẹo 1 Nồi nấu kẹo chân không Đài Loan 1990 300 2 Máy gói kẹo cứng Trung Quốc 1995 500 3 Máy gói kẹo cứng Đức 1993 600 4 Máy gói kẹo cứng Ý 1995 500 5 Máy gói kẹo mềm gối gói Ba lan 1996 1000 6 Máy gói kẹo mềm soán ốc Đức 1998 200 7 Dây truyền sản xuất kẹo Jelly đổ khung Austaylia 1996 2000 8 Dẩy tuyền kẹo Jelly đổ cốc In Đôlêsia 1998 1000 9 Dây truyền kẹo Caramel béo Đức 1998 200 10 Dây truyền kẹo Chew Đức 2002 2000 B Thiết bị sản xuất bánh 11 Dẩy tuyền sản xuất bánh Biscuit Đan Mạch 1992 300 12 Dây truyền phủ sôcola Đan Mạch 1992 200 13 Dây truyền sản xuất bánh Cracker giòn Ý 1995 400 14 Dây truyền đóng gói bánh Nhật 1995 200 Nguồn cung cấp: Phòng kĩ thuật công ty bánh kẹo Hải Hà ( tháng 2/2006) Căn cứ vào số liệu ở trên ta thấy: hai loại thiết bị (Thiết bị cũ và thiết bị mới) là hai loại thiết bị ở hai thời kì lịch sử khác nhau. Những thiết bị cũ chủ yếu được sản xuất vào các năm 1960, đó là thời kì nền kinh tế nước ta đang ở trong cơ chế kế hoạch hoá tập chung và trong thời kì chiến tranh. Các thiết bị loại này chủ yếu do Liên xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sản xuất, công nghệ lạc hậu, năng xuất thấp giá thành sản xuất sản phẩm cao. Các thiết bị công nghệ mới chủ yếu được nhập khẩu vào nước ta từ các năm 90 của thế kỉ trước, khi nền kinh tế nước ta bắt đùa chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thiết bị này nói chung là rất tiên tiến, và do các nước tư bản phát có nền sản xuất công nghiệp phát triển sản xuất 1.4. Đặc điểm về nguồn lao động trong công ty. Lao động không chỉ là một trong ba yếu tố cấu thành nên sản phẩm mà lao động còn là mục tiêu phục vụ, mục tiêu hướng tới của hoạt đông sản xuất. Là một doanh nghiệp kinh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, trang thiết bị phục vụ sản xuất không hiện đại, do vậy con người gần như tham gia vào tất cả các quá trình sản xuất sản phẩm. Công ty bánh kẹo Hải Hà có đội ngũ lao động tương đối trẻ (tuổi trung bình 32 tuổi), năng động, cần cù chịu khó và nhiều sáng tạo trong công việc và số lượng lao động có tay nghề cao tăng nên hàng năm. Về chất lượng lao động, hiện nay công ty có 45 người có trình độ đại học, 340 người có trình độ chung cấp và cao đẳng. Về công việc tuyển dụng do phòng nhân sự đảm trách. Ngoài việc tuyển dụng thêm lao động, hàng năm Công ty còn tổ chức đào tạo lại, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Các công việc trên cũng do phòng nhân sự phụ trách. Ngoài vệc đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, công ty còn tổ chức các lớp bồi dưỡng các nghiệp vụ kinh tế cho các nhân viên quản lí cho công ty. Mở các lớp dậy ngoại ngữ cho các nhân viên quản lí. Bảng 6: Số nhân viên quản lí được đào tạo lại qua các năm Năm Số lao động được đào tạo mới của công ty 2003 36 người 2004 46 ngưòi 2005 29 người (Nguồn cung cấp : Phòng nhân lực - tháng 2/2006) 1.5. Đặc điểm về các kênh phân phối sản phẩm trong công ty Sơ đồ 3 : Sơ đồ các kênh phân phối của Công ty bánh kẹo Hải Hà Công ty Người bán lẻ Người tiêu dùng cùng Đại lý Người bán lẻ Thứ nhất : Kênh trực tiếp ( Kênh cấp 0) :Công ty đưa sản phẩm của mình trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của Công ty. Tại đây, Công ty tạo cơ hội tiếp xúc trực tiếp với mọi đối tượng khách hàng, giúp khách hàng so sánh mẫu mã, giá cả, chủng loại các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Đồng thời thông qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, công ty cũng thu thập được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng, giúp Công ty có các phương hướng kinh doanh hiệu quả hơn. Sản lượng tiêu thụ của các kênh này chỉ chiếm khoảng 10%. Thứ hai: Kênh phân phối thông qua các nhà bán lẻ : (kênh phân phối cấp 1) : Đây là các cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn hoặc các siêu thị, các trung tâm thương mại như: Siêu thị METRO, siêu thị MARKO. Người bán lẻ nếu mua thường xuyên sẽ được hưởng mức hoa hồng 2-3% giá trị lô hầng mua. Sản lượng tiêu thụ qua kênh phân phối này khoảng 20% Kênh phân phối thứ ba: (Kênh phân phí cấp 2 hay kênh dài ): Kênh này thông qua các đại lý, các người bán lẻ. Đây là kênh phân phối chính của Công ty, với sự phân phối khắp cả nước. Sản lượng tiêu thụ khoảng 70% Hiện Công ty có khoảng 220 đại lý tại 34 tỉnh thành trên cả nước. Đây là mạng lưới phân phối chính của công ty. trong đó, Miền Bắc có khoảng 157 đại lý chiếm 72,7%; Miền Nam 27 Đại lý, chiếm 11,1%; Miền Trung 36 đại lý, chiếm 16,2%. Với thị trường nước ngoài Công ty sử dụng chủ yếu siêu thị lớn 2. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật bên ngoài doanh nghiệp. 2.1 Đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô. 2.1.1.Môi trường kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, trào lưu hội nhập Quốc tế. Nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng khá cao, năm 2004 tăng 7,7% cỉ sau Trung Quốc, năm 2005 con số đó là 8,4%, mức tăng cao nhất trong vòng 16 năm trở lại đây. Thu nhập tăng lên cũng xẽ kéo theo nhu cầu tiêu dùng tăng lên, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và Hải Hà nói riêng mở rộng sản xuất kinh doanh. Chưa bao giờ đội ngũ doanh nhân lại dược tôn vinh như ngày nay, điều này đã khuyến khích động viên các chủ doanh nghiệp phấn đấu rất nhiều, điển hình như các cuộc thi: Tài năng trẻ, sao vàng đất Việt, hội trợ chuyển lãm thường xuyên được tổ chức tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giới thiệu hàng hoá, thương hiệu của mình ... 2.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật Trong khi ở trên thế giới, ở đâu đó vẫn còn những cuộc xung đột, những vụ tranh chấp đẫm máu ( như ở Iraq, ở Af galistan, Iran,...) trong mấy chục năm vừa qua nước ta vẫn có nền chính trị ổn định, được nhiều chuyên gia trên thế gới đánh giá là ổn định vào bậc nhất trên thế giới. Hệ thống pháp lụât đã được sửa đổi bổ xung tạo sự thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động. Đặc biệt là chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đã khác phục được sự hạn chế theo kiểu “Cha chung không ai khóc” của các doanh nghiệp Nhà nước trước kia. Hải Hà cũng là một trong những công ty Nhà nước được cổ phần hoá tháng 1/2004 và đã có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, sản lượng bình quân so với các năm trước đó. Tuy nhiên hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn các khe hở, điều đó đã làm cho nhiều hoạt động làm ăn phi pháp lợi dụng làm ăn phi pháp kiếm lợi bất chính, gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thiệt hại cho nhà nước và cả người tiêu dùng. Như tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng quá liên hạn sử dụng và thậm chí còn cả hàng quốc cấm. 2.1.3. Môi trường văn hoá – xã hội Nước ta là một nước đa dân tộc (54 dân tộc anh em) phân bố không đều. Mội vùng có những tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau, thị hiếu khác nhau. Ví dụ: Miền Bắc quan tâm đến mẫu mã sản phẩm mua những gói nhỏ độ ngọt vừa phải. Miền Nam thường mua kẹo cân, không quan tâm tới mẫu mã bao bì, độ ngọt đậm. Điều này cũng gây nên sự khó khăn cho Công ty, Công ty luôn phải đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm mới dáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 2.1.4. Môi trường tự nhiên Việt Nam có khí hậu nóng ẩm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm của Công ty, thường gây chảy kẹo. Mùa hè, người dân cũng ít dùng bánh kẹo hơn. Khu vực miền Nam, miền Trung xa trụ sở chính của Công ty mà hiện nay Công ty chưa có chi nhánh ở đó, do vậy khó nắm bắt thị trường, khó khăn trong việc vận chuyển. Trong tương lai công ty xẽ xây dựng thêm chi nhánh ở thị trường miền Nam 2.2. Đặc điểm môi trường kinh tế vi mô. 2.2.1.Môi trường bên ngoài Sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty là sản phẩm mang tính mùa vụ, dễ ảnh hưởng bởi khí hậu. Khách hàng: Khách hàng của công ty chủ yếu là các đại lý, nhà bán buôn, còn người tiêu dùng rất ít (chỉ chiếm không quá 10%). Do vậy Công ty khó nắm bắt kịp thời sự thay đổi nhu cầu thị trường và phải chi phí khá lớn cho khâu trung gian là các đại lý. Thói quen tiêu dùng theo mùa vụ của khách hàng, khách hàng cũng hay mua nhiều trong các dịp lễ tết, hội nghị, liên hoan... Đối thủ cạnh tranh: Thị trường bánh kẹo nước ta có sự cạnh tranh quyết liệt. Bên cạnh hơn 30 nhà máy sản xuất bánh kẹo vừa và lớn còn có hàng loạt các cơ sở sản xuất thủ công nhỏ lẻ. Các đối thủ như:Hải Câu, Kinh Đô, Tràng An, Biên Hoà còn có các hãng bánh kẹo nước ngoài như Pefetti với sản phẩm Bigbabol, kẹo sữa béo Alpellibe với chiến dịch quảng cáo rất rầm rộ. Hải Hà cũng là một thương hiệu khá mạnh, tuy nhiên giá vẫn còn cao so với Hải Châu, và đặc biệt là chưa (hoặc ít) Sản phẩm có chất lượng cao Người cung ứng: Các nguyên vật liệu chính dùng trong sản xuất của công ty : Đường, sữa, glucô, nước hoa quả ... chủ yếu được mua trong nước. Công ty phải nhập khẩu bột mì, ca cao, sữa bột, bơ, phẩm màu và thường phải chịu giá cao và không ổn đinh. Mặt khác giá đường nước ta cao hơn so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực làm cho chi phí đầu vào của Công ty cao. 2.2.2.Môi trường bên trong Thông qua phân tích diểm mạnh - điểm yếu để phân tích môi trường bên trong để thấy được nguồn lực nội tại của công ty Điểm mạnh * Công ty có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Hiện công ty có trên 500 người có trình độ đại học, cao đẳng ở độ tuổi 25-35 tuổi năng động, nhiệt tình trong tổng số 1650 người * Công ty có bề dầy phát triển hơn 40 năm, có kinh nhiệm trong sản xuất kinh doanh. * Là công ty nhà nước được cổ phần hoá (49%) nên được miễn 100% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu cổ phần hoá và giảm 50% trong 2 năm tiệp theo. * Cơ sở vật chất tương đối tốt, các mạng lưới mạng máy tính nội bộ hiện đại và hệ thống điện thoại rộng khắp. * Công nghệ sản xuất tương đối hiện đại. Ví dụ: dây truyền sản xuất kẹo Chew, dây truyền sản xuất kẹo xốp là các dây truyền sản xuất kẹo hiện đại nhất Việt Nam hiện nay (chư có đối thủ cạnh tranh Việt Nam nào sánh kịp). Ngoài ra các dây truyền sản xuất khác cũng khá hiện đại của Đức, Italia, Đài Loan, Nhật... * Nằm ở vị trí thuận lợi là trung tâm Hà Nội, có quan hệ tốt với các ngân hàng: ngân hàng công thương Ba Đình, ngân hàng Thanh Xuân... * Sản phẩm của công ty được người tiêu dùng ưa chuộng và tín nghiệm bầu là Hàng Việt Nam chất lượng cao, nhiều các cá nhân, tổ chức biết đến công ty đã đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm Hải Ha Điểm yếu Khả năng tài chính của Công ty là khoảng 36,5 tỷ đồng, nhưng chỉ có 6,4 tỷ là vốn tự có của doanh nghiệp còn gần 28,6 tỷ là vốn vay thương mại, khiến Công ty thường bị động khi có đơn hàng quy mô lớn, tiến độ sản xuất chậm lại phụ thuộc vào bên ngoài . Cơ sở sản xuất, máy móc thiết bị của một số xí nghiệp lác hậu chưa được cơ giới hoá nên năng xuất chất lượng sản phẩm còn thấp . Công nhân, cán bộ công nhân viên chủ yếu là nữ (khoảng 80%). Không chỉ có vậy, công ty chưa có phòng Maketing độc lập, nên việc nghiên cứu nắm bắt thị trường còn có nhiều hạn chế. Công ty chưa có sản phẩm mạnh có chất lượng cao trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh như Kinh Đô, Hải Châu. PHẦN II THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ 1. Đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà. 1.1. Tình hình tài chính của công ty bánh kẹo Hải Hà Bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng cần đến tài chính, tài chính không chỉ ảnh hưởng tới quy mô của hoạt động mà nó còn quyết định tới mục đích và sự thành bại của công việc (Một người kinh doanh không thể thành công trong công việc của mình nếu như anh ta không biết mình có khả năng làm công việc đó hay không) Đối với hoạt động tiêu thụ: Hàng năm, công ty chi ra từ 5-7% doanh thu cho hoạt động này. Để hoạt động công ty có hiệu quả, đòi hỏi công ty phải có bộ phận tài chính, phải hạch toán thu chi một cách chính xác. Từ đó sem xét công ty đang ở trạng thái nào (nỗ, nãi hay hoà vốn) Bảng 7: Các chỉ tiêu chủ yếu về tài chính của công ty bánh kẹo Hải Hà Các chỉ tiêu Đ V 2004 2005 So sánh 1.Tổng tài sản Tỷ đồng 220.6 244.819 110.3097 % -Tài sản LĐ - 88.4 101.53 114.8525 % -Tài sản CĐ - 132.2 142.387332 107.706 % 2. Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 220.6 244.819 110.3097 % +Vốn vay - 108.271 135.5278994 125.1747 % -Vay ngắn hạn - 35.89901937 47.33906757 131.8673 % -Lợ phải trả - 37.73726083 48.5888 159.22 % -Vay dài hạn - 33.99769 37.96216063 111.661 % + Vổn chủ - 112.329 115.3254884 102.6676% -Vốn cổ phần - 55.04121 56.50948932 102.66 % -Vốn ngân sách Nhà nước - 57.._.28779 58.81599909 102.66 % 3. Hàng tồn kho tỷ đồng 8.1324 6.8063 83.69377 % 4 Nợ phải thu tỷ đồng 14.45283 15.35163 106.2188 % 5. Doanh thu Tỷ đồng 375.1 422.95 113 % 6. Trả lãi vay ngân hàng - 5.9507293 7.7416 130.095 % 7.Lợi nhuận ròng - 10 12.3 123 % 8. Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.469817 1.3151 89.47368 % 9. Hệ số lợ Lần 0.60332 0.6307 104.5455 % 10. Số vòng quay tồn kho Vòng/năm 34.05669 42.9191 126.0226 % 11. Kì thu tiền bình quân - 26.7042 26.77802 100.2764 % 12. Số vòng quay toàn bộ vốn - 1.53573 1.4631 95.27027 % 13. Lợi nhuận /doanh thu % 4.43378 4.7421 106.9536 % 14. LN+lãi/ tổng vốn - 9.50547 10.14793 106.7588 % 15. LN ròng/vốn chủ - 10.6177 11.62591 109.4955 % 16. hệ số tự tài trợ - 64.25257 59.802 Nguồn cung cấp số liệu : Phòng tài chính Công ty bánh kẹo Hải Hà (tháng 2/2006) Căn cứ vào báo cáo tài chính trên ta thấy: Tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định và vững chắc , thường thể hiện qua các chỉ tiêu:Hệ số tự tài trợ trên 60%, va hệ số lợ nợ hơn 0.5, chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn là rất cao. Điều này là bình thường đối với một doanh nghhiệp cổ phần như công ty bánh kẹo Hải Hà. Bởi vì Hải Hà có 51% là vốn nhà nước, nhà nước vẫn giữ quyền kiểm soat với mọi hoạt động kinh doanh của Hải Hà. Khả năng thanh toán nhanh của công ty lớn hơn 1,5 chứng tỏ, khả năng tự chủ về vốn của công ty rất cao. Công ty có khả năng tanh toán thường xuyên và thanh toán nhanh một cách an toàn… Năm 2004 và năm 2005, mỗi năm công ty nộp ngân sách một khoản tiền là 27 tỷ đồng. Vượt so với trước khi cổ phần hoá là 18 tỷ đồng năm 2001.. 1.2. Kết qủa sản xuất kinh doanh các lĩnh vực hoạt động. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty bánh kẹo Hải Hà là : Sản xuất và kinh doanh. Về hoạt động sản xuất : Trong năm 2005 vừa qua, bên cạnh các sản phẩm bánh kẹo hiện có, công ty đã cải tạo và cho ra đời nhiều loại sản phẩm Bánh kẹo mới được cải tiến trên cơ sở các sản phẩm cũ: Bảng 8:Số loại các sản phẩm mới sản xuất năm 2005 Sản phẩm Số chủng loại Kẹo 2 Bánh 4 Nguồn cung cấp: Phòng thị trường Công ty bánh kẹo Hải Hà (tháng 2/2006) Về vấn đề mở rộng thị trường : Ngoài việc tăng số lượng các đại lí sẵn có trên thị trường trong nước công ty đã tiêu thụ được nhiều sản phẩm cao cấp trên các thị trường nước ngoài. Ngoài thị trường chính ở nước ngoài là Mông cổ, năm 2005 công ty lần đầu tiên kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường ở Hàn Quốc và ở Nhật Bản. Đây là các thị trường khó tính, ít có một doanh nghiệp Việt Nam nào đáp ứng được nhu cầu của các thị trường này. Doanh thu- Lợi nhuận: Doanh thu trong việc tiêu thụ của Hải Hà trong năm 2005 cũng tăng mức kỉ lục trong một thập kỉ trở lại đây (tăng 20% so với năm 2004). Lợi nhuận tăng 37%. Bảng 9 : Số liệu hiệu quả hoạt động các lĩnh vực hoạt động sản xuất Lĩnh vực Chỉ tiêu Hoạt động sản xuất bánh Hoạt động sản xuất kẹo Các hoạt động khác Doanh thu (tỷ đồng) 185.9 132.4 4.65 Lợi nhuận (tỷ đồng) 4.92 6.15 1.23 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng kế hoạch công ty bánh kẹo Hải Hà (tháng 2/2006) Căn cứ vào bảng trên ta thấy: Trong số các lĩnh vực hoạt động sản xuất ở công ty bánh kẹo Hải Hà, lĩnh vực sản xuất kẹo là lĩnh vực mang lại nhiều doanh thu và lơi nhuận nhất (trong năm 2005, doanh thu từ lĩnh vực hoạt động này chiếm từ 45-50% tổng giá trị doanh thu của tất cả các lĩnh vực hoạt động). Sau đó là hoạt động sản xuất bánh, hoạt động này cũng là một trong các hoạt động chính của Hải Hà, trong năm 2005 vừa qua doanh thu từ các hoạt động này chiếm 40% tổng doanh thu và lợi nhuận. Ngoài việc sản xuất các sản phẩm chính là bánh và kẹo, công ty còn tham gia nhiều các hoạt động khác như: Đầu tư vào thị truường chứng khoán, tài trợ các giải đấu bóng đá quốc gia, sản xuất bột dinh dưỡng trẻ em…Doanh thu từ hoạt động này hàng năm chiếm khoảng từ 5-10% tổng giá trị doanh thu của toàn bộ công ty. Mục tiêu trong năm 2006 này công ty sẽ vẫn giữ vững kết quả tăng trưởng như trên. Mở rộng thêm thị trường cho các sản phẩm truyền thống hiện có và sẽ nghiên cứu thêm tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao đáp ứng người tiêu dùng tăng khả năng cạnh tranh 1.3. Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, giá trị doanh thu kế hoạch và lợi nhuận kế hoạch. Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp một cách đầy đủ ta cần phải so sánh kết quả đạt được với các kế hoạch đã đặt ra. Bảng 10 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong các thời kì (Đơn vị : tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 KH TH KH TH KH TH Doanh Thu 335.2 337.928 368.2 375.1 419.3 422.95 Lợi Nhuận 5.12 5.954 8.25 10 11.8 12.3 Nguồn cung cấp : Phòng thị trường công ty bánh kẹo Hải Hà (tháng 2/2006) Năm 2004, theo chủ trương cổ phần hoá của các doanh nghiệp nhà nước, công ty bánh kẹo Hải Hà chuyển từ một doanh nghiệp nhà nước sang một doanh nghiệp cổ phần hoá. Bảng kết quả trên là kết quả thực hiện kế hoạch từ trước khi cổ phần hoá và sau khi cổ phần hoá của công ty Hải Hà Xét một cách tổng thể, hàng năm công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch được dao của ngành và của nhà nước, nhưng kết quả trên cũng cho thấy sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tăng nên rõ rệt. Năm sau không những vượt sa so với kế hoạch mà tốc độ vượt mức còn cao hơn nhiều so với các dai đoan trước khi cổ phần hoá. Điều đó chứng tỏ chủ chương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Chính phủ là một hướng đi đúng đắn và có hiệu quả cao và cần được phát huy thực hiện ở nhiều các doanh nghiệp khác. 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà. Trong hai phần trên ta đã phân tích hiệu quả các lĩnh vực hoạt động và tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh qua các thời kì với hai chỉ tiêu chính là doanh thu và lợi nhuận. Nhưng để phân tích hoạt động kinh doanh một cách toàn diên hơn, ta cần phải phân tích xâu các hoạt động kinh doanh với hai hệ thống chỉ tiêu: Các chỉ tiêu doanh lợi gồm: Doanh lợi trên toàn bộ vốn kinh doanh, Doanh lợi của vốn tự có, doanh lợi của doanh thu bán hàng. Thứ hai là hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh theo chi phí gồm các chỉ tiêu: Hiệu quả khi doanh theo chi phí kinh doanh của một thời kì, hiệu quả kinh doanh theo tiềm năng của một thời kì Bảng 11: Một số chỉ tiêu hiệu quả inh danh tổng hợp dai đoạn 2004-2005 Các chỉ tiêu Đ V 2004 2005 So sánh 1. Doanh thu Tỷ đồng 375.1 422.95 113 % 2. Trả lãi vay ngân hàng - 5.9507293 7.7416 130.095 % 3.Lợi nhuận ròng - 10 12.3 123 % 4. Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.469817 1.3151 89.47368 % 5. Hệ số lợ Lần 0.60332 0.6307 104.5455 % 6. Số vòng quay tồn kho Vòng/năm 34.05669 42.9191 126.0226 % 7. Kì thu tiền bình quân - 26.7042 26.77802 100.2764 % 8. Số vòng quay toàn bộ vốn - 1.53573 1.4631 95.27027 % 9. Lợi nhuận /doanh thu % 4.43378 4.7421 106.9536 % 10. LN+lãi/ tổng vốn - 9.50547 10.14793 106.7588 % 11. LN ròng/vốn chủ - 10.6177 11.62591 109.4955 % 12. hệ số tự tài trợ - 64.25257 59.802 Nguồn: Phòng tài chính công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà Thứ nhất là các chỉ tiêu doanh lợi. Các chỉ tiêu doanh lợi thường đước các các nhà quản trị, các nhà tài trợ…quan tâm sem xét. Ta sẽ đi xâu phân tích tình hình của công ti bánh kẹo Hải Hà thông qua việc phân tích các chỉ tiêu sau đây Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh DVKD(%) = (LNR + TLvv) x 100/VKD Với DVKD (%) : Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh LNR : lãi ròng thu được từ thời kì tính toán TLvv : Lãi vay (tiền trả để dược quền sử dụng vốn) của thời kì đó VKD : Tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở thời kì đó sẽ sinh ra bao nhiêu đồng tiền lãi. Xét chỉ tiêu này thì trong năm 2004 thì cứ 100 đồng vốn kinh doanh sẽ đem lại được 9.50547 đ. Năm 2005 con số này là 10.14793 đồng. Doanh lợi trên vốn tự có : DVTC (%) =LNR x 100/VTC Trong đó DVTC (%) : Doanh lợi vốn tự có của doanh nghiệp kì tính toán. VTC : Vốn tự có Hiện tại còn có rất nhiều sự tranh cãi của nhiều nhà kinh tế về việc có nên lấy chỉ tiêu này làm thước đo để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp ở một thời kì kinh doanh nhất định hay không. Vì trên thực tế trong một thời kì kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ sử dụng mỗi vốn tự có của mình mà còn sử dụng nhiều nguồn vốn khác nữa. Nếu chỉ sử dụng mĩ chỉ tiêu này thì doanh nghiệp càng đi vay nhiều sẽ càng có hiệu quả kinh doanh cao, Nhưng trên thực tế thì nếu làm như vậy doanh nghiệp có thể sẽ bị phá sản vì phải chịu lãi suất của việc sử dùng vốn vay. Nhưng vì phạm vi của đề tài không cho phép, Em xin không đi sâu phân tích những hạn chế của chỉ tiều này mà sẽ sử dụng nó để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ti bánh kẹo Hải Hà. Theo kết quả tính toán nêu trên, thì trong năm 2004 là 10.6177% và năm 2005 là 11.62591% vượt 9.4955% so với năm 2004. Như vậy doanh nghiệp đã tăng trưởng 9.4955% trong năm 2005. Mức tăng trưởng này khá cao, vượt mức tăng trưởng bình quân của nền kinh tế đất nước trong năm 2005 (8.4% cao nhất trong 10 năm trở lại đây). Do vậy, mực tăng trưởng này vẫn còn thấp so với mức tăng trưởng kinh tế của thủ đo Hà Nội trong năm 2005 (13%) - Chỉ tiêu thứ ba là doanh lợi của doanh thu bán hàng : DTR(%) =LNRx100/TR Với DTR doanh lợi của doanh thu bán hàng của một thời kì TR- doanh thu bán hàng của thời kì tính toán đó Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng thu về từ việc sản xuất kinh doanh thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận Công ty bánh kẹo Hải Hà trong năm 2004, cứ 100đ doanh thu thì thu được 4.43378 đ lợi nhuận. Đến năm 2005 chỉ tiêu này cho thấy cứ 100đ doanh thu thì thu được 4.7411 đ lợi nhuận tăng 6.9536% so với năm 2004. Như vậy hiệu quả từ hoạt động doanh thu của công ty bánh kẹo Hải Hà đã tăng giữa các năm. Nói tóm lại, qua các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp vừa nêu trên ta thấy, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà là rất cao và cần được duy trì và phát huy thêm nữa. Một trong các hoạt động có tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp là hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Phần tiếp theo của đề tài này Em sin đi sâu vào phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ti bánh kẹo Hải Hà để từ đó đề xuất ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động nàu và tăng hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà. II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ. 1.Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Công ty bánh kẹo Hải Hà thành lập năm 1959. Gần 50 năn qua, công ty đã có bề dầy truyền thống sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo. Và sản phẩm chính mà công ty tiêu thụ trên thị trường đem lại doanh thu chính cho doanh nghiệp là sản phẩm bánh kẹo. Mặc dù ngoài sản phẩm bánh kẹo, doanh nghiệp còn tham gia sản xuất nhiều sản phẩm thực phẩm khác nữa như : Bột dinh dưỡng dành cho trẻ Em, bột canh nhưng trong phạm vi của đề tài này Em chỉ đi sâu phân tích hoạt động tiêu chụ sản phẩm chính 1.1. Tổng quan về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà. Tiêu thụ sản phẩm là một mảng hoạt động chính trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Tốc độ tăng trưởng sản lượng, doanh thu của việc tiêu thụ thể hiện sự tăng trưởng về hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 12: Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty bánh keo Hải Hà Chỉ tiêu 2004 2005 So sánh Sản lượng tiêu thụ (tấn) 17100 18308 107% Tổng doanh thu 375100 422950 113% Nộp ngân sách 18330 21000 115% Lợi nhuận 10000 12300 123% Thu nhập bình quân 1500 1800 120% Số lao động 1650 1500 91% Nguồn : Phòng thị trường công ty bánh kẹo Hải Hà Căn cứ vào bảng 12 ta thấy, sản lưọng tiêu thụ của năm 2005 tăng 7% so với năm 2004, do vậy hoạt động tiêu thụ của công ty đang được tăng trưởng. Chỉ tiêu đó cũng cho ta biết công ty đã có hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh. Do sản lượng tiêu thụ tăng nên công ty đã lộp ngân sách tăng 15%, và lợi nhuận tăng 23% và thu nhập bình quân của người lao động cũng tăng 20%. 1.2. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty bánh kẹo Hải Hà. Để có thể phân tích và hiểu một các sâu xắc và đầy đủ về hoạt động tiêu thụ, ta cần phải tiếp cận hoạt động tiêu thụ với nhiều góc độ và phân tích đầy đủ tất cả các nhân tố đó đối với hoạt động tiêu thụ Với nội dung phân tích hoạt động tiêu thụ của công ty bánh kẹo Hải Hà trong đề tài này, Em xin được phân tích tác động của các nhân tố sau đối với hoạt động tiêu thụ: Tình hình tiêu thụ theo khu vực, tình hình tiêu thụ theo theo thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và tình hình tiêu thụ theo mùa. 1.2.1. Tình hình tiêu thụ theo khu vực Hải Hà kinh doanh ở 4 khu vực khách hàng khác nhau bao gồm :khu vực các tỉnh phía Bắc, Khu vực cáctỉnh miền Trung, khu vực các tỉnh miền Nam và khu vực khách hàng xuất khẩu. Số liệu cụ thể về khách hàng ở các tỉnh như sau: Bảng 13 : Số liệu tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo Hải Hà ở các tỉnh STT Vùng (Miền và tỉnh) Năm 2004 Năm 2005 Tấn % Tấn % I Miền Bắc 10203.57 59.67% 10261.634 56.05% 1 Hà Nội 5145.39 30.09% 5248.9036 28.67% 2 Hải Phòng 632.7 3.70% 787.244 4.30% 3 Nam Định 162.108 0.95% 291.0972 1.59% 4 Hà Nam 108.072 0.63% 194.0648 1.06% 5 Thái Bình 145.35 0.85% 172.0952 0.94% 6 Hà Tây 391.59 2.29% 611.4872 3.34% 7 Quảng Ninh 379.62 2.22% 571.2096 3.12% 8 Bắc Linh 365.94 2.14% 413.7608 2.26% 9 Vĩnh Phúc 278.73 1.63% 320.39 1.75% 10 Ninh Bình 150.48 0.88% 144.6332 0.79% 11 Lạng Sơn 270.18 1.58% 452.2076 2.47% 12 Yên Bái 145.35 0.85% 166.6028 0.91% 13 Thái Nguyên 208.62 1.22% 446.7152 2.44% 14 Sơn La 126.54 0.74% 129.9868 0.71% 15 Lai Châu 119.7 0.70% 161.1104 0.88% 16 Vĩnh Phúc 128.25 0.75% 140.9716 0.77% 0 0 I Miền Trung 4126.23 24.13% 4774.7264 26.08% 1 Nghệ An 1159.38 6.78% 1321.8376 7.22% 2 Thanh Hoá 677.16 3.96% 854.9836 4.67% 3 Đà Nẵng 692.55 4.05% 823.86 4.50% 4 Quảng Ngãi 547.2 3.20% 668.242 3.65% 5 Hà Tĩnh 1032.84 6.04% 1103.9724 6.03% III Miền Nam 1975.05 11.55% 2383.7016 13.02% 1 T P H C M 791.73 4.63% 966.6624 5.28% 2 Phú Yên 530.1 3.10% 624.3028 3.41% 3 Cần Thơ 273.6 1.60% 212.3728 1.16% 4 Lâm Đồng 37.62 0.22% 109.848 0.60% 5 Gia Lai 100.89 0.59% 150.1256 0.82% 6 Đắc Lắc 41.04 0.24% 82.386 0.45% 7 Quy Nhơn 88.92 0.52% 104.3556 0.57% 8 Khánh Hoà 104.31 0.61% 135.4792 0.74% IV Xuất khẩu 793.44 4.64% 886.1072 4.84% Tổng số 17100 100% 18308 100% Nguồn : Phòng thị trường công ty bánh kẹo Hải Hà (tháng 2/2006) Trong số các thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước, Miền Bắc hiện vẫn đang là thị trường chủ yếu của công ty (chiếm 59.67% tổng sản lượng tiêu thụ trên tất cả các thị trường, với tổng sản lượng tiêu thụ trên thị trường miền Bắc là 11030.550 tấn năm 2004, và 11149.67 tấn vào năm 2005. Sở dĩ như vậy là vì công ty có trụ sở chính đặt tại miền Bắc và đã có truyền thống uy tín sản xuất sản phẩm từ nâu năm đối với các khách hàng của miền Bắc. Một nguyên nhân nữa không thể không nói đến là vì công ty có trụ sở san xuất chính đặt tại miền Bắc cho nên việc cung ứng sản phẩm đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn nhiều so với việc cung ứng tới các vùng khác vì phải qua nhiều khâu trung gian. Hiện tại miền Bắc vẫn được coi là thị trường chính của công ty bánh kẹo Hải Hà. Sau thị trường miền Bắc là thị trường các tỉnh miền Trung. Hiện tại, sản phẩm tiêu thụ ở các thị trường này chiếm 24-27% tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên tất cả các thị trường. Năm 2004 sản lượng bánh kẹo tiêu thụ ở thị trường miền Trung là 4460.267 tấn chiếm 24.13% tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên tất cả các thị trường của công ty bánh kẹo Hải Hà. Sang năm 2005 vừa qua, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, sản lượng sản phẩm bánh kẹo của công ty bánh kẹo Hải Hà ở thị trường miền trung cũng không ngừng tăng với sản lưọng tiêu thụ ở trên thị trường này cụ thế là 5188.604 tấn, chiếm 26.08% tổng sản lưọng tiêu thụ trên tất cả các thị truờng . Vẫn duy trì vị trí thứ hai về sản lượng tiêu thụ trên các thị trường hiện có của Hải Hà. Thị trường miền Nam hiện vẫn không phải là thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của các sản phẩm bánh kẹo của công ty bánh kẹo Hải Hà. Năm 2004 tổng sản lượng tiêu thụ trên thị trường này là 2135.437 tấn chiếm 11.55% tổng sản lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Năm 2005, sản lượng bánh kẹo Hải Hà tiêu thụ ở các tỉnh miền Nam là 2591.396 tấn chiếm 13.02% tổng sản lượng bánh kẹo tiêu thụ của Hải Hà. Mặc dù thị trường miền Nam hiện tại không phải là thị trường chính của Hải Hà, song đây là một thị trường rất tiềm năng và Hải Hà cần phải có sự đầu tư hơn nữa vào việc phát triển hoạt động tiêu thụ trên thị trường này trong thời gian tới. Thị trường xuất khẩu : Hiện tại sản phẩm bánh kẹo của Hải Hà được suất khẩu sang một số nước trong khu vực Châu Á thái bình dương, nhưng chủ yếu là Mông cố. Đặc điếm của các thị trường nầy là rất dầu tiềm năng, yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, nhiều nước có phong tục tập qián văn hoá khác phong tục tín ngưỡng của người Việt Nam và rất khó khăn trong việc cung ứng hàng hoá đến với người tiêu dùng. Một điều nữa không thể không tính đến khi kinh doanh trên các thị trường này là rất nhiều các đối thú cạnh tranh mạnh với nhiều các quốc gia có nền khoa học công nghệ trong sản xuất tiến bộ hơn nước ta. Năm 2004 sản luợng xuất khẩu của Hải Hà là 857.988 tấn chiếm 4.64% tổng sản lưọng tiêu thụ trên tất cả các thị trường. Và con số đó là 963.489 tấn và chiếm 4.84% tổng sản lượng tiêu thụ. Chúng ta có thể minh hoạ một cách chi tiết hơn về hoạt động tiêu thụ của công ty bánh kẹo Hải Hà thông qua sơ đồ sau Biểu đồ 1: Biểu đồ sản luợng tiêu thụ của công ty bánh kẹo Hải Hà Năm 2004-2005 Biểu đồ đã một lần nữa cho ta thấy rõ hơn về sự tăng trưởng của từng thị trường của công ty bánh kẹo Hải Hà qua các năm 2004-2005. Ta thấy rõ rằng, sản kượng tiêu thụ ở Miền Bắc gần như không tăng qua 2 năm vừa qua, thị trường xuất khẩu cũng tăng rất ít, Hai thị trường tiền năng và có số tăng mạnh nhất là thị trường Miền Trung và Thị trường Miền Nam. Hướng phát triển trong thời gian tới Công ty cần tập trung nhiều lỗ lực hơn nữa để khai thác hai thị trương nhiều tiềm năng này… 1.2.2. Tiếp cận các hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lý. Với cách tiếp cận hoạt động tiêu thụ theo khu vực địa lí, có một điểm dống đối với cách tiếp cận hoạt động tiêu thụ theo thị trường tiêu thụ như đã nghiên cứu ở phần trên là cùng nghiên cứu về sản lượng tiêu thụ ở ba miền Bắc – Trung – Nam, song có điểm khác là ta sẽ nghiên cứu về số lưọng các đại lý phân phối sản phẩm ở ba miền này và số lượng sản phẩm tiêu thụ trên từng đại lý phân phối sản phẩm trên các thị trường. Tức là nhấn mạnh tới yếu tố bên trong của doanh nghiệp tác động đến các đến thị trường, chứ không phân tích môi trường. Bảng 14: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khu vực địa lí của công ty bánh kẹo Hải Hà Năm 2004 Năm 2005 Số ĐL Khu vực thị trường tiêu thụ KLTT/ ĐL Số ĐL KLTT KLTT / ĐL Miền Bắc 139 10203.57 73.406978 142 10261.6 72.265 Miền Trung 42 4126.23 98.243571 46 4774.73 103.798 Miền Nam 22 1975.05 89.775 25 2383.7 95.348 Chú thích : Số ĐL : Số lượng các đại lý trong vùng KLTT : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ KLTT/ ĐL : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ bình quân trên một đại lý Như vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, Miền Bắc là khu vực có sản lượng tiêu thụ nhiều về sản lượng tiêu thụ và có số các đại lý đông đảo nhất trong cả ba vùng, qua các năm số lượng các đại lí vẫn tăng. Nhưng ta xét về chỉ tiêu khối lượng sản phẩm bánh kẹo tiêu thụ trung bình một đại lý thì miền Bắc lại là khu vực có số lượng tiêu thụ sản phẩm trung bình một đại lý là thấp nhất. Có hai cách lí giải nguyên nhân dẫn tới một thực tế như vậy: - Thứ nhất là : Thị trường miền Bắc là thị trường có nhiều hãng bánh kẹo cùng hoạt động, do vậy các đại lý ngoài việc phân phối các các sản phẩm bánh kẹo của Hải Hà còn phân phối nhiều loại sản phẩm bánh kẹo của nhiều hãng Bánh kẹo khác đang có trên thị trường, vì thế lượng bánh kẹo Hải Hà trong mỗi đại lí ở Miền Bắc giảm hơn so với các vùng thị trường khác. - Thứ hai là : Do Hải Hà đã hoạt động ở trên miền Bắc từ nâu năm, đã có quan hệ phân phối với nhiều đại lý của các tỉnh trên khắp thị trường Miền Bắc (142 đại lý trên khắp miền Bắc). Vì vậy ở hầu hết các tỉnh trên thị trường miền Bắc cũng có đại lý phân phối sản phẩm của Hải Hà do thế số lượng sản phẩm trung bình của mỗi đại lý sẽ giảm. Điều này công ty Hải Hà không có khi hoạt động phân phối sản phẩm ở các tỉnh trong khu vực Miền Trung và Miền Nam. Để hiểu rõ hơn về tình hình các đại lý của Hải Hà Em xin đưa ra hai sơ đồ biến động của các đại lý như sau: Biểu 2: Biểu đồ tình hình biến động số lượng các đại lý trên ba miền Bắc – Trung – Nam (2004-2005) (Đại lý) Biểu 3 : Biểu đồ biến động sản lượng tiêu thụ trung bình trên một đại lý phân phối sản phẩm của Hải Hà (2004 – 2005) (tấn/đại lý) Biểu đồ cho thấy rằng: qua hai năm 2004-2005, số lượng các đại lí trên ba miền gần như không có sự biến động gì lớn qua hai năm 2004-2005. Nhưng đến chỉ tiêu về khối lượng sản phẩm tiêu thụ trung bình trên một đại lý thì lại có sự biến động giữa các vùng trong các năm lại khác nhau khá lớn. Miền Bắc gần như không có sự biến động về số lượng các đại lý phân phối sản phẩm và số lượng sản phẩm tiêu thụ trong cả 2 năm 2004-2005. Nếu như xét các chỉ tiêu khác ( số lượng sản phẩm tiêu thụ, số các đại lý phân phối sản phẩm) miền Bắc luôn là tị trường dẫn đầu thì như ở phần trên đã nói, đến chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ bình quân trên một đại lý thì miền Bắc lại thấp nhất. Thị trường Miền Trung là thị trường có số đại lý phân phối sản phẩm thấp hơn so với miền Bắc, song số lượng sản phẩm tiêu thụ trung bình một đại lí lại cao hơn nhiều so với cả miền Nam và miền Bắc. Đây là một thị trường hết sức tiềm năng và Hải Hà chưa khai thác hết. Trong thời gian tới với chiến lược phát triển nâu dài Hải Hà nên quan tâm và đầu tư hơn nữa vào thị trường này để thu được lợi nhuận cao. Thị trường các tỉnh phía Nam : Đây là thị trường hiện tại thị phần của bánh kẹo Hải Hà còn rất thấp. Số các đại lý phân phối sản phẩm của Hải Hà có mặt tại thị trường này còn thấp (năm 2005 chỉ vẻn vẹn có 25đại lý trên 8 khu vực phân phối chính) Còn rất nhiều tỉnh thành dầu tiềm năng hiện chưa có đại lý phân phối sản phẩm của Hải Hà. Cũng như các tỉnh Miền Trung, trong thời gian tới công ty nên đầu tư nhiều để mở rộng thị phần sản phẩm trong thị trường này. 1.2.3. Tiếp cận các hoạt động tiêu thụ theo phương thức tiêu thụ. Hiện tại, Hải Hà có 3 hình thức tiêu thụ sản phẩm : Phân phối trực tiếp sản phấm tới tay người tiêu dùng cuối cùng, bán qua nhàd bán lẻ, bán qua đại lý phân phối tới người bán lẻ và đến người tiêu dùng cuối cùng. Hải Hà là một doanh nghiệp lớn, chuyên sản xuất sản phẩm chính là sản phẩm bánh kẹo. Hình thức phân phối chủ yếu của Công ty là phân phối thông qua các đại lý người bán lẻ và đến tay người tiêu dùng cuối cùng (kênh phân phối sản phẩm cấp 2). Tuy nhiên trong một số trường hợp công ty còn áp dụng hình thức phân phối sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng (kênh phân phối cấp 0) , hoặc phân phối thông qua các nhà bán lẻ và đến người tiêu dùng cuối cùng. Bảng 15: Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ trong các kênh phâm phối Các loại kênh phân phối Cấp 0 Cấp 1 Cấp 2 Tỷ lệ % sản phẩm phân phối của các kênh 10% 20% 70% Nguồn : Phòng thị trường Công ty bánh kẹo Hải Hà ( Tháng 2/2006) 1.2.4. Tiếp cận hoạt động tiêu thụ theo mùa. Sản phẩm kinh doanh của công ty bánh kẹo Hải Hà là bánh kẹo các loại. Đó là các sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều về thời tiết, nhất là thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam thì yếu tố này lại được đặt nên cấp thiết. Hơn nữa, giữa các tháng khác nhau trong năm số lượng các sản phẩm tiêu dùng cũng khác nhau. Do vậy khi nghiên cứu hoạch định kế hoạch sản xuất không thể không nghiên cứu tới khía cạnh của vấn đề này. Trong khi nghiên cứu hoạt động tiêu thụ của công ty bánh kẹo Hải Hà Em sẽ nghiên cứu phân tích yếu tố này tác động đến các hoạt động tiêu thụ cụ thể Bảng 16: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty bánh kẹo Hải Hà theo mùa (Đơn vị : tấn ) Mùa Tháng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Mùa Lạnh 1 2940.204 2844.611 3014.101 2 1819.153 1759.401 1895.699 3 1429.222 1700.261 1802.122 4 1199.667 1197.575 1264.806 Mùa Nóng 5 1069.8085 1064.511 1153.117 6 918.221 878.2216 938.764 7 592.7577 582.5241 645.9867 8 559.7394 591.395 692.7755 9 765.7109 728.894 795.408 10 1006.273 956.028 1047.465 Mùa Lạnh 11 1592.741 1506.579 1628.551 12 3490.51 3291.114 3429.163 Nguồn : Phòng thị trường công ty bánh kẹo Hải Hà ( tháng 2/2006) Việt nam nằm trong vành đai xích đạo, có khí hậu gió mùa nóng ẩm, khí hậu phân chia thành 4 mùa rõ rệt. Đối với mùa sản lượng tiêu thụ của bất kì một mặt hàng hoá nào cũng khác nhau cả về sản lượng tiêu thụ cũng như mặt hàng tiêu dùng. Trong giới hạn của đề tài này, Em xin chia kí hậu Việt Nam thành 2 mùa, một mùa nóng và một mùa lạnh. Và tiến hình phân tích tình hình tiêu thụ của công ty bánh kẹo Hải Hà theo 2 mùa đó. Biểu 4 : Biểu đồ biến động sản lương bánh kẹo tiêu thụ theo mùa 2003 -2004 -2005 (Đơn vị tính : tấn) Khối lượng bánh kẹo Hải Hà tiêu dùng trong các mùa khác nhau là khác nhau quá lớn. Về mùa lạnh, người dân tiêu dùng nhiều bánh kẹo hơn là mùa Hạ. Để lí giải cho thực tế như vậy, theo Em: Về mùa đông người dân sẽ tiêu dùng bánh kẹo đẻ thoả mãn nhu cầu tiêu dùng đường của cơ thể. Về mùa này, do thời tiêt lạnh người dân không thể tiêu dung các loại nước ngọt. Còn về mùa hè, có xuất nhiều loại nước giải khát giải nhiệt thay vì tiêu dùng kẹo, người tiêu dùng sẽ tiêu dùng nhiều nước ngọt hơn. Sản phẩm kẹo của các công ty tiêu thụ ở các dai đoạn này thường ít hơn nhiều so với các sản phẩm khác. Còn một nguyên nhân nữa lý giải cho việc tiêu dùng kẹo thường it về mùa Hè và niều về mùa đông là : Về mùa đông thường gắn với các tháng đầu và các tháng cuối năm, đây là các dai đoạn có nhiều lễ hội nhất trong năm ( Têt nguyên đáng âm lịch, mùa cưới hỏi, mùa lễ hội…). Trong dai đoạn này, người dân ngoài việc tiêu dùng kẹo để phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày họ cũng thường tiêu dùng bánh kẹo để phục vụ việc lễ hội. Do thế, sản lượng tiêu dùng bánh kẹo các dai đoạn này thường cao hơn các dai đoạn khác trong năm Biểu 5 : Sản lượng bánh kẹo tiêu thụ bình quân tháng các dai đoạn trong năm 2003 -2004 –2005 (đơn vị : tấn/tháng) Biểu đồ 5 là biểu đồ biến động sản lượng bánh kẹo tiêu thụ bình quân tháng của công ty bánh kẹo Hải Hà ở các dai đoạn khác nhau trong năm. Ở biểu đồ trên ta chia các tháng trong năm thành ba dai đoạn khác nhau : Dai đoạn đàu năm là 4 táng đàu năm (tháng 1, tháng , tháng 3, tháng 4). Các tháng dai đoạn giữa của các năm là các tháng mùa nóng (tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tháng 10). Và hai tháng cuối của năm là tháng 11, tháng 12. Nếu như ở biểu đồ 4 ta phân tích được sự khác nhau về khối lượng sản phẩm tiêu thụ giữa hai mùa nóng lạnh, thì đến biểu đồ 5 thì ta không những thấy rõ được sự khác nhau về sản lượng tiêu thụ hai mùa nóng lạnh, mà biểu đồ 5 còn cho ta biết được sự khác nhau về sản lưọng tiêu thụ giữa hai mùa lạnh trong năm (Mùa lạnh những tháng đầu năm và mùa lạnh những tháng cuối năm) Hai tháng cuối năm là hai tháng mà người tiêu dùng tiêu nhiều bánh kẹo nhất trong năm, bởi vì hai tháng này là hai tháng có của mùa cưới hỏi và tết âm lịch. Vì vậy khi hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, Hải Hà nên tập trung nhiều sự lỗ lực vào việc sản xuất nhiều sản phẩm bánh kẹo để đáp ứng được nhu cầu sản phẩm của khách hàng trong dịp này, nhất là nhu cầu khách hàng trong dịp tết âm lịch… 1.3. Thị phần thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà. Dưới nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào, kinh doanh ở quy mô nào và hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực nào cũng phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh cùng hoạt động với mình. Để có thể tồn tại và phát triển được, doanh nghiệp phải tạo ra cho mình một sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, công nghệ bán hàng và phong cách phục vụ khách hàng. Hải Hà có mạng lưới và hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp trên cả nước và một phần xuất khẩu. Thị trường của công ty là thị trường Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam và một số nước Châu Á (Chủ yếu là Mông Cổ). Trong phạm vi của đề tài này vì nhiều lí do về phạm vi nghiên cứu Em xin không trình bày nhiều về thị trường xuất khẩu mà đi sâu phân tích về thị phần thị trường trong nước. Bảng 17: Thị phần và thị trường các công ty bánh kẹo STT Công ty Thị trường Sản phẩm Thị phần (%) 1 Hải Hà Cả nước Kẹo các lại, bánh kem xốp, Bícuit 7.8 2 Hải Châu Miền Bắc Kẹo hoa quả, Chocolate 5.5 3 Kinh Đô Cả nước Snack, Bánh tươi, Bícuit, Socola 13.5 4 Biên Hoà Miền Trung -Miền Nam Biscuit, k ẹo c ứng, kẹo mềm, Snack, Socola 8 5 Tràng An Miền Bắc Kẹo hương cốm 3 6 Hữu Nghị Miền Bắc Kẹo hộp, kẹo cứng 2.7 7 Hải Hà – Kotobuky Miền Bắc Bánh tươi, Snack, Cookies, Bim bim 3 8 Nhập Ngoại Cả nước Kẹo cao su, Snack, kẹo sữa béo 27 9 Các công ty khác Cả nước Bánh kẹo các loại 29.5 Nguồn : Phòng thị trường Công ty bánh kẹo Hải Hà (tháng 3/2006) Tại thị trường miền Bắc lượng sản phẩm bánh kẹo tiêu thụ nhiều nhất là ở Hà Nội. Thị phần của công ty Hải Hà khoảng 55%. Tiếp đó là Tràng An, Hải Châu, Biên Hoà. Còn thị trường miền trung thị phần của công ty khoảng 23.15%. Hiện tại người tiêu dùng chưa biết nhiều về sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Hà. Tương lai, công ty cần mở rộng thêm nhiều đại lí ở Thành Phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác ở miền Nam. Biểu 6: Thị phần thị trường của các Công ty bánh kẹo trên thị trường cả nước Hình I: Biểu đồ thị trườ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32282.doc
Tài liệu liên quan