Giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường Đại học Kinh tế quốc dân

lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu mà Đảng và nhà nước đã khẳng định thông qua văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Đây là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Điều 11- Luật giáo dục tháng 12/1998 cũng đã ghi rõ: “Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hoá các hình thức đào tạo, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để mọi tổ chức, mọi cá nhân tham gia p

doc114 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hát triển sự nghiệp giáo dục” Để giáo dục và đào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân ta, thì phải coi trọng tất cả các mặt của giáo dục – đào tạo: từ mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng đến phát huy hiệu quả của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Phải thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Tạo điều kiện cho toàn dân ai ai cũng được học hành. Vai trò của giáo dục – đào tạo nói chung, và đào tạo Đại học hệ tại chức nói riêng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ Đại học cho đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay- giai đoạn khu vực hoá, quốc tế hoá, toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Luận văn tốt nghiệp chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường Đại học Kinh tế quốc dân" là do yêu cầu cấp bách mà cả nước Việt nam ta đang hướng tới đó là: “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” . Trong điều kiện ngân sách cấp cho ngành giáo dục còn khiêm tốn, mặt khác, trong một số cơ quan, xí nghiệp, trong các tổ chức kinh tế, các tổ chức sản xuất kinh doanh … còn có nhiều người chưa được đào tạo một cách chính quy, cơ bản. Do vậy, hình thức đào tạo cử nhân hệ đại học tại chức là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn đất nước, với việc tổ chức quản lý đào tạo cử nhân hệ tại chức ở Việt Nam hiện nay. Việc học đại học tại chức trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua đã phát triển không ngừng, tạo cơ hội cho mọi người dân đều được học tập để nâng cao hiệu quả sống và làm việc. Hình thức học Đại học tại chức ở nước ta những năm qua cũng đã góp phần tích cực trong sự nghiệp xã hội hoá giáo dục. Góp phần đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cán bộ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các ngành, các địa phương, đặc biệt những nơi xa trung tâm đào tạo lớn ở Hà Nội, Hải phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, trong quá trình hội nhập với khu vực và thế giới, nhu cầu đào tạo đội ngũ cử nhân kinh tế bằng hình thức tại chức tăng lên rất lớn. Tuy nhiên, vấn đề xã hội đặc biệt quan tâm đối với hệ đào tạo đại học tại chức là chất lượng đào tạo. Luận văn này hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé giải quyết phần nào vấn đề trên . 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Xuất phát từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng đào tạo Đại học tại chức, vấn đề tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hệ Đại học tại chức, luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hệ tại chức và công tác quản lý đào tạo hệ tại chức tại trường Đại học kinh tế quốc dân, nhằm góp phần xây dựng lý thuyết về giáo dục Đại học hệ tại chức mang đặc thù của Việt nam, nhằm góp phần phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy ở các trường Đại học nói chung và Đại học kinh tế quốc dân nói riêng. Chứng minh rằng việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hệ Đại học tại chức, việc đào tạo Đại học hệ tại chức là hoạt động vô cùng cần thiết trong điều kiện mới của đất nước Việt nam ta hiện nay. Từ đó đưa ra những kiến nghị, những giải pháp thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo hệ Đại học tại chức ở trường Đại học kinh tế quốc dân trong giai đoạn mới. 3. đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu nghiên cứu quá trình tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp của sinh viên (đã dự thi và đạt vào hệ Đại học tại chức), giới hạn trong trường Đại học kinh tế quốc dân- một trung tâm lớn nhất về đào tạo Đại học tại chức của nước ta từ trước tới nay. Nghiên cứu phương pháp luận trong việc hình thành các biện pháp học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên hệ tại chức trường Đại học kinh tế quốc dân. Nghiên cứu cách thức giảng dạy của giáo viên, cách thức quản lý sinh viên, các số liệu thuộc lĩnh vực giảng dạy và học tập của hệ đào tạo tại chức ở trường Đại học kinh tế quốc dân. Nghiên cứu các đề tài, các bài luận về giáo dục và đào tạo Đại học, nghiên cứu luật giáo dục năm 1998, luật giáo dục năm 2005. 4. phương pháp nghiên cứu Bằng cách tiếp cận từ cái chung đến cái riêng, từ những vấn đề vĩ mô đến vi mô, nhằm làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của đề tài thông qua một số phương pháp nghiên cứu như đọc tài liệu, tư duy lôgic, phỏng vấn, điều tra, thống kê phân tích và tổng hợp. Tuy nhiên do hạn chế của hệ thống thông tin, công tác thống kê, nên tác giả không có điều kiện tiếp cận hết được với tất cả các nguồn thông tin một cách hệ thống. Do vậy, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra. 5. Những đóng góp của luận văn Hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo Đại học hệ tại chức, nâng cao chất lượng của đào tạo Đại học hệ tại chức. Mô tả bức tranh tổng quát về quá trình đào tạo Đại học hệ tại chức trường Đại học kinh tế quốc dân Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên hệ đại học tại chức ở trường Đại học kinh tế quốc dân nói riêng và cả nước ta nói chung. 6. kết cấu nội dung luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm ba chương sau: Chương I: Lý luận chung về học và tự học đại học tại chức Chương II: Thực trạng quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường đại học kinh tế quốc dân. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức trường đại học kinh tế quốc dân. chương I Lý luận chung về học và tự học đại học tại chức 1.1. Một số vấn đề về học và tự học Đại học tại chức 1.1.1. Khái niệm học và tự học đại học tại chức Học đại học tại chức là một quá trình học tập của sinh viên hệ Đại học tại chức, rất cần có sự hoạt động tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo, nhằm trau dồi và lĩnh hội tri thức về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm sống để phát triển trí tuệ, thể chất và hình thành nhân cách của bản thân người học, nhằm hoàn thành công việc trước mắt và lo được cả cho tương lai. Đặc biệt trong khung cảnh mới của sự biến đổi khoa học công nghệ và kinh tế xã hội, học tại chức có liên quan đến mọi người, mọi lứa tuổi. Học đại học tại chức là một hình thức vừa học ở trường, vừa đi làm, nó vô cùng linh động: vừa đảm bảo giờ giấc làm việc, vừa đảm bảo nâng cao kiến thức cho mọi người, nó tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội, nó có vai trò hướng dẫn để hình thành các giá trị đích thực trong xã hội, trong các cộng đồng dân tộc trên toàn trái đất. Nếu học là con chủ bài để đưa nhân loại tiến lên trong kỷ nguyên mới, thì học tại chức sẽ góp phần và là một chỗ dựa vững chắc để sự học thực hiện sứ mệnh nói trên. Tự học đại học tại chức là một hình thức hoạt động riêng lẻ của mỗi cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân người học tiến hành có thể tuân theo, hay không tuân theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định. Nhưng vẫn đảm bảo có được hệ thống những tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và thái độ mới. Quá trình tự học diễn ra tốt đẹp sẽ là một quá trình làm thay đổi hành vi và năng lực trí tuệ của người học. Làm cho họ có khả năng thích ứng với thị trường, với môi trường sống, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp và thuận lợi trong việc vươn lên trình độ học vấn cao hơn. Tự học Đại học tại chức là học tranh thủ ngoài trường lớp, nó có tính độc lập rất cao và mang đậm sắc thái cá nhân. ở nước ngoài, không có thuật ngữ Tự học Đại học tại chức, mà chỉ có tự học Đại học - đó là sự tự tìm kiến thức, tự học hỏi tự do bất cứ ở đâu của những người không có điều kiện, hoặc không thích học tập trung tại các trường Đại học. Họ cũng dự thi vào trường Đại học, nhưng không học tập trung tại trường, lớp, không thầy giảng dạy mà họ tự tìm kiếm kiến thức cho mình, hoặc vai trò của người thầy chỉ là định hướng. Nếu họ có khả năng vượt qua những kỳ thi, đạt điểm theo yêu cầu những môn học của ngành học tại trường Đại học nào đó, thì cuối cùng cũng sẽ được công nhận tốt nghiệp chuyên ngành đã lựa chọn, và được nhận bằng Đại học của trường đó. Nhưng ở Việt nam nước ta lại khác. Chúng ta chưa có quy chế tự học Đại học linh hoạt như ở nước ngoài, mà việc tự học Đại học chỉ có nghĩa là học tập ngoài giờ lên lớp, là học thêm, học tranh thủ những lúc nhàn rỗi, học những gì thuộc và có thể cả không thuộc phạm vi giáo trình bắt buộc của môn học. Nhưng chắc chắn một điều là người học buộc phải dự thi đầu vào, phải đạt điểm vào trường, phải đi học (lên lớp) đủ số buổi quy định theo như chương trình và kế hoạch học tập mà nhà trường đã đề ra, phải làm đủ lượng bài tập mà chương trình ấy quy định mới đủ tư cách dự thi hết mỗi môn học, hay mỗi học phần, học trình. Và việc tự học đó ở nước ta có liên quan rất chặt chẽ với quá trình dạy học, mặc dù việc học là của riêng cá nhân từng người học, nó có tính độc lập rất cao và mang đậm sắc thái cá nhân. Tự học Đại học tại chức ở Việt nam có sự ràng buộc chặt chẽ tới việc quản lý sinh viên của các trường Đại học, có sự ràng buộc chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp, với quá trình dạy và học của nhà trường, buộc phải học “giáp mặt” với thầy theo thời lượng cụ thể đã được nhà trường xác định. Giả sử môn Kinh tế chính trị quy định với sinh viên hệ Đại học tại chức là 60 tiết (trong khi hệ Đại học chính quy phải học đủ 75 tiết), mỗi tiết 45 phút, nhưng hệ tại chức buộc phải nghe giảng viên giảng dạy lý thuyết trên lớp 2 phần 3 số tiết (tức là 40 tiết) và làm bài tập tư cách đạt 5 điểm trở lên mới được dự thi hết môn đó. Như vậy, Tự học đại học tại chức ở Việt nam nước ta là học ngoài giờ lên lớp của từng sinh viên riêng lẻ với sự tự giác cao độ, tích cực, độc lập, là một quá trình tự trau dồi kiến thức và đạo đức cho bản thân mỗi con người thông qua sự tự nghiên cứu và học, hỏi sao cho vừa phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng cá nhân, vừa giúp ích cho công việc trước mắt, cho cả tương lai của họ và cho xã hội, làm cho họ nâng cao hiểu biết, tự hiểu mình, hiểu môi trường sống của mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Tự học tại chức làm cho cuộc sống của mỗi con người biến đổi thích ứng kịp thời với sự thay đổi của thế giới; tạo nên sự phát triển trong suốt cuộc đời của mình theo quan điểm toàn cầu (là quan điểm hiểu biết về mình, về mọi người, về môi trường, về xã hội, hiểu biết quá khứ, hiện tại, tương lai, từ đó có ý thức xây dựng và bảo vệ); dễ dàng tiếp nhận những giá trị dân chủ và nhân bản; thừa nhận những khác biệt về văn hoá giữa các dân tộc là nguồn gốc của sự phong phú, thừa nhận sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, biết quan tâm và chăm sóc người khác, từ đó có ý thức xây dựng và bảo vệ. Tự học đại học tại chức – xét về bản chất đó là một quá trình tự thiết kế và trực tiếp thi công của sinh viên, có sự hướng dẫn hoặc hỗ trợ của giáo viên nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học. Đây là một quá trình hướng nội (để đạt chất lượng) và hướng ngoại (để đạt hiệu quả). Tự học đại học tại chức là cách tốt nhất để biến đầu vào thành đầu ra. Học và tự học tại chức là hai đại lượng tỷ lệ thuận với nhau, bổ sung cho nhau, hoà quyện vào nhau, cộng hưởng để phát triển, trong đó, học đóng vai trò chủ đạo, tự học đóng vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm đưa sự học tới chất lượng cao. Bởi lẽ trong học bao giờ cũng phải có tự học, không thể có ai đó học thay cho mình được. ỏ đây chúng ta muốn nhấn mạnh rằng: tự học tức là ngoài rèn luyện những kiến thức được học ở trường, còn phải học thêm những gì mà nhà trường không dạy, vận dụng (thực hành) những lý thuyết đã được học vào thực tế với tinh thần tự giác cao độ, tích cực và độc lập. Học và Tự học là cách tốt nhất để nâng cao nhân cách, nâng cao giá trị của con người, đồng thời tạo nên những nét riêng có của từng người . 1.1.2. ý nghĩa, vai trò của việc học và tự học tại chức. Học và tự học tại chức đã có một vai trò rất lớn trong việc phát triển xây dựng và bảo vệ đất nước trong nhiều thập kỷ qua và trong giai đoạn hiện nay. Nó góp phần đắc lực cho công cuộc đào tạo nguồn nhân lực cho nước nhà, được thể hiện như sau: - Tạo nguồn lao động có trình độ đại học cho lực lượng lao động xã hội: Giúp cho người học nắm vững dược những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, và kỹ năng thực hành một nghề, có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo, hoặc chuẩn bị cho người học thích nghi với cuộc sống, có khả năng nhận được một sự phân công lao động nhất định trong xã hội. Hoặc có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp và thuận lợi trong việc vươn lên trình độ học vấn cao hơn. Hàng năm hệ đào tạo tại chức của nước ta đã đào tạo hàng chục nghìn sinh viên ra trường bổ sung nguồn lao động xã hội. (Riêng trường Đại học Kinh tế quốc dân mỗi năm đã có hơn 2000 người tốt nghiệp đại học hệ tại chức được nhận bằng cử nhân kinh tế). Trên cả nước số lượng người tốt nghiệp đại học theo hệ tại chức đã bổ sung vào lực lượng lao động xã hội hàng chục nghìn người. Đây là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của các ngành và các lĩnh vực trong toàn xã hội. Từ nhiều năm qua (kể từ những năm 1960 của thế kỷ trước), số người tham gia học tập hệ tại chức đã trở thành hệ học chính thống của ngành giáo dục và đào tạo. Nhiều cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước ở các cấp đã được đào tạo bằng hình thức tại chức. Có nhiều cán bộ đã trưởng thành trong lao động đã trở thành các cán bộ lãnh đạo trong các công ty, xí nghiệp, trong các ngành kinh tế và trong quản lý nhà nước ở các cấp, huyện, tỉnh và Trung ương. Những cán bộ này hiện nay đang phát huy khả năng của mình để phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế xã hội của đất nước. Học và tự học đại học tại chức đã giải quyết được vấn đề thiếu cán bộ quản lý tại các vùng miền núi, trung du và ngay cả ở vùng đồng bằng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, của người lao động là vấn đề liên tục, những người trong thời kỳ còn ở lứa tuổi đi học không có điều kiện học tập ở bậc đại học, hoặc trong thời kỳ chiến tranh, hay thời kỳ khó khăn, thì hình thức đào tạo tại chức đã giúp họ có cơ hội học tập, nâng cao trình độ. Học và tự học đại học tại chức còn thể hiện một vai trò quan trọng đối với xã hội “học tập suốt đời” của mọi công dân. Hình thức học tập này đáp ứng được nhu cầu học tập cho mọi người ở nhiều lứa tuổi và trong mọi thời kỳ. Trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện nay, việc học tập và hiểu biết của mỗi người là một nhu cầu cấp thiết. Việc học tập đó có thể bằng nhiều hình thức, có thể là học chính quy, có thể học tại chức, có thể bồi dưỡng cập nhật kiến thức, với mọi hình thức học tập, và mục đích cuối cùng là để nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ chuyên môn nhằm hoàn thiện bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác và hoà đồng cùng với xã hội mà mình đang sống. Với những đòi hỏi thực tế của xã hội như đã phân tích ở trên chúng ta thấy rằng Học và tự học đại học tại chức đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực qua từng giai đoạn và phục vụ tích cực cho sự nghiệp phát triển của đất nước. 1.1.3. Mục tiêu và sự cần thiết của việc học và tự học đại học tại chức Mục tiêu của đào tạo đại học tại chức là đào tạo trình độ đại học cho người lao động và thanh niên không có cơ hội vào đại học chính quy nhằm nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, chuyên môn, nghiệp vụ trong các lĩnh vực, các ngành nghề, và quản lý kinh tế - xã hội để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất, làm tốt công tác trước mắt và chuẩn bị cho tương lai. Nên mục tiêu của tự học Đại học tại chức là: nhằm tự hoàn thiện chính bản thân của chính người học, thông qua học tập và tự học tập, làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân trở nên có ích hơn đối với chính họ, với gia đình họ và với xã hội. Có “khai trí” ắt sẽ “tiến đức”, nên, học và tự học tập sẽ làm cho đời sống con người và xã hội trở nên hoà đồng hơn, chất lượng cuộc sống xã hội cũng vì thế mà tăng lên. ở mọi trường Đại học nói chung và trường Đại học Kinh tế quốc dân nói riêng, mục tiêu đào tạo đại học hệ tại chức cũng giống hệ chuẩn chính quy. Mục tiêu này được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ nghề nghiệp trong xã hội mà người học sẽ hành nghề. Quá trình đào tạo cũng là quá trình thay đổi hành vi và năng lực trí tuệ của người được đào tạo. Họ sẽ có khả năng thích ứng với thị trường, chuyên môn nghề tương đối rộng, có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp và thuận lợi trong việc vươn lên trình độ học vấn cao hơn. Xét về mục tiêu tổng quát thì đào tạo đại học hệ tại chức cùng chung mục tiêu với đào tạo chính quy vì đến một thời điểm nào đó khoảng cách về chất lượng giữa hai hình thức đào tạo này sẽ được xóa bỏ. Tuy nhiên, hiện nay, đào tạo Đại học tại chức được coi là đào tạo theo địa chỉ, nó có mục tiêu chuyên môn riêng biệt (căn cứ vào nghề nghiệp đang làm, địa điểm và khu vực làm việc sau khi tốt nghiệp, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội ở khu vực đó). Vì vậy, đào tạo tại chức có xu hướng nghiêng về đào tạo thực hành, mục tiêu của học và tự học tại chức cũng chính là mục tiêu của đào tạo đại học tại chức. Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển bền vững, thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Sự phát triển của đất nước đang đòi hỏi có một đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng cho Nhà nước. Trong sự phát triển ấy, đội ngũ các nhà quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh, các thương nhân và các cán bộ hoạch định chính sách có trình độ đại học đóng vai trò hết sức quan trọng. Như vậy là để thực hiện chính sách về CNH và HĐH đất nước, các trường Đại học nói chung và Đại học Kinh tế quốc dân nói riêng phải cung cấp cho đất nước ngày càng nhiều các cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh có trình độ Đại học với chất lượng cao, thực sự làm được việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Ngoài ra, trên đất nước của chúng ta, còn có biết bao con người đang khao khát muốn làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội, nhưng họ không có điều kiện đi học tập trung tại các trường đại học, họ phải tự học tập, tự trau dồi kiến thức để khỏi bị lạc hậu, khỏi bị thất bại trong các hoạt động quản lý, hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, nên hình thức tự học đại học tại chức trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Song với điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nền giáo dục đào tạo của nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; các trường Đại học ở Việt Nam chưa có khả năng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu học tập của xã hội. Cho nên, một mặt chúng ta vẫn phải chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, hoạch định chính sách theo hình thức chính quy; mặt khác cần gấp rút đào tạo và đào tạo lại theo hình thức tại chức cho một đội ngũ cán bộ đông đảo hiện đang nắm giữ các vị trí khác nhau trong bộ máy quản lý Nhà nước và đặc biệt là trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Trang bị kiến thức kịp thời cho đội ngũ này sẽ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, tạo đà cho sự hội nhập với khu vực và thế giới. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, chúng ta phải tiến hành đa dạng hóa các hình thức đào tạo trong đó có hình thức đào tạo tại chức. Việc đào tạo cán bộ khoa học – kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh bằng hình thức tại chức là chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhằm giúp tất cả mọi người đều có thể có điều kiện học tập nâng cao tri thức, tăng nguồn lực lao động có học vấn cao, tạo ra nguồn lực phục vụ tích cực cho sự nghiệp CNH và HĐH đất nước. Đây là một loại hình đào tạo mà tất cả mọi người đều có thể tham gia. Đây cũng chính là nền móng cơ bản để xây dựng một xã hội học tập 1.2. Học và tự học tại chức với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội 1.2.1. Học và tự học tại chức với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Khi đất nước chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta thừa nhận sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần, thì quan điểm về học tập và đào tạo cũng cần được nhận thức đầy đủ hơn. Nếu như trước đây đào tạo cho Nhà nước, đồng nghĩa đào tạo cho xã hội thì bây giờ đào tạo cho xã hội lại có phạm vi rộng hơn. Đào tạo cho xã hội là đào tạo cho nhiều thành phần kinh tế. Mọi người, muốn sống tốt, không có con đường nào khác là tự hoàn thiện bản thân mình thông qua học tập và tự học tập. Yêu cầu phát triển của đất nước, mức sống ngày càng cao của xã hội hiện nay đang đặt ra nhiệm vụ và nhu cầu cấp bách, to lớn về quy mô và chất lượng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, cán bộ hoạch định chính sách đối với các trường Đại học kinh tế, trường quản lý của ngành và các trung tâm ở Trung ương, từ địa phương đến cơ sở. Như vậy có thể nói : nhu cầu học tập và đào tạo theo hình thức tại chức là rất lớn, được thể hiện ở các mặt sau đây: Thứ nhất: Tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học cho xã hội là một nhu cầu cần thiết, đây là đào tạo nguồn nhân lực cho các thành phần kinh tế hiện nay. Các thành phần kinh tế muốn phát triển cần phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, có năng lực trong công tác, có kỹ năng trong quản lý nghiệp vụ. Do vậy, hệ đào tạo tại chức đã góp phần phục vụ nhu cầu học tập cho mọi người. Hàng năm, số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có khả năng được tiếp nhận vào học đại học chính quy chỉ đạt 15%, số còn lại 85% cũng có thể học các trường nghề, trường trung học chuyên nghiệp, còn số đông còn lại cũng có nhu cầu được học tập để học một nghề nào đó phục vụ cho cuộc sống. Số lượng này hàng năm được cộng dồn, mỗi năm một gia tăng, là một lực lượng có nhu cầu được đào tạo rất lớn của xã hội. Thứ hai: Đào tạo Đại học hệ tại chức cũng như việc học và tự học tại chức còn đáp ứng được nhu cầu đào tạo cán bộ tại chỗ. Nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi, trung du. Chúng ra xem xét ở số liệu sau: Theo số liệu thống kê ở Việt Nam hiện nay, người lao động có trình độ đại học theo từng vùng của Việt Nam rất khác nhau. Những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ người có trình độ đại học và cao đẳng còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế chuyển đổi và thực hiện nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Chỉ tính riêng năm 2003, tỷ lệ sinh viên đại học và cao đẳng so với dân số cả nước là 1,13%, xếp theo thứ tự: Vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ này là 2,5%. Vùng miền Đông Nam Bộ là 1,6%. Vùng duyên hải Trung Bộ là 1,06%. Bắc Trung Bộ là 0,6%. Vùng Tây Nguyên là 0,55%. Vùng Đông Bắc là 0,5%. Vùng đồng bằng sông Cửu Long là 0,35% . Và đặc biệt ở các tỉnh Tây Bắc có tỷ lệ thấp nhất là 0,2%. Tình hình thực tế về trình độ như trên làm cho tình trạng thiếu cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng ở các địa phương rất trầm trọng. Có thể thể hiện tình hình về trình độ cán bộ của các vùng, miền trong cả nươc ta theo bảng sau: Bảng1. Tình hình về trình độ cán bộ của các vùng, miền trong cả nước năm 2003 Đơn vị: 1000 người Vùng Dân số Số sinh viên đại học và cao đẳng Tỷ lệ (%) Cả nước 79727400 908811 1,13 Đồng bằng sông Hồng 17455800 436675 2,50 Đông Nam Bộ 12578500 207071 1,60 Duyên hải Nam Trung Bộ 6785900 72092 1,06 Bắc Trung Bộ 10299100 61410 0,60 Tây Nguyên 4407200 24256 0,55 Đông Bắc 9136800 44679 0,50 Đồng bằng sông Cửu Long 16713700 58027 0,35 Tây Bắc 2350400 4601 0,20 (Nguồn: Niên giám thống kê 2003) Như vậy, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các tỉnh vùng sâu vùng xa của đất nước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta nói chung, của các địa phương nói riêng, đặc biệt là cán bộ ở cấp huyện, cấp xã, phường đang là vấn đề rất lớn được đặt ra đối với các tỉnh này. Thứ ba: Một bộ phận không nhỏ là cán bộ các ngành ở các địa phương hiện nay mới đạt trình độ cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp, hiện đang công tác có nhu cầu chính đáng là được học tiếp để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Và một số có nhu cầu đào tạo lại. Đây cũng là một nhu cầu học tập đang đòi hỏi hệ đại học tại chức đáp ứng việc học tập hàng năm. Như vậy, xét trên toàn xã hội thì nhu cầu học tập của nhân dân là rất lớn, họ là những người lao động trong mọi thành phần kinh tế muốn được học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người là cần thiết và chính đáng. Hệ đào tạo Đại học tại chức là hệ học tập có thể đáp ứng được các nhu cầu học tập trên. Có thể khẳng định rằng: đời sống kinh tế xã hội càng phát triển, thì nhu cầu học tập của nhân dân càng đòi hỏi cao hơn. 1.2.2. Yêu cầu của thị trường lao động đối với trình độ chuyên môn của người lao động Thị trường lao động trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn giỏi, năng động sáng tạo, có năng lực trong công tác mới có khả năng tìm kiếm được việc làm. Đây cũng chính là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong điều kiện có cạnh tranh. Bởi lẽ nguồn lực vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố đầu vào khác để đạt được một hiệu quả lao động, sản xuất và kinh doanh cao vừa là yếu tố làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ sức lao động của mình. Vì lẽ đó đòi hỏi nguồn nhân lực của các doanh nghiệp không chỉ về số lượng, về cơ cấu mà còn đòi hỏi đồng bộ về ngành nghề và trình độ. Do thị trường lao động đòi hỏi ngày một khắt khe hơn về năng lực của người lao động, nên muốn được vào làm việc trong các công ty, doanh nghiệp hay cơ quan hành chính sự nghiệp thì người lao động đều phải qua các đợt thi tuyển tay nghề và năng lực chuyên môn. Chính vì thế mà việc học hành, nhất là tự học, tự trau dồi kiến thức để tự cứu lấy mình, để phù hợp hơn với những yêu cầu của thực tế của xã hội là vô cùng cần thiết và cấp bách. Người lao động cần phải được đào tạo toàn diện, ngoài chuyên môn vừa rộng vừa sâu, còn phải là người am hiểu, năng động thích nghi với thực tế xã hội hiện nay. Cũng bởi xã hội chưa đáp ứng hết được việc làm cho mọi người lao động, cho nên sự cạnh tranh trong việc tìm kiếm việc làm diễn ra ngày càng gay gắt. Do vậy, người lao động phải có trình độ thì mới có đủ sức cạnh tranh để có thể tìm kiếm được việc làm, hoặc có thể tạo dựng được việc làm, nhằm dễ hòa nhập với đời sống xã hội. Trong những trang báo Người Lao Động – Tiếng nói của Liên Đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh luôn đề cập đến vấn đề thị trường lao động. Tại đây (thị trường lao động), các nhà tuyển dụng lao động và những người lao động đang cần tìm kiếm việc làm cũng còn khó có tiếng nói chung. Nhà tuyển dụng luôn chỉ cần những ứng viên có : cái đầu nhạy bén, có khả năng ngoại ngữ và vi tính, có tác phong chuyên nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, có khả năng làm việc linh động, chấp nhận sự thay đổi, nhanh thích nghi với những công việc mới, có mục tiêu và sự quyết tâm cao, có sự cống hiến, trung thực và đáng tin cậy, ngoài ra còn phải hiểu biết ngoài lề…Còn người tìm việc lại đưa ra những yêu cầu đối với nhà tuyển dụng như: Đóng góp của nhân viên phải được doanh nghiệp công nhận và đối xử công bằng; được bố trí công việc đúng chuyên môn, phù hợp; thu nhập, tiền lương phải xứng với trình độ, năng lực công việc thực tế; doanh nghiệp phải có chính sách đào tạo và được tạo điều kiện để bồi dưỡng nghiệp vụ, trình độ chuyên môn, phát triển nghề nghiệp; doanh nghiệp phải có chính sách đãi ngộ để khuyến khích nhân viên làm việc, phát huy năng lực; Môi trường làm việc phải tốt, năng động, có nhiều cơ hội thăng tiến…Vậy, thị trường lao động là thế, nếu như không học tập và không tự học tập thì không bao giờ người lao động có thể tìm được việc làm, trong khi những nhà tuyển dụng đang đôn đáo tìm người làm, và thị trường lao động lại đóng băng. 1.2.3. Xu hướng của quá trình học và tự học tại chức. Từ phân tích trên, do nhu cầu đổi mới kinh tế, do guồng quay của phát triển và hội nhập, do điều kiện của nền kinh tế thị trường…nên xã hội luôn cần có những hiểu biết nhất định trong mỗi lĩnh vực hoạt động. Như vậy học và tự học tại chức thật sự cần thiết, đó là một hình thức học tập thật phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt nam và đang có xu hướng ngày một gia tăng. Thật vậy, tuổi trẻ năng động, sáng tạo, nhưng không phải tất cả các em học hết Phổ thông trung học thi đại học hệ chính quy đều đạt cả. Số học sinh Phổ thông trung học thi đại học hệ chính quy chỉ đạt vào khoản 15 %, vậy còn 85% kia, ngoài các trường cao đẳng, dạy nghề, không lẽ ở nhà ăn bám bố, mẹ. Chắc chắn là các em sẽ tìm cách học Đại học tại chức, đồng thời trong thời gian học tại chức các em ôn thi đại học hệ chính quy tiếp hay vừa học đại học tại chức vừa đi làm. Ngoài ra, một số lượng vô cùng lớn các cán bộ, công nhân, viên chức đang nắm giữ những vị trí khác nhau trong các cơ quan, ban ngành của nhà nước, trong các đơn vị, các tổ chức kinh tế xã hội khác nhau chưa có trình độ đại học. Với nhu cầu đổi mới đất nước, với sự phát triển và điều kiện của nền kinh tế thị trường, họ cần phải có kiến thức, họ mong muốn được học, được nâng cao kiến thức, nhưng họ lại không có điều kiện học tập trung chính quy, mà học tập theo hình thức tại chức lại giúp giải quyết vấn đề này. Ngay cả đội ngũ thương gia, những doanh nghiệp tư nhân, những người lao động tự do cũng mong muốn hiểu biết, cũng tham gia đi học Đại học taị chức . Vây, học tập theo hình thức tại chức có xu hướng ngày một gia tăng về số lượng và chất lượng. 1.3. Đặc điểm của giảng dạy và học tập hệ đại học tại chức. 1.3.1. Đặc điểm của giảng dạy hệ đại học tại chức Đặc điểm của giảng dạy đại học hệ tại chức: là loại hình đào tạo mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng cả về nội dung và hình thức học. Đây là hình thức vừa làm vừa học, cho nên, thời gian học tập và nghiên cứu sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc của mỗi đơn vị, tổ chức, hoặc cá nhân. Do vậy việc giảng dạy của giáo viên cũng phụ thu._.ộc vào thời gian của các đơn vị, tổ chức, cá nhân ký hợp đồng đào tạo theo hình thức này. Một đặc điểm nữa của giảng dạy hệ đại học tại chức là về nguyên tắc, lấy chương trình của hệ đào tạo chính quy làm chuẩn để xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa cho hệ đào tạo tại chức là đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên Bộ cũng cho phép đối với hệ đào tạo tại chức, đặc biệt là các lớp mở tại địa phương, căn cứ vào đặc điểm của đối tượng học, nội dung đào tạo cần bám sát nhu cầu đòi hỏi của địa phương (đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của địa bàn mở lớp) có thể tăng - giảm một số nội dung cần thiết và cần phải thay đổi những nội dung không còn phù hợp. 1.3.2. Đặc điểm của học tập và tự học tập hệ đại học tại chức Học tại chức có đặc điểm là: hình thức học tại chức chủ yếu là do kinh phí của người học, do đó người học tự chọn ngành nghề đào tạo theo nhu cầu thị trường sức lao động, nên rất dễ dẫn đến việc đổ xô vào học một số ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng và có thu nhập cao, gây ra sự mất cân đối trong ngành nghề đào tạo, và sự quá tải đối với một số chuyên ngành. Mặt khác do đối tượng học ngày càng mở rộng, mục đích đi học cũng khác nhau, đặc biệt là từ khi nhà nước ban hành các quy định về chức danh nghề nghiệp và chuẩn hóa đội ngũ công chức, viên chức nhà nước dẫn đến một số người coi việc đi học để có bằng nhằm giữ chức vụ hơn là kiến thức. Nếu nhà nước chưa thực sự triển khai cơ chế tuyển dụng cán bộ được đào tạo một cách hợp lý thì khó tránh khỏi những hiện tượng tiêu cực trong việc thi kiểm tra đánh giá và cấp chứng chỉ văn bằng. Tự học Đại học tại chức có đặc thù riêng là phần lớn những người tham gia học Đại học tại chức đều đã có gia đình riêng, do bận với công việc cơ quan, do bận rộn gia đình, con cái, nên việc tự học là một ngại ngùng vô cùng lớn. Mặt khác, sinh viên hệ Đại học tại chức ít bị kiểm tra, soi xét của giáo viên, nên chây lười, và học đối phó là chuyện đương nhiên. Do đó mà việc tự học Đại học tại chức phải gắn với một quyết tâm cao độ, học với tinh thần tự giác, tự chủ, độc lập. 1.4. Nội dung của tự học đại học tại chức 1.4.1. Yêu cầu đối với sinh viên hệ Đại học tại chức Xuất phát từ mục tiêu của học và tự học đại học tại chức là: Vừa đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội; Vừa tạo ra một nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Người tốt nghiệp đại học không nhất thiết phải được Nhà nước phân công công tác, mà phải tự tìm việc làm, tự tạo việc làm trong thị trường lao động. Xa hơn nữa là có thể tạo việc làm cho cả người khác. Muốn vậy, sinh viên hệ tại chức phải đảm bảo thực hiện các yêu cầu sau: Thứ nhất: sinh viên hệ đại học tại chức buộc hiểu rõ yêu cầu của thời đại đối với giáo dục nói chung, đối với bản thân mình nói riêng, phải có tinh thần dân chủ và ham muốn vươn lên. Thứ hai: sinh viên hệ đại học tại chức phải nắm vững mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của học tập, từ đó xác định một động cơ học tập đúng và mạnh. Nói cách khác là sinh viên hệ tại chức cần hình dung rõ ràng, chính xác tương lai (đầu ra và khả năng phục vụ) của mình. Từ đó, đối chiếu với trình độ hiện có (đầu vào) của bản thân, để có kế hoạch phấn đấu hẳn hoi nhằm biến đầu vào thành đầu ra. Thứ ba: sinh viên hệ đại học tại chức cần chủ động hạn chế tác hại của “nhiễu” từ môi trường xã hội, môi trường giáo dục. Đồng thời thường xuyên tác động vào mình thông qua quá trình phấn đấu học, hỏi. Thứ tư: sinh viên hệ đại học tại chức nhất thiết phải tuân theo các nguyên tắc dạy – học, phải tích cực, chủ động, nhận sự tác động của giáo viên. Thứ năm: sinh viên hệ đại học tại chức cần học tập theo cả hai con đường là học có ý thức và học ngẫu nhiên. Học và làm, qua làm mà học, qua học mà làm tốt hơn, học mọi nơi, mọi lúc, học trong mọi điều kiện và học hỏi mọi người. Thứ sáu: sinh viên hệ đại học tại chức cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá, đối chiếu, so sánh ý kiến của mình với bạn bè, với giáo viên. Ngoài ra, để có đủ điều kiện dự thi hết môn học thì sinh viên phải có đủ các điều kiện sau: Sinh viên phải có mặt nghe giảng ở lớp từ 80% trở lên đối với thời gian quy định giảng dạy trên lớp của môn học đó. Sinh viên phải làm đầy đủ bài tập điều kiện kể cả phương thức học định kỳ và phương thức học ngoài giờ hành chính, phải đạt yêu cầu từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10) Sinh viên phải nộp đầy đủ học phí theo quy định của nhà trường 1.4.2. Nội dung của tự học đại học tại chức Tự học Đại học tại chức là một quá trình từ tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức lý thuyết của giảng viên, đến việc tự thiết kế, sắp xếp việc học riêng của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với thời gian học trên lớp nhưng vẫn đảm bảo được giờ giấc làm việc. Do đặc thù và quy chế học Đại học tại chức ở Việt nam, mà việc tự học tại chức của sinh viên hệ Đại học tại chức mang những nội dung sau: - Nghe và ghi chép những kiến thức mà giáo viên giảng trên lớp theo ý hiểu riêng của mình. - Nghiên cứu các kiến thức trong giáo trình đã được giảng viên giảng trên lớp hoặc hướng dẫn. - Đọc và nghiên cứu các loại sách, báo, tài liệu, chuyên môn và nghiệp vụ thuộc chuyên ngành học. - Thực hiện các bài tập, các bài kiểm tra bắt buộc (giáo viên giao cho) sau mỗi chương và sau mỗi môn học - Làm tất cả các bài tập trong giáo trình (thuộc loại không bắt buộc) - Tự làm các bài tập tình huống độc lập, sau đó tham khảo ý kiến giáo viên, hoặc bạn bè, đồng nghiệp - Đọc và phân tích các tài liệu tham khảo - Phân tích các kinh nghiệm thực tế, liên hệ với kiến thức lý thuyết đã nghiên cứu. - Lưu lại những kiến thức đã lĩnh hội được một cách bài bản, có hệ thống dưới hình thức vở ghi, đĩa CD, máy vi tính. - Tự đánh giá kết quả quá trình học tập của mình, từ đó có biện pháp phấn đấu hơn nữa. Tóm lại, nội dung của tự học tập đại học hệ tại chức là cần hướng toàn bộ mọi hoạt động của người học cho mục tiêu đào tạo, cần tích cực chủ động trong quá trình học tập, cần kết hợp học với hành. 1.4.3. Nội dung chương trình môn học Nội dung các môn học đối với hệ đại học tại chức về cơ bản giống như giảng dạy cho hệ chính quy, nhưng số tiết giảng lý thuyết trên lớp của giáo viên ít hơn 15%. Đối với hệ tại chức, nhà trường yêu cầu giáo viên khi lên lớp chỉ giới thiệu cho sinh viên những vấn đề cốt lõi của môn học, sau đó hướng dẫn để sinh viên về tự học, tham khảo thêm các tài liệu cần thiết để nắm vững kiến thức môn học. Sau mỗi môn học đều có bài tập hoặc bài kiểm tra bắt buộc để xét tư cách dự thi. Sinh viên không đạt yêu cầu về bài tập hoặc bài kiểm tra sẽ không đủ điều kiện dự thi hết môn học đó. Về cơ cấu kiến thức, hệ đào tạo tại chức cũng đảm bảo 3 khối kiến thức: kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên ngành và kiến thức chuyên ngành. Tuy vậy, chưa ai có thể khẳng định tính hợp lý về cơ cấu môn học đối với các chuyên ngành đào tạo. Về cơ bản vẫn là sự dập khuôn theo chương trình của hệ đào tạo chính quy Theo quy định của nhà trường, bộ môn phải chịu trách nhiệm về nội dung giảng dạy, hệ thống, kiểm tra và tổ chức thi học kỳ theo chương trình thống nhất chung. Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy học tập của hệ tại chức hàng năm đã gửi đến các bộ môn, trường yêu cầu khoa và bộ môn phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy hệ tại chức phải thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy và học tập đã thông báo. Bộ môn phải tổ chức sinh hoạt khoa học, dự giờ giảng, phổ biến và bàn cách thực hiện các văn bản, chế độ chính sách, nội quy, quy chế và những quy định về công tác giảng dạy, học tập đối với giáo viên và sinh viên. Giáo viên phải thực hiện việc quản lý học tập của sinh viên trên lớp: sinh viên phải đi học đầy đủ và đúng giờ. Giáo viên giảng dạy môn học phải xác định tư cách dự thi của sinh viên, trên cơ sở đó lập danh sách sinh viên không được thi, ghi rõ lý do gửi về khoa tại chức và thông báo cho sinh viên biết sau khi giảng xong môn học. 1.4.4. Các hình thức học đại học tại chức * Học ngoài giờ làm việc (ngoài giờ hành chính): Theo phương thức này, người học đến lớp vào các buổi tối hoặc ngày thứ 7 và chủ nhật theo quy định. Một tuần học từ 3 đến 4 buổi, mỗi buổi bố trí từ 3 đến 4 tiết theo lịch học định trước và kéo dài liên tục suốt cả quá trình đào tạo. Phương thức này có ưu điểm cơ bản: + Phù hợp với những người đang công tác mà không có điều kiện được sử dụng thời gian vào học tập trong giờ làm việc. + Tạo điều kiện cho nhiều người có nhu cầu tự đào tạo mà không ảnh hưởng nhiều đến công việc và thu nhập của chính họ. + Người học tiếp cận thường xuyên với giáo viên và nhà trường nên việc nhận thức môn học, chương trình học được đảm bảo liên tục. Tuy nhiên phương thức này cũng có những hạn chế nhất định, đó là: chỉ phù hợp với những người làm việc tĩnh, ổn định ở khu vực tương đối gần trường lớp. Nếu phải làm việc lưu động, thời gian làm việc không ổn định hoặc nơi ở xa lớp, giao thông không thuận lợi thì rất kho duy trì được việc thực hiện học tập trong suốt quá trình 5 năm. * Phương thức tập trung định kỳ (có thể theo tháng, quý, năm) Hiện nay chủ yếu đang tồn tại phương thức học ổn định 1 năm 2 kỳ tập trung, mỗi kỳ tập trung khoảng 2 tháng. Phương thức này đảm bảo thu nhận người học trên phạm vi cả nước. Mỗi kỳ tập trung, thi hết môn của kỳ học trước và giới thiệu các môn học mới. Với phương thức này, sinh viên có điều kiện thực hiện đầy đủ các quy định, quy chế về tự học và làm bài tập, tham quan, khảo sát, tiểu luận, đề án... Phương thức này tạo điều kiện cho các địa phương liên kết mở lớp tại tỉnh, nhà trường có điều kiện “đưa lớp về gần với người học”. Đối với phương thức này, để kiểm tra việc tự học, nhà trường cần có những quy chế quy định cụ thể, chặt chẽ với người học và người dạy. Hai phương thức trên hiện đang được thực hiện tại đại học Kinh tế quốc dân và hầu hết các trường khác theo loại hình đào tạo tại chức. Tuy vậy, hai phương thức này mới chỉ đáp ứng được đòi hỏi phát triển kinh tế trong thời bao cấp và giai đoạn đầu của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường. Khi đất nước chuyển sang thời kỳ hội nhập với kinh tế thế giới, tốc độ phát triển kinh tế sẽ mạnh mẽ hơn, tính chất công việc trong các hoạt động kinh tế sẽ đa dạng hơn, nhu cầu tự đào tạo và đào tạo lại của mỗi cá nhân sẽ lớn hơn, trong khi đó độ ổn định trong một công việc ngày càng có nhiều khả năng kém bền vững. Điều đó dẫn đến khả năng học liên tục ngoài giờ hàng tuần hoặc thời gian tập trung học định kỳ hàng năm theo một lịch trình cố định như hiện nay là khó có thể thực hiện đối với một bộ phận rất lớn có nhu cầu học trong xã hội. Những năm gần đây, đối tượng học tại chức lại không chỉ là cán bộ công nhân viên trong biên chế nhà nước, mà còn là lực lượng lao động xã hội, thuộc mọi thành phần kinh tế. Thêm nữa, không chỉ có cán bộ, những người đang làm việc mà cả học sinh phổ thông mới tốt nghiệp ra trường, chưa tìm được việc làm cũng tham gia học tại chức. Do vậy phương thức học định kỳ, hàng năm tập trung 2 kỳ, mỗi kỳ 2 đến 2,5 tháng không hoàn toàn phù hợp với người đi học. Nhà trường cần chủ động đa dạng hóa phương thức đào tạo, điều chỉnh phương thức học, ngoài phương thức tổ chức học định kỳ hàng năm như trước đây, còn có các phương thức học định kỳ hàng tháng, học định kỳ tuần. 1.4.5. Các hình thức tự học đại học tại chức Ngoài học ở trường như: có mặt trên lớp (theo kế hoạch, chương trình học tập mà trường đã đề ra) để nghe giáo viên giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn cách học tập, thảo luận các tình huống lý thuyết và thực tế thuộc chuyên ngành học, sinh viên hệ Đại học tại chức cần phải tự học qua các hình thức sau: - Học ở nhà: với hình thức học tập này, sinh viên hệ Đại học tại chức phải đọc vở ghi, giáo trình, làm hết những bài tập được giao, đọc tài liệu thuộc chuyên ngành học, đọc các loại tài liệu tham khảo. - Học tranh thủ những lúc nhà rỗi ở cơ quan: có thể tranh thủ làm bài tập, đọc tài liệu hay học hỏi kinh nghiệm thực tế rồi đối chiếu với lý thuyết đã được học để tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân. - Học tập và trao đổi theo nhóm bạn: đây là một cách học hay đối với những người có tính cách sôi nổi, hoà đồng. Cách học này không bó buộc về giờ giấc lắm, thêm vào nữa, nó giúp những người học, nhát, ngại không dám hỏi trực tiếp thày, và hỏi bạn cũng mang lại rất nhiều điều hay bởi “Học thầy không tầy học bạn”. - Học trong thư viện: hình thức học này phù hợp với những học viên chỉ ưa yên tĩnh, phù hợp với những người có thời gian, có thể vào thư viện vào giờ hành chính (thường thư viện chỉ mở cửa vào giờ hành chính). Mặt khác, tài liệu trong thư viện thường phong phú hơn những nơi khác. - Học thông qua mạng Iternet: đây là hình thức học hay, nhanh, nhưng chỉ phù hợp đối với những người yêu tin học, có khả năng và điều kiện tiếp cận nhiều với máy tính, truyền thông. Hình thức học này tương đối phong phú, thông tin cập nhật, nhưng đôi khi thông tin không phải lúc nào cũng chính xác tuyệt đối. - Học trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, đài. Hình thức học này có vẻ kém hiệu quả nhất bởi việc giảng dạy trôi đi rất nhanh, khó có thể xem lại, đọc lại, hoặc ghi lại, hoặc hỏi thầy những gì vừa nghe hoặc vừa ghi chép được được mà chưa hiểu. Mặt khác, chỉ có thể biết được một loại thông tin trong một lần học. CHƯƠNG II thực trạng quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường đại học kinh tế quốc dân 2.1. Tổng quan về quá trình đào tạo Đại học hệ tại chức và khoa quản lý đào tạo Đại học tại chức ở trường Đại học kinh tế quốc dân 2.1.1. Quá trình đào tạo Đại học hệ tại chức của đại học Kinh tế quốc dân trong những năm qua. Trường đại học Kinh tế quốc dân (trước đây mang tên Trường Kinh tế Kế hoạch) là một trong các trường đại học ở Việt Nam sớm có hệ đào tạo tại chức. Từ năm 1961, trường đã được Ban bí thư trung ương và Bộ giáo dục giao nhiệm vụ cho trường đào tạo cán bộ quản lý kinh tế ở bậc đại học theo hình thức vừa học vừa làm (hệ tại chức). Từ đó đến nay đã hơn 40 năm, hệ đào tạo tại chức của trường được giữ vững và liên tục phát triển. Hơn 40 năm bằng hình thức đào tạo tại chức, đại học Kinh tế quốc dân đã đào tạo cho đất nước một số lượng lớn các cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh, cụ thể là từ năm 1961 đến hết năm 2004 tuyển vào 55406 người, cấp bằng đại học cho 28584 người với nhiều ngành học và phương thức học khác nhau, trong đó: Chuyên tu tại chức (từ Khoá1 đến Khoá5): 3131 Tại chức ngắn hạn (từ Khoá1 đến Khoá5): 1565 Tại chức dài hạn (từ Khoá1 đến Khoá31): 21888 Đa số sinh viên ra trường được các cơ quan thực tế đánh giá tốt về sự vận dụng lý luận vào thực tiễn một cách linh hoạt, sáng tạo; về năng lực làm việc và hiệu quả công việc nâng lên rõ rệt. Quá trình đào tạo Đại học hệ tại chức của đại học Kinh tế quốc dân hơn 40 năm qua có thể chia thành các thời kỳ: a. Thời kỳ từ 1961-1965: Miền Bắc bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, các nhà máy, công nông trường đang rất cần cán bộ quản lý kinh tế. Trường mở 4 khóa chuyên tu tại chức thời gian 2,5 - 3 năm, phương thức học tập trung 2 kỳ/năm với các chuyên ngành Kinh tế công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế vật tư, ngân hàng và kế toán. Đối tượng theo học là cán bộ, công nhân viên nhà nước đang công tác đúng ngành đào tạo, có thâm niên nghề từ 5 năm trở lên, mức lương cán sự 3 trở lên, có bằng tốt nghiệp cấp 3 (phổ thông hoặc bổ túc văn hóa) hoặc trung học chuyên nghiệp. Giáo trình, tài liệu dùng chung với hệ chính quy, giáo viên là những người có trình độ, có thâm niên nghề từ 5 năm trở lên. Khóa 1 và 2 mở thí điểm tại trường, khoá 3 mở thêm Hải Phòng, Nam Định, khóa 4 mở rộng đến Thanh Hóa, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên. Tổng số lượng tuyển sinh là 3136 người (trong đó có 561 người đã tốt nghiệp và đã được cấp bằng đại học) Bảng2: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1961-1965 Đơn vị: người Năm 1961 1962 1963 1964 1965 Số Sinh viên tuyển mới 250 850 645 468 763 Số Sinh viên đang học 250 978 716 1145 1894 Tốc độ phát triển hàng năm (%) 1.00 3.91 0.73 1.60 1.65 b. Thời kỳ 1966-1975: Đây là thời kỳ khó khăn, gian khổ nhất đối với thầy trò trường đại học Kinh tế quốc dân cũng như đối với cả nước ta vì cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc. Trường phải đi sơ tán, cán bộ, giáo viên, sinh viên sơ tán khắp nơi, một số lên đường nhập ngũ... Điều kiện ăn ở, học tập, đi lại không những khó khăn mà còn có lúc nguy hiểm đến tính mạng. Giáo viên đi giảng tại chức bằng mọi phương tiện: tàu hỏa, ô tô, xe đạp, lớp học tranh tre nứa lá thậm chí cả trong hang núi (hang Quàn - Ninh Bình). ánh sáng không đủ, chủ yếu là đèn dầu, bàn ghế bằng tre nứa hoặc đôi khi là ngồi xổm... Khó khăn là vậy nhưng đào tạo tại chức của Kinh tế quốc dân vẫn không ngừng phát triển. Về loại hình đào tạo: bên cạnh loại hình chuyên tu trường mở thêm hình thức bồi dưỡng tại chức cho cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo các ngành, các địa phương với thời gian từ 18 đến 24 tháng và cấp giấy chứng nhận cho số môn đã học (12 - 20 môn) và bắt đầu mở đào tạo dài hạn tại chức cấp bằng đại học cho cán bộ nguồn các cơ quan, xí nghiệp và số ít ở HTX. Hệ dài hạn tại chức ngoài tiêu chuẩn bằng cấp ra còn yêu cầu có thời gian công tác từ 5 năm trở lên trong ngành nghề đào tạo. Thời gian học là 5 năm. Về địa bàn đào tạo: ngoài các địa phương đã mở lớp trước đây, với phương châm “đưa lớp học về với người học” trường đã mở lớp cho các tỉnh miền núi, biên giới như Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Thái, Sơn La, Lai Châu. Số lượng tuyển sinh tại chức thời kỳ này là 3608 người, cấp bằng đại học cho 2098 người và cấp giấy chứng nhận cho 1449 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý kinh tế. Bảng 3: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1966 –1975 Đơn vị: người Năm 1966 1967 1968 1969 1970 1971 1972 1973 1974 1975 Số SV tuyển mới (Số người) 805 600 790 306 159 290 227 300 332 366 Số SV đang học (Số người) 1501 2763 2107 2413 1098 895 1025 1206 1442 1373 Tốc độ phát triển (số lần tăng) 0.79 1.84 0.76 1.15 0.46 0.82 1.15 1.18 1.2 0.95 Qua số liệu ở bảng trên có thể thấy số sinh viên tuyển hàng năm không đều đặn nhưng bình quân 10 năm (1966-1975) mỗi năm tuyển mới là 418 sinh viên. Số sinh viên đang học bình quân hàng năm là 1582 sinh viên. c. Thời kỳ từ năm 1976-1986: Đất nước hoàn toàn thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhu cầu về cán bộ quản lý kinh tế cho các tỉnh phía Nam, các tỉnh Tây Nguyên đã đặt ra cho trường nhiệm vụ nặng nề. Song song với sự tăng đột biến về quy mô đào tạo hệ chính quy tập trung là sự tăng lên tương ứng của hệ đào tạo tại chức. Ngoài các lớp mở tại trường, hệ đào tạo tại chức còn được mở ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, mở tại các Bộ, ban ngành ở Trung ương, có nhiều lớp mở xuống tận huyện, các cơ sở sản xuất kinh doanh, hợp tác xã nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, một số lớp mở đến các tỉnh Bình Trị Thiên, các tỉnh miền núi, Tây nguyên, đồng bằng Nam bộ, Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh. Mười năm của thời kỳ này đã tuyển vào 5469 người; cấp bằng đại học cho 3546 người; số người tham gia học chương trình bồi dưỡng kinh tế đã được cấp giấy chứng nhận là 5825 người. Bảng 4: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1976 –1986 (Đơn vị: người) Năm 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 Số Sinh viên tuyển mới 236 536 580 688 627 570 412 430 396 586 635 Số Sinh viên đang học 1499 1893 2063 2135 2537 2606 2498 2110 2769 2493 2584 Tốc độ phát triển (%) 1.00 1.26 1.09 1.03 1.19 1.03 0.96 0.84 1.31 0.90 1.04 d. Thời kỳ từ 1986 - 1996: Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới: cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp được chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng, nhà nước nhằm thực hiện một nền giáo dục thường xuyên theo hướng của của Nghị quyết hội nghị Trung ương khóa VII, nhà trường đã tập trung sức vào việc đổi mới mục tiêu, chương trình, kế hoạch đào tạo, tiếp tục đa dạng hóa phương thức đào tạo, loại hình đào tạo, mở rộng đối tượng đào tạo. Đây là thời kỳ khó khăn trong đào tạo tại chức của trường. Hệ thống giáo trình phải bổ sung, thay đổi, chuyển đổi cơ chế quản lý kéo theo sự sắp xếp lại tổ chức, phương thức quản lý, chế độ đãi ngộ với người học, phương thức học có sự thay đổi. Vì vậy những năm đầu 1986 -1990 quy mô đào tạo có chững lại. Nhưng sau đó từ năm 1991 trở đi nhu cầu đào tạo tại chức đã được xã hội khẳng định nên quy mô đào tạo tiếp tục tăng lên. Mười năm của thời kỳ này tuyển vào17932 sinh viên, gấp 3.2 lần so với 10 năm trước (1976-1986). Số người được cấp bằng đại học là 5681; số người tham gia học các lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế được cấp giấy chứng nhân là 2986. Bảng 5: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1987 –1996 (Đơn vị: người) Năm 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 Số Sinh viên Tuyển mới 708 581 819 1436 1196 2290 2545 2130 3009 3216 Số sinh viên đang học 1811 1696 3452 4082 4512 5455 6862 7109 8641 10564 Tốc độ phát triển (số lần) 0.70 0.94 2.04 1.18 1.11 1.21 1.26 1.04 1.22 1.22 e. Thời kỳ từ 1997 đến nay: Có thể nói đây là thời kỳ đào tạo đại học nói chung và đào tạo đại học tại chức nói riêng tăng lên đáng kể với sự ra đời của hàng loạt các trường đại học dân lập, viện đại học mở, đại học bán công... Ngoài các phương thức học truyền thống có thêm phương thức học từ xa: người học tự nghiên cứu tài liệu qua băng hình, đĩa hình, tài liệu tham khảo, sau đó tập trung hệ thống và thi. Sự gia tăng đáng kể nhu cầu đào tạo đại học một phần do sự mất cân đối trong đào tạo giữa các hệ công nhân kỹ thuật - cán bộ trung cấp và cán bộ đại học, mặt khác do chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy tập trung rất hạn chế (chỉ tuyển 10-15% học sinh tốt nghiệp PTTH) nên sức ép với hệ đào tạo tại chức của trường là rất lớn. Mặc dù vậy nhưng không chạy theo sự biến động của nhu cầu, hết sức tránh thương mại hóa đào tạo, đại học Kinh tế quốc dân vẫn nghiêm túc thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh tại chức của Bộ GD-ĐT, thực hiện đúng quy chế giảng dạy, học tập, quản lý học sinh và tuyển sinh của Bộ cũng như quy định của Nhà nước. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn nhà trường tập trung mạnh mẽ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo tại chức với các biện pháp cụ thể như: Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, áp dụng chương trình khung theo quy định của Bộ Giáo dục – đào tạo Bảo đảm quy mô lớp học theo đúng quy định, bổ sung quy chế lên lớp, tự học, kiểm tra chặt chẽ các kì thi hết môn, hết học phần cũng như giờ lên lớp của giáo viên, sinh viên. Sắp xếp, phân công lại các loại hình đào tạo trong trường: chuyển hệ bồi dưỡng tại chức sang Viện quản trị kinh doanh (nay là trung tâm đào tạo liên tục), ngừng đào tạo hệ đại học chuyên tu, đại học ngắn hạn, mở thêm loại hình đào tạo bằng 2 (cho những người đã có 1 bằng tốt nghiệp đại học) với thời gian đào tạo từ 3-3,5 năm bằng hình thức tại chức. Bảng 6: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1997 – 2004 (Đơn vị: người) Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Số SV tuyển mới 4467 2953 2603 2899 2467 3305 2567 3265 Số SV đang học 12972 13731 14007 14136 14202 12831 12944 13690 Tốc độ phát triển (số lần) 1.22 1.06 1.02 1.01 1.00 0.90 1.01 1.06 Qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, hệ đào tạo tại chức của đại học Kinh tế quốc dân đã không ngừng phát triển cả về quy mô đào tạo, loại hình đào tạo cũng như địa bàn và đối tượng đào tạo, với số lượng 26937 sinh viên được cấp bằng cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh gồm nhiều chuyên ngành cụ thể khác nhau, đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh của xã hội. Những cán bộ được đào tạo qua trường đã và đang công tác ở các thành phần kinh tế, ở khắp mọi miền của tổ quốc và không ít người đang giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp. Sự phát triển nền kinh tế đất nước đã có sự đóng góp đáng kể của những cán bộ được đào tạo bằng hình thức tại chức của đại học Kinh tế quốc dân. Điều đó khẳng định vị trí, vai trò của đại học Kinh tế quốc dân đối với xã hội và cũng khẳng định sự lớn mạnh và phát triển ngày càng đúng hướng của hệ thống đào tạo tại chức tại trường đại học Kinh tế quốc dân. 2.1.2. Khoa quản lý đào tạo Đại học tại chức trường đại học kinh tế quốc dân - Chức năng, nhiệm vụ Chức năng Khoa Quản lý đại học tại chức trường Đại học kinh tế quốc dân là một đơn vị đầu mối về quản lý đào tạo hệ Đại học vừa học vừa làm. Có chức năng tham mưu cho hiệu trưởng về công tác quản lý các loại hình đào tạo Đại học không chính quy và văn bằng II được giao. Nhiệm vụ + Đầu mối xây dựng, trình hiệu trưởng phê duyệt quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển đồng bộ các loại hình đào tạo vừa học vừa làm theo yêu cầu của trường trọng điểm quốc gia. + Phát triển loại hình liên kết, liên doanh kết hợp đào tạo, bồi dưỡng Đại học tại chức với các trường, với các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở đào tạo khác. Xây dung và tổ chức thực hiện các đề án thí điểm, đề án nâng cao chất lượng đào tạo hệ Đại học không chính quy. + Đầu mối tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu, xúc tiến, giới thiệu và khuyếch trương các chuyên ngành đào tạo không chính quy với các ngành, các địa phương. Đề xuất cơ chế liên kết đào tạo với các địa phương và cơ sở đào tạo tại chức. + Đầu mối tổ chức đánh gía tính phù hợp của sản phẩm đào tạo với yêu cầu của người sử dụng lao động làm cơ sở cho việc đổi mới chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo hệ không chính quy nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của xã hội. + Đề xuất với hiệu trưởng ban hnàh những quy định của trường về quản lý quá trình đào tạo Đại học tại chức và các hệ khác được giao. + Đề xuất chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh cho các hệ đào tạo Đại học không chính quy và các hệ khác được giao. Chia lớp trên cơ sở học viên trúng tuyển. + Chủ trì tiếp nhận, bố trí, sắp xếp học viên trúng tuyển vào các lớp theo quy định của trường. Tiếp nhận, kiểm tra, rà soát, quản lý hồ sơ học viên, quản lý các lớp học thuộc các hệ đào tạo được giao. + Chủ trì tổ chức khai giảng, bế giảng cho các hệ đào tạo Đại học tại chức và các hệ khác được giao. + Xây dựng và thực hiện điều độ kế hoạch giảng dạy và học tập theo học kỳ và năm học của các hệ đào tạo được giao. Lập thời khoá biểu giảng dạy và học tập. Lịch thi học phần cho học viên. Thông báo nhiệm vụ giảng dạy cho các bộ môn… + Phối hợp với Phòng thanh tra, tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động giảng dạy, thực hiện chế độ công tác của giáo viên. Tiếp nhận bảng điểm để vào sổ và lưu điểm của học viên do các khoa, các bộ môn chuyển đến… 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học và tự học của sinh viên hệ tại chức trường đại học kinh tế quốc dân 2.2.1. Nhóm các nhân tố khách quan Đây là nhóm các nhân tố thuộc xã hội và nhà trường, nó tác động mạnh mẽ tới ý thức của người học, nó có thể làm cho người học cố gắng hơn hay chây ỳ hơn, bất cần học hơn mà vẫn có thể làm được việc. Nhóm này gồm các yếu tố sau: * Đòi hỏi của xã hội, của thị trường lao động Xã hội và thị trường lao động càng phát triển càng đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn giỏi, năng động sáng tạo, có năng lực trong công tác, có tác phong chuyên nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, có khả năng làm việc linh động, chấp nhận sự thay đổi, nhanh thích nghi với những công việc mới, có mục tiêu và sự quyết tâm cao, có sự cống hiến, trung thực và đáng tin cậy, ngoài ra còn phải hiểu biết ngoài lề. Bởi lẽ người lao động vừa là yếu tố đầu vào, vừa là yếu tố thực hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố đầu vào khác để đạt được một hiệu quả lao động, sản xuất và kinh doanh cao, vừa là yếu tố làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ sức lao động, nên xã hội và thị trường lao động luôn đòi hỏi nguồn nhân lực không chỉ về số lượng, về cơ cấu mà còn đòi hỏi đồng bộ về ngành nghề và trình độ. Do sự đòi hỏi ngày một khắt khe hơn về năng lực của người lao động như trên, nên muốn có chỗ làm tốt, ổn định, muốn được vào làm việc trong các công ty, doanh nghiệp hay cơ quan hành chính sự nghiệp, hoặc tự tạo được việc làm cho mình và cho người khác, để dễ hòa nhập với đời sống xã hội thì người lao động đều cần phải có tay nghề và năng lực chuyên môn, có đủ sức cạnh tranh. Chính vì thế mà việc học hành, nhất là tự học, tự trau dồi kiến thức để tự cứu lấy mình, để sống có ích, để phù hợp hơn với những yêu cầu mà thực tế xã hội đặt ra là vô cùng cần thiết và cấp bách. * Trình độ nguồn nhân lực của xã hội nói chung Theo niên giám thống kê năm 2003, thì tình hình về trình độ cán bộ của các vùng, miền trong cả nước như sau: Tình hình về trình độ cán bộ của các vùng, miền trong cả nước năm 2003 Đơn vị: 1000 người Vùng Dân số Số sinh viên đại học và cao đẳng Tỷ lệ (%) Cả nước 79727400 908811 1,13 Đồng bằng sông Hồng 17455800 436675 2,50 Đông Nam Bộ 12578500 207071 1,60 Duyên hải Nam Trung Bộ 6785900 72092 1,06 Bắc Trung Bộ 10299100 61410 0,60 Tây Nguyên 4407200 24256 0,55 Đông Bắc 9136800 44679 0,50 Đồng bằng sông Cửu Long 16713700 58027 0,35 Tây Bắc 2350400 4601 0,20 (Nguồn: Niên giám thống kê 2003) Nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ Đại học và cao đẳng trong tổng nguồn nhân lực của Việt nam ta hiện nay rất thấp, còn ở mức quá “tinh hoa”, chỉ chiếm khoảng 2,5% là cao nhất ở vùng đồng bằng Sông Hồng, và thấp nhất là 0,2 ở vùng Tây Bắc. Với một nước thuộc loại “dân số trẻ” như vậy, lại là nước đang phát triển, đang vô cùng cần một lực lượng lao động có trình độ cao để lãnh đạo, có tay nghề cao để thực hiện những công việc cần làm của đất nước, để tiếp thu và nắm bắt kịp với sự phát triển của khu vực, của thế giới…Mặt khác, Việt nam có đến 70 % dân số sống ở nông thôn, phần lớn là làm nông nghiệp, lao động cơ bắp, ít được tiếp cận với những biến đổi, phát triển nhanh của nền kinh tế tri thức, mà chính trong thời điểm này, tốc độ đô thị hoá lại diễn ra đến chóng mặt, dẫn đến nông dân thiếu ruộng cày, phải đi kiếm việc làm ở thành thị. Thành thị bé nhỏ, tập trung quá đông dân, dẫn đến sự cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm diễn ._.o trình đã được giảng viên giảng trên lớp hoặc hướng dẫn. - Đọc và nghiên cứu các loại sách, báo, tài liệu, chuyên môn và nghiệp vụ thuộc chuyên ngành học. - Thực hiện các bài tập, các bài kiểm tra bắt buộc (giáo viên giao cho) sau mỗi chương và sau mỗi môn học - Làm tất cả các bài tập trong giáo trình (thuộc loại không bắt buộc) - Tự làm các bài tập tình huống độc lập, sau đó tham khảo ý kiến giáo viên,hoặc bạn bè, đồng nghiệp - Đọc và phân tích các tài liệu tham khảo - Phân tích các kinh nghiệm thực tế, liên hệ với kiến thức lý thuyết đã nghiên cứu. - Lưu lại những kiến thức đã lĩnh hội được một cách bài bản, có hệ thống dưới hình thức vở ghi, đĩa CD, máy vi tính. - Tự đánh giá kết quả quá trình học tập của mình, từ đó có biện pháp phấn đấu hơn nữa. Tự học đối với sinh viên hệ Đại học tại chức không nhằm mục đích nào khác việc: học để làm- làm mà học Muốn vậy, ngoài học ở trường, sinh viên hệ Đại học tại chức cần phải tự học qua các hình thức sau: - Học ở nhà: với hình thức học tập này, sinh viên hệ Đại học tại chức phải đọc vở ghi, giáo trình, làm hết những bài tập được giao, đọc tài liệu thuộc chuyên ngành học, đọc các loại tài liệu tham khảo. - Học tranh thủ những lúc nhà rỗi ở cơ quan: có thể tranh thủ làm bài tập, đọc tài liệu hay học hỏi kinh nghiệm thực tế rồi đối chiếu với lý thuyết đã được học để tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân. - Học tập và trao đổi theo nhóm bạn: Cách học này không bó buộc về giờ giấc lắm, thêm vào nữa, nó giúp những người học, nhát, ngại không dám hỏi trực tiếp thày, và hỏi bạn cũng mang lại rất nhiều điều hay bởi “Học thầy không tầy học bạn”. - Học trong thư viện: hơi mất thời gian ( vì thư viện chỉ mở cửa vào giờ hành chính). Nhưng, tài liệu trong thư viện thường phong phú hơn những nơi khác. Học thông qua mạng Iternet: đây là hình thức học hay, nhanh, nhưng chỉ phù hợp đối với những người yêu tin học, có khả năng và điều kiện tiếp cận nhiều với máy tính, truyền thông. Hình thức học này tương đối phong phú, thông tin cập nhật. - Học trên các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền hình, đài. Hình thức học này có vẻ kém hiệu quả nhất bởi việc giảng dạy trôi đi rất nhanh, khó có thể xem lại, đọc lại, hoặc ghi lại, hoặc hỏi thầy những gì vừa nghe hoặc vừa ghi chép được được mà chưa hiểu. Mặt khác, chỉ có thể biết được một loại thông tin trong một lần học. Tóm lại, để tự học tốt có nhiều giải pháp khác nhau, trên đây là một vài giải pháp mà tác giả đưa ra hy vọng rằng: với những giải pháp đó, sinh viên hệ Đại học tại chức nói chung và sinh viên hệ tại chức trường Đại học kinh tế quốc dân nói riêng xem xét, vận dụng thử nghiệm trong việc học và tự học tập của mình, để học tốt hơn nữa, và có thể chứng minh rằng chất lượng học của hệ Đại học tại chức không thua kém so với chất lượng của hệ Đại học chính quy. kết luận “Muốn phát triển tốt cần phải học, có học tốt mới có khả năng chăm lo được cho chính mình và cho mọi người”. Đó là khẩu hiệu mà hầu hết mọi sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học kinh tế quốc dân đều biết. Vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư vào con người, đầu tư cho sự phát triển, đầu tư vào khả năng sáng tạo và hình thành nguồn dự trữ quan trọng nhất của quốc gia “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Nơi nào giáo dục được đặt đúng vị trí sẽ dẫn đến sự hội tụ của trí tuệ do giáo dục đem lại và nâng vị trí kinh tế của nơi đó một cách rõ rệt. Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tự học tập của sinh viên đại học hệ tại chức tại trường Đại học kinh tế quốc dân, hy vọng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng của đào tạo Đại học hệ tại chức, và công cuộc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên để thực hiện được sứ mệnh này, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác nhau và là quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tập trung cố gắng của toàn xã hội. Hy vọng rằng trong thời gian tới, với sự quan tâm đúng mực của toàn xã hội, của mọi người, mọi nhà, của Nhà nước, của các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, công tác đào tạo cán bộ, cử nhân kinh tế và quản trị kinh doanh hệ tại chức sẽ được đổi mới và phát triển có chất lượng cao, đạt kết quả lớn để thỏa mãn tối đa nhu cầu ngày càng cao về chất lượng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh của các ngành, địa phương và doanh nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển đất nước. phụ lục 1 Bộ giáo dục và đào tạo Đại học KTQD Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập- Tự do- hạnh phúc Kế hoạch học tập Ngành: quản trị kinh doanh Khoa: ngân hàng - tài chính Chuyên ngành: tài chính Khoá : 36 hệ tại chức (từ năm 2003 đến năm 2007) A) Khung thời gian (Bố trí theo tuần) Năm thứ Lên lớp Thi Thực tập Nghỉ Phục vụ TS Dự trữ Tổng số Kỳ1 Kỳ2 Học kỳ Tốt nghiệp Hè Tết 1 15 15 9 6 2 1 4 52 2 15 15 11 6 2 1 52 3 15 15 11 6 2 1 52 4 15 00 5 6 14 6 2 1 3TK 52 Tổng số 60 45 36 6 14 24 8 4 7 208 b) Kế hoạch học tập trong từng học kỳ TT Môn học Mã môn học Số HT Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Kỳ1 Kỳ2 Kỳ3 Kỳ4 Kỳ5 Kỳ6 Kỳ7 (03-04) (04-05) (05-06) (06-07) I. Giáo dục đại cương 84 1. Các môn ở năm thứ nhất 1 Kinh tế chính trị MLKT051 6 2 Chủ nghĩa CSKH MLCS001 4 3 Pháp luật đại cương LUKT001 3 4 Triết học MLTH002 5 5 Anh văn TTAV001 8 6 Toán cao cấp TOCB001 6 7 Lịch sự kinh tế TTLS001 3 8 Xã hội học TTXH001 3 9 Dân số học LĐZS001 3 10 Giáo dục Q. phòng QP 11 Thể dục TTTC 2. Các môn đại cương còn học tiếp ở các năm sau 12 Tin học đại cương TIKT001 4 4 13 Lý thuyết XS và Tkê toán TOKT007 4 4 14 Lsử Đảng CSVN MLLS001 4 4 15 Tư tưởng HCM MLLS002 3 3 16 Anh văn TTAV003 17 Lsử các học thuyết kinh tế MLKT053 3 3 18 Địa lý KT Việt nam MTKT002 3 3 II. Môn cơ sở a) Môn bắt buộc 49 19 Kinh tế vĩ mô TTVM001 4 4 20 Kinh tế vi mô KDVM001 4 4 21 Kế toán TC- DN KTKE021 4 4 22 Lý thuyết thống kê KTLT002 2 2 23 Thống kê DN TKKT003 3 3 24 Qtrị SX và tác nghiệp CNKT002 3 3 25 Tin học ứng dụng TOKT003 4 4 26 Anh văn KT và KD TTAV006 27 Kinh tế lượng TOKT001 4 4 28 L.thuyết Marketing MANL001 3 3 29 Quản trị nhân lực LĐTC002 3 3 30 KTế và QL môi trường MTKT001 3 3 31 Công nghệ và QLCN TTCN001 3 3 b) Môn tự chọn 15 1 Bảo hiểm BHKT005 3 3 2 Luật kinh tế LUKT002 3 3 3 Phương pháp toán TOKT017 3 3 4 Kiểm toán KTKT011 3 3 5 Kinh tế phát triển PTKT001 3 3 III. Môn chuyên ngành 40 a) Các môn chính 12-16 1 Lý thuyết tài chính tiền tệ NHLT001 6 6 2 Tài chính D N NHNV006 6 6 b) Các môn bổ trợ 24-28 1 Toán tài chính NHNV005 4 4 2 Nghiệp vụ NHTM NHNV002 4 4 3 Tài chính quốc tế NHQT001 4 4 4 Thị trường chứng khoán NHNV009 3 3 5 KTvà XLTT trong các NH thương mại NHNV003 4 4 6 Tài chính công NHLT004 4 4 7 Thẩm định tài chính dự án NHNV008 3 3 8 Marketing NH NHNV010 2 2 Tổng số 29 29 25 24 25 Tiểu luận, đề án, thực tập và thi tốt nghiệp Nội dung Mã Bộ môn hướng dẫn Số học trình Tiểu luận triết học MLTH099 Triết học 1 Đề án kinh tế chính trị MLKT099 Kinh tế chính trị 2 Đề án chuyên ngành chính NHCN001 Lý thuyết 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp NHCN002 5 Thi tốt nghiệp Chuyên môn 1 NHLT001 Lý thuyết 5 Môn1: Lý thuyết TC - TT Môn 2: Tài chính công Chuyên môn 2 NHTC001 Tài chính DN 5 Môn1: Tài chính DN Môn1: Thẩm định tài chính dự án Hoặc bảo vệ luận văn NHCN005 10 Hà nội, ngày 25 tháng 3 năm 2004 Khoa Ngân hàng – Tài chính Chủ nghiệm khoa PGS.TS: Nguyễn Hữu Tài phụ lục 2 Bộ giáo dục và đào tạo Đại học KTQD Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập- Tự do- hạnh phúc Kế hoạch học tập Ngành: quản trị kinh doanh Khoa: quản trị kinh doanh Chuyên ngành: quản trị kinh doanh tổng hợp Khoá : 36 hệ tại chức (từ năm 2003 đến năm 2007) A) Khung thời gian (Bố trí theo tuần) Năm thứ Lên lớp Thi Thực tập Nghỉ Phục vụ TS Dự trữ Tổng số Kỳ1 Kỳ2 Học kỳ Tốt nghiệp Hè Tết 1 15 15 9 6 2 1 4 52 2 15 15 11 6 2 1 52 3 15 15 11 6 2 1 52 4 15 00 5 6 14 6 2 1 3TK 52 Tổng số 60 45 36 6 14 24 8 4 7 208 b) Kế hoạch học tập trong từng học kỳ TT Môn học Mã Môn học Số HT Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Kỳ1 Kỳ2 Kỳ3 Kỳ4 Kỳ5 Kỳ6 Kỳ7 (03-04) (04-05) (05-06) (06-07) I. Giáo dục đại cương 84 1. Các môn ở năm thứ nhất 59 1 Kinh tế chính trị MLKT051 6 2 Chủ nghĩa CSKH MLCS001 4 3 Pháp luật đại cương LUKT001 3 4 Triết học MLTH002 5 5 Anh văn TTAV001 6 Toán cao cấp TOCB001 6 7 Lịch sự kinh tế TTLS001 3 8 Xã hội học TTXH001 3 9 Dân số học LĐZS001 3 10 Giáo dục Q.phòng QP 11 Thể dục TTTC 2. Các môn đại cương còn học tiếp ở các năm sau 12 Tin học đại cương TIKT001 4 4 13 Lý thuyết XS và Tkê toán TOKT007 4 4 14 Lsử Đảng CSVN MLLS001 4 4 15 Tư tưởng HCM MLLS002 3 3 16 Anh văn TTAV003 17 Lsử các học thuyết kinh tế MLKT053 3 3 18 PP nghiên cứu KD CNKT007 3 3 II. Môn cơ sở a) Môn bắt buộc 49 19 Kinh tế vĩ mô TTVM001 4 4 20 Kinh tế vi mô KDVM00 4 4 21 Kế toán TC- DN KTKE021 4 4 22 Lý thuyết thống kê KTLT002 2 2 23 Thống kê DN TKKT003 3 3 24 Tài chính DN NHNV010 4 4 25 Tin học ứng dụng TOKT003 4 4 26 Anh văn KT và KD TTAV006 8 3 3 2 27 Kinh tế lượng TOKT001 4 4 28 Lý thuyết Marketing MANL001 3 3 29 Quản trị nhân lực LĐTC002 3 3 30 KTế và QL môi trường MTKT001 3 3 31 Công nghệ và QLCN TTCN001 3 3 b) Môn tự chọn 15 32 Luật kinh tế LUKT002 3 3 33 Qtrị dự án XD CNKT006 3 3 34 Phân tích HĐKD KTPT001 3 3 35 Kỹ năng quản trị CNQT 4 4 36 Kinh tế quản lý KDQT002 3 3 III.Môn chuyên ngành 40 a) Các môn chính 15 37 Qtrị KD tổng hợp KDQT001 8 4 4 38 Qtrị SX và TN CNKT002 7 7 b)Các môn bổ trợ 25 39 Qtrị chi phí KD KDQT007 4 4 40 Đ đức và v hoá KD KDQT004 3 3 41 Qtrị hậu cần KD CNKT004 3 3 42 Clược KD& PTDN KDQT004 4 4 43 ứng dụng các Phương pháp tối ưu KDQT00 3 3 44 Qtrị chất lượng CNCL001 3 3 45 Quản trị văn phòng CNCL005 3 3 46 Chuyên đề tự chọn KDQT005 2 2 Tổng số 26 30 26 27 25 Tiểu luận, đề án, thực tập và thi tốt nghiệp Nội dung Mã Bộ môn hướng dẫn Số học trình Tiểu luận triết học MLTH099 Triết học 1 Đề án kinh tế chính trị MLKT099 Kinh tế chính trị 2 Đề án chuyên ngành chính AACN001 Qtrị KD tổng hợp 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp AACN002 Các bộ môn trong khoa 5 Thi tốt nghiệp Chuyên môn 1 AACN003 Qtrị KD tổng hợp 5 Môn1: Qtrị kinh doanh tổng hợp KDQT001 Môn 2: Qtrị chi phí kinh doanh KDQT007 Chuyên môn 2 AACN004 Ktế, qtrị KDCN và XD 5 Môn1: QTrị SX và TN CNKT002 Môn1: Qtrị hậu cần kinh doanh CNKT002 Hoặc bảo vệ luận văn AACN005 10 Hà nội, ngày 25 tháng 3 năm 2004 Khoa: Quản trị kinh doanh Chủ nghiệm khoa PGS.TS: Nguyễn Kế Tuấn phụ lục 3 Bộ giáo dục và đào tạo Đại học KTQD Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập- Tự do- hạnh phúc ______________________ Kế hoạch học tập Ngành: quản trị kinh doanh Khoa: kế toán Chuyên ngành: kế toán tổng hợp Khoá : 36 hệ tại chức (từ năm 2003 đến năm 2007) A) Khung thời gian (Bố trí theo tuần) Năm thứ Lên lớp Thi Thực tập Nghỉ Phục vụ TS Dự trữ Tổng số Kỳ1 Kỳ2 Học kỳ Tốt nghiệp Hè Tết 1 15 15 9 6 2 1 4 52 2 15 15 11 6 2 1 52 3 15 15 11 6 2 1 52 4 15 00 5 6 14 6 2 1 3TK 52 Tổng số 60 45 36 6 14 24 8 4 7 208 b) Kế hoạch học tập trong từng học kỳ TT Môn học Mã Môn học Số HT Năm1 Năm2 Năm3 Năm4 Kỳ1 Kỳ2 Kỳ3 Kỳ4 Kỳ5 Kỳ6 Kỳ7 (03-04) (04-05) (05-06) (06-07) I. Giáo dục đại cương 84 1. Các môn ở năm thứ nhất 59 1 Kinh tế chính trị MLKT051 6 2 Chủ nghĩa CSKH MLCS001 4 3 P.luật đại cương LUKT001 3 4 Triết học MLTH002 5 5 Anh văn TTAV001 8 6 Toán cao cấp TOCB001 6 7 Lịch sự kinh tế TTLS001 3 8 Xã hội học TTXH001 3 9 Dân số học LĐZS001 3 10 Giáo dục Q.phòng QP 11 Thể dục TTTC 1. Các môn đại cương còn học tiếp ở các năm sau 12 Tin học đại cương TIKT001 4 4 13 Lý thuyết XS và Tkê toán TOKT007 4 4 14 Lsử Đảng CSVN MLLS001 4 4 15 Tư tưởng HCM MLLS002 3 3 16 Anh văn TTAV003 17 Lsử các học thuyết kinh tế MLKT053 3 3 18 Ngôn ngữ soạn thảo VB TTXH001 3 3 II. Môn cơ sở a) Môn bắt buộc 49 19 Kinh tế vĩ mô TTVM001 4 4 20 Kinh tế vi mô KDVM001 4 4 21 Kế toán TC-DN KTKE021 4 4 22 L.thuyết thống kê KTLT002 2 2 23 Thống kê DN TKKT003 3 3 24 Tài chính DN NHNV010 4 4 25 Tin học ứng dụng TOKT003 4 4 26 Anh văn KT và KD TTAV006 8 3 3 2 27 Kinh tế lượng TOKT001 4 4 28 L.thuyết Marketing MANL001 3 3 29 Quản trị nhân lực LĐTC002 3 3 30 KTế và QL môi trường MTKT001 3 3 31 Công nghệ và QLCN TTCN001 3 3 b) Môn tự chọn 15 32 Tài chính công NHLT005 3 3 33 Phân tích HĐKD KTPT002 4 4 34 Luật kinh doanh LUKT002 3 3 35 Qtrị SXtác nghiệp CNQT001 3 3 36 L.thuyết kiểm toán KTKI001 4 4 III.Môn chuyên ngành 40 a) Các môn chính 12-16 37 Kế toán tài chính KTKE021 10 5 5 38 Kiểm toán tàichính KTKI003 6 6 b)Các môn bổ trợ 24-28 39 Tchức htoán ktoán KTKE015 4 4 40 Kế toán quốc tế KTKE016 4 4 41 Kế toán công KTKE017 4 4 42 Kế toán quản trị KTPT001 5 5 43 Kế toán công ty KTKE025 3 3 44 Kế toán máy TIKT006 3 3 45 Phân tích báo cáo tài chính KTPT 3 3 46 Chuyên đề tự chọn KDQT005 2 2 Tổng số 29 30 26 26 26 Tiểu luận, đề án, thực tập và thi tốt nghiệp Nội dung Mã Bộ môn hướng dẫn Số học trình Tiểu luận triết học MLTH099 Triết học 1 Đề án kinh tế chính trị MLKT099 Kinh tế chính trị 2 Đề án chuyên ngành chính AACN001 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp AACN002 5 Thi tốt nghiệp Chuyên môn 1 AACN003 5 Môn1: Kế toán tài chính I Môn 2: Kế toán tài chính II Chuyên môn 2 AACN004 5 Môn1: Lý thuyết kiểm toán Môn2: Kiểm toán tài chính Hoặc bảo vệ luận văn AACN005 10 Hà nội, ngày 25 tháng 3 năm 2004 Khoa: Kế toán Chủ nghiệm khoa PGS.TS: Nguyễn Minh Phương phụ lục 4 So sánh chương trình học tập của sinh viên đại học hệ tại chức với hệ chính quy Chuyên ngành kinh tế quốc tế khoá 27 (tương đương với khoá 36 hệ chính quy) Số TT Tên môn học Số tiết học của hệ chính quy Số tiết học của hệ tại chức So sánh Giai đoạn I: 1 Lịch sử triết học 45 35 78% 2 Triết học Mác Lê nin 75 45 60% 3 Kinh tế chính trị 75 60 80% 4 Lịch sử các học thuyết KT 60 40 67% 5 Kinh tế vi mô 60 35 58% 6 Kinh tế vĩ mô 60 35 58% 7 Địa lý kinh tế 60 30 50% 8 Pháp luật đại cương 45 30 67% 9 Tâm lý xã hội học 60 40 67% 10 Dân số học 45 30 67% 11 Toán cao cấp 105 60 57% 12 Tin học đại cương 75 45 60% 13 Xác suất thống kê 60 40 67% 14 Kinh tế và qlý công nghệ 60 40 67% 15 Kinh tế và qlý môi trường 45 30 67% 16 Ngôn ngữ và văn bản KT 60 35 58% 17 Phương pháp nghiên cứu 45 30 67% 18 Ngoại ngữ kinh tế 300 Tự học 19 Giáo dục thể chất 45 Không học Tổng 1380 660 63,76 Giai đoạn II: 20 Chủ nghĩa xã hội khoa học 60 30 50% 21 Lsử Đảng cộng sản VN 60 30 50% 22 L.sử kinh tế Việt nam và 1 số nước chọn lọc 60 30 50% 23 Kinh tế công cộng 60 40 67% 24 Kinh tế phát triển 60 40 67% 25 Kinh tế quốc tế 60 40 67% 26 Lthuyết htoán kế toán 60 40 67% 27 Lthuyết thống kê 60 40 67% 28 Lthuyết Tchính Tiền tệ 60 40 67% 29 Lthuyết Marketing 45 30 67% 30 Quản lý nhà nước về KT 60 35 58,3% 31 Luật kinh tế 45 30 67% 32 Quy hoạch tuyết tính 60 40 67% 33 Các mô hình toán ứng dụng 45 30 67% 34 Tin học ứng dụng 60 35 58,3% 35 Thống kê kinh tế 45 30 67% 36 Chính sách KT-XH 45 30 67% 37 K.Tế các ngành SX 45 30 67% 38 K.tế thương mại dịch vụ 45 30 67% 39 Kinh tế đầu tư 45 30 67% 40 Lthuyết Qtrị kinh doanh 45 30 67% 41 Kinh tế lao động 45 30 67% 42 Phântích và lập Chương trình kinh tế - xã hội 45 30 67% 43 Ngoại ngữ kinh tế 165 Tự học Tổng 1380 770 63,37 Các môn chuyên ngành 44 Lthuyết Kinh tế quốc tế 120 80 67% 45 Marketing quốc tế 60 40 67% 46 Tchức K.tế T.chính Q.tế 45 30 67% 47 Đại cương về luật Q.tế 60 30 50% 48 Luật pháp T.hành trong Quan hệ KTQT 60 30 50% 49 Tổ chức nghiệp vụ ngoại thương, vận tải và bảo hiểm Quốc tế 75 45 60% 50 Địa lý kinh tế quốc tế 30 30 100% 51 Thống kê so sánh Quốc tế 30 30 100% 52 Viết thư từ Tmại và Hđồng liên doanh bằng tiếng Anh 30 30 100% 53 Nghệ thuật đàm phán và ký kết hợp đồng 30 30 100% Tổng 660 420 66,6 phụ lục 5 Chuyên ngành kinh tế lao động 27 (tương đương với khoá 36 hệ chính quy) Số TT Tên môn học Số tiết học của hệ chính quy Số tiết học của hệ tại chức So sánh Giai đoạn I: 1 Lịch sử triết học 45 35 78% 2 Triết học Mác Lê nin 75 45 60% 3 Kinh tế chính trị 75 60 80% 4 Lịch sử các học thuyết KT 60 40 67% 5 Kinh tế vi mô 60 35 58,3% 6 Kinh tế vĩ mô 60 35 58,3% 7 Địa lý kinh tế 60 30 50% 8 Pháp luật đại cương 45 30 67% 9 Tâm lý xã hội học 60 40 67% 10 Dân số học 45 30 67% 11 Toán cao cấp 105 60 57,1% 12 Tin học đại cương 75 45 60% 13 Xác suất thống kê 60 40 67% 14 Kinh tế và qlý công nghệ 60 40 67% 15 Kinh tế và qlý môi trường 45 30 67% 16 Ngôn ngữ và văn bản KT 60 35 58,3% 17 Phương pháp nghiên cứu 45 30 67% 18 Ngoại ngữ kinh tế 300 Tự học 19 Giáo dục thể chất 45 Không học Tổng 1380 660 63,76 Giai đoạn II: 20 Chủ nghĩa xã hội khoa học 60 30 50% 21 Lsử Đảng cộng sản VN 60 30 50% 22 Lịch sử kinh tế Việt nam và 1 số nước chọn lọc 60 30 50% 23 Kinh tế công cộng 60 40 67% 24 Kinh tế phát triển 60 40 67% 25 Kinh tế quốc tế 60 40 67% 26 Lthuyết htoán kế toán 60 40 67% 27 Lthuyết thống kê 60 40 67% 28 Lý thuyết Tài chính Tiền tệ 60 40 67% 29 Lý thuyết Marketing 45 30 67% 30 Quản lý nhà nước về KT 60 35 67% 31 Luật kinh tế 45 30 67% 32 Quy hoạch tuyết tính 60 40 67% 33 Các mô hình toán Ư.dụng 45 30 67% 34 Tin học ứng dụng 60 35 67% 35 Thống kê kinh tế 45 30 67% 36 Chính sách KT-XH 45 30 67% 37 K.Tế các ngành SX 45 30 67% 38 K.tế thương mại dịch vụ 45 30 67% 39 Kinh tế đầu tư 45 30 67% 40 Lthuyết Qtrị kinh doanh 45 30 67% 41 Kinh tế lao động 45 30 67% 42 Phân tích và lập Chương trình KT-XH 45 30 67% 43 Ngoại ngữ kinh tế 165 Tự học Tổng 1380 770 63,37 Các môn chuyên ngành 44 Kinh tế lao động 150 100 67% 45 Dân số học và dân số phát triển 120 80 67% 46 Thông tin và phân tích LĐXH 60 40 67% 47 Luật lao động 60 40 67% 48 Tâm lý xã hội học lao động 60 40 67% 49 Tin học ứng dụng trong KTLĐ 60 40 67% 50 Chuyên đề tự chọn về KTLĐ 90 50 56% Tổng 600 390 65 Danh mục tài liệu tham khảo A. Các văn bản pháp quy: 1. Toàn văn Luật giáo dục năm 2005 : Chủ Tịch nước Trần Đức Lương đã ký Lệnh số11/2005/L/CTN Công bố Luật giáo dục, đã được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 2. Luật giáo dục năm 1998 B. Tài liệu: 1. GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn - TS. Mai Văn Bưu: Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân tập I, tập II - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Khoa KHQL - NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2001 2. TS. Đoàn Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Giáo trình Khoa học quản lý tập I, tập II - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Khoa KHQL - NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2002 3. TS. Đoàn Thu Hà - TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền: Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Khoa KHQL - NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2000 4. TS. Nguyễn Thế Phán: Giáo trình Xã hội học - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Bộ môn xã hội học - NXB Lao động – Xã hội, Hà nội, 2002 5. TS. Mai Quốc Chánh, TS. Trần Xuân Cầu: Giáo trình Kinh tế lao động - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Bộ môn Kinh tế lao động - NXB Lao động- Xã hội, Hà nội, 2000 6. GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn: Giáo trình quản lý xã hội - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Khoa KHQL - NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội, 2001 7. Lao động – Việc làm Việt nam 1996- 2003, NXB Lao động – Xã hội, Hà nội, 2004 8. Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 1999 9. GS.TS. Lê Khánh Bằng, Một số vấn đề cơ bản hiện đại và thực tiễn về phương pháp dạy và học Đại học, Đại học Hằng hải, 2003 10. TS. Trịnh Văn Tuấn, Chất lượng và hiệu quả dạy học Đại học, Đại học y khoa, Hà nội 2004 11. TS. Trần Đức nga, ý kiến của bạn về tình hình dạy và học Đại học hiện nay, Đại học Hằng hải, 2003 12. Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1986 13. Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1991 14. Đảng Cộng sản Việt nam: Văn kiên Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội, 1996 15. TS. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân: Một số vấn đề về phát triển thị trường lao động ở Việt nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội, 2003 16. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Cơ sở dữ liệu luận văn Thạc sỹ và Tiến sỹ 17. Bùi Thanh Sơn, Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học từ xa, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 2004 18. PGS.TS. Đặng Thị Loan (chủ nhiệm), và các cộng tác viên Vũ Đăng Luých, Hoàng Huy Cường, Trần Chu Toàn, Ngô Trí Phương - Đề tài cấp bộ, “Đổi mới tổ chức và quản lý đào tạo kinh tế và quản trị kinh doanh hệ không chính quy (hệ tại chức) phù hợp với điều kiện hội nhập, Trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2004 19. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch giảng dạy và học tập hệ đại học tại chức năm học 2004- 2005 gồm các khoá K33, K34, K35, K36, K37. 20. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Quyết định kế hoạch giáo dục toàn khoá, Hệ dài hạn tại chức khoá27, khoá 28, khoá 29, khoá 32, khoá 33, khoá 34, khoá 35, khoá 36, khoá 37, Chuyên ngành Khoa học quản lý, Chuyên ngàn quản lý kinh tế , Chuyên ngành Kinh tế quốc tế, Chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Chuyên ngành kế toán, Chuyên ngành Kinh tế lao động … 21. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Kế hoạch học tập, ngành Quản trị kinh doanh, khoa Kế toán, chuyên ngành Kế toán tổng hợp, khoá 34 hệ tại chức dài hạn (năm 2000 đến năm 2004) 22. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Kế hoạch học tập, khoa Khoa học quản lý, chuyên ngành Quản lý kinh tế, khoá 34 hệ tại chức dài hạn (năm 2000 đến năm 2004) 23. Kế hoạch giảng dạy và học tập của hệ tại chức năm học 2002-2003- Trường Đại học kinh tế quốc dân, tháng 6 năm 2002 24. Kế hoạch giảng dạy và học tập của hệ tại chức năm học 2003-2004- Trường Đại học kinh tế quốc dân, tháng 6 năm 2003 25. Kế hoạch giảng dạy và học tập của hệ tại chức năm học 2004-2005- Trường Đại học kinh tế quốc dân, tháng 6 năm 2004 26. Đặng Quốc Bảo (2004), "GDVN so sánh với một số nước đặc trưng kinh tế- Giáo dục", Tạp chí Phát triển GD (9). 27. Đặng Quốc Bảo (2005), "Nhìn lại một số thành tựu có ý nghĩa chiến lược của nền giáo dục cách mạng Việt Nam", Tạp chí Giáo dục (121). 28. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2005), Tài liệu nhiệm vụ năm học 2005-2006, NXB Giáo dục, Hà Nội. 29. Trần Khánh Đức (2003) "Phát triển GD Trung Quốc trong cải cách mở cửa đầu thế kỷ XXI", tạp chí thông tin khoa học GD (99). 30. Trần Khánh Đức ( 2005 ), "Mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong phát triển GD ở nước ta thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá", tạp chí giáo dục (105). 31. Bạch Đăng Hưng (2002), "Đổi mới giáo dục mục tiêu mới trong thế kỷ mới", tạp chí con số và sự kiện (112). 32. Nguyễn Đình Hương (2002), "Một số vấn đề về quy mô, chất lượng và quả lý GD - ĐT đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH đất nước", tạp chí kinh tế và phát triển (62). 33. Nguyễn Thị Lan Hương (2002), Thị trường lao động Việt Nam - định hướng và phát triển, NXB lao động – xã hội, Hà Nội 34. Tạp chí kinh tế và phát triển – Trường Đại học kinh tế quốc dân - Tạp chí Giáo dục thủ đô - Tạp chí Thế giới mới số 542 - Báo Sài gòn giải phóng – ( số ra ngày 24/4/2000) - Báo giáo dục và thời đại các số 98, 99, 108, 109. 113, 114, 115 C. website 1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam : 2. Tổng cục đo lường chất lượng: 3. Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt nam (UNDP): 5. Ngân hàng thế giới: 6. Báo Người lao động : 7. Thị trường lao động : Danh mục các bảng, biểu Bảng 1: Tình hình về trình độ cán bộ của các vùng, miền trong cả nước năm 2003 Bảng 2: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1961-1965 Bảng 3: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1966-1975 Bảng 4: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1976-1986 Bảng 5: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1987-1996 Bảng 6: Quy mô đào tạo tại chức của trường ĐH KTQD từ năm 1997-2004 Bảng 7: Thống kê kết quả tuyển sinh tại trường ĐH KTQD từ khóa 33 đến khóa 37 Bảng 8: Số lớp và số sinh viên tại chức năm học 2003-2004 Bảng 9: Quy mô các lớp tại chức năm học 2003-2004 Bảng 10: Tỷ lệ sinh viên tham gia học tập và dự thi theo danh sách năm học 2003-2004 Bảng 11. Tỷ lệ bài thi khá, giỏi, trung bình và yếu trong tổng số bài thi năm học 2003 2004 Bảng 12: Cơ cấu lượt sinh viên dự thi và bài thi trong tổng số chung theo khoá học Bảng 13: Tỷ lệ xếp loại bài dự thi trong tổng số sinh viên dự thi theo các khoá học năm học 2003-2004 Bảng 14: Tỷ lệ bài thi khá, giỏi…( tính theo thứ tự giảm dần của tỷ lệ khá, giỏi) theo từng môn học Bảng 15: Đánh giá chất lượng sinh viên tại chức được đào tạo Danh mục các từ viết tắt BERI: Business Environment Risk Intelligencc: Tổ chức Đánh giá tổng hợp nguồn nhân lực Việt Nam CNH- HDH : Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá Undp: Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc Lsda: Cơ quan nghiên cứu và phát triển giáo dục Anh quốc Pda : Thiết bị điện thoại di động thông minh được sử dụng trong dự án giáo dục hướng nghiệp cho các thanh niên tự do tại Anh quốc Hdr: Báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc Hdi: Chỉ số phát triển con người DELORS: Uỷ ban giáo dục quốc tế OECD: (Oganisation of Economic Coorporration and Development – Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Lý luận chung về tự học và tự học đại học tại chức 4 1.1. Một số vấn đề về học và tự học đại học tại chức 4 1.1.1. Khái niệm học và tự học đại học tại chức 4 1.1.2. ý nghĩa, vai trò của việc học và tự học tại chức 7 1.1.3. Mục tiêu và sự cần thiết của việc học và tự học đại học tại chức 8 1.2. Học và tự học tại chức với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội 10 1.2.1. Học và tự học tại chức với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội 10 1.2.2. Yêu cầu của thị trường lao động đối với trình độ chuyên môn của người lao động 13 1.2.3. Xu hướng của quá trình học và tự học tại chức 14 1.3. Đặc điểm của giảng dạy và học tập hệ đại học tại chức 15 1.3.1. Đặc điểm của giảng dạy hệ đại học tại chức 15 1.3.2. Đặc điểm của học tập và tự học tập hệ đại học tại chức 16 1.4. Nội dung của tự học đại học tại chức 16 1.4.1. Yêu cầu đối với sinh viên hệ Đại học tại chức 16 1.4.2. Nội dung của tự học đại học tại chức 18 1.4.3. Nội dung chương trình môn học 18 1.4.4. Các hình thức học đại học tại chức 19 1.4.5. Các hình thức tự học đại học tại chức 21 Chương II: Thực trạng quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân 23 2.1. Tổng quan về quá trình đào tạo đại học hệ tại chức và khoa quản lý đào tạo đại học tại chức ở trường Đại học Kinh tế quốc dân 23 2.1.1. Quá trình đào tạo Đại học hệ tại chức của Đại học Kinh tế quốc dân trong những năm qua 23 2.1.2. Khoa quản lý đào tạo đại học tại chức trường Đại học Kinh tế quốc dân - Chức năng, nhiệm vụ 29 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình học và tự học của sinh viên hệ tại chức trường đại học Kinh tế Quốc dân 30 2.1.1. Nhóm các nhân tố khách quan 30 2.1.2. Nhóm các nhân tố chủ quan 34 2.3. Thực trạng quá trình đào tạo đại học hệ tại chức ở Trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong những năm gần đây 36 2.3.1. Thực trạng về quy trình đào tạo 36 2.3.2. Thực trạng về công tác tuyển sinh 37 2.3.3. Thực trạng về quy trình và phương thức đào tạo 39 2.3.4. Thực trạng về chương trình, kế hoạch giảng dạy và học tập của sinh viên tại chức trường Đại học Kinh tế Quốc dân trong những năm gần đây 40 2.4. Thực trạng và hiệu quả quá trình tự học của sinh viên hệ tại chức trường Đại học Kinh tế Quốc dân 42 2.4.1. Thực trạng 42 2.4.2. Hiệu quả và chất lượng thể hiện ở 5 yếu tố 56 2.5. Đánh giá chất lượng quá trình tự học của sinh viên hệ tại chức trường đại học Kinh tế quốc dân 59 2.5.1. Quan niệm về chất lượng 59 2.5.2. Vai trò của chất lượng đào tạo Đại học 61 2.5.3. Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam 63 2.5.4. Đánh giá những kết quả đã đạt được của giảng dạy và học tập tại chức ở trường Kinh tế Quốc dân 65 2.6. Những tồn tại và nguyên nhân 67 2.6.1. Những tồn tại 67 2.6.2. Nguyên nhân 69 Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức trường Đại học Kinh tế Quốc dân 72 3.1. Xu thế chung của thời đại về việc học đại học nói chung và đại học tại chức nói riêng 72 3.2. Bốn mục tiêu nền tảng giáo dục đại học thế kỷ XXI 75 3.3. Quan điểm, chủ trương của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của trường ĐH KTQD về giáo dục và đào tạo nói chung, và về đào tạo hệ đại học tại chức nói riêng 77 3.4. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của quá trình tự học của sinh viên hệ đại học tại chức trường ĐH KTQD 79 3.4.1. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo 80 3.4.2. Kiến nghị với Nhà trường 81 3.4.3. Một số giải pháp đối với sinh viên hệ Đại học tại chức 89 Kết luận 92 Phụ lục 1 93 Phụ lục 2 96 Phụ lục 3 99 Phụ lục 4 102 Phụ lục 5 104 Danh mục tài liệu tham khảo 106 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThSA10.doc
Tài liệu liên quan