Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - Xã hội ở Kiên Giang

PHầN Mở ĐầU 1. Tính cấp bách của đề tài Nguồn nhân lực là một trong hai nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất của cải vật chất của mọi xã hội, nếu nguồn nhân lực được quan tâm phát triển đúng mức sẽ là nguồn tài nguyên vô giá, song nếu nguồn nhân lực đó không được sử dụng tốt, việc làm không được giải quyết, nạn thất nghiệp gia tăng, trở thành một gánh nặng, một sức ép về kinh tế, nảy sinh tiêu cực xã hội, thậm chí gây chấn động đất nước. Chính vì vậy mà các nhà kinh tế tư sản điển hình như J

doc88 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - Xã hội ở Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ohn Maynard Keynes, đưa ra "lý thuyết về việc làm" và coi việc làm là một vấn đề trung tâm của xã hội tư sản hiện đại. Ngày nay, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội có tính chất toàn cầu, là mối quan tâm của mọi quốc gia, liên quan đến đời sống hàng tỷ người trên hành tinh chúng ta. Theo sự đánh giá của tổ chức lao động quốc tế (ILO), thế giới đang diễn ra cuộc khủng hoảng toàn cầu về việc làm (Global Employment Crisis) [13,22], kể cả ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển, ở nông thôn cũng như thành thị, trong khu vực Nhà nước cũng như khu vực tư nhân. Tình hình việc làm ở nước ta cũng gay gắt, trở thành vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng, đòi hỏi Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương đúng đắn, biện pháp hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động trong tình hình mới. Hơn 10 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các chính sách kinh tế phù hợp, nhờ đó đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đã đạt những thành tựu bước đầu rất quan trọng, trở thành một nước có nền kinh tế năng động và phát triển tương đối nhanh trong khu vực. Song, bên cạnh những thành tựu về kinh tế, những vấn đề xã hội cũng nổi lên gay gắt do hậu quả của chiến tranh và chế độ thực dân mới, do mặt trái của kinh tế thị trường gây ra như nạn thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội... Trong các vấn đề ấy thì vấn đề lao động, việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp là một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách trước mắt, vừa có tính cơ bản lâu dài ở nước ta. Giải quyết việc làm cần được hiểu theo nội dung mới là không chỉ đơn thuần trong phạm vi chính sách xã hội và cũng không chỉ đơn thuần là thanh toán nạn thất nghiệp. Giải quyết việc làm bao gồm cả một hệ thống vấn đề: tạo điều kiện cho công dân được giáo dục đào tạo và chuẩn bị tốt hơn để bước vào lập thân, lập nghiệp, được hưởng quyền lợi làm việc, tự do lao động, sáng tạo và hưởng thụ thành quả chính đáng, được bảo vệ về quyền sở hữu trí tuệ và vật chất do mình làm ra theo đúng pháp luật, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và cống hiến cho cộng đồng. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay, hơn lúc nào hết, nguồn nhân lực được đặt vào vị trí xứng đáng - là nguồn lực cơ bản nhất, quyết định nhất đối với các nguồn lực khác (vốn, khoa học - công nghệ, tài nguyên...) Có thể nói, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải áp dụng khoa học công nghệ vào nền sản xuất xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song, điều đó đang đứng trước thách thức lớn về việc làm. Vì vậy, vấn đề việc làm cho người lao động được đặt ra không chỉ là một yêu cầu cấp bách, mà còn là chiến lược an toàn việc làm cho thập niên đầu thế kỷ 21, không chỉ về kinh tế mà còn là vấn đề chính trị - xã hội, là một vấn đề trong tổng thể các vấn đề chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta, như Bác Hồ đã dạy: "Con người là nguồn lực quan trọng nhất, là mục tiêu, là động lực của mọi cuộc cách mạng" [32,11]. Trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đã nhấn mạnh "Bảo đảm công ăn, việc làm cho dân là mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành bệnh kinh niên. Nhà nước chú trọng đầu tư tạo việc làm, đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế và người lao động tạo thêm chỗ làm việc và tự tạo việc làm; khuyến khích các tổ chức và cá nhân cùng Nhà nước tổ chức tốt dịch vụ giới thiệu việc làm, đào tạo nghề nghiệp" [41,99]. Tỉnh Kiên Giang là miền đất có dân số trẻ, tỷ lệ người trong tuổi lao động cao - đây là một nguồn nhân lực hết sức quý giá của tỉnh. Song Kiên Giang đang đứng trước thách thức là: Tốc độ tăng dân số còn cao (2,4%) nên bình quân mỗi năm cần giải quyết việc làm trên 30.000 lao động, số người thất nghiệp còn lớn: 198.965 người, trong đó 88,34% ở nông thôn, 11,65% ở thành thị, đặc biệt số người thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 - 34 chiếm gần 70 %, trong đó lao động ở độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 35,35% [42]. Những năm qua, Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội của tỉnh bằng nhiều biện pháp tích cực nhằm khai thác, phát huy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giải quyết nguồn lao động quan trọng này, từ đó đã góp phần thực hiện có kết quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động, giảm đáng kể tỷ lệ đói nghèo trong nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề lao động việc làm của tỉnh vẫn là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp, khó khăn, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu một cách công phu, đầu tư thích đáng để tìm ra phương hướng giải quyết cơ bản, lâu dài, có hiệu quả mới mong khắc phục một phần khó khăn này. Đó là lý do tôi chọn đề tài "Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang" làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề giải quyết việc làm luôn là vấn đề mang tính cấp bách, thời sự, do vậy, đã có nhiều công trình của nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu và công bố, đồng thời cũng có rất nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này. Chẳng hạn như các công trình của Viện khoa học lao động thuộc Bộ Lao động - Thương binh và xã hội; các cuộc hội thảo về lao động việc làm do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương tổ chức. ở Kiên Giang cũng có một số công trình như: "Dự án dân số, lao động - việc làm tỉnh Kiên Giang thời kỳ 1996 - 2010" và đề tài "Đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên giai đoạn 1997 - 2005 của Sở Lao động - thương binh và xã hội tỉnh thực hiện. Tuy nhiên dưới góc độ kinh tế chính trị thì chưa có đề tài nào trùng tên với đề tài luận án này. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Trên cơ sở phân tích đặc điểm và thực trạng về việc làm ở Kiên Giang, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả về việc làm nhằm ổn định phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. - Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ Hệ thống lại những vấn đề lý luận cơ bản xung quanh lao động, việc làm, thất nghiệp. Phân tích thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra đối với vấn đề giải quyết việc làm ở Kiên Giang. Trên cơ sở phân tích, đề xuất phương hướng, giải pháp để giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm của tỉnh. 4. Đối tượng, giới hạn Luận án nghiên cứu vấn đề việc làm trong một số ngành kinh tế - dịch vụ cơ bản, trong độ tuổi lao động của tỉnh Kiên Giang, chủ yếu trong thời kỳ đổi mới kinh tế đất nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp kinh tế chính trị, phương pháp thống kê, sơ đồ, so sánh, khái quát để phân tích làm rõ nội dung chủ đề định ra; Đồng thời khảo sát thực tế, sưu tập tư liệu, số liệu, tình hình về lao động việc làm từ các cơ quan nghiên cứu, quản lý như: UBND, Sở Lao động - thương binh và xã hội, Cục thống kê, tỉnh Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Công an tỉnh... kết hợp tranh thủ ý kiến của các "chuyên gia" trong lĩnh vực này. 6. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương Phần Nội DUNG Chương 1: Việc Làm Và Các NHÂN Tố ảnh Hưởng Đến Việc Làm ở KIÊN GIANG 1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động việc làm Lao động, việc làm, thất nghiệp ngày càng không còn giới hạn của mỗi nước mà là vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm hiện nay của các nước. Bởi lẽ một nước mà lao động thiếu việc làm, thất nghiệp không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực cho nước đó, mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều nước khác. Thế giới cho rằng vấn đề dân số, lao động, việc làm là một trong những vấn đề kinh tế xã hội phức tạp và gay gắt trên phạm vi toàn thế giới. Vì nó vừa là nền tảng, và là chủ thể, vừa là lực lượng sản xuất hàng đầu của xã hội, vừa là người tiêu dùng của cải vật chất do lao động làm ra. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy: dân số, lao động và việc làm là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng mô hình kinh tế - xã hội, là nhân tố quan trọng cho sự ổn định kinh tế - chính trị - xã hội, bản thân nó vừa là vấn đề xã hội, vừa là vấn đề kinh tế, vừa là vấn đề chính trị - văn hóa. Một trong những nguyên nhân cơ bản trực tiếp của những hiện tượng tiêu cực đang lan tràn trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay ở các nước trên thế giới là tình trạng thất nghiệp đang trầm trọng. Những người thất nghiệp đó họ không có nguồn thu nhập chính đáng bằng lao động của mình nên tự phát tham gia vào quá trình "phân phối lại" số của cải vật chất của xã hội bằng mọi con đường, dưới mọi hình thức, thậm chí có một bộ phận bị tha hóa nghiêm trọng, họ rơi vào tận đáy xã hội - đó là số tội phạm, gái mãi dâm... Chính vì vậy, không thể nói đến yếu tố con người là vấn đề quý nhất của xã hội một cách trừu tượng, siêu thực, mà con người là vốn quý nhất - xét cả về phương diện sản xuất, chỉ trong sự phù hợp với những nhu cầu về nó của sự phát triển nền kinh tế. Sự mất cân đối giữa số cung và cầu về lao động tới một giới hạn nào đó là sự nguy hại cho sự phát triển bình thường của một quốc gia dân tộc. Theo đánh giá của tổ chức lao động quốc tế (ILO), thế giới ngày nay đang ở trong tình trạng khủng hoảng thị trường lao động trầm trọng nhất kể từ những năm 30 đến nay. Năm 1994 trên thế giới có trên 120 triệu người thất nghiệp. Song trên thực tế hiện nay con số đó có thể còn cao hơn nhiều. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Mỹ, Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia trong những năm 80 - 90 mắc từ 7 - 12%, ở Nhật khoảng 2%, những năm gần đây đã lên trên 3%, Thái Lan 6%, Malayxia 3,5% [30]. Ước tính, nếu các nước tư bản chủ nghĩa phát triển hiện nay giảm thời gian lao động xuống còn 30 giờ/tuần, trong đó 10% dùng để đào tạo liên tục, thì có thể đủ việc làm cho mọi người trong độ tuổi lao động. Nhưng một khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn giữ địa vị thống trị, sản xuất giá trị thặng dư cho nhà tư bản vẫn là động lực cơ bản của sản xuất, thì điều đó không thể xảy ra được. Tại Hội nghị toàn thể lần thứ 81 của ILO tháng 6/1994 đã nêu: giải quyết việc làm, chống đói nghèo, phát triển nguồn nhân lực là nội dung chủ yếu của chương trình hành động của ILO trong thập kỷ từ nay đến năm 2000 [30]. Đồng thời, trong Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội tại Copenhagen (Đan Mạch) vào tháng 3/1995 đã nêu 3 vấn đề được tập trung thảo luận là chống đói nghèo, mở rộng việc làm và hòa nhập xã hội. Hội nghị đã tuyên bố: Chúng tôi cam kết thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu có đủ việc làm như một ưu tiên cơ bản của chính sách kinh tế và xã hội của mình và làm cho mọi người nam cũng như nữ có một cuộc sống bảo đảm và bền vững thông qua tự do lựa chọn công ăn việc làm. Hội nghị cũng khẳng định ở cấp quốc gia của các nước cần phải có các giải pháp vĩ mô về việc làm [30]. 1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về lao động việc làm Vấn đề con người trong đó có việc làm nằm ở vị trí trung tâm của nhiều hệ thống quan điểm chính trị - xã hội từ trước đến nay. Bởi vì hơn bao giờ hết, vấn đề nhân tố con người và khai thác tiềm năng của con người trong quá trình phát triển của xã hội có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng như ngày nay. Chủ nghĩa Mác - Lênin trong khi làm sâu sắc thêm nhận thức của mình về chủ nghĩa xã hội đều khẳng định vị trí cao nhất và bao trùm của vấn đề con người; chiến lược con người được khẳng định như chiến lược của mọi chiến lược. Nhân tố con người được phát huy và khai thác đầy đủ hơn nhằm tạo ra động lực để tiến hành công cuộc đổi mới xã hội, đồng thời sự nghiệp giải phóng con người được coi như là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội. Ăngghen đã từng khẳng định: “ xã hội cộng sản là xã hội mỗi thành viên của nó có thể phát triển hoàn toàn tự do và phát huy tiềm năng, sức lực của mình, đồng thời không xâm phạm đến những điều kiện cơ bản của xã hội" [27,354]. Mác - Ăngghen nhấn mạnh: Thay thế cho xã hội tư bản với những gai cấp và đối kháng giai cấp sẽ là một liên hiệp mới mà trong đó "Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người" [27,260]. Lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin về con người, đã được những thành tựu mới của các nhà khoa học, trong nhiều công trình lý luận xuất hiện những năm gần đây đã làm sáng tỏ ra các khía cạnh chủ yếu sau đây: con người là một thực thể xã hội mang bản chất xã hội, nhưng đồng thời là một thực thể tự nhiên, một cấu trúc sinh vật học. Do đó, con người có nhu cầu vật chất và nhu cầu đó cần được thỏa mãn bên cạnh những nhu cầu về tinh thần, có lợi ích vật chất cùng với lợi ích tinh thần chi phối lý trí, tình cảm và hành động, một trong những nhu cầu đó chính là lao động, việc làm. Lao động là một phạm trù vĩnh viễn, nó ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của loài người. Nói đến vai trò quan trọng của lao động, nhà kinh tế học thuộc phái cổ điển Anh - William Pelty - đã nói: "Lao động là cha, đất là mẹ của mọi của cải". Theo C. Mác, lao động, đó là sự kết hợp giữa sức lao động của con người (yếu tố hàng đầu cơ bản nhất của lực lượng sản xuất) với đối tượng lao động, là hoạt động có mục đích của con người nhằm cải tạo tự nhiên. Phát minh vĩ đại của Mác - Ăngghen đó là: hai ông đã khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở cho sự phát triển của xã hội loài người. Sản xuất vật chất càng tiến bộ thì càng nâng cao ý nghĩa nhân tố con người trong hoạt động và phát triển sản xuất. Cách mạng khoa học kỹ thuật (và ngày nay là cách mạng khoa học - công nghệ) không những không dẫn đến giảm vai trò của con người, mà còn càng nâng cao chức năng sáng tạo của con người, đề ra cho lao động những yêu cầu mới cao hơn. Nói đến lao động là nói đến sự hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải, sản phẩm hàng hóa. Do đó không có lao động chung chung, trừu tượng - lao động thể hiện ở việc làm. Càng nhiều người lao động khác nhau, có chuyên môn nghề nghiệp khác nhau càng làm cho cơ cấu lao động cụ thể, việc làm đa tầng, đa dạng hơn. Lao động là phương tiện để sinh sống, là nguồn gốc chân chính của những thu nhập đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mọi thành viên và của toàn xã hội. Không có cá nhân nào lại có quyền trút cho người khác cái nghĩa vụ lao động của mình vốn là điều kiện tự nhiên của sự sống còn của loài người. Nhưng lao động và việc làm gắn chặt với hình thái kinh tế - xã hội, chính hình thái kinh tế - xã hội lại chi phối tính chất, cơ chế sử dụng lao động và việc làm. ở các hình thái kinh tế - xã hội trước, như chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, thì người lao động bị bóc lột dưới hình thức này hoặc hình thức khác, lao động không được quý trọng và vì thế trong nhiều trường hợp người ta coi thứ lao động là sự bắt buộc, là cái tất yếu để kiếm sống. Còn trong chủ nghĩa xã hội phải làm sao cho lao động trở thành "nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta" [32,12], lao động trở thành sự hứng thú, là phương tiện tự biểu hiện, tự khẳng định của con người. Lao động, việc làm gắn chặt với nhau trong bản chất, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội như Bác Hồ đã nói "Không có chế độ nào tôn trọng con người, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa" [31,38] và "Chủ nghĩa xã hội làm cho dân giàu nước mạnh, dân có giàu thì nước mới mạnh" [31,44]. Đó là vấn đề đặt ra cho nền kinh tế nước ta trong hiện tại và tương lai. 1.1.2. Quan điểm của Đảng ta về vấn đề lao động, việc làm Ngày nay, nhân dân ta đang bước vào một cuộc chiến đấu mới vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc, vì công bằng xã hội. Thời cơ lịch sử của sự phát triển của đất nước đã đến. Công cuộc đổi mới đang diễn ra nhanh chóng và vững chắc. Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đang từng bước định hình và khẳng định vai trò của nó trong xã hội mới. Sự phát triển năng động của khu vực Châu á Thái Bình Dương, môi trường hòa bình và ổn định trong khu vực, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và đa phương hóa các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta đã mở ra khả năng to lớn để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, có ý thức tự lực, tự cường, thông minh, sáng tạo, luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng tạo nên nguồn lực to lớn để xây dựng đất nước. Đó là thời cơ lớn. Nhưng 4 nguy cơ mà Đảng ta nêu lên cho đến nay vẫn là những thách thức lớn, trong đó nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực là nguy cơ nổi cộm lên rất gay gắt, do điểm xuất phát của ta quá thấp, kéo theo hậu quả xấu về công ăn việc làm, đời sống và các vấn đề xã hội khác. Bởi vậy, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định chăm lo nhiều hơn nữa sự nghiệp văn hóa - xã hội, coi đó là động lực và mục tiêu của kinh tế, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển đất nước. Trong đó lao động, việc làm được coi là một trong những vấn đề xã hội gốc rễ, căn bản nhất. Giải quyết đủ việc làm có hiệu quả, chính là giải quyết tận gốc những căn nguyên sâu xa nhất của các vấn đề xã hội gay cấn, bảo đảm giữ gìn trật tự kỷ cương và an toàn xã hội. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng và khó khăn. Nguồn lực con người là một tập hợp các chỉ số phát triển về con người, là một thứ vốn cùng với vốn tài chính tạo nên dòng chủ đạo của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã xác định "Nguồn lực đó chính là người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo và bồi dưỡng, phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại" [8,11]. Vai trò quyết định của nguồn lực con người đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được Đảng ta xác định là nguồn lực "quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp". Các nguồn lực khác như vốn, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên - dù có nhiều bao nhiêu cũng là hữu hạn, nó không có sức mạnh tự thân và sẽ mất đi trong quá trình khai thác của loài người. Hơn thế, chúng chỉ phát huy tác dụng và có hiệu quả khi có ý thức của con người. Cho nên, chỉ có con người với trí tuệ và tài năng là tài nguyên vô tận không bao giờ cạn kiệt, có khả năng phục hồi và tự tái sinh nếu chúng ta biết nuôi dưỡng, thúc đẩy nó phát triển. Thông qua quá trình đó, năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người được phát triển. Đó cũng chính là quan điểm cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin; xem con người là điểm khởi đầu và điểm kết thúc của mọi quá trình biến đổi lịch sử và cũng đúng với quan điểm của Bác Hồ và của Đảng ta xem con người là "vốn quý nhất". Quan điểm trên được thể hiện trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Đảng ta xác định. " Giải quyết việc làm, sử dụng tối đa năng lực lao động xã hội là mục tiêu quan trọng hàng đầu của chiến lược, một tiêu chuẩn để định hướng cơ cấu kinh tế và lựa chọn công nghệ " [9,35]. Gần đây, trong mục những chủ trương chính sách lớn của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng có ghi: "Tích cực giải quyết vấn đề lao động việc làm. Kết hợp chương trình quốc gia giải quyết việc làm với từng chương trình, dự án lớn phát triển kinh tế để tạo ra nhiều chỗ làm mới, đặc biệt là dự án đầu tư bằng vốn ngân sách và đầu tư của nước ngoài. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống, phát triển các ngành nghề mới ở nông thôn để giải quyết việc làm tại chỗ, hoàn thiện cơ chế quản lý và tăng cường quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm" [45,80]. 1.2. Khái niệm về lao động, việc làm và thất nghiệp 1.2.1. Khái niệm về lao động ở mọi quốc gia đều có sự phân biệt quan niệm về nguồn lao động và nguồn nhân lực nhằm mục đích để có chính sách và biện pháp hữu hiệu huy động nguồn nhân lực và nguồn lao động. Nguồn nhân lực của một quốc gia là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Như vậy, số lượng nguồn nhân lực vừa phụ thuộc vào khả năng tham gia lao động của từng cá nhân, vừa phụ thuộc vào quy định độ tuổi lao động ở từng quốc gia. Nguồn lao động bao gồm tất cả những người trong độ tuổi lao động đang tham gia làm việc hoặc đang tích cực tìm việc và những người ngoài độ tuổi quy định nhưng thực tế đang làm việc hoặc đang tích cực làm việc. 1.2.2. Khái niệm về việc làm Có nhiều cách diễn đạt khái niệm việc làm, chẳng hạn xét về mặt lý luận khoa học Giăng Mutê, phó cố vấn kinh tế văn phòng lao động quốc tế cho rằng: "Việc làm có thể định nghĩa như một thực trạng, trong đó có sự trả công bằng tiền hoặc hiện vật do có sự tham gia tích cực, có tính chất cá nhân và trực tiếp vào nỗ lực sản xuất". Guy Hântơ, chuyên gia Viện phát triển hải ngoại Luân Đôn định nghĩa "Việc làm theo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xã hội và tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế". Trong Bộ Luật lao động nước ta, định nghĩa việc làm được ghi trong điều 13 "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”. Khái niệm việc làm nói trên có 2 ý nghĩa cơ bản. Trước hết nó giải tỏa quan niệm cũ cho rằng có việc làm trong khu vực Nhà nước mới được coi là có việc làm, bởi vì lao động tạo ra nguồn thu nhập không chỉ trong khu vực Nhà nước mà cả trong khu vực tư nhân, cá thể, ngoài quốc doanh, hộ gia đình... Như vậy sẽ mở rộng hiểu biết của khái niệm và đa dạng hóa thị trường lao động, xây dựng quan hệ mới về giá trị xã hội. Mặt khác khái niệm nêu trên còn làm nổi rõ một đặc trưng của Nhà nước Pháp quyền, thể hiện ở chỗ cho phép công dân Việt Nam được làm những việc mà pháp luật không cấm, quy định như vậy là sát thực tế hơn vì trong khi chưa có được ngay một lúc danh mục toàn bộ, hoàn chỉnh những ngành nghề và công việc được phép làm, còn danh mục những ngành nghề và công việc cấm làm thì đã có cụ thể và sẽ được bổ sung dần. Ví dụ: mại dâm, mua bán ma túy, sản xuất và buôn bán pháo nổ... không phải là việc làm vì bị cấm chính thức theo Nghị quyết 05/CP và 06/CP (năm 1993), nó không phải là nghề mà là một tệ nạn xã hội. Ngược lại việc làm của những người giúp việc gia đình trước đây chưa được xã hội tôn trọng, thì nay trở thành việc làm đáng khuyến khích mở rộng và được pháp luật bảo vệ (điều 139 Bộ Luật lao động) 1.2.3. Khái niệm về thất nghiệp Theo A. Samuelson: Thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang chờ để trở lại làm việc hoặc đang tích cực đi xin việc [2, 235]. - Những người có việc làm hoặc không có việc làm đều nằm trong lực lượng lao động. Những người đang đi học, trông coi nhà cửa, về hưu, quá đau ốm không đi làm được hoặc thôi đi làm việc nữa, đó là người nằm ngoài lực lượng lao động. Từ phân tích trên, A. Samuelson kết luận: Người có việc làm là người đi làm, người không có việc làm là người thất nghiệp. Những người không có việc làm, nhưng không tìm được việc làm là những người ngoài lực lượng lao động. Cùng với khái niệm thất nghiệp, Samuelson cũng đưa ra các loại hình thất nghiệp: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện, thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kỳ. Từ khái niệm việc làm, thất nghiệp, các loại thất nghiệp trên có thể khái quát: Người có việc làm là người đang làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề, hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Còn người thất nghiệp được hiểu là những người không có việc làm đang tích cực tìm việc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc. Thiếu việc làm cũng có thể hiểu là trạng thái trung gian giữa có việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm, nhưng do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn của người lao động, họ phải làm việc không hết thời gian do luật định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống, muốn tìm thêm việc làm bổ sung. Khi phân tích việc làm, thất nghiệp và thiếu việc làm người ta thường chỉ tính đến đối tượng nằm trong lực lượng lao động và trong độ tuổi lao động. Song, do đặc điểm của Việt Nam, người có nhu cầu làm việc ngoài độ tuổi lao động rất lớn. Vì vậy việc hoạch định chính sách về việc làm nhất thiết phải nghiên cứu đề cập đến đối tượng hưu trí, lao động vị thành niên, người già, thương bệnh binh, người tàn tật, khuyết tật để đưa họ hòa nhập cộng đồng, lao động để đảm bảo đời sống của bản thân và gia đình. 1.2.4. Tác động của thất nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, thất nghiệp được xem là một trong những thước đo thành tựu kinh tế ở tầm vĩ mô và là vấn đề trung tâm trong nền kinh tế được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Khi thất nghiệp cao, về mặt kinh tế tài nguyên bị lãng phí, thu nhập nhân dân bị giảm sút, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế thấp hơn mức tiềm năng của nó. Mức thất nghiệp cao làm giảm sản lượng nền kinh tế, một phần sản lượng bị bỏ đi hoặc không được sản xuất. Về mặt xã hội, thất nghiệp tác động mạnh đến xã hội và tâm lý, nhiều hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội phát triển. Qua các công trình nghiên cứu cho thấy hậu quả của thất nghiệp tác động đến mọi mặt kinh tế và xã hội: - Về kinh tế: Thất nghiệp gây lãng phí về sức lao động không những tư liệu sản xuất không được kết hợp với sức lao động tạo ra của cải vật chất mà xã hội còn phải chi một phần ngân sách để phụ cấp. Thất nghiệp làm cho tổng sản phẩm xã hội giảm. Theo Arthao Okun (quy luật Okun) thì: Khi GDP giảm 2% so với GDP tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1%. Trong điều kiện nước ta GDP còn thấp, GDP bình quân đầu người thua xa nhiều nước, thì đây là một thách thức lớn. - Về xã hội: Hậu quả về mặt kinh tế do thất nghiệp gây ra rất to lớn. Song về mặt xã hội tác động đó còn lớn hơn nhiều. Những cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy nạn thất nghiệp dẫn đến sự suy sút cả về thể chất và tâm lý, nghiện rượu, tự tử, các tệ nạn xã hội khác nhiều hơn. Người nghiên cứu hàng đầu là bác sĩ H. Brenner cho biết hậu quả thất nghiệp ảnh hưởng rất lớn về mặt xã hội, Ông đã ước tính rằng nếu tăng 1% tỷ lệ thất nghiệp trong thời kỳ 6 năm thì sẽ làm cho 37.000 người chết sớm [40, 160]. Những công trình nghiên cứu trên chứng minh rằng: thất nghiệp gây ra tổn thất nặng nề về kinh tế, về người, xã hội và tâm lý rất lớn. ở Kiên Giang, theo báo cáo của công an tỉnh từ năm 1990 đến năm 1998, trên địa bàn đã giải quyết và thụ lý 9.284 vụ án thuộc các tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, tệ nạn xã hội. Trong đó tội phạm hình sự chiếm 67 % tổng số vụ án, có xu hướng ngày càng tăng và tăng bình quân mỗi năm 5,8 %, thành phần tội phạm có trên 60 % là phạm tội lần đầu, trong đó có trên 30 % đối tượng không có việc làm ổn định [5, 2]. 1.3. Đặc điểm kinh tế-xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm ở Kiên Giang 1.3.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội tác động đến lao động việc làm 1.3.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Kiên Giang là một tỉnh lớn nằm ở tận cùng phía Tây Nam Tổ quốc thuộc vùng đồng bằng Sông Cửu Long, phía Bắc giáp tỉnh bạn Cam Pốt Campuchia có đường biên giới dài 56 km, phía Đông và Đông Bắc giáp hai tỉnh Cần Thơ và An Giang, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau Bạc Liêu, phía Tây là vùng biển giáp Vịnh Thái Lan, có diện tích tự nhiên 6.222km2 với hơn 200km bờ biển, có 608 km hải đảo (chưa kể các hòn khô, vùng nội thủy, thềm lục địa). Địa hình ở Kiên Giang đa dạng và phức tạp, có đủ đồng bằng, biển đảo và rừng núi (Nhiều người ví Kiên Giang như một Việt Nam thu nhỏ), phần đất liền tương đối bằng phẳng, với độ cao nhất trung bình 0,8 - 1,2m và độ thấp nhất trung bình 0,2 - 0,4m, so với mặt biển. Hệ thống sông rạch chằng chịt rất tốt cho việc xây dựng thủy lợi nội đồng, thâm canh tăng vụ; tuy nhiên sẽ ảnh hưởng xấu cho việc thoát úng vào mùa mưa, nước mặn thâm nhập sâu vào mùa khô và bất lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn. 1.3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 1.3.1.2.1. Tài nguyên đất Kiên Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 622.230ha (chiếm 15,6% vùng đất đồng bằng sông Cửu Long), trong đó đất nông nghiệp 350.393 ha chiếm 56,3% đất tự nhiên; riêng đất trồng lúa 267.995ha chiếm 76,5% đất nông nghiệp. Đất lâm nghiệp 108.966ha chiếm 17,51% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung đất đai ở Kiên Giang rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, tuy nhiên hiện vẫn còn gần 117.000ha quỹ đất chưa sử dụng, trong đó đất có khả năng trồng lúa là 45.000 ha. 1.3.1.2.2. Tài nguyên thủy sản Kiên Giang là tỉnh có nguồn thủy lợi sản đa dạng, phong phú. Với 200 km bờ biển và 105 hòn đảo lớn nhỏ, vùng biển Kiên Giang có đến 315 loài động vật biển của 149 giống thuộc 83 họ, bao gồm tôm cá các loại và các đặc sản quý như: đồi mồi, sò huyết, nghêu lụa, ngọc trai...; Vùng biển tây nam (bao gồm cả Minh Hải và Kiên Giang) với diện tích 63.290 km2 là ngư trường khai thác hải sản rất thuận lợi. Trữ lượng tôm cá ước tính 464.660 tấn, khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng (204.450 tấn), ngoài ra tỉnh đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển Đông Nam Bộ có trữ lượng khoảng 611.154 tấn với sản lượng khai thác cho phép là 244.462 tấn (bằng 40% trữ lượng). Nguồn lợi thủy sản nội địa với diện tích nuôi cá 50.800 ha, cho sản lượng hàng năm gần 30.000 tấn, trong đó nuôi kết hợp với mô hình lúa - cá khoảng 16.000 ha và nuôi kết hợp rừng tràm 34.000 ha. 1.3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều nguồn lợi về khoáng sản và trữ lượng lớn rất có giá trị như: đá vôi, đất sét (làm xi măng, gạch ngói), đá xây dựng, cát (làm thủy tinh), than bùn. Ngoài ra ở Phú Quốc còn có đá huyền, Hà Tiên có thạch anh để làm đồ trang sức mỹ nghệ... 1.3.1.2.4. Tiềm năng du lịch Bên cạnh tiềm năng tài nguyên, Kiên Giang còn có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch do có nhiều địa danh thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng như: Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, Núi Moso, Mũi Nai, Thạch Động, Lăng Mạc Cửu, Đông Hồ, U Minh, Phú Quốc... với nhiều bãi tắm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.._. Đáng lưu ý Kiên Giang còn có nền văn hóa óc Eo một thời đã là trung tâm giao lưu với bên ngoài. Ngoài ra du lịch lễ hội cũng là một thế mạnh, hàng năm lễ hội Nguyễn Trung Trực vào cuối tháng 8 âm lịch cũng thu hút trên 100.000 lượt người. 1.3.1.2.5. Tiềm năng về nhân lực Năm 1998 dân số Kiên Giang là 1.476.550 người, trong đó nữ 752.612 người, chiếm 50,9%, gồm 3 dân tộc chủ yếu: dân tộc Kinh chiếm 85,60%; Khơmer 12,19%; dân tộc Hoa chiếm 2,16%; các dân tộc khác chiếm 0,5 %, trong đó dân số nông thôn chiếm 77,67%, thành thị chiếm 22,33%. 1998, Nguồn lao động (lao động trong độ tuổi) khoảng 851.223 người chiếm 57,6% dân số, trong đó khoảng 84% số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (711.262); lao động kỹ thuật chiếm 3,5% trong tổng số nguồn lao động. Đó là những thuận lợi cơ bản về tiềm năng thiên nhiên và những thành quả đạt được của nền kinh tế. Kiên Giang còn có một yếu tố vật chất vô cùng đặc biệt quan trọng và phức tạp đã tác động mật thiết với cuộc sống hiện tại và tương lai, đó là lực lượng lao động, là lực lượng sản xuất cơ bản đầu tiên quyết định sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm đối với nước ta Đối với Việt Nam, sự phát triển dân số và lao động là những vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt chẳng những trong giai đoạn hiện nay, mà còn trong nhiều năm tới. Dân số Việt Nam theo cuộc điều tra dân số 1/4/1989 là 64.411.000 người, năm 1993 là 70.982.000 người và năm 1999 là 76.324.753 người. Như vậy kể từ tổng điều tra dân số 1/4/1989 tới 1/4/1999 mỗi năm dân số tăng tuyệt đối 1,2 triệu người [18]. Dân số và kinh tế - xã hội là những yếu tố vận động theo những quy luật khác nhau. Trong dân số có lực lượng lao động - yếu tố quyết định của sản xuất. Đồng thời dân số lại là lực lượng tiêu dùng chủ yếu mọi của cải và tinh thần của xã hội. Mối quan hệ này, ngày nay đã được cụ thể hóa thành quan hệ giữa dân số và phát triển, là một nội dung quan trọng trong công tác hoạch định chiến lược kinh tế - xã hội của nhiều nước. Nguồn lao động nước ta tăng nhanh trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp không ít khó khăn gay gắt do công nghệ lạc hậu, ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực (1997), thiên tai (hạn và lụt nặng nề ở miền Trung) đã sinh ra mâu thuẫn giữa khả năng tạo việc làm còn hạn chế với nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng tăng, tất yếu sẽ dẫn đến tới tình hình một bộ phận chưa có việc làm. Theo số liệu thống kê, hàng năm nước ta gồm 2 triệu người không có việc làm [13]. Dân số trong độ tuổi lao động nước ta vẫn có xu hướng ngày càng tăng, năm 2000 chiếm khoảng 55%, dự kiến đến năm 2005 chiếm khoảng 59,1%. Tốc độ tăng nguồn lao động còn ở mức cao, đến năm 2000, bình quân mỗi năm tăng nguồn lao động khoảng 2,95% làm cho sức ép việc làm trở nên gay gắt. Đặc biệt là thừa nhiều lao động giản đơn chưa qua đào tạo và thiếu nghiêm trọng lao động trình độ cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 1998 mới chiếm 17,8%, phần lớn là làm việc ở cơ quan trung ương (94,4%). Riêng nông thôn chỉ có 10% lao động qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề chỉ có 0,44%. Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật rất bất hợp lý. Hiện nay là 1/1,6/3,6 (các nước khác là 1/4/10) Đào tạo không gắn với yêu cầu và thị trường lao động dẫn đến hàm lượng chất xám trong sản phẩm thấp, làm cho sức cạnh tranh các sản phẩm không cao trên thị trường trong nước và quốc tế [13]. Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm chạp. Tỷ trọng GDP các ngành Nông nghiệp, Công nghiệp xây dựng, Dịch vụ trong năm 1995 tương ứng là 27,8 - 28,76 - 44,06% đến năm 1998 là 25,7% - 32,59 - 41,66%. Điều này hạn chế lớn đến giải quyết việc làm trong kinh tế thị trường và hòa nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa [13]. Do tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực và trên thế giới, dẫn đến phát triển kinh tế nước ta bị chững lại. GDP có xu hướng suy giảm làm cho tình hình thất nghiệp khu vực thành thị ở nước ta còn ở mức cao và đang có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ năm 1994 đến 1996 có xu hướng giảm bình quân mỗi năm 0,4% nhưng năm 1997 so với năm 1996 lại tăng thêm 0,13%, năm 1998 so với năm 1997 tăng thêm 0,55% (1996 tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 5,88%, 1997: 6,01%, năm 1998: 6,85%, 1999: 7,4%) [13]. Về cơ bản, nông thôn vẫn là khu vực tạo việc làm cho phần lớn lao động xã hội (gần 70%). Tuy nhiên, trong nông thôn nạn thiếu việc làm rất nghiêm trọng. Số người thiếu việc làm tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi 15 - 24 (chiếm 32,79%, tiếp đến là nhóm tuổi từ 25 - 34 (29,39%) và nhóm tuổi 35 - 44 (21,29%) [13]. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn chủ yếu là do diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp, chi phí sản xuất lại tăng, hiệu quả sản xuất giảm, trong khi đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn diễn ra chậm chạp. Kinh tế nông thôn vẫn nặng về nông nghiệp (chiếm 70%), trong nông nghiệp vẫn nghiêng về trồng trọt (78%), chủ yếu cây lương thực (56%). Hiện nay cả nước có 8,1 triệu ha đất nông nghiệp, bình quân 0,68ha/hộ nông nghiệp, bình quân 1 hộ nông nghiệp chỉ có 0,27 ha (đặc biệt vùng đồng bằng sông Hồng bình quân 1 lao động nông nghiệp chỉ 600m2) thì nhu cầu lao động ở nông thôn cho nông nghiệp tối đa chỉ 19 triệu người. Nếu không phát triển mạnh việc làm phi nông nghiệp, sẽ dư thừa tương đối lao động rất lớn, khoảng 10 triệu [13]. Sự phát triển không đều giữa các vùng đặc biệt là giữa nông thôn và thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,...) dẫn đến dòng người di dân tự phát từ nông thôn vào thành phố lớn với quy mô và tốc độ ngày càng tăng, nhất là thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên có 7 vạn lao động từ các tỉnh đến tìm việc làm, Hà Nội khoảng 2 vạn... Số này vào thành phố chủ yếu là tìm kiếm việc làm có thu nhập cao hơn nông thôn (phần lớn là lao động phổ thông, nặng nhọc), nhưng cũng gây nên những phức tạp rất lớn về quản lý đô thị, làm quá tải các dịch vụ hạ tầng xã hội (giao thông, y tế, trường học, cấp nước...). Đặc biệt có một bộ phận sa vào ma túy, mại dâm hoặc trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm ở Kiên Giang Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của cả nước, cũng là những nhân tố tác động đến việc làm của Kiên Giang. 1.3.3.1. Nhân tố dân số Dân số, trong đó có nguồn lao động biểu hiện tính chất hai mặt trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trước nhất, dân số với ý nghĩa là những chủ thể tiêu dùng sản phẩm vật chất và dịch vụ phản ánh nhu cầu xã hội.7 Mặt khác, trong dân số có nguồn lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất, là chủ thể sáng tạo ra sản phẩm hữu hình và dịch vụ, phản ánh lượng cung của xã hội. Những năm qua, dân số Kiên Giang không ngừng tăng lên. Năm 1991 với dân số là 1.265.000 người, đến năm 1999 là 1.518.000 người, tức đã tăng lên một lượng 253 ngàn người, với tốc độ tăng dân số ở mức khá cao: năm 1991 là 2,43%, năm 1992 là 2,45%, năm 1993 là 2,78%, năm 1994 là 2,70%, năm 1995 là 2,27%, năm 1996 là 2,22%, năm 1997 là 2,17%, năm 1998 là 2,05%, năm 1999 là 1,81%. Biểu số 1: Dân số Kiên Giang qua các năm Đơn vị: 1.000 người 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Dân số 1.265 1.296 1.332 1.368 1.399 1.430 1.461 1.491 1.518 Tỷ lệ sinh (%) 3,05 2,82 2,73 2,68 2,61 2,51 2,44 2,37 2,28 Tỷ lệ chết (%) 0,66 0,48 0,45 0,48 0,48 0,46 0,46 0,48 0,48 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 2,39 2,34 2,48 2,20 2,13 2,05 1,98 1,89 1,8 Tốc độ tăng dân số (%) 2,43 2,45 2,78 2,70 2,27 2,22 2,17 2,05 1,81 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang Dân số tỉnh Kiên Giang tăng nhanh chủ yếu là do tăng dân số tự nhiên, đây chính là nguyên nhân chủ yếu đưa đến nguồn lao động ở tỉnh mỗi năm tăng lên. 1.3.3.2. Nhân tố cơ cấu độ tuổi Cơ cấu độ tuổi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nguồn lao động, có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và từ đó tác động đến số việc làm hiện nay cũng như số lao động đang dự trữ trong nền kinh tế quốc dân. Đồng thời việc phân tích về cơ cấu tuổi tác cho phép ta dự đoán khả năng thu hút lao động và đang xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến việc làm và thất nghiệp. Biểu số 2: Cơ cấu độ tuổi và giới tính của dân số tỉnh Kiên Giang[35] Đơn vị: người Độ tuổi 1995 1996 1997 Nam Trong đó nữ Nam Trong đó nữ Nam Trong đó nữ 0 - 4 187.490 91.701 190.222 93.304 194.312 95.427 5 - 9 184.272 89.630 183.356 89.386 180.432 87.690 10 - 14 199.383 98.256 201.950 99.400 197.964 97.200 15 - 59 744.362 401.457 773.043 414.426 805.591 431.526 60 trở lên 83.670 44.847 81.667 44.371 82.691 45.403 Tổng cộng 1.399177 725.891 1.430.238 740.887 1.460.990 757.246 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang Với số liệu trên cho thấy, dân số ở độ tuổi từ 15 trở xuống chiếm hơn 1/3 tổng thể dân số (39,2%). Đây là nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhanh nguồn lao động và là gánh nặng đối với công tác giải quyết việc làm cũng như các nhu cầu khác. Biểu số 3: Nguồn lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân và lao động chưa có việc làm (1994 - 1998) [35] (Theo số liệu thống kê) 1994 1995 1996 1997 1998 A. Lao động 762.855 788.676 841.928 875.317 892.951 1. Số người trong độ tuổi lao động 734.335 755.386 805.680 834.413 851.223 Trong đó: - Mất sức lao động 30.401 31.257 32.425 35.522 34.048 - Có khả năng lao động 703.934 724.129 773.255 798.891 817.175 2. Ngoài tuổi có tham gia lao động 28.520 33.290 36.248 40.904 41.728 - Trên tuổi lao động 14.320 16.890 18.298 20.654 21.070 - Dưới tuổi lao động 14.200 16.400 17.950 20.250 20.658 B. Phân phối lao động 732.454 757.419 809.503 839.795 858.903 I. Số lao động đang làm việc 606.018 620.955 669.289 687.432 711.262 1. Nông, lâm nghiệp 449.662 458.725 493.500 510.684 518.817 2. Thủy sản 32.537 33.339 35.710 33.326 48.078 3. Công nghiệp 34.251 35.096 37.592 34.463 34.168 4. Xây dựng 7.557 8.072 5.621 8.249 7.227 5.Thương nghiệp,khách sạn, nhà hàng 53.998 55.329 63.447 59.805 59.030 6. Vận tải thông tin 7.652 8.082 10.127 12.689 14.226 7. Quản lý nhà nước, ANQP, Đảng, đoàn thể, các tổ chức quốc tế 3.858 4.727 4.743 5.175 5.256 8. Giáo dục và đào tạo 9.291 10.122 10.196 12.549 12.873 9. Y tế và cứu trợ 2.270 2.399 2.928 3.159 3.148 10. Khác 4.942 5.064 5.425 7.333 8.439 II. Học sinh đang đi học 59.481 62.515 65.954 68.922 70.308 III. Nội trợ và chưa có việc làm 66.955 73.949 74.260 83.441 77.333 a. Nội trợ 31.972 39.642 42.561 48.396 42.195 b. Chưa có việc làm 34.938 34.307 31.699 35.045 35.138 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Kiên Giang Theo quy định của Bộ Luật lao động, độ tuổi lao động từ 15 - 55 đối với nữ và 15 - 60 đối với nam. Nhưng thực tế nguồn lao động theo số liệu năm 98 bao gồm: Những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (817.174) và những người trên và dưới độ tuổi vẫn tham gia lao động là 41.728 người. Đến năm 1998, tổng lao động đang làm việc của Kiên Giang là 858.903 người, so với năm 1994 tăng 126.449 người, chiếm 14,7%, bình quân hàng năm tăng 3% nguồn lao động. Như vậy, với số liệu trên cho thấy nguồn lao động trong các năm 1994 - 1998 tăng với tỷ lệ cao. Nguyên nhân chủ yếu là do dân số bước vào độ tuổi lao động cao, nguyên nhân thứ hai là do tỷ lệ biến động cơ học do số lao động tỉnh ngoài đến Kiên Giang làm ăn sinh sống (nhất là huyện đảo), vì vậy dẫn đến nguồn lao động các năm qua tăng nhanh. Riêng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động năm 1995 tăng 20.195 người so với năm 1994; năm 1996 tăng 49.126 người so với năm 1995; năm 1997 tăng 25.636 người so với năm 1996. Nguyên nhân chính tăng số người có khả năng lao động ở năm 1996 cao là số lao động tỉnh ngoài đến Kiên Giang làm ăn sinh sống, tính riêng huyện đảo Phú Quốc theo kết quả điều tra có 9.446 lao động ngoài tỉnh đang ổn định làm ăn. 1.3.3.3. Thời gian nông nhàn Về cơ cấu việc làm trong nền kinh tế, ngành nông lâm nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, chiếm tỷ lệ cao so với tổng số. Từ năm 1994 - 1998 tăng 69.155 lao động, bình quân hàng năm tăng trên 14.000 lao động. Thế nhưng lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp lại chiếm tỷ lệ thời gian thấp hơn so với ngành khác. Theo kết quả điều tra lao động - việc làm năm 1997 do Sở lao động - thương binh và xã hội và Cục Thống kê phối kết hợp, được Trung tâm thông tin - Thống kê lao động và xã hội xử lý số liệu cho thấy: Biểu số 4: Tỷ lệ thời gian lao động vùng nông thôn có hoạt động kinh tế theo nhóm tuổi và giới tính Đơn vị: % Tổng số Nữ Chia theo nhóm tuổi Trong độ tuổi lao động Trên độ tuổi lao động Tổng số Nữ Tổng số Nữ 1 2 3 4 5 6 69,61 69,48 69,68 69,52 67,58 68,45 Với tỷ lệ thời gian làm việc thuộc ngành, vùng này chỉ chiếm 69,61% tổng thời gian làm việc, số thời gian còn lại là nông nhàn, từ đó dễ phát sinh các tiêu cực xã hội, đồng thời làm chậm quá trình tích lũy tổng sản phẩm xã hội. Vì vậy, việc định hướng đào tạo nghề, thâm canh tăng vụ, xen canh... để giải quyết việc làm thuộc vùng nông thôn là vấn đề bức bách. Nguồn lao động thanh niên: Theo số liệu thống kê độ tuổi thanh niên trên địa bàn tỉnh năm 1997 như sau: Biểu số 5 Đơn vị: Người Nhóm tuổi Tổng số Thành thị Nông thôn Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ Tổng số Nam Nữ 15 - 27 385.557 183.126 202.431 82.091 38.774 43.317 303.466 144.352 159.114 Tỷ lệ nguồn lao động trong độ tuổi thanh niên chiếm 26,4% so với tổng dân số. Điều nghịch lý là ở độ tuổi này tỷ lệ nữ lại chiếm nhiều hơn nam giới, điều này phần nào đã gây ra những trở ngại trong việc thu hút lao động ở các ngành công nghiệp nặng, khai thác vật liệu xây dựng, hải sản... là những mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời, tỷ lệ giới tính thấp còn phản ánh quy mô dân số tăng nhiều trong tương lai. Chương 2 Thực Trạng Việc Làm, Giải Quyết Việc Làm Và Những Bức Xúc ĐANG Đặt RA ở KIÊN GIANG 2.1. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm thời gian qua ở Kiên Giang 2.1.1. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế 2.1.1.1. Theo ngành kinh tế Năm 1998 tổng số lao động đang làm việc trong tất cả các ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang là 711.262 người. Nhưng thực tế số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế để tạo ra giá trị tổng sản phẩm của tỉnh trong năm 1998 là 693.997 người và đã tạo ra được số lượng giá trị tổng sản phẩm (GDP) là 6.556,6 tỷ đồng; có nghĩa là để tạo ra 1 tỷ đồng GDP thì trung bình phải cần số lao động 106 người. Xét về quy mô và cơ cấu ngành kinh tế, Kiên Giang cũng có những đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của từng ngành và sự phân bố lao động xã hội đang làm việc trên địa bàn cũng có những khác biệt đáng chú ý. 2.1.1.1.1. Ngành lâm - nông nghiệp vẫn là ngành chiếm một tỷ trọng cao nhất ở Kiên Giang, chiếm 41,16% GDP (tương đương 2.698 tỷ đồng) và đồng thời sử dụng một lượng lao động lớn nhất với số lượng là 518.817 người với tỷ trọng chiếm đến 74,76% trong tổng số lao động đang làm việc. Như vậy là để tạo ra 1 tỷ đồng GDP trong ngành nông - lâm nghiệp thì phải cần 192 lao động. 2.1.1.1.2. Ngành công nghiệp tạo ra được 1.391 tỷ đồng GDP, chiếm tỷ trọng là 21,22% sử dụng một lực lượng lao động là 34.168 (chiếm 4,92% trong tổng số lao động đang làm việc). Để tạo ra 1 tỷ GDP trong ngành công nghiệp thì chỉ cần 25 người tức là số lượng lao động sử dụng thấp hơn 7,6 lần so với ngành nông nghiệp. Hiển nhiên là lao động làm việc trong ngành công nghiệp vẫn có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn so với lao động của ngành nông nghiệp. 2.1.1.1.3. Ngành thương nghiệp, dịch vụ cũng tạo ra một lượng GDP khá lớn: 1.034 tỷ đồng, chiếm 15,77% trong GDP thu hút được 59.030 lao động, chiếm 5,5% trong tổng lao động xã hội đang làm việc. 2.1.1.1.4. Tiếp theo đó là các ngành: giao thông vận tải, bưu điện và một số dịch vụ khác cũng tạo ra được GDP là 319 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 4,87%) và đồng thời thu hút được 18.238 lao động, chiếm 2,63% trong tổng số lao động đang làm việc. Biểu số 6: Lao động và GDP chia theo ngành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 1997 - 1998 (Theo giá thực tế) Ngành Tổng sản phẩm GDP Lao động LĐ tính cho 1 tỷ GDP 1997 1998 1997 1998 1997 1998 SL (tỷ đồng) Cơ cấu % SL (tỷ đồng) Cơ cấu % SL (người) Cơ cấu % SL (người) Cơ cấu % Người người 1. Nông, lâm, thủy sản 2.638 47,88 3.324 50,70 544.010 80,95 566.895 81,69 206 171 - Nông, lâm nghiệp 2.209 37,93 2.697 41,16 510.684 75,99 518.817 74,76 244 192 - Thủy sản 548 9,95 626 9,55 33.326 4,96 48.078 6,93 61 77 2. Công nghiệp 1.234 22,39 1.391 21,22 35.955 5,35 34.168 4,92 29 25 - Công nghiệp chế biến 1.206 21,89 1.361 20,75 35.096 5,22 33.276 4,79 29 24 - Công nghiệp S.Xuất 11 0,20 11,3 0,17 582 0,09 598 0,09 53 54 - Công nghiệp khai thác 17 0,30 18,6 0,28 277 0,04 294 0,04 17 15 3. Xây dựng 231 4,20 228 3,49 8.249 1,23 7.227 1,04 36 32 4.TN,kh.sạn, nhà hàng 947 17,19 1.034 15,77 59.805 8,90 59.030 8,51 63 57 - Thương nghiệp 727 13,20 790 12,05 39.871 5,93 38.523 5,55 55 49 - Nhà hàng, khách sạn 220 3,99 244 3,73 19.934 2,97 20.507 2,95 91 84 5. Các ngành dịch vụ 275 4,99 319 4,87 16.701 2,49 18.238 2,63 61 57 - Vận tải, kho, bưu điện 150 2,73 193 2,95 12.689 1,98 14.226 2,05 85 74 - Tài chính tín dụng 97 1,76 95 1,45 1.091 0,16 1.091 0,16 11 11 - Giáo dục & đào tạo 44 1,00 50 1,10 10.122 1,63 10.196 1,52 230 204 - Khoa học công nghệ 0,037 0,00 0,538 0,01 46 0,01 46 0,01 1.243 86 - KD tài sản và tư vấn 28 0,51 31 0,47 2.875 0,43 2.875 0,41 103 93 6. Ngành khác 184 3,34 295 3,95 7.333 1,09 8.439 1,22 40 33 Cộng 5.510 100 6.557 100 672.053 100 693.997 100 122 106 Có thể nói, do đặc điểm về mức độ sử dụng kỹ thuật công nghệ, cơ giới, cũng như đặc điểm về mức độ tiêu hao vật chất trong quá trình sản xuất ra sản phẩm mà mức độ sử dụng lao động của từng ngành có khác. Đứng trên giác độ đóng góp vào tổng sản phẩm toàn tỉnh (GDP) cũng như tạo ra việc làm cho người lao động thì rõ ràng nông lâm nghiệp (kể cả khai thác, đánh bắt thủy sản), công nghiệp, kế tiếp là các ngành thương nghiệp - dịch vụ, xây dựng là những ngành chủ chốt, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, tạo ra giá trị hàng hóa cao đồng thời cũng là những ngành góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Phát triển nhanh quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của những ngành này tạo ra nhiều chỗ làm việc mới là một biện pháp quan trọng để giải quyết việc làm cho người lao động. Biểu số 7: Phân bổ lao động xã hội đang làm việc trong nền KTQD theo khu vực và theo ngành năm 1998 Ngành Tổng số Khu vực công Khu vực tư - Năm 1995 620.955 28.210 592.745 - Năm 1996 669.289 29.159 640.130 - Năm 1997 687.432 31.660 655.772 - Năm 1998 711.262 33.400 677.862 Năm 1998 phân theo ngành KTQD 711.262 33.400 677.862 1. Nông, lâm nghiệp 518.817 854 517.963 2. Thủy sản 48.078 780 47.298 3. Công nghiệp khai thác 294 158 136 4. Công nghiệp chế biến 33.276 5.141 28.135 5. SX, phân phối điện, nước 598 444 154 6. Xây dựng 7.227 1.315 5.912 7. Thương nghiệp, sửa chữa xe 38.523 1.019 37.504 8. Khách sạn nhà hàng 20.507 388 20.119 9. Vận tải, thông tin liên lạc 14.226 1.270 12.956 10.Tài chính - tín dụng 1.091 631 460 11. Hoạt động khoa học công nghệ 46 46 12. Kinh doanh tài sản, DV tư vấn 2.875 270 2.605 13. Quản lý NN, ANQP 3.802 3.802 14. Giáo dục đào tạo 12.873 12.803 70 15. Y tế và cứu trợ XH 3.148 2.598 550 16. Hoạt động VH thể thao 1.610 310 1.300 17. H.động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 1.454 1.454 18. H.động phục vụ cá nhân c.đồng 2.117 117 2.000 19. H.động làm thuê C.Việc g.đình 700 700 20. H. động của các t/chức và đoàn thể quốc tế 2.1.1.2. Theo khu vực Nếu chúng ta chia tất cả những ngành của nền kinh tế trong tỉnh ra thành khu vực công và khu vực tư thì giữa hai khu vực (thành phần) này cũng có sự khác biệt rất lớn về quy mô sử dụng lao động và giải quyết việc làm đối với lao động xã hội trong tỉnh. 2.1.1.2.1. Khu vực công: Quy mô rất nhỏ bé so với cục diện chung toàn tỉnh, trong những năm 1991 - 1992 lực lượng lao động làm việc trong khu vực này rất thấp và có xu hướng giảm dần do quá trình sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ theo quyết định 315/HĐBT và do tinh giảm biên chế hành chính sự nghiệp theo quyết định 111/HĐBT. Nhưng đến năm 1993, 1994, 1995 thì khu vực công đi vào thế ổn định, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, có nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô nên đã thu hút được một lượng lao động mới vào làm việc, từ đó tỷ lệ lao động ở khu vực công được nâng dần, mặc dù con số này còn quá khiêm tốn. Cụ thể là năm 1993 có 26.681 lao động, chiếm 4,76%; năm 1994 có 29.069 lao động chiếm 4,96%, năm 1995 có 28.210 lao động, chiếm 4,54%, năm 1996 có 29.159 lao động chiếm 4,36%, năm 1997 có 31.660 lao động chiếm 4,6%, năm 1998 có 34.400 lao động chiếm 4,7% trong tổng số lao động đang làm việc trong toàn bộ các ngành kinh tế của tỉnh. 2.1.1.2.2. Khu vực tư: Trong những năm qua kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần thì khu vực tư đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thu hút nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm cho lao động xã hội. Năm 1993 có 533.319 lao động, chiếm 95,23%; năm 1994 có 556.931 lao động, chiếm 95,04%; năm 1995 có 592.745 lao động, chiếm 95,46%; năm 1996 có 640.130 lao động, chiếm 95,6%; năm 1997 có 655.772 lao động, chiếm 95,4%; năm 1998 có 677.862 lao động, chiếm 95,3% tổng số lao động đang làm việc trong toàn bộ các ngành kinh tế của tỉnh, bình quân hàng năm khu vực này thu hút trên 16 ngàn lao động. Như vậy, rõ ràng khu vực tư vẫn là khu vực chủ yếu trong việc thu hút lao động trong những năm qua và tiếp tục trong những năm tới. Do vậy, chủ trương chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường với cơ cấu nhiều thành phần, đa dạng và phù hợp nhằm tạo ra động lực mới trong sản xuất kinh doanh là hoàn toàn đúng và bước đầu đã phát huy được hiệu quả, trước hết là trong lĩnh vực lao động việc làm. 2.1.1.3. Theo lãnh thổ Mỗi đơn vị hành chính lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên, các đặc điểm về nhân khẩu học, đặc biệt về kinh tế xã hội, số lượng, cơ cấu ngành kinh tế... khác nhau nên số lượng lao động được sử dụng cũng rất khác nhau. Điều đó được minh họa ở biểu sau: Biểu số 8: Lao động đang làm việc phân theo lãnh thổ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 1995 Huyện, thị Lao động Trong độ tuổi (người) Lao động đang làm việc Số lượng (người) So với LĐ trong độ tuổi (người) Tỷ trọng trong tổng số (%) Thị xã Rạch Giá 85.246 73.886 86,67 11,93 Huyện Hà Tiên 44.445 38.638 86,93 6,24 Huyện Hòn Đất 56.103 50.569 90,13 8,16 Huyện Châu Thành 60.820 54.240 89,20 8,76 Huyện Tân Hiệp 69.820 62.894 90,08 10,15 Huyện Giồng Riềng 95.375 85.419 89,56 13,79 Huyện Gò Quao 70.817 64.033 90,42 10,34 Huyện An Biên 70.017 62.815 89,71 10,14 Huyện An Minh 53.533 47.527 88,78 7,67 Huyện Vĩnh Thuận 60.948 53.940 88,50 8,71 Huyện Phú Quốc 23.216 20.176 87,24 3,26 Huyện Kiên Hải 5.964 5.363 89,92 0,87 Tổng số 696.200 619.500 88,92 100 Trong tổng số 619.500 lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, thì huyện Giồng Riềng có 85.419 lao động chiếm 13,79% lao động đang làm việc trên toàn tỉnh; kế đến là thị xã Rạch Giá có 73.886 lao động chiếm tỷ trọng 11,93%. Gò Quao có 64.899 lao động chiếm tỷ trọng 10,48%; Tân Hiệp có 62.894 lao động chiếm 10,15%; An Biên có 62.815 lao động chiếm 10,14%... thấp nhất là huyện Kiên Hải có 5.363 lao động đang làm việc chiếm 0,86% trong tổng số. Nguyên nhân chủ yếu gây nên việc sử dụng lao động có sự khác nhau ở các huyện, thị, trước hết là do sự khác biệt về cơ cấu ngành trên địa bàn huyện thị, sau nữa là do sự khác biệt về số lao động trong độ tuổi lao động Các huyện thị có số lượng lao động được sử dụng lớn như: Thị xã Rạch Giá (11,93%), Tân Hiệp (10,15%), Giồng Riềng (13,79%), Gò Quao (10,48%), An Biên (10,14%)... đều là những địa bàn có số lượng lao động trong độ tuổi lớn hơn, thị xã Rạch Giá 85.246, Tân Hiệp 69.820, Giồng Riềng 95.375, Gò Quao 70.817, An Biên 70.017... Ngoài ra số lượng lao động sử dụng còn phụ thuộc vào cơ cấu ngành. Thống kê lao động cho thấy các ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp - đánh bắt hải sản, thương nghiệp - dịch vụ có mức sử dụng lao động rất cao. Do vậy, nếu các huyện thị có cơ cấu các ngành nghề chiếm tỷ trọng cao đều có số lượng lao động sử dụng lớn, đông đảo. Kết quả này muốn nhấn mạnh một điều là giải quyết việc làm, đào tạo hướng nghiệp cho người lao động sắp tới cần chú ý đúng mức đến cơ cấu ngành đang hoạt động và phát triển ở từng huyện thị. Xu hướng chung về phân bố lao động ở Kiên Giang hiện nay là các vùng nông thôn nông nghiệp có số lao động đang làm việc trong độ tuổi cao hơn ở các vùng mang tính chất công nghiệp, thành thị. Những huyện nào có nhiều lao động làm việc trong nông - lâm - ngư nghiệp thì tình trạng khiếm dụng lao động sẽ phát sinh lớn. Do đặc điểm quan trọng của lao động nông nghiệp là còn nhiều thời gian nhàn rỗi và cơ cấu kinh tế của nhiều huyện nặng nề nông - lâm - ngư nghiệp nên lao động không sử dụng hết quỹ thời gian làm việc, thường xảy ra hiện tượng khiếm dụng lao động trong nông nghiệp. 2.1.2. Lao động chưa có việc làm 2.1.2.1. Tình hình thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Biểu số 9: Cân đối lao động trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang Đv: 1.000 người 1991 1992 1993 1994 1995 A. Nguồn lao động: A = (1b+2) 604,5 624,5 646 667 688,6 1. Lao động trong độ tuổi 608 628 650 674 696,2 a) Có khả năng lao động 596 616 638 661 682 b) Có nhu cầu việc làm 575 594 615 635 655 2. Số người trên và dưới tuổi LĐ thực tế tham gia lao động 29,8 30,5 31 32 33,6 B. Cầu lao động 540 556 573 601 619,5 1. Đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân 529 440 560 586 602,5 2. Lao động đang đi học và lực lượng vũ trang 11 12 13 15 17 C. Cân đối (A1b - B) 35,6 38 42 34 36 Tỷ lệ thất nghiệp 6,2 6,4 6,82 5,35 5,49 Như vậy với tình hình cung cầu lao động như trên hàng năm tỷ lệ thất nghiệp bình quân ở Kiên Giang dao động từ 5,35 - 6,82%, và bình quân khoảng 36.000 người cần giải quyết việc làm. Cụ thể năm 1991 là 6,20%; năm 1992 là 6,10%; năm 1993 tăng vọt lên đến 6,82%; năm 1994 được coi là năm giải quyết việc làm có hiệu quả nên tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 5,35% và năm 1995 tỷ lệ này lại nhích lên đến 5,49%. Nếu tính cả những người ngoài độ tuổi lao động (trên tuổi lao động và dưới tuổi lao động) thì số này toàn tỉnh có khoảng 200 ngàn người. Nếu chúng ta đặt một phép toán đơn giản với một tỷ lệ khiêm tốn là 15% số người này thực tế có nhu cầu làm việc, thì xã hội phải làm sao để tạo ra được khoảng 30 ngàn chỗ làm việc đáp ứng về nhu cầu việc làm cho lao động ngoài độ tuổi lao động. Cộng cả số người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm và số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có nhu cầu việc làm thì hàng năm toàn tỉnh còn thiếu trên 60 ngàn chỗ làm việc. Đây là một vấn đề bức bách mà Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội trong tỉnh luôn quan tâm tìm ra giải pháp cho những năm tới.. 2.1.2.2. Tình hình thất nghiệp theo lãnh thổ hành chính Bắt nguồn từ việc phân bổ không đều về lực lượng cũng như khả năng phát triển kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế của từng địa phương trong tỉnh Kiên Giang mà ở mỗi huyện thị có thực trạng khác nhau về cung cầu lao động trong độ tuổi. Biểu số 10: Cân đối lao động thuộc Kiên Giang năm 1995 Đơn vị: người Cung lao động Cầu lao động Cân đối Số lượng Tỷ trọng (%) Thị xã Rạch Giá 78.925 73.886 +5.039 6,38 Huyện Hà Tiên 41.375 38.638 +2.737 6,61 Huyện Hòn Đất 52.970 50.569 +2.401 4,53 Huyện Châu Thành 56.970 54.240 +2.730 4,79 Huyện Tân Hiệp 66.827 62.894 +3.933 5,88 Huyện Giồng Riềng 89.650 85.419 +4.231 4,72 Huyện Gò Quao 66.996 64.033 +2.963 4,42 Huyện An Biên 65.957 62.815 +3.142 4,76 Huyện An Minh 51.077 47.527 +3.550 6,95 Huyện Vĩnh Thuận 57.350 53.940 +3.410 5,94 Huyện Phú Quốc 21.598 20.176 +1.422 6,58 Huyện Kiên Hải 5.805 5.363 +442 7,61 Tổng số 655.500 619.500 +36.000 5,49 Khi so sánh thực trạng giữa cung cầu lao động theo lãnh thổ, hầu hết các huyện thị đều ở trong tình trạng dư thừa lao động, đặc biệt là các vùng thành thị và các vùng đông dân cư khác. Chẳng hạn số người thất nghiệp ở thị xã Rạch Giá khá cao lên đến 5.039 người chiếm 6,38% trong tổng số lao động trong độ tuổi; kế đến là huyện Giồng Riềng có 4.231 người chiếm 4,72%; sau đó là huyện Tân Hiệp có 3.933 người chiếm 5,88%, huyện An Minh có 3.550 người chiếm 6,95%; thấp nhất là huyện Kiên Hải chỉ có 442 người nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại cao, lên đến 7,01% trong tổng số lao động trong độ tuổi. Lượng lao động thất nghiệp ở các huyện, thị sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy chủ yếu là do các nguyên nhân sau: Có sự chênh lệch lớn về nguồn cung lao động hoặc có sự chênh lệch lớn về tỷ trọng các ngành thu hút lao động như nông - lâm nghiệp, đánh bắt hải sản... trên địa bàn huyện, thị trên. Như vậy, mặc dù ở các vùng thành thị nguồn cung lao động trong tổng số lao động không lớn như ở các vùng nông thôn nhưng do cơ cấu ngành không thuận lợi cho vấn đề tạo việc làm, thêm vào đó nhu cầu về lao động ở các thị trường lao động thành thị thường đòi hỏi chất lượng cao, đã làm tỷ lệ thất nghiệp ở các vùng thành thị lớn hơn nông thôn. Trong khi đó, giữa các vùng nông thôn với nhau ở vùng nào có tỷ lệ tăng tự nhiên dân số cao làm cho số lượng lao động trong độ tuổi ngày càng cao cũng gây ra áp lực nặng nề về việc tăng cao số người thất nghiệp. Mặc dù hiện nay Kiên Giang vẫn đang tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng vẫn xảy ra h._.là do tốc độ tăng trưởng cao của lực lượng lao động, vượt quá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mà chủ yếu nhất vẫn là do tốc độ tăng của dân số đã dẫn đến lực lượng lao động ngày càng tăng. Vì vậy, giải pháp cấp bách nhất, có hiệu quả lâu dài là Kiên Giang phải có một chính sách và chiến lược dân số phù hợp, thiết thực và bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa khả năng phát triển nền kinh tế với quy mô, tốc độ dân số, nguồn lao động. Muốn như vậy Kiên Giang phải tiến hành những biện pháp cụ thể sau đây: Cần có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Sự quan tâm của nhà nước các cấp đến phát triển kinh tế nói chung và giải quyết việc làm cho người lao động nói riêng là giải pháp hàng đầu nhằm nâng cao sự phồn vinh của đất nước, mức sống vật chất và tinh thần của người dân nói chung và giảm tỷ lệ thất nghiệp nói riêng. Hỗ trợ nhân dân dưới mọi hình thức để họ có thể tiếp cận các phương tiện nghe, nhìn, sách báo... để có thể nắm hiểu được những thông tin về dân số và kế hoạch hóa gia đình; hỗ trợ và có thể cung cấp miễn phí các phương tiện, dụng cụ tránh thai và các dịch vụ y tế, thuốc men liên quan. Tăng cường nhiều hơn những biện pháp tuyên truyền về việc tác hại của sự đông con trong khu vực nông thôn, ở những huyện có dân số trong độ tuổi sinh đẻ đông. Các chính sách kinh tế - xã hội khác như chính sách đất, thuê đất, sử dụng đất đai lâu dài.... các chính sách hỗ trợ vốn, mặt bằng kinh doanh, tạo môi trường cho khu vực không kết cấu phát triển... cần phải được xem xét khuyến khích mọi người, trong đó có ưu tiên đối với những người nghèo sinh ít con, đẻ thưa. Giữ đúng tuổi kết hôn theo luật và có thể vận động thanh niên nâng cao tuổi kết hôn... cũng sẽ đóng góp thêm tác dụng làm giảm tốc độ tăng dân số, có nghĩa là giảm số người bước vào tuổi lao động sau 15 năm. Phát triển mạng lưới dịch vụ, cung cấp những thiết bị công cụ cần thiết cho việc kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt đối với vùng nông thôn sâu, vùng biên giới Việt Nam Campuchia và các huyện đảo. Xây dựng và hoàn thiện các chế độ chính sách, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng, khuyến khích mọi lực lượng xã hội thực hiện chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình. Hết sức chú trọng chính sách mang lại lợi ích cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, chịu sử dụng các biện pháp tránh thai, chấp nhận và tự nguyện thực hiện gia đình chỉ có 1 đến 2 con. Bảo đảm đủ kinh phí và cơ sở vật chất, phương tiện dụng cụ, tài liệu cho các hoạt động cần thiết của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, phân bổ và sử dụng có hiệu quả theo chương trình mục tiêu. Kiên Giang cần có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những người không chịu thực hiện kế hoạch hóa gia đình và đẻ con thứ 3 trở lên. 3.2.2. Xây dựng một cơ cấu ngành kinh tế phù hợp Cơ cấu ngành kinh tế và sự lựa chọn công nghệ phù hợp với đặc điểm gắn chặt với tiềm năng và thế mạnh của Kiên Giang cũng góp phần quan trọng trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Mỗi ngành có những đặc điểm về kỹ thuật và công nghệ khác nhau đưa đến mức độ sử dụng lao động cũng khác nhau. Thế nhưng ngành nào mà có mức sử dụng lao động càng nhiều và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế thì số việc làm tạo ra càng lớn và ngược lại. Các ngành chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế và đồng thời sử dụng một lượng lớn lao động trong tổng thể là các ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp và đánh bắt hải sản, giao thông vận tải và bưu điện, cần được quan tâm đúng mức, đồng thời muốn thực hiện chuyển dịch cơ cấu phù hợp phải quan tâm đến yếu tố thị trường đầu ra nhất là tăng cường hoạt động của các công ty thương mại, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. 3.2.1.1. Đối với ngành nông nghiệp Cần chú trọng đầu tư cho nông nghiệp đúng mức, đa dạng hóa cây trồng, phá vỡ thế độc canh cây lúa, từng bước đưa tiến bộ khoa học vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Phát triển trồng cây công nghiệp, mở mang ngành nghề thu hút lao động, sử dụng lao động dư thừa trong nông nghiệp. Đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, tạo ra ngày càng nhiều chỗ làm việc mới giải quyết tình trạng thiếu việc làm và nâng cao thu nhập ở nông thôn bằng cách: * Phát triển chăn nuôi toàn diện trên bộ, dưới mặt nước và vùng ven biển. Thâm canh và mạnh dạn hình thành những vùng chuyên nuôi gia súc, gia cầm và hải sản ở những huyện có tiềm năng và lợi thế để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của những thành phố lớn, của các khu vực công nghiệp và cho chế biến xuất khẩu. * Phát triển các loại cây công nghiệp và ăn quả có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao để từ đó nâng dần thu nhập của người lao động. Hướng dẫn nhân dân tận dụng tối đa các mảnh đất thổ cư quanh nhà trồng cây hoặc nuôi gia cầm, gia súc và thủy sản để tận dụng sức lao động, thời giờ nhàn rỗi và đất đai do hộ quản lý, tạo thêm việc làm và sản phẩm cho xã hội. * Đẩy mạnh các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp, khôi phục các ngành nghề cổ truyền kết hợp sử dụng công nghệ và nguyên liệu hiện đại, mở mang các ngành nghề mới trong đó có mở mang các hoạt động gia công trong khu vực hộ gia đình. * Phát triển các hoạt động dịch vụ với quy mô nhỏ hoặc vừa để hỗ trợ phục vụ sản xuất, cung ứng vật tư kỹ thuật, vận tải, sơ chế nông sản hải sản. * Khuyến khích các hoạt động phi kết cấu ở nông thôn nhằm tạo ra nhiều việc làm có thu nhập mà đòi hỏi ít vốn, sử dụng tốt thời gian nông nhàn. 3.2.2.2. Đối với ngành công nghiệp Là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai nhất là các ngành công nghiệp khai thác, chế biến thủy hải sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác và chế biến lâm sản, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Đó là những ngành đòi hỏi một chất lượng lao động tương đối cao và cũng là ngành chủ lực then chốt trong việc phát triển kinh tế cũng như trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Riêng khu vực công nghiệp Kiên Giang - Hòn Chông - Ba Hòn với cụm công nghiệp vật liệu xây dựng, khai thác chế biến khoáng sản bao gồm: Nhà máy Xi măng Hà Tiên, Nhà máy Xi măng Sao Mai, Nhà máy Xi măng 82 ngàn tấn Kiên Giang, Nhà máy Xi măng Kiên Giang, Xí nghiệp đá 406 Quân khu 9, Nhà máy Phân bón Cần Thơ, Nhà máy bao bì PP. Như vậy khu công nghiệp Kiên Lương - Hòn Chông - Ba Hòn có khả năng thu hút khoảng 4.000 lao động vào năm 2000, và đến năm 2010, khu vực này có thể thu hút khoảng 6.000 - 8.000 lao động. Nói chung mặc dù ngành nông nghiệp là ngành có khả năng thu hút lao động cao nhưng khả năng phát triển trong tương lai chỉ có giới hạn, tốc độ phát triển chậm dần. Đặc biệt là chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhằm tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng tỷ trọng cây công nghiệp và sản phẩm chăn nuôi... Do vậy, khả năng thu hút lao động của ngành nông - lâm nghiệp từ năm 2000 trở đi có xu hướng chậm dần. Trong khi đó các ngành công nghiệp, thủy hải sản, dịch vụ được xem là ngành mũi nhọn của tỉnh có tiềm năng và khả năng tạo ra nhiều giá trị sản phẩm hàng hóa to lớn, thu hút lao động. Ngành công nghiệp là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác. 3.2.3. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và khu vực không kết cấu Những doanh nghiệp này sẽ tạo ra một số việc làm cho người thân trong gia đình, họ hàng và thu hút thêm một số đáng kể lực lượng lao động làm thuê, nhất là những người lao động nghèo không có vốn và có trình độ thấp. Bên cạnh đó, khu vực không kết cấu vốn có sẵn từ trước, tuy nhỏ bé, ít vốn, trang bị ít và hạ tầng cơ sở kém, mặt bằng hoạt động chật hẹp... cũng được dịp phát triển từ khi có đổi mới, với sự tham gia của 30 - 50% lao động đô thị và 10 - 20% lao động nông thôn và thời gian gần đây có xu hướng gia tăng trong toàn tỉnh. Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và khu vực không kết cấu sẽ tạo thêm nhiều việc làm, đem lại thu nhập cho đông đảo người lao động. Để các doanh nghiệp nhỏ và khu vực không kết cấu có thể phát triển thuận lợi, tạo nhiều cơ hội tạo việc làm cho người lao động, tỉnh cần hỗ trợ vốn, cho vay với lãi suất vừa phải, hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ, cung ứng một số vật tư kỹ thuật cần thiết, nhất là đào tạo các chủ doanh nghiệp không kết cấu tìm kiếm thị trường, tiếp thị và tổ chức các hoạt động kinh doanh, nhằm khuyến khích doanh nhân không kết cấu nói chung và người lao động nói riêng. Sớm nghiên cứu và hình thành một hình thức tín dụng phù hợp, lãi suất ưu đãi cũng như hỗ trợ tạo mọi điều kiện giúp đỡ đối với những doanh nghiệp nhỏ hoặc hộ gia đình nào làm ăn có hiệu quả, thuê mướn, sử dụng nhiều lao động thất nghiệp, đồng thời quan tâm hỗ trợ giải quyết thị trường đầu ra cho các sản phẩm của các doanh nghiệp đó. 3.2.4. Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại để nâng dần chất lượng lao động Như đã nêu trên, một trong những nguyên nhân đưa đến tỷ lệ thất nghiệp cao đó là chất lượng của lao động ở Kiên Giang quá yếu kém. Chất lượng lao động là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển, đồng thời là một yếu tố không thể thiếu được đối với vấn đề giải quyết việc làm. Chất lượng lao động yếu kém dẫn đến tình trạng mất cân đối với vấn đề giải quyết việc làm. Chất lượng lao động yếu kém dẫn đến tình trạng mất cân đối trong thị trường lao động: thừa lao động giản đơn, thiếu những lao động có tay nghề cao được đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong tương lai, sự phát triển kinh tế - xã hội của Kiên Giang rất cần và hết sức cần một đội ngũ lao động có chất lượng lao động cao, nhất là ngành công nghiệp và dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng lao động, trước hết cần thiết phải điều tra thăm dò thị hiếu học nghề, ý định nâng cao tay nghề của người lao động (thành thị và nông thôn, trong quốc doanh và ngoài quốc doanh, nông dân và nghề khác) từ đó sớm quy hoạch lại hệ thống đào tạo hướng nghiệp và dạy nghề cho phù hợp với nhu cầu đào tạo và thị trường lao động đang đòi hỏi; sắp xếp hợp lý hơn đội ngũ lao động kỹ thuật trên phạm vi toàn tỉnh. Phải có chiến lược, quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực; mở rộng mạng lưới và hình thức đào tạo, nhờ đào tạo... và có các biện pháp cụ thể thu hút chuyên gia và những lao động có trình độ kỹ thuật cao về cộng tác, làm việc dài hạn và ngắn hạn hay tư vấn cho Kiên Giang. Trước mắt, nhằm đảm bảo cho yêu cầu cấp bách về giải quyết việc làm, đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng kinh tế của tỉnh, cần thiết phải thực hiện một số biện pháp cụ thể sau: Mở rộng mạng lưới đào tạo dạy nghề và trung tâm giới thiệu việc làm: + Đầu tư hỗ trợ để phát triển nhanh trung tâm dạy nghề của tỉnh, đảm bảo chất lượng dạy nghề và cơ cấu ngành nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Ưu tiên cho việc đào tạo lại nghề cho người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động để có cơ hội tìm kiếm việc làm mới. + Khuyến khích phát triển mạng lưới dạy nghề tư nhân ở các huyện, thị. + Kết hợp mở rộng các trường dạy nghề với giải quyết việc làm, tổ chức đơn vị dịch vụ việc làm của tỉnh, đủ khả năng cung cấp lao động cho các đơn vị, cơ sở kinh tế có nhu cầu về lao động, nhất là các đơn vị cơ sở mới thành lập. Đồng thời nghiên cứu thị trường lao động ở các nước có nhu cầu nhằm tiến tới việc tổ chức đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. + Trong đào tạo cần chú ý đúng mức đối với một số ngành nghề được các ngành kinh tế sử dụng nhiều như: tin học và điện tử, lái xe ô tô, sửa chữa xe máy và đồ gia dụng, ngoại ngữ, sản xuất sản phẩm gia dụng, gia công cơ khí, nghề mộc gia dụng, quản lý các dây chuyền sản xuất, vật liệu xây dựng, may công nghiệp, sơ chế nông sản, hải sản... + Mở rộng trung tâm giới thiệu việc làm, đưa trung tâm đi vào hoạt động có hiệu quả thiết thực. Đưa các chương trình dạy nghề, hướng nghiệp kỹ thuật vào các trường phổ thông; tìm và phổ biến các tài liệu giới thiệu về công nghệ mới, kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong các trường cấp III để giúp cho các em sớm tiếp cận với mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tạo sự say mê bước đầu đối với những tiến bộ kỹ thuật mới. Duy trì và bảo đảm ổn định kinh phí đầu tư các phương tiện, cơ sở vật chất cho sự nghiệp đào tạo và dạy nghề có hiệu quả. Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu cho sự nghiệp giáo dục và dạy nghề, người sử dụng lao động hoặc người học nghề đóng góp thêm bằng học phí. Chú ý đúng mức đến các huyện đảo và vùng căn cứ cách mạng để tránh tình trạng chênh lệch quá nhiều về chất lượng lao động hay có tình trạng tụt hậu của những vùng này so với thị xã Rạch Giá hoặc khu công nghiệp Kiên Lương - Hà Tiên. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đào tạo, thu hút, trọng dụng và phát huy nhân tài. Trợ cấp tài chính khen thưởng đối với các học sinh nghèo, khó khăn, học sinh giỏi trong tỉnh hoặc thi đậu vào các trường đại học ngoài tỉnh; sử dụng đúng ngành nghề đào tạo, có chế độ cụ thể ưu đãi (về nhà cửa, về lương và trợ cấp đãi ngộ, về tu nghiệp hàng năm, về kinh phí thực nghiệm...) nhằm thu hút sinh viên khi tốt nghiệp về lại tỉnh tham gia hoạt động kinh tế, tiếp tục các công trình nghiên cứu. - Khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở kinh tế tự đào tạo nghề cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp cơ sở mình bằng hình thức đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đào tạo nghề dự phòng cho người lao động. Đồng thời đầu tư trước cho việc đào tạo nghề bằng hình thức hai bên ký hợp đồng về mức đầu tư, thời gian đầu tư và thời gian làm việc cho đơn vị khi đào tạo xong. 3.2.5. Phân bổ lại lao động cho hợp lý từng vùng trong tỉnh và xuất khẩu lao động Phân bổ lao động theo ngành kinh tế phải dựa theo sự bố trí sản xuất dài hạn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Tăng cường lực lượng lao động cho các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại - dịch vụ, và phân bố tỷ lệ cân đối cho các ngành giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học quản lý kinh tế - kỹ thuật. Để thực hiện được các mục tiêu kinh tế trong những năm tới, căn cứ vào nguồn lao động đã được xác lập, căn cứ vào việc xác định định mức lao động, năng suất lao động trong các ngành, chúng ta tiến hành phân bổ nguồn lao động trên cơ sở các ngành kinh tế mũi nhọn và gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình phân công và phân bố lao động, chúng ta phải tính và đề cập đến ngày công tham gia kinh tế tập thể, kinh tế gia đình, nhằm quản lý ngày càng cao hơn ngày giờ công trong công nghiệp, và không ngừng mở rộng ngành nghề để tận dụng thời gian nông nhàn. Phân bổ lại lao động thông qua việc di dân là một giải pháp tích cực cho vấn đề giải quyết việc làm. Thực tế ở Kiên Giang trong những năm qua đã di chuyển lực lượng lao động đi các vùng kinh tế như Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau, Bắc đảo Phú Quốc, Thổ Châu và các vùng khác đạt kết quả khá. Trong 3 năm trở lại đây hàng năm tỉnh đã giải quyết 14 ngàn việc làm cho người lao động. Trong thời gian tới, việc phát triển kinh tế và phát triển đô thị ở Kiên Giang cần thiết phải tính đến vấn đề phân bổ lại lao động theo 2 xu hướng di dân đối nghịch nhau: xu hướng thứ nhất là xu hướng di chuyển vào các vùng sâu của nông thôn, vùng biển, vùng có mật độ dân cư thấp, xu hướng này diễn ra với tốc độ chậm dần; xu hướng thứ hai là xu hướng di chuyển đến các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch và các vùng đô thị hóa, kể cả có kế hoạch di chuyển ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Kiên Giang là một tỉnh có tiềm năng dồi dào về lao động, tạo ra sức ép giải quyết việc làm cho người lao động. Do đó không những chỉ phân bổ lại lao động cho hợp lý trong phạm vi tỉnh, mà còn tính đến kế hoạch sắp xếp một lực lượng lao động thông qua đào tạo tay nghề đưa đi xuất khẩu lao động. Đó là một vấn đề quan trọng phải được đẩy mạnh không chỉ trong thời gian trước mắt mà còn trong một thời gian dài. 3.2.6. Thực hiện một số chính sách chủ yếu 3.2.6.1. Chính sách hỗ trợ vốn - Khuyến khích sử dụng và phát triển các nguồn vốn như quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ quốc gia giải quyết việc làm và quỹ của các tổ chức tài trợ. Đây là nguồn vốn hết sức quý, trong lúc ngân sách của tỉnh còn khó khăn. Sử dụng nguồn vốn này để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, đồng thời thu hút được nhiều lao động ở mọi lĩnh vực, chú ý đến các dự án như nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản, cải tạo vườn tạp và nghề truyền thống; đây là những dự án thu hút và tạo nhiều việc làm. Chính vì vậy trong quá trình quản lý và sử dụng vốn làm sao sử dụng có hiệu quả, làm cho vòng quay vốn nhanh. Trong quá trình thẩm định các dự án, dự án nào có hiệu quả cần triển khai ngay, có như vậy nguồn vốn này ngày càng phát triển và tạo ra nhiều việc làm mới nhằm từng bước giải quyết việc làm cho người lao động, mặt khác tăng cường kiểm tra các hoạt động của dự án. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ có nghề sản xuất, kinh doanh dịch vụ mà thiếu vốn được vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp từ ngân hàng dành cho người nghèo để các hộ này đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh tạo ra chỗ làm việc mới thu hút lao động, giải quyết việc làm. 3.2.6.2. Chính sách ưu tiêu cho lao động có tay nghề trở lại làm việc, thu hút lao động có kỹ thuật và chuyên gia giỏi ở những ngành nghề hiện nay của tỉnh còn thiếu - Trước thực trạng việc sử dụng nguồn lao động của Kiên Giang trong những năm qua, một số lao động đã được đào tạo, có tay nghề, nhưng không được sử dụng đúng nghề đào tạo nên không phát huy được vốn kiến thức, tay nghề sẵn có, một số lao động đã được đào tạo không còn việc làm ở các ngành kinh tế nữa do sắp xếp lại lao động vì các doanh nghiệp giải thể hoặc do bố trí không đúng ngành nghề. Cần có những chính sách ưu tiên, khuyến khích những lao động này trở lại làm việc, bố trí sử dụng đúng, hợp lý ngành nghề đào tạo thì đội ngũ lao động Kiên Giang sẽ có thêm 1 tỷ lệ đáng kể lao động có tay nghề góp phần tạo ra khối lượng sản phẩm cho xã hội mà không tốn kinh phí và thời gian đào tạo. Tổ chức quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và giải quyết cơ bản việc làm cho người lao động là một vấn đề chiến lược hết sức quan trọng trong mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ từ năm 2000 - 2010. Phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn lao động đó là yếu tố làm cho năng suất lao động không ngừng tăng lên, tạo ra khối lượng tổng sản phẩm cho xã hội trong tỉnh ngày càng nhiều và bản thân người lao động có thu nhập cao, ổn định và nâng dần mức sống của người lao động trong xã hội. Nó cũng là động lực tạo ra năng lực sản xuất mới, phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. - Có chính sách thu hút lao động có kỹ thuật và chuyên gia giỏi ở những ngành nghề hiện nay của tỉnh còn thiếu. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy các quốc gia cũng như các doanh nghiệp muốn phát triển đi lên được cần phải có chính sách thu hút nhân tài và lao động giỏi, chuyên gia giỏi. Cho nên tỉnh cần phải có chính sách định hướng cho con em cán bộ nhân dân trong tỉnh đi học những ngành nghề mà tỉnh đã quy hoạch phát triển. Khuyến khích học sinh, sinh viên người địa phương đi học đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tốt nghiệp trở về địa phương công tác. Đồng thời có chính sách thu hút lao động kỹ thuật, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật giải từ các địa phương khác đến tỉnh Kiên Giang công tác. 3.2.6.3. Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm lo đời sống cộng đồng Chăm lo vấn đề sức khỏe, vui chơi giải trí cho người lao động, giúp cho người lao động phục hồi sức khỏe sau thời gian làm việc nặng nhọc và hưởng thụ được đời sống văn hóa nghệ thuật... để cho người lao động có khả năng và điều kiện tái sản xuất sức lao động xã hội. Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm tạo việc làm, thu hút lao động vào guồng máy chung của nền kinh tế. Các đoàn thể nhân dân cần vận động các hội viên "giúp nhau làm kinh tế gia đình" như hội phụ nữ, phong trào thanh niên lập nghiệp, của thanh niên. Quan tâm chăm lo đến các đối tượng chính sách nhất là bộ đội xuất ngũ, giúp cho họ tìm việc làm, ưu tiên xét duyệt vay vốn, vận động toàn xã hội giúp đỡ các gia đình chính sách gặp khó khăn. Trong điều kiện còn thiếu vốn để đầu tư các vùng sâu, vùng xa, hải đảo... tỉnh cần có các dự án đầu tư vào vùng đó nhằm thu hút lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong, những người trong độ tuổi lao động đến làm những công trình kinh tế, công trình văn hóa, lịch sử để góp phần nâng độ đồng đều giữa các vùng và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện chính sách tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định kinh tế - xã hội, chính trị của tỉnh. Kết Luận Việc làm cho lao động xã hội là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản nhất của chiếc lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2010, được thế giới cam kết trong tuyên bố và chương trình hành động toàn cầu tại hội nghị thượng đỉnh ở Đan Mạch tháng 3/1995. Thực hiện nghị quyết đại hội VIII của Đảng, 5 năm qua nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá, đã tạo được những tiền đề cần thiết đi vào thời kỳ phát triển mới. Cùng với những tiến bộ về kinh tế – xã hội, đời sống được ổn định và từng bước được cải thiện, công ăn việc làm có những chuyển biến tích cực; Nhà nước đã ban hành nhiều quy chế, chính sách, pháp luật tạo môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm, tự do thuê mướn lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, chúng ta đã huy động thêm nguồn vốn trong và ngoài nước để tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, góp phần làm giảm sức ép về việc làm ở khu vực thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn là nước nghèo và chậm phát triển. Do điểm xuất phát thấp, nhìn chung nền kinh tế còn bị mất cân đối và chưa ổn định; cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu vốn lớn, công nghệ lạc hậu, dân số chưa được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ tăng dân số và lao động vẫn còn ở mức cao, đất nước vẫn còn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước xung quanh, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về công ăn việc làm và các vấn đề xã hội khác. Bởi vậy, việc làm đã và đang là một vấn đề xã hội vừa cơ bản lâu dài vừa cấp bách trước mắt, là vấn đề gay cấn và nhạy cảm đối với cộng đồng, đối với từng gia đình có thể dẫn tới những “điểm nóng” mà nếu không được giải quyết tốt có thể trở thành vấn đề chính trị. Song, giải quyết việc làm không chỉ là một vấn đề xã hội riêng biệt mà còn là một vấn đề thuộc chiến lược con người trong quá trình phát triển đất nước. Giải quyết việc làm cần được hiểu theo nội dung bao quát, hệ thống, từ vấn đề giáo dục, đào tạo, phổ cập nghề, chuẩn bị cho người lao động để bước vào lập thân, lập nghiệp và cống hiến đến vấn đề được tự do lao động, được hưởng thụ xứng đáng thành quả mà do lao động sáng tạo ra. Nói cách khác, chính sách phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm phải được lồng ghép với các vấn đề giáo dục, đào tạo, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, phát huy trí tuệ và yếu tố tinh thần dân tộc, tạo kích thích và động cơ lao động đúng đắn, đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động, trong đó, giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cơ sở để sử dụng con người có hiệu quả và để mở rộng, cải thiện môi trường làm việc, giải quyết thất nghiệp. ý thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Kiên Giang có những chủ trương và giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề lao động việc làm trong những năm qua và thu được những thành tựu nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề lao động việc làm vẫn còn là vấn đề bức xúc, khó khăn. Kiên Giang là dải đất cuối cùng phía Tây Nam Tổ quốc, ở vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi nên Kiên Giang có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, đã được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đánh giá: “Với sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên, Kiên Giang có nền nông nghiệp rất phong phú, đa dạng, với nguồn lương thực lớn, thực phẩm dồi dào, nhiều loại cây công nghiệp có giá trị, có vùng biển rất trù phú, giàu có nhất cả Nước, có nguồn vật liệu xây dựng số một ở đồng bằng sông Cửu Long và Nam bộ”. Kiên Giang là một tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, trẻ, khỏe, nhưng tiềm năng tài nguyên quí báu chưa được khai thác tốt, lực lượng lao động to lớn chưa được sử dụng có hiệu quả. Điều đáng chú ý ở đây là trình độ dân trí còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng suất lao động xã hội còn kém, lao động kỹ thuật còn ít so với một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn khá cao. Thực trạng đó, rõ ràng là một cản ngại rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm và 10 năm tới của tỉnh để đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nâng rõ chất lượng về sức cạnh tranh của hàng hóa, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Để phát huy tiềm năng và thế mạnh của tỉnh trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn gắn liền với chiến lược con người bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực với những giải pháp đồng bộ, khả thi sử dụng nguồn nhân lực đó. Khi đó, dù tổng thể trên địa bàn toàn tỉnh hay trên địa bàn bộ phận (nông thôn, thành thị, đất liền, hải đảo...) người lao động có công ăn việc làm tự chủ sáng tạo xây dựng cuộc sống của mình, cùng tạo hưởng những thành quả của sự phát triển của tỉnh, góp phần vào giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm, cơ bản xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh. Kiến Nghị Để thực hiện có hiệu quả vấn đề việc làm, chúng tôi xin kiến nghị như sau: 1. Tổ chức điều tra lao động - việc làm định kỳ hàng năm trên phạm vi toàn tỉnh nhằm đánh giá tình hình lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, tình hình phân bổ dân cư, thu nhập người lao động và chất lượng người lao động cũng như cơ cấu lao động hiện có, trên cơ sở đó xây dựng chương trình giải quyết việc làm từng cấp, từng ngành cho phù hợp. 2. Đầu tư thích đáng và chăm lo vấn đề đào tạo, đào tạo lại cho người lao động để đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao của thời kỳ mới - công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Tăng cường vai trò của chính quyền cơ sở (xã, phường, xí nghiệp, HTX...) đối với việc phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm tại cơ sở, tại địa phương. 4. Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung chính sách cho học sinh học nghề được vay vốn trong suốt thời gian học tập và đảm bảo thu hồi sau khi tốt nghiệp có việc làm. Đồng thời từng bước hình thành quỹ tín dụng đào tạo. 5. Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư xây dựng các trung tâm, tụ điểm văn hóa, tổ chức tốt việc hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa - thể thao - khoa học kỹ thuật, nhất là vùng nông thôn, hải đảo, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho nhân dân, nhất là thanh niên và giải quyết thêm việc làm. 6. Giải pháp việc làm trở thành một trong những vấn đề lớn của chương trình Quốc gia. Để thực hiện mục tiêu về việc làm của tỉnh, trước mắt (năm 2000) cần tăng cường bộ phận quản lý lao động, việc làm trong Sở Lao động Thương Binh và Xã hội trở thành một trung tâm thông tin và nghiên cứu nguồn nhân lực của tỉnh, Trung tâm này có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu thị trường lao động của tỉnh, dự báo các thông tin chính xác về lao động việc làm, nhu cầu, xu hướng tuyển dụng lao động hiện tại và từng thời gian theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. 7. Tăng cường cán bộ thực hiện công tác giải quyết lao động, việc làm một cách có quy củ và có trình độ với tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu công tác đề ra. Phụ lục 1 Nhu cầu lao động cho 1 tỷ GDP phân theo ngành kinh tế (giá cố định 1989) thời kỳ 1996 - 2010 Biểu số 15 STT Ngành 1996 2000 2010 1 Công nghiệp 158,3 117,15 58,67 2 Xây dựng 68 42,88 21,6 3 Nông - lâm nghiệp 913,5 701,43 570 4 Vận tải - Bưu điện 408,42 390,00 294,71 5 Thương nghiệp - dịch vụ 76 73,50 57,55 6 Tài chính - Bảo hiểm 14,49 13,54 10,53 7 Quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể 74,44 51,69 23,53 8 Sự nghiệp 184,38 172,48 131,40 9 Ngành khác 34,1 31,94 24,1 Phụ lục 2 Nhu cầu lao động phân theo ngành kinh tế thời kỳ 1996 - 2010 Biểu số: 16 TT Danh mục 1995 1996 2010 Số LĐ người Cơ cấu % Số LĐ người Cơ cấu % Số LĐ người Cơ cấu % Nhu cầu lao động 630.000 100% 741.000 100% 945.000 100% 1 Công nghiệp 57.300 9,10 84.500 1,4 154.000 16,30 2 Xây dựng 3.700 0,59 5.500 0,74 10.000 1,06 3 Nông - lâm nghiệp 510.000 80,95 562.000 75,84 586.000 62,01 4 Vận tải - Bưu điện 7.800 1,24 11.700 1,58 25.600 2,71 5 Thương nghiệp - D.vụ 31.500 5,00 48.700 6,57 109.500 11,59 6 Tài chính - Bảo hiểm 1.400 0,22 2.150 0,30 4.680 0,50 7 Quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể 2.700 0,43 3.050 0,41 4.000 0,42 8 Sự nghiệp 14.800 2,35 22.250 3,00 48.740 5,16 9 Ngành khác 800 0,13 1.150 0,16 2.480 0,26 Phụ lục 3 Cân đối khả năng và nhu cầu lao động thời kỳ 1996 - 2010 Biểu số: 17 1996 2000 2010 I. Tổng nguồn lao động quy: 716.000 837.500 1.053.000 1. Số lao động có khả năng lao động 710.000 845.000 1.080.000 a) Lao động có nhu cầu làm việc 28.000 42.000 65.000 b) Số lao động đang đi học và LLVT 19.000 28.000 40.000 2. LĐ trên và dưới tuổi thực tế tham gia lao động (quy) 34.000 34.500 38.000 II. Tổng nhu cầu lao động: 630.000 741.000 445.000 III. Cân đối lao động: - Lao động thừa (thất nghiệp) * So với LĐ trong độ tuổi có khả năng LĐ (III = II - I (1 - a,b) 33.000 34.000 30.000 - Tỷ lệ thất nghiệp 4,84 4,2 3,0 Phụ lục 4 Nhu cầu về chất lượng lao động thời kỳ 1996 - 2010 Biểu số: 18 Trình độ lao động 1996 2000 2005 2010 1. Trên đại học 14 20 28 40 2. Đại học, cao đẳng 3.596 4.290 5.127 6.142 3. Trung cấp - trung học dạy nghề 9.507 11.104 12.992 15.253 4. Sơ cấp, công nhân kỹ thuật 12.131 14.527 17.925 20.945 Tổng cộng 25.248 29.941 35.572 42.380 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2609.DOC
  • doclvts0024.DOC
Tài liệu liên quan