Hạch toán kế toán bán hàng Công ty Hoá chất Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật

Tài liệu Hạch toán kế toán bán hàng Công ty Hoá chất Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật: ... Ebook Hạch toán kế toán bán hàng Công ty Hoá chất Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật

doc51 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán kế toán bán hàng Công ty Hoá chất Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY HOÁ CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ VẬT TƯ KHOA HỌC KỸ THUẬT LỜI NÓI ĐẦU: Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của cơ chế kinh tế thì hệ thống kế toán của nước ta cũng ngày càng hoàn thiện hơn và đóng vai trò quan trọng, là công cụ quản lý có hiệu lực ở tầm vĩ mô và vi mô. Trong cơ chế Kinh tế mở như hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao chính là cơ sở để Doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền Kinh tế thị trường cạnh tranh sôi động và quyết liệt. Như vậy, Doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một vị thế tương đối ổn định trên thị trường, phải đảm bảo về mặt chất lượng cũng như số lượng, về mặt Pháp lý cũng như việc thực thi Pháp luật. Đòi hỏi Doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác bán hàng, vì bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình Tái sản xuất. Thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, đầu tư phát triển, nâng cao cuộc sống người lao động. Đối với Doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh, quá trình bán hàng bao giờ cũng có một vai trò quan trọng, nó góp phần quyết định sự thành bại của Doanh nghiệp.Vì chỉ có bán hàng mới có thể tiêu thụ được sản phẩm, lúc đó giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm mới được thực hiện. Qua đó càng khẳng định tầm quan trọng của công tác bán hàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp . Qua thời gian thực tập tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật, em đã đi sâu tìm hiểu công tác “Hạch toán kế toán bán hàng” vì vậy, em đã chọn viết báo cáo thực tập của mình về đề tài này, với mục đích nghiên cứu, củng cố và nâng cao kiến thức đã được học tại trường. Báo cáo của em bao gồm các nội dung sau: Phần thứ nhất : Khái quát về Công ty Hoá chất Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật . Phần thứ hai : Nội dung chính của Báo cáo. Phần thứ ba : Kết luận. Sau đây, em xin trình bày Báo cáo của em theo đề tài: “Hạch toán kế toán bán hàng tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật” Phần thứ nhất: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY HOÁ CHẤT VẬT LIỆU ĐIỆN VÀ VẬT TƯ KHOA HỌC KỸ THUẬT. I, Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Hoá chất Vật liệu điện và Vật tư Khoa học kỹ thuật được thành lập theo quyết định số 679B/BTM-TCCB của Bộ Thương mại và quyết định số 7131/ĐMDN của Chính Phủ ngày 14/8/1995 trên cơ sở hợp nhất văn phòng Tổng Công Ty Hoá chất Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí với Công ty Vật tư Khoa học kỹ thuật. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 70 Hàng Mã- Hoàn Kiếm- Hà Nội. Công ty mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 theo cơ chế mới. Công ty là một Doanh nghiệp Nhà Nước loại I, trực thuộc Bộ Thương Mại, thực hiện việc kinh doanh, sản xuất, chế biến dịch vụ và xuất nhập khẩu vật tư hàng hoá. Tên Công ty bằng tiếng Anh: Chemicals- Electrical and Scientific Technological Material Company( viết tắt CEMACO- Hà Nội). Sự ra đời của Công ty CEMACO không chỉ là bước ngoặt đánh dấu mốc cho sự thay đổi của cơ chế mới mà những mặt hàng của Công ty còn khẳng định một vị trí quan trọng trong nền Kinh Tế Quốc Dân, thông qua hoạt động sản xuất, kinh doanh. Công ty khai thác có hiệu quả các nguồn, đáp ứng nhu cầu của thị trường về các loại vật tư thông dụng, vật tư khoa học kỹ thuật. Trên cơ sở đó mà phát triển Doanh nghiệp, tăng tích luỹ cho Ngân sách Nhà nước và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. II, Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động, vị trí của Công ty đối với ngành Thương Mại: 1, Chức năng: - Chức năng chính của Công ty CEMACO là kinh doanh về ngành hàng hoá chất, vật liệu điện và vật tư khoa học kỹ thuật, như: * Các loại hoá chất công nghiệp như: xút(NaOH), sôđa, các loại chất dẻo... * Các loại mặt hàng thiết bị vật liệu điện như: cáp điện, thiết bị đóng ngắt kiểm tra. * Các loại phương tiện và dụng cụ đo lường, hoá chất thí nghiệm phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, thí nghiệm của các trường học, viện nghiên cứu, trung tâm khoa học kỹ thuật và các nhà máy, xí nghiệp sản xuất theo nguyên tắc kinh doanh có lãi. - Ngoài ra, Công ty còn thực hiện các dịch vụ kỹ thuật và bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa…nhận thầu, trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh. 2, Nhiệm vụ: - Công ty CEMACO có nhiệm vụ điều tra, nắm vững nhu cầu xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, sản xuất theo quy chế hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của Công ty. Khai thác và sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó, Công ty còn tự tạo thêm nguồn vốn để đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng đúng chế độ chính sách quy định và có hiệu qưảcác nguồn vốn đó. - Nghiên cứu khả năng sản xuất nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để cải tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng hàng hoá, chất lượng kinh doanh, đổi mới và hiện đại hoá Công nghệ và phương thức quản lý, sử dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư. - Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng của Công ty phù hợp với nhiệm vụ Nhà nước giao. - Tuân thủ các chính sách, chế độ và Pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty, đăng ký kinh doanh và kinh doanh những ngành hàng đúng theo đăng ký, chịu trách nhiệm trước Xã Hội, trước Pháp Luật về sản phẩm dịch vụ do Công ty thực hiện, về các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng liên doanh và các văn bản khác mà Công ty ký kết. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, tham gia quản lý Doanh nghiệp, quản lý chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công ty, thực hiện đúng quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty. - Đảm bảo thực hiện đúng chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ về hạch toán kế toán, kiểm toán và các chế độ khác do Nhà nước quy định, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành. 3, Phương hướng hoạt động: Công ty CEMACO là một Công ty có quy mô lớn, hoạt động trên mọi lĩnh vực khác nhau, có nhiều đơn vị trực thuộc và được phân cấp quản lý khác nhau. Công ty là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng. - Về mặt hàng kinh doanh : Công ty chủ yếu kinh doanh 3 mặt hàng chính: + Hoá chất. + Vật liệu điện + Vật tư khoa học kỹ thuật . - Về thị trường kinh doanh : + Thị trường mua của Công ty chủ yếu là nhập khẩu qua Công ty và trực tiếp cho các chi nhánh và các đơn vị kinh doanh. Mặt khác, Công ty cũng mua hàng của các đơn vị kinh doanh trong nước. + Thị trường bán của Công ty chủ yếu là trong nước, nhằm cung cấp cho các nhà máy xí nghiệp có nhu cầu như: Công ty Cao su Sao Vàng, Công ty điện lực, Công ty hoá chất Việt Trì, Viện nghiên cứu Công nghệ, các Công ty nhựa… 4, Vị trí của Công ty đối với ngành Thương mại: - Được thừa hưởng cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động. Do vậy, Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo được chỗ đứng tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước. - Công ty là bạn hàng lớn của hầu hết các công ty hoá chất, công ty nhựa…Mặt hàng vật tư Khoa học kỹ thuật được cung ứng cho nhiều trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu, trường học… và chiếm 35% thị phần toàn Miền Bắc, cung ứng hầu hết cho các Công ty Điện lực. Nguồn hàng cung ứng cho Công ty ở trong nước chiếm 23,3% và ở nước ngoài chiếm 77,7% tổng giá trị mua của Công ty . III, Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty CEMACO: 1, Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty CEMACO: - Giám Đốc : là người đứng đầu Công ty do Bộ trưởng Bộ Thương Mại quyết định thành lập Công ty bổ nhiệm. Giám đốc Công ty là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý, đồng thời cũng là người có quyền hành cao nhất trong Công ty, chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng như đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty theo luật lao động do Nhà nước ban hành. - Phó Giám Đốc: là người giúp Giám Đốc điều hành Doanh nghiệp theo sự phân công và ủy quyền của Giám Đốc, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc, phụ trách tài chính, nội chính và cơ sở vật chất kỹ thuật. - Trưởng phòng Tài chính - Kế toán: giúp Giám Đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê của Doanh nghiệp và có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định pháp lệnh kế toán Việt Nam. - Công ty có các phòng ban chuyên môn nghệp vụ có chức năng tham gia giúp việc cho Phó Giám Đốc trong quản lý điều hành công việc, đó là: + Phòng tổ chức hành chính: Nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức Công ty, đào tạo, sắp xếp cán bộ công nhân viên, xây dựng quỹ tiền lương, định mức lao động, tổng hợp ban hành các quy chế quản lý và sử dụng lao động, giải quyết các chế độ lao động theo quy định của Nhà nước. + Phòng Tài chính - Kế toán: Chịu trách nhiệm về công tác tài chính, kế toán toàn Công ty và hạch toán kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo Nhà nước theo đúng quy định. + Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu: điều hành các hoạt động kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu trong Công ty, tổ chức việc tiêu thụ sản phẩm, quản lý cung ứng hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc lien quan. Phòng Xuất nhập khẩu bao gồm 3 phòng (XNK1; XNK2; XNK3) được phân công theo đúng ngành nghề kinh doanh. + Phòng Tổng hợp - Kế hoạch: nghiên cứu, xây dựng, tổ chức lập kế hoạch, tổ chức sản xuất kinh doanh cho từng xí nghiệp có liên quan để xác định tình hình thực hiện kế hoạch quản lý, đánh giá hàng hoá trong Công ty . + Các cửa hàng xí nghiệp, chi nhánh, trung tâm tổng kho, tổng trạm: thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, dự trữ vật tư hàng hóa kinh doanh mua bán, sản xuất sản phẩm, hàng hoá các loại, các dịch vụ lắp ráp, bảo hành, sửa chữa các loại hoá chất, vật liệu điện, vật tư thiết bị khoa học kỹ thuật và các mặt hàng. 2, Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty CEMACO: Phó Giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch tổng hợp Ban quản lý 265 Cầu Giấy Phòng XNK I, II, III Trung tâm KDTH Trung tâm DV-KT XN gỗ XN Hà Nội Chi nhánh Bình Định Chi nhánh Cần Thơ Giám đốc Cửa hàng 1 Cửa hàng 2 Cửa hàng 4 Cửa hàng 8 Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Bình Định Chi nhánh Bình Định IV, Tổ chức Bộ máy Kế toán - Hình thức kế toán Công ty áp dụng: 1, Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty : * Phòng Tài chính - Kế toán: là một trong ba phòng ban quản lý của Công ty, phụ trách công tác tài chính kế toán tại Công ty, bao gồm: 13 cán bộ kế toán đều đã qua đào tạo, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có nhiều kinh nghiệm thực tế, đầy đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý. - Trưởng phòng kế toán: có nhiệm vụ tổ chức và kiểm tra phần tài chính của Công ty, có trách nhiệm hướng dẫn các nhân viên kế toán về công tác hạch toán kế toán. Trực tiếp kiểm tra công tác tài chính kế toán nội bộ tại các đơn vị trực thuộc. - Các kế toán viên: theo dõi từng phần công việc, trực tiếp cập nhật sổ sách kế toán thuộc phần kế toán được giao. + Kế toán công nợ nước ngoài: có nhiệm vụ theo dõi tình hionhf thanh toán công nợ nước ngoài với khách nước ngoài, theo dõi các khoản tiền vay cả bằng ngoại tệ và Việt Nam đồng. + Kế toán công nợ nội bộ: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán chậm nợ khác, theo dõi hình thức lương và bảo hiểm của cán bộ công nhân viên . + Kế toán vốn bằng tiền: có nhiệm vụ theo dõi thường xuyên các khoản thanh toán, các khoản thu, chi, trả nợ, chuyển tiền bằng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng. + Kế toán hàng hoá: có nhiệm vụ theo dõi sự biến động của hàng hoá ( xuất, nhập, tồn kho hàng hoá ) + Kế toán làm giá: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động giá các loại hàng trong kỳ và lập phương án mới cho kỳ sau. + Kế toán tổng hợp: Lập sổ lưu quyết toán văn phòng Công ty và trực tiếp thực hiện một số công việc kế toán (như tài sản cố định, hàng hoá…) 2, Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty CEMACO: Kế toán tổng hợp. Trưởng phòng kế toán Kế toán hàng hoá Kế toán tài sản bằng tiền. Kế toán công Nợ. NNơNơj Tổ trưởng kế toán ( kiêm kế toán tổng hợp) Thủ quỹ Tổ kế toán đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổ kế toán đơn vị hạch toán phụ thuộc Kế toán quỹ TGNH bằng VNĐ. Kế toán làm giá. Kế toán công Nợ nội bộ. Kế toán công nợ với người nước ngoài, theo dõi tiền gửi, tiền vay ngoại tệ. Kế toán hàng hoá Phó phòng kế toán 3, Hình thức kế toán Công ty áp dụng: Xuất phát từ những đặc điểm kinh doanh của Công ty, do đó Công ty thực hiện công tác kế toán theo hình thức: Nhật ký Chứng từ. V, Thực trạng công tác kế toán của Công ty CEMACO: 1, Hệ thống sổ kế toán: - Nhật ký Chứng từ - Bảng kê - Sổ cái. - Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết. * Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ gốc đã được kiểm tra phân loại lấy số ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. - Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ. - Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết phải tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái. - Đối với các chứng từ có liên quan đến các số và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi vào các sổ, thẻ có liên quan, cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. à Số liệu tổng cộng ở Sổ Cái và một số sổ chi tiết trong Nhật ký chứng từ, bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. * Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ :Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hoá đơn (GTGT) Phiếu thu Báo cáo quỹ Bảng kê số 1 Nhật ký chứng từ số 1 Nhật ký chứng từ số 8 Báo cáo bán hàng chi ti ết TK511 Bảng kê chi tiết TK156 Sổ cái Giá bán Giá vốn * Cụ thể về trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bán hàng của Công ty CEMACO: Phần thứ hai: NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO. I, Thực trạng công tác bán hàng của Công ty CEMACO: Trong hệ thống phòng ban của Công ty, chúng ta thấy rằng phòng tài chính- kế toán là một phòng không thể thiếu được trong việc quản lý Doanh nghiệp. Nó có thể cung cấp thông tin chính xác về thực trạng tài chính của Công ty, về tình hình sản xuất có thể đưa ra kiến nghị về phương án quản lý kinh doanh tiết kiệm nhất, có hiệu quả cao, quyết định sự tồn tại và phát triển cũng như việc cạnh tranh trên thị trường . - Kế toán bán hàng là một phần hành mà trong đó kế toán viên phải theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về doanh thu và tiêu thụ hàng hoá. Các số liệu phát sinh phải được cập nhật thường xuyên, liên tục. - Đối với công tác bán hàng thì kế toán viên được sử dụng những tài khoản chuyên dùng sau: Tài khoản 511 : Theo dõi doanh thu bán hàng . Tài khoản 3331: Theo dõi thuế giá trị gia tăng phải nộp. Tài khoản 632 : Theo dõi giá vốn hàng bán. Ngoài ra, còn có các tài khoản khác như: 111, 112, 131, 136, 413, 531, 532. à Các tài khoản này được dùng để theo dõi giá bán và giá vốn của hàng đã tiêu thụ. Nhiệm vụ kế toán bán hàng: - Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của Công ty trong kỳ. - Tính toán giá mua thực tế của hàng đã tiêu thụ nhằm xác định đúng kết quả bán hàng. - Kiểm tra tình hình thu tiền bán hàng và quản lý tiền bán hàng. Đối với hàng hoá bán chịu cần phải mở sổ sách ghi chép từng khách hàng, số tiền khách hàng nợ thời hạn và tình hình trả nợ. - Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty . II, Tài khoản chuyên dùng: A, Các tài khoản chính: 1, Doanh thu bán hàng : Theo chế độ kế toán mới, để theo dõi doanh thu bán hàng người ta dùng tài khoản 511. a, Công dụng: - Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của Doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá, tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm cả phụ thu và phí thu them ngoài giá bán (nếu có). Số tiền bán hàng được ghi trên Hoá đơn (GTGT), Hoá đơn bán hàng hoặc các chứng từ khác có liên quan tới việc bán hàng hoặc giá thoả thuận giữa người mua và người bán. - Doanh thu bán hàng có thể thu được tiền hoặc chưa thu được tiền ngay sau khi đã giao sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và được khách hàng chấp nhận thanh toán. - Trường hợp Doanh nghiệp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. - Doanh thu bán hàng thuần mà Doanh nghiệp thu được có thể thấp hơn doanh thu bán hàng do các nguyên nhân: Giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại, và Doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu được tính trên doanh thu bán hàng thực tế mà Doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán. àTóm lại, doanh thu thuần là doanh thu đã trừ thuế, trừ chiết khấu, trừ phần giảm giá, trừ hàng trả lại. b, Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 511: * Bên Nợ: - Phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là tiêu thụ trong kỳ kế toán. - Trị giá hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ. - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ. - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” * Bên Có: - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, và cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán * Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ. * Tài khoản 511- Doanh thu bán hàng, có 4 tài khoản cấp 2. - Tài khoản 5111: Doanh thu bán hàng hoá (dùng cho các ngành kinh doanh) - Tài khoản 5112: Doanh thu bán các thành phẩm (dùng cho các ngành sản xuất vật chất ). - Tài khoản 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ (dùng cho các ngành kinh doanh dịch vụ ). - Tài khoản 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá. 2, Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Công ty thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng cho Ngân sách Nhà nước theo phương pháp khấu trừ. Theo chế độ kế toán hiện hành, để theo dõi thuế và các khoản phải nộp Nhà nước người ta dùng tài khoản 3331- “Thuế giá trị gia tăng phải nộp” a, Công dụng: - Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra, số thuế giá trị gia tăng phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước . - Tài khoản này áp dụng chung cho cả đối tượng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp . b, Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3331- “Thuế giá trị gia tăng phải nộp”. * Bên Nợ: - Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ. - Số thuế giá trị gia tăng được giảm trừ vào số thuế giá trị gia tăng phải nộp . - Số thuế giá trị gia tăng đã nộp vào Ngân sách Nhà nước. - Số thuế giá trị gia tăng của hàng bán bị trả lại. * Bên Có: - Số thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ. - Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hoá, dịch vụ dung để trao đổi, biếu tặng, sử dụng nội bộ. - Số thuế giá trị gia tăng phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường, số thuế giá trị gia tăng phải nộp của hàng hoá nhập khẩu. * Số dư bên Có: Số thuế giá trị gia tăng còn phải nộp cuối kỳ. * Số dư bên Nợ: Số thuế giá trị gia tăng đã nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước. * Tài khoản 3331- “Thuế giá trị gia tăng phải nộp”, có 2 tài khoản cấp 3: - Tài khoản 33311- “Thuế giá trị gia tăng đầu ra”: phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu ra, số thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ. - Tài khoản 33312- “Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu” : phản ánh số thuế giá trị gia tăng phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu . 3, Giá vốn hàng bán: Theo chế độ kế toán hiện hành, để theo dõi giá vốn hàng bán người ta dùng tài khoản 632- “Giá vốn hàng bán”. a, Công dụng: - Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây, lắp bán trong kỳ. b, Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 632- “Giá vốn hàng bán” * Bên Nợ: - Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp theo từng hoá đơn. * Bên Có: - Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ vào bên Nợ của tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. * Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ. * Tài khoản 632 không có tài khoản cấp 2. B, Các tài khoản bổ sung: Thông thường để phục vụ cho việc theo dõi công tác bán hàng, bên cạnh việc theo dõi các tài khoản 511, 632 và 3331 kế toán viên còn phải theo dõi các tài khoản 111, 112, 136,156, 413, 531 và 532. 1, Tài khoản 111- “Tiền mặt”: - Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của Doanh nghiệp, bao gồm: + Tiền Việt Nam (kể cả ngân phiếu) + Ngoại tệ + Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. - Tài khoản này có số dư bên Nợ: phản ánh tình hình tồn quỹ. - Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 1111- “Tiền Việt Nam” (bao gồm cả ngân phiếu). + Tài khoản 1112- “Ngoại tệ” (quy đổi ra đồng Việt Nam). + Tài khoản 1113- “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý” được phản ánh về mặt giá trị nhập, xuất, tồn quỹ của Doanh nghiệp. 2, Tài khoản 112- “Tiền gửi ngân hàng” - Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các khoản tiền gửi ngân hàng của Doanh nghiệp tại ngân hàng hoặc kho bạc Nhà nước. - Tài khoản này có số dư bên Nợ: phản ánh số hiện còn gửi tại ngân hàng. - Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 1121- “Tiền Việt Nam” phản ánh số tiền gửi vào, rút ra, và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam. + Tài khoản 1122- “Ngoại tệ” phản ánh theo số ngoại tệ quy đổi ra đồng Việt Nam. + Tài khoản 1123- “Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý” 3, Tài khoản 131- “Phải thu của khách hàng” - Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ. - Tài khoản này có số dư bên Nợ: phản ánh số tiền còn phải thu của khách hàng. - Tài khoản này có thể có số dư bên Có: phản ánh số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách. - Tài khoản này không có tài khoản cấp 2. 4, Tài khoản 136- “Phải thu nội bộ” Vì là một Công ty có quy mô kinh doanh lớn, bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc cho nên kế toán bán hàng của Công ty phải sử dụng tài khoản 136- “Phải thu nội bộ” - Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Doanh nghiệp với cấp trên hoặc các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc, hoặc các đơn vị khác trong một Doanh nghiệp độc lập, một Tổng Công ty về các khoản đã thu hộ, chi hộ, trả hộ…Các khoản mà đơn vị cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới. - Tài khoản này có số dư bên Nợ: phản ánh số còn phải thu ở các đơn vị nội bộ trong Doanh nghiệp . - Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 1361- “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” + Tài khoản 1368- “Phải thu nội bộ khác”. 5, Tài khoản 156- “Hàng hoá” - Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hoá của Doanh nghiệp, bao gồm: hàng hoá tại các kho hàng, quầy hàng. - Tài khoản này có số dư bên Nợ: + Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho. + Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho. - Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2: + Tài khoản 1561- “Giá mua hàng hoá” + Tài khoản 1562- “Chi phí thu mua hàng hoá” 6, Tài khoản 413- “Chênh lệch tỷ giá” Vì Công ty CEMACO là Công ty có quan hệ Xuất nhập khẩu với nước ngoài nên khi hạch toán kế toán bán hàng, để theo dõi được một cách chính xác tình hình tăng, giảm tỷ giá ngoại tệ tính theo tiền Việt Nam thì kế toán phải theo dõi tài khoản 413- “Chênh lệch tỷ giá” . - Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch do thay đổi tỷ giá ngoại tệ của Doanh nghiệp và tình hình xử lý số chênh lệch đó. - Tài khoản này có số dư bên Nợ và cả bên Có. + Số dư bên Nợ: phản ánh số chênh lệch tỷ giá được xử lý ở thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. + Số dư bên Có: phản ánh số chênh lệch tỷ giá chưa xử lý ở thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính. - Tài khoản này không có tài khoản cấp 2. 7, Tài khoản 531- “Hàng bán bị trả lại” - Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Trị giá hàng bán bị trả lại sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế để tính doanh thu thuần trong kỳ kế toán. - Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 531 không có tài khoản cấp 2. 8, Tài khoản 532- “Giảm giá hàng bán” - Tài khoản này dùng để phản ánh khoản giảm giá thực tế phát sinh trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được người bán chấp thuận trên giá đã thoả thuận cho số hàng hoá đã bán vì lý do hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách trong hợp đồng kinh tế. - Cuối kỳ kế toán phải kết chuyển giảm doanh thu bán hàng thực tế để tính doanh thu thuần. - Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ. - Tài khoản 532 không có tài khoản cấp 2. III, Hạch toán kế toán bán hàng: 1, Phương pháp hạch toán: 1.1, Bán hàng qua kho: a, Bán hàng trực tiếp: - Trị giá hàng xuất kho để bán: Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán” Có TK1561: “Giá mua hàng hoá” Có TK1562: “Chi phí thu mua hàng hoá” - Doanh thu bán hàng và các khoản thuế giá trị gia tăng phải nộp, thu của khách hàng: Nợ TK111, 112, 131: Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá” Có TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra” - Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp và thuế xuất khẩu phải nộp cho hàng hoá đã bán được: Nợ TK5111: “Doanh thu bán hàng hoá” Có TK3332,3333: - Giảm giá hàng bán trên giá đã được thoả thuận hay hàng bán bị trả lại trong kỳ: Nợ TK531 : “Hàng bán bị trả lại” Nợ TK532 : “Giảm giá hàng bán” Nợ TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra” Có TK111,112,131: Đồng thời kết chuyển giảm doanh thu : Nợ TK5111: “Doanh thu bán hàng hoá” Có TK531,532 - Khi Doanh nghiệp nhận lại hàng do khách hàng trả lại: Nợ TK1561: “Giá mua hàng hoá” Có TK632: “Giá vốn hàng bán” - Cuối kỳ, kế toán tính và xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra” Có TK1331: “Thuế giá trị gia tăng đầu vào” - Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK5111: “Doanh thu bán hàng hoá” Có TK911: “Xác định kết quả kinh doanh” - Kết chuyển trị giá vốn hàng xuất bán: Nợ TK911: “Xác định kết quả kinh doanh” Có TK632: “Giá vốn hang bán” b, Hàng gửi đi bán: - Trị giá hàng xuất gửi đi bán: Nợ TK157: “Hàng gửi đi bán” Có TK156: “Hàng hoá” - Nếu cùng với hàng hoá còn xuất cả bao bì đi kèm và tính giá riêng: Nợ TK1388: “Phải thu khác” Có TK1532: “Bao bì luân chuyển” - Nếu tiền vận chuyển và bốc dỡ do phía bên mua chịu nhưng Doanh nghiệp ứng chi hộ: Nợ TK1388: “Phải thu khác” Có TK111, 112… - Sau khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng hoặc chứng từ chấp nhận thanhtoán: Nợ TK111, 112, 131, 311 Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá” Có TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra” Có TK1388 : “Thu hồi tiền chi hộ và tiền bao bì” - Tiến hành kết chuyển trị giá hàng hoá đã bán được: Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán” Có TK157: “Hàng gửi đi bán” 1.2, Bán hàng vận chuyển thẳng: - Chuyển bán thẳng hàng mua đang đi đường: Nợ TK157: “Hàng gửi đi bán” Có TK151: “Hàng mua đang đi đường” - Khi nhận được chứng từ đòi tiền của đơn vị cung cấp do hàng đã chuyển đi bán theo ủy quyền của Doanh nghiệp : Nợ TK157: “Hàng gửi đi bán” Có TK331: “Phải trả cho người bán” - Nhận được giấy báo Có của ngân hàng hoặc chứng từ chấp nhận thanh toán của đơn vị mua về khoản tiền bán hàng của số hàng chuyển bán: Nợ TK111, 112, 131 Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá” Có TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra” Đồng thời, kết chuyển trị giá hàng gửi đi bán đã được tiêu thụ: Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán” Có TK157: “Hàng gửi đi bán” 1.3, Hàng gửi đại lý bán và làm đại lý bán hàng: a, Hàng gửi đại lý: - Hàng xuất gửi cho các đại lý được xem như là hàng gửi đi bán: Nợ TK157: “Hàng gửi đi bán” Có TK 1561: “Giá mua hàng hoá” - Khi đại lý bán được hàng và nộp tiền cho Doanh nghiệp : Nợ TK111,112: Số tiền đại lý nộp Nợ TK6417: “Chi phí bán hàng”àTiền hoa hồng đại lý được hưởng Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá” Có TK33311: “Thuế giá trị gia tăng đầu ra” - Phản ánh giá vốn hàng gửi đại lý đã bán được: Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán” Có TK157: “Hàng gửi đi bán” b, Làm đại lý bán hàng: - Khi Doanh nghiệp nhận hàng về bán đại lý: Nợ TK003: “Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi” - Khi bán được hàng, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng : Nợ TK111: “Tổng số tiền thu được” Có TK5111: “Doanh thu”àHoa hồng được hưởng Có TK331 : “Phải trả cho người bán” Đồng thời, sau khi bán được hàng kế toán phải ghi: Có TK003: Số hàng đã bán. - Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý: Nợ TK331: “Phải trả cho người bán” Có TK111, 112… 1.4, Hàng bán trả góp: * Bán trả góp là phương thức bán hàng mà khách hàng phải trả trước cho Doanh nghiệp một khoản tiền nhất định và phải chịu khoản lãi do trả chậm. - Xuất giao hàng cho khách: Nợ TK632: “Giá vốn hàng bán” Có TK1561: “Giá mua hàng hoá” - Khi khách hàng thanh toán tiền cho Doanh nghiệp : Nợ TK111, 131: Số tiền khách hàng thanh toán. Có TK5111 : “Doanh thu bán hàng hoá” Có TK33311: “Thuế GTGT phải nộp” tính theo DT tại thời điểm bán Có TK711 : “Lãi trả chậm” TK531,532 511 111,112 KÕt chuy._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34371.doc
Tài liệu liên quan