Hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng

Mục Lục phần I: lời mở đầu Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, trực tiếp cấu tạo nên sản phẩm. Chính vì vậy, nguyên vật liệu chính là một nhân tố quyết định giá thành sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, đây là yếu tố thường xuyên biến động nên việc hạch toán và quản lí tốt nguyên vật liệu sẽ giúp cho các nhà quản trị đề ra các chính sách đúng đắn đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Mặt khác, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu sẽ l

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động tại Công ty Cao su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do đó, công tác tổ chức hạch toán và quản lí vật liệu trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Công ty cao su Sao Vàng là một đơn vị sản xuất có quy mô lớn, số lượng và chủng loại sản phẩm nhiều. Sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm chế biến từ cao su. Chính vì vậy, nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng về chủng loại và số lượng từ những loại nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng lớn như các loại cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp... đến những loại vật liệu chiếm tỉ trọng nhỏ như chất xúc tác, nhựa thông... Chính vì vậy, công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu rất được coi trọng. Xuất phát từ những nhận thức về tầm quan trọng của công tác hạch toán nguyên vật liệu nên qua một thời gian đi sâu tìm hiểu thực tế hoạt động kế toán tại công ty cao su Sao Vàng cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo Trần Thị Phượng, em chọn đề tài cho chuyên đề của mình là: ”Hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cao su Sao Vàng” . Trong chuyên đề này em xin trình bày các vấn đề sau: Phần I: Mở đầu Phần II: Thực trạng việc hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cao su Sao Vàng Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng Phần IV: Kết luận Do thời gian thực tập tại công ty không nhiều, cùng với trình độ kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề của em không thể trách khỏi thiếu sót. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các cô chú phòng tài chính kế toán tại công ty cao su Sao Vàng để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Phần II : thực trạng việc hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cao su Sao Vàng I. Đặc điểm, phân loại và tính giá nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng. 1. đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại công ty 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng Công ty cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn với số lượng sản phẩm nhiều. Chính vì vậy, chủng loại và số lượng nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng và phong phú. Là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến các sản phẩm bằng cao su nên nguyên vật liệu của công ty bao gồm nhiều loại trong đó chiếm tỉ trọng lớn là các loại cao su như cao su loại 1, cao su loại 2, cao su Buna...,hay các loại hoá chất, vải mành, dây thép tanh.., đến các loại nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng nhỏ như xăng công nghệ, nhựa thông, chất xúc tiến... Nguyên vật liệu của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu gồm hai nguồn chính là mua trong nước và nhập khẩu. Nguồn trong nước chủ yếu được cung cấp bởi các tỉnh miền Trung và miền Nam nhưng chỉ là cao su thiên nhiên. Còn lại công ty phải nhập từ nước ngoài do nguồn trong nước chưa có hoặc không đảm bảo chất lượng. Các loại nguyên vật liệu phải nhập ngoại bao gồm: vải mành, cao su tổng hợp, cát kĩ thuật, chất xúc tiến...Nguồn nhập chủ yếu của công ty là Triều Tiên, Đài Loan, Trung Quốc, Bỉ.... Các nguyên vật liệu thuộc hàng hoá chất của công ty có tính chất lí, hoá rất khác nhau. Hơn thế nữa, những loại nguyên vật liệu này rất dễ cháy, dễ bị hư hao, dễ bị tác động bởi thời tiết. Những điều kiện này đòi hỏi cần phải có những biện pháp hợp lí để bảo quản tốt nguyên vật liệu. Hiện nay, dựa vào đặc điểm lí hoá của nguyên vật liệu cũng như để tiện cho quá trình quản lí, theo dõi, hệ thống kho bãi của công ty gồm những kho sau: - Kho cao su : dùng để dự trữ các loại cao su như cao su Buna EPT, cao su L1, cao su L2... - Kho hoá chất: gồm kho hoá chất 1 chứa các loại hoá chất là nguyên vật liệu chính và kho hoá chất 2 dùng để chứa các loại nguyên vật liệu phụ. - Kho bán thành phẩm: là kho dùng để dự trữ các loại bán thành phẩm được nhập kho từ quá trình sản xuất. -Kho vải: đây là kho dùng để chứa các loại vải mành, vải phin- là các loại nguyên vật liệu chính cho quá trình sản xuất. - Kho kim khí: chứa phụ tùng thay thế - Kho chứa nhiên liệu : bao gồm kho than và kho xăng dầu - Kho tạp phẩm: chứa các loại nguyên vật liệu phụ phục vụ cho quá trình sản xuất. Việc phân chia kho bãi một cách hợp lí theo tính chất hoá lí và chức năng của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất đã góp phần giúp cho việc bảo quản, sử dụng nguyên vật liệu được tiến hành một cách hiệu quả. Có thể khẳng định rằng, những đặc điểm cơ bản trên là điểm xuất phát cho kế toán của công ty xác định phương pháp tính giá cũng như lựa chọn hình thức hạch toán chi tiết, hạch toán tổng hợp một cách phù hợp nhất. Qua đó, kế toán vật liệu trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động quản lí nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng. 1.2. Phân loại nguyên vật liệu Do chủng loại nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng rất đa dạng, phong phú nên việc phân loại nguyên vật liệu rất quan trọng cho việc hạch toán nguyên vật liệu. Dựa vào vai trò và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất, công ty phân loại nguyên vật liệu tại công ty thành các loại sau: - Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu hình thành nên sản phẩm hoàn thành, bao gồm các loại : + Cao su các loại: cao su L1, L2, L3, cao su Buna EPT 4969... + Hoá chất: như chất xúc tiến D, lưu huỳnh, bột silica... + vải mành: vải phin trắng 3454, vải mành Poly Amit... + Tanh các loại: tanh 0,75, tanh ô tô... - Nguyên vật liệu phụ: là đối tượng lao động không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm, gồm: than đen, nhựa thông, bột than chống dính cao su,... -Nhiên liệu: là loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt cho quá trình sản xuất như : xăng dầu, than đốt lò, củi đốt... - Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải - Nguyên vật liệu khác: như phế liệu thu hồi trong quá trình sản xuất… 2. Tính giá nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng 2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho Nguyên vật liệu nhập kho của công ty chủ yếu là mua ngoài từ hai nguồn chính là nhập khẩu và mua trong nước. - Đối với nguyên vật liệu mua trong nước : giá trị nguyên vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên hoá đơn của người bán(không bao gồm thuế GTGT) cộng (+) chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình mua nguyên vật liệu trừ đi (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nguyên vật liệu. - Đối với nguyên vật liệu nhập mua từ nước ngoài: công ty nhập khẩu thông qua hai hình thức, đó là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu thông qua ủy thác. + Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu trực tiếp: Giá nguyên vật liệu nhập kho = Giá mua ghi trên hoá đơn của người bán + Thuế nhập khẩu + Chi phí mua thực tế - khoản chiết khấu thương mại, giảm giá nguyên vật liệu + Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thông qua uỷ thác: Giá nguyên vật liệu nhập kho = giá mua trên hoá đơn của đơn vị nhận uỷ thác chuyển đến + Hoa hồng uỷ thác nhập khẩu + chi phí thu mua khác - Đối với nguyên vật liệu tự sản xuất: nguyên vật liệu công ty tự sản xuất là các bán thành phẩm. Giá nhập kho của bán thành phẩm bằng giá thành bán thành phẩm. Tuy nhiên, giá thành bán thành phẩm chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ xuất dùng để sản xuất bán thành phẩm. Đây chính là một điểm còn tồn tại trong công tác tính giá vật liệu nhập kho của công ty. - Đối với phế liệu nhập kho : giá nhập kho được xác định dựa trên giá ước tính hoặc giá bán trên thị trường. 2.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho Do nghiệp vụ Nhập – xuất nguyên vật liệu ở công ty cao su Sao Vàng phát sinh với tần suất lớn và khối lượng Nhập – Xuất nhiều, nên tại công ty giá nguyên vật liệu xuất kho được xác định theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ. Giá bình quân của 1 đơn vị nguyên vật liệu xuất kho Giá trị thực tế vật liệu tồn kho đầu kì + Giá trị thực tế vật liệu nhập kho trong kì = Số lượng vật liệu thực tế tồn kho đầu kì + Số lượng vật liệu thực tế nhập kho trong kì Căn cứ vào giá đơn vị bình quân tính được ở cuối kì và số lượng nguyên vật liệu xuất kho trong kì, kế toán xác định được giá thực tế nguyên vật liệu xuất trong kì: Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho = Số lượng nguyên vật liệu xuất kho trong kì X Giá đơn vị bình quân Ví dụ : tính giá xuất kho cho loại cao su L1 trong tháng 10/2003 như sau -Tồn đầu tháng 10 là với lượng thực tế là: 13.539,7 kg với giá thực tế là 107.940.022 đồng - Số lượng vật liệu thực tế nhập trong kì là 55.000kg với giá thực tế là: 441.048.827 đồng áp dụng công thức tính giá đơn vị bình quân cả kì dự trữ, ta có giá bình quân của một kg cao su L1 là: Giá bình quân của 1 kg cao su L1 xuất kho 107.940.022 + 441.048.827 = 13.539,7 + 55.500 Vậy, giá bình quân 1 kg cao su L1 xuất kho là 7952 đồng/kg Việc tính giá theo phương pháp này cho phép kế toán tính giá xuất nguyên vật liệu một cách đơn giản và giảm nhẹ được khối lượng công việc cho kế toán. II. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng Thủ tục, chứng từ nhập, xuất kho vật liệu 1.1.Thủ tục, chứng từ nhập kho Ÿ Sơ đồ luân chuyển chứng từ Nghiệp vụ nhập kho Đề nghị nhập vật liệu Lập biên bản kiểm nghiệm Lập phiếu nhập kho Ktra chứng từ, nhập kho, ghi thẻ tho Ban kiểm nghiệm Người giao hàng Phòng kế hoạch vật tư Thủ kho Ktra chứng từ, ghi sổ kế toán Kế toán nguyên vật liệu Lưu Tại công ty cao su Sao Vàng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, phòng kế hoạch vật tư sẽ xác định chủng loại vật liệu cần dùng trong kì, sau đó kết hợp với phòng kế toán để kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu, từ đó lập kế hoạch thu mua và sản xuất nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu nhập kho tại công ty chủ yếu do mua ngoài. Việc mua nguyên vật liệu được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán do Giám đốc kí duyệt. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) và Phòng kĩ thuật cao su sẽ kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu nhập kho thông qua việc thành lập Ban kiểm nghiệm. Ban kiểm nghiệm có trách nhiệm lập “Biên bản kiểm nghiệm”. Những vật liệu không đúng quy cách sẽ được trả lại cho nhà cung cấp. Biểu số 1 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng Biên bản kiểm nghiệm Ngày 20 tháng 10 năm 2003 Số : 4527 Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng số 1478 ngày 04 tháng 10 năm 2003 của công ty cao su Việt Trung Ban kiểm nghiệm gồm: Ông, bà trưởng ban Ông, bà Uỷ viên Ông, bà Uỷ viên Đã kiểm nghiệm các loại: STT Tên, nhãn hiệu, quy cách vật liệu Phương thức kiểm nghiệm Đơn vị tính Số lượng theo chứng từ Kết quả kiểm nghiệm Ghi chú Số lượng đúng quy cách, phẩm chất Số lượng không đúng quy cách, phẩm chất 1 Cao su L1 Chọn mẫu Kg 10.000 10.000 0 ý kiến của ban kiểm nghiệm: hàng đủ tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng. Đại diện kĩ thuật (kí, họ tên) Thủ kho (Kí, họ tên) Trưởng ban (Kí, họ tên) Nguyên vật liệu sau khi kiểm tra chất lượng được nhập kho. Dựa trên hoá đơn GTGT của người bán cùng các chứng từ có liên quan khác như biên bản kiểm nghiệm, Phòng kế hoạch vật tư lập “Phiếu nhập kho”; gồm 2 liên: Liên 1: Giữ lại phòng kế hoạch vật tư Liên 2: Dùng để luân chuyển nội bộ đây là căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho. Sau đó liên này được chuyển về phòng kế toán cùng các chứng từ có liên quan khác để ghi đơn giá, thành tiền và ghi sổ kế toán. Biểu số 2 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng Phiếu nhập kho Ngày 04/10/2003 M 027 Số : 34918 Nợ : TK 1522 Có : TK 331 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Thọ Đơn vị: Công ty cao su Việt Trung Theo HĐ GTGT số 1478 ngày 04 tháng 10 năm 2003 của công ty cao su Việt Trung Nhập tại kho cao su STT Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Cao su L1 Kg 10.000 10.000 7900 79.000.000 Cộng 79.000.000 Người viết phiếu (kí, họ tên) Người giao hàng (kí, họ tên) Thủ kho (kí, họ tên) Kế toán (kí, họ tên) Thủ trưởng đơn vị nhập (kí, họ tên) * Đối với phế liệu nhập kho: Phòng kế hoạch vật tư sẽ lập phiếu nhập kho như các trường hợp nhập kho thông thường dựa trên baó cáo về phế liệu thu hồi của các đơn vị. * Trường hợp bán thành phẩm tự sản xuất nhập kho Vật liệu tự sản xuất của công ty chính là các bán thành phẩm do các phân xưởng nhiệt luyện, hỗn luyện và Chi nhánh xí nghiệp sản xuất bán thành phẩm Xuân Hoà sản xuất. Cao su sống sau khi được nhiệt luyện hỗn luyện sẽ được chuyển cho các phân xưởng khác để tiếp tục quá trình chế tạo sản phẩm. Do đó, bán thành phẩm cũng được coi là một loại nguyên vật liệu chính tại công ty. Khi các bán thành phẩm nhập kho, phòng kế hoạch vật tư cũng sử dụng Phiếu nhập kho. Phiếu này được lập thành 2 liên, một liên giữ lại phong kế hoạch vât tư, một liên giao cho thủ kho để ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán vật liệu. Biểu số 3 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng Phiếu nhập kho Ngày 20/10/2003 M 027 Số : 34918 Nợ : TK 1521 Có : TK 154 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Nam Đơn vị: vận chuyển Theo.................. ngày tháng .....năm ..... của ............. Nhập tại kho : kho bán thành phẩm STT Tên, nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Cao su bán thành phẩm (01S) Kg 77.343 77.343 2 Cao su BT P (09) Kg 54.310 54.310 Cộng Người viết phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán Thủ trưởng đơn vị nhập Cuối kì, kế toán tập hợp các phiếu nhập kho vào Bảng “Tập hợp chi tiết phiếu nhập kho” (Biểu số 4) * Đối với trường hợp vật liệu xuất kho dùng không hết: Cuối kì các xí nghiệp sẽ lập “Báo cáo vật tư” sau đó gửi về phòng kế toán Biểu số 5 xí nghiệp cao su số 1 Báo cáo vật tư Tháng 10 năm 2003 STT Tên vật tư Đơn vị tính Tồn đầu kì Lĩnh Sử dụng Tồn cuối kì 1 Cao su TN L1 Kg 0 1400 1200 200 2 Cao su TN L3 Kg 700 0 700 0 3 Cộng cao su TN 700 1400 1900 200 4 Cao su TH SBR 1712 Kg 50 105 40 115 5 Cao su TH SBC 1502 Kg 420 0 0 420 ..... .... ... ... ... Người lập biểu Giám đốc xí nghiệp Do nguyên vật liệu sử dụng không hết tại công ty cao su Sao Vàng không được gửi trả về kho của công ty mà giữ lại kho của xí nghiệp nên không lập phiếu nhập kho. Báo cáo vật tư có chức năng tương tự như “Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ” theo mẫu 07-VT ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính . Dựa vào báo cáo này, kế toán sẽ lập bảng‘Tập hợp chi tiết phiếu nhập” riêng cho trường hợp xuất dùng không hết. (Biểu số 6) 1.2.Thủ tục, chứng từ xuất kho Nghiệp vụ xuất kho Xin lệnh xuất Kí duyệt lệnh xuất Lập phiếu xuất kho Ktra chứng từ, xuất kho, ghi thẻ kho Thủ trưởng Người có nhu cầu sử dụng vật liệu Phòng kế hoạch vật tư Thủ kho Ktra chứng từ, ghi sổ kế toán Kế toán nguyên vật liệu Lưu Tại công ty cao su Sao Vàng, nguyên vật liệu xuất kho chủ yếu để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn để tiêu dùng nội bộ hoặc xuất bán ra ngoài. Tuỳ từng trường hợp mà công ty sử dụng loại chứng từ phù hợp. ã Đối với nguyên vật liệu xuất kho dùng cho hoạt động sản xuất: để kiểm soát được mức tiêu hao nguyên vật liệu, phòng Kế hoạch vật tư sẽ lập “Phiếu xuất vật tư theo hạn mức”. Phiếu này được lập trên hạn mức được duyệt trong tháng do Phòng kĩ thuật cao su lập cho từng loại vật liệu, cho từng phân xưởng, xí nghiệp. Trong đó, hạn mức được duyệt trong tháng là số lượng vật tư được duyệt trên cơ sở khối lượng sản xuất sản phẩm trong tháng theo kế hoạch và định mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. Hạn mức được duyệt = Số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch trong tháng X Định mức sử dụng vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm Số lượng thực xuất trong tháng được thủ kho ghi căn cứ vào hạn mức được duyệt và số thực xuất cho từng lần. Phiếu xuất vật tư theo hạn mức được lập làm 2 liên: Một liên được giữ lại ở bộ phận sử dụng vật tư. Một liên giao cho thủ kho giữ. Cuối tháng, thủ kho thu cả hai phiếu, cộng số thực nhập trong tháng để ghi thẻ kho và kí tên vào phiếu, sau đó chuyển 1 liên về Phòng kế hoạch vật tư, 1 liên về Phòng Tài chính kế toán để kế toán vật liệu ghi sổ. Trường hợp chưa hết tháng mà hạn mức được duyệt đã lĩnh hết, thì số xin lĩnh thêm được ghi vào dưới phiếu đó chứ không lập phiếu khác. Biểu số 7 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức Tháng 10/2003 Số : 3780 Nợ : TK 621 Có : TK 1522 Tên đơn vị: XN cao su 1 Tên vật tư: cao su TH Buna EPT 4969 Ngày Nhu cầu Thực lĩnh kí nhận Số lượng đơn giá Thành tiền 420 30.976,5 13.010.130 03/10/03 125 10/10/03 112 21/10/03 102 27/10/03 79 Cộng 418 12.948.177 Phụ trách bộ phận sử dụng (Kí, họ tên) Trưởng phòng kế hoạch vật tư (Kí, họ tên) Thủ kho (Kí, họ tên) Khi có nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu không dùng cho hoạt động sản xuất, Phòng kế hoạch vật tư sẽ lập phiếu xuất kho trên cơ sở đơn xin xuất của bộ phận sử dụng vật tư. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: Liên 1: Lưu tại Phòng kế hoạch vật tư. Liên 2: Thủ kho giữ để ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột đơn giá, thành tiền và ghi sổ kế toán. Liên 3: Giao cho nhận để ghi sổ kế toán tại bộ phận sử dụng. Phiếu xuất kho dùng để theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư xuất cho bộ phận sử dụng trong công ty và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư Biểu số 8 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng Phiếu xuất kho Ngày 15/ 10/2003 M 028 Số : 2502 Nợ : TK 1368 Có : TK 1522 Họ tên người nhận hàng: Tên đơn vị: Công ty cao su Thái Bình Lí do xuất kho: điều chuyển nội bộ Xuất tại kho : cao su S T T Tên, quy cách, phẩm chất vật tư đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Cao su L3 Kg 78593 78.593 8.236 647.271.201 2 Cao su TH SBR 1712 Kg 3.850 3.850 10.456 40.254.746 ... Cộng 687.525.949 Người nhận (Kí, họ tên) Thủ trưởng đơn vị nhận (Kí, họ tên) Phòng kế hoạch vật tư (Kí, họ tên) Thủ kho (Kí, họ tên) Kế toán (Kí, họ tên) ã Khi cần vận chuyển vật liệu từ kho này sang kho khác trong công ty hoặc từ kho của xí nghiệp này sang kho của xí nghiệp khác, công ty sử dụng “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”. Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do phòng kế hoạch vật tư lập thành 3 liên: Liên 1: Được lưu tại phòng kế hoạch vật tư. Liên 2: Dùng để vận chuyển hàng. Liên 3: Dùng để làm căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán . Biểu số 9 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Ngày 25/ 10/2003 Liên 1: Lưu Căn cứ vào lệnh điều động số 107 ngày 20 tháng 10 năm 2003 của ....về việc............. Họ tên người vận chuyển: Nguyễn Đức Quyết Phương tiện vận chuyển: ô tô Xuất tại kho: kho cao su Nhập tại kho: Kho xí nghiệp 2 S T T Tên, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Cao su L1 Kg 7570 7570 7952 60.196.640 2 Cao su L3 Kg 5789 5798 8.236 47.752.328 Cộng 107.948.968 Xuất, ngày 25 tháng 10 năm 2003 Nhập, ngày 25tháng 10 năm 2003 Người viết phiếu (kí, họ tên) Thủ k ho xuất (kí, họ tên) Người vận chuyển (kí, họ tên) Thủ kho nhập (kí, họ tên) ã Đối với trường hợp xuất bán nguyên vật liệu: Căn cứ vào hợp đồng hoặc thoả thuận với khách hàng, phòng tiếp thị và bán hàng sẽ viết “Lệnh xuất kho ” sau đó chuyển sang phòng tài chính kế toán để kế toán lập Hoá đơn giá trị gia tăng. Biểu số 10 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng Lệnh xuất kho Ngày 19/ 10/2003 Mã: 064 Số : 3128 Thuế GTGT : 10% Mã số: M154 Họ tên người nhận hàng: Lê Lan Phương Đơn vị bán hàng: Xuất tại kho : Kho bán thành phẩm Ghi chú: STT Tên hàng và quy cách Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Cao su BT P 41S Kg 2500 11.570 28.925.000 Cộng 28.925.000 Tiền Thuế GTGT: 2.892.500 Tổng tiền thanh toán: 31.817.500 Người nhận (kí, họ tên) Người viết phiếu (kí, họ tên) Thừa lệnh thủ trưởng đơn vị (kí, họ tên) Hoá đơn giá trị gia tăng được lập làm 3 liên: Liên 1: Lưu tại phòng kế toán . Liên 2: Giao cho khách hàng. Liên 3: Dùng thanh toán. Biểu số 11 Hoá đơn giá trị gia tăng Liên 2 : Giao cho khách AB/2003T Ngày 24 tháng 10 năm 2003 No : 038291 Số: 38291 Đơn vị bán hàng: công ty cao su Sao Vàng Địa chỉ: 231 đường Nguyễn Trãi TK số : 710A0013 NH công thương khu vực Đống Đa- Hà Nội Điện thoại: MS: Họ tên người mua: công ty Phương Nam Địa chỉ: Số TK: Hình thức thanh toán: MS: STT Tên hàng, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng đơn giá Thành tiền 1 Cao su BT P 41S Kg 2500 11570 28.925.000 Cộng tiền hàng :28.925.000 đ Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 2.892.500 đ Tổng tiền thanh toán: 31.817.500đ Số tiền viết bằng chữ: ba mươi mốt triệu tám trăm mười bảy nghìn năm trăm đồng chẵn. Người mua hàng (kí, họ tên) Kế toán trưởng (kí, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (kí, họ tên) Cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp các phiếu xuất kho, phân loại theo loại sản phẩm và đơn vị sử dụng vật liệu cho từng loại vật liệu chính, phụ trên máy vi tính và in ra “ Tập hợp chi tiết phiếu xuất”( Biểu số 12) 2. Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu đang áp dụng tại công ty: Tại công ty cao su Sao Vàng, do số lưọng và chủng loại nguyên vật liệu lớn, các nghiệp vụ xuất nhập nguyên vật liệu phát sinh nhiều nên kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty áp dụng phương pháp “ Sổ số dư”. Tại kho, thủ kho mở thẻ kho để theo dõi số lượng nhập- xuất- tồn cho từng thứ vật liệu ở từng kho về mặt số lượng. Thủ kho mở theo kho theo từng thứ vật liệu và sắp xếp thẻ kho theo từng loại vật liệu để tiện quản lí, ghi chép. Thẻ kho ghi chép số lượng, phản ánh tình hình biến động của từng loại vật liệu trên cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho. Mỗi chứng từ được ghi vào thẻ kho trên một dòng dựa trên cơ sở số lượng thực nhập, thực xuất. Cuối tháng thủ kho tính ra số tồn kho trên từng thẻ kho. Biểu số 13 Thẻ kho Lập ngày 1 tháng 10 năm 2003 Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư: cao su L2 Đơn vị tính: kg Kho :cao su Tờ số 1 Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Xác nhận của kế toán Số phiếu Ngày Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tồn đầu tháng 20.000 2/10 1780 Xuất cho XN 2 1350 18.650 8/10 1678 Nhập của cty Sao Mai Anh 5.440 24.090 9/10 1815 Xuất cho XN 3 2760 21.330 14/10 1847 Xuất cho XN 1 5890 15.440 ... ... ... ... Cộng 38.440 50.483 Tồn cuối tháng 7957 -Tại phòng tài chính kế toán, định kỳ, kế toán vật liệu phải xuống kho để kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ. Kế toán sẽ phân loại và định khoản cho từng chứng từ rồi nhập số liệu vào máy vi tính. Cuối tháng, máy sẽ tính đơn giá cho từng loại vật liệu từ đó kế toán sẽ ghi vào cột đơn giá và thành tiền của các chứng từ. Căn cứ vào thẻ kho nhận được từ thủ kho, kế toán lập “Sổ số dư”. “ Sổ số dư” (biểu số 14) của công ty được mở theo tháng cho từng kho và chi tiết theo từng loại vật liệu về mặt giá trị và số lượng. Sổ số dư của công ty không chỉ theo dõi số dư cuối tháng mà còn theo dõi cả tình hình nhập - xuất - tồn trong tháng. Kế toán lấy số liệu tồn đầu tháng, tổng nhập- xuất trong tháng và tồn cuối tháng trên thẻ kho để ghi vào “Sổ số dư” về mặt số lượng. Giá trị nguyên vật liệu nhập- xuất - tồn được tính dựa trên số lượng nhập- xuất -tồn kho và đơn giá của từng loại vật liệu. Như vậy, Sổ số dư của công ty về hình thức tuy mang tên “Sổ số dư” nhưng về bản chất lại là Sổ đối chiếu luân chuyển chứ không theo hình thức Sổ số dư như trong quy định của chế độ kế toán hiện hành. Ngoài ra, kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty không lập “Phiếu giao nhận chứng từ ” và “Bảng luỹ kế nhập –xuất – tồn”. Điều này gây khó khăn cho công tác đối chiếu và làm mất thời gian cho công tác kế toán. Như vậy, phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu của công ty tuy mang tên là Sổ số dư nhưng không thực hiện đúng theo quy định của chế độ kế toán. III. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng 1. phương pháp hạch toán hàng tồn kho và phương pháp tính thuế GTGT 1.1. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho Tại công ty cao su Sao Vàng, phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà công ty áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp ghi chép, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình biến động nhập xuất tồn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá. Theo phương pháp này, những tài khoản tồn kho thuộc loại 15 nói chung và tài khoản 152- nguyên vật liệu- nói riêng phản ánh cả biến động nhập - xuất - tồn trên tài khoản và cung cấp thông tin thường xuyên tình hình biến động của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ...Cuối kì, kế toán nguyên vật liệu kiểm kê để đối chiếu với số liệu của kế toán tổng hợp và điều chỉnh nếu thừa hoặc thiếu. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cũng như yêu cầu của công tác quản lí của công ty. Đây là phương pháp hạch toán hàng tồn kho có nhiều tiện ích với độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật. 1.2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng tại công ty Tại công ty cao su Sao Vàng, phương pháp tính thuế GTGT được áp dụng là phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này, số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ đó Thuế GTGT đầu ra được ghi trên hoá đơn GTGT được lập khi bán hàng. Thuế GTGT đầu vào được xác định dựa trên: + Chứng từ nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu + Thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT khi công ty mua hàng + Thuế GTGT đối với các chứng từ đặc thù 2. Tài khoản và sổ sách sử dụng Tại công ty cao su Sao Vàng, hạch toán tổng hợp vật liệu là việc sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh kiểm tra, giám sát các đối tượng kế toán có nội dung ở dạng tổng quát. Kế toán tổng hợp vật liệu tại công ty sử dụng Tài khoản 152-‘nguyên vật liệu ’để theo dõi tình hình biến động nhập- xuất – tồn của nguyên vật liệu. Tài khoản 152 tại công ty được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 và cấp 3 như sau: TK 152: nguyên vật liệu 1521 : Bán thành phẩm 15211: Bán thành phẩm cao su 15212: Bán thành phẩm tại Xuân Hoà 12513: bán thành phẩm Xuân Hoà tại công ty 1522: nguyên vật liệu chính 1523: Nguyên vật liệu phụ 1524: Nhiên liệu 15241: Nhiên liệu các loại 15242: Nhiên liệu là than 1525: Phụ tùng thay thế 1527: Van các loại 1528: Phế liệu phế phẩm Ngoài ra, công ty còn sử dụng các TK khác có liên quan như : TK 111. 112, 621, 627, 641, 642... Về hình thức sổ sách, Công ty cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh , trình độ quản lí cao và bộ máy kế toán được chuyên môn hoá, do đó hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty là hình thức “ Nhật kí chứng từ”. Hệ thống sổ sách kế toán của công ty trong phần hành kế toán nguyên vật liệu bao gồm hệ thống sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Hệ thống sổ tổng hợp bao gồm: Bảng kê: Công ty sử dụng bảng kê số 4, số 5. Các bảng kê này được sử dụng để tổng hợp số phát sinh Có của TK 152,153.. . đối ứng Nợ với TK 154, 621, 622, 627, 641.. .Căn cứ vào chứng từ gốc và các bảng phân bổ có liên quan, kế toán ghi vào các bảng kê. Nhật kí chứng từ: được ghi chép, phản ánh dựa trên cơ sở các chứng từ, các bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Trong phần hành kế toán nguyên vật liệu, kế toán cuả công ty sử dụng nhật kí chứng từ số 1, 2, 5, 6, 7... Sổ cái : cuối kì , kế toán tập hợp số liệu trên các nhật kí chứng từ để vào các sổ cái có liên quan: bao gồm các sổ cái TK 152, 151, 331... Hệ thống sổ chi tiết của công ty bao gồm các sổ chi tiết như sổ chi tiết thanh toán với người bán, bảng tập hợp chi tiết phiếu nhập, phiếu xuất... ã Sơ đồ trình tự ghi chép sổ sách kế toán nguyên vật liệu theo hình thức Nhật kí chứng từ Chứng từ nhập, xuất nguyên vật liệu Sổ số dư Sổ chi tiết TK 331 Tập hợp chi tiết phiếu nhập Thẻ kho Tập hợp chi tiết phiếu xuất Bảng phân bổ nguyên vật liệu NK -CT 1, 2,6 Bảng kê 4, 5 NK – CT số 5 Sổ cái TK 152 NK – CT số 7 Báo cáo tài chính NKCT số 10 3. Hạch toán tổng hợp nhập kho nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng 3.1. Trường hợp mua ngoài chưa thanh toán Đây là nghiệp vụ thường xuyên phát sinh nhất trong giai đoạn cung cấp nguyên vật liệu tại công ty. Để hạch toán nghiệp vụ này, công ty sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán và nhật kí chứng từ số 5. Khi nghiệp vụ này phát sinh, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 152: chi tiết theo loại vật liệu Nợ TK 1331: Thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Có TK 331: chi tiết theo nhà cung cấp Ví dụ: ngày 04/10/2003, công ty mua cao su loại 1 của công ty sao su Việt Trung với tổng giá trị thanh toán là 86.900.000 đồng trong đó thuế giá trị gia tăng là 10% theo hoá đơn giá trị gia tăng số 5782. Hình thức thanh toán là trả chậm. Dựa trên hoá đơn giá trị gia tăng số 5782, biên bản kiểm nghiệm số 4527 và Phiếu nhập kho số 34918, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 152: 79.000.000 Nợ TK 1331: 7.900.000 Có TK 331: 86.900.000 Qua đó, kế toán tiến hành ghi “Báo cáo chi tiết TK 331 theo từng người bán ”. Báo cáo chi tiết TK 331 theo từng khách hàng của công ty cao su Sao Vàng được lập cho từng nhà cung cấp. Đối với những nhà cung cấp thường xuyên, kế toán theo dõi trên một sổ riêng. Biểu số 15 Báo cáo chi tiết tk 331 theo từng nhà cung cấp Từ ngày 01/10/2003 đến 30/10/2003 Đối tượng : công ty cao su Việt Trung Loại tiền : VNĐ Hoá đơn Diễn giải TK đối ứng P S nợ P S có Số Ngày tháng Số dư đầu kì 461.430.865 1478 04/10 Nhập cao su L1 – VAT 10% 1522 79.000.000 13311 7.900.000 1479 04/10 Nhập cao su L1 – VAT 10% 1522 79.000.000 13311 7.900.000 7867 17/10 thanh toán hoá đơn 1467 111 167.895.760 1562 24/10 Nhập cao su L1 – VAT 10% 1522 39.500.000 13311 3.950.000 ... Cộng số phát sinh 506.430.865 290.325.000 Dư cuối kì 245.325.000 Dựa trên “Báo cáo chi tiết tài khoản 331 theo từng ._.nhà cung cấp ” , cuối kì, kế toán lập “ Sổ chi tiết thanh toán người bán ” (Biểu số 16). Mỗi dòng trên sổ chi tiết tương ứng với một nhà cung cấp, số liệu được lấy từ dòng tổng (dư cuối kì) trên các báo cáo chi tiết theo từng nhà cung cấp. Cuối tháng, dựa trên Sổ chi tiết thanh toán với người bán và nhật kí chứng từ 1, 2.., kế toán sẽ lập Nhật kí chứng từ số 5. Nhật kí chứng từ số 5(Biểu số 17) được mở với mục đích tổng hợp số liệu về tình hình thanh toán với người bán của công ty. Qua đây ta có thể thấy việc lập ‘Sổ chi tiết thanh toán người bán’ ở công ty là không thực sự cần thiết bởi số liệu trên sổ này đã được theo dõi trên nhật kí chứng từ số 5. Việc này đã làm cho công tác kế toán bị trùng lặp và bị làm phức tạp hoá. Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào Nhật kí chứng từ số 5 để lập sổ cái TK 331 Biểu số 17 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng (trích) Sổ cái TK 331 Năm 2003 Số dư đầu năm Nợ Có 7.852.794.489 Ghi Có TK đối ứng Nợ với TK này ... Tháng 9 Tháng 10 ... Cộng 1. TK 111 6.487.289.176 2. TK 112 6.994.749.775 Cộng phát sinh Nợ 13.482.038.951 Có 22.098.865.177 Số dư cuối kì Nợ 8.406.182.249 5.714.145.621 Có 6.260.615.220 12.185.404.458 3.2. Nghiệp vụ mua vật liệu thanh toán bằng tiền mặt Khi phát sinh nghiệp vụ mua nguyên vật liệu thanh toán ngay bằng tiền mặt, kế toán sẽ định khoản như sau: Nợ TK 152: chi tiết theo nguyên vật liệu nhập mua Nợ TK 13311: thuế giá trị gia tăng Có TK 1111: Tổng giá trị thanh toán thanh toán Ví dụ: ngày 02/10/2003, công ty mua Dầu P112 của công ty Thăng Long theo hoá đơn giá trị gia tăng số 1754 với giá trị vật liệu là 2.576.760 đồng, thuế giá trị gia tăng là 10%. Công ty đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt tổng số tiền phải trả theo Phiếu chi số 4789. Dựa vào hoá đơn giá trị gia tăng, phiếu chi, biên bản kiểm nghiệm và phiếu nhập kho, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1522: 2.576.760 Nợ TK 13311: 257.676 Có TK 1111: 2.834.436 Nghiệp vụ này được ghi chép, theo dõi trên nhật kí chứng từ số 1 Biểu số 18 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng (trích) Nhật kí chứng từ số 1 Tháng 10/ 2003 Ngày Ghi có TK 111, ghi Nợ TK Cộng Có TK 111 TK 152 TK 13311 ... TK 1522 TK 1523 ... Cộng 152 02/10 2.576.760 2.576.760 257.676 2.834.436 10/10 1.628.790 1.628.790 162.879 1.791.669 18/10 1.265.760 1.265.760 126.576 1.392.336 ... ... ... ... ... ... ... Tổng 6.786.680 2.686.790 28.789.245 7.896.856.212 3.3. Nghiệp vụ nhập mua nguyên vật liệu thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng Nghiệp vụ mua hàng thanh toán ngay bằng tiền gửi ngân hàng phát sinh ít trong quá trình nhập mua nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng. Khi nghiệp vụ này phát sinh, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 152: chi tiết theo nguyên vật liệu nhập mua Nợ TK 13311: thuế GTGT đầu vào Có TK 112: tổng số giá trị thanh toán Ví dụ: ngày 09/10/2003, công ty mua Lưu huỳnh từ công ty Hoá chất theo hoá đơn giá trị gia tăng số 5789 với tổng giá thanh toán là 4.043.259 đồng, thuế giá trị gia tăng 10%. Công ty đã thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền gửi ngân hàng thông qua Uỷ nhiệm chi. Dựa vào giấy Báo Nợ của ngân hàng cùng hoá đơn giá trị gia tăng và phiếu nhập kho, kế toán định khoản: Nợ TK 1522: 3.675.690 Nợ TK 13311: 367.569 Có TK 112: 4.043.259 Nghiệp vụ này được ghi chép trên nhật kí chứng từ số 2 Biểu số 19 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng (trích) nhật kí chứng từ số 2 Tháng 10/ 2003 Ngày Ghi có TK 112, ghi Nợ TK Cộng Có TK 112 TK 152 TK 13311 ... TK 1522 TK 1523 ... Cộng 152 9/10 3.675.690 3.675.690 367.569 4.967.880 20/10 2.515.260 2.515.260 251.526 2.766.786 ... .... ... ... ... ... .... Tổng 4.967.880 3.150.350 24.145.275 8.760.768.890 Cuối tháng, kế toán xác định tổng số phát sinh Có của TK 112, 111, đối ứng Nợ TK 152 để ghi sổ cái TK 152 3.4. Đối với hàng mua đang đi đường Tại công ty cao su Sao Vàng có trường hợp đến cuối kì, hoá đơn đã về mà hàng vẫn chưa về. Khi nhận được hoá đơn có liên quan đến nghiệp vụ nhập mua nguyên vật liệu, kế toán lưu hoá đơn vào tập hồ sơ: “Hàng mua đang đi đường”. Đến cuối kì mà nguyên vật liệu vẫn chưa nhập về kho công ty, kế toán định khoản: Nợ TK 151: hàng mua đang đi đường Nợ TK 13311: thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331: tổng giá trị thanh toán Đến tháng sau, nếu nguyên vật liệu về nhập kho, kế toán định khoản: Nợ TK 152: giá trị vật liệu nhập kho Có TK 151: giá trị vật liệu nhập kho Ví dụ: Trong tháng 09/2003, công ty cao su Sao Vàng đã mua Lưu huỳnh của công ty Hoá chất với tổng giá trị thanh toán là 31.888.758 đồng trong đó giá trị nguyên vật liệu là 28.989.780 đồng, thuế giá trị gia tăng 10%. Trong tháng 9 hoá đơn giá trị gia tăng số 8917 của công ty Hoá chất đã được gửi đến công ty nhưng đến cuối tháng 9 nguyên vật liệu vẫn chưa được vận chuyển về nhập kho công ty. Vì vậy, hoá đơn giá trị gia tăng của số nguyên vật liệu được kế toán đưa vào tập hồ sơ “Hàng mua đang đi đường” và định khoản như sau: Nợ TK 151: 28.989.780 Nợ TK 13311: 2.898.978 Có TK 331: 31.888.758 Đến ngày 04/10 số nguyên vật liệu này đã được công ty Hoá chất vận chuyển đến công ty và được nhập kho trong cùng ngày. Dựa vào biên bản kiểm kê cùng phiếu nhập kho số 35791, kế toán định khoản: Nợ TK 152: 28.989.780 Có TK 151 : 28.989.780 Nghiệp vụ này được theo dõi trên nhật kí chứng từ số 6 Biểu số 20 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng (trích) Nhật kí chứng từ số 6 Tháng 10/ 2003 Diễn giải Số dư đầu kì Hoá đơn Phiếu nhập Ghi có TK 151, Nợ TK Số dư cuối tháng SH NT SH NT 152 ... Cộng Có TK 151 Tháng 10/2003 56.798.289 Nhập kho 8917 4/9 35791 2/10 28.989.780 28.989.780 Nhập kho 9871 15/9 36871 4/10 15.789.124 15.789.124 ... ... ... ... ... ... .. .... Cộng 44.778.904 44.778.904 3.5. Đối với vật liệu xuất dùng không hết Tại các xí nghiệp sản xuất, vật tư lĩnh trong tháng đến cuối kì dùng không hết thì không nhập lại kho công ty mà giữ lại trong kho của xí nghiệp. Các xí nghiệp cuối tháng sẽ lập “báo cáo vật tư ”gửi về phòng tài chính – kế toán để thông báo tình hình nhập xuất tồn vật liệu trong kì của xí nghiệp mình. Dựa vào báo cáo này, kế toán vật tư sẽ lập “tập hợp chi tiết phiếu nhập” cho riêng trường hợp vật liệu xuất dùng không hết và định khoản: Nợ TK 152: Chi tiết theo loại nguyên vật liệu Có TK 621: chi tiết theo đơn vị sử dụng vật liệu Ví dụ: Cuối tháng 10/2003, dựa vào báo cáo vật tư của xí nghiệp 1 và đơn giá nguyên vật liệu tính được cuối kì, kế toán định khoản: Nợ TK 152: 728.574.028 Có TK 621- XN1: 728.574.028 “Tập hợp chi tiết phiếu nhập ” được chi tiết theo sản phẩm sản xuất và theo xí nghiệp. Thực chất của bảng này là xác định giá trị nguyên vật liệu không dùng hết tại các xí nghiệp để trừ khỏi chi phí nguyên vật liệu trong kì. 3.6. Trường hợp vật liệu tự sản xuất nhập kho ở công ty cao su Sao Vàng, vật liệu tự sản xuất là các bán thành phẩm. Các bán thành phẩm sản xuất ra sẽ được theo dõi trên nhật kí chứng từ số 7. Khi bán thành phẩm nhập kho, kế toán định khoản: Nợ TK 1521: chi tiết theo loại bán thành phẩm Có TK 154: giá trị bán thành phẩm nhập kho Ví dụ: ngày 10/10/2003, công ty nhập kho bán thành phẩm theo Phiếu nhập kho số 34910 với tổng giá trị bán thành phẩm là 50.478.157 đồng. Dựa vào biên bản kiểm nghiệm và phiếu nhập kho, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 1521: 50.478.157 Có TK 154: 50.478.157 4. hạch toán tổng hợp xuất và phân bổ nguyên vật liệu tại công ty Trong quá trình quản lí và hạch toán nguyên vật liệu, việc quản lí tốt quá trình xuất dùng vật liệu là rất quan trọng vì đây là khâu cuối cùng trước khi vật liệu chuyển toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm hoàn thành. Việc quản lí tốt quá trình xuất kho sẽ giúp cho việc theo dõi, hạch toán chi phí sản xuất một cách chính xác, hợp lí. Tại công ty cao su Sao Vàng, các nghiệp vụ xuất kho không được ghi chép mà đến cuối tháng, kế toán vật liệu dựa trên số liệu về tồn kho đầu kì và nhập mua trong kì để tính giá xuất nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kì dự trữ. Việc tính đơn giá bình quân được thực hiện bởi phần mềm máy vi tính, cuối kì kế toán in ra “Biên bản giá bình quân nguyên vật liệu trong kì” (Biểu số 21) Khi hạch toán nghiệp vụ xuất kho, kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức để xác định đối tượng sử dụng, loại vật liệu xuất kho , mục đích sử dụng. Từ đó, kế toán định khoản như sau: Nợ TK 621: Chi tiết theo xí nghiệp Nợ TK 627: Chi tiết theo xí nghiệp sử dụng Nợ TK 641 : chi tiết theo bộ phận sử dụng Nợ TK 642: chi tiết theo bộ phận sử dụng Nợ TK 1368: chi tiết theo đơn vị sử dụng Có TK 152 : chi tiết theo loại vật loại xuất dùng Kế toán tiến hành phân loại phiếu xuất kho theo các chỉ tiêu trên, sau đó nhập số liệu vào máy để in ra bảng “Tập hợp chi tiết phiếu xuất ”theo từng sản phẩm sản xuất và theo từng đơn vị sản xuất. Bảng này có ý nghĩa như một sổ chi tiết dùng để thống kê toàn bộ phiếu xuất kho. Kế toán xác định được giá trị vật liệu xuất dùng trong kì theo công thức sau: Giá trị vật liệu cần phân bổ = Giá trị vật liệu xuất dùng không hết kì trước + Giá trị vật liệu xuất dùng kì này - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết kì này Dựa vào công thức trên, máy vi tính sẽ tính và in ra “bảng phân bổ nguyên vật liệu”( Biểu số 22) Bảng phân bổ nguyên vật liệu là căn cứ để ghi bên Có TK 152 theo từng đối tượng trong các Bảng kê số 4, bảng kê số 5 và Nhật kí chứng từ số 7 trên cơ sở đó ghi Sổ cái TK 152. Do bảng phân bổ nguyên vật liệu đã theo dõi chi tiết Nợ tài khoản 621 theo từng đơn vị nên bảng kê số 4 của công ty cao su Sao Vàng chỉ mở cho tài khoản 627. Biểu số 23 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng (trích ) Bảng kê số 4 Tháng 10/ 2003 STT Ghi Có TK TK 152 Tổng cộng Ghi Nợ TK 627 TK 1523 1524 ... cộng TK 152 1 XN 1 98.986.789 47.351.442 507.297.017 2 XN 2 48.896.780 53.579.897 457.598.242 3 XN 3 20.013.146 78.987.157 948.257.155 .... ... ... .. ... Tổng cộng 167.896.715 915.608.712 6.201.071.890 Biểu số 24 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng (trích ) Bảng kê số 5 Tháng 10/ 2003 STT Ghi Có TK TK 152 ... Tổng cộng Ghi Nợ TK TK 1522 TK 1523 ... cộng TK 152 1 TK 2413 56.543.786 2 TK 641 2.147.247 49.147.259 707.596.768 3 TK 642 3.084.316 29.501.974 552.480.976 ... Tổng cộng 1.316.621.530 Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Bảng kê số 4 và bảng kê số 5, kế toán lập Nhật kí chứng từ số 7. Biểu số 24 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng (trích) Nhật kí chứng từ số 7 Tháng 10/2003 Ghi Có TK TK 152 TK 154 Tổng cộng Ghi Nợ TK TK 2413 56.543.786 ... ... TK 621 19.982.474.071 ... ... TK 627 6.201.071.890 ... ... TK 641 707.596.768 ... ... TK 642 552.480.976 ... ... ... ... ... ... Cộng A ... ... ... TK 1521 ... 4.798.547.259 ... ... ... ... ... Cộng B ... ... ... Tổng A+ B 27.500.167.491 .... ... Cũng căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, kế toán lập nhật kí chứng từ số 10 Biểu số 24 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng (trích) Nhật kí chứng từ số 10 Tháng 10/2003 Diễn giải Số dư đầu tháng Ghi Nợ TK 136, ghi Có các TK Ghi Có TK 136 Số dư cuối tháng Nợ Có 152 ... Cộng Nợ TK 136 Nợ Có Xuất vật liệu cho C.ty cs Thái Bình 687.525.949 .... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 4.678.079.768 Sau đó căn cứ vào nhật kí chứng từ số 1, số 2, số 5 và nhật kí chứng từ số7, số 10, kế toán tổng hợp vào sổ cái TK 152 Biểu số 27 Bộ công nghiệp Công ty cao su Sao Vàng (Trích) Sổ cái TK 152 Số dư đầu năm Nợ Có 43.777.649.527 Ghi Có TK đối ứng Nợ với TK này ... Tháng 9 Tháng 10 ... Cộng 1. TK 111 28.789.254 ... 2. TK 112 24.145.257 ... 3. TK 151 44.778.904 4. TK 154 4.798.547.259 5. TK 331 21.532.862.867 ... ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng phát sinh Nợ 28.198.187.145 ... Có 32.178.247.259 ... Số dư cuối kì Nợ 38.798.245.178 34.818.185.064 ... Có ... 5. hạch toán nguyên vật liệu thừa, thiếu khi kiểm kê Kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng nhằm xác định số lượng, chất lượng của từng loại vật liệu hiện có. Để từ đó phát hiện, xử lí kịp thời các trường hao hụt, mất mát, kém chất lượng. Định kì theo quý, hoặc đột xuất, công ty cao su Sao Vàng tổ chức kiểm kê và đánh giá lại nguyên vật liệu trong kho để kiểm tra tình hình tồn kho nguyên vật liệu. Công tác kiểm kê này do phòng tài chính kế toán , phòng kế hoạch vật tư, phòng KCS...phối hợp tiến hành. Kết quả kiểm kê đánh giá lại và xác định chênh lệch chờ xử lí được tập hợp vào biểu “ Kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ” (Biểu số 28). Đối với nguyên vật liệu thừa hay thiếu khi kiểm kê kế toán định khoản như sau: + Đối với nguyên vật liệu thiếu khi kiểm kê: Nợ TK 1381 : giá trị vật liệu thiếu Có TK 152: chi tiết theo loại nguyên vật liệu + Đối với nguyên vật liệu thừa khi kiểm kê: Nợ TK 152: chi tiết theo loại nguyên vật liệu Có TK 3381: giá trị vật liệu thiếu Sau đó, căn cứ theo quyết định của giám đốc mà giá trị nguyên vật liệu thiếu được xử lí như sau: Nợ TK 111, 334: phần giá trị tổ chức , cá nhân phải bồi thường Nợ TK 632: Các khoản hao hụt, mất mát nguyên vật liệu sau khi trừ phần bồi thường của tổ chức, cá nhân Có TK 1381: giá trị nguyên vật liệu thiếu chờ xử lí Qua biên bản kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ta thấy: tại công ty cao su Sao Vàng, chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị ghi trên sổ là không đáng kể so với giá trị nguyên vật liệu. Hao hụt chủ yếu nằm trong định mức. II. Hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cao su Sao Vàng 1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty : Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Chênh lệch ± % 1. Doanh thuần Tr.đ 367.071 432.874 65.803 17,9 2. Vốn lưu động bình quân Tr. đ 134.389 142.857 8468 6,3 3. Lợi nhuận thuần Tr.đ 345 458 113 32,8 4. Sức sản xuất của vốn lưu động(1/2) 2,73 3,02 0,33 12,1 5. Sức sinh lời của vốn lưu động (3/2) 0,0027 0,0032 0,0005 18,5 6. Số vòng quay của vốn lưu động (1/2) Vòng 2,73 3,02 0,29 10,6 7. thời gian 1 vòng luân chuyển Ngày 131,8 118,8 -13 -9,9 8. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (2/1) 0,37 0,33 -0,04 -10,8 Qua bảng số liệu trên, ta thấy: Sức sản xuất của vốn lưu động tại công ty năm 2002 là 2,73 tức cứ 1 đồng vốn lưu động được đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 2,73 đ doanh thu thuần. Trong năm 2003, sức sản xuất của vốn lưu động là 3,02 tức là cứ 1 đ vốn lưu động sẽ tạo ra 3.02 đ doanh thu thuần. Như vậy sức sản xuất của vốn lưu động đã tăng 0.33 tức tăng 12.1 %. Chỉ tiêu này biến động như vậy là do sự biến động của doanh thu thuần và của vốn lưu động bình quân. Trong đó, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 17.9 %, nhanh hơn so với tốc độ tăng của vốn lưu động (tốc độ tăng của chỉ tiêu này chỉ là 6.3%). Nhờ đó, sức sản xuất của vốn lưu động đã tăng. Sức sinh lợi của vốn lưu động năm 2002 là 0.0027 tức là cứ 1 đồng vốn lưu động được đưa vào sản xuất thì tạo ra 0,0027 đồng lợi nhuận. Trong năm 2003, chỉ tiêu này đạt 0,0032 tức là cứ 1 đồng vốn lưu động thì tạo ra 0,0032 đồng lợi nhuận. Như vậy, sức sinh lợi của vốn lưu động đã tăng 0,0005 tương đương với tăng 18,5% . Sức sinh lợi của vốn lưu động phụ thuộc vào 2 yếu tố: lợi nhuận thuần và vốn lưu động bình quân. trong đó sức sinh lợi tỉ lệ nghịch với vốn lưu động bình quân và tỉ lệ thuận với lợi nhuận thuần. Nhờ tốc độ gia tăng của lợi nhuận thuần (32, 8%) lớn hơn tốc độ gia tăng của vốn lưu động (6,3%) nên sức sinh lợi của vốn lưu động tăng. Như vậy, cả sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động đều tăng qua 2 năm 2002, 2003. Điều này thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động đã tăng lên. Trong đó , sức sinh lời tăng nhanh hơn sức sản xuất. Như vậy, công ty đã có những biện pháp tích cực để giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ. Về tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: + Tốc độ quay của vốn lưu động đã tăng từ 2,73 vòng / năm lên 3,02 vòng/năm tức là tăng 12,1%. Nhờ đó, thời gian luân chuyển đã giảm từ 131,8 ngày xuống còn 119,2 ngày/ vòng. Theo công thức: Thời gian 1 vòng luân chuyển Thời gian kì phân tích X Vốn lưu động bình quân = Tổng doanh thu thuần Ta có: thời gian 1 vòng luân chuyển giảm là do các yếu tố sau: + Do số vốn lưu động thay đổi: 360 x 142.857 360 x 134.389 - = 8,3(ngày) 367.071 367.071 + Do tổng số chu chuyển thay đổi ảnh hưởng đến số ngày: 360 x 142.857 360 x 142.857 - = -21,3(ngày) 432.874 367.071 Như vậy, do số vốn lưu động bình quân tăng lên đã làm thời gian 1 vòng quay tăng lên 8,3 ngày nhưng nhờ doanh thu thuần tăng nên đã giảm được thời gian 1 vòng quay 21,3 ngày. Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động năm 2002 là 0,37 tức là để có 1đồng doanh thu thì cần 0,37 đ vốn lưu động. Hệ số này năm 2003 là 0,33 đ tức là để có1 đ doanh thu thì chỉ còn cần có 0,33 đ vốn lưu động. Như vậy, hệ số này qua 2 năm đã giảm 10,8% phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty tăng. Số vốn lưu động công ty đã tiết kiệm được trong năm 2003 nhờ rút ngắn được thời gian 1 vòng quay vốn lưu động là 432.874 x (119,2 – 131,8) = -15.150,59(tr.đ) 360 Vậy trong năm 2003 số vốn lưu động công ty đã tiết kiệm được là 15.150,59 triệu đồng. Qua phân tích trên ta có thể thấy công ty đã có những biện pháp hữu hiệu để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2. Mối quan hệ giữa hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty: 2.1. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là biểu hiện của năng lực sản xuất kinh doanh, là thước đo giữa lợi nhuận và chi phí bỏ ra. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng cộng đánh giá chất lượng sử dụng vốn trong quá tình sản xuất kinh doanh của công ty. Nó phản ánh tình hình tổ chức các mặt công tác mua sắm, dự trữ, sản xuất tiêu thụ của công ty có hợp lí không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay xấu, các khoản chi phí trong quá trình sản xuất cao hay thấp, tích kiệm hay lãng phí. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhờ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công ty có thể mở rộng sản xuất tăng doanh thu mà vẫn không phải tăng vốn lưu động hoặc phải tăng vốn lưu động với tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Như vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa có ý nghĩa tiết kiệm vốn, vừa có ý nghĩa giảm chi phí lưu thông do giảm chi phí sử dụng vốn của công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận mới có tích luỹ vốn cho công ty để mở rộng và phát triển sản xuất. 2.2. Mối quan hệ giữa hạch toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động của doanh nghiệp, là số cần thiết cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động có cao hoặc không tuỳ thuộc vào tình hình dự trữ, sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp có hợp lí hay không . Vật liệu là một bộ phận của tài sản lưu động dự trữ của doanh nghiệp. Khoản mục vật liệu chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động trong bảng cân đối kế toán. Hơn nữa, trong quá trình luân chuyển của vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh thì vật liệu dự trữ là bước đệm cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên vật liệu dự trữ không trực tiếp tạo ra lợi nhuận nhưng nó có vai trò rất lớn để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn lưu động chịu tác động không nhỏ của tình hình quản lí và hạch toán nguyên vật liệu. công tác quản lí vật liệu bao gồm từ khâu thu mua, sử dụng đến dự trữ, bảo quản. ã Quá trình cung cấp nguyên vật liệu Quá trình cung cấp là giai đoạn khởi đầu của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạo đầy đủ yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất. Việc cung cấp đủ số lượng, đúng chất lượng vật liệu như kế hoạch cho quá trình sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất được thực hiện liên tục cũng như hỗ trợ cho hoạt động quản lí chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và lợi nhuận được thuận lợi. Để hoạt động cung cấp đạt hiệu quả thì quá trình cung cấp phải luôn được đối chiếu với các tiêu chuẩn, định mức cũng như với các quy định trong hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu về mặt số lượng cũng như chất lượng. Ngoài ra, tổ chức tốt quá trình thu mua nguyên vật liệu cũng góp phần nâng cao tính chặt chẽ của hoạt động quản lí vật liệu thông qua việc thiết lập hệ thống chứng từ, quá trình luân chuyển chứng từ. ã Quá trình dự trữ và bảo quản Dự trữ là nhu cầu tất yếu của quá trình sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Tuy nhiên, nếu nguyên vật liệu dự trữ quá nhiều sẽ gây tốn kém chi phí, ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, còn dự trữ quá ít sẽ làm quá trình sản xuất bị gián đoạn tức là làm giảm vòng quay của vốn lưu động hay giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, doanh nghiệp phải xác định mức dự trữ thấp nhất và mức dự trữ cao nhất và luôn kiểm tra việc thực hiện các định mức đó. Để xác định được mức dự trữ hợp lí thì công tác kế toán phải được thực hiện tốt. Bởi công tác kế toán được tổ chức tốt sẽ kiểm soát được chặt chẽ tình hình Nhập- Xuất- Tồn nguyên vật liệu. Có như vậy công ty mới kiểm soát được lượng nguyên vật liệu cần dùng trong kì để từ đó lập kế hoạch mua và dự trữ nguyên vật liệu 1một cách hợp lí chính xác tránh việc tình trạng dư thừa hoặc thiếu nguyên vật liệu. Ngoài ra, việc kiểm kê cũng như đối chiếu thường xuyên giữa thủ kho và kế toán cũng có tác dụng kịp thời phát hiện tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa vật liệu. ã Quá trình xuất và sử dụng nguyên vật liệu Sử dụng tiết kiệm, hợp lí vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận cho công ty. Hạch toán tôt quá trình này sẽ đảm bảo vật liệu được xuất dùng đúng mục đích, đầy đủ và kịp thời. Ngoài ra nhờ việc hạch toán quản lí tốt quá trình xuất dùng nguyên vật liệu, nhà quản lí sẽ nắm được chính xác chi phí nguyên vật liệu của quá trình sản xuất sản phẩm. Từ đó, nhà quản lí có thể đề ra những biện pháp hiệu quả để làm giảm chi phí nguyên vật liệu tức là giảm chi phí sản xuất dẫn tới giảm giá thành sản phẩm nâng cao được lợi nhuận hay nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. 3. Phân tích tình hình cung cấp, sử dụng, và dự trữ nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cao su Sao Vàng 3.1. Phân tích tình hình cung cấp nguyên vật liệu Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. Bởi, nếu cung cấp số lượng quá lớn sẽ gây ứ đọng vốn và do đó dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động kém hiệu qủa. Nhưng ngược lại nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất. Tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu tháng 10/2003 tại công ty cao su Sao Vàng như sau: Tên vật liệu Đơn vị tính Kế hoạch cung ứng Thực tế nhập kho % hoàn thành kế hoạch cung ứng 1. Cao su L1 Kg 56.270 55.500 98,6% 2. Cao su L2 Kg 37.988 38.440 101,2% 3. Cao su L3 Kg 178.250 178.000 99.9% 4. cao su TH BR04 Kg 15.890 16.000 100.7% 5. Cao sy TH SBR 1712 Kg 70.890 68.075 96% ... Như vậy, nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung, công ty đã hoàn thành khá tốt kế hoạch cung ứng vật tư trong kì. Cao su L1 công ty đã hoàn thành được 98.6% kế hoạch đề ra; cao su L2 hoàn thành 101.2 % kế hoạch; cao su L3 hoàn thành 99.9%....Chênh lệch giữa số thực tế nhập kho với kế hoạch đề ra là không đáng kể. Đó là dấu hiệu tốt cho thấy quá trình cung cấp nguyên vật liệu đã đảm bảo được kế hoạch, tránh được tình trạng thừa hay thiếu nguyên vật liệu cần cho quá trình sản xuất. Điều này là do công ty đã chủ động được nguồn hàng để có thể thu mua được đúng kế hoạch đề ra. Về mặt chất lượng nguyên vật liệu thu mua: do nguyên vật liệu mua về trước khi nhập kho đều được Phòng kĩ thuật cao su và Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra nên nguyên vật liệu nhập trong kì đều đáp ứng được khá tốt yêu cầu về chất lượng. 3.2. Phân tích quá trình dự trữ, bảo quản Tình hình dự trữ nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh cũng như hiệu qủa sử dụng vốn lưu động của công ty. Tình hình dự trữ nguyên vật liệu trong tháng 10 cuả công ty như sau: Chỉ tiêu đơn vị tính Kế hoạch Thực tế Chêch lệch ± % 1. Cao su L1 Kg - Tồn đầu kì Kg 12.980 13.539,9 559,9 4,3% - Tồn cuối kì Kg 20.240 20.000 -240 1,2% - Số dự trữ bình quân Kg 16.510 16.769,85 259,85 1,6% 2. Cao su L2 Kg - Tồn đầu kì Kg 19.810 20.000 190 1% - Tồn cuối kì Kg 8.120 7.957 -163 -2% - Số dự trữ bình quân Kg 13.965 13.978,5 13,5 0,1% .... Như vậy, công ty đã thực hiện khá tốt việc dự trữ nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Chênh lệch giữa lượng dự trữ thực tế với lượng dự trữ theo kế hoạch hầu như không đáng kể, điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh cũng của hiệu qủa sử dụng vốn lưu động tại công ty. 3.3. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng Tên vật liệu Đơn vị tính Tồn đầu kì + Nhập trong kì Thực tế sử dụng Hệ số đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất 1. Cao su L1 Kg 69.039,7 49.040 140,8% 2. Cao su L2 Kg 58.440 50.483 115,8% 3.Cao su L3 Kg 204.263 182.607 111,9% Cao su TH BR01 Kg 16.800 16.800 100% Cao su TH SBR1712 Kg 72.030 71.155 101,2% ... Như vậy, nguyên vật liệu của công ty đã đảm bảo tốt cho quá trình sản xuất. Ngoài ra để đánh giá sự ảnh hưởng của tình hình sử dụng nguyên vật liệu tới hiệu qủa sử dụng vốn lưu động, ta còn phân tích chỉ tiêu hệ số quay kho của nguyên vật liệu : Hệ số quay kho của nguyên vật liệu Tổng giá trị vật liệu sử dụng trong kì = Giá trị vật liệu tồn kho bình quân Chỉ tiêu Tháng 10/2002 Tháng 10/2003 Chênh lệch Số tiền % 1. Tồn đầu kì (đồng) 33.145.764.712 38.798.245.178 5.652.480.466 17,05% 2.Tồn cuối kì (đồng) 38.798.245.178 34.818.185.064 -3.980.060.114 -10,26% 3. Tồn kho bình quân (đồng) 35.972.004.945 36.808.215.121 836.210.176 2,32% 4.Giá trị vật liệu sử dụng trong kì (đồng) 34.145.257.124 32.178.247.259 -1.967.009.865 -5,76% 5. Hệ số quay kho(vòng) 0.95 0.87 -0.08 -8,4% Qua đây ta thấy hệ số quay kho của nguyên vật liệu trong tháng 10/2003 đã giảm so với 10/2002 từ 0,95 xuống còn 0,87 tức là giảm 8,4%. Đó là dấu hiệu không tốt. Hệ số quay kho của nguyên vật liệu giảm sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Phần III: Phương hướng hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng I. Nhận xét đánh giávề tình hình quản lí, sử dụng và hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cao su Sao Vàng: Cùng với sự phát triển vững mạnh của toàn công ty, bộ máy kế toán của công ty cao su Sao Vàng nói chung và kế toán phần hành nguyên vật liệu nói riêng cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Qua hoạt động thực tiễn, kế toán phần hành nguyên vật liệu tại công ty đã thể hiện những ưu điểm lớn, góp phần vào việc đáp ứng tốt yêu cầu của hoạt động quản lí công ty. Tuy nhiên nó vẫn còn một số tồn tại: 1. Ưu điểm: 1.1. Về chứng từ: Các chứng từ của phần hành này được lập rõ ràng chính xác đúng quy định của Bộ tài chính. Do đó, các chứng từ phản ánh đầy đủ những thông tin về nội dung kinh tế phát sinh. Trình tự luân chuyển chứng từ của công ty đảm bảo cho chứng từ lập ra có cơ sở thực tế, cơ sở pháp lí tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép sổ sách, giám đốc tình hình Nhập- Xuất-Tồn nguyên vật liệu . 1.2. Về hệ thống sổ sách: Do nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng về chủng loại, nghiệp vụ Nhập- Xuất- Tồn vật liệu phát sinh thường xuyên nên công tác hạch toán nguyên vật liệu không đơn giản nhưng công ty đã tổ chức hệ thống sổ sách một cách linh hoạt và hợp lí. Hệ thống sổ sách được dùng khá rõ ràng, phản ánh được cả số liệu chi tiết lẫn số liệu tổng hợp. Việc tổ chức hệ thống sổ sách cũng tương đối thuận lợi cho việc theo dõi, đối chiếu, chuyển sổ. 1.3. Về sự phối hợp giữa các phòng ban: Giữa phòng kế hoạch vật tư và phòng tài chính kế toán luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản lí, theo dõi tình hình Nhập- Xuất- Tồn của nguyên vật liệu. Điều đó đã nâng cao được tính chính xác trong công tác quản lí nguyên vật liệu cũng như đã đảm bảo cho việc lập chứng từ, ghi chép sổ sách theo đúng nghiệp vụ kinh tế thực tế phát sinh. 1.4. về hệ thống kho bãi Tại công ty cao su Sao Vàng, công tác quản lý nguyên vật liệu được thực hiện khá tốt đặc biệt trong điều kiện công ty có quy mô lớn, chủng loại và số lượng vật tư nhiều. Đó là nhờ hệ thống kho bãi của công ty được bố trí một cách hợp lí, khoa học. Việc xây dựng hệ thống kho được dựa trên đặc điểm vật lí, hoá học và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. Điều đó đã đảm bảo điều kiện tốt cho công tác bảo quản dự trữ nguyên vật liệu. Qua những ưu điểm trên, ta có thể dễ thấy, công tác kế toán nguyên vật liệu của công ty được tiến hành phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty, đảm bảo tuân thủ chế độ kế toán hiện hành đồng thời đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lí, tạo điều kiện cho việc quản lí. Tình hình biến động tăng, giảm nguyên vật liệu, tính toán, phân bổ chính xác giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng, cung cấp số liệu chính xác và kịp thời cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 2. Hạn chế: Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được ở công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục: 2.1. Về hệ thống danh điểm nguyên vật liệu : Mặc dù nguyên vật liệu tại công ty có chủng loại rất đa dạng và phong phú nhưng kế toán công ty không lập danh điểm nguyên vật liệu. Do đặc tính kĩ thuật của nguyên vật liệu đa._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0697.doc
Tài liệu liên quan