Hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh

MỞ ĐẦU *Tính cấp thiết của đề tài: Kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nền kinh tế nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không còn nằm trong khuôn khổ của những kế hoạch cứng nhắc mà chịu tác động chi phối bởi các quy luật kinh tế thị trường. Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đó, không ít các doanh nghiệp tỏ ra lúng túng, làm ăn thu

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a lỗ thậm chí đi tới phá sản nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp sau những bỡ ngỡ ban đầu đã thích ứng được với cơ chế mới, kinh doanh năng động và ngày càng phát triển lớn mạnh lên. Thực tế kinh doanh trong cơ chế thị trường đã chứng tỏ thị trường hay nói rộng hơn là môi trường kinh doanh luôn vận động, biến đổi phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn của các doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá hữu hiệu đủ linh hoạt ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Chiến lược kinh doanh không nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể, chi tiết như một kế hoạch mà nó được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có một cái nhìn tổng thể về bản thân mình cũng như về môi trường kinh doanh bên ngoài để hình thành nên các mục tiêu chiến lược và các chính sách các giải pháp lớn thực hiện thành công các mục tiêu đó. Mặt khác, hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta còn xa lạ với mô hình quản lý chiến lược nên chưa xây dựng được các chiến lược hoàn chỉnh, hữu hiệu nhằm phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty Vận tải biển Tuấn Quỳnh cũng là một trong số đó. Trong mấy năm gần đây, dưới sự cạnh tranh gay gắt của đội tàu nước ngoài, việc tăng thị phần vận tải nước ngoài cũng như vận tải xuất nhập khẩu là việc hết sức khó khăn. Trước tình hình đó đòi hỏi công ty cần xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh toàn diện để vươn lên trong cạnh tranh, đưa công ty ngày càng phát triển lớn mạnh, xứng đáng là một trong những thương hiệu lớn trong ngành vận tải biển. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, trong quá trình thực tập ở Công ty Vận tải biển Tuấn Quỳnh, em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: "Hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh". * Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát thực trạng công tác xây dựng và kết quả thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh. - Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn tốt nghiệp chủ yếu tập trung nghiên cứu công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh đồng thời phân tích và đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện công tác này của công ty. * Kết cấu của luận văn tốt nghiệp: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương I : Vài nét sơ lược về công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh. Chương II: Thực trạng công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh. CHƯƠNG I VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TUẤN QUỲNH I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY. Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải biển và kinh doanh dịch vụ, thương mại. Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh thành lập từ năm 1994 theo quyết định số 379/QĐ-UB của UBND Thành Phố Hải Phòng: Tên doanh nghiệp: Công Ty Vận tải và thuê tàu biển Tuấn Quỳnh. Tên Giao dịch quốc tế: Tuan Quynh Company Limitted. Trụ sở: 811 Hùng Vương - Hồng Bàng - Hải Phòng. Đại diện là ông: Nguyễn Văn Quỳnh Chức vụ: Giám Đốc Cơ cấu vốn của Công ty : Vốn kinh doanh : 325.500 triệu đồng Theo tính chất - Vốn cố định : 265.000 triệu đồng - Vốn lưu động : 60.500 triệu đồng Theo sở hữu - Vốn chủ sở hữu : 249.800 triệu đồng - Vốn vay : 75.700 triệu đồng Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: - Kinh doanh vận tải biển - Dịch vụ, đại lý và môi giới hàng hải - Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu hàng hoá. Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh là tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương, được sử dụng con dấu riêng. II. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TUẤN QUỲNH 1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Công ty là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ vận tải tàu biển, môi giới thuê và cho thuê tàu để vận chuyển hàng hoá xuất, nhập khẩu bằng đường biển. Ngoài ra, công ty tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh, vận tải với nước ngoài như: môi giới, đại lý thuê tàu, cho thuê lại tàu kết hợp với vay, mua, thuê mua tàu cũng như thuê tàu định hạn (thuê tàu theo thời hạn) để phục vụ xuất nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh của Công ty là tập trung chủ yếu thực hiện kế hoạch vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu, kế hoạch kinh doanh, vận tải hàng hoá thương mại phục vụ nhu cầu trong nước và nước ngoài. Căn cứ vào khả năng và nhu cầu trong nước, nắm vững tình hình thị trường thuê tàu, giá cước quốc tế cũng như khách hàng trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác kinh doanh vận tải trong nước và với nước ngoài, không ngừng phát triển kinh doanh vận tải, cho thuê tàu môi giới, đại lý tìm hàng chở thuê, kể cả việc vay mua, thuê mua hoặc tàu treo cờ nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận theo quy định của luật pháp và các chính sách của nhà nước. Thực hiện tốt nghiệp vụ vận tải, giao dịch, ký kết hợp đồng vận tải với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước đúng chủ trương, chính sách, luật lệ hiện hành, thanh toán kịp thời với ngân sách Nhà nước, cơ quan Ngân hàng kể cả việc thanh toán tiền cước với các cơ quan, xí nghiệp trong và ngoài nước. Sử dụng các phương tiện vật chất, tài chính và sức lao động của Công ty nhằm đảm bảo đảm kinh doanh có lãi, trích khấu hao… và nộp thuế cho ngân sách Nhà nước đầy đủ, đúng kỳ hạn. Tổ chức thực hiện đúng chế độ hạch toán kinh tế, quản lý tài chính chặt chẽ, rõ ràng, nghiêm chỉnh và mục tiêu lợi nhuận. Thực hiện tốt và đầy đủ chế độ hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ kinh doanh. Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền quảng cáo về chức năng, nhiệm vụ kinh doanh thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty ở trong nước và nước ngoài nhằm mở rộng ảnh hưởng và phạm vi hoạt động của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. + Công ty được quyền đặt đại diện, tổ chức chi nhánh, lập công ty con, các đại lý. . . . tại những địa phương cần thiết ở trong nước và nước ngoài. + Công ty được quyền tổ chức hợp doanh, hợp tác. . . với những tổ chức kinh tế ở trong nước và nước ngoài về những vấn đề có liên quan đến vận tải biển thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam. Bảo vệ quyền lợi kinh doanh của Công ty trước đối thủ cạnh tranh, các cơ quan pháp luật hoặc trọng tài ở trong nước và nước ngoài khi quyền lợi chính đáng của công ty bị xâm hại, đề nghị toà án xét xử theo luật lệ những cá nhân, tổ chức không thi hành hợp đồng và vi phạm luật pháp. Thường xuyên hoàn thiện tổ chức của Công ty phù hợp với tình hình kinh doanh trong từng giai đoạn. Cải tiến phương thức kinh doanh, cải tiến lề lối làm việc, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên chức phát huy năng lực, nâng cao năng suất, phấn đấu đạt hiệu suất cao, chất lượng tốt trong công tác cung ứng dịch vụ tàu biển. Công ty chấp hành nghiêm chỉnh luật lao động, giữ đúng kỷ cương của Nhà nước cũng như tôn trọng đầy đủ quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Tăng cường việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công nhân viên có đủ trình độ nghiệp vụ ngoại ngữ cần thiết để đáp ứng kịp với yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Không ngừng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh cũng như thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với cán bộ công nhân viên thuộc quyền quản lý của Công ty. 2. Cơ cấu tổ chức của công ty. GIÁM ĐỐC Phó giám đốc thường trực Phó giám đốc kỹ thuật Các chi nhánh Phòng hành chính nhân sự Phòng kinh doanh Phòng Tài chính kế toán Phòng Kỹ thuật HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐỘI TÀU Phòng kế hoạch Sơ đồ mô hình tổ chức của Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh Phòng Kế hoạch a. Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, cán bộ công nhân viên thuộc Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh về mọi mặt hoạt động của Công ty. Trực tiếp chỉ đạo công tác sản xuất kinh doanh của Công ty, phụ trách toàn bộ và toàn diện các hoạt động của công ty. b. Phó Giám đốc thường trực: Giúp việc cho Giám đốc, giải quyết các công việc khi giám đốc đi công tác vắng. Chỉ đạo một số đơn vị trong công ty và các chi nhánh. c. Phó Giám đốc kỹ thuật: Giúp việc cho Giám đốc, phụ trách công tác điều độ tàu biển, giải quyết các khâu kỹ thuật của Công ty. d. Phòng Hành chính - Nhân sự : Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, phân công lao động sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Trả lương cho người lao động, thực hiện chế độ chính sách với người lao động, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, an toàn lao động, quân sự. Tổ chức thực hiện các giao dịch, hợp doanh, hợp tác với những tổ chức kinh tế ở trong nước và nước ngoài về những vấn đề có liên quan đến vận tải biển thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty e. Phòng Kế hoạch: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, các phương án kinh doanh, phương án giá cả để trình Giám đốc quyết định giao cho các đơn vị thực hiện. f. Phòng kinh doanh: Tổ chức các phương án kinh doanh vận tải, tổ chức khai thác phương tiện vận tải trong Công ty và bên ngoài để thực hiện vận chuyển các loại vật tư hàng hoá theo kế hoạch được giao, hợp đồng kinh tế và quyết toán các hợp động vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp các mặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, chuyên làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container; tổ chức kinh doanh vận tải và cung ứng XNK xăng dầu. g. Phòng Tài chính - kế toán : Tổ chức thực hiện công tác hạch toán, kế toán, lập các báo cáo kế toán, cung cấp thông tin và những số liệu cần thiết về hoạt động sản xuất kinh doanh cho Tổng Giám đốc và các bên liên quan, phục vụ yêu cầu phân tích tài chính của Công ty, cân đối và sử dụng các loại vốn phục vụ trong kinh doanh. h. Phòng kỹ thuật : Chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý thiết bị, máy móc và công tác cải tiến kỹ thuật. Tổ chức dịch vụ sửa chữa tàu biển i. Các chi nhánh : Được tổ chức ở một số tỉnh, thành phố nhằm khai thác và cung ứng dịch vụ vận tải biển của công ty như Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… k.Đội tàu: Trực tiếp thực hiện các hoạt động vận tải theo kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn hàng hải cho cán bộ, thuyền viên, bảo quản tài sản, hàng hoá của khách và tài sản tàu, thiết bị trang bị trên tàu cua công ty. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm hoàn toàn về toàn bộ các hoạt động của tàu trước giám đốc, cán bộ công nhân viên, pháp luật hàng hải Việt Nam. Các đơn vị trong Công ty có nhiệm vụ báo cáo cho lãnh đạo công ty theo sự phân công này. Công ty hiện nay có 512 người với các phòng ban tham mưu giúp việc, 4 chi nhánh, 11 tàu vận tải biển, có cả các tàu đi thuê trong nước và nước ngoài, do vậy địa bàn hoạt động của Công ty khá rộng, cả trong nước và nước ngoài. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TUẤN QUỲNH. I. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TUẤN QUỲNH. 1. Đặc điểm chung về vận tải biển. 1.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất vận tải. · Đặc điểm lớn nhất của sản xuất vận tải là mang tính phục vụ. Vận tải là hoạt động phục vụ không chỉ trong phạm vi sản xuất: Vận chuyển nguyên nhiên vật liệu... mà còn trong khâu lưu thông phân phối, không có hoạt động vận tải thì hoạt động sản xuất xã hội không tồn tại được, hoạt động vận tải là mạch máu của nền kinh tế quốc dân. Ở đây cùng với sự phân bố tài nguyên, nhân lực và nhân tố quốc phòng, vận tải là một nhân tố quan trọng trong quy hoạch phân vùng kinh tế. · Đặc điểm thứ 2 của vận tải là tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu dùng: Chúng ta biết rằng trong hoạt động sản xuất vận tải không có đặc tính vật hoá vì kết quả của nó là sự di chuyển người hay hàng hoá từ nơi này đến nơi khác. Hay nói cách khác hoạt động này gắn liền với sản xuất và tiêu thụ. · Đặc tính tiếp theo của vận tải là không có sản xuất dự trữ. Trong tất cả các hoạt động sản xuất chúng ta đều biết rằng có thể sản xuất để tiêu dùng ngay và sản xuất để dự trữ. Lượng dự trữ này nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào đặc tính của loại sản phẩm và từng ngành sản xuất. Trong vận tải do sản xuất và tiêu thụ đồng thời nên không có sản xuất dự trữ. · Đặc điểm thứ 4 của sản xuất vận tải là trong vận tải không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. Trong các lĩnh vực khác giữa sản xuất và tiêu thụ có hàng loạt các hoạt động khác nhau thuộc khâu lưu thông phân phối, các hoạt động tạo ra mối liên hệ kinh tế giữa sản xuất và người tiêu dùng nhưng trong vận tải điều này không xảy ra. 1.2. Chu kỳ sản xuất vận tải. Chu kỳ sản xuất vận tải là sự kết hợp của các yếu tố sản xuất trong vận tải. Những yếu tố này là: Phương tiện vận chuyển và thiết bị xếp dỡ hàng hoá, điều kiện công tác của tuyến đường và ga cảng, sức lao động của con người. Ngoài ra còn có các hoạt động phụ trợ khác đó là: Chủ hàng, đại lý môi giới, xí nghiệp sửa chữa...sự phối hợp chặt chẽ của các yếu tố trên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất vận tải. Nhìn chung chu kỳ sản xuất vận tải bao gồm các giai đoạn sau: + Các hoạt động chuẩn bị. + Bố trí phương tiện vận chuyển và nhận hàng. + Xếp hàng. + Lập đoàn tàu. + Vận chuyển. + Nhận phương tiện tại nơi đến. + Giải phóng đoàn tàu. + Dỡ hàng. + Chạy rỗng đến nơi nhận hàng tiếp. 1.3. Vai trò của vận tải: Vận tải là ngành kinh tế ảnh hưởng đến hàng loạt các lĩnh vực sản xuất vật chất. Sự phát triển của vận tải được biểu hiện bằng việc tăng mật độ mạng lưới đường vận tải, nâng cao tính đều đặn của những hành trình vận tải và giảm chi phí của chúng điều này làm dễ dàng cho sự gần lại nhau giữa khu vực sản xuất và khu vực tiêu dùng vận tải làm chắc chắn cho xí nghiệp công nghiệp hoạt động khi mà nó đảm bảo cung cấp nhịp nhàng nguyên vật liệu trong suốt cả năm. Sự bảo đảm này càng lớn nếu như toàn bộ hệ thống vận tải của đất nước càng phát triển tốt hơn, mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng được tăng lên. Mặt khác, vận tải ảnh hưởng đến quy mô sản xuất. Quy mô sản xuất ở khu vực đã cho phụ thuộc vào vận tải khi vận tải là cổ họng hẹp trong sự phát triển của ngành sản xuất đó chẳng hạn việc khai thác nguyên liệu tự nhiên ở khu vực vận tải khó khăn sẽ bị hạn chế bởi khả năng vận chuyển thậm chí khi tồn tại cả những việc lắp đặt những thiết bị khai thác hiện đại có năng suất cao. 2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác hoạch định chiến lược kinh doanh ở Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh. 2.1. Đặc điểm về đội tàu: Để hiểu rõ và giải quyết các vấn đề chiến lược kinh doanh của Công ty Tuấn Quỳnh trước hết chúng ta cần hiểu rõ đặc điểm, tính chất, tình trạng và các đặc trưng kinh tế kỹ thuật của đội tàu công ty bởi vì đội tàu của công ty là tư liệu sản xuất chính của Công ty Tuấn Quỳnh . Từ năm 2002->2005, đội tàu khai thác của công ty đã tăng lên qua bảng sau: Bảng 1: Số lượng tàu của công ty từ 2002->2005: Năm 2002 2003 2004 2005 Số lượng tàu. 6 10 10 11 (Nguồn: Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh) Bảng 2: Đặc điểm kỹ thuật của tàu. STT Tên tàu Nơi SX Năm Sx Trọng tải(tấn) Tốcđộ(hải lý/h) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 New Cent Moon Queen Far East Hải Đăng Phương Đông 01 Phương Đông 02 HùngVương Tân trào Bạch Long Vĩ Thắng lợi Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nhật Nga Nhật Nhật 1988 1988 1986 1989 1986 1986 1986 1989 1984 1988 1990 11849 7849 7294 5294 5294 4747 4071 2932 2303 1118 894 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 14-17 (Nguồn: Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh) Đội tàu của công ty đang khai thác phát triển theo xu hướng tăng trọng tải tàu, tăng tốc độ, ứng dụng những thiết bị tự động hoá quá trình vận hành. Tàu của công ty có độ tuổi trung bình là 18,4 tuổi, đa số tàu của công ty được sản xuất ở Nhật, hầu hết đội tàu của công ty đều được trang bị kỹ thuật hiện đại. Tàu của công ty là loại tàu có boong dùng để vận chuyển các loại hàng bao kiện dời như: Xi măng, clanke, than, phân bón, gạo... đảm bảo chất lượng vận chuyển tốt, thuận lợi cho công tác xếp dỡ và yêu cầu khai thác. Khả năng vận chuyển của tàu là quy mô khối lượng hàng hoá vận chuyển mà tàu thực hiện trong những điều kiện khai thác cụ thể. Những điều kiện này giới hạn việc lợi dụng trọng tải và tốc độ kỹ thuật tàu. - Trọng tải toàn bộ tàu được đo bằng khối lượng biểu thị sức tải lớn nhất của tàu khi đầy hàng, nhiên liệu dầu nhờn và vật liệu khác. Nhìn chung tốc độ tàu của công ty có trọng tải tương đối lớn so với các loại tàu đang được khai thác và sử dụng ở Việt Nam hiện nay. - Tốc độ của tàu biển là 1 trong 2 thông số kinh tế kỹ thuật quan trọng nhất khi khai thác và sử dụng tàu. Tốc độ tàu biển của đội tàu công ty là 14-17 hải lý/h. Tốc độ tàu nhanh làm giảm thời gian khai thác trong 1 chuyến đi và làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng chuyến đi cho từng tàu trong năm. Nhìn chung đội tàu công ty đang đưa vào khai thác và sử dụng có tình trạng kỹ thuật tương đối tốt, có một cơ cấu hợp lý về trọng tải, tốc độ phù hợp với xu hướng phát triển của ngành vận tải biển, phù hợp với nguồn hàng, tuyến đường vận chuyển mà công ty đang khai thác. 2.2. Đặc điểm về nguồn hàng và tuyến đường công ty đang khai thác. Hàng hoá của công ty vận chuyển thuộc loại hàng hoá khô rời: Than, xi măng, gạo, phân... các loại hàng này thường vận chuyển một lần với khối lượng lớn và thường là cả tàu, yêu cầu bảo quản các loại hàng này cao, loại hàng trên không chỉ ra được khả năng tách biệt các lô hàng hoá trong quá trình xếp dỡ và như vậy cho phép sử dụng các thiết bị xếp dỡ hoạt động liên tục. Bên cạnh hàng khô rời là mặt hàng bách hoá. Loai hàng này có khả năng tách biệt các đơn vị hàng hoá trong quá trình xếp dỡ không kể hàng hoá trong bao. Bên cạnh nguồn hàng thì tuyến đường vận chuyển của công ty do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam phân tuyến bao gồm vận chuyển nội địa và tuyến nước ngoài (chủ yếu vận chuyển tuyến Đông Nam Á, Châu Mỹ, Đông Âu…). 2.3. Đặc điểm về lao động: Với doanh nghiệp vận tải nói chung và với công ty Tuấn Quỳnh nói riêng lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng được phân theo từng nhóm tổ và chịu trách nhiệm một giá trị tài sản lớn. Công ty đã bố trí số thuyền viên phù hợp với đặc điểm kỹ thuật của từng tàu, công ty đã căn cứ vào điều lệ chức trách của các thuyền viên trên tàu biển Việt Nam đã được Bộ Giao thông vận tải ký ngày5/2/1994 theo quyết định số 174/ QĐ-TCCB. Thuyền viên trên tàu gồm: Cán bộ thuỷ thủ và nhân viên làm việc trên tàu. Cán bộ gồm có thuyền trưởng và máy trưởng, đại phó, phó 1, phó 2, phó 3, máy 1, máy 2, máy 3, điện trưởng.Ngoài thuyền trưởng và máy trưởng còn có các cán bộ khác gọi là sỹ quan trên tàu. Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty năm 2005 là 512 trong đó: + Nhân viên trực tiếp: 319 người + Nhân viên gián tiếp: 121 người - Nếu căn cứ theo trình độ học vấn thì số người có trình độ đại học và cao đẳng là 78 người (chiếm hơn 15%) trong tổng số công nhân viên, số còn lại có trình độ trung cấp và lao động phổ thông. - Nếu căn cứ theo độ tuổi và giới tính thì công ty có trên 86% là nam giới, có độ tuổi trung bình là 35-40 tuổi. Những con số đó nói lên công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh có một lực lượng lao động tương đối trẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật đang độ tuổi sung sức trong sáng tạo. Năm 2005 đã có nhiều sáng kiến cải tiến mức kỹ thuật về khai thác đội tàu trong đó có sáng kiến cải tiến trạng thái của hệ thống lực và tổ hợp máy-vỏ- chong chóng làm thay đổi chế độ làm việc của động cơ, làm tăng tần số quay làm cho tàu sử dụng hết công suất của động cơ chính và cuối cùng là tăng tốc độ của tàu. Bảng 3. Đặc điểm lao động của Công ty Chỉ tiêu 2003 2004 2005 04/03 05/04 Lượng TL % Lượng TL% Tổng số lao động 464 485 512 21 4,5 27 5,56 Phân loại theo trình độ Đại học, cao đẳng 63 74 78 11 17,46 4 5,4 Trung cấp 202 205 219 3 1,48 14 6,83 Lao động phổ thông 199 206 215 7 3,5 9 4,36 Phân loại theo tính chất Gián tiếp 102 116 121 14 13,73 5 4,31 Trực tiếp 362 369 391 7 1,9 22 5,96 Phân loại theo giới tính Nữ 60 62 71 2 3,3 9 14,51 Nam 404 423 441 19 4,7 18 4,25 (Nguồn: Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh) II. CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN TUẤN QUỲNH. 1. Qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh ở công ty. Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh khi hoạch định chiến lược kinh doanh của mình cũng áp dụng các bước chủ yếu trong qui trình hoạch định chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp. 1.1 Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty. 1.1.1 Môi trường vĩ mô. a/ Các yếu tố kinh tế. Nền kinh tế nước ta trước đây do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh nên kém phát triển, đồng thời do kéo dài cơ chế quản lí bao cấp nên nền kinh tế nước ta bị tụt hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn hiện nay, với những quan điểm và chính sách đổi mới về kinh tế xã hội do đại hội Đảng lần VI của Đảng đề ra được cụ thể hoá và phát triển trong quá trình thực hiện. Đặc biệt là những giải pháp tích cực từ cuối năm 1988 đã đưa tới những thành tựu bước đầu quan trọng. Hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, giảm tốc độ lạm phát, đáp ứng tốt nhu cầu lương thực, thực phẩm và tiêu dùng, tăng nhanh xuất khẩu và có bước phát triển về kinh tế đối ngoại. Nền kinh tế ổn định và phát triển không ngừng theo đánh giá bước đầu nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu đáng kể. Sản lượng lương thực đạt đến mức 28 triệu tấn/ năm. Trong đó sản lượng xuất khẩu hàng năm đều tăng.Việt Nam là nước thứ 3 thế giới về xuất khẩu lương thực. Từ năm 2000-2005 giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm là 13,5%, đặc biệt là các ngành mũi nhọn, dầu khí, dệt may...có bước phát triển cao, kim ngạch xuất khẩu tăng 28%. Đến nay, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với hơn 160 quốc gia, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước. Các công ty của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào nước ta. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế giành cho ta viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay để phát triển. Vận tải là một ngành kinh tế hoạt động trong hệ thống kinh tế của đất nước. Do đó các nhân tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GNP, GDP, tỉ lệ lạm phát... ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải của công ty. Chẳng hạn: lạm phát ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi phí khai thác tầu. Trong những năm 60 do lạm phát tương đối ổn định nên chi phí khai thác tầu cũng ổn định. Trong những năm 70 ở giai đoạn đầu chi phí khai thác tầu tăng nhanh từ 200-300% do giá mua nguyên vật liệu tăng. Hiện nay nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng cao trong khi đó lạm phát được kìm hãm và giảm xuống thấp, chi phí khai thác tầu tương đối ổn định dẫn tới giá thành vận chuyển giảm làm tăng lợi nhuận cho công ty. b./Các yếu tố về chính trị, luật pháp. Thể chế chính trị của nước ta tương đối ổn định. Quan điểm của Đảng ta về đối nội là xây dựng một đất nước "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" về đối ngoại chúng ta khẳng định rõ muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, trên cơ sở hoà bình hợp tác đôi bên đều có lợi. Trong xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh tế thế giới Việt Nam đã tham gia ngày càng tích cực hơn vào phân công lao động quốc tế có quan hệ thương mại và ngoại giao với hơn 160 nước, là thành viên chính thức hoặc quan sát viên của nhiều tổ chức quốc tế...tất cả những điều đó đang đặt ra cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam. c/ Các yếu tố về kĩ thuật, công nghệ. Cùng với tiến bộ khoa học công nghệ đội tàu vận tải trên thế giới và Việt Nam phát triển theo xu hướng sau: tăng trọng tải, tăng tốc độ, đóng những tàu chuyên môn hoá hẹp, chế tạo và ứng dụng những thiết bị tự động hoá quá trình vận hành và công tác buồng máy. d/ Các yếu tố về tự nhiên. Việt Nam nằm trong khu vực trung tâm châu Á, là cửa ngõ của Đông Nam Á, là nơi giao lưu mua bán của Châu Á và cả thế giới. Hệ thống giao lưu đường biển của Việt Nam tương đối phát triển. Tài nguyên thiên nhiên được phân bố rải rác ở các vùng khác nhau trên thế giới: dầu lửa tập trung ở Trung Cận Đông, ở Trung Á, ở Bắc Mĩ, than ở Đông Âu; sản phẩm nông nghiệp ở Nam Mĩ, Đông Nam Á...Ở nước ta cũng vậy: than tập trung ở Quảng Ninh, dầu khí ở thềm lục địa miền Nam, lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long, khoáng sản thì nằm rải rác ở các vùng khác nhau. Khi qui hoạch các cơ sở sản xuất, người ta đã cố gắng xây dựng nhà máy ở gần nguồn tài nguyên thiên nhiên xong không bao giờ có một địa điểm lí tưởng tập trung hết nguyên vật liệu cho một đơn vị sản xuất. Vì vậy phát sinh nhu cầu vận chuyển trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, ngay cả việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng đòi hỏi tương tự. Sự phân bố nhu cầu không đồng đều về mặt thời gian và không gian đã tạo ra biến động nhu cầu vận chuyển biến động này là trở ngại lớn trong việc tổ chức hoạt động vận tải. Vận tải với tư cách là một ngành sản xuất ảnh hưởng rất lớn của sự thay đổi tính chất chu kì của điều kiện tự nhiên. Ở Việt Nam, hàng năm quí III chịu ảnh hưởng của bão lũ nên hoạt động vận tải giảm xuống, ngược lại quí II và quí IV vừa có điều kiện thời tiết tốt lại là thời kì các ngành sản xuất khác có cường độ sản xuất cao, có nhu cầu vận chuyển lớn nên thời kì này có khối lượng vận chuyển cao. 1.1.2 Môi trường ngành. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp nhà nước nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng chuyên kinh doanh vận tải biển. Những doanh nghiêp này chính là những đối thủ cạnh tranh của công ty trong đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp là công ty Nam Cường và Công Ty Vận tải biển 3. Trong tình hình thường xuyên thiếu hàng, các doanh nghiệp đã chủ động tìm hàng vận chuyển. Hàng trong nước ít, các đơn vị vận tải đã chủ động tìm hàng chở thuê trên tuyến nước ngoài và chở thuê hàng Việt Nam xuất khẩu theo điều kiện FOB cho chủ hàng nư7ớc ngoài. Trong năm 2003 công ty Vận tải biển 3 và công ty Nam Cường đã kí hợp đồng với chủ hàng trong nước và nước ngoài để vận chuyển một số lô hàng lớn gạo, than Việt Nam xuất khẩu. Trong 2 năm 2004 và 2005 sản lượng vận tải tăng lên đáng kể: Năm 2004 tăng 26% so với năm 2003, năm 2005 tăng 15% so với năm 2004. Đạt được tốc độ tăng trưởng này là do tăng các tuyến vận tải trong nước với tỉ lệ cao, năm 2004 bằng 164% so với năm 2003, năm 2005 bằng 145% năm 2004. Trái lại, vận tải nước ngoài hầu như tăng chậm, trong khi đó vận tải dầu thô xuất khẩu giảm đáng kể nguyên nhân do giá dầu thô trên thế giới giảm mạnh và công ty không có hàng để chuyên chở. Trong mấy năm gần đây dưới sự cạnh tranh gay gắt của đội tàu nước ngoài, việc tăng thị phần vận tải nước ngoài cũng như vận tải xuất nhập khẩu là việc hết sức khó khăn. Đối với nguồn hàng vận tải, theo thông lệ quốc tế lượng hàng hoá xuất nhập khẩu được chia theo tỉ lệ 40-40-20 nghĩa là 40% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu dành cho đội tàu trong nước, 40% dành cho đội tàu nước ngoài và 20% còn lại để tự do cạnh tranh. 1.1.3 Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh. Sau khi phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài công ty Tuấn Quỳnh ta thấy có những cơ hội và những nguy cơ đe doạ có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty đó là: * Các cơ hội: - Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát tương đối ổn định làm cho chi phí khai thác tàu có thể kiểm soát được. - Nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng lớn. - Những thuận lợi trong quan hệ kinh tế với nước ngoài. - Sự phát triển của ngành sửa chữa và đóng tàu là nhân tố tích cực tác động vào việc tăng khả năng khai thác vận tải biển của tàu. * Các nguy cơ: - Thị trường hàng hoá vận tải nội địa hiện nay đã ít lại chưa được sự chỉ đạo thống nhất. - Về vấn đề chuyên môn hoá còn chậm. 1.2 Phân tích môi trường bên trong công ty Tuấn Quỳnh. 1.2.1 Tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển của công ty Tuấn Quỳnh là đội tàu vận chuyển hàng hoá, là tài sản cố định chủ yếu của công ty. Tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển quyết định hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng và quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh chính của công ty nói chung. Tình hình sử dụng phương tiện vận chuyển là một nhân tố tác động đến chỉ tiêu sản lượng vận chuyển của công ty. Bảng 4: Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng theo tên tàu. Tên tàu Số chuyến đi Tỷ lệ Sản lượng(tấn) Tỷ lệ KH TH KH TH New Cent 13 14 107.7 126,000 130,047 103,21 Moon 13 13 100 114,000 132,266 116,02 Queen 17 17 100 107,500 112,122 104,3 Far East 17 17 100 105,000 101,664 96,82 Hải Đăng 17 17 100 104,500 115,652 110,67 Phương Đông1 21 23 109.5 79,000 81,008 102,54 Phương Đông2 19 19 100 106,000 107,083 101,02 Hùng Vương 21 24 114.3 94,700 107,921 113,96 Tân Trào 21 24 114.3 74,000 81,801 110,62 Bạch Long Vĩ 24 24 100 42,700 44,323 103,8 Thắng Lợi 12 7 58.33 26,400 16,206 61,39 (Nguồn: Công ty vận tải biển Tuấn Quỳnh) Số lượng chuyến đi của tàu bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Trong năm 2005 có khá nhiều bão và những đợt gió mùa liên tiếp đã ảnh hưởng rất lớn đến thời gian hành trình của chuyến đi, do đó kéo theo thời gian quay vòng của các phương tiện vận chuyển cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi nhưng 11 tàu đưa vào khai thác trong năm thì 10 tàu đã hoàn thành số chuyến đi theo kế hoạch chiếm 91%. Tàu Hùng Vương và tàu Tân Trào đã vượt mức kế hoạch giao là 14,3% số chuyến đi. Riêng tàu Thắng lợi phải ngừng thời gian khai thác để sửa chữa hệ thống động lực, nồi hơi, chong chóng. Hơn nữa, do các thiết bị trên tàu đã cũ có chuyến đang vận chuyển dọc đường phải ngừng chạy để sửa chữa nên tàu Thắng Lợi đã không hoàn thành số chuyến đi trong năm và chỉ đạt có 58,33% theo kế hoạc._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc9356.doc
Tài liệu liên quan