Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam

Tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam: ... Ebook Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới của đất nước, với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và đến năm 2020 “cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và “Muốn tiến hành CNH - HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đầu tư từ NSNN cho giáo dục đào tạo ngày càng tăng đã giúp ngành giáo dục đào tạo đạt được nhiều thành tựu trên cả 3 mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đầu tư tăng nhưng việc thực thi chưa đạt được hiệu quả cũng như mục tiêu đặt ra, chất lượng, hiệu quả giáo dục còn thấp so với yêu cầu, phương pháp giáo dục lạc hậu do chậm đổi mới, đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa thừa, chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận còn thấp, CSVC còn rất thiếu và lạc hậu… Từ thực tiễn ấy thì bên cạnh nỗ lực tăng đầu tư NSNN cho giáo dục đào tạo, việc không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo là hết sức quan trọng. Luận văn “Hoàn thiện cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam” phân tích cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo Việt Nam hiện nay, đánh giá những mặt tích cực và những mặt hạn chế đồng thời cũng đưa ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, luận văn đã chỉ rõ sự cần thiết cũng như đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo. Đề tài được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Giáo dục đào tạo và cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo. Chương 2: Thực trạng cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo. Chương 1 GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG NỀN KTQD Những vấn đề cơ bản về giáo dục đào tạo Giáo dục được quan niệm như một hoạt động đặc thù riêng có ở xã hội loài người với mục đích rõ ràng là duy trì và phát triển xã hội loài người như một thực thể có tổ chức - dù còn chưa hoàn thiện như ngày nay. Thực chất đó là quá trình hình thành và nâng cao phẩm chất, đạo đức, kiến thức, kỹ năng, khả năng học tập của con người thông qua tất cả các dạng học tập. Theo quan điểm “giáo dục vị giáo dục” thuần túy, có thể xem giáo dục như là một cứu cánh vì những giá trị nội tại của nó. Giáo dục, trên nguyên tắc, giúp người học mở mang trí óc, tăng kiến thức và khả năng suy nghĩ trừu tượng, hiểu biết sự thật, phát triển đạo đức cá nhân và năng khiếu thưởng thức nghệ thuật, mỹ thuật và cuối cùng là sống hài hòa với mọi người xung quanh. Dưới quan điểm “giáo dục vị nhân sinh” thực dụng hơn, giáo dục hôm nay có thể xem là một phương tiện giúp người học gia tăng khả năng và chất lượng lao động cho sản xuất ngày mai. Dùng thuật ngữ kinh tế, giáo dục có thể xem là một quá trình tích lũy vốn con người, tương tự như quá trình tích lũy vốn vật thể. Theo quan điểm kinh tế này, giáo dục bao gồm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. Như các sản phẩm kinh tế khác, quá trình sản xuất giáo dục đòi hỏi sự tiêu dùng các nguồn lực khan hiếm. Có thể định nghĩa giáo dục là một: Hàng hóa mà tất cả người dân đều có quyền hưởng thụ đến một mức tối thiểu nào đó. Sản phẩm tích lũy theo nghĩa quá trình sản xuất giáo dục thông thường đòi hỏi nhiều thời gian. Dịch vụ với một vài đặc tính của hàng hóa công. Hàng hóa mà lợi ích xã hội của giáo dục lớn hơn lợi ích của giáo dục cho cá nhân. Dịch vụ bền theo nghĩa vốn con người (đầu ra của giáo dục) là một nhân tố sản xuất lâu dài. Hàng hóa chuyển tiếp mà người mua cuối cùng là người tiêu thụ. Vai trò của giáo dục đào tạo trong nền KTQD Bất cứ một quốc gia nào cũng phải được xây dựng và phát triển trên nền tảng con người, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế tri thức đã trở thành một xu thế thời đại. Theo UNDP, chất lượng cuộc sống được đánh giá trước hết ở tiêu chí thu nhập, giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng, mức nghèo khổ, tình trạng môi trường, sự bình đẳng, mức độ tự do cá nhân, sự phong phú về văn hóa. Như vậy, giáo dục là một trong những mục đích phát triển kinh tế. Giáo dục được xem là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh hay chậm của một quốc gia. Điều 35 – Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã ghi rõ: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Quan điểm đó đã được tiếp tục khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1996) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ CNH - HĐH. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Để thực hiện CNH - HĐH đất nước nhất thiết phải phát triển giáo dục mạnh mẽ. Giáo dục là tiền đề, là yếu tố hàng đầu thuộc năng lực nội sinh, có tầm quan trọng hơn so với các hệ thống yếu tố khác như tài nguyên thiên nhiên, vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. Giáo dục là nền tảng phát triển khoa học công nghệ. Nâng cao chất lượng giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu nhằm tạo ra những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Giáo dục và đào tạo có ba chức năng chính: - Chức năng kinh tế: Thứ nhất, giáo dục là con đường cơ bản nhất để tích lũy vốn nhân lực - nhân tố quyết định tăng năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giáo dục tạo nên một lớp người lao động mới có năng lực cần thiết để đáp ứng đòi hỏi của một nền sản xuất cụ thể. Đây là lực lượng sản xuất quan trọng bậc nhất đối với sự phát triển kinh tế. Thứ hai, giáo dục có vai trò quyết định đến phát triển và làm chủ KHCN hiện đại - nhân tố bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Giáo dục đào tạo có chức năng đặc thù là truyền bá kiến thức khoa học, giảng dạy và đào tạo một cách có hệ thống cho những người có năng lực học tập và vận dụng những kiến thức khoa học vào thực tế. Trong điều kiện của cuộc Cách mạng KHKT, hệ thống giáo dục đào tạo không những đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học mà còn sản sinh ra kiến thức khoa học, thông qua hệ thống NCKH của các trường Đại học. Thứ ba, giáo dục góp phần quan trọng thúc đẩy việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu nền KTQD cho phù họp xu hướng phát triển của mọi thời đại bởi một trong những điều kiện tiên quyết để hình thành và chuyển dịch cơ cấu nền KTQD chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực của quốc gia. Mà điều kiện tiên quyết đó chỉ có được thông qua sự phát triển của nền giáo dục quốc dân. Sự phát triển của giáo dục cả về quy mô, cả về chất lượng với một cơ cấu hợp lý về vùng, miền, trình độ, ngành nghề đào tạo… sẽ góp phần tích cực thúc đẩy quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu nền KTQD phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, từ đó đảm bảo được sự tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế. - Chức năng chính trị - xã hội: Chính trị là lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người mà đặc trưng của nó là các vấn đề liên quan đến quyền lực và lợi ích của con người, cộng đồng giai cấp trong xã hội. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, từ khi xã hội có giai cấp, có Nhà nước thì giáo dục đào tạo luôn luôn là một công cụ quan trọng của Nhà nước. Giai cấp cầm quyền luôn nắm lấy giáo dục đào tạo để chi phối chúng theo hướng củng cố quyền lực và bảo vệ lợi ích cho mình. Giáo dục đào tạo phục vụ chính trị nhưng giáo dục đào tạo tồn tại một cách tương đối độc lập với chính trị. Giáo dục đào tạo là hiện tượng phổ biến và vĩnh cửu còn quan hệ chính trị chỉ hình thành rõ nét khi xã hội có phân chia giai cấp và Nhà nước xuất hiện. Xét về bản chất, giáo dục đào tạo thực sự gắn bó với những xu hướng chính trị tiến bộ. Nền giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay là nền giáo dục đào tạo được ra đời và phát triển nhờ một thể chế chính trị cách mạng và tiến bộ. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa và độc lập dân tộc được quán triệt một cách sâu sắc trong toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam. Như vậy, giáo dục không chỉ tạo nên một lớp người lao động mới cho xã hội mà còn làm thay đổi cả bộ mặt chính trị xã hội thông qua mục đích tổ chức của nền giáo dục, các chính sách giáo dục thể hiện tính nhân văn, tính đại chúng hay tính đẳng cấp của giáo dục. - Chức năng tư tưởng văn hóa: Giáo dục đào tạo không chỉ tạo ra con người phát triển về trí tuệ, về kỹ năng lao động mà còn đảm bảo cho việc hình thành một ý thức hệ tư tưởng, hình thành một nếp sống mới trên nền tảng của một nền văn hóa mới, nhân sinh quan mới. Xét về góc độ lịch sử, văn hóa chỉ được hình thành thông qua một quá trình sáng tạo lâu dài, xây dựng và truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong quá trình này không thể thiếu vai trò của giáo dục đào tạo, đó chính là truyền lại các giá trị văn hóa. Giá trị do con người sáng tạo ra được tập hợp lại, hệ thống hóa, tri thức hóa trở thành những kiến thức trong các giáo trình, bài giảng của nhà trường. Như vậy, chính văn hóa đã mang đến cho giáo dục đào tạo những nội dung thiết yếu và những nội dung cần truyền đạt. Còn giáo dục đào tạo không phải là một quá trình thụ động mà là một quá trình sáng tạo. Sự sáng tạo trong quá trình giáo dục đào tạo làm phong phú hơn những giá trị văn hóa vốn có, làm nảy sinh những giá trị văn hóa mới. Hệ thống giáo dục quốc dân Theo Điều 4 Luật GD năm 2005, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm Giáo dục chính quy và Giáo dục thường xuyên. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo Giáo dục phổ thông có tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề Giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là Giáo dục Đại học) đào tạo trình độ Cao đẳng, trình độ Đại học, trình độ Thạc sỹ, trình độ Tiến sỹ. Gắn với hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta, khối giáo dục bao gồm giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; khối đào tạo bao gồm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Hình 1.1: Cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TIẾN SĨ THẠC SĨ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG MẪU GIÁO TIỂU HỌC THCS TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP DẠY NGHỀ NHÀ TRẺ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GIÁO DỤC MẦM NON GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC 18 tuổi 15 tuổi 11 tuổi 6 tuổi 3 tháng tuổi SAU ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC VAI TRÒ CỦA NSNN VỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Khái niệm và bản chất của NSNN Khái niệm NSNN với tư cách là một phạm trù kinh tế bao giờ cũng gắn liền với sự xuất hiện, tồn tại của Nhà nước phát triển đến một trình độ nhất định. Sự xuất hiện của Nhà nước trong lịch sử đòi hỏi phải có những nguồn lực tài chính để đáp ứng chi tiêu nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. NSNN là dự toán thu - chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Như vậy, NSNN là một kế hoạch tài chính cơ bản của quốc gia, trong đó gồm kế hoạch thu, kế hoạch chi và được lập theo phương pháp cân đối (thu phải đủ chi, chi không vượt thu). Theo Luật NSNN Việt Nam thì: “NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Bản chất - Về phương diện pháp lý: NSNN là một đạo luật dự trù các khoản thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong một thời gian nhất định thường là một năm. Đạo luật này được cơ quan lập pháp của quốc gia đó ban hành. - Về bản chất kinh tế: NSNN là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng của Nhà nước. Các quan hệ kinh tế này bao gồm: + Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. + Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các đơn vị HCSN. + Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư. + Quan hệ kinh tế giữa NSNN và thị trường tài chính. + Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các hoạt động tài chính đối ngoại. - Về tính chất: NSNN là bảng tổng hợp các khoản thu, chi của Nhà nước, là mức động viên các nguồn tài chính vào tay Nhà nước, là các khoản cấp phát của Nhà nước cho các nhu cầu tiêu dùng và đầu tư phát triển, đó cũng là đóng góp theo nghĩa vụ hay tự nguyện của mỗi thành viên trong xã hội cho Nhà nước và Nhà nước cấp phát kinh phí đầu tư cho mỗi thành viên xã hội. Vai trò của NSNN với giáo dục đào tạo Giáo dục là hoạt động hết sức cần thiết đối với phát triển xã hội và tăng cường kinh tế. Không thể có một xã hội phát triển ở trình độ cao mà không có một nguồn lực phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Sản phầm của giáo dục là con người, con người là yếu tố sản xuất hết sức quan trọng. Kỹ năng của con người có tác động đến năng suất lao động, trình độ quản lý và muốn hình thành kỹ năng thì phải có giáo dục. Đặc biệt là trong bối cảnh thế giới bước sang thời đại mới - thời đại trí tuệ và trong môi trường toàn cầu hóa, trong đó, các yếu tố tri thức và thông tin trở thành những yếu tố hàng đầu và là nguồn tài nguyên giá trị nhất thì giáo dục trỏ thành đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy, đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho tương lai, đầu tư hiệu quả nhất. Đầu tư tài chính giữ vai trò như một trong những yếu tố có tính chất quyết định đối với việc hình thành, mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, đào tạo công nhân, trung học chuyên nghiệp, đại học đến đào tạo sau đại học. Thông qua quan hệ tín dụng, tài chính có thể huy động các nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi để đầu tư cho giáo dục trong việc nâng cấp trang thiết bị, đầu tư cho đội ngũ giáo viên và cho học sinh vay để tiếp tục sự nghiệp giáo dục. Trong số các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục đào tạo thì đầu tư từ NSNN là tất yếu, đóng vai trò chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bởi: - Trong hệ thống tài chính nước ta thì tài chính Nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn. Mà trong tài chính Nhà nước bao gồm NSNN và tín dụng Nhà nước thì NSNN có tỷ trọng lớn nhất. NSNN đảm bảo nhu cầu tiêu dùng xã hội theo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, trong đó nhu cầu giáo dục đào tạo đứng hàng đầu. Mặt khác, giáo dục đào tạo là dịch vụ công cộng, tạo ra những ngoại ứng tích cực và có vai trò quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực - nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đầu tư từ NSNN cho giáo dục nhằm đảm bảo điều kiện tài chính cần thiết để giải quyết vấn đề phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân ở tầm vĩ mô như về phát triển rộng khắp mạng lưới các cơ sở giáo dục, xây dựng các cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia, điều chỉnh quy mô và cơ cấu, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bởi vậy, NSNN là nguồn tài chính cơ bản, to lớn nhất để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước - Thứ hai, đầu tư của NSNN có tác dụng hướng dẫn, huy động các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục đào tạo vì giáo dục là dịch vụ công cộng, tạo ra những ngoại ứng tích cực và có vai trò quyết định đến sự phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đầu tư NSNN cho giáo dục như một cú huých ban đầu để khuyến khích nhân dân đóng góp xây dựng và sửa chữa trường lớp, thu hút các nguồn từ lao động sản xuất, từ hợp đồng NCKH của các trường, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nhằm thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo”, đồng thời là nguồn chính để phát huy nguồn viện trợ và vay của nước ngoài để đầu tư cho giáo dục đào tạo. Lợi ích của việc đầu tư vào giáo dục đem lại không chỉ cho những người trực tiếp được hưởng giáo dục mà còn cho cả xã hội nói chung. Tuy nhiên, trong thực tế các cá nhân hầu như không tính đến tác động này trong việc lựa chọn quyết định có nên đầu tư vào giáo dục hay không. Trong một số trường hợp, họ có thể không biết đến tác động ngoại ứng tích cực của giáo dục. Trong trường hợp khác, họ biết tác động đó song thiếu sự khuyến khích và tạo điều kiện của Nhà nước để đi đến quyết định đầu tư. Như vậy, nếu không có sự đầu tư từ NSNN để hỗ trợ và khuyến khích thì mức đầu tư của tư nhân cho sự phát triển giáo dục sẽ thấp hơn khả năng sẵn có. - Thứ ba, NSNN đầu tư cho giáo dục đào tạo sẽ đảm bảo từng bước ổn định đời sống của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Tuy đời sống của giáo viên còn chưa cao nhưng NSNN đã đảm bảo tiền lương chính cho đội ngũ cán bộ giảng dạy toàn ngành. Ngoài ra còn dành một phần NSNN để ưu đãi riêng cho ngành giáo dục đào tạo như phụ cấp giảng dạy, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp dạy thêm giờ, thêm lớp… - Thứ tư, NSNN có vai trò điều phối cơ cấu giáo dục toàn ngành. Thông qua định mức chi ngân sách giáo dục đào tạo hàng năm đã góp phần định hướng sắp xếp cơ cấu các cấp học, mạng lưới trường. Tập trung NSNN cho những chương trình mục tiêu quốc gia như chống mù chữ, phổ cập giáo dục, xây dựng hệ thống trường dân tộc nội trú, khuyến khích phát triển giáo dục ở vùng núi và dân tộc ít người, tăng cường cơ sở vật chất các trường học… - Thứ năm, đầu tư từ NSNN cho giáo dục nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục. Ở các quốc gia không phải mọi công dân đều có khả năng chi trả các khoản chi phí trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến việc trực tiếp hưởng thụ giáo dục. Nếu giáo dục được cung cấp hoàn toàn theo cơ chế thị trường mà không có sự đầu tư từ NSNN thì bộ phận dân cư không có khả năng chi trả các khoản chi phí giáo dục sẽ không có cơ hội được học tập, từ đó dẫn đến mất công bằng xã hội trong giáo dục. Hơn nữa, công bằng xã hội trong giáo dục còn là điều kiện quan trọng để đạt đến công bằng xã hội nói chung. - Thứ sáu, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục nhằm để khắc phục khiếm khuyết của thị trường vốn. Nghiên cứu kinh tế học giáo dục, các nhà kinh tế đều cho rằng, thị trường vốn cho việc đầu tư vào giáo dục là không hoàn hảo. Có nhiều rủi ro cho cả người vay và người cho vay khi đầu tư vào giáo dục. Hầu như không có cơ sở cho việc xác định khả năng chắc chắn có việc làm và có được mức thu nhập sau khi đã kết thúc khóa học để có thể trả được các khoản nợ vay cho việc học tập của các cá nhân. Do vậy, các chủ thể cho vay vốn không dễ dàng chấp nhận bỏ vốn để cho vay đầu tư vào việc học tập của các cá nhân. Khắc phục khiếm khuyết của thị trường vốn cần thiết phải có sự can thiệp và đầu tư của Nhà nước cho giáo dục. Tóm lại, đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nguồn lực tài chính để phát triển giáo dục chủ yếu là từ nguồn NSNN. NSNN đóng vai trò quan trọng, là yếu tố chính quyết định đối với sự nghiệp giáo dục quốc dân. Cơ cấu chi tiêu NSNN cho giáo dục đào tạo Chi NSNN là quá trình phân phối, sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Thực chất, chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước. Hiện nay, theo Luật NSNN, nội dung chi tiêu NSNN được phân theo tính chất kinh tế của các khoản chi được sử dụng. Theo tính chất kinh tế, chi NSNN cho giáo dục được phân ra theo các nội dung: - Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi lương và các khoản chi củng cố CSVC, thiết bị trường lớp như: SGK, thiết bị dạy học… Đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục đào tạo được hưởng lương từ NSNN, do vậy chi thường xuyên phải đảm bảo trả lương cho đội ngũ giáo viên nên nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của ngành. Bên cạnh đó, CSVC và thiết bị trường lớp cũng là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Vì thế, các khoản chi cho việc phát hành SGK, thiết bị dạy học cũng đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo. Kế hoạch chi thường xuyên được lập chủ yếu dựa trên các định mức phân bổ và kế hoạch chi thường xuyên của năm trước. - Chi đầu tư bao gồm các khoản chi xây dựng CSVC, củng cố và phát triển mạng lưới trường lớp cho sự phát triển của nền giáo dục quốc dân. Chi đầu tư đóng vai trò quan trọng trong phát triển giáo dục. Chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục bao gồm chi xây mới, cải tạo, nâng cấp trường học, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện, công sở làm việc và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và NCKH ở các cơ sở giáo dục đào tạo. Cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo. - Chi NSNN cho CTMT Quốc gia về giáo dục nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể có tính cấp bách trong phát triển nền giáo dục quốc dân ở từng thời kỳ. Tùy thuộc vào những mục tiêu cụ thể có tính cấp bách về giáo dục ở từng thời kỳ mà mỗi quốc gia lựa chọn những CTMT Quốc gia về giáo dục khác nhau. CTMT Quốc gia giáo dục thường được thực hiện, bao gồm: phổ cập giáo dục, xóa và chống mù chữ; hỗ trợ giáo dục những vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; tăng cường CSVC của các cơ sở giáo dục như xóa phòng học cấp 4 và phòng học ca ba, tăng cường CSVC của các cấp học và bậc học; nâng cao chất lượng và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục như đào tạo và bồi dưỡng giáo viên các trường sư phạm, tăng cường năng lực đào tạo nghề; đổi mới chương trình, nội dung SGK… CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Khái niệm cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo. Quản lý là yêu cầu tất yếu để đảm bảo sự hoạt động bình thường của mọi quá trình và hệ thống kinh tế - xã hội. Thực chất của quản lý là thiết lập và thực hiện hệ thống các phương pháp và biện pháp khác nhau, tác động một cách có ý thức tới đối tượng của quản lý nhằm đạt được kết quả nhất định. Quản lý NSNN được hiểu là việc sử dụng NSNN làm công cụ quản lý hệ thống xã hội thông qua việc sử dụng những chức năng vốn có của nó. Quản lý NSNN là việc làm cần thiết gắn với việc chi NSNN nhằm tạo ra những khoản chi đảm bảo đúng mục đích sử dụng và đạt hiệu quả cao. Cơ chế quản lý NSNN là hệ thống các nguyên tắc, các hình thức và phương pháp quản lý điều hành NSNN trong từng giai đoạn phát triển kinh tế. Cơ chế quản lý NSNN bao gồm các cơ chế thu, chi ngân sách, cân đối ngân sách, cấp phát ngân sách. Yêu cầu của cơ chế quản lý NSNN trong nền kinh tế thị trường là ưu tiên sử dụng NSNN để thực hiện những nhiệm vụ của Nhà nước, những công việc mà thị trường không thể thực hiện hoặc không thể giao cho thị trường thực hiện. Bên cạnh đó, sử dụng ngân sách nhà nước phải tránh tư tưởng bao cấp, bao biện, làm thay cho thị trường. Trái lại, NSNN phải tạo ra môi trường để thu hút, khuyến khích sự tham gia của các nguồn tài chính khác trong thị trường bổ sung cho nguồn lực NSNN. Nội dung cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo Cơ chế phân cấp ngân sách Trong cơ chế quản lý NSNN, cơ chế phân cấp ngân sách có vị trí rất quan trọng, thể hiện mối quan hệ phân cấp, phân quyền, phối hợp hoạt động giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý, điều hành ngân sách. Yêu cầu đối với cơ chế phân cấp ngân sách là Ngân sách Trung ương phải giữ vai trò chủ đạo tập trung các nguồn thu có tính chất quốc gia và giải quyết các nhu cầu chi tiêu có tính chất trọng điểm trên phạm vi cả nước. Ngân sách địa phương phải được phân cấp một số nguồn thu và nhiệm vụ chi nhất định để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương trên địa bàn. Mối quan hệ giữa ngân sách TW và ngân sách địa phương phải được giải quyết hài hòa thông qua cơ chế điều tiết và trợ cấp ngân sách giữa TW và địa phương. Việc địa phương quản lý ngân sách có thể giúp huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn và làm cho cung cấp dịch vụ phù hợp hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong muốn của người dân địa phương với hiệu quả cao hơn phù hợp với điều kiện và tình hình cụ thể tại địa phương. Tuy nhiên, nếu phân cấp không tốt sẽ dẫn đến những rủi ro như sự chồng chéo, làm suy yếu sự điều phối TW và địa phương, tăng bất bình đẳng và làm xuống cấp dịch vụ trong một số ngành quan trọng. Việt Nam có bốn cấp chính quyền. Ở cấp TW, quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, cơ quan mà theo điều 84 của Hiến pháp có trách nhiệm quyết định NSNN. NSNN gồm không chỉ ngân sách của chính quyền TW mà còn có cả ngân sách tổng hợp của các cấp tỉnh – huyện – xã. Cơ cấu của ngân sách mang tính thứ bậc: Ngân sách mỗi cấp không chỉ được HĐND cấp đó quyết định mà còn phải được chính quyền cấp trên phê chuẩn. Chính quyền ở mọi cấp hoạt động theo một hệ thống song trùng lãnh đạo và chịu trách nhiệm giải trình. Từng cấp ngân sách phải chịu trách nhiệm lập dự toán ngân sách hàng năm (bao gồm các khoản thu, chi trên phạm vi địa bàn), chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện ngân sách cấp dưới. Cấp huyện tổng hợp dự toán ngân sách xã, báo cáo lên tỉnh. Tỉnh tổng hợp dự toán ngân sách các huyện báo cáo lên Bộ Tài chính. Dự toán ngân sách cấp xã do Ban tài chính xã lập. Dự toán ngân sách cấp huyện do Phòng tài chính huyện lập và dự toán ngân sách cấp tỉnh do Sở tài chính tỉnh lập. Mục đích của phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền là nhằm giảm bớt sự ỷ lại của cơ quan cấp dưới, đồng thời xóa bớt sự bao biện, làm thay của chính quyền cấp trên. Nhờ đó mà sự phân định trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý NSNN một cách rõ ràng hơn và tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả quản lý ở lĩnh vực này. Cơ chế lập dự toán và phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo Căn cứ để lập kế hoạch phân bổ NSNN Căn cứ để lập kế hoạch phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo là: - Đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ công tác được giao trong năm kế hoạch. - Luật NSNN và Thông tư Ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành giáo dục, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán NSNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo. - Kế hoạch phân bổ ngân sách năm trước. - Những nhiệm vụ cụ thể của ngành giáo dục đào tạo. - Định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục theo quy định - Các quy định về phân cấp quản lý ngân sách trong ngành giáo dục. Công tác lập dự toán và phân bổ NSNN Trình tự lập dự toán ngân sách và phân bổ NSNN hàng năm được thực hiện như sau: i) Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau. ii) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 10 tháng 6, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và tổng số thu, chi, một số lĩnh vực chi quan trọng đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. iii) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư và yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, địa phương, Bộ Giáo dục đào tạo, các Bộ, các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc; UBND cấp tỉnh tổ chức hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện; UBND cấp huyện thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã. iv) Các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I. v) Bộ tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp, lập dự toán NSNN trình Chính phủ. Trong quá trình làm việc, lập dự toán NSNN, xây dựng phương án phân bổ ngân sách TW, nếu có ý kiến khác nhau giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục, các Bộ và cơ quan liên quan thuộc Chính phủ thì Bộ Tài chính phải trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình lập dự toán ngân sách, xây dựng phương án phân bổ ngân sách ở địa phương. vi) Chính phủ trình Quốc hội dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách TW hàng năm; dự toán điều chỉnh NSNN trong trường hợp cần thiết. Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ Ngân sách TW năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước. vii) Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN, phân bổ Ngân sách TW, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ Ngân sách TW cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, UBND các cấp có trách nhiệm lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước. HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước. HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương , phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là mười ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách. viii) Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao dự toán ngân sách, các cơ quan Nhà nước ở TW và địa phương, các đơn vị dự toán có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đảm bảo đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ chế cấp phát và chấp hành chi NSNN Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ,._. thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán ngân sách được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ở cấp địa phương, cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép hoặc sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; có quyền yêu cầu cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các đơn vị trực thuộc để đảm bảo thực hiện ngân sách theo đúng mục tiêu, tiến độ quy định. Cơ quan tài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các đơn vị, cá nhân không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự toán chi quý để thực hiện. Chi đầu tư phát triển phải đảm bảo cung cấp đủ và đúng tiến độ thực hiện trong phạm vi dự toán được giao. Đối với những dự án, nhiệm vụ chi cấp thiết được tạm ứng trước dự toán để thực hiện. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính. Trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán được giao do thủ trưởng cơ quan sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm. Ngoài các cơ quan tài chính, trong Luật NSNN cũng quy định nhiều cơ quan khác có trách nhiệm giám sát việc thực hiện NSNN như: - Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành hữu quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình công cộng xây dựng cơ bản. - Ở cấp địa phương, HĐND giám sát việc thực hiện ngân sách ở cấp mình; - Chính phủ kiểm tra việc thực hiện NSNN. Định kỳ, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND báo cáo Thường trực HĐND về tình hình thực hiện NSNN, các dự án và các công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và các công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác. Kế toán, kiểm tra và quyết toán NSNN Các nguyên tắc phải đảm bảo khi thực hiện nguyên tắc quyết toán Ngân sách và báo cáo quyết toán Ngân sách. - Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã quy định. - Về số liệu quyết toán NSNN: + Số quyết toán thu NSNN là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước. + Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định của Luật NSNN và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định. - Số liệu trong báo cáo quyết toán Ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo cáo quyết toán Ngân sách phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo Mục lục NSNN; Thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán sai chế độ. Trình tự công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN. i) Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ chi NSNN phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước. Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nước hữu quan. ii) Cuối năm ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong dự toán năm được giao và theo Mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi tiết hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi Ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau. iii) Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ chi Ngân sách kiểm tra và duyệt quyết toán chi Ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về quyết toán đã được duyệt. Lập quyết toán chi Ngân sách của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, khi kết thúc năm Ngân sách, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng vốn Ngân sách trong năm; khi dự án hoàn thành phải lập và báo cáo quyết toán công trình theo quy định của pháp luật. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch xác nhận. iv) Cơ quan Tài chính các cấp ở địa phương thẩm định quyết toán chi Ngân sách của các đơn vị cùng cấp và quyết toán Ngân sách cấp dưới, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình UBND cùng cấp để UBND xem xét trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan Hành chính Nhà nước và cơ quan Tài chính cấp trên trực tiếp. v) Bộ Tài chính thẩm định quyết toán chi Ngân sách của các Bộ Giáo dục và các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW và quyết toán ngân sách địa phương; tổng hợp, lập quyết toán NSNN trình Chính phủ. vi) Cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của Báo cáo quyết toán NSNN các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của Pháp luật. vii) HĐND cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc; HĐND cấp tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán Ngân sách của HĐND cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc. viii) Chính phủ phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương, lập và trình Quốc hội quyết toán NSNN, quyết toán các dự án và công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định. ix) Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN chậm nhất 18 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc. Chương 2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM Nền kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã thu được những thành tựu to lớn: góp phần giải phóng sức sản xuất, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, khắc phục về căn bản khủng hoảng kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cải thiện đời sống nhân dân. Về cơ bản đã xóa bỏ mô hình phát triển kinh tế theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung và chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn về các mặt: nâng cao dân trí, phát triển quy mô, tăng cường CSVC nhà trường, xây dựng đội ngũ giáo viên, đào tạo nhân lực và đã có những thay đổi về cơ cấu, cơ chế và chính sách. Việt Nam đã đạt được những mục tiêu lớn trong Chiến lược phát triển giáo dục: về cơ bản xóa được xã trắng về giáo dục mầm non, hoàn thành và tiếp tục củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo chuẩn quốc gia, một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu thực hiện phổ cập giáo dục trung học phổ thông. Bình đẳng nam, nữ về giáo dục được đảm bảo. Giáo dục vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ rõ rệt, quy mô, mạng lưới giáo dục về cơ bản đã đảm bảo cho con em các dân tộc được học tập ngay tại xã, thôn,bản. Chất lượng giáo dục đã có tiến bộ. - Mạng lưới trường lớp: Đã xây dựng được hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, khá hoàn chỉnh, phủ kín tới các xã, phường trong cả nước bao gồm đủ các cấp, bậc học từ mầm non đến sau đại học; đa dạng về các loại hình trường lớp (công lập, bán công, dân lập, tư thục) và về phương thức giáo dục (chính quy, không chính quy). Năm học 2005-2006, cả nước đã có khoảng 22 triệu người chiếm tỷ trọng 28,75% dân số theo học trong gần 39000 trường và cơ sở giáo dục. Ở các huyện và tỉnh miền núi, hệ thống trường dân tộc nội trú và bán trú dân nuôi đang được củng cố và phát triển. Những trường này hiện đang chuyển sang đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số. Bảng 2.1: Số lượng trường học từ mầm non đến đại học giai đoạn 2001-2006. Đơn vị: Số trường Cấp học Năm học 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 Mầm non 9.528 9.715 10.104 10.453 11.009 Tiểu học 13.897 14.163 14.346 14.518 14.688 THCS 9.362 9.593 9.873 10.081 10.275 THPT 1.962 2.055 2.140 2.224 2.268 TCCN 252 245 286 285 290 Cao đẳng 114 121 127 137 151 Đại học 77 81 87 93 104 Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục đào tạo. Năm học 2005-2006, số lượng trường học mầm non, phổ thông đều tăng so với năm học trước. Theo số liệu thống kê, cả nước có 38.240 trường học mầm non và phổ thông (tăng 975 trường so với năm học 2004-2005 và tăng 3491 trường so với năm học 2001-2002). Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú được củng cố, mở rộng với tổng số 233 trường, trong đó có 13 trường TW, 49 trường tỉnh, 172 trường huyện và 519 trường bán trú xã, cụm xã. TCCN có 290 trường (kể cả các trường của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an). Năm 2006, một số Bộ, Ngành và địa phương đã hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới trường TCCN trên từng vùng, miền cụ thể theo hướng đa dạng hóa các loại hình, có đầu tư thích hợp, hỗ trợ và khuyến khích mở ngành nghề mới, định hướng ưu tiên phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mũi nhọn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Mạng lưới các trường đại học và cao đẳng tiếp tục được củng cố theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Năm học 2005-2006, cả nước đã có 151 trường Cao đẳng (tăng 14 trường so với năm học 2004-2005 và tăng 37 trường, tức 24,5% so với năm học 2001-2002) và 104 trường Đại học (tăng 11 trường so với năm học 2004-2005 và tăng 27 trường, tức 26% so với năm học 2001-2002). - Quy mô học sinh: đến năm học 2005-2006, tổng số học sinh, sinh viên trong cả nước là 21.687.150. Trong đó, số trẻ em mầm non là 3.024.662 triệu. Số học sinh tiểu học là 7.321.739 triệu, giảm 451 nghìn học sinh so với năm học 2004-2005. Số học sinh tiểu học giảm là do nhiều năm qua, nước ta đã thực hiện tốt công tác DS & KHHGĐ, dẫn đến dân số trong độ tuổi tiểu học (độ tuổi 6-10 tuổi) giảm xuống và công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được đẩy mạnh trong cả nước. Số học sinh THCS là 6.458.518, giảm 212 nghìn so với năm học 2004-2005 do số học sinh lớp 5 giảm trong những năm qua và công tác phổ cập THCS được đẩy mạnh, giảm được số học sinh lưu ban và bỏ học. Số học sinh THPT là 2.976.872, tăng 175 nghìn so với năm trước. Số học sinh TCCN là 500.252. Tæng quy m« ®¹i häc, cao ®¼ng lµ 1.387.107 sinh viªn, ®¹t 165,7 sinh viªn trªn 1 v¹n d©n (v­ît 25,7 sinh viªn so víi môc tiªu 140 sinh viªn ®Ò ra trong ChiÕn l­îc gi¸o dôc). Như vậy, so với năm học 2001-2002 thì số học sinh THPT, số sinh viên cao đẳng, đại học năm 2005-2006 tăng khá nhanh. Điều này chứng tỏ chất lượng giáo dục, trình độ học vấn của người dân đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Bảng 2.2: Quy mô học sinh, sinh viên từ năm 2001 đến năm 2006 Đơn vị: Số học sinh, sinh viên Cấp học Năm học 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 Mầm non 2.568.242 2.547.430 2.588.837 2.754.094 3.042.662 Tiểu học 9.311.010 8.841.004 8.350.191 7.773.484 7.321.739 THCS 6.253.525 6.497.548 6.612.099 6.670.714 6.458.518 THPT 2.333.069 2.458.446 2.616.207 2.802.101 2.976.872 TCCN 271.175 309.807 360.392 466.504 500.252 Cao đẳng 210.863 215.544 232.263 273.463 299.294 Đại học 763.256 805.123 898.767 1.046.291 1.087.813 Nguồn: Thống kê giáo dục đào tạo, Bộ Giáo dục và đào tạo. - Đội ngũ giáo viên: đến năm học 2005-2006, cả nước có 1.000.983 giáo viên, giảng viên, trong đó: 160.172 giáo viên mầm non (tăng 2,8%); 353.608 giáo viên tiểu học (giảm 1,9%); 306.067 giáo viên THCS (tăng 3,7%); 118.327 giáo viên THPT (tăng 10,9%); 14.230 giáo viên TCCN và 48.579 giảng viên cao đẳng và đại học. Tỷ lệ cháu/cô ở nhà trẻ là 10 và mẫu giáo là 21; tỷ lệ giáo viên/lớp tính chung cả nước, ở tiểu học: 1,28; THCS: 1,83 và THPT là 1,83 (năm học 2004-2005, các tỷ lệ tương ứng là: 1,25; 1,73 và 1,78). Ngoài việc tăng cường đào tạo về số lượng, các địa phương đã tạo điều kiện để giáo viên được nâng cao chất lượng bằng việc tham gia bồi dường các chương trình chuẩn hóa giáo viên, ưu tiên đào tạo và tuyển dụng giáo viên nhạc, họa, thể dục, ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật; tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng thay SGK phục vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Năm học 2005 – 2006, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tuyển mới được 18.900 giáo viên trình độ ĐHSP, 21.964 giáo viên trình độ CĐSP và 3.464 giáo viên mầm non. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo và trên chuẩn cao hơn các năm trước. Cụ thể, nhà trẻ đạt: 70,25%; mẫu giáo: 86,58%; tiểu học: 95,86%; THCS: 96,19%; THPT: 97,13%; dạy nghề 71%; TCCN: 86,3%. Đến nay 100% giáo viên TCCN đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Số giảng viên đại học, cao đẳng đã có 45% đạt trình độ thạc sỹ trở lên.Việc tăng đội ngũ giáo viên cả về quy mô và chất lượng đóng một vai trò quan trọng trong mục tiêu nâng cao chất lượng nền giáo dục quốc dân. - Chất lượng và hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến tích cực. + Giáo dục mầm non: Sự phát triển của trẻ về thể chất và nhận thức cao hơn hẳn so với những trẻ em không ra lớp. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở giáo dục mầm non mỗi năm giảm 2-3%. Đến năm học 2003-2004, tỷ lệ này ở nhà trẻ chỉ còn 13,5% và ở mẫu giáo là 13%. Tỷ lệ nhập học của trẻ em trong độ tuổi: trẻ em dưới 3 tuổi đạt 15%, trẻ em từ 3 đến 6 tuổi đạt 62% và riêng trẻ em 5 tuổi đi mẫu giáo đã đạt tới 91,6%. + Giáo dục phổ thông: Tỷ lệ nhập học, học sinh khá và giỏi, học sinh tốt nghiệp ở các cấp học ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh yếu kém, lưu ban, bỏ học có chiều hướng giảm. Năm 2003-2004, tỷ lệ nhập học đúng tuổi: tiểu học là 98,1%, THCS là 80,6%, THPT là 38,6%. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học là 3,64% ở tiểu học, 6,56% ở THCS và 8,45% ở THPT. + Giáo dục nghề nghiệp: Tỷ lệ học sinh TCCN tốt nghiệp năm học 2005-2006 là 180399, tăng 103511 học sinh, tương ứng 57,4% so với năm học 2001-2002. + Đào tạo đại học và sau đại học: số sinh viên tốt nghiệp các trường Cao đẳng và đại học tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Năm học 2001-2002, số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và đại học là 168937 và đến năm 2005-2006 là 210944, tăng 19,9%. Kết quả khảo sát về chất lượng cán bộ được đào tạo từ trình độ cao đẳng trở lên ở 197 doanh nghiệp và 48 cơ quan HCSN của Hội đồng Quốc gia giáo dục năm 2004 cho thấy đại bộ phận cán bộ được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ đều được đánh giá có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm thuộc loại khá và tốt. Công tác NCKH và chuyển giao công nghệ ở các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng trong những năm vừa qua đóng một vai trò hết sức quan trọng và đã đạt được những kết quả nổi bật. ĐẦU TƯ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM Theo quy định của các văn bản pháp luật về quản lý NSNN cho giáo dục kể từ khi triển khai Luật NSNN năm 1996 cho đến nay, cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo ở nước ta đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện. Về tỷ trọng NSNN chi cho giáo dục và đào tạo. NSNN chi cho giáo dục đã được chú trọng ưu tiên hơn so với các lĩnh vực kinh tế xã hội khác trong chi NSNN nói chung, chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển của NSNN nói riêng. Giai đoạn 1996-2005, chi NSNN cho giáo dục đào tạo ở nước ta đã không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối, cả về tỷ trọng so với tổng chi NSNN và so với GDP. Về số tuyệt đối, tính theo giá hiện hành, tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo năm 2005 đã tăng gấp hơn 5 lần so với năm 1996. Tốc độ tăng chi NSNN cho giáo dục bình quân trên 20%/năm, cao hơn tốc độ tăng chi NSNN nói chung và tốc độ tăng chi NSNN cho một số lĩnh vực khác như y tế là 13%, văn hóa thể thao là 13,5%... Mức chi NSNN cho giáo dục bình quân một người đã tăng từ 106.000 đồng (tương ứng 9USD) năm 1996 lên 352.000 đồng (23USD) vào năm 2004 và năm 2005 ước đạt 489.000 đồng (tương ứng 32 USD). Bảng 2.3: Chi NSNN cho giáo dục đào tạo giai đoạn 1996-2005 Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 1996 1998 2000 2002 2004 2005 GDP (tỷ đồng) 272.000 345.000 441.600 536.100 710.000 815.000 Tổng chi NSNN (tỷ đồng) 68.210 80.800 108.961 148.208 200.050 229.750 Chi NSNN cho GD&ĐT (tỷ đồng) 7.800 11.250 16.344 23.061 33.970 41.630 Chi NSNN cho GD&ĐT so với GDP (%) 2,80 3,26 3,60 4,30 4,80 5,11 Chi NSNN cho GD&ĐT so với tổng chi NSNN (%) 11,44 13,92 15,00 15,60 17,00 18,11 Chi NSNN cho GD&ĐT/1 người dân (nghìn đồng) 106 149 210 283 352 489 Nguồn: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giáo dục và đào tạo. Nhà nước luôn nỗ lực tăng chi NSNN cho giáo dục cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng chi NSNN để không ngừng nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân và thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong giáo dục. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo năm 2006 ước đạt 54.798 tỷ đồng (khoảng 19% so với tổng chi NSNN) và đến năm 2007, ước chi NSNN cho giáo dục và đào tạo là 66.770 tỷ đồng, tức bằng 20% tổng chi NSNN – hoàn thành tỷ lệ này sớm 3 năm so với mục tiêu đã được Quốc hội đề ra. Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đào tạo. Xét theo tính chất kinh tế. Xét theo tính chất kinh tế, chi NSNN cho giáo dục và đào tạo được xác định theo 2 nội dung chi : Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Bảng 2.4: Chi NSNN cho Giáo dục đào tạo xét theo tính chất kinh tế. Đơn vị : tỷ đồng Năm Tổng chi NSNN cho GD&ĐT Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển Số chi Tỷ lệ (%) Số chi Tỷ lệ (%) 2001 19597 17237 87,96 2360 12,04 2002 22596 19588 86,69 3008 13,1 2003 27510 24310 88,37 3200 11,63 2004 32730 27830 85,03 4900 14,97 2005 41360 35007 84,64 6623 15,36 2006 55300 45595 82,45 9705 17,55 Nguồn : Thống kê Giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và đào tạo. Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục và đào tạo đã được ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu chi đầu tư phát triển của NSNN cho lĩnh vực hạ tầng xã hội và không ngừng tăng lên. Số liệu trên cho thấy chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục đào tạo có xu hướng tăng nhanh cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng chi NSNN cho giáo dục đào tạo. N¨m 2006, toµn ngµnh ®­îc bè trÝ 9.705 tû ®ång chi đầu tư phát triển, t¨ng 46,5% so víi n¨m 2005. Điều này là phù hợp với chủ trương của Nhà nước là ưu tiên chi đầu tư phát triển hơn chi thường xuyên. Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi mang tính chất đầu tư như mua sắm, xây dựng, sửa chữa trường lớp… Đây là khoản chi nhằm củng cố và phát triển quy mô trường lớp, góp phần quan trọng trong việc phát triển ngành. Cùng với nhu cầu thu hút học sinh đến trường thì nhu cầu về quy mô trường lớp cũng ngày một tăng. Tuy nhiên, để đảm bảo phát triển giáo dục một cách công bằng thì cần phải có các quy định về việc quy hoạch mạng lưới trường lớp trong cả nước. Có như vậy mới đảm bảo được điều kiện học tập của mỗi người dân là như nhau. Bên cạnh đó, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mạng lưới trường lớp không chỉ được mở rộng về quy mô mà còn phải được nâng cao về chất lượng. Cơ sở trường lớp khang trang, sạch sẽ và có kiến trúc hiện đại sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút học sinh đến trường. Để làm được điều này đòi hỏi phải có các khoản chi đầu tư lớn cho ngành giáo dục trong thời gian tới và phải đảm bảo được tỷ trọng hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường xuyên trong cơ cấu chi tiêu của ngành. Chi thường xuyên Các khoản chi thường xuyên là các khoản chi phục vụ cho hoạt động của giáo dục đào tạo như chi lương, phụ cấp, chi cho giảng dạy, học tập, chi hành chính, quản lý… Cùng với sự phát triển của ngành giáo dục, đội ngũ giáo viên cũng ngày một tăng. Hơn thế, lương của đội ngũ giáo viên cũng là vấn đề rất được Chính phủ quan tâm. Trong những năm qua, lương của công chức nói chung và lương của đội ngũ giáo viên nói riêng liên tục được cải thiện. Việc tăng lương sẽ góp phần tăng thu nhập cho đội ngũ giáo viên và là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, với chính sách ưu đãi đối với giáo viên về tiền lương thì các khoản chi lương sẽ ngày một tăng và sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngành giáo dục. Chi hoạt động bao gồm các khoản chi như: bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cải tiến và in mới SGK, mua sắm đồ dùng, dụng cụ giảng dạy, bảo dưỡng và tu bổ mạng lưới trường lớp. Năm 2006, chi thường xuyên được bố trí tăng 10,5% đối với giáo dục đào tạo địa phương và tăng khoảng 11,5% so với năm 2005 đối với khối các trường trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đủ để tạo ra những thay đổi có tính đột phá, nên ở đa số các tỉnh, cơ cấu chi về tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương (nhóm 1) vẫn chiếm khoảng 85%-90% và chi cho các hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lý (nhóm 2) chỉ khoảng 10%-15% chi thường xuyên. Chi CTMT Quốc gia: Kinh phí CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo được Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm bố trí tăng dần hàng năm, từ 600 tỷ đồng năm 2001 lên 2970 tỷ đồng năm 2006 (tăng 67,8% so với năm 2005). Trong đó, năm 2006, kinh phí CTMT Quốc gia được bố trí theo các dự án như sau: (1) Dự án xóa mù chữ, duy trì phổ cập giáo dục tiểu học và thực hiện phổ cập giáo dục THCS: 150 tỷ đồng (tăng 173%). (2) Dự án đổi mới chương trình, nội dung SGK : 1.120,5 tỷ đồng (tăng 40%). (3) Dự án đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường : 78 tỷ đồng (tăng 4%). (4) Dự án bồi dưỡng giáo viên, tăng cường CSVC các trường sư phạm : 275 tỷ đồng (tăng 129%). (5) Dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc khó khăn : 330 tỷ đồng (tăng 120%). (6) Dự án tăng cường CSVC trường học : 516,5 tỷ (tăng 125%). (7) Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề : 500 tỷ đồng (tăng 47%) Bảng 2.5: Chi ngân sách TW cho CTMT quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: tỷ đồng Số TT Các Dự án thuộc CTMTQG GD&ĐT Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Củng cố và phát huy kết quả PCGD Tiểu học và XMC, thực hiện PCGD THCS 15 35 40 50 55 150 2 Đổi mới chương trình, nội dung SGK 257,7 380 520 800 1.120,5 3 Đào tạo cán bộ Tin học, đưa tin học vào nhà trường, đẩy mạy dạy ngoại ngữ trong hệ thống GDQD 10 50 65 75 78 4 Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường CSVC các trường sư phạm 125 135 100 100 120 275 5 Hỗ trợ GD miền núi vùng dân tộc và vùng có nhiều khó khăn 130 130,5 105 120 150 330 6 Tăng cường CSVC các trường học, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, xây dựng một số trường ĐH, THCN trọng điểm 240 259,5 165 195 230 516,5 7 Tăng cường năng lực đào tạo nghề 90 110 130 200 340 500 Tổng 600 937,7 970 1.250 1.770 2.970 Nguồn: Bộ Tài chính. Kinh phí CTMT Quốc gia hỗ trợ từ ngân sách TW đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng CSVC trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, được các cơ sở giáo dục và nhân dân đồng tình ủng hộ. Thực hiện CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo đã phát huy được tác dụng huy động các nguồn tài chính của nước ngoài và các tổ chức quốc tế vào thực hiện các chương trình thông qua hình thức vay nợ và nhận viện trợ. Tính từ năm 2001 đến tháng 5/2005, WB đã tài trợ cho Dự án phát triển giáo dục tiểu học 88,5 tỷ đồng ; ADB đã tài trợ cho Dự án phát triển giáo dục THCS 548,7 tỷ đồng. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo sắp xếp theo cấp bậc học, trình độ đào tạo. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo theo cấp học và trình độ đào tạo đã chú trọng ưu tiên hơn cho giáo dục phổ cập nhằm thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân, tạo điều kiện cho mọi người dân có được trình độ học vấn cơ bản để có thể tiếp tục học lên các cấp học cao hơn hoặc tự học; từ đó tạo ra một phong trào học tập thường xuyên trong mọi tầng lớp nhân dân, tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Cơ cấu chi ngân sách cho các cấp bậc học đã có sự thay đổi theo xu hướng tăng chi cho giáo dục và giảm chi cho đào tạo, thể hiện quan điểm ưu tiên đầu tư cho giáo dục cơ bản và giáo dục ở những vùng khó khăn. Điều đó cũng phù hợp với quá trình xã hội hóa diễn ra trong lĩnh vực đào tạo nhanh hơn trong lĩnh vực giáo dục. Năm 1998, cơ cấu chi NSNN cho khối giáo dục là 73,3% và cho khối đào tạo là 26,7%. Năm 2004, chi NSNN cho khối giáo dục đã tăng lên chiếm 79,12% và khối đào tạo giảm xuống chỉ còn chiếm 20,88% tổng chi NSNN cho giáo dục. Bảng 2.6: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục và đào tạo theo cấp học, trình độ đào tạo. Đơn vị: %/Tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo Chỉ tiêu Năm 1998 2000 2001 2002 2003 2004 Chi giáo dục 73,30 75,86 76,01 77,68 78,90 79,12 - Mầm non 5,40 6,71 6,97 6,79 7,20 7,25 - Tiểu học 35,27 32,17 32,71 31,61 32,20 32,60 - THCS 19,38 20,44 20,32 21,32 22,00 22,90 - THPT 8,33 10,02 11,02 10,57 10,20 11,40 - Giáo dục khác 4,92 6,52 4,99 7,39 7,30 4,97 Chi đào tạo 26,70 24,14 23,99 22,32 21,10 20,88 - Dạy nghề 3,79 3,06 3,30 3,24 3,30 3,34 - TCCN 4,80 3,54 3,23 2,86 2,50 2,53 - ĐH & CĐ 12,43 9,27 9,58 9,71 9,70 9,85 - Sau Đại học 0,82 0,45 0,48 0,46 0,42 0,43 - Đào tạo khác 4,86 7,82 7,40 6,05 5,18 4,73 Tổng chi 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Tài chính. Tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục tiểu học có xu hướng giảm do sau khi hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 thì số học sinh tiểu học giảm khoảng nửa triệu học sinh mỗi năm. Tỷ trọng chi NSNN cho THCS và THPT có xu hướng tăng là phù hợp với yêu cầu ưu tiên nguồn lực để thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục THCS và THPT. Tỷ trọng chi NSNN cho dạy nghề có xu hướng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu nền KTQD theo hướng CNH-HĐH, đặc biệt là yêu cầu đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn. Tỷ trọng chi NSNN cho đào tạo đại học và cao đẳng, sau đại học có xu hướng giảm là phù hợp với khả năng huy động cao hơn các nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tư cho các bậc học này trong quá trình thực hiện XHH giáo dục. Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân vùng tự nhiên và dân cư. Có sự khác biệt đáng kể giữa các tỉnh và trong một tỉnh về tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học trong tổng số dân. Do vậy, công thức cấp kinh phí dựa trên số dân có xu hướng không cung cấp một mức kinh phí bằng nhau trên một học sinh, do thiếu những yếu tố điều chỉnh để bù đắp đầy đủ nhưng biển thiên đó. Hiện nay, quy định về Định mức phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo năm 2007 được ban hành trong Quyết định 151/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian qua, NSNN đã tập trung hỗ trợ cho giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn với các nội dung sau: - Đầu tư tăng cường CSVC cho các cơ sở giáo dục miền núi, đặc biệt là cho các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh theo hướng chuẩn hóa về trường lớp (đủ nhà học, KTX, nhà ăn tập thể, nhà đa năng...) - Tăng cường thiết bị, đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trong các trường phổ thông dân tộc nội trú các cấp. - Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú (trước đây gọi là trường bán trú dân nuôi). Hỗ trợ tiền ăn và học phẩm cho học sinh dân tộc thiểu số, giúp học sinh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. - Xây dựng và triển khai đề án dạy nghề trong trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. - Tăng cường đầu tư CSVC trường lớp vùng núi, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho những tỉnh mới thành lập, cơ sở giáo dục đào tạo còn nhiều thiếu thốn như Điện Biên, Đắc Nông, Hậu Giang. Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN cho phát triển giáo dục ngày càng tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Ngân sách TW bảo đảm nhiệm vụ chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề do địa phương quản lý. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương do HĐND tỉnh quyết định bảo đảm phù hợp với phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật, trình độ, năng lực quản lý ngân sách của từng cấp và kế hoạch chung của địa phương về phát triển giáo dục và đào tạo. Năm 1998, tổng số chi Ngân sách Địa phương cho giáo dục là 73,40% thì đến năm 2005 đã tăng lên đến 80,37% tổng chi NSNN cho giáo dục. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006, có 31 tỉnh phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho cả ba cấp ngân sách ở địa phương (tỉnh, huyện, xã), 30 tỉnh phân cấp ngân sách (tỉnh, huyện) và chỉ có 3 tỉnh thực hiện quản lý ngân sách tỉnh. Bảng 2.7: Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách giai đoạn 1998 - 2005. Đơn vị tính: %/tổng chi NSNN Cấp ngân sách Năm 1998 2000 2002 2003 2005 NSTW 26,6 17,13 14,65 13,76 19,63 NSĐP 73,4 82,87 85,35 86,24 80,37 Tổng 100 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Tài chính Hình 2.1: Chi NSNN cho giáo dục theo cấp ngân sách giai đoạn 1998-2005 Nguồn: Bộ Tài chính Cơ chế NSNN hỗ trợ cho học sinh nghèo Cơ chế NSNN hỗ trợ cho người nghèo về giáo dục được thể hiện thông qua chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường công lập. Về học bổng - Học bổng khuyến khích họ._.c. MTEF buộc các nhà ra quyết định phải cân đối giữa những gì có thể trang trải được với chính sách ưu tiên của đất nước; bao gồm giới hạn nguồn lực được giao từ trên xuống, dự toán chi phí hiện tại và trung hạn của việc thực hiện chính sách hiện hành được lập từ dưới lên, cuối cùng là cân đối chi phí với nguồn lực sẵn có. Với mục tiêu nâng cao “tính hiệu quả”, “trách nhiệm giải trình” và “tính minh bạch” trong quản lý TCC, MTEF có các đặc điểm chủ yếu: Lập ngân sách dựa trên cơ sở chiến lược với các mục tiêu chính sách rõ ràng trong trung hạn, gắn các khoản chi tiêu với kết quả đầu ra nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Xây dựng một ngân sách thống nhất, gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư với tổng các nguồn ngân sách (NSNN và ngoài NSNN) sẵn có dự kiến. Chú trọng tới hiệu quả hoạt động của các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị và đánh giá hiệu quả sử dụng tổng nguồn lực. Đưa ra tầm nhìn trung hạn 3 năm để các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị chủ động lập kế hoạch. Kinh nghiệm thực hiện MTEF ở nhiều nước cho thấy MTEF là một khuôn khổ thích hợp nhất cho việc xây dựng các chương trình chi tiêu chiến lược và tái cơ cấu lại ngân sách. Xét theo nhiều khía cạnh, MTEF đã trở thành liều thuôc mới cho quản lý chi tiêu công có khả năng khắc phục được những bất cập của hệ thông lập kế hoạch và ngân sách cũng như các vấn đề lớn hơn về hiệu quả hoạt động của ngành. Hiện nay lập Ngân sách theo kiểu MTEF đang được tiến hành thí điểm ở bốn ngành: giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó, giáo dục là lĩnh vực được thí điểm đầu tiên. Mức trần chi tiêu ngân sách theo kế hoạch chi tiêu trung hạn cho 4 ngành trên trong giai đoạn 2006-2008 như sau: Bảng 3.1: Mức trần chi tiêu ngân sách cho 4 ngành thí điểm thời kỳ trung hạn Kế hoạch chi 2006 Dự báo 2007 Dự báo 2008 Tổng chi NSNN 278.350 tỷ 304.650 tỷ 342.900 tỷ %so với tổng chi NSNN 1. Chi NS cho ngành giáo dục và đào tạo 19% 20% 20% 2. Chi NS cho ngành nông nghiệp 6,3% 6,4% 6,3% 3. Chi NS cho ngành y tế 6,8% 7,1% 7,1% 4. Chi NS cho ngành giao thông 7,5% 7,6% 7,5% Nguồn: Báo cáo kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn MTEF không tăng thêm nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục. MTEF cho ngành giáo dục là khả năng tối đa có được của ngân sách phân bổ cho ngành, bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. Ưu điểm của MTEF là dự toán đầy đủ mọi nguồn ngân sách sẵn có (NSNN và ngoài NSNN) cho đầu tư phát triển giáo dục cho từng năm và trong trung hạn 3 năm theo kiểu cuốn chiếu. MTEF cung cấp đầy đủ thông tin hơn so với lập NSNN truyền thống về yêu cầu và khả năng các nguồn tài chính sẵn có (NSNN, học phí, huy động đóng góp khác, nguồn tài trợ…) để đầu tư cho từng cấp học, trình độ đào tạo, thực thi những mục tiêu cụ thể về phát triển giáo dục đào tạo. Dữ liệu thông tin MTEF cung cấp giúp cho các cơ quan quyền lực Nhà nước có những quyết định đúng đắn về dự toán và phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục với những lựa chọn ưu tiên phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn và trung, dài hạn. Ràng buộc trách nhiệm giải trình minh bạch hơn của các cơ quan chuyên môn trong xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục. Bảo đảm chi NSNN cho giáo dục, khắc phục được tình trạng phân bổ ngân sách dàn trải hoặc đặt ra quá nhiều mục tiêu, dự án ưu tiên không gắn với nguồn lực sẵn có gây lãng phí các nguồn lực và không thực thi được các mục tiêu phát triển giáo dục. Hướng ưu tiên ngân sách cho ngành giáo dục và đào tạo là đầu tư cho hệ thống các trường Tiểu học, các trường THCS để hoàn thành chương trình phổ cập THCS vào năm 2010; thực hiện chương trinh kiên cố hóa trường học. Tiếp tục tập trung đầu tư cho 11 dự án nhóm A, trong đó có 9 dự án chuyển tiếp, 1 dự án hoàn thành năm 2006 (dự án giáo dục kỹ thuật dạy nghề); đầu tư cho 111 dự án nhóm B, trong đó có 54 dự án chuyển tiếp, bố trí hoàn thành 26 dự án; đầu tư cho 20 dự án nhóm C, trong đó bố trí hoàn thành 12 dự án quan trọng. Hoàn thiện cơ chế lập và phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo. Đối với căn cứ lập, phân bổ dự toán NSNN Một là, việc áp dụng tiêu chí phân bổ ngân sách giáo dục theo đầu dân ở nhiều nơi chưa đảm bảo sự hợp lý. Việc phân bổ, giao dự toán cho các cơ sở giáo dục – đào tạo thiếu căn cứ xác đáng và chưa gắn với quy mô, khối lượng nhiệm vụ sự nghiệp của mỗi đơn vị được cấp có thẩm quyền giao. Vì thế, Bộ Tài chính cần chủ trì nghiên cứu cần thiết tiêu chí lựa chọn đầu học sinh làm đối tượng xây dựng định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc TW và có hệ số ưu tiên hợp lý giữa các vùng. Các tiêu chí lựa chọn phân bổ: - Định mức phân bổ tính theo đầu học sinh. - Áp dụng hệ số ưu tiên định mức phân bổ theo vùng: Đô thị, đồng bằng, núi thấp – vùng sâu, núi cao – hải đảo. - Bổ sung ngân sách đảm bảo tỷ lệ chi ngoài lương – có tính chất lương – trích theo lương tối thiểu đạt 20% tổng chi sự nghiệp giáo dục của địa phương. - Áp định mức bổ sung ngân sách cho các địa phương có xã 135 theo học sinh của xã 135. Lựa chọn học sinh làm đối tượng xây dựng định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục các tỉnh, thành phố trực thuộc TW thay cho lựa chọn dân số trong độ tuổi đến trường (từ 1 đến 18 tuổi) nhằm tạo động lực khuyến khích các địa phương tăng tỷ lệ nhập học, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giữ vững thành quả phổ cập giáo dục, bảo đảm ngân sách sự nghiệp giáo dục phân bổ cho các địa phương gắn kết chặt chẽ với việc phân bổ ngân sách tới đối tượng sử dụng ngân sách là học sinh. Áp dụng hệ số định mức phân bổ ưu tiên theo vùng là cần thiết vì tỷ lệ học sinh/lớp, phụ cấp giáo viên, tỷ lệ giáo viên/lớp, chế độ học bổng chính sách, khả năng thu học phí… giữa các vùng là khác nhau. Mục đích áp dụng hệ số định mức phân bổ ưu tiên theo vùng là tạo điều kiện cho các vùng có khó khăn hơn về khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN có được ngân sách cần thiết để tăng tỷ lệ nhập học, phổ cập giáo dục, giảm khoảng cách chênh lệch về phát triển sự nghiệp giáo dục so với các vùng có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Áp dụng định mức bổ sung chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục các địa phương có xã thuộc chương trình 135 để đảm bảo kinh phí cấp SGK, giấy bút… cho học sinh nghèo nhưng lựa chọn học sinh làm đối tượng phân bổ nhằm thúc đẩy các địa phương quan tâm đến việc tăng tỷ lệ nhập học ở các xã này. Việc tăng tỷ lệ nhập học ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 có ý nghĩa quan trọng đẳm bảo sự bền vững của phổ cập giáo dục tiểu học và hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010. Nhận xét: Phương pháp xây dựng định mức chi thường xuyên NSNN cho giáo dục như trên có ưu điểm là phương pháp tính toán đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và đảm bảo công bằng về ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục giữa các địa phương. Ngân sách phân bổ sát với đối tượng sử dụng kinh phí trong giáo dục là học sinh. Phương pháp này vừa tạo điều kiện về ngân sách, vừa tạo động lực thúc đẩy các địa phương quan tâm đến phát triển sự nghiệp giáo dục ở các vùng có điếu kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tăng tỷ lệ nhập học, thực hiện phổ cập giáo dục, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mọi người dân, giảm dần khoảng cách chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, thúc đẩy các địa phương quy hoạch hợp lý mạng lưới các cơ sở giáo dục, sắp xếp lại biên chế giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập hợp lý hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này có hạn chế là các địa phương chưa có quy hoạch hợp lý mạng lưới các cơ sở giáo dục và thừa thiếu biên chế giáo viên cục bộ sẽ gặp khó khăn về ngân sách. Hạn chế này có thể khắc phục bằng thực hiện bổ sung ngân sách có mục tiêu cho các địa phương nhưng cần giới hạn thời gian tối đa để các địa phương thực hiện hợp lý hóa quy hoạch mạng lưới và sắp xếp lại biên chế giáo viên. Hai là, điều chỉnh hệ số định mức phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc TW theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các vùng đồng bằng, núi thấp-vùng sâu, núi cao-hải đảo. Phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên cho sự nghiệp đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc TW là hoàn toàn hợp lỳ, bảo đảm công bằng về ngân sách cho đào tạo nguồn nhân lực giữa các địa phương. Tuy vậy, để giảm bớt khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ lao động được đào tạo giữa các vùng, thực hiện tốt hơn công bằng xã hội trong đào tạo nên xem xét các yếu tố tác động đến phát triển sự nghiệp đào tạo giữa các vùng (khả năng phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập, khả năng thu học phí…) để điều chỉnh hệ số định mức phân bổ giữa các vùng hợp lý hơn theo hướng ưu tiên hơn nữa cho các vùng đồng bằng, núi thấp-vùng sâu, núi cao-hải đảo. Ba là, nghiên cứu xây dựng định mức phân bổ dự toán NSNN chi đầu tư phát triển giáo dục cho các tỉnh, thành phố trực thuộc TW nhằm phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương trong đầu tư xây dựng CSVC giáo dục. Phân bổ dự toán NSNN chi đầu tư phát triển cho các tỉnh, thành phố trực thuộc TW không thể lựa chọn chung một tiêu chí để xây dựng định mức phân bổ cho tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội vì yêu cầu về đầu tư, xây dựng CSVC thuộc mỗi lĩnh vực kinh tế xã hội là khác nhau. Các tiêu chí lựa chọn phân bổ: Định mức phân bổ tính theo dân số. Áp dụng hệ số định mức phân bổ ưu tiên theo vùng. Bổ sung có mục tiêu cho các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đối với quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục. Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cơ quan có liên quan cần phối hợp đồng bộ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong quá trình lập, chấp hành NSNN để giảm đỡ những vướng mắc, thủ tục phiền hà cho các địa phương, cơ sở. Cần có cơ chế thích hợp để các cơ quan quản lý giáo dục đào tạo và KHCN các cấp thực sự được tham gia vào quy trình lập và chấp hành ngân sách ngành để bảo đảm sử dụng ngân sách có hiệu quả, sát với thực tế chuyên môn, nghiệp vụ từng ngành. Để hoàn thiện cơ chế phân bổ dự toán NSNN chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển cho giáo dục cần thiết phải tăng cường và phát huy tốt sự giám sát của các cơ quan quyền lực Nhà nước, của người dân, của cộng đồng dân cư và của xã hội; chú trọng công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc phân bổ và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục nói chung và NSNN đầu tư cho giáo dục nói riêng của các địa phương. Trong những năm qua, do công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc phân bổ và sử dụng các nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục chưa được chú trọng đúng mức nên dẫn đến tình trạng cắt xén kinh phí NSNN đầu tư cho giáo dục, phân bổ vốn NSNN cho đầu tư XDCB trong giáo dục dàn trải, chất lượng trường học và thiết bị giáo dục chưa bảo đảm, thất thoát và lãng phí các nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục đã xảy ra ở một số địa phương… Chú trọng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra tài chính trong giáo dục có ý nghĩa quyết định để đảm bảo cho cơ chế chính sách phát triển giáo dục. Cấp kinh phí NSNN cho đào tạo theo đầu ra. Cấp kinh phí NSNN theo đầu ra là một cơ chế cấp ngân sách mà theo đó Nhà nước sẽ cấp trực tiếp cho người học chứ không cấp thông qua nhà trường như hiện nay. Cơ chế này dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ (các chỉ tiêu quan trọng là: tỷ lệ sinh viên hoàn thành khóa học, tỷ lệ bỏ học, tỷ lệ lên lớp hoặc lưu ban), tức là phân phối ngân sách nhằm khuyến khích các trường trên cơ sở tính hiệu quả trong của đào tạo. Cách cấp kinh phí căn cứ đầu ra là cấp ngân sách theo số sinh viên tốt nghiệp, chuẩn chi ngân sách đơn vị hàng năm và thời gian học theo kế hoạch của chương trình đào tạo. Trong thực tế, nếu mức độ tuyển lựa đầu vào thấp (ghi danh vào học), các trường đại học nếu có xu hướng chấp nhận sinh viên dưới mức trung bình, hệ thống sàng lọc không tốt thì việc cấp kinh phí theo đầu ra không phát huy tác dụng. Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay hệ thống sàng lọc không khắt khe, hầu hết sinh viên qua kỳ thi tuyển quốc gia được vào các trường đại học và cao đẳng đều có khả năng hoàn thành khóa học theo đúng kế hoạch thời gian của chương trình đào tạo. Việc cấp kinh phí theo đầu ra sẽ cho phép mở rộng quy mô đầu vào song song với việc kiểm tra thi cử sàng lọc tốt trong các trường đại học và cao đẳng có thể đồng thời đạt được hai mục tiêu: tăng cơ hội học tập thông qua mở rộng quy mô đầu vào tạo điều kiện cho những học sinh ở vùng sâu vùng xa không có điều kiện ôn luyện thi đại học nhưng lại rất cố gắng và có khả năng theo học tại các trường đại học, cao đẳng; bên cạnh đó sức ép tuyển lựa đầu vào sẽ tùy thuộc vào từng trường, tăng tính tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các trường. Cơ chế này cho phép Bộ Giáo dục và đào tạo tập trung vào việc xây dựng các chuẩn mực và theo dõi giám sát việc thực hiện. Hoàn thiện cơ chế chấp hành và quyết toán NSNN Để cơ chế cấp phát NSNN bằng phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước phát huy tác dụng, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước (nơi thực hiện thanh toán chi ngân sách đồng thời là nơi kiểm soát chi) để bảo đảm tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ chi ngân sách, Kho bạc Nhà nước cần phải cùng chịu trách nhiệm với Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách về các chứng từ chi ngân sách. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, cải tiến các biểu mẫu chứng từ, sổ, báo cáo tài chính, kế toán để bảo đảm tính hợp lý, khả thi, thiết thực và sự thống nhất giữa các chỉ tiêu, nội dung thông tin, biểu mẫu chứng từ, sổ, báo cáo tài chính, kế toán. Về công tác quyết toán thì chế độ biểu mẫu báo cáo cần nghiên cứu xây dựng sao cho có thể giữ ổn định trong một khoảng thời gian không quá ngắn, tránh tình trạng xáo trộn liên tục, gây khó khăn cho những đơn vị sử dụng phần mềm kế toán mua/thuê bên ngoài cài đặt. Chế độ kế toán đơn vị HCSN hiện nay sau nhiều lần bổ sung, sửa đổi, cần rà soát lại để ban hành tập trung vào một văn bản mới. Cần có quy định phân cấp quản lý, tổng hợp các chỉ tiêu thông tin, báo cáo theo cấp độ chi tiết. Cần gia hạn thêm thời gian tổng hợp báo cáo tài chính từ 10 đến 20 ngày cho các đơn vị cấp 2 và đơn vị cấp 1. Trình tự lập, gửi, thẩm định, xét duyệt, thông báo quyết toán năm cần bảo đảm tập trung thống nhất cho công tác quản lý tài chính, tài sản, hạch toán kế toán, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán các cấp và nội dung lập, duyệt, thông báo quyết toán năm (gồm tất cả các nguồn vốn, quỹ, nguồn kinh phí) đối với những khoản vốn, tài sản, nguồn kinh phí được cấp, thu nhận trực tiếp vào đơn vị cấp dưới, không qua đơn vị cấp trên. Lựa chọn ưu tiên hợp lý trong phân bổ NSNN cho giáo dục giữa các cấp, bậc học và trình độ đào tạo. Thứ nhất, tiếp tục ưu tiên phân bổ NSNN cho các cấp học phổ cập. Thực tế cho thấy khả năng huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN vào đầu tư phát triển các cấp học phổ cập có nhiều khó khăn hơn so với các cấp học sau giáo dục phổ cập. Ưu tiên NSNN cho các cấp học phổ cập nhằm để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân sinh sống trên mọi vùng, miền của đất nước. Mặc dù phố cập giáo dục tiểu học ở nước ta đã hoàn thành vào năm 2000 và sau khi hoàn thành phổ cập thì số học sinh tiểu học có xu hướng giảm mỗi năm khoảng nửa triệu học sinh. Tuy vậy, kết quả phổ cập giáo dục tiểu học chưa vững chắc, nhiều nơi mất chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng giáo dục tiểu học còn thấp nên khi chuyển lên cấp học cao hơn xảy ra hiện tượng nhiều học sinh bỏ học do không đủ kiến thức để theo học. Vì vậy, tiếp tục ưu tiên NSNN cho giáo dục tiểu học nhằm củng cố, giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, từ đó tạo tiền đề cho việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS một cách vững chắc. Ưu tiên NSNN cho giáo dục THCS bởi vì THSC là cấp học đang thực hiện phổ cập với mục tiêu hoàn thành vào năm 2010. Thực tế cho thấy tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục THCS đang diễn ra rất chậm, đến tháng 7/2005 mới chỉ có 26 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS và nhiều địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Thứ hai, lựa chọn ưu tiên đầu tư NSNN có trọng điểm cho giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học. Đối với giáo dục nghề nghiệp, NSNN ưu tiên hỗ trợ cho đào tạo nghề ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, ngành nghề cần thiết phải đào tạo nhưng khó thu hút được người học và đầu tư có trọng điểm để hình thành các cơ sở đào tạo nghề bậc cao. Đối với đào tạo đại học và sau đại học, tăng tỷ lệ thu hồi chi phí thông qua chính sách học phí, phát triển các dịch vụ nghiên cứu KHCN, liên doanh và liên kết đào tạo, đẩy mạnh phát triển các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học… Ưu tiên NSNN để hỗ trợ chi phí giáo dục cho các đối tượng thuộc chính sách xã hội và, người dân tộc thiểu số, người nghèo…và tập trung đầu tư cho các Đại học Quốc gia, các trường đại học trọng điểm Quốc gia để sớm hình thành các cơ sở đào tạo đại học có đẳng cấp quốc tế. Thứ ba, ưu tiên hợp lý nguồn NSNN để phát triển giáo dục thường xuyên. Phát triển giáo dục thường xuyên với các hình thức đa dạng sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập đa dạng của mọi tầng lớp dân cư ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ và điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Từ đó, đảm bảo cho mọi người dân có được điều kiện để học tập thường xuyên. Ưu tiên hợp lý nguồn NSNN cho đầu tư xây dựng CSVC và hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động cho các cơ sở giáo dục thường xuyên. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục đào tạo. Để phát huy tốt hiệu quả của CTMT Quốc gia về giáo dục và đào tạo, phát triển nền giáo dục quốc dân đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân ở mọi vùng miền trên cả nước thì cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính CTMT Quốc gia về giáo dục và đào tạo với các giải pháp cụ thể: Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được, nhu cầu và khả năng về nguồn tài chính, thời gian và kế hoạch cụ thể để thực hiện và hoàn thành mục tiêu của từng CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo là căn cứ quan trọng để xác định yêu cầu về nguồn tài chính cần thiết để thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện từng CTMT. Dựa trên nhu cầu nguồn tài chính cần thiết để thực hiện từng CTMT đã xác định, cân đối với khả năng đáp ứng từ NSNN (Ngân sách TW, ngân sách địa phương) và huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN (đóng góp của các cộng đồng dân cư, tổ chức kinh tế - xã hội, các nhà tài trợ trực tiếp…) để xây dựng thời gian và kế hoạch có tính khả thi nhằm thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu cụ thể của từng CTMT, tránh tình trạng đầu tư dàn trải hoặc huy động quá khả năng đóng góp của các tầng lớp dân cư. Thứ hai, đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo theo hướng cụ thể hóa và rõ ràng cả về mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và hoàn thành, ngân sách. Phân định nhiệm vụ cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong thực hiện CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo. Bộ Giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tình hình thực hiện và kết quả thực hiện các CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo trên phạm vi cả nước. UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm trước Bộ Giáo dục và đào tạo và Chính phủ về tình hình thực hiện và kết quả CTMT Quốc gia về giáo dục và đào tạo trên địa bàn. Các địa phương có quyền lồng ghép CTMT Quốc gia về giáo dục và đào tạo với các CTMT Quốc gia khác trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả hơn, song phải chịu sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, quản lý của các Bộ quản lý CTMT Quốc gia. Thứ ba, các Bộ quản lý các CTMT Quốc gia, trong đó có Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương lồng ghép phân bổ vốn thực hiện các CTMT Quốc gia trên địa bàn có hiệu quả, tránh tình trạng tùy tiện cắt xén kinh phí của từng CTMT Quốc gia. Thứ tư, nghiên cứu cơ chế tài chính khuyến khích các địa phương khuyến khích tổ chức thực hiện tốt CTMT Quốc gia về giáo dục đào tạo trên địa bàn bằng việc thực hiện điều chuyển phần ngân sách cấp bổ sung hàng năm từ địa phương được đánh giá không tốt sang địa phương được đánh giá là thực hiện tốt. Căn cứ để đánh giá là các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện và hoàn thành của từng dự án thuộc CTMT đã giao. Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin quản lý CTMT Quốc gia giáo dục đào tạo minh bạch và dễ tiếp cận nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan Nhà nước ở Trung ương, địa phương và sự giám sát của cộng đồng trong thực hiện các CTMT. Xây dựng cơ chế kỷ luật về mặt tài chính để ràng buộc trách nhiệm trong thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ tình hình thực hiện các CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo của các địa phương cho Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư như tạm dừng cấp kinh phí đối với các địa phương không tuân thủ đúng chế độ báo cáo theo quy định. Đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Ngày 25/4/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP (NĐ 43) quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. NĐ 43 được coi là bước tiến mới trong việc tăng cường phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp công. Về tài chính, các đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên, được sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định hiện hành của Nhà nước. Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng, được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật. Về tiền lương và thu nhập, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc diện tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên sẽ không bị khống chế về nguồn tiền lương và thu nhập (quy định trước đây là không quá 3,5 lần); đối với các đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí nếu có tiết kiệm cũng được trích bổ sung thu nhập không quá 2 lần so với quy định (quy định trước đây không cho phép điều chỉnh tăng thêm thu nhập). Về nguồn chi trả tiền lương tăng thêm, NĐ 43 đã quy định nếu đơn vị không tự đảm bảo được đủ tiền lương tăng thêm theo chế độ (lương cơ bản) từ các khoản thu sự nghiệp và các khoản khác theo quy định thì phần còn thiếu sẽ được NSNN xem xét, bổ sung để đảm bảo mức lương tối thiểu chung theo quy định của Chính phủ. Quy định này đã tháo gỡ được những băn khoăn của các đơn vị sự nghiệp khi chuyển sang cơ chế tự chủ bởi quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo theo chế độ của Nhà nước. Phạm vi, đối tượng được thực hiện quyền tự chủ quy định tại NĐ 43 cũng được mở rộng hơn so với quy định trước đây. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, quy định này sẽ mở rộng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho trên 25.000 cơ sở giáo dục là các trường phổ thông, các trường đào tạo học sinh dân tộc, học sinh thuộc đối tượng chính sách, các trường sư phạm… tạo sự bình đẳng trong việc thực hiện cơ chế tự chủ giữa các trường. Trong giáo dục đào tạo, những nội dung quy định tại NĐ 43 đã thực sự thông thoáng, cởi mở, tạo điều kiện khuyến khích các trường đa dạng hóa hoạt động, khai thác các tiềm năng về CSVC, đội ngũ cán bộ có trình độ, gắn kết giữa giáo dục đào tạo với NCKH và cung ứng dịch vụ, tăng sản phẩm cung cấp cho xã hội, tăng nguồn thu cho trường và cải thiện, nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy vậy, để những quy định tại NĐ 43 thực sự phát huy được tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở giáo dục, đòi hỏi phải nghiên cứu và thực hiện đồng bộ các giải pháp: Thứ nhất, nghiên cứu đổi mới quy định giao chỉ tiêu tuyển sinh đại học, cao đẳng, cho các trường quyền tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh phù hợp với yêu cầu của xã hội, năng lực đào tạo và nguồn lực tài chính của trường. Nhà nước thay việc giao chỉ tiêu tuyển sinh bằng việc quy định các tiêu chí tuyển sinh đảm bảo yêu cầu chất lượng, thực hiện thống nhất giữa các trường. Thực hiện điều này sẽ xóa bỏ cách thức quản lý theo chỉ tiêu số lượng của cơ chế KHH trước đây và phù hợp với quan điểm nâng cao quyền tự chủ của các đơn vị. Thứ hai, cần sửa đổi chế độ học phí đồng thời với sửa đổi chế độ tín dụng đào tạo và học bổng. Chế độ học phí được ban hành cách đây đã gần 10 năm, hiện không còn phù hợp, mức thu học phí không bù đắp được chi phí cần thiết cho hoạt động và nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy, cần sửa đổi quy định về học phí theo hướng tăng khung học phí và giao cho các trường tự quyết định mức học phí trong khung phù hợp với yêu cầu chi phí đào tạo. Đối với một số loại hình đào tạo, ngành nghề xã hội có nhu cầu cao, có khả năng thu hồi chi phí đào tạo thì Nhà nước không quy định trần học phí mà giao cho các trường được tự quyết định trên cơ sở chất lượng dịch vụ đào tạo cung cấp và sự chấp nhận của xã hội. Tín dụng đào tạo là một giải pháp cơ bản để đảm bảo các điều kiện tài chính cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập. Hiện nay, do nguồn vốn cho vay tín dụng đào tạo còn hạn chế nên chỉ khoảng dưới 10% tổng số học sinh, sinh viên được vay. Đây là một tỷ lệ quá thấp, chưa phát huy tác dụng tích cực của chính sách tín dụng đào tạo. Nhà nước cần có chính sách mở rộng nguồn vốn vay, hạn mức vay, tạo điều kiện cho tất cả người học có đủ điều kiện đều được vay tín dụng đào tạo; cần có giải pháp khuyến khích các NHTM tham gia vào việc cung cấp tín dụng đào tạo cho học sinh, sinh viên với các điều kiện cho vay ưu đãi. Nhà nước có chính sách miễn giảm thuế hoặc trợ cấp lãi suất đối với các ngân hàng khi thực hiện cho vay tín dụng đào tạo. Bên cạnh đó, cần sửa đổi chính sách học bổng theo hướng nâng mức học bổng phù họp với chi phí học tập thực tế và Nhà nước đảm bảo nguồn kinh phí chi trả học bổng cho học sinh học giỏi, học sinh thuộc diện chính sách, học sinh nghèo vượt khó. Việc nghiên cứu, sửa đổi và ban hành các đồng bộ, đồng thời các quy định trên sẽ tạo điều kiện nâng cao tính tự chủ về tài chính của các trường, thực hiện được chính sách xã hội đối với học sinh, sinh viên và giảm bớt sức ép cho những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đối với việc điều chỉnh tăng học phí. Thứ ba, nghiên cứu thí điểm cơ chế Nhà nước đặt hàng đào tạo. Thay việc NSNN cấp kinh phí hoạt động ổn định cho các trường công lập như hiện nay bằng cách cấp kinh phí hoạt động ổn định cho các trường công lập như hiện nay bằng cách cấp kinh phí thông qua đặt hàng đào tạo, theo các tiêu chí công khai, minh bạch. Tất cả các trường, không phân biệt công lập hay ngoài công lập đều được tham gia vào việc tuyển chọn, đấu thầu chi tiêu đặt hàng đào tạo từ nguồn NSNN. Việc thực hiện giải pháp này sẽ thực sự đảm bảo sự bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục đào tạo công lập và ngoài công lập, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng NSNN trong giáo dục đào tạo. Thứ tư, thực hiện NĐ 43 là thiết thực đổi mới quản lý Nhà nước đối với giáo dục và đào tạo. Nhà nước quản lý chung trên cơ sở định ra khuôn khổ luật pháp, hành lang pháp lý, ban hành các yêu cầu về nội dung, chương trình đào tạo, tiêu chí đánh giá về chất lượng và tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục đào tạo đảm bảo đáp ứng những yêu cầu đặt ra của Nhà nước. Trên cơ sở đó từng bước nghiên cứu để tiến tới xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản trong giáo dục đào tạo. KẾT LUẬN Với vị trí quốc sách hàng đầu của giáo dục, trong cả hiện tại và tương lai, Đảng và Nhà nước ta đã và đang nỗ lực tìm mọi biện pháp để tăng chi NSNN cho giáo dục cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng chi NSNN. Tuy nhiên, mặc dù sự nghiệp giáo dục đào tạo đã nhận được ưu tiên số một của NSNN nhưng nguồn tài chính cho giáo dục đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp so với yêu cầu và quy mô phát triển cũng như so với các nước tiên tiến trên thế giới. Vấn đề đặt ra là trong khi chưa thể tăng nhanh được tỷ trọng và nguồn lực NSNN dành cho giáo dục đào tạo thì cần nghiên cứu những biện pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo để cơ chế này phát huy được hiệu quả trong việc sử dụng NSNN đầu tư cho giáo dục đào tạo, đảm bảo việc phân bổ và chi tiêu ngân sách hợp lý, công bằng, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí, đồng thời là đòn bẩy thu hút các nguồn tài chính ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục đào tạo. Luận văn “Hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam” nhằm nghiên cứu những vấn đề sau: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chủ yếu liên quan đến đề tài. Qua phân tích thực trạng đầu tư NSNN, thực trạng cơ chế quản lý NSNN giáo dục đào tạo, luận văn đã chỉ ra những vấn đề tồn tại cần khắc phục. Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN giáo dục đào tạo: Xây dựng và tiến tới áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn trong giáo dục thay thế cho phương pháp lập Ngân sách truyền thống. Hoàn thiện cơ chế lập và phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo. Cấp kinh phí NSNN cho đào tạo theo đầu ra. Hoàn thiện cơ chế chấp hành và quyết toán NSNN. Lựa chọn ưu tiên hợp lý trong phân bổ NSNN cho giáo dục giữa các cấp, bậc học và trình độ đào tạo. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi CTMT Quốc gia về giáo dục đào tạo Đẩy mạnh triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Là một sinh viên, thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, nghiên cứu của tôi không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn từ các thầy cô giáo và toàn thể các bạn quan tâm đến nội dung nghiên cứu để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, PGS.TS. Nguyễn Thị Bất (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) và các cán bộ Phòng Tổng dự toán (Vụ Ngân sách Nhà nước - Bộ Tài chính) đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. MỤC LỤC Danh mục tài liệu tham khảo Nhận xét của cơ sở thực tập ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22917.doc
Tài liệu liên quan