Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 - Thực trạng và giải pháp

Tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 - Thực trạng và giải pháp: ... Ebook Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 - Thực trạng và giải pháp

doc133 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án tại Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 267 – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giáo viên hướng dẫn: THS. Nguyễn Thu Hà Họ tên sinh viên: Phạm Thị Kim Chung Lớp : K11QT2 Hà Nội – 2006 MỞ ĐẦU Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, việc huy động các nguồn vốn trong nước để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời dần xóa bỏ cơ chế bao cấp,thực hiện xã hội hóa ngành xây dựng. Việt Nam đang trong thời kì xây dựng phát triển kinh tế sau thời gian dài bị chiến tranh, với sự gia tăng về nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng đã làm cho thị truờng đầu tư xây dựng có những khởi sắc rõ rệt Trong xu thế phát triển chung của cả nước và khu vực, theo đường lối mới của Đảng và Nhà nước, trong những năm gần đây công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La có những bước nhảy vọt đồng thời kéo theo sự phát triển về đời sống văn hóa, xã hội, tốc độ đô thị hóa cũng tăng mạnh đặc biệt với khu vực thị xã Sơn La – là khu vực tập trung dân cư đông đúc và phát triển đang chuẩn bị cho lộ trình phát triển thị xã Sơn La lên đô thị loại III. Việc xây dựng thủy điện Sơn La có ý nghĩa to lớn đối với hệ thống năng lượng quốc gia, có tác động trực tiếp đến Sơn La và điều này đặt ra nhu cầu bức thiết về các công trình hạ tầng như đường giao thông, khu đô thị, cấp thoát nước, điện, khu vui chơi giải trí...... Trên tinh thần đó công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 đã liên doanh với công ty xây dựng Hoàng Long làm chủ đầu tư và tham gia thi công hạng mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thĩ xã Sơn La, tỉnh Sơn La. Mục đích của khóa luận này là đánh giá công tác lập dự án tại công ty trên cơ sở điều kiện về nhân lực, kĩ thuật công nghệ và trình độ chuyên môn của cán bộ lập dự án, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty 267, đồng thời đánh giá dự án có ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực thị xã Sơn La như thế nào, đó có phải một dự án đáng giá không? Khóa luận với sự hướng dẫn của Thạc sĩ. Nguyễn Thu Hà hy vọng sẽ đưa ra một cách đánh giá, nhìn nhận có hiệu quả đối với công tác lập dự án hiện nay của công ty. Nội dung khóa luận Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung về dự án đầu tư Dự án đầu tư: Khái niệm Về hình thức dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và hệ thống các hoạt động sẽ được thực hiện với các nguồn lực và chi phí, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ nhằm đạt được những kết quả cụ thể để thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tổng thể các hoạt động dự kiến với các nguồn lực và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tuợng nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Một dự án đầu tư bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Các mục tiêu của dự án: đó là những kết quả và lợi ích mà dự án đem lại cho nhà đầu tư và cho xã hội. Các hoạt động (các giải pháp về tổ chức, kinh tế, kĩ thuật) để thực hiện mục tiêu của dự án. Các nguồn lực cần thiết để thực hiện các hoạt động của dự án và chi phí về các nguồn lực đó. Thời gian và địa điểm để thực hiện các hoạt động của dự án. Các nguồn vốn đầu tư để tạo nên vốn đầu tư của dự án. Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra của dự án. Như vậy dự án không phải là một ý định hay phác thảo mà có tính cụ thể và mục tiêu xác định nhằm đáp ứng một nhu cầu nhất định. Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phải cấu trúc lên một thực tế mới, một thực tế mà trước đó còn chưa tồn tại một nguyên bản tương ứng. Khác với dự báo, trong đó người làm dự báo không có ý định can thiệp vào các sự cố, dự án đòi hỏi sự tác động tích cực của các bên tham gia. Dự án được xây dựng trên cơ sở của các dự báo khoa học chính xác. Vì liên quan đến một thực tế trong tương lai, bất kì một dự án đầu tư nào cũng có một độ bất định và những rủi ro có thể xảy ra. Dự án cũng không phải là một cơ hội đầu tư, tuy rằng cơ hội đầu tư là điểm khởi đầu của dự án. Dự án là tập hợp những hành động để biến cơ hội đầu tư thành hiện thực. Dự án và đầu tư có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: mục đích chủ yếu của đầu tư là sinh lợi. Khả năng sinh lợi là điều kiện tiên quyết để đầu tư, người ta không thể đầu tư nếu không có khả năng sinh lợi. Nhưng đầu tư đặc biệt là đầu tư phát triển là việc làm đầy mạo hiểm, một khi đã bỏ vốn và hình thành năng lực mới thì cơ hội để sửa chữa sai lầm là rất ít, còn khi năng lực mới chưa hình thành tất cả còn đang ở trong dự kiến thì việc đánh giá tính sinh lợi của cuộc đầu tư là khó khăn và phức tạp. Do vậy để đảm bảo sinh lợi tối đa một khi đã bỏ vốn, các cuộc đầu tư phát triển phải được tiến hành một cách hệ thống, có phương pháp. Đó là phương pháp đầu tư theo dự án, dự án được hiểu như là sự luận chứng một cách đầy đủ về mọi phương diện của một cơ hội đầu tư, giúp cho đầu tư có đủ độ tin cậy cần thiết. Phương án đầu tư và dự án đầu tư cũng có những điểm trùng nhau, để ra một quyết định đầu tư chủ đầu tư phải tìm đến những dự án tốt nhất theo tiêu chuẩn nhất định mà mình đặt ra. Quá trình tìm kiếm những dự án tốt nhất là quá trình phân tích những phương án đầu tư. Trong quá trình này, dự án đầu tư và phương án đầu tư không khác nhau. Để nâng cao năng lực sản xuất của một ngành có hai phương án đặt ra: xây dựng một xí nghiệp mới hoặc cải tạo mở rộng những xí nghiệp hiện có trong ngành. Từ đó hình thành hai dự án khác nhau, một dự án có thể được thực hiện nhiều phương án khác nhau, trong trường hợp này khái niệm phương án và dự án không đồng nhất. Yêu cầu của dự án đầu tư Một dự án đầu tư để đảm bảo tính khả thi phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: Tính khoa học: của dự án đầu tư đòi hỏi những người soạn thảo dự án phải có một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, kĩ càng và tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án, đặc biệt là nội dung về tài chính, về công nghệ kĩ thuật. Cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn về dịch vụ đầu tư trong quá trình soạn thảo dự án. Tính thực tiễn: muốn đảm bảo tính thực tiễn, các nội dung của dự án phải được nghiên cứu và xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Tính pháp lí: dự án cần có cơ sở pháp lí vững chắc tức là phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nước. Điều này đòi hỏi nguời soạn thảo dự án phải nghiên cứu kĩ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư Tính đồng nhất: để đảm bảo tính thống nhất của dự án, các dự án phải tuân thủ các quy định chung của cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Đối với các dự án quốc tế thì chúng còn phải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế. Một số khái niệm liên quan đến phân tích hiệu quả dự án đầu tư Khái niệm về chi phí Chi phí cố định và chi phí biến đổi Chi phí cố định: là chi phí nhất thiết phải trả, tiêu tốn cho dù doanh nghiệp không sản xuất ra gì cả, đó có thể là thuê nhà đất theo hợp đồng, khấu hao tài sản cố định....... Chi phí biến đổi: là chi phí tăng lên cùng với mức tăng của sản lượng như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công...... Chi phí chìm: Đây là những chi phí không thu lại được đã xảy ra do những quyết định trong quá khứ. Trong khi đó, việc phân tích kinh tế dự án chỉ xét những chi phí và lợi ích do những quyết định hiện tại gây ra. Nhiều chi phí quá khứ không rút lại bằng một hành động tương lai. Vì vậy chi phí chìm không được xem xét trực tiếp trong phân tích kinh tế dự án để nó không ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn phương án. Trong thực tế chi phí chìm thường ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương án, người ra quyết định thường bị ràng buộc về mặt tâm lí, chính trị và xu hướng tiếp tục theo đuổi những quyết định trong quá khứ để chứng tỏ những cố gắng trong quá khứ là không vô ích. Chi phí tiền mặt và chi phí bút toán Chi phí bút toán là chi phí biểu thị phần trừ dần những khoản chi đầu tư trước đây cho các thành phần công trình hoặc máy móc có thời gian sử dụng dài. Chi phí tiền mặt hay còn gọi là chi phí tiêu hao bao gồm tiền chi trả và số nợ gia tăng. Trong phân tích kinh tế của quá trình lập dự án, người ta chỉ xem xét những chi phí tiêu hao hoặc có khả năng tiêu hao. Chi phí khấu hao không phải là chi phí tiêu hao (không nằm trong chi phí tiền mặt). Chi phí khấu hao không phải là chi phí tiền mặt nhưng nó ảnh hưởng đến một khoản mục trong chi phí hàng năm của dự án đó là thuế, khấu hao là một khoản mục trong giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi tức tính thuế. Trong phân tích hiệu quả dự án đầu tư người ta không tính đến chi phí chìm và chi phí khấu hao. Chi phí đầu tư Chi phí cho việc hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động của dự án. Chi phí đầu tư phát sinh trong giai đoạn lập dự án, chuẩn bị thực hiện đầu tư và giai đoạn hành động khi cần thay thế tài sản cố định và những bổ sung tài sản lưu động. Chi phí đầu tư được gọi là chi phí tiêu hao. Chi phí khai thác trong năm Là chi phí tiêu hao trong giá thành sản phẩm hàng năm của dự án kể cả thuế các loại Chi phí khai thác trong năm = giá thành sản phẩm – khấu hao + thuế thu nhập. Tổng chi trong năm Là tổng số của chi phí khai thác trong năm và chi phí đầu tư trong năm. Tổng chi phí trong giai đoạn lập, chuẩn bị thực hiện dự án là chi phí đầu tư, trong những năm hoạt động không có đầu tư thay thế tài sản cố định và bổ sung vốn lưu động là chi phí khai thác hàng năm. Chi phí thời cơ Chi phí hay giá thời cơ là giá trị kinh tế thực sự của một tài nguyên để sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó. Giá trị đó biểu hiện bằng lợi ích thu được nếu ta đem tài nguyên trên để sản xuất ra một hàng hóa khác. Để xác định giá thời cơ (chi phí thời cơ) người ta chia giá thời cơ thành giá có thị trường và giá không có thị trường. + Giá thời cơ có thị trường: Trong việc tính chi phí thời cơ cần phân thành hai loại tài nguyên: tài nguyên có thể thay thế được và tài nguyên không thể thay thế được. Trong một thị trường cạnh tranh, giá cả chính bằng chi phí thời cơ. Khi đem một tấn than ra thị trường người mua sẽ trả giá khác nhau: Chẳng hạn 150, 151, 152 ngàn đồng, người bán sẽ chọn giá cao nhất là 152 ngàn đồng để bán khi đó giá thời cơ (như là cơ hội tốt nhất đã bị bỏ qua) cho tấn than này là 151 ngàn đồng khi có nhiều người trả giá, dẫn đến giới hạn, giá trả cao thứ hai (giá thời cơ) sẽ bằng giá cao nhất (giá bán trên thị trường), như vậy giá thời cơ hay giá cả thị trường đều là thước đo giá trị xã hội của một hàng hóa. + Giá thời cơ không có thị trường Đây là loại giá để tính toán cho loại tài nguyên thứ hai: ví dụ một sinh viên nếu đi làm có thể thu được hai triệu mỗi năm, những người sinh viên không đi làm mà đi học với học phí 1 triệu đồng một năm, vậy giá thời cơ cho việc đi học của người sinh viên là 3 triệu đồng một năm trong đó có hai triệu đồng thu nhập bỏ qua. Tóm lại chi phí hay giá thời cơ là thước đo giá trị của cái gì đó đã bị từ bỏ khi chúng ta đưa ra một quyết định. Trong phân tích hiệu quả các dự án đầu tư, nguyên lí chi phí thời cơ được áp dụng rộng rãi nhằm xác định giá cả của các tài nguyên dùng trong dự án (vốn, lao động, nguyên vật liệu......) Các khái niệm về thu nhập của dự án Tổng thu trong năm của dự án Tổng thu trong năm của dự án là tất cả những khoản tiền mà dự án thu được do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm hoạt động của dự án. Thu nhập trong năm của dự án bao gồm: Doanh thu bán hàng. Đây là nguồn thu nhập chủ yếu trong năm của dự án. Thu nhập từ các hoạt động tài chính. Thu nhập từ các khoản viện trợ. Thu nhập do thanh lí tài sản và giá trị còn lại của tài sản tại năm cuối cùng của dự án. Thu hồi hoàn vốn (Nt) Là thu hồi ở giai đoạn hoạt động hàng năm dùng để hoàn lại vốn đầu tư ban đầu. Về lượng thu hồi hoàn vốn bằng tổng khấu hao và thu nhập ròng hàng năm. Thu hồi thuần hàng năm Là hiệu số giữa thu nhập hàng năm và tổng chi phí hàng năm của dự án. Trong giai đoạn nghiên cứu, lập dự án và thực hiện đầu tư chưa có thu nhập, thu hồi thuần bằng – It , trong những năm hoạt động, không có đầu tư bổ sung, thu hồi thuần bằng thu hồi hoàn vốn tại năm đó (khấu hao + thu nhập ròng). Dòng tiền tệ của dự án Các khoản thu nhập và các khoản chi phí của dự án xuất hiện ở những năm khác nhau trong quá trình dự án tạo thành dòng tiền tệ của dự án. Dòng tiền tệ của dự án là hình thức biểu hiện của các khoản thu chi tiền mặt hàng năm trong đời dự án. Trong mỗi năm: Dòng tiền tệ ròng ( thu hồi thuần) = khoản thu tiền mặt – khoản chi tiền mặt. Giá trị tiền mặt phát sinh trong năm được tính về thời điểm cuối năm. Đây là giả thiết để đơn giản cho việc tính toán đầu tư. Dòng tiền mặt của dự án được biểu hiện qua hình vẽ sau: t 0 1 2 3 Việc phân tích hiệu quả của dự án đầu tư đòi hỏi phải ước lượng được dòng thu chi tiền mặt của dự án. Khoản thu tiền mặt gọi là dòng thu tiền mặt (Bt) và khoản chi tiền mặt (Ct). Dòng thu hồi thuần = Bt – Ct , Giá trị theo thời gian của đồng tiền: Bất kì một dự án đầu tư nào cũng liên quan đến các phí tổn và lợi ích. Để thuận tiện cho việc phân tích đánh giá các phương án đầu tư người ta thường phải tính toán giá trị của các phí tổn và lợi ích thông qua đồng tiền, lúc này chúng được gọi là chi phí và thu nhập, những chi phí và thu nhập thường xảy ra ở những thời điểm khác nhau, do đó phải xét đến vấn đề “giá trị theo thời gian của đồng tiền”. “Lãi tức”: Người ta thường nói “tiền làm ra tiền”. Nếu chúng ta đầu tư một khoản tiền hôm nay thì tháng, năm sau chúng ta sẽ có một khoản tiền tích lũy lớn hơn vốn ban đầu. Sự thay đổi số lượng tiền sau một thời đoạn nào đấy biểu hiện giá trị theo thời gian của dòng tiền. Nói cách khác ý nghĩa chính xác của đồng tiền phải được xét theo hai khía cạnh số lượng và thời gian. Giá trị theo thời gian của đồng tiền được biểu hiện qua lãi tức Tính chiết khấu 0,1,2,.........n thời gian t tính tích lũy Các kí hiệu: Trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án, các kí hiệu sau đây thường được sử dụng để mô tả sự tính toán chiết khấu hoặc tích lũy dòng tiền tệ. P : giá trị hoặc tổng số tiền ở một mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là hiện tại. Trên thang thời gian mốc thời gian đó thường là đầu năm thứ nhất (đầu thời đoạn 1) F: giá trị hoặc tổng số tiền ở một mốc thời gian quy ước nào đó được gọi là tương lai. Trên thang thời gian, mốc thời gian đó có thể là cuối các thời đoạn 1, 2,.....(t1, t2.....). A: một chuỗi các giá trị bằng nhau. (A1 = A2 =.............An) đặt ở cuối các thời đoạn 1, 2, 3....và kéo dài trong một số thời gian. n: số thời đoạn (tháng, năm.....) i: lãi suất (luôn hiểu theo là lãi suất kép nếu không có ghi chú) hay lãi tức trong một thời đoạn tính lãi, thường biểu thị theo %, i% được mang một tên gọi tổng quát trong phân tích kinh tế dự án là lãi suất chiết khấu. Thời kì phân tích Thời kì phân tích là khoảng thời gian có xem xét phân tích tất cả những dòng tiền tệ xảy ra của dự án. Những khoản tiền tệ xảy ra ngoài khoảng thời gian của dự án không được xem xét, tùy trường hợp chúng có ảnh hưởng nhất định tới những khoản thu chi trong thời kì phân tích. Thời kì phân tích có thể dài bằng hoặc không dài bằng thời gian hoạt động của dự án. Thời gian hoạt động của dự án còn được gọi là tuổi thọ kinh tế của dự án. Tuổi thọ kinh tế là khoảng thời gian trong đó việc vận hành đối tượng đầu tư còn hợp lí về mặt kinh tế (lợi ích mang lại lớn hơn chi phí). Nếu thời kì phân tích ngắn hơn tuổi thọ kinh tế của dự án cần phải ước tính giá trị còn lại của dự án và xem đó là khoản thu ở cuối kì phân tích. Ngược lại nếu thời kì phân tích dài hơn, ta cần đưa chi phí vào cuối thời kì tuổi thọ kinh tế trong chuỗi tiền tệ. Trong việc so sánh các dự án có tuổi thọ kinh tế khác nhau cần phải điều chỉnh để đưa về cùng một thời kì phân tích. Người ta thường chọn thời kì phân tích của những dự án có tuổi thọ khác nhau bằng bội số chung nhỏ nhất của các tuổi thọ kinh tế của các dự án so sánh. Vấn đề quan trọng là phải lưu ý tính đầy đủ chi phí thay mới và giá trị còn lại. Nguyên tắc xem xét lợi ích và chi phí trong việc phân tích hiệu quả Phân tích hiệu quả dự án xem cho cùng là so sánh các lợi ích và chi phí để thấy được tính doanh lợi hay tính hấp dẫn của các dự án khác nhau. Bởi vậy đối với mỗi dự án, việc xác định đầy đủ các chi phí và lợi ích là một vấn đề quan trọng. Trong phân tích hiệu quả kinh tế dự án, xác định chi phí và lợi ích được tiến hành theo nguyên tắc: tất cả những gì làm tăng mục tiêu là lợi ích còn tất cả những gì làm giảm mục tiêu là chi phí. Mục tiêu thay đổi theo tính chất của sự phân tích. Trong phân tích hiệu quả tài chính. Mục tiêu là đánh giá lợi nhuận mà dự án mang lại cho người chủ dự án cũng như các cá nhân và tổ chức tham gia vào dự án. Do đó phân tích hiệu quả tài chính chỉ tính đến chi phí và lợi ích nào là xác thực đối với cá nhân và tổ chức đã nêu. Theo nguyên tắc này khấu hao và các chi phí chìm không dự tính là chi phí của dự án, các chi phí là hậu quả của các hoạt động của dự án mà ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường như do sử dụng nhiều phân bón đối với dự án nông nghiệp hoặc do chất thải từ một nhà máy hóa chất..... là những chi phí phụ của dự án. Những chi phí và lợi ích phụ của dự án không là đối tượng của phân tích hiệu quả tài chính. Cũng như vậy, các chi phí và lợi ích ẩn cũng không được xem xét trong phân tích tài chính của dự án. Những chi phí và lợi ích này được xem xét trong việc phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân. Các phương pháp phân tích hiệu quả tài chính Phương pháp phân tích đầu tư trong điều kiện an toàn 3.1.1. Các phương pháp giá trị tương đương Đặc điểm chung của các phương pháp này là tính đến giá trị theo thời gian của các khoản tiền trong cả thời kì phân tích. Thuộc nhóm này gồm có các phương pháp sau: Phương pháp giá trị hiện tại thuần Phương pháp giá trị tương lai Phương pháp giá trị hiện tại thuần hàng năm Phạm vi của bài chỉ xét đến phương pháp giá trị hiện tại thuần (net present value – NPV). + Khái niệm: phương pháp này còn được gọi là phương pháp hiện giá thuần. Trong ba phương pháp dùng giá trị tương đương, phương pháp này được sử dụng nhiều nhất và được tất cả các tài liệu về dự án đầu tư nói tới, là một chỉ tiêu quan trọng trong khi xác lập dự án. Phương pháp hiện giá thuần (NPV) là phương pháp phân tích hiệu quả vốn đầu tư trên cơ sở sử dụng chỉ tiêu hiệu quả giá trị hiện tại thuần. Giá trị hiện tại thuần là hiện giá thu hồi thuần của các năm trong thời kì hoạt động hoặc thời kì phân tích dự án. Điều đó có nghĩa là thu hồi thuần ở các năm được chiết khấu về năm 0 theo tỷ suất chiết khấu đã định (i). + Công thức tính toán chỉ tiêu NPV: NPV = Trong đó Nt : thu hồi hoàn vốn tại năm t Nt = khấu hao tại năm t + lợi nhuận tại năm t + lãi vay tại năm t = (Ft + Pt + Lv) It : vốn đầu tư tại năm t (luồng tiền mặt chi tại năm t) NPV : giá trị hiện tại thuần tại thời điểm t = 0 n : số năm hoạt động hoặc số năm trong thời kì phân tích (Nt - It) : thu hồi thuần tại năm t (lợi ích thuần tại năm t) D : giá trị còn lại hay thanh lí vào cuối thời kì i : mức lãi suất tính toán hệ số chiết khấu tại năm t. Hệ số này được tính sẵn phụ thuộc vào mức lãi suất tính toán i và thời gian t Công thức trên là dạng tổng quát nhất. Trong một số trường hợp đặc biệt thường xảy ra, bỏ vốn chỉ một lần vào thời điểm t = 0 và sang năm thứ t = 1, 2, ........n thu lại hàng năm giá trị hoàn vốn Nt, lúc đó công thức tính giá trị hiện tại thuần NPV được đơn giản: NPV = Nếu lượng hoàn vốn Nt = N = constant và bỏ vốn một lần vào năm t = 0 thì công thức tính NPV trở thành: NPV = + Nguyên tắc sử dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại thuần trong đánh giá và so sánh hiệu quả các dự án đầu tư. Những dự án có NPV ≥ 0 là những dự án đáng giá về mặt hiệu quả kinh tế Khi lựa chọn một trong số nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất sẽ có lợi nhất. + Áp dụng chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần giải bài toán so sánh phương án đầu tư: Khi so sánh hai hay nhiều phương án đầu tư loại bỏ nhau bằng phương pháp NPV cần đảm bảo những yêu cầu sau: Thời gian sử dụng hay tuổi thọ của đối tượng của các phương án đem so sánh phải bằng nhau. Để đảm bảo điều kiện này, trong trường hợp các phương án đầu tư có tuổi thọ khác nhau thì những phương án có tuổi thọ ngắn hơn phải tiến hành đầu tư bổ sung để các phương án có tuổi thọ dài bằng nhau. Đầu tư bổ sung có thể là hình thức đầu tư tài chính hoặc đầu tư phát triển. Vốn đầu tư bằng nhau: nếu vốn đầu tư không bằng nhau thì việc so sánh phương án theo chỉ tiêu này khi không có sự hạn chế nào về vốn. Trên cơ sở điều kiện này, ta nghiên cứu hai trường hợp. Trường hợp 1: So sánh các phương án bỏ vốn đầu tư một lần với chi phí vốn đầu tư và tuổi thọ của các phương án bằng nhau. Trong trường hợp này phương án nào có NPV lớn nhất là pương án tốt nhất. Trường hợp 2: So sánh phương án khi vốn đầu tư bằng nhau hoặc khác nhau, thời gian sử dụng khác nhau. Khi so sánh các phương án theo NPV có thời gian sử dụng khác nhau thì phương án có thời gian sử dụng ngắn hơn cần có đầu tư bổ sung gối đầu. Đầu tư bổ sung này phải có chức năng kĩ thuật giống hay ít ra cũng phải tương đương với đầu tư trước đó. Có như vậy số liệu của đầu tư bổ sung mới được phép đưa vào tính toán. Trong trường hợp này cần xác định thời kì phân tich so sánh các phương án. Như đã biết, thời kì phân tích các phương án đem so sánh là bội số chung nhỏ nhất của các thời kì hoạt động (sử dụng) của các đối tượng đầu tư theo các phương án so sánh. + Ưu điểm và hạn chế của phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) - Ưu điểm : phương pháp NPV có ưu điểm là cho biết quy mô số tiền lãi có thể thu được từ dự án. Phương pháp NPV khắc phục được nhược điểm của các phương pháp thời gian hoàn vốn cũng như phương pháp tỷ suất lợi nhuận. NPV là một tiêu chuẩn hiệu quả tuyệt đối tính đầy đủ đến giá trị theo thời gian của đồng tiền, tính đầy đủ mọi khoản thu và chi trong cả thời kì hoạt động hoặc phân tích dự án.Vì vậy, NPV là tiêu chuẩn để chọn tập dự án tức là chọn ra không phải một dự án mà là một số dự án trong số dự án có thể đạt tổng lợi ích lớn nhất với những nguồn lực hạn định. - Hạn chế: Thứ nhất: chỉ tiêu NPV phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu i được chọn. Tỷ suất này càng nhỏ thì NPV càng lớn và ngược lại. Việc xác định tỷ suất chiết khấu chính xác là khó khăn, nhất là khi thị trường vốn có nhiều biến động. Để tránh hạn chế này người ta sử dụng phương pháp suất thu hồi nội tại. Thứ hai: khi sử dụng phương pháp NPV đòi hỏi dòng tiền mặt của dự án đầu tư phải được dự báo độc lập cho đến hết năm cuối cùng của dự án và các thời điểm phát sinh chúng. Hơn nữa dùng phương pháp NPV trong việc so sánh các phương án cho thời kì hoạt động không giống nhau sẽ gặp nhiều khó nhăn. Thứ ba: NPV là chỉ tiêu tuyệt đối nên dùng phương pháp NPV mới chỉ dừng lại ở mức xác định lỗ lãi thực của dự án mà nó chưa cho biết tỷ lệ lãi đó trên vốn đầu tư như thế nào ? Điều này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng khi so sánh phương án có vốn đầu tư khác nhau. 3.1.2. Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ (internal rate of return – IRR) + Khái niệm: phương pháp này gọi dưới nhiều tên khác nhau bằng tiếng việt như:phương pháp mức lãi suất nội tại, phương pháp suất thu hồi nội bộ, phương pháp tỷ suất nội hoàn......Thực chất của phương pháp này là dùng chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ làm thước đo hiệu quả trong việc phân tích hiệu quả dự án đầu tư. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó là giá trị hiện tại thuần (NPV) bằng 0. Biểu hiện dưới dạng công thức: 0 = + Như vậy , với phương pháp hiện giá thuần (NPV), tỷ suất chiết khấu i cần được xác định truớc, còn trong phương pháp này cho NPV = 0 để ra tỷ suất hoàn vốn IRR. Chúng ta biết rằng tỷ suất chiết khấu i ảnh hưởng quyết định chỉ tiêu NPV, i càng bé thì NPV càng lớn và ngược lại. Độ chính xác của phương pháp giá trị tương đương nói chung, của phương pháp giá trị hiện tại nói riêng chịu ảnh hưởng quyết định bởi việc lựa chọn i. Để khắc phục nhược điểm đó của các phương pháp giá trị tương đương người ta dùng chỉ tiêu IRR. Về ý nghĩa kinh tế : khi NPV = 0 có nghĩa là toàn bộ số tiền vốn bỏ ra đã được hiện giá bằng toàn bộ số tiền thu nhập hoàn vốn hàng năm đã được hiện giá của dự án trong toàn bộ thời gian hoạt động. Chỉ tiêu IRR cho phép các nhà phân tích nhìn thấy với tỷ suất chiết khấu nào thì dự án hoàn vốn. + Công thức tính IRR Khác với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu IRR không có một công thức toán học nào cho phép tính trực tiếp, IRR được tính thông qua phương pháp nội suy tức là xác định giá trị gần đúng giữa hai giá trị đã chọn. Theo phương pháp này, cần tìm hai tỷ suất chiết khấu i1 và i2 sao cho ứng với tỷ suất nhỏ hơn (giả sử i1) ta có giá trị hiện tại vốn (NPV) dương, còn tỷ suất kia sẽ làm cho giá trị hiện tại vốn (NPV) âm. IRR cần tính (ứng với NPV = 0) sẽ nằm giữa hai tỷ suất i1 và i2. Việc nội suy giá trị thứ 3 giữa hai tỷ suất trên được thực hiện theo công thức: Trong đó: i1 : tỷ suất chiết khấu thấp hơn NPV (i1) >0 i2 : tỷ suất chiết khấu cao hơn NPV (i2) <0 NPV (i1) giá trị hiện tại ứng với i1 NPV (i2) giá trị hiện tại ứng với i2 Nếu khoảng cách giữa giá trị IRR với i1 và i2 còn lớn thì tiếp tục nội suy với IRR và i1 với cặp IRR và i2 để xác định chính xác hơn IRR. Khi sử dụng phương pháp nội suy, không nên nội suy quá rộng, cụ thể là khoảng cách giữa hai tỷ suất chiết khấu được chọn (i1, i2) không nên vượt quá 5%. Ngoài ra cần thận trọng khi chọn tỷ suất ban đầu (i1, i2). Tỷ suất này càng gần IRR bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. + Nguyên tắc sử dụng IRR trong phân tích hiệu quả Dự án đầu tư có lợi khi lãi suất tính toán i nhỏ hơn mức lãi suất nội tại IRR, (i< IRR) tức là cái “chuẩn” để chấp nhận hay gạt bỏ một dự án khi phân tích hiệu quả theo IRR là giá trị i. Trong số những dự án đầu tư độc lập, dự án nào có IRR cao hơn sẽ có vị trí cao hơn về khả năng sinh lợi. + Ưu điểm và hạn chế của phương pháp: Ưu điểm: phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR có những ưu điểm cơ bản sau: Chỉ tiêu IRR chỉ rõ mức độ lãi suất mà dự án có thể đạt được. Qua đó cho phép xác định được mức lãi suất tính toán i tối đa mà dự án có thể chịu đựng được. Đây là ưu điểm đặc thù của phương pháp. Việc sử dụng phương pháp này rất thích hợp với trường hợp vì lí do nào đó mà người phân tích muốn tránh hoặc khó xác định được tỷ suất chiết khấu i dùng trong phương pháp hiện giá. Vì những ưu điểm này mà hiện nay ở các nước chỉ tiêu IRR được dùng phổ biến. Ở nước ta khi lập và đánh giá dự án chỉ tiêu IRR cũng là một chỉ tiêu cơ bản. Hạn chế: tuy có ưu điểm so với các phương pháp khác, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định Thứ nhất: việc áp dụng nó có thể không chắc chắn nếu tồn tại các khoản cân bằng thu chi thực âm đáng kể trong giai đoạn vận hành của dự án, tức là đầu tư thay thế lớn. Trong trường hợp ấy có thể xảy ra giá trị hiện tại thực của dự án đổi dấu nhiều lần khi chiết khấu theo những tỷ suất chiết khấu khác nhau, khi đó tồn tại nhiều IRR và khó xác định chính xác IRR nào làm chỉ tiêu đánh giá. Thứ hai, việc tính toán IRR là một công việc phức tạp. Thứ ba, việc áp dụng IRR có thể dẫn đến các quyết định không chính xác khi lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau. Những dự án có IRR cao nhưng quy mô nhỏ có thể có NPV nhỏ hơn một dự án khác tuy có IRR thấp nhưng NPV lại cao hơn. Bởi vậy khi lựa chọn một dự án có IRR cao rất có thể đã bỏ qua cơ hội thu một giá trị hiên tại lớn hơn. Trong trường hợp này cần sử dụng phương pháp NPV. Ngoài ra, phương pháp này cũng không cho phép xác định được những thông tin về mức độ sinh lợi của một đồng vốn bỏ ra ban đầu, thời gian hoàn vốn...... 3.1.3) Phương pháp tỷ số lợi ích chi phí (B/C) + Khái niệm: phương pháp tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) là phương pháp dùng chỉ tiêu lợi ích chia cho chi phí (B/C) làm thước do hiệu quả trong tính toán và đánh giá hiệu quả dự án. Tỷ suất lợi ích trên chi phí (B/C) là tỷ lệ nhận được khi chia giá trị hiện tại của dòng lợi ích cho giá trị hiện tại của dòng chi phí. + Công thức tính toán chỉ tiêu B/C. Theo khái niệm, chỉ tiêu B/C được tính theo công thức: B/C = Trong đó Bt : lợi ích trong năm t ( thu nhập tại năm i) Ct : chi phí trong năm t I : lãi suất tính toán n :năm cuối ứng với tuổi thọ kinh tế của dự án Khi Ct bằng chi phí về vốn đầu tư tại năm t + chi phí vận hành tại năm t + chi phí bảo hành tại năm t và nếu các chi phí này là chi phí đều (annual worth – AW) thì công thức tính B/C là: B/C = B CR + O + M Trong đó: B: giá trị đều hàng năm của lợi ích (thu nhập) nghĩa là B phải có dạng AW CR: chi phí đều hàng năm để hoàn vốn đầu tư ban đầu (khấu hao) O: chi phí vận hành đều hàng năm M: chi phí bảo hành đều hàng năm + Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu hiệu quả tỷ lệ lợi ích / chi phí trong đánh giá và so sánh hiệu quả. Khi sử dụng tiêu chuẩn lợi ích trên chi phí đánh giá các dự án đầu tư, ta sẽ chấp nhận bất kì một dự án nào có tỷ lệ B/C lớn hơn hay bằng 1. Khi đó những lợi ích mà dự án thu được đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra và dự án có khả năng sinh lời. Ngược lại, tỷ lệ B/C < 1 dự án sẽ bị bác bỏ. Tỷ lệ B/C có thể được dùng để xếp hạng các dự án độc lập theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho những dự án có tỷ lệ B/C cao hơn. + Ưu điểm và hạn chế của phương pháp tỷ số B/C: Ưu điểm: chỉ tiêu này cho biết phần thu thập ứng với mối đồng chi phí cho cả thời kì hoạt động của dự án. Hạn chế: Là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối, tỷ lệ B/C có thể dẫn đến những sai lầm khi lựa chọn những dự án loại trừ nhau vì với dự án nhỏ, mặc dù tỷ lệ B/C lớn song tổng lợi nhuận vẫn nhỏ. Phương pháp này cần được kết hợp với các phương pháp khác. Cũng như phuơng pháp giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ lệ B/C chỉ ảnh hưởng nhiều bởi lãi suất tính toán i, lãi suất càng cao thì tỷ lệ B/C càng giảm Giá trị tỷ lệ B/C đặc biệt nhạy cảm với định nghĩa về lợi ích và chi phí. Đây là hạn chế cơ bản nhất trong việc sử dụng chỉ tiêu B/C Các phương pháp phân tích đầu tư trong điều kiện không an toàn Đầu tư có nghĩa là bỏ vốn để hy vọng nhận được những kết quả trong tương lai. Ta đã nghiên cứu những phương pháp đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư trong điều kiện an toàn tức là đã coi lượng vốn bỏ ra và kết quả đầu tư là cố định và chắc chắn. Song trong thực tế không phải mọi kết quả đều như mong muốn. Lượng vốn bỏ ra có thể biết được một cách tương đối chính xác, nhưng kết quả nhận được trong tư._.ơng lai lại hoàn toàn trên cơ sở giả định, dự tính và có độ an toàn không hoàn toàn chắc chắn. Ngay bản thân các phương pháp dự báo tốt nhất cũng không thể cung cấp cho ta những thông tin chính xác an toàn. Đó là chưa nói đến kết quả dự báo sai so với kiểm nghiệm trong thực tế. Như vậy, việc tính toán và đánh giá trong trường hợp này sẽ phức tạp và việc ra quyết định đầu tư lại dựa trên cơ sở nhiều kết quả có khả năng xảy ra. Đây là trường hợp mà việc tính toán và đánh giá dự án đầu tư diễn ra trong trường hợp không an toàn. Trong những điều kiện như vậy người ta thường sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích điểm hòa vốn + Phương pháp phân tích độ nhạy + Phương pháp phân tích xác suất Trong khuôn khổ khóa luận này các phương pháp trên tạm thời không phân tích cụ thể Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội: Khi lập dự án đầu tư cán bộ lập dự án có thể tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội mà dự án đóng góp cho nền kinh tế. Bao gồm các chỉ tiêu: Mức đóng góp cho ngân sách Nhà nước Số lao động có việc làm Mức tích lũy ngoại tệ Mức phát triển trình độ nghề nghiệp của lao động (tính bằng bậc thợ bình quân sau khi có dự án – bậc thợ bình quân trước khi có dự án) Mức nâng cao trình độ kĩ thuật của sản xuất sau khi có dự án so với trước Mức nâng cao trình độ tổ chức quản lí của một cán bộ quản lí Mức độ chiếm lĩnh thị trường mới của dự án Những tác động về xã hội, môi trường, chính trị, ngoại giao, kết cấu hạ tầng….do việc thực hiện dự án đem lại Đó là các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích hiệu quả kinh tế xã hội, việc sử dụng chỉ tiêu nào là do tùy từng dự án và tùy từng công ty. Chương 2: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 I) Vài nét về công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp: ông Nguyễn Đình Quy Địa chỉ: số 34/32/162 Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội Cơ sở pháp lí của doanh nghiệp Quyết định thành lập số 0103001477 Ngày thành lập: 24 tháng 10 năm 2000 Vốn pháp định: 5.200.000.000 đồng Người đại diện: Giám đốc công ty - ông Nguyễn Đình Quy Ngành nghề kinh doanh chính: xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, san lấp mặt bằng và hạ tầng cơ sở, trang trí nội ngoại thất, kinh doanh nhà và bất động sản, lắp đặt điện nước, tư vấn kiến trúc, xuất khẩu nông sản…..trong khuôn khổ của khóa luận này em chỉ đi sâu vào phân tích và đánh giá thực trạng của công tác lập dự án tại công ty – một trong ngành nghề kinh doanh chính của công ty. Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần. Lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kì: Tiền thân của doanh nghiệp hiện tại là một cơ sở sản xuất trực thuộc công ty nhà nước, cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế cũng như sự thông thoáng của chính sách mở cửa, các thành viên của công ty tách ra thành lập doanh nghiệp và nay là công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267. Tuy mới được thành lập trong những năm gần đây nhưng công ty đã và đang thi công các công trình có chất lượng cao, hoàn thành đúng tiến độ và được các chủ đầu tư đánh giá cao. Do đội ngũ lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm qua nhiều năm công tác, gắn bó thực tế tại địa phương cùng với đội ngũ kĩ sư lành nghề, công nhân kĩ thuật có tay nghề cao và có ‎ý thức trong công việc, công ty đã đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật mà các công trình có qui mô lớn đòi hỏi kĩ thuật và độ chính xác cao. Để đáp ứng tốc độ phát triển chung của quốc gia cũng như của công ty, ban lãnh đạo công ty đã đặt ra các phương hướng chiến lược nhằm đưa công ty ngày một phát triển vững mạnh. Trong các mũi nhọn để đưa công ty ngày một phát triển vững mạnh thì chủ đạo là việc triển khai đầu tư các thiết bị máy móc thi công hiện đại nhằm nâng cao chất lượng các công trình xây dựng, rút ngắn thời gian thi công, loại bỏ các chi phí không đáng có. Thúc đẩy công tác ngoại giao, liên doanh liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp trong địa bàn toàn thành phố nhằm đạt mức doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Giao nộp đầy đủ các khoản thuế theo chế độ chính sách của nhà nước, đưa uy tín của công ty đến với tỉnh và các ngành có liên quan nhằm đóng góp xây dựng đất nước ngày một vững mạnh. Tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên trong công ty, luôn có chế độ khen thưởng thích đáng để khích lệ sự phát huy sáng tạo, nêu cao tinh thần tự giác trong công việc. Trong các năm qua, công ty đã thực hiện được nhiều dự án về xây dựng cũng như đảm nhận tư vấn thiết kế cho các công trình giao thông và công trình xây dựng, bài viết này xin đề cập đến công tác lập dự án mà công ty đang thực hiện từ đó thấy được thực trạng lập dự án của công ty và đưa ra giải pháp để hoàn thiện nó. S¬ ®å tæ chøc cña c«ng ty: Gi¸m ®èc Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch kÜ thuËt Phã gi¸m ®èc phô tr¸ch kinh tÕ - KH Đội thi công XDDD số 1 Đội thi công XDDD số 2 Đội thi công giao thông Đội thi công thủy lợi Bộ phận kinh doanh Phòng Tài chính- kế toán Phòng Tổ chức- hành chính Phßng KÕ ho¹ch- kÜ thuËt Tất cả các phòng trong công ty hoạt động thống nhất với nhau dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc. Trong đó giám đốc trực tiếp phụ trách các phòng: kế hoạch kỹ thuật, tài chính kế toán, tổ chức hành chính. Căn cứ vào các chức năng nhiệm vụ của mình, các phòng tổ chức quản lý, triển khai thực hiện các nội dung công việc do công ty giao trong nội bộ phòng mình: quản lý nhân viên, giao trách nhiệm cho nhân viên trong phòng, kiểm tra giám sát công việc, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết và phối hợp với các cá nhân, các phòng ban khác trong công ty, nhằm đảm bảo hoàn thành tốt các kế hoạch đề ra, củng cố và phát triển công ty. Phòng tổ chức hành chính: là phòng quản lý nghiệp vụ, có chức năng giúp giám đốc công ty trong công tác quản lý, triển khai thực hiện các công tác thuộc lĩnh vực tổ chức lao động (tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp,đãi ngộ…), tiền lương, văn phòng, hành chính quản trị (thực hiện các thủ tục hành chính) và các công việc khác khi được giám đốc công ty giao. Phòng kế hoạch kỹ thuật: là phòng quản ký nghiệp vụ, có chức năng giúp giám đốc công ty trong công tác định hướng, dự báo xây dựng sản xuất kinh doanh, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt. Tổ chức giao dịch, đối ngoại để mở rộng thị trường kinh doanh, đàm phán, dự thảo hợp đồng kinh tế với các đối tác, đảm bảo đúng nguyên tắc, chế độ của Nhà nước quy định và một số công việc khác được giám đốc công ty giao. Phòng tài chính kế toán: là phòng quản lý nghiệp vụ, có chức năng giúp giám đốc công ty trong công tác kế toán, hoạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, đầu tư mua sắm, bảo toàn và phát triển vốn của công ty theo đúng quy định pháp luật hiện hành và một số công việc khác được giám đốc công ty giao. Chức năng – nhiệm vụ của công ty. Các chức năng nhiệm vụ chính của công ty gồm có: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế và thiết kế, Khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn của công trình Thiết kế quy hoạch khu đô thị, nhà ở...và các công trình xây dựng dân dụng Thiết kế lập tổng dự toán các công trình giao thông Thực hiện tư vấn khai thác ngoài danh mục Thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế, giám sát kĩ thuật xây dựng, quản lí dự án các công trình giao thông II) Công tác lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng 267 Công tác tổ chức lập dự án tại công ty: Như đã giới thiệu trong phần trên công ty xây dựng 267 có chức năng tư vấn thiết kế công trình và lập dự án thuê cho các công trình xây dựng, giao thông. Do tính chất công việc là không ổn định (dự án không phải lúc nào cũng có và thời gian thực hiện một dự án cũng không cố định) nên công ty không thành lập phòng dự án hoạt động cố định mà thực hiện mô hình quản lí theo chức năng. Mô hình này giúp công ty tiết kiệm và linh hoạt trong sử dụng cán bộ, giảm chi phí tổ chức và quản lí. Sau đây là sơ đồ quản lí thực hiện dự án tại công ty Giám đốc Phó giám đốc phụ trách kĩ thuật Phó giám đốc phụ trách kinh tế - KH Phòng Tài chính- kế toán Phòng Kế hoạch- kĩ thuật Phòng Tổ chức- hành chính Nhóm dự án Các chủ trì kĩ thuật khác: nội thất, cấp điện, PCCC, thoát nước... Chủ trì kết cấu Chủ trì kinh tế, tài chính dự án Chủ trì kiến trúc Chủ trì đánh giá tác động của môi trường, các giải pháp khai tác, các tính toán khác... Chủ trì khảo sát đánh giá hiện trạng Nhóm dự án: là nhóm chuyên môn, có chức năng giúp giám đốc công ty trong công tác tổ chức triển khai thực hiện các công việc do công ty nhận được bao gồm: lập, thẩm định các dự án đầu tư, lập hồ sơ mời thầu, xét thầu, thẩm định thiết kế, tổ chức hoạt động tư vấn quản lý dự án; kiểm tra chất lượng sản phẩm tổng thể trước khi bàn giao cho chủ đầu tư hoặc đối tác; chuẩn bị các tài liệu dự án đấu thầu tư vấn khi công ty phải tham gia đấu thầu, chào thầu; tham gia thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; chủ trì hoặc tham gia phần việc chuyên môn thuộc các hoạt động liên quan đến tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn, trợ giúp kỹ thuật, vận hành sản xuất, các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến giám định chất lượng, bảo hiểm công trình và một số công việc khác được giám đốc công ty giao. Trong đó: Chủ trì kinh tế, tài chính: là nhóm chuyên môn, nhân sự được lấy từ phòng kế hoạch kĩ thuật và phòng tài chính kế toán, có chức năng giúp phòng dự án về công tác chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế thuộc phạm vi các công việc chung của phòng dự án gồm các nội dung chính là: - Nắm bắt chủ trương, thu thập, xử lí thông tin, dữ liệu - Xác định nguồn tài trợ, cách thức tài trợ, tiến độ huy động vốn, xác định tỷ lệ chiết khấu...... - Điều tra, thu thập thông tin số liệu, dự báo các chỉ tiêu có liên quan, lập kế hoạch hoạt động của dự án như kế hoạch huy động công suất, kế hoạch khai thác và cung ứng dịch vụ, khấu hao, kế hoạch trả nợ..... - Xác định lợi ích, chi phí, lợi nhuận của dự án (các dòng tiền ra, vào) - Xác định các chỉ tiêu cần phân tích và tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án Chủ trì khảo sát, đánh giá hiện trạng: chịu trách nhiệm thu thập, xử lí thông tin về vị trí địa lí, hiện trạng đất đai, điều kiện tự nhiên (khí hậu, thủy văn.....) và cung cấp đầy đủ thông tin cho trưởng phòng dự án để phối hợp cùng các nhóm khác hoàn thiện bản dự án một cách tốt nhất Chủ trì kiến trúc: chiu trách nhiệm thu thập, xử lí thông tin về quy hoạch tổng thể, đưa ra phương án quy hoạch cho địa điểm thực hiện dự án sao cho phù hợp với quy hoạch chung, đưa ra giải pháp kiến trúc và phương án thực hiện nó Chủ trì kết cấu: từ các tài liệu đã xử lí do các nhóm phụ trách về khảo sát và kiến trúc cung cấp, cán bộ chuyên trách kết cấu phải đưa ra phưưong án kết cấu của công trình Chủ trì kĩ thuật khác: tính toán các phương án đã có và đưa ra giải pháp về phần kĩ thuật (nội thất, chống sét, điện, nước........) Chủ trì đánh giá tác động môi trường: thu thập thông tin, xử lí và đưa ra các giải pháp về môi trường nhằm giảm thiểu tố đa những tác động của môi trường và tác động đến môi trường, Nhân sự trong các nhóm này chủ yếu lấy từ các phòng ban trên như: nhân sự trong nhóm kiến trúc, kết cấu lấy từ phòng kế hoạch - kĩ thuật, nhân sự trong nhóm kinh tế tài chính dự án lấy từ phòng tài chính kế toán......., ngoài ra trong các dự án lớn như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị trong ví dụ minh họa dưới đây công ty mô hình này giúp công ty làm giảm chi phí trong tổ chức quản lí, cơ cấu gọn nhẹ, nhanh chóng trong giải quyết công việc Để thấy rõ hơn công tác lập dự án tại công ty, tác giả xin đưa ra ví dụ về công tác lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. Do dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng khác so với các dự án mà công ty thường lập là dự án về công trình giao thông nên có những điểm khác biệt về nhân sự: có thêm cán bộ chuyên môn về cấp thoát nước, kĩ sư điện,….. Nhân sự của nhóm dự án xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi khu dân cư bản Hẹo - Phung bao gồm: TT Cán bộ chuyên môn kĩ thuật theo nghề Số lượng Số năm trong nghề 1 Kĩ sư xây dựng 3 10 -15 2 Kĩ sư kinh tế xây dựng 2 5 -10 3 Kĩ sư thủy lợi 1 6 4 Kĩ sư giao thông 1 5 5 Kiến trúc sư 1 4 6 Kĩ sư điện 1 5 7 Kĩ sư cấp thoát nước 1 5 8 Cử nhân kinh tế 2 4 9 Trung cấp xây dựng 1 2 10 Trung cấp kế toán 1 10 Chủ nhiệm dự án: ông Hoàng Văn Bách, chịu trách nhiệm quản lí về mặt hành chính tạm thời đối với các chuyên gia tham gia dự án., Phó chủ nhiệm dự án: ông Lâm Đức Minh Cán bộ trong nhóm dự án đều là những người làm việc lâu năm trong nghề và có nhiều kinh nghiệm. Các thành viên trong nhóm dự án được lấy từ các phòng chức năng, họ vừa làm công việc của dự án vừa hoàn thành công việc chuyên môn của phòng Đặc điểm các dự án của công ty Các dự án mà công ty thực hiện chủ yếu là các dự án về thi công các công trình xây dựng dân dụng, công trình giao thông, các dự án được lập thuê cho các công ty xây dựng khác không có chức năng tư vấn thiết kế, ngoài ra còn thực hiện cả các dự án xuất nhập khẩu nông sản, hàng hóa, dự án đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khác như bất động sản và cho thuê trang thiết bị của công ty.......v v. Đây là các dự án có quy mô nhỏ và không được tiến hành thường xuyên. Các dự án mà công ty đang và sẽ thực hiện (2000 – 2008) (công ty vừa là chủ đầu tư vừa thi công hạng mục) Công trình quốc lộ 49 B Thuận An Tổng vốn đầu tư 46 tỉ Dự án khởi công vào năm 2003 và hoàn thành năm 2006 Địa điểm Thừa Thiên Huế Công trình quốc lộ 47 cầu vượt đường sắt Lê Lợi Tổng vốn đầu tư 68 tỉ Dự án khởi công vào năm 2003 và hoàn thành năm 2005 Địa điểm Thanh Hóa Công trình nâng cấp quốc lộ 9 (giai đoạn 2) Tổng vốn đầu tư 498 tỉ Dự án khởi công vào năm 2002 và hoàn thành năm 2006 Địa điểm Quảng Trị Các dự án công ty đã lập: ¬ STT Tên dự án Năm Phạm vi thực hiện 1 Kè biển Ninh Phú, Hậu Lộc, Thanh Hóa 2000 Phối hợp thẩm tra BCNCTKT, BCNCKT , soạn thảo hợp đồng, điều lệ liên doanh 2 Đê Kênh Tháp, Hưng Nguyên, Nghệ An 2003 Lập BCNCKT, thực hiện thi công, thẩm tra giám sát thi công 3 Đường giao thông nội bộ khu du lịch Xuân Thành, Hà Tĩnh 2003 Lập báo cáo đầu tư. Thẩm tra lập BCNCKT, thẩm định TK, triển khai và giám sát thi công xây dựng 4 Kè Đô Lương, Nghệ An 2004 Lập BCNCKT, thẩm tra các hạng mục liên quan, giám sát lắp đặt và xây dựng. Quy trình lập dự án tại công ty: Bắt đầu 1 Nhận nhiệm vụ Lập dự án 2 Thu thập, phân tích, xử lý thông tin, tư liệu 3 Xác định nhiệm vụ lập dự án 4 Tổ chức các bước lập dự án 5 Công tác quản lý chất lượng sản phẩm 6 Bàn giao hồ sơ và bảo vệ sản phẩm Lưu hồ sơ TRÁCH NHIỆM CÔNG ĐOẠN NỘI DUNG Giám đốc công ty Chủ nhiệm dự án Các chủ trì liên quan Giấy giao việc Kế hoạch thực hiện Chủ nhiệm Dự án Trưởng bộ phận liên quan Chủ nhiệm Dự án Các chủ trì Chủ nhiệm Dự án, Chủ trì hạng mục, chuyên viên, các ban chức năng… Chủ trì hạng mục - Chủ nhiệm dự án – các phó giám đốc phụ trách kinh tế và kĩ thuật – Giám đốc Giám đốc - Chủ nhiệm Dự án Chủ nhiệm dự án Nhiệm vụ, văn bản Chủ đầu tư Số liệu, hồ sơ, báo cáo.. Lập báo cáo đầu tư (Lập dự án đầu tư) Báo cáo nghiên cứu KT Lập bảo vệ đề cương – dự toán, Lập kế hoạch tổng thể, kế hoạch sản xuất Tờ trình, tờ duyệt, chữ kĩ, con dấu Biên bản kiểm tra, bàn giao cho chủ đầu tư, hồ sơ bảo vệ Các hồ sơ liên quan đến DA Mô tả quy trình: Nhận nhiệm vụ lập dự án: Sau khi nhận nhiệm vụ lập dự án từ chủ đầu tư, công ty sẽ có quyết định giao chủ nhiệm dự án cho một cá nhân chịu trách nhiệm. Các dự án lớn thì có ban chủ nhiệm dự án. Chủ nhiệm dự án là người phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc công ty về tính đúng đắn của dự án về mặt kĩ thuật, chất lượng, tiến độ và tài chính. Chủ nhiệm dự án có thể thay mặt công ty và chủ đầu tư để trình bày, bảo vệ dự án trước cơ quan thẩm định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền. Chủ nhiệm dự án phải là người có trình độ phân tích, tổng hợp, có kinh nghiệm trong lĩnh vực lập dự án, Chủ nhiệm dự án phải được chọn lựa cẩn trọng ngay từ đầu và tuyệt đối tránh trường hợp thay đổi chủ nhiệm dự án trong quá trình triển khai, chủ nhiệm dự án là một chức danh vừa mang tính lãnh đạo, chỉ huy, điều hành đồng thời là người trực tiếp nghiên cứu, soạn thảo những phần quan trọng của dự án. Chủ nhiệm dự án nhận nhiệm vụ lập dự án (bao gồm lập báo cáo đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi) được ban giám đốc giao cho. Thu thập, phân tích, xử lí thông tin, tư liệu đầu vào: Chủ nhiệm dự án tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu đầu vào phù hợp với yêu cầu. Các thông tin, dữ liệu yêu cầu về lập dự án bao gồm: Nhiệm vụ lập dự án Các số liệu liên quan tới dự án Các văn bản của chủ đầu tư hay khách hàng Hồ sơ quy hoạch được duyệt Tài liệu xác định quyền sở hữu khu đất xây dựng hoặc văn bản giới thiệu địa điểm Hồ sơ khảo sát địa hình, địa chất thủy văn khu đất xây dựng (nếu có) Báo cáo hiện trạng công trình (nếu là công trình cải tạo và mở rộng) Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm kiểm tra và xác định các yêu cầu của chủ đầu tư, khách hàng về nội dung lập dự án. Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm phân tích, xử lí các thông tin do tổ chức, cá nhân tham gia dự án cung cấp bằng các phương pháp khoa học và kinh nghiệm chuyên gia. Khi phát hiện các tài liệu thông tin không đầy đủ, chủ nhiệm dự án liên hệ với khách hàng, đối tác để yêu cầu cung cấp bổ sung tài liệu thông tin Xác định nhiệm vụ, trách nhiệm và các bước lập dự án : Nhiệm vụ lập dự án bao gồm: - Lập báo cáo đầu tư - Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi - Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Đối với các dự án có xây dựng sẽ là: - lập báo cáo đầu tư - lập dự án đầu tư Tổ chức các buớc lập dự án: Lập dự án thông qua đề cương thực hiện dự án. Đề cương này bao gồm các thông tin Các thông tin của dự án: chủ đầu tư, đơn vị chủ quản, các cơ quan phối hợp Cơ sở pháp lí thực hiện lập dự án Trách nhiệm của nhà tư vấn lập dự án Nội dung dự án cần đạt được Tiến độ thực hiện Phương pháp luận và giải pháp thực hiện Các yêu cầu đối với khách hàng: cung cấp nhiệm vụ lập dự án, cung cấp các thông số, hồ sơ tài liệu đầu vào, phối hợp triển khai công việc Đề cương do chủ nhiệm dự án chủ trì lập và chịu trách nhiệm cao nhất bảo vệ trước ban lãnh đạo công ty và chủ đầu tư. Đề cương được duyệt chính là cơ sở pháp lí, là kế hoạch sơ bộ thực hiện toàn bộ quá trình lập dự án. Chủ nhiệm dự án cũng là người điều hành, điều phối công việc thực hiện lập dự án theo đúng đề cương được duyệt, được đề xuất nhân sự và phối hợp từng mảng công việc như quy hoạch, khảo sát, dự báo tài chính, kinh tế, kĩ thuật trong dự án Tiến hành hoạt động lập dự án: Sau khi có số liệu khảo sát, chủ nhiệm dự án tổ chức triển khai các công tác lập dự án theo đề cương và dự toán đã được duyệt Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm giao nhiệm vụ, nội dung lập dự án tới các chuyên viên phụ trách các mảng khác nhau của dự án trên cơ sở kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt và bằng giấy giao nhiệm vụ. Chuyên viên phụ trách bộ môn có trách nhiệm thực hiện đúng các nội dung đã được giao và chịu trách nhiệm về kĩ thuật và tiến độ của công việc được giao Thông thường mỗi mảng công việc được giao cho một người chủ trì từng bộ môn như: chủ trì khảo sát địa chất, khảo sát trắc địa, chủ trì kinh tế tài chính đầu tư, chủ trì về quy hoạch, thiết kế kiến trúc, giải pháp cấp điện nước, tiếng ồn, dây truyền công nghệ khai thác.......Riêng các chủ trì về kinh tế, tài chính được giao cho người có năng lực chuyên môn cao hoặc chuyên viên tư vấn đã được đào tạo nâng cao. Những người này có nhiệm vụ : Đề xuất phương án thực hiện với chủ nhiệm dự án về kế hoạch khảo sát, điều tra thu thập số liệu, tổ chức hoạt động phân tích, đánh giá....... Triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ tới từng chuyên viên, nhân viên trực tiếp thực hiện nhằm đạt được các yêu cầu của đồ án đặt ra Tổng hợp, kiểm tra, phân tích, ráp nối các phần việc của các chuyên viên Chủ trì các công tác bảo vệ trước công ty và bảo vệ trước cơ quan có thẩm quyền Trách nhiệm của chủ trì kinh tế, tài chính đầu tư: Thường xuyên báo cáo cho chủ nhiệm dự án về phần việc của mình Chịu trách nhiệm về mặt chất lượng, tính đúng đắn của các số liệu và kết luận đưa ra về mặt tài chính kinh tế của dự án trước chủ nhiệm dự án Công tác quản lí chất lượng sản phẩm lập dự án: Bản dự án hoàn thành, được kiểm tra qua cấp bộ phận, tự kiểm tra, kiểm tra chéo nhau, kiểm tra của các chủ trì và của chủ nhiệm dự án. Nội dung kiểm tra của các chuyên viên, kiểm tra của cán bộ kiểm tra chéo, của chủ trì và của chủ nhiệm dự án: kiểm tra độ chính xác của các thông tin đầu vào; kiểm tra sự phù hợp của các giả thiết, giả định, dự báo các quy trình, quy phạm hiện hành và các yêu cầu của chủ đầu tư; kiểm tra độ chính xác của các số liệu đầu ra và các thuật toán sử dụng; kiểm tra sự thống nhất, phù hợp giữa các tài liệu, số liệu Sau khi sản phẩm đã qua kiểm tra cấp bộ phận và kiểm tra của chủ nhiệm thì đưa lên kiểm tra cấp công ty. Cán bộ quản lí chất lượng cấp công ty (phó giám đốc phụ trách kĩ thuật và phó giám đốc phụ trách kinh tế kế hoạch) kiểm tra nếu còn sai sót thì tiếp tục cho chỉnh sửa, nếu được thì trình kí đóng dấu và giao nộp cho chủ đầu tư theo đúng yêu cầu Hồ sơ giao nộp cho chủ đầu tư cũng được lưu một bộ chính thức tại phòng văn thư của công ty theo đúng quy trình lưu trữ hồ sơ sản phẩm Trên đây là toàn bộ quy trình thực hiện lập dự án tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 Hầu hết các dự án công ty đã lập đều thực hiện theo phương thức thực hiện đầu tư là: chủ đầu tư trực tiếp quản quản lí thực hiện dự án. Sau đây là mô hình Ban quản lí dự án Các nhà tư vấn Các nhà thầu Chủ đầu tư Lập ra Thuê Đấu thầu 4) Nội dung lập dự án tại công ty Tất cả các dự án đầu tư xây dựng hay công tình giao thông đều phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trừ các dự án có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng, các dự án sửa chữa, bảo trì sử dụng vốn doanh nghiệp và các dự án của các ngành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kĩ thuật được Bộ quản lí ngành phê duyệt trên cơ sở quy hoạch tổng thể đối với từng vùng thì không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi riêng cho từng dự án mà chỉ lập báo cáo đầu tư. Tùy theo mức độ, quy mô của từng dự án mà công ty lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi. Một báo cáo nghiên cứu khả thi của một dự án thông thường bao gồm các nội dung sau : Sự cần thiết phải đầu tư, những căn cứ để xây dựng dự án - Những căn cứ pháp lí, hệ thống luật pháp chính sách kinh tế xã hội tạo điều kiện thuận lợi, hoặc gây khó khăn trong việc thực hiện dự án, nguồn gốc tài liệu sử dụng trong quá trình lập dự án - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tổng quát có liên quan đến dự án đầu tư - Nghiên cứu thị trường, nhu cầu về nhà ở và những dịch vụ liên quan khác Phân tích địa điểm, vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, hiện trạng khu vực xây dựng công trình, dự án - Các điều kiện cơ bản về địa điểm nơi dự án được thực hiện; vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên - Phân tích địa điểm và việc lựa chọn vị trí xây dựng - Cơ sở hạ tầng hiện có Lựa chọn hình thức, quy mô, phạm vi đầu tư - Hình thức đầu tư - Quy mô đầu tư - Phạm vi đầu tư Phân tích lựa chọn phương án kĩ thuật, công nghệ cho dự án đầu tư - Phương án công nghệ và kĩ thuật - Kĩ thuật xây dựng và giải pháp kiến trúc: chỉ tiêu xây dựng, tiêu chuẩn thiết kế, kết cấu công trình, tổ chức thi công....... Phân tích tài chính của dự án - Phân tích tổng mức đầu tư, nhu cầu vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn đầu tư - Điều kiện về phân tích hiệu quả kinh tế tài chính: điều kiện về vốn đầu tư, thời gian thi công và hoàn thành, giá bán nhà và phương án kinh doanh khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng..... - Hiệu quả kinh tế tài chính dự án: lập báo cáo tài chính của dự án như bảng doanh thu, chi phí, khấu hao, kế hoạch trả nợ, lãi lỗ trong hoạt động kinh doanh - Tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính: tỷ suất sinh lời nội bộ IRR, giá trị hiện tại dòng NPV, thu nhập sau thuế,......... Phân tích kinh tế, xã hội của dự án đầu tư Tính toán lợi ích và chi phí: tổng mức đầu tư và nguồn vốn - Đánh giá tác động môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường - Các giải pháp xử lí, giám sát và quản lí chất lượng môi trường Tổ chức quản lí và thực hiện dự án Chương trình chuẩn bị thực hiện dự án Tổ chức quản lí thực hiện dự án Kiểm tra chất lượng và bàn giao Tổng tiến độ thực hiện dự án Máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình lập dự án: Trong quá trình lập dự án công ty đã sử dụng các máy móc, thiết bị sau: Bảng hệ thống máy móc thiết bị trọng công ty. Loại máy Số lượng Đơn vị Máy vi tính 15 Chiếc Nối mạng LAN/INTERNET 15 Chiếc Máy Fax 2 Chiếc Máy Điện thoại 7 Chiếc Máy Phôtô khổ A0, A3, A4 1 Máy Máy In 2 Máy Máy Scan 1 Máy (Nguồn: tác giả tự tổng hợp) III) Ví dụ minh họa cho công tác lập dự án tại công ty: dự án dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La Giới thiệu về dự án: Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo –Phung xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La Đơn vị chủ quản: UBND tỉnh Sơn La Đại diện bởi: ban quản lí khu công nghiệp và đô thị mới Chủ đầu tư: công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 Địa điểm: xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La Đây là loại hình đầu tư phát triển nên tạo ra được tài sản mới cho nền kinh tế, làm phát triển tiềm lực sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội khác, là loại hình được khuyến khích đầu tư. Dự án được thực hiện là điều kiện chủ yếu nâng cao đời sống của người dân bản Hẹo - Phung, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. Do sản phẩm là công trình xây dựng nên có tính chất : phức tạp, vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro cao, thời gian thực hiện dài (từ khi lập dự án đến khi dự án đi vào hoạt động mất 4 đến 5 năm), sản phẩm là các công trình xây dựng và giao thông có giá trị sử dụng lâu dài và vận hành ngay tại nơi sản xuất, diện tích dành cho xây dựng là lớn Dự án đã được UBND tỉnh Sơn La thẩm định và cấp phép đầu tư 1.1) Sự cần thiết phải đầu tư phát triển khu dân cư bản Hẹo – Phung - xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La Thị xã Sơn La là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật của tỉnh Sơn La. Được thành lập năm 1961, có tổng diện tích tự nhiên trên 33 ngàn ha với 6,7 vạn dân, phân bố ở 8 xã và 4 phường, mật độ bình quân 200 người/km, phân bố không đều trong khi nội thị (4 phường) 988 người/km, ngoại thị (8 xã) chỉ có 148 người/km. Thực tế đó đã và đang yêu cầu phải điều chỉnh, sắp xếp lại lao động và dân cư trên địa bàn thị xã. Vùng nội thị thị xã Sơn La gồm 4 phường: Chiềng Lề, Quyết Thắng, Tô Hiệu, Quyết Tâm) có số dân chiếm gần 50% số dân toàn thị xã, song quỹ đất tự nhiên chỉ chiếm 3,3% (1100 ha). Vì vậy nhiều vấn đề bức bách đang rất nổi cộm như đất ở, đất phục vụ sinh hoạt công cộng, môi trường sinh thái……. rất khó giải quyết. Trong khi đó những yêu cầu của việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, những vấn đề đặt ra của nền kinh tế thị trường, của xu thế hội nhập, mở cửa, những đòi hỏi của thành phố loại III và công trình thủy điện Sơn La…..cũng đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần giải quyết đồng bộ, khẩn trương và hiệu quả. Vì vậy mở rộng nội thị thị xã Sơn La về các hướng Chiềng Ngần, Chiềng Sinh, Chiềng Xôm, huyện Thuận Châu là một tất yếu khách quan, trên thực tế hướng Chiềng Ngần, Chiềng Sinh đang diễn ra quá trình đô thị hóa khá mạnh mẽ. Căn cứ Nghị định 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ quản lí và quy hoạch đô thị. Căn cứ Quyết định 399/1999 ngày 23/03/1999 của chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Sơn La giai đoạn từ 2000 đến 2010. Căn cứ Quyết định 1925/QĐ-UB ngày 12/07/2002 của UBND tỉnh Sơn La về việc cho phép lập dự án đầu tư xây dựng khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã Chiềng Sinh thị xã Sơn La. Căn cứ Quyết định 735/QĐ-UB ngày 17/03/2003 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. Thực hiện chủ trương, lời kêu gọi của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La, công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 đã đăng kí làm chủ đầu tư của công trình 1.2) Mục tiêu của dự án: Mục tiêu chung của dự án: Đầu tư phát triển nhanh chóng khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, góp phần quan trọng trong tiến trình phát triển thị xã Sơn La lên quy mô thành phố trực thuộc tỉnh văn minh hiện đại, kết hợp với việc giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ vai trò góp phần là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa- thể thao, xã hội của tỉnh và vùng Tây Bắc tạo lập môi trường sống thích hợp, cân đối hài hòa giữa mở rộng đô thị với nhu cầu phát triển đô thị. Hình thành quỹ đất xây dựng và đất ở để bố trí tăng cơ học, phục vụ xây dựng thủy điện Sơn La và sắp xếp quỹ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân vùng sở tại. Mục tiêu cụ thể của dự án: Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng đã có, các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế gắn với các khu công nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, du lịch, văn hóa…để quy hoạch và mở rộng đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển lên quy mô thành phố và dự án thủy điện Sơn La. Là khu dân dụng và dịch vụ tổng hợp, quần thể dân cư đô thị gắn với vui chơi giải trí. Là điểm cho việc phát triển văn minh đô thị hiện đại tiến tới đáp ứng các yêu cầu của đô thị khi thị xã Sơn La nâng cấp thành đô thị loại III vào năm 2005 và thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2008. Vì vậy trước tiên dự án sẽ tập trung đầu tư phát triển khu dân cư bản Hẹo- Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La: - San lấp tổng mặt bằng khu dân cư - Xây dựng hai cụm bản làng mới điển hình (40 hộ) nhằm thí điểm cho việc di dời và quy hoach nếp sống bản làng mới. Chuyển đổi cơ cấu ngành nghề sang chăn nuôi bò sữa, bò thịt, trồng rau sạch, hoa, cây cảnh….. - Xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ gồm: đường giao thông, hệ._.c liên quan đến chất lượng sản phẩm . Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cán bộ không chỉ đơn thuần là chủ nhiệm dự án mà là toàn bộ đội ngũ nhân viên cán bộ của công ty. Chủ trì, chủ nhiệm công việc phải là người có cấp bậc ngành nghề phù hợp công việc, được đào tạo và có kinh nghiệm công tác cần thiết Đa dạng hóa hình thức đào tạo và phát tiển nguồn nhân lực: Công ty nên chú trọng đến việc bổ sung kiến thức chuyên ngành như mở các cuộc hội nghị chuyên đề hoặc hội thảo có mời chuyên gia đặc biệt là nước ngoài trình bày. Bên cạnh việc đào tạo trong doanh nghiệp như kèm cặp tại chỗ, mở các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong nộ bộ đơn vị, công ty cũng nên sử dụng hình thức đào tạo bên ngoài như cử đi học, gửi cán bộ sang công tác tại đơn vị khác học hỏi kinh nghiệm…..và đào tạo nhờ máy vi tính, liên kết đào tạo. Các cán bộ lập dự án phải tự hoàn thiện, tự đúc rút kinh ngiệm đặc biệt là học hỏi cách làm việc hiệu quả của các chuyên gia nuớc ngoài qua các công trình liên doanh liên kết với nước ngoài cũng như từ các công việc có thuê chuyên gia nước ngoài. Khuyến khích, tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ như học cao học, đào tạo ngoại ngữ, tham quan học hỏi từ tư vấn nước ngoài....đồng thời tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi ý kiến, cùng nhau giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, các buổi tọa đàm này ngoài các chủ nhiệm dự án cần mời thêm các chuyên viên thuộc các cơ quan quản lí như đơn vị thẩm định dự án, đơn vị thực hiện khai thác dự án, cán bộ của các cơ quan quản lí như Bộ Xây Dựng, Bộ Tài Chính....thông qua đó có thể có rất nhiều ý kiến sát thực là những bài học rất bổ ích trang bị cho các chủ nhiệm dự án Hiện tại đội ngũ chuyên viên phân tích tài chính của dự án hầu như là đuợc đào tạo từ các chuyên ngành kĩ thuật xây dựng của các trường kĩ thuật (Đại học Xây Dựng, Đại học Giao Thông...) phần nào họ nắm được các yếu tố kĩ thuật nhưng chuyên môn sâu về tài chính còn hạn chế. Thời gian tới để hoàn thiện hơn nữa mảng hoạt động này đòi hỏi công ty phải bổ sung các chuyên viên phân tích tài chính được đào tạo chuyên sâu về phân tích tài chính như chuyên ngành tài chính, kinh tế đầu tư (Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Tài Chính Kế Toán.....) Cán bộ quản trị cần có tầm nhìn chiến lược, biết cách tổ chức sắp xếp cán bộ, sử dụng người tài, biết phân tích và phối hợp công việc, đưa ra những chính sách tốt về nhân lực từ tuyển dụng đến đào tạo cán bộ, đãi ngộ…và quan trọng là phải am hiểu về lĩnh vực đánh giá tính khả thi của dự án cũng như khả năng thẩm định dự án, có kinh nghiệm trong lĩnh vực lập dự án. Cần phải xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với các chủ nhiệm dự án như năng lực chuyên môn, nắm vững quy trình lập và phân tích dự án, có tính toán cụ thể đến việc phối hợp công việc trong tổ chức tránh chồng chéo công việc, có thể đưa ra một số tiêu chuẩn như: phải có trình độ đại học trở lên, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực tương tự, đã làm chủ nhiệm dự án hoặc trực tiếp tham gia làm tối thiểu 3 dự án, có hiểu biết và mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lí, chủ đầu tư (với các dự án công ty chỉ tham gia xây dựng dự án mà không thạm gia thi công) Bộ phận văn thư của công ty phải thường xuyên cập nhật các văn bản, chính sách mới về đầu tư xây dựng, kiến thức kinh tế, pháp luật liên quan đến xây dựng và lập dự án, lĩnh vực chuyên môn kĩ thuật.....có sự tổng hợp, phổ biến và phổ cập thông tin đến các thành viên trong ban dự án. Quan tâm đến việc kèm cặp bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ trẻ, nguồn cán bộ trực tiếp của công ty trong thời gian tới. Cán bộ lập dự án cần xem xét mọi yếu tố ảnh hưởng đến dự án và và cố gắng lượng hóa chúng Cán bộ lập dự án cần phải dự đoán trước được các yếu tố rủi ro có thể xảy ra như mưa lũ hay việc giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thi công, hay lãi suất ngân hàng có biến động….đồng thời lượng hóa chúng nhằm có biện pháp giảm rủi ro và hạn chế tác động của chúng 4. Giải pháp cho công tác thu thập và xử lí thông tin Để thực hiện tốt dự án đã đề ra yêu cầu phải có một bản kế hoạch thực hiện dự án và lịch trình tiến độ thi công, phân bổ thời gian cho công việc hợp lí…được biểu hiện qua phương pháp PERT và phương pháp biểu đồ GANTT. Việc sử dụng hai phương pháp đó sẽ giúp giải quyết được mối quan hệ giữa thời gian và chi phí. Ngoài ra trong phân tích hiệu quả tài chính của dự án cần tính đến yếu tố trượt giá và lạm phát nhằm loại bỏ những tác động bất thường gây ảnh hưởng đến dự án (thường chỉ lấy trượt giá là 3%/năm) Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lí thông tin. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, với sự đa dạng của các nguồn thông tin với các cách thức xử lí thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập chính xác và kịp thời các nguồn thông tin để phục vụ công tác lập dự án là khá phức tạp song vô cùng cần thiết. Hiện tại ở Việt Nam chưa có một cơ quan nào chuyên tổng hợp các thông tin về kinh tế, tình hình và xu hướng phát tiển kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới nói chung, các nước trong khu vực và của các công ty trong cùng ngành nói riêng, mà chỉ có rất ít các công ty của nước ngoài bước đầu thực hiện công tác này. Tuy nhiên số liệu mà họ đưa ra chưa có tính thuyết phục cao vì trên thực tế các số liệu thống kê báo cáo của nước ta còn chưa phản ánh đúng thực chất của vấn đề, còn nhiều hiện tượng báo cáo cho đẹp số liệu. Các dự án được phân tích đánh giá trên số liệu thống kê như vậy đã không mang lại hiệu quả hay hiệu quả rất thấp, không ứng dụng nhiều vào thực tiễn cuộc sống. Để thu thập các nguồn thông tin, phân loại, xử lí , đánh giá và thấy được tính đúng đắn của từng loại thông tin công ty nên sử dụng máy tính với các phần mềm máy tính chuyên dụng trong phân tích và đánh giá dự án. Ngoài chức năng lưu trữ, cập nhật, truy cập thông tin, máy tính còn có khả năng vô cùng mạnh trong tính toán, kiểm tra, phân tích các dự án. Về xử lí thông tin, áp dụng các phương pháp xử lí thông tin thông dụng, các phần mềm tính toán rất hiệu quả như Microsoft Excel, MFIT... Các phần mềm này có thể mua được ngay ở các công ty chuyên cung cấp phần mềm về xây dựng ở Việt Nam như Hài Hòa hay FPT.... Ngoài ra công ty nên xem xét trang bị một phần mềm chuyên dụng cho tính toán phân tích khả thi của dự án, phần mềm đang được các nước sử dụng khá phổ biến là COMFAR (computer model for feasibility analysis and reporting). Phần mềm này do tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) ban hành. Theo đánh giá của các chuyên gia đây là phần mềm rất hữu dụng cho kết quả tính toán tin cậy. Đối với phân tích dự án nó cho phép đưa các số liệu đầu vào, tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính, báo cáo thành bảng biểu bao gồm các kết quả lớn sau: Tóm tắt dự án Tổng chi phí ban đầu Tổng chi phí đầu tư hàng năm Tổng chi phí sản xuất Nhu cầu vốn lưu động Nguồn tài chính Bảng dòng tiền thu chi (cash flow table) Giải trình lợi nhuận Bảng cân đối tuyệt đối tài sản (projected balance sheet) Bên cạnh đó phần mềm còn cho phép hiển thị 18 đồ thị minh họa kết quả phân tích tài chính trong đó có 11 đồ thị cho phép phân tích độ nhạy của dự án khi các chỉ tiêu kinh tế thay đổi như nhu cầu về nhà ở thay đổi, giá cả thay đổi, các chi phí biến đổi…. Tất nhiên để sử dụng được phần mềm này công ty cũng phải chú trọng đến việc đào tạo con người cũng như hoàn thiện việc thu thập và xử lí thông tin vì để phần mềm này hoạt động cho kết quả tin cậy đòi hỏi phải có cơ sở dữ liệu đầu vào đáng tin cậy và đầy đủ. Đây là hạn chế lớn nhất của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng trong việc ứng dụng phần mềm vào tính toán Bên cạnh phần mềm COMFAR , cũng có thể sử dụng ứng dụng Finance Metrics Spreasheet Tools chạy trên môi trường MS Excel. Trong dự báo số liệu cũng nên trang bị và áp dụng các phần mềm kinh tế lượng như MFIT, SPSS, SPS….Xem xét và đưa ra số liệu ở các mức độ rủi ro khác nhau như tối ưu hóa, trung bình và trường hợp xấu nhất có thể xảy ra để có cái nhìn toàn diện trong phân tích các chỉ tiêu hiệu quả 5. Giải pháp cho các nội dung lập dự án Nghiên cứu thị trường: nói đúng hơn là tìm dự án. Đây là một công việc vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến sự sống còn của công ty, nó cũng là nỗi khó khăn của hầu hết các doanh nghiệp tư vấn và xây dựng. Công việc này hiện nay ở công ty được đảm nhiệm bởi bộ phận kinh doanh, bộ phận này kiêm luôn công việc tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu và kinh doanh các lĩnh vực khác như bất động sản và xuất khẩu nông sản. Công ty cần một phòng chuyên nghiên cứu thị trường với một đội ngũ nhân viên nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin. Việc thiết lập một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường còn giúp cho công ty sau này tìm hiểu được các đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Nội dung phân tích kĩ thuật: các nội dung trong nghiên cứu kĩ thuật tương đối kĩ càng nnhưng cũng cần phải hoàn chỉnh thông qua các giải pháp sau: tích cực cử cán bộ trẻ tham gia lập dự án bên cạnh cán bộ có kinh nghiệm để học hỏi và có thực tiễn. Các cán bộ trẻ cần tham gia nhiều vào các hoạt động thi công lắp đặt, lựa chọn phương án kĩ thuật, thiết kế......, nâng cấp hệ thống máy móc phục vụ lập dự án trong công ty như máy tính cấu hình cao, phục vụ cho công việc thiết kế, vẽ sơ đồ, thiết kế khảo sát...... Sự phối hợp giữa phân tích kĩ thuật và phân tích tài chính: do tính chất công việc là xây dựng nên trong bản dự án cần phải đưa ra được một phương án kĩ thuật hiệu quả và tương đối chính xác. Việc phân tích kĩ thuật đưa ra được các định mức, định lượng làm tiền đề cho phân tích tài chính. Các định mức, định lượng này có chính xác thì phân tích tài chính mới đưa ra được các kết quả gần đúng nhất. Do đó cần có sự phối hợp trong phân tích giữa kĩ thuật và tài chính 6. Giải pháp cho công tác phân tích tài chính của dự án Một dự án được lập ra cho dù với mục đích kinh tế xã hội cũng vẫn phải đảm bảo được là dự án đó hòa vốn (NPV tối thiểu cũng phải = 0) thu phải đảm bảo bù đắp chi thì dự án dó mới mang tính khả thi. Để minh họa cho việc cải tiến công tác lập dự án tại công ty 267, em xin đưa ra giải pháp cụ thể với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo - Phung xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La là: tính toán các chỉ tiêu tài chính trong phân tích tài chính của dự án, tính NPV , B/C và IRR của dự án Tính toán các chỉ tiêu tài chính là IRR (internal rate of return - tỉ suất lợi nhuận nội bộ) và NPV (net present value - giá trị hiện tại dòng), suất thu lợi tối thiểu, chỉ tiêu lợi ích và chi phí. Những tính toán dưới đây lấy số liệu theo phương án đầu tư thuận lợi là huy động được vốn tự có 30% TMĐT, 70% huy động từ quỹ hỗ trợ. Do dự án có vốn từ nhiều nguồn khác nhau nên i được tính theo công thức: Dòng tiền: 1 2 3 4 5 0 V1 V2 V3 V4 V5 V6 C1 C2 C3 C4 C5 t B1 B2 B3 B4 B5 6 7 8 C6 C7 C8 B6 B7 B8 V7 V8 V9 Tổng nguồn vốn: 163.379.180.000 (VNĐ) Vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: 70% TMĐT Bổ sung từ lợi nhuận trong kinh doanh: 5% TMĐT Vay ngân hàng NN&PTNT: 10% TMĐT với lãi 14,4% / 1 năm Nguồn vốn liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh: 15% TMĐT 10% TMĐT = 16.337.918.000 (VNĐ) 70% TMĐT = 114.368.426.000 (VNĐ) 15% TMĐT = 24.506.877.000 (VNĐ) 5% TMĐT = 8.168.959.000 (VNĐ) 100% TMĐT = 163.379.180.000 (VNĐ) ¬ i = (10%TMĐT x 14,4%) + (5%TMĐT x 9,96%) + (70%TMĐT x 5,4%) + (15%TMĐT x 9,96%) 100%TMĐT = 2.352.660.192 + 813.628.316 + 6.175.895.004 + 2.440.884.949 163.379.180.000 = 0,0721 7,21% i = 7,21% + 1% = 8,21% Trong đó: * 9,96% là lãi suất doanh nghiệp gửi tiền (20% TMĐT) vào ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á nếu doanh nghiệp không đầu tư vào dự án * 1% là lãi suất rủi ro vì theo tính toán có đến 20% là điều kiện không thuận lợi cho việc thực hiện dự án (không huy động được vốn với lãi suất theo đúng như bản dự án đề ra – phân tích trong phần nguồn vốn do chính sách thay đổi – và yếu tố rủi ro do thiên tai gây ra như bão lụt làm gián đoạn công trình và hỏng các hạng mục đã thi công) chọn i= 9% là lãi suất chiết khấu (phù hợp với tính toán và thực tế phân tích tài chính của các công ty) Bảng 26: Tính toán lợi ích kinh tế của dự án ĐVT: đồng Năm thứ Năm Doanh thu Chi phí Hiệu số thu chi Đầu tư Vận hành 1 2003 26.995.646.530 -26.995.646.530 2 2004 40.231.524.766 -40.231.524.766 3 2005 26.226.210.000 35.450.268.286 2.021.666.667 -11.245.724.953 4 2006 35.653.263.000 30.738.138.396 2.021.666.667 2.893.457.937 5 2007 55.263.698.000 29.957.928.000 1.771.666.667 23.534.103.333 6 2008 66.353.607.500 1.771.666.667 64.581.940.833 7 2009 63.819.190.000 1.621.666.667 62.197.523.333 8 2010 66.576.730.000 1.621.666.667 64.955.063.333 Theo tính toán cho thấy NPV = 55.157.306.920 (đồng) >0 dự án đáng giá về mặt kinh tế tài chính IRR = 23,5% > i (= 9%) dự án đáng giá về mặt kinh tế tài chính. Xét về tổng thể thì dự án đáng giá về mặt kinh tế tài chính và kinh tế xã hội. B/C = 1,41 > 1 như vậy khoản thu của dự án có đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra. Cụ thể: NPV = không tính đến giá trị còn lại do giá trị còn lại của dự án bằng 0 Bt : Doanh thu năm t Ct : Chi phí năm t Chọn lãi suất chiết khấu i = 9% = 55.157.306 đồng IRR = i1 + Trong đó: i1 và i2 là tỉ suất chiết khấu được chọn (i2 – i1 > 5) NPV(i1) > 0 : giá trị hiện tại dòng với lãi suất chiết khấu i1 NPV(i2) < 0 : giá trị hiện tại dòng với lãi suất chiết khấu i2 Chọn i1 = 20% => NPV(i1) = 7.988.279.079 i2 = 25% => NPV(i2) = - 3.344.860.173 = 0,2 + 0,035 = 0,235 23,5% IRR = 23,5% > i (= 9%) dự án đáng giá về mặt kinh tế tài chính. Xét về tổng thể thì dự án đáng giá về mặt kinh tế tài chính và kinh tế xã hội. B = Lợi ích của DA = C Chi phí của DA Bt: Các khoản thu năm t của dự án Ct: Các khoản chi năm t của dự án = 189.299.226.415 = 1,411 134.141.919.491 B/C = 1,411 => dự án có thu đủ bù đắp chi Như vậy bản dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế xã hội còn mang lại lợi ích về tài chính, đây là một dự án khả thi và đáng được đầu tư. Việc xem xét các chỉ tiêu này giúp cho công ty chú trọng đến hiệu quả tài chính của dự án. Để tính toán các chỉ tiêu này các chuyên gia phân tích cần lập luận, đưa ra các số liệu dự báo bằng nhiều phương pháp khác nhau, tính toán dòng tiền hàng năm của dự án, lập bảng tổng hợp đưa ra kết quả tính toán. Khi đánh giá các chỉ tiêu này nên được xem xét ở ba mức độ dự báo tình hình thị trường cho xây dựng cơ bản của nước ta với cùng thời kì là tốt, trung bình hay xấu để có cái nhìn tổng thể và khách quan hơn. Trong lĩnh vực xây dựng, việc tính toán độ nhạy của dự án là rất khó khăn do không lượng hóa được các yếu tố tác động đến dự án như các loại hình khác (dự án có sản phẩm là hàng hóa). Nên trong giải pháp này tác giả chỉ đưa ra giải pháp tính toán các chỉ tiêu: NPV, IRR, B/C của trường hợp dự án được thực thi trong điều kiện thuận lợi.(huy động được vốn với lãi suất thấp) KẾT LUẬN Công trình xây dựng thủy điện Sơn La là công trình lớn nhất Đông Nam Á, một công trình trọng điểm của Nhà nước. Đây là sự kiện quan trọng không chỉ riêng đối với tỉnh Sơn La, các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với cả nước. Dự án có vốn đầu tư 36.790 tỷ đồng tính cả lãi vay trong thời gian thi công là 43.000 tỷ đồng (với 70% vốn trong nước và 30% vốn nước ngoài), thời gian thi công dự tính trong gần 10 năm. Để xây dựng thủy điện Sơn La, 53 bản của 5 xã với gần 3.000 hộ dân, 15.000 dân đã phải di dời chỗ ở. Đây là một công trình tốn sức người và sức của của nhân dân ta. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư bản Hẹo – Phung, xã Chiềng Sinh, thị xã Sơn La là một việc làm hết sức cần thiết. Đây là bước quan trọng góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, cải thiện điều kiện môi trường đầu tư, thúc đẩy phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong khu vực. Lập dự án là một công cụ quan trọng cho nhà đầu tư xúc tiến đầu tư cũng như các nhà cung cấp tài chính tiềm năng những thông tin cần thiết để quyết định có tiến hành đầu tư hay không, có cấp vốn không và cấp theo những giai đoạn như thế nào? Những vấn đề quan trọng của phân tích kinh tế, tài chính trong công tác lập dự án như là các tiêu chí cơ bản cho quyết định đầu tư, định giá đầu vào và đầu ra cho dự án cũng như kế hoạch hay tuổi thọ dự án Theo luật Xây dựng có hiệu lực từ 01/07/2004 thì một dự án đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu: phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội, có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội. Dự án xây dựng khu dân cư bản Hẹo – Phung là một dự án như vậy. Trên cơ sở lí luận và thực trạng công tác lập dự án tại công ty em đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động này. Trong khuôn khổ khóa luận này, với thời gian và trình độ còn hạn chế nội dung sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong các thầy cô và những người quan tâm cho ý kiến đóng góp để khóa luận có thể hoàn thiện tốt hơn. Em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thu Hà, sự ủng hộ nhiệt tình của bạn bè và sự giúp đỡ của công ty cổ phần xây dựng 267 trong quá trình làm khóa luận này. PHỤ LỤC Bảng 1: Tổng hợp hệ thống giao thông trong khu vực dự án Cấp hạng đường Khối lượng (mặt đường) Hè đường (m2) Bó vỉa (m) Tổng diện tích chiếm đất đường (m2) Loại đường Mặt cắt (m) Chiều dài (m) Diện tích (m2) *Đường trục khu vực 30 590 11.800 5.900 1.180 17.700 *Đường nối Chiềng Sinh với Chiềng Ngần 25 2.100 31.500 21.000 5.840 51.704 *Đường liên khu vực 20,5 3.200 33.600 32.000 6.400 63.600 *Đường nội bộ -Cấp đường lớn 13 1.420 10.210 8.250 2.840 15.460 -Cấp đường nhỏ 9,5 1.774 6.209 10.644 3.548 13.853 *Đường bản làng 5,5 1.790 5.370 2.685 2.860 8.796 Tổng cộng 174.228 Bảng 2 :Bảng ước tính kinh phí đường giao thông TT Hạng mục Mặt cắt (m) Đơn vị Khối lượng Đơn giá (tr.VNĐ) Thành tiền (tr.VNĐ) 1 *Đường trục khu vực 30 km 0,590 11.000 6.490 2 *Đường nối Chiềng Sinh với Chiềng Ngần 25 km 2,100 8.000 16.800 3 *Đường khu vực 20,5 km 3,200 6.500 20.800 4 *Đường nội bộ -Cấp đường 13 km 3,32 4.000 13.280 -Cấp đường 9,5 km 1,774 2.500 4.435 5 Chi phí trực tiếp 61.805 6 Dự phòng 10 % 6.180 7 Tổng cộng 67.985 8 Làm tròn 68.000,00 Bảng 3: Bảng khái tóan kinh phí kết cấu đường giao thông TT Hạng mục Chiều dày (cm) Đơn vị (m3) Khối lượng (1km) Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (tr.VNĐ) I * Đường trục khu vực 11.000,00 -Đất lu lèn K=0,98 30 m3 9.000 150.000 1.350,00 -Móng đá dăm tiêu chuẩn 25 m3 7.500 534.160 4.006,20 -Lớp mặt nhựa thâm nhập 12 m2 20.000 120.000 2.400,00 -Bê tông nhựa hạt mịn 5 m2 20.000 118.100 2.362,00 Hè đường -Đệm cấp phối đầm chặt K90 5 m3 500 150.000 75,00 -Vữa xi măng mác 50” 2 m3 200 400.000 80,00 -Gạch bê tông 30x30cm 3 m2 10.000 50.000 500,00 Viên bê tông bó vỉa 18x30cm m 3.600 63.000 226,80 II *Đường nối Chiềng Sinh với Chiềng Ngần 8.000,00 -Đất lu lèn K=0,98 30 m3 7.500 150.000 1.125,00 -Móng đá dăm tiêu chuẩn 25 m3 3.860 534.160 2.062,00 -Lớp mặt nhựa thâm nhập 12 m2 17.000 120.000 2.040,00 -Bê tông nhựa hạt mịn 5 m2 17.000 117.170 1.992,00 Hè đường -Đệm cấp phối đầm chặt K90 5 m3 500 150.000 75,00 -Vữa xi măng mác 50” 2 m3 200 400.000 80,00 -Gạch bê tông 30x30cm 3 m2 10.000 50.000 500,00 Viên bê tông bó vỉa 18x30cm m 2.000 63.000 126,00 III *Đường liên khu vực 6.500,00 -Đất lu lèn K=0,98 30 m3 7.000 150.000 1.050,00 -Móng đá dăm tiêu chuẩn 25 m3 3.000 534.160 1.602,48 -Lớp mặt nhựa thâm nhập 12 m2 13.500 120.000 1.620,00 -Bê tông nhựa hạt mịn 5 m2 13.500 117.170 1.581,80 TT Hạng mục Chiều dày (cm) Đơn vị (m3) Khối lượng (1km) Đơn giá (VNĐ) Thành tiền (tr.VNĐ) Hè đường -Đệm cấp phối đầm chặt K90 5 m3 300 150.000 45,00 -Vữa xi măng mác 50” 2 m3 120 400.000 48,00 -Gạch bê tông 30x30cm 3 m2 8.000 50.000 400,00 Viên bê tông bó vỉa 18x30cm m 2.000 63.000 126,00 IV *Đường nội bộ +Cấp đường 13m 4.000,00 -Đất lu lèn K=0,98 30 m3 3.900 150.000 585,00 -Móng đá dăm tiêu chuẩn 25 m3 1.869 534.160 998,64 -Lớp mặt nhựa thâm nhập 12 m2 8.000 120.000 960,00 -Bê tông nhựa hạt mịn 5 m2 8.000 117.170 937,36 Hè đường -Đệm cấp phối đầm chặt K90 5 m3 300 150.000 45,00 -Vữa xi măng mác 50” 2 m3 120 400.000 48,00 -Gạch bê tông 30x30cm 3 m2 6.000 50.000 300,00 Viên bê tông bó vỉa 18x30cm m 2.000 63.000 126,00 +Cấp đường 9,5m 2.500,00 -Đất lu lèn K=0,98 30 m3 1.277 150.000 191,65 -Móng đá dăm tiêu chuẩn 25 m3 1.375 534.160 734,47 -Lớp mặt nhựa thâm nhập 12 m2 5.000 120.000 600,00 -Bê tông nhựa hạt mịn 5 m2 5.000 117.170 585,85 Hè đường -Đệm cấp phối đầm chặt K90 5 m3 200 150.000 30,00 -Vữa xi măng mác 50” 2 m3 80 400.000 32,00 -Gạch bê tông 30x30cm 3 m2 4.000 50.000 200,00 Viên bê tông bó vỉa 18x30cm m 2.000 63.000 126,00 Bảng 4: Bảng tổng hợp khối lượng kè TT Loại kè Độ cao Khối lượng (m) 1 Cao độ 637 6m 947 2 Cao độ 631 3m 660 3 Cao độ 628 1m 600 4 Cao độ 627 0,0 0 5 Kè suối - 3m 600 Bảng 5: Bảng ước tính kinh phí san nền TT Danh mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá (tr.đ/ m3) Thành tiền (tr.VNĐ) 1 Đất đào m3 441.380 0,02 8.827 2 Đất đắp m3 390.204 0,015 5.853 3 Các loại kè m3 2.807 1,7 4.772 4 Chi phí trực tiếp 19.452 5 Dự phòng (10% của 4) 1.945 6 Tổng cộng 21.397 7 Làm tròn 21.400 Bảng 6: Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước chính TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng 1 Cống ngầm: 1.200*1.200 m 210 2 Cống nhánh1 :800*800 m 580 3 Cống nhánh2 :600*600 m 1.470 4 Cống nhánh3 :400*400 m 3.530 Bảng 7: Bảng ước tính kinh phí thoát nước chính TT Danh mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá (tr.đ/m) Thành tiền (tr.đ) 1 Cống ngầm: 1.200*1.200 m 210 0,552 115,9 2 Cống nhánh 1 :800*800 m 580 0,33 191,4 3 Cống nhánh 2 :600*600 m 1.470 0,276 405,7 4 Cống nhánh 3 :400*400 m 3.530 0,16 564,8 5 Hố ga 125 6 Miệng xả 16 7 Chi phí trực tiếp 1.418,8 8 Dự phòng (10% của 7) 141,9 9 Tổng cộng 1.560,7 10 Làm tròn 1.561 Bảng 8 :Bảng ước tính khối lượng và kinh phí cấp nước TT Danh mục công việc Chất liệu Khối lượng Đơn giá (tr.đ/ 1m3) Thành tiền (tr.đ) 1 ống trục 150 Gang 2.140 0,15 270 2 ống 100 Gang 206 0,095 19,57 3 ống 80 thép 2.204 0,058 127,83 4 Họng cứu hỏa 25 4 100 5 Phụ tùng ống 20% 103,48 6 Cộng 620,88 7 Dự phòng (10% của 6) 62,10 8 Tổng cộng 682,98 9 Làm tròn 683,00 Bảng 9: Bảng tổng hợp tiêu chuẩn nước TT Thành phần Tiêu chuẩn Yêu cầu m3/ngày 1 Nước sinh hoạt 180 2.700 2 Nước công trình công cộng 20% 540 3 Nước tưới cây, rửa đường 10% 270 4 Nước dự phòng rò rỉ 30%(1+2+3) 1.053 Tổng cộng 4.563 Bảng 10: Bảng ước tính chỉ tiêu cấp điện TT Tên loại phụ tải Đơn vị Quy mô Chỉ tiêu Điện tiêu thụ (KW) 1 Phụ tải điện sinh hoạt W / n 5000ng 230 - 330 1.650 2 Phụ tải điện công cộng W / m2 1.8ha 10 - 40 600 3 Chiếu sáng 0,8 - 1 180 4 Cộng 2.430 Bảng 11: Bảng ước tính kinh phí cấp điện TT Hạng mục Đơn vị Quy mô Đơn giá Thành tiền (tr.VNĐ) 1 Lưới 0,4 KV km 10.5 360 3.780 2 Điện chiếu sáng đường km 12.8 120 1.536 3 Lưới 0,4 KV nổi km 4 150 600 4 Chuyển đường dây km 300 5 Xây trạm biến thế Trạm 4 136 544 6 Chi phí trực tiếp 6.760 7 Quản lí + dự phòng 676 8 Cộng 7.436 9 Làm tròn 7.440 Bảng 12: Bảng ước tính kinh phí cây xanh TT Danh mục công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá (tr.đ/ 1m3) Thành tiền (tr.đ) 1 Cây xanh công cộng m2 50.000 0,0132 660 2 Cây xanh bóng mát ha 7.5 20 150 3 Chi phí quản lí 810 0,013 10,5 4 Chi phí hoàn thiện 820,5 0,2 164,1 5 Tổng cộng 984,6 6 Làm tròn 985 Các bảng thống kê trên đây do công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 cung cấp, được đảm bảo về tính chính xác và đúng đắn của số liệu. Các số liệu này cũng chưa hề được sử dụng trong bất kì một bài luận văn hay bài thực tập nào. Hệ thống biểu mẫu – quy trình theo phiên bản ISO mới nhất 9001:2000 của công ty tư vấn đầu tư phát triển xi măng CCID TT Ký hiệu Tên biểu mẫu Quy trình 1 BM 01.01 Chương trình họp của lãnh đạo công ty về công tác Chất Lượng QT 01 – xem xét của lãnh đạo về công tác chất lượng 2 BM 01.02 Báo cáo đánh giá công tác chất lượng của bộ phận thực hiện 3 BM 01.03 Báo cáo tình hình thực hiện công tác chất lượng của công ty 4 BM 02.01 Yêu cầu xây dựng hoặc sửa đổi tài liệu của hệ thống chất lượng QT 02 – kiểm soát tài liệu 5 BM 02.02 Tài liệu nội bộ: Danh mục và phân phối 6 BM 02.03 Tài liệu bên ngoài: Danh mục và phân phối 7 BM 03.01 Biên bản xem xét yêu cầu của khách hàng QT 03 – xem xét, ký kết, giám sát thực hiện và thanh lý hợp đồng 8 BM 03.02 Hợp đồng kinh tế 9 BM 03.03 Sổ theo dõi hợp đồng 10 BM 04.01 Kế hoạch thực hiện QT 04 – kiểm soát đề cương và kế hoạch thực hiện 11 BM 04.02 Đề cương thực hiện 12 BM 04.03 Tiến độ thực hiện công trình và hạng mục công trình 13 BM 05.01 Phiếu yêu cầu cung cấp tài liệu dịch vụ QT 05 – kiểm soát tài liệu nhà thầu phụ 14 BM 05.02 Kết quả xem xét lựa chọn nhà thầu phụ 15 BM 05.03 Hợp đồng kinh tế (hợp đồng dịch vụ) 16 BM 06.01 Phiếu đề nghị tuyển dụng QT 06 – tuyển dụng nhân viên 17 BM 06.02 Phiếu phỏng vấn 18 BM 06.03 Hợp đồng lao động (thử việc) 19 BM 07.01 Thông báo đào tạo QT 07 – đào tạo nhân viên 20 BM 07.02 Phiếu đề nghị đào tạo 21 BM 07.03 Sổ theo dõi công tác đào tạo 22 BM 08 Thống nhất ký mã hiệu của sản phẩm tư vấn QT 08 – phân loại ký mã hiệu sản phẩm tư vấn 23 BM 09.02 Biên bản kiểm tra góp ý QT 09.02 – thẩm tra dự án 24 BM 09.03.01 Danh sách tổ chuyên gia tư vấn xét thầu QT 09.03 – tư vấn lập HSMT, xét thầu 25 BM 09.03.02 Biên bản tiếp nhận hồ sơ dự thầu 26 BM 09.03.03 Biên bản mở thầu 27 BM 09.04.01 Quy định về khung tên bản vẽ QT 09.04 – tư vấn thiết kế công trình và hạng mục công trình 28 BM 09.04.02 Thuyết minh thiết kế (bìa ngoài) 29 BM 09.04.03 Thuyết minh thiết kế (bìa trong) 30 BM 09.05 Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế kỹ thuật QT 09.05 – thẩm tra thiết kế kỹ thuật 31 BM 09.07.01 Bản phân giao công tác QT 09.07 – tư vấn quản lý dự án 32 BM 09.07.02 Bảng tổng tiến độ triển khai 33 BM 09.07.03 Kế hoạch đấu thầu 34 BM 09.08.01 Kế hoạch thực hiện chi tiết QT 09.08 – giám sát thi công xây lắp 35 BM 09.08.02 Nhật ký giám sát thi công xây lắp 36 BM 09.08.03 Biên bản hiện trường số.... 37 BM 09.10.01 Tiến độ bàn giao xây lắp các hạng mục công trình QT 09.10 – tư vấn đánh giá nghiệm thu công trình 38 BM 09.10.02 Danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng 39 BM 09.10.03 Bảng kiểm tra việc sửa chữa sau nghiệm thu kỹ thuật 40 BM 10.01 Phiếu đánh giá chất lượng tài liệu, dữ liệu sử dụng QT 10 – kiểm tra chất lượng và nghiệm thu sản phẩm 41 BM 10.02 Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm 42 BM 10.03 Biên bản thẩm tra đánh giá chất lượng sp 43 BM 11.01 Danh mục hồ sơ chất lượng QT 11 – kiểm soát hồ sơ chất lượng 44 BM 11.02 Biên bản hủy hồ sơ chất lượng 45 BM 11.03 Sổ theo dõi mượn tài liệu /hồ sơ 46 BM 12.01 Chương trình đánh giá chất lượng nội bộ QT 12 – đánh giá chất lượng nội bộ 47 BM 12.02 Các câu hỏi đánh giá 48 BM 12.03 Phiếu đánh giá 49 BM 13.01 Báo cáo nguyên nhân và biện pháp xử lý sp không phù hợp QT 13 – K/S SP không phù hợp 50 BM 13.02 Sổ theo dõi kết quả xử lý sp không phù hợp 51 BM 14.01 Phiếu đề xuất biện pháp khắc phục phòng ngừa QT 14 – khắc phục phòng ngừa 52 BM 14.02 Sổ theo dõi thực hiện biện pháp khắc phục phòng ngừa 53 BM 15.01 Dự trù in tài liệu QT 15 – In ấn, lưu trữ và giao hàng 54 BM 15.02 Giấy giao nhận tài liệu 55 BM 15.03 Giấy giao nộp tài liệu lưu trữ 56 BM 16.01 Phiếu lấy ý kiến khách hàng QT 16 – phân tích dữ liệu và đánh giá độ thỏa mãn khách hàng 57 BM 16.02 Biên bản đánh giá thỏa mãn khách hàng 58 BM 16.03 Báo cáo kết quả phân tích dữ liệu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ BẢNG BIỂU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI Bảng 1: Tổng hợp hệ thống giao thông trong khu vực dự án Bảng 2: Bảng ước tính kinh phí đường giao thông Bảng 3: Khái toán kinh phí kết cấu đường giao thông Bảng 4: Tổng hợp khối lượng kè Bảng 5: Bảng ước tính kinh phí san nền Bảng 6: Bảng tổng hợp khối lượng thoát nước chính Bảng 7: Bảng ước tính kinh phí thoát nước chính Bảng 8: Bảng ước tính khối lượng và kinh phí cấp nước Bảng 9: Bảng tổng hợp tiêu chuẩn nước Bảng 10: Bảng ước tính chỉ tiêu cấp điện Bảng 11: Bảng ước tính kinh phí cấp điện Bảng 12: Bảng ước tính kinh phí cây xanh Bảng 13: Bảng tổng hợp khối lượng các hạng mục đầu tư Bảng 14: Tổng hợp quỹ đất tương ứng Bảng 15: Tổng mức đầu tư Bảng 16: Tổng hợp tổng mức đầu tư(tính phần xây dựng hạ tầng) Bảng 17: Giá trị đất thanh toán Bảng 18: Chi phí hoạt động kinh doanh Bảng 19: Thống kê vốn các công trình hạ tầng Bảng 20: Tổng hợp đơn giá Bảng 21: Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng Bảng 22: Tiến độ sử dụng vốn Bảng 23: Cân đối vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ Bảng 24: Tổng hợp doanh thu qua các năm Bảng 25: Dự trù kết quả kinh doanh và cân bằng khả năng trả nợ Bảng 26: Tính toán lợi ích kinh tế của dự án DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình lập và quản lí dự án đầu tư- truờng đại học Kinh Tế Quốc Dân- Nguyễn Bạch Nguyệt Quản lí dự án xây dựng- Nguyễn Văn Đáng Giáo trình quản trị dự án đầu tư viện đại học Mở Hà Nội - PGS.TS Nguyễn Văn Chọn Hướng dẫn lập, thẩm định và quản lí dự án đầu tư - Mai Văn Bưu. NXB Thống Kê Hà Nội Số liệu của công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông 267 Kinh tế đầu tư - Nguyễn Văn Chọn. NXB Thống Kê Trang web thông tin của bộ xây dựng: www.moc.gov.vn 8. Trang web thông tin công nghiệp và khoa học công nghệ: www.irv.moi.gov.vn ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32654.doc
Tài liệu liên quan