Hoàn thiện công tác tổ chức lao động & tiền lương của Công ty Vật liệu chịu lửa & Khai thác đất sét Trúc Thôn

Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, Tiền lương, tiền công không chỉ là một phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của cuộc sống xã hội, nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống của người lao động. Người lao động trong bất kỳ một cơ sở sản xuất kinh doanh nào đều mong nuốn nhận được ở người sử dụng lao động một khoản tiền lương (tiền công) phù hợp với sức lao động của mình bỏ ra. Đối với Doanh nghiệp tiền lương là 1 khoản chi phí khong

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện công tác tổ chức lao động & tiền lương của Công ty Vật liệu chịu lửa & Khai thác đất sét Trúc Thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ nằm trong giá thành sản phẩm, dịch vụ tạo ra. Việc thực hiện các hình thức phân phối tiền lương, tiền thưởng hợp lý sẽ đảm bảo sự công bằng, tạo ra động lực khuyến khích người lao động làm cho năng suất lao động tăng lên, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường góp phần tạo nên lợi nhuận cho Doanh nghiệp và thu nhập cho người lao động. Với vai trò quan trọng như vậy, công tác quản lý quỹ lương có ý nghĩa rất to lớn. Nó không chỉ là công cụ kích thích người lao động mà còn góp phần quản lý và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Vấn đề tiền lương và lao động cần phải được nhìn nhận theo quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước. Chính sách lao động và tiền lương phải được xây dựng trên cơ sở khái niệm khoa học về những vấn đề này. Là một sinh viên ngành Quản trị doanh nghiệp, nhằm nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của mình trong quá trình học tập, cuối khoá đào tạo mỗi sinh viên phải giải quyết một vấn đề thực tế trong dây chuyền của mình đó là báo cáo tốt nghiệp. Cùng với sự giúp đỡ của Thầy giáo TS Trần Đình Hiền hướng dẫn em đã nghiên cứu Đề tài "Hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương của Công ty Vật liệu chịu lửa và Khai thác đất sét Trúc Thôn". Đề tài gồm 4 phần: 1 Cơ sở lý luận về tổ chức lao động và tiền lương. 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty. 3. Phân tích thực trạng về tổ chức lao động và tiền lương của công ty. 4. Biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương của Công ty. Nội dung cụ thể của luận văn được trình bày ở phần sau: Đây là 1 đề tài đang được Công ty Vật liệu chịu lửa và Khai thác đất sét Trúc Thôn rất quan tâm. Tuy vậy đây cũng là một đề tài rất phức tạp để hoàn thiện nó cần phải có thời gian và kinh nghiệm. Do thời gian có hạn và trình độ, kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không sao tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của Thầy giáo hướng dẫn và các thầy, cô giáo trong khoa để bản luận văn này được hoàn hiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần I Cơ sở lý luận vể tổ chức lao động và tiền lương I.1.Định mức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình tác động và phối hợp các yếu tố sản xuất (công cụ lao động, đối tượng lao động, và sức lao động) để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của con người và của toàn xã hội. ở các doanh nghiệp việc quản lý tốt quá trình sản xuất sẽ tạo điều kiện tốt cho sự sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất các yếu tố của sản xuất, mà trong đó quản lý và sử dụng sức lạo động là quá trình rất phức tạp, cũng giống như yếu tố khác sức lao động phải được định mức và được sử dụng một cách tốt nhất để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp. Định mức lao động là quá trình đi xác định mức lao động, là sự quy định các mức hao phí cần thiết cho việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định. Nó baogồm biệc nghiên cứu quá trình sản xuất việc nghiên cứu kết cấu của tiêu hao thời gian làm việc, việc duy trì các mức tiên tiến bằng cách kịp thời xem xét lại và thay đổi chúng. Tóm lại: mức lao động là lượng lao động hợp lý nhất được quy định để chế tạo một sản phẩm hay hoàn thành một công việc nhất định đúng tiêu chuẩn và chất lượng trong các điều kiện tổ chức-kỹ thuật-tâm sinh lý-kinh tế và xã hội xác định. Mức lao động có căn cứ khoa học là mức lao động được nghiên cứu và xây dựng đảm bảo thoả mãn các mặt sau đây: + Mặt kỹ thuật và công nghệ. + Mặt kinh tế. + Mặt tâm sinh lý lao động + Mặt xã hội. Một số loại mức lao động chủ yếu gồm có: 1. Mức thời gian. 2. Mức sản lượng (mức năng suất). 3. Mức phục vụ nhiều thiết bị. Mức thời gian Là thời giờ quy định cho một người hay một nhóm người có trình độ lành nghề nhất định để làm ra một sản phẩm hoặc phải hoàn thanh một đơn vị công việc trong những điều kiện xác định. Thời gian trong mức lao động là những thời gian hợp lý cho phép đưa vào mức lao động để hoàn thành một công việc nhất định. Nó bao gồm các loại thời gian sau đây. * Thời gian chuẩn kết (TCK): Đây là thời gian người công nhân dùng vào việc chuẩn bị mọi phương tiện sản xuất cần thiết để thực hiện công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên quan đến việc kết thúc công việc đó. - Nội dung của thời gian chuẩn kết bao gồm: + Thời gian thực hiện nhận nhiệm vụ. + Thời gian nhận các tài liệu, bản vẽ. + Thời gian nhận phôi, liệu, dụng cụ, đồ giá. + Thời gian nghiên cứu nhiệm vụ và xác định chế độ gia công. + Thời gian sản xuất thử, điều chỉnh thiết bị để đạt được các yêu cầu kỹ thuật. + Thời gian bàn giao thành phẩm nguyên vật liệu thừa và phế phẩm. + Thời gian trả lại tài liệu... Đặc điểm của thời gian chuẩn kết là chỉ hao phí một lần cho cả loạt và không phụ thuộc vào số lượng của loạt gia công. Nó chỉ có khi bắt đầu và kết thúc công việc. Độ dài của thời gian chuẩn kết phụ thuộc vào tính chất công nghệ và loại hình sản xuất, đặc điểm tổ chức lao động. * Thời gian tác nghiệp (Ttn): - Thời gian tác nghiệp là thời gian trực tiếp hoàn thành một nguyên công, một công việc hay một sản phẩm. Nó được chia thành: + Thời gian chính (Tc) + Thời gian phụ (Tp) - Thời gian chính: là thời gian làm cho đối tượng lao động thay đổi về chất lượng (hình dáng, kích thước, tính chất cơ lý hoá...) thời gian chính có thể là thời gian máy, thời gian tay, thời gian máy-tay. - Thời gian phụ: là thời gian mà công nhân hao phí vào các hoạt động cần thiết để tạo khả năng làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động. * Thời gian phục vụ nơi làm việc (Tpv): Thời gian phục vụ nơi làm việc là thời gian hao phí để trông nom và bảo đảm cho nơi làm việc đảm bảo liên tục hoạt động trong suốt ca làm việc. * Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu TNC: Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu bao gồm thời gian nghỉ giải lao và thời gian nghỉ vì các nhu cầu cần thiết của người lao động. Mức thời gian (Mtg) là tổng hợp các yếu tố trên. Mtg =Tc + Tp + Tpv + Tck (1) Trong đó: Tc + Tp = To là thời gian tác nghiệp (Ttn). Định mức thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm trong sản xuất hàng loạt và khối lượng lớn có khác nhau. a) Định mức thời gian của đơn vị sản phẩm trong sản xuất hàng loạt: Trong loại hình sản xuất hàng loạt, trước và sau khi sản xuất phải tiến hành một số công tác chuẩn bị như phân việc, nghiên cứu bản vẽ, giao nhận dụng cụ nên phải định mức thời gian chuẩn bị và kết thúc. Do đó ước thời gian cho một đơn vị sản phẩm tính theo công thức (2). Mtg/sp=To + Tpv + Tnc +Tck/n (phút) (2). Trong đó: n là số sản phẩm trong loạt sản phẩm đó. Nếu số lượng sản phẩm càng nhiều thì thời gian chuẩn bị và kết thúc cho một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại. Định mức các loại thời gian chuẩn kết, phục vụ tác nghiệp cho một đơn vị sản phẩm được xác định trên cơ sở công tác bấm giờ. b) Định mức thời gian của đơn vị sản phẩm trong sản xuất khối lượng lớn: Trong các loại hình sản xuất khối lượng lớn, định mức thời gian được tính theo công thức: Mtg/sp = To + Tpv + Tnc. Nếu thời gian phục vụ nơi làm việc và thời gian nghỉ nhu cầu tính theo tỷ lệ phần trăm so với thời gian tác nghiệp thì công thức có dạng sau: Ntg/sp = To [1 + (a+b) /100] phút (4). Trong đó: a,b là tỷ lệ phần trăm thời gian phục vụ và nghỉ nhu cầu so với thời gian tác nghiệp. Mức năng suất Định mức năng suất ( còn gọi là định mức sản lượng) quy định số lượng sản phẩm sản xuất trong thời gian xác định ( thông thường tính mức năng suất xác định trong một ca). Định mức sản lượng trong 1 ca phụ thuộc vào mức thời gian sản xuất một sản phẩm và yếu tố thời gian lao động trong ca của công nhân. Mức năng suất có thể được tính theo công thức. Mns = T ca- (Tck + Tpv) / Tđv (5). Tđv = Tc + Tp =To Trong đó: Tca: Thời gian làm việc trong ca. Tđv: Thời gian chính và phụ tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm. Định mức thời gian tác nghiệp trong ca (Tđv) được xác định nhờ phương pháp chụp ảnh ngày làm việc của công nhân. Định mức thời gian tác nghiệp cho một đơn vị sản phẩm được xác định nhờ phương pháp bấm giờ. Thời gian tác nghiệp trong một ca càng lớn thì định mức năng suất càng lớn và ngược lại. Nếu trong ca làm việc loại trừ thời gian ngừng lãng phí và định mức thời gian chuẩn bị kết thúc ca, thời gian phục vụ nơi làm việc, nghỉ nhu cầu hợp lý thì thời gian tác nghiệp trong ca sẽ tăng lên làm năng suất lao động trong ca cũng tăng lên. Sau khi các định mức đưa ra thực hiện một thời gian cần phải tổ chức thống kê kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện định mức, nhằm phát hiện những công nhân, những bộ phận không đạt định mức để có những biện pháp khắc phục. Việc phân tích tình hình thực hiện định mức lao động được tiến hành theo định kỳ (tháng, quý, năm) cho từng công việc, từng tổ, từng công nhân, từng phân xưởng theo công thức sau: Tỷ lệ hoàn thành định mức năng suất (Pns): Pns = Sản lượng thực tế trong ca x 100% Định mức năng suất 1 ca Hoặc: Tỷ lệ hoàn thành định mức thời gian: Tthế giới = Định mức thời gian cho 1 đơn vị sản phẩm x 100% Thời gian hao phí thực tế cho 1 sản phẩm Dựa vào kết quả tính toán và phân tích hàng tháng, hàng quý thống kê số lượng công nhân thực hiện định mức lao động theo từng loại, số công nhân không hoàn thành hoặc vượt mức quá cao để có biện pháp sửa đổi hoàn thành định mức. Mức phục vụ nhiều thiết bị Mức phục vụ quy định: là một khu vực làm việc, một số diện tích sản xuất, một số chỗ làm việc, một số thiết bị...do một công nhân hoặc một số công nhân phục vụ với trình độ lành nghề nhất định trong những điều kiện xác định. Định mức phục vụ quy định số thiết bị mà một công nhân hay một nhóm công nhân phải đồng thời phục vụ. Khả năng phục vụ nhiều thiết bị được quyết định bởi thời gian và kết cấu chu kỳ thiết bị. Chu kỳ thiết bị là khoảng thời gian từ khi chuẩn bị cho thiết bị làm việc đến khi tháo sản phẩm ra, thông thường một chu kỳ thiết bị bao gồm: - Thời gian chuẩn bị (Tcb). - Thời gian thiết bị hoạt động (Thđ). - Thời gian điều khiển quá trình (Tđk). - Thời gian kết thúc quá trình (TKT). Thời gian làm việc của công nhân phục vụ thiết bị luôn luôn nhỏ hơn thời gian một chu kỳ thiết bị. Để tính được mức độ làm việc trên thiết bị người ta dùng hệ số phụ tải để biểu diễn. Hệ số phụ tải là tỷ lệ giữa thời gian của công nhân làm việc và thời gian của chu kỳ thiết bị. Kpt = Tcn / Tck. Nếu phục vụ 1 thiết bị thì thông thường k < 1. Hệ số phụ tải cho ta thấy người công nhân có khả năng phục vụ nhiều thiết bị hay không và thông qua đó xác định mức phục vụ, tức là số lượng thiết bị mà công nhân cần phải phục vụ. Trường hợp tốt nhất trong việc tổ chức phục vụ nhiều thiết bị là xác định số thiết bị bằng bao nhiêu để tổng hợp số thời gian phục vụ của công nhân trên các thiết bị đó bằng thời gian một chu kỳ thiết bị nghĩa là hệ số phụ tải bằng 1. Kpt = ( Mpv x Tcn) / Tck =1. Trong đó: Mpv: Là mức phục vụ ( số thiết bị/số công nhân). Tcn: Là thời gian công nhân làm việc. Tck: Là thời gian chu kỳ. I . 2 .Lập kế hoạch lao động và tiền lương: Kế hoạch lao động tiền lương là bộ phận của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nội dung của kế hoạch bao gồm các vấn đề sau: II.2.1) Phương pháp xác định số lượng công nhân thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm A: Phương pháp này căn cứ vào toàn bộ tiêu hao lao động trên dây chuyền sản xuất cho một sản phẩm cuối cùng để tính số lượng công nhân cho chương trình sản xuất từng loại sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau, khi tính được số lượng công nhân cho từng loại sản phẩm, tổng hợp lại sẽ thấy được lượng lao động cần thiết cho thời điểm kế hoạch. Số công nhân cần hiết để thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm A được tính theo công thức sau: SA = TA x QA F Trong đó: TA: Là định mức tiêu hao thời gian của toàn bộ lao động trên dây chuyền sản xuất sản phẩm A cho 1 đơn vị sản phẩm. QA: Kế hoạch sản xuất sản phẩm trong năm. F: Số ngày có mặt làm việc bình quân của 1 công nhân trong năm. Phương pháp xác định số lượng công nhân cho bước công việc thứ j: - Căn cứ để tính: + Định mức lao động. + Hệ số thực hiện định mức lao động. + Quỹ thời gian làm việc trong năm của một công nhân. + Nhiệm vụ sản xuất của bước j. Tại mỗi bước công việc có thể hình thành các định mức lao động khác nhau như định mức năng suất, định mức thời gian, định mức phục vụ nhiều thiết bị, định mức biên chế, do đó tùy thuộc vào bước công nghệ thứ j có định mức nào, mà phương pháp tính số lượng công nhân có khác nhau. a) Trường hợp việc thứ j có định mức năng suất: - Định mức năng suất là quy định về số lượng sản phẩm cần sản xuất hay nhiệm vụ cần được thực hiện trong một thời gian nhất định đối với mỗi đơn vị lao động nhất định. Nếu tại bước công việc thứ j có định mức năng suất thì số công nhân được tính theo công thức: sj = Qj Mns x h x F Trong đó: Qj: Là kế hoạch sản xuất sản phẩm tại bước công việc thứ j. Mns: Định mức năng suất của 1 công nhân / 1 ca làm việc tại bước thứ j. h: Là hệ số thực hiện định mức năng suất. Mns x h x F 280 ca/cn x 1200 b) Trường hợp tại bước j có định mức thời gian. - Định mức thời gian là thời gian quy định (Mtg) để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm hay để tiến hành một công việc nhất định khi có định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm thì công thức tính số công nhân ở bước thứ j như sau: Sj = ( Q x Mtg x h ) F Trong đó: Mtg : Là định mức thời gian. Đơn vị tính của Mtg là (giờ /sản phẩm). h: Là hệ số thực hiện mức thời gian. F: Là số ngày có mặt làm việc bình quân của 1 công nhân trong năm. Q là kế hoạch sản xuất sản phẩm. * Nếu như tại bước j chỉ có định mức phục vụ thì công thức tổng quát để xác định số công nhân sẽ là: Sj = Smáy X C X hđk MPV Smáy: Số máy tại bước công việc j. Mpv: Định mức phục vụ nhiều thiết bị. C: Số ca làm việc trong 1 ngày đêm. hđk: Hệ số điều khuyết. +) Số công nhân có trong danh sách bằng số công nhân có mặt trong một ngày đêm x hđk (hđk là hệ số dùng để chuyển đổi số công nhâncó mặt trong một ngày đêm thành số công nhân có trong danh sách đơn vị trả lương). Vậy số công nhân có trong danh sách trả lương phải nhiều hơn số công nhân có mặt để thay thế lẫn nhau khi nghỉ phép, ốm, công tác. (=305 ngày/F hoặc = 365 ngày - Số ngày dừng sửa chữa /F) I.2.2. Phương pháp xác định đơn giá tiền lương tổng hợp: - Đơn giá tiền lương tổng hợp là định mức chi phí tiền lưưong của toàn bộ lao động trên dây chuyền sản xuất sản phẩm A tính cho 1 đơn vị sản phẩm A. - ý nghĩa của việc xác định đơn giá tiền lương tổng hợp: dùng để khoán quỹ lương cho phân xưởng. Có nghĩa là doanh nghiệp tính trước định mức lương cho một sản phẩm. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh hay sản xuất mà doanh nghiệp có thể xây dựng đơn giá tiền lương cho 1000 đồng doanh thu. (tức là định mức chi phí tiền lương của toàn bộ lao động trên dây chuyền sản xuất tính cho 1000 đồng doanh thu). Đối với các doanh nghiệp phương pháp chủ yếu là xác định đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng. *) Phương pháp xác định đơn giá tiền luơng tổng hợp tính trên đơn vị sản phẩm (hoặc sản phẩm quy đổi): Vđgi = Mthi Lg (1+ồk) Trong đó: Vđgi: Là mức lao động tổng hợp của lao động trên dây chuyền sản xuất sản phẩm i. Mthi : Là mức lao động tổng hợp của lao động trên dây chuyền sản xuất sản phẩm i. Lg: Là tiền lương bình quân giờ công của lao động trên dây chuyền. ồk: Là tổng các hệ số phụ cấp nằm trong đơn giá lương. Các chỉ tiêu Mthi , ồk, Lg được xác định như sau: +) Phương pháp xác định mức lao động tổng hợp (Mthi). - Mức lao động tổng hợp là: Tổng số mức lao động công nghệ, mức lao động phục vụ, mức lao động quản lý tiêu hao để sản xuất một đơn vị sản phẩm. - Định mức lao động trong doanh nghiệp là cơ sở để kế hoạch hoá lao động, tổ chức sử dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương. - Trong quá tình tính toán, xây dựng định mức phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, chế độ làm việc của thiết bị. Kết cấu định mức lao động tổng hợp một đơn vị sản phẩm bao gồm: - Mức hao phí lao động của công nhân chính. - Mức hao phí lao động của công nhân phụ. - Mức hao phí lao động của lao động quản lý. Công thức tính định mức lao động tổng hợp như sau: Mthi = Mcn + Mpv + Mquản lý. Trong đó: Mcn: Mức lao động công nghệ. Mpv: Mức lao động phục vụ. Mquản lý: Mức lao động quản lý. - Phương pháp xác định mức lao động công nghệ (Mcn): - Lao động công nghệ: là lao động của công nhân chính trên dây chuyền được tính như sau: Mcn = ồTj Với Tj là tiêu hao lao động ở bước thứ j cho 1 đơn vị sản phẩm cuối cùng của dây chuyền. Công thức tổng quát: Tj = (Tcn /Mns) x hj. Hj: Là hệ số tiêu hao bán thành phẩm j để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm cuối cùng. - Phương pháp xác định mức lao động phục vụ (Mpv): Mức lao động phục vụ là mức tiêu hao lao động của công nhân phụ trên dây chuyền, đó là lao động của công nhân sửa chữa và công nhân vận chuyển. Lao động quản lý bao gồm: quản đốc, phó quản đốc, kỹ thuật viên, nhân viên kinh tế của phân xưởng được phân bổ cho các loại sản phẩm tỷ lệ với mức lao động phục vụ và mức lao động công nghệ. i. * Phương pháp xác định tiền lương giờ công bình quân: + Phương pháp 1: - Tính cấp bậc công việc bình quân trên dây chuyền là cơ sở để tính lương bình quân. + Phương pháp 2: Tuỳ vào lượng hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp khu vực tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Nhà nước. *) Phuơng pháp xác định hệ số phụ cấp nằm trong đơn giá. Phụ cấp là phần tiền bổ sung mà khi xác định lương cấp bậc chức vụ chưa tính đến những yếu tố không ổn định so với điều kiện sinh hoạt bình thường. Khi tính hệ số phụ cấp nằm trong đơn giá chỉ tính hệ số phụ cấp nhiều người được hưởng như: - Phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp lưu động... - Phụ cấp ít người được hưởng như: phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm... thì không đưa vào đơn giá. Những loại phụ cấp này được kế hoạch hoá trong quỹ lương bổ sung của năm kế hoạch nên không đưa vào đơn giá để khỏi tính trùng. I.2.3) Phương pháp xác định quỹ lương kế hoạch: I.2.3.1) Phương pháp xác định quỹ lương kế hoạch căn cứ vào sản lượng kế hoạch và đơn giá trong lương kế hoạch. Qlkh = ồ Pj Qj + Vbổ sung (i=1, n) Qi: sản lượng sản phẩm j năm kế hoạch. Pj: đơn giá lương tổng hợp của sản phẩm i. N: số loại sản phẩm sản xuất trong năm kế hoạch. Vbổ xung: quỹ tiền lương bổ xung gồm: - Tiền lương trả cho các bộ phận sản xuất phụ. - Tiền lương trả cho các phòng ban quản lý doanh nghiệp. - Tiền lương trả cho các ngày nghỉ được hưởng lương (phép, hội họp) -Các loại phụ cấp ngoài đơn giá, tiền lương bổ xung khác. I.2.3.2 Phương pháp xác định quỹ lương năm kế hoạch căn cứ vào mức lương tối thiểu của doanh nghiệp và hệ thống hệ số lươg của Nhà nước. - Tiền lương tối thiểu là số tiền đảm bảo nhu cầu tối thiểu về sinh học, xã hội học Nó là mức lương thấp nhất trả cho người lao động đơn giản nhất, ở mức độ nhẹ nhàng nhất và trong điều kiện bình thường. Nó đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của bản thân, có dành một phần để nuôi con và bảo hiểm lúc hết tuổi lao động. Thang lương: là những bậc thang làm thước đo chất lượng lao động, phân định tỷ lệ trả công lao động khác nhau theo trình độ chuyên môn khác nhau giữa các nhóm người lao động, thang lương gồm một số nhất định các bậc và những hệ số tiền lương tương ứng. Mỗi bậc trong thang lương thể hiện mức phức tạp và mức tiêu hao lao động của công việc. Công việc ít phức tạp và ít tiêu hao năng lượng nhất thì thuộc bậc thấp nhất gọi là bậc khởi điểm. Chênh lệch giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất của thang lương gọi là bội số thang lương. Theo phương pháp này quỹ tiền lương năm kế hoạch được xác định theo công thức sau: Vkh = [Lđb x TLmindn x Hcb + Hpc + Vbs] x 12 tháng. Trong đó: Lđb: Lao động định biên. TLmindn: Mức lương tối thiểu mà doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định. Hcb: Hệ số lương cấp bậc bình quân. Hpc: Hệ số các khoản phụ cấp lương bình quân được tính trong đơn giá tiền lương. Vbs: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa tính trong định mức lao động tổng hợp. Các thông số : Lđb, TLmindn, Hcb, Hpc, Vbs được xác định như sau: + Lao động định biên (Lđb) Lao động định biên được tính trên cơ sở định mức lao động tổng hợp của sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ quy đổi. + Định mức lao động tổng hợp : Được xác định theo quy định và hướng dẫn tại thông tư số: 14/ LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động thương binh và xã hội. + Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp: (TL min dn mức lưong tối thiểu của doanh nghiệp được doanh nghiệp lựa chọn trong khung quy định với quy định sau: Đối với doanh nghiệp Nhà nước: - Phải là doanh nghiệp có lợi nhuận. Trường hợp thực hiện chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước mà không có lợi nhuận hoặc lỗ phải phấn đấu có lợi nhuận hoặc giảm lỗ. - Không làm giảm các khoản nộp Ngân sách Nhà nước so với năm trước liền kề. Trừ trường hợp Nhà nước có chính sách điều chỉnh tăng giá, tăng thuế các khoản nộp Ngân sách ở đầu vào. Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội phải giảm lỗ. - Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm như đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nếu là doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận thì áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm là không giảm khối lượng nhiệm vụ công việc được Nhà nước giao hoặc theo đơn đạt hàng, còn phần sản xuất kinh doanh khác thì áp dụng theo quy định trên. Xác định hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu như sau: Kđc= K1+ K2 Trong đó: K1là hệ số điều chỉnh theo vùng, được Nhà nước quy định cụ thể. Doanh nghiệp ở địa bàn nào thì áp dụng hệ số điều chỉnh K1 ở địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có các đơn vị thành viên đóng trên nhiều địa bàn khác nhau thì tính bình quân gia quyền hệ số điều chỉnh vùng theo số lao động định mức của các đơn vị đóng trên địa bàn đó. Nhà nước căn cứ vào quan hệ cung cầu về lao động, giá thuê nhân công và giá cả sinh hoạt để điều chỉnh hệ số này. K2 là hệ số điều chỉnh theo ngành, căn cứ vào vai trò, vị trí ý nghĩa của ngành trong phát triển ngành kinh tế và mức độ hấp dẫn của ngành trong thu hút lao động mà hệ số điều chỉnh K2 được quy định cụ thể cho từng ngành khác nhau. Sau đó doanh nghiệp được lựa chọn mức tiền lương tối thiểu của mình và giớ hạn dưới là mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định, hiện nay là 210000đ/tháng. Giớ hạn trên được tính như sau: TLmindn=TLmin x (1+ Kđc). TLmindn:Tiền lương tối thiểu điều chỉnh tối đa mà doanh nghiệp được phép áp dụng. TLmin: Là mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định cũng là giới hạn dưới của khung lương tối thiểu. Kđc: Hệ số điều chỉnh tăng thêm của doanh nghiệp. + Hệ số cấp bậc công việc bình quân Hcb: Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, trình độ công nghê, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ và định mức lao động để xây dựng hệ số này. + Hệ số các khoản phụ cấp bình quân (Hpc): Căn cứ vào các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện của Bộ lao độngthương binh xã hội, các đối tượng và mức phụ cấp được tính vào đơn giá để tính vào hệ số các khoản phụ cấp bình quân theo phương pháp bình quân gia quyền. Hiện nay các khoản phụ cấp được tính vào đơn giá gồm phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thu hút, phụ cấp lao động, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp an toàn ngành điện. + Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp chưa tính trong định mức lao động tổng hợp (Vbs). Bao gồm quỹ tiền lương của Hội đồng quản trị, của bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị, bộ máy văn phòng tổng công ty hoặc công ty, cán bộ chuyên trách công tác Đảng đoàn thể và một số đối tượng khác mà các đôi tượng trên chưa tính trong định mức lao động tổng hợp hoặc quỹ lương của các đối tượng này không được trích từ các đơn vị thành viên của doanh nghiệp. I.2.3.3. Phương pháp xác định quỹ lương kế hoạch theo lao động bình quân và tiền lương bình quân: - Theo phương pháp này quỹ lương kế hoạch được xác định như sau: Vkh=Lbq x Sbq Trong đó: Lbq: Tiền lương bình quân của người lao động trong doanh nghiệp. Sbq: Số lao động bình quân trong kỳ kế hoạch. I.2.3.4 Phương pháp xác định quỹ lương kế hoạch theo doanh thu kế hoạch: Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch SXKD được chọn là doanh thu thường được áp dụng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Công thức để tính: Vkh = Vđg x ồTkh Trong đó: Vđg: Đơn giá lương (đồng/1000đồng). ồTkh : Tổng doanh thu năm kế hoạch. Vkh: Tổng quỹ lương năm kế hoạch. I.3. Phân công hiệp tác lao động. I.3.1: Phân công lao động trong xí nghiệp: là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của xí nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động cuả xí nghiệp thực hiện. Đó chính là quá trình gắn người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. a) Phân công lao động trong xí nghiệp bao gồm những nội dung sau: - Xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc và con người phải đáp ứng. - Xây dựng danh mục những nghề nghiệp của xí nghiệp, thực hiện việc tuyên truyền hướng nghiệp và tuyển chọn cán bộ công nhân một cách khách quan theo những yêu cầu của sản xuất. Thực hiện sự bố trí cán bộ, công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc, áp dụng những phương pháp huấn luyện có hiệu quả. Sử dụng hợp lý những người đã được đào tạo, bồi dưỡng tiếp những người có khả năng phát triển, chuyển và đào tạo lại những người không phù hợp với công việc. Phân công lao động quản lý có tác dụng to lớn trong công việc, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng suất lao động và phát huy được năng lực sản xuất của lao động. Do phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá được công nhân và công cụ lao động. Nhờ chuyên môn hoá sẽ giới hạn được phạm vị hoạt động, người công nhân sẽ nhanh chóng làm quen với công việc, có được những kỹ năng, kỹ xảo, giảm nhẹ được thời gian và chi phí đào tạo, đồng thời sẽ sử dụng triệt để những khả năng riêng cho từng người. b) Để có được tác dụng tích cực đó yêu cầu đặt ra đối với phân công lao động là: - Đảm bảo phù hợp giữa nội dung và hình thức của phân công lao động với quá trình phát triển của lực lượng sản xuất, với những yêu cầu cụ thể của kỹ thuật và công nghệ, với những tỷ lệ khách quan trong sản xuất. - Để đản bảo sự phù hợp giữa những khả năng và phẩm chất của con người (các phẩm chất về chính trị, xã hội, về tâm sinh lý, phẩm chất đạo đức và khả năng nghề nghiệp) với những yêu cầu của công việc. Phải lấy yêu cầu của công việc làm tiêu chuẩn để lựa chọn con người. - Đảm bảo sự phù hợp giữa công việc được phân công với đặc điểm và khả năng của con người phải nhằm mục đích phát triển toàn diện con người làm cho nội dung lao động phong phú hấp dẫn phát huy tính sáng tạo trong lao động. Muốn đảm bảo các yêu cầu trên phân công lao động không thể thực hiện một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên cơ sở khoa học nhất định. c) Các hình thức phân công lao động trong xí nghiệp: - Phân công lao động theo chức năng là hình thức phân công lao động trong đó tách riêng các loại công việc khác nhau theo tính chất của quy trình công nghệ thực hiện chúng. Tuỳ theo mức độ chuyên môn hoá lao động mà phân công lao động theo công nghệ lại được chia ra thành những hình thức sau: + Phân công lao động theo đối tượng. +Phân công lao động theo bước công việc. d) Để đánh giá một cách tổng thể mức độ phức tạp của công việc, mức độ hợp lý của phân công lao động cần dựa vào các tiêu chuẩn sau đây: - Tiêu chuẩn về kinh tế: phân công lao động phải dẫn tới giảm tổng hao phí lao động của tập thể sản xuất cho một đơn vị sản phẩm cuối cùng, thể hiện ở việc tăng tỷ trọng thời gian tác nghiệp trong tổng quỹ thời gian và rút ngắng chu kỳ sản xuất đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Tiêu chuẩn về tâm sinh lý và vệ sinh lao động : phân công lao động khoa học đảm bảo không gây nên những đòi hỏi quá cao về sinh lý so với cơ thể con người, tạo ra các điều kiện thuận lợi về vệ sinh lao động để họ phát huy được khả năng, sở trường, năng khiếu của mình. - Tiêu chuẩn về xã hội: phân công lao động phải tạo ra được hứng thú tích cực đối với lao động, xây dựng những quan niệm đúng đắn về lao động và làm xuất hiện những sáng tạo trong lao động, đồng thời tạo ra được những tập thể sản xuất tốt. I.3.2 Hợp tác lao động trong xí nghiệp - Hiệp tác lao động là quá trình mà ở đó nhiều người cùng làm việc trong một quá trình sản xuất, hay ở nhiều quá trình sản xuất khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết chặt chẽ với nhau để nhằm một mục đích chung. - ý nghĩa của việc hiệp tác lao động trong doanh nghiệp là tạo điều kiện phối hợp 1 cách tích cực, hài hoà nhất các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như mọi sự cố gắng của mỗi cá nhân và tập thể trong một điều kiện Tổ chức-Kinh tế, kỹ thuật-Xã hội hợp lý nhất góp phần nâng cao hiệu quản sản xuất kinh doanh cũng nhờ có sự tiếp xúc xã hội và hiệp tác lao động giữa các con người mà hiệu suất công tác của mỗi người mỗi bộ phận được bộc lộ ra và tăng lên, nảy sinh sự thi đua giữa họ và xuất hiện những động cơ mới, kích thích mới trong mối quan hệ giữa người với người trong lao động. * Các hình thức hiệp tác: - Trong xí nghiệp công nghiệp có sự hiệp tác về không gian và thời gian. - Về không gian trong xí nghiệp có những hình thức cơ bản sau: + Hiệp tác giữa các phân xưởng chuyên môn hoá. + Hiệp tác giữa các ngành (bộ phận) chuyên môn hoá trong 1 phân xưởng. + Hiệp tác giữa người lao động với nhau trong tổ sản xuất. - Hiệp tác về mặt thời gian tức là sự tổ chức các ca làm việc trong 1 ngày đêm, bố trí ca hợp lý là nội dung của công tác tổ chức lao động trong xí nghiệp công nghiệp. Thường công nhân làm việc ban ngày hiệu quả hơn ban đêm, nhưng do yêu cầu của sản xuất và tận dụng năng lực của thiết bị mà phải bố trí làm cả 3 ca. Trong điều kiện này xí nghiệp cần có chế độ đảo ca hợp lý đảm bảo sức khoẻ cho công nhân. Tóm lại: phân công và hiệp tác lao động hợp lý và khoa học là điều kiện để._. sử dụng lao động, nâng cao năn suất lao động, mang lại hiệu quả kinh tế cao. I.4 Tổ chức lao động khoa học: Tổ chức lao động khoa học là tổ chức lao động dựa trên cơ sở phân tích khoa học các quá trình lao động và điều kiện thực hiện chúng, thông qua việc áp dụng thực tiễn những biện pháp được thiết kế dựa trên những thành tựu của khoa học và kinh nghiệm sản xuất. Tổ chức lao động khoa học là một hệ thống các biện pháp cần thiết để tạo nên các điều kiện cho người lao động đạt được năng suất cao nhất những khả năng kỹ thuật của thiết bị cũng như nâng cao chất lượng lao động và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Lao động khoa học bao gồm các nội dung sau: - Tổ chức và phục vụ nơi làm việc. - Tổ chức điều kiện làm việc. - Tổ chức thời gian làm việc và nghỉ ngơi. I.4.1 Tổ chức và phục vụ nơi làm việc: - Chỗ làm việc (nơi làm việc) là một phần diện tích và không gian sản xuất mà trên đó được trang bị các phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để một người hay một nhóm người lao động hoàn thành được công việc của mình. Nhiệm vụ của tổ chức và phục vụ nơi làm việc: - Tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất phù hợp với năng lực. - Bảo đảm cho quá trình sản xuất được liên tục, nhịp nhàng. - Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành quá trình lao động và tạo hứng thú tích cực cho người lao động. - Bảo đảm các điều kiện, khả năng thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoả mái, cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến. - Nơi làm việc được tổ chức và phục vụ hợp lý là nơi làm việc thoả mãn đồng thời các yêu cầu về sinh lý, vệ sinh lao động về tâm lý xã hội về thẩm mỹ trong sản xuất và về mặt kinh tế. I.4.2 Tổ chức điều kiện làm việc: Điều kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động, trong quá trình lao động sản xuất cũng như trong quá trình sinh hoạt của họ. Các điều kiện lao động có ảnh hưởng tốt, cũng như xấu đến sức khoẻ, khả năng làm việc của người lao động và qua đó cũng ảnh hưởng đến công tác. - Tác động của các nhân tố thuộc điều kiện lao động được phân thành 2 loại. + Loại có tác động tốt tạo ra các điều kiện thuận lợi cho con người. + Loại có tác động xấu tạo ra các điều kiện không thuận lợi, có hại, nguy hiểm dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và khả năng làm việc của con người. Điều kiện lao động trong thực tế phong phú và đa dạng, người ta phân các nhân tố của điều kiện lao động thành 5 nhóm sau: a) Nhóm tâm sinh lý lao động: - Sự căng thẳng về thế lực. - Sự căng thẳng về thần kinh. - Nhịp độ lao động. - Trạng thái và tư thế lao động. - Tính đơn điệu trong lao động. b) Nhóm các nhân tố thuộc về vệ sinh-y tế: - Điều kiện về khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, sự di chuyển bức xạ nhiệt và áp suất của khôg khí). - Tiếng ồn, rung động, siêu âm. - Độc hại trong sản xuất. - Tia bức xạ và trường điện tử cao. - ánh sáng và chế độ chiếu sáng. - Điều kiện vệ sinh. c) Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học: - Bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp. - Kiểu dáng và sự phù hợp của các trang thiết bị với tính thẩm mỹ cao. - âm nhạc, chức năng. - Màu sắc. - Cây xanh và cảnh quan môi trường. d) Nhóm các nhân tố thuộc về tâm lý-xã hội. - Tâm lý cá nhân trong tập thể. - Quan hệ giữa các nhân viên với nhau và quan hệ giữa nhân viên với thủ trưởng. - Tiếng đồn, dư luận, mâu thuẫn, xung đột. - Bầu không khí tâm lý của tập thể. e) Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện sống của người lao động : - Vấn đề nhà ở, đi lại và gia đình của mỗi người lao động. - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi. - Điều kiện đia lý và khí hậu. - Tình trạng xã hội và pháp luật... I.4.3 Tổ chức thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Tổ chức lao động trong bất kỳ tập thể nào cũng phải quy định rõ ràng thời gian làm việc, và nghỉ ngơi hợp lý. Về chế độ làm vệc và nghỉ ngơi có ảnh hưởng đến tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất, ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất. Mặt khác chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý là một phương tiện để khắc phục sự phát mệt mỏi, là biện pháp để tăng năng suất lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động do đó xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý bao gồm các nội dung sau: - Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý trong 1 ca công tác. - Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý trong ngày. - Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý trong tuần. - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý trong 1 năm. Chẳng hạn chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý 1 ca công tác bao gồm các nội dung chính sau đây: + Độ dài ngày làm việc. + Thời gian bắt đầu và kết thúc ca làm việc. + Độ dài và thời gian nghỉ giữa ca. + Độ dài và thời gian nghỉ giải lao trong ca. + Độ dài và thời gian nghỉ giải lao và thời điểm nghỉ trong ca. + Thời gian và nội dung (hình thức) của mỗi lần nghỉ giải lao. I.5 Phương pháp trả lương ở doanh nghiệp: - Tiền lương là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, phù hợp với quan hệ cung và cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương phải dựa trên số lượng và chất lượng lao động. Đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động cho người lao động. Số lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất sản phẩm còn chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân. Chất lượng lao động này được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do Nhà nước ban hành. Lựa chọn hình thức tiền lương hợp lý có tác dụng khuyến khích mỗi người công nhân không ngừng nâng cao năng suất lao động, sử dụng hợp lý và đầy đủ thời gian lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Các hình thức trả lương gồm có: - Hình thức tả lương theo thời gian. - Hình thức trả lưong theo sản phẩm. I.5.1 Hình thức trả lương theo thời gian: Thực chất: trả công theo số ngày công (giờ công) thực tế đã làm, công thức: Ltg=Ttt x L Trong đó: Ttt: số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳ (tuần, tháng...). L: Mức lương ngày (lương giờ) với L ngày= L tháng/22 và L giờ=L ngày/8. áp dụng chủ yếu đối với bộ phận gián tiếp, quản lý và với các công nhân ở các bộ phận sản xuất không thể định mức lao động được một cách chính xác hoặc nếu trả công theo hình thức sản phẩm thì sẽ có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, không đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp. Điều kiện để áp dụng tốt lương thời gian cần có các điều kiện sau đây. + Doanh nghiệp cần bố trí người đúng việc. + Doanh nghiệp phải có hệ thống theo dõi việc chấp hành thời gian làm việc của người lao động. + Làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh hướng làm việc chiếu lệ, thiếu trách nhiệm không quan tâm đến hiệu quả công tác. Các hình thức cụ thể của tiền lương thời gian. I.5.1.1 Tiền lương thời gian giản đơn: Hình thức tiền lương này chỉ căn cứ vàp số thời gian làm việc và lương giờ (hoặc lương ngày) của nhân viên để trả lương. Nó dễ mang tính chất bình quân, vì không phân biệt người làm tích cực với người kém, do đó không khuyến khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian lao động và nâng cao chất lượng công việc của mình. I.5.1.2 Tiền lương thời gian có thưởng: Hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định. Hình thức này đã kích thích người lao động quan tâm hơn đến kết quả công tác của mình. I.5.2 Trả lương theo sản phẩm: Đây là hình thức trả lượng cơ bản, rất phổ biến vì hiện nay áp dụng khá phù hợp. Nó quán triệt đầy đủ nguyên tắc “phân phối theo lao động”, gắn việc trả lương với kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể của mỗi cá nhân và tập thể trong doanh nghiệp. - Thực chất trả lương theo số lượng sản phẩm hay số công việc đã hoàn thanh và đảm bảo chất lượng. - Công thức tổng quát: Lsp = Ntt x Đg Trong đó: Ntt: Số sản phẩm thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành. Đg: Đơn giá lương sản phẩm. - áp dụng: cho tất cả các công việc độc lập mà có thể đo lường được kết quả lao động (có mức lao động ). - Điều kiện để áp dụng tốt tiền lương sản phẩm: + Doanh nghiệp cần có hệ thống các mức lao động có căn cứ khoa học, để tạo điều kiện tính đơn giá lương chính xác. + Doanh nghiệp phải có chế độ theo dõi và kiểm tra chất lượng sản phẩm. + Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi người lao động để tránh khuynh hướng chạy theo số lượng mà quên mất chất lượng. Sở dĩ phải nhấn mạnh vấn đề này vì khi nhận thức của người lao động còn thấp thì hình thức này phát sinh ra rất nhiều hậu quả xấu. Các hình thức cụ thể của tiền lương sản phẩm: I.5.2.1 Lương trả theo sản phẩm cá nhân trực tiếp: Hình thức này áp dụng rộng rãi cho người lao động trực tiếp với điều kiện công việc của họ tương đối độc lập và có thể đo lường được kết quả. Công thức: Lsp t.tiếp = Ntt x Đg với Ntt: số lương thực tế. Với Đg = T x Lgiờ T: mức thời gian (h/sp). Lgiờ: mức lương giờ theo cấp bậc của sản phẩm. I.5.2.2 Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp: Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp được áp dụng đối với công nhân phụ phục vụ sản xuất như các công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị phục vụ vận chuyển, kho tàng, kiểm tra chất lượng sản phẩm... mà kết quả công tác của họ có ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân sản xuất chính. Do đó tiền lương sản phẩm của họ tùy thuộc vào kết qủa sản xuất của các công nhân chính. Hình thức tiền lương này đã động viên được các công nhân phụ phục vụ tốt hơn và có tác dụng nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Công thức: L spgtiếp=L thánggtiếp x K nslđt.tiếp Hoặc Lspgtiếp=Lthánggtiếp:Nkhcnsc chính x Nttcnsxchính. Trong đó Lspgtiếp: lương sản phẩm của công nhân gián tiếp. Lthánggián tiếp: lương cơ bản tháng của công nhân gián tiếp. NKHCNSX chính: mức sản lượng kế hoạch (thực tế) của công nhân chính (những người được công nhận gián tiếp phục vụ). Knslđttiếp: hệ số năng suất của công nhân chính. I.5.2.3 Trả theo lương sản phẩm tập thể: Hình thức này áp dụng đối với các công việc mà phải cần một tập thể công nhân cùng thực hiện. Ví dụ như lắp ráp sản phẩm, đúc sản phẩm, phục vụ 1 dây chuyền sản xuất. Để tính lương cho người lao động cần tiến hành theo 2 bước : * Bước 1: Xác định quỹ lương của tập thể: Lspt.thể=Nt.thểt.tế x Đgt.thể Với Nt.thểt.tế: số lượng thực tế của tập thể. Đgt.thể= T x T: mức thời gian của 1 sản phẩm (h/sp). Đgt.thể=Lgsp x Lgj: mức lương giờ của công nhân j. Lgsp: mức lương giờ bình quân của sản phẩm. Tj: thời gian của công nhân thứ j khi tham gia làm 1 sản phẩm. S: số công nhân của tập thể đó. * Bước 2: Tính lương cho từng người: Tiền lương sản phẩm của người công nhân thứ j được xác định như sau: Trong đó: Tj: Số ngày (giờ công) trong kỳ của công nhân thứ j. Lj: Lương ngày (giờ) của công nhân thứ j. Tuy nhiên do nhược điểm của việc chia lương theo công thức trên là chưa xét tới thái độ lao động của từng người tham gia vào công việc chung của tập thể, nên trong chừng mực nào đó tiền lương của họ vẫn chưa thật sự gắn với thành tích chung của tập thể. Để khắc phục nhược điểm này và bảo đảm tính công bằng hơn cần bổ xung một hệ số thái độ của từng người (Ktđj) vào công thức trên như sau: I.5.2.4 Trả lương sản phẩm luỹ tiến: Hình thức này thường được áp dụng ở những “khâu yếu” trong sản xuất để góp phần vào sự hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp. Lương sản phẩm luỹ tiến có sử dụng 2 loại đơn giá lương: Cố định và luỹ tiến tăng dần: Đơn giá lương cố định để trả cho các sản phẩm trong mức quy định. Đơn giá lương luỹ tiến cho các sản phẩm vượt mức quy định. Vi dụ: Khi đạt 100% thì trả lương theo đơn giá cố định L0. Nếu vượt từ 1% đến 10% mức quy định thì trả theo đơn giá Lo x 1,1. Nếu vượt từ 11% đến 20% mức quy định thì trả theo đơn giá L0x1,2. Nếu vượt trên 20% mức quy định thì trả theo đơn giá L0x 1,3. Nhờ việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra mà doanh nghiệp đã giảm được chi phí cố định tính cho 1 đơn vị. Đó chính là nguồn bù đắp cho số tiền lương trả thêm theo luỹ tiến ở trên. Đơn giá tiền lương tăng thêm này được tính dựa vào đơn giá cố định và một hệ số tăng đơn giá, tức là chỉ nên dùn 1 phần số tiết kiệm được về chi phí sản xuất cố định. Điều kiện đó có thể biểu diễn dưới dạng bất đẳng thức sau đây: Trong đó: D: Tỷ lệ tăng đơn giá l D.L Ê C - L: Tỷ lệ tiền lương trong giá thành đơn vị sản phẩm. Hs: Tỷ lệ sản lượng so với mức quy định. Từ đó ta rút ra: D Ê C(Hs-1) L.Hs Công thức này được sử dụng để tính tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến. Như vậy, tiền lương của công nhân được tính theo công thức sau: L = ĐG x Qt + ĐG x D x [Qt-Q0] Trong đó: Q0: Mức khởi điểm. Qt: Sản lượng thực tế. D : Hệ số tăng đơn giá lương. I.5.2.5 Lương khoán. Tiền lương khoán là 1 hình thức đặc biệt của tiền lương sản phẩm, trong đó tổng tiền lương cần trả cho 1 công nhân hay 1 tập thể được quy định trước cho 1 khối lượng công việc xác định phải hoàn thành trong 1 khoản thời gian quy định. Hình thức trả lương này áp dụng cho các công việc mà xét giao từng chi tiết thì không lợi về mặt kinh tế hoặc những công việc khẩn cấp cần hoàn thành sớm ví dụ như sửa chữa thiết bị trong trường hợp hư hỏng bất thường, bốc dỡ một số hàng hoá vật tư để giải phóng nhanh phương tiện mặt bằng hay kho tàng. I.5.2.6 Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Thực chất là sự kết hợp lương sản phẩm với chế đội tiền thưởng nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Tóm lại: việc trả lương sản phẩm cho người lao động không chỉ căn cứ vào chế độ tiền lương (trình độ chuyên môn, thang lương và bảng lương) mà còn phải lựa chọn hình thức tiền lương hợp lý với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Để phát huy được tác dụng của tiền lương, vừa phản ánh hao phí lao động trong quá trình sản xuất vừa làm đòn bảy kích thích người lao động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. I.5.3 Tiền thưởng: Thực chất tiền thưởng là 1 khoản tiền bổ xung cho tiền lương, cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho người lao động và ở một chừng mực nào đó tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất có hiệu quả nhất đối với người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần. Tiền thưởng đã làm cho người lao động quan tâm hơn đến việc tiết kiệm lao động sống cũng như lao động văn hoá, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và khẩn trương hoàn thành công việc với thời gian ngắn nhất. - Công tác tiền thưởng gồm 3 nội dung sau đây: + Chỉ tiêu thưởng yêu cầu gồm cả số lượng, chất lượng. + Điều kiện thưởng. + Nguồn và mức thưởng có thể lấy ở: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, giá trị làm lợi mang lại. Mức thưởng là giá trị bằng tiền để thưởng cho cá nhân hoặc tập thể khi hoàn thành chỉ tiêu xét thưởng. - Một số hình thức thưởng trong doanh nghiệp: + Thưởng năng suất lao động cao. + Thưởng chất lượng sản phẩm tốt, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. + Thưởng tiết kiệm vật tư. + Thưởng sáng kiến. + Thưởng theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Thưởng bảo đảm ngày công cao. + Thưởng về lòng trung thành tận tâm với doanh nghiệp. + Thưởng cuối năm... I.6. Đào tạo bồi dưỡng người lao động: Để có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cũng như bảo đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp phải thường xuyên đào tạo và phát triển trình độ nghề nghiệp cho nguồn nhân lực của mình. Nội dung đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động bao gồm: Đào tạo công nhân mới. Bồi dưỡng cán bộ tại chỗ. Cử cán bộ CNVC đi học hàm thụ, tại chức. Nâng cao tay nghề cho công nhân tại trường hoặc lớp ngoài thời gian sản xuất. Đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động là một tất yếu khách quan và có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với doanh nghiệp, với từng người lao động cũng như với toàn xã hội. Đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể theo sát kịp thời sự tiến hoá và phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nhờ có đào tạo giáo dục tốt, người lao động sẽ có thêm các kiến thức mới, góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. I.7. TuyểN dụng lao động: Ngày nay chính người lao động quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Do đó chiến lược tuyển dụng lao động đã trở thành một trong các chiến lược quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Thông thường những người được đầy đủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp chuyên môn và các yêu cầu cần thiết khác mà doanh nghiệp đã đề ra; để bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch lao động doanh nghiệp cần tiến hành tuyển dụng lao động để bổ xung số lao động còn thiếu. Cùng với việc áp dụng chế độ hợp đồng lao động, việc tuyển chọn lao động cần thực hiện 1 cách khoa học theo trình tự của công tác tuyển dụng lao động bao gồm: Xác định số ngành nghề, chức danh và số lượng cụ thể cần tuyển. Xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể, cho từng ngành nghề chức danh cần tuyển dụng. Ngoài việc xét tuyển, qua kiểm tra hồ sơ lý lịch, văn bằng còn phải kiểm tra cụ thể qua thi tuyển, phỏng vấn... Quyết định tuyển dụng lao động được thực hiện trên cơ sở đánh giá tổng hợp cuối cùng của Hội đồng tuyển dụng và giám đốc sẽ ký quyết định và sau đó ký kết bản hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người mới được tuyển dụng trong đó ghi rõ quyền lợi, nghĩa vụ cùng sự cam kết trách nhiệm của cả 2 bên. Và cuối cùng là hoà nhập người mới vào vị trí đây là 1 bước quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tuyển dụng nhân viên. Cụ thể là lập kế hoạch tiếp đón giới thiệu doanh nghiệp về quy trình sản xuất, giới thiệu mọi người có quan hệ công tác với vị trí, nhằm theo dõi, kèm cặp đào tạo thêm hoặc giúp đỡ mọi mặt để công tác tuyển dụng đạt hiệu quả cao nhất. Phần II Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét trúc thôn II.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. - Công ty Vật liệu chịu lửa và Khai thác đất sét Trúc Thôn là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Thép Việt nam đóng tại xã Cộng Hoà huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương, điện thoại: 0320.882.243; Fax: 0320.883.163. - Tiền thân là Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn được thành lập trên cơ sở tổ chức tại Mỏ đất chịu lửa Trúc Thôn Với nhiệm vụ chủ yếu là khai thác đất sét trắng, quặng chịu lửa đồng thời sản xuất gạch chịu lửa trên dây chuyền sản xuất vừa thủ công vừa cơ giới. Sau khi thành lập Mỏ chỉ có 70 á100 lao động, dần dần khu gang thép càng lớn mạnh Mỏ cũng phát triển lên để đáp ứng nhu cầu của thị trường, của khách hàng. Số công nhân tăng lên từ 100, 200, 300 và ngày nay là trên 400 người. Cuối năm 1999 do yêu cầu chung của khu gang thép Thái Nguyên nhà nước tách công ty từ một đơn vị trực thuộc thành một Công ty hạch toán độc lập, đa dạng hóa mặt hàng sản xuất. Từ tài sản cố định ban đầu chỉ có dụng cụ đơn sơ nay đã có dây chuyền sản xuất tương đối đồng bộ, ô tô, máy xúc, máy nghiền với giá trị hiện tại khoảng hơn 9 tỷ đã khấu hao 5 tỷ chưa kể bổ sung. Trong những năm hoạt động trong nền kinh tế thị trường nhất là từ cuối 1999 đến nay Công ty đã có nhiều thay đổi lớn về tổ chức sản xuất. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ sản phẩm hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, hơn nữa khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh nảy sinh trong công ty giữa các đơn vị thành viên khi cùng sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau. Điều đó đòi hỏi các sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng kịp thời cho khách hàng khi cần thiết. Trước tình hình đó Ban lãnh đạo Công ty cùng với các cơ quan phòng ban chức năng, các cấp trong đơn vị tích cực tìm mọi biện pháp tháo gỡ tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất. Sự hội nhập của Công ty hòa vào sự phát triển chung của nền kinh tế thị trường, cơ sở vật chất ngày càng được đổi mới khang trang, đời sống cán bộ công nhân viên chức trong toàn công ty thêm cải thiện, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 700.000đ/tháng/người vượt mức so với kế hoạch (kế hoạch là 680.000đ/tháng/người), giá trị tổng sản lượng đạt 15.774.433.600 đ tăng 15,5% so với năm trước. Qua đó phần nào đã khẳng định được chỗ đứng của Công ty trong nền kinh tế thị trường.- Trong thời kỳ bao cấp với 500 lao động, năm cao nhất sản lượng Đất chịu lửa chỉ đạo 22.000 tấn, Đất sét trắng đạt 12.000 tấn. - Năm 1986 khi chuyển từ chế độ bao cấp sang hạch toán kinh doanh cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Mỏ đất Trúc thôn gặp không ít những khó khăn có lúc tưởng như không đứng vững nổi, người lao động thiếu việc làm, sản phẩm tồn đọng không bán được. Trước tình hình đó Công ty chấp nhận muốn tồn tại thì phải chấp nhận cạnh tranh, phải tập trung cao độ năng lực, trí tuệ, tiền vốn để đổi mới sản phẩm, đổi mới thiết bị và công nghệ. Công ty đã tổ chức lại sản xuất. Kết quả đến nay Công ty đã có 570 cán bộ CNVC, doanh thu năm 2001 là 20 tỷ đồng, năm 2002 phấn đấu tổng doanh thu 25 tỷ đồng và sản xuất được trên 20 loại sản phẩm khác nhau. Sản phẩm của Công ty được cấp Nhà nước cấp đăng ký chất lượng hàng hoá. II.2. Mặt hàng sản xuất và thị trường tiêu thụ: Với chức năng được giao là sản xuất các loại vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng. - Khai thác tuyển chọn đất chịu lửa, đất sét trắng. - Sản xuất kinh doanh đất đèn, ferô Mangan, hồ điện cực. - Vật tải hàng hoá đường bộ. Các loại hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ ở thị trường trong nước và 1 số ít được xuất khẩu sang Nhật. Hàng hoá sản xuất đến đâu tiêu thụ đến đó. II.3. Tổ chức kết cấu sản xuất và công nghệ sản xuất. II.3.1. Tổ chức kết cấu sản xuất: Dựa trên cơ sở của dây chuyền công nghệ và thiết bị của phân xưởng sản xuất kết cấu sản xuất của Công ty được chia làm 6 phân xưởng: Phân xưởng khai thác I, phân xưởng khai thác II, PX vật liệu chịu lửa, PX vật liệu xây dựng, PX Đất Đèn, PX cơ điện. *Phân xưởng khai thác I , khai thác II : Chịu trách nhiệm khai thác tuyển chọn đất chịu lửa, đất sét trắng bằng cơ giới và thủ công, cung cấp nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất như: Phân xưởng sản xuất vật liệu chịu lửa, phân xưởng sản xuất vật liệu xây dựng.... Khai thác tuyển chọn đất chịu lửa, Đất sét trắng bán trực tiếp cho khách hàng đồng thời vận chuyển về các kho chứa để dự trữ. * Phân xưởng vật liệu chịu lửa: Chịu trách nhiệm gia công, chế biến đất chịu lửa, đất sét trắng thành các sản phẩm gạch chịu lửa, các loại để cung cấp cho các lò luyện sắt, thép, các lò nung công nghiệp chịu nhiệt độ cao. Phân xưởng vật liệu xây dựng: Sản xuất Samốt cục làm nguyên liệu để sản xuất gạch chịu lửa. Sản xuất các loại gạch, ngói, xây dựng và công nghiệp. Chịu trách nhiệm chế biến, tận dụng nguồn đất thải trong quá trình khai thác quặng để làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm Vật liệu xây dựng kể trên. * Phân xưởng đất đèn: Có nhiệm vụ sản xuất hồ điện cực, sản xuất Đất đèn, cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước. * Phân xưởng cơ điện: Chịu trách nhiệm: + Sửa chữa máy móc thiết bị của các phân xưởng. + Chế tạo khuôn ép gạch chịu lửa. + Chế tạo công cụ, dụng cụ lao động. + Chế tạo các sản phẩm mới. + Xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên các công trình xây dựng cơ bản, nhà cửa, xưởng máy... II.3.2. Công nghệ sản xuất của công ty: Công ty vật liệu chịu lửa và Khai thác đất sét Trúc Thôn là đơn vị sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, thành phẩm của phân xưởng này có thể là nguyên vật liệu cho phân xưởng khác. Do đó quy trình công nghệ của một số sản phẩm tương đối phức tạp. Hình 1.1. Quy trình sản xuất gạch chịu lửa.( trang bên) Hình 1.2. Quy trình sản xuất đất đèn: 7 6 5 4 3 2 1 Kho thành phẩm(9) 8 Bước 1 : Luyện than đá ở 16000C tạo thành than gầy. Bước 2 : Nghiền than gầy bằng máy nghiền bi cho cỡ hạt 1,5 á 2mm. Bước 3: Nấu than gầy và Bitum ở nhiệt độ cao thành hồ. Bước 4: Cán ép hồ ( hồ được cán ép thành từng bánh ). Bước 5: Đập bánh hồ bằng thủ công thành viên nhỏ. Bước 6: Luyện cho hỗ hợp hồ, than cốc, vôi sống, than cám A bằng lò điện cực ở nhiệt độ 2500 á 30000C tạo thành đất đèn nóng chảy. Bước 7: Rót đất đèn nóng chảy ra khay chứa khi nguội đông kết sẽ đập thành các cục đất đèn thành phẩm. Bước 8: Đóng gói: Các cục đất đèn được đóng vào các phi sắt đậy kín để tránh tiếp xúc với không khí . Hình I.3. Sơ đồ công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản: Khai thác quặng ng máy. Bước 3b: Lấy quặng chịu lửa bằng lò sấy quay (Hoặc phơi nắng). Bước 4a: Nung gạch mộc ở 12300C tạo thành Samốt cục. Bước 4b: Tạo hạt thô. Bước 5a: Nghiền sa mốt bằng máy nghiền bi cỡ hạt nhỏ hơn 3 mm. Bước 5b: Nghiền quặng khô bằng máy nghiền búa tạo ra bột kết dính. Bước 6: Trộn bột sét sông (kết dính ) với nước theo tỷ lệ Samốt (sạn nghiền). Bước 7 : Đóng gạch bằng máy ép (Hoặc thủ công ). Bước 8: Nung gạch ở 12500C tạo ra thành phẩm là gạch chịu lửa. Phân loại Bóc thải Mở mỏ Thiết kế Thăm dò Phơi - pha cục đóng bao Khoan xác định chất lượng Hoàn thổ Nhập kho Phơi - sấy Bán hàng Bán hàng Nghiền Đóng bao Nhập kho II.2. kết cấu sản xuất và cơ cấu Tổ chức quản lý của công ty: Kết cấu tổ chức sản xuất của công ty: Cơ sở phân chia các bộ phận sản xuất và mối quan hệ của chúng dựa trên cơ sở của dây truyền thiết bị và công nghệ để phân chia các bộ phận. Công ty Vật liệu Chịu lửa và khai thác Đất Sét Trúc Thôn gồm 6 phòng, 6 phân xưởng và 1 mỏ Đôlômít Thanh Hoá. + Văn phòng. + Phòng Tổ chức lao động. + Phòng Kế toán thống kê - Tài chính. + Phòng Kỹ thuật. + Phòng Kế hoạch vật tư. + Phòng Kinh doanh. + Phân xưởng Khai thác 1. + Phân xưởng Khai thác 2. + Phân xưởng Vật liệu chịu lửa. + Phân xưởng Vật liệu xây dựng. + Phân xưởng Đất đèn. + Phân xưởng Cơ điện. + Mỏ Đôlômít Thanh Hoá. ( Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty . Hình I.5). Bộ máy quản lý của Công ty hiện nay về trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế. - Trình độ Đại học: 35 người/ 566người Tỷ lệ: 6,18%. - Trình độ Cao đẳng: 11người/ 566 người Tỷ lệ: 1,94%. - Trình độ Trung cấp: 50 người/566 người Tỷ lệ: 8,83%. - Trình độ Sơ cấp: 2/người/566 người Tỷ lệ: 0,35%. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng là phù hợp với quy mô và tình hình sản xuất hiện nay. Với kiểu cơ cấu này sử dụng các bộ phận chức năng tham mưu cho giám đốc. Giám đốc là người lựa chọn và quyết định, các phòng ban không có quyền ra lệnh cho cấp dưới. Hình I.5: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty Giám đốc Phó giám đốc Kỹ thuật Phó giám đốc Kinh doanh Phòng Vật tư Phòng TCLĐ BV Phòng kinh doanh Phòng KT TK-TC Phòng Kỹ thuật Văn phòng Phân Xưởng đất đèn Phân Xưởng Cơ điện Phân Xưởng VLXD Phân xưởng VLCL Phân xưởng Khai thác II Phân Xưởng Khai thác I Mỏ Đô lô mít Thanh Hoá II.3. tình hình tài sản cố định và vật tư sử dụng của công ty II.3.1. Đặc điểm máy móc thiết bị: - Do đặc điểm của sản phẩm là các loại quặng chịu lửa, quặng sét trắng, gạch chịu lửa, đất đèn ... cho nên các loại máy móc thiết bị đòi hỏi phải lớn, phải chuyên dùng. Dây chuyền sản xuất hiện nay của Công ty vẫn mang tính thủ công, bán cơ giới. Gồm có các loại máy móc, thiết bị như sau : - Máy phát điện, máy xúc, máy gạt. - Phương tiện vận tải: Xe ô-tô Kamaz, xe bò Maz, xe tải, xe ca, xe con - Máy dập tạo hình gạch mộc. - Máy nhào EG5. - Máy nghiền Sa luân. - Máy cán. - Máy bơm nước . - Các hệ thống lò luyện đất đèn. - Lò nung gạch chịu lửa lòvòng, lò bầu. - Lò nung gạch xây dựng. - Máy sấy quay.. * Tài sản cố định tăng giảm trong năm 2001 theo bảng I.1. Bảng I.1. tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2001. Nhóm tài sản Chỉ tiêu Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải Dụng cụ quản lý Tổng I. Nguyên giá TSCĐ 1. Số dư đầu kỳ 2.348.768.000 884.941.000 3.817.900.000 344.641.000 7.396.250.000 2. Số tăng trong kỳ 1.453.048.000 1.174.502.000 1.709.793.000 27.657.000 4.365.000.000 Trong đó: - Mua sắm mới. 52.008.000 620.000.000 90.900.300 27.657.000 1.608.668.000 - (Sát nhập) XD mới 1.401.040.000 554.502.000 800.790.000 2.756.332.000 3. Số giảm trong kỳ Trong đó:- Thanh lý 25.000.000 25.000.000 - Nhượng bán 4. Số cuối kỳ: 3.776.816.000 2.059.443.000 5.527.693.000 372.298.000 11.736.250.000 Trong đó: - Chưa sử dụng - Đã khấu hao hết - Chờ thanh lý II. Giá trị hao mòn 1. Đầu kỳ 1.346.800.000 514.647.500 2.618.283.000 74.019.500 4.553.750.000 2. Tăng trong kỳ 357.091.000 650.000.000 881.250.000 45.409.000 1.933.750.000 3. Giảm trong kỳ 25.000.000 25.000.000 4. Số cuối kỳ 1.678.891.000 1.164.647.500 3.499.533.000 119.428.500 6.462.500.000 III. Giá trị còn lại 1. Đầu kỳ 1.001.968.000 370.293.500 1.199.617.000 270.612.500 2.842.500.000 . Cuối kỳ 2.097.925.000 894.795.500 2.028.160.000 252.870.000 5.273.750.000 Bảng I.2. Thực trạng khấu hao tài sản cố định năm 2001 Nhóm tài sản Nguyên giá Khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại 1. Nhà cửa vật kiến trúc 3.776.816.000 1.678.891.000 2.097.925.000 2. Máy móc thiết bị 2.059.443.000 1.164.647.500 894.795.500 3. Phương tiện vận tải 5.572.693.000 3.499.533.000 2.028.160.000 4. Thiết bị dụng cụ quản lý 372.298.000 119.428.000 252.870.000 Tổng: 11.736.250.000 6.462.500.000 5.273.750.000 Nhận xét: - Công ty luôn đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị. - Phương pháp tính khấu hao của Công ty như vậy tương đối phù hợp. Cách tính khấu hao như sau: Mức khấu hao = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng ở công ty việc theo dõi TSCĐ gồm 3 chỉ tiêu: Nguyên giá - Hao mòn - Giá trị còn lại - Hầu hết các TSCĐ trên Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều để tính giá trị còn lại của chúng. II.4. Tình hình lao động và tiền lương: I.4.1. Tình hình lao động: - Tại thời điểm thnág 12/2000. Tổng số CBCNV của Công ty là: 566 người. Cơ cấu lao động (xem bảng I.3) Bảng I.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi và trình độ văn hoá, năm 2001 STT Danh mục nhân sự lao động Số lượng người Tỷ lệ% So với Tổng số 1 Tổng số CB.CNV 566 2 Tổng số nữ._.hoá chi phí tiền lương không phải là cắt giảm tiền lương, hạ thấp tiền công lao động mà là tiết kiệm chi phí lao động cho một kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp hoặc tăng số đơn vị kết quả đầu ra, khi vẫn chỉ phải sử dụng một đơn vị lao động như trước hoặc đồng thời cả 2 khả năng. Khi chi phí tiền lương tối thiểu hoá, lúc đó năng suất lao động là lớn nhất và quản lý tiền lương có hiệu quả nhất. Hiệu quả kinh tế của tiền lương, tiền thưởng được thể hiện ở chỗ là tiền lương, tiền thưởng trở thành động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển đảm bảo hài hoà 3 lợi ích: Lợi ích tập thể, lợi ích người lao động và lợi ích Nhà nước. Một chính sách tiền lương hợp lý khi đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện và nâng cao. Lợi nhuận ngày càng nhiều và sản xuất ngày càng phát triển. Mặt khác việc phân phối tiền lương hợp lý, công khai, công bằng là cơ sở để doanh nghiệp tăng năng suất người lao động, là điều kiện để Doanh nghiệp tăng lợi nhận. Trong quản lý tiền lương được gọi là có hiệu quả khi nó phải đảm bảo 2 chức năng cơ bản: Tiết kiệm chi phí tiền lương - Đảm bảo lợi ích kinh tế của người lao động. Với những tồn tại đã phân tích ở phần III. - Các định mức lao động lạc hậu dẫn đến bố trí số công nhân dư thừa. - Đơn giá tiền lương tổng hợp của 1 số sản phẩm chưa tính được chính xác. - Hiện nay công ty theo 2 hình thức trả lương là: Theo thời gian và trả lương theo sản phẩm. Qua nghiên cứu 2 phương pháp trên em thấy công ty áp dụng 2 hình thức trên là quá bình quân chủ nghĩa chưa phất huy được tính ưu việt của tiền lương, làm suy yếu vai trò đòn bẩy của tiền lương, nhất là việc phân phối tiền lương cho công nhân làm lương sản phẩm tập thể. Công ty thực hiện phân phối bình quân theo công sản phẩm thực tế của các thành viên trong tổ. Việc phân phối tiền lương cho lực lượng lao động gián tiếp + phục vụ gián tiếp. Công ty thực hiện trả lương thời gian theo lương cấp bậc được xếp của từng người lao động theo Nghị định 26/CP cộng với tiền lương phân phối lại theo kết quả SXKD, còn chung chung chưa quy định hệ số trách nhiệm cụ thể gắn với từng khâu công việc, từng vị trí công tác của người lao động làm cho sự cố gắng tích cực trong việc quản lý, nghiên cứu tìm tòi phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất trong công tác quản lý, điều hành của bộ máy gián tiếp + phục vụ gián tiếp chưa cao. Trong phạm vi đề tài này em đề xuát 2 biện pháp. 1. Xác định lại đơn giá tiền lương tổng hợp cho sản xuất gạch chịu lửa. 2. Đề xuất phương pháp nhằm hoàn thiện hơn về càch phân phối lương cho người lao động tại Công ty vật liệu chịu lửa và khai thác đất sét Trúc Thôn IV. 1. Biện pháp thứ nhất. 1. Xác định lại đơn giá tièn lương tổng hợp cho gạch chịu lửa: - Cách xác định mức lao động của công ty chưa chính xác nhất là đối với các bước công việc nằm trên dây chuyền sản xuất cơ khí hoá bằng máy móc thiết bị như công nghệ nghiền, trộn, dập. Các mức này chưa dựa trên thông số kỹ thuật của máy móc thiết bị, dựa trên quy trình công nghệ sản xuất. - Cách tính phụ cấp khu vực còn sai, dẫn đến sự chênh lệch về tiền lương giữa các bộ phận. - Khi khảo sát tại phân xưởng Vật liệu chịu lửa em đã sử dụng phương pháp chụp ảnh và ghi lại toàn bộ các hoạt động của công nhân trong một ca làm việc. Các phiếu chụp ảnh được kèm theo đồ án này ở phần phụ lục . - Từ các tài liệu thu được trong khảo sát em lập ( bảng IV.1 .Phân tích các phiếu chụp ảnh ngày làm việc) Để xem xét quá trình làm việc của công nhân tại phân xưởng em dùng chỉ tiêu: KNS = Hệ số công việc có năng suất thấp, đòi hỏi phải xác định lại định mức năng suất và tính lại đơn giá tiền lương tổng hợp sản xuất gạch chịu lửa. Bảng IV.1 Bảng phân tích các phiếu chụp ảnh ngày làm việc. Chỉ tiêu Ký hiệu Tên Công nhân Cộng Trung bình Tỷ lệ % Hưng Bình Mai Hùng Trọng 1.Thời gian chuẩn kết TCK 46 35 42 38 37 198 39,6 8,25 2. Thời gian tác nghiệp TTN 329 353 327 335 335 1679 335,8 69,95 3. Thời gian ngừng do tổ chức TNCT 105 110 85 115 108 523 104,6 21,8 Cộng: 480 480 480 480 480 480 100 Theo phân tích chụp ảnh trung bình 1 người lao động làm việc có hiệu quả 335,8 phút một ngày. Như vậy thời gian làm việc có hiệu quả so với thời gian thực tế còn thấp. Cho nên phải xác định lại đơn giá tổng hợp. a. Xác định mức lao động công nghệ trên các bước công việc: Bước 1: Xác định mức lao động công nghệ tại bước nghiền sạn samốt. Ti = Với MNS = Trong đó: Tca : Thời gian làm việc 1 ca. TNTC : Thời gian ngừng do tổ chức do thiếu nguyên vật liệu TĐV : Thời gian tiêu hao cho hoàn chỉnh 1 tấm sản phẩm. Ta có số liệu khảo sát thiết kế: TĐV = 8,6 giờ = 516 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = (phút). Ti = 9,41 (giờ). Bước 2: Xác định mức lao động công nghệ bước nghiền bột kết dính. - Ta có số liệu khảo sát thiết kế: tại bước 2 TĐV = 1,31 giờ = 78,6 ( phút) . TNTC = 20 phút. TCK= 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = ( phút ). Ti = 1,43 ( giờ ). Bước 3: Xác định mức lao động công nghệ bước trộn liệu bằng máy. TĐV = 2,55 giờ = 153 ( phút ). TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = Ti = 2,78 (giờ). Bước 4: Xác định mức lao động công nghệ bước vận chuyển liệu đã trộn. Ta có số liệu khảo sát và thiết kế. TĐV = 1,41 giờ = 84,6 ( phút ) . TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = . Ti = 1,53 (giờ). Bước 5. Xác định mức lao động công nghệ bước tạo hình gạch mộc. Ta có số liệu khảo sát thiết kế. TĐV = 12,85 giờ = 771 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút. MNS = (tấn/ca) Ti = . Ti = 14,04 (giờ). Bước 6. Xác định mức lao động công nghệ, bước vận chuyển gạch mộc vào lò. Ta có số liệu khảo sát thiết kế: TĐV = 3,6 giờ = 216 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút. MNS = (tấn/ca) Ti = . Ti = 3,94 (giờ). Bước 7: Xác định mức lao động công nghệ bước xếp gạch trong lò. Ta có số liệu khảo sát thiết kế. TĐV = 3,8 giờ = 228 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 8: Xác định mức lao động công nghệ bước nghiền than . TĐV = 0,46 giờ = 27,6 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 9. Xác định mức lao động công nghệ bước vận chuyển than lên nóc lò. TĐV = 0,44 giờ = 26,4 phút. TNTC = 20 phút. TCK= 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 10. Xác định mức lao động công nghệ bước đóng than. TĐV = 0,075 giờ = 4,5 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút . MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 11. Xác định mức lao động công nghệ bước đốt lò. Ta có số liệu khảo sát thiết kế: TĐV = 4,5 giờ = 270 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút. MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 12: Xác định mức lao động công nghệ bước ra lò gạch thành phẩm. Ta có số liệu khảo sát thiết kế. TĐV = 9,55 giờ = 573 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút. MNS = (tấn/ca) Ti = Bước 13. Xác định mức lao động công nghệ cho các công việc phụ khác . Như dọn xỉ, dọn van, xây rỡ khám Ta có số liệu khảo sát thiết kế: TĐV = 1,92 giờ = 115,2 phút. TNTC = 20 phút. TCK = 20 phút MNS = (tấn/ca) Ti = b. Xác định tiền lương bình quân giờ cho sản xuất gạch chịu lửa: 1. Xác định tiền lương bình quân /giờ bước nghiền sạn samốt: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 2. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước nghiền bột kết dính . - Lương bình quân tháng: 585.900 đ (đ/giờ) 3. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước trộn liệu bằng máy: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 4 . Xác định tiền lương bình quân/giờ bước vận chuyển liệu đã trộn: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 5. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước tạo hình gạch mộc: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 6. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước vận chuyển gạch mộc vào lò : - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 7. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước xếp gạch trong lò: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 8. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước nghiền than: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 9. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước vận chuyển than lên nóc lò: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 10. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước đóng than: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 11. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước đốt lò: - Lương bình quân tháng: 650.700đ. (đ/giờ) 12. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước ra lò: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) 13. Xác định tiền lương bình quân/giờ bước công phụ khác: - Lương bình quân tháng: 585.900đ. (đ/giờ) c. Xác định hệ số phụ cấp vào trong đơn giá: Công ty áp dụng hệ số phụ cấp khu vực cho tất cả các bước công nghệ hệ số 0,2 Nhưng đã tính sai vì hệ số 0,2 so với lương tối thiểu do Nhà nước quy định năm 2001 là 210.000đ/tháng không phải theo lương bình quân tháng. 1. Hệ số PC khu vực cho bước nghiền sạn samốt được tính như sau: 2. Hệ số PC khu vực cho bước nghiền bột kết dính: 3. Hệ số PC khu vực cho bước trộn liệu: Tương tự cách tính trên ta tính được hệ số phụ cấp khu vực của các bước công việc tiếp theo. 4. Bước vận chuyển liệu đã trộn = 0,07 5. Bước tạo hình gạch mộc = 0,07 6. Bước vận chuyển gạch mộc vào lò = 0,07 7. Bước xếp gạch trong lò = 0,07 8. Bước nghiền than = 0,07 9. Bước vận chuyển than lên nóc lò = 0,07 10. Bước đóng than = 0,07 11. Bước đốt lò có hệ số phụ cấp khu vực = 12. Bước ra lò = 0,07 13. Bước công phụ khác = 0,07 d. Xác định mức lao động phụ trợ: Khối lao động phụ trợ gồm: Công nhân phân xưởng cơ điện công nhân kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) phòng kỹ thuật, nhà ăn, nhà trẻ, y tế, vệ sinh công nghiệp, nhân viên phòng kỹ thuật, nhân viên phòng tiêu thụ sản phẩm, các thủ kho. Tổng số: 36 lao động. Mức lao động phụ trợ = (giờ) e. Xác định mức lao động quản lý: Lao động quản lý bao gồm: Ban giám đốc, các trưởng phó phòng ban phân xưởng, nhân viên phòng tổ chức, phòng kế hoạch vật tư, phòng kế toán. Tổng số 17 người. Mức lao động quản lý = (giờ) f. Mức lao động tổng hợp: MTH = MCN + MPV + MQL = 55,89 + 16,1 + 7,6 = 79,59 (giờ/1 tấn SP) ( Theo số liệu tính toán trên ta lập bảng đơn giá lương tổng hợp IV.1) Bảng IV.1. Bảng đơn giá lương tổng hợp sản xuất gạch chịu lửa theo phương án thiết kế. Bước công việc ĐMLĐ/1 tấn sản phẩm (giờ) ĐMTLBQ/ tháng (đ) Mức TLBQ/giờ (đ) Phụ cấp Đơn giá tiền lương Tỷ lệ (%) Khu vực S Hệ số phụ cấp 1. Nghiền sạn sa mốt 9,41 585.900 2816,83 0,07 0,07 28.361,82 16,69 2. Nghiền bột kết dính 1,43 585.900 2816,83 0,07 0,07 4.310,03 2,54 3. Trộn liệu bằng máy 2,78 585.900 2816,83 0,07 0,07 8.378,94 4,93 4. V/chuyển liệu đã trộn 1,53 585.900 2816,83 0,07 0,07 4.611.43 2,71 5. Tạo hình gạch mộc 14,04 585.900 2816,83 0,07 0,07 42.316,67 24,9 6.V/c gạch mộc vào lò 3,94 585.900 2816,83 0,07 0,07 11875,19 6,99 7. Xếp gạch trong lò 4,16 585.900 2816,83 0,07 0,07 12.538,27 7,38 8. Nghiền than 0,5 585.900 2816,83 0,07 0,07 1507 0,89 9. V/c than lên nóc lò 0,48 585.900 2816,83 0,07 0,07 1446,72 0,85 10. Đóng than 0,08 585.900 2816,83 0,07 0,07 241,12 0,14 11.Đốt lò 4,93 650.700 3128,37 0,06 0,06 16348,24 9,62 12. Ra lò gạch thành phẩm 10,52 585.900 2816,83 0,07 0,07 31707,37 18,66 13. Công phụ khác 2,09 585.900 2816,83 0,07 0,07 6299,28 3,7 14. MCN 55,89 169942,08 100/69,47 15. MPV 16,1 585.900 2816,83 0,07 0,07 48525,53 19,84 16. MQL 7,6 675.000 3245,2 0,06 0,06 26143,33 10,69 17. MTH 79,59 244610,94 100 IV.2. Biện pháp thứ hai. Đề xuất phương án nhằm hoàn thiện hơn về cách phân phối lương tại công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn: Tiền lương đóng một vai trò rất quan trọng trong sản xuất và đời sống, tiền lương là 1 động lực, là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển tăng năng suất lao động. Để có quy chế phân phối tiền lương một cách đúng đắn, khoa học phải dựa trên hao phí lao động xét tổng thể cả về năng lực trí óc và sức lực mà người lao động đã cống hiến đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, nhìn nhận phân phối tiền lương là một điều kiện của sản xuất, thực hiện trả lương theo việc, không trả lương theo người có mặt nhằm khuyến khích tài năng, cải thiện đời sống cho những người lao động làm việc có năng suất, chất lượng hiệu quả cao. - Từ những ưu điểm và tồn tại của phương án chia lương đang thực hiện ở công ty. Với yêu cầu đặt ra: Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại. Từ những kiến thức đã học, Thực tiễn làm việc và nghiên cứu, em đề xuất phương án chia lương mới nhằm kích thích năng xuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn. IV.2.1: Nguồn hình thành và phân phối quỹ lương - Nguồn hình thành quỹ tiền lương: Căn cứ vào khối lượng sản phẩm, hạng mục thực hiện, sản phẩm tiêu thụ, hiệu quả SXKD và đơn giá tiền lương các sản phẩm đã được Tổng công ty Thép Việt Nam phê duyệt để xác định quỹ tiền lương được chi của công ty bao gồm: - Quỹ tiền lương theo khối lượng sản phẩm. - Quỹ tiền lương theo hệ số bổ sung chung. - Quỹ tiền lương làm thên giờ. - Quỹ tiền lương dự phòng năm trước chuyển sang. Các nguồn quỹ tiền lương được xác định là tổng quỹ lương + Quỹ tiền lương trực tiếp chi hàng tháng trong công ty gồm lương sản phẩm, lương khoán, lương thời gian, lương học tập, hội họp, các khoản phụ cấp và chi tiền lương khác, theo chế độ bằng 80% - 82% tổng quỹ tiền lương thực hiện hàng tháng. + Thành lập quỹ tiền lương dự phòng từ 10% - 12% quỹ lương thực hiện hàng tháng. + Trích 8% quỹ tiền lương để thưởng bao gồm. - Thưởng cho cá nhân có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, những người có tay nghề giỏi đóng góp vào hiệu qủa sản xuất kinh doanh của công ty. - Thưởng cho CBCNVC và các đơn vị có thành tích trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Thưởng cho cá nhân và tập thể đạt lao động giỏi cấp cơ sở. - Thưởng cho cá nhân tham gia phong trào thi thợ giỏi. IV.2.2: Phân phối tiền lương: 1. Phân phối tiền lương cho công nhân làm lương sản phẩm, lương khoán: - Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm theo nhiệm vụ kế hoạch, các công việc hoàn thành được nghiệm thu, hoặc nhập kho để thanh toán tiền lương theo các chỉ tiêu định mức lao động và đơn giá tiền lương đã được ban hành. Khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của các tổ sản xuất được xác định để thanh toán lương do quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về số lượng, chất lượng, độ chính xác của các sản phẩm đó. * Nếu là sản phẩm cá nhân thì thanh toán trực tiếp cho từng cá nhân theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành của từng cá nhân. * Nếu là sản phẩm tập thể thì thanh toán theo hình thức sau: Hình thức này áp dụng đối với các công việc mà phải cần 1 tập thể công nhân cùng thực hiện ví dụ như lắp rấp sản phẩm, nấu luyện đất đèn, hay phục vụ 1 dây chuyền sản xuất…… Để tiến hành tính lương cho người lao động cần tiến hành theo 2 bước: + Bước 1: Xác định quỹ lương của tập thể. = N x Đg Với: N : Số lượng thực tế của tập thể. Đ = T x Trong đó: T: Là mức thời gian của một sản phẩm (h/sản phẩm). Đgt.thể = Lgsp x . Lgj Trong đó : Lg: Là mức lương giờ (CBCV) của công nhân j Lgsp: Là mức lương giờ bình quân của phẩm tj: Thời gian của công nhân thứ j khi tham gia làm một sản phẩm. S: Là số công nhân của tập thể đó. + Bước 2: Tính lương cho từng người: - Tiền lương sản phẩm của nngười công nhân thứ j được xác định như sau: Lcnj = Trong đó: Tj: Số ngày(giờ) công trong kỳ của công nhân thứ j. Lj: Lương ngày(giờ) của công nhân thứ j Ktdj: Hệ số thái độ của từng người (còn gọi là hệ số mức độ hoàn thành công việc). - Hệ số mức độ hoàn thành được chịa làm 3 mức. + Hoàn thành tốt hệ số: 1,0 + Hoàn thành hệ số: 0,95 + Không hoàn thành hệ số: 0,9 Phân phối lương cho 1 tổ công nhân nấu luyện đất đèn gồm 4 người. ( Đơn giá lương sản phẩm tập trả cho công nghệ = 204.767,57đ/T) Trong tháng sản xuất được 12,612 tấn (theo phiếu nhập kho) và có tình hình lao động như bảng IV.2. Năm 2001 công ty áp dụng mức lương tối thiểu là 270.000(đ/tháng). Bảng IV.2 Bảng các hệ số lượng và số giờ làm việc trong tháng 10 năm 2001 của tổ công nhân nấu luyện đất đèn Số TT Họ và tên HL HPC khu vực Số giờ Làm việc (số công) KTĐ 1 Cao Trọng ánh 2,67 0,2 184 1 2 Hoàng Hữu Bừng 2,18 0,2 172 0,9 3 Lê Văn Chung 1,78 0,2 174 0,95 4 Nguyễn Văn Đông 1,78 0,2 180 1 Cộng: 710 Công thứcphân phối: L = Bước 1: Xác định quỹ lương sản phẩm tập thể: Tính Lgj = HPC của công nhân (ánh) = - Lgiờ (ánh) = (đ/giờ). - Lgiờ (Bừng) = (đ/giờ). HPC của (Bừng) = - Lgiờ (Chung) = (đ/giờ) HPC (Chung) = - Lgiờ (Đông) = 2518,53 (đ/giờ) Tính quỹ lương sản phẩm tập thể. Q(đ) Đơn giá lương cho công nhân công nghệ sản xuất đất đèn tính theo lương sản phẩm cuối cùng được Tổng công ty duyệt là: 262522,53(đ/tấnSP). Công ty cho PX trực tiếp bằng 78% đơn giá được duyệt (trích dự phòng và thưởng) đơn giá lương sản phẩm thực tế = 204767,57(đ/tấn) Bước 2: Chia lương cho từng người L Tính công nhân (ánh) = 3673,82 x 184 x 1 = 675.983(đ) Công nhân (Bừng) = 3027,89 x 172 x 0,9 = 468.717(đ) Công nhân (Chung) = 2518,53 x 174 x 0,95 = 416.313(đ) Công nhân (Đông) = 2518,53 x 180 x 1 = 453.335(đ) Vậy L (đ). L (đ). L (đ). L (đ). S = 2.582.529 (đ) - Lập bảng tính lại lương sản phẩm cho tổ công nghệ sản xuất đất đèn như bảng IV.3. Bảng IV.3. Bảng tính lương sản phẩm tổ công nghệ sản xuất đất đèn tháng 10/2001 theo phương án chi lương mới. - Quỹ lương sản phẩm của tổ = 12,612.204767,57 = 2582529(đ). STT Họ và tên HL Hpc Khu vực Số giờ Làm việc Ktđ Tiền lương giờ của CN Lương theo cấp bậc Tăng thu nhập Lương sản phẩm 1 Cao Trọng ánh 2,67 0,06 184 1 3673,82 675.983 1,282 866.612 2 Hoàng Hữu Bừng 2,18 0,07 172 0,9 3027,89 468.717 1,282 600.895 3 Lê Văn Chung 1,78 0,09 174 0,95 2518,53 416.313 1,282 533.714 4 Nguyễn Văn Đông 1,78 0,09 180 1 2518,53 453.335 581.308 710 2014.348 2.582.529 Hệ số tăng thu nhập của tổ = 2. Phân phối tiền lương cho gián tiếp và phục vụ gián tiếp: - Căn cứ vào quỹ tiền lương thực hiện hàng tháng trích tỷ lệ tiền lương phân phối cho gián tiếp và phục vụ gián tiếp như sau: - Gián tiếp trích từ: 10% á 11% tổng quỹ lương. - Phục vụ gián tiếp trích từ 5% á 6% tổng quỹ lương. (Theo quy chế trả lương của công ty năm 2001) Như đã nêu ở phần phân tích quy chế trả lương của công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn năm 2001, trong công tác trả lương thời gian cho lao động gián tiếp và phục vụ gián tiếp (lực lượng này ở công ty bao gồm các đ/c cán bộ lãnh đạo chủ chốt như giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, quản đốc, các đ/c cấp phó, các kỹ sư, nhân viên phục vụ thừa hành) nhưng phần mềm phần tiền lương do hiệu quả của sản xuất kinh doanh mang lại công ty gọi là hệ số phân phối lại. Mức lương cơ bản được xếp theo NĐ26/CP của mỗi người lao động quản lý, phục vụ công ty chia bình quân nên không gắn trắch nhiệm của từng người lao động đối với vị trí công tác và nhiệm vụ cụ thể ở từng khâu công việc nên phần nào còn hạn chế sự cố gắng tích cực trong viẹc quản lý hoá sản xuất, trong công tác quản lý điều hành của bộ máy gián tiếp. Từ những kiến thức đã học, thực tiễn làm việc và nghiên cứu em đề xuất phương án quy định hệ số trtách nhiệm trong phàn mềm - tức là ngoài phần cứng, tiền lương cấp bậc theo NĐ 26/CP – Phần hệ số phân phối lại như sau: - Giám đốc công ty: 4,8 - Phó giám đốc công ty, Chủ tịch Công đoàn công ty: 3,45 - Kế toán trưởng: 2,7 - Trưởng phòng, quản đốc: 2,3 - Phó phòng, Phó quản đốc 1,9 - Cán sự đầu ngành 1,7 - Đại học, cao đẳng, kỹ sư đang bố trí đúng nghề 1,5. - Cán bộ nhân viên nghiệp vụ, kế toán, thống kê, định mức, cán bộ kỹ thuật, thủ kho, thủ quỹ, văn thư, đánh máy, lái xe con, cán bộ tiếp thị, nhân viên nhà cân, nhân viên phòng hoá nghiệm, kế toán vật tư, kế toán bán hàng, bảo vệ tuần tra hệ số bằng 1. - Hệ số trách nhiệm quy định trên đây được thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc. + Lương của cấp phó không được vượt quá lương cấp trưởng. + Lương của cấp dưới theo hệ số trách nhiệm không được vượt quá lương của cấp trên cùng đơn vị công tác. * Công thức phân phối tiền lương của gián tiếp và phục vụ gián tiếp. Tiền lương Tiền lương TL bình quân Hệ số Hệ số Ngày Của gián cấp bậc + của công ty x trách x phân công Tiếp và được tính Hoặc B/Q nhiệm phối làm Phục vụ được xếp Phân xưởng lại việc giấn tiếp x thực + Phụ cấp Gián tiếp 26 tế phân xưởng * Quy định lương bình quân: Lương BQ công ty = Tổng quỹ tiền lương được phân phối Lao động được hưởng lương Lương BQPX = Tổng quỹ tiền lương của PX được phân phối Lao động được hưởng lương của PX Hình thức phân phối lương thời gian này đã kích thích người lao động quan tâm hơn đến kết quả công tác của mình (đạt năng suất lao động và nâng chất lượng công việc, khắc phục được tính chất bình quân chủ nghĩa, đã phân biệt rõ vai trò, vị trí chức năng nhiệm vụ của từng cá nhân cụ thể. Do đó khuyến khích được người lao động trong bộ máy gián tiếp sử dụng hợp lý thời gian lao động, tăng cường công tác kiểm tra, tác nghiệp tới từng bộ phận sản xuất đẩy nhanh hiệu quả SXKD của công ty. Ví dụ chia lại bảng lương tháng 10/2001 của lãnh đạo công ty theo phương án chia lương mới đề xuất. a. Các số liệu làm căn cứ để phân phối theo kết quả SXKD tháng 10/2001 là: - Quỹ lương được phân phối theo kết quả SXKD tháng 10/2001 là:350.000.000đ - Quỹ lương theo NĐ 26/CP của gián tiếp: 33.150.000đ - Quỹ lương sản phẩm trả theo đơn giá lương sản phẩm năm 2001 là: 290.500.000đ - Lao động bình quân tháng 10 của công ty: 465 người. b. Phần tính toán: - Lương BQ của công ty: (đ/tháng). - trích 11% cho gián tiếp: 350.000.000 x 11% = 38.500.000đ - Trích 6% cho phục vụ gián tiếp: 350.000.000 x 6% = 21.000.000đ ị Quỹ lương theo hiệu quả SXKD của gián tiếp + phục vụ gián tiếp 38.500.000đ + 21.000.000đ = 59.500.000đ ị Quỹ lương theo hiệu quả SXKD của trực tiếp SX là: 350.000.000đ - 59.500.000đ = 290.500.000đ * Phân phối lương cho gián tiếp + phục vụ gián tiếp: - Tổng lương theo NĐ 26/CP = 33.150.000đ. - Tổng hệ số trách nhiệm = 119,65 - Hệ số phân phối lại = - Căn cứ vào số liệu và phương án phân phối ta có: ị Công thức phân phối lương của giám đốc công ty: ị Công thức phân phối lương của phó giám đốc công ty: Nguyễn Trung Thành ị Công thức phân phối lương của phó giám đốc công ty: Nguyễn Xuân Khôi. Bảng IV.4. Bảng chia lương của lãnh đạo công ty tháng 10/2001. theo phương án chia lương mới STT Họ và tên Chức danh Tiền lương theo NĐ26/CP Tiền lương BQ của công ty (T10) Hệ số trách nhiệm Tiền lương theo hệ số phân phối lại ( 0,31 ) Tiền lương thời gian được phân phối Ngày công thực tế Hệ số tiền lương CB Tiền lương 1 Nguyễn Hải Nam GĐ 26 5,26 1.104.600 752,688 4,8 1.119.999 2.224.599 2 Nguyễn Trung Thành PGĐ 25 4,6 928.847 752,688 3,45 774.036 1.702.883 3 Nguyễn Xuân Khôi PGĐ 26 4,6 966.000 752,688 3,45 804.999 1.770.999 Tổng cộng 77 14,46 2.999.447 11,7 2.699.034 5.698.481 Bảng IV.5 Bảng chia lương của phòng kỹ thuật tháng 10/2001 Theo phương án chia lương mới . STT Họ và tên Chức danh TL theo NĐ 26/CP Hệ số trách nhiệm Tiền lương theo hệ số phân phối lại ( 0,31) Tiền lương thời gian được phân phối Ngày công thực tế Hệ số tiền lương CB Tiền lương CB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Hoàng Hữu Tám TP 26 3,23 678.300 2,3 536.666 1.214.967 2 Tạ Tuấn Khánh PP 26 2,74 575.400 1,9 443.333 1.018.733 3 Vũ Hồng Quang KS 26 2,5 525.000 1,5 350.000 875.000 4 Nguyễn Đức khảm ĐN 26 2,5 525.000 1,7 396.666 921.666 1 2 3 4 5 6 7 8 9 5 Lê Văn Trung KS 24 2,26 438.092 1,5 323.077 761.169 6 Nguyễn Văn Thịnh ĐN 26 1,78 373.800 1,7 396.666 770.466 7 Phùng Thị Mận TC 25 2,55 514.904 1 224.359 739.263 Tổngcộng 179 17,56 3.630.496 11,6 2.670.767 6.301.263 - Tổng lương theo NĐ 26/CP của khối gián tiếp và phục vụ gián tiếp 33.150.000đ. - Quỹ lương phân phối theo kết quả SXKD: 59.500.000đ - Tiền lương bình quân của công ty T10: 752.688đ 3. Lập bảng so sánh giữa 2 cách chia: - Từ 2 bảng III.8.1 và IV.4. Ta có bảng so sánh giữa 2 phương pháp phân phối tiền lương thời gian cho lãnh đạo công ty tháng 10/2001. Bảng IV. 6. Bảng so sánh 2 phương pháp phân phối tiền lương thời gian cho lãnh đạo công ty tháng 10/2001 SST Họ và tên Đơn vị tính (đồng) Tiền lương thời gian được phân phối ở bảng III.8.1 Tiền lương thời gian được phân phối ở bảng IV.4 So sánh ± 1 Nguyễn Hải Nam đồng 1.977.234 2.224.599 + 247.365 2 Nguyễn Trung Thành đồng 1.662.634 1.702.883 + 40.249 3 Nguyễn Xuân Khôi đồng 1.729.140 1.770.999 + 41.859 4 Tổng cộng: đồng 5.369.008 5.698.481 + 329.473 Từ bảng III.3.8.3 và bảng IV.3 chia lương sản phẩm tập thể của tổ công nghệ sản xuất đất đèn tháng 10/2001 ta có: Bảng IV.7. bảng so sánh hai phương pháp phân phối tiền lương sản phẩm tập thể của tổ công nghệ sản xuất đất đèn tháng 10/2001. Bảng IV.7. Bảng so sánh hai phương pháp phân phối tiền lương sản phẩm tập thể của tổ công nghệ sản xuất đất đèn tháng 10/2001. SST Họ và tên Đơn vị tính (đồng) Tiền lương sản phẩm được phân phối ở bảng III.8.3 Tiền lương sản phẩm được phân phối ở bảng IV.3 So sánh ± 1 Cao Trọng ánh đồng 669.275 866.612 + 197.337 2 Hoàng Hữu Bừng đồng 625.627 600.895 - 24.732 3 Lê Văn Chung đồng 632.902 533.714 - 99.188 4 Nguyễn Văn Đông đồng 654.725 581.308 - 73.417 Tổng cộng: đồng 2.582.529 2.582.529 0 So sánh hai phương pháp phân phối tiền lương thời gian cho gián tiếp + phục vụ gián tiếp ( Bảng III.8.2 và bảng IV.4) Bảng IV.7 So sánh 2 phương pháp phân phối tiền lương thời gian cho phòng kỹ thuật tháng 10/2001 STT Họ và tên Đơn vị tính TL thời gian được phân phối ở bảng III.8.2 TL thời gian được phân phối trong bảng IV. 5 So sánh ± 1 Hoàng Hữu Tám đồng 1.214.157 1.214.968 + 811 2 Tạ Tuấn Khanh ,, 1.029.966 1.018.733 - 11.233 3 Vũ Hồng Quang ,, 939.750 875.000 - 64.750 4 Nguyễn Đức Khảm ,, 939.750 921.666 - 18.084 5 Lê Văn Trung ,, 784.184 761.169 - 23.015 6 Nguyễn Văn Thịnh ,, 669.102 770.466 + 101.364 7 Phùng Thị Mận ,, 921.678 739.263 - 182.415 Tổng cộng 6.498.587 6.301.263 - 197.324 Để đáp ứng yêu cầu ngày càng chính xác của việc xác định các cơ sở để chia lương, dùng tiền lương làm đòn bảy kinh tế khuyến khích người lao động. 4. Hiệu quả của phương án chia lương mới: Đây là phương án chia lương gắn liền với số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ của từng đơn vị, bộ phận, phương án chia lương mới này đã thực hiện theo nguyên tắc phân phối theo lao động, vì nó dựa vào sản lượng của bộ phận sản xuất thực hiện được mà trả lương. Phân xưởng và tổ sản xuất nâng cao được năng suất lao động, năng suất thiết bị, bố trí lao động hợp lý, kết hợp hài hoà nhiều biện pháp nâng cao được số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm càng nhiều thì quỹ lương càng lớn, dẫn tới tiền lương của người lao động được nâng cao và ngược lại. Chính vì vậy mà không còn con đường nào khác là nâng cao sản lượng thực hiện để nâng cao năng suất lao động là nâng cao tiền lương. Đơn vị áp dụng triệt để biện pháp chia lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế. Cách xác định quỹ lương theo sản phẩm thực hiện có tác dụng. - Đảm bảo sự công bằng bình đẳng của người lao động về lao động và hưởng thụ. Trên cơ sở đó thúc đẩy mọi người tích cực tham gia lao động, nỗ lực phấn đấu nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả SXKD. - Việc trả lương thời gian cho lao động gián tiếp + phục vụ gián tiếp đã gắn liền với hiệu quả SXKD của đơn vị. Phương án đưa hệ số trách nhiệm vào công thức phân phối lương thời gian hàng tháng của lao động gián tiếp + phục vụ, đã khắc phục được việc phân phối lương theo chủ nghĩa quân. Làm cho bộ máy lao động gián tiếp, quản lý, điều hành sản xuất ra sức học tập văn hoá, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn để không ngừng nâng cao trình độ. Nhất là những lao động ở các vị trí chủ chốt như các đ/c kỹ sư, các đ/c cán sự đầu ngành đi sâu đi sát với sản xuất. Khắc phục khó khăn, phát minh sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Với phương pháp trả lương theo phương án trình bày ở trên đã đáp ứng nguyên tắc phân phối theo lao động. Tuy vậy nếu chỉ sử dụng có biện pháp tiền lương thì chưa hoàn thành thực hiện nguyên tắc này. Bởi vì hiệu quả đóng góp của CBCNV vào SXKD không chỉ phụ thuộc vào sản lượng thực hiện mà còn phụ thuộc vào thái độ lao động, tinh thần phát huy sáng kiến, tiết kiệm vật tư. Vì vậy ngoài tiền lương, tiền thưởng cũng góp phần tạo ra hiệu quả kinh tế của biện pháp. Theo quy chế năm 2001 công ty trích 8% tổng quỹ lương thực hiện để làm công tác thi đua khen thưởng, thưởng hàng tháng, quý, năm, đã góp phần khuyến khích trực tiếp người lao động ở các bộ phận hăng say lao động, đem lại lợi ích nhiều mặt cho người lao đọng và xã hội . Phần kết Đề tài (Hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương của công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn) được hoàn thiện trên cơ sở những nhận thức mới về lao động và tiền lương, phần thiết ké đồ án với mục đích khắc phục nhược điểm phát huy những ưu điểm. Em mong rằng đề tài này có những đóng góp nhất định vào kế hoạch SXKD của công ty. Để hoàn thành đồ án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ các phòng ban và các Phân Xưởng sản xuất tại công ty VLCL và KTĐS Trúc Thôn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo tiến sĩ Trần Đình Hiền người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình thiết kế báo cáo tốt nghiệp. Cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế đã tận tình giảng dạy trong những năm vừa qua để em có kiến thức được như ngày hôm nay Tuy nhiên với trình độ có hạn, bản đồ án không tránh khỏi những sai sót em rất mong được sự giúp đỡ của các thầy để báo cáo tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0009.doc
Tài liệu liên quan