Hoàn thiện hạch toán với người mua và người bán tại Công ty cổ phần phát triển An Phú

Lời nói đầu Khi nhà doanh nghiệp nào bước chân vào lĩnh vực kinh doanh thì mục tiêu quan trọng hàng đầu đối với doanh gnhiệp là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Song trong điều kiện nền kinh thị trường như hiện nay để đạt được mục tiêu lợi nhuận thì các doanh nghiệp phải tìm tòi, xoay sở nhiều khi cũng phải dùng những thủ đoạn, song do cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhưng cũng không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ có khi phải phá sản. Thua lố có lãi điều

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện hạch toán với người mua và người bán tại Công ty cổ phần phát triển An Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó phụ thuộc rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, để tránh những điều không may mắn đó doanh nghiệp phải hiểu chính bản thân mình và phải nắm được những thông tin chính xác, kịp thời. Mà một trong những thông tin quan trọng nhất đối với doanh nghiệp đó là thông tin về quan hệ thanh toán. Khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt độngthì quá trình hạch toán phát sinh, mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng kinh phí, trong quan hệ mua bán... đều phải lập chứng từ kế toán quá trình này tất yếu phát sinh chi phí vốn bằng tiền để thanh toán. Đặc biệt trong việc thanh toán giữa người mua, người bán nảy sinh rất nhiều. Để bảo toàn và phát triển vốn cuả doanh nghiệp phục vụ tốt quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn vậy kế toán phải cung cấp đầy đủ thông tin vè tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trên cơ sở đó nhà quản lý kinh tế có biên pháp giải quyết tốt tình hình công nợ. Sau thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần An Phú với những lý thuyết đã được học ở trường và sự giúp đỡ hướng dẫn của thầy Nguyễn Ngọc Quang, phòng kế toán của công ty em đã đi sâu nghiên cứu vấn để “Hoàn thiện hạch tóan với người mua và người bán tại công ty Cổ Phần Phát Triển An Phú” Chương 1 Thực trạng thanh toán với người mua và người bán tại công ty cổ phần phát triển an phú 1.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật, tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh ở công ty cổ phần phát triển an phú 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Phát Triển An Phú Từ những ý tưởng sơ khai ban đầu là buôn bán nhỏ của một số thành viên ban đầu. Đến ngày 1/3/2003 các thành viên góp vốn đẫ đi đếnquyết định thành lập công ty và đã được sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vào ngày 30/3/2003. Ngay từ ngày thành lập cho đến nay công ty không có một sự thay đổi gì về tên gọi cũng như sở giao dịch của mình Tên công ty : công ty cổ phần phát triển an phú Tên giaodịch :anphu development jont stock company Tên viết tắt : anphu djsc Địa chỉ trụ sở giao dịch chính : Số 6 ngõ 53, Phố Linh Lang, Phường Cống Vị, quận Ba Đình Hà Nội ; Điện thoại :7665780/81 Fax 7665782 Email : AnPhudc@fpt.VN Website Danh sách các cổ đông sáng lập: STT Tên Cổ Đông Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân hoặc địa chỉ trụ sở chính đối với tổ chức Số cổ phần 1 Lưu văn thành Số 68 phố Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2.125 2 trần văn nhượng 52 Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh 1.875 3 Lưu minh đức Phòng 5, A5,phố Yên Bái, phường Phố Huế,Quận Hai Bà Trưng Hà Nội 500 4 Dương đức cường 8, ngõ 49, phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Cống Vị, Quận Ba Đình Hà Nội 250 5 Phan trung hiếu 10B, tổ 8, làng Vạn Phúc Thượng, phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội 250 Trong những năm đầu với số vốn ít ỏi , cơ sở vật chất còn lạc hậu, nghèo nàn cộng với số cán bộ chỉ khoảng 40 người (hầu hết lại không hiểu biết nhiều về ngành hảI sản và chưa quen với lĩnh vực thương nghiệp ) nên việc sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Công ty đã đảm nhiệm tốt nhiệm vụ cung ứng vật tư , hàng hóa cho các ngành sản xuất và nhu cầu dân sinh với khối lượng ngày càng gia tăng. Trong thời kỳ hiện nay, công cuộc đổi mới đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, và đã đạt được một số thành tựu, đặc biệt là trong ngành công nghiệp. Nền kinh tế thị trường đã đem lại cho Công ty những cơ hội mới nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức. Với bề dầy kinh nghiệm của mình, trên cơ sở tiếp thu đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước, Công ty đã xây dựng và triển khai đề án thực hiện đổi mới toàn diện tổ chức kinh doanh của Công ty. Trong tình hình chuyển đổi kinh tế của Nhà Nước, công ty đã chuyển đổi cả tính chất và nhiệm vụ của mình: từ chỗ có nhiệm vụ cung ứng vật tư theo kế hoạch, công ty đã chuyển hẳn sang kinh doanh vật tư theo cơ chế thị trường. Chính vì vậy trong hai năm qua công ty đã đạt được nhiều thắng lợi, ngày càng thu hút được nhiều lao động giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều ngươi với mức thu nhập phù hợp với năng lực của từng người. Trong những năm đầu mới thành lập số lượng các mặt hàngkinh doang chỉ khoảng 15 mặt hàng. Nhưng do nhu cầu thị trường ngày càng cao và càng tăng, nhận biết được điều này công ty đã mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình lên. Trong năm 2004và2005 số lượng các mặt hàng kinh doanh của công ty đã tăng lên nhiều so với những năm đầu thành lập. 1.1.2 Cơ sở vật chất Công ty Cổ Phần Phát Triển An Phú là một công ty có quy mô nhỏ hoạt động sản xuất trên nhiều lĩnh vực. Công ty chuyên kinh doanh thương mại nhiều mặt hàng khác nhau, số lượng hàng hóa công ty tiêu thụ trong mỗi năm là rất lớn. Trị trường hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng điều đó cũng có nghĩa là cơ sở vật chất của công ty cũng không ngừng đổi mới. Khi mới thành lập cơ sở vật chất của công ty chỉ có Văn phòng làm việc số 68 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo. Quận Hoàn Kiếm Hà Nội Nhà kho 68 Trần Hưng Đạo và một số thiết bị bảo quản mặt hàng hải sản Sau khi thành lập được 2 năm thì cơ sở vật chất của công ty đã được nâng cao hơn. Sau đây em xin đưa ra một số loại điển hình Văn phòng làm việc số 6 ngõ 53, Phố Linh Lang, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình Hà Nội Văn phòng giao dịch của công ty gồm có 15 máy tính Phương tiện giao thông vận tải của công ty gồm 1 ô tô tải Bốn tủ điện của Nhật dùng để bảo quản các mặt hàng hải sản và một số trang thiết bị khác để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của công ty 1.1.3. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty Công Ty Cổ Phát Triển An Phú có trụ sở chính đặt tại số 6 ngõ 53- Phố Linh Lang – Hà Nội, được trọng tài kinh tế cấp giấy phép kinh doanh với những ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau: Tư vấn tài chính, đầu tư Nuôi trồng, chế biến, mua bán nông lâm, thủy sản, lương thực phẩm Đại lý, mua bán và ký gửi hàng hóa Buôn bán vật liệu xây dựng, kim khí,điện máy, thiết bị vật tư ngành công, nông nghiệp,xăng dầu,chât bôi trơn trong ngành vận tải Khai thác, chế biến và mua bán các loại khoáng sản ( trừ khoáng sản Nhà Nước cấm ) Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tần, thể thao, công viên Kinh doanh trò chơi trên cạn và dưới nước Kinh doanh nhà Dịch vụ nhà đất Kinh doanh, mô giới, tư vấn bất động sản Trồng rừng Kinh doanh nhà nghỉ khách sạn Lữ hành nội điạ Đầu tư phát triển trang trại, khu du lịch, dịch vụ ăn uống,giải khát, vui chơi giải trí ( không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar ) Dịch vụ tang lễ (bao gồm cả kinh doanh nghĩa trang ) Dịch vụ thu gom xử lý nước thải Sản xuất, chế biến và kinh doanh phân bón (Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ các điều kiện quy định của pháp luật ) Trong đó, mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công hiên nay là: Các loại hải sản như tôm sú, cá basa….. và một số mặt hàng hải sản khác đã qua chế biến. Trong năm qua công ty đã liên kết cùng công ty cổ phần công nghệ nông lâm Vạn Thành ở Đà Lạt. Công ty cổ phần nông lâm Vạn Thành chuyên nghiên cứu và cung cấp giống cây các mặt hàng về hoa, cây cảnh và các thiết bị sản xuất nông lâm. Với phương châm liên kết hợp tác các bên đều có lợi hàng năm kể từ khi thành lập cho đến nay công ty cổ phần nông lâm Vạn Thành đã cung cấp cây giống và chậu hoa cây cảnh bán trong dịp tết nguyên đán. Qua thời gian thực tập ở công ty cổ phần phát triển An Phú, em có giúp công ty bán hàng hoa trong dịp tết nguyen đán,em thấy loại hoa Địa Lan của công ty Vạn Thành đã được thị trường Hà Nội và thị trường Hải Phòng rất ưa chuộng đây cũng là một mặt hàng có thế mạnh cho công ty trong dịp tết nguyên đán và cũng đem lại thu nhập cao cho công ty Nhận thấy được thế mạnh của mặt của mặt hàng này trên thị trường, trong năm qua công ty đã ký kết hợp đồng với công ty Vạn Thành cung cấp giống hoa Địa Lan cho công ty và một số loại giống rau sạch khác. Công ty đã thực hiện dự án trồng ở Hòa Bình đây cũng là một dự án sẽ đem lại nhiều tiềm năng cho công ty. Ngoài ra công ty còn đang có dự án xây dựng các khu du lịch sinh thái, nhà hàng khách sạn ở Hòa Bình. Như chúng ta đã thấy Hòa Bình là một tỉnh gần Hà Nội và có nhiều di tích lịch sử điều này rất thuận cho việc kinh doanh khách sạn ăn uống. Hiện nay với phương châm kinh doanh đa dạng hóa sản phẩm công ty đã mở rộngthị trường của mình cả ở trong nước và nước ngoài. Trong năm 2005 vừa qua công ty xuất khẩu và nhập khẩu nhiều loại mặt hàng từ các nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ,…. Đối với mặt hàng hải sản với hơn 20 loại mặt hàng khác nhau được thị trường nước ngoài như: Mỹ, Thái Lan, Đài Loan,….đã có nhiều công ty cũng như các đại lý cửa hàng của các nước này ký kết hợp đồng Trong năm 2006 công ty tăng thêm mặt hàng kinh doanh của mình là hang may mặc của Trung Quốc, mặt hàng này được bán trong nước và ở thị trường Thái Lan. Thông qua sự khảo sát của nhân viên kinh doanh của công ty đã nhận thấy ở cả hani thị trường này mặt hàng may mặc của Trung Quốc đã được thị trường tiếp nhận nhanh. Theo sự phân tích của nhân viên phòng kinh doanh thì mặt hàng may mặc của Trung Quốc vừa rẻ, hình thức đẹp,… 1.1.4. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty Trong những năm gần đây, Công Ty Cổ Phần An Phú đã đạt được những thành tựu đáng kể trong sản xuất, kinh doanh. Điều này được thể hiện rõ trong bảng số liêu sau về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm 2004-2005 Dưới đây là báo cáo lợi nhuận của công ty trong 2 năm gần nhất. stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 1 Tông doanh thu 123,469,352,420 109,717,996,189 Trong đó :doanh thu hàng XK 8,403,139,411 7,915,896,685 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 152,385,750 967,781,856 Giảm giá hàng bán 52,385,750 2,440,000 Hàng bán bị trả lại 52,385,750 21,108,965 TTĐB, thuế XKĐB 0 944,232,891 3 Doanh thu thuần 123,316,966,670 108,750,214,333 4 Giá vốn hàng bán 102,748,771,483 88,267,383,522 5 Lợi nhuận gộp 20,568,195,187 20,482,830,811 6 Chi phí bán hàng 16,436,753,072 15,000,868,504 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,636,098,518 4,887,168,567 8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 495,343,597 594,793,740 9 Thu từ hoạt động tài chính 392,346,668 424,793,740 10 Chi từ hoạt động tài chính 148,888,924 108,477,107 11 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 243,457,744 316,316,633 12 Thu nhập bất thờng khác 10,884,900 715,626,419 13 Chi bất thờng khác 228,106,565 946,796,297 14 Lợi nhuận bất thờng khác (217,221,665) (231,169,878) 15 Tông lợi nhuận trớc thuế 521,579,676 679,940,495 16 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 146,042,309 190,383,339 17 Tông lợi nhuận sau thuế 375,537,367 489,557,156 Qua báo cáo lợi nhuận trên đây, ta có thể thấy được tổng doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng lợi nhuận sau thuế của năm 2005 thì lại tăng so với năm 2004và tổng lợi nhuận trước và sau thuế cũng như tổng nộp ngân sách năm sau đều tăng hơn so với năm trước. Qua bảng báo cáo trên chúng ta còn thấy được lượng hàng tiêu thụ của công ty trong năm 2005 đã giảm so với năm 2005. Điều này cho thấy chất lượng hàng của công ty đã tăng lên so vơi năm 2004, điều này tạo uy tin về chất lượng sản phẩm của công ty trên thị trường Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên điều này hoàn toàn phù hợp vì quy mô hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên so với năm 2004 Thu nhập từ hoạt động tài chính của công ty đã tăng, việc chi phí hoạt động tài chính tăng lên là hoàn toàn phù hợp với sự tăng lên về doanh thu trong hoạt động này. Điều này cũng cho thấy lĩnh vực hoạt động tài chính đang được công ty chú trọng đến. Mặt khác công ty cần phải chú ý đến hoạt động bất thường của công ty. Trong hai năm vừa qua các khoản chi bất thường của công ty đã vượt quá thu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tổng thu nhập của công ty. Việc chi bất thương tăng như vậy điều này cho thấy việc kiểm soát các khoản chi tiêu của công ty là chưa tốt dẫn đến thu vượt qua chi. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2004 tăng 40,5%; năm 2005 tăng 21,7%. Có được mức tăng này chủ yếu là do tăng lợi nhuận từ hoạt động bán hàng. Tuy nhiên ta cũng có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trước và sau thuế trên tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên đều vẫn còn rất thấp đều thấp: stt Chỉ tiêu 2004 2005 1 Tỉ suất lợi nhuận trớc thuế trên doanh thu 0.42 0.61 2 Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu 0.12 0.44 3 Tỉ suất thu nhập trên tông tài sản 0.39 0.51 Thu nhập trên tổng tài sản của công ty năm 2004 đạt 0,39% và năm 2005 đạt 0,51% chứng tỏ 1 đồng vốn bỏ ra chỉ thu lại được 0,39 đồng (2004) và 0,51 đồng (2005) cho thấy khả năng sinh lời trên vốn của công ty còn rất thấp. Các khoản thu, chi của hoạt động tài chính và hoạt động bất thường trong các năm đều có sự biến động lớn dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng đều trong hai năm ; lợi nhuận từ hoạt động bất thường thì lại giảm đều trong 2 năm 2004, 2005, chính vì thế không gây nên biến động gì lớn cho thu nhập sau thuế. Bên cạnh đó tình hình kinh doanh của công ty còn được thể hiện qua bảng số liệu sau: Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty Stt chỉ tiêu Tại 31/12/2004 tại 31/12/2005 số tiền % số tiền % I Tài sản 96.236.551.941 100 84.745.707.446 100 A TSLĐ và đầu tư NH 92.220.863.473 95,8 79.322.285.586 93,6 1 Vốn bằng tiền 4.486.763.403 5.185.962.129 2 Các khoản đầu tư tài chính - - 3 Các khoản phải thu 70.529.392.932 43.222.600.796 Trong đó: Phải thu KH 48.959.522.271 40.595.429.993 4 Hàng tồn kho 16.774.197.922 30.319.652.935 5 TSLĐ khác 430.509.216 594.069.726 B TSCĐ và đầu tư DH 4.015.688.468 4,2 5.423.421.860 6,4 1 Tài sản cố định 3.876.143.902 5.223.421.860 2 Các khoản đầu tư tài chính 100.000.000 200.000.000 3 Chi phí xây dựng cơ bản 39.544.566 - II Nguồn vốn 96.236.551.941 100 84.745.707.446 100 A Nợ phải trả 79.109.537.322 82,2 67.487.339.795 79,6 1 Nợ ngắn hạn 79.064.384.322 67.447.473.064 2 Nợ dài hạn - - 3 Nợ khác 45.153.000 39,866,731 B Nguồn vốn CSH 17.127.014.619 17,8 17.258.367.651 20,4 1 Nguồn vốn và quỹ 16.823.030.876 16,823.030.876 2 Nguồn kinh phí khác 303.983.743 435.336.775 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2004 và 2005) Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng vốn kinh doanh của công ty tại 31/12/2005(84.745.707.446 đồng) giảm so với 31/12/2004 (96.236.551.941 đồng), tức là giảm 11.490.844.495 đồng, tương ứng với 11,9%, sự giảm này chủ yếu là do giảm các khoản phải thu. Cơ cấu vốn của công ty: Là một doanh nghiệp thương mại nên tỷ trọng vốn lưu động luôn lớn hơn nhiều so với vốn cố định. Tại 31/12/2004, vốn lưu động chiếm 95,8%, vốn cố định chiếm 4,2%. Tại 31/12/2005 vốn lưu động chiếm 93,6%, còn lại 6,4% là vốn cố định. Đây là một điều hợp lý bởi doanh nghiệp thực hiện chức năng kinh doanh thương mại, cho nên tỷ trọng về vốn lưu động luôn rất lớn, điều này đồng nghĩa với việc công ty phải không ngừng theo dõi, giám sát quá trình tổ chức và sử dụng vốn lưu động, có làm được như vậy mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Cơ cấu vốn của công ty tại 31/12/2004 được bố trí như sau: Vốn bằng tiền: 6,5% Các khoản phải thu: 54,5% Hàng tồn kho: 38,2% TSLĐ khác: 0,8% Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn lưu động luôn là “các khoản phải thu” (31/12/2004 là 76,5%; và tại 31/12/2005là 54,5%), trong đó khoản “ phải thu khách hàng “ cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số “các khoản phải thu” (Tại 31/12/2004 là 69,4%; đến 31/12/2005 là 93,9%). Các khoản “phải thu KH” lớn khiến vốn của công ty bị chiếm dụng và công ty luôn có khả năng phải gánh chịu rủi ro do các khoản nợ khó đòi. Thực trạng này là rất phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường bởi một mặt công ty chưa quản lý tốt công tác cấp tín dụng cho khách hàng, mặt khác là do đây là một chính sách ưu đãi để thu hút khách hàng trong tiêu thụ hàng hoá. Sau “các khoản phải thu” thì hàng lưu kho cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động (31/12/2004 là 18,2%; tại 31/12/2005 là 38,2%). “Hàng tồn kho” chiếm tỷ trọng lớn là do vào cuối năm công ty thường tập trung nhiều hàng để đảm bảo đủ lượng hàng cho tiêu thụ đầu năm sau. Việc dự trữ nhiều hàng lưu kho đôi khi gây nên sự ứ đọng về vốn. Tài sản cố định trong công ty còn chiếm tỷ lệ cao hơn là đầu tư tài chinh và xây dựng cơ bản, với công ty cổ phần An Phú là công ty thương mại thi tài sản cố định không cần phải đầu tư nhiều. Trong khi đó thì đầu tư xây dựng cơ bản của năm 2005 lại bằng 0 và tài sản cố định thì lại tăng hơn so với năm 2004 Cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty tại 31/12/2004 giảm so với 31/12/2005 chủ yếu là do giảm các khoản “ Nợ phải trả”. Nguồn vốn của công ty được phân bổ như sau: Tại 31/12/2004 nợ phải trả là 82,2% trong khi vốn chủ sở hữu là 17,8%. Tại 31/12/2005, nợ phải trả chiếm 79,6% và vốn chủ sở hữu chiếm 20,4%. Như vậy có thể thấy nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy phần lớn tài sản của công ty được đầu tư bằng nguồn vốn vay, điều này cho thấy doanh nghiệp rất tích cực trong việc huy động vốn từ bên ngoài cho sản xuất kinh doanh, tuy nhiên cũng từ đó doanh nghiệp cũng sẽ tăng mức độ phụ thuộc vào bên ngoài. Mặt khác thì nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty và cũng ảnh hương đến nguồn vốn kinh doanh của công ty. Nếu như những khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng đầu vào của công ty và khả năng thanh toan tưc thời của công ty cũng như uy tín của công ty trên thị trường Một số chỉ tiêu thể hiện khả năng thanh toán và quản lý nợ của công ty: Chỉ tiêu 2004(%) 2005(%) Khả năng thanh toán hiện hành 1,17 1,17 Khả năng thanh toán nhanh 0,92 0,73 Tỷ lệ vốn lưu động ròng 0,17 0,17 Tỷ số nợ phải trả so với tổng tài sản 0,822 0,796 Qua sự tính toán trên, ta có thể thấy được rằng khả năng thanh toán của công ty là tốt và tương đối ổn định. Khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong 2 năm gần đây đều lớn hơn 1, khả năng thanh toán nhanh lớn gần bằng 1 chứng tỏ các khoản vay của công ty đều có tài sản đảm bảo đúng kỳ hạn. Công ty cũng cố gắng duy trì được mức vốn lưu động ròng là 17%. Bên cạnh đó, nguồn vốn của công ty được hình thành chủ yếu từ nợ phải trả với tỷ lệ tương ứng tại thời điểm cuối năm 2004và 2005là 82,2% và 79,6% so với tổng vốn. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao , nhưng đối với một công ty thương mại như Công Ty Cổ Phần An Phú thì với số vốn ít ỏi từ các cổ đông ban đầu thì nguồn vốn từ nợ phải trả nhiều điều đó cũng không phải là lạ. Vì là một công ty cổ phần nên mọi nguồn vốn là do tự mình chứ không có sự viện trợ nào từ các tổ chức khác như công ty nhà nước .Mặt hoạt độnh kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng nên việc chiếm dụng vốn của khách hàng là điều rất cần thiết trong kinh doanh nhất là đối với các công ty thương mại Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tỉ số nợ của công ty trong năm 2005 đã giảm so với năm 2004. Trong khi đó thì năm 2005 công ty mở rộng các mặt hàng kinh doanh của mình điều này cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty đã tăng, v iệc chiếm dụng vốn của khách hàng đã giảm đi so với năm 2004. Như vậy sự phụ thuộc tài chính từ các bên liên quan đã giảm Qua bảng số liệu trên chúng ta còn thấy được khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong hai năm qua là không thay đổi nhưng khả năng thanh toán nhanh trong năm 2005 lại giảm so với năm 2004 điều này là do, vốn lưu động dong của công ty trong năm 2005 giảm so với năm 2004 và nợ ngắn hạn cũng giảm. Điều này là hoàn toàn phù hợp chứ không phải do khả năng thanh toán của công ty bị giảm đi Các khoản phải thu trong năm 2005 đã giảm so với năm 2004 điều này chứng tỏ công ty co chính sách phu hợp trong việc quản lý các khoản nợ phải thu của mình, có nghĩa là công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn đã giảm so với năm 2004 1.1.5 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 1.1.5.1 Thị trường kinh doanh Thị trường trong nước: Hiện nay công ty đang có quan hệ mua bán với gần 800 khách hàng thuộc tất cả các lĩnh vực của các ngành sản xuất công nghiệp, trong đó khách hàng truyền thống chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Công ty cung cấp khoảng trên 50 mặt hàng cho tất cả các ngành công nghiệp như: + Khoáng sản, vật liệu xây dựng cho các công ty xây dựng trong nươc + Mặt hàng hải sản đã qua chế biếnvà tươi sống cho các nhà hàng, khách sạn và các đại lý bán buôn bán lẻ + Các thiết bị sản xuất và chế biến + Các dịch vụ khác Một số khách hàng chủ yếu của công ty : Nhà máy Dệt: dệt 8/3, dệt Vĩnh Phú… Nhà máy sản xuất bột giặt: LIX, DASO… Nhà máy sản xuất kính: kính Đáp Cầu, thuỷ tinh Phả Lại… Nhà máy sản xuất giấy: giấy Bãi Bằng, Giấy Yên Bái, giấy Trúc Bạch… Thị trường nước ngoài: Thị trường nhập khẩu: Chủ yếu là từ Trung Quốc (chiếm khoảng 50-60%). Ngoài ra công ty còn có quan hệ thương mại với các thị trường: Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan: Các mặt hàng nhập khẩu ở đây hiện tại và trong tương lai của công ty là : Hương liệu chế biến mỹ phẩm, nước hoa, các loại hoa phục vụ cho tết nguyên đán đặc biệt là hoa của Thái Lan. Trong thơi thực tập em thấy sang năm tới công ty dự định sẽ nhập khẩu thêm mặt hàng may mặc của Trung Quốc, đây cũng là một mặt hàng sẽ đầy hứa hẹn đối với thị trường Việt Nam. Như chúng ta cũng thấy nhu cầu về ăn mặc ngày càng tăng mà mặt hàng của Trung Quốc thị lại rẻ hơn so với mặt hàng trong nước bên cạnh đó về kiểu cách trang phục lại đẹp, nên mặt hàng này có khả năng trong tương lai sẽ đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Thị trường xuất khẩu: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty là các mặt hàng hải sản sang thị trườngMỹ. Từ năm 2005, công ty đã tiến hành xuất khẩu hải sản theo phương thức mua bán mới sang thị trường Thái Lan và sang năm tới công ty đã có ký kết hợp đồng với thị trường mới như: TRung Quốc, Lào ,Singapo về rau sạch, hương liệu,các loại khoáng sản được nhà nước cho phép xuất khẩu và một số mặt hàng nông sản khác. Đặc biệt công ty rất chú trọng đến thị trường là Trung Quốc vì đây là một thị trương có sức tiêu thụ rất lớn với mật độ dân số đông, bên cạnh đó thì nếp sống Văn Hóa của người Trung Quốc gần giống như người dân Việt Nam chính vì vậy khi tìm hiểu về thị trường này có nhiều thuận lợi hơn cho công ty.TRong tháng 2 vừa qua công ty cũng đã cử nhân viên của mình đi tìm hiểu về thị trường này. 1.1.5.2 Phương thức mua hàng và bán hàng của công ty -Phương thức mua hàng Công ty kết hợp cả hai phương thức mua hàng là phương thức phương thức mua hàng trực tiếp và phương thức chuyển hàng + Phương thức mua hàng trực tiếp Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, công ty cử cán bộ đơn vị mua hàng mang giấy ủy nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán hàng để nhận theo quy định trong hợp đồng hay để mua hàng trực tiếp tại cơ sở sản xuấtvà chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa về doanh nghiệp + Phương thức chuyển hàng Bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc đơn đặt hàng, chuyển hàng tới cho bên mua hàng tại địa điểm do bên mua quy định - Phương thức thanh toán + Phương thức thanh toán trực tiếp Sau khi nhận hàng công ty thanh toán tiền ngay cho khách hàng bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hoặc trả bằng hàng đổi hàng + Phương thức thanh toán trả góp Công ty nhận hàng nhưng không thanh tóan ngay, việc thanh toán trả chậm được thực hiện điều kiện tín dụng ưu đãi theo sự thỏa thuận của các bên - Phương thức bán hàng + Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho Bán buôn hàng hóa qua kho là phương thức bán hàng mà trong đó hnàg bán phải được xuất từ kho bảo quản của công ty việc bán buôn hàng hóa phải được thực hiện dưới hai hình thức sau Bán buôn hàng qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp theo phương thức này bên mua cử đại diện của mình đến kho của công ty để nhận hàng. Công ty xuất hàng tại kho giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện của bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ lúc đó hàng hóa được xác định là tiêu thụ Bán buôn hàng qua kho theo phương thức chuyển hàng , theo hình thức nàycăn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng công ty thương mại xuất kho hàng hóa dùng phương tiệnvận tải của mình hoặc địa điểm nào đó bên mua quy định + Phương thức bán buôn hàng hóa vận chuyển thẳng theo phương thức này công ty sau khi mua hàng nhận hàng không đưa về kho mà chuyển đến các đại lý ký gưỉ bán thẳng 1.1.6 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.1.6.1 Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Đại hội đồng cổ đông đđông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổng giám đốc Văn phòng công ty Tổng kho Hệ thống các trung tâm KD Hệ thống chi nhánh vàVP ĐD Xưởng sản xuất Phòng tài chính kế toán Phòng KDXNK Phòng dự án đầu tư Vì là một công ty cổ phần nên bộ máy tổ chức của Công ty phải đảm bảo tính đơn giản, gọn nhẹ, giảm tối đa các khâu trung gian và các bộ phận không cần thiết để tập trung và tăng cường tối đa các mạng lưới bán hàng và nhân lực làm nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp. Công ty hoạt đông theo chế độ một thủ trưởng trên cơ sở làm chủ một tập đoàn để phát huy tính năng động và sáng tạo của toàn nhân viên trong công ty, đồng thời quyền lực được tập chung trong tay một người giúp cho việc điều hành công ty được dễ dàng hơn. Vì công ty Cổ Phần Phát Triển An Phú là một công ty còn nhỏ chính vì vậy với quyền lực tập chung vào một người là hoàn toàn phù hợp với nhu câù phát triển của công ty. Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn từng thời kỳ phát triển của công ty cũng như nhu cầu kinh doanh của công ty thì theo điều lệ tổ chức hoạt động cuả công ty và xét thấy cần thiết thì giám đốc của công ty có quyền thành lập thêm hoặc cắt giảm đi một số phòng ban không phù hợp. 1.1.6.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Đại hội cổ đông (HĐCĐ): là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của Công ty. ĐHCĐ có nhiệm vụ thảo luận và thông qua điều lệ của công ty, bầu thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm Soát, quyết định bộ máy tổ chức và quản lý của công ty, thông qua phương án sản xuất, kinh doanh của công ty. Hội đồng quản trị (HĐQT): là cơ quan quản trị cao nhất của công ty, do đhcđ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Nhiệm vụ của hđqt là quyết định chiến lược phát triển, quyết định cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và một số vấn đề liên quan đến mục đích và quyền hạn của Công ty. Tổng giám đốc (TGĐ): là người điều hành cao nhất mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày của công ty và phải chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty. Văn phòng công ty : Chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý nhân sự trong công ty, giải quyết các chế độ về chính sách, tiền lương, bảo hiểm và các chế độ khác cho nhân viên trong công ty. Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý về tiền, vốn và tài sản của công ty, tổ chức hạch toán các hoạt động kinh doanh đúng theo chế độ kế toán hiện hành. Phòng kinh doanh XNK: Trực tiếp thực hiện việc mua bán hàng hoá trong và ngoài nước. Phòng dự án thị trường: Chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và lên kế hoạch mua và cung ứng hàng hoá. Tổng kho: Tiếp nhận, bảo quản, bốc xếp, nhập, xuất kho hàng hoá theo yêu cầu. Hệ thống các trung tâm kinh doanh: là các cửa hàng trực thuộc công ty, chủ yếu thực hiện các giao dịch bán buôn và bán lẻ. Xưởng sản xuất phụ: có nhiệm vụ sản xuất một số hàng hoá để đáp ứng yêu cầu kinh doanh phụ của công ty. 1.1.7 Tình hình quản lý và sử dụng lao động của công ty 1.1.7.1 Tình hình phân bổ lao động của công ty các chỉ tiêu phản ánh lao động của công tytrong 2 năm qua STT Chỉ tiêu 2004 2005 Tổng số công nhân 310 312 Người lao động trực tiếp(người) 217 220 Người lao động gián tiếp(người ) 93 92 Thu nhập bình quân(triệu đồng) 1,602 1,915 1.1.7.2 Các chính sách của công ty đối với người lao động: Với quan điểm “Con người là nhân tố quyết định, cán bộ là khâu then chốt”, trong những năm qua công ty đã rất chú trọng đến công tác sử dụng và quản lý lao động. Thường xuyên xây dựng sự nhận thức trong cán bộ công nhân viên, làm cho mọi người thực sự đổi mới tư duy cho phù hợp với sự chuyển đổi sang cơ chế mới. Nhờ sự thống nhất về quan điểm nhận thức, công ty đã xây dựng được khối đoàn kết cao trong nội bộ, tạo được sức mạnh tổng hợp để vượt qua những khó khăn. Từng bước tiến hành xây dựng định mức lao động một cách hợp lý để phấn đấu nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Rà soát, sắp xếp, xây dựng định biên lao động của các bộ phận theo nguyên tắc xuất phát từ yêu cầu công việc thực tế để bố trí lao động. Các chính sách về tiền lương và Bảo hiểm: Công ty trả lương cho người lao động theo các quy định của Nhà nước ban hành, đồng thời công ty cũng có những chính sách hợp lý về các quy đinh thưởng, phạt để khuyến khích người lao động. Công ty cũng thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về Bảo hiểm xã hội đối với người lao động Các chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên: Đối với những cán bộ công nhân có trình độ Đại học, công ty cử đi học những lớp đào tạo ngắn hạn để nâng cao chuyên môn Đối với những cán bộ công nhân chưa có trình độ Đại học mà công việc yêu cầu thì có thể tham gia các lớp đại học tại chức. Những người được công ty cử đi học sẽ được cấp một phần kinh phí học và được sắp xếp thời gian, công việc một cách hợp lý để đi học. Công ty luôn tạo bầu không khí thoải mái giữa các thành viên trong công ty, tạo ra các sân chơi cho CBCNV thư giãn sau giờ làm việc Hàng năm công ty tổ chức các cuộc tham quan, du lịch; tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho gia đình CBCNV nhân dịp Lễ, Tết hoặc khi họ hay gia đình họ có người đau yếu. Trong dịp tết nguyên đán vừa qua chỉ là một sinh viên thực tập chưa giúp được nhiều cho công ty. Nhưng do sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đến từng nhân v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36497.doc
Tài liệu liên quan