Hoàn thiện Kế toán nghiệp vụ Xuất khẩu hàng hoá tại Tổng Công ty Rau quả Việt Nam

lời nói đầu Lịch sử đã chứng minh không một quốc gia nào, lãnh thổ nào trên thế giới có thể phát triển phồn vinh mà vẫn duy trì nền kinh tế đóng. Xuất phát từ đường lối đối ngoại muốn làm bạn với các nước trên thế giới, hợp tác lẫn nhau trên cơ sở hai bên cùng có lợi Việt Nam đã chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá kinh tế đối ngoại, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, lĩnh vực hoạt đ

doc52 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Kế toán nghiệp vụ Xuất khẩu hàng hoá tại Tổng Công ty Rau quả Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.Việc tăng nhanh xuất khẩu có tác dụng tích cực đến phát triển kinh tế thông qua việc đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở thị trường nước ngoài. Sau 15 năm đổi mới, hàng loạt các doanh nghiệp kinh doanh và các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đang đứng trước những bỡ ngỡ nhất thời trong việc tìm kiếm hiệu quả kinh doanh do tính phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và khu vực. Do vậy, yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp là phải quản lý được hoạt động kinh doanh của mình. Hạch toán kế toán đã và luôn là công cụ hữu hiệu của quản lý kinh tế. Xuất khẩu hàng hoá là một nghiệp vụ có đặc thù riêng trong quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu. Do vậy, việc phản ánh theo dõi đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ phát sinh và hoàn thiện các khâu trong quá trình xuất khẩu hàng hoá có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được yêu cầu đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty rau quả Việt Nam ” . Nội dung chủ yếu của luận văn gồm 3 phần : Phần I: Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu. Phần II: Thực trạng công tác kế toán xuất khẩu hàng hóa tại Tổng công ty rau quả. Phần III: Những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại Tổng công ty rau quả Việt nam. Phần I Những vấn đề lý luận chung về kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu . đặc điểm chung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá. 1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế . Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh ngoại thương mà hàng hoá, dịch vụ của quốc gia này được bán cho quốc gia khác.Thực chất là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nước hoặc hàng hoá nhập khẩu của thương nhân Việt nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc giữa chính phủ Việt nam với chính phủ nước ngoài thông qua hợp đồng ngoại thương bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá . Xuất khẩu hàng hoá là cách thức tạo ra một nguồn thu ngoại tệ lớn nhất đồng thời tạo nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu và giúp cho việc ổn định cán cân thanh toán quốc tế. Việt Nam là một nước nông nghiệp với trang thiết bị kỹ thuật nghèo nàn thô sơ, một nước công nghiệp chậm phát triển vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu được xem là một yếu tố quan trọng, kích thích sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước có cơ hội phát triển thuận lợi. Xuất khẩu hàng hoá góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhờ vào xuất khẩu nhiều ngành nghề trước đây chỉ được sản xuất với quy mô nhỏ đã được mở rộng thành một ngành sản xuất với quy mô lớn. Thông qua xuất khẩu, chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao phù hợp với yêu cầu chất lượng, mẫu mã đã ghi trong hợp đồng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước trên thị trường thế giới. Xuất khẩu hàng hoá kéo theo sự phát triển của sản xuất, đây là nguồn thu hút lao động lớn với thu nhập ổn định góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao đời sống dân cư. Trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đều mong muốn tạo được những mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác. Do đó, xuất khẩu hàng hoá làm cơ sở cho việc xích lại gần nhau giữa các quốc gia. Mỗi nước sẽ tiến hành sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng ưu thế của quốc gia mình và đây là một cơ sở quan trọng để hình thành phân công lao động quốc tế. Như vậy, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quỗc gia. 2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá phải được thực hiện thông qua hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa các chủ thể thuộc các nước khác nhau và trụ sở của các bên nhất thiết phải nằm ở các nước khác nhau trừ trường hợp một bên trong hợp đồng có trụ sở thuộc khu chế xuất 100% vốn nước ngoài. Do vậy, hàng hoá khi xuất khẩu không nhất thiết phải rời khỏi biên giới Việt Nam mà có thể chuyển vào khu chế xuất 100% vốn nước ngoài hoặc được chuyển sang một đơn vị kinh doanh khác theo một hợp đồng ngoại thương khác. Ngược lại, không phải mọi hành vi đưa hàng hoá ra khỏi biên giới Việt Nam đều là hoạt động xuất khẩu hàng hoá, đó là những hàng hoá được đưa đi hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. Đồng tiền dùng trong quan hệ thanh toán có thể là ngoại tệ với một trong hai nước hoặc là ngoại tệ với cả hai. Thông thường người ta dùng ngoại tệ mạnh để thanh toán như: USD, DEM, FRF, EURO, JPY vv.... Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp lý trong nước mà còn phụ thuộc vào các quy tắc và thông lệ quốc tế như các quy trình của một phương thức giao dịch, trị giá hàng hoá xuất khẩu thường được căn cứ vào giá của mặt hàng đó ở sở giao dịch, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác định rõ trong từng điều kiện cơ sở giao hàng được quy định cụ thể trong Incoterms 2000. Trong hoạt động xuất khẩu hàng hoá thời điểm ký kết hợp đồng và thời điểm thanh toán thường cách nhau khá dài, việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu giải quyết các tranh chấp khiếu nại, thưởng phạt trong buôn bán ngoại thương và thanh toán. Mỗi đối tượng hàng hoá xuất khẩu khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau do đó ta phải tìm hiểu những đối tượng của hoạt động xuất khẩu. \ Đối tượng của hoạt động xuất khẩu. Ngày nay hoạt động xuất khẩu được thực hiện với hầu hết các mặt hàng. Tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì đối tượng này là khác nhau tuỳ thuộc vào lợi thế so sánh của mỗi nước, những hàng hoá nào mà giá trị thực hiện trên thị trường thế giới lớn hơn giá trị thực hiện trên thị trường nội địa thì đó là đối tượng của hoạt động xuất khẩu. Đối tượng xuất khẩu là các loại hàng hoá phù hợp với ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hàng hoá xuất khẩu là những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước Việt Nam với nền nông nghiệp lâu đời đã tạo cho chúng ta có thế mạnh về các mặt hàng nông sản, lâm sản, hải sản và một số loại cây công nghiệp khác. Bên cạnh đó, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ với các làng nghề truyền thống như gốm sứ, mây tre đan vv... là một trong những thế mạnh và tiềm năng của nước ta. Tuy nhiên, do sự chậm phát triển về khoa hoạ kỹ thuật, các sản phẩm sản xuất ra thường có chất lượng không cao và giá thành sản phẩm lớn. Do vậy, Nhà nước ta đã đề ra chủ trương “xuất khẩu để nhập khẩu” với nội dung xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lâm sản, thủ công mỹ nghệ và nhập khẩu các máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật - công nghệ. 3. Đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu . Hàng hoá xuất khẩu bao gồm nhiều loại trong đó chủ yếu là những mặt hàng thuộc thế mạnh trong nước (rau quả tươi, hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ...). Hàng hoá xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã và hợp thị hiếu. Hàng hoá được coi là xuất khẩu trong những trường hợp : + Hàng xuất bán cho các thương nhân nước ngoài theo hợp đồng đã ký kết . + Hàng gửi đi triển lãm hội chợ nước ngoài sau đó bán thu bằng ngoại tệ. + Hàng bán cho du khách nước ngoài, cho Việt kiều thu bằng ngoại tệ. + Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán bằng ngoại tệ. + Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định thư do nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu... + Nguyên vật liệu, vật tư cung cấp cho các công trình thiết bị toàn bộ theo yêu cầu nước ngoài bán công trình thiết bị cho nước ta thanh toán bằng ngoại tệ. 4. Các hình thức xuất khẩu. + Xuất khẩu theo nghị định thư: doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư ký giữa cơ quan cấp trên với chính phủ một nước khác. + Xuất khẩu trực tiếp: được sử dụng khi doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có đủ điều kiện về cơ sở vật chất cũng như có năng lực và trình độ chuyên môn để tổ chức đàm phán, ký kết, thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, am hiểu đối tác, am hiểu thị trường cũng như mặt hàng xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp trực tiếp thực hiện các quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng, tổ chức xuất khẩu hàng hoá và thu tiền hàng. + Uỷ thác xuất khẩu: là hình thức xuất khẩu áp dụng đối với các doanh nghiệp có hàng hoá, nhưng chưa thật sự am hiểu thị trường hay bạn hàng, chưa đủ khả năng tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng hoặc không đủ điều kiện về pháp lý, để trực tiếp thực hiện các hợp đồng xuất khẩu hàng hoá mà phải nhờ đến các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu trực tiếp xuất khẩu hộ. Theo hình thức này, doanh nghiệp có hàng giao uỷ thác cho doanh nghiệp khác xuất khẩu hộ mình số hàng đó. Doanh nghiệp nhận uỷ thác sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất khẩu lô hàng đó. Khi có đầy đủ giấy tờ xác nhận hàng đã xuất khẩu do bên nhận uỷ thác giao lại thì doanh nghiệp giao uỷ thác mới xác định là đã xuất khẩu lô hàng, đồng thời tiến hành thanh toán tiền hoa hồng uỷ thác và các khoản chi phí khác với bên nhận uỷ thác thông qua một biên bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu được ký giữa bên uỷ thác xuất khẩu và bên nhận uỷ thác xuất khẩu. Hiện nay, để tận dụng hết khả năng của mình, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thường ký kết cả hai hình thức trên. Doanh thu từ hoạt động nhận uỷ thác xuất khẩu là hoa hồng uỷ thác được hưởng và phải chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Cả hai hình thức xuất khẩu trên đều có thể thực hiện theo hiệp định hay nghị định thư hoặc tự cân đối. 5. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu trong xuất khẩu . Trong giao dịch đàm phán, các bên rất quan tâm đến việc tìm ra một phương thức thanh toán phù hợp, thuận tiện với cả hai bên. Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng bậc nhất, nó chỉ cách thức người bán hàng dùng để thu tiền và cách thức người mua dùng để trả tiền. Trên thực tế có nhiều phương thức khác nhau để thu tiền về hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng hạn và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn tại nơi quy định. Có rất nhiều các phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng nhưng các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu dùng trong xuất khẩu hàng hoá gồm : a) Phương thức chuyển tiền: Là phương thức thanh toán trong đó yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. b) Phương thức thanh toán nhờ thu (hay uỷ thác thu) (Collection of Payment): là phương thức thanh toán mà trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người mua sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu nợ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra. Gồm các loại: + Nhờ thu phiếu trơn (clean colection): là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua không qua ngân hàng. + Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá cho người mua để nhận hàng. b) Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of credit- L/C): là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng ) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định trong thư tín dụng. Với phương thức này người bán được đảm bảo thu được tiền hàng, còn người mua được đảm bảo chỉ trả tiền khi người bán xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ khi ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó. 6. Điều khoản về giá của hợp đồng xuất khẩu: Gía cả được quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng. Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chia trách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản chi phí và về rủi ro được quy định trong luật buôn bán quốc tế (Incoterms - 2000).Tuỳ theo sự thoả thuận của các bên tham gia mà giá đó bao gồm các yếu tố như giá trị hàng hoá đơn thuần, bao bì,chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm. Thông thường trong hợp đồng xuất khẩu hàng hoá hay sử dụng điều khoản về giá FOB, CFR, CIF + Gía FOB (Free on Board) – Gía giao hàng lên tàu: Là giá giao hàng tính đến khi hàng được xếp lên phương tiện vận chuyển tại cảng, ga, biên giới nước người xuất khẩu. Gía FOB bao gồm giá thực tế của hàng hoá và các khoản chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hoá lên tàu. Người bán chịu mọi trách nhiệm làm các thủ tục thông quan xuất khẩu và mọi chi phí cho tới khi hàng hoấ đã qua lan can tàu tại cảng bốc quy định do người mua chỉ định. Còn mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển thuộc trách nhiệm của người mua. + Gía CFR (Cost and freight) – Tiền hàng và cước phí: Người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, nó cho biết giá cả hàng hoá bao gồm giá của bản thân hàng hoá và cước phí vận chuyển. Người bán có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và cước phí vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định nhưng mọi rủi ro, mất mát, hư hỏng về hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua. + Gía CIF (Cost, insurance and freight)- Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển: Người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, nó cho biết giá cả hàng hoá bao gồm giá của bản thân hàng hóa, chi phi bảo hiểm và cước phí vận chuyển hàng hoá đến cảng quy định. Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan xuất khẩu, trả các phí tổn và cước vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định, mọi rủi ro, mất mát hay hư hại về hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sịnh sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua. Ngoài ra người bán còn phải mua bảo hiểm hàng hải (ở mức độ tối thiểu) để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro, mất mát, hư hại đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở. II. Phương pháp kế toán hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hoá. Qúa trình xuất khẩu gồm 2 giai đoạn :Thu mua hàng trong nước để xuất khẩu và giai đoạn bán hàng ra nước ngoài . Chứng từ kế toán sử dụng: + Hợp đồng mua bán (Sales Contract). + Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice), Hoá đơn tài chính (GTGT). + Thư tín dụng (Letter of Credit) + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Original). + Giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng, trọng lượng (Certificate of quantity, quality). + Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm (Vinacontrol Certificate). + Phiếu đóng gói (Packing List). + Chứng từ bảo hiểm (Insurance Policy). + Tờ khai hải quan. + Vận đơn đường biển (Bill of Lading), Vận đơn đường không ( Bill of Air). * Ngoài ra còn có : Giấy báo nợ ; Giấy báo có ; Phiếu thu ; Phiếu chi; Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho. Tài khoản kế toán sử dụng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu: + Tài khoản 156 – “ Hàng hoá “. + Tài khoản 131 – “ Phải thu của khách hàng “. + Tài khoản 632 – “ Gía vốn hàng bán “. + Tài khoản 413 – “ Chênh lệch tỷ giá “. + Tài khoản 333 – “ Thuế giá trị gia tăng phải nộp “. + Tài khoản 511 – “ Doanh thu bán hàng “. * Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản kế toán khác như : TK 111, TK112, TK 007. 3. Trình tự kế toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá. 3.1) Kế toán xuất khẩu hàng hoá trực tiếp (Sơ đồ 1) a). Tài khoản sử dụng TK 156, TK 157, TK 632, TK131, TK 331, TK 511, TK111, TK112, TK 007. b). Trình tự kế toán + Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ : Khi thu mua hàng hoá vận chuyển thẳng đixuất khẩu kế toán ghi : Nợ TK 156 : Gía mua chưa thuế GTGT của hàng hoá nhập kho. Nợ TK 157: Gía mua chưa thuế GTGT của hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu. Nợ TK 133 (1331) : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có TK liên quan (111, 112, 331...): Tổng giá thanh toán của hàng thu mua để xuất khẩu. - Khi xuất kho hàng hoá chuyển đi xuất khẩu, Căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kế toán ghi Nợ TK 157: Trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu. Có TK 156: Trị giá thực tế hàng xuất kho xuất khẩu. - Trường hợp phát sinh các chi phí trong quá trình xuất khẩu kế toán ghi nhận vào doanh thu bán hàng : + Nếu chi phí bằng tiền Việt nam: Nợ TK 641: Ghi tăng chi phí bán hàng. Nợ TK133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 1112, 1122, 331: Số chi tiêu thực tế. + Nếu chi phí bằng ngoại tệ: Nợ TK 641 : Ghi tăng chi phí bán hàng theo tỷ giá thực tế. Nợ TK 133(1331) : Thuế GTGT được khấu trừ nếu có. Nợ (hoặc Có) TK 413: Phần chênh lệch tỷ giá. Có 1112, 1122 : Số chi tiêu theo tỷ giá hạch toán. Đồng thời, số ngoại tệ chi dùng ghi: Có TK 007 : Số nguyên tệ xuất dùng. Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục hải quan tại cảng, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, trị giá hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT, kế toán ghi: + Trị giá mua của hàng đã hoàn thành việc xuất khẩu: Nợ TK 632 Có TK 157. + Khi xác định tiêu thụ cho lô hàng xuất khẩu : Ghi nhận doanh thu: Nợ TK 1112, 1122, 131: Tổng số tiền đã thu hay phải thu theo tỷ giá hạch toán Nợ (hoặc Có) TK 413: Phần chênh lệch giũa tỷ giá thực tế và tỷ giá hạch toán Có TK 511 : Doanh thu hàng xuất khẩu tính theo tỷ giá thực tế. + Khi nhận được chứng từ về việc người nhập khẩu trả tiền: Nợ TK 1112, 1122 phản ánh theo tỷ giá hạch toán Có TK 131 + Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511. Có TK 333 (3333 – Thuế xuất khẩu ) Khi nộp thuế xuất khẩu: Nợ TK 333 (3333) : Ghi giảm số thuế đã nộp. Có TK liên quan (1112, 1122, 311...) Khi báo cáo quyết toán được duyệt căn cứ vào quyết định xử lý số chênh lệch tỷ giá được phản ánh trên tài khoản 413: Nợ TK 413: Mức chênh lệch tăng. Có TK 411: Nguồn vốn kinh doanh. Có TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính Hoặc : Nợ TK 811: Chi phí hoạt động tài chính. Có TK 413 : Mức chênh lệch giảm. Cuối kỳ tiến hành kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911, ghi: Nợ TK 511 Có TK 911 3.2. Kế toán xuất khẩu uỷ thác (Sơ đồ 2) a). Tài khoản sử dụng: TK 157, TK 156, TK 138, TK 338, TK 511, TK 632, TK 331, TK131, ... b). Trình tự kế toán xuất khẩu hàng hoá uỷ thác tại đơn vị nhận uỷ thác : Theo thông tư số 108/2001/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn kế toán hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu uỷ thác quy định việc hạch toán tại đơn vị nhận uỷ thác như sau: + Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ : - Khi nhận hàng do đơn vị uỷ thác bàn giao, căn cứ vào các chứng từ liên quan , kế toán ghi nhận giá trị hàng nhận uỷ thác bằng bút toán : Nợ TK 003 - Khi đã hoàn thành việc xuất khẩu, kế toán ghi : + Số tiền hàng uỷ thác xuất khẩu phải thu hộ bên uỷ thác xuất khẩu : Nợ TK 131 : Số tiền hàng xuất khẩu đã thu hay phải thu của người nhập khẩu. Có TK 331(chi tiết đơn vị giao uỷ thác) : Số tiền hàng phải trả bên uỷ thác theo tỷ giá hạch toán. + Ghi nhận trị giá lô hàng đã xuất hộ : Có TK 003 : Trị giá lô hàng đã xuất khẩu hộ. - Thuế xuất khẩu phải nộp hộ cho bên uỷ thác, kế toán ghi: Nợ TK 331 : Chi tiết số thuế xuất khẩu phải nộp Ngân sách. Có TK 338 (3388) : Chi tiết số thuế xuất khẩu phải nộp Ngân sách. - Đối với các khoản chi hộ cho đơn vị uỷ thác (Phí ngân hàng, phí giám định hải quan, chi phí vận chuyển bốc xếp hàng…) căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi : Nợ TK 138(1388- Chi tiết đơn vị giao uỷ thác) : Các khoản chi hộ phải thu bên giao uỷ thác. Có TK liên quan (111,112...) : Số tiền đã chi hộ bên uỷ thác. Đối với phí uỷ thác xuất khẩu và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác xuất khẩu: Nợ TK 131(chi tiết từng đơn vị uỷ thác) : Số phải thu của bên uỷ thác. Có TK 511 : Doanh thu về phí uỷ thác. Có TK 3331 : Thuế GTGT phải nộp. - Khi nộp hộ thuế xuất khẩu cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu kế toán ghi : Nợ TK 338 (3388) : Chi tiết số thuế nộp vào Ngân sách. Có TK 111, 112 : Số tiền thuế đã nộp hộ. - Khi thu hộ tiền hàng cho bên uỷ thác xuất khẩu , căn cứ các chứng từ liên quan : Nợ TK 112 Có TK 131 (chi tiết từng người mua nước ngoài) : Số tiền phải thu . - Khi đơn vị uỷ thác xuất khẩu thanh toán bù trừ phí uỷ thác và các khoản chi hộ kế toán ghi: Nợ TK 331 ( chi tiết từng đơn vị uỷ thác) : Số tiền phải trả cho bên uỷ thác. Có TK 131 ( chi tiết từng đơn vị uỷ thác) : Số phải thu của bên uỷ thác về phí uỷ thác. Có TK 138 ( chi tiết từng đơn vị ) : Số phải thu của bên uỷ thác về các khoản chi hộ, nộp hộ. - Khi chuyển trả số tiền hàng còn lại cho bên uỷ thác sau khi đã trừ đi phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ , kế toán ghi : Nợ TK 331 (chi tiết từng đơn vị uỷ thác) : Số phải trả cho bên uỷ thác. Có TK 111, 112 : Số tiền trả cho bên uỷ thác. Trường hợp đã thu được tiền bằng ngoại tệ: Nợ TK 007 : Số nguyên tệ thu được. Phần II THựC TRạNG CÔNG TáC Tổ chức Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu HàNG HOá tại TổNG cÔNG TY RAU QUả VIệT NAM. I. gIới THIệU CHUNG Về TổNG Công ty RAU QUả VIệT NAM. Tổng công ty rau quả là một Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo nghị định số 63 NN/TCCB/QĐ ngày 11/02/1988 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu rau quả của các Bộ: Ngoại thương, Nông nghiệp, Công nghiệp, Thực phẩm.Tổng công ty là kinh doanh chuyên ngành kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực rau quả bao gồm các hoạt động từ sản xuất nông nghiệp đến chế biến công nghiệp, xuất nhập khẩu rau quả và nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Tuy mới hoạt động được gần 14 năm nhưng Tổng công ty đã có quan hệ làm ăn với các tổ chức kinh tế ở hơn 100 nước khác nhau trên thế giới. Tổng công ty có tên giao dịch quốc tế là: Viêtnam National Vegetable and Fruit Corporation. Tên viết tắt: VEGETEXCO VIETNAM Trụ sở chính: Số 2 Phạm Ngọc Thạch - Đống Đa- Hà Nội Cơ quan đại diện: Moscow- Cộng hoà Liên bang Nga và Philadelphia- Mỹ Với số vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ xung đăng ký trong đơn xin thành lập doanh nghiệp là 125,5 tỷ đồng. Là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt nam, có điều lệ và tổ chức hoạt động, có bộ máy quản lý và điều hành, có con dấu riêng, có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong và ngoài nước. 1. Quá trình hình thành và phát triển của của Tổng công ty rau quả Việt Nam. * Trước năm 1988 việc sản xuất kinh doanh rau quả của Tổng công ty được hình thành và phát triển theo 3 khối: khối sản xuất rau quả( do Tổng công ty rau quả trung ương do Bộ nông nghiệp quản lý), khối chế biến rau quả( do Liên hiệp các xí nghiệp I& II thuộc Bộ công nghiệp thực phẩm quản lý, khối kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả(do Tổng công ty xuất nhập khẩu rau quả thuộc Bộ ngoại thương quản lý). Việc phát triển theo 3 khối làm cho công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật của ngành rau quả bị phân tán,không một tổ chức nào chịu trách nhiệm chung cho việc tạo giống mới và áp dụng khoa học tiên tiến, đào tạo cán bộ công nhân viên do đó hạn chế khả năng phối hợp thích ứng của 3 khối, gây mâu thuẫn lẫn nhau, làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích toàn ngành. Vì vậy tháng 2 năm 1988 Nhà nước đã quyết định hợp nhất 3 khối trên thành Tổng công ty rau quả Việtnam, một đơn vị kinh tế chuyên ngành rau quả lớn nhất, với hơn 37000 cán bộ công nhân viên và 72 đầu mối trực thuộc trên 17 tỉnh, thành phố trên phạm vi toàn quốc. Thực hiện nghị định của chính phủ đến đầu năm 1995,Tổng công ty đã xắp xếp giảm dần đầu mối, tinh giảm biên chế và bộ máy quản lý chỉ còn 49 đơn vị trực thuộc và 10000 cán bộ công nhân viên. * Từ năm 1988-1995 do chuyển đổi sang cơ chế thị trường, hàng loạt chính sách mới của nhà nước ra đời và tiếp tục được hoàn thiện đã tạo cho Tổng công ty cơ hội có môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh đó doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn vì có sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực sản xuất rau quả . * Từ năm 1996 đến nay, dù gặp nhiều khó khăn nhưng Tổng công ty vẫn tiếp tục hoạt động có hiệu quả. Bước vào thời kỳ mới Tổng công ty đã được thành lập lại và hoạt động với mô hình mới theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( số 395 ngày 29/12/1995) và quyết định số 99 TTg của thủ tướng chính phủ. Tổng công ty hiện đang quản lý 29 đơn vị thành viên ( 6 Công ty, 8 Nhà máy, 7 Xí nghiệp, 6 Nông trường, 1 viện nghiên cứu rau quả và 1 bệnh viện), ngoài ra có 2 đơn vị liên doanh với nước ngoài. Từ những kinh nghiệm có được trên thị trường Tổng công ty đã tìm được cho mình hướng đi vững chắc hơn và từng bước đã tạo được uy tín lớn với bạn hàng trong và ngoài nước. 2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. a) Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Sản xuất giống rau quả và các nông lâm sản khác , chăn nuôi gia súc. Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng. Chế biến rau quả, thịt, thuỷ sản, đường kính, đồ uống( nước quả các loại,nước uống có cồn, không cồn vv...) Sản xuất bao bì (gỗ, giấy, thuỷ tinh, hộp sắt vv...) Bán buôn, bán lẻ, đại lý giống rau quả, rau quả, thực phẩm, đồ uống, máy móc, thiết bị, phụ tùng chuyên dùng, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất, hàng tiêu dùng. Kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng. Kinh doanh vận tải, kho, cảng và giao nhận. Dịch vụ tư vấn đầu tư phát triển ngành rau, hoa, quả Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí, thiết bị, phụ tùng, máy móc phục vụ chuyên ngành rau quả và gia dụng. Xuất khẩu trực tiếp rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị, giống rau quả, nông lâm hải sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng. Nhập khẩu trực tiếp rau hoa quả, giống rau hoa quả, thực phẩm, máy móc, vật tư, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất và hàng tiêu dùng. Những hoạt động kinh doanh chủ yếu của Tổng công ty: Gồm 4 khối b.1) Khối công nghiệp: gồm 15 nhà máy chế biến Sản phẩm đóng hộp, sản phẩm lạnh, sản phẩm sấy khô, sản phẩm muối và dầm dấm như: rau, quả, dưa chuột, nấm mỡ, thịt cá... Gia vị: ớt, tỏi, gừng, nghệ, quế, tiêu... Nước quả cô đặc: Xoài, chuối, dứa, đu đủ... Bao bì hộp kim loại, hòm gỗ, hộp carton... b.2) Khối nông nghiệp: Tổng công ty có 6 nông trường với 40000 ha đất canh tác trên toàn quốc.Các nông trường này trồng rất nhiều loại cây công nghiệp và nông nghiệp như: dứa, chanh, chuối, lạc,cao su, cà phê... và chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn nhập khẩu,gia cầm... b.3) Khối xuất - nhập khẩu: Tổng công ty có 3 công ty xuất nhập khẩu ở: Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Quả tươi: chuối, dứa, cam, bưởi, vải và các loại quả nhiệt đới khác . Rau tươi: bắp cải, cà rốt, cà chua, dưa chuột... Gia vị : hạt tiêu, tỏi, ớt... Sản phẩm đóng hộp, đông lạnh. Hoa tươi và cây cảnh . Các sản phẩm nông nghiệp khác như: lạc, vừng, chè, cà phê, cao su... Các mặt hàng nhập khẩu: Vật tư nông nghiệp: phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống rau. Vật tư công nghiệp: sắt tấm, hộp rỗng, lọ thuỷ tinh, carton, thực phẩm và đường. Máy móc thiết bị cho các nhà máy chế biến. Các loại hoá chất khác. b.4) Khối nghiên cứu khoa học và đào tạo: Tổng công ty có một viện nghiên cứu rau quả và nhiều trạm thực nghiệm chuyên nghiên cứu các giống mới, sản phẩm mới,cải tiến bao bì nhãn hiệu. Khối này chuyên cung cấp các thông tin kinh tế và đào tạo các cán bộ khoa học, kỹ thuật. (*) Sản phẩm chủ lực của Tổng công ty hiện nay: + Rau hoa quả tươi: Bắp cải, khoai tây, hành tây, cà rốt, dưa hấu, tỏi, gừng, nghệ... Chuối tiêu, vải Xu hào, súp lơ, tỏi tây, đậu quả, cà chua, dưa chuột, nấm hương... Hoa lay ơn, loa kèn, phong lan Thị trường chính: Liên bang Nga, một số nước châu á như Nhật Bản + Đồ hộp, nước quả, đông lạnh: Dứa, dưa chuột, vải, chôm chôm, xoài, thanh long, đu đủ, chuối, ổi, na, ngô, rau, đậu... Nước giải khát hoa quả tự nhiên và rau quả đông lạnh khác Thị trường chính là: Liên bang Nga, Tây Bắc âu, Đông âu, Mỹ, Nhật, Trung quốc và một số nước á , úC + Rau qủa sấy, muối: Chuối sấy, nhân hạt điều, dưa chuột, nấm muối... Thị trường chính: Liên bang Nga, Nhật, Mỹ và một số nước Bắc mỹ + Gia vị: - Hạt tiêu, ốt, tỏi, gừng, nghệ, quế, hồi, giềng... Thị trường chính: Châu Phi, Liên bang Nga, Trung Đông và một số nước khác. + Giống rau: Hạt rau muống, cải các loại, tỏi củ, các loại giống rau, đậu, gia vị nhiệt đới khác. Thị trường chính: Châu Phi, Châu á , Châu Mỹ la tinh... + Nông sản khác: Cao su, cà phê, gạo, lạc, vừng... Thị trường chính: Trung Quốc, Mông Cổ. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý kinh doanh của Tổng công ty : (Sơ đồ 3) Bộ máy tổ chức quản lý được tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phân quyền rõ ràng để đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh của các thành viên của Tổng công ty. Cơ cấu tổ chức được xây dựng dựa trên chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp theo hình thức phải đi sau chức năng để làm cơ sở chỗ dựa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy tổ chức của Tổng công ty bao gồm : Hội đồng quản trị ( HĐQT): Có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm trong đó có chủ tịch HĐQT, một thành viên kiêm Tổng giám đốc, một thành viên kiêm trưởng Ban kiểm soát và hai thành viên kiêm nhiệm là các chuyên gia về ngành kinh tế – kĩ thuậ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0065.doc
Tài liệu liên quan