Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ

Phần mục lục Lới nói đầu Trang 3+4 Phần 1: đặc điểm hđkd và tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp khai thác-dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp: Trang 5+6 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp: 1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ: Trang 7 1.2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất: Trang 8 1.2.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ và sản phẩm: Trang 8 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý SXKD trong Xí nghiệp: Trang 9+10 1.4. Đặc

doc60 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp: 1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp: Trang 11 1.4.2. Mô hình bộ máy kế toán: Trang 11+12 1.5. Hình thức kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng: Trang 13+14 1.5.1. Đặc điểm vận dụng chứng từ kế toán: Trang 14 1.5.2. Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán: Trang 15 1.5.3. Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán: Trang 15+16 1.5.4. Đặc điểm kế toán trên một số phần hành chủ yếu: Trang 16-18 1.5.5. Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán: Trang 18+19 1.5.6. Giới thiệu phần mềm kế toán sử dụng trong Xí nghiệp: Trang 19-21 Phần 2: thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác - dịch vụ và hoá chất phú thọ 2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất: 2.1.1. Đặc điểm chi phí SX và yêu cầu QL chi phí tại Xí nghiệp: Trang 21-23 2.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Trang 24 2.2. Phương pháp và quy trình tập hợp chi phí sản xuất: 2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp: Trang 24-30 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Trang 31-34 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí SXC: Trang 34-39 2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn Doanh nghiệp: Trang 40-43 2.3. Tổ chức công tác tính giá thành: 2.3.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành : Trang 44 2.3.1. Phương pháp tính giá thành: Trang 44-50 Phần 3: Đánh giá thực trạng hoàn thiện và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN khai thác-Dvks và hoá chất Phú Thọ 3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại XN 3.1.1. Mặt tích cực trong công tác tổ chức kế toán tập hợp CP và tính giá thành SP: Trang 50-53 3.1.1. Mặt tồn tại trong công tác tổ chức kế toán tập hợp CP và tính giá thành SP: Trang 53+54 3.2.Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CP...: Trang 55-57 Kết luận Trang 57-59 Lời nói đầu Khi nền kinh tế đã phát triển, các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng trở lên đa dạng và phức tạp điều đó, đòi hỏi việc thu thập và xử lý thông tin ngày càng nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có như vậy, mới đáp ứng được việc nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động kinh tế của Doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau. Bổ xung, cân đối và nâng cao năng lực sản xuất của Doanh nghiệp, là hoạt động quan trọng chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh chính là khả năng tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là công việc luôn được các nhà Quản trị Doanh nghiệp quan tâm vì nó chi phối đến chất lượng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Bởi vì, kết quả sử dụng từng yếu tố sản xuất và sử dụng tổng hợp các yếu tố tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng, chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ là nhờ các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo và các nghiệp vụ chuyên môn của Doanh nghiệp. Trong Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trung tâm của công tác kế toán. Do đó để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này được thực hiện thông qua công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Để hiểu rõ hơn nội dung và tầm quan trọng của tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ. Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình tìm hiểu thực tế không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy, cô giáo và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Nội dung chuyên đề gồm những phần sau: Phần 1: Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ. Phần 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ. Phần 3: Đánh giá thực trạng và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ. Phần 1: đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp khai thác- dịch vụ khoáng sản và hoá chất phú thọ 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ - Tên đơn vị: Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ. - Địa chỉ: Xã Giáp Lai - Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ. - Tổng số cán bộ, công nhân viên: 260 người. - Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ là đơn vị hạch toán kinh doanh phụ thuộc, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng con dấu riêng theo quy định. - Ngành nghề kinh doanh: Khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất hoá chất cơ bản, chế biến phụ gia phân bón, thi công cơ giới... - Giấy phép kinh doanh số 1816 000 002 - Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp. - Sản phẩm chính là: Quặng Fenspat, caolin, phụ gia phân bón... Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ có tiền thân là Công ty Pyrit- PYRICO được thành lập theo quyết định số 183/QĐ- BCN ngày 24/10/1974 của Bộ Công nghiệp nặng, với ngành nghề kinh doanh là khai thác, chế biến quặng pyrit cung cấp cho Công ty Supe Lâm Thao . Quá trình khai thác quặng pyrit đến năm 2003 thì hết nguồn quặng. Không dừng lại ở đó, lãnh đạo Công ty tiếp tục nghiên cứu và tìm ra hướng đi mới, đó là chuyển sang khai thác quặng Caolin, Fenspat. Từ chỗ hơn 1000 cán bộ công nhân viên chức, Công ty đã phải giải quyết giảm lao động xuống còn hơn 400 lao động và tinh giảm bộ máy quản lý như hiện tại. Ngày 7/7/2003, Công ty Pyrit được sát nhập vào Công ty Apatit Việt Nam theo quyết định số 116/2003/QĐ- BCN của Bộ Công nghiệp. Ngày 10/10/2003 Công ty Pyrit đổi tên thành Xí nghiệp khai thác- dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ theo quyết định số 688/ QĐ- HĐQT của Tổng Công ty hoá chất Việt Nam trực thuộc Công ty Apatit Việt Nam với số vốn điều lệ là : 313.606.531.982 đồng. Khi chuyển sang lĩnh vực khai thác loại sản phẩm mới, Xí nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn vì sản phẩm phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các Công ty sản xuất mặt hàng cùng loại. Nhưng bằng sự phấn đấu không mệt mỏi của toàn bộ CBCNV của Xí nghiệp cũng như quyết định tiên phong đầu tư dây truyền sản xuất sản phẩm cao cấp Caolin men, thay thế cho mặt hàng mà trước đây các Công ty sản xuất vật liệu xây dựng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm của Xí nghiệp đã từng bước được khẳng định trên thị trường, đời sống CBCNV từng bước được cải thiện với thu nhập bình quân năm 2007 đạt 3453000 đồng/ người/ tháng. Qúa trình thực hiện chủ yếu của Xí nghiệp hai năm gần đây: STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số tuyệt Số Số tương đối (%) 1 Giá trị tổng sản lượng (giá Cố định 1994) Tr đ 3.150 3.770 620 119,68 2 Tổng doanh thu Tr đ 17.300 20.500 3.200 118,49 3 Lợi nhuận Tr đ 305 950 645 311,47 4 Nộp ngân sách nhà nước Tr đ 870 1.180 310 135,63 5 Số lao động người 237 260 23 109,7 6 Thu nhập bình quân đ/ng/th 2.398.000 3.453.000 1.055 143,99 * Nhận xét: Xí nghiệp từng bước phát triển, thể hiện tốc độ tăng trưởng tăng 620 đạt tỷ lệ 119,68% năm 2007 so với năm 2006. Do vậy thị trường được mở rộng thể hiện doanh thu tăng, đời sống người lao động từng bước được cải thiện thu nhập năm sau cao hơn so với năm trước 1.055 (Tr đ) đạt tỷ lệ 143,99% dẫn đến việc nộp ngân sách Nhà nước tăng. 1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 1.2.1. Đặc điểm quy trình công nghệ: Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ với quy trình công nghệ sản xuất quặng bao gồm các công đoạn kế tiếp nhau nhưng có thể chia thành hai khâu: khâu khai thác và khâu chế biến. Điện Khoan nổ mìn Kho thành phẩm Bốc xúc đát đá Tuyển chọn quặng Vận chuyển lên kho Caolin, Fenspat Đưa vào lọc, sấy Đưa vào nghiền Than, nhiên liệu khác Quặng Caolin lọc, Caolin men Fenspat nghiền, Phụ gia Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất quặng của Xí nghiệp như sau: * Mối quan hệ giữa các khâu công việc: Từ khâu bốc xúc đất đá để lộ Quặng sau đó khoan nổ mìn ra Quặng nguyên khai, rồi tuyển chọn quặng vận chuyển lên kho Caolin, Fenspat đưa vào lọc sấy và nghiền. Các sản phẩm này sản xuất độc lập với nhau vì là các loại quặng khác nhau: Quặng Fenspat nguyên khai để sản xuất Fenspat nghiền, phụ gia. Quặng Caolin nguyên khai để sản xuất ra Quặng Caolin men, Caolin lọc. 1.2.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất: Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất quặng như trên. Mặt khác, để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay quy trình sản xuất của Xí nghiệp được tổ chức ở hai phân xưởng sản xuất là phân xưởng Caolin-Fenspat và phân xưởng phụ gia cùng các bộ phận phụ trợ... Trong phân xưởng lại được chia ra thành các tổ sản xuất bao gồm: tổ bốc xúc, tổ khoan, tổ vận chuyển, tổ tuyển chọn quặng, tổ nghiền, tổ lọc, tổ tiêu thụ... 1.2.3. Đặc điểm thị trường tiêu thụ và sản phẩm: Hiện nay sản phẩm quặng Fenspat, caolin, thạch anh của Xí nghiệp cung cấp cho các đơn vị sản xuất gốm sứ, gạch Ceramic, Granit trong nước như : Tập đoàn Prime, Các dơn vị của Tổng Công ty gốm sứ thủy tinh, Tập đoàn Viglacera. Ngoài ra sản phẩm caolin men còn xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài ra sản phẩm phụ gia các loại cung cấp cho các Công ty sản xuất phân bón như: Công ty Supe Lâm thao, Công ty phân lân Văn Điển. Sản phẩm của Xí nghiệp là các loại quặng cung cấp cho ngành sản xuất gốm sứ, Ceramic, Granit. Vì vậy các đặc tính lý, thành phần hóa, cấp độ hạt, độ ẩm phải đảm bảo tính ổn định lâu dài và theo yêu cầu của từng khách hàng cụ thể. Bởi mỗi đơn vị sản xuất dùng sản phẩm của Xí nghiệp đều có bài phối liệu để làm ra sản phẩm riêng và ổn định lâu dài. 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong Xí nghiệp Giám đốc Xí nghiệp khai thác - Dịch vụ khoáng sản và hoá chất Phú Thọ là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh doanh phụ thuộc và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.Vì vậy, việc phân công công việc hợp lý trong bộ máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiện nay, Xí nghiệp phân công quản lý theo sơ đồ sau: Phân xưởng Caolin, Fenspat PGĐ Sản xuất PGĐ Kinh tế Phòng Kế hoạch thị trường Phòng Hành chính, tổ chức Phòng kế toán Phân xưởng phụ gia Phòng kỹ thuật công nghệ Phòng KHTT * Mối quan hệ giữa các bộ phận: Xí nghiệp có những bộ phận khác nhau nhưng có mối liên hệ và quan hệ tương quan lẫn nhau được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng của mình. Bộ phận sản xuất: PGĐ sản xuất liên quan và chịu trách nhiệm với phân xưởng Caolin, Fenspat và phân xưởng phụ gia. Bộ phận kinh tế: PGĐ kinh tế liên quan và chịu trách nhiệm đến phòng kế hoạch thị trường. Các bộ phận khác: Phòng Hành chính, tổ chức, phòng KHTT, phòng kế toán, phòng kỹ thuật công nghệ có tính chất công việc khác nhau nhưng đều có mối liên hệ tương quan lẫn nhau dưới sự điều hành chỉ đạo của Giám đốc. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp có mối liên hệ trực thuộc giữa Thủ trưởng cấp trên với các thủ trưởng và các nhân viên cấp dưới; mối liên hệ chức năng giữa các trưởng phòng này với các trưởng phòng khác, các nhân viên này với nhân viên khác, mối liên hệ giữa nhân viên trong bộ phận quản lý cấp trên với nhân viên trong bộ phận cấp dưới. Mối liên hệ giữa các bộ phận giúp cho mỗi bộ phận, mỗi cá nhân trong Xí nghiệp hiểu rõ vai trò, vị trí của mình, mình trực thuộc ai, ai phụ thuộc vào mình, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần quan hệ ai với ai, với bộ phận nào. Giữa các bộ phận đều dưới sự chỉ đạo, điều hành chung của Ban giám đốc. Đó là một trong những điều kiện quan trọng để tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh trong Xí nghiệp. - Giám đốc : Điều hành chung toàn bộ công tác SXKD của Xí nghiệp. - Phó Giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác sản xuất của Xí nghiệp. - Phó Giám đốc kinh tế : Quản lý và điều hành mọi công tác liên quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, công tác nhập xuất vật tư phục vụ sản xuất của Xí nghiệp. - Phân xưởng Cao lanh-Fenspat: Trực tiếp sản xuất các loại quặng Cao lanh, Fenspat cung cấp cho các Công ty sản xuất gốm sứ, gạch Ceramic, Granit. - Phân xưởng phụ gia: Trực tiếp sản xuất các loại quặng phục vụ cho ngành sản xuất phân bón. - Phòng hành chính: Quản lý về nhân lực, các chế độ cho người lao động theo quy định của Nhà nước, công tác hành chính của Xí nghiệp. - Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tài chính, kế toán của Xí nghiệp. - Phòng Kế hoạch thị trường: Chịu trách nhiệm về công tác tiêu thụ sản phẩm, công tác nhập xuất vật tư của Xí nghiệp. - Phòng KTCN: Quản lý, vận hành, sữa chữa các thiết bị, máy móc và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp 1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán của Xí nghiệp: Xí nghiệp lựa chọn loại hình tổ chức công tác kế toán tập trung. Theo hình thức kế toán tập trung thì toàn bộ công tác kế toán được tiến hành tập trung tại phòng kế toán trung tâm của Xí nghiệp dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng, còn ở các bộ phận, phân xưởng không tiến hành công tác kế toán mà phòng kế toán trung tâm sẽ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn và hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động của các bộ phận đó và một hoặc vài ngày sẽ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm. Chính nhờ sự tập trung của công tác kế toán mà Xí nghiệp đã nắm bắt được thông tin nhanh từ đó có thể kiểm tra, đánh giá chỉ đạo kịp thời. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng xử lý thông tin trên máy vi tính. 1.4.2. Mô hình bộ máy kế toán: Hiện nay cán bộ kế toán của Xí nghiệp gồm 7 người, tất cả đều được đào tạo về kế toán đến Đại học. Chủ yếu đều có kinh nghiệm lâu năm trong công tác kế toán, thời gian công tác chủ yếu trên 20 năm. Vì hình thức tổ chức công tác kế toán trong Xí nghiệp chọn là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung nên bộ máy kế toán được mô tả theo sơ đồ sau: (Trang 12) Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán bán hàng,thanh toán Kế toán tiền lương Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ công tác tài chính, kế toán của Xí nghiệp. - Kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế toán giá thành sản phẩm, làm các báo cáo tài chính tổng hợp. Xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành.Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán, sổ kế toán theo đúng hình thức kế toán đã lựa chọn. - Kế toán vật tư: Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của vật tư cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốnthực tế của vật tư nhập, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu cầu lập báo cáo tài chính và quản lý Xí nghiệp. - Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác lao động tiền lương, các khảon trích theo lương cũng như chế độ cho người lao động. Tổ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động cả người lao động. Tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động. Tính toán, phân bổ hợp lý chính xác chi phí tiền lương và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng liên quan. Hàng Quý tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lý và chi tiêu quỹ lương được hưởng của Xí nghiệp. - Kế toán bán hàng, thanh toán: Chịu trách nhiệm theo dõi tình tình tiêu thụ các laọi sản phẩm, theo dõi công nợ phải thu, phải trả và công tác thanh toán khác của Xí nghiệp. Hàng tháng phải lập và phâm tích báo cáo bán hàng, công nợ phải thu, phải trả. Theo dõi thu chi tiền mặt, tiền gửi. Đồng thời theo dõi, hạch toán các khoản thuế phải nộp ngân sách Nhà nước. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm lưu giữ và quản lý tiền mặt của Xí nghiệp. Hàng tháng phải báo cáo chi tiết các khoản thu chi tiền mặt cũng như tiền mặt tồn để đối chiếu với bộ phận kế toán thanh toán. 1.5. Hình thức kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng: Xuất phát từ yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức công tác kế toán và yêu cầu sản xuất kinh doanh với một khối lượng nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thường xuyên và khối lượng tương đối lớn. Mặt khác, Xí nghiệp cũng đã trang bị hệ thống máy vi tính, phần mềm kế toán cho phòng kế toán để có thể xử lý công việc nhanh và hiệu quả. Vì vậy, Xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chứng từ ”. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ: Chứng từ gốc Các Nhật ký chứng từ Sổ tổng hợp TK Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng kê Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra * Mối quan hệ giữa các công việc: Từ chứng từ gốc vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết hoặc các Nhật ký chứng từ; Từ sổ thẻ kế toán chi tiết lên Bảng tổng hợp chi tiết. Từ các Bảng kê vào sổ Tổng hợp TK, từ sổ Tổng hợp TK lên Bảng cân đối số phát sinh, từ Bảng cân đối số phát sinh lên Báo cáo tài chính là khâu cuối cùng của trình tự kế toán sổ sách. Các số liệu ở các sổ kế toán liên quan mật thiết với nhau. Công tác kế toán tại Xí nghiệp được thực hiện theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Niên độ kế toán của xí nghiệp là tư 1/1 đến 31/12 Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. 1.5.1. Đặc diểm vận dụng chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán áp dụng cho Xí nghiệp được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chứng từ. - Lập chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của Xí nghiệp đều được lập chứng từ kế toán. Nội dung chứng từ kế toán lập đầy đủ các chỉ tiêu theo quy định, rõ ràng, trung thực, không tẩy xóa. Chứng từ lập đầy đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ, đối với chứng từ phải lập nhiều liên được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy tính hoặc viết lồng giấy than. - Ký chứng từ kế toán: Các chứng từ kế toán của Xí nghiệp đều có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều ký bằng bút bi hoặc bút mực, không có chữ ký bằng bút mực đỏ, bút chì. Các chữ ký của các chức danh liên quan đều phải được đăng ký tại phòng Tổ chức hành chính hoặc các đơn vị liên quan như: Ngân hàng (Đối với chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng) - Trình tự luân chuyển: Tất cả các chứng từ kế toán do Xí nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển vào đều được tập trung tại phòng kế toán. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. 1.5.2. Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán: Tại Xí nghiệp, hệ thống tài khoản và báo cáo tài chính được thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ_BTC ngày 20/3/2006. Hệ thống tài khoản được thiết lập phải đảm bảo tổng hợp được toàn Tổng công ty. Mỗi Xí nghiệp, nhà máy đều có mã số riêng để khi gửi dữ liệu về Tổng công ty có thể tổng hợp được và biết dữ liệu riêng của từng đơn vị. Ví dụ: Tài khoản 1541104 - Chi phí SXKD dở dang Fenspat nghiền Trong đó: 154 là tài khoản CP SXKD DD cấp 1, 11 là mã số của Xí nghiệp, còn 04 là tài khoản chi tiết của sản phẩm Fenspat nghiền. Các tài khoản khác Xí nghiệp mở tương tự. 1.5.3. Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán: Xí nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về sổ kế toán trong luật kế toán , Nghị định 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán trong lĩnh vực kinh doanh và các văn bản khác có liên quan. Hệ thống sổ kế toán của Xí nghiệp bao gồm các sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết. Với hình thức kế toán mà Xí nghiệp đang áp dụng là Nhật ký-chứng từ thì hệ thống sổ kế toán của Xí nghiệp gồm: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ kế toán chi tiết Xí nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho các kỳ kế toán. Xí nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán đang áp dụng và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết. Việc mở sổ, ghi sổ, và khóa sổ kế toán tại Xí nghiệp được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành. Ví dụ như viẹc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán bắt buộc phải có chứng từ ké toán hợp pháp, hợp lý chứng minh. Sổ kế toán được quản lý chặt chẽ, phân công rõ ràng trách nhiệm cá nhân giữ và ghi sổ. Sổ kế toán giao cho nhân viên nào thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm về những điều ghi trong sổ và việc giữ sổ trong suốt thời gian dùng sổ. 1.5.4. Đặc điểm kế toán trên một số phần hành chủ yếu: Xí nghiệp sử dụng phần hành chủ yếu là: Phần hành kế toán tiền mặt, phần hành kế toán phải thu khách hàng, phần hành kế toán TSCĐ, phần hành kế toán hàng tồn kho... Ví dụ: - Phần hành kế toán Tiền mặt - TK "111": + Chứng từ sử dụng: Phiếu thu, phiếu chi, Hoá đơn, giấy đề nghị thanh toán + Sổ sử dụng: Sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết TK 111, sổ cái TK 111 + Quy trình luân chuyển: Sơ đồ quy trình luân chuyển: (Trang17)) Hoá đơn thanh toán Phiếu chi Sổ chi tiết TK 111 Sổ cái TK 111 Sổ quỹ tiền mặt BCĐ kế toán BCĐ phát sinh các TK Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác - Phần hành kế toán phải thu khách hàng - TK "131": + Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Hoá đơn GTGT, báo cáo bán hàng. + Sổ sử dụng: Sổ chi tiết TK 131, sổ chi tiết thuế TK 3331, sổ cái TK 131, sổ cái TK 3331 + Quy trình luân chuyển: Sơ đồ quy trình luân chuyển: (Trang 18) Phiếu xuất kho Hoá đơn GTGT Báo cáo bán hàng Sổ cái TK 131,3331 Sổ chi tiết thuế TK 3331 Sổ chi tiết TK 131 BCĐ kế toán BCĐ phát sinh các TK Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác 1.5.5. Đặc điểm vận dụng báo cáo kế toán: Hệ thống báo cáo tài chính của Xí nghiệp được lập theo Quý và theo các quy định hiện hành của Luật kế toán và các quy định khác có liên quan. Hệ thống báo cáo tài chính Quý của Xí nghiệp bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Việc lập và trình bày báo cáo tài chính Quý của Xí nghiệp tuân thủ theo 6 nguyên tắc quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 "Trình bày báo cáo tài chính". Nguyên tắc: Cuối ngày của quý kế toán tiến hành chốt sổ kế toán, thực hiện các bút toán kết chuyển tự động hoặc phân bổ khoá sổ và lên các Báo cáo tài chính. Thời hạn nộp báo cáo tài chính Quý là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán Quý. Số liệu kế toán được phòng kế toán in, đóng quyển, ký và gửi về Tổng Công ty Apatit Việt nam. Đồng thời phòng kế toán sẽ gửi qua mail lên Tổng Công ty để làm báo cáo hợp nhất. Ngoài việc nộp báo cáo tài chính cho Tổng Công ty Apatit Việt nam, Xí nghiệp còn phải nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước như: Cục Thuế Phú Thọ. Sở Tài chính Phú Thọ, Cục Thống kê Phú Thọ, Sở Kế hoạch đầu tư Phú Thọ, Phòng Thống kê huyện Thanh Sơn. 1.5.6. Giới thiệu phần mềm kế toán sử dụng trong xí nghiệp: Phần mềm mà Xí nghiệp áp dụng là phần mền Asia của Công ty phần mềm tài chính kế toán Asia Soft, cho phép lựa chọn giao diện bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh tuỳ theo yêu cầu của người sử dụng. Asia có tính bảo mật cao do có mật khẩu cho từng người dùng và cho phép phân quyền cho người sử dụng đến từng chức năng của chương trình. Phần mềm này tổ chức các phân hệ nghiệp vụ sau: Phân hệ kế toán tổng hợp, phân hệ kế toán tiền mặt và tiền ngân hàng, phân hệ bán hàng và công nợ phải thu, phân hệ mua hàng và công nợ phải trả, phân hệ kế toán hàng tồn kho, phân hệ kế toán chi phí và giá thành, phân hệ quản lý TSCĐ, phân hệ báo cáo thuế, phân hệ báo cáo tài chính. Số liệu được cập nhật ở các phân hệ được lưu ở phân hệ của mình, ngoài ra còn chuyển các thông tin cần thiết sang các phân hệ khác và chuyển sang phân hệ kế toán tổng hợp để lên các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, chi phí và giá thành. Quy trình xử lý số liệu thông qua sơ đồ sau: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Sổ sách kế toán, báo cáo tài chính Lập chứng từ Chứng từ kế toán Nhập các chứng từ vào phân hệ nghiệp vụ Các tệp nhật ký Chuyển sang sổT. hợp Tệp sổ TH Lên báo cáo Đối với phần mềm Asia, các chứng từ kế toán đều được xử lý, phân loại và định khoản kế toán tuỳ theo từng chứng từ trong các phân hệ nghiệp vụ. Kế toán chỉ cần nhập dữ liệu đầu vào cho máy thật đầy đủ và chính xác, còn thông tin đầu ra như: sổ tổng hợp, các sổ chi tiết, các báo cáo kế toán đều do máy tự xử lý, luân chuyển, tính toán và đưa ra các biểu bảng khi cần in. Việc in các Báo cáo và sổ kế toán cần thiết kế toán mở phần mềm kế toán chọn ngày tháng cần báo cáo, loại báo cáo, các sổ kế toán liên quan máy tính sẽ tự động đưa ra các báo cáo, sổ kế toán theo yêu cầu và in. Để thuận tiện cho công tác quản lý và công tác hạch toán, kế toán cần phải khai báo các đối tượng thông tin được quản lý trong Asia ở các danh mục như: Danh mục tài khoản, tiểu khoản, Danh mục khách hàng, Danh mục kho, Danh mục vật tư, Danh mục phân nhóm vật tư, Danh mục tiền tệ, Danh mục mã phí, Danh mục sản phẩm, công trình. Phần ii: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp khai thác-dvks và hoá chất phú thọ. 2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 2.1.1.Đặc điểm chi phí sản xuất và yêu cầu quản lý chi phí tại Xí nghiệp: Cũng như các đơn vị cùng ngành, chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất quặng của Xí nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Chẳng hạn, chi phí về nguyên vật liệu thì có chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ... Điều thuận lợi nhất là các loại vật liệu này có thể mua trong nước. Nhìn chung, các loại chi phí này đều được xây dựng định mức nên giúp cho việc kiểm soát các loại chi phí này dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, chi phí như điện phát sinh ở các giai đoạn có thể xác định trực tiếp trên công tơ điện. Tuy nhiên, các loại công cụ dụng cụ xuất dùng, các loại máy thì việc hỏng hóc là khó có thể tránh khỏi vì vậy cần phải được kiểm soát chặt chẽ và xây dựng định mức hao phí. Còn về chi phí nhân công, Xí nghiệp cũng xây dựng định mức cho từng phần việc cụ thể, từng loại sản phẩm cụ thể. Do vậy, nếu quản lý tốt chi phí nhân công sẽ góp phần làm giảm được giá thành. Chính vì những lý do trên, mặt khác để phục vụ cho công tác quản lý, yêu cầu tính giá thành kế toán tiến hành phân loại chi phí theo tiêu thức sau: * Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí: Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ, BHLĐ... phục vụ trực tiếp cho sản xuất như: Than, vật liệu nổ, dầu diezen, dầu mỡ phụ, vòng bi, quả lô, vành nghiền...vv. + Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ phát sinh trong kỳ của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. + Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí về nguyên-nhiên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, tiền điện sản xuất...vv phục vụ cho việc sản xuất chung và quản lý phân xưởng. Tất cả các loại chi phí kể trên kế toán tiến hành khai báo, phân loại và tổng hợp theo các loại mã phí. Cách phân loại này là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo mã phí, là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và đánh giá tình hình sử dụng vật tư tại Xí nghiệp từ đó có biện pháp tiết kiệm vật tư tốt hơn. * Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Trong kinh doanh, Doanh nghiệp nào cũng muốn chi phí mình bỏ ra ít nhưng khả năng thu lợi là lớn nhất. Thực tế thì có rất nhiều biện pháp để tăng thu nhập nhưng một trong các biện pháp có thể mang lại hiệu quả cao là tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sẽ tạo được lợi thế cho Doanh nghiệp trong cạnh tranh, Doanh nghiệp có thể giảm bớt giá bán để đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn nhanh, làm tăng lợi nhuận. Như vậy, Xí nghiệp xác định công tác quản lý chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh và là một trong những công tác trọng điểm trong quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Để quản lý chi phí có hiệu quả trước tiên phải nhận định và hiểu cách phân loại của từng loại chi phí nhằm kiểm soát tổng chi phí và các chi phí riêng biệt. Xí nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí cho tưng khâu sản xuất, từng khối lượng công việc cụ thể và quản lý chi phí theo định mức để có thể xác định các khoản chi tiêu là tiết kiệm hay lãng phí để kịp thời điều chỉnh. Bên cạnh đó Xí nghiệp cũng xây dựng quy chế thưởng phạt trong quá trình sử dụng các loại vật tư phục vụ sản xuất. Hàng quý, căn cứ vào bảng tổng hợp vật tư xuất dùng cho sản xuất và căn cứ vào định mức chi phí đã được duyệt Xí nghiệp sẽ kiểm soát được tình hình sử dụng vạt tư phục vụ sản xuất là lãng phí hay tiết kiệm. Từ đó phân tích nguyên nhân và có biệm pháp khắc phục cũng như phát huy h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6389.doc
Tài liệu liên quan