Hoàn thiện Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt May Hà Nội”, với số liệu minh hoạ là ở nhà máy Sợi I (74tr)

Mục lục Lời nói đầu 1 Phần I Lý luận cơ bản về tổchức côngtác kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong doanh nghiệp I – Sự cần thiết tổ chức hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 3 1 – Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3 – Phi phí sản xuất 3 – Giá thành sản phẩm 3 – Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4 II – Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 5 1 – Phân loại chi phí sản xuất 5

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Hoàn thiện Kế toán tập hợp chi phí sản Xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt May Hà Nội”, với số liệu minh hoạ là ở nhà máy Sợi I (74tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
– phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí 5 – Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí 6 1.3– Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí xản xuất và mỗi quan hệ đối với đối tượng chiụ chi phí 7 – Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ 7 2- Phân loại giá thành sản phẩm 7 2.1– Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành 7 2.2– Phân loạigiá thành sản phẩm theo phạm vi các chi phí cấu thành 8 III- Tổ chức kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 9 1- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 9 2- Nguyên tắc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ 10 3- Tài khoản sử dụng 10 3.1- Đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên 10 3.2- Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ 11 4- Trình tự kế toán 11 IV- Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm 14 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 14 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 15 2.1- Đánh giá SPDD cuối kỳ theo CP NVLTT 16 2.2- Đánh giá SPĐ cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương 16 Phương pháp tính giá thành 18 3.1- Phương pháp tính giá thành trực tiếp (p2 giản đơn) 19 3.2- Phương pháp tính giá thành theo hệ số 19 3.3- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ 20 3.4- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 20 3.5- Phương pháp tổng cộng chi phí 21 3.6- Phương pháp liên hợp 21 3.7-Phương pháp tính giá thành theo định mức 21 V- Tổ chức hệ thống sổ kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 22 Phần II Thực trạng kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty dệt may hà nội I- Đặc điểm chung của công ty Dệt May Hà Nội 23 1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23 2- Đặc điểm quy trình công nghệ 24 Tổ chức bộ máy quản lý 26 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 29 II- Tổ chức bộ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt May Hà Nội 33 Phân loại chi phí 33 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 33 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 34 3.1- Hạch toán chi phí NVL TT 35 3.2- Hạch toán chi phí NC TT 38 3.3- Hạch toán chi phí sản xuất chung 42 3.4- Tập hợp chi phí sản xuất toàn đoanh nghiệp 46 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 48 Tính giá thành sản phẩm 52 5.1- Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 52 5.2- Tính giá thành sản phẩm sợi 53 Phần III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạI công ty dệt may hà nội I-Đánh giá khái quát tình hình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt May Hà Nội 55 II- Một số ý kiến góp ý đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt May Hà Nội 56 Về kỳ tính giá thành 56 Về hạch toán nguyên vật liệu 56 Về các khoản trích theo lương 57 Về hạch toán công cụ, dụng cụ 58 Về hạch toán hệ thống chứng từ ban đầu 59 Kết luận 61 Lời mở đầu Xu hướng toàn cầu hoá khu vực đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đang và sẽ tạo ra nhiều thuận lợi và khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn tồn tại và phát triển, muốn đứng vững trên thi trường thế giới, muốn cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cần phải phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận. Cơ chế thị trường với sự điều tiết của các quy luật kinh tế luôn chọn lọc và đào thải các doanh nghiệp, cá nhân làm ăn thua lỗ và chỉ giữ lại các doanh nghiệp hoạt động thực sự có hiệu quả. Đứng trước những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế, buộc các doanh nghiệp phải tiến hành đổi mới, đổi mới toàn diện không chỉ về công tác quản lý mà cả công tác kế toán. Trong công tác quản lý đó là sự đổi mới về cơ chế quản lý, về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị. Trong công tác kế toán đó lạI là sự đổi mới về tổ chức bộ máy kê toán, tổ chức công tác hạch toán kế toán và đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Có như vậy các doanh nghiệp mới tạo ra được một sự phát triển mạnh mẽ hơn. Công tác kế toán trong bất kỳ thời kỳ nào luôn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý. Nó là một công cụ đắc lực để tăng cường quản trị doanh nghiệp. Vì vậy từng bước tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm với việc tập hợp đúng, đủ chi phí và tính toán chính xác giá thành sản phẩm là chìa khoá thành công của doanh nghiệp. Sau một thời gian đi sâu tìm hiểu thực tế tại công ty Dệt May Hà Nội, nhận thấy công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yếu tố chính quyết định đến hoạt động của công ty. Nhận thấy tầm quan trọng đó, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt May Hà Nội”, với số liệu minh hoạ là ở nhà máy Sợi I. Chuyên đề tốt nghiệp gồm ba phần: Phần I: Lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. PhầnII: Thực trạng kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Dệt May Hà Nội Phẩn III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện kế toántập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Dệt May Hà Nội. Trong qúa trình viết chuyên đề tốt nghiệp, em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo đã giúp em kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, từ khi viết đề cương cho đến khi hoàn thành bản thảo. Cùng giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp còn có các anh chị phòng kế toán của công ty. Nhờ vậy em đã có đầy đủ những số liệu cần thiết để viết bài. Em xin chân thành cảm ơn ! Phần I Lý luận cơ bản về tổ chức côngtác kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trong doanh nghiệp I- sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp: 1.Chi phí sản xuất và tính giá thành: 1.1-Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng, gắn liền với quá trình hoạt động sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất. Để tiến hành quá trình sản xuất doanh nghiệp cần bỏ ra một số chi phí và biến đổi các chi phí đó tạo ra sản phẩm. Giá trị của sản phẩm gồm ba phần: C+V+ M Trong đó: C là toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong qua trình tạo ra sản phẩm như khấu hao TSCĐ, chi phí NVL. V là chi phí tiền lương, tiền công trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Bộ phận này được gọi là hao phí lao động cần thiết. M là giá trị mới do lao động sáng tạo ra trong quá trình tạo ra sản phẩm. Như vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình sản xuất trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên, nhưng để phục vụ cho công tác quản lý, hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán, tập hợp theo từng thời kỳ (tháng, quý, năm) phù hợp với kỳ báo cáo. 1.2- Giá thành sản phẩm: *Khái niệm giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh; phản ánh tính hợp lý trong việc tổ chức sản xuất, trong việc tổ chức sản xuất, trong việc lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất, trong việc lựa chọn quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suáat lao động, hạ giá thành sản xuất. Chỉ tiêu giá thành còn là căn cứ để xác định giá bán hợp lý cho các sản phẩm, các dịch vụ của doanh nghiệp nhăm tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường và tăng cường doanh lợi cho doanh nghiệp. *Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Xét về bản chất, giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cùng biểu hiện một lượng hao phí về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên hai chỉ tiêu này có một số điẻm khác nhau cơ bản sau: -Về phạm vi: Chi phí sản xuất phản ánh toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp; còn giá thành sản phẩm chỉ phản ánh những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho một khối lượng sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm nhất định do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. -Về quy mô (mặt lượng): Chi phí sản xuất có thể phù hợp hoặc không phù hợp với giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất chỉ phù hợp với giá thành sản phẩm khi không có các thiệt hại trong sản xuất , không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Mối quan hệ đó được thể hiện qua công thức: + Chi phí sản xuất PS trong kỳ Chi phí sản xuất DD đầu kỳ = - Chi phí sản xuất DD cuối kỳ Giá thành sản phẩm 1.3-Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Để tổ chức tốt kế toán CPSX và tính GTSP, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý CPSX và GTSP ở doanh nghiệp, kế toán CPSX và tính GTSP cầc thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: 1. Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 2. Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán CPSX và GTSP phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn. 3. Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ CPSX theo đúng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. 4. Lập báo cáo CPSX theo yếu tố (trên thuyết minh báo cáo tài chính), định kỳ tổ chức phân tích CPSX và GTSP ở các doanh nghiệp. 5. Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ chính xác. II-Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: 1-Phân loại chi phí sản xuất : Chi phí sản xuất gồm nhều khoản chi phí có nội dung, công dụng và mục đích khác nhau, phát sinh ở nhiều bộ phận khác nhau vì vậy Để phục vụ yêu cầu quản lý nói chung và yêu cầu hạch toán kế toán nói riêng cần phải phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức thích hợp. 1.1- Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi chí: Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chi phí sản xuất để sắp xếp những chi phí sản xuất có cùng nội dung, tính chất kinh tế vào một nhóm. Vì vậy cách phân loại này còn gọi là phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố gồm: - Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu: gồm các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… doanh nghiệp sử dụng cho sản xuất trong kỳ. - Chi phí nhân công: gồm tiền công, phụ cấp và các khoản trích trên lương theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện công việc lao vụ trong kỳ. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số khấu hao tài sản cố định phục vụ sản xuất trong kỳ. - Chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ chi phí khác phát sinh bằng tiền phục vụ cho sản xuất trong kỳ. Cách phân loại này có tác dụng quan trọng đối với việc quản lý chi phí của lĩnh vực sản xuất. Nó cho phép hiểu rõ cơ cấu, tỷ trọng từng yếu tố chi phí, là cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi chí sản xuất, làm cơ sở cho việc dự trù hay xây dung kế hoạch cung ứng vât tư tiền vốn, huy động sử dụng lao động. 1.2- Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí: Căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí sản xuất để sắp xếp những chi phí có cùng công dụng mục đích vào một nhóm. Cách phân loại này còn gọi là phân loại theo khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu dùng trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong kỳ. - Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm chi phí về tiền lương phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định. - Chi phí sản xuất chung: là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại toàn bộ phận sản xuất bao gồm các khoản sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, trên tiền lương của nhân viên quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên tiếp liệu, nhân viên bảo vệ tại phân xưởng. + Chi phí vật liệu: bao gồm vật liệu các loại sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng, đội, trại … sản xuất, như dùng để sửa chữaTSCD, dùng cho công tác quản lý tại phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: gồm những chi phí về các loại công cụ dụng cụ cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng đội trại sản xuất. + Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm số khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính sử dụng ở phân xưởng, đội trại sản xuất. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài để sản xuất cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng đội, trại sản xuất. + Chi phí khác bằng tiền: gồm các khoản chi phí bằng tiền ngoài những khoản đã kể trên sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng. Phân loại theo tiêu thức này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục: là căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phi sản xuất cho kỳ sau. 1.3- Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ đối với đối tượng chịu chi phí: Theo cách phân loại này, CPSX được chia thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định và có thể tập hợp, quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng - Chi phí gián tiếp: là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều công việc khác nhau nên được tập hợp cho mỗi đối tượng chi phí theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Cách phân loại này có ý nghĩa đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng đúng đắn, hợp lý. 1.4- Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất trong kỳ: - Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. - Chi phí bất biến: là chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về khối lượng hoạt động thực hiện. - Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi phí khả biến và chi phí bất biến. Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với quản trị kinh doanh, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. 2-Phân loại giá thành sản phẩm: 2.1- Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành: Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.Việc tính giá thành sản phẩm được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. - Giá thành định mức: là giá thành thực hiên tính trên cơ sở định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ để quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm, theo những số liệu về chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất đã hoàn thành. Giá thành thực tế được được xác định theo hai chỉ tiêu là tổng giá thành và và giá thành đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế phản ánh kết quả thực hiện các giải pháp tổ chức sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở để xác định giá bán sản phẩm và xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2- Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành: Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia làm hai loại: - Giá thành sản xuất: Là toàn bộ các chi phí sản xuất, chế tạo sản phẩm cho các sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành trong phạm vi phân xưởng sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán giá trị thực tế thành phẩm, để xác định giá vốn của thành phẩm tiêu thụ và lãi gộp của hoạt động tiêu thị thành phẩm trong kỳ. - Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ các chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giá thành toàn bộ được xác định theo công thức: Giá thành = Giá thành + Chi phí + Chi phí quản lý toàn bộ sản xuất bán hàng doang nghiệp Giá thành toàn bộ chỉ xác định cho những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất, những dịch vụ do doanh nghiệp thực hiện đã hoàn thành và được xác định là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. III- Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: 1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất: Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất bao gồm nhiều loại với nội dung kinh tế khác nhau, phát sinh ở những địa điểm khác nhau. Mục đích của việc bỏ chi phí là tạo ra những sản phẩm, dịc vụ…phục vụ nhu cầu xã hội. Những sản phẩm này được chế tạo thực hiện ở các phân xưởng, bộ phận khác nhau theo quy trình công nghệ sản xuất của Doanh nghiệp. Do đó, các chi phí phát sinh được tập hợp theo phạm vi giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Như vậy, để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp sản xuất cần phải căn cứ vào một số đặc điểm sau: - Đặc điểm tổ chức sản xuất của Doanh nghiệp. - Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm. - Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích, công dụng của chi phí. Dựa vào những căn cứ trên, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong Doanh nghiệp có thể là: -Từng phân xưởng, từng bộ phận, tổ đội sản xuất hoặc toàn Doanh nghiệp. -Từng giai đoạn (bước công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ). -Từng đơn đặt hàng, từng hạng mục công trình. -Từng nhóm sản phẩm. -Từng bộ phận chi tiết sảnn phẩm. 2.Nguyên tắc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ: - Các chi phí liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (chi phí trực tiếp), kế toán tập hợp riêng cho các đối tượng tập hợp chi phí, cuối kỳ kết chuyển cho các đối tượng tính giá thành. -Những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tách riêng cho từng đối tượng (chi phí gián tiếp) thì tập hợp chung cho các đối tượng đó, cuối kỳ áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp cho các đối tượng liên quan theo các tiêu thức thích hợp. Tiêu thức phân bổ có thể là định mức chi phí vật liệu; chi phí nhân công trự tiếp…tuỳ theo đặc điẻm tổ chức kinh doanh của từng doanh nghiệp. Sau khi tập hợp những khoản chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chiu chi phí, cuối kỳ kế toán dựa vào tiêu thức phân bổ đã chọn để phân bổ cho các đối tượng tính giá thành theo từng khoản mục chi phí cần phân bổ. Việc phân bổ chi phí sản xuất gián tiếp cho các đối tượng chịu chi phí được thực hiện theo công thức: Chi phí gián tiếp Tổng số chi phí cần Hệ số phân bổ chi phân bổ cho từng đối = phân bổ cho các đối + phí của từng đối tượng chịu chi phí tượng chịu chi phí tượng chịu chi phí Trong đó: Tổng số tiêu thức Hệ số phân bổ phân bổ của từng đối tượng chịu chi phí chi phí của từng = ------------------------------------------------------- đối tượng chịu Tổng số tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng chịu chi phí 3.Tài khoản sử dụng: 3.1- Đối với doanh nghiệp thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai hàng thường xuyên: Hệ thống tài khoản kế toán được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là:TK621, TK 622, TK 627, TK 154. Nội dung của các tài khoản đó như sau: + TK621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí NVL dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ. + TK622: “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khản này dùng để phản ánh những chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. + TK627: “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này dùng để phản ánh những chi phí phụ sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm tại các phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Tài khoản này có 6 tài khoản cấp hai: TK6271: “Chi phí nhân viên phân xưởng” TK6272: “Chi phí vật liệu” TK6273: “Chi phí dụng cụ sản xuất” TK6274: “Chi phí khấu hao tài sản cố định” TK6277: “Chi phí dịch vụ mua ngoài” TK6278: “Chi phí khác bằng tiền” + TK154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng bộ phận sản xuất. 3.2- Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Các tài khoản sử dụng cũng tương tự phương pháp kê khai thường xuyên chỉ khác TK631 “ Giá thành sản xuất” được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành toàn doanh nghiệp, còn TK154 chỉ phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. 4- Trình tự kế toán: - Kế toán chi phí NVL trực tiếp. Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tập hợp cp NVLTT TK621 TK111,112… Chờ phân bổ Thuế GTGT đầu vào được KT TK 133 NVL mua về Xuất dùng ngay Giá chưa có GTGT K/c cp NVLTT để tính Z Phân bổ dần TK152,153 TK142 TK 154 Phế liệu thu hồi, vật liệu dùng không hết nhập lại kho. - Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Trong trường hợp phải phân bổ chi phí về nhân công tốt nhất phân bổ theo tiền công hay giờ công định mức hoặc theo giờ công lao động thực tế. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp TK 154 TK 622 TK 334,335 Các khoản trích BHXH, BHYT KKK PCĐ theo tiền lương CNSX KC hoặc phân bổ CP NCTT để tính giá thành Trích trước tiền lương Nghỉ phép của CNV Tiền lương phải trả TK338(3382,3383,3384) -Kế toán chi phí sản xuất chung: Nếu phải phân bổ chi phí sản xuất chung thì tiêu chuẩn phân bổ có thể là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp hay số lượng sản phẩm, hay giờ máy chạy... TK 154(631) TK 334,335 TK 627 đầu vào được KT Thuế GTGT Giá chưa có thuế Cp khác bằng tiền CP dịch vụ mua K/C hoặc phân bổ CP SXC để tính Z TK152,153,142… CP NV phân xưởng CP NL,VL,CCDC TK 214 CP khấu hao TSCĐ TK331,141,111 TK 133 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung K/c cp SXC cố định không phân bổ ( hoạt động mức bình thường) Cp SXC TK 627 TK 334,338… Z thực tế sp hoàn thành xuất bán thẳng TK 632 Z thực tế sp hoàn thành nhập kho TK 157 TK 155 K/c cp NC T2 TK 622 Cp NC T2 TK 334,338 VL không hết nhập lại kho K/c cp NVL T2 Xuất kho VL dùng T2 cho sx TK 152 TK 621 TK152 TK 154 K/c cp SXC Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sp theo phương pháp kê khai thường xuyên. K/c cp SXC cố định không phân bổ ( hoạt động dưới mức bình thường) K/c cp SXC TK 627 TK 622 K/c cp NC T2 K/c cp NVL T2 K/c giá trị DDĐK Tổng hợp Z thực tế sp hoàn thành TK 632 TK 154 TK 631 Tk 154 K/c giá trị sp DDCK TK 621 Sơ đồ trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ. VI- Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm: 1. Đối tượng tính giá thành và những căn cứ xác định: * Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc và lao vụ đã hoàn thành cần phải tính giá và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán phải căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm về tính chất sản phẩm, yêu cầu trình độ và hạch toán kinh tế và quản lý của doanh nghiệp để xác định. - Dựa vào cơ cấu tổ chức sản xuất: + Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm, từng công việc sản xuất là một đại lượng tính giá. + Nếu tổ chức sản xuất nhiều (khối lượng lớn) thì mỗi loại sản phẩm sản xuất là một đối tượng tính giá thành. - Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ: + Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. + Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá có thể là sản phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng có thể là các loại bán thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất. + Nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là các sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể là từng bộ phận từng chi tiết sản phẩm. Như vậy, xác định đối tượng giá thành là căn cứ để kế toán lập bảng tính giá thành sản phẩm, lựa chọn phương pháp tính hợp lý phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính toán hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tổ chức tập hợp phân bổ chi phí sản xuất hợp lý giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, tiết kiệm chi phí. *Kỳ tính giá thành: Kỳ tính giá thành sản phẩm là giai đoạn mà kế toán cần phải tiến hành tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành sản phẩm được xác định căn cứ vào chu kỳ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Kỳ tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp có thể là tháng, quý (đối với doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, liên tục và xen kẽ), hoặc khi kết thúc một chu kỳ sản xuất, khi hoàn thành đơn đặt hàng (đối với các đối tượng tính giá thành là những sản phẩm đơn chiếc, hoặc đoói tượng tính giá thành là các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng). 2- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trên dây chuyền công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là một trong những điều kiện quan trọng để xác định giá thành sản phẩm. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp mà sản phẩm cuối kỳ có thể được đánh giá theo một trong những phương pháp sau: 2.1- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến bao gồm chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính hết cho sản phẩm hoàn thành (thành phẩm), chỉ có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính toán để phân bổ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ. Như vậy trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và được xác định theo công thức: Giá trị sản Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Toàn bộ chi phẩm dở = ---------------------------------------------------- x phí nguyên vật dang cuối kỳ Khối lượng + Khối lượng sản liệu trực tiếp thành phẩm phẩm dở dang cuối kỳ Trong đó:Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm dở dang đầu kỳ. 2.2- Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương: Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương là xác định giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm (theo tỷ lệ % hoàn thành). Để xác định giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ, phải quy đổi sản phẩm dở dang ra thành phẩm theo các tiêu chuẩn nhất định (tiêu chuẩn quy đổi có thể là giờ công sản xuất định mức hoặc tiền lương định mức,….) Nội dung các khoản chi phí trong sản phẩm dở dang cuối kỳ đánh giá theo phương pháp này gồm các khoản mục chi phí như trong giá thành sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung,…). Kế toán phải tính toán và phân bổ riêng từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang, sau đó tổng hợp để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Để đảm bảo chính xác khi đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính toán phân bổ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng tính giá thành quy đổi; chi phí nguyên vật liệu ttrực tiếp được xác định theo số thực tế đã sử dụng theo khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không quy đổi. -Tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí nguyên Khối lượng sản phẩm dở dang Tổng Vật liệu trực cuối kỳ(không quy đổi) chi phí tiếp trong sản = ------------------------------------------------- x nguyên vật phẩm dở dang Khối lượng + Khối lương sản phẩm dở dang liệu trực cuối kỳ thành phẩm cuối kỳ (không quy đổi) tiếp Trong đó: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm cả chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong sản phẩm dở dang đầu kỳ. -Tính chi phí nhân công trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí nhân công Khối lượng sản phẩm dở dang Toàn bộ chi trực tiếp trong cuối kỳ (quy đổi ra thành phẩm) phí nhân công sản phẩm dở = ------------------------------------------------ x trực tếp dang cuối kỳ Khối lượng + Khối lương sản phẩm dở dang thành phẩm cuối kỳ (quy đổi ra thành phẩm) Trong đó: Toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp gồm cả chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ và chi phí nhân công._. trực tiếp trong sản phẩm dở dang cuối kỳ: Chi phí sản xuất Khối lượng sản phẩm dở dang Toàn bộ chi chung trong cuối kỳ (quy đổi ra thành phẩm) phí sản xuất sản phẩm dở = --------------------------------------------------- x chung dang cuối kỳ Khối lượng + Khối lương sản phẩm dở dang thành phẩm cuối kỳ (quy đổi ra thành phẩm) Trong đó: Toàn bộ chi phí sản xuất chung gồm cả chi phí sản xuất chung trong kỳ và chi phí sản xuất chung trong sản phẩm dở dang đầu kỳ. -Tổng hợp chi phí để tính giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ: Giá trị Chi phí nguyên Chi phí nhân chi phí sản sản phẩm vật liệu trực tiếp công trực tiếp xuất chung dở dang = trong sản phẩm + trong sản phẩm + trong sản phẩm cuối kỳ dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ dở dang cuối kỳ 3-Phương pháp tính giá thành: Phương pháp tính giá thành sản phẩm là các phương pháp kỹ thuật sử dụng số liệu về chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí phát sinh trong kỳ, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và khối lượng sản phẩm hoàn thành để tính tổng giá thành và tính giá thành đơn vị cho các sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. Viêcị tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên Bảng (hoặc thẻ) tính giá thành (Mẫu:29-DN). Mẫu: 29-DN Bảng tính giá thành Tháng….năm…. Tên sản phẩm:……………. Sản lượng:………………… Đơn vị tính:…….. Khoản mục chi phí Chi phí SX DD đầu kỳ Chi phí SX DD trong kỳ Chi phí SX DD cuối kỳ Tổng giá thành Già thành ĐV 1 2 3 4 5=2+3-4 6=5/SL 1. CP NVL trực tiếp 2. CP NC trực tiếp 3. CP sản xuất chung Cộng Để tính giá thành có thể sử dụng nhiều phương pháp tính khác nhau, các doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điẻm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu quản lý để áp dụng các biện pháp tính giá thành thích hợp. 3.1- Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn): Phương pháp tính giá thành trực tiếp áp dụng để tính giá thành cho những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn và khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tương đối phù hợp, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất Giá thành dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ đơn vị = ----------------------------------------------------------------------------------- sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành (thành phẩm) 3.2- Phương pháp tính giá thành theo hệ số: -Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp sản xuất trong cùng một quy trình sản xuất trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng loại nguyên liệu, tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau; đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trinh công nghệ sản xuất (không tập hợp được chi phí riêng cho từng loại sản phẩm) và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. -Phương pháp tính: Theo phương pháp này phải quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc (sản phẩm có hệ số quy đổi là 1) theo hệ số quy đổi và căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành sản phẩm gốc: Giá thành Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm hoàn thành đơn vị sản = ------------------------------------------------------------------------ phẩm gốc Khối lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi về sản phẩm gốc Trong đó tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm hoàn thành tính theo công thức: Tổng giá thành của Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản tất cả các loại sản = xuất dở + xuất phát - xuất dở dang phẩm hoàn thành dang đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Khối lượng sản phẩm hoàn thành quy đổi về sản phẩm gốc = + Qi = Số lượng sản phẩm i (i = 1, n). + Hi = Hệ số quy đổi sản phẩm gốc và hệ số quy đổi sản phẩm từng loại để xác định giá thành sản phẩm từng loại: Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi sản sản phẩm từng loại sản phẩm gốc phẩm từng loại ( Các chỉ tiêu tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm hoàn thành, giá thành đơn vị sản phẩm từng loại được tính toán theo từng khoản mục chi phí cấu thành lên các chỉ tiêu đó). 3.3- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ: -Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp cùng một quy trình công nghệ sản xuất loại sản phẩm nhưng có quy cách và phẩm chất khác nhau; đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là loại sản phẩm (không tập hợp chi phí được theo từng quy cách sản phẩm) và đối tượng tính giá thành là loại sản phẩm hoàn thành theo từng quy cách khác nhau. -Căn cứ tính giá thành: Là tỷ lệ giữa chi phí thực tế và chi phí định mức (hoặc chi phí kế hoạch) theo từng khoản mục chi phí. Tỷ lệ giá thành x Giá thành định mức của từng quy cách sản phẩm = Giá thành thực tế sản phẩm theo từng quy cách Tổng giá thành định mức của tát cả các sản phẩm Tổng giá thành thực tế của tát cả các sản phẩm = Tỷ lệ giá thành 3.4- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: - Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất ngoài sản phẩm chính còn có sản phẩm phụ; giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được, hoặc trong trường hợp trong quy trình sản xuất các phân xưởng có cung cấp dịch vụ lẫn nhau cần loại trừ khỏi giá thành sản phẩm chính. Tổng giá Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản thành sản = phẩm chính dở + sản xuất phát - phẩm phụ - phẩm chính dở phẩm chính dang đầu kỳ sinh trong kỳ thu hồi dang cuối kỳ 3.5- Phương pháp tổng cộng chi phí: - Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều giai đoạn, nhiều bộ phận khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các giai doạn sản xuất; đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn sản xuất cuối cùng . Theo phương pháp này giá thành của sản phẩm hoà thành được tính trên cơ sở tổng cộng chi phí ở các giai đoạn sản xuất: Giá thành sản phẩm hoàn thành = Cdk + Cl + … + Cn - Cck Trong đó: Cdk : Là chi phí sản xuất dở dang đầukỳ. Ci (i=1,n) : Là chi phí sản xuất của giai đoạn sản xuất thứ i dùng để sản xuất, chế biến tiếp ở giai đoạn i +1. Cck : Là chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 3.6- Phương pháp liên hợp: Là phương pháp áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp các phương pháp trên (phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ,…). 3.7- Phương pháp tính giá thành theo định mức: -Phương pháp này chỉ áp dụng trong các doanh nghiệp có định mức giá thành ổn định được xây dựng khoa học và hợp lý. -Phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở giá thành định mức, các khoản chênh lệch do thay đổi định mức, do thoát ly định mức. V-Tổ chức hệ thống sổ kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành: Để đáp ứng yêu cầu công tác kế toán tài chính cũng như phục vụ cho kế toán quản trị, mỗi doanh nghiệp đều phải nghiên cứu, thiết kế thông số hạch toán tổng hợp và chi tiết sao cho phù hợp với đặc điểm trình độ quản lý của doanh nghiệp. Đối với hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ gồm các sổ sau : _ Sổ chi tiết TK 154 (TK 631), TK621, TK622, TK 627. _ Bảng phân bổ số 1, 2, 3. _ Sổ cái tài khoản 621, 622, 627, 154 (631). _ Chứng từ ghi sổ. _ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. _ Phiếu tính giá thành sản phẩm. Đối với hình thức sổ kế toán nhật kí chung gồm các sổ sau : _ Sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627, 154(631). _ Bảng phân bố số 1, 2, 3. _ Sổ cái TK 621, 622, 154(631). _ Nhật kí chung. _ Bảng tính giá thành sản phẩm. Đối với hình thức sổ kế toán Nhật kí chứng từ : _ Bảng phân bổ số 1, 2, 3. _ Bảng kê số 4,5,6. _ Nhật kí chứng từ số 7. _ Sổ cái TK 621, 622, 627, 154. _ Phiếu tính giá thành. Phần II Thực trạng kế toán tập hợp Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty dệt may hà nội I - Đặc đIểm chung của công ty dệt may hà nội: Tổng quan về công ty Dệt May Hà Nội Tên doanh nghiệp: công ty Dệt May Hà Nội Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX Trụ sở giao dịch: Số 1 Mai Động – Hai Bà Trưng Hà Nội LoạI hình: Doanh nghiệp nhà nước. 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty Dệt May Hà Nội (Hanosimex) là một doanh nghiệp lớn thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam với tên gọi trước đây là nhà máy Sợi Hà Nội - Xí nghiệp liên hợp Sợi - Dệt kim Hà Nội. Với sự giúp đỡ của hãng UNIONMTEX (CHLB Đức), tổng công tynhập khẩu thiết bị Việt Nam đã cùng hãng chính thức kí kết hợp đồng xây dựng nhà máy sợi Hà Nội vào ngáy 7 tháng 4 năm 1978. Đến tháng 12 năm 1979, công trình bắt đầu được xây dựng. Ngày 21 tháng 11 năm 1984, nhà máy Sợi Hà Nội chính thức đI vào hoạt động. Trong quá trình phát triển, nhà máy sợi Hà Nội đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất với việc đàu tư xây dựng mới dây chuyền dệt kim số 1 và số 2 cũng như được Bộ công nghiệp nhẹ quyết định sát nhập nhiều đơn vị thành viên khác vào trong Xí nghiệp liên hợp như: Nhà máy Sợi Vinh, công ty Dệt Hà đông, xây dựng thêm nhà máy May Thêu Đông Mĩ. Với sản phẩm ban đàu là sợi, công ty mở rộng thêm sản phẩm dệt kim. Vì vậy, tháng 4 năm 1990 bộ kinh tế Đối Ngoại cho phép doanh nghiệp được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch là HANOSIMEX. Quyết định này đã cho phép Nhà máy có điều kiện mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Để nâng cao hiệu quả quản lý, tháng 4 năm 1995 nhằm đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ mới, Xí nghệp liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội được đổi tên thành Công ty Dệt Hà Nội và đến tháng 2 năm 2000, Tổng công ty Dệt may Việt Nam quyết định đổi tên Công ty Dệt Hà Nội thành Công ty Dệt May Hà Nội. Hiện nay các mặt hàng sản xuất hiện nay của công ty gồm có: Các loại sợi có chất lượng cao như: Sợi coton, sợi Peco, sợi PE. Các sản phẩm Dệt Kim: Rib, Interlok, single. Các sản phẩm may mặc lót, mặc ngoài bằng vải dệt kim, vải bò. Các loại khăn bông. Tính đến cuối năm 2003, tổng số các bộ công nhân viên là 5239 người. Trong đó tỉ lệ cán bộ trên tổng cán bộ công nhan viên chiếm 8,5%. Công ty có tổng diện tích là 24ha. Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiến tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng thưởng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại các hội chở triển lãm kinh tế. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, úc, Thái Lan… Tình hình tài chính năm 2003 của công ty thể hiện qua một số chỉ tiêu sau: Tổng vốn kinh doanh là: 370.121.265.195đ Vốn cố định là: 123.895.333.814đ chiếm 35% Vốn lưu động là; 239.721.971.825đ chiếm 65% Tổng doanh thu là: 500.683.000.000đ Nộp ngân sách: 17.948.000.000đ Lợi nhuận: 2.000.000.000đ Thu nhập bình quân: 1.000.000đ/người/tháng. 2. Đặc điểm qui trình công nghệ: Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức bộ máy quản lý nói chung và bộ mắy kế toán nói riêng. Vì vậy khi nghiên cứu hoạt động của bộ máy kế toán trong công tác tập hợp chi phíi sản xuất và tính giá thành sản phẩm, công việc đầu tiên là phải nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Do công ty Dệt may Hà Nội sản xuất nhiều loại sản phẩm mà mỗi loại sản phẩm lại có rất nhiều chủng loại, quy cách khác nhau, ví dụ: sản phẩm sợi có gần 60 chỉ số từ Ne 06 đến Ne 60; nên khi nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ssản phẩm tại công ty Dệt May Hà Nội, em chỉ đi sâu nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sợi cũng như quy trình công nghệ để sản xuất sản phẩm Sợi: Theo quy trình này nguyên vật liêu chính bông xơ được đưa vào máy xé thành sợi rồi qua sơ chế tại nhà máy nghiền và máy chải thô. Sản phẩm Sợi là sản phẩm Cotton, Peco hay PE được pha trộn trên dây chuyền ghép tạo thành sản phẩm sợi pha và tiếp tục xử lý theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trên máy sợi thô. Sau đó, qua dây chuyền sợi con lại được xử lý và cuốn thành ống sợi đơn. Sản phẩm sợi đơn chủ yếu đuợc bán ra ngoài, phần còn lại là đầu vào của giai đoạn hai. Tại dây chuyền của máy xe, sợi đơn được xe thành sợi đôi tạo thành sản phẩm sợi xe. Quy trình công nghệ sản xuất Sợi Bông Xé trộn Chải thô Xé trộn Nghiền Nghiền Xơ PE Ghép trộn I Chải kỹ Ghép trộn Ghép trộnII Cuộn cũi Ghép Ghép Chải thô ống Ghép thô Sợi đơn: Cotton Peco PE Sản phẩm bán ra thị trường Sợi con ống Xe Đậu Sợi xe 3.Tổ chức bộ máy quản lý: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Tổng giám đốc công ty do Tổng công ty Dệt May Việt Nam bổ nhiệm. Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật. Giúp việc cho tổng giám đốc có Phó Tổng Giám Đốc. -1 phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách công tác kĩ thuật và công nghệ. -1 Phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách sản xuất. -1 Phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách kinh tế. -1 Phó Tổng giám đốc điều hành phụ trách hành chính - dịch vụ, đời sống. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, ban do Tổng giám đốc công ty phân công như sau: -Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức lao động khoa học hợp lý, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ tiền lương, tiền thưởng trên cơ sở quy chế đã ban hành đồng thời quản lý công tác văn thư, lưu trữ , hành chính, pháp chế, công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy. -Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác sản xuất nhằm đảm bảo kịp thời cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, tiến hành xây dựng các kế hoạch, chương trình đổi mới công nghệ, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, thiết kế các mẫu mã sản phẩm. -Phòng tài chính kế toán: Đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ đúng, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng các mức chi phí và phân tích các mặt liên quan đến tài chính, tham mưu cho Tổng giám đốc về kế hoạch tài chính. -Phòng xuất nhập khẩu: Giúp cho Tổng giám đốc quản lý về công tác xuất nhập khẩu, tiếp cận xử lý các thông tin về thị trường ngoài nước, nghiên cứu chiến lược kinh doanh, tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. -Phòng kế hoạch thị trường : Có chức năng xây dựng cân đối kế hoạch tháng, quý, năm đồng thời phân bổ kế hoạch cho các đơn vị trong công ty, quản lý ông tác tiêu thụ sản phẩm trong nước, tiếp thị, giao dịch, tìm kiếm khách hàng, quản lý hệ thống kho tàng vận tải. -Phòng đời sống: Đảm bảo về các mặt chăm soc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên. phục vụ ăn uống cho công nhân viên toàn công ty, quản lý, đảm bảo vẹ sinh mặt bằng và cây xanh. -Trung tâm KCS: Kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra giám sát công nghệ sản xất, quá trình sản xuất trên dây chuyền, kiểm tra vật tư, nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất, tham gia vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm. Hệ thống các phòng ban này có mối quan hệ qua lại lẫn nhau và mối quan hệ với các nhà máy, đơn vị thành viên trong công ty. Các nhà máy và đơn vị thành viên của công ty gồm: Nhà máy Sợi . Nhà máy Dệt Nhuộm. Nhà máy May 1. Nhà máy May 2. Nhà máy Cơ Điện. Nhà máy Dệt vải DENIM. Nhà máy May thêu Đông Mĩ. Nhà máy Dệt Hà Đông Nhà máy Sợi Vinh. Các đơn vị dịch vụ. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Nhà máy Sợi HN Tổng giám đốc P.TGĐ phụ trách kĩ thuật công nghệ P.TGĐ phụ trách sản xuất P.TGĐ phụ trách kinh tế P.TGĐ phụ trách hành chính,dịch vụ, đời sống P. tổ chức hành chính P.Đời sống P.Xuất nhập khẩu P.Kế hoạch Thị trường P.Kế toán tài chính P.Kĩ thuật đầu tư Nhà máy Sợi Vinh Trung tâm KCS Nhà máy May II Nhà máy May I Nhà máy Dệt Nhuộm Trung tâm y tế Nhà máy May thêu Đông mỹ Nhà máy Dệt Hà Đông Nhà máy dệt vải Denim Nhà máy cơ Điện 4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán tài chính bao gồm 20 người: kế toán trưởng, một phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, 16 nhân viên kế toán và 1 thủ quỹ. Nhiệm vụ được phân công như sau: -Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng kế toán tài chính): Là người trực tiếp phụ trách phòng kế toán tài chính của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và Tổng giám đốc công ty về các vấn đề có liên quan đến tình hình tài chính và công tác kế toán của công ty. Có nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ phòng kế toán tài chính theo chức năng và chuyên môn, kiểm tra chỉ đạo công tác quản lý, sử dụng vật tư, tiền vốn trong công ty theo đúng chế độ tài chính mà nhà nước ban hành. -Phó phòng tài chính kế toán: Giúp việc cho trường phòng. Phó phòng kế toán tài chính kế toán có trách nhiệm cùng kế toán trưởng trong việc quyết toán cũng như thanh tra, kiểm tra công tác tài chính của công ty. -Kế toán nguyên vật liệu: Bao gồm kế toán nguyên vật liệu chính và kế toán nguyên vật liệu phụ theo dõi trực tiếp việc xuất nhập nguyên liêu, vật liệu và lập các loại chứng từ có liên quan như sổ chi tiết vật tư, bảng phân bổ số 2… Đồng thời thực hiện hạch toán các nghiệp vụ có liên quan đén nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu. Định kỳ tiến hành kiểm kê kho cùng với thủ kho để đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán và thực tế tại kho. -Kế toán giá thành: Bao gồm kế toán giá thành sản phẩm Sợi và kế toán giá thành Dệt kim. Nhiệm vụ của kế toán giá thành là căn cứ vào các bảng phân bổ các chứng từ có liên quan để tập họp và phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó kế toán gía thành phải tiến hành lập các bảng kê số 4,5 và nhật ký chứng từ số 7. -Kế toán tiền mặt: Theo dõi toàn bộ quá tình thu chi tiền mặt, lập sổ quỹ tiền mặt và Nhật ký chứng từ số 1. -Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình thanh toán về các khoản tiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phảI nộp bằng uỷ nhiệm chi của công ty để nhập sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay và lập Nhật kí chứng từ số 2. -Kế toán công nợ; Theo dõi tình hình phải thu, phải trả của công ty, lập Nhật ký chứng từ số 4, số 5. -Kế toán TSCĐ và XDCB: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong công ty đồng thời định kỳ trích lập khấu hao và lên sổ sách có liên quan, hạch toán xây dựng cơ bản, tham gia vào công tác quyết toán công trình xây dựng và mọi nhiệm vụ có liên quan đến đầu tư mới, cũng như những sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên TSCĐ. -Kế toán tiêu thụ: Bao gồm kế toán tiêu thụ sợi, xuất khẩu nội địa. Mỗi kế toán có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm sau đó vào sổ chi tiết bán hàng cho từng loại, lập các chứng từ có liên quan như Nhật lý chứng từ số 8, bảng kê số 10… -Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán lương và phụ cấp do tổ nghiệp vụ dưới các nhà máy chuyển lên để lập các bảng tổng hợp thanh toán luơng cho các nhà máy, các phòng ban chức năng, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. -Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt của công ty và thục hiện việc thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi . -Nhân viên kinh tế các nhà máy: Chịu sự chỉ đạo nghành dọc của phòng kế toán tài chính của công ty, thực hiện tổng hợp các công việc xảy ra trong nhà máy sau đó báo cáo lên phòng tài chính tài chính của công ty. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán tiền mặt Kế toán TGNH Kế toán công nợ Nhân viên kinh tế các nhà máy Kế toán nguyên vật liệu Kế toán thanh toán Kế toán TP và tiêu thụ Kế toán chi phí và giá thành Thủ quỹ Kế toán lương và bảo hiểm Kế toán TSCĐ và XDCB Phó phòng kế toán (kế toán tổng hợp) Trưởng phòng sơ đồ luân chuyển chứng từ theo hình thức nhật ký chứng từ Sổ quỹ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ kế toán chi tiết Bảng chi tiết số phát sinh Sổ cái Báo cáo kế toán Ghi chú: -Ghi hàng ngày -Ghi cuối tháng -Đối chiếu, kiểm tra Đồng thời do đặc điểm sản xuất, trình độ quản lý và sự chuyên môn hoá lao động kế toán, công ty đã áp dụng hình thức sổ “Nhật ký chhứng từ” trong việc tổ chức hạch toán kế toán. Theo hình thức này, hệ thống sổ mà công ty sử dụng được ban hành theo quyết định 1141 – TC/CĐKT của Bộ tài chính bao gồm 10 Nhật ký chứng từ, 4 bảng phân bổ,10 bảng kê, 6 sổ chi tiết và sổ cái. Quá trình luân chuyển chứng từ được thực hiện qua sơ đồ trên. Cũng trên 3 nguyên tắc: Thống nhất, đặc thù, hiệu quả mà công ty đã xây dựng một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy mô của doanh nghiệp. Đó chính là hệ thống tài khoản kế toán được ban hành và thống nhất của Bộ Tài Chính, quy định áp dụng từ 1/1/1996. Hệ thống tàI khoản này là cơ sở để lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…Tuy nhiên do đặc đỉem riêng của công ty nên các tài khoản được mở chi tiết theo yêu cầu quản ký và được quy định cụ thể tại công ty. Như một số tài khoản sau: 1521 -Bông,1522 – Xơ, 6271 – Chi phí sản xuất chung nhà máy sợi I, 6272 – Chi phí sản xuất chung nhà máy sợi II … Ngoài ra công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Trên đây là những đặc điểm về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinhh doanh và công tác hạch toán kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tập họp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Tuy nhiên do đặc điểm của công ty rất đa dạng, phong phú trong đó sản phẩm sợi (các nhà máy sợi I, sợi II, sợi Vinh) là nguyên liệu đầu vào chính của quá trình sản xuất sản phẩm dệt kim, sản phẩm khăn bông nên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm sợi đóng một vai trò quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vậy trong chuyên đề này em xin đề cập đến công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sợi tại nhà máy sợi I trong quý III/ 2003. II – Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạI công ty dệt may hà nội: 1. Phân loại chi phí: Đặc điểm chi phí của công ty Dệt May Hà Nội là chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp theo khoản mục chi phí. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nhân công trực tiếp. + Chi phí sản xuất chung. Đồng thời chi phí sản xuất của công ty cũng được phân loại theo yếu tố chi phí. Do đó toàn bộ 3 khoản mục chi phí trên được chi tiét thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loạI trừ phế liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Gồm toàn bộ tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho toàn bộ công nhân viên. - Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng hợp số tiền khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng tring sản xuáat kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà công ty đã chi trả các dịch vụ mua ngoài như tiền đIện, nước… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. -Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh các chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất: Việc xác định chính xác đối tưọng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến công tác kế toán chi phí sản xuất. Tại công ty Dệt may Hà Nội, quá trình sản xuất sợi là một quá trình sản xuất liên tục với quy trình công nghệ khép kín. Đây là quy trình công nghệ gồm hai giai đoạn nối tiếp nhau, theo một trình tự nhất định: - Giai đoạn I: Sản xuất ra sợi đơn. Sợi đơn chủ yếu được bán ra ngoàI và một phần là đối tưọng chế biến của giai đoạn 2. - Giai đoạn II: Sản xuất ra sản phẩm sợi xe từ sợi đơn. Để phù hợp với đặc điểm này cũng như đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý hạch toán chi phí , kế toán công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng nhà máy, từng phân xưởng. Cụ thể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung được chi tiết theo từng nhà máy sợi 1 và sợi 2. Riêng chi phí nhân công trực tiếp ngoài việc được mở chi tiết theo nhà mày sợi 1 và sợi 2 còn được chi tiết cho từng giai đoạn sợi đơn và sợi xe. Đối với chi phí phát sinh ở các phân xưởng sản xuất phụ như Nhà mày điện, Nhà máy động lực, đơn vị tổ xe được Công ty tập hợp và phản ánh trên khoản mục chi phí sản xuất chung của từng phân xưởng sau đó mới tiến hành phân bổ vào khoản mục chi phí sản xuất chung của nhà máy sợi 1 và sợi 2 theo các tiêu thức thích hợp. Như vậy công ty đã áp dụng cả hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp phân bổ trực tiếp (đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) và phương pháp phân bổ gián tiếp (đối với chi phí sản xuất chung). Do công ty vân dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho nên việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng được vân dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. 3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất: Hiện nay chi phí sản xuất tại côg ty được tập hợp theo khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Tất cả những khoản mục này chính là những bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm. Với hình thức áp dụng nhật ký chứng từ, kế toán công ty sử dụng đầy đủ các loại nhật ký chứng từ, bảng kê theo quy định hiện nay trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Nhật ký chứng từ số 7: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn công ty và chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. - Các bảng phân bổ: + Bảng phân bổ số1: Tiền lương và BHXH. + Bảng phân bổ số 2: Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. + Bảng phân bổ số 3: Khấu hao TSCĐ. - Các bảng kê: + Bảng kê số 4+5: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng. - Sổ cái tài khoản: 621, 622, 627, 154. Cùng với các loại chứng từ như: Bảng thanh toán lương, bảng thanh toán hợp đồng sản xuất, biên bản hoàn thành, phiếu nhập xuất,… Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại công ty theo đúng chế đọ kế toán hiện hành và có thể khái quát theo sơ đồ “Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo hình thức Nhật ký chứng từ”. Chi tiêt việc hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện như sau: 3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…mà công ty dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đây là khoản mục quan trọng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty (khoảng 60%). Nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty bao gồm nhiều loại. Cụ thể: -Nguyên vật liệu chính: Bông, xơ…. -Vật liệu phụ: ống giấy, túi PE,…. -Nhiên liệu: Xăng A92, dầu CN20, dầu FO, dầu dizen,.… -Phụ tùng thay thế: Một số phụ tùng của máy móc thiết bị sản xuất. Để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, công ty đã áp dụng phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu là phương pháp mở thẻ song song, đồng thời công ty sử dụng TK 152 –“Nguyên vật liệu” và chi tiết thành từng tiểu khoản cấp II, cấp III: -TK 1521: Bông, Xơ. -TK 1522: Vật liệu phụ. 1522.1: ống giấy. 1522.2: Túi PE. -TK 1523: Xăng dầu. -TK 1524: Phụ tùng thay thế. -TK 1527: Phế liệu thu hồi. Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty đã sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. TàI khoản này được mở chi tiết cho từng mhà máy: -TK 621.1: Chi phí NVLTT nhà máy sợi I. -TK 621.2: Chi phí NVLTT nhà máy sợi II. Giá hạch toán NVL nhập (xuât) Đơn giá hạch toán Số lượng NVL nhập = x Do nghiệp vụ nhập – xuất kho của NVL thường xuyên diễn ra một cách liên tục, nên để đơn giản công việc hạch toán hàng ngà công ty đã sử dụng giá hạch toán .Giá hạch toán không có ý nghĩa trong thanh toán và hạch toán tổng hợp về vật liệu. Khi sử dụng giá hạch toán, hàng ngày kế toán ghi sổ về nhập – xuất – tồn kho vật liệu theo giá hạch toán: Còn giá thực tế của vật liệu nhập kho bao gồm: Giá mua cộng với chi phí thu mua (chi phí vận chuyển , bốc dỡ...).Và để tính giá thành thực tế vật liệu xuất kho, đến cuối kỳ hạch toán kế toán tiến hành điều chỉnh giá hạch toán thành giá thực tế theo các bước sau: -Xác định hệ số giá của từng loại vật liệu: Giá hạch toán VL nhập kho trong kỳ + Giá hạch toán VL tồn kho ĐKỳ Hệ số giá = Giá thực tế VL tồn kho ĐKỳ Giá thực tế VL nhập kho trong kỳ + -Xác định giá trị thực tế VL xuất dùng trong kỳ: = Trị giá thực tế VL Xuất dùng trong kỳ x Giá hạch toán NVL xuất dùng trong kỳ Hệ số giá Quá trình tính toán được thực hiện trên bảng kê số 3: “Bảng tính giá thành NVL & CCDC” _ Biểu số 01 _ (Trích số liệu quý III/ 2003). Sau khi tính được giá thực tế VL xuất kho, kế toán tiến hành tổng hợp và phân loại chứng từ theo từng loại VL và theo đối tượng sử dụng vật liệu để tập hợp và phân bổ chi phí. Kết quả tính toán được thể hiện trên bảng phân bổ số 2: “Bảng phân bổ NVL _ CCDC” _ Biểu số 02 _ (Trích số liệu quý III/ 2003). Ngoài ra trong sản xuất sợi nhà máy thu được một lượng bông phế (phế liệu). Lượng bông phế này được thu hồi và nhập kho. Nhưng do bông phế F1, F2 có thể tái sử dụng, nên khi xuất kho phế liệu kế toán theo dõi và tập hợp cho từng đối tượng sử dụng theo giá hạch toán. Từ đó lên bảng: “bảng phân bổ phế liệu” – Biểu số 03. Biểu số 03: Bảng phân bổ phế liệu Quý III/ 2003 STT TK 152.7 – Phế liệu HT TT 1 TK 621 - 6211 343.899.750 - 6212 485.315.900 2 TK 627 - 6271 1543.800 - 6272 367.500 - 627. D 63.000 3 TK 642 6.455.250 4 TK 641 - 5 TK 1312 516.874.801 Tổng cộng Căn cứ vào hai bảng phân bổ trên, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho các nhà máy trên bảng kê số 4 + 5, từ đó tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp trên nhật ký chứng từ số 7 . - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nợ TK 621: 46.902.628.918 CT 6211: 46.902.628.918 Có 152: 46.902.628.918 CT 1521: 46.902.628.918 - Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp: Nợ TK 621: 5.292.789.477 CT 6211: 5.292.789.477 Có TK 152: 5.292.789.477 CT 1522: 5.292.789.477 -Chi phí bông phế, xơ phế: Nợ TK 621: 343.899.750 CT 6211: 343.899.750 Có TK 152: 343.899.750 CT 1527: 343.899.750 -Cuối quý, kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí trên bảng kê 4 + 5. Nợ TK 154:._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT560.doc