Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần Tam Kim

Tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần Tam Kim: ... Ebook Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần Tam Kim

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại Công ty cổ phần Tam Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển đất nước. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa hóa đang là xu thế bao trùm trên mọi lĩnh vực. Thực tế qua lịch sử phát triển của các quốc gia đã cho thấy, để đất nước có thể phát triển một cách bền vững, bên cạnh việc phải biết khai thác tối đa tiềm năng trong nước thì còn phải biết tận dụng các “tinh hoa” nhân loại. Một trong những biện pháp thúc đẩy điều đó là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng có tác động rất mạnh mẽ đối với nền kinh tế, là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với thế giới, đưa đất nước ngày càng vươn lên. Hoạt động nhập khẩu một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh (như ứng dụng được các công nghệ tiên tiến, cải thiện được phần nào đầu vào mà thị trường trong nước chưa thể đáp ứng…), mặt khác còn góp phần cải thiện đời sống người dân (thông qua việc vừa đảm bảo tiêu dùng vừa tạo ra một lượng công việc ổn đinh.) Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu thì không thể không kể đến vai trò rất to lớn của công tác Kế toán. Cụ thể, công tác Kế toán giúp quá trình lưu chuyển hàng nhập khẩu được nhanh chóng, thuận lợi hơn từ khâu nhập khẩu hàng hóa cho đến khâu tiêu thụ hàng hóa đó. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán các nghiệp vụ lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu nói riêng đối với sự tồn tại, phát triển của các Doanh nghiệp, là một sinh viên chuyên ngành kế toán em đã lựa chọn Công ty CP Tam Kim, một Doanh nghiệp có hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu rất phát triển trong những năm qua để làm đơn vị thực tập. Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác Kế toán tại Công ty CP Tam Kim em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim” làm đề tài chuyên đề cho mình. Chuyên đề của em được hoàn thành với sự giúp đỡ rất tận tình của giáo viên hướng dẫn, cô giáo TH.S Nguyễn Thị Thu Liên cùng toàn thể các chị trong phòng tài chính – kế toán Công ty CP Tam Kim. Tuy nhiên, do điều kiện tiếp xúc công việc thực tế chưa nhiều và năng lực của em còn nhiều hạn chế. Vì vậy bài viết của em chắc chắn còn nhiều sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, sửa chữa của cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô! Bài viết của em gồm 3 phần: PHẦN I: Tổng quan về Công ty CP Tam Kim PHẦN II: Thực trạng kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim. PHẦN III: Phương hướng hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim. B. NỘI DUNG PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP TAM KIM 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty CP Tam Kim. Tên đầy đủ : Công ty cổ phần Tam Kim Tên giao dịch: Công ty CP Tam Kim Địa chỉ: 16/2A-Trung Yên - Trung Hoà - Cầu Giấy-HN Điện thoại: (84-4) 3275.1130 Mã số thuế: 0700220794 Công ty CP Tam Kim được thành lập từ năm 1997 với tiền thân là Công ty TNHH Thiên Phong. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay Tam Kim đang trở thành một Tập đoàn vững mạnh, hoạt động theo mô hình mẹ - con, ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bằng chính những dịch vụ, sản phẩm mà Công ty cung cấp. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, công ty CP Tam Kim đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau. - 22/11/1997: Thành lập Công ty TNHH Thiên Phong – Với lĩnh vực hoạt động là sản xuất, kinh doanh các thiết bị điện. Kể từ đó, liên tục vào những năm 1998, 1999 Công ty đã khai trương các cửa hàng tại Chùa Bộc, Tây Sơn Tháng 08/2001: Ra đời sản phẩm két bạc, tháng 10/2001 thành lập công ty con đầu tiên, Công ty TNHH Sao Phương Đông - chuyên kinh doanh sản phẩm két bạc Tháng 07/2002: Phân phối sản phẩm thiết bị điện Hanel Tháng 07/2003: Xây dựng nhà máy tại KCN Đồng Văn – Hà Nam. Đến tháng 10 đã đưa ra thị trường sản phẩm thiết bị điện ROMAN, tháng 12 thành lập chi nhánh Công ty TNHH Thiên Phong – TP.HCM Tháng 7/2004: Thành lập văn phòng đại diện của công ty TNHH Thiên Phong tại Đà Nẵng, tháng 8: ra đời sản phẩm thiết bị điện SUNMAX Tháng 03/2007: Công ty Sao Phương Đông và công ty Thiên Phong chuyển đổi, hợp nhất thành Công ty CP Tam Kim Tháng 1/2008: Thành lập Công ty TNHH nhựa và bao bì Tam Kim, tháng 7: thành lập Công ty TNHH Thương mại Tam Kim. Tháng 11/2008 ra đời sản phẩm kháng khuẩn- kháng bệnh PPR. Đây là sản phẩm ống nước kháng khuẩn lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Qua những mốc phát triển trên có thể thấy quy mô Công ty đang ngày càng được mở rộng, mạng lưới các Công ty con, các chi nhánh ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy một sự phát triển đi lên của Công ty trong suốt thời gian qua. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP Tam Kim. 1.2.1. Lĩnh vực hoạt động. Tam Kim là một tập đoàn vững mạnh vươn tầm ra thế giới bằng chính những thương hiệu sản phẩm chất lượng quốc tế, xứng tầm thế giới.Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0603000085, Công ty được phép sản xuất và kinh doanh thiết bị điện, nước, két bạc và thiết bị nhà bếp Một số sản phẩm chủ yếu mà Công ty sản xuất, cung cấp trên thị trường: a, Thiết bị điện : Đây là sản phẩm xuất hiện từ những ngày đầu Công ty được thành lập. Qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển, hiện nay sản phẩm điện của Công ty rất đa dạng, phong phú. Các sản phẩm này chủ yếu đều có linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài về sản xuất, lắp đặt tại nhà máy của Công ty. Hiện nay Công ty có các dòng thương hiệu chính như: ® Monza (mặt 1 lỗ, 2 lỗ, 3 lỗ, 4 lỗ, 5 lỗ, 6 lỗ…) ® Thiết bị điện mặt Aptomat tép đơn, Aptomat tép … ® Đặc biệt là sản phẩm cao cấp ROMAN – M, SUNMAX, KOHAN b, Thiết bị nước: Sản phẩm thiết bị nước của Công ty được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực và trong đời sống, như: Xây dựng dân dụng, Công nghiệp, Nông nghiệp, Y tế, Giao thông…Sản phẩm chủ yếu bao gồm thiết bị nước (Ví dụ: ống lạnh, ống nóng, ống lạnh kháng khuẩn, ống nóng kháng khuẩn), thiết bị nước kháng khuẩn SUNMAX PP-R, KOHAN PP-R… c, Sản phẩm két bạc : Với phương châm lấy khách hàng làm cơ sở, công ty đã cho ra đời sản phẩm két bạc với mong muốn giúp bạn có một chỗ thật an toàn để có thể cất giữ những thứ bạn đã dày công vun đắp cả cuộc đời. Chính vì thế, két bạc Phương Đông được ra đời, trở thành người bạn trung thành của mọi khách hàng và của những thành quả đó. Với dây chuyển sản xuất tự động và bán tự động, khuôn đúc thông minh, công ty có những sản phẩm két với hình dáng, kích thước khác nhau (Ví dụ :K70, K100, K120, K180, K220, K300…) d, Thiết bị nhà bếp: Với sự ra đời của thiết bị nhà bếp cao cấp ELEXTRA vào năm 2005 đến nay, Công ty đã không ngừng cải tiến để cho ra đời nhiều sản phẩm thiết bị nhà bếp cao cấp phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Các sản phẩm chủ yếu gồm: + Máy hút bụi, như: Máy hút bụi Classic 60cm, 70 cm, máy hút ẩm ủ… + Bếp ga Elextra, ví dụ: Bếp ga âm đôi, bếp ga âm ba… + Chậu rửa Elextra, ví dụ: Chậu đơn bàn trái, chậu đơn không bàn, chậu đôi không bàn, chậu đôi bàn trái, chậu ba không bàn có rọ rác… + Tủ sấy bát – với đặc tính nổi bật là diệt 99,99% vi khuẩn, vi trùng bằng Ozone và tia cực tím, sấy khô tuần hoàn PTC, điều khiển điện tử. + Máy tạo Ozone khử độc đa năng như máy tạo Ozone đa năng 8 lít, 10 lít và một sản phẩm mới gần đây là máy tạo Ozone tự động 8 lít + Phụ kiện, như vòi chậu… 1.2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm . Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của Công ty hiện nay mới chỉ dừng lại ở thị trường tiêu thụ trong nước. Trong thời gian tới, trong chiến lược kinh doanh của mình Công ty sẽ phát triển ra thị trường nước ngoài, đưa những sản phẩm mang thương hiệu Tam Kim ra toàn thế giới.Với mạng lưới chi nhánh ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam, Tam Kim đã thực sự xây dựng được một mạng lưới tiêu thụ rộng khắp cả nước, trải từ Bắc đến Nam. Tam Kim chủ yếu hướng tới đối tượng khách hàng là tổ chức, sử dụng với số lượng lớn. Tuy nhiên bên cạnh đó, khách hàng của Tam Kim cũng bao gồm cả những cá nhân tiêu dùng (Hộ gia đình đơn lẻ), cụ thể: + Các tập đoàn kinh tế như: tập đoàn Hòa Phát, tập đoàn Logico… + Các công ty như: Công ty Đầu tư & Xây dựng nhà Hà Nội, Công ty đầu tư An Lạc… + Các trường học như: trường BTVH Việt Lào… + Các cơ quan đoàn thể như:Văn phòng tỉnh ủy Vĩnh Phúc, trự sở Thông tấn xã Việt Nam, trụ sở thời báo kinh tế Việt Nam… + Các biệt thực cao tầng ở TP.Hồ Chí Minh + Hộ gia đình (chủ yếu là sản phẩm thiết bị nhà bếp, két bạc) Để có được mạng lưới tiêu thụ rộng rãi, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng thì phương thức tiêu thụ tại Công ty cũng rất đa dạng, bao gồm tiêu thụ theo phương thức bán buôn qua kho, bán buôn cho các công ty con, các chi nhánh, bán hàng qua đại lý và cả bán lẻ (nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ) 1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty CP Tam Kim. Qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển, Công ty CP Tam Kim đã lớn mạnh, xây dựng thành công mô hình Tam Kim Group. Các thành viên của Tam Kim được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Trong đó, Công ty CP Tam Kim là công ty mẹ sở hữu 100% vốn của các đơn vị thành viên. Tất cả các đơn vị thành viên đều hoạt động với một sự thống nhất, gắn bó chặt chẽ, tạo thành một khối vũng chắc. Công ty CP Tam Kim là đơn vị sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề, còn các đơn vị thành viên, mỗi đơn vị kinh doanh một ngành đặc thù, đồng thời đảm nhiệm chức năng phân phối, đại lý cho các sản phẩm của Công ty CP Tam Kim. Công ty CP Tam Kim có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và hợp lý P Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan cao nhất, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị, báo cáo của các kiểm toán viên, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty… PHội đồng quản trị: Có nhiệm vụ quản lý Công ty, có quyền nhân danh Công ty để quyết định các quyền và nghĩa vụ của Công ty mà không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông… P Công ty CP Tam Kim - chuyên sản xuất, kinh doanh các thiết bị điện, két bạc, nước, cơ khí, vật liệu xây dựng. Cơ cấu bao gồm: + Ban Lãnh đạo gồm 1Tổng giám đốc,1 giám đốc nhà máy và 2 phó giám đốc có nhiệm vụ xây dựng chiến lược kinh doanh, chỉ đạo thực hiện, lựa chọn thay đổi cơ cấu tổ chức… + Các phòng ban: - Phòng trợ lý: có nhiệm vụ trợ giúp ban giám đốc trong việc kiểm soát, điều hành hoạt động của công ty, đôn thúc thực hiện các kế hoạch - Phòng xuất NK: có nhiệm vụ thực hiện các chức năng liên qua đến việc NK hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc… - Phòng Marketing: có chức năng đề ra, chỉ đạo thực hiện các chính sách, các phương án,chương trình Marketing cho Công ty - Phòng tài chính-Kế toán: thực hiện chức năng ban hành các văn bản quyết định về công tác tổ chức của Công ty, quản lý các công văn đi, công văn đến, ban hành, bổ sung, sửa đổi quy chế tài chính, hạch toán kết quả hoạt động và ra báo cáo tài chính - Phòng Nghiên cứu phát triển: Có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế và cho ra đời những sản phẩm mới… P Các công ty con – Những thành viên của Tam Kim group + Chi nhánh Công ty CP Tam Kim tại Hà Nội: Chuyên kinh doanh các sản phẩm thiết bị nước, tấm lợp + Công ty CP TBĐ Tam Kim: Chuyên phân phối các sản phẩm điện mang nhãn hiệu Ronman, Kohan, Sunmax, Monza. Công ty có hai chi nhánh tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh + Công ty CP Thiết bị nhà bếp Tam Kim: Chuyên kinh doanh các sản phẩm thiết bị nhà bếp mang nhãn hiệu Elextra, bếp ga, máy tạo Ozon, sen vòi, chậu rửa. Công ty có một chi nhánh tại Quận Hải Châu 2 - TP. Đà Nẵng + Công ty TNHH nhựa và bao bì Tam Kim: Chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa và bao bì. Công ty có một chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh + Công ty TNHH Thương mại Tam Kim, tiền thân là phòng dự án thuộc Công ty TBĐ Tam Kim chuyên kinh doanh, tư vấn đầu tư xây dựng, thi công lắp đặt các công trình điện, nước, công nghiệp và dân dụng + Công ty Liên kết- Công ty TNHH Thiết bị nhà bếp Bách Hợp: chuyên kinh doanh sản phẩm chính là thiết bị nhà bếp mang nhãn hiệu Malloza Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Phòng Marketing Phòng Trợ lý Phòng xuất NK Công ty CP Tam Kim Ban lãnh đạo Phòng Tài chính – Kế toán Chi nhánh Công ty CP Tam Kim C.ty TNHH Nhựa và Bao bì Tam Kim Công ty TNHH TM Tam Kim C.Ty liên kết – C.ty TNHH thiết bị nhà bếp Bách Hợp C.Ty CP thiết bị điện Tam Kim C.Ty CP Thiết bị nhà bếp Tam Kim Chi nhánh Công ty CP thiết bị điện Tam Kim tại TP.HCM Chi nhánh Công ty CP thiết bị nhà bếp Tam Kim tại Đà Nẵng Chi nhánh Công ty CP thiết bị nhà bếp Tam Kim tại TP.HCM Chi nhánh Công ty CP thiết bị điện Tam Kim tại Đà Nẵng Chi nhánh Công ty TNHH Nhựa và Bao bì Tam Kim tại TP.HCM Phòng NC &PT Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức Công ty CP Tam Kim Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Tam Kim. 1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP Tam Kim B.P Kiểm soát Công ty CP Tam Kim Ban Giám đốc CN Công ty CP Tam Kim Phòng Kế toán Phòng kế toán B.P kế toán Kế toán trưởng C.Ty liên kết – C.ty TNHH thiết bị nhà bếp Bách Hợp Phòng kế toán Công ty TNHH TM Tam Kim Phòng kế toán C.Ty TNHH Nhựa và Bao bì Tam Kim Phòng kế toán C.ty TP TBĐ Tam Kim Phòng Kế toán C.Ty CP Thiết bị nhà bếp Tam Kim Phòng kế toán Kế toán tiền mặt, tiền lương, tiền vay Kế toán HTK, TSCĐ Kế toán công nợ, kế toán bán hàng Kế toán chi phí và tính giá thành Bộ máy kế toán Công ty CP Tam Kim được tổ chức theo hình thức kế toán vừa phân tán, vừa tập trung Sơ đồ 1.2 : Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty CP Tam Kim Bộ máy kế toán của Công ty CP Tam Kim được thiết kế theo mô hình vừa phân tán, vừa tập trung, điều này là khá phù hợp với mô hình Công ty mẹ - con. Tại các công ty con có đủ điều kiện sẽ tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị, thực hiện toàn bộ khối lượng nghiệp vụ phát sinh tương ứng. Tại các chi nhánh, các cửa hàng quy mô nhỏ thì không tổ chức hệ thống ghi sổ kế toán độc lập, mà chỉ tập hợp chứng từ gửi lên cho phòng kế toán tại Công ty CP Tam Kim để thực hiện nghiệp vụ hạch toán, ghi sổ, lên báo cáo. Tại Công ty CP Tam Kim, phòng kế toán vừa thực hiện việc hạch toán, ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh của công ty, vừa là đơn vị kế toán trung tâm cho các đơn vị kế toán phụ thuộc. Phòng kế toán được tổ chức thành 2 bộ phận, bộ phận kế toán và bộ phận kiểm soát. Bộ phận kế toán gồm: + Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp - phụ trách các nghiệp vụ khác phát sinh không thường xuyên, lên Báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán + Kế toán tiền mặt, tiền lương, tiền vay (1 người) - Phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến vốn bằng tiền, tính và hạch toán các khoản tiền lương, trích theo lương + Kế toán hàng tồn kho (HTK), tài sản cố định (TSCĐ) (1 người)-Phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến HTK, TSCĐ và thực hiện kế toán thuế + Kế toán công nợ ,kế toán bán hàng (1 người)-Phụ trách các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, mua hàng và phải thu, phải trả nội bộ + Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm (1 người) – Phụ trách các nghiệp vụ tập hợp chi phí và tính giá thành cho tất cả các sản phẩm. Bộ phận kiểm soát gồm 3 người, thực hiện việc kiểm soát tổng thể đối với công tác kế toán thực hiện tại đơn vị và tại các đơn vị phụ thuộc, đồng thời trưởng bộ phận kiểm soát là người lên các Báo cáo quản trị. 1.4.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty CP Tam Kim. ÷ Về chế độ kế toán chung Tại Công ty CP Tam Kim, chế độ kế toán chung được áp dụng theo quy định trong quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành tháng 3 năm 2006 và hệ thống chuẩn mực kế toán hiện hành. Cụ thể: Niên độ kế toán: từ 1/1/N đến 31/1/N Đơn vị tiền tệ hạch toán: VND Phương pháp chuyển đổi ngoại tệ là theo tỷ giá thực tế Phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ - Chế độ kế toán sử dụng: Sổ sách kế toán được ghi nhận theo chế độ kế toán Việt Nam và tuân theo nguyên tắc giá gốc - Nguyên tắc ghi nhận HTK: sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để xác định số lượng HTK cuối kỳ và giá xuất kho được áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền và phương pháp giá thực tế đích danh đối với riêng sản phẩm điện - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế. Nguyên giá của một TSCĐ bao gồm giá mua và các chi phí phát sinh liên quan đến việc đưa Tài sản đó vào sử dụng - Phương pháp tính Khấu hao TSCĐ là phương pháp khấu hao theo đường thẳng - Hình thức kế toán áp dụng là Kế toán máy theo hình thức Nhật ký chung ÷ Về hệ thống chứng từ Hệ thống chứng từ được sử dụng tại Công ty CP Tam Kim là hệ thống chứng từ theo mẫu quy định tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Bao gồm các chứng từ về lao động, tiền lương ; chứng từ về HTK, chứng từ tiền tệ, chứng từ về TSCĐ, chứng từ xuất NK… Nguyên tắc sử dụng, quản lý chứng từ tại Công ty CP Tam Kim: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nếu kế toán nhận được chứng từ thì phải nhập dữ liệu vào phần mềm máy tính và các chứng từ, hồ sơ liên quan ngay, chậm nhất là sau 2 ngày. Trường hợp nghiệp vụ phát sinh không kèm theo chứng từ thì kế toán chờ trong vòng 7 ngày, khi nào nhận được chứng từ sẽ tiến hành ghi sổ. Trường hợp sau 7 ngày không có chứng từ thì xử lý theo đặc điểm từng nghiệp vụ, ví dụ sử dụng giá hạch toán cho trường hợp mua hàng chưa có hóa đơn… ÷ Về hệ thống Tài khoản sử dụng. Hệ thống Tài khoản cấp 1, cấp 2 sử dụng tại Công ty CP Tam Kim được xây dựng theo hệ thống Tài khoản Kế toán hiện hành (Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành tháng 3 năm 2006). Trong đó chi tiết một số tài khoản cấp 3 phục vụ cho việc theo dõi, hạch toán từng đối tượng phù hợp với đặc điểm hoạt động của Công ty Ví dụ: - Do đặc thù các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán thông qua ngân hàng phát sinh tại Công ty là khá lớn, với các ngân hàng khác nhau. Vì thế, tài khoản 112 được mở chi tiết theo cho từng ngân hàng. Cụ thể như: — Tk 1121ACB- Tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ - Ngân hàng ACB — Tk 1121Tech- Tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ–Techcombank Thăng Long - Tk 131 được mở chi tiết theo dõi công nợ từng khách hàng. Ví dụ: — Tk 1331. Phải thu Công ty đầu tư An Lạc — Tk 1312. Phải thu Licogi — Tk 1313. Phải thu công ty CP Đầu tư và Phát triền nhà 22… - Tk 331 được mở chi tiết theo dõi công nợ với từng nhà cung cấp — Tk 3311 Phải trả nhà cung cấp trong nước + Tk 33111. Phải trả công ty TNHH Nhựa Tín Mỹ + Tk 33112. Phải trả công ty TNHH Nuplex Resins VN… — Tk 3312. Phải trả nhà cung cấp nước ngoài + Tk 33121. Phải trả công ty Bayer Thai Co.Ltd + Tk 33122. Phải trả công ty GE… ÷ Về hệ thống sổ sách sử dụng. Công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy tính (sử dụng phần mềm kế toán Fast accouting), với hình thức là Nhật ký chung. Vì thế, hệ thống sổ kế toán bao gồm sổ chi tiết và sổ tổng hợp được sử dụng theo mẫu có sẵn trong phần mềm kế toán này, bao gồm một số sổ như: Sổ tổng hợp: Công ty sử dụng Sổ cái các tài khoản,Sổ Nhật ký chung Sổ chi tiết (SCT): + Sổ chi tiết các tài khoản + SCT thanh toán với người mua (người bán) bằng VNĐ (Ngoại tệ) + SCT tiền vay + SCT bán hàng, SCT mua hàng + SCT theo dõi thuế Giá trị gia tăng… Quá trình ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được khái quát theo sơ đồ dưới: Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo quản trị Sơ đồ 1.3. : Quy trình ghi sổ kế toán tại Công ty CP Tam Kim. Chú thích: Nhập số liệu phát sinh từ các chứng từ hằng ngày vào máy tính In sổ, báo cáo cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra ÷ Về hệ thống báo cáo Hệ thống báo cáo kế toán được áp dụng tại Công ty CP Tam Kim gồm các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị - Về các báo cáo tài chính, bao gồm: + Bảng Cân đối kế toán ( mẫu số B01-DN) + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN) + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( mẫu số B03-DN) + Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B04-DN) Các báo cáo tài chính trên được kế toán trưởng lập theo niên độ kế toán năm (từ 1/1/N đến 31/12/N). Báo cáo tài chính sau khi hoàn thành, ký duyệt được gửi cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, Hội đồng quản trị, ban Giám đốc để thông báo tình hình kinh doanh cho các cổ đông. - Về báo cáo quản trị: Báo cáo quản trị sử dụng phục vụ công tác quản lý tại Công ty được trưởng bộ phận kiểm soát lập phục vụ nhu cầu quản lý. Thời điểm lập các báo cáo này tùy thuộc vào từng loại báo cáo. Cụ thể: + Bảng cân đối kế toán lập từng cho từng quý – Được lập vào thời điểm cuối mỗi quý (31/3, 30/6, 30/9,31/12) + Bảng cân đối kế toán tổng hợp 4 quý, được lập vào 31/12 + Báo cáo kết quả kinh doanh lập cho từng quý + Báo cáo kết quả kinh doanh lập tổng hợp cho cả 4 quý + Báo cáo bán hàng lũy kế, báo cáo mua hàng lũy kế được lập cho từng quý (vào cuối mỗi quý) Ngoài ra khi có nhu cầu quản lý, trưởng bộ phận kiểm soát còn lập một số báo cáo quản trị nội bộ như: Báo cáo tổng quát công cụ dụng cụ, báo cáo tổng hợp giá trị TSCĐ … Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Tam Kim trong những năm gần đây. Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Tam Kim đã có được những bước phát triển vượt bậc, biểu hiện qua tình hình kinh doanh của Công ty trong 4 năm gần nhất Bảng 1-1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong 4 năm 2005-2008 Đơn vị tính : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh thu thuần 17.487.766.867 34.587.471.730 57.753.939.080 92.408.025.000 Lợi nhuận trước thuế 115.965.032 644.200.943 10.067.157.128 26.474.057.475 Thuế TNDN 32.470.209 182.058.157 2.818.803.994 7.412.736.093 Lợi nhuận sau thuế 83.494.823 462.142.786 7.248.353.126 19.061.321.382 ( Nguồn từ phòng kế toán Công ty CP Tam Kim) Nhìn vào bảng trên cho thấy, tình hình kinh doanh của Công ty đang ngày một phát triển với tốc độ nhanh, thể hiện qua cả 4 chỉ tiêu trên. Thứ nhất, chỉ tiêu DT thuần - Năm sau luôn cao hơn nhiều so với năm trước.Cụ thể, năm 2006 DT thuần tăng hơn 17 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng hơn 100% so với năm 2005. Năm 2007, DT thuần tăng hơn 23 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng hơn 67% so với năm 2006. Năm 2008,dù chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế chung nhưng DT thuần vẫn tăng hơn 34 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 60% so với năm 2007. Một trong những nguyên nhân giúp DT thuần tăng đáng kể là do Công ty đã không ngừng cải tiến và đưa ra thị trường những sản phẩm mới với chất lượng cao, mẫu mã mới… Thứ hai, chỉ tiêu LNTT: Năm 2006 LNTT tăng hơn 528 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng hơn 450% so với năm 2005. Năm 2007, LNTT tăng hơn 9 tỷ đồng so với năm 2006. Năm 2008, LNTT tăng hơn 16 tỷ đồng so với 2007 Thứ 3, chỉ tiêu thuế TNDN: Từ năm 2005 đến năm 2008, chỉ trong vòng 4 năm, thuế TNDN đã tăng hơn 7 tỷ đồng Thứ 4, chỉ tiêu LNST - Đây là chỉ tiêu phản ánh khá rõ nét hiệu quả kinh doanh của Công ty. Cụ thể, Năm 2006 LNST tăng gấp 5,53 lần so với năm 2005, năm 2007 tăng gấp hơn 15 lần so với 2006. Và năm 2008, LNTT tăng gấp hơn 3 lần năm 2007 Qua phân tích trên cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty đang ngày một tốt hơn. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản đang ngày một tăng lên Bảng 1-2: Một số chỉ tiêu trong BCĐKT của Công ty trong 3 năm 2006 - 2008. Đơn vị tính : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tổng Tài sản 45.356.374.971 105.888.069.777 289.995.240.410 2. Nợ phải trả 9.788.678.693 29.753.216.371 91.341.137.490 3. Vốn chủ sở hữu 35.567.696.278 76.134.853.406 198.654.102.920 ( Nguồn từ phòng kế toán Công ty CP Tam Kim) Nhìn vào bảng trên cho thấy, tổng TS năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2008 tổng TS tăng hơn 184 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng hơn 173% so với năm 2007, năm 2007 tăng hơn 60 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng hơn 133% so với năm 2006. Bên cạnh đó, tình hình sử dụng vốn cũng rất hiệu quả. Biểu hiện, Nợ phải trả năm 2008 tăng hơn 62 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng hơn 214% so với năm 2007, năm 2007 tăng gần 20 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng gần 200% so với năm 2006. Điều này chứng tỏ, khả năng chiếm dụng vốn của Công ty ngày một cao hơn. Không những thế, Vốn chủ sở hữu năm sau cũng tăng mạnh so với năm trước. Vốn chủ sở hữu năm 2008 tăng 122 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 160 % so với năm 2007, năm 2007 tăng hơn 40 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng hơn 110% so với năm 2006. Tóm lại, qua những phân tích trên cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP TAM KIM. 2.1. Đặc điểm hoạt động lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim. 2.1.1. Đặc điểm hàng hóa và thị trường nhập khẩu của Công ty CP Tam Kim. ç Về hàng hóa NK: Tại Công ty CP Tam Kim, hoạt động NK hàng hóa chủ yếu gồm: NK hàng hóa về tiêu thụ trong nước và NK hàng hóa làm nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm sau đó tiêu thụ trong nước. Hàng hóa NK bao gồm: các sản phẩm điện, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất như máy phay, máy tiện nhựa…Nhưng chủ yếu vẫn là NK các sản phẩm điện về tiêu thụ trong nước và NK các linh kiện, thiết bị làm nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất các thiết bị điện. Hàng hóa NK được nhập vào kho của Công ty và được quản lý thông qua hệ thống mã vật tư, hàng hóa (được đặt dựa theo đặc điểm từng loại hàng hóa). Ví dụ: Stt Tên vật tư Mã vật tư A. Hàng hóa Loại 1 – Hàng hóa – Điện Pamiza I Aptomat 1 cực – Pamiza AT1P 1 Aptomat 1 cực 10 A - Pamiza AT1P10A 2 Aptomat 1 cực 16A – Pamiza AT1P16A … II Aptomat 2 cực – Pamiza AT2P 1 Aptomat 2 cực 10 A – Pamiza AT2P10A … Loại 2 – Hàng hóa – Điện Kohan I Aptomat 1 P KH1P 1 Aptomat 1P 6A – Kohan KH1P6A … II Aptomat 2 P KH2P 1 Aptomat 2P 10 A – Kohan KH2P10A … Loại 3 – Hàng hóa – Điện RM RM 1 Aptomat 1 P 10 A – RM RM 310 A1P … B. Nguyên vật liệu Loại 1 – Khuôn sản xuất K 1 Khuốn bằng thép để sản xuất linh kiện đồng ổ cắm K01 2 Khuôn bằng thép để sản xuất chân ốc bắt dây K02 ... Loại 2 – Máy nghiền MN 1 Máy nghiền nhựa loại 1 MN01 Loại 3 – Vật liệu khác VL 1 Hạt nhựa loại 1 VL HN01 … ç Về thị trường NK (các nhà cung cấp) Các nhà cung cấp hàng hóa NK cho Công ty CP Tam Kim rất đa dạng, phong phú bao gồm các nhà cung cấp Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc…Để thuận lợi cho việc hạch toán, kế toán công nợ đã xây dựng hệ thống danh mục các nhà cung cấp theo mã riêng. Ví dụ: Tên nhà cung cấp Mã khách hàng Nhà cung cấp Thái Lan TL Bayer Material Science Co.Ltd TL-01 GE Co.Ltd TL-02 Lanxess Co.Ltd TL – 03 … Nhà cung cấp Trung Quốc TQ Good crop international limited TQ-06 Wenzhou N&A TQ-11 Zhejiang Zhengjie industry Electric Co.Ltd TQ-15 … Nhà Cung cấp Singapore Sing Nagase Singapore Co.Ltd Sing – 04 … 2.1.2. Phương thức nhập khẩu hàng hóa và lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim. - Về phương thức NK hàng hóa: Trước đây, Công ty CP Tam Kim áp dụng cả hai hình thức nhập khẩu là nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác, nhưng kể từ năm 2002 đến nay, Công ty chỉ áp dụng hình thức NK trực tiếp – Nghĩa là phòng xuất nhập khẩu của Công ty sẽ trực tiếp đảm nhiệm việc đàm phán, ký kết các hợp đồng NK với các nhà cung cấp nước ngoài. - Hàng hóa NK sẽ được tính giá theo giá CIF. Cụ thể Trị giá mua thực tế của hàng NK = Giá mua hàng hóa (giá CIF) + Chi phí mua hàng NK + Thuế NK, Thuế TTĐB, VAT hàng NK (nếu có) Trong đó: Giá mua hàng hóa theo giá CIF = Giá hàng hóa + Cước vận chuyển + Chi phí bảo hiểm + CF mua hàng = Lệ phí hải quan + Lệ phí kiểm định + CF lưu kho bãi, CF vận chuyển… + Thuế nhập khẩu = Số lượng hàng NK * Giá tính thuế (giá CIF) * Thuế suất thuế NK + ( Các mặt hàng nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim chịu thuế nhập khẩu với 2 mức thuế suất là 0% và 5%. Hầu hết các khuôn, máy móc nhập khẩu phục vụ sản xuất như khuôn bằng thép để sản xuất linh kiện đồng ổ cắm vuông, ổ cắm tròn, khuôn bằng thép để sản xuất chân ốc bắt dây…đều có mức thuế suất thuế nhập khẩu là 0%. Còn các hàng hóa nhập khẩu khác như linh kiện điện, sản phẩm điện các dòng Roman, aptomat…thì đều chịu mức thuế suất thuế nhập khẩu là 5%) + Về thuế TTĐB, các hàng hóa nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim đều không phải chịu thuế TTĐB + VAT hàng NK phải nộp = [( Số lượng hàng NK * Giá tính thuế ) + Thuế NK ]* Thuế suất VAT hàng NK ( Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu tại Công ty gồm 2 mức thuế suất là 5% và 10%) - Lưu chuyển hàng hóa NK tại Công ty CP Tam Kim: + Thời gian lưu chuyển hàng hoá NK: Cũng giống như hầu hết các công ty có nghiệp vụ NK hàng hoá thì tại Công ty CP Tam Kim, thời gian lưu chuyển hàng hoá NK cũng dài hơn thời gian lưu chuyển hàng hoá thông thường trong hoạt động kinh doanh nội địa. Sở dĩ như vậy vì lưu chuyển hàng hoá NK phải trải qua hai giai đoạn, gồm giai đoạn mua hàng hoá từ nhà cung cấp nước ngoài và giai đoạn tiêu thụ hàng hoá đó trong nước. + Hàng hóa NK tại Công ty CP Tam Kim được lưu chuyển theo trình từ sau P B1: Giao dịch bán hàng với người mua để biết nhu cầu của khách hàng từ đó xem xét, quyết định việc NK để đáp ứng ( NK hàng hóa hay NK nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm) P B2: Giao dịch với nhà cung cấp để lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp nhất (về hàng hoá, giá cả, giao hàng…) P B3: Ký hợp đồng mua bán với nhà cung cấp được lựa chọn và ký kết hợp đồng bán hàng với người mua P B4: Tiến hành làm các thủ tục NK hàng hóa P B5: Kiểm hàng khi nhận hàng. Nếu có tranh chấp thì tìm hướng thương thảo để giải quyết. Trường hợp chấp nhận thì tiến hành làm thủ tục nhận hàng, nhập kho hàng hóa P B6: Nếu nhập hàng hóa về tiêu thụ thì tiến hành cung cấp hàng hóa cho khách hàng theo hợp đồng đã ký. Trường hợp nhập hàng hóa làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thì tiến hành xuất kho cho từng phân xưởng sản xuất tương ứng để chế tạo sản phẩm. Khi hoàn thành, nhập kho thành phẩm và cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng đã ký. 2.1.3. Phương thức thanh toán quốc tế và nguyên tắc hạch toán ngoại tệ trong nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty CP Tam Kim. ÷ Về phương thức thanh toán. Phương thức thanh toán quốc tế trong nghiệp vụ kinh doanh NK hàng hoá áp dụng tại Công ty CP Tam Kim rất đa dạng, phong phú. Với một số đơn hàng với các nhà cung cấp Singapore, Hàn Quốc, Công ty sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện T/T. Tuy nhiên, phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng nhiều nhất tại Công ty là phương thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C không huỷ ngang (gồm cả trả ngay và trả chậm). Vì vậy, trong giới hạn bài chuyên đề của mình em chỉ xin giới thiệu về phương thức thanh toán bằng thư tín dụng áp dụng tại Công ty. Để minh hoạ cho quy trình th._.anh toán L/C tại Công ty, em xin trình bày về quy trình nghiệp vụ L/C không huỷ ngang trả ngay cho Hợp đồng NK vào tháng 9 năm 2008 với nhà cung cấp Bayer material science Thai Co.Ltd Nhà XK Bayer Thái Lan Nhà NK Công ty CP Tam Kim NH Thông báo Citi Bank (CN Thái Lan) NH Phát hành Ngân hàng ACB 3 2c 2b 8 4 9 7 6 2a 5 1 Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C không huỷ ngang trả ngay Chú thích: 1 : Ký hợp đồng ngoại thương 2 : Công ty CP Tam Kim tiến hành mở L/C 2a: Gửi đơn đề nghị mở L/C tới ngân hàng phát hành là ngân hàng ABC 2b: NH ACB gửi đơn xin mở L/C cho NH thông báo là Citi bank chi nhánh Thái Lan 2c: NH Thông báo gửi đơn mở L/C cho nhà XK – Công ty Bayer Thái Lan 3 : Nhà XK giao hàng hoá cho nhà NK 4 : Nhà Xk gửi chứng từ đến NH thông báo đòi tiền 5 : NH Thông báo gửi bộ chứng từ cho NH ACB 6 : NH ACB gửi bộ chứng từ cho nhà NK 7 : Nhà NK đồng ý thanh toán 8: NH phát hành chuyển tiền cho NH thông báo nhờ thanh toán cho nhà XK Trong đơn xin mở L/C có các nội dung chính sau: Công ty CP Tam Kim đề nghị NH ACB phát hành 1 tín dụng thư không huỷ ngang với nội dung cơ bản: + Hình thức tín dụng: chuyển tiền bằng điện (transferable by teletransmission) + NH Thông báo: Citi Bank chi nhánh Thái Lan + Nhà NK: Công ty CP Tam Kim + Người thụ hưởng: Công ty Bayer material science Thai Co.Ltd + Tổng số tiền: - Bằng số (in figures): 6.882 USD - Bằng chữ (in words): six thousand, eight hundred and eighty two United State Dolars only. + Hối phiếu được chấp nhận là 30 ngày sau ngày vận đơn B/L (Bill of Lading) + Cảng đi: Laem chabang - Thái Lan Cảng đến: Hải Phòng - Việt Nam + Giá: CIF Hải Phòng + Mô tả hàng hoá: Loại hàng: Thiết bị điện và khay bằng thép mã 848071009 Xuất xứ: Thái Lan Tổng khối lượng: 1290 kgs Tổng giá trị: USD 6.882 + Chứng từ xuất trình thanh toán: Hoá đơn thương mại (Comercial invoice) đã ký 3 bản gốc 2 bản gốc vận đơn đường biển sạch, hoàn chỉnh ( Clean Bill of Lading) Phiếu đóng gói chi tiết đã ký (signed detailed Packing lists) 3 bản gốc Chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc… + Kỹ quỹ bảo lãnh : 20% trị giá L/C ÷Về hạch toán ngoại tệ - Công ty CP Tam Kim hạch toán ngoại tệ tuân theo các nguyên tắc quy định trong chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 10 (VAS 10). Khi hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, kế toán sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán và đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái. 2.2. Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại Công ty CP Tam Kim. 2.2.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng. ÷Chứng từ sử dụng gồm các chứng từ như: Hợp đồng ngoại Hoá đơn thương mại Tờ khai hải quan, phụ lục bảng kê chi tiết, tờ khai thuế GTGT Vận đơn đường biển B/L Phiếu nhập kho… ÷Tài khoản sử dụng: - Tk 156: Hàng hoá, chi tiết cho từng loại hàng hoá, ví dụ: + Tk 156Đ.RM: hàng hoá - điện dòng Roman + Tk 156Đ.KH: hàng hoá - điện dòng Kohan + TK 156Đ.SM: hàng hoá - điện dòng Sumax +Tk 156Đ: hàng hoá - điện khác +TK 156KB: hàng hoá - két bạc… - Tk 331: Phải trả người bán, chi tiết cho từng nhà cung cấp, ví dụ: + Tk 3311: Phải trả nhà cung cấp trong nước (mở chi tiết cho từng nhà cung cấp) + Tk 3312: Phải trả nhà cung cấp nước ngoài, chi tiết cho từng nhà cung cấp, ví dụ: P Tk 33121: Phải trả nhà cung cấp nước ngoài – Bayer Thai Lan P Tk 33122: Phải trả nhà cung cấp nước ngoài – GE… - Các Tk liên quan khác như: Tk 144, 111, 112, 333… 2.2.2. Quy trình hạch toán: Để hiểu rõ quy trình kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty CP Tam Kim, em xin được minh hoạ về một hợp đồng NK vào tháng 9 năm 2008 - NK các thiết bị điện và một thiết bị máy móc để sản xuất linh kiện. Ngày 27/6/2008 – Phòng kinh doanh đề xuất phương án kinh doanh NK một số thiết bị điện Aptomat và một khuôn bằng thép để sản xuất các linh kiện đồng ổ cắm nhằm đáp ứng đơn hàng của khách hàng lên phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Sau khi phương án được phê duyệt, phòng kinh doanh lập “Phiếu thông tin đặt hàng” gửi phòng Kế toán và phòng Xuất nhập khẩu Bảng 2-1. Phiếu thông tin đặt hàng Đơn vị đặt hàng: Công ty đầu tư và phát triển nhà 22 Stt Tên hàng hoá Mã hàng ĐVT SL ĐG (chưa VAT) TT (chưa VAT) Ngày giao Aptomat 1P25A- Kohan KH1P25A Cái 480 11.280 5.376.000 25/9/2008 Aptomat 2P50A-Kohan KH2P50A Cái 400 21.540 8.616.000 25/9/2008 Aptomat 2P63A – Kohan KH2P63A Cái 300 23.390 7.017.000 25/9/2008 Aptomat 1P40RM RM340A1P Cái 720 9.890 7.120.800 25/9/2008 Aptomat 1P63RM RM363A1P Cái 600 9.830 5.898.000 25/9/2008 Aptomat 2P25ARM RM325A2P Cái 650 21.050 13.682.500 25/9/2008 Aptomat 2P50ARM RM350A2P Cái 720 20.190 14.536.800 25/9/2008 Aptomat 1 cực 63A – Pamiza AT1P63A Cái 750 12.880 9.660.000 25/9/2008 Aptomat 2cực 25A – Pamiza AT2P25A Cái 520 24.320 12.640.400 25/9/2008 Aptomat 2 cực 40A – Pamiza AT2P40A Cái 520 23.450 12.194.000 25/9/2008 Aptomat 2 cực 50 A – Pamiza AT2P50A Cái 520 22.790 11.850.800 25/9/2008 Aptomat 2 cực 63 A – Pamiza AT2P63A Cái 520 23.350 12.142.000 25/9/2008 Khuôn bằng thép K01 Cái 1 Tổng cộng 120.734.300 ( Nguồn từ phòng kế toán Công ty CP Tam Kim) - Ngày 09/07/2008 – Phòng xuất nhập khẩu sau khi lựa chọn được nhà cung cấp là Công ty Bayer material science Thai Co.Ltd, đã tiến hành ký hợp đồng ngoại số 48/200/TK-KP/Bayer TL. Bản hợp đồng được soạn thảo và ký kết qua Fax. Hợp đồng có những nội dung chính sau: + Hàng hoá gồm: Stt Tên hàng hoá Đơn giá nguyên tệ Trị giá nguyên tệ Aptomat 1P25A - Kohan 0,498 239,04 Aptomat 1P50A – Kohan 1,120 448,00 Aptomat 2P3A– Kohan 1,135 340,50 Aptomat 1P40A RM 0,524 377,28 Aptomat 1P63 A RM 0,516 309,60 Aptomat 2P25A RM 1,100 715,00 Aptomat 2P50A RM 1,003 722,16 Aptomat 1 cực 63A - Pamiza 0,688 516,00 Aptomat 2 cực 25A - Pamiza 1,296 673,92 Aptomat 2 cực 40 A – Pamiza 1,222 635,44 Aptomat 2 cực 50 A – Pamiza 1,190 618,80 Aptomat 2 cực 63 A - Pamiza 1,253 651,56 Khuôn bằng thép 634,09 634,09 + Tổng giá trị hàng hoá tính theo giá CIF Hải Phòng, USD phải thanh toán là 6.881,39 + Hàng hoá được bên bán chịu trách nhiệm vận chuyển đến cảng Hải Phòng + Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng L/C không huỷ ngang trả ngay + Bộ chứng từ giao hàng bao gồm: Hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn đường biển - Ngày 18/7/2008 kế toán gửi đơn xin mở L/C đến NH ACB. Đến ngày 24/7/2008 sau khi nhận được thông báo từ phía NH ACB thông báo nhà XK đã chấp nhận các điều khoản trong đơn xin mở L/C, kế toán đã thanh toán tiền ký quỹ bảo lãnh mở L/C là 20% tổng giá trị L/C tương đương 1376,4 USD qua hình thức ghi Nợ Tk tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ của Công ty tại NH. Ngân hàng sẽ dùng tiền gửi bằng VNĐ của Công ty để mua USD ký quỹ theo tỷ giá bán ra của ngày hôm đó là 16.510. Căn cứ vào GBN nhận được, kế toán hạch toán: Nợ Tk 144: 22.724.364 đ Có Tk 1121ACB: 22.724.364 đ Đồng thời, phí mở L/C là 20USD, tương đương 330.000đ. Số tiền này được trừ vào tài khoản tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ của Công ty tại NH ACB và tính vào giá trị hàng nhập khẩu Nợ Tk 156 : 330.000 đ Có Tk 1121ACB: 330.000 đ - Ngày 06/09/2008 nhận được vận đơn đường biển. - Ngày 07/9/2008: hàng về đến cảng Hải Phòng, Công ty nhận được thông báo qua Fax từ Công ty TNHH TM Hàng hải Quốc tế thông báo lô hàng đã về cập cảng Hải Phòng vào ngày 07/09/2008. Công ty cử nhân viên đi làm thủ tục hải quan để nhận hàng tại cảng Hải Phòng. Nhân viên nhận hàng kê khai tờ khai hải quan số 13075/NK, xuất trình B/L để nhận hàng. Số hàng thực nhập là 2 kiện, trọng lượng 1290 kgs. Tổng giá trị lô hàng theo giá CIF là 6.881,39. Tỷ giá tính thuế trên tờ khai hải quan là 16.500 Ta có : - Trị giá tính thuế = 6,881.39 * 16500 = 113.542.935 đ. Tuy nhiên, mặt hàng khuôn bằng thép là mặt hàng chịu thuế suất 0%. Vì vậy, trị giá tính thuế NK = (6,881.39 – 634.09) * 16500 = 103.080.450đ Thuế suất thuế NK là 5% , số thuế NK phải nộp: = 103.080.450 * 5% = 5.154.023 đ VAT hàng NK phải nộp với thuế suất 5% là: = (113.542.935 + 5.154.023) * 5% = 9.934.848đ - Phí làm thủ tục hải quan là 40.000đ được thanh toán bằng tiền mặt, kế toán hạch toán vào trị giá hàng NK - Chi phí thuê vận tải vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng về kho của Công ty được thanh toán bằng tiền mặt với tổng số tiền là 535.500đ. Trong đó, cước vận chuyển là 510.000đ, VAT của cước vận chuyển là 25.500đ. Số tiền này được tính vào trị giá hàng NK - Ngày 13/9/2008 hàng về tới kho của Công ty, thủ kho tiến hành kiểm nhận và lập phiếu nhập kho số 11893/NK (biểu số 2.1) ghi vào cột số lượng. Trên cơ sở đó thủ kho lập thẻ kho cho từng mặt hàng. Sau đó, phiếu Nhập kho được chuyển cho kế toán hàng tồn kho để hoàn thiện Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam Phiếu nhập kho Ngày 12 tháng 9 năm 2008 Số:11893/NK Người giao hàng: Bayer material science Thai Co.Ltd Địa chỉ: 308 Phumbat, Bangcok, Thai Lan Nội dung: Nhập kho theo HĐ NK số 48/2008/TK-KP/Bayer Stt Mã kho Tên vật tư Mã vật tư TK nợ Tk có ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền K02 Aptomat 1P25A – Kohan KH1P25A 156 331 Cái 480 8.758,02 4.203.848 K02 Aptomat 2P50A – Kohan KH2P50A 156 331 Cái 400 19.533,80 7.813.520 K02 Aptomat 2P63A – Kohan KH2P63A 156 331 Cái 300 19.792,43 5.937.883 K02 Aptomat 1P40A RM RM340A1P 156 331 Cái 720 9.209,08 6.630.536 K02 Aptomat 1P63A RM RM363A1P 156 331 Cái 600 9.070,23 5.442.140 K02 Aptomat 2P25A RM RM 325A2P 156 331 Cái 650 19.188,37 12.472.444 K02 Aptomat 2P50A RM RM 350A2P 156 331 Cái 720 17.507,75 12.605.582 K02 Aptomat 1 cực 63A - Pamiza AT1P63A 156 331 Cái 750 12.049,84 9.037.380 K02 Aptomat 2 cực 25A – Pamiza AT2P25A 156 331 Cái 520 22.583,51 11.743.424 K02 Aptomat 2 cực 40A – Pamiza AT2P40A 156 331 Cái 520 19.378,38 11.076.758 K02 Aptomat 2 cực 50A – Pamiza AT2P50A 156 331 Cái 520 20.747,06 10.788.470 K02 Aptomat 2 cực 63A – Pamiza AT2P63A 156 331 Cái 520 21.838,53 11.356.037 K02 Khuôn bằng thép K 01 156 331 Cái 1 10.468.645 10.468.645 Tổng 119.576.667 (Nguồn từ phòng kế toán Công ty CP Tam Kim) Biểu số 2.1. Phiếu nhập kho số 11893 ( Đơn giá ghi vào phiếu nhập kho được kế toán tính theo công thức: Giá thực tế hàng nhập = Giá mua hàng hóa ghi trên hóa đơn + Chi phí mua khác + Thuế NK - Các khoản CK, giảm giá Trong đó: + Giá mua hàng hóa được tính bằng giá mua ghi trong hợp đồng nhân với tỷ giá của ngày nhập kho + Chi phí mua gồm phí mở L/C, phí làm thủ tục hải quan và phí vận chuyển hàng hóa từ cảng Hải Phòng về kho Công ty. Các chi phí này được phân bổ cho từng hàng hóa theo số lượng thực nhập. Cụ thể: Tổng chi phí = 330.000 + 40.000 + 510.000 = 880.000 đ Tổng số lượng hàng nhập = 6.701 (cái) Bảng số 2-2. Bảng phân bổ chi phí mua hàng Tên hàng hóa Tỷ lệ phân bổ chi phí Chi phí phân bổ Aptomat 1P25A – Kohan 0.071 62.480 Aptomat 2P50A – Kohan 0.059 51.920 Aptomat 2P63A – Kohan 0.044 38.720 Aptomat 1P40A RM 0.107 94.160 Aptomat 1P63A RM 0.089 78.320 Aptomat 2P25A RM 0.097 85.360 Aptomat 2P50A RM 0.107 94.160 Aptomat 1 cực 63A - Pamiza 0.111 97.680 Aptomat 2 cực 25A – Pamiza 0.077 67.760 Aptomat 2 cực 40A – Pamiza 0.077 67.760 Aptomat 2 cực 50A – Pamiza 0.077 67.760 Aptomat 2 cực 63A – Pamiza 0.077 67.760 Khuôn bằng thép 0.007 6.160 + Thuế NK với thuế suất 5% tính cho các mặt hàng là aptomat các loại còn mặt hàng khuôn bằng thép thì thuế suất là 0% Bảng số 2-3. Bảng tính thuế nhập khẩu Tên hàng hóa Giá tính thuế Thuế suất (5%) Số thuế NK Aptomat 1P25A – Kohan 3.944.160 5 197.208 Aptomat 2P50A – Kohan 7.392.000 5 369.600 Aptomat 2P63A – Kohan 5.618.250 5 280.913 Aptomat 1P40A RM 6.225.120 5 311.256 Aptomat 1P63A RM 5.534.100 5 255.420 Aptomat 2P25A RM 11.797.500 5 589.875 Aptomat 2P50A RM 11.915.640 5 595.782 Aptomat 1 cực 63A - Pamiza 8.514.000 5 425.700 Aptomat 2 cực 25A – Pamiza 11.119.680 5 555.984 Aptomat 2 cực 40A – Pamiza 10.484.760 5 524.238 Aptomat 2 cực 50A – Pamiza 10.210.200 5 510.510 Aptomat 2 cực 63A – Pamiza 10.750.740 5 537.537 Tổng 5.154.023 + Trong hợp đồng giá mua đã bao gồm giá chiết khấu vì vậy không phát sinh khoản chiết khấu, giảm giá khác à Từ đó ta có bảng tính giá thực tế hàng nhập của các mặt hàng trên. Trên cơ sở đó để kế toán ghi vào phiếu nhập kho. Bảng số 2-4: Bảng tính giá thực tế hàng nhập Tên hàng hóa Giá mua Chi phí mua Thuế NK Giá thực tế hàng nhập Aptomat 1P25A – Kohan 3.944.160 62.480 197.208 4.203.848 Aptomat 2P50A – Kohan 7.392.000 51.920 369.600 7.813.520 Aptomat 2P63A – Kohan 5.618.250 38.720 280.913 5.937.883 Aptomat 1P40A RM 6.225.120 94.160 311.256 6.630.536 Aptomat 1P63A RM 5.108.400 78.320 255.420 5.442.140 Aptomat 2P25A RM 11.797.500 85.360 589.875 12.472.444 Aptomat 2P50A RM 11.915.640 94.160 595.782 12.605.582 Aptomat 1 cực 63A – Pamiza 8.514.000 97.680 425.700 9.037.380 Aptomat 2 cực 25A – Pamiza 11.119.680 67.760 555.984 11.743.424 Aptomat 2 cực 40A – Pamiza 10.484.760 67.760 524.238 11.076.758 Aptomat 2 cực 50A – Pamiza 10.210.200 67.760 510.510 10.788.470 Aptomat 2 cực 63A – Pamiza 10.750.740 67.760 537.537 11.356.037 Khuôn bằng thép 10.462.485 6.160 10.468.645 Thẻ kho được lập cho từng loại hàng hóa Biểu số 2.2. Thẻ kho AT1P10A Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam Phiếu nhập mua NK Ngày 13 tháng 9 năm 2008 Số NK 13/009 Người giao hàng: Người bán - Bayer material science Thai Co.Ltd Địa chỉ: 308 Phunbat – Bankcok – Thai Lan Nội dung: Nhập kho theo HĐ số 48/2008/TK-KP/Bayer Tk có: 311 – Phải trả người bán Stt MK Mã hàng Tên vật tư Tk ĐVT SL Đơn giá Thành tiền K02 KH1P25A Aptomat 1P25A – Kohan 156 Cái 480 8.758,02 4.203.848 K02 KH2P50A Aptomat 2P50A – Kohan 156 Cái 400 19.533,80 7.813.520 K02 KH2P63A Aptomat 2P63A – Kohan 156 Cái 300 19.792,43 5.937.883 K02 RM340A1P Aptomat 1P40A RM 156 Cái 720 9.209,08 6.630.536 K02 RM363A1P Aptomat 1P63A RM 156 Cái 600 9.070,23 5.442.140 K02 RM325A2P Aptomat 2P25A RM 156 Cái 650 19.188,37 12.472.444 K02 RM350A2P Aptomat 2P50A RM 156 Cái 720 17.507,75 12.605.582 K02 AT1P63A Aptomat 1 cực 63A – Pamiza 156 Cái 750 12.049,84 9.037.380 K02 AT2P25A Aptomat 2 cực 25A – Pamiza 156 Cái 520 22.583,51 11.743.424 K02 AT2P40A Aptomat 2 cực 40A – Pamiza 156 Cái 520 19.378,38 11.076.758 K02 AT2P50A Aptomat 2 cực 50A – Pamiza 156 Cái 520 20.747,06 10.788.470 K02 AT2P63A Aptomat 2 cực 63A – Pamiza 156 Cái 520 21.838,53 11.356.037 K02 K01 Khuôn bằng thép 211 Cái 1 10.468.645 10.468.645 - Trên cơ sở phiếu nhập kho, kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phiếu nhập khẩu (Biếu số 2.3) trong phần hành “ kế toán mua hàng và công nợ phải trả” trong phần mềm kế toán Fast Accouting Biểu số 2.3. Phiếu nhập mua NK - Ngày 15/9/2008 – Nhà XK, Công ty Bayer Thai Lan gửi bộ chứng từ cùng hối phiếu đến NH thông báo - Citi Bank chi nhánh Thái Lan đòi tiền. NH thông báo gửi bộ chứng từ và hối phiếu cho ngân hàng phát hành – NH ACB. Ngân hàng ACB gửi bộ chứng từ cho Công ty. Phòng kế toán kiểm tra chứng từ, chấp nhận thanh toán. Kế toán vốn bằng tiền đến NH ACB, yêu cầu NH rút tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ của Công ty tại NH với số tiền là 5,504.99 USD, tương ứng 90.887.385đ ( Tỷ giá của ngày đó là 16510). Khi nhận được GBN từ NH, kế toán hạch toán: Nợ Tk 33121: 113.611.749 đ Có Tk 144: 22.724.364 đ Có Tk 1121ACB: 90.887.385 đ - Kế toán xác định chênh lệch tỷ giá hối đoái = 113.611.749 – 113.542.935 = 68.814đ. Khoản chênh lệch này được hạch toán vào Tk 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, kế toán lại không hạch toán làm tăng chi phí tài chính mà ghi giảm số tiền phải trả nhà cung cấp Nợ Tk 413: 68.814 đ Có Tk 33121: 68.814 đ Sau khi hoàn tất việc nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, dữ liệu sẽ được tự động chuyển vào các sổ chi tiết liên quan như: SCT thanh toán với người bán – Tk 33121 – Bayer Thái Lan (Biểu số 2.4), SCT Tk 156Đ.KH (Biểu số 2.5), SCT Tk 156Đ.RM (Biểu số 2.6)... Đồng thời, dữ liệu cũng được chuyển vào sổ nhật ký mua hàng (Biểu số 2.7), nhật ký chi tiền (Biểu số 2.8), nhật ký chung (Biểu số 2.9) Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ CHI TIẾT MỘT TÀI KHOẢN Từ ngày 1/7/2008 đến 30/9/2008 Tk 33121 – Phải trả người bán – Đối tượng Bayer Thái Lan Số dư đầu kỳ: 0,00 7.800.000 Ngày HT Chứng từ Diễn giải Tk đ/ư Số p/s NT Tỷ giá Số p/s VNĐ Ngày Số Nợ Có Nợ Có 13/9 13/9 13NK/11893 NK theo HĐ số 48/2008… 156 6,881.39 16.500 113.542.935 15/9 15/9 GBN 57/6 TT tiền hàng theo HĐ số 48/2008… 144 112 1,376.4 5,504.99 16.510 16.510 22.724.364 90.887.385 30/9 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 413 68.814 Tổng phát sinh nợ: 6,881.39 113.611.749 Tổng phát sinh có: 6,881.39 113.611.749 Số dư cuối kỳ: 0,00 7.800.000 Ngày…tháng…năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.4. Sổ chi tiết Tk 33121 Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ CHI TIẾT MỘT TÀI KHOẢN Tk: 156Đ.KH Từ ngày 1/7/2008 đến ngày 30/9/2008 Số dư đầu kỳ: 6.586.230 Chứng từ Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … 24/7 Phí mở L/C 1121 57.420 13/9 11893/NK Nhập kho hàng hóa theo HĐ NK số 48/2008/TK-KP/Bayer 33121 16.954.410 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK Phí hải quan 111 6.960 13/9 Hóa đơn vận chuyển Phí vận chuyển hàng từ cảng Hải Phòng về kho Công ty 111 88.740 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK Thuế NK 3333 847.721 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK VAT hàng NK 33312 890.107 24/9 XK/9060 Xuất hàng bán theo HĐ 6322Đ.KH 17.954.729 … Tổng phát sinh nợ: 58.845.358 Tổng phát sinh có: 46.431.588 Số dư cuối kỳ: 19.000.000 Ngày…tháng…năm… KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.5. Sổ chi tiết Tk 156Đ.KH Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ CHI TIẾT MỘT TÀI KHOẢN Tk: 156Đ.RM Từ ngày 1/7/2008 đến ngày 30/9/2008 Số dư đầu kỳ: 9.800.790 Chứng từ Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … 24/7 GBN 57/6 Phí mở L/C 1121 132.000 … 13/9 11893/NK Nhập kho hàng hóa theo HĐ NK số 48/2008/TK-KP/Bayer 33121 35.046.660 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK Phí hải quan 111 16.000 13/9 Hóa đơn vận chuyển số 0087 Phí vận chuyển hàng từ cảng Hải Phòng về kho Công ty 111 204.000 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK Thuế NK 3333 1.752.333 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK VAT hàng NK 33312 1.839.950 24/9 XK/9060 Xuât kho hàng bán theo HĐ 6322Đ.RM 37.149.793 … Tổng phát sinh nợ: 69.990.943 Tổng phát sinh có: 57.380.200 Số dư cuối kỳ: 22.411.533 Ngày…tháng…năm KẾ TOÁN TRƯỞNG NGƯỜI GHI SỔ (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.6. Sổ chi tiết Tk 156Đ.RM Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG Từ ngày 1/7/2008 đến ngày 30/9/2008 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK Nợ Tk có Số phát sinh Ngày Số … 13/9 PNK 11893/NK - Nhập kho hàng hoá theo HĐ NK số 48/2008/TK – KP/Bayer 156 331 113.542.935 … Tổng cộng: 781.250.730 Ngày…tháng…năm… NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.7. Sổ nhật ký mua hàng Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ NHẬT KÝ CHI TIỀN Từ ngày 1/7/2008 đến ngày 30/9/2008 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải TK Nợ Tk có Số phát sinh Ngày Số … 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK - Phí làm thủ tục hải quan 156 111 40.000 Hoá đơn vận chuyển số 0087 - Phí vận chuyển hàng hoá từ cảng Hải Phòng về kho Công ty 156 111 510.000 … Tổng cộng: 78.350.680 Ngày…tháng…năm NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.8. Sổ nhật ký chi tiền Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ NHẬT KÝ CHUNG Từ ngày 1/7/2008 đến 30/9/2008 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … 18/7 GBN 57/6 - Ký quỹ mở L/C cho HĐ NK số 48/2008/TK-KP/Bayer 144 1121ACB 22.724.364 22.724.364 GBN 57/6 - Phí mở L/C 156 1121ACB 330.000 330.000 … 13/9 Tờ khai HQ 13075/NK - Thuế NK phải nộp 156 3333 5.154.023 5.154.023 Tờ khai HQ 13075/NK - VAT hàng NK phải nộp 156 33312 9.934.848 9.934.848 … 15/9 GBN số 83/6 - Thanh toán tiền hàng theo HĐ NK số 48/2008/TK-KP/Bayer 33121 144 1121ACB 113.611.749 22.724.364 90.887.385 … 30/9 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái 413 33121 68.814 68.814 … Tổng cộng 578.800.550 578.800.550 Ngày…tháng…năm… NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.9. Sổ nhật ký chung - Cùng với việc vào các sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi tiết thì dữ liệu cũng được tự động chuyển vào Sổ cái Tk 331 (Biểu số 2.10), Sổ cái Tk 156 (Biểu số 2.11) và Sổ cái một số tài khoản khác có liên quan. Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tk: 331 – Phải trả người bán Từ ngày 1/7/2008 đến ngày 30/9/2008 Số dư đầu kỳ: 77.960.520 Chứng từ Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … 13/9 11893/NK Nhập kho hàng hóa theo HĐ NK số 48/2008/TK-KP/Bayer 156 113.542.935 … 15/9 GBN 57/6 TT tiền hàng theo HĐ số 48/2008… 144 1121 22.724.364 90.887.385 15/9 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 413 68.814 … Tổng phát sinh nợ: 332.300.250 Tổng phát sinh có: 394.675.200 Số dư cuối kỳ: 120.335.470 Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tk 156 – Hàng hóa Từ ngày 1/7/2008 đến 30/9/2008 Số dư đầu kỳ: 42.896.230 Chứng từ Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … 24/7 Phí mở L/C 1121 330.000 13/9 11893/NK Nhập kho hàng hóa theo HĐ NK số 48/2008/TK-KP/Bayer 331 113.542.935 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK Phí hải quan 111 40.000 13/9 Hóa đơn vận chuyển Phí vận chuyển hàng từ cảng Hải Phòng về kho Công ty 111 510.000 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK Thuế NK 3333 5.154.023 13/9 Tờ khai HQ số 13075/NK VAT hàng NK 33312 9.934.848 … Tổng phát sinh nợ: 405.420.375 Tổng phát sinh có: 296.863.559 Số dư cuối kỳ: 151.453.046 Biểu số 2.10. Sổ cái Tk 331 Biểu số 2.11. Sổ cái Tk 156 2.3. Hạch toán tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim. 2.3.1. Hạch toán doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty CP Tam Kim 2.3.1.1. Chứng từ và tài khoản sử dụng. é Chứng từ sử dụng Kế toán doanh thu tiêu thụ hàng NK tại Công ty CP Tam Kim cũng tương tự như kế toán doanh thu tiêu thụ hàng hóa tại các doanh nghiệp thương mại. Vì vậy, chứng từ sử dụng trong kế toán doanh thu tiêu thụ hàng NK cũng bao gồm: Đơn đặt hàng, hợp đồng nội (thường được soạn thảo thành 2 bản, mỗi bên (bên bán và bên mua) giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau) Hóa đơn GTGT (kế toán lập hóa đơn làm 3 liên, 1 liên giao khách hàng, 1 liên lưu tại quyển và 1 liên sử dụng để ghi sổ) Phiếu xuất kho (được lập làm 3 liên, 1 liên lưu tại quyển, 1 liên giao cho người nhận hàng và 1 liên được thủ kho giữ để ghi số lượng thực xuất, đồng thời vào thẻ kho, sau đó sẽ chuyển cho kế toán) Phiếu thu, UNT… é Tài khoản sử dụng. - Tk 511: Doanh thu bán hàng – Được dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế thu được trong kỳ cũng như các khoản giảm trừ doanh thu. Tài khoản này được chi tiết để theo dõi doanh thu bán hàng từng loại sản phẩm, cụ thể: — Tk 5111: Doanh thu bán hàng nội địa, chi tiết: + Tk 5111Đ: Doanh thu bán hàng nội địa – Hàng Điện + Tk 5111K: Doanh thu bán hàng nội địa – Hàng Két bạc… — Tk 5112: Doanh thu bán hàng NK, chi tiết: + TK 5112Đ: Doanh thu bán hàng NK – Hàng Điện + Tk 5112K: Doanh thu bán hàng NK – Hàng Két bạc… - Tk 131 – Phải thu khách hàng, được mở chi tiết cho từng khách hàng, cụ thể: — Tk 1311. Phải thu Công ty đầu tư An Lạc — Tk 1312. Phải thu Licogi — Tk 1313. Phải thu công ty CP Đầu tư và phát triền nhà 22… Một số tài khoản khác có liên quan như: Tk 111, 112, 333, 157… 2.3.1.2. Quy trình hạch toán. Để làm rõ hơn quá trình hạch toán tiêu thụ hàng hóa NK tại Công ty CP Tam Kim, em xin được minh họa qua nghiệp vụ tiêu thụ hàng NK theo HĐ NK số 48/2008/TK-KP/Bayer cung cấp cho Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 22 theo phiếu đặt hàng, hợp đồng kinh tế đã ký. - Hợp đồng kinh tế số 017AT/2008-HĐN/Nhà 22, ký giữa 2 bên có những nội dung chính sau: + Hàng hóa cung cấp theo như phiếu đặt hàng, với tổng giá trị là 126.771.015đ đã bao gồm cả VAT và các chi phí vận chuyển để đưa hàng tới nơi giao hàng + Điều kiện thanh toán: Bên mua thanh toán trước 30% tổng giá trị hợp đồng tương đương 38.031.305đ vào ngày ký kết hợp đồng. Sau khi giao hàng, chậm nhất là 3 ngày, bên mua phải thanh toán nốt số tiền còn lại. + Địa điểm giao hàng: Hải Châu – Đà Nẵng - Vào ngày 13/6/2008, Công ty CP Tam Kim ký kết hợp đồng kinh tế với Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 22 về việc cung cấp một số thiết bị điện. Theo hợp đồng ký kết, Công ty Đầu tư và phát triển nhà 22 thanh toán trước 30% tổng giá trị hợp đồng bằng hình thức chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi ngân hàng bằng VNĐ của Công ty tại Teckcombank Thăng Long. Cùng ngày, kế toán nhận được GBC số 00289/06 của NH Teckcombank Thăng Long. Kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần hành “kế toán tiền mặt, tiền gửi và tiền vay” trong phần mềm kế toán Fast accouting. Dữ liệu sẽ tự động chuyển vào sổ chi tiết thanh toán với người mua, Tk 131 – chi tiết Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 22 ghi tăng khoản tiền đặt trước của khách hàng. Nợ Tk 1121Teck: 38.031.305 đ Có Tk 1313: 38.031.305 đ - Ngày 24/9/208: Lập phiếu xuất kho số XK/9060 (Biểu số 2.12) tiến hành xuất kho lô hàng cung cấp cho Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 22. Thủ kho ghi số lượng thực xuất vào phiếu xuất kho và chuyển cho kế toán hoàn thiện, ghi sổ. Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam PHIẾU XUẤT KHO Ngày 24 tháng 9 năm 2008 Số: XK/9060 Người nhận hàng: Công ty ĐT & PT nhà 22 Địa chỉ: Long Biên 1 – Gia Lâm – Hà Nội Nội dung: Xuất kho theo HĐ số 017AT/2008-HĐN/Nhà 22 Stt Mã kho Mã hàng Tên hàng ĐVT Số lượng ĐG TT Yêu cầu Thực xuất K02 KH1P25A Aptomat 1P25A – Kohan Cái 480 480 K02 KH2P50A Aptomat 2P50A – Kohan Cái 400 400 K02 KH2P63A Aptomat 2P63A – Kohan Cái 300 300 K02 RM340A1P Aptomat 1P40A RM Cái 720 720 K02 RM363A1P Aptomat 1P63A RM Cái 600 600 K02 RM325A2P Aptomat 2P25A RM Cái 650 650 K02 RM350A2P Aptomat 2P50A RM Cái 720 720 K02 AT1P63A Aptomat 1 cực 63A – Pamiza Cái 750 750 K02 AT2P25A Aptomat 2 cực 25A – Pamiza Cái 520 520 K02 AT2P40A Aptomat 2 cực 40A – Pamiza Cái 520 520 K02 AT2P50A Aptomat 2 cực 50A – Pamiza Cái 520 520 K02 AT2P63A Aptomat 2 cực 63A – Pamiza Cái 520 520 Biểu số 2.12. Phiếu xuất kho số 9060 - Căn cứ vào Phiếu xuất kho, kế toán lập Hoá đơn giá trị gia tăng số 0050332 (Biểu số 2.13): Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam Mẫu số 01GTKT – 3LL HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG NL/2008B Liên 1: Lưu Số: 0050332 Ngày 24 tháng 9 năm 2008 Đơn vị bán hàng: Địa chỉ: Điện thoại Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam MS: 0 7 0 0 2 2 0 7 9 4 Đơn vị mua hàng: Địa chỉ: Điện thoại Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 22 Long Biên 1, Gia Lâm , Hà Nội MS: 0 6 0 0 0 0 4 4 7 9 Stt Tên hàng hoá Mã hàng ĐVT SL Đơn giá Thành tiền Aptomat 1P25A- Kohan KH1P25A Cái 480 11.280 5.376.000 Aptomat 2P50A-Kohan KH2P50A Cái 400 21.540 8.616.000 Aptomat 2P63A – Kohan KH2P63A Cái 300 23.390 7.017.000 Aptomat 1P40RM RM340A1P Cái 720 9.890 7.120.800 Aptomat 1P63RM RM363A1P Cái 600 9.830 5.898.000 Aptomat 2P25ARM RM325A2P Cái 650 21.050 13.682.500 Aptomat 2P50ARM RM350A2P Cái 720 20.190 14.536.800 Aptomat 1 cực 63A – Pamiza AT1P63A Cái 750 12.880 9.660.000 Aptomat 2cực 25A – Pamiza AT2P25A Cái 520 24.320 12.640.400 Aptomat 2 cực 40A – Pamiza AT2P40A Cái 520 23.450 12.194.000 Aptomat 2 cực 50 A – Pamiza AT2P50A Cái 520 22.790 11.850.800 Aptomat 2 cực 63 A – Pamiza AT2P63A Cái 520 23.350 12.142.000 Cộng tiền hàng: Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: Tổng tiền thanh toán: 120.734.300 6.036.715 126.771.015 Biểu số 2.13. Hoá đơn GTGT số 0050332 - Ngày 25/9/2008, Công ty thuê Công ty vận tải Thanh Phương vận chuyển hàng đến địa điểm giao hàng là Hải Châu – Đà Nẵng như quy định trong hợp đồng đã ký. Hoá đơn vận chuyển số 007073 được gửi cho kế toán vào ngày 29/9/2008 với tổng chi phí vận chuyển là 4.675.550đ (VAT 10%). Khoản chi phí vận chuyển này được ghi nhận vào chi phí bán hàng và đã được thanh toán bằng tiền mặt. - Đồng thời, vào ngày 25/9/2008, kế toán cũng nhận được GBC từ NH Teckcombank Thăng Long, thông báo Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 22 đã thanh toán 70% giá trị hợp đồng sau khi trừ đi 3% chiết khấu thương mại được hưởng, tương đương là 84.936.580đ. Kế toán nhập dữ lilệu vào phần hành “kế toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay” trong phần mềm kế toán. Dữ liệu sẽ được tự động chuyển vào Sổ nhật ký bán hàng (Biểu số 2.14), nhật ký thu tiền, nhật ký chung, SCT Tk 131 (Biểu số 2.15), SCT Tk 5112Đ (Biểu số 2.16)…, Sổ cái Tk 511 (Biểu số 2.17), Sổ cái Tk 131 (Biểu số 2.18) và một số sổ khác liên quan Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ NHẬT KÝ BÁN HÀNG Từ ngày 1/7/2008 đến 30/9/2008 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk nợ Tk có Số phát sinh Ngày Số … 24/9 0050332 - Công ty Đầu tư và phát triển nhà 22 - Bán hàng theo HĐ số 017AT/2008-HĐN/Nhà 22 131 511 33311 120.734.300 6.036.715 … Tổng cộng: 305.932.200 Ngày…tháng…năm… NGƯỜI GHI SỔ KẾ TOÁN TRƯỞNG GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.14. Sổ nhật ký bán hàng Công ty CP Tam Kim Khu CN Đồng Văn, Hà Nam SỔ CHI TIẾT MỘT TÀI KHOẢN Từ ngày 1/6/2008 đến ngày 30/9/2008 Tk 1313: Phải thu khách hàng - Đối tượng: Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 22 Số dư nợ đầu kỳ: 23.360.000 Chứng từ Khách hàng Diễn giải Tk đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có … 13/6 GBC 00289/06 - Công ty Đầu tư và Phát triển nhà 22 - Công ty ĐT & PT nhà 22 thanh toán trước 30% tổng giá trị HĐ số 017AT/2008-HĐN/Nhà 22 1121 38.223.603 … 24/9 HĐ 0050332 - Công ty._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21858.doc
Tài liệu liên quan