Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Điện lực Hà giang

Tài liệu Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Điện lực Hà giang: ... Ebook Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Điện lực Hà giang

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Điện lực Hà giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN I : NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA c«ng ty cæ phÇn chÌ hïng an huyÖn b¾c quang tØnh HÀ GIANG. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ c«ng ty cæ phÇn chÌ hïng an huyÖn b¾c quang tØnh HÀ GIANG. 1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của c«ng ty cæ phÇn chÌ hïng an huyÖn b¾c quang tØnh Hµ Giang. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Điện lực Hà giang 3.Chức năng nhiệm vụ và đặc điểm tổ chức kinh doanh 3.1. Chức năng 3.2. Nhiệm vụ 3.2.1. Nhiệm vụ chung: 3.2.2. Nhiệm vụ cụ thể: 4. Tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Hà Giang 4.1. Cơ cấu tổ chức 4.2. Vai trò chức năng quản lý của các bộ phận 4.2.1 Sơ đồ tổ chức 4.2.2 Chức năng nhiệm vụ trong ban giám đốc 4.2.3 Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban 5. Tổ chức công tác kế toán ở Điện lực Hà giang 5.1. Bộ máy kế toán 5.2. Sơ đồ tổ chức 5.3. Chức năng nhiệm vụ các vị trí 5.4. Công tác kế toán 6. Tình hình sử dụng lao động của đơn vị 7. Phương pháp phân tích . Phần II : NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LI ỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI ĐI ỆN LỰC HÀ GIANG Phần III : M ỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUY ÊN LI ỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI ĐI ỆN LỰC HÀ GIANG PHẦN MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế tự quản lý kinh tế và hạch toán kinh doanh, bất kỳ Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải đảm bảo tự chủ trong kinh doanh và tạo ra lợi nhuận để đạt được yêu cầu trên đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện quản lý chặt chẽ việc sử dụng tiết kiệm có hiệu quả và hợp lý các loại tài sản, vật tư tiền vốn, lao động của mình việc hạch toán đúng và đủ chi phí thực tế bỏ ra giúp cho các doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao động, doanh nghiệp cần phải có tư liệu lao động. Khác với các đối tượng lao động (nguyên vật liệu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm...), các tư liệu lao động (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. Cơ sở để nhận biết các tư liệu lao động là Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ phải dựa trên hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn về mặt giá trị và về thời gian sử dụng là cơ sở vật chất kỹ thuật không thể thiếu được trong bất kì một nền kinh tế nào cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường, khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì việc mở rộng quy mô Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ là một yếu tố quan trọng để tạo ra một sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong khi đó mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng găy gắt, nhu cầu đòi hỏi của thị trường ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm mà giá cả phải phù hợp. Do vậy, để tăng năng lực sản xuất, lợi thế quy mô và khả năng cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp cần phải mở rộng đầu tư Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ, có chế độ quản lý thích hợp, toàn diện đối với Nguyên liệu vật liệu, từ tình hình tăng, giảm về số lượng và giá trị đến tình hình sử dụng, khấu hao công cụ dụng cụ... làm thế nào để sử dụng hợp lý, đầy đủ, phát huy hết công suất, bởi vậy hạch toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ có vai trò quan trọng vì đây là yếu tố cơ bản tạo ra thực thể sản phẩm và nó chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng chi phí, tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doạnh. Nếu sự thay đổi đột xuất về chi phí Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tất yếu ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Doanh nghiệp . Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại đơn vị, nhận được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Điện lực Hà giang, đặc biệt là các đồng chí trong phòng kế toán Điện lực Hà giang, em đã được làm quen và tìm hiểu công tác thực tế tại đơn vị Em nhận thấy kế toán Nguyên vật liệu trong Điện lực Hà giang giữ vai trò đặc biệt quan trọng và có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy, em đã đi sâu tìm hiểu về phần hạch toán kế toán Nguyên vật liệu và trong phạm vi bài viết này, em xin được trình bày vấn đề” Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Điện lực Hà giang” Mặc dù rất cố gắng và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo PGS TS : Vũ Duy Hảo cũng như các đồng chí trong ban lãnh đạo và phòng kế toán Điện lực Hà giang, nhưng do nhận thức và trình độ bản thân có hạn nên bài viết này không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em rất mong được tiếp thu và xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp cho bài viết này hoàn thiện hơn Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần sau: Phần I: Tình hình thực tế về tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Điện lực Hà Giang. Phần II: Cơ sở lý luận chung và thực trạng về kế toán Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Điện lực Hà giang . Phần III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ tại Điện lực Hà giang . PHẦN I TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA ĐIỆN LỰC HÀ GIANG I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ĐIỆN LỰC HÀ GIANG 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN LỰC HÀ GIANG Hà Giang là một tỉnh miền núi cực bắc của tổ quốc, ngành Điện lực từ khi thành lập đến nay gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất kỹ thuật, với địa bàn rộng chủ yếu là rừng núi, dân cư sống dải rác phân tán. Do vậy, bộ máy quản lý chung của toàn doanh nghiệp cũng không gặp ít khó khăn. Đứng trước tình hình đó ban lãnh đạo doanh nghiệp đã nghiên cứu tìm ra hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế trong cơ chế mới. Khó khăn đó đã dần được khắc phục để từng bước đi lên ngày một phát triển và hiện nay đã trở thành một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Điện lực Hà Giang được thành lập tháng 10 năm 1991 theo quyết định số 490 NL/TCCBLĐ ngày 30/09/1991 của Bộ năng lượng về việc thành lập Điện lực Hà Giang. Điện lực Hà Giang là một doanh nghiệp nhà nước, hạch toán phụ thuộc công ty điện lực , trên cơ sở tách ra từ sở Điện lực Hà Tuyên. Trụ sở Điện lực Hà Giang tại số 19, đường Trần Hưng Đạo, phường Nguyễn Trãi, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Điện lực Hà Giang có bán kính hoạt động rất rộng gần 200 km, các đơn vị phụ thuộc hầu hết nằm trên địa bàn toàn tỉnh, địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, đường xá đi lại khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, mật độ dân số phân bổ không đồng đều, ở rải rác, không tập chung (trừ thị trấn, thị xã). Phần lớn đồng bào dân tộc ở trên sườn núi cao. Đây cũng là một trở ngại, khó khăn đối với Điên lực Hà Giang trong việc thực hiện nghị quyết của trung ương, của quốc hội và của đảng bộ tỉnh Hà giang đến năm 2000 phải đưa lưới điện đến tất cả 10 huyện thị và 60 % số xã trong tỉnh. Điện lực Hà Giang là một đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc công ty Điện lực, không hạch toán lỗ lãi, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước, được đăng ký kinh doanh, có tư cách pháp nhân theo phân cấp uỷ quyền công ty Điện lực. Đơn vị phải chịu trách nhiện trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của đơn vị mình, có trách nhiệm sử dụng hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao, chịu sự kiểm tra, giám sát về vốn và tài sản nhà nước tại địa phương nơi văn phòng đơn vị đóng. Ngoài ra Điện lực Hà Giang còn thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước như: thuế, khấu hao cơ bản và khoản thanh toán khác theo chế độ về quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, vốn tự có, tự bổ sung qua các năm hoạt động kinh doanh. Quá trình phát triển của Điện lực Hà Giang chia làm 2 thời kì: + Thời kì từ năm 1991 đến năm 1994: Là thời kỳ chưa có điện lưới quốc gia . Tỉnh Hà Giang được tách từ tỉnh Hà Tuyên năm 1991, trong tình trạng thiếu thốn, khó khăn về nhiều mặt trong đó có điện. Toàn tỉnh mới có 7 trạm thuỷ điện ở phân tán rải rác các xã vùng sâu, vùng xa, vận hành độc lập không hỗ trợ lẫn nhau được. Mặt khác, trạm thuỷ điện không có hồ chứa nước nên gần như chỉ vận hành có một mùa khô chỉ đạt 30% công suất phát thực tế, do vậy nguồn điện không đáp ứng được yêu cầu. Lãnh đạo điện lực đã đề bạt phương án cấp điện tạm thời để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện của khách hàng bằng cách khôi phục và sửa chữa một số trạm Diêzel cung cấp điện cho khu vực thị xã Hà Giang và các huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Được công ty Điện lực chấp thuận, chỉ trong 2 năm 1992 đến 1994 lưới điện đã cung cấp cho các khu vực trung tâm của 1 thị xã và 10 huyện trong tỉnh. + Thời kì 1995 đến nay: Sau một năm thi công tuyến đường dây cao thế 110 KVtừ Khánh Hoà đến yên Bái dài 114.3 Km đã hoàn thành và việc đó đã đồng nghĩa với việc tỉnh Hà Giang- một tỉnh cực bắc của tổ quốc đã có lưới điện quốc gia (qua trạm biến áp trung gian 16000 KV từ tháng 1/1995). Từ đây, tỉnh Hà Giang sẽ có đủ nguồn điện năng cung cấp cho nhu cầu SXKD và phục vụ cho nhu cầu dân sinh, tạo thế đi lên vững chắc trong sự phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn tỉnh. Điều đó được chứng minh qua bảng số liệu sau: Biểu 01: kết quả sản xuất kinh doanh điện 3 năm (2005- 2007) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 +- % +- % 1, Sản lượng điện thương phẩm (Kwh) 64.460.327 73.439.029 87.816.688 8.978.702 113, 93 14.377.659 119,58 2, Tỷ lệ tổn thất điện năng 6,40 6,8 6,7 -0,06 3, Doanh thu (đ) 73.291.439.048 78.304.557.021 90.575.077.386 5.013.117.973 106,8 12.270.520.365 115,67 4, Thu nhập bình quân (đ/người/tháng) 2.300.000 2.700.000 3.500.000 400.000 108.7 1.000.000 120 Sản lượng điện thương phẩm luôn có chiều hướng tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là 8.978.702 Kwh, tức tăng 13,93%; năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 14.377.659 Kwh, tức tăng 19,58%. Điều này, làm cho tỷ lệ tổn thất điện năng ngày càng giảm dần đến năm 2007 chỉ còn 6,7% thấp hơn so với kế hoạch là 0,43%. - Doanh thu của đơn vị cũng tăng dần lên: + Năm 2006 tăng hơn so với năm 2005 là: 9.741.785.061 đồng, tức là tăng 6,8 %. + Năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là: 7.541.853.277 đồng, tức là tăng 15,67%. Doanh thu tăng làm cho thu nhập của cán bộ nhân viên trong đơn vị tăng lên trong các năm 2005- 2007. Đồng thời với việc SXKD, Điện lực Hà Giang đang đẩy mạnh phát triển lưới điện trung, hạ áp đưa lưới điện quốc gia tới 100% huyện lị và 60% các xã vùng sâu, vùng xa. Biêủ 02: Sự phát triển của hệ thống lưới điện STT Danh mục Đơn vị Số lượng 1991 2007 Đường dây 1 ĐZ cao áp 110 KV Km 0 111,5 2 ĐZ trung áp 35 KV Km 0 618,6 3 ĐZ trung áp 20 KV Km 0 29,4 4 ĐZ trung áp 10 KV Km 84,5 152,8 5 ĐZ hạ áp 0,4 KV Km 0 546 Trạm biến áp 1 Trạm biến áp tăng 0,4/10 Trạm 6 8 2 Trạm trung gian 110/35/10 Trạm 0 1 3 Trạm trung gian 35/10 Trạm 0 3 4 Trạm hạ áp 35/0,4 Trạm 0 140 5 Trạm hạ áp 10/0,4 Trạm 19 103 2. ĐẶC ĐIỂM QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐIỆN LỰC HÀ GIANG Do điện lực là một ngành sản xuất rất quan trọng nên nó phải đi trước các ngành kinh tế khác một bước. Sản phẩm điện không phải là sản phẩm hiện vật như các nghành công nghiệp khác mà là sản phẩm dưới dạng năng lượng. Quy trình sản xuất vừa mang tính chất của nghành khai thác (thuỷ điện), vừa mang tính chất của nghành công nghiệp chế biến. Ngành điện không có bán thành phẩm, không có sản phẩm tồn kho như các ngành sản xuất khác. Vì vậy, tiêu dùng điện có ảnh hưởng đến sản xuất điện. Việc tiêu dùng điện hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật tự trang bị, đầu tư của ngành điện, người tiêu dùng không làm chủ được sản phẩm mà mình đã mua và phụ thuộc vào sự điều hành sản xuất, truyền tải và phân phối của người bán. Điện do nhà máy sản xuất ra muốn đến người sử dụng điện qua hệ thống truyền tải, phân phối điện. Hệ thống truyền tải bao gồm: cột, đường dây cao thế 110 KV, rung thế 10- 35 KV, hạ thế 0,4 KV, trạm biến thế. Hệ thống truyền tải điện đi càng xa, càng mở rộng lại càng hao hụt nhiều ở đường dây và trạm biến áp. Sơ đồ 05: Quy trình sản xuất- truyền tải-phân phối địên Ph¸t ®iÖn nhµ m¸y s¶n xuÊt TruyÒn t¶i ®iÖn qua ®­êng d©y Ph©n phèi ®iÖn c¸c tr¹m biÕn N¬i tiªu thô 3. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KINH DOANH 3.1. Chức năng Căn cứ vào quyết định thành lập và nhiệm vụ được giao thì Điện lực Hà Giang thực hiện đồng thời 2 chức năng: (1) Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc công ty Điện lực. (2) Quản lý nhà nước về điện lực ở địa phương. 3.2. Nhiệm vụ 3.2.1. Nhiệm vụ chung: Xây dựng, thực hiện kế hoạch không ngừng phát triển và SXKD nâng cao sản lượng điện thực hiện một cách có hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước trên cơ sở tận dụng năng lực sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học. 3.2.2. Nhiệm vụ cụ thể: Quản lý và vận hành các thiết bị truyền tải, trung áp, hạ áp đảm bảo tốt việc cung cấp điện, thực hiện tốt kế hoạch hàng năm và 5 năm do nghành đề ra: - Sản xuất kinh doanh điện năng. - Kinh doanh Viễn thông . - Sửa chữa đại tu thiết bị điện. - Xây lắp cải tạo đường dâyvà trạm. - Khảo sát, thiết kế lưới, phân phối điện đến 35 KV. - Thí nghiệm, sửa chữa, hiệu chỉnh thiết bị điện, xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển lưới điện phù hợp với quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. Trong những năm gần đây, Điện lực Hà Giang đã không ngừng lớn mạnh. Sau đây là một số chỉ tiêu kinh tế mà đơn vị đã đạt được (biểu 03, 04). Biểu 03: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động SXKD Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản - Tổng TSCĐ/ tổng tài sản 71% 70% Tài sản lưu động/tổng tài sản 29% 30% 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn - Nợ phải trả/tổng nguồn vốn 56% 62% - Nguồn vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn 44% 38% 2. Khả năng thanh toán ( lần) 2.1. Khả năng thanh toán hiện hành 1,7 2,3 2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0,6 0,8 2.3. Khả năng thanh toán nhanh 0,01 0,02 2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn Biểu 04: Tài sản và nguồn vốn kinh doanh Thời gian Nguyên giá TSCĐ Tổng số vốn kinh doanh Vốn cố định Vốn lưu động 31-12-2005 429.241.596.129 202.754.736.591 200.755.724.818 1.999.011.773 31-12-2006 497.481.937.087 199.937.227.623 197.938.215.850 1.999.011.773 31-12-2007 569.374.788.503 183.617.642.392 181.618.630.619 1.999.011.773 4. Tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Hà Giang 4.1. Cơ cấu tổ chức Để quản lý có hiệu quả các trạm biến áp và lưới điện theo từng giai đoạn trên địa bàn tỉnh, việc quản lý cũng như đáp ứng yêu cầu chỉ đạo về sản xuất theo phân cấp chức năng hoạt động. Điện lực Hà Giang hoạt động với bộ máy quản lý có mô hình sau: Đứng đầu là ban giám đốc, tiếp đến là các ban chức năng, các đơn vị phụ trợ và các chi nhánh điện. Các đơn vị trong Điện lực Hà Giang có liên hệ chặt chẽ với nhau và dưới sự chỉ đạo chung của ban giám đốc. 4.2. Vai trò chức năng quản lý của các bộ phận 4.2.1 Sơ đồ tổ chức. ĐỘI ĐẠI TU CNĐTX HÀ GIANG & 10 CNĐ HUYỆN PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘN PHÒNG TÀI CHÍNH- K TOÁN PHÒNG AN TOÀN LAO ĐỘNG PHÒNG ĐIỀU ĐỘ PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG KẾ HOẠCH PHÒNG QL XÂY DỰNG PHÒNG KINH DOANH PHÒNG HÀNH CHÍNH - Q TRỊ PHÒNG CÔNG NGHỆ VT & TT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT TRUNG TÂM VIỄN THÔNG ĐIỆN LỰC PHÂN XƯỞNG THÍ NGHIỆM ĐIỆN PHÓ GIÁM ĐỐC XÂY DỰNG PHÓ GIÁM ĐỐC KIÊM TRƯỞNG TTVT TỔ SỬA CHỮA GIA CÔNG CƠ KHÍ PHÒNG KTRA GSÁT MBÁN ĐIỆN 4.2.2 Chức năng nhiệm vụ trong ban giám đốc: 4.2.2.1- Giám đốc: a, Điều hành chung ; Lãnh đạo và chỉ đạo điều hành toàn diện các hoạt động của đơn vị cụ thể trực tiếp điều hành các lĩnh vực cụ thể sau ; + Kế hoạch tài chính . Kế hoạch sản xuất kinh doanh điện năng, viễn thông và dịch vụ khác. Đầu tư và xây dựng Công tác pháp chế, thanh kiểm tra, bảo vệ nội bộ. + Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc:" Quy trình kinh doanh bán điện" của Công ty điện lực I. + Chỉ đạo công tác kinh doanh bán điện đạt và vượt các chỉ tiêu Công ty giao về tổn thất, thu tiền,dư nợ,giá bán bình quân . b, Trực tiếp tham gia : Việc huy động, quản lý các nguồn vốn và hoạt động tài chính của Điện lực Hà Giang theo đúng chế độ, chính sách quy định của Nhà nước, đúng theo chỉ đạo của Công ty và Tập đoàn điện lực Việt Nam. 4.2.2.2- Phó Giám đốc Phụ trách kỹ thuật: a, Điều hành công tác quản lý kỹ thuật. Cụ thể trực tiếp điều hành các lĩnh vực sau ; - Sản xuất điện, vận hành khai thác hệ thống điện, thiết bị, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, các định mức về kỹ thuật, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kỹ thuật an toàn và bồi huấn nâng cao tay nghề. - Công tác thí nghiệm , hiệu chỉnh các thiết bị điện . Công tác an toàn và bảo hộ lao động. Công tác nghiệm thu đóng điện các dự án đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn . b, Điều hành công tác quản lý đầu tư phát triển các dự án sản xuất khác, cụ thể trực tiếp điều hành trong các lĩnh vực : - Các dự án đầu tư của Điện lực và các dự án được Công ty điện lực 1 giao, phê duyệt đề cương khảo sát, báo cáo dự án khả thi thiết kế kỹ thuật, dự toán , duyệt kết quả đấu thầu theo phân cấp . - Đổi mới và hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, sử dụng kỹ thuật và công nghệ mới trong công tác quản lý , vận hành đường dây và trạm biến áp . 4.2.2.3- Phã Gi¸m ®èc Phô tr¸ch x©y dùng c¬ bản: a, §iÒu hµnh c«ng t¸c Xây dựng cơ bản. - Trực tiếp điều hành công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và xây dựng ; Phê duyệt đề cương dự toán của việc khảo sát lập BCĐT , BCNCTKT< BCNCKT cho các dự án đầu tư theo phân cấp. - Xây dựng mới, cải tạo , mở rộng nâng cấp lưới điện và các công trình phụ trợ có liên quan, cải tạo nâng cấp lưới điện hiện có ; - Đầu tư xây dựng các dự án nguồn điện mới . 4.2.2.4- Phã Gi¸m ®èc - Kiªm tr­ëng trung t©m viÔn th«ng §iÖn lùc: a, Điều hành công tác công nghệ thông tin và kinh doanh viễn thông. cụ thể điều hành trực tiếp các lĩnh vực sau ; - Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông. - Công tác kinh doanh dịch vụ , sản phẩm viễn thông công cộng trên địa bàn tỉnh do Điện lực quản lý. Công tác quản lý vận hành hệ thống cáp quang truyền dẫn nội hạt. Công tác quản lý hệ thống kênh phân phối ( Các đại lý phổ thông ) Công tác công nghệ thông tin. b, Điều hành trực tiếp các lĩnh vực công tác khác ; - Công tác HTQLCL ISO 9001;2000. - Công tác quân sự . 4.2.3. Chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban : 4.2.3.1 Phòng Hành chính quản trị: a) Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực Hà Giang quản lý công tác hành chính, văn thư, lưu trữ , bảo vệ, quản lý và điều hành phương tiện xe con trong Điện lực và quản trị Điện lực Hà Giang. b) Nhiệm vụ: * Công tác tổng hợp: - Theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động chung của toàn Điện lực hàng tuần,tháng ,quý, năm theo yêu cầu của Ban Giám đốc. * Công tác hành chính: - Làm đầu mối quy định, hướng dẫn và kiểm tra công tác hành chính, văn thư lưu trữ trong Điện lực. - Quản lý công tác hành chính,văn thư ,lưu trữ, in ấn, ài liệu văn bản của cơ quan Điện lực. Làm thủ tục và chuyển các văn bản đến, đi của Điện lực,theo dõi đôn đốc việc giải quyết văn bản đến. - Quản lý, bảo quản toàn bộ tài sản, vật tư, trang thiết bị hành chính của cơ quan Điện lực. * Công tác bảo vệ: -Làm đầu mối quản lý chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị trực thuộc về công tác bảo vệ tài sản và an ninh trật tự cho cơ quan và các khu vực Điện lực quản lý. - Phối hợp với Công an và chính quyền địa phương bảo vệ các trọng điểm của Điện lực. Hướng dẫn và tổ chức chỉ đạo công tác bảo vệ cơ quan và công tác tự vệ của Điện lực. 4.2.3.2. Phòng Kế hoạch - Vật tư: a) Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực trong công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý vật tư và sửa chữa lớn của toàn Điện lực. b) Nhiệm vụ: * Công tác kế hoạch: - Làm đầu mối tổng hợp, nghiên cứu, xây dựng, lập và trình duyệt phương hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và trong từng thời kỳ của toàn Điện lực. Xây dựng và quản lý: quỹ đầu tư và phát triển, kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch sản xuất kinh doanh điện, kế hoạch cải tạo nâng cấp và phát triển lưới điện phân phối. * Công tác quản lý vốn, năng lực, tài sản - Làm đầu mối lập kế hoạch, phân bổ, theo dõi việc thực hiện vốn khấu hao cơ bản và những nguồn vốn khác được sử dụng cho công tác đầu tư xây dựng. Làm đầu mối cân đối, điều hoà,phân bổ kế hoạch vốn đại tu sửa chữa lớn trong toàn Điện lực. - Quản lý vật tư, thiết bị dự phòng chung của toàn Điện lực - Kiểm tra thực hiện chế độ mua sắm, bảo quản,sử dụng, kiểm kê và sổ sách theo dõi vật tư thiết bị… tại các Đơn vị trực thuộc. - Tổ chức kiểm kê vật tư thiết bị định kỳ. Đề xuất các biện pháp giảm tồn kho ứ đọng. 4.2.3.3 Phòng Tổ chức lao động: a) Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực về công tác tổ chức bộ máy,công tác cán bộ,công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Điện lực,quản lý cán bộ công nhân viên Điện lực,quản lý công tác lao động,tiền lương,chế độ bảo hộ lao động,chế độ bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế,đời sống xã hội, Công tác thanh tra và Pháp chế của Điện lực. b) Nhiệm vụ: * Công tác tổ chức bộ máy quản lý: - Nghiên cứu xây dựng các quy chế phân cấp quản lý đối với các lĩnh vực công tác do phòng quản lý.Quản lý hệ thống các quy chế phân cấp quản lý trong Điện lực.Làm đầu mối ban hành các quy chế phân cấp không thuộc các lĩnh vực công tác của phòng. * Công tác cán bộ: - Nghiên cứu, xây dựng các quy chế quản lý và các quy định về công tác quản lý cán bộ. Quản lý cán bộ, quy hoạch cán bộ theo quy chế phân cấp quản lý * Công tác đào tạo: - Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch,quy chế và các quy định về đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong Điện lực. * Công tác lao động - tiền lương: - Nghiên cứu, xây dựng các hình thức và phương pháp tổ chức lao động khoa học trong Điện lực.Các hình thức và phương pháp trả lương, thưởng và các hình thức khuyến khích vật chất kích thích tăng năng suất lao động. - Xây dựng kế hoạch trang bị bảo hộ cho người lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường làm việc, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. 4.2.3.4. Phòng Kỹ thuật: a) Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực quản lý công tác kỹ thuật trong toàn Điện lực. b) Nhiệm vụ: * Công tác quản lý kỹ thuật lưới điện có cấp điện áp tư 35 KV trở xuống: - Lập kế hoạch công tác quản lý kỹ thuật lưới điện, đường dây, trạm biến áp, nguồn Điêzen và thuỷ điện. - Biên soạn và quản lý các quy trình,định mức,tiêu chuẩn kỹ thuật.Quy trình vận hành lưới điện, thiết bị, thao tác, giải quyết sự cố.Quản lý các chỉ tiêu chuẩn kỹ thuật về nhà máy điện, lưới điện và hệ thống điện. - Quản lý công tác nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ.Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sáng kiến cải tiến, kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào công tác kỹ thuật và quản lý. 4.2.3.5 Phòng Tài chính kế toán: a) Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực quản lý công tác tài chính, hạch toán kế toán trong toàn Điện lực và quản lý công tác tài chính kế toán trong Điện lực. b) Nhiệm vụ: * Công tác tài chính giá cả: - Làm đầu mối lập và trình duyệt kế hoạch cân đối tài chính toàn Điện lực. Giao kế hoạch tài chính cho các đơn vị thực hiện sau khi được duyệt. Quản lý và kiểm tra việc thực hiện. - Quản lý các nguồn quỹ và vốn toàn Điện lực - Quản lý vốn sửa chữa lớn. Làm đầu mối quyết toán các công trình (Kể cả sản xuất kinh doanh điện và sản xuất kinh doanh khác) và sửa chữa lớn đã hoàn thành theo quy chế phân cấp quản lý. - Thực hiện thanh toán, thu nộp với Công ty - Quản lý và kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản. Hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc thực hiện thủ tục giao nhận, tăng giảm, kiểm kê tài sản cố định và vật tư thiết bị trong toàn Điện lực. * Công tác hạch toán kế toán: - Tổ chức công tác hạch toán, lập báo cáo tài chính trong toàn Điện lực trình Công ty phê duyệt. - Thực hiện hạch toán và tổng hợp quyết toán: - Hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí quản lý và các phát sinh khác. Hạch toán các khoản thanh toán, trích nộp. - Lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ, tài liệu kế toán.Cung cấp thông tin tài chính theo quy định. 4.2.3.6 Phòng Quản lý xây dựng: a) Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực thực hiện chức năng đầu tư và quản lý công tác xây dựng toàn Điện lực. b) Nhiệm vụ * Công tác quản lý xây dựng: - Hướng dẫn, theo dõi, quản lý giám sát công tác thực hiện đầu tư xây dựng trong Điện lực theo quy chế phân cấp quản lý. - Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ và chất lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Điện lực. 4.2.3.7- Phòng kinh doanh điện năng: a) Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực quản lý công tác kinh doanh điện năng, dịch vụ khách hàng điện và công tác điện nông thôn ; b) Nhiệm vụ: * Công tác kinh doanh điện năng ; - Làm đầu mối lập kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về điện thương phẩm, phát triển khách hàng điện, giá bán điện bình quân, giá mua điện đầu nguồn của Công ty điện lực I, doanh thu tiền điện, thu nộp tiền điện và tổn thất điện năng để trình Công ty phê duyệt. Tổ chức theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. - Tính toán, quản lý sản lượng điện năng mua, giao, nhận giữa Điện lực với các đơn vị. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng. Hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm định, hiệu chỉnh, treo thác và quản lý hệ thống đo đếm điện của khách hàng, dịch vụ khách hàng . * Công tác điện nông thôn : Hướng dẫn điều tra, tổng hợp lưới điện nông thôn, tham gia phối hợp xây dựng và theo dõi thực hiện phương án cải tạo lưới điện, bộ máy bán điện đến hộ nông thôn. vụ hướng dẫn công tác quản lý điện nông thôn. - Thống kê, báo cáo về quản lý kinh doanh điện năng ở nông thôn. Quản lý công tác điện nông thôn, theo dõi tổng hợp về những công trình lưới điện nông thôn. 4.2.3.8 Phòng An toàn lao động: a) Chức năng: Tham gia giúp Giám đốc Điện lực trong công tác An toàn lao động trong toàn Điện lực. b) Nhiệm vụ: - Công tác an toàn, bảo hộ lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão và môi trường làm việc. - Quản lý, kiểm tra, thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, dụng cụ an toàn, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt. - Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc thực hiện các chế độ hệ thống sổ sách, quy trình quy phạm an toàn trong sản xuất, dụng cụ an toàn. - Tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động-phòng chống cháy nổ, sơ cứu và chăm lo sức khoẻ người lao động. 4.2.3.9 Phòng Công nghệ thông tin và viễn thông: a) Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Điện lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và viễn thông. b) Nhiệm vụ: *Quản lý công nghệ thông tin và máy tính: - Phòng Công nghệ thông tin và viễn thông có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Điện lực Hà Giang trong việc lập kế hoạch trang bị phần cứng, mạng máy tính và phần mền.Tổ chức thực hiện việc áp dụng các tiến độ của công nghệ thông tin vào công tác quản lý,chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh của Điện lực Hà Giang theo chỉ đạo chung của Công ty điện lực I. - Duy trì việc kết nối mạng máy tính và truyền dữ liệu giữa Điện lực Hà Giang với Công ty điện lực I và giữa Điện lực với các đơn vị trực thuộc. - Hướng dẫn kiểm tra và trực tiếp sửa chữa và bảo hành các trang thiết bị viễn thông cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ viễn thông Điện lực. 4.2.3.10 Phòng điều độ: a) Chức năng: Tham mưu cho Giám đốc Điện lực trong việc điều hành, vận hành lưới điện. b) Nhiệm vụ: - Chỉ huy điều hành, vận hành lưới điện khu vực được Công ty điện lực I giao, phân cấp quản lý chỉ đạo phương thức cấp điện an toàn và liên tục theo yêu cầu, chấp hành nghiêm ngặt các lệnh trong chỉ huy vận hành điều độ hệ thống điện, giải quyết khôi phục sự cố lưới điện. - Theo dõi tình trạng của các thiết bị điện, khí cụ điện chủ yếu của hệ thống điện, hoạt động của các rơ le bảo vệ và tự động. Tình hình vận động mạng điện cao thế của Điện lực, đề xuất biện pháp khắc phục các khiếm khuyết đề xuất các chế độ vận hành thích hợp, giúp các đơn vị quản lý giải quyết các khó khăn kỹ thuật, xét hoặc đề xuất các phương án sử lý sự cố - Tham gia thực hiện các chương trình chống tổn thất điện năng, sắp xếp các tuyến để tính hiệu suất cho các đường dây, thực hiện thí nghiệm xác định tổn thất kỹ thuật. 4.2.3.11. Tổ gia công cơ khí : a, Chức năng : Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác tổ chức thực hiện gia công các thiết bị điện phục vụ cho công tác xây dựng , sửa chữa lớn , sửa chữa thường xuyên các công trình điện và các công trình xây dựng kiến trúc khác. b, Nhiệm vụ : - Nhận kế hoach gia công sửa chữa tất cả các mặt hàng sản xuất của địên lực giao cho tổ và nghiên cứu các bản vẽ . - Lập kế hoạch sản xuất , giao nhiệm vụ cụ thể cho từng công nhân thực hiện kế hoạch sản xuất đúng tiến độ , đúng thiết kế được phê duyệt . 4.2.3.12. Phòng Kiểm tra giám sát Mua bán điện : a, Chức năng : Tham mưu cho giám đốc Điện lực Hà giang trong việc quản lý , tổ chức thực hiện việc kiểm tra , giám sát mua bán điện trong phạm vi địa bàn quản lý của Điện lực Hà giang . b, Nhiệm vụ : + Tổ chức việc kiểm tra thực hiện Luật Điện lực , các quy định của pháp luật về hoạt động Điện lực, quy trình kinh doanh điện năng tại các chi nhánh điện . + Tổ chức kiểm tra , giám sát mua bán điện trên địa bàn Tỉnh Hà giang . + Tiếp nhận và giải quyết đơn thư của khách hàng sử dụng điện khi thắc mắc , về việc cung ứng và sử dụng điện . 4.2.3.13 Trung Tâm Viễn Thông điện lực : a, Chức năng : Trung tâm viễn thông được giao nhiệm vụ kinh doanh , phân phối các sản phẩm , dịch vụ viễn thông công cộng trên địa bàn tỉnh do điện lực quản lý . b, Nhiệm vụ : - Trực tiếp triển khai các hoạt động khai thác , kinh doanh cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông công cộng , quản lý thuê bao, phát triển , hỗ trợ và chăm sóc phục vụ khách hàng trên địa bàn được giao quản lý . - Quản lý vận hành hệ thống cáp quang truyền dẫn nội hạt . Quản lý hệ thống kênh phân phối ( các đại lý phổ thông ) 4.2.3.14 Phân xưởng Thí nghiệm điện : a. Chức năng: Tham mưu với Ban Giám đốc trong công tác tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của Điện lực giao cho đơn vị về công tác thí nghiệm, đo lường, kiểm định, hiệu chỉnh các vật tư thiết bị điện, thiết bị đo lường điện mới mua sắm, các thiết bị trên lưới điện của Điện lực và thí nghiệm dầu máy biến áp. Tổ chức thực hiện tốt các lô hàng dịch vụ thí nghiệm, kiể._.m định chát lượng thiết bị điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của khách hàng, sửa chữa các thiết bị đo đếm điện năng nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định và đúng tiến độ được Điện lực giao. b. Nhiệm vụ: + Lập kế hoạch kiểm định định kỳ các thiết bị điện, thử nghiệm, hiệu chỉnh định kỳ chất lượng các thiết bị điện, hệ thống rơ le bảo vệ và đo đếm điện năng trên lưới nhằm đảm bảo chất lượng, các tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi xuất xưởng và đảm bảo độ tin cây, an toàn, làm việc chính xác của các thiết bị khi vân hành. + Tổ chức thực hiện các dịch vụ thí nghiệm, kiểm định chất lượng các thiết bị điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của khách hàng mà Điện lực nhận thầu và sửa chữa hiểu chỉnh, kiểm định các thiết bị đo đếm điện năng nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định và đúng tiến độ được Điện lực giao. 4.2.3.15 Đội sửa chữa và xây lắp điện : a. Chức năng: Tổ chức thực hiện các dịch vụ xây lắp các công trình điện từ cấp điện áp 35 kV trở xuống, xây lắp mạng viễn thông công cộng cho khách hàng mà Điện lực nhận thầu nhằm đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ, đúng thiết kế đã được phê duyệt. b. Nhiệm vụ: - Tổ chức, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cán bộ, nhân viên của đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao đảm nhận phụ trách theo sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ Đội xây lắp điện nhằm hoàn thành các công việc sau: + Lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo thực hiện cho các bộ phận, tổ sản xuất của đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất của Điện lực giao cho đơn vị về công tác sửa chữa và xây lắp các hạng mục công trình thuộc các dự án đầu tư SCL, SCTX. Tổ chức thực hiện các dịch vụ xây lắp các công trình điện từ cấp điện áp 35 kV trở xuống, đúng tiến độ, đúng thiết kế đã được phê duyệt. 4.2.3.16 Chi nhánh điện Thị Xã Hà giang : (10 chi nhánh điện còn lại có chức năng nhiệm vụ giống như CNĐ Thị xã Hà giang) a. Chức năng : - Tham mưu với Ban Giám đốc trong công tác xây dựng kế hoạch quản lý vận hành lưới điện phân phối từ 35 kV trở xuống, các nguồn phát thuỷ điện nhỏ và lưới điện hạ thế trên địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục và chất lượng cho khách hàng theo hợp đồng. Tổ chức bộ máy, nhân lực thực hiện quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn hệ thống lưới điện trên tại địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý và đảm bảo công tác an toàn điện, an toàn hành lang lưới điện, an toàn lao động, quản trị hành chính và đời sống CBCNV của đơn vị. - Nắm chắc và quản lý chặt chẽ số lượng, địa chỉ và tình hình sử dụng điện của khách hàng, đề xuất nhu cầu phát triển phụ tải, phát triển lưới điện trong địa bàn quản lý. Tổ chức tốt việc phục vụ và dịch vụ khách hàng, tiếp nhận mọi nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để làm thủ tục thụ lý hồ sơ chuyển Điện lực hoặc giải quyết ký kết hợp đồng theo phân cấp. Quản lý hệ thống đo đếm điện năng đầu nguồn, thiết bị đo đếm và tổ chức thực hiện, quản lý kinh doanh bán điện đúng theo quy trình kinh doanh điện năng của Tổng Công ty trên địa bàn được giao quản lý. phát triển SXKD khác của Điện lực trên địa bàn đơn vị quản lý. b. Nhiệm vụ: - Tổ chức, chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cán bộ, nhân viên của đơn vị thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao đảm nhận phụ trách theo sơ đồ tổ chức, chức năng nhiệm vụ Chi nhánh điện Thị xã Hà giang nhằm hoàn thành các công việc sau: + Lập kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể và chỉ đạo thực hiện cho các bộ phận, tổ, đội sản xuất của đơn vị về công tác quản lý vận hành, thực hiện kế hoạch kiểm tra, SCTX và lập kế hoạch SCL hệ thống lưói điện phân phối từ 35 kV trở xuống, lưới điện hạ thế thuộc đơn vị được giao quản lý. +Lập kế hoạch quản lý chặt chẽ hệ thống đo đếm đầu nguồn, thiết bị đo đếm, kế hoạch giao chỉ tiêu kinh doanh bán điện cho các bộ phận, quản lý khách hàng sử dụng điện. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh điện năng, thực hiện tốt việc phục vụ, dịch vụ và các thủ tục phát triển khách hàng. 5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở ĐIỆN LỰC HÀ GIANG 5.1. Bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn nhằm đảm bảo vai trò, chức năng, nhiệm vụ công tác kế toán. Để trợ giúp và phù hợp với bộ máy quản lý của Điện lực Hà Giang, đơn vị đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập chung. Điện lực Hà Giang có nhiều đơn vị trực thuộc nhưng toàn bộ công tác kế toán được tập chung tại phòng kế toán. Hàng tháng căn cứ vào kết quả hoạt động SXKD và các chứng từ gốc có liên quan đến quá trình phục vụ sản xuất, kế toán các đơn vị trực thuộc về thanh quyết toán tại phòng tài chính kế toán của điện lực. 5.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC: Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Thủ quỹ KT TT TMTG KT TH SX KT SCL,SXK Kế toán công nợ KT TS CĐ TK Kế toán vật tư Kế toán các đơn vị trực thuộc 5.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC VỊ TRÍ: 5.3.1-Trưởng phòng kế toán: a. Chức năng : Tham mưu giúp Giám đốc Điện lực quản lý công tác tài chính, hạch toán kế toán trong toàn Điện lực, có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính của điện lực . Nhiệm vụ: - Lập và thực hiện kế hoạch tài chính trong toàn Điện lực, chỉ đạo công tác quản lý tài chính theo đúng chế độ kế toán áp dụng trong Tổng công ty điện lực Việt nam và chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước. - Kiểm tra tình hình thu , chi của điện lực . - Kiểm tra các báo cáo của từng kế toán viên theo định kỳ tháng , quý, năm - Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính của điện lực . - Thực hiện các nhiệm vụ khác của phòng theo quy định phân công nhiệm vụ của điện lực . Quyền hạn: - Kiểm soát việc sử dụng các nguồn vốn , tài sản , vật tư trình giám đốc phê duyệt trên cơ sở đáp ứng cho sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp . 5.3.2 -Kế toán tổng hợp sản suất kinh doanh Chức năng: Tham mưu giúp trưởng phòng về thực hiện các công tác nghiệp vụ kế toán của phòng, đảm bảo công tác lập báo cáo quyết toán tài chính, báo cáo nghiệp vụ đúng thời gian và chế độ kế toán hiện hành của Công ty và Nhà nước. Nhiệm vụ : -Tổng hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, đối chiếu, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán của các kế toán chi tiết. 5.3.3- Kế toán vật tư: Chức năng: Làm công tác kế toán vật liệu. Nhiệm vụ: - 5 ngày một lần đi lấy phiếu nhập xuất kho trong tháng tại kho của Điện lực, đối chiếu phiếu nhập xuất với thẻ kho. - Cập nhật vào máy theo dõi chi tiết nhập xuất tồn vật tư. - Tất cả các vật tư, công cụ mua về khi thanh toán: Kế toán vật tư phải kiểm tra đầy đủ dự trù cung cấp vật tư ( được các phòng ban , đơn vị sản suất , phòng kế hoạch lâp đã được ban giám đốc duyệt theo chức năng nhiệm vụ được phân công của điện lực ) , báo giá đã dược duyệt, hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, biên bản nghiệm thu chất lượng hàng hoá (được thủ kho, kế toán kho và các thành viên liên quan ký nhận). - Cuối tháng, quý, năm báo cáo chi tiết nhập xuất tồn vật tư của Điện lực. - Kết thúc năm tài chính kiểm kê vật tư thiết bị tồn kho theo quy định. - Kiểm tra việc sử dụng vật tư đảm bảo hiệu quả . - Làm các nhiệm vụ khác do trưởng phòng giao. 5.3.4 - Kế toán thanh toán: Chức năng: Làm công tác kế toán thanh toán tiền mặt , tiền gửi ngân hàng b. Nhiệm vụ: Làm nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi liên quan đến tiền mặt , tiền gửi ngân hàng trên phần mềm kế toán theo chế độ hiện hành. Cuối tháng, quý, năm kiểm tra chứng từ thu chi và báo cáo quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng của các chi nhánh điện trực thuộc điện lực, báo cáo Tổng hợp tình hình thực hiện quỹ tiền mặt , tiền gửi ngân hàng của toàn Điện lực. Kiểm soát tất cả các chứng từ gốc liên quan đến việc thanh toán tiền mặt. Kiểm soát tất cả các chứng từ gốc liên quan đến việc thanh toán qua ngân hàng. Làm công việc khác do trưởng phòng giao. 5.3.5- Kế toán công nợ: Chức năng: Làm công tác kế toán các khoản công nợ phải thu, phải trả của Điện lực. Nhiệm vụ: Kiểm tra và giải quyết các khoản tạm ứng trên cơ sở nhu cầu thực tế đã được lãnh đạo phòng , lãnh đạo điện lực duyệt. Thường xuyên kiểm tra đối chiếu các khoản công nợ , có trách nhiệm tổng hợp và hoàn thiện hồ sơ , chứng từ liên quan đến công nợ phải thanh toán . Đôn đốc việc thu hồi các khoản công nợ khi có đầy đủ các chứng từ hợp lệ. Thực hiện nhiệm vụ khác do trưởng phòng giao. 5.3.6 -Kê toán tài sản cố định: Chức năng: Làm công tác quản lý và hạch toán TSCĐ tại Điện lực. Nhiệm vụ: Theo dõi chi tiết và tổng hợp tình hình tăng, giảm tài sản cố định và tài sản cố định hiện có trên phần mềm kế toán và lập báo cáo tháng, quý, năm. Thực hiện thanh lý tài sản cố định đối với những tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng, hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật... theo quy định. Cuối tháng, quý, năm thực hiện trích khấu hao tài sản cố định để làm cơ sở tính giá thành cho các đối tượng sử dụng. Kết thúc năm tài chính kiểm kê tài sản cố định theo quy định. 5.3.7 - Kế toán sửa chữa lớn, sản xuất khác : Chức năng: Hạch toán và quyết toán các hạng mục công trình sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản của Điện lực. Nhiệm vụ: Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, sản xuất khác theo từng hạng mục công trình và hạch toán vào giá thành hàng tháng, quý, năm. Quyết toán từng hạng mục công trình SCL, sản xuất khác theo chế độ quy định hiện hành . Lập báo cáo tình hình thực hiện giá trị SCL , vốn SCL và thanh toán vốn các công trình sản xuất khác . 5.3.8 - Thủ quỹ: Chức năng: Làm công tác lưu giữ tiền mặt. Nhiệm vụ: Quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt theo quy định. Kiểm tra tiền trước khi nhập quỹ, mọi phát hiện tiền giả sau khi nhập quỹ thủ quỹ phải chịu trách nhiệm. Cuối ngày khớp sổ quỹ với số tiền tồn quỹ thực tế và kế toán thanh toán. * Công tác kế toán của các đơn vị trực thuộc: Thực hiện thu, chi quyết toán theo hình thức báo sổ; trực tiếp tổng hợp các khoản thu, chi và các khoản khác của đơn vị trực thuộc theo yêu cầu quản lý của điện lực; hàng tháng thanh quyết toán các khoản thu, chi phục vụ SXKD theo kế hoạch hoặc phát sinh đột xuất đã được điện lực phê duyệt. 5.4 - Công tác kế toán Phòng kế toán của điện lực là đơn vị kế toán hạch toán toàn ngành trực thuộc công ty Điện lực , tuân thủ theo quy định về quản lý kinh tế, chính sách của nhà nước và một số quy chế áp dụng trong công ty Điện lực . Việc lựa chọn hình thức ghi sổ có vai rất quan trọng, điều này giúp cho hệ thống hoá và xử áy thông tin ban đầu.Hiện nay, Điện lực Hà Giang đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ chung,ứng dụng phần mềm Fmis. Đồng thời áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo quy định của nhà nước, áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp khấu hao đường thẳng là phương pháp tuyến tính đã được áp dụng để tính khấu hao. Do số lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn nên từ năm 2003 Điện lực Hà Giang áp dụng chương trình phần mềm kế toán thống nhất trong toàn công ty Điện lực . Đơn vị cũng đã trang bị hệ thống máy vi tính hiện đại hoá công tác kế toán. Chính vì vậy, nó đã giúp cho việc hạch toán thuận lợi hơn so với trước đây. Chøng tõ gèc vµ c¸c b¶ng ph©n bæ Sæ chi tiÕt B¶ng kª Sæ quü NhËt ký chøng tõ Sæ c¸i B¸o c¸o kÕ to¸n Sơ đồ 08: Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán B¶ng tæng hîp chi tiÕt Chó thÝch: Ghi hµng ngµy Ghi cuèi th¸ng §èi chiÕu kiÓm tra * Những sổ sách kế toán chủ yếu sử dụng trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ của điện lực Hà Giang: - Nhật ký chứng từ - Bảng kê - Sổ cái - Sổ hoặc thẻ chi tiết 6. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ Điện lực Hà Giang có đội ngũ cán bộ công nhân viên tính đến 31/12/2007 là 729 người. Trong đó, có 113 người là đại học, 18 người cao đẳng, 72 người là thợ bậc cao, còn lại là lao động phổ thông. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho hiện tại và tương lai trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập thì đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Vì vậy hàng năm, Điện lực Hà Giang gửi đi đào tạo tại chức và học tập ở các trường có tới 80 người. Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của khoa học kỹ thuật. 7- PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phượng pháp sau: * Phương pháp hạch toán kế toán: - Phương pháp chứng từ kế toán: Đây là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ (hiện tượng) vào chứng từ kế toán, các chứng từ kế toán đó phục vụ cho công tác kế toán có hình thức biểu hiện thông qua hệ thống các Chứng từ kế toán và chứng từ luân chuyển kế toán. - Phương pháp tài khoản kế toán: Phản ánh và kiểm tra đối tượng kế toán một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống, hình thức biểu hiện của nó là các tài khoản và cách ghi trên các tài khoản kế toán. - Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán: Tổng hợp các số liệu từ sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ cho việc viết đề tài. * Phương pháp thu thập thông tin và thể hiện thông tin: Là thu thập thông tin, số liệu. - Điều tra thống kê số liệu trên phòng kế toán và các phòng có liên quan phỏng vấn những người có trách nhiệm. - Thu thập thông tin trong tài liệu đã công bố để hệ thống lý luận. - Thể hiện chủ yếu thông tin trên bảng biểu. * Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh - Phương pháp chỉ số: Phương pháp này kiểm tra được sự tăng, giảm của một yếu tố nào đó giữa các kỳ là bao nhiêu % là do nguyên nhân nào gây ra. - Phương pháp so sánh thống kê: Cho biết sự chênh lệch giữa các kỳ, từ đó có hướng đầu tư, phát triển. PHẦN III THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LI ỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI ĐIỆN LỰC HÀ GIANG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI ĐIỆN LỰC HÀ GIANG 1. Đặc điểm NVL - CCDC và công tác quản lý NVL - CCDC 1.1. Đặc điểm NVL - CCDC Phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Để tiến hành thi cong xây dựng nhiều công trình khác nhau đáp ứng nhu cầu thị trường công ty phải sử dụng một khối lượng nguyên vật liệu rất lớn bao gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, mỗi loại vật liệu, công cụ dụng cụ có vai trò, tính năng lý hoá riêng. muốn quản lý tốt và hạch toán chính xác vật liệu, công cụ dụng cụ thì phải tiến hành phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ một cách khoa học, hợp lý. Tại công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long cũng tiến hành phân loại vật liệu công cụ dụng cụ. nhưng việc phân loại vật liệu chỉ để thuận lợi và đơn giản cho việc theo dõi, bảo quản nguyên vật liệu công cụ dụng cụ ở kho. Trong công tác hạch toán do sử dụng mã vật tư nên công ty không sử dụng tài khoản cấp II để phản ánh từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ mà công ty đã xây dựng mỗi thứ vật tư một mã số riêng, như quy định một lần trên bảng mã vật tư ở máy tính bởi các chữ cái đầu của vật liệu công cụ dụng cụ. Vì vậy tất cả các loại vật liệu sử dụng đều hạch toán tài khoản 152 “ nguyên vật liệu”, các loại công cụ dụng cụ sử dụng đều hạch toán vào tài khoản 153 “ công cụ dụng cụ”. cụ thể ở công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long sử dụng mã vât tư như sau: Đối với vật liệu: + Nguyên vật liệu không phân loại thành nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ mà được coi là vật liệu chính: “ Là đối tượng lao động chủ yếu của công ty, là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm xây dựng cơ bản. Nó bao gồm hầu hết các loại vật liệu mà công ty sử dụng như: xi măng, sắt, thép, gạch, ngói, vôi ve, đá, gỗ… Trong mỗi loại được chia thành nhiều nhóm khác nhau, ví dụ: xi măng trắng, xi măng P400, xi măng P500, thép 6, thép 10, thép 20…, thép tấm, gạch chỉ, gạch rỗng, gạch xi măng. + Nhiên liệu: Là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc, xe như xăng, dầu. + Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: các mũi khoan, săm lốp ô tô. + Phế liệu thu hồi: bao gồm các đoạn thừa của thép, tre, gỗ không dùng được nữa , vỏ bao xi măng… Nhưng hiện nay công ty không thực hiện được viêc thu hồi nên công ty không có phế liệu thu hồi. Công ty bảo quản vật liệu, công cụ dụng cụ trong hai kho theo mỗi công trình là một kho nhằm giữ cho vật liệu không bị hao hụt thuận lợi cho việc tiến hành thi công xây dựng. Vì vậy, các kho bảo quản phải khô ráo, tránh ô xy hoá vật liệu, công cụ dụng cụ, các kho có thể chứa các chủng loại vật tư giống hoặc khác nhau. Riêng các loại cát, sỏi, đá vôi, được đưa thẳng tới công trình. Công ty xác định mức dự trữ cho sản xuất, định mức hao hụt, hợp lý trong quá trình vận chuyển, bảo quản dựa trên kế hoạch sản xuất do phòng kinh tế kế hoạch vật tư đưa ra. Để phục vụ cho yêu cầu của công tác hạch toán và quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ công ty đã phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học nhưng công ty chưa lập sổ danh điểm và mỗi loại vật liệu công ty sử dụng bởi các chữ cái đầu là tên của vật liệu. Yêu cầu đối với thủ kho ngoài những kiến thức ghi chép ban đầu, còn phải có những hiểu biết nhất định các loại nguyên vật liệu của ngành xây dựng cơ bản để kết hợp với kế toán vật liệu ghi chép chính xác việc nhập, xuất, bảo quản nguyên vật liệu trong kho. Đối với công cụ dụng cụ: + Công cụ dụng cụ: dàn giáo, mác, cuốc, xẻng… + Bao bì dụng cụ: vỏ bao xi măng…. + Đồ dùng cho thuê: các loại máy móc phụ vụ thi công… II. Hạch toán kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long. Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, tuy nhiên cũng có mốt số vận dụng mẫu sổ phù hợp với thực tế và phát huy tốt các chức năng của kế toán. Cụ thể khi vật liệu, công cụ dụng cụ mua về đến kho của công ty trình tự hạch toán được tiến hành như sau: 1. Thủ tục nhập kho: 1.1. Trường hợp nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ từ nguồn mua ngoài: Theo chế độ kế toán quy định, tất cả các loại vật liệu, công cụ dụng cụ về đến công ty đều phải tiến hành kiểm nhận và làm thủ tục nhập kho. Khi vật liệu, công cụ dụng cụ được chuyển đến công ty, người đi nhận hàng( nhân viên tiếp liệu) phải mang hoá đơn của bên bán vật liệu, công cụ dụng cụ lên phòng vật tư, trong hoá đơn đã ghi rõ các chỉ tiêu: chủng loại, quy cách vật liệu, khối lượng vật liệu, đơn giá vật liệu, thành tiền, hình thức thanh toán… Căn cứ vào hoá đơn của bên bán, phòng vật tư dự xem xét tính hợp lý của hoá đơn, nếu nội dung ghi trong hoá đơn phù hợp với hợp đồng đã ký, đúng chủng loại, đủ số lượng, chất lượng đảm bảo… thì đồng ý nhập kho số vật liệu đó đồng thời nhập thành 2 liên phiếu nhập kho. Người lập phiếu nhập kho phải đánh số hiệu nhập và vào thẻ kho rồi giao cả 2 liên cho người nhận hàng. Người nhận hàng mang hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và 2 liên phiếu nhập kho tới để nhận hàng. Thủ kho tiến hành kiểm nhận số lượng và chất lượng ghi vào cột thực nhận rồi ký nhận vào cả 2 liên phiếu nhập kho, sau đó vào thẻ kho. Cuối ngày, thủ kho phải chuyển cho kế toán vật liệu một liên phiếu nhập còn một liên phiếu nhập ( kèm theo hoá đơn kiêm phiếu xuất kho) chuyển cho kế toán công nợ để theo dõi thanh toán. Đồng thời kế toán vật liệu phải đối chiếu theo dõi kế toán công nợ để phát hiện những trường hợp thủ kho còn thiếu phiếu nhập kho chưa vào thẻ kho hoặc nhân viên tiếp liệu chưa mang chứng từ hoá đơn đến thanh toán nợ. Kế toán theo dõi công nợ phải thường xuyên theo dõi thông báo số nợ của từng người bán và có biện pháp thanh toán dứt điểm tránh tình trạng nợ lần dây dưa. Thủ tục nhập kho được biểu diễn theo sơ đồ sau: Ban kiểm nghiệm Hoá đơn Biên bản kiểm nghiệm Phiếu nhập kho Vật liệu,công cụ dụng cụ Phòng vật tư Nhập kho Phòng kế toán Hoá đơn Hàng tháng thủ kho mang chứng từ của mình lên phòng kế toán công ty để đối chiếu số liệu giữa phiếu nhập kho và thẻ kho, đồng thời kế toán rút sổ số dư cuối tháng và ký xác nhận vào thẻ kho. Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 01/ GTGT-3L Liên 2: Giao cho khách hàng FD/02-B Ngày 8/12/2005 N0: ‘0538 Đơn vị bán hàng: Công ty thép Thái Nguyên Địa chỉ: Chi nhánh Cầu Giấy- Hà Nội Số TK:……. Điện thoại: MS 0 2 0 0 1 5 3 6 0 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hùng Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Địa chỉ: Đường Nam Thăng Long- Hà Nội Số tài khoản:………………….. Hình thức thanh toán: TM/ CK MS 0 1 0 0 5 3 2 9 7 6 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 2 3 4 Thép 10 Thép 12 Thép 16 Thép 18 KG Kg Kg Kg 3.500 8.000 4.000 5.000 5.120 5.145 5.120 5.135 17.920.000 41.160.000 20.480.000 25.675.000 Cộng tiền hàng: 105.235.000 5.145 41.160.000 Thuế suất GTGT:10% Tiền thuế GTGT: 10.523.500 5.120 20.480.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 115.758.500 5.135 25.675.000 Số tiền viết bằng chữ:Một trăm mười lăm triệu bảy trăm năm mươi tám nghìn, năm trăm đồng. 105.235.000 Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Khi hàng về tới kho, nhân viên kế toán tiến hành lập biên bản kiểm tra Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM KHO Ngày 8 tháng 12 năm 2005 Căn cứ vào hoá đơn số 538 ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long giao theo hợp đồng số 230/HĐKT ngày 02 tháng 12 năm 2005 Ban kiểm nghiệm gồm: Ông Hoàng Văn Bình: Đại diện Bộ phận cung tiêu - Trưởng ban Ông Lê Văn Linh Đại diện phòng KTKTDA - Uỷ viên Ông Nguyễn Văn Đức Đại diện thủ kho - Uỷ viên Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau đây: TT Tên nhãn hiệu vật liệu ĐVT Số lượng Không đúng quy cách phẩm chất Theo chứng từ Đúng quy cách phẩm chất 1 Thép 10 Kg 3.500 3.500 0 2 Thép 12 Kg 8.000 8.000 0 3 Thép 16 Kg 4.000 4.000 0 4 Thép 18 Kg 5.000 5.000 0 Kết luận của ban kiểm nghiệm: Vật liệu trên đạt tiêu chuẩn chất lượng và được nhập kho. Uỷ viên Ủy viên Trưởng ban Căn cứ vào hoá đơn và biên bản kiểm nghiệm vật tư số hàng thực tế đã về, phòng kỹ thuật vật tư viết phiếu nhập kho ngày 8/12/2005- số 538. Thủ kho xác định số lượng và đơn giá tiến hành nhập kho. Đơn vị: Công ty CP xây PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số:01-VT dựng số 4 Thăng Long Ngày 8 tháng 12 năm 2005 Nợ:…….. Số:139 Có:…… Tên người mua: Nguyễn Văn Hùng Theo hoá đơn số 538 ngày 8/12/2005 của Công ty thép Thái Nguyên- Chi nhánh Cầu Giấy- Hà Nội. Nhập tại kho:Công ty. TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư(Sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Thép 10 Kg 3.500 3.500 5.120 17.920.000 2 Thép 12 Kg 8.000 8.000 5.145 41.160.000 3 Thép 16 Kg 4.000 4.000 5.120 20.480.000 4 Thép 18 Kg 5.000 5.000 5.135 25.675.000 Cộng: 105.235.000 Cộng thành tiền( bằng chữ):Một trăm linh lăm triệu hai trăm ba mươi lăm nghìn đồng chẵn. Nhập, ngày 8 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 01/ GTGT-3L Liên 2: Giao cho khách hàng EC/02F Ngày 9/12/2005 N0: ‘00140 Đơn vị bán hàng: Cửa hàng vật tư Mai Anh Địa chỉ: 34-Dịch Vọng-Cầu Giấy- Hà Nội Số TK:……. Điện thoại: MS 0 2 0 1 5 3 6 0 0 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Địa chỉ: Đường Nam Thăng Long- Hà Nội Số tài khoản:………………….. Hình thức thanh toán: TM/ CK MS 0 1 0 0 5 3 2 9 7 6 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Xi măng Hoàng Thạch Kg 30.000 700 21.000.000 Cộng tiền hàng: 21.000.000 Thuế suất GTGT:10% Tiền thuế GTGT: 2.100.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 23.100.000 Số tiền viết bằng chữ:Hai mươi ba triệu một trăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 01/ GTGT-3L Liên 2: Giao cho khách hàng EC/02F Ngày 9/12/2005 N0: ‘00140 Đơn vị bán hàng: Cửa hàng vật tư Mai Anh Địa chỉ: 34-Dịch Vọng-Cầu Giấy- Hà Nội Số TK:……. Điện thoại: MS 0 2 0 1 5 3 6 0 0 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Địa chỉ: Đường Nam Thăng Long- Hà Nội Số tài khoản:………………….. Hình thức thanh toán: TM/ CK MS 0 1 0 0 5 3 2 9 7 6 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Xi măng Hoàng Thạch Kg 30.000 700 21.000.000 Cộng tiền hàng: 21.000.000 Thuế suất GTGT:10% Tiền thuế GTGT: 2.100.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 23.100.000 Số tiền viết bằng chữ:Hai mươi ba triệu một trăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Hoá đơn (GTGT) Mẫu số 01/ GTGT-3L Liên 2: Giao cho khách hàng EC/02F Ngày 9/12/2005 N0: ‘00140 Đơn vị bán hàng: Cửa hàng vật tư Mai Anh Địa chỉ: 34-Dịch Vọng-Cầu Giấy- Hà Nội Số TK:……. Điện thoại: MS 0 2 0 1 5 3 6 0 0 Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng số 4 Thăng Long Địa chỉ: Đường Nam Thăng Long- Hà Nội Số tài khoản:………………….. Hình thức thanh toán: TM/ CK MS 0 1 0 0 5 3 2 9 7 6 STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Xi măng Hoàng Thạch Kg 30.000 700 21.000.000 Cộng tiền hàng: 21.000.000 Thuế suất GTGT:10% Tiền thuế GTGT: 2.100.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 23.100.000 Số tiền viết bằng chữ:Hai mươi ba triệu một trăm nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Đơn vị: Công ty CP xây PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số:01-VT dựng số 4 Thăng Long Ngày 8 tháng 12 năm 2005 Nợ:…….. Số:141 Có:…… Tên người mua: Nguyễn Văn Hùng Theo hoá đơn số 140 ngày 9/12/2005 của Cửa hàng vật tư( Cầu Giấy- Hà Nội). Nhập tại kho:Công ty. TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư(Sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Xi măng Hoàng Thạch Kg 30.000 30.000 700 21.000.000 Cộng: 21.000.000 Cộng thành tiền( bằng chữ): Hai mươi mốt triệu đồng chẵn. Nhập, ngày 9 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Trường hợp theo hoá đơn số 140 ngày 9/12/2005 của cửa hàng vật tư số 34- Dịch Vọng- Cầu Giấy – Hà Nội như trên thì chi phí vận chuyển được tính vào giá hoá đơn. Còn trường hợp ngày 10/12/2005 theo hợp đồng số 142 công ty mua xi măng Hoàng Thạch và do đội xe vận chuyển của công ty thực hiện. Mua tại 38- Đường Hoàng Quốc Việt Đơn vị: Công ty CP xây PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số:01-VT dựng số 4 Thăng Long Ngày 9 tháng 12 năm 2005 Nợ:…….. Số:143 Có:…… Tên người mua: Nguyễn Văn Hùng Theo hoá đơn số 142 ngày 12/12/2005 của Công ty TM Hà Thành( 38- Hoàng Quốc Việt- Hà Nội) Nhập tại kho: TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư(Sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 Xi măng Hoàng Thạch Kg 20.000 20.000 710 14.200.000 Cộng: 14.200.000 Cộng thành tiền( bằng chữ): Mười bốn triệu hai trăm nghìn đồng chẵn. Nhập, ngày 10 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đối với công cụ dụng cụ : Do công cụ dụng cụ trong mỗi công trình xây dựng cơ bản có số lượng ít hơn so với vật liệu, nên cả khâu vận chuyển và bảo quản công cụ dụng cụ đơn giản hơn vật liệu. Căn cứ vào yêu cầu công cụ dụng cụ nhân viên tiếp liệu thu mua mang hoá đơn về, căn cứ vào hoá đơn kế toán lập phiếu nhập kho như sau: Đơn vị: Công ty CP xây PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số:01-VT dựng số 4 Thăng Long Ngày 10 tháng 12 năm 2005 Nợ:…….. Số:145 Có:…… Tên người mua: Lê Văn Sơn Theo hoá đơn số 360 ngày 10/12/2005 của Cửa hàng Hoà Phát ( 72-Đê La Thành- Hà Nội) Nhập tại kho: Công ty TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư(Sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 2 Đầm cóc( Hon đa) Khoan bê tông Chiếc Chiếc 1 3 1 3 2.600.000 2.000.000 2.600.000 6.000.000 Cộng: 8.600.000 Cộng thành tiền( bằng chữ):Tám triệu sáu trăm nghìn đồng chẵn Nhập, ngày 10 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đơn vị: Công ty CP xây PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số:01-VT dựng số 4 Thăng Long Ngày 11 tháng 12 năm 2005 Nợ:…….. Số:150 Có:…… Tên người mua: Lê Văn Sơn Theo hoá đơn số 622 ngày 11/12/2005 của Cửa hàng Ki ôt số 1 ( Hoàng Quốc Việt- Hà Nội) Nhập tại kho:Công ty TT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư(Sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 2 3 Xẻng Máy bơm tõm Cuốc Chiếc Chiếc Chiếc 20 4 20 20 4 20 12.000 350.000 6.000 240.000 1.400.000 120.000 Cộng: 1.760.000 Cộng thành tiền( bằng chữ):Một triệu bảy trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn Nhập, ngày 11 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 1.2. Nhập kho do di chuyển nội bộ Căn cứ vào yêu cầu di chuyển kho của giám đốc, phòng vật tư lập phiếu di chuyển nội bộ gồm 2 liên. Người di chuyển mang 2 liên đến thủ kho sau đó xuất hàng theo số thực xuất và ký nhận song song giữ lại 1 liên để giao cho kế toán vật tư, một liên đưa cho người di chuyển mang đến nhập kho,thủ kho làm thủ tục nhập hàng và ký nhận ở phần thực nhận rồi vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho nhập giao lại cho kế toán vật liệu kiểm tra và hạch toán tăng kho nhập, giảm kho xuất. 1.3. Nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến. Căn cứ vào hợp đồng kinh tế theo số lượng và giá cả phòng kinh tế kế hoạch dự án thực hiện lập phiếu nhập kho. Khi lập phiếu nhập kho phải thực hiện cùng kho, cùng nhóm, cùng nguồn nhập, phải kiểm nghiệm t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2558.doc
Tài liệu liên quan